Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Ảnh hưởng của rủi ro về khí tượng thủy văn tư nhiên đối với sự phát triển của Việt Nam từ sau đổi mới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.03 MB, 13 trang )

ẢNH HƯỞNG CỦA NHỮNG RỦI RO VỀ KHÍ
TƯỢNG THỦY VĂN Tự NHIÊN Đối VỚI sự
PHÁT TRIỂN CỦA VIỆT NAM KỂ t ừ sa u
ĐỔI MỚI VÀ TÁC ĐỘNG CỦA sự THAY Đổi
KHÍ HẬU TOÀN CẦU VỚI NHỮNG
NGUY Cơ TRONG TƯƠNG LAI
Tan Phạm*
David Wratt**
Graeme Campbell***
Doug Ramsay****
I. Sự THAY ĐỔI KHÍ HẬU - TRlỂN v ọ n g t o à n c à u
Bản đánh giá do Ban liên chính phủ về sự thay đổi khí hậu xuất bân
năm 2001 (IPCC, 2001a) lưu ý rằng, rất có thể(1) trên phạm vi toàn cầu,
những năm 1980 là thập kỷ ấm áp nhất và năm 1980 là năm ấm nhất(2)
trong hồ sơ khí hậu (1861-2000). Sự tăng nhiệt độ bề mặt trong thế kỷ XX
ở bán cầu Bắc có thể lớn hơn bất kỳ thế kỷ nào khác trong vòng 1.000
năm qua. IPCC kết luận: “Có những bằng chứng mới và mạnh mẽ hơn
chứng tỏ rằng háu hết sự ấm lên quan sát được trong vòng 50 năm qua là
do những hành động của con người”.
IPCC cũng kết luận rằng, khí hậu toàn cầu trong thế kỷ XX rất có
thể như sau:
- Nhiệt độ bề mặt toàn cầu tăng khoảng 0,6 ± 0,2°c.
- Số ngày nóng tăng;
- Lượng băng tuyết giảm ở gần như tất cả các vùng đất, lượng mưa ở
lục địa bán cầu Bắc (lượng mưa và tuyết) có thể tăng 5-10%.
* Nhỏm tham vấn ÁC, Wellington, New Zealand - www.acconsulting.co.nz
** [SJIVVA - Wellington, New Zealand - w ww.niwaxo.nz
***
Nhóm tham vân AC, Wellington, New Zealand - www.acconsulting.co.nz
**** NIYVA - Ham ilton, Now Zealand - www.niwa.co.nz
244


ẢNH HUDNÖ CỦA NHŨNG RỦ RO vê KHỈ TUpNG THỦY VĂN.
Các trận mưa nặng hạt gia tăng ở vùng vĩ độ vừa và cao ở phía Bắc,
tần số và cường độ của hạn hán cũng tăng ở một số vùng.
Trong thế kỷ XX, mực nước biển trung bình trên phạm vi toàn cầu đã
tăng bình quân từ 1-2 mm/năm và tần số tẩy tráng đá ngầm cũng tăng lên,
đặc biệt trong thời gian xảy ra hiện tượng HI Nino. Trong vòng 40 năm qua,
mùa cũng dài hơn trung bình từ 1-4 ngày/thập kỷ ở vùng vĩ độ cao hơn ở
bán cầu Bắc và những tổn thất về kinh tế liên quan đến thời tiết toàn cầu
(đã được điều chỉnh có tính đến lạm phát) đã tăng theo trình lự mức độ
quan trọng. Một phần của xu hướng thiệt hại về kinh tế này có liên quan
đến những nhún tổ’ về kinh tế-xã hội và một phần liên quan đến những
nhân tố khí hậu.
Đánh giá năm 2001 của IPCC đưa ra những dự báo về sự thay đổi khí
hậu sẽ diễn ra trong thế kỷ XXI, do một loạt viễn cảnh chắc chắn về việc
thải các chất khí gây hiệu ứng nhà kính (còn gọi là viễn cảnh SRES, trong
đó không bao gồm tác động của các chính sách hướng rỗ ràng vào việc
giảm thải các chất khí gây hiệu ứng nhà kính). Những dự báo này đề cập
đến kha năng tăng nhiệt độ trung bình bề mặt toàn cầu từ 1,4 - 5,8°c -
một tỷ lệ ấm lẻn toàn cầu rất có thể chưa có tiền lệ trong vòng 10.000 năm
qua. Lượng mưa tuyết trung bình hàng năm trên toàn cầu dự đoán sẽ tăng
lên, mặc dù ở quy mô khu vực, cả nơi tăng và giảm lượng mưa tuyết dự
đoán ở mức đặc trưng từ 5 - 20%. Mực nước biển trung bình toàn cầu dự
kiến tăng khoảng từ 9 - 88 cm vào năm 2100, nhưng với sự dao động đáng
kể giữa các khu vực.
Thế kỷ tới dự đoán cũng diễn ra những thay đổi trong các thái cực khí
hậu khác nhau. Ví dụ như sẽ có nhiều ngày nóng và các đợt nóng hơn, số
ngày băng giá và các đợt lạnh cũng ít hơn, và rất có thể xảy ra gần như
ở tất cả các vùng đất. Những trận tnưa dữ dội hơn rất có khả năng xây ra
ở nhiều khu vực, cùng với nguy cơ lụt lội, lở đất, tuyết lở và sạt bùn. Sự
khô hạn trong mùa hè tăng lên và nguy cơ hạn hán có thể xảy ra ở hầu

hết các vùng ở vĩ độ trung bình nằm sâu trong nội địa và sự thay đổi lượng
mưa, tuyết có thể tăng lên do gió mùa mùa hè châu Á. Cường độ gió tối
đa trong những trận lốc xoáy nhiệt đới ở một số khu vực cũng có thể gia
tăng, đi kèm với sự tăng cường độ mưa trung bình và tối đa trong các trận
lốc xoáy này.
n . sự BIẾN THIỀN CỦA KHÍ HẬU VÀ sự TTIAY Đ ổ i Đ ối VỚI VIỆT NAM
Những dự đoán về sự thay đổi khí hậu ở quy mô khu vực hoặc nhỏ
hơn tuỳ thuộc vào những điều không chắc chắn hơn so với việc dự báo
những thay đổi trung bình trên phạm vi toàn cáu. Hơn nữa, các tác động
của những biến đổi khí hậu tự nhiên (ví dụ như những thay đổi đi kèm
với hiện tượng El Nino và La Nina) cho thấy chắc chắn hơn trong những
245
VIỆT NAM HỌC - KỶ YỀU HỘI THẢO Q ưôc TẼ LẦN THỨ HAI
thống kê về khí hậu từ những vùng nhỏ hơn và làm cho khó nhận biết
hơn những xu hướng mơ hồ củng như xác định liệu những xu hướng này
có phải do những hoạt động của con người gây ra hay không.
Báo cáo của Nhóm công tác số II trong đánh giá 2001 của IPCC bao
gồm một số chương về các khu vực (IPCC, 2001b). Tuy nhiên, trong chương
đề cập đến Việt Nam dài 55 trang cũng bao gồm toàn bộ châu Á, từ Xibêri
xuống đến Indonesia, từ Xyri sang đến Nhật Bản. Điều này nghĩa là có rất
ít chi tiết cụ thể về Việt Nam. Những điểm có liên quan đề cập đến những
dự báo đến năm 2100 trong báo cáo của Nhóm công tác số II và chương
về thông tin khí hậu khu vực trong báo cáo của Nhóm công tác số I (IPCC,
200 lc), bao gồm:
- Đối với khu vực Đông Nam Á nói chung, sự ấm lên có thể kém hơn
mức trung bình toàn cầu trong các tháng 6-7-8.
- Lượng mưa trong các tháng 12-1-2, có thể ít thay đổi ở khu vực Đông
Nam Á.
- Những nghiên cứu mang tính mô hình về lốc xoáy nhiệt đới cho thây
có thể cường độ gió mạnh nhất sẽ tăng từ 5-10% và cường độ mưa trung

bình và tốì đa tăng từ 20-30% ở một số khu vực.
- 23% dân số Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng khi nước biển tăng lên 100 cm
(cao hơn khoảng hai lần dự báo “tầm trung” của IPCC cho năm 2100).
Thông tin chi tiết hơn về tình trạng dễ bị tổn thương của Việt Nam đối
với khí hậu và những tác động tiềm ẩn của sự thay đổi khí hậu ở Việt Nam
được cung cấp dưới đây. Chi tiết này được rút ra từ kết quả nghiên cứu
của một số tổ chức như Viện Khí tượng thuỷ văn Việt Nam (chịu trách
nhiệm về Kế hoạch hành động quốc gia Việt Nam đối với những vấn đề
thay đổi khí hậu), Trung tâm phòng ngừa thảm hoạ châu Á (ADPC, 2003),
Trung tâm nghiên cứu môi trường, giáo dục và phát triển tại Hà Nội và các
điều phối viên quốc tế (ví dụ như Kelly và Adger, 2000).
1. Khí hậu Việt Nam hiện nay và tính dễ bị ảnh hưởng bởi bão, lụt
Khí hậu Việt Nam trong một phạm vi lớn bị kiểm soát bởi hệ thống gió
mùa châu Á (Nieuwolt, 1981), với khoảng 70% lượng mưa tập trung vào một
mùa mưa chính từ tháng 5 đến tháng 9. Thêm vào đó, Việt Nam bị ảnh hưởng
điển hình bởi 4-6 trận bão nhiệt đới mỗi năm trong mùa mưa. Những cơn
bão thuộc kiểu này ít xảy ra thường xuyên hớn ở các vùng phía Nam so với
các vùng duyên hải miền Trung và Bắc Bộ (ADPC, 2003). Ở các vùng ven
biển, bão có thể gây ra mưa to với lượng mưa lên đến 400 mm trong vòng
24 giờ, với vận tốc gió có thể lên đến 40 m/giây (Nieuwolt, tác phẩm đã
dẫn), và đi kèm với mực nước biển dâng cao.
246
ẢNH HƯỞNG CÙA NHỮNG RỦ Rũ vê KHÍ TUỌNG THỦY VĂN.
Hiện tượng HI Nino - Sự dao động miền Nam ảnh hưởng đến cường độ,
tần số và thời điểm của những cơn bão nhiệt đới tác động đến Việt Nam
(Hoàng Minh Hiền, 2000). Tần số đổ bộ của bão trong các năm xảy ra hiện
tượng La Nina cao hơn và giai đoạn hoạt động muộn hơn so với các năm
xảy ra hiện tượng E1 Nino. Tuy nhiên, cường độ trung bình và mạnh nhất
của bão trong các năm có hiện tượng El Nino là cao nhất.
Việt Nam rất dễ bị ảnh hưởng bởi bão tố và lụt lội. Theo Trung tâm

phòng ngừa thảm hoạ (ADPC, 2003), trong vòng 10 năm từ năm 1990 đến
năm 2000, đă có 8.000 người bị thiệt mạng (trong đó có các ngư dân đang
đánh cá ngoài biển trong thời gian diễn ra trận bão Linđa), 2,3 triệu tấn
lương thực bị hư hỏng, 9-000 tàu thuyền bị đắm và một số lượng lớn nhà
cửa bị sập và bị cuốn trôi. Theo tính toán, tổng thiệt hại về kinh tế ở mức
2,8 tỷ USD, bằng 1,8-2,3% tổng sản phẩm quốc nội (GDP).
Những thiệt hại về tính mạng và tài sản trong những năm 1990, đặc biệt
là trong 5 năm cuối, nặng nề hơn so với thập kỷ trước. Những thảm hoạ
đặc biệt được ADPC dẫn chứng bằng tài liệu được trình bày trong bảng 1.
Bảng 1: Những thảm hoạ chính liên quan đến bão và lụt

Việt Nam
giai đoạn 1996-2002
Ngày
Vị trí
Tác động
Tháng 8-1996 Sông Hồng
Những trận lụt trên diện rộng cùng với thuỷ
triều dâng cao làm xói mòn 120 km đê và đe
doạ nhiều hoạt động kinh tế thiết yếu
Tháng 11-19 9 6
Duyên hải miền
Nam Việt Nam
Bão Linda gây thiệt hại nghiêm trọng về
người và tài sản. 2.900 người bị chết hoặc
mất tích, 108.000 ngôi nhà bị phá huỷ,
22.000 ha lúa bị mất trắng, 2.900 tàu đánh cá
bị chìm, 136.000 ha ao nuôi tôm, cá bị vỡ.
Tháng 1 1 & 12-
1999

Miền Trung Việt
Nam
Mưa giông đặc biệt lớn gây ngập trên diện
rộng với thiệt hại lớn ước tính khoảng 340
tri ê u USD
Ba tháng trong
năm 2000
Đồng bằng sông
Mô Công
Lụt lội ảnh hưởng đến khoảng 4 triệu người
và thiệt hại khoảng 3 tỷ USD ở đồng bằng
sông Mê Công
2001-2002 Đồng bằng sông
Mê Công
Ngập úng kéo dài ảnh hưởng đến 2 triệu
người và gây thiệt hại về kinh tế khoảng 100
triệu USD năm 2001 và 50 triệu USD trong
năm 2002.
Xgiỉỏỉi. (Thông tin từ ADPC, 2003; Dương Liên Châu, 2000)
247
VIỆT NAM HỌC - KỶ YỀU HỘI THẢO QUÔC TỀ LẦN THỬ HAI
Bão, lụt đi kèm với lở đất, sạt lở và xói mòn ven biển không chỉ là những
hiện tượng “khí tượng thuỷ văn” đối với Việt Nam. Nhiều khu vực, trong
đó có vùng Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và các vùng ven biển của các tỉnh
Quảng Trị, Ninh Thuận và Bình Thuận, có thể bị ảnh hưởng bởi hạn hán,
và hiện tượng xâm nhập m ặn là nghiêm trọng ở một số vùng đồng bàng
châu thổ của các con sông. Ví dụ, ADPC (2003) cho biết hạn hán trong
năm 2002 đã dẫn đến một số vấn đề về xâm nhập mặn và mất mùa gây
thiệt hại khoảng 250 triệu USD.
2. Những thay dổi khí hậu trong quá khứ ỏ Việt Nam

Những ghi chép về khí hậu cho từng vùng của Việt Nam có sẵn cho
đến tận cuối thế kỷ XIX. Những phân tích về nhiệt độ trung bình trên
phạm vi toàn quốc cho thây có một xu hướng ấm lên trong thế kỷ XX.
Bản đánh giá thứ ba của IPCC cho tháy nhiệt độ đã nóng lên trung bình
0,23°c trong 3 thập kỷ cuối của thế kỷ XX (Lal và đổng tác giả, 2001)
và tác giả Schaeffer (2003) đã tính toán một xu hướng tăng nhiệt độ
0,65°c giữa năm 1990 và năm 1998. Những thay đổi về lượng mưa cũng
đã được theo dõi. Ciranich (1993) cho biết trong giai đoạn từ cuối những
năm I960 đến đầu những năm 1990 có một sự tâng lượng mưa hàng năm
ở miền Bắc Việt Nam và giảm ở miền Nam. Họ cũng dẫn chứng những
thay đổi về lưu lượng nước, trong đó có việc giảm đối với sông Hồng và
sông Mê Công trong giai đoạn những năm 1940 đến 1950. Họ cho biết
lượng nước chảy từ sông Lô đã tăng từ cuối những năm i 960 đến đdu
những năm 1990, và những đo lường trên sông Mê Công tại Viêng Chăn
cũng cho thây sự tâng lưu lượng nước vào những năm i 960. Họ cho
rằng, những xu hướng thay đổi lưu lượng nước này do sự kết hợp của
những tác động của con người và những dao động về lượng mưa ở các
lưu vực sông. Xu hưc3mg về sự thay đổi lượng mưa trong báo cáo của
Schaeffer (2003) cho thây một sự tăng lên ở khắp vùng đồng bằng châu
thổ sông Mê Công từ 1976-2000 và giảm xuống ở 3 điểm ở đồng bàng
châu thổ sông Hồng từ 1961-2000.
Kelly và Adger (2002) dẫn số lượng các cơn bão đổ bộ vào bờ biển
Việt Nam được báo cáo từ năm 1900. Có một sự thay đổi giữa các năm
với số lượng các cơn bão dao động từ 1-12 cơn/năm. Như đã đề cập, tần
sô' của các cơn bão bị ảnh hưởng bởi trạng thái ENSO (sự giao động phía
Num El Nino). Tuy nhiên, Kelly và Adger nói rằng, không có bằng chứng
chắc chán của những xu hướng lâu dài về tần số bão từ những quan sát
thu được đến nay.
Ghi nhận lâu dài nhất và đáng tin cậy nhất về mực nước biển ở Việt
Nam là tại Hòn Dâu ở miền Bắc, đã ghi nhận được xu hướng tăng mực

nước biển 0,19 cm/năm trong giai đoạn 1955-1990 (Granich, 1993).
Những xu hướng khác nhau cũng quan sát được tại Vũng Tầu ở miền
248
ẢNH HUỚNG CÙA NHŨNG RỦ RO VỀ KHÍ TUỌNG THỦY VĂN.
Nam Việt Nam, nhưng có những sự khác nhau do những thay đổi số lán
của Irạ 111 này. ADPC (2003) đề cập đến báo cáo của UNEP cho biết mực
nước miển xung quanh Việt Nam đã tăng 5 cm trong vòng 30 năm qua
tính đến năm 1993.
Nói tóm lại, có bằng chứng cho thấy những xu hướng rỗ ràng về nhiệt
độ và mực nước biển đối với Việt Nam và được sự nhất trí rộng rãi rằng,
những xu hướng này nằm trong các xu hướng toàn cầu quan sát được trong
thập kỷ qua.
3. Những dự đoán về khí hậu Việt Nam trong tương lai
a Nhiệt cĩộ
Báo cáo dự báo khí hậu của ADPC (2003) cho rằng, nhiệt độ trung
bình hàng năm sẽ tăng từ 0,3°c đến 2,5°c vào năm 2070, với mức tăng
nhiệt độ lớn nhất (khoảng 2,5°C) ở các vùng trong nội địa và tăng khoảng
l,5°c ở vùng duyên hải miền Trung và vùng đồng bằng sông Mê Công. Họ
cũng lưu ý rằng, số lượng những ngày đặc biệt nóng sẽ tăng.
b. Lượng mtừi
Những dự đoán về thay đổi lượng mưa ở Việt Nam trong tương lai ít
chắc chán hơn những dự báo về nhiệt độ. Báo cáo của ADPC (2003) cho
ràng lượng mưa trung bình hàng năm sẽ không bị ảnh hưởng lớn trong
nhiều thập kỷ tiếp theo và những thay đổi này chỉ có thể tính toán được
cho đến khoảng sau năm 2050. Tuy nhiên, họ cho rằng những vùng bị ảnh
hưởng bởi gió mùa Đông Bắc (trong đó có miền Trung Việt Nam) có thể
có lượng mưa trung bình hàng năm tăng tới 10% từ năm 2050.
Báo cáo đánh giá thứ 3 của ADPC dự đoán rằng, tần số xuất hiện những
trận mưa với lượng nước cực lớn có thể sẽ tăng ỡ hầu hết mọi nơi trên toàn
cầu (IPCC, 2001c). Sự tăng lượng mưa trong những giai đoạn ngắn như vậy

có thể gây ra nhiều trận lụt chớp nhoáng và lưu lượng nước chây lớn hơn
(ADPC, 2003).
c. Mực nttôc biển
Báo cáo đánh giá thứ 3 của ADPC dự đoán mực nước biển trung bình
trên toàn cầu sO* tăng từ 9 đến 88 cm vào năm 2100 do tầm “SRES” của viễn
cánh thai các chất khí gây hiệu ứng nhà kính, với sự khác khau đáng kể giữa
các khu vực. Giá trị trung tâm của 48 cm tương đương với việc tăng từ 2 đến
4 lần mức tăng mực nước biển xảy ra trong thế kỷ XX (IPCC, 200lc). Báo
cáo ADPC hàm ý ràng, trong khi những dự đoán gần đây cho rằng, mực nước
biển có thể tăng khoảng 50 cm trong thế kỷ XXI, thì nên lấy viễn cảnh mực
nước hiển tìíng 1 111 để đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương của các vùng
ven hiển Việt Nam. Điều này do những điều chưa được biết cùng với việc
249
VIỆT NAM HỌC - KỶ YỀU HỘI THẢD QUỒC TỀ LÁN THỨ HA)
phán đoán những mô hình và cường độ bão đà thay đổi (có thể ânh hưởng
đến việc tăng các trận bão và sóng).
d. Bão nhiệt đới
Như đã nói trong phần trước của tài liệu này, những nghiên cứu có tính
chất mô hình về bão nhiệt đới của IPCC cho rằng, có thể cường độ gió tối
đa sẽ tăng 5-10% và cường độ mưa trung bình và tối đa tăng 20-30% trong
các trận bão nhiệt đới ở một số khu vực vào năm 2100. Thêm vào đó, báo
cáo cũng cho ràng, biểu đồ nhiệt độ bề mặt biển trung bình trong tương lai
ở Thái Bình Dương có thể trở nên giống với những gì diễn ra trong những
năm có hiện tượng El Nino (IPCC, 2100c). Như đã đề cập từ trước trong tài
liệu này, cường độ của những trận bão ảnh hưởng đến Việt Nam có xu hướng
mạnh hơn trong những năm xảy ra hiện tượng El Nino. Tính đến tất cả những
thông tin này có thể thấy rằng, ưong thế kỷ tới, ở các vùng ven biển của
Việt Nam có thể tăng rất đáng kể lượng mưa tối đa, tốc độ gió và các trận
bão đi kèm với các cơn gió lốc nhiệt đới. (Tiếc rằng, sự nghiên cứu trong
báo cáo 2001 của IPCC không đạt đến giai đoạn nhận diện cụ thề “một số

khu vực” có thể tăng mưa lốc nhiệt đới và cường độ gió).
ra. TÎNH trạng d ễ bị tổn thương trước những th a y đ ổ i khí hậu
KHÍ TƯỢNG THUỶ VĂN ĐÃ ĐƯỢC Dự BÁO
Nhiều nghiên cứu cho thấy Việt Nam rất dễ bị ảnh hưởng với việc tăng
mực nước biển. Những tác động tiềm ẩn không chỉ giới hạn ở một vùng
ven biển hẹp mà còn mở rộng đến các vùng đồng bằng châu thổ của các
con sông trong nội địa do đáy sông dâng cao và những hiệu ứng nước chảy
ngược. ADPC (2003) cho ràng, mực nước biển dâng cao 1 m (mà không có
các biện pháp bảo vệ bổ sung) sẽ khiến 17 triệu người lâm vào cảnh lụt
lội hàng năm, trong đó có 14 triệu người sống ở các tỉnh đổng bằng sông
Cửu Long.
Hiện nay, các trận bão chiếm khoảng 80% các vụ thiên tai ảnh hưởng
đến Việt Nam (ADPC, 2003). Do đó, trong tương lai có thể có sự gia tăng về
lượng mưa tối đa và cường độ gió đi kèm các cơn bão trong bão lốc nhiệt
đới cũng là một mối lo ngại lớn. Hiện tượng này có thể kết hợp với việc mực
nước biển dâng cao đã được dự báo, góp phần vào nguy cơ lụtt lội tiềm ẩn
đã được đề cập ở đoạn trước.
Thêm vào đó, sự gia tăng được dự báo trước về tần số các trận mưa
cực lớn (không chỉ do bão nhiệt đới gây ra) sẽ làm gia tăng các trận lụt
chớp nhoáng và lượng nước chảy lớn hơn.
Do vậy, có vẻ như có thể những tác động nghiêm trọng mà Việt Nam
đã hứng chịu do bão, lụt gây ra sẽ trở nên tồi tệ hơn dưới những thay đổi
khí hậu toàn cầu đã được dự báo trong thế kỷ tới.
250
ẢNH HUỦNG CÙA NHỮNG RỦ RO vê KHÍ TUỌNG THỦY VĂN
IV. CHIẾN LƯỢC GIẢM NGHÈO VÀ TĂNG TRƯỜNG TOÀN DIỆN (CPRGS)
CPRGS là một tài liệu nghiên cứu tỉ mỉ tất cả những mục tiêu chung,
những sắp đặt mang tính thể chế, các chính sách và giải pháp cho ch iến Itỉợc
10 năm và k ế hoạch 5 năm thành cách k ế hoạch cụ thề, tỉ m ì7 (CPRGS 2002).
Tài liệu này xác định có 2,8 triệu hộ nghèo vào thời điểm đầu năm 2000

hoặc 17,2% tổng số hộ gia đình trên toàn quốc. Bảng 1 dưới đây (được sao
chép từ CPRGS 2002) cho thấy gần 70% tổng số hộ nghèo sống ở:
- Đồng bằng sông Hồng
- Vùng Bắc Trung Bộ
- Vùng duyên hải miền Trung
- Vùng Đông Nam Bộ
- Đồng bằng sông cửu Long
sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi sự thay đổi khí tượng thuỷ văn đã
được dự báo trước.
Bảng 1. Quy mô nghèo đói và phạm vi ảnh hưởng
tính theo tiêu chí nghèo mới (2001-2005)
do Chương trình giảm nghèo khu vực đưa ra vào đầu năm 2001
Số hộ nghèo
(nghìn)
Tỷ lệ phần trăm
so với tổng số hộ
trong vùng (%)
Tỷ lộ phần trăm
so với tổng số hộ
trên toàn quốc
Tổng số 2.800
17,2 100
Vùng Tây Bắc
146
33,9
5,2
Vùng Đông Bác
511
22,3
18,2

Đồng bằng sông Hồng 337
9,8
12,0
Vùng Bắc Trung Bộ
554 25,6
19,8
Duycrì hải miền Trung
389
22,4
13,9
Tây Nguyên 190
24,9
6,8
Vùng Đông Nam Bộ
183
8,9
6,6
Đồng bằng sông Cửu Long
490
14,4
17,5
Ngtiồĩiĩ Chương trình quốc gia về giảm nghèo - CPRGS, 2002.
CPRSG đã thừa nhận thiên tai là một trong những nguyên nhân gây nên
tình trạng đói nghèo. Theo CPRSG, số lượng người cần sự trợ giúp khẩn
cấp hàng năm do thiên tai dao động từ 1 đến 1,2 triệu người. CPRSG cũng
đề xuất phát triển một chiến lược phòng ngừa thảm họa để giảm thiểu
những tổn thất và ổn định kế sinh nhai và sản xuất ở những vùng hay xảy
ra thảm hoạ. Chiến lược này bao gồm:
251
VIỆT NAM HỌC - KỶ YÈU HỘI THẢO QUÒC TỀ LẨN THỨ HAI

- Củng cố chương trình phòng ngừa và giảm nhẹ thảm hoạ.
- Xây dựng hệ thống thu thập thông tin và dự báo khí tượng thuỷ văn.
- Nâng cao nhận thức và cải thiện các khả nỉíng của nhân dân để phản
ứng với thiên tai.
- Xây dựng cơ sở hạ tầng và các địa điểm an toàn.
- Xây dựng lực lượng dự trữ cho trường hợp khẩn cấp và huấn luyện
các đội cứu hộ.
- Thiết lập Quỹ phục hồi sau thảm hoạ và ngăn ngừa đói nghèo và Quỹ
hỗ trợ khẩn cấp(3).
Trong sô" những mục tiêu và chỉ tiêu cho việc giảm tình trạng dễ bị tổn
thương do CPRSG đưa ra có việc phát triển một chiến lược phòng tránh và
giảm nhẹ thiên tai. Đến năm 2010, giảm một nửa tỷ lệ người nghèo bị rơi
trở lại tình trạng nghèo đói do thiên tai và các rủi ro khác(4).
V. CÁC CHƯƠNG TRÌNH VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG
Việt Nam đã triển khai một số chương trình và tiến hành một số hoạt
động liên quan đến sự thay đổi khí hậu và thiên tai kể từ sau đổi mới.
Những chương trình và hoạt động chính được tổng kết dưới đây:
1. Chương trình hành động qucíc gia Việt Nam đối với những vân đề về.thay
đổi khí hậu do Viện Khí tượng thuỷ văn điều phối (IDPC, 2003).
2. Dự án giảm nhẹ thiên tai của Ngân hàng thế giới (WB)
Dự án trị giá 170 triệu USD này gồm 4 phần:
i) Các biện pháp phòng tránh và giảm nhẹ
ii) Quản lý thâm họa dựa trên cộng đồng
iii) Quỹ chi đột xuất cho việc tái thiết và phục hồi
iv) Củng cố thể chế và xây dựng khả năng
Phần (i) bao gồm cả các biện pháp mang tính kết cấu và phi kết cấu.
Trong tài liệu triển khai dự án, Ngân hàng thế giới lưu ý rằng việc quản
lý thảm hoạ hiện nay là một ưu tiên trong chtỉơng trình nghị sự ph át triển
của chính phủ. Tntởc hết, chính phủ đã chuẩn bị một chiến lược và chương
trình hành động cho việc giảm nhẹ các thảm hoạ về nước ở Việt Nam vào

năm 1994, một bước đi khiến Việt Nam. trờ thành một trong số ít nước trôn
thế giới đã chuẩn bị một chiến lược như vậy (WB, tháng 10-2002).
252
ẢNH HUỦTMG CỦA NHỮNG RỦ RO VỀ KHÍ TUỌNG THỦY VĂN.
3. Dự án thay đổi khí hậu CECI
CECI (Trung tâm nghiên cứu và hợp tác quốc tế Canada) hiện đang
triển khai một dự án xây dựng năng lực thích nghi với sự thay đổi khí
hậu ở tỉnh Thừa Thiên - Huế. Dự án này do Quỹ phát triển thay đổi
khí hậu Canada tài trợ. Dự án tập trung vào “các kế hoạch làng an toàn”
và huấn luyện các cộng đồng địa phương trong việc quán lý thảm hoạ
và những vấn đề về thay đổi khí hậu. (Đổi tác NDM, Thư tin ngày 6
tháng 3).
4. Ngân hàng phát triển châu Á tài trợ (ADB, 2003)
Đến thời điểm 31-12-2002, khoảng 1/3 các khoản vay của ADB(cả về
giá trị đôla và số lượng các khoăn vay) với tổng số tiền là 66l,6 triệu USD
cho Việt Nam là nằm ở lĩnh vực nông nghiệp và tài nguyên thiên nhiên.
Trong đó, khoảng 193,8 triệu USD, khoảng 30%, được sử dụng vào các dự
án tưới tiêu, phục hồi và phòng chống bão lụt, tài nguyên nước ở đồng
bằng sông Hồng và các dự án về các vnìing trũng.
Số liệu từ năm 2003 đến năm 2006 cho các tài nguyên nông nghiệp và
tài nguyên thiên nhiên như sau (đơn vị tính: triệu USD):
Đáng chú ý là Dự án tài nguyên nước ở miền Trung với khoản vay trị
giá 170 triệu USD dự kiến đi vào hoạt động vào năm 2004. Mục đích của
dự án này là phục hồi và mở rộng tưới tiêu và chống lụt. Dự án này được
triển khai tại 6 tĩnh miền Trung: Thanh Hoá, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa
Thiền - Huế, Quảng Ngãi và Bình Định.
5. Đối tác NDM - Từ đôi tác đến giảm nhẹ thiên tai ở miền Trung Việt Nam
Đối tác NDM (Giảm nhẹ thiên tai) được thành lập sau khi xảy ra các
trận lũ lụt khủng khiếp ở miền Trung Việt Nam năm 1999.
Đối tác NDM liên quan đến một loạt cơ quan riêng rẽ khác nhau trực

thuộc chính phủ, các tổ chức phi chính phủ và các nhà tài trợ quốc tế đã
nhất trí cùng làm việc với nhau để đạt một mục tiêu chung: giảm nhẹ thiên
tai uà sau dó củng cố sự p hát triển bền vũng ở miền Trung Việt Nam (Đối
tác NDM- Báo câo nhiệm vụ cuối cùng 2002)
Dự án mà Nhóm tham vấn AC hiện đang triển khai, có tên gọi Chiến
dịch A cho nhận thức cổng cộng và chuẩn bị đối phó với các nguy cơ lụt
lội ở tĩnh Thừa Thiên Huế do NZAID (Cơ quan Phát triển quốc tế của New
253
2003 2004
Các khoản vay cố định 1Ố5 177
% trong tổng số 49,7% 28,9%
2005
120
28,9%
2006
140
21,4%
VIỆT NAM HỌC - KỶ YỀU HỘI THẢO QUÔC TỀ LẮM THỬ HAI
Zealand) tài trự, là kết quả trực tiếp của công việc được xác định trong
khuôn khổ Đối tác NDM.
V I. K Ế T LUÂN
1. Các trận bão, lụt đã gây thiệt hại đáng kể đến sinh mạng, làm hư
hại tài sản và sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam trong thập kỷ qua. Những
dự đoán về những thay đổi khí hậu do con người gây ra ở Việt Nam vẫn
chứa đựng những yếu tố không chắc chắn trên thực tế. Tuy nhiên, sự phát
triển kinh tế của Việt Nam trong thập kỷ tới có thể phải chịu những tác
động gia tăng đáng kể của thiên tai nếu những thay đổi về khí hậu rơi vào
tầm giữa đến cao hơn của các dự đoán trên cơ sở IPCC.
Sau đây là những hậu quả có thể xảy ra:
- Mực nước biển tăng có thể dẫn đến mất vùng đất trồng lúa và có thể

ở được, sự tăng lên của hiện tượng xâm nhập nước mặn vào các cánh đồng
lúa nằm dọc bờ biển và lụt lội ở vùng duyên hải và lưu vực sông tăng do
hiện tượng nước chảy ngược dòng sau khi mực nước biển dâng lên và bão;
- Tăng tần số xuất hiện các trận mưa với lượng mưa lớn và tăng nguy
cơ nước chảy ngược dòng khi xảy ra các trận lụt (do mực nước biển dâng)
sẽ khiến hệ thống đê điều sông Hồng hiện nay phải chịu áp lực lớn;
- Việc tăng các trận gió mạnh khi xảy ra bão to sẽ dẫn đến tăng mức
độ hư hại đối với nhà cửa và các công trình. Sự tăng nhiệt độ (nhiều ngày
nóng hơn) có thể làm tăng mức tiêu thụ điện năng (sử dụng lan tràn các
loại quạt, điều hoà nhiệt độ).
Dân số Việt Nam đã tăng đều đều từ 59,9 triệu người kể từ khi bắt đầu
cổng cuộc đổi mới vào năm 1985 lên 78,8 triệu người vào năm 2001 (ADB,
2003). Tỷ lệ tũng dân số hiện nay theo tính toán ở mức 1,4% /năm. Nếu
tỷ lộ này được duy trì, dân số Việt Nam sẽ tăng gấp đôi sau 50 năm và
tiếp tục tăng gấp đôi vào năm 2100 lên tới hơn 300 triệu người. Không cần
phải tượng tượng nhiều để thấy sự thảm khốc đến mức độ nào khi mực
nước biển tăng lên, ở mức 88 cm vào năm 2100 (đỉnh cao nhất trong tầm
dự đoán của IPCC), đối với một nước Việt Nam dân cư quá đông đúc.
2. Có nhiều công việc về sự thay đổi khí hậu toàn cầu liên quan đến
Đông Nam Á và Việt Nam. Tươní> tự, Chính phủ Việt Nam đã phân bổ
nhiều nguồn lực nhằm giải quyết các nguy cơ về khí tượng ihuỷ văn tự
nhiên, bởi vì họ nhận thức được tác động của những nguy cơ này đối với
sự phát triển của đất nước. Tuy nhiên, một điều đáng quan tâm là sự liên
kết giữa sự thay đổi khí hậu và các rủi ro tự nhiên cũng như tầm quan
trọng của việc thay đổi khí hậu dường như không được nhấn mạnh một
cách đầy đủ. Ví dụ, các khoản vay của ADB được dẫn ở trên có ít, nếu
không nói là khổng có, phần nào dành cho việc đối phó với sự thay đổi
254
ẢNH HƯÔNG CỦA NHŨNG RỦ Rũ vê KHỈ TUỌNG THỦY VĂN
khí hậu. Tướng tự như vậy, Văn kiện Đại hội toàn quốc lần thứ IX của

Đảng Cộng Sản Việt Nam (2001) vạch ra các chiến lược cho sự phát triển
của Việt Nam đến mím 2010 nhưng không đề cập chút nào đến sự thay
đổi khí hậu.
Thay cho lời kết, chúng tôi muốn cảm ơn nhà tổ chức cuộc hội thảo rất
quan trọng này vì đã cho phép chúng tôi trình bày tài liệu này. Chúng tôi
hy vọng những vấn đề được nêu ra ở đây sẽ thu hút sự quan tâm của
những người đang tham gia vào việc hoạch định các kế hoạch phát triển
của Việt Nam và sẽ khích lệ họ kết hợp sự thay đổi khí hậu toàn cầu và
những nguy cơ về khí tượng thuỷ văn tự nhiên vào trong các kế hoạch của
mình nếu họ chưa làm.
C H Ú TH ÍC H
1 Trong các báo cáo của IPCC, "rất có thể" cho biết 90-99% cơ hội cho kết quả là đúng, và “có
thể” muốn nói 66-90°ó cơ hội là đúng.
2. Tài liệu này đã dược Thủ tướng phê chuẩn theo văn bản số 2685/VPCP-QHQT, ngày 21-8-2002
3 CPRGS, 2002, tr. 74 và 96.
•I CPRGS, vr. 126.
TÀ I L IỆ U TH A M K H Ả O
1. ADPC, 2003, T h ay đ ổ i k h í h ậ u và sự p h á t triển ở Việt N am : N ồng n gh iệp và sự thích
n g h i đ ố i với vừng đ ồ n g b ằ n g sông M ê Công. Trung tâm ứng phó thâm h ọa châu Á,
B angko k, do C ông ty hợp tác kỹ thuật Đ ức (D eutsch e G esellsch aft fur T echnische
Zusam m enarbeit - C/TZ) G m bH xuất bản, E schborn, 27 trang.
2. Dươn^ Liên Châu, 2(XX), Những bài học rút ra từ cơn bào khủng khiếp Linda. Trong Tác
động cửa El N ino và Ui N ina đ ố i với khu vực Đ ông N am Á. Hội thảo do Mạng Thay đổi
khí hậu toàn cầu Đỏng Dương tổ chức, tại Hà Nội từ 2 1-23/2/2000, từ trang 91 đến 94.
(Có sẵn ở địa chỉ: littp://\v^v^v\ca]Aiea.nc.uk/tiernpo/floor0/briefin^/i{>crL/igcn2000^.pciF).
3. Granich, s., Kelly, M. và Nguyễn Hữu Ninh, 1993: Sự ấm lên toàn cầu và Việt Nam-
T ài liệ u tóm tắt. Đ ại học East Anglia, Norw ich. (C ó sán tại đ ịa chỉ:
http :/y ^ \ ^^cR iA iea.ac.h k /ticm po/flo orO /b riefin g /Vietn am /in d cx,h tm l),
4. Như trên.
5. H oàng M inh H iền, 2000, Hiệu ứng củ a ENSO đối với hoạt động củ a bão ở T ây B ắ c

Thái Bình Dương, biển Đông và Việt Nam. Trong Tác động của El Nino và La Nina
đ ố i với khu vự c D òng N am Á. Hội thảo do M ạng Thay đổi khí hậu toàn cáu Đ ồng
Dương tổ chức, tại Hà Nội từ 2 1 -23/2/2 0 0 0 , từ trang 57 đến 59. (C ó săn ở địa chí:
http: /w xvw .cru .uca.ac.hlv tiem po FloorO /briefing/igca igcn20()()V ịX Ỉf).
6. IPCG 2001 a, Sự thay đổi khí hậu 2001: Báo cảo tổng hợp. Dóng góp của Nhổm công
tác s ố i ìì v à ìì đ ố i với b á o c á o đ á n h g iá th ứ 3 củ a B an liờìì ch ín h p h ủ v ề sự thay
đ ổ i k h í h ận iW atson, R.T và Nhóm viết ch ính (ed s)). Nhà xuất b ản đại học
C am bridge, 398 trang.
255
VIỆT NAM HỌC - KỶ YỀU HỘI THẢO QUQC TỄ LẪN THỬ HAI
7. IPCC, 2001b , Sự thay dổi khí bậu 2001: Tác động, sự thích nghi và sự dễ bị tổn
thương. Đóng góp của Nhóm công tác số II đối với Ban liên chính phủ tế sự thay đổi
k h í hậu. [McCarthy J.J., Canziani, O .F., Leary N.A., D okken, D .J. và w hite , K .s (eds)J.
Nhà xuất bả n Đ ại h ọc C ambridge, trang 1032.
8. IPCC, 2001c, Sự thay đổi khí hậu 2001: Cơ sở khoa học. Dỏng góp của Nhổm làm việc
ì với Ban liên chính phủ về sự thay đổi khi hậu, [H oughton, J.T ., D ing, Y ., Griggs,
D .J., D ai, X ., M askell, K. và Joh n son, C.A. (eds)]. Nhà xuất bản Đ ại h ọc C ambridge,
XXX trang.
9. Kelly, P.M và A dger, W .N , 2000, Lý thuyết và thực liễn trong việc đánh giá tình trạng
dễ bị tổn thương đối với sự thaỵ đổi khí hậu và tạo điều kiện thích nghi. Sự thay dổi
k h í h ậ u trang 47, 325-352.
10. Lai, M., H arsawa, H., M urdiratso, D, và đ ồng tác giả, 2001, ch â u Á. T rong M cCathy,
J, J. (E d s), Sự thay đổi khí hậu 2001: Tác động, sự thích nghi và sự dễ bị tổn thương.
Đóng góp của Nhóm công tác số II với vỷ ban liên chính phủ về sự thay đổi khí bậu.
Nhà xuất bả n Đ ại h ọc C ambridge, trang 532-590.
11. Nieuwolt, S., 1981, C ác kiểu khí hậu củ a Đ ông Nam Á lục địa. Trong Takah ash i,
K. và Arkaw a, H. (E d s), Các kiểu khí hậu của vùng Nam Ả và Tây Á. K h ăo sát khí
tượng học th ế giới, 9, Elsevier, Amstercỉa,, trang 1-66.
12. Sch aefer, D., 2003, Những thay đổi khí bậu gần đây và những tác động cỏ thể đối
với nông nghiệp Việt Nam về vấn đề RRD. Hội thảo Đ ức-V iệt N am, H à Nội, 27 —

30-1 0-2003. (C ó sẩn tại địa chỉ: http ://w w w .g eo.u n i-m ainz.d e/schaefer/p d f/g v s% 20-
% 20presentatio n.p d f)
13 .Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (th áng 5-2002), Chiến lì(ỢC giảm nghèo toàn
diện và tăng trưởng (C PRGS).
14. Ngân h àng phát triổn ch âu Á (th á n g 7-2003), Chiến litợc q u ố c gia và Chươtìg trình
cập nhật 200 Í-2006, Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. w w w .a d b .org .
15. Ngăn hàng th ế giới (tháng 11-2002), Phát biển của Việt Nam v ề bản báo cáo phát
triển triển vọng của nước này 2003- Đ ơn vị quản lý kinh tế v à giảm nghèo khu
vực Đ ông Á và Thái Hình D ương - w w w .w orldban k.org.v n.
16. Đ ảng C ộng sñn Việt Nam (2001), Văn kiện Dại bội Đảng toàn quốc lần thứ 9 -
Nhà xuất băn T h ế giới, Hà Nội.
17. Đối tá c NDM (2 001 ), Báo cáo nhiệm vụ cuối cùn g- Những phái hiện của phái đoàn
đa tài trợ. w w w .undp.org.vn/ndm -p artnership.
18. Ngân h àng th ế giứi (thán g 10-2002), D ự á n g iảm n h ẹ th iên la id V iệt N am - Báo
cáo s ố P ID 11481- lntp: 'w e b .w orldbnnk.org external p rojects.
256

×