Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

Ngành chè của tỉnh phú thọ trong thời kỳ hội nhập quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 115 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

NGUYỄN VIỆT HÀ

NGÀNH CHÈ CỦA TỈNH PHÚ THỌ
TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP QUỐC TẾ

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Ngành: Kinh tế chính trị
Mã số: 60 31 01 02

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
TS Trần Thị Ngọc Quyên

Hà Nội, năm 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ học hàm, học vị nào.
Tôi xin cam đoan: Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
được cảm ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đã đều được chỉ rõ
nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 21 tháng 6 năm 2015
TÁC GIẢ LUẬN VĂN


Nguyễn Việt Hà


LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian nghiên cứu và thực hiện luận văn này, tôi đã nhận
được sự giúp đỡ nhiệt tình của các cơ quan, các tổ chức và các cá nhân. Tôi
xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc nhất tới tất cả các tập thể, cá nhân đã tạo điều
kiện giúp đỡ tơi trong suốt q trình thực hiện nghiên cứu luận văn này.
Trước tiên tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu Học viện Báo chí
và Tuyên truyền, Phòng Đào tạo và Khoa sau đại học của nhà trường cùng
các thầy cô giáo, những người đã trang bị kiến thức cho tơi trong suốt q
trình học tập
Với lịng biết ơn chân thành và sâu sắc, tơi xin trân trọng cảm ơn cô
giáo Trần Thị Ngọc Quyên, người đã trực tiếp chỉ bảo, hướng dẫn khoa học
và giúp đỡ tơi trong suốt q trình nghiên cứu, hồn thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn tất cả bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, giúp
đỡ nhiệt tình và đóng góp nhiều ý kiến q báu để tơi hồn thành luận văn
này.
Do thời gian nghiên cứu có hạn, luận văn của tôi chắc chắn không thể
tránh khỏi những sơ suất, thiếu sót, tơi rất mong nhận được sự đóng góp của
các thầy giáo, cơ giáo cùng tồn thể bạn đọc.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 21 tháng 6 năm 2015
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Việt Hà


DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ


STT

Tên

Trang

1

Bảng 2.1: Diện tích trồng chè của tỉnh Phú Thọ từ 2010 - 2014

45

2

Bảng 2.2: Diện tích chè cho sản phẩm của tỉnh Phú Thọ 2010

46

– 2014
3

Bảng 2.3: Diện tích, sản lượng chè theo giống của tỉnh Phú

48

Thọ năm 2014
4

Bảng 2.4: Giá bán lẻ bình quân chè của tỉnh Phú Thọ từ 2010


49

– 2014
5

Sơ đồ 2.1: Một số thị trường tiêu thụ chè Phú Thọ năm 2014

55

6

Sơ đồ 2.2: Kênh hàng cung ứng chè Phú Thọ ra thị trường

56


PHỤ LỤC
Bảng 1.1: Sản xuất chè Việt Nam thời kỳ 1975 - 1986
Năm

Diện tích (Nghìn ha)

Năng suất (tạ/ha)

Sản lượng (Tấn)

1975

38.8


4.6

17.840

1976

38.7

4.9

18.963

1977

43

4.2

18.060

1978

48

4.0

19.200

1979


48

4.6

22.080

1980

46

4.4

20.240

1981

44

4.7

20.680

1982

48

5.2

24.960


1983

49

4.9

24.010

1984

49

5.5

26.950

1985

50

5.5

27.500

1986

58

5.1


29.580

(Nguồn: Báo cáo của Vinatea)


Bảng 3.1: Lƣợng bón, phƣơng pháp bón phân cho chè
Loại phân

Cách bón

bón
Đạm Urê

Số lần

Lượng bón

Ghi chú

8-9

600 - 800

Áp dụng khi thiếu

lần

(kg/ha/năm)

nhân công


3-4

600 - 800

Thông thường sau

lần

(kg/ha/năm)

2 - 3 lứa hái thì

bón
Bón vãi theo lứa hái
Bón cuốc

phải bón bón thêm
1 lần
Lân hữu cơ Bón cuốc (cuốc đất,

3-4

2.000 - 3.000

sinh học

bón phân, lấp đất)

lần


(kg/ha/năm)

Kali

Bón cuốc (cuốc đất,

3-4

200 - 250

bón phân, lấp đất)

lần

(kg/ha/năm)

Chế phẩm

Bón vãi (khi trời ẩm

4-6

10 - 20

Nên sử dụng

phân giải

hoặc chủ động nước


lần

(kg/ha/năm)

thường xuyên

Xenlulo

tưới)

Phun chế

Sau khi thu hoạch

8-9

5

Phun vào lúc trời

phẩm

khoảng 3 - 5 ngày

lần

(lít/ha/năm)

mát. Khi phun gặp

mưa thì phun lại

Phytobacte
rin
MgO

Bón cuốc (cuốc đất,

3-4

20 - 30

bón phân, lấp đất)

lần

(kg/ha/năm)


Bảng 2.1: Diễn biến sản lƣợng chè của tỉnh Phú Thọ từ 2010 - 2014
ĐVT: tấn
Năm
Sản lượng
chè búp tươi

2010

2011

2012


2013

2014

111.601,5

117.071,1

127.913,6

136.195,2

142.700,0

Nguồn: [23, 38]
Bảng 2.2: Số cơ sở và sản lƣợng chế biến chè tỉnh Phú Thọ từ 2010 - 2014
Năm

2010

2011

2012

2013

2014

Số cơ sở


43

48

54

56

63

60.692

50.559

59.610

56.500

54.425

Tổng sản lượng
chế biến (tấn)

Nguồn: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phú Thọ
Bảng 2.3: Số liệu kim ngạch xuất khẩu chè khô của tỉnh Phú Thọ
từ năm 2010 - 2014
ĐVT: tấn
Năm


2010

2011

2012

2013

2014

Số lượng

14.760

9.743

21.004

17.228

11.600

Nguồn: [23, 38]


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt


Tiếng Anh

Nghĩa tiếng Việt
Ngân hàng phát triển Châu Á

ADB

The Asian Developpemet Bank

AFD

Acence Francaise Developpement Cơ quan phát triển Pháp

AFTA
ASEAN

Khu vực mậu dịch tự do ASEAN

ASEAN Free Trade Area

Association of Southeast Asian Hiệp hội các quốc gia Đơng
Nations

Nam Á

ĐVT
EU
GATT

GMP

HACCP

IPM

Đơn vị tính
European Union

Liên minh Châu Âu

General Agreement on Tariffs Hiệp ước chung về thuế quan và
and Trade

mậu dịch

Good Manufacturing Practices

Thực hành tốt sản xuất

Hazard Analysits and Critical Phân tích mối nguy và điểm
Control Points

kiểm sốt tới hạn

Integrated Pét Management

Chương trình quản lý dịch hại
tổng hợp

ISO


PTA

International

Organization

for Tổ chức quốc tế về Tiêu chuẩn

Standardization

hóa

Preferential Trade Arangenments

Thỏa thuận thương mại ưu đãi
Dự án nâng cao chất lượng, an

QSEAP

tồn sản phẩm nơng nghiệp và
phát triển Chương trình sinh khí
học
TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn


UBNN

Ủy ban nhân dân

VietGAP

Vietnamese Good Agricultural

Thực hành sản xuất nông nghiệp

Practices

tốt ở Việt Nam

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 11
NỘI DUNG..................................................................................................... 17
Chƣơng 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ VÀ
TỔNG QUAN VỀ NGÀNH CHÈ ................................................................ 17
1.1 Đặc điểm, yêu cầu phát triển của ngành chè Việt Nam trong hội nhập
quốc tế ............................................................................................................. 17

1.2. Vai trò của ngành chè đối với sự phát triển kinh tế - xã hội .......... 17Error!
Bookmark not defined.
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành chè Việt Nam
......................................................................... 22Error! Bookmark not defined.
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH CHÈ CỦA TỈNH
PHÚ THỌ TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ ...................... 41
2.1. Tổng quan về ngành chè Phú Thọ ............................................................ 41
2.2. Thực trạng phát triển ngành chè của tỉnh Phú Thọ trong hội nhập quốc tế
......................................................................................................................... 50
2.3. Đánh giá chung về tình hình phát triển ngành chè của tỉnh Phú Thọ trong
hội nhập quốc tế .............................................................................................. 71
Chƣơng 3: PHƢƠNG HƢỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
NGÀNH CHÈ CỦA TỈNH PHÚ THỌ TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ 82
3.1. Thời cơ và thách thức của ngành chè trong hội nhập quốc tế ................. 82
3.2. Mục tiêu và phương hướng phát triển ngành chè của tỉnh Phú Thọ ........ 84
3.3. Một số giải pháp phát triển ngành chè của tỉnh Phú Thọ trong thời gian
tới..................................................................................................................... 86

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

KẾT LUẬN .................................................................................................. 100

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an


MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài:
Chè là một trong những sản phẩm có ưu thế của Việt Nam. Đây cũng là
một loại cây công nghiệp lâu năm gắn bó với dân tộc Việt Nam. Hiện nay,
Việt Nam đang đứng trong nhóm 5 nước xuất khẩu chè nhiều nhất trên thế
giới với hơn 100 thị trường xuất khẩu. Ngành chè không chỉ phục vụ nhu cầu
tiêu dùng trong nước mà từ lâu đó cũng là ngành thu được nhiều ngoại tệ cho
đất nước. Hiện nay, chè Việt Nam đã có mặt trên tất cả các châu lục trên thế
giới và đang dần tìm được chỗ đứng cho mình. Chè cũng là một trong những
nơng sản hàng đầu được nước ta quan tâm, tạo điều kiện phát triển và xuất
khẩu. Ngành chè cũng đã khẳng định được vị trí quan trọng, có những đóng
góp đáng ghi nhận trong sự phát triển của đất nước.
Ngành chè Phú Thọ cũng tự hào với những đóng góp cho ngành chè của
đất nước. Chè Phú Thọ được biết đến từ nhiều đời nay và cũng là một trong
những sản phẩm đặc trưng của quê hương Đất Tổ. Trong nhiều năm qua, cây
chè luôn được xác định là cây kinh tế mũi nhọn của tỉnh nói chung và của các
huyện trong vùng trồng chè nói riêng. Chính vì vậy, phát triển cây chè là một
trong những chương trình kinh tế trọng điểm của tỉnh Phú Thọ. Hiện nay, với
tổng diện tích trồng chè trong toàn tỉnh đạt trên 16.000 ha đã mang lại nhiều
kết quả đáng mừng cho nhân dân trồng chè và cho sự phát triển kinh tế - xã
hội của tỉnh. Ngành chè đang ngày càng có nhiều đóng vai trị quan trọng và
trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, với khoảng 80% sản lượng chè
được xuất khẩu. Lợi nhuận từ ngành chè đã góp phần khơng nhỏ trong sự phát
triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Đây cũng là giống cây trồng giúp nhiều hộ gia
đình bà con nơng dân thốt nghèo và có nhiều hộ gia đình, doanh nhân có thể
làm giàu từ cây chè. Khơng chỉ vậy, việc xuất khẩu chè vừa mang lại hiệu quả
kinh tế cho tỉnh vừa là cách để xây dựng, quảng bá cho hình ảnh con người,
văn hóa Đất Tổ nói riêng và con người Việt Nam nói chung.

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn



C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

Tuy nhiên, trong thực tế hiện nay, đặc biệt trong quá trình hội nhập quốc
tế đang diễn ra hết sức sâu rộng, ngành chè Phú Thọ chưa phát huy hết tiềm
năng của mình và cũng cịn những hạn chế nhất định: Sản lượng chưa tương
xứng với tiềm năng; chất lượng chưa cao so với các nước trong khu vực và
trên thế giới, thậm chí so với cả một số vùng trong nước; tình trạng xuất thơ
cịn nhiều; cơng nghệ chế biến cịn hạn chế; cơng tác quảng bá chưa nhiều và
chưa thực sự hiệu quả; sản xuất có nơi tự phát, manh mún; giá thành thấp nên
thu nhập của người trồng và chế biến chè còn thấp…
Như vậy, ngành chè Phú Thọ trong thời gian tới cần có những giải pháp
thiết thực để phát triển mạnh mẽ hơn nữa, tương xứng với tiềm năng; khẳng
định vị trí là ngành mũi nhọn của tỉnh; giữ vững và nâng cao được uy tín của
chè Phú Thọ trên thị trường trong và ngoài nước... Hơn nữa, trong bối cảnh
hội nhập quốc tế mạnh mẽ như hiện nay, đòi hỏi ngành chè Phú Thọ phải có
những bước đi đúng đắn để hội nhập thành cơng. Bởi vì, với khoảng 80% sản
lượng chè của tỉnh được xuất khẩu đòi hỏi ngành chè Phú Thọ phải đảm bảo
tất cả các khâu tạo ra sản phẩm chè phải hiệu quả cao và đáp ứng được yêu
cầu của các thị trường trên thế giới.
Vì vậy, tác giả đã lựa chọn đề tài “Ngành chè của tỉnh Phú Thọ trong
hội nhập quốc tế” làm luận văn thạc sĩ chun ngành kinh tế chính trị.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan:
Trong thực tiễn nghiên cứu ở Việt Nam, đã có rất nhiều đề tài nghiên
cứu về những loại nông sản của đất nước. Những đề tài nghiên cứu thường
tập trung vào vấn đề nâng cao chất lượng sản xuất và đẩy mạnh xuất khẩu các
loại nơng sản trong nước. Trong đó, có một số những nghiên cứu về ngành
chè, sản phẩm chè hay sản xuất chè của Việt Nam như:
- PGS. TS Nguyễn Sinh Cúc: Sản xuất và xuất khẩu chè - Thực trạng và

giải pháp - Đề tài khoa học cấp bộ hoàn thành năm 2001.

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

- Nguyễn Huy Nam: Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu chè của Tổng
công ty chè Việt Nam - Luận văn Thạc sĩ năm 2003;
- Nguyễn Thị Thu Nga: Phát triển ngành chè Việt Nam trong quá trình
hội nhập kinh tế quốc tế - Luận văn thạc sĩ 2009.
Trong những cơng trình nghiên cứu trên, các tác giả đã tìm hiểu thực
trạng sản xuất, xuất khẩu chè từ đó đưa ra những giải pháp để đẩy mạnh hoạt
động sản xuất và xuất khẩu chè của Việt Nam. Tuy nhiên, đó là những đề tài
nghiên cứu chung trong cả nước và có đề tài nghiên cứu cũng đã lâu cho nên
có giải pháp cũng khơng cịn phù hợp với tình hình thực tế biến đổi nhanh
như hiện nay.
Bên cạnh đó, nhiều tác giả lựa chọn nghiên cứu về ngành chè tại địa
phương. Trong đó, có nhiều nghiên cứu về sản xuất chè và ngành chè của
Thái Nguyên như:
- Nguyễn Thu Hường: Nghiên cứu tính bền vững mơ hình sản xuất chè
an toàn tại xã Tân Cương - thành phố Thái Nguyên - Luận văn Thạc sĩ năm
2012;
- Phạm Văn Việt Hà: Thực trạng và những giải pháp chủ yếu nhằm phát
triển sản xuất chè tại Thành phố Thái Nguyên - Luận văn Thạc sĩ năm 2007;
- Nguyễn Thị Mai Linh: Một số giải pháp phát triển sản xuất chè ở tỉnh
Thái Nguyên - Chuyên đề tốt nghiệp năm 2013;
- Nguyễn Thị Huyền: Phát triển ngành chè ở tỉnh Thái Nguyên - Luận
văn thạc sĩ năm 2011.
Những nghiên cứu trên chủ yếu tập trung nghiên cứu thực trạng sản xuất,

mơ hình sản xuất chè ở tỉnh Thái Ngun và đề ra những giải pháp cơ bản để
phát triển sản xuất và phát triển ngành chè của địa phương.
Ngoài những nghiên cứu trên, cũng có nhiều tác giả lựa chọn nghiên cứu
về ngành chè nhưng chủ yếu tập trung nghiên cứu các chế phẩm phục vụ
ngành chè. Cụ thể như:

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

- Nguyễn Quốc Tuấn: Phát triển cây chè trên địa bàn tỉnh Gia Lai - Luận
văn thạc sĩ năm 2013. Trong luận văn, ông Nguyễn Quốc Tuấn đã nghiên cứu
thực trạng phát triển cây chè ở tỉnh Gia Lai và đưa ra một số giải pháp để phát
triển cây chè trên địa bàn tỉnh.
- Thạc sĩ Nguyễn Thị Thu (Chủ nhiệm đề tài): Nghiên cứu phát triển và
ứng dụng một số chế phẩm có nguồn gốc sinh học trong canh tác chè, cà phê,
hồ tiêu theo hướng phát triển bền vững tại Tây Nguyên - Đề tài TN03/C01
năm 2011 -2014. Với đề tài này, nhóm tác giả đã tìm hiểu q trình sử dụng
các chế phẩm có nguồn gốc sinh học trong canh tác một số loại nông sản theo
hướng phát triển bền vững và đề ra những giải pháp tốt hơn để tiếp tục sử
dụng những chế phẩm an tồn cho những nơng sản trong thời gian tới phát
triển bền vững. Tuy nhiên, đề tài nghiên cứu với nhiều loại nông sản ở Tây
Nguyên chứ không chỉ nghiên cứu riêng sản phẩm chè.
Đối với tỉnh Phú Thọ nới riêng, cũng có nhiều đề tài nghiên cứu về các
loại nơng sản nói chung và chè Phú Thọ nói riêng. Trong số đó có một vài đề
tài nghiên cứu về chè ở tỉnh Phú Thọ như:
- Nguyễn Quang Bình: Thực trạng và giải pháp phát triển chè tại xã Yên
Sơn huyện Thanh Sơn tỉnh Phú Thọ - Khóa luận tốt nghiệp năm 2012. Tác giả
nghiên cứu thực trạng phát triển chè và đề ra những giải pháp phát triển chè

tại một xã, chưa nghiên cứu cả ngành chè của tỉnh.
- Hà Thị Thơm: Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm tại Cơng ty TNHH chè Phú
Thọ - Khố luận tốt nghiệp năm 2012. Tác giả tập trung nghiên cứu quá trình
tiêu thụ sản phẩm và đề ra những giải pháp để đẩy mạnh tiêu thụ sản phảm
cho một công ty đơn lẻ.
- Phan Diệu Linh: Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu chè của tỉnh
Phú Thọ trong bối cảnh Hội nhập kinh tế quốc tế - Khóa luận tốt nghiệp năm
2013. Tác giả nghiên cứu tình hình xuất khẩu chè của tỉnh Phú Thọ trong bối
cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và đưa ra những giải pháp để đẩy mạnh xuất

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

khẩu chè. Tuy nhiên đề tài mới chỉ nghiên cứu một bộ phận của ngành chè là
xuất khẩu chè của tỉnh Phú Thọ.
Nhìn chung, những nghiên cứu trên đã đề cập tới những giải pháp của
ngành chè Việt Nam hay một số địa phương ở những khía cạnh và mức độ
khác nhau. Những tài liệu đó giúp tác giả tham khảo để viết luận văn.
Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài “Ngành chè của tỉnh Phú Thọ trong hội
nhập quốc tế” là hết sức cần thiết và không trùng lặp với các cơng trình đã
được cơng bố.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu:
- Mục tiêu nghiên cứu của đề tài này là: trên cơ sở nghiên cứu thực trạng
ngành chè của tỉnh Phú Thọ trong quá trình hội nhập quốc tế, luận văn đề ra
một số giải pháp để phát triển ngành chè của tỉnh Phú Thọ trong bối cảnh hội
nhập quốc tế thời gian tới (đến năm 2020).
- Nhiệm vụ nghiên cứu:
Thứ nhất, hệ thống hóa những vấn đề lý luận về hội nhập quốc tế, tổng

quan về ngành chè;
Thứ hai, quá trình phát triển ngành chè của tỉnh Phú Thọ và quan điểm,
chủ trương, phương hướng phát triển ngành chè của tỉnh Phú Thọ trong hội
nhập quốc tế;
Thứ ba, tổng kết đề ra những giải pháp để đạt mục tiêu phát triển ngành
chè của tỉnh Phú Thọ trong hội nhập quốc tế.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: để thực hiện mục tiêu nghiên cứu, đề tài tập trung
vào đối tượng nghiên cứu là ngành chè của tỉnh Phú Thọ trong bối cảnh hội
nhập quốc tế.
- Phạm vi nghiên cứu:

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

+ Về không gian nghiên cứu: Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu thực
trạng phát triển ngành chè của tỉnh Phú Thọ trong hội nhập kinh tế quốc tế
(chủ yếu nghiên cứu tại 9 vùng trồng chè trọng điểm của tỉnh Phú Thọ).
+ Về thời gian nghiên cứu: đề tài chỉ nghiên cứu ngành chè của tỉnh Phú
Thọ từ năm 2010 đến nay để làm cơ sở đưa ra những giải pháp cho ngành chè
của tỉnh đến năm 2020.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu:
- Cơ sở phương pháp luận: dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ
nghĩa Mác - Lênin.
- Phương pháp nghiên cứu: Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương
của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Trong đó, sử
dụng phương pháp phân tích, tổng hợp để hệ thống hóa và bổ sung khái quát
các vấn đề lý luận về phát triển sản phẩm theo hướng bền vững và tổng quan

sản phẩm chè; sử dụng phương pháp so sánh, thống kê, điều tra (điều tra tại
một số công ty chè và địa phương trồng chè bằng bảng hỏi về các sản phẩm
chè và quá trình sản xuất sản phẩm chè theo hướng phát triển bền vững) kết
hợp với các bảng biểu, sơ đồ để đánh giá thực trạng phát triển sản phẩm chè
theo hướng bền vững; từ đó khái quát kết quả nghiên cứu để đề ra những giải
pháp để phát triên sản phẩm chè của tỉnh Phú Thọ theo hướng bền vững.
6. Kết cấu nội dung của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo luận văn dự
kiến có kết cấu gồm 3 chương sau đây:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về hội nhập quốc tế và tổng quan về
ngành chè
Chương 2: Thực trạng phát triển ngành chè của tỉnh Phú Thọ trong quá
trình hội nhập quốc tế
Chương 3: Phương hướng và các giải pháp phát triển ngành chè của tỉnh
Phú Thọ thời gian tới

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

NỘI DUNG
Chƣơng 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NGÀNH CHÈ VIỆT NAM
TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP QUỐC TẾ
1.1. Đặc điểm và yêu cầu phát triển của ngành chè Việt Nam trong
hội nhập quốc tế
1.1.1. Đặc điểm của ngành chè Việt Nam
Thứ nhất, ngành chè mang đặc điểm chung của ngành sản xuất nông
sản.
Chè là một loại nơng sản phẩm có ưu thế trong các sản phẩm nơng sản

của Việt Nam. Chính vì vậy, ngành chè cũng có những đặc điểm chung của
ngành sản xuất nơng sản, gồm những đặc điểm như:
Một là, mang tính thời vụ: cũng như tất cả các loại nơng sản khác thì cây
chè cũng mang tính thời vụ rõ ràng, có thời gian sinh trưởng theo mùa,
thường thì cây chè cho thu hoạch vào mùa hè, không phải mùa nào cây chè
cũng cho thu hoạch. Do vậy, cần nắm rõ các quy luật sản xuất mặt hàng chè.
Cần làm tốt công tác chuẩn bị trước mùa thu hoạch, đến kỳ thu hái là phải
chẩn bị đầy đủ lao động nhanh chóng triển khai công tác thu mua và tiêu thụ
sản phẩm.
Hai là, tính khu vực: chúng ta cũng biết cây chè khơng phải là cây trồng
ở đâu cũng có thể sống và cho chất lượng tốt. Ở nước ta thì cây chè tập trung
ở các vùng núi phía Bắc và Trng du, nói chung là tập trung ở những vùng cao,
và được trồng ở các nông trường và do nông dân tự trồng hay trồng theo kiểu
giao khốn của Tổng Cơng ty chè Việt Nam. Do đặc điểm này, vấn đề đặt ra
là việc bố trí địa điểm thu mua, phương thức thu mua, chế biến và vận chuyển
phải phù hợp với đặcm điểm này.
Ba là, tính tươi sống: cây chè là một loài thực vật nên cũng rất dễ hỏng,
chất lượng cũng dễ thay đổi. Tùy theo địa hình và khí hậu ở các nơi khác
nhau mà cho chất lượng chè cũng khác nhau. Sau khi thu hoạch một thời gian

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

ngắn, hoặc khi thu hái, bảo quản không đúng quy trình kỹ thuật sẽ làm giảm
chất lượng chè. Vì vậy khi thu mua cần lưu ý phân loại, tốt nhất là chế biến
ngay sau khi thu hoạch.
Bốn là, tính khơng ổn định: chè cũng giống như các sản phẩm nông sản
khác thường không ổn định sản lượng theo từng mùa, hoặc vùng này được

mùa vùng kia mất mùa. Bởi vì cây chè cũng phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự
nhiên, khi khí hậu khơng phù hợp với cây chè thì nó sẽ cho chất lượng kém và
sản lượng khơng cao như các năm có thời tiết thuận lợi.
Thứ hai, ngành chè cũng có đặc điểm riêng của ngành. Mặc dù là một
loại nơng sản, có đầy đủ những đặc điểm của ngành sản xuất nông sản nhưng
ngành chè cịn có những đặc điểm riêng như:
Cây chè thường phân bố ở các vùng đồi núi và cao nguyên. Do đặc điểm
này mà nước ta có thể nói là có điều kiện rất thuận lợi cho việc sản xuất và
trồng cây chè. Cũng do đặc điểm này thì yêu cầu đối với ngành chè cần phải
có trình độ thâm canh rất tốt và phù hợp với điều kiện, khí hậu ở các vùng cao
này.
Ngành chè cũng địi hỏi phải có hệ thống thủy lợi tốt và hiện đại để có
thể đưa nước lên cao phù hợp với đặc điểm sinh sống của cây chè phục vụ
cho việc tưới tiêu thuận lợi nhất.
Công nghệ chế biến chè phải hiện đại đảm bảo được chất lượng chè theo
đngs tiêu chuẩn. không giống như các mặt hàng nông sản khác như lúa,
bông… chè cần phải có một quy trình chế biến và bảo quản đúng quy cách và
đúng kỹ thuật, nguyên liệu phải đă vào chế biến ngay nếu để lâ sẽ ảnh hongwr
tới chất lượng chè, lãng phí nguyên liệu.
Kỹ thuật chăm sóc cây chè cũng rất phức tạp từ khâu chọn giống tốt đến
khâu làm đất trồng hom… đề phải theo đúng quy trình kỹ thuật và điều này
ảnh hưởng đến sự phát triển của cây chè sau này. Thêm nữa, cây chè không
giống như nhiều cây nông sản khác chỉ trồng một vụ thì vụ sau trồng lại, cây

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

chè có tổi thọ cao thường vài chục năm nên nếu làm tốt cơng đoạn gieo trồng

thì cây chè sẽ phát triển tốt và cho năng suất cao, tuổi thọ sẽ được kéo dài.
Thứ ba, đặc điểm đầu tư trong ngành chè.
Đầu tư phát triển trong nông nghiệp nói chung và trong ngành chè nói
riêng mang những đặc điểm khác biệt với các hoạt động đầu tư trong các lĩnh
vực sản xuất vật chất khác. Đó là sự tác động trực tiếp và gián tiếp cảu điều
kiện tự nhiên đối với các yếu tố đầu tư.
Đầu tư phát triển trong ngành chè thường có thời gian thu hồi vốn đầ tư
dài hơn các ngành khác, bởi chè là loại cây cơng nghiệp dài ngày, chu trình
sinh trưởng khá lâu nên chu kỳ hoạt động kinh tế kéo dài. Thông thường đầu
tư cho chè phải trải qua các giai đoạn phát triển sinh học nên từ khi trồng đến
khi bắt đầu được thu hái phải mất thời gian 3 năm và thời gian kinh doanh có
thể từ 30 đến 50 năm. Cho nên, vốn đầu tư phải phân bổ trong khoảng thời
gian kéo dài và theo vụ của cây chè. Thêm vào đó, hiệu quả thu hoạch cây chè
trong những năm đầu kinh doanh là rất thấp, hiệ quả chỉ được tăng dần trong
thời gian sau. Do đó, thời gian để hoàn đủ vốn đầu tư xây dựng cơ bản là khá
lâu.
Đầu tư phát triển ngành chè trong các lĩnh vực trồng trọt, cây giống,
chăm sóc, cải tạo… diễm ra trong một địa bàn không gian rộng lớn, trên các
vùng đồi trung du, miền núi. Điều này làm tăng tính phức tạp trong quản lý và
điều hành các cơng việc để khai thác đầu tư có hiệu quả.
Đầu tư phát triển chè địi hỏi phải có hệ thống hạ tầng cơ sở tối thiểu như
các viện nghiên cứu, các trung tâm khảo nghiệm, hệ thống thủy lợi, mạng lưới
giao thơng, hệ thống điện tương thích, các phương tiện thiết bị phù hợp…
Đây là điều kiện chưa được quan tâm thích đáng trong vùng chè. Trong khi
đó, các khu cơng nghiệp chế biến có điều kiện hạ tầng phát triển hơn lại xây
dựng ở xa vùng nguyên liệu, gây tốn kém về vận chuyển và làm giảm chất
lượng chè thành phẩm; vì chè búp tươi hái về phải chế biến ngay, nếu chậm sẽ

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn



C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

làm giảm mạnh chất lượng chè nguyên liệu và chè thành phẩm. Do đó, hoạt
động đầu tư phát triển trong ngành chè đòi hỏi nhà quản lý phải nghiên cứu
thận trọng, đảm bảo tính phù hợp, có hệ thống và liên hoàn giữa vùng sản
xuất chè nguyên liệu với khu vực chế biến chè thành phẩm.
Đầu tư phát triển các vườn chè, phần lớn giao cho các hộ gia đình quản
lý chăm sóc. Khâu chăm sóc địi hỏi vốn đầu tư lớn nhưng thường các hộ dân
không đủ vốn, vì thế các cơ sở sản xuất kinh doanh thường phải đầu tư loại
vốn này, ứng trước vật tư kỹ thuật cho người trồng; và khả năng th hồi nguồn
vốn này là rất khó khăn.
Trong hoạt động đầu tư phát triển chè cần chú trọng đầu tư nâng cao chất
lượng hàng hóa và đầu tư phát triển thị trường, kể cả thị trường trong nước và
thị trường nước ngoài; bởi phần lớn sản lượng chè của nước ta là dành cho
xuất khẩu - một thị trường cạnh tranh khắc nghiệt. Để phát triển thị trường,
công tác marketing phải được chú trọng để tìm hiể thị trường, đáp ứng thị
hiếu của người tiêu dùng trong và ngoài nước.
Đầu tư phát triển chè cũng như bất kỳ một hoạt động đầu tư nào khác
đều phải chú trọng yế tố con người, coi “con người là nhân tố quyết định hết
thảy”. Nó ln đóng vai trị quan trọng, là trung tâm trong mọi mối quan hệ,
là hạt nhân trong mọi hoạt động đầu tư. Do vậy, chiến lược đầu tư phát triển
nhân lực trong ngành chè là vô cùng hệ trọng để tạo ra một đội ngũ lao động
có tri thức, có kinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh và quản lý.
1.1.2. Yêu cầu phát triển của ngành chè Việt Nam trong hội nhập quốc
tế
1.1.2.1. Yêu cầu trong sản xuất
Thứ nhất, về đánh giá và lựa chọn vùng sản xuất: phát triển vùng sản
xuất chè phải nằm trong quy hoạch của Nhà nước và địa phương. Trong vùng
sản xuất chè, người trồng chè cần lưu ý các nguy cơ ô nhiễm về hóa học, vi

sinh vật và ơ nhiễm vật lý. Trong đó cần đặc biệt quan tâm đến hai nguy cơ ô

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

nhiễm đó là hóa chất và vi sinh vật, cịn ơ nhiễm vật lý đối với chè búp tươi ít
xảy ra.Tùy theo điều kiện cụ thể lựa chọn quy mô hợp lý cho vùng sản xuất,
khu sản xuất tập trung nên đảm bảo các điều kiện sau: đồi chè có độ dốc bình
qn hợp lý (nếu độ dốc quá cao khó khăn cho việc trồng trọt, thu hái và thực
hiện biện pháp quản lý tổng hợp), dồi dào nước ngầm, mùa mưa thốt nước
nhanh, khơng bị úng. Nhiệt độ khơng khí trung bình hàng năm từ 18 - 25 độ C
ở nhiệt độ này cây chè sinh trưởng khỏe, tính chống chịu tốt, thuận lợi quản lý
cây trồng tổng hợp. Độ ẩm khơng khí trung bình năm trên 80%. Lượng mưa
trung bình hàng năm trên 1.200mm; Nguồn nước, đất và khơng khí khơng bị
ơ nhiễm độc chất hóa học và vi sinh vật. Cần xem xét kỹ nguồn nước sử dụng
có nguy cơ ơ nhiễm hay khơng, nếu có cần đưa ra biện pháp ngăn ngừa có
hiệu quả, đặc biệt là sự ô nhiễm tiềm ẩn từ những dịng chảy, ống cống và khí
thốt từ ống khói nhà máy, bệnh viện… Xây dựng được các hồ đập giữ nguồn
nước mặt, tạo nguồn nước tưới và giữ ẩm trong mùa khô; Trong trường hợp
vùng sản xuất bị ô nhiễm bất khả kháng thì khơng sản xuất chè.
Thứ hai, với giống chè: có ngồn gốc rõ ràng, được cơ quan nhà nước có
thẩm quyền cấp phép sản xuất; tìm hiểu để sử dụng giống chè mới có năng
suất, chất lượng cao và khả năng chống chịu tốt, nhân giống bằng phương
pháp giâm cành. Các giống được trồng là giống đã được cấp quản lý có thẩm
quyền cho phép phát triển, mỗi vùng sản xuất nên có cơ cấu giống địa phương
và các giống mới một cách hài hòa tùy theo từng vùng. Người trồng chè cần
tìm hiểu kỹ lý lịch và đặc điểm của từng giống chè để lựa chọn cho phù hợp
với điều kiện sản xuất và thị trường tiêu thụ.

Thứ ba, với quản lý đất: phải tiến hành định kỳ phân tích, đánh giá các
nguy cơ về hóa học, sinh học và vật lý do sử dụng phân bón, chất phụ gia và
các nguy cơ tiềm ẩn trong đất và giá thể. Cần có biện pháp khắc phục các
nguy cơ ơ nhiễm, chống xói mịn và thối hóa đất. Không được chăn thả vật
nuôi gây ô nhiễm nguồn đất, nước trong vùng trồng chè. Đất trồng chè phải

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

được quản lý và sử dụng theo hướng ngăn ngừa mọi khả năng ơ nhiễm và độ
phì nhiêu của đất ngày càng tăng. Do đó cần chú ý canh tác như sau: Hàm
lượng chất hữu cơ trong đất là yếu tố quan trọng duyy trì độ phì nhiêu và kết
cấu của đất. Đảm bảo đủ lượng hữu cơ trong đất sẽ ngăn chặn xói mịn, làm
cho đất ln tươi xốp, chất dinh dưỡng ngày càng tăng, trên cơ sở đó cây chè
sẽ sử dụng nước có hiệu quả. Chè sinh trưởng tốt trong khoảng pH từ 4 - 5,5
cho nên trong q trình canh tác ln kiểm tra độ pH đất để kịp thời điều
chỉnh. Không trồng chè trên những vùng đất có độ pH>5,5. Phải trồng chè
theo đường đồng mức, tạo độ nghiêng ra một cách đáng kể, cứ sau 10 hàng
chè có thể trồng một hàng ở đường đồng mức. Cần đào những rãnh phù sa
phải được để ý và suy xét tới sự an toàn trong q trình chăm sóc và thu hái.
Phải chú ý cẩn thận đến việc xây dựng những con mương thoát nước, những
con mương này cần cắt ngang dòng chảy, chặn các dòng chảy, làm lưu lượng
nước chảy chậm để làm giảm sự xói mịn…
Thứ tư, về phân bón và chất phụ gia: để trồng chè có hiệu quả kinh tế,
bảo vệ đất và môi trường sinh thái cần phải sử dụng phân bón trên tất cả các
loại đất. Về nguyên tắc toàn bộ chất dinh dưỡng đưa vào (kể cả các khoáng
vật từ đất và chất hữu cơ) nên tương đương với chất dinh dưỡng cây đã lấy đi
trong quá trình thu hoạch sản phẩm và hiệu suất sử dụng phân bón, cần phải

tính tốn cả lượng được tổng hợp từ rễ của cây trồng che phủ đất hoặc trồng
xen, lượng tồn tại trong cơ thể của cây chè. Để sử dụng hiệu quả, tiết kiệm
phân bón cần phải giảm hao hụt dinh dưỡng trong các trường hợp: dòng nước
chảy cuốn đi khi mưa, khi tưới nước, sự bốc hơi nước và trong quá trình canh
tác. Hết sức chú ý sự mất đạm, lân dễ tiêu trên bề mặt và lân bị cố định, q
trình lắng xuống và bị xói mịn đất. Trong q trình cân đối đạm việc bón
đạm dạng vi sinh, hoặc tưới dạng đạm hữu cơ cần phải được chú ý ở mức cao
nhất kết hợp bổ sung phân vi lượng sẽ luôn làm tăng hiệu quả của việc sử
dụng đạm, lân và kali cũng như các dưỡng chất khác. Muốn sử dụng dinh

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

dưỡng có hiệu quả cao địi hỏi chúng ta phải tính tốn một liều lượng và tỷ lệ
phối hợp các nguyên tố NPK phù hợp với từng loại đất và khí hậu thời tiết cụ
thể từng vùng.
Thứ năm, về nước tưới: Chất lượng nước phải đảm bảo theo tiêu chuẩn
hiện hành. Chỉ sử dụng nguồn nước đã được xác định khơng bij ơ nhiễm hóa
chất và vi sinh vật. Nếu không đạt chuẩn phải thay thế bằng nguồn nước khác
an toàn hoặc chỉ sử dụng sau khi đã xử lý và kiểm tra. Không sử dụng nước
thải công nghiệp, các lò giết mổ gia súc gia cầm, nước phân tươi, nước giải
trong sản xuất chè. Sử dụng nước tưới bằng các phương pháp tưới tiết kiệm,
tránh lãng phí. Cần phải có nhà máy xử lý nước, khơng để nước thải trực tiếp
của các nhà máy chảy vào các dịng sơng hay kênh suối. Ln chú trọng xây
dựng và bảo trì các đập nước và hệ thống dẫn nước.
Thứ sáu, về bảo vệ thực vật và sử dụng hóa chất: người sử dụng thuốc
phải được tập huấn về cách sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và trang bị những
thiết bị phun, quần áo bảo hộ lao động… Nên áo dụng các biện pháp quản lý

sâu bệnh tổng hợp (IPM), quản lý cây trồng tổng hợp. Đảm bảo cho sản phẩm
chè vừa an toàn, vừa chất lượng, bảo vệ được thiên địch, bảo vệ môi trường
sinh thái và bảo vệ sức khỏe con người. Thuốc bảo vệ thực vật và hóa chất
cần phải được chọn lọc cao dựa trên mức độ ảnh hưởng của nó tới hệ sinh
thái, mức độ an toàn của sản phẩm, giảm sự nguy hiểm tới người lao động và
môi trường. Thuốc bảo vệ thực vật và hóa chất cần được cất giữ cẩn thận, an
tồn và đúng phương thức. Xử lý thuốc khơng dùng hết, đảm bảo không làm
ô nhiễm môi trường. Vệ sinh, bảo dưỡng dụng cụ phun sau mỗi lần sử dụng
và bảo quản cẩn thận tránh gây ô nhiễm. Thường xuyên kiểm tra việc thực
hiện quy trình sản xuất và dư lượng hóa chất có trong chè.
Thứ bảy, về thu hoạch, bảo quản và vận chuyển: Thiết bị, dụng cụ thu
hái được làm từ vật liệu không gây ô nhiễm. Sản phẩm sau khi thu hoạch
không được tiếp xúc trực tiếp với đất. Chè thu hái nên đựng trong giỏ hoặc

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

sọt, khơng có mùi lạ, khơng được lèn chặt, tránh làm dập nát và đưa ngay về
nơi sơ chế, chế biến. Chè được bảo quản tại chỗ chờ chế biến cần được bảo
quản bằng phương tiện phù hợp. Khi vận chuyển chè búp tươi không được đặt
trực tiếp xuống đất để tránh nguy cơ gây ô nhiễm. Phương tiện vận chuyển
được làm sạch trước khi xếp bao bì chứa sản phẩm. Không vận chuyển và bảo
quản chung với các hàng hóa có nguy cơ gây ơ nhiễm sản phẩm.
Thứ tám, về quản lý và xử lý chất thải: phải có biện pháp quản lý và xử
lý chất thải, nước thải phát sinh từ hoạt động sản xuất và bảo quản. Cần có
quy hoạch cụ thể đại điểm xử lý chất thải trong vùng sản xuất chè, đảm bảo
an tồn cho con người và mơi trường. Tồn bộ bao gói phân bón, thuốc bảo
vệ thực vật và các sản phẩm khác nhau sau khi sử dụng cho chè phải được thu

gom lại, không được vứt bừa bãi trên nương chè.
Thứ chín, về người lao động:
An tồn lao động: người quản lý và sử dụng hóa chất phải có kiến thức
và kỹ năng về hóa chất và phải có kỹ năng ghi chép; được cung cấp trang thiết
bị, áp dụng các biện pháp sơ cứu cần thiết và đưa đến bệnh viện gần nhất khi
bị nhiễm hóa chất. Trang bị quần áo bảo hộ, thiết bị phun thuốc cho người
thực hiện. Quần áo bảo hộ phải được giặt sạch và không để chung với thuốc
bảo vệ thực vật.
Điều kiện làm việc: nhà làm việc thoáng mát, mật độ người làm việc hợp
lý, đảm bảo và phù hợp với sức khỏe người lao động. Phải có quy trình thao
tác an tồn nhằm hạn chế tối đa rủi ro. Kiểm tra, bảo dưỡng các phương tiện,
trang thiết bị, dụng cụ thường xuyên.
Vệ sinh cá nhân: trang bị kiến thức cần thiết, được tập huấn về thực hành
vệ sinh cá nhân. Cung cấp tài liệu hướng dẫn và nội quy vệ sinh cá nhân. Cần
có nhà vệ sinh (vị trí thuận lợi, cách ly với khu sản xuất) và trang thiết bị cần
thiết ở nhà vệ sinh, duy trì đảm bảo điều kiện vệ sinh. Nước thải vệ sinh phải
được xử lý.

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

Phúc lợi xã hội của người lao động: tuổi lao động phải phù hợp với các
quy định của pháp luật. Khu nhà ở cho người lao động phải phù hợp với điều
kiện sinh hoạt. Lương, thù lao phải hợp lý, phù hợp với pháp luật.
Đào tạo: người lao động được thông báo về nguy cơ liên quan đến sức
khỏe và điều kiện an toàn trước khi làm, việc. Phải được tập huấn về: phương
pháp sử dụng các trang thiết bị, dụng cụ, các hướng dẫn sơ cứu tai nạn lao
động, sử dụng an tồn các hóa chất, vệ sinh cá nhân.

1.1.2.2. Yêu cầu với chế biến chè
Trong quá trình hội nhập quốc tế địi hỏi chế biến chè phải tuân thủ
nghiêm ngặt các quy định theo tiêu chuẩn quốc tế đặc biệt theo tiêu chuẩn sản
xuất và chế biến chè sạch. Hiện nay, hầu hết các quốc gia và người tiêu dùng
đều rất quan tâm đến các sản phẩm nơng nghiệp sạch trong đó có sản phẩm
chè. Trong q trình chế biến cần quan tâm đến cơng nghệ, kỹ thuật chế biến
để đảm bảo chất lượng của chè thành phẩm. Dây chuyền công nghệ và kỹ
thuật chế biến cũng ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm chè. Đặc bệt kỹ thuật
chế biến chè cũng là bí quyết để có sản phẩm chè độc đáo. Trong hội nhập
quốc tế chất lượng chè là một trong những yếu tố góp phần xây dựng và
khẳng định uy tín, thương hiệu của sản phẩm nói riêng và ngành chè nói
chung. Quy trình chế biến cần gắn kết chặt chẽ với quá trình sản xuất để đảm
bảo chè thu hoạch xong được đưa vào chế biến ngay đảm bảo được chất
lượng tốt nhất của chè. Vì chè sau khi thu hoạch khơng thể để lâu, cần bảo
quản tốt và đưa vào chế bến ngay. Hiện nay, trong điều kiện công nghệ sinh
học điện khí hóa và tự động hóa, một u cầu được đặt ra cho công nghệ chế
biến chè là ngày càng giảm tỷ trọng chi phí chế biến trong sản phẩm và nâng
cao chất lượng chế biến.
Công tác quy hoạch, quản lý các cơ sở chế biến chè cũng cần quan tâm
thích đáng. Cần có sự đồng bộ và phù hợp trong công tác quy hoạch vùng sản
xuất và các cơ sở chế biến chè để đảm bảo thuận lợi cho người sản xuất và

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


×