Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

(Luận văn thạc sĩ ) Triết lý nhân sinh trần nhân tông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (843.1 KB, 102 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

PHẠM THỊ THU HƯƠNG

TRIẾT LÝ NHÂN SINH TRẦN NHÂN TÔNG

Ngành: Triết học
Mã số: 60 22 03 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS, TS. Nguyễn Hùng Hậu

HÀ NỘI, 2014


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tôi với sự hướng
dẫn của GS, TS. Nguyễn Hùng Hậu. Các số liệu, tư liệu sử dụng trong luận
văn có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đảm bảo tính khách quan và trung thực.

Tác giả

Phạm Thị Thu Hương



MỤC LỤC

MỞ ĐẦU....................................................................................................... 1
Chương 1: CƠ SỞ HÌNH THÀNH TRIẾT LÝ NHÂN SINH
TRẦN NHÂN TÔNG................................................................................... 6
1.1. Điều kiện kinh tế, chính trị - xã hội.................................................... 6
1.2. Điều kiện văn hóa, giáo dục............................................................. 14
1.3. Tiền đề tư tưởng............................................................................... 17
1.4. Con người và sự nghiệp Trần Nhân Tông ........................................ 33
Chương 2: NỘI DUNG TRIẾT LÝ NHÂN SINH TRẦN NHÂN TÔNG.... 38
2.1. Quan niệm của Trần Nhân Tông về cuộc đời con người và vai trò
của con người.................................................................................. 38
2.2. Quan niệm của Trần Nhân Tông về vấn đề đạo đức con người ........ 45
Chương 3: GIÁ TRỊ CỦA TRIẾT LÝ NHÂN SINH TRẦN NHÂN TÔNG.... 55
3.1. Giá trị nhân văn trong triết lý nhân sinh Trần Nhân Tông ................ 59
3.2. Triết lý nhân sinh Trần Nhân Tơng đã góp phần tạo nên hệ thống
triết lý thiền đặc sắc của Phật giáo Việt Nam .................................. 68
3.3. Triết lý nhân sinh Trần Nhân Tông là nền tảng tinh thần để xây dựng
một quốc gia độc lập, thống nhất và một nền chính trị thân dân ........... 72
KẾT LUẬN................................................................................................. 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 93


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong sự nghiệp đổi mới đất nước, song song với nhiệm vụ đẩy mạnh
sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nhằm xây dựng nước ta thành một

nước cơng nghiệp có cơ sở vật chất - kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý,
quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản
xuất, đời sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng, an ninh vững chắc, Đảng
ta còn đặt ra một nhiệm vụ hết sức quan trọng đó là xây dựng và phát triển
nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc tương xứng với sự
phát triển của nền kinh tế - xã hội.
Trong tiến trình của cơng cuộc đổi mới, gần 30 năm qua đất nước ta đã
đạt được những thành tựu thực sự to lớn và toàn diện trên các mặt kinh tế,
chính trị, văn hóa, xã hội. Đạt được kết quả đó, văn hóa đóng vai trị rất quan
trọng bởi văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là yếu tố nội sinh, là động
lực và mục tiêu của sự phát triển kinh tế - xã hội. Do đó, có thể nói xây dựng,
phát triển văn hóa chính là củng cố xây dựng và phát triển nền tảng tinh thần
của xã hội. Văn kiện Đại hội X, Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định: “Phát
triển kinh tế là trung tâm, xây dựng Đảng là then chốt, phát triển văn hóa nền tảng tinh thần của xã hội.”
Cùng với sự nghiệp đổi mới ở nước ta hiện nay, việc mở cửa hội
nhập giao lưu văn hóa với tất cả các nước trên thế giới là một xu thế và quy
luật tất yếu. Tuy nhiên, chúng ta cũng không thể thực sự phát triển nếu như
hội nhập khơng kiểm sốt, đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc. Do đó, để
bảo tồn và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân
tộc, một mặt chúng ta phải giữ gìn những giá trị truyền thống tốt đẹp của
văn hóa dân tộc; mặt khác, phải mở rộng giao lưu và tiếp thu có chọn lọc
tinh hoa văn hóa nhân loại.


2

Vì vậy, việc tìm hiểu, nghiên cứu những giá trị văn hóa tinh thần của
dân tộc ta trong tiến trình lịch sử tư tưởng Việt Nam, trên cơ sở đó phát huy
sức mạnh của những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp và lâu đời của dân
tộc trong cuộc sống hơm nay là việc làm vừa có ý nghĩa lý luận lâu dài vừa có

tính thời sự cấp bách.
Trong lịch sử tư tưởng Việt Nam, tư tưởng triết học nói chung và triết
lý nhân sinh nói riêng của Trần Nhân Tông - “đệ nhất tổ thiền Trúc Lâm Yên
Tử” - người sáng lập ra một dòng thiền mang bản sắc Việt Nam thực sự có
giá trị to lớn. Ngài đã biết dung hợp các nguồn tư tưởng từ quá khứ của dân
tộc với triết lý phong phú, sâu sắc, thâm trầm của Nho, Lão, đặc biệt là triết lý
Phật giáo, bằng sự kế thừa, chọn lọc các dòng thiền trước đây như Tỳ Ni Đa
Lưu Chi (Vinitaruci), Vô Ngôn Thông, Thảo Đường và tư tưởng triết lý thiền
của Trần Thái Tông, Tuệ Trung Thượng sĩ để sáng tạo nên hệ thống tư tưởng
triết học của mình với những nét độc đáo và đặc sắc riêng, ghi dấu ấn sâu đậm
trong lịch sử tư tưởng Việt Nam.
Chính vì thế, tơi đã chọn vấn đề “Triết lý nhân sinh Trần Nhân Tơng”
làm đề tài luận văn Thạc sĩ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Sự nghiệp, cuộc đời của Trần Nhân Tơng nói chung, tư tưởng triết học
của Trần Nhân Tơng nói riêng từ trước tới nay đã được nhiều nhà khoa học
quan tâm nghiên cứu ở nhiều mặt, qua các chủ đề phong phú và sâu sắc khác
nhau. Có thể khái qt kết quả các cơng trình nghiên cứu về Trần Nhân Tơng
dưới góc độ tư tưởng triết học như sau:
Tác phẩm: Lịch sử tư tưởng Việt Nam, tập 1, của tác giả Nguyễn Tài
Thư chủ biên, Nxb. Khoa học xã hội, xuất bản năm 1993; Đại cương triết học
Phật giáo Việt Nam từ khởi nguyên đến thế kỷ XIV của Nguyễn Hùng Hậu,
Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, xuất bản năm 2002; Lược khảo tư tưởng Thiền


3

Trúc Lâm Việt Nam của Nguyễn Hùng Hậu, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội,
1997; Góp phần tìm hiểu tư tưởng triết học Phật giáo Trần Thái Tông của
Nguyễn Hùng Hậu, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1996; Tư tưởng triết học

của Thiền Phái Trúc Lâm đời Trần của Trương Văn Chung, Nxb. Chính trị
quốc gia, Hà Nội, xuất bản năm 1998; Đại cương lịch sử tư tưởng triết học
Việt Nam, tập 1, do Nguyễn Hùng Hậu chủ biên, Nxb. Đại học quốc gia, Hà
Nội, xuất bản năm 2002; Tư tưởng Việt Nam thời Lý - Trần, do Doãn Chính Trương Văn Chung chủ biên, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, xuất bản năm
2008; Lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam, tập 1, do Nguyễn Trọng Chuẩn
chủ bin, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2006; và các tác phẩm khác như Tam
tổ Trúc Lâm giảng giải của Thích Thanh Từ, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh,
1997; Thiền sư Việt Nam của Thích Thanh Từ, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh,
1995; Thiền học đời Trần của Thích Thanh Từ chủ biên, Viện Nghiên cứu
Phật học Việt Nam, 1995; Trần Nhân Tơng tồn tập của Lê Mạnh Thát, Nxb.
Thành phố Hồ Chí Minh, 2000… Liên quan đến đề tài luận án cịn có các bài
báo, cơng trình khoa học được các nhà nghiên cứu công bố trên các tạp chí
khoa học chuyên ngành và các kỷ yếu hội thảo khoa học, như bài Triết học
Phật giáo Trần Thái Tông, của Nguyễn Hùng Hậu, Nội san nghiên cứu Phật
học số 4/1994 và số 1/1995, bài Tìm hiểu tư tưởng triết học Thiền của Trần
Nhân Tông của Nguyễn Hùng Hậu, Tạp chí Triết học, số 3, năm 1995 hay bài
Tư tưởng triết học Trần Thái Tơng, của Dỗn Chính và Nguyễn Ngọc
Phượng, Tạp chí Triết học số 1 (212) tháng 1 năm 2009; Vài nhận xét về
Thiền tông và phái Trúc Lâm Yên Tử đời Trần của Tạ Ngọc Liễn, Tạp chí
Nghiên cứu lịch sử, 1976; và Kỷ yếu 700 năm ngày viên tịch Sư tổ Trúc Lâm,
Nxb. Tôn giáo, Hà Nội, xuất bản năm 2008, v.v… Các cơng trình kể trên đã
tập trung nghiên cứu tư tưởng triết học của Trần Nhân Tông qua các vấn đề
lớn về bản thể luận, nhận thức luận và triết lý đạo đức nhân sinh của ngài gắn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

4

liền với quá trình phát triển của lịch sử tư tưởng Việt Nam, tuy vậy tư tưởng

triết học của Trần Nhân Tơng mới được các cơng trình kể trên nghiên cứu ở
mức độ khái qt nhất.
Các cơng trình khoa học trên thực sự là những tài liệu bổ ích để tôi học
tập, kế thừa, phát triển trong đề tài luận văn của mình. Tơi cố gắng đi sâu
nghiên cứu và trình bày triết lý nhân sinh Trần Nhân Tơng qua đề tài luận văn
Thạc sĩ triết học, có tính chất chuyên sâu và hệ thống hơn.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
3.1. Mục đích nghiên cứu
Phân tích làm rõ những nội dung cơ bản của triết lý nhân sinh của Trần
Nhân Tơng từ đó chỉ ra những giá trị đối với xã hội.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, luận văn thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Cơ sở hình thành triết lý nhân sinh của Trần Nhân Tông.
- Nội dung triết lý nhân sinh của Trần Nhân Tông
- Giá trị triết lý nhân sinh Trần Nhân Tông.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
Triết lý nhân sinh Trần Nhân Tông
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
Để thực hiện mục đích và nhiệm vụ trên, luận văn dựa trên cơ sở thế
giới quan và phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ
nghĩa duy vật lịch sử; đồng thời tác giả luận văn còn sử dụng tổng hợp các
phương pháp sử học, hệ thống cấu trúc, lôgic và lịch sử, phân tích và tổng
hợp, quy nạp và diễn dịch, so sánh và đối chiếu… để nghiên cứu và trình bày
luận văn. Luận văn được tiếp cận dưới góc độ lịch sử triết học.
6. Đóng góp mới về mặt khoa học của luận văn
Một là, luận văn đã trình bày một cách cơ bản và hệ thống triết lý nhân
sinh của Trần Nhân Tông.

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn



C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

5

Hai là, luận văn đã trình bày, phân tích, đánh giá rút ra những đặc điểm
chủ yếu của triết lý nhân sinh của Trần Nhân Tơng, đó là tính chất kế thừa,
dung hợp, tinh thần thiền hành động nhập thế tích cực và tinh thần nhân văn
sâu sắc; đồng thời luận văn cũng nêu lên những giá trị lịch sử của triết lý nhân
sinh Trần Nhân Tơng, góp phần tạo nên hệ thống triết lý thiền đặc sắc Việt
Nam, là nền tảng tinh thần để xây dựng một quốc gia Đại Việt độc lập, thống
nhất, một nền chính trị thân dân.
7. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của luận văn
Về ý nghĩa khoa học, luận văn góp phần làm rõ nội dung cơ bản trong
triết lý nhân sinh của Trần Nhân Tơng, từ đó giúp người đọc hiểu thêm một
cách có hệ thống triết lý này.
Về ý nghĩa thực tiễn, thông qua những đặc điểm của tư tưởng triết lý
nhân sinh của Trần Nhân Tông được trình bày trong luận văn, có thể rút ra
những bài học lịch sử bổ ích góp phần vào việc gìn giữ và phát huy bản sắc và
truyền thống văn hóa dân tộc Việt Nam trong cơng cuộc đổi mới và hội nhập
quốc tế hiện nay. Luận văn là tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm đến
Thiền Trúc Lâm Yên Tử nói riêng, Phật giáo và tư tưởng triết học Việt Nam
nói chung.
8. Kết cấu của luận văn
Ngồi phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn được kết
cấu gồm 3 chương, 9 tiết.

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn



C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

6

Chương 1
CƠ SỞ HÌNH THÀNH TRIẾT LÝ NHÂN SINH TRẦN NHÂN TƠNG
1.1. Điều kiện kinh tế, chính trị - xã hội.
Đúng như C.Mác đã nói: “Các triết gia không mọc lên như nấm từ trái
đất, họ là sản phẩm của thời đại mình, của dân tộc mình, mà dịng sữa tinh tế
nhất, q giá và vơ hình được tập trung lại trong những tư tưởng triết học”
[41, tr. 156]. Do đó, nghiên cứu triết lý nhân sinh của Trần Nhân Tơng chúng
ta cần tìm hiểu điều kiện lịch sử xã hội và những tiền đề tư tưởng hình thành
triết lý của ngài.
Từ khoảng giữa thế kỷ XII trở đi, triều đình nhà Lý bước vào giai đoạn
suy tàn. Đất nước rơi vào cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội trầm trọng. Thiên
tai, mất mùa, đói kém, dịch bệnh hoành hành khắp nơi làm cho nền kinh tế
ngày càng sa sút. Bên cạnh đó, do bộ máy chính quyền nhà Lý từ trung ương
đến địa phương tỏ ra quan liêu, lỏng lẻo trong việc quản lý xã hội dẫn đến
tình trạng ở nhiều địa phương, các thế lực địa chủ phong kiến đã tập hợp lực
lượng nổi dậy chống phá triều đình, gây nên tình trạng cát cứ phân quyền. Nổi
bật trong số các thế lực cát cứ thời bấy giờ là tập đoàn quân sự của anh em họ
Trần ở vùng Hải Ấp (Thái Bình). Do có công giúp nhà Lý dẹp loạn, lập lại
trật tự, gia tộc họ Trần được triều đình trọng dụng đã thao túng quyền bính và
dần thâu tóm mọi quyền lực trong tay. Tập đồn q tộc họ Trần rất khơn
khéo, dần dần từng bước vững chắc và cuối cùng chuyển chính quyền từ dòng
họ Lý sang dòng họ Trần một cách êm thấm trong hồng cung và triều đình
mà hầu như khơng có tác động gì làm xáo trộn xã hội.
Năm 1225 Lý Huệ Tông nhường ngôi cho con gái là Chiêu Thánh vừa
mới bảy tuổi, rồi lên làm Thái Thượng hồng và sau đó xuất gia đi tu ở chùa
Chân Giáo, lấy hiệu là Huệ Quang đại sư. Theo sự dàn xếp của Trần Thủ Độ,


@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

7

Chiêu Hồng đã kết hơn với Trần Cảnh. “Mùa đông, tháng 12, ngày 12 năm
Ất Dậu (1225) nhận thiền vị của Chiêu Hồng, lên ngơi hồng đế, đổi niên
hiệu là Kiến Trung” [85, tr.7] dưới sự giúp đỡ, ủng hộ của Trần Thủ Độ và họ
hàng. Nhà Trần trải qua các triều vua đã tiến hành nhiều biện pháp nhằm phát
triển các mặt kinh tế, chính trị, xã hội, thúc đẩy xã hội tiến lên một bước đáng
kể. Dưới triều Trần Thái Tông và Trần Nhân Tông, đất nước ta trải qua ba
cuộc kháng chiến chống quân Nguyên - Mông xâm lược (cuộc kháng chiến
lần thứ nhất năm 1258, cuộc kháng chiến lần thứ hai năm 1285, cuộc kháng
chiến lần thứ ba năm 1288) nâng cao vị trí nhà Trần trong lịch sử.
Về tổ chức hành chính và bộ máy quan lại, năm 1240 nhà Trần đổi 24 lộ
thời Lý thành 12 lộ. Dưới lộ, phủ có châu, huyện, xã. Đại Việt sử ký toàn thư
viết: “Nhâm Dần/ Thiên Ứng/ năm thứ 11/ 1242 (Tống Thuần Hựu năm thứ 2).
Mùa xuân, tháng 2, chia nước làm 12 lộ. Đặt chức an phủ, trấn phủ, có 2 viên
chánh, phó để cai trị. Các xã, sách thì đặt chức đại, tiểu tư xã. Từ ngũ phẩm trở
lên là đại tư xã, từ lục phẩm trở xuống là tiểu tư xã. Có người làm kiêm cả 2, 3, 4
xã cùng xã chính, xã sử, xã giám gọi là xã quan” [85, tr. 19]. Nhà vua nắm
quyền lực tối cao quyết định tất cả, nhưng để tránh tình trạng vua cịn nhỏ tuổi,
nhà Trần đặt ra chế độ Thái Thượng hoàng. Các vua thường truyền ngôi sớm
cho con nhưng vẫn trông coi chính sự. Chế độ quan lại nhà Trần nói chung cũng
giống như của nhà Lý nhưng có quy củ và đầy đủ hơn. Các chức quan trọng yếu
trong triều đều giao cho vương hầu quý tộc nắm giữ, nhằm tập trung mọi quyền
lực về dịng họ mình. Ở địa phương buổi đầu nhà Trần cũng phong cho một số

vương hầu đi trấn trị các vùng quan trọng (ví như Trần Quốc Khang coi Diễn
Châu, Trần Nhuật Duật coi Thanh Hóa, Trần Khánh Dư coi Vân Đồn…).
Năm 1266, do yêu cầu mới về kinh tế và chính trị, vua Trần lại ra lệnh cho
các vương hầu, cơng chúa, phị mã chiêu mộ dân lưu vong đi khai hoang lập trang
trại riêng, tạo thành một mạng lưới tôn thất nhà Trần trấn trị khắp nơi trong nước.

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

8

Trong buổi đầu, chủ trương này có lợi cho việc củng cố chính quyền trung ương
của nhà Trần, nhưng về sau lại dẫn đến xu hướng cát cứ. Kinh nghiệm của nhà Lý
buộc nhà Trần đặt ra lệnh riêng: người trong họ không được lấy vợ khác họ.
Tuy nhiên, nhà Trần vẫn không thể phá vỡ được quy luật phát triển của
nhà nước quân chủ tập quyền. Ngay khi tập trung những quyền lực trong triều
vào tay các vương hầu, quý tộc họ Trần, các vua Trần phải sử dụng một số
quan chức không phải họ Trần, giữ chức vụ quan trọng trong triều Trần như
trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi, hoàng giáp Nguyễn Trung Ngạn, Trương Hán
Siêu, Lê Quát sau này.
Nói chung bộ máy quan lại thời Trần được tổ chức quy mô hơn thời Lý,
bộ máy nhà nước đó đã góp phần củng cố sức mạnh của nhà nước trung ương.
Về tổ chức quân đội, nhà Trần thay nhà Lý, cùng với việc hoàn thiện bộ
máy nhà nước để ổn định xã hội, củng cố chính quyền phong kiến trung ương
tập quyền, nhà Trần đã ra sức xây dựng một tổ chức quân đội hùng mạnh đủ
sức bảo vệ nền độc lập của dân tộc. Quân chủ lực nhà Trần cũng chia thành
hai bộ phận như thời nhà Lý là cấm quân và quân các lộ (ở đồng bằng gọi là
chính binh, ở miền núi gọi là thiên binh). Quân đội nhà Trần là một đội quân

thiện chiến, được trang bị, tổ chức và huấn luyện tốt, có nhiều kinh nghiệm
bởi đã trải qua các cuộc kháng chiến chống giặc Nguyên - Mông. Lực lượng
quân sự thời Trần bao gồm các thành phần chủ yếu: 1). Quân chủ lực của
triều đình; 2). Quân của lộ phủ, châu; 3). Quân của quý tộc tôn thất; 4). Lực
lượng dân binh (hương binh) trong làng xã, động, bản.
Trong chiến tranh, nhà Trần có thể tập hợp được lực lượng quân đội lớn
mạnh, đơng đảo chủ yếu cịn do thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự theo chính
sách “ngụ binh ư nơng”. Qn số thời bình theo Phan Huy Chú thì cả “cấm vệ và
các lộ khoảng mười vạn người”. Có thể xem đây là chủ trương kết hợp giữa sản
xuất nông nghiệp và tổ chức vũ trang khá sáng tạo và độc đáo của thời đại đó.

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

9

Nhìn chung, do đặc điểm và yêu cầu của điều kiện lịch sử nên nhà Trần là
triều đại rất coi trọng binh pháp và kỹ thuật quân sự. Ln chú ý nâng cao chất
lượng binh lính bằng các biện pháp tuyển quân, tuyển tướng, huấn luyện binh
pháp, rèn luyện tư tưởng và việc coi trọng võ thuật đã trở thành lối sống của trai
tráng trong các tầng lớp xã hội từ quý tộc đến nô tỳ thời kỳ nhà Trần. Thực tiễn
cuộc kháng chiến chống Nguyên - Mông đã thể hiện tổ chức quân đội và chính
sách xây dựng lực lượng vũ trang của nhà Trần trong thế kỷ XIII là đúng đắn,
sáng tạo. Đó là quân đội có số lượng đơng khi cần thiết, có chất lượng tinh thần
vào loại mạnh trên thế giới đương thời. Hàng loạt các chiến thắng Đông Bộ Đầu
(1258), Hàm Tử, Tây Kết (1285) và đặc biệt là Bạch Đằng (1288) là hình ảnh
tiêu biểu của quân đội Đại Việt thời Trần trong thời kỳ hưng thịnh.
Về luật pháp, năm 1230, Trần Thái Tông ban hành Quốc triều thông

chế (20 quyển) quy định về tổ chức chính quyền. Sau đó qua vài lần sửa chữa
và bổ sung nhà Trần lại ban hành bộ Quốc triều hình luật.
Trước hết pháp luật đời Trần khẳng định và củng cố sự phân chia đẳng
cấp. Đại quý tộc trước hết là hoàng gia và vua được pháp luật bảo vệ các đặc
quyền đặc lợi.
Pháp luật đời Trần xác nhận và bảo vệ quyền tư hữu tài sản, đặc biệt là
ruộng đất. Quan hệ tiền tệ đã công khai thâm nhập pháp luật, lệ chuộc tội
bằng tiền được quy định cụ thể.
Về ngoại giao, một vấn đề lớn đặt ra cho nhà Trần là việc đối phó với
mưu đồ bành trướng của đế quốc Nguyên - Mông ở phương Bắc. Từ sớm nhà
Trần đã giữ quan hệ hòa hảo với nhà Tống và theo lệ cũ sang triều cống cho
đến khi nhà Tống mất. Năm 1285, nhà Trần bắt đầu cử sứ giả sang sứ Mông
Cổ và đinh lệ ba năm cống một lần. Nhưng do mưu đồ bành trướng của nhà
nước Nguyên - Mông, mối quan hệ giữa hai nước ngày càng căng thẳng cho
đến khi bùng nổ cuộc chiến tranh xâm lược vào nửa cuối thế kỷ XII. Từ đó
nhà Trần tìm mọi cách giữ vững địa vị độc lập tự chủ của mình.

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

10

Về kinh tế, cũng như thời Lý, các vua Trần chú ý thúc đẩy mạnh sự phát
triển kinh tế, đặc biệt chế độ sở hữu ruộng đất. Các hình thức sở hữu ruộng
đất cơ bản thời kỳ nhà Trần là ruộng đất thuộc sở hữu nhà nước thông qua
công xã nông thôn và ruộng đất thuộc sở hữu tư nhân. Sự thống trị của chính
quyền nhà Trần trong phạm vi cả nước và uy quyền chuyên chế của hoàng đế
đã tạo thành một quan niệm “đất của vua, chùa của bụt”, một quan niệm đã

xác nhận sự tồn tại tự nhiên: chế độ sở hữu nhà nước về ruộng đất rất phổ
biến. Tô thuế ruộng đất vào thời kỳ này chủ yếu là đánh vào ruộng công, nhân
đinh cày ruộng cơng làng xã phải nộp bằng thóc theo diện tích và phải thêm
một số tiền nhất định. Như vậy số tiền và số thóc mà nơng dân làng xã đóng
cho nhà nước đã mang một ý nghĩa tổng hợp: vừa là thuế vừa là địa tơ.
Về hình thức sở hữu ruộng đất tư nhân, gồm có: thái ấp, điền trang của
quý tộc nhà Trần, ruộng tư hữu của địa chủ và ruộng đất sở hữu của tiểu nông.
Về công cuộc trị thủy nhà Trần đã cho xây dựng hệ thống đê và các
dòng kênh tiêu úng. Ở thời Lý, công việc trị thủy vẫn do các địa phương tự lo
liệu, tự góp tiền của, nhà nước đóng vai trò chỉ đạo và quản lý một số đê, chủ
yếu là xung quanh Thăng Long.
Nhà Trần vừa nắm chính quyền đã có biện pháp nhanh chóng phục hồi
sản xuất nơng nghiệp, mở rộng thêm diện tích canh tác.Triều đình đã áp dụng
nhiều biện pháp khuyến khích nơng nghiệp, trong đó có tổ chức làm thủy lợi
trong phạm vi cả nước. Năm 1248, Trần Thái Tông đặt cơ quan hà đê, có
chánh sứ, phó sứ phụ trách việc đê điều ở các lộ phủ. Đây là công việc quan
trọng, một bước ngoặt to lớn trong lịch sử thủy lợi nước ta. Đắp đê ngăn mặn
cũng là công cuộc mới mẻ ở thời Trần, các nhà quý tộc thường cho nô tỳ đắp
đê ở bãi biển lập điền trang.
Về nền kinh tế thủ công nghiệp và thương nghiệp, triều đại nhà Trần
vẫn tiếp tục xây dựng quan xưởng thủ công nghiệp nhà nước. Thủ công

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

11

nghiệp nhà nước gồm có nhiều ngành nghề sau: nghề sản xuất đồ gốm là bộ

phận quan trọng trong xưởng; nghề dệt cũng được nhà nước chú ý, đặt ngay
trong cung đình; và đặc biệt trong thủ cơng nghiệp nhà nước là xưởng chế tạo
vũ khí. Thủ cơng nghiệp nhân dân cũng là bộ phận quan trọng và phổ biến
của tiểu thủ công, của tiểu nông chợ, phố, lị, sở, phủ lộ và kinh thành Thăng
Long là địa điểm trao đổi sản phẩm. Các nghề thiết yếu của thủ công nghiệp
nhân dân thời Trần là nghề gốm, nghề rèn, nghề đúc đồng, nghề làm giấy và
khắc bản in, nghề mộc, nghề xây dựng và nghề khai khoáng. Mạng lưới
thương nghiệp và thành thị ngay từ đầu đã được nhà Trần quan tâm, qua việc
xây dựng nên một hệ thống giao thông thủy bộ trong cả nước.
Để phát triển lưu thơng hàng hóa các vua Đại Việt thời Lý - Trần đều có
đúc tiền. Ngồi ra trên thị trường còn sử dụng nhiều tiền Trung Quốc. Nhà
Trần đã mở rộng việc mua bán đất bằng tiền, nộp tiền để lấy quan chức, việc
đúc tiền do quan xưởng đảm nhiệm. Quan hệ tiền tệ đã thâm nhập vào đời
sống chính trị và tín ngưỡng. Nhà nước thu tơ thuế bằng tiền, cũng đã thể hiện
chức năng thanh toán của tiền tệ thời Trần đã phát triển rộng lớn.
Đô thành Thăng Long là trung tâm chính trị, văn hóa đồng thời cũng là
một trung tâm kinh tế lớn nhất của Đại Việt thời bấy giờ. Về kinh tế xã hội,
đô thành Thăng Long có nhiều bước phát triển cao, sự phát triển kinh tế của
Thăng Long cũng gây ảnh hưởng đến vùng ven. Kết cấu cư dân và nghề
nghiệp của Thăng Long là công, nông, thương, sĩ và quan chức. Kết cấu này
là sự phát triển của Thăng Long từ một trung tâm chính trị mở rộng thành một
trung tâm kinh tế - văn hóa.
Khu Tức Mặc - Thiên Trường, được khởi đầu xây dựng từ năm 1239,
đã nâng vị trí quê hương họ Trần thành một trung tâm chính trị
- kinh tế lớn của cả nước. Tức Mặc căn bản là một khu tiêu thụ, không phải là
một khu vực sản xuất hàng hóa. Đây là nơi tập trung tơ thuế, cống phẩm của các
địa phương, là khu vực kinh tế, xã hội đặc biệt. Tầng lớp thống trị ở đây phải

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn



C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

12

sống dựa vào nông dân cả nước. Các thành phần với nhiều nghề nghiệp khác
nhau: sư tăng, học trị, thợ thủ cơng, thương nhân đều sống dựa vào sản xuất
nơng nghiệp và nơng dân. Thể chế chính trị phường, hương ở đây là những đơn
vị hành chính của chính quyền phong kiến. Những hoạt động quân sự, chính trị,
văn hóa giáo dục, kinh tế của Thăng Long và cả Tức Mặc đã góp phần thúc đẩy
xã hội Đại Việt phát triển là tiêu biểu cho cả nền văn hóa chung ở thời kỳ này.
Thương nghiệp ở đời Trần tuy có bước phát triển mới, nhưng chủ yếu
vẫn là nền kinh tế tự cung tự cấp. Tổ chức các phường thủ cơng ở Thăng
Long cịn rất đơn giản, cịn gắn chặt với sản xuất nông nghiệp. Ngoại thương
do nhà nước độc quyền, hàng hóa trao đổi chủ yếu vẫn là sản phẩm của nền
kinh tế tự nhiên, ít có sản phẩm thủ công.
Về sự phân chia đẳng cấp xã hội, đất nước ta bước vào thời đại nhà
Trần trên nền tảng xã hội được xây dựng ổn định và vững chắc từ thời Lý.
Trong q trình xây dựng chính quyền quý tộc quân chủ vững mạnh, xã hội
thời nhà Trần đã diễn ra sự phân hóa mạnh mẽ.
Một xã hội mới với những đẳng cấp mới dần được hình thành. Nhìn chung
trong gần hai thế kỷ, xã hội Trần đã hình thành và tồn tại ba đẳng cấp chính:
- Đẳng cấp quý tộc, tôn thất - quan lại trong chính quyền qn chủ.
- Đẳng cấp những người bình dân, chủ yếu là nông dân các làng xã, thợ
thủ công và thương nhân, địa chủ.
- Đẳng cấp nô tỳ.
Đẳng cấp thứ nhất chính là giai cấp quý tộc vương hầu, tơn thất nhà
Trần. Các vua Trần giữ một vai trị đặc biệt, vua là người có quyền tối thượng
trong mọi lĩnh vực của nhà nước và xã hội, là người chủ tể trong các nghi lễ
tơn giáo, có quyền sở hữu tối cao về danh nghĩa đối với toàn bộ ruộng đất tài

sản của đất nước. Về quân sự, nhà vua đồng thời là tổng tư lệnh quân đội, trực
tiếp chỉ đạo trong việc chọn tướng tài, luyện tập quân sĩ, đóng thuyền chiến,

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

13

chế tạo khí giới. Về chính trị, các vua Trần tập trung trong tay các quyền lập
pháp, hành pháp và tư pháp với một sự chỉ đạo thống nhất, trong đó quyền lực
hành pháp lớn nhất là quyền bổ nhiệm phong cấp, bãi miễn quý tộc và quan
lại trong hệ thống quan chức triều đình. Ngồi ra nhà vua cịn có quyền tối
hậu trên các phương diện giáo dục - văn hóa.
Đẳng cấp thứ hai gồm chủ yếu là nông dân làng xã, thợ thủ công,
thương nhân và địa chủ bình dân (địa chủ khơng tham gia quan chức). Đây là
đẳng cấp đông đảo nhất trong xã hội, là lực lượng chủ yếu để sản xuất và
cũng là đẳng cấp gánh vác nhiều nghĩa vụ nhất trong xã hội. Xét về cơ chế
đẳng cấp xã hội thời Trần, người nông dân làng xã là một đẳng cấp bên dưới
bị đẳng cấp quý tộc quan lieu thống trị, và xét về mặt quan hệ giai cấp họ là
một giai cấp bị bóc lột.
Bên cạnh những người lao động nơng dân làng xã chiếm đa số cư dân
trong xã hội, ở thời Trần số thợ thủ công và thương nhân cũng là một thành
phần đáng kể. Những người thợ thủ công sống chủ yếu tập trung ở các
phường chợ của Thăng Long và rải rác ở các làng xã. Họ làm nghề thủ cơng
là chính nhưng vẫn gắn bó với đồng ruộng nơng thơn. Tầng lớp thương nhân
mới hình thành nhưng đã nhanh chóng phát triển, tuy nhiên rất ít người sống
chun bn bán, họ vẫn gắn bó với nghề nông và các nghề thủ công khác.
Đẳng cấp cuối cùng bị coi là thấp hèn nhất trong xã hội là nô tỳ. Nô tỳ

xuất thân từ nhiều nguồn gốc: dân nghèo bán mình làm nơ lệ. Tội nhân bị sung
làm nơ và tù binh. Nơ tỳ có nhiều loại: nơ tỳ làm việc trong nhà quý tộc quan
lại gọi là "gia nơ", hoặc cịn gọi là "tư nơ" và nơ tỳ của nhà nước làm đồn điền,
làm ruộng và các cơng việc khác có tính chất cơng cộng của nhà nước.
Xét về kinh tế, chính trị, xã hội, địa vị của nô tỳ rất thấp hèn. Nô tỳ không
được phép có tư liệu sản xuất trong tay, khơng có quyền sử dụng chính bản thân
sức lao động của họ mà hồn tồn phụ thuộc vào chủ. Nơ tỳ bị thích chữ vào mặt
mang hàm hiệu của chủ, không được kết hơn với con cái nhà bách tính.

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

14

1.2. Điều kiện văn hóa, giáo dục.
Trên cơ sở sự phát triển về kinh tế, chính trị - xã hội, nền văn hóa giáo dục
của nước Đại Việt thời kỳ nhà Trần cũng phát triển mạnh và đạt được những thành
tựu rực rỡ, góp phần hình thành phát triển triết lý nhân sinh Trần Nhân Tông.
1. Trước hết, về giáo dục tiếp tục kế thừa phát triển khoa cử thời kỳ nhà
Lý sang thời kỳ nhà Trần, được sự quan tâm của nhà nước, việc học và thi cử
đã đi vào nền nếp, quy củ. Năm 1253 nhà nước cho lập Quốc học viện để đào
tạo nhân tài. Tiếp sau đó, ở Thăng Long và các địa phương trong nước trường
lớp được dựng lên khá nhiều. Ngoài các trường, lớp do nhà nước tổ chức cịn
có một số trường tư, đó là các trường lớp của Chiêu Quốc vương Ích Tắc và
của Chu Văn An, những trường này đều ở Thăng Long.
Về khoa cử, năm 1232 nhà Trần đã đặt ra học vị đầu tiên cho việc thi
cử ở nước ta gọi là Thái học sinh, được tổ chức thường xuyên 7 năm một kỳ.
Bên cạnh khoa thi trên nhà Trần còn mở các kỳ thi tuyển chọn các nho sinh

hay chữ vào các quán, các sảnh, viện [85, tr. 36] và mở các khoa thi tam giáo
(Nho, Phật, Đạo). Năm 1247 nhà Trần đặt lệ lấy tam khôi (Trạng nguyên,
Bảng nhãn, Thám hoa). Nội dung học và thi cử thời kỳ nhà Trần bao gồm một
số nội dung chính trị, đạo đức của Nho giáo và Phật giáo. Tuy nhiên, do thời
kỳ nhà Trần, nhất là thời Trần Nhân Tông, Phật giáo phát triển cực thịnh nên
trong nội dung giáo dục thời kỳ này triết lý đạo đức nhân sinh của Phật giáo
không chỉ trở thành nền tảng đạo đức xã hội, mà cịn có mặt trong nội dung
giáo dục khoa cử. Sự phát triển của Nho học và nền giáo dục khoa cử thời
Trần đã góp phần phổ cập Nho giáo trong nhân dân với các quan niệm phổ
biến về tam cương, ngũ thường, trung quân. Về sau nhiều nhà nho, nhiều tiến
sĩ không ra làm quan, ở nhà dạy học đã sản sinh ra nhiều thầy giáo xuất sắc
mà tiêu biểu nhất thời bấy giờ là Chu Văn An. Một truyền thống tôn sư trọng
đạo đã hình thành và bắt đầu tỏa sáng.

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

15

2. Thời Trần, Phật giáo thịnh hành trên cơ sở phát triển từ thời Lý. Trong
buổi đầu, vua Trần khơng chỉ sùng Phật mà cịn có ý thức sử dụng Phật giáo
như một cơng cụ tư tưởng vì mục đích tu dưỡng đạo đức, củng cố khối đại
đồn kết nội bộ vương hầu quý tộc, cố kết xã hội xung quanh nhà nước quân
chủ quý tộc Trần. Với ý thức tự lập, tự cường của một dân tộc đã từng hiên
ngang lật đổ ách đô hộ hơn một ngàn năm, xây dựng cơ đồ vững mạnh từ Đại
Cồ Việt đến Đại Việt, từng nhiều lần đánh bại quân xâm lược, các vua Trần từ
đầu đã xây dựng nên thiền phái Trúc Lâm mang đậm màu sắc dân tộc. Phật
giáo thời Trần không chủ trương xuất thế mà chấp nhận và gắn bó với cuộc

sống đời thường khơng tìm nơi ẩn tránh ở thiên nhiên mà hòa vào thiên nhiên,
thuận theo thiên nhiên để tu dưỡng diệt dục, loại trừ những ham muốn trần tục.
3. Về văn học, vào thời Trần văn học đã có sự phát triển hơn thời Lý.
Lúc này lực lượng sáng tác ngoài các nhà sư cịn có q tộc và nho sĩ. Đó là
những sáng tác văn học phong phú về thể loại, sâu sắc về nội dung cùng với
những cơng trình nghiên cứu về tự nhiên và xã hội. Nhưng nổi bật hơn cả là
những áng thơ văn thể hiện chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng của
nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Nguyên - Mông. Điều đáng chú ý
là, đến thời Trần, chữ Nôm được sử dụng rộng rãi trong văn học, chứng tỏ
nền văn hóa, tư tưởng có tính độc lập của dân tộc ta đã phát triển một cách
mạnh mẽ. Chúng ta có thể kể đến bài thơ của Lý Thường Kiệt, Hịch tướng sĩ,
Binh thư yếu lược của Trần Quốc Tuấn; Thơ Thuật hoài của Phạm Ngũ Lão;
Bạch Đằng giang phú của Trương Hán Siêu… Đặc biệt sáng tác bằng quốc
âm thời Trần có các bài nổi tiếng như bài phú Cư trần lạc đạo, bài ca Đắc thú
lâm truyền thành đạo của Trần Nhân Tông,…
Về sử học, đến thời Trần việc biên soạn những bộ sử của đất nước đã
được đẩy mạnh. Nhiều bộ sử đã xuất hiện vào thời Trần như Việt sử lược, An
nam chí lược, Việt sử cương mục… Đáng chú ý nhất trong đó là bộ Đại Việt
sử ký của Lê Văn Hưu.

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

16

Các ngành nghệ thuật sân khấu, ca vũ nhạc cũng có những tiến bộ đáng
kể. Nhạc cụ ở nước ta thời đó đã khá phong phú, tuồng, chèo trở thành một
hình thức nghệ thuật được cả cung đình và dân gian ưa thích. Đặc biệt, ngành

kiến trúc và điêu khắc đã đạt được những thành tựu quan trọng. Những cơng
trình kiến trúc nổi bật trong thời Trần có tháp Bình Sơn, chùa Phổ Minh.
4. Một số ngành khoa học tự nhiên như thiên văn, lịch pháp, y học của
dân tộc ta thời nhà Trần đã đạt được những thành tựu đáng kể. Cuối thời Trần
có Đặng Lộ và Trần Nguyên Đán là những nhà thiên văn và lịch pháp nổi
tiếng. Riêng về y học, thời Trần cũng đạt được kết quả đáng chú ý. Đó là việc
Thái y viện nhà Trần đã quan tâm đến việc dùng thuốc Nam để chữa bệnh cho
dân. Trong thời Trần đã xuất hiện nhà y học và dược học lỗi lạc là Tuệ Tĩnh
tức Nguyễn Bá Tĩnh [10, tr. 175 - 176].
Tóm lại, tồn bộ điều kiện lịch sử, kinh tế, chính trị - xã hội Việt Nam
thế kỷ XIII - XIV đã đặt ra cho vua tơi nhà Trần nói chung và Trần Nhân
Tơng nói riêng nhiệm vụ lịch sử lớn lao; đó là phải “cố kết lịng dân”, nêu cao
tinh thần độc lập dân tộc, bảo vệ lợi ích của quý tộc nhà Trần với tinh thần
điều hòa mâu thuẫn trong lòng xã hội thời bấy giờ - mâu thuẫn giữa giai cấp
quý tộc thống trị với tầng lớp nông nô, nô tỳ; mâu thuẫn giữa quý tộc tôn thất
nhà Trần với tầng lớp địa chủ quan liêu; xây dựng một thể chế chính trị và
nhà nước phong kiến trung ương tập quyền vững mạnh, một nước Đại Việt
quy mô, bề thế, có nền văn hóa độc lập nhằm trị nước, an dân và chống lại
cuộc xâm lăng tàn bạo của giặc Nguyên - Mông cũng như chống lại sự ảnh
hưởng của nền văn hóa ngoại lai. Tư tưởng triết lý nhân sinh Trần Nhân Tơng
ra đời chính là xuất phát từ địi hỏi cấp thiết đó của lịch sử. Nó khơng chỉ đáp
ứng nhu cầu về tư tưởng là đưa triết lý đạo đức của nhà Phật trở thành một
trong những nền tảng đạo đức cho toàn xã hội trên cơ sở xây dựng một tổ
chức Phật giáo Việt Nam thống nhất mà còn đáp ứng nhu cầu về chính trị là

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an


17

nhằm thiết lập hệ tư tưởng độc lập, làm chỗ dựa về mặt tinh thần vững chắc
cho xã hội Đại Việt.
1.3. Tiền đề tư tưởng
Triết lý nhân sinh của Trần Nhân Tơng khơng chỉ được hình thành và
phát triển trên tiền đề kinh tế, chính trị - xã hội, văn hóa, giáo dục thời kỳ nhà
Trần, mà cịn là sự kế thừa những tư tưởng trước đó. Triết lý nhân sinh Trần
Nhân Tông là kết quả của sự kế thừa, dung hợp các tiền đề tư tưởng như tư
tưởng văn hóa Việt Nam truyền thống, tư tưởng của Tam giáo: Nho, Đạo và
Phật với ba thiền phái nổi tiếng dưới triều đại nhà Lý là Tỳ Ni Đa Lưu Chi,
Vô Ngôn Thông, Thảo Đường, và đặc biệt là triết học Trần Thái Tông, Tuệ
Trung Thượng sĩ.
1.3.1. Triết lý nhân sinh Trần Thái Tông và Tuệ Trung Thượng sĩ tiền đề lý luận trực tiếp của triết lý nhân sinh Trần Nhân Tông
1.3.1.1. Triết lý nhân sinh Trần Thái Tơng
Thái Tơng Hồng đế, “họ Trần, tên húy là Cảnh, trước tên húy là Bồ,
làm Chi hậu chính triều Lý, được Chiêu Hồng nhường ngơi, ở ngơi 33 năm
[1226 - 1258], nhường ngôi 19 năm, thọ 60 tuổi [1218 - 1277] băng ở cung
Vạn Thọ, táng ở Chiêu Lăng. Vua khoan nhân đại độ, có lượng đế vương, cho
nên có thể sáng nghiệp truyền dòng, lập kỷ dựng cương, chế độ nhà Trần thực
to lớn vậy…” [85, tr. 7]
Toàn bộ các quan điểm triết học của Trần Thái Tông được biểu hiện tập
trung trong các tác phẩm như Thiền tông chỉ nam và Khóa hư lục. “Đây là tác
phẩm được viết như “máu chảy đầu ngọn bút, nước mắt thấm từng trang
giấy”. Sau bao khát khao tìm tịi chân lý với nỗi đau thế thái nhân tình, để rồi
đạt đến chỗ sở đắc “chân tâm”.” [11, tr. 46]
Về triết lý nhân sinh, trên nền tảng tâm học, lấy cái tâm làm xuất phát
điểm cho bản thể luận và nhận thức luận trong triết học của mình, Trần Thái

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn



C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

18

Tơng cịn dành nhiều tâm trí cho vấn đề triết lý nhân sinh - đạo đức, được thể
hiện hầu khắp các tác phẩm của ngài. Trên cái nền của Duy thức Đại thừa
duyên khởi luận, Trần Thái Tông quan niệm rằng, do nơi biến kế sở chấp
tánh, tức là tánh hư vọng chấp dính sai lầm của tâm con người, quên thực
quên gốc, không nhận thức được rằng vạn pháp vơ tự tính, chẳng có cái nào
gọi là có tự tính riêng biệt cả, mà tất cả đều do nơi nương náu, giả hợp của
nhân duyên mà ra. Duyên hợp lại thì là ta, là vật, duyên tan ra thì trở về với
ngũ uẩn. Cho nên bản chất của vạn pháp thực chất là không. Nếu hành giả
nhận thức được thực tính của vạn pháp là khơng, thì thực ra hồn tồn khơng
có cái gọi là sinh, là hóa. Chỉ do con người khơng thấu suốt được điều đó nên
mới vướng mắc vào chuỗi cùng tận của hóa hóa, sinh sinh.
Kế thừa tư tưởng kinh Bát nhã về chủ đề nhân vô ngã, pháp vô ngã
Trần Thái Tông quan niệm rằng vạn pháp trong đó có con người đều hồn
tồn khơng có tự tính riêng biệt, tất cả đều do nhân duyên kết hợp mà nên
hình nên tướng. Chẳng qua, do con người không nhận thức được y tha khởi
tính của mọi pháp đều do nhân duyên mà có dẫn đến vọng tưởng điên đảo lầm
sinh mà sa vào chấp ngã, vị kỷ, tạo nghiệp ác để thỏa mãn ái dục mong cầu.
Trong triết lý nhân sinh của Trần Thái Tông nổi bật lên quan điểm pháp
môn bất nhị. Đó chính là tinh thần phá chấp triệt để, vượt lên mọi giới hạn
khuôn khổ của nhận thức thông thường, siêu việt hữu vô, văn tự để trực kiến
vào tận chân bản thể của vạn pháp và chúng sinh. Tinh thần này về sau được
Tuệ Trung Thượng sĩ và Phật hồng Trần Nhân Tơng nâng lên thành cả một
yếu chỉ trong nghệ thuật hành thiền. Chỉ khi nào hành giả nhìn ra được bản
tâm của mình, thì khi đó sẽ tỉnh ngộ rằng nam - nữ, tăng - tục, tam giáo cũng

đều có điểm tương đồng ở tâm con người mà ra. Trong quan điểm về thiền,
Trần Thái Tông không dừng ở sự kế thừa lặp lại tư tưởng của đời trước, mà ở
ngài luôn khát khao sáng tạo nên những giá trị mới, vừa mang hơi thở cuộc
sống, vừa phù hợp với tinh thần dân tộc, đó là tư tưởng “Sơn bản vô Phật, duy

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

19

tồn hồ tâm” [95, tr. 27]. Trần Thái Tơng đã có một bước phát triển mới đi từ
quan điểm về “chân Phật” sang quan điểm về “hoạt Phật” - tức Phật sống.
Đây là một nét mới chưa từng có trong Phật giáo Việt Nam trước đó. Từ quan
điểm “tâm bình thường thị đạo” ở Quốc sư Trúc Lâm, Trần Thái Tông đã
phát triển lên thành yếu chỉ của cái tâm “tồn nhi bất tri” - sống hài hòa giữa
cuộc đời, vui cái vui của đạo, hành cái hành của bổn phận thế sự, chẳng còn
ranh giới nào nữa giữa việc khốc lên mình chiếc long bào hay chiếc áo nâu
sồng, giã biệt mọi đối đãi thị phi, ấy là ngộ đạo, ấy là hoạt Phật. Quan điểm
hành thiền tại thế mà Trần Thái Tông đề cập ở đây còn là đem đạo vào đời, là
dụng cái thâm diệu của đạo vào tận cái hoạt của thế sự muôn màu, để hóa
thân một cách tràn đầy và sinh động. Đối diện với vấn đề sinh tử, người đạt
ngộ chẳng chút mảy may sợ sệt, cái chết với họ nhẹ tựa lơng hồng, cũng
khơng cịn dừng lại ở sự loay hoay coi sinh tử là vấn đề trọng đại nữa, mà
vượt lên đó, xem nó như lẽ tự nhiên thường tình của đời người.
Trong tư tưởng đạo đức, Trần Thái Tông cũng lấy tâm làm nền tảng để
xây dựng nên quan niệm về đạo đức của mình, mọi vấn đề thiện ác tốt xấu,
phải trái đều được lý giải xoay quanh cái tâm ấy. Ngài viết: “Phàm tâm là gốc
của thiện ác, miệng là cửa của họa phúc. Nghĩ một ý thì ảnh hưởng khơng

lầm; bng một lời thì hệ quả chẳng lẫn” [95, tr. 100]. Và, vấn đề thiện ác của
con người theo Trần Tháí Tơng xuất phát từ tâm con người, bị chi phối bởi
luật nhân quả. Trong bài Bàn về niệm Phật ngài viết: “Tâm khởi dậy điều
thiện tức là ý nghĩ thiện. Ý nghĩ thiện khởi dậy thì nghiệp thiện báo lại. Tâm
khởi dậy điều tức là nghĩ ác. Ý nghĩ ác nảy sinh thì nghiệp ác ứng theo. Như
gương hiện ảnh, như bóng theo hình”[95, tr. 84 - 85].
Với quan niệm lấy giới làm điểm khởi đầu cho mọi quá trình tu dưỡng
đạo đức, Trần Thái Tơng đã tự mình viết nên năm bài luận bàn về các giới
gồm: Văn răn sát sinh, Văn răn trộm cắp, Văn răn ham sắc, Văn răn nói càn

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

20

và Văn răn uống rượu. Toàn bộ nội dung của năm bài Văn răn ngũ giới được
Trần Thái Tơng viết nên nhằm mục đích khun răn người đời không nên sát
sinh hại vật, tham lam của cải, sắc đẹp, công danh phú qúy, rượu nồng thịt
béo… dẫn đến “nói năng lầm lỡ. Ngài kêu gọi mọi người nên tích cực làm
việc thiện, bố thí cho kẻ nghèo khó, thương u người khác, tơn trọng phép
nước, kính cha thờ chúa… Trần Thái Tông quan niệm rằng, đây không chỉ là
những giới luật để người tu hành phải nghiêm túc tuân thủ, mà còn là những
chuẩn mực đạo đức thiết yếu mà mọi người cần thực hiện để giữ gìn sự đứng
đắn, trong sạch của thân tâm.
Trong Văn răn sát sinh, ngài nói: “Phàm các lồi sinh ra từ trứng, thai,
ẩm, hóa, thể tính đều giống nhau; sự hiểu, biết, nhìn, nghe nào khác. Chỉ vì
gây nghiệp chứa oan; nên chịu khác tên hiệu. Ngày trước vốn cùng loại nhân
luân; nay đã sinh thành bầy khác lạ… tham sống sợ chết, thành nỗi lo sng;

kêu khổ nói thương, thơi đành cũng hết. Ngươi giết kẻ khác thì kẻ khác giết
ngươi; nó ăn thịt mày thì mày cũng ăn thịt nó. Hạn kỳ lâu mãi; oan trái còn
dài. Đời đời báo oán; kiếp kiếp trả thù. Quay đầu lại, thì về được q hương;
bng thả tâm thì chìm sâu địa ngục” [95, tr. 93]. Có thể nói, về mặt nhân
sinh - đạo đức, Trần Thái Tông đã tập trung vào việc giải quyết các vấn đề
như: vô thường, sinh tử, khổ, giải thoát, Niết bàn…, ngài đã làm sâu sắc thêm,
phát triển triết lý hành động nhằm đưa ra con đường mới mẻ đi đến giác ngộ
của Phật giáo Việt Nam, trong đó có sự kết hợp hài hịa giữa chủ nghĩa yêu
nước với tinh thần nhập thế cao cả.
Từ thái độ sống không lầm sinh tử này đã được Trần Thái Tông nâng
nên thành một phương châm độc đáo: “sống thiền” - vui với cái vui của sự
hiểu biết chân thực, hịa với cái vơ cùng tận của cuộc đời để xác lập nên một
con đường đi đến giác ngộ của thiền học Việt Nam. Đó là con đường cứu dân
độ thế, đem đạo vào đời chứa đựng ý nghĩa nhân văn cao đẹp.

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

21

Trong học thuyết của Trần Thái Tông nổi bật lên những giá trị thiết thực
về phương diện đạo đức, thể hiện ở tấm lòng khuyên răn mọi người tích cực
hành thiện, tránh ác, theo giữ giới luật, tiết dục, kiểm soát thân tâm nhằm giữ cho
pháp thân trong sạch, sống có ích cho đời dựa trên triết lý nhân quả báo ứng
trong Phật giáo. Điều này có ý nghĩa ở chỗ định hướng cho việc tạo lập một xã
hội tốt đẹp dựa trên nền đạo đức từ bi Phật giáo, đảm bảo cho nền thái bình thịnh
trị của quốc gia, dân tộc. Những giá trị học thuật trên đóng vai trị là một trong
những tiền đề tư tưởng cho sự ra đời và phát triển của thiền phái Trúc Lâm Yên

Tử nói chung và tư tưởng triết học của Trần Nhân Tông sau này.
1.3.1.2. Triết học Tuệ Trung Thượng sĩ - “ngọn đèn tổ của Phật hoàng”
Trần Nhân Tông
Cùng với tư tưởng triết học của Trần Thái Tông, Tuệ Trung Thượng sĩ
(1230 - 1291) là người thứ hai có ảnh hưởng lớn lao đến việc hình thành tư
tưởng triết học của Trần Nhân Tông. Ngài là một trong những nhà thiền học
xuất sắc vào bậc nhất của nước ta trong triều đại nhà Trần, và ngài được coi là
“ngọn đèn tổ của Phật hoàng, lấy tâm truyền tâm… làm phấn phát ngọn gió
lành nhà Phật” [95, tr. 594]. Tuệ Trung Thượng sĩ tu Phật nhưng khơng khép
mình vào “tam quy ngũ giới”. Ngài là nhà thiền học thông tuệ, sắc sảo trong
suy nghĩ và hành động.
Tư tưởng triết học của Tuệ Trung Thượng sĩ được trình bày trong tác
phẩm Thượng sĩ ngữ lục do Pháp Loa biên soạn, Trần Nhân Tơng khảo đính
và Trần Khắc Chung đề bạt
Trong quan niệm nhân sinh, Tuệ Trung Thượng sĩ rất quan tâm đến
việc lý giải tận gốc vấn đề sinh tử. Về quan điểm này, ngài đã đem đối lập hai
quan niệm khác nhau về sinh tử: một đằng là quan niệm coi sinh tử là vấn đề
trọng đại của đời người và đằng khác là quan niệm coi sinh tử chỉ là lẽ thường
tình mà thơi. Ở quan niệm thứ nhất, chính sinh do mê lầm, tưởng ảo hóa là

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

22

thật cho rằng sinh tử là vấn đề trọng đại và luôn cảm thấy nơm nớp sợ hãi, ám
ảnh khơng ngi về nó, và ln khao khát tìm đến phương thuốc trường sinh
bất tử để kéo dài cuộc sống, đó là quan niệm của phàm nhân. Cịn đối với

thánh nhân, họ hiểu rằng thân xác con người chẳng qua chỉ là do giả hợp của
tứ đại và ngũ uẩn do nhân quả, duyên khởi mà thành. Nhân duyên hợp thì gọi
là sinh, nhân duyên tan thì gọi là tử. Trong bài Sinh tử nhàn nhi dĩ (Sống chết
là lẽ thường mà thôi), Tuệ Trung Thượng sĩ viết:
“Khi tâm sinh chừ sinh tử sinh,
Khi tâm diệt chừ sinh tử diệt.
Sinh tử xưa nay tính vốn hơng,
Hư huyễn thân này rồi cũng hết
Sống là sống dối, chết: chết dối,
Tứ đại vốn khơng, từ đâu nổi?” [95, tr. 282 - 283]
Vì có điểm khác nhau như vậy nên khi đối diện với sinh tử, kẻ ngu thì
sống chết mãi lo, cịn người trí thì rõ thơng nhàn thơi vậy. Cũng chính vì quan
niệm xem sinh tử là thơng nhàn, thảnh thơi mà Tuệ Trung Thượng sĩ đã có
cái nhìn tích cực với cuộc đời. Ngài không coi cuộc đời chỉ thuần là bể khổ
trầm luân mà với ngài, cuộc đời còn là nơi tốt nhất để hành thiền. Tôn chỉ
thiền của Tuệ Trung Thượng sĩ khơng chỉ gói gọn trong tu thiền, tham vấn
Phật học, mà quan trọng hơn đó là sống thiền. Ngài quan niệm thiền giả
không nên câu nệ cứng nhắc trong việc hành thiền mà nên tùy duyên mà lạc
đạo, đưa thiền vào gần gũi đời sống hàng ngày đế đón nhận cái hạnh phúc
thoải mái, bình dị của chính cuộc sống thường nhật.
Trong bài Phật tâm ca, Tuệ Trung Thượng sĩ đã thể hiện rõ quan niệm
của mình về hành thiền. Ngài viết:
“Đi cũng thiền,
Ngồi cũng thiền,
Trong lị lửa đỏ một bơng sen.” [95, tr. 273 - 277]

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn



×