Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Tâm lý các lứa tuổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (259.4 KB, 25 trang )

TÂM LÝ HỌC PHÁT TRIỂN
MỤC TIÊU:
1. Trình bày được những đặc điểm tâm lý cơ bản của các lứa tuổi: Sơ sinh, hài nhi, tuổi
nhà trẻ, tuổi mẫu giáo, tuổi thiếu nhi, tuổi thiếu niên, tuổi thanh niên, tuổi trung niên,
tuổi già.
2. Trình bày được một số rối nhiễu tâm lý thường gặp ở các lứa tuổi trên.
* Tâm lý học phát triển là một chuyên ngành của Tâm lý học, nghiên cứu toàn bộ quá trình
phát sinh, phát triển của cá nhân từ bào thai đến khi về già. Hay nói cách khác: Tâm lý học
phát triển nghiên cứu nguồn gốc, động lực, cơ chế và các quy luật của sự phát triển tâm lý cá
nhân, các điều kiện, các yếu tố tác động và chi phối quá trình phát triển của cá nhân và nghiên
cứu sự phát triển tâm lý của cá nhân qua các giai đoạn tuổi.
* Cơ chế hình thành và phát triển tâm lý người: Luận điểm trung tâm cho rằng con người sinh
ra chính mình bằng cách tiếp nhận và chuyển các kinh nghiệm xã hội thành kinh nghiệm cá
nhân, được thực hiện thông qua sự tương tác với những người xung quanh và thế giới đồ vật,
tự nhiên, là quá trình chuyển những hành động tương tác từ bên ngoài vào bên trong của cá
nhân.
* Các quy luật phát triển tâm lý người: Sự phát triển của cá nhân diễn ra theo một trình tự
nhất định, không nhảy cóc, không đốt cháy giai đoạn; sự phát triển diễn ra với tốc độ và mức
độ không đều qua các giai đoạn từ sơ sinh đến khi trưởng thành; có sự tiệm tiến và nhảy vọt
trong quá trình phát triển; sự phát triển tâm lý gắn kết chặt chẽ với sự trưởng thành cơ thể và
sự tương tác giữa cá nhân với môi trường văn hóa – xã hội; sự phát triển có tính mềm dẻo và
có khả năng bù trừ.
* Các yếu tố tác động tới sự phát triển tâm lý giữa các cá nhân:
- Trong sự phát triển tâm lý cá nhân, hoạt động và sự tương tác xã hội đóng vai trò quyết định,
nhưng sự phát triển này cũng diễn ra trong sự tương tác với các yếu tố thể chất, trong đó có di
truyền và bẩm sinh, yếu tố môi trường.
- Di truyền và bẩm sinh có vai trò quan trọng trong việc quy định các tính trạng về thể chất và
một số chức năng tâm lý tự nhiên của cá nhân. Bản thân di truyền và bẩm sinh cũng được biến
đổi dưới sự tác động của hoạt động cá nhân trong môi trường sống.
- Môi trường sống, chủ yếu là môi trường văn hóa – xã hội (gia đình, nhóm bạn, nhà trường
và các phương tiện truyền thông hiện đại …) có vai trò đặc biệt trong sự phát triển tâm lý cá


nhân. Trước hết, chúng tạo nên nguồn gốc và nội dung tâm lý của sự phát triển. Đồng thời
chúng cũng tạo ra các khuôn mẫu quy định phương thức hình thành và phát triển tâm lý cá
nhân. Mỗi nền văn hóa, mỗi xã hội có nội dung và phương thức tác động riêng tới sự phát
triển cá nhân.
Mối quan hệ giữa môi trường với sự phát triển của cá nhân có tính 2 chiều. Một mặt, cá nhân
chủ động, tích cực tiếp nhận và xử lý các kích thích từ phía môi trường, mặt khác tích cực tác
động lại môi trường, làm biến đổi môi trường theo mục đích riêng của mình. Đó là quá trình
cá nhân từ chỗ bị phụ thuộc hoàn toàn vào môi trường đến chỗ làm chủ và sáng tạo ra môi
trường.
1. PHÂN KỲ LỨA TUỔI:
- Từ 0 đến 2 tháng tuổi: Tuổi sơ sinh
- Từ 3 đến 12 tháng tuổi: Tuổi hài nhi
- Từ 1đến 3 tuổi: Tuổi nhà trẻ
- Từ 3 đến 6 tuổi: Tuổi mẫu giáo
- Từ 6 đến 11 tuổi: Tuổi thiếu nhi ( Nhi đồng )
- Từ 11,12 đến 15,16 tuổi: Tuổi thiếu niên
1
- Từ 16,17 đến 28,29 tuổi: Tuổi thanh niên
- Từ 29,30 đến 55,60 tuổi: Tuổi trung niên
- Sau 55,60 tuổi: Tuổi già
Tuy nhiên, sự phân chia này chỉ mang tính chất tương đối. Người ta thấy rằng dưới ảnh
hưởng của các yếu tố như kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội các giai đoạn tuổi có thể sớm
hay muộn hơn 1 vài năm so với mốc phân chia.
2. ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ CỦA CÁC LỨA TUỔI:
2.1. TUỔI SƠ SINH Và TUỔI HÀI NHI ( 0-1 TUỔI ):
2.1.1. Giai đoạn sơ sinh (0 - 2 tháng):
Đứa trẻ mới ra đời có sự thay đổi về môi trường sống. Từ một môi trường trong
bụng mẹ hết sức thuần khiết, mang tính chất tương đối “ ổn định “, đứa trẻ được thoả mãn mọi
nhu cầu thông qua cơ thể mẹ (các chức năng hô hấp, tuần hoàn, tiêu hoá đều được thực hiện
thông qua nhau thai) đến khi ra đời đứa trẻ đột ngột rơi vào 1 môi trường mới khác hẳn với

môi trường trong bụng mẹ và rất phức tạp: Nhiệt độ, ánh sáng, âm thanh đều thay đổi.
Chính vì vậy đứa trẻ phải thay đổi để thích nghi với môi trường sống mới ( đứa trẻ phải thở
bằng phổi, vòng tuần hoàn chính thức thay cho vòng tuần hoàn thực hiện qua nhau thai, hệ
tiêu hoá, bài tiết cũng bắt đầu hoạt động ). Nhưng đứa trẻ không thể tự mình chăm sóc bản
thân được bởi lẽ khi mới sinh ra nó chỉ như là 1 sinh vật non nớt, thụ động và còn bất lực hơn
cả những con vật non của đại đa số động vật, chính vì vậy nó phải nhờ vào sự chăm sóc của
người lớn (đặc biệt là của mẹ). Do vậy sự chăm sóc lúc này có 1 vai trò đặc biệt quan trọng,
nó chẳng những quyết định sự sống còn của đứa trẻ mà còn quyết định cả sự phát triển tâm lý
của nó nữa.
Vậy làm thế nào để đứa trẻ có thể thích nghi được với môi trường mới? Những đứa
trẻ này khi sinh ra đã có 1 số phản xạ không điều kiện. Những phản xạ này giúp cho các
trẻ nhỏ có được những cách đáp ứng thích hợp và giúp chúng thích nghi được với môi
trường. Ví dụ:
+ Phản xạ nháy mắt (chớp mắt), hắt hơi, nôn oẹ giúp cho trẻ đáp ứng với kích thích của môi
trường xung quanh để tồn tại và những phản xạ này sẽ tồn tại trong suốt cả đời người, chính
vì vậy người ta còn gọi đó là phản xạ tự vệ (khi có 1 nguồn sáng như đèn chiếu vào mắt trẻ thì
trẻ sẽ chớp chớp mắt để không bị chói).
+ Phản xạ định hướng (phản xạ ngoái cổ): là cách đáp ứng của trẻ khi có ai chạm vào 1 bên
má hay khi có tiếng động, tiếng gọi lúc đó trẻ sẽ lập tức quay đầu về hướng (phía đó).
Hay khi người mẹ bế để cho trẻ bú, mặt trẻ bao giờ cũng quay về phía trong (phản xạ định
hướng thức ăn). Phản xạ này có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong cuộc sống, nó giúp cho trẻ
định hướng được trong không gian.
+ Phản xạ mút: Là động tác mút mà trẻ thực hiện 1 cách tự nhiên mỗi khi đưa 1 vật gì vào
miệng trẻ. Phản xạ này có ý nghĩa sống còn đối với trẻ, chúng bú sữa và phải mút vú mẹ. Phản
xạ này cũng sẽ mất đi khi trẻ bắt đầu ăn thức ăn ở thể rắn. Nếu trẻ tiếp tục mút khi có thức ăn
đưa vào miệng thì không bao giờ chúng biết nhai.
+ Phản xạ cầm, nắm: Tồn tại trong 2 tháng đầu, hễ đưa 1 vật gì vào tay trẻ thì nó cầm, nắm
thật chặt, đó chỉ là phản xạ. Trẻ không tự ý buông ra được tuy rằng có khi do mỏi tay nên trẻ
nắm lỏng hơn. Đến cuối tháng thứ 3 phản xạ này giảm bớt và dần dần mất hẳn.
* Đa số những phản xạ không điều kiện bẩm sinh này đều cần thiết đối với trẻ, nó giúp cho

đứa trẻ thích nghi với những điều kiện sống mới. Người ta thấy rằng tuổi sơ sinh là thời kỳ
duy nhất trong đời sống con người mà những hành vi mang tính chất bản năng (bú, mút. cầm,
nắm, định hướng ) được biểu hiện dưới dạng những phản xạ không điều kiện để thoả mãn
những nhu cầu của cơ thể về ăn, uống, về sự ấm áp Nhưng những hành vi đó không thể là
cơ sở cho sự phát triển tâm lý của chúng mà chỉ giúp cho đứa trẻ sống còn được mà thôi.
Ở trẻ sơ sinh, cảm giác mang tính chất bất phân, trẻ không phân biệt được bản thân
với sự vật. Ví dụ: Khi bú, trẻ không phân biệt được vú mẹ và môi miệng của mình (hoặc cứ để
ngón tay hay vật gì gần miệng là trẻ có phản xạ bú). Nắm chặt một vật gì trong tay nhưng
2
không phân biệt được bàn tay với vật ấy. Đây là thời kỳ hoà mình với đồ vật và người tiếp xúc
trực tiếp với trẻ hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng.
Lọt lòng, trẻ em đã có những ứng xử làm cho người lớn, nhất là người mẹ phải quan
tâm như khóc, mỉm cười, muốn được ôm ấp, vỗ về, thể hiện một nhu cầu muốn gắn bó với
người lớn. Phản xạ rúc đầu vào ngực mẹ, một mặt là để tìm vú để bú, nhưng mặt khác là
muốn áp sát vào da thịt mẹ để được ôm ấp, vỗ về, yêu thương. Có thể nói quan hệ với người
mẹ qua xúc giác rất quan trọng và cũng được xuất hiện sớm nhất, nó tạo điều kiện cho sự
phát triển sau này của trẻ. Hiện tượng đó được gọi là sự gắn bó mẹ – con. Chính vì vậy, sau
khi sinh nở, cả người mẹ lẫn đứa con đều rất nhạy cảm với sự tiếp xúc gần gũi da thịt và có
nhu cầu gắn bó với nhau. Bởi vậy, nhiều bác sĩ nhi khoa chủ trương để cho người mẹ được
ôm ấp, xoa bóp cho đứa con của mình ngay khi nó mới lọt lòng. Ở nước ta có một số bệnh
viện sản chủ trương, thay vì nuôi trẻ đẻ thiếu tháng trong lồng kính bằng cho mẹ ấp ủ trong
lòng. Kết quả là tỷ lệ trẻ sống và phát triển được cao hơn.
Các công trình nghiên cứu và thực tế đã cho thấy rằng: Vắng mẹ từ những ngày đầu mới
ra đời là nỗi bất hạnh to lớn đối với trẻ em. Trong trường hợp em bé bị tách khỏi mẹ quá sớm
(do mẹ chết, bị ốm cần phải cách ly hay do một lý do nào khác), thì điều cần thiết là phải giúp
cho trẻ tạo ra mối quan hệ gắn bó mẹ – con. Nhu cầu này cũng có thể thoả mãn được bởi
người khác, miễn là người đó có lòng yêu thương, ôm ấp, vỗ về như chính người mẹ của bé.
Tạo được mối quan hệ gắn bó mẹ – con ngay từ những ngày đầu trẻ mới ra đời là một
cách phòng ngừa tốt nhất, tránh cho trẻ nguy cơ chậm phát triển và lệch lạc về sinh lý cũng
như tâm lý sau này. Tâm lý học hiện đại đã đưa ra một kết luận hết sức quan trọng: nhiều rối

loạn tâm lý về sau, kể cả lúc đã trưởng thành, có thể tìm nguyên nhân từ những rối nhiễu
trong mối quan hệ gắn bó mẹ – con ở những tháng năm đầu của cuộc đời. Những em bé
thiếu sự gắn bó yêu thương của người mẹ từ tấm bé thường luôn sống trong tình cảnh cô
đơn, lo lắng, sợ hãi, sau này lớn lên thường mang theo những mặc cảm trong quan hệ với
những người xung quanh, thậm chí còn có thái độ chống đối, thù địch.
Sự xuất hiện những cảm xúc ở trẻ - phức cảm hớn hở. Khoảng cuối tháng thứ 1, đầu
tháng thứ 2 ở trẻ xuất hiện 1 hình thức phản ứng đặc biệt với người lớn. Trong thời kỳ này
trẻ đã nhận ra người lớn như là người trung gian cần thiết khi nó tiếp xúc với thế giới xung
quanh, như là nguồn thoả mãn những nhu cầu (khi trẻ đói, khóc thì người lớn cho trẻ bú; khi
trẻ hướng về 1 đồ chơi nào đó, người lớn lấy đồ chơi cho trẻ và trẻ được thoả mãn nhu cầu
của mình ). Dần dần ở trẻ hình thành phản ứng xúc cảm -vận động chuyên biệt khi người lớn
xuất hiện. Phản ứng đó được gọi là “ Phức cảm hớn hở “, nó được biểu hiện ở sự vui thích,
thoả mãn nhu cầu của mình bằng những cử động rối rít của tay và chân. Đứa trẻ tập trung nhìn
vào mặt người đang cúi xuống nhìn nó, rồi nó cười với người đó, tay chân cựa quậy hoặc phát
ra những âm thanh nho nhỏ: gừ gừ, a gừ Có thể nói rằng phức cảm hớn hở xuất hiện là do
trẻ được thoả mãn nhu cầu đặc biệt là nhu cầu giao tiếp với người lớn. Nếu như những đứa
trẻ không được khuyến khích, không được người lớn quan tâm, âu yếm để trẻ thể hiện
những cảm xúc tích cực đó thì nó sẽ trở nên thụ động, sau này sẽ khó tiếp xúc với người khác,
gây trở ngại cho việc giáo dục, hình thành nhân cách cho trẻ.
Có thể nói rằng phức cảm hớn hở là sự thoả mãn nhu cầu giao tiếp của trẻ ở
những tháng đầu tiên của cuộc đời, là giới hạn để phân cách giữa tuổi sơ sinh và tuổi hài
nhi.
2.1.2. Giai đoạn tuổi hài nhi (3 - 12 tháng):
Giao tiếp xúc cảm trực tiếp với người lớn là hoạt động chủ đạo của tuổi hài nhi.
+ Chúng ta biết rằng ở tuổi hài nhi, mọi nhu cầu của trẻ cần phải được người lớn thoả
mãn và mẹ là người chủ yếu, trực tiếp chăm sóc trẻ. Vì vậy trong cả năm đầu mối quan hệ
mẹ - con là mối quan hệ đặc biệt, tác động đến mọi mặt phát triển của trẻ. Rất nhiều sự kiện
thu thập được từ các công trình của các nhà nghiên cứu trên thế giới cho thấy đời sống của trẻ
3
hài nhi hoàn toàn phụ thuộc vào người lớn (mẹ). Người lớn cho trẻ ăn, mặc ấm, tắm rửa, trở

mình cho trẻ Người lớn còn thoả mãn những nhu cầu của trẻ về đời sống tâm lý: người ta
thấy rằng trẻ hài nhi hớn hở rõ rệt khi người ta bế nó trên tay, âu yếm nó . Rồi người lớn cho
trẻ tiếp xúc với thế giới (đối tượng) xung quanh: bế trẻ đi chơi, tiếp xúc với những người
khác, khi ấy người lớn đều chỉ cho nó, nói cho nó nghe về các đồ vật: kia là cái bàn, đây là cái
ghế; khi trẻ khát người lớn cho trẻ uống nước, lúc đó người lớn có thể nói với trẻ bằng 1
giọng âu yếm: " Mẹ cho con uống nước nhé" Chính nhờ có sự giúp đỡ của người lớn khi
chuyển chỗ trong không gian mà đứa trẻ có thể nhìn thấy 1 số lượng lớn những đồ vật, có thể
theo dõi sự chuyển động của vật này hay vật kia, điều này hình thành nên những kinh
nghiệm cảm tính của trẻ.
* Như vậy, kiểu giao tiếp trực tiếp với người lớn đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát
triển tâm lý của nó đặc biệt là về mặt xúc cảm. Đứa trẻ tiếp nhận ở người lớn những sắc
thái cảm xúc khác nhau biểu hiện qua sắc mặt, qua giọng nói và trẻ trong giai đoạn này
cũng rất nhạy cảm với trạng thái tâm lý của người mẹ: mẹ bế nó với 1 tâm trạng vui sướng,
bằng 1 vòng tay âu yếm hay là bế nó 1 cách vội vàng, thờ ơ, lạnh lùng và quan sát người ta
thấy, nếu người mẹ bế trẻ với 1 tâm trạng hờ hững hay vội vã thì đứa trẻ cũng phản ứng lại
như quấy, khóc, ưỡn người ra
+ Khi được 3 tháng, trẻ nhìn mặt bất kỳ ai cũng mỉm cười mà không phân biệt người
lạ hay người quen. Nhưng từ tháng thứ 4 (5) trở đi sự giao tiếp với người lớn có sự thay đổi,
đứa trẻ chỉ biểu hiện những xúc cảm như hớn hở, mỉm cười với những người thân quen, còn
với những người lạ trẻ có thể khóc thét lên. Sau khi "xem xét " kỹ lưỡng gương mặt của người
lạ mặt đó trong khoảng 30 giây . Nhưng khi được 7-8 tháng trẻ đã tỏ thái độ " sợ người lạ"
ngay mà không cần ngó nhìn lâu: Không cho bế, khóc oà lên.
Theo số liệu điều tra của những nhà nghiên cứu về hằng số sinh học, người ta rút ra kết
luận: 80% trẻ từ 5 (6) tháng biết phân biệt người lạ với người quen, 70% trẻ từ 11 đến 12
tháng biết níu áo mẹ để mẹ chú ý đến mình.
Có thể nói rằng trẻ hài nhi phân biệt được người lạ với người quen - đó là 1 bước tiến quan
trọng trong sự phát triển về mặt xã hội của trẻ.
Có thể nói rằng mối quan hệ giữa trẻ và người lớn trong giai đoạn này được gọi là mối
quan hệ cộng sinh ( cộng sinh về mặt xúc cảm ). Thông qua giao tiếp với người lớn, đứa
trẻ không những phát triển về mặt sinh lý mà còn phát triển cả về mặt tâm lý, nói như bác

sỹ Nguyễn Khắc Viện: " Sự giúp đỡ của người lớn trong giai đoạn này biến đứa trẻ từ 1 thực
thể sinh vật thành 1 thực thể xã hội" .
- Để thấy được sự phát triển tâm lý của trẻ trong giai đoạn này, người ta xem xét trên 1 số
khía cạnh đó là sự phát triển về cảm giác và nhận biết thế giới, vận động và ngôn ngữ.
+ Sự phát triển về cảm giác và nhận biết thế giới:
. Người ta thấy trong những tuần đầu ở trẻ chưa có sự hội tụ về hình ảnh ở 2 mắt, hình ảnh 1
vật nhưng ở 2 mắt lại khác nhau. Lúc đầu đứa trẻ chỉ tập trung vào những vật di động trong
vài giây. Đến tháng thứ 2, đứa trẻ đã nhìn vào đối tượng được lâu vài phút ở khoảng cách lúc
đầu từ 20-30 cm, đến đầu tháng thứ 3 nhìn được 1,5 - 2m. Cuối tháng thứ 3 nhìn được từ 2 - 4
m. Đến tháng thứ 4 trẻ đã biết phối hợp giữa thị giác và vận động.
. Về thính giác:
Từ lâu người ta thấy phụ nứ thường cảm thấy cái thai cựa quậy sau khi có tiếng động lớn
vang lên được vài giây. Kết quả nghiên cứu cho thấy là cái thai ở tuần thứ 26 đến 28 đã nhạy
cảm với tiếng động.
Cuối tháng thứ 1, đứa trẻ đã ức chế được các cử động tập trung vào kích thích âm thanh, trẻ
có thể phát hiện ra hướng có tiếng động. Cuối tháng thứ 2 đầu tháng thứ 3 trẻ đã biết quay đầu
về phía có tiếng động. Các nhà nghiên cứu đã cho thấy là trẻ 6 tháng tuổi trở đã có thể phân
biệt được các tiếng động có mức chênh lệch về cường độ khá nhỏ là 10 đề-xi-ben. Trẻ cũng
rất giỏi phân biệt các tiếng nói: đang khóc mà nghe thấy tiếng mẹ là trẻ nín bặt.
4
+ Khả năng nhận biết mặt người:
Khi nhìn vào mặt người xung quanh, trẻ 1 tháng chỉ nhìn thấy 1 phần nhỏ của bộ mặt và có
chiều hướng nhìn vào các đường viền bên ngoài. Khi trẻ đã được 3 tháng , trẻ đưa mắt nhìn
vào bên trong khuôn mặt và nhìn các bộ phận như mắt, tai, mũi, miệng khá lâu và chúng rất
thích nhìn cả các mẫu hình giống mặt người. Người ta đã quan sát thấy trẻ mỉm cười thích thú
ngay cả khi đưa cho trẻ thấy 1 cái mặt nạ người. Tuy nhiên trẻ 3 tháng cũng chưa phân biệt
người này với người khác, mà phải đến 6 tháng tuổi thì trẻ mới bước đầu phân biệt được và có
thể nhớ được mặt người lạ.
+ Sự phát triển về vận động:
- Những ngày đầu, sự vận động của trẻ là hỗn hợp, chân tay khua khoắng, không có 1 sự phối

hợp nhất định. Nhưng đến cuối tháng thứ 3, khi trẻ nghe thấy 1 tiếng động thì nó đã có thể
quay đầu để định hướng xem chỗ nào, ở đâu phát ra âm thanh ấy.
- Vận động của tay từ chỗ bấu, nắm chặt (mang tính chất phản xạ) đến chỗ trẻ biết cầm, nắm
vật gì đó 1 cách chủ động hơn ( VD: trẻ 1 - 2 tháng bất cứ cái gì đạt vào lòng bàn tay, trẻ cũng
nắm chặt, nhưng trẻ 3, 4 đễn 5 tháng thì thấy cái gì hay hay, thích thú thì trẻ lập tức với tay và
cầm ngay. Đôi bàn tay của trẻ cũng ngày càng phát triển từ chỗ trẻ chưa biết cầm nắm đồ vật
đến chỗ trở thành công cụ nhận thức các thuộc tính của đối tượng khi nó cầm, nắm, sờ, nắn đồ
vật.
- Đến tháng thứ 3 trẻ biết lẫy, cuối tháng thứ 6 đầu tháng thứ 7 trẻ đã biết trườn, bò, đứng, 9
tháng lò dò tập đi (tuy nhiên ở 1 số trẻ thì giai đoạn này có thể chậm hơn).
+ Về ngôn ngữ:
- Trẻ 2 tháng tuổi đã biết hóng chuyện, 3 tháng biết phát ra 1 số âm thanh rời rạc như: ba, ba,
ga, ma, ma Khoảng 6 tháng trẻ đã có thể ghép được 1 số âm tiết như: ma ma, gà gà, măm
măm Khi được khoảng 10 đến 12 tháng, trẻ đã biết nói 1 số từ đơn giản. Thông thường
những từ đầu tiên của trẻ nhỏ là những từ hcỉ người quen như: "mẹ", "bà", những từ chỉ các
bộ phận của cơ thể như "đầu", " mũi", "mắt", những từ chỉ các con vật như " gà", "chó"
RỐI NHIỄU TÂM LÝ
- Rối nhiễu tâm lý bao gồm 1 loạt vấn đề với những triệu chứng khác nhau. Hiện tượng này
thường được ghi nhận bởi sự kết hợp của những suy nghĩ, cảm xúc, hành vi và mối quan hệ
xã hội không bình thường của cá nhân. VD: tâm thần phân liệt, trầm cảm, lo âu và các rối
nhiễu khác liên quan đến lạm dụng thuốc
* Những rối nhiễu tâm lý:
- Trong giai đoạn này đứa trẻ rất cần được sự yêu thương của người lớn đặc biệt là của mẹ và
trẻ ở lứa tuổi này cũng rất nhạy cảm với những tác động, kích thích bên ngoài. Nếu người mẹ
có những bất ổn về mặt tâm lý như: sinh con ngoài ý muốn, có nhiều thất vọng trọng cuộc
sống, hoặc người mẹ vì quá bận rộn với công việc mà không còn thì giờ chăm sóc trẻ, hay
môi trường sống có nhiều thay đổi, rồi những nhu cầu vật chất, nhu cầu giao tiếp với mẹ
không được đáp ứng đầy đủ thì có thể dẫn tới những vấn đề tâm lý cho trẻ. Trong những
trường hợp này đứa trẻ thường có cảm giác: Thế giới đầy sự sợ hãi, sau này đứa trẻ khó hình
thành niềm tin, trẻ luôn thu mình lại, luôn lo sợ và khi lớn lên thường tạo nên nhân cách có

vấn đề.
- Phản ứng của trẻ khi không được đáp ứng nhu cầu tình cảm có thể bằng nhiều cách: biếng
ăn, bỏ ăn, không chịu ăn với mẹ nhưng lại chịu ăn với người khác, thiếu năng động, buồn bã,
kêu khóc Trong những trường hợp này nếu cha mẹ và bác sỹ chỉ quan tâm đến ăn uống,
vệ sinh cho trẻ thì chưa đủ, mà phải tìm xem trong quan hệ gia đình có gây ra những vấn đề
gì cho bé hay không. Nếu có sự căng thẳng với trẻ thì cha mẹ phải thay đổi, phải tạo ra mối
quan hệ mẹ con yêu thương thực sự, phải thường xuyên âu yếm, vuốt ve, ôm ấp trẻ để trẻ
có thể cảm nhận được tình yêu ấy và luôn có cảm giác an toàn.
5

2.2. TUỔI NHÀ TRẺ (1-3 TUỔI)
Bước sang giai đoạn này trẻ đã biết đi do đó làm tăng tính tích cực quan sát tìm hiểu
thế giới xung quanh. Nếu trước đây người lớn mang đồ vật đến cho trẻ hoặc bế trẻ tới đồ vật
để chơi thì bây giờ trẻ tự đi tới, tiếp xúc với đồ vật bằng cảm giác và vận động. Như vậy ở
giai đoạn này trẻ đang ở trí khôn giác động, tức là qua cảm giác và vận động mà nhận ra
những đặc tính của đồ vật xung quanh. Lúc đầu vận động của trẻ còn vụng về và có nhiều
động tác thừa vì hệ thần kinh chưa hoàn thiện. Vận động của trẻ vẫn mang tính chất đồng vận
như đi cả người về xô về trước, dễ ngã, hay vẽ nghuệch ngoạc, bút dễ bị tuột khỏi tay.
Về ngôn ngữ, do sự phát triển của ngôn ngữ mà trẻ đã chủ động tiếp xúc với người
lớn. Biết nói làm xuất hiện khả năng tư duy không những với thế giới vật chất mà còn với thế
giới biểu tượng. Trẻ hiểu lời nói trước khi biết nói : Thực chất là hiểu thông qua cả một tình
huống gồm nhiều cảm giác hỗn hợp hơn là một tiếng đơn độc. Ví dụ : Khi mẹ bảo "Mẹ yêu
bé" bé hiểu được điều này nhờ cả giọng nói, thái độ, nét mặt, cử chỉ của mẹ. Nếu người mẹ
nói một cách bình thản không thể hiện thái độ thì bé chưa hiểu được. Lúc đầu qua lời nói thì
trẻ hiểu được thái độ ý đồ của người khác, sau đó lời nói mới được dùng để chỉ các vật
+ Mới đầu bé dùng một từ như người lớn dùng một câu. Ví dụ : Bé nói "Cơm" hoặc
"Măm" không phải để chỉ chất cơm mà bé muốn nói "Mẹ cho con ăn cơm". Đây là giai đoạn
từ - câu.
+ Đến gần 3 tuổi trẻ mới nói được một câu ngắn . Trước 1,5 tuổi trẻ hiểu được 30,40
đến 100 từ những rất hiếm khi trẻ sử dụng chúng. Sau đó, nhờ có sự biến đổi rõ rệt trong việc

lĩnh hội ngôn ngữ, trẻ bắt đầu thường xuyên đòi hỏi người lớn gọi tên những đồ vật cho nó
biết. Nhịp độ ngôn ngữ của trẻ đã tăng lên rất nhiều. Đến cuối tuổi lên 2 trẻ sử dụng được 300
từ và cuối tuổi lên 3 là 1500 từ. Vốn từ của trẻ rất phong phú và đủ loại . Đây là lứa tuổi rất
hiếu động, khả năng vận động và ngôn ngữ của trẻ tăng nhanh. Trẻ đI đứng, leo trèo, chạy
nhẩy và nói bi bô suốt ngày.
Ở lứa tuổi này tư duy của trẻ chưa tách khỏi giác động (cảm giác và vận động) và đặc
biệt là tình cảm chi phối tâm tư của bé, cho nên tư duy mang tính chất tự kỷ, nhìn nhận sự
việc một cách chủ quan. Ví dụ: Khi chạy, vấp và ngã đau bé cho là "tại cái bàn" hay "tại đất
làm con ngã" và khi "đánh chừa" cái bàn, đất thì bé nín ngay và cảm thấy rất thoả mãn chứ bé
không bao giờ nhận là tại mình.
Đây cũng là giai đoạn "Cái tôi" (sự tự nhận thức về mình) của trẻ được hình thành mà
biểu hiện là trong mối quan hệ với người khác, trẻ đã biết phân biệt nó với những người xung
quanh thông qua việc xưng hô với người lớn là "Hằng", "Thu", "Hà" tức là trẻ xưng tên của
mình. Trẻ biết mình là trai hay gái. Trẻ luôn muốn tự khẳng định mình, thích tự làm lấy mọi
việc như tự mặc quần áo, tự xúc cơm ăn: “Con tự mặc quần áo”, “Con tự đi dép”. Trẻ cũng
muốn mình làm được những việc như người lớn, chính vì vậy trẻ rất hay bắt chước cha mẹ,
anh chị làm các việc như quét nhà, nhặt rau, vo gạo mặc dù trẻ làm những việc đó còn rất
vụng về. Đây chính là thời điểm thích hợp để giáo dục tính tự lực cho trẻ.
Cùng với đó, ở trẻ lên 3 cũng xuất hiện 1 thái độ đối lập với người lớn, biểu hiện ở
tính bướng bỉnh, chỉ thích làm theo ý mình (muốn làm ngược lại với lời chỉ bảo của người
lớn). Đồng thời đứa trẻ lại muốn có thẩm quyền đối với mọi vật xung quanh, cái gì cũng
muốn thuộc về mình, tính “ích kỷ” xuất hiện. Măch dù tính ích kỷ này chưa mạng nội dung vụ
lợi như tính ích kỷ của người lớn nhưng nếu không được giáo dục tốt, tính ích kỷ cũng từ đó
có cơ hội để phát triển. Với những đặc điểm như vậycác nhà tâm lý học gọi đây là thời kỳ
khủng hoảng tuổi lên 3. Đây là hiện tượng phổ biến, nhưng có tính tạm thời và chuyển tiếp,
trẻ ở lứa tuổi này ít nhiều đều có. Người lớn thường gặp khó khăn trong quan hệ với trẻ, đặc
biệt với những cháu quá bướng bỉnh và ương ngạnh. Người lớn nên nhận thấy những khả
năng mới của trẻ và đáp ứng nhu cầu tự khẳng định, tự lập của trẻ bằng cách tạo ra những
hình thức hoạt động mới, những quan hệ mới với mọi người xung quanh, giúp trẻ vượt qua
thời kỳ khủng hoảng này.

6
Nhờ tư duy và ngôn ngữ phát triển, trẻ chủ động tiếp xúc với môi trường xung quanh ,
nhu cầu gần mẹ đã giảm đi, trẻ đã bắt đầu tách rời khỏi mẹ, không còn bám mẹ như cái đuôi
nữa. Quan hệ của trẻ với người lớn có sự thay đổi. Mối quan hệ này không phải 1 chiều nữa
(không phải chỉ có yêu) mà mang tính chất 2 chiều rõ rệt (yêu- ghét) vì lúc này người lớn
không thể lúc nào cũng đáp ứng được tất cả mọi đòi hỏi của trẻ, ví dụ: trẻ đi qua hàng bánh
thì đòi mẹ mua, nhưng mẹ không đồng ý thì lập tức trẻ giận dỗi thậm chí khóc ầm lên và lúc
này trẻ cảm thấy rất ghét mẹ.
Vấn đề gay gắt nhất ở lứa tuổi này là việc thực hiện các yêu cầu của bố mẹ như tập đi
vệ sinh đúng chỗ, đúng giờ. Nếu cha mẹ tập dần cho trẻ (giúp đỡ, khuyến khích, tạo sự yên
tâm cho trẻ) thì dần dần trẻ sẽ tự điều khiển được việc đi vệ sinh của mình và phát huy tính
độc lập, trên cơ sở đó hình thành nên tính tự lập sau này.
* Một số rối nhiễu tâm lý:

Đối với trẻ việc đi vệ sinh là tạo cảm giác thoải mái, chất thải là sản phẩm của trẻ, trẻ
không tỏ thái độ khó chịu. Có những trẻ đi vệ sinh xong lại còn nghịch ngợm và rất lấy làm
thích thú Nếu lúc đó cha mẹ tỏ thái độ khó chịu, quát mắng hoặc ở lớp cô giáo, các bạn chế
riễu thì trẻ có cảm giác xấu hổ, từ đó trở nên mất tự chủ, mất tự tin và sẽ nảy sinh tính nhút
nhát, tự ti
Một vấn đề khác cũng xảy ra đối với trẻ ở lứa tuổi này là bị cha mẹ bỏ mặc, không
quan tâm.
+ Trẻ có thể bị cha mẹ bỏ mặc không quan tâm thoả mãn những nhu cầu cơ bản của
trẻ nhỏ về ăn, mặc, vệ sinh sạch sẽ, thuốc men, bị đánh, bị cha mẹ thờ ơ không quan tâm, đáp
ứng về tình cảm (VD: cha mẹ không bế bồng, thể hiện sự âu yếm với trẻ ), trẻ bị quát mắng,
xỉ vả, đánh đau Hiện tượng này 1 phần là do các trẻ ở lứa tuổi này có thể rất hay đòi hỏi, cố
gắng khẳng định tính độc lập, tự chủ của mình ( thường là những cách làm người lớn khó chịu
hoặc bực mình ) và trong khi thăm dò thế giới xung quanh, thường hay mó máy vào những
thứ mà chúng không được phép, do đó người lớn có thể dễ hiểu nhầm cho hành vi của trẻ là
cố tình hoặc hư hỗn và có người còn cho rằng cần trừng trị, phải phạt thật nặng thì trẻ mới
nghe lời, mới ngoan được. Có những người khác cảm thấy bối rối về chuyện nuôi dạy con cái

có thể sớm nản lòng và bỏ mặc đứa trẻ. Hiện tượng này có thể còn do cha mẹ trẻ nghèo túng ,
thiếu giáo dục, không được chuẩn bị để nuôi con. Người ta thấy những người hồi còn nhỏ bị
ngược đãi, bỏ mặc, hoặc trường hợp cha mẹ bị stress kéo dài dễ có chiều hướng ngược đãi
con cái họ.
+ Hậu quả của việc bị ngược đãi: ở trẻ sẽ phát sinh hung tính, mặc cảm, tự ti và gây gổ với
bạn bè cùng trang lứa, kém tự trọng, mất khả năng vui sống, không kiềm chế được, hay cáu
giận, dễ nổi khùng Những vấn đề về mặt tâm lý như vậy nếu không được cải thiện thì nó
có thể kéo dài và ảnh hưởng tới sự phát triển của những giai đoạn sau và gây ra những hành vi
không bình thường, có tác động, ảnh hưởng xấu đến bản thân trẻ và gia đình, xã hội.
*Lưu ý khi giao tiếp với trẻ sơ sinh, hài nhi, tuổi nhà trẻ:
- Dỗ cho trẻ nín, cười đùa với trẻ (cù chân, hát, cho trẻ đồ chơi…).
- Nói với trẻ bằng những từ đơn giản, minh họa bằng cử chỉ, hành vi những gì bạn sẽ
thực hiện (tay chỉ vào các bộ phận trên cơ thể để trẻ hiểu và có thể diễn đạt những
cảm xúc của mình, đặt ống nghe lên ngực áo trẻ “cô sẽ nghe xem có tiếng gì kêu
không nhé!”, há miệng làm mẫu cho trẻ khi khám họng…).
- Đối với trẻ 2,5 – 3 tuổi: có thể giải thích lý do cho hành động mà bạn muốn trẻ thực
hiện (cô muốn xem bé có nóng trong người không nên cô để cái này vào đây nhé…)
2.3. TUỔI MẪU GIÁO (3 - 6 TUỔI )
7
- Những đặc điểm phát triển tâm lý:
Bước sang lứa tuổi này, khả năng vận động của trẻ tăng lên, trẻ đã tự chủ trong việc đi
lại của mình. Vì vậy hoạt động giao tiếp với người khác, sự tiếp xúc với thế giới đồ vật được
mở rộng, làm tăng khả năng thâm nhập vào thế giới - tìm hiểu thế giới xung quanh. Trẻ rất
say sưa trong các trò chơi, học ăn học nói, trẻ rất hay đặt những câu hỏi “ Tại sao . ? “.
Ngôn ngữ của trẻ ngày càng phát triển, vốn từ ngày càng phong phú. Cuối tuổi lên 3
trẻ đã có thể sử dụng được khoảng 1500 từ trong sinh hoạt hàng ngày. Trẻ bắt đầu nói thành
câu dài, biết nghe và kể lại chuyện.
Tư duy của trẻ ở giai đoạn này mạng tính chất trực quan hành động. Người ta làm thí
nghiệm: Lấy nhứng đồng xu xếp thành 2 hàng, mỗi hàng đều 6 xu, nhưng hàng trên xếp sao
cho dài hơn hàng dưới. Người ta hỏi trẻ 5 tuổi: “Hàng nào có nhiều đồng xu hơn ? “ thì trẻ trả

lời: “ Hàng dài có nhiều đồng xu hơn. “. Hay ở lớp mẫu giáo, cô giáo dạy trẻ phép cộng 2 + 2
= 4, nếu như chỉ viết phép cộng như trên thì trẻ sẽ khó hiểu và khó nhớ, nhưng nếu cô giáo
dùng hình vẽ, mô hình, que tính để diễn giải ( VD: 2 con gà thêm 2 con gà nữa là 4 con gà )
thì trẻ sẽ dễ hiểu hơn.
Trong quan hệ tình cảm với người khác trẻ cũng đã tiến tới nhận ra vị trí của mình
giữa mọi người, không còn yêu cầu, đòi hỏi người khác phải chiều theo tất cả yêu cầu của
mình nữa. Lúc còn bé được nuông chiều, mọi nhu cầu hầu như được thoả mãn, trẻ là trung
tâm của gia đình, nhưng đến giai đoạn này trẻ nhận ra rằng: mẹ không còn là của riêng mình
nữa, chính vì vậy trẻ đã biết nhường nhịn em, không còn cãi nhau tranh giành với anh chị nữa.
Trẻ cũng bắt đầu nhận thấy vai trò, trách nhiệm của mình trong gia đình, có thể làm 1 số việc
nhỏ giúp đỡ cha mẹ như nhặt rau, quét nhà
Ở lứa tuổi này trẻ bắt đầu nhận thức về giới tính, trẻ biết mình là con trai hay con gái,
trẻ hay có những câu hỏi về giới tính và sinh đẻ như “ Ai đẻ ra con ?”, “ Con sinh ra từ đâu?

Do cái tôi của trẻ vừa được hình thành nên trẻ muốn tự khẳng định mình. Trẻ muốn tự
mình làm lấy mọi việc cho bản thân ( vệ sinh thân thể , giặt quần áo ) mặc dầu còn vụng
về, nhưng nếu cha mẹ không cho trẻ làm thì trẻ sẽ hờn dỗi.
Đến cuối giai đoạn tuổi mẫu giáo trẻ đã trưởng thành lên rất nhiều và chuẩn bị về mọi
mặt ( đặc biệt là tâm lý chuẩn bị đi học ) để bước sang 1 giai đoạn mới - trở thành người học
sinh.
* Một số rối nhiễu tâm lý:
Ở giai đoạn này, nếu người lớn ( cha mẹ, cô giáo ) vì thấy trẻ quá nghịch ngợm,
hiếu động hay bướng bỉnh mà kiềm chế, ngăn cấm, quát mắng, không cho trẻ chơi (VD:
nghịch cát, nô đùa, chạy nhảy ) hoặc không cho trẻ làm (VD: Vo gạo, rửa bát ), thì trẻ
luôn luôn có mặc cảm là mình không làm được việc gì, mình “vô tích sự”,dần dần dẫn đến
hình thành ở trẻ tính tự ti, hay có mặc cảm tội lỗi, sống thu mình lại, khó giao tiếp với người
khác.
* Lưu ý khi giao tiếp:
- Dành thời gian lắng nghe, khuyến khích trẻ chia sẻ những gì đã xảy ra, những cảm nhận
của trẻ, cả các cảm xúc tích cực/tiêu cực (thông qua những trò chơi đóng vai, vẽ tranh, kể

chuyện …).
- Giải thích cặn kẽ những câu hỏi và cung cấp thêm từ để trẻ diễn đạt tốt hơn những gì đã
xảy ra với trẻ.
2.4. TUỔI THIẾU NHI ( 6 - 11 TUỔI )
Lưá tuổi này - các em sau khi rời khỏi lớp mẫu giáo bước vào trường tiểu học, là những
em từ lớp 1 đến lớp 5. Vào trường là một bước ngoặt đối vối các em, đánh dấu một bước
chuyển từ một đứa trẻ còn đang vui chơi là hoạt động chủ đạo sang người học sinh và hoạt
động chủ yếu là học tập.
8
* Đặc điểm hoạt động nhận thức của trẻ trong giai đoạn này:
- Tri giác:
+ Do hệ thần kinh phát triển và môi trường hoạt động mở rộng, phong phú hơn nên tri
giác của trẻ nhạy bén hơn, có tổ chức hơn do yêu cầu hoạt động học tập ở nhà trường và yêu
cầu của giáo viên: Học sinh phải chú ý nhìn, nghe, theo dõi sự điều khiển của giáo viên.
+ Trẻ em ở lứa tuổi này thị giác và thính giác rất phát triển, định hướng rất tốt, định vị
những vật có hình dáng và màu sắc khác nhau. Tuy nhiên tri giác vẫn còn mang tính cục bộ và
đơn giản.
Người ta đã làm thực nghiệm: Mang một bức tranh tĩnh vật (có lọ hoa rất to, xung quanh
là quả na, cam, chanh ) cho lớp một tri giác thì người ta thấy các em đã nói rất nhanh về
màu sắc, về bình hoa, còn các chi tiết như quả na thì các em chưa chú ý đến.
+ Tính chất không chủ động của tri giác còn chiếm ưu thế. (Ví dụ: Đang học bài, thấy
bên ngoài có tiếng nói to, tiếng reo hò là các em ngoảnh ra ngay).
- Trí nhớ:
+ Trong giai đoạn này có chủ động và không chủ động đều rất phát triển đặc biệt là trí
nhớ có chủ định. Ví dụ khi phải học thuộc lòng một bài thì vẫn phải dùng trí nhớ có chủ định.
Ban đầu các em sử dụng những phương thức đơn giản nhất là nhắc lại nhiều lần tài liệu khi
chia tài liệu ra thành nhiều phần, (một bài thơ chia làm năm khổ, các em đọc đi đọc lại nhiều
lần cho thuộc một khổ rồi mới chuyển sang khổ hai). Sau đó các em đã biết áp dụng phương
pháp ghi nhớ bằng cách nhớ lại hồi tưởng tài liệu cần nhớ. (Ví dụ: người ta kể cho các em
nghe một câu chuyện, sau đó các em sẽ hồi tưởng nhớ lại nội dung đó dựa trên sự gợi ý của cô

giáo như đầu tiên là gì? diễn biến ra sao? kết thúc nhu thế nào?
+ Người ta cũng thấy trong quá trình ghi nhớ tài liệu của học sinh cấp I có hiện tượng
học vẹt: nhớ mà không hiểu nội dung của tài liệu: (Rắn là một loài bò sát không chân).
- Tư duy:
+ Tư duy của trẻ em chủ yếu vẫn mang tính chất trực quan hành động tức là thông qua
hành động trên vật thật, mô hình, hình ảnh, thông qua biểu tượng của trí nhớ mà học sinh giải
quyết bài toán, các vấn đề (Ví dụ: Các em dùng que tính để cộng trừ dùng sơ đồ, hình vẽ để
giải các bài toán).
+ Khả năng phân biệt các dấu hiệu và tách ra cái bản chất của đối tượng ở học sinh lứa
tuổi này còn hạn chế vì học sinh cấp I thường dùng những ký hiệu bề ngoài để khái quát sự
vật, đối tượng, mà những dấu hiệu bề ngoài này nhiều khi không phải là những dấu hiệu nói
lên những bản chất của sự vật hiện tượng.
Ví dụ: Khi giải thích khái niệm "chim", học sinh lớp 1 đã dựa vào những dấu hiệu bề ngoài
như ''bay'', ''nhảy'', ''mổ'', ''hót'', học sinh lớp 2 chủ yếu nhấn mạnh vào khả năng biết bay
(nhiều khi các em xếp cả bươm bướm vào loài chim), dấu hiệu sống trên cánh động hoặc
trong rừng (trên cơ sở đó loại trừ gia cầm ra khỏi loài chim). Học sinh lớp 3 đã tách được khái
niệm cơ bản của loài chim nhưng chưa hệ thống hoá được các dấu hiệu đó và chỉ có học sinh
lớp 4 mới nêu lên được 1 cách hệ thống: Chim là 1 động vật có lông vũ, đẻ trứng, biết bay,
sống trong rừng hay cách đồng
+ Đến khoảng cuối cấp (cuối tuổi nhi đồng) các em đã biết khái quát các dấu hiệu, đặc
điểm bản chất của đối tượng thông qua sự phân tích và tổng hợp bằng trí tuệ ( những lời giải
thích đầy đủ của giáo viên và những bài văn, truyện kể trong SGK trong nhiều trường hợp
cũng đủ để nắm vững khái niệm mà không cần phải vận dụng vật thật 1 cách trực tiếp ).
VD: Những cây lúa mì được gieo vào mùa thu, ủ trong mùa đông - đó là loại lúa ủ đông.
- Ngôn ngữ:
+ Phát triển rõ rệt cả về chất lượng và số lượng. Do yêu cầu, tính chất của hoạt động
học tập nên ngôn ngữ của trẻ đã vượt ra khỏi phạm vi những từ sinh hoạt hàng ngày và các em
đã lĩnh hội được 1 số khái niệm khoa học trừu tượng.
9
+ Vào học trường phổ thông, lần đầu tiên tiếng mẹ đẻ trở thành 1 môn học được tổ

chức, học tập 1 cách đặc biệt. Giáo viên yêu cầu học sinh viết đúng chính tả, đặt câu đúng ngữ
pháp. Khi đọc bài các em không chỉ thuật lại nội dung mà phải trình bày, diễn đạt ý của mình
1 cách mạch lạc, có đầu có cuối. Điều đó đòi hỏi trẻ phải sử dụng phương tiện ngôn ngữ 1
cách có ý thức. Rõ ràng là điều kiện phát triển ngôn ngữ của trẻ đã thay đổi về căn bản. Tuy
nhiên nhiều học sinh cấp I còn phát âm sai, viết sai chính tả do chưa được người lớn, giáo viên
quan tâm sửa chữa, uốn nắn.
* Ở lứa tuổi học sinh cấp I, nhân cách đang hình thành và diễn ra khá rõ nét.
Trẻ đã hình thành được những nếp sống, thói quen, hành vi đạo đức 1 cách có ý thức,
chấp hành những nội quy của nhà trường, nghe theo lới ông bà, cha mẹ 1 cách tự giác.
Đặc điểm tính cách của học sinh cấp I: Do cuộc sống của các em còn phụ thuộc nhiều
vào người lớn nên tính độc lập chưa phát triển, trẻ chưa vững tin vào bản thân mình mà
thường dựa nhiều vào ý kiến của thầy cô, cha mẹ, người lớn. Do sự điều chỉnh của ý chí đối
với hành vi còn yếu, do tính hiếu động vốn có của lứâ tuổi này mà các em thường hành động 1
cách bột phát, không suy nghĩ, nóng nảy, nhiều em tính khí thất thường và bướng bỉnh. Tuy
nhiên trong đặc điểm tính cách của học sinh lứa tuổi này cũng nổi lên những nét tính cách tốt
nhứt hông nhiên, ngây thơ, chân thực, giàu lòng vị tha.
Về hứng thú: Phát triển rất rõ nét, đặc biệt là hứng thú nhận thúc, tìm hiểu thế giới
xung quanh, tính tò mò ham hiểu biết. Ở các em đã hình thành nhiều loại hứng thú như đọc
sách, nuôi các con vật, truyện khoa học Tuy nhiên hứng thú ở lứa tuổi này thường không
bền vững và nhiều khi còn rất viển vông, không thực tế.
Về xúc cảm, tình cảm:
. Ở lứa tuổi này các em rất dễ xúc động, chưa biết kiềm chế những tình cảm của mình, biểu
hiện trực tiếp và công khai sự vui mừng, niềm tự hào (VD: Khi đạt điểm cao, vui quá nhảy
cẫng lên, hét ầm ĩ cả lớp ). Tuy nhiên, xúc cảm, tâm trạng của các em thường không ổn định,
biểu lộ rất mạnh mẽ nhưng chỉ trong chốc lát.
. Ở học sinh lớp 3, 4 bắt đầu thể hiện rõ ý thức về nghĩa vụ nhưng chưa thực sự sâu sắc. ý thức
về tập thể cũng bắt đẩu được hình thành, tuy nhiên chúng vẫn chưa có thái độ hợp tác với
nhau hoàn toàn, thường có thể thấy chúng tỏ ra lạnh nhạt, tị nạnh, khoác lác 1 cách ngây thơ.
Nhiều công trình nghiên cứu đã cho thấy: Nếu học sinh lớp 1 giúp đỡ nhau thì thường không
phải là do tự các em nghĩ ra mà là do sự chỉ baỏ trực tiếp của giáo viên, hơn nữa điều đó diễn

ra thông qua giáo viên (VD: Học sinh đáp lại yêu cầu của giáo viên là cho bạn mượn bút chì
thừa bằng cách đem bút chì đưa cho cô giáo chứ không phải đưa cho bạn ).
* Các mối quan hệ của trẻ:
Trẻ đi học nghĩa là có sự thay đổi môi trường sinh hoạt . Ngoài môi trường gia đình
với quan hệ ruột thịt ông bà, cha mẹ, anh chị trẻ được mở rộng mối quan hệ với xã hội. Khi
trẻ tới trường hay khi đi ra đường trẻ được quan hệ với thầy cô, bạn bè, với những người
khác tức là trẻ đã tham gia vào các mối quan hệ xã hội.
Quan hệ với thầy cô giáo: Các em rất tin tưởng vào các thầy cô của mình. Nhất nhất
mọi yêu cầu của giáo viên đều được trẻ thưc hiện nghiêm túc. Các em kể chuyện, nói năng rất
hồn nhiên, có gì cũng kể cho thầy cô nghe và đối với các thầy cô giáo thì trẻ em ở lứa tuổi này
là dễ bảo nhất. Trẻ em luôn luôn cho rằng cô giáo nói gì cũng đúng nên nhiều khi có hiện
tượng là cùng 1 bài học , cha mẹ giảng giải thì không nghe cho là sai, cô giảng mới là đúng.
Quan hệ với cha mẹ: ở lứa tuổi này tình cảm gắn bó với gia đình là rất quan trọng. Các
em được cha mẹ động viên, khuyến khích trong học tập và cha mek cũng đã bớt sử dụng biện
pháp cưỡng ép mà thường bảo ban bằng lời lẽ. Chân thành và công bằng được chú trọng hơn
trong quan hệ của cha mẹ với con cái , bởi vì giờ đây đứa trẻ đã có hiểu biết nhất định về
những gì nên làm và không nên làm, cha mẹ cũng mong muốn con cái mình theo đúng những
nguyên tắc ứng xử đã quy định trong gia đình.
10
Quan hệ với bạn bè: Trong những năm học tiểu học, trẻ hiểu rằng thực chất của tình
bạn là sự hiểu nhau, chân thành và quan tâm giúp đỡ lẫn nhau, cùng chia xẻ vui buồn và có
những sở thích giống nhau. Các em đã hình thành nên những nhóm bạn thân, thường con trai
với con trai, con gái chơi với con gái. Học sinh tiểu học rất chú ý đến việc giữ gìn không vượt
quá các ranh giới nam nữ. 1 cậu bé nào muốn tham gia vào các trò chơi của các cô bé thường
là bị các bạn không chấp nhận và bị chế riễu. tương tự như vậy, 1 bé gái nào "lảng vảng " tới
gần "bọn con trai thường bị cả 2 phía không tán thành. Như vậy ý thức về giới tính ở các em
rất rõ ràng.
Tóm lại, ở giai đoạn này, các em đang có nhiều biến chuyển mạnh mẽ về tất cả các
mặt để chuẩn bị bước sang 1 giai đoạn mới có ý nghĩa rất quan trọng trong toàn bộ quá trình
của con người đó là giai đoạn tuổi thiếu niên.

*Một số rối nhiễu tâm lý:
Đối với lứa tuổi này, thành công hay thất bại trong việc học hành là điều chủ yếu, quan
trọng hơn cả. Nếu những trẻ ở tuổi này có biểu hiện bất thường về tâm lý thì có thể là do các
nguyên nhân: di truyền, tổn thương ở não, có thể trẻ bị ảnh hưởng do sống trong 1 hoàn cảnh
gia đình có mâu thuẫn, hoặc do bị cha mẹ ép buộc học quá sức, do không được thoả mãn nhu
cầu nào đó
Những rối nhiễu tâm lý thường gặp:
. Về vận động và ngôn ngữ: Nói lắp, đọc ngấp ngứ
. Về trí tuệ: Trí nhớ kém, học sút, lưu ban
. Tình cảm và quan hệ đối xử với người khác: rụt rè, lo âu, tự ti, mặc cảm.
. Một số trẻ có biểu hiện hung tính như đấm đá súc vật, hay dùng những lời lẽ thô lỗ để xỉ vả
nhau, đấm đá, đánh nhau ngay cả khi không có lý do chính đáng, thậm chí chỉ vì 1 câu nói đùa
hay bị trêu mà nhiều em có thể nổi khùng lên, xông vào đánh bạn. Cần phải phát hiện những
biểu hiện đó của trẻ để có những biện pháp can thiệp kịp thời.
* Lưu ý khi giao tiếp :
- Nên trao đổi thân thiện với trẻ về những vấn đề trẻ có thể thích hoặc không thích, những
hành vi có thể ảnh hưởng đến trẻ. Có thể sử dụng giao tiếp trong nhóm đồng đẳng, có nghĩa
là giao tiếp với những trẻ cùng độ tuổi và hoàn cảnh để chuyển tải thông điệp cần thiết đến
trẻ.
- Bình tĩnh và từ tốn giải thích cho trẻ về những hành vi có thể chưa tốt chưa phù hợp với trẻ
cũng như những việc mà trẻ cần làm, cần thay đổi (ví dụ : có thể giải thích vì sao trẻ phải đeo
kính…).
- Khuyến khích trẻ thể hiện cảm xúc và giải thích lý do vì sao lại có những cảm xúc như vậy
để có thể hiểu hơn về tâm trạng của trẻ. Điều đó sẽ giúp cho việc tiếp xúc với trẻ dễ dàng
hơn.
- Trao đổi, hỗ trợ để trẻ tự đặt mục tiêu và chọn ra giải pháp cho vấn đề của trẻ.
2.5. TUỔI THIẾU NIÊN (11 - 15, 16 TUỔI )
Vị trí đặc biệt của thời kỳ tuổi thiếu niên trong chu kỳ phát triển của trẻ em được phản
ánh trong các tên gọi khác của thời kỳ đó như: "Thời kỳ quá độ", "Tuổi khó khăn", "Tuổi
khủng hoảng", "Tuổi bất trị". Những tên gọi đó đã nói lên tính chất phức tạp và quan trọng

của những quá trình phát triển diễn ra trong lứa tuổi này.
Sự chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang tuổi trưởng thành tạo nên nội dung cơ bản và sự khác
biệt đặc thù trong mọi mặt phát triển của thời kỳ này. Về mọi mặt đều diễn ra sự hình thành
những cấu tạo mới về chất.
* Đặc điểm phát triển về thể chất:
Sự phát triển thể chất của thiếu niên có những biến đổi căn bản trong đó có 1 hiện
tượng đáng chú ý là sự phát dục, vì vậy tuổi thiếu niên còn được gọi là tuổi dậy thì. Một chức
11
năng sinh lý hoàn toàn mới bắt đầu xuất hiện. Tuyến sinh dục bắt đầu hoạt động . Theo các
nhà sinh học thì tuổi dậy thì của các em gái từ 12,13 đến 14,15 tuổi, đối với các em trai là từ
14,15 đến 16,17 tuổi.
Ở tuổi thiếu niên, do hoạt động của tuyến sinh dục, tuyến nội tiết đã tạo ra những
biến đổi trong cơ thể của các em., nhất là có sự phát triển nhảy vọt về chiều cao và nó thúc
đẩy sự phát triển của các bộ phận sinh dục. Về chiều cao, các em có thể cao 5 đến 6 cm/ năm.
Các em nữ trong những năm 12,13 tuổi thường cao nhanh hơn các em nam ở tuổi đó và
khoảng 19,20 tuổi thì ngừng phát triển về chiều cao. Các em nam cao rất nhanh trong khoảng
15,16 tuổi và tiếp tục phát triển cho đến 24,25 tuổi thì dừng lại. Trọng lượng cơ thể tăng từ 2,5
đến 4 kg/ năm.
Hệ xương tiếp tục cốt hoá và phát triển mạnh. Xương chân và tay chóng dài nhưng cơ
lại phát triển chậm hơn, chính vì vậy thiếu niên thường có thân hình mảnh khảnh, gầy, cao và
các em còn rất vụng về, chân tay lóng ngóng, làm hay đánh đổ đánh vỡ.
Về hệ thần kinh: Tiếp tục phát triển và hoàn thiện. Trọng lượng não của thiếu niên gần
bằng trọng lượng não của người lớn. Kích thước và trọng lượng của vỏ não trong giai đoạn
này không tăng lên bao nhiêu nhưng sự hình thành những vùng chuyên biệt của người trên vỏ
não, đặc biệt ở thuỳ trán, 1 phần ở thuỳ thái dương và thuỳ đỉnh diễn ra khá nhanh chóng.
Ở lứa tuổi này có sự mất cân đối tạm thời giữa tim và mạch. Dung tích của tim tăng gấp
đôi so với lứa tuổi trước , nhưng dung tích của mạch máu chỉ tăng gấp rưỡi. Tuần hoàn bị tạm
thời rối loạn gây hiện tượng thiếu máu từng bộ phận trên vỏ não. Chính vì vậy ở lứa tuổi này
hay có hiện tượng tim đạp nhanh, chóng mặt, dễ bị kích động, dễ có tâm trạng thất thường,
hay nổi nóng, hiếu động.

* Đặc điểm phát triển tâm lý:
- Đặc điểm phát triển nhận thức:
+ Trí nhớ:
Năng lực ghi nhớ có chủ định tăng, cách thức ghi nhớ, hiệu quả ghi nhớ được cải tiến rõ rệt.
Để ghi nhớ những tài liệu phức tạp, các em đã có kỹ năng sắp xếp nội dung bài học theo trình
tự logic, xây dựng các mối liên hệ giữa từng phần của tài liệu ( VD: để dễ nhớ cách tính diện
tích hình thang các em có thể đặt thành những câu thơ ).
+ Tư duy:
Trên cơ sở sự phát triển của hệ thống tín hiệu thứ 2 (Ngôn ngữ) và do tính chất trừu tượng của
hệ thống kiến thức phải tiếp thu, khả năng tư duy trừu tượng của thiếu niên phát triển mạnh
mẽ (đặc biệt trong môn hình học, trong quá trình các em lĩnh hội những khái niệm trừu tượng:
áp suất, trọng lực )
+ Ngôn ngữ:
Do nội dung kiến thức được mở rộng, do phải học nhiều môn học, nên số lượng thuật ngữ
khoa học tăng lên, làm cho ngôn ngữ của thiếu niên trở nên phong phú, chính xác hơn. Nhiều
em đã sớm bộc lộ khả năng sáng tác văn, thơ.
+ Chú ý:
Chú ý có tính chất ổn định và tương đối bền vững, các em có thể chú ý tới 2 hoặc 3 vật (việc)
cùng một lúc, tuy nhiên trong trường hợp đó kết quả chú ý chưa cao.
- Sự phát triển tình cảm của thiếu niên:
Tình cảm của thiếu niên có đặc điểm nổi bật là dễ xúc động, dễ bị kích động ( do sự
phát dục, sự thay đổi trong 1 số cơ quan nội tạng, quá trình hưng phấn mạnh hơn ức chế ).
ở lứa tuổi này, tâm trạng dễ thay đổi, thoắt vui, thoắt buồn Do có sự thay đổi như vậy nên
trong tình cảm của các em có nhiều mâu thuẫn: có lúc tỏ ra là người rất yêu thương, tận tình
chăm sóc các em nhỏ, nhưng nhiều khi lại vô cớ đe doạ, bát nạt hay trêu chọc; có lúc biết tận
tình giúp đỡ người già yếu, tàn tật nhưng có lúc lại cố tình trêu ngươi họ.
Tình cảm đạo đức: Thiếu niên rất quan tâm đến việc lĩnh hội các quy tắc, chuẩn mực
đạo đức, hành vi dũng cảm; sự yêu, ghét. căm thù rõ rệt ở các em.
12
Tình cảm trí tuệ: được thể hiện ở hứng thú nhận thức như sự tò mò ham hiểu biết, đặc

biệt là những cái mới, các tri thức khoa học hiện đại .
Tình cảm thẩm mĩ: phát triển rất mạnh, các em rất thích những cái mới mẻ hấp dẫn
trong lĩnh vực hội hoạ, âm nhạc (như rất nhớ tên các ca sĩ, những bài hát mà các em hâm
mộ ).
Ở lứa tuổi này cũng xuất hiện tình cảm khác giới và thường nó mang tính chất lãng
mạn, trong trắng ngây thơ. Các em có thể thể hiện tình cảm của mình bằng nhiều cách: Khi
thấy thích 1 bạn nào đó các em có thể viết thư, lại có em trai có cách biểu hiện như cố tình
"gây sự", dứt tóc, huých vào tay, chen lấn xô đẩy đối tượng mà mình thích. Còn các em nữ thì
một mặt rất hay phàn nàn: cậu A ngỗ nghịch quá, bạn B "trông thế mà ghét" nhưng thực ra các
cô bé này đều thầm hiểu hết động cơ của những hành vi ấy. Về sau những quan hệ này có sự
thay đổi , các em ngượng ngùng, e thẹn, đỏ mặt mỗi khi bắt gặp ánh mắt trìu mến của người
khác giới. thường những quan hệ riêng tư đó các em chỉ kể cho 1 người bạn thân, song thường
nhiều học sinh cùng lớp đều biết, chúng thường hay ngầm theo dõi, quan sát và trao đổi tin
tức cho nhau. Tình cảm đối với bạn khác giới ở lứa tuổi này cũng có ảnh hưởng mạnh mẽ đến
các em, nó có thể khích lệ, là động cơ giúp các em học tập tốt hơn, cùng nhau hướng tới
những ước vọng cao đẹp. Tuy nhiên tình cảm này cũng có thể ảnh hưởng không tốt đến việc
học tập của các em (nhiều em vì quá say sưa mà quên cả học bài ).
* Đặc điểm về sự phát triển nhân cách của lứa tuổi thiếu niên:
- Sự tự ý thức phát triển mạnh mẽ.
Bước sang lứa tuổi thiếu niên, các em có ý thức tự cho mình là người lớn, đã trưởng
thành, có thể tự chủ, độc lập, tự quyết trong mọi việc ( bởi vì trong mối quan hệ với người
lớn, các em được cha mẹ, các thầy cô giáo tôn trọng hơn, đối xử với các em như là người lớn
vậy). Các em luôn tỏ ra là mình có nghị lực, có lòng tự trọng cao, chính vì vậy nhiều em đã tỏ
ra rất khó chịu khi người khác can thiệp vào công việc của mình, hoặc bị người khác đánh giá
thấp, coi các em là trẻ con. Trước đám đông mà bị mắng, bị đánh hay nhiếc móc là "ông
mãnh", "bà cô", "con ranh". "nhãi" thì các em rất ấm ức, nhiều khi cãi lại, thậm chí phản
ứng tiêu cực.
Các em bắt đầu có ý thức về mình, tự đánh giá những phẩm chất của cá nhân và có
nhu cầu tự tu dưỡng , tự rèn luyện những đức tính cần thiết (cần cù, chăm chỉ trong học
tập, biết quan tâm đến người khác, tự phê bình, tự cao tự đại, nghĩa vụ đối với gia đình, xã

hội ). Tuy nhiên trong sự đánh giá về mình không phải bao giờ các em cũng đánh giá đúng.
Nhiều em dễ bỏ qua thiếu sót của bản thân, nhiều em lại nhận thức và đánh giá không đúng 1
số phẩm chất do đó có những cách thức rèn luyện liều lĩnh, dại dột. Do vậy ý kiến đánh giá,
sự góp ý của những người xung quanh nhất là của thầy cô giáo, cha mẹ, bạn bè là cơ sở giúp
các em nhìn nhận, tự đánh giá về mình đúng đắn hơn.
Vì muốn làm người lớn nên thiếu niên có khuynh hướng bắt chước người lớn trong
cách cư xử, hành động thường các em chưa biết tìm mặt tốt của người lớn để bắt chước,
mà các em hay bắt chước những mặt chưa tốt như: hút thuốc lá phì phèo, tập uống rượu, chải
đầu bóng mượt, son phấn, làm dáng vì các quan niệm sai lầm là chính những mặt ấy mới là
cái quy định ở mức cao nhất đặc tính của người lớn.
Các em cũng tò mò tìm hiểu mối quan hệ nam nữ (rình trộm các anh chị lớn, xem
phim ảnh, đọc sách báo nói về chuyện tình yêu ). Các nhà giáo dục cho rằng nếu cha mẹ
càng ngăn cấm, khắt khe với các em thì lại càng kích thích tính tò mò, muốn khám phá những
gì các em chưa biết, và đối với các em cần tránh những kích thích giới tính, có thể giải thích
cho các em hiểu đến 1 chừng mực nào đó, đồng thời phải đưa các em vào những hoạt động
lành mạnh như học tập, các câu lạc bộ vẽ, chơi cờ
Các em còn rèn luyện những đức tính của người lớn: các em trai thường thấy người
đàn ông là người quan hệ rộng, có bản lĩnh, dũng cảm nên các em cố gắng thể hiện những
phẩm chất này bằng cách tập thể dục thể thao để có thân hình cường tráng, có sức khoẻ dẻo
13
dai Còn các em gái rèn luyện những đức tính của người phụ nữ như: duyên dáng, nhẹ
nhàng, tế nhị, đoan trang
Các em ở lứa tuổi này còn bắt chước, học cách xử thế, quy tắc hành vi của người
lớn. (VD: khi bố mẹ vắng nhà, các em là người đứng trên cương vị cao nhất để bảo ban, sai
khiến các em nhỏ )
- Ở lứa tuổi thiếu niên cũng xuất hiện nhiều hứng thú mới
Các em rất muốn tìm tòi, khám phá những điều mới lạ trong các môn khoa học, trong
các mối quan hệ con người (VD: Các em tích đi sâu tìm hiểu tự nhiên xã hội; hay thấy anh
chị tâm sự với nhau các em rất muốn xem họ nói gì với nhau, họ biểu hiện tình cảm như thế
nào? ).

Các em xây dựng cho mình 1 hình mẫu lý tưởng (VD: 1 nhà khoa học, 1 ca sĩ ) và cố
gắng phấn đấu theo hình mẫu đó. Thiếu niên thường sống lạc quan, yêu đời và có nhiều ước
mở trong sáng. Lứa tuổi này các em đã bắt đầu nghĩ đến lý tưởng. Hình tượng lý tưởng của
thiếu niên nhỏ thường là 1 người cụ thể mà các em khâm phục về tài năng, đạo đức. Các em
học sinh lứop 6,7 thường tìm thấy con người lý tưởng của mình trong các sách lịch sử và cả
trong cuộc sống hiện tại. Các em thường bắt chước những hành vi, những biểu hiện của người
đó. Đến cuối tuổi thiếu niên, các em đã nghĩ đến con người lý tưởng với 1 hình ảnh tổng hợp
bao gồm nhiều nét tâm lý, đạo đức mẫu mực. Các em chọn những nét cá tính tốt đẹp của
nhiều người và hình dung 1 con người lý tưởng có thể chưa thấy trong hiện thực.
Đến cuối tuổi thiếu niên nhiều em đã hình thành hứng thú đối với 1 nghề nghiệp nhất
định. Học sinh ở lứa tuổi này đã bắt đầu suy nghĩ đến tương lai của mình, đã có ý định lựa
chọn cho mình 1 nghề nào đó. Những nghề quan trọng, điều kiện làm việc thú vị có sức hấp
dẫn các em. Đa số các em nam chọn các nghề kỹ thuật (tin học, kinh tế, bách khoa ), còn các
em nữ thường chọn các nghề như giáo viên, bác sỹ )
- Trong quan hệ của các em với người lớn (thầy cô, cha mẹ ), bạn bè cũng có những
thay đổi:
+ Đối với người lớn (cha mẹ, thầy cô )
Trước kia, còn ở lứa tuổi nhi đồng thì mối quan hệ với thầy cô, cha mẹ là quan hệ
giữa trẻ con với người lớn, là quan hệ phụ thuộc hoàn toàn. Bước sang lứa tuổi thiếu niên, thì
quan hệ này là quan hệ giữa người lớn với người lớn.
Trong gia đình, ngoài nhà trường, cha mẹ, thầy cô đã bắt đầu có cách nhìn nhận,
đánh giá các em khác so với trước. Các em được cha mẹ, thầy cô tôn trọng, dành cho nhiều
quyền độc lập hơn và đã giao cho các em nhiệm vụ, trách nhiệm cao hơn như: chăm sóc,
dạy bảo em nhỏ, quản lý việc ăn uốngtrong gia đình, hay ở trường các thầy cô cũng coi các
em như những người bạn, có thể trao đổi rất cởi mở Tiếp xúc với nhiều thầy cô có trình độ,
phong cách xử thế khác nhau, các em cũng học tập được lối sống và cách cư xử . Chính vì vậy
mà các em luôn luôn coi mình đã là người lớn. Tuy nhiên lứa tuổi thiếu niên vẫn còn phụ
thuộc vào gia đình về nhiều mặt: kinh tế, sự giáo dục, đời sống tinh thần Về mọi mặt lứa
tuổi thiếu niên chưa đạt được mức độ người trưởng thành, hiểu biết còn hạn chế, các em
chưa có nghĩa vụ gì đối với xã hội, trạng thái tâm lý của các em còn rất thất thường (lúc vui,

lúc buồn ) . Vì vậy ở giai đoạn này các em không còn là trẻ con nhưng cũng chưa phải là
người lớn, bởi vậy cha mẹ, thầy cô vẫn coi các em là con nít, trẻ con, nên vẫn có sự đối xử
với các em như lứa tuổi trước: quá quan tâm, chiều chuộng ( ăn thì gắp thức ăn, đi đâu về thì
cất hộ các em cặp sách, lấy khăn lau mồ hôi ), có bậc cha mẹ lại tỏ ra rất nghiêm khắc, cấm
đoán các em trong các mối quan hệ bạn bè, trong việc tham gia các hoạt động vui chơi (CLB
võ thuật, xem phim ảnh ), luôn luôn yêu cầu các em phải làm theo ý cha mẹ Nhưng các em
ở lứa tuổi này thì lại luôn cho mình là người lớn, có quyền bình đẳng với người lớn, chúng
hạn chế quyền hạn của người khác nhưng lại mở rộng quyền hạn của mình và muốn người lớn
tôn trọng nhân cách của chúng, muốn được tin tưởng và khẳng định tính độc lập. Chính vì lẽ
đó mà giữa thiếu niên và người lớn có những mâu thuẫn xung đột. Các em thường có những
14
hành động chống đối lại nhiều khi làm người lớn phải kinh ngạc như: cãi lại, cục cằn, đập bàn,
có em lầm lì, ít nói Do đó trong mối quan hệ với thiếu niên, người lớn phải tạo điều kiện để
các em tiến tới dần mức độ trưởng thành của người lớn ở chỗ: Tôn trọng các em, giao nhiệm
vụ và giúp đỡ thiếu niên hoàn thành nhiệm vụ để các em có 1 sự thoải mái, sự khẳng định
mình, tránh sự kiểm tra làm mất tính tự giác, độc lập, sáng tạo trong hoạt động, đối xử công
bằng với các em.
+ Quan hệ với bạn bè:
Trong mối quan hệ với người lớn thiếu niên có rất nhiều xung đột, mâu thuẫn nên ở
các em thường tụ tập thành từng nhóm (chính thức và không chính thức) để giãi bày, chia xẻ
những điều thầm kín, những suy nghĩ của mình.
Quan hệ bạn bè ở lứa tuổi này sâu sắc hơn, bền vững hơn lứa tuổi trước, các em quan
niệm tình bạn là sự tôn trọng, bình đẳng, trung thành, giúp đỡ bạn, trung thực. Tình bạn lý
tưởng của thiếu niên là " Chia ngọt xẻ bùi, sống chết có nhau" Thông qua mối quan hệ với
bạn bè, thiếu niên sẽ trưởng thành về mặt xã hội, đạo đức - Tuy nhiên trong quan hệ với bạn
bè thiếu niên còn bắt chước không chỉ mặt tốt mà còn cả mặt xấu (hút thuốc lá, uống rượu,
son phấn ). Do đó cha mẹ và các thầy cô giáo cần hết sức quan tâm đến các mối quan hệ bạn
bè của thiếu niên để kịp thời giúp các em sửa chữa, tránh được những tác động xấu.
Có thể nói rằng vào những năm cuối của lứa tuổi thiếu niên, các em đã từng bước
trưởng thành về mọi mặt : tự chủ, độc lập hơn trong học tập, sinh hoạt, tự xác định cho mình

1 cách sống, xây dựng 1 nhân cách của người trưởng thành ( trên cở sở tự đánh giá mình, tự
phê bình, đánh giá của người khác, của bạn bè, đối chiếu các hoạt động của bản thân với các
yêu cầu của gia đình, nhà trường, xã hội ). Cuối giai đoạn này nhân cách được hình thành và
tương đối ổn định, các em chuẩn bị bước sang 1 giai đoạn mới đó là giai đoạn tuổi thanh niên.
* Một số rối nhiễu tâm lý:
Đến tuổi này, với những biến đổi về mặt sinh lý, tâm tư xao xuyến nếu môi truờng
sống không thuận lợi, giáo dục không tốt thì có thể dẫn đến một số các rối nhiễu tâm lý.
Những vấn đề tâm lý thường gặp:
+ Sa sút trong học tập, giảm năng suất công việc. Nguyên nhân có thể do mâu thuẫn với bố
mẹ, hoặc mong đợi của cha mẹ quá cao làm cho trẻ lo lắng sợ không đáp ứng được
+ Xuất hiện hành vi chống đối: Ăn mặc khác thường, bỏ học bỏ nhà đi lang thang, đi theo
băng nhóm trộm cắp, lưu manh, dùng chất kích thích Nguyên nhân có thể do cha mẹ giáo
dục bằng đòn roi, trẻ thiếu tình cảm của bố mẹ, gặp thất bại trong học tập Để tự khẳng định
mình trẻ phải tìm chỗ dựa tình cảm trong các nhóm bạn hoặc có những hành vi khuyếch
trương (Đua xe máy ).
+ Trạng thái trầm cảm (cảm giác buồn rầu, chán nản, tự cô lập mình, thất vọng về cuộc
sống…): nguyên nhân do trẻ thất bại trong học tập, trong quan hệ bạn bè, môi trường gia đình
có xung đột, mâu thuẫn. Thiếu niên bị trầm cảm nếu không được chữa trị kịp thời có thể dẫn
đến nguy cơ lạm dụng các chất kích thích, vi phạm pháp luật, cản trở quá trình phát triển cá
nhân trong học tập và cuộc sống. Không những thế, trầm cảm nặng có thể dẫn đến nguy cơ tự
sát. Vì vậy, việc phát hiện sớm các biểu hiện của trấm cảm và tiến hành các phương pháp trị
liệu cá nhân, gia đình là hết sức cần thiết để ngăn ngừa những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.
* Lưu ý khi giao tiếp :
- Thái độ cởi mở, thân thiện khi trao đổi với thiếu niên.
- Linh hoạt : Sẵn sàng nói về bất kỳ điều gì thiếu niên muốn thảo luận, nếu không thể, hãy
đưa ra lý do một cách hợp lý và lịch sự.
- Đưa ra câu trả lời đơn giản và cụ thể bằng từ ngữ đơn giản. Học cách thảo luận về vấn đề
nhạy cảm của thiếu niên như : những thay đổi về sinh lý, quan hệ tình dục một cách cởi mở.
- Nhấn mạnh về tính bảo mật thông tin trong quá trình trao đổi : Tất cả những thông tin mà
thiếu niên cung cấp, chia sẻ đều được giữ bí mật.

15
- Thể hiện sự tôn trọng, đồng cảm với thiếu niên cũng như đối với những đối tượng khác :
Lắng nghe chăm chú, không làm việc riêng, không lên giọng chỉ trích, phán xét, xem thường
hay dạy bảo họ.
- Thể hiện sự kiên nhẫn : sẵn sàng lắng nghe, chia sẻ, dành thời gian để trao đổi với thiếu
niên.
2.6. TUỔI THANH NIÊN (16,17 - 28,29)
* Về mặt thể chất: hình thể đạt được sự hoàn chỉnh về cấu trúc và phối hợp giữa các
chức năng. Đầu thời kỳ này, con người đạt được 9/10 chiều cao và 2/3 trọng lượng của cơ thể
người trưởng thành. Não bộ đã đạt được trọng lượng tối đa (trung bình 1400 gram) và số tế
bào thần kinh đã phát triển đầy đủ tới trên 100 tỷ nơ ron (những số liệu cũ cho rằng não người
có khoảng 14 - 16 tỷ nơ ron thần kinh; nhưng trong hai thập kỷ qua, nhờ các phương tiện kỹ
thuật hiện đại hơn, các nhà sinh học đã tính đếm được rằng não bộ của con người trưởng
thành có trên 100 tỷ ron thần kinh). Quan trọng hơn, chính ở lứa tuổi này, hoạt động thần kinh
cấp cao đã đạt đến mức trưởng thành. Một tế bào thần kinh có thể nhận tin từ 1200 nơ ron
trước và gửi đi 1200 nơ ron sau, bảo đảm một sự liên lạc vô cùng rộng lớn, chi tiết và tinh tế
giữa vô số kênh vào và vô số kênh ra làm cho trí tuệ của con người ở thời kỳ này vượt xa trí
tuệ của lứa tuổi trước. Ước tính có tới 2/3 số kiến thức học được trong một đời người do được
tích luỹ trong thời gian này. (Theo Lê Quang Long, "Một số cơ sở sinh học của việc học tập ở
đại học và chuyên nghiệp "). Đặc điểm quan trọng của thời kỳ này là "tuổi dậy thì" mà
Nguyễn Bính ví rất hay: Lúa thì con gái mượt như nhung"), khi các chức năng sinh sản bắt
đầu quá trình phát triển đầy đủ. Giới tính đã phân biệt rõ và phát triển đầy đủ ở mỗi giới, cả
về hình thể bên ngoài lẫn nội tiết tố.
* Sự chuyển đổi vai trò và vị thế xã hội của thanh niên :
- Trong gia đình :
Sự thay đổi vai trò và vị thế xã hội của thanh niên diễn ra trước hết trong quan hệ gia đình.
Thanh niên được tự quyết nhiều vấn đề trong cuộc sống của mình, ngay cả các vấn đề hệ
trọng như học hành, yêu đương, chọn và học nghề, việc làm… Sự can thiệp của người lớn
không còn có ý nghĩa quyết định như các giai đoạn trước. Nếu đã nghỉ học thì phải làm một
nghề nào đó để kiếm tiền. Ngoài ra, thanh niên còn phải giúp đỡ cha mẹ trong việc chăm sóc,

kèm cặp các em nhỏ học bài, nấu cơm, dọn dẹp nhà cửa… ở những gia đình neo đơn hoặc khó
khăn, họ phải đảm nhận trách nhiệm như là trụ cột.
-Trong các quan hệ xã hội :
Tuổi thanh niên được đánh dấu bởi sự xuất hiện nhiều vai trò mới - vai trò của một công dân,
điều mà trước đó chưa có ở lứa tuổi thiếu niên : thanh niên được gia nhập Đoàn thanh niên,
được cấp chứng minh thư nhân dân, có quyền bầu cử, kết hôn… Một bộ phận thanh niên sau
khi học xong trung học cơ sở, trung học phổ thông hoặc các trường nghề đã tham gia vào
guồng máy lao động sản xuất của xã hội, tự lập về kinh tế. Những khía cạnh kinh tế - xã hội
nêu trên đã giúp thanh niên xác lập được địa vị xã hội mới - địa vị xã hội của người trưởng
thành.
*Một số đặc điểm tâm lý cơ bản của thanh niên :
- Sự phát triển trí tuệ ở lứa tuổi thanh niên . Trong thời kỳ này, sự phát triển trí tuệ được đặc
trưng bởi sự nâng cao năng lực trí tuệ, biểu hiện rõ rệt nhất trong việc tư duy sâu sắc và rộng
mở, có năng lực giải quyết những nhiệm vụ trí tuệ ngày một khó khăn hơn, cũng như có tiến
bộ rõ rệt trong lập luận lôgic, trong việc lĩnh hội tri thức nhất là thời kỳ sinh viên. Một trong
những đặc trưng cơ bản của sự phát triển trí tuệ của thời kỳ này là "tính nhạy bén cao độ", khả
năng giải thích và gán ý nghĩa cho những ấn tượng cảm tính nhờ vào kinh nghiệm và tri thức
đã có trước đây.
16
Trí tưởng tượng, sự chú ý và ghi nhớ ở lứa tuổi này đã phát triển khả năng hình thành
ý tưởng trừu tượng, khả năng phán đoán, nhu cầu hiểu biết và học tập.
Những sự phát triển nói trên cùng với óc quan sát tích cực và nghiêm túc sẽ tạo khả
năng cho lứa tuổi này biết cách lĩnh hội một cách tối ưu, mà đó chính là cơ sở của toàn bộ quá
trình học tập.
- Sự phát triển của tự ý thức :
Một trong những đặc điểm tâm lý quan trọng của lứa tuổi thanh niên là sự phát triển
tự ý thức ở mức độ cao. Tự ý thức là quá trình tự quan sát, tự phân tích, tự kiểm tra đánh giá
về những hành động của bản thân, về tư tưởng, tình cảm, đạo đức… là sự đánh giá toàn diện
về chính bản thân và vị trí của mình trong cuộc sống. Tự ý thức chính là điều kiện để phát
triển và hoàn thiện nhân cách.

Biểu hiện cụ thể là thanh niên đã rất quan tâm đến hình thức bên ngoài của
mình. Câu hỏi thường trực đối với nhiều thanh niên là hình ảnh thân thể của mình thế nào
trong mắt người khác, nhất là trong mắt bạn bè. Nhiều thanh niên (cả nam và nữ) thường
xuyên đứng trước gương để ngắm nhìn và đánh giá về hình thức của mình : lo lắng về tầm
vóc bé nhỏ hoặc mụn trứng cá, nốt ruồi trên mặt … Những thanh niên quá béo, quá gầy, thấp
bé … thường cảm thấy khổ tâm, mặc cảm tự ti trước bạn bè. Thường các trải nghiệm này
được giấu kín, nhưng cũng có khi được bộc lộ qua các phản ứng tiêu cực như biếng ăn hoặc
ăn uống vô độ, làm dáng quá mức… Có thể nói, hình ảnh về thân thể là một thành tố quan
trọng trong tự ý thức của tuổi thanh niên và đây chính là một trong những đặc trưng tâm lý
điển hình của lứa tuổi này.
Không chỉ đánh giá hình ảnh bản thân mình có tính chất bên ngoài, hình thức mà
thanh niên còn đi sâu tìm hiểu những phẩm chất, các giá trị của nhân cách. Họ không chỉ băn
khoăn đi tìm câu trả lời ôTôi là ai? ằ, ôTôi là người như thế nào ằ, ‘Tôi có những năng lực gì
vượt trội’, hơn thế họ còn đi sâu trả lời cho câu hỏi: Tại sao tôi là người như thế ?, Lý tưởng
sống của tôi là gì ? Tôi phải làm gì để cho bản thân tôi được tốt hơn ? … Nhu cầu tự phân tích
bản thân, đặt ra những yêu cầu cao đối với bản thân là tiền đề của tự giáo dục có mục đích của
thanh niên và là dấu hiệu xác định sự phát triển về mặt nhân cách của lứa tuổi này.
Có thể nói, sự tự đánh giá của thanh niên về các mặt nói trên đã có chủ kiến rõ ràng và
có sự đối chiếu với các chuẩn chung của xã hội, với ý kiến đánh giá của những người xung
quanh, hoặc so sánh mức độ kỳ vọng, mong muốn của mình với kết quả đạt được. Thanh niên
khi đánh giá bản thân chủ yếu dựa vào nhận thức của mình. Tuy nhiên, do khả năng nhận thức
về bản thân chưa thực sự khái quát và sâu sắc nên nhiều khi sự đánh giá này còn chưa đúng
mức và khách quan. Nhiều thanh niên đánh giá quá cao bản thân mình, dẫn đến tự cao, coi
thường người khác hoặc đánh giá thấp, coi mình là bất tài, vô dụng.
- Sự phát triển tình cảm ở thời kỳ thanh niên :
Có thể nói, sự phát triển đời sống tình cảm của lứa tuổi thanh niên đã đạt tới mức độ
trưởng thành và ổn định. Trong các lĩnh vực tình cảm như : đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ, tình
bạn, tình yêu của lứa tuổi nảy đã có sự gắn kết hài hòa giữa nhận thức - xúc cảm - hành động
ý chí và đã thực sự trở thành các phẩm chất, thuộc tính tâm lý ổn định, bền vững trong cấu
trúc nhân cách.

Đặc biệt thời kỳ đầu thanh niên được đặc trưng bởi "thời kỳ bão táp căng thẳng" hoặc
bởi thời kỳ vô tư chẳng có gì phải bận tâm. Đây cũng là một thời kỳ đầy xúc cảm đối với mỗi
cá nhân, nó chất chứa sự nồng nàn hạnh phúc và đam mê xen lẫn cả sự ghen tuông, đau khổ…
của mối tình chưa kịp chín, đó là mối tình đầu. Vì nhiều tình huống mới nảy sinh đòi hỏi phải
có những phán đoán và quyết định chín chắn - mà mỗi cá nhân ở lứa tuổi này thường thiếu
kinh nghiệm và hiểu biết xã hội, nên dễ phát sinh những tình cảm không thích hợp khi phải
đối mặt với những tình huống đó như: thiếu tự tin, buông xuôi hay chán nản, thất vọng hoặc
rơi vào tình trạng mơ mộng hão huyền, viển vông. Chính vì vậy, mối tình đầu thường rất đẹp,
17
thơ mộng và lãng mạn nhưng lại dễ dàng tan vỡ. Có thể nói, tình yêu ở lứa tuổi thanh niên là
tình cảm lành mạnh, trong sáng. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của nhiều yếu tố (kinh tế, văn hóa,
xã hội…) mà dẫn đến một bộ phận thanh niên có những lệch lạc về lối sống, thiếu nghiêm túc
trong mối quan hệ nam nữ. Do đó, các bậc cha mẹ, những người lớn tuổi và xã hội cần có sự
tư vấn, trợ giúp để thanh niên có thể định hướng và hành động đúng đắn trong lĩnh vực tình
cảm.
Tình bạn (cùng giới và khác giới) ở lứa tuổi thanh niên đã được nâng lên ở mức đồng
chí (đó là dựa trên sự chân tình, biết cảm thông chia sẻ và cùng chí hướng phấn đấu) (khác
với lứa tuổi thiếu niên chủ yếu là đồng tính cách, sở thích, thói quen …). Tình bạn của lứa
tuổi thanh niên rất bền vững, những mối quan hệ bạn bè trong thời kỳ này thường được thanh
niên lưu giữ suốt cả cuộc đời. Trong nhiều trường hợp tình bạn khác giới ở lứa tuổi thanh niên
được chuyển sang tình yêu.
- Về mặt xã hội, thanh niên ngày càng có hiểu biết về môi trường xã hội rộng lớn hơn nhiều
so với ngôi nhà, nơi anh ta đang sống, hàng xóm láng giềng, ngôi trường, nơi anh ta đang học,
rồi cơ quan, công sở, nơi anh ta công tác … Ở lứa tuổi này, đặc biệt là lứa tuổi đầu thanh niên
- sinh viên, con người đang hình thành những hứng thú và thái độ mới, quan tâm nhiều hơn
đến việc phát triển những kỹ năng mới, cách ứng xử, tác phong đĩnh đạc, đàng hoàng … và
xây dựng cho mình một kế hoạch đường đời cũng như lựa chọn nghề nghiệp cho tương lai.
* Nhiệm vụ chính của giai đoạn tuổi thanh niên:
+ Học tập
+ Lao động, sản xuất

+ Tìm hiểu bạn đời, xây dựng gia đình
Tuổi thanh niên là tuổi đẹp đẽ nhất của cuộc đời: thân thể cường tráng, cân đối, đầu óc
thông minh, có nhiều ước mơ hoài bão lớn, rất năng động, sáng tạo, xen lẫn sự mạo hiểm. Họ
là những người có đời sống tình cảm dạt dào: Yêu cha mẹ, yêu Tổ quốc, song tình yêu nam
nữ là tình cảm mạnh mẽ nhất. Song vì mới lớn nên họ chưa có nhiều kinh nghiệm sống, sự
tính toán đôi khi quá mạo hiểm, thậm chí liều lĩnh. Thanh niên thường có xu hướng hướng về
tương lai, không bao giờ thoả mãn với hiện tại, sống theo lý, nhẹ về tình, dễ dàng tiếp thu cái
mới (trái hẳn với các cụ già nên thường hay nảy sinh mâu thuẫn là như vậy). Vì vậy đôi khi có
cái thái quá như đánh giá quá khứ hơi khắt khe, không đúng với quan điểm lịch sử cụ thể, đôi
khi tiếp thu cái mới chưa phù hợp với điều kiện của đất nước, của phong tục tập quán và
truyền thống dân tộc, dễ làm mất đi cái đẹp cái tinh hoa của dân tộc.
Có thể nói giai đoạn tuổi thanh niên đặc biệt là thanh niên sinh viên là giai đoạn
chuyển từ sự chín muồi về thể chất sang sự trưởng thành về phương diện xã hội. Nghiên cứu
của Ananhev cho thấy rằng lứa tuổi thanh niên - sinh viên là thời kỳ phát triển mạnh mẽ nhất
về tình cảm đạo đức và thẩm mỹ, là giai đoạn hình thành và ổn định nhân cách, đặc biệt là có
vai trò xã hội của người trưởng thành (có quyền công dân, quyền xây dựng gia đình …). Họ
có kế hoạch riêng cho hoạt động của mình, độc lập trong phán đoán và hành vi. Đây là thời kỳ
có nhiều biến đổi mạnh mẽ về động cơ và thang giá trị xã hội. Họ xác định con đường đi
trong tương lai, tích cực học tập để nắm vững nghề nghiệp và bắt đầu thể nghiệm mình trong
mọi lĩnh vực của đời sống.
* Một số kiểu nhân cách thanh niên sinh viên :
Các nhà xã hội học Mỹ đề xuất có 4 kiểu nhân cách như sau :
- Kiểu W :
Họ học tập vì nghề nghiệp tương lai đã chọn, không quan tâm đến các lĩnh vực tri
thức và hoạt động xã hội khác. Họ chỉ thực hiện bài tập theo yêu cầu, chỉ cần đạt điểm trung
18
bình . Ngoài sách bắt buộc, họ chỉ đọc theo ý thích không liên quan đến sự phát triển nghề
nghiệp.
- Kiểu X :
Là những sinh viên thích các môn học mà họ coi là những tri thức về cuộc sống nói

chung trên cơ sở lựa chọn riêng của cá nhân. Họ quan tâm đến thế giới tư tưởng và sách.
Ngoài giờ học bắt buộc, họ tự nguyện tham gia vào các chuyên đề tự chọn, những giờ học phụ
đạo, các buổi hòa nhạc… Họ muốn hiểu biết những lĩnh vực mà họ quan tâm, né tránh những
hoạt động tập thể, các công việc xã hội không liên quan trực tiếp đến việc học tập. Đối với họ,
việc học đại học là để thỏa mãn lòng khao khát tri thức và kinh nghiệm sống.
- Kiểu Y :
Là những sinh viên nhang nhác với kiểu X, mặc dù cũng ham thích sách vở và học tập
nhưng vẫn tham gia các hình thức hoạt động tập thể. Họ cố gắng đạt điểm cao trong các kỳ
thi, coi hoạt động tập thể, tuy không phải là hoạt động cơ bản, nhưng có ảnh hưởng tích cực
đến cá nhân họ.
- Kiểu Z :
Những sinh viên thuộc kiểu này chú ý đến các hoạt động xã hội của trường đại học
hơn là bản thân các khoa học. Họ gắn bó với trường, tham gia tích cực vào các hoạt động bề
nổi. Đối với họ, thời sinh viên không chỉ có ý nghĩa là thời của giảng đường, mà còn là thời
của câu lạc bộ, của các hoạt động ngoại khóa, của các tổ chức sinh viên … Họ cũng phải cố
gắng để có mảnh bằng tốt nghiệp, còn kết quả cao hay không thì không quan trọng lắm.
Có một cách phân loại sinh viên khác dựa trên 4 tiêu chuẩn cơ bản như sau :
+ Thái độ đối với học tập
+ Tính tích cực chính trị, xã hội, khoa học
+ Trình độ hiểu biết tổng quát
+ Tinh thần tập thể
Các nhà tâm lý học Nga đã đề xuất 6 kiểu nhân cách như ssau :
- Kiểu 1 :
Là những sinh viên kiệt xuất, khi đối chiếu với 4 tiêu chuẩn nói trên, đó là nhóm ưu tú
nhất.
- Kiểu 2 :
Là những sinh viên có kết quả học tập vào loại khá, coi việc có được 1 nghề nào đó là
mục đích duy nhất của việc học tập. Họ quan tâm đến các khoa học trong khuôn khổ chương
trình, nhiệt tình trong hoạt động xã hội, gắn bó với tập thể, đối xử tốt với bạn bè.
- Kiểu 3 :

Là những sinh viên học xuất sắc, xem khoa học là phạm vi chủ yếu của hứng thú và
hoạt động. Gắn bó với tập thể thông qua các hoạt dộng khoa học, không tự nguyện tham gia
các hoạt động quần chúng.
- Kiểu 4:
Sức học trung bình khá, thích các hoạt đông ngoại khóa ngoài chương trình, ít thường
xuyên tham gia nghiên cứu khoa học, hiểu biết chung hạn chế, đặc biệt tích cực, say mê trong
công tác xã hội và đời sống tập thể.
- Kiểu 5 :
Học trung bình khá, coi chuyên môn và văn hóa là lĩnh vực hứng thú chủ yếu nhưng ít
tham gia tích cực. Miễn cưỡng tham gia các hoạt động xã hội, gắn bó với tập thể bởi những
hững thú các nhân có tính giải trí và văn nghệ, có khả năng sáng tạo nghệ thuật.
- Kiểu 6 :
Học kém, học vì bắt buộc, vì mốt, không yêu nghề, thụ động tham gia các công tác xã
hội, coi nghỉ ngơi giải trí là lĩnh vực chủ yếu của hứng thú và hoạt động, gắn bó với tập thể
cũng chỉ ở phương diện này.

19
* Một số rối nhiễu tâm lý:
Vấn đề gặp phải là do sự phát triển không bình thường ở các giai đoạn trước (tổn
thương não, chậm phát triển trí tuệ, nhân cách không ổn định, mặc cảm tự ti )
Lứa tuổi này cũng chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, đặc biệt là yếu tố xã hội, nhiều
thanh niên đặc biệt là đầu tuổi thanh niên đã có những hành vi lệch chuẩn: trộm cắp, nghiện
hút, ma tuý, mại dâm
2.7. TUỔI TRUNG NIÊN (30 - 55, 60)
2.7.1. Trung niên sớm (30 - 45)
+ Nhìn chung, ở giai đoạn này, con người đạt đến sự phát triển chín muồi về mặt thể
chất, đảm bảo đầy đủ các điều kiện để làm vợ, làm chồng, làm cha mẹ cũng như làm một
người lao động thực sự trong gia đình và ngoài xã hội, có đầy đủ quyền hạn và nghĩa vụ của
một công dân, có nghề nghiệp ổn định, có gia đình riêng và độc lập, tự chủ trong cuộc sống
chính những điều này đòi hỏi con người phải đảm đương và thích ứng với những vai trò, trách

nhiệm mới.
+ Nhiệm vụ chính trong giai đoạn này là:
Xây dựng gia đình hạnh phúc, nuôi dạy con cái nên người.
Lao động sản xuất và phấn đấu trong sự nghiệp.
+ Ở vào tuổi này, con người đã hội tụ các điều kiện cần và đủ để xây dựng gia đình.
“Tuổi thọ” và hạnh phúc vợ chồng phụ thuộc nhiều vào tình yêu, văn hoá trong cách cư xử,
nghĩa vụ và trách nhiệm, đạo đức của chính họ trong quá trình sống với nhau. Tuy nhiên, hiện
nay do tác động của nhiều yếu tố, đặc biệt là kinh tế mà cuộc sống gia đình có nhiều biến
động, trong đó ly hôn là một vấn đề nổi trội. Ly hôn đã để lại những hậu quả nghiêm trọng
không chỉ cho bản thân vợ hoặc chồng mà còn ảnh hưởng đến cả những đứa con. Khi cha mẹ
ly hôn, đứa trẻ cảm thấy mất mát tình cảm, có cha thì không có mẹ. Trẻ sẽ không được quan
tâm chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục đầy đủ và chúng dễ bị sa ngã vào các tệ nạn xã hội, một
số trẻ trở nên lầm lì, ít nói, trầm cảm hoặc có những hành vi hung tính. Còn đối với bản thân,
ly hôn ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ, nhiều người cảm thấy bị suy sụp cả về thể chất và
tinh thần, tâm lý, sinh ra ốm đau, bệnh tật, hoặc sinh ra nghiện ngập, rượu chè, cờ bạc…
Nhiều người quá yếu đuối, không tự mình vượt qua được đã tìm đến cái chết để giải thoát
khỏi nỗi bất hạnh, đau khổ trong cuộc sống riêng tư.
+ Khi con người ở vào giai đoạn từ 37 đến 45 tuổi, quan sát ở cả nam giới và nữ giới,
người ta thấy có hiện tượng “khủng hoảng tâm lý giữa đời”. Theo số liệu của Hiệp hội khoa
học Flandri, có khoảng 20% bệnh nhân đến Hiệp hội với căn bệnh “khủng hoảng tâm lý giữa
đời”. Dấu hiệu đặc trưng của nó là hiện tượng mất ngủ, trằn trọc, thất vọng, chán chường, thờ
ơ lãnh đạm với cuộc sống do con người tĩnh tâm nhìn lại mình, tự suy xét về những thành bại
trong cuộc đời. Những người thành đạt cảm thấy mãn nguyện, người thất bại thấy chua xót,
nuối tiếc một thời tuổi trẻ và những cơ hội đã bỏ qua. Họ luôn luôn bị đè nặng bởi suy nghĩ
rằng đã đến tuổi này mà mình chẳng làm nên được tích sự gì. Họ muốn làm lại nhng thấy đã
quá muộn và cảm thấy một tơng lai ảm đạm trước mắt mình.
Nhà tâm lý học Hà Lan Martin Bot viết: Đây là hiện tượng thường xảy ra đối với mỗi
con người, không loại trừ ai. Giai đoạn khủng hoảng này sẽ giúp cho mỗi người tự nhìn lại
mình và đúc rút ra những bài học kinh nghiệm trên đường đời.
Khi đã qua giai đoạn khủng hoảng, người ta tập trung sức lực cho hoạt động lao động

sáng tạo trong nghề nghiệp cũng như trong hoạt động xã hội. Có thể nói đây là giai đoạn chín
muồi của tài năng con người do một quá trình học tập, lao động lâu dài và tích luỹ kinh
nghiệm.
20
+ Cùng với sự nghiệp, điều có ý nghĩa không kém phần quan trọng ở độ tuổi này là
việc dạy bảo con cái nên người. Chính ở đây cũng diễn ra mâu thuẫn giữa một bên là phấn
đấu cho sự nghiệp và một bên là sự chăm sóc, nuôi dạy con cái. Mâu thuẫn này không dễ giải
quyết và thực tiễn cuộc sống đã cho thấy nhiều khi “được đằng nọ, mất đằng kia”. Không ít
bậc cha mẹ, nhất là người mẹ đã phải hy sinh phần nào sự nghiệp của mình để làm tròn trách
nhiệm, bổn phận đối với chồng con. Sự thành bại trong việc giáo dục con cái ở những người
trung niên có ảnh hưởng lớn đến đời sống tâm lý của họ. Những người có con cái ngoan
ngoãn, học giỏi hay thành đạt thường cảm thấy rất tự hào, hãnh diện. Ngược lại, không ít bậc
cha mẹ thấy bất lực trước con cái, cảm thấy mâu thuẫn diễn ra gay gắt khi đối mặt với các cô
cậu thanh thiếu niên thời kỳ hiện đại. Thực tế cũng cho thấy hiện nay rất nhiều gia đình có
con cái hư hỏng, sa vào các tệ nạn xã hội như: nghiện hút, ma tuý, mại dâm Ở những gia
đình này, cha mẹ thường cảm thấy vô cùng bất hạnh, khổ tâm, dễ sinh ra cáu gắt thậm chí
có những phản ứng tiêu cực (đuổi con ra khỏi nhà hoặc tự tử để răn dạy con cái …).
2.7.2. Tuổi trung niên muộn (45 - 55, 60)
- Nhiệm vụ chính ở lứa tuổi này là:
+ Tiếp tục tham gia lao động sản xuất và phấn đấu trong nghề nghiệp.
+ Nuôi dạy con trưởng thành và dựng vợ gả chồng cho con cái.
+ Chuẩn bị cho mình một cuộc sống khi về hưu.
- Giai đoạn này có nhiều yếu tố chi phối, tác động, dễ gây những xáo trộn về mặt tâm lý:
+ Những người trung niên ở vào giai đoạn này, hầu hết con cái của họ đều đã trưởng
thành và xây dựng gia đình. Xu hướng hiện nay, các đôi bạn trẻ khi lập gia đình đều không
muốn sống chung với cha mẹ để tránh va chạm và để được tự do thoải mái, nên họ thường ở
riêng. Chính điều này đã làm cho các bậc cha mẹ thường cảm thấy trống vắng, cô đơn.
+ Cả phụ nữ và nam giới trong độ tuổi này cũng đều diễn ra những thay đổi về sinh lý.
Đó là sự mãn dục ở nam diễn ra với tốc độ chậm, từ từ và họ cảm thấy sức khỏe cũng như nhu
cầu sinh lý vẫn rất “sung mãn”, cho dù thực tế, khả năng sinh sản tinh trùng và tần số đạt đến

mức cực khoái cũng có khuynh hướng giảm xuống.
Ở phụ nữ, khoảng thời gian từ 45 đến 55 tuổi diễn ra thời kỳ tiền mãn kinh và mãn
kinh. Vào thời kỳ này, buồng trứng không còn khả năng đưa một nang trứng phát triển đến
chín muồi hàng tháng. Đó là một bước ngoặt sinh lý - cơ thể bước dần vào ngưỡng cửa giai
đoạn tuyệt kinh, người phụ nữ chấm hết khả năng thụ thai.
Có những người bước vào thời kỳ này một cách bình lặng, kinh nguyệt hết tự nhiên,
những thay đổi bên ngoài không thể hiện rõ, nhưng có nhiều người có những biểu hiện rối
loạn về mặt sinh lý, tâm lý như:
. Kinh nguyệt không đều nữa và thưa dần (có khi 2, 3 tháng mới có kinh một lần). Có
lúc tắt kinh, có lúc lại có hiện tượng rong kinh, sau cùng kinh nguyệt mất hẳn.
. Có những đợt như người bị bốc hoả rất khó chịu - đó là do xung huyết vì rối loạn vận
mạch, nhất là ở mặt (mặt đỏ bừng, người vã mồ hôi ).
. Về hình dáng: một số người có thể béo ra, lớp mỡ phát triển ở hông, ở mông, ở vú,
dáng người trở nên nặng nề, chậm chạp
. Tiếng nói trở nên trầm, tóc cứng hơn, rụng nhiều.
. Tim đập nhanh, hay hồi hộp, toát mồ hôi.
. Tính tình thay đổi, hay cáu gắt, nóng tính, dễ buồn chán. Có người luôn tỏ ra lo lắng,
mất ngủ và thậm chí bị trầm cảm.
. Phụ nữ trung niên ở giai đoạn này cũng có tâm lý sợ già, sợ xấu do họ có rất nhiều
thay đổi về mặt cơ thể (da đồi mồi, nám đen, cơ thể béo ra ) cũng như sợ không còn đáp ứng
được nhu cầu sinh lý của người bạn đời trong cuộc sống hôn nhân.
2.8. TUỔI GIÀ (SAU 55, 60 TUỔI)
21
Tuổi già theo chuẩn mực quốc tế được tính từ sau tuổi 55 đối với nữ và 60 tuổi đối
với nam, là giai đoạn con người kết thúc một thời kỳ lao động, làm việc, cống hiến cho xã hội
để bước vào thời kỳ nghỉ ngơi, thư giãn (thời kỳ nghỉ hưu).

Ở vào tuổi 55, 60 trở đi, cơ thể con người đang đi vào giai đoạn lão hoá rõ rệt: hoạt
động của hệ tiêu hoá, tuần hoàn, hô hấp, bài tiết … đều giảm sút và trì trệ; tai bắt đầu nghễnh
ngãng, mắt mờ, chân chậm, tay run, hay quên, mọi phản ứng trở nên chậm chạp thiếu linh

hoạt … Đây cũng là giai đoạn con người mắc nhiều bệnh tật của tuổi già như: cao huyết áp,
tai biến mạch máu não, loãng xương, ung thư, một số bệnh liên quan đến hệ thần kinh như:
Parkixon, Alzeimer. Ngày nay, y học đang nghiên cứu để tìm cách chữa trị bệnh tật cho con
người nói chung, cho người già nói riêng để mang lại sự khoẻ mạnh, niềm vui, hạnh phúc cho
mỗi năm tháng cuối đời của con người.
Có thể nói, khi bước vào tuổi già, tâm lý con người có những thay đổi rõ rệt.
+ Các nhu cầu cơ bản của người già:
Cũng như mọi lứa tuổi khác, người già cần được đáp ứng những nhu cầu vật chất và
tinh thần cần thiết như:
- Chế độ ăn, uống, sinh hoạt điều độ, thuận tiện.
- Được tôn trọng từ những người khác, đặc biệt là những người thân.
- Duy trì mối quan hệ, gắn bó mật thiết với người bạn đời, con cháu, bạn bè …
- Tiếp cận và được sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe thuận tiện, phù hợp (khám
chữa bệnh, xe lăn, gậy giúp đi lại, các đồ dùng vệ sinh …)
+ Đối với những người mới về hưu, nhiều người cảm thấy khó thích nghi với cuộc
sống mới do các quan hệ xã hội dần dần thu hẹp lại, do phải chuyển từ trạng thái tích cực,
khẩn trương khi còn đi làm sang trạng thái nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng … nhiều người trong số họ
đã mắc “hội chứng về hưu”. Biểu hiện của hội chứng này là người mới về hưu thường có tâm
trạng buồn chán, trống trải, không tập trung chú ý đợc, dễ cáu gắt, dễ nổi giận. Một số người
cảm thấy thiếu tự tin trong cuộc sống, hay nghi ngờ người khác … Hội chứng này thường xảy
ra trong năm thứ nhất khi người ta mới về hưu và mức độ biểu hiện rất khác nhau, tuỳ thuộc
vào những yếu tố và điều kiện cụ thể của từng người. Nó có thể kéo dài một năm, thậm chí
hai, ba năm. Người ta quan sát thấy những người có tính cách nóng nảy, cố chấp thì thời gian
thích nghi với hoàn cảnh mới thường kéo dài, còn những người từ tốn, bình tĩnh dễ thích nghi
hơn. Đa số sau một năm người ta có thể hồi phục lại trạng thái bình thường. Nữ giới thường
thích nghi nhanh hơn là nam giới.
Nguyên nhân của “hội chứng về hưu” thì có nhiều, nhưng những nguyên nhân về tâm
lý - xã hội là đáng lưu tâm hơn cả. Khi về hưu, con người xa rời những công việc quen thuộc
mà mình yêu thích, đã gắn bó hàng chục năm trời, nếp sinh hoạt bị đảo lộn, các mối quan hệ
xã hội bị hạn chế … Nhiều người về hưu cảm thấy mình đã đến cái tuổi không còn làm được

gì cho xã hội, cho gia đình trong khi cuộc sống vật chất ngày càng khó khăn … Tất cả những
điều đó là những nhân tố làm thay đổi tâm lý của những người về hưu, gây ra những stress mà
không phải ai cũng dễ vượt qua.
“Hội chứng về hưu” có thể khắc phục được nếu những người sắp về hưu có sự chuẩn
bị trước về mặt tâm lý. Kinh nghiệm của những người về hưu cho thấy:
. Cần nhận thức được việc nghỉ hưu là quy luật tất yếu đối với tất cả mọi người khi
tuổi cao sức giảm.
. Sống và làm việc nghiêm túc trong suốt thời kỳ còn đi làm cống hiến cho Nhà nước.
Điều đó có nghĩa là trong thời gian dài làm việc, dù ở bất kỳ cương vị công tác nào, con người
phải sống có đạo đức, có lương tâm, làm việc với tinh thần trách nhiệm cao … thì lúc về hưu
sẽ cảm thấy thanh thản, không có gì phải hối tiếc.
22
. Chuẩn bị các điều kiện về kinh tế để chi tiêu, sinh sống trong lúc tuổi già. (Ở Nhật
Bản và Singapore nhiều thanh niên đã chú ý gửi tiền tiết kiệm cho lúc nghỉ hưu).
. Nuôi dạy con cái nên người và chuẩn bị tâm lý sống hoà hợp với con cháu lúc nghỉ
hưu.
. Cố gắng tham gia các tổ chức xã hội phù hợp với điều kiện của bản thân để tiếp tục
duy trì các mối quan hệ xã hội như: tổ hưu trí, Hội đồng hương, Hội khoa học kỹ thuật, Hội
làm vườn … Kinh nghiệm của những người trường thọ cho thấy: những người về hưu vẫn
cần tiếp tục làm việc nhẹ nhàng, phù hợp với sức khoẻ và hoàn cảnh gia đình; sau khi nghỉ
hưu cần duy trì các hoạt động, nề nếp sinh hoạt theo một chế độ hợp lý như: tập thể dục đều
đặn, ăn ngủ đúng giờ giấc, đọc sách báo, giữ các mối quan hệ giao tiếp với bạn bè, tham gia
những công việc ở tổ dân phố, giúp đỡ con cháu những việc nhẹ nhàng …
Những việc làm này giúp người cao tuổi thích nghi dần với cuộc sống của tuổi già và
tiếp tục khẳng định niềm tin vào bản thân, sống vui vẻ vì họ thấy mình vẫn giúp ích được cho
xã hội và con cháu theo sức của mình.
Nếu chuẩn bị cho mình một tâm lý sẵn sàng cho việc nghỉ hưu và thực hiện một kế
hoạch sống và làm việc như trên, những người về hưu sẽ không cảm thấy bị hẫng hụt, khủng
hoảng. Họ sẽ tiếp tục sống vui vẻ, thanh thản và hạnh phúc trong quãng đời còn lại.
+ Một đặc điểm tâm lý của người già là họ thường có đầu óc bảo thủ, hướng về cái cũ,

ngại đổi mới, chỉ thích sự ổn định để được an nhàn, thanh thản, bình an về tâm hồn. Người già
thường thích nơi yên tĩnh, thích con cháu sống hiếu thảo, vâng lời, đừng cãi lộn, cãi dù đúng
cũng cho là vô lễ.
+ Nét nổi bật trong tâm lý của tuổi già là sống bằng tình cảm, giàu lòng nhân ái, dễ
xúc động, dễ tủi thân, và rất thận trọng vì họ đã có quá nhiều kinh nghiệm sống: Vui đã qua,
đau buồn, khổ cực đã nếm nên rất dễ thông cảm với nỗi đau khổ, mất mát của mọi người, vì
vậy những người già thường nặng tình nhẹ lý trong cách xử sự.
+ Lúc về già, người ta cũng thường có tâm trạng hồi tưởng về quá khứ, tự xem xét,
nhìn nhận quãng đời đã qua của mình xem những gì đã làm được và những gì còn dang dở.
Nếu tự thấy rằng mình đã sống và làm được những điều có ích cho gia đình và xã hội, những
người già cảm thấy rất thanh thản và sống khoẻ mạnh, vui vẻ với con cháu. Ngược lại, họ cảm
thấy hối tiếc vì những gì đã bỏ qua, hay ăn năn, hối hận, day dứt về những điều sai trái mà
mình đã làm. Những người này thường bi quan, tuyệt vọng và dễ mắc các bệnh như trầm uất,
hoặc hay cáu giận
+ Khi đã cao tuổi, con người thường gắn bó hơn với đời sống tâm linh, với dòng họ,
gia đình và con cháu. Nhiều cụ ông, cụ bà thích đi thăm viếng các đền chùa, di tích lịch sử,
tham gia các lễ hội của làng, xã. Những hoạt động này vừa mang tính thư giãn, giải trí vừa
thoả mãn tâm lý hướng về cội nguồn, tổ tiên của người cao tuổi. Các cụ ông thường quan
tâm đến lịch sử, gia phả của dòng họ, của gia đình, bỏ nhiều công sức để tìm hiểu, hoàn thiện
những vấn đề mà trước đây vì bận công việc họ chưa làm được. Điều này đem lại niềm vui, tự
hào cho chính họ, lại vừa có tác dụng răn dạy con cháu.
+ Bên cạnh tâm lý hướng về cội nguồn, những người cao tuổi còn có mối quan tâm
đặc biệt đối với con cháu. Điều hạnh phúc nhất đối với ngời già là thấy con cháu mình trưởng
thành, tiến bộ, hữu ích cho xã hội. Họ coi đây vừa là tài sản quý báu nhất mà họ để lại cho gia
đình, xã hội vừa là phần thưởng tạo hoá đã dành cho họ. Chính vì vậy, nhiều ông bà, bên cạnh
những thú vui của tuổi già như trồng cây cảnh, nuôi chim đã dành nhiều thời gian vào việc
chăm sóc, bảo ban con cháu học hành và coi đó là niềm vui, niềm hạnh phúc của tuổi già.
23
+ Về cuối đời, người già thường có một tâm lý sợ ốm đau, bệnh tật, sợ cái chết. Chính
vì vậy mà nhiều cụ ông cụ bà mặc dù bệnh tình rất nặng nhưng không muốn đến bệnh viện vì

họ muốn được chết ở ngay tại quê hương, ở ngôi nhà đã gắn bó với họ cả cuộc đời.
Vào một thời điểm nào đó trong đời, con người sẽ phải đối mặt với cái chết, cái chết
vẫn là vấn đề trĩu nặng và khiến cho người ta cảm thấy sợ hãi. Có lẽ thái độ xem việc chuẩn bị
cho cái chết là một trong số các nghĩa vụ thiết yếu nhất mà con người phải thực hiện để đi hết
tiến trình phát triển của mình, sẽ giúp cho họ bớt căng thẳng trước cái chết của một người
thân thương, cũng như giúp họ đủ tỉnh táo để tiếp nhận cái chết gần kề của bản thân.
Với công trình nghiên cứu của mình, Elisabeth Kũbler – Ross(1969) cho rằng những
người đối mặt với thần chết thường phải trải qua 5giai đoạn :
- Phủ nhận: Trong giai đoạn này, người ta cưỡng lại ý nghĩ rằng họ đang bước dần vào
cái chết. Ngay trong trường hợp được bảo rằng cơ hội sống còn của họ rất ít, họ cũng không
chịu thừa nhận rằng họ đang giáp mặt với cái chết.
- Phẫn hận: Sau khi qua giai đoạn phủ nhận, người sắp chết rất phẫn hận, tức giận
những người khỏe mạnh ở xung quanh họ, tức giận các nhân viên y tế đó bất lực trước hoàn
cảnh của họ, tức giận cả đến thượng đế. Trong lòng họ tự hỏi: “ Tại sao phải là tôi chứ?” và
không thể trả lời được câu hỏi hóc búa này nên họ không sao nguôi được cơn giận dữ.
- Mặc cả: Người sắp chết cố gắng nghĩ ra mọi cách để đẩy lùi cái chết ra xa. Họ có thể
quyết định dâng hiến cuộc đời mình cho tôn giáo nếu như Thượng đế cứu vớt được họ: “giá
như được sống để nhìn đứa con trai thành gia thất, sau đó tôi sẽ cam tâm chịu chết”. Các mặc
cả như thế hiếm khi trở thành hiện thực.
- Tuyệt vọng: Đến khi biết được rằng “mặc cả” chẳng được tích sự gỡ, người sắp chết
cảm thấy tuyệt vọng. Họ nhận ra họ sắp phải rời xa những người thân yêu và cuộc đời họ thực
sự sắp kết thỳc. Lúc ấy, họ đang trải qua một cảm xúc khổ đau tột cùng để đón nhận cái chết
của chính mình.
- Chấp nhận: Trong giai đoạn cuối cùng này, người ta đó vượt qua nỗi thương tiếc
trước tình trạng sắp mất đi cuộc sống để chấp nhận cái chết trước mắt. Thông thường, họ
không còn xúc cảm và không còn muốn giãi bày, ca thán với người khác nữa. Điều này cho
thấy họ đó chấp nhận để đón cái chết đang đến gần mà không cũng phẫn hận gì nữa.
Tuy nhiên, không phải ai cũng trải qua các giai đoạn này một cách giống nhau tùy
theo từng hoàn cảnh cá nhân, thời gian hấp hối, giới tính, tùy theo tuổi tác, cá tính và sự hỗ
trợ của gia đình, bạn bè của họ.

Bình thường, khi về già, người ta vui vẻ chấp nhận quy luật của tuổi già, vui vẻ sống
với con cháu trong những ngày cuối đời Tuy nhiên, những người chưa chuẩn bị cho mình
một tâm lý sẵn sàng khi về nghỉ hưu, hoặc không thực hiện được những ước mơ, hoài bão lớn
lao của mình có thể có những biểu hiện như: cô đơn, trầm cảm, bất mãn, cảm thấy lực bất
tòng tâm, dễ bị kích động, cáu giận sức khoẻ giảm sút, giảm tuổi thọ.
* Một số vấn đề cần chú ý khi giao tiếp với người già:
- Tôn trọng ý kiến, hiểu biết của người già.
- Nói chậm, to, đủ rõ. Nên ngồi đối diện, duy trì giao tiếp bằng mắt.
- Sử dụng ngôn từ đơn giản, dễ hiểu, giải thích và tóm tắt lại các ý trao đổi.
- Chỉ nói đến 1 chủ đề trong 1 lần tiếp xúc: chế độ ăn uống để phòng ngừa cao huyết
áp/luyện tập hàng ngày
- Cung cấp thông tin đơn giản, viết hướng dẫn sử dụng thuốc/luyện tập ra giấy cẩn thận,
rõ ràng, cụ thể (nên trao đổi với người nhà).
- Sử dụng hình ảnh và mô hình để minh họa rõ hơn vấn đề cần giải thích.
- Chú ý lắng nghe, khuyến khích người già đặt các câu hỏi… để họ có thể hiểu rõ hơn
vấn đề.
24
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tâm lý học đại cương - Nguyễn Quang Uẩn - NXB ĐHQGHN 1998
2. Tâm lý và Tâm lý y học - TS. Nguyễn Văn Nhận - NXB Y học 2000
3. Tâm lý phát triển - TS.Vũ Thị Nho - NXB ĐHQGHN 1999
25

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×