BỐ CỤC ĐỀ TÀI
PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lí do chọn đề tài
II. Phạm vi đề tài
PHẦN II : GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Cơ sở của đề tài
1.Cơ sở lí luận
2. Cơ sở thực tiễn
II. GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Giải pháp
2. Tổ chức thực hiện
3. Kết quả
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ .
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
TRƯỜNG THPT LÊ HỒNG PHONG
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
DẠY HỌC MÔN SINH HỌC THEO HƯỚNG TÍCH HỢP
VỚI SỨC KHỎE SINH SẢN VỊ THÀNH NIÊN
Người thực hiện: Lê Thu Hà
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THPT Lê Hồng Phong
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Sinh
THANH HO N M 2013Á Ă
Giáo dục và nâng cao chất lượng toàn diện cho học sinh hiện nay là vấn đề đang
được Đảng, nhà nước ngành giáo dục và toàn thể cộng đồng quan tâm.
Trước sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế xã hội, sự phân hoá trên các lĩnh
vực, trong đó sự phân hoá về lao động ngày càng rõ nét, nền giáo dục Việt nam
đang dần dần đổi mới cho phù hợp với xu thế hội nhập: Một mặt đào tạo những học
sinh có khả năng học tiếp lên đại học, cao đẳng trung học chuyên nghiệp, mặt khác
phải trang bị kiến thức phổ thông để những học sinh không có khả năng, điều kiện
học tiếp có thể học nghề, đi làm và vận dụng vào cuộc sống, kể cả việc trang bị
kiến thức để học sinh biết cách bảo vệ mình, bảo vệ gia đình, người thân.
Bộ môn sinh học là một môn khoa học có tính thực tiễn rất cao, nếu học sinh
được trang bị kiến thức phổ thông đầy đủ, có hệ thống các em sẽ không chỉ dừng
lại ở việc nắm vững những thành tựu khoa học của môn học mà còn có thể ứng
dụng vào lao động sản xuất cũng như chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ của bản thân, gia
đình, người thân.
Với đặc thù môn học như vậy tôi thiết nghĩ việc tích hợp môn sinh học với hoạt
động giáo dục dân số sức khoẻ sinh sản vị thành niên ( từ đây viết tắt là GD DS
SKSSVTN) là một việc làm cần thiết và hiệu quả.
II. PHẠM VI ĐỀ TÀI
Xây dựng một số phương pháp DẠY HỌC TÍCH HỢP MÔN SINH HỌC VỚI
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC SKSSVTN để cung cấp cho trẻ vị thành niên, thanh
thiếu niên những kiến thức cơ bản về giới tính một cách khoa học, có hệ thống. Bao
gồm những kiến thức hiểu biết về cơ thể, về tuổi dậy thì về tình yêu, tình dục, an
toàn tình dục, bệnh lây truyền và cách phòng ngừa các bệnh lây truyền qua đường
tình dục, cơ chế mang thai và mang thai ngoài ý muốn, các biện pháp phòng tránh
thai khoa học, an toàn…Nhằm tạo điều kiện tốt cho tuổi vị thành niên có đầy đủ
kiến thức để sống lành mạnh, an toàn, đảm bảo học tập, tương lai, loại trừ các vấn
đề tiêu cực ảnh hưởng xấu đến xã hội, từ đó tạo tiền đề cho sự phát triển đất nước
bền vững, văn minh.
PHẦN II : GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ .
I. CƠ SỞ CỦA ĐỀ TÀI:
2
1. Cơ sở lí luận:
- Giáo dục DSSKSSVTN hiện là vấn đề đã được nhiều quốc gia, nhất là những
quốc gia phát triển quan tâm, coi trọng. Những năm gần đây cùng với những thành
tựu của đổi mới về giáo dục, ở nước ta đã bắt đầu chú trọng giáo dục dân số
SKSSVTN. Nhiều tài liệu hướng dẫn được đăng tải trên các phương tiện thông tin
đại chúng, nhiều công trình nghiên cứu được biên soạn và ấn hành. Ngành giáo dục
cũng tích cực đưa vào chương trình dạy học những chuyên đề, những bài học liên
quan đến vấn đề này.
2. Cơ sở thực tiễn:
2.1Thực trạng xã hội hiện nay:
Hoà cùng sự phát triển của nền kinh tế xã hội, sự tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân
loại là sự du nhập của những hệ tư tưởng, những quan niệm sống có phần tiêu cực,
không phù hợp với văn hoá Việt. Do những mặt trái, những lệch lạc trong quan
niệm sống của một bộ phận thanh niên hiện nay với ý thức tự do, đề cao cái tôi cá
nhân một cách thái quá, sống buông thả, tuỳ tiện, “sống thử”, “sống thoáng”…
nhưng lại không có đủ những kiến thức khoa học cần thiết để bảo vệ mình, đặc biệt
là bảo vệ sức khoẻ sinh sản, gây nên nhiều hậu quả đáng tiếc: Huỷ hoại sức khoẻ,
tương lai của bản thân, huỷ hoại tinh thần, vật chất của chính mình cũng như gia
đình và xã hội, thậm chí gây hoảng loạn về tư tưởng, hình thành trào lưu, dư luận
xấu trong xã hội.
2.2 Thực trạng học sinh THPT hiện nay:
HSTHPT hiện nay có nhiều thế mạnh so với thế hệ trước, khả năng tiếp thu cái
mới nhanh nhạy, được tiếp cận với nhiều phương tiện giáo dục, truyền thông hiện
đại, có nhiều cơ hội để học tập tiến bộ…Nhưng cũng có nhiều những thử thách,
những mặt trái đang huỷ hoại các em, làm nhức nhối gia đình, đau đầu các nhà giáo
dục. Việc tâm sinh lí học sinh phát triển nhanh hơn đã dẫn đến việc phát triển giới
tính cũng nhanh hơn, các em bắt đầu chú tâm đến quan hệ khác giới, việc yêu sớm,
quan hệ tình dục vị thành niên cũng diễn ra nhiều hơn nhưng học sinh lại không
dám hỏi, không tìm hiểu sâu, không được trang bị kiến thức giới tính đầy đủ và có
hệ thống, vì vậy khi xảy ra hậu quả do hành vi này gây ra như mang thai ngoài ý
muốn, lây truyền các bệnh tật…các em thường tự giải quết, dẫn đến những hậu qủa
nặng nề: suy sụp về sức khoẻ, tinh thần, ảnh hưởng đến học hành, đến tương lai, sự
nghiệp thậm chí làm ảnh hưởng tới cả gia đình và xã hội.
2.3 Thực trạng dạy học và dạy học môn sinh học hiện nay:
+ Giáo dục giới tính cho học sinh ở một số trường dường như chỉ mới dừng lại ở
mức độ tuyên truyền thông qua chủ yếu là các hình thức sinh hoạt ngoại khoá chứ
chưa được tổ chức một cách bài bản, khoa học vì vậy hiệu quả còn rất thấp.
+ Bộ môn sinh học dù có thế mạnh trong lĩnh vực này nhưng người dạy vẫn còn
đơn thuần truyền đạt tri thức lí thuyết, khi đụng chạm đến những vấn đề giới tính,
3
sức khoẻ sinh sản giáo viên thường có tâm lí e ngại nên chỉ dạy qua quýt vì vậy
cũng chưa đạt được hiệu quả giáo dục và thực tiễn.
⇒
Từ những cơ sở trên tôi đã mạnh dạn đề xuất, lồng ghép việc dạy học kiến thức
khoa học của bộ môn với HĐGDDSSKSSVTN và bước đầu đã thu được những kết
quả khả quan: vừa đảm bảo kiến thức khoa học bộ môn vừa nâng cao hiệu quả
tuyên truyền GDDSSKSSVTN đồng thời đưa khoa học vào ứng dụng gần gũi với
cuộc sống làm cho học sinh cảm thấy bài học lôi cuốn, hấp dẫn.
II. GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Giải pháp:
1.1 Nắm vững đặc trưng cơ bản của bài dạy:
- Môn sinh học là một môn khoa học thực nghiệm, nên khi dạy giáo viên cần
cung cấp tri thức khoa học chính xác, cụ thể, có những ứng dụng thực tế chứ
không được nêu kiến thức theo chủ quan cảm tính.
- Phải căn cứ vào từng bài cụ thể để xác định phương pháp phù hợp: nếu là bài
cung cấp kiến thức khoa học về lí thuyết thì nên kết hợp phương pháp thuyết trình
và trao đổi thảo luận; nếu bài dạy thiên về thực hành, bài tập thì nên lựa chọn các
phương pháp tối ưu cho phát huy chủ thể học sinh như nêu vấn đề, gợi mở, trao đổi
thảo luận nhóm…
1.2 Triển khai kiến thức cơ bản của bộ môn:
- Đảm bảo triển khai đầy đủ, hệ thống kiến thức theo chuẩn kiến thức kĩ năng của
Bộ giáo dục và đào tạo, chú trọng cho học sinh đạt được các yêu cầu nhận biết,
thông hiểu, vận dụng thấp đến vận dụng cao.
- Nâng cao vận dụng kiến thức vào thực tiễn đời sống: khi dạy giáo viên không chỉ
cần đảm bảo kiến thức khoa học mà cần hướng vấn đề vào thực tiễn đời sống,
những thành tựu đã ứng dụng thành công và những tiềm năng có thể trong tương
lai.
- Củng cố, luyện tập, khắc sâu kiến thức:
Tuỳ theo kiểu đặc trưng bài dạy, tuỳ từng đối tượng học sinh trong lớp mà người
dạy có thể củng cố bằng nhiều cách khác nhau:
+ Đối với học sinh khá, giỏi, giáo viên có thể củng cố bằng hệ thống câu hỏi, bài
tập vận dụng cho các em trao đổi, thảo luận trả lời rồi giáo viên nhận xét, đánh giá,
bổ sung, kết luận.
+ Đối với học sinh trung bình có thể củng cố bằng phiếu học tập, câu hỏi trắc
nghiệm…
+ Đối với học sinh yếu, kém thì chủ yếu củng cố bằng việc nhấn mạnh lại những
kiến thức trọng tâm, sau đó yêu cầu các em nhắc lại…
2. Tổ chức thực hiện:
2.1.Tích hợp tự nhiên thông qua lồng ghép vấn đề vào từng phần, từng mục:
4
Không phải bài nào, phần nào cũng phải lồng ghép liên tục vào chương trình môn
học nên chỉ tích hợp khi thấy vấn đề gần gũi nhất với bài học. Chẳng hạn khi dạy
bài cơ chế điều hoà sinh sản ở mục cơ chế điều hoà sinh tinh và sinh trứng sau khi
giúp học sinh nắm vững các cơ chế trên tôi đã tiến hành lồng ghép vấn đề dân số
SKSSVTN vào bài bằng câu hỏi :
- Quá trình điều hoà sinh tinh và sinh trứng diễn ra như thế nào ?
- Ứng dụng của điều hoà này vào đời sống như thế nào?
- Tại sao người phụ nữ uống viên thuốc tránh thai lại có thể tránh thai. Giải thích?
- Những tác hại khi lạm dụng thuốc tránh thai (đặc biệt là thuốc tránh thai khẩn
cấp)?
- Nên ăn uống sinh hoạt ra sao để điều hoà quá trình trên nhằm đảm bảo tốt sức
khoẻ cho con người nhất là tuổi vị thành niên?
2.2.Tích hợp thông qua củng cố, luyện tập, mở rộng kiến thức:
Có những bài dạy kiến thức khoa học nhiều, nội dung các phần liên quan chặt chẽ,
phần sau là hệ quả của phần trước thì không nên tích hợp từng phần làm cho bài
học rời rạc, kiến thức nhỏ lẽ mà nên tích hợp toàn bài qua khâu củng cố, luyện tập,
mở rộng kiến thức. Chẳng hạn khi dạy bài:
- Bài 47 – Điều khiển sinh sản ở động vật và sinh đẻ có kế hoạch ở người ( sinh 11
cơ bản và nâng cao) tôi sẽ tích hợp vào phần củng cố, mở rộng kiến thức bằng câu
hỏi : muốn điều khiển sinh trưởng và phát triển ở động vật và người nhất là cải
thiện chất lượng dân số khi còn ở tuổi vị thành niên chúng ta cần phải làm gì? sống
như thế nào? Sau đó cho học sinh trao đổi thảo luận về nhà viết bài thu hoạch ngắn.
2.3.Tích hợp thông qua quá trình kiểm tra đánh giá:
Khi ra đề kiểm tra người dạy không chỉ ra đề theo hướng kiểm tra kiến thức môn
học mà cần có những vế câu hỏi phụ để giáo dục giới tính cho học sinh. Chẳng
hạn khi kiểm tra bài: Điều khiển sinh sản ở động vật và sinh đẻ có kế hoạch ở
người tôi đã ra đề như sau: Em hãy nêu các biện pháp tránh thai hiện nay đang
được con người sử dụng? Cơ chế hiệu quả của từng biện pháp? Nạo phá thai có
phải là một biện pháp tránh thai không? Tại sao?
3. Tiến hành dạy học tích hợp với hoạt động GDDSSKSSVTN:
Lớp Tên bài Địa chỉ
tích hợp
Nội dung
tích hợp
Câu hỏi tích hợp Mức
độ
tích
hợp
5
10 Bài 30
-cơ bản
Bài 44
-nâng
cao
Sự
nhân
lên của
virut
trong tế
bào chủ
1.
II.
HIV/AID
S
HIV/AIDS
con đường
lây truyền,
các giai
đoạn phát
triển của
bệnh, cách
phòng
tránh, cách
ứng xử với
người
nhiễm HIV.
-Các
phương
thức lây
truyền :
- Các bệnh
truyền
nhiễm
thường gặp
do virut :
- Các đối tượng nào có nguy cơ
lây nhiễm các bệnh xã hội cao?
Gợi ý: người nghiện hút, gái mại
dâm…
- Qua quá trình tiếp xúc hàng
ngày như ăn chung, hôn nhau…
có bị lây nhiễm HIV/AIDS
không? Vì sao không nên cách ly
người bị HIV/AIDS?
Gợi ý: không, vì cần coi bệnh
HIV/AIDS cũng là bệnh như các
bệnh bình thường khác và có những
biện pháp bảo vệ bản thân hợp lý có
thể giúp họ hòa nhập cộng đồng làm
người có ích
- Các hình thức lây truyền của các
bệnh xã hội? cách bảo vệ bản
thân trước những người bị bệnh?
Gợi ý: lây qua đường máu, đường
tình dục, qua mẹ sang con
Không dùng chung các đồ có chứa
máu của người bệnh như bơm kim
tiêm…không may khi tiếp xúc phải
phải rửa sạch vết thương bằng xà
phòng và nhanh chóng đến cơ sở y
tế gần nhất
Tích
hợp
bộ
phận
và
liên
hệ
Liên
hệ
10
Bài 32 -
cơ bản
Bài 46 -
nâng
cao
Bệnh
truyền
nhiễm
và miễn
dịch
I – Bệnh
truyền
nhiễm
- Cung cấp
kiến thức về
một số bệnh
phổ biến lây
lan qua
quan hệ tình
dục như
HIV/AIDS,
lậu, giang
mai
- Hậu quả nghiêm trọng của
những bệnh xã hội là gì? Từ đó
rút ra cách phòng tránh.
Gợi ý: ảnh hưởng lớn tới sức khỏe
người bệnh, gây tổn hại về vật chất
cũng như tinh thần…….
Tích
hợp
bộ
phận
và
liên
hệ
6
11 Bài 38,
39:
Các
nhân tố
ảnh
hưởng
đến
sinh
trưởng
và phát
triển ở
động
vật
I. Nhân tố
bên trong
- Dậy thì và
các yếu tố
ảnh hưởng
đến sức
khỏe sinh
sản.
- Hoocmon
giới tính.
- Các yếu tố
bên ngoài
ảnh hưởng
đến sức
khoẻ sinh
sản
Thế nào là tuổi dậy thì? Tuổi dậy
thì trung bình của người Việt
Nam?
Gợi ý:
- Tuổi dậy thì là mốc đánh dấu sự
trưởng thành về mặt sinh học của cơ
thể. Chia làm 3 giai đoạn: giai đoạn
đầu từ 10-13 tuổi, giai đoạn giữa từ
14-16 tuổi, giai đoạn cuối từ 17- 19
tuổi.
- Những thay đổi về cấu tạo giải
phẫu?
Gợi ý:
Ở tuổi dậy thì, dưới tác dụng của
tuyến yên và tuyến sinh dục, cơ thể
diễn ra hàng loạt những biến đổi về
hình thể, về sinh lí và tâm lí. Các cơ
quan sinh dục ngoài phát triển,
chiều cao tăng, khối lượng cơ thể
tăng
=> Không nên quá lo lắng với
những thay đổi của cơ thể ở tuổi
dậy thì
- Những thay đổi trong cấu tạo cơ
quan sinh dục nam và nữ?
Ở nam, da bìu bắt đầu thẫm màu và
nhăn lại, tinh hoàn to lên, các ống
sinh tăng kích thước và bắt đầu sinh
sản tinh trùng gây xuất tinh. Cơ phát
triển mạnh, vai rộng, chậu hông
hẹp, tầm vóc cao to, thanh quản nở
rộng làm cho giọng nói trở nên vang
và trầm.
- Ở nữ, biến đổi căn bản là sự phát
triển của tử cung và 2 buồng trứng,
các nang trứng phát triển mạnh và
hình thành các trứng chín và rụng
gây hiện tượng kinh nguyệt.
- Những thay đổi về tâm lí?
Liên
hệ
Liên
hệ
7
II. Các
nhân tố
bên ngoài
Tình trạng không cân xứng trong
quá trình phát triển của hệ tim mạch
đã ảnh hưởng đến sự tuần hoàn não,
có thể gây ra thiểu năng tuần hoàn
não nhất thời nên thường kém tập
trung, kém nhạy cảm và trí nhớ
chưa tốt.
- Nguyên nhân của những thay
đổi ở giai đoạn này?
Do các hoocmon sinh dục, các
hoocmon này có tác dụng kích thích
sự phát triển giới tính ở thai nhi. Ở
giai đoạn trước tuổi dậy thì, hàm
lượng các hoocmon này còn thấp,
nhưng đến tuổi dậy thì hàm lượng
tăng cao kích thích sự chuyển hóa
và hoàn thiện của các tế bào sinh
dục, làm phát triển các đặc điểm
sinh dục phụ.
- Trong bữa ăn hằng ngày và
khẩu phần ăn (đặc biệt trong giai
đoạn dậy thì) cần lưu ý điều gì?
Cần cung cấp đầy đủ chất dinh
dưỡng, cân đối khẩu phần ăn cho
hợp lí.
- Vì sao tuổi dậy thì cần nhiều
chất dinh dưỡng?
- Vì ở lứa tuổi này, các chất dinh
dưỡng đóng vai trò tối cần thiết
trong việc tăng cường thể lực, trí lực
và ảnh hưởng cả đối nhân xử thế
các em có những quan niệm sai lầm
trong chuyện ăn uống.
- Trong giai đoạn mang thai, để đảm
bảo cho sự phát triển của thai nhi
người mẹ cần chú ý những gì?
- Trong giai đoạn mang thai nhất là
giai đoạn đầu người mẹ cần bảo vệ
sức khoẻ thật tốt, không dùng các
8
III. Một số
biện pháp
điều khiển
sinh
trưởng - pt
ở ĐV và
người
chất độc hại( rượu, bia, thuốc lá, )
+ Mẹ nghiện rượu, nghiện ma tuý
con sinh ra có tiir lệ dị tật cao hơn
bình thường.
+ Mẹ nghiện thuốc lá, con sinh ra có
cân nặng nhẹ hơn bình thường 200-
500g.
+ Trong những tháng đầu mang
thai, nếu mẹ nhiễm virut cúm, con
sinh ra có thể bị dị tật như: hở hàm
ếch,
- Các biện pháp nâng cao chất
lượng dân số?
- Chế độ dinh dưỡng hợp lí, tích cực
tham gia luyện tập thể dục thể thao,
không sử dụng các chất độc hại đối
với cơ thể.
Tích
hợp
bộ
phận
và
liên
hệ
11 Bài 45:
Sinh
sản hữu
tính ở
động
vật
II. Quá
trình sinh
sản hữu
tính ở ĐV
- Điều kiện xảy ra sự thụ thai ở
người? Ở tuổi vị thành niên có thể
mang thai không?
Có trứng rụng; tinh trùng gặp được
trứng ở 1/3 phần đầu của ống dẫn
trứng; hợp tử di chuyển được về tử
cung; màng tử cung đủ dày để thể
làm tổ.
- Nếu có quan hệ tình dục không
an toàn( không có biện pháp bảo
vệ) ở tuổi vị thành niên sẽ có thai
vì ở nữ trứng đã chín và rụng; ở
nam đã hình thành tinh trùng.
- Hậu quả của tình dục không an
toàn? Các biện pháp bảo đảm
tình dục an toàn?
- Có thể mang thai và mắc các bệnh
lây truyền qua quan hệ tình dục và
HIV/AIDS.
- Các biện pháp đảm bảo tình dục
an toàn:
+ Sử dụng bao cao su: tránh khỏi
9
các bệnh lây truyền qua đường tình
dục và mang thai sớm.
+ Sống chung thủy: không bị mắc
các bệnh lây truyền qua đường tình
dục.
+ Kiểm tra sức khỏe định kỳ: từ 6
tháng đến 1 năm ở cả người nam và
nữ đều nên tiến hành kiểm tra sức
khỏe tổng quát.
11 Bài 46:
Cơ chế
điều
hoà
sinh sản
I.2.
Cơ chế
điều hòa
sinh trứng
-Hoocmon
sinh sản –
điều hoà
sinh sản.
- Hiện
tượng kinh
nguyệt
- Phòng
tránh thai.
- Các yếu tố
ảnh hưởng
đến quá
trình sinh
tinh và sinh
trứng
- Tại sao người phụ nữ uống viên
thuốc tránh thai lại có thể tránh
thai. Giải thích?
Uống viên thuốc tránh thai chính là
uống hai loại hoocmon ostrongen và
progesteron vào cơ thể. Nồng độ 2
loại hoocmon này trong máu tăng
cao sẽ ức chế vùng dưới đồi, tuyến
yên… làm trứng không chín và
rụng.
- Ngoài tác dụng tránh thai,
thuốc tránh thai còn có những lợi
ích gì?
Uống thuốc tránh thai giúp: giảm
nguy cơ ung thư buồng trứng, cổ tử
cung, giảm mụn trứng cá, điều hoà
kinh nguyệt, da tươi sáng,…
- Những tác hại khi lạm dụng
thuốc tránh thai( đặc biệt là thuốc
tránh thai khẩn cấp)?
Nếu lạm dụng thuốc tránh thai
( nhất là thuốc tránh thai khẩn
cấp)có thể dẫn đến các hậu quả
đáng tiếc như: vô sinh, rong kinh,…
- Trong thời kỳ kinh nguyệt, nữ
giới cần lưu ý những gì ?
Những việc nữ giới cần làm trong
thời gian hành kinh: rửa cơ thể
hàng ngày với nước sạch, tránh lao
động nặng và kéo dài,nghỉ ngơi nếu
10
II. Ảnh
hưởng của
thần kinh
– môi
trường đến
quá trình
sinh tinh
và sinh
trứng
có thể, tránh những căng thẳng về
tình ảm và tinh thần, uống nhiều
nước, ăn thức ăn có lợi cho sức
khoẻ,…Đặc biệt, các em nữ không
nên lo lắng, ngượng ngùng đây
không phải là bệnh tật.
- Nam giới cần làm gì trong thời
gian gia đình mình có phụ nữ
trong thời kỳ kinh nguyệt?
Nam giới cần giúp phụ nữ làm
những việc nặng nhọc,…trong thời
gian hành kinh.
-Tại sao có người bị đau bụng khi
hành kinh?
Khi hành kinh có người bị đau bụng
có thể do tử cung co bóp mạnh hoặc
lỗ màng trinh quá nhỏ kinh nguyệt
không thoát ra ngoài được.
- Việc một cô gái hay một phụ nữ
bị chậm một kỳ kinh có ý nghĩa
như thế nào?
- Dựa trên những ảnh hưởng của
môi trường và thần kinh.Để quá
trình sinh sản đạt hiệu quả chúng
ta cần làm gì?
- Để qúa trình sinh sản đạt hiệu
quả,không nên sử dụng thuốc lá, ma
tuý, tránh lạm rụng rượu bia, theo
điều tra, nếu sử dụng thuốc lá, rượu
bia phụ nữ có thể bị rối loạn kinh
nguyệt, mất kinh, chất lượng tinh
trùng của nam giới giảm
-Trong các biện pháp tránh thai
đang được sử dụng hiện nay,biện
pháp nào không áp dụng với vị
thành niên?
- Biện pháp không áp dụng với vị
thành niên: triệt sản.
- Nạo phá thai có được xem là biện
11
pháp sinh đẻ có kế hoạch không?
Những hậu quả của nạo phá thai
- Ở tuổi vị thành niên, để những hậu
quả đáng tiếc cần phải làm gì?
- Cần hướng tới một tình yêu trong
sáng, không đi cùng tình dục. Tình
dục chỉ nên có sau hôn nhân và
trong ranh giới của hôn nhân.
+ Các em nữ phải biết nói “ không”
trước đề nghị của bạn trai.
+ Các bạn nam phải tôn trọng quyết
định của bạn gái
Một số biện pháp phòng tránh
quan hệ tình dục ở tuổi vị thành
niên:
- Tham gia các hoạt động cộng đồng
- Xác định những mục tiêu của cuộc
đời
- Xây dựng một gia đình yêu thương
và hoà thuận
- Rèn luyện tính cách cương nghị và
các kỹ năng quyết đoán
- Kết bạn với những người cùng chí
hướng
- Tránh những hoàn cảnh cám dỗ
- Không uống rượu và thử dùng các
loại ma túy.
- Lựa chọn những phương tiện giải
trí có tính giáo dục.
Lớp Tên bài Địa chỉ
tích hợp
Nội dung tích
hợp
Câu hỏi tích hợp Mức độ
tích hợp
12 Bài 6
-cơ bản
Bài 7
-nâng
cao
Đột biến
I. Đột biến
lệch bội Cung cấp thông
tin cho học sinh
biết được:
- Ở người sự bất
thường nhiễm
sắc thể ở thai nhi
- Vì sao đột biến số
lượng nhiễm sắc thể
có thể gây chết ở sinh
vật?
Gợi ý: thay đổi cấu
trúc sẽ gây rối loạn các
quá trình nguyên phân
Tích hợp
bộ phận và
liên hệ
12
số lượng
NST
như thai thể ba,
thể một, … có
thể gây ra sẩy
thai.
- Các hội chứng
Đao, Tơcnơ,
Claiphentơ, siêu
nữ là đột biến
dạng lệch bội,
đặc biệt lưu ý
phụ nữ không
nên sinh con khi
tuổi ngoài 35.
và giảm phân
- Về mặt sinh học phụ
nữ nên sinh con ở độ
tuổi nào? Vì sao?
Gợi ý: ở độ tuổi 25- 35
Các hội chứng Đao,
Tơcnơ, Claiphentơ,
siêu nữ là đột biến
dạng lệch bội, đặc biệt
lưu ý cho học sinh biết
tỉ lệ xuất hiện hội
chứng Đao ở con tăng
lên cùng tuổi người mẹ
khi sinh đẻ, vì vậy phụ
nữ không nên sinh con
khi tuổi ngoài 35
Liên hệ
12
Bài 12 -
cơ bản
Bài 15 -
nâng cao
Di
truyền
liên kết
với giới
tính
I. Di truyền
liên kết với
giới tính
Giới thiệu cho
học sinh biết
được nhiễm sắc
thể giới tính là
nhiễm sắc thể
chứa gen quy
định giới tính,
qua đây giáo dục
để các em hiểu
sự quyết định
việc sinh con trai
hay gái không
phải hoàn toàn
do người mẹ.
- Có phải nhìn mặt
của người vợ hoặc
chồng có thể đoán
biết được người đó sẽ
sinh con trai hay con
gái không?
Gợi ý: Đây là những
thông tin sai lệch và
không có căn cứ khoa
học. Sinh con trai hay
gái là do sự gặp gỡ rất
tình cờ của tinh trùng
Y hay X của người
chồng với trứng của
người vợ. Tinh trùng Y
quyết định sinh con
trai, tinh trùng X quyết
Tích hợp
bộ phận và
liên hệ
13
định sinh con gái.
- Từng có quan niệm
con trai mới là con?
Dựa vào kiến thức di
truyền đã học theo
em điều đó đúng hay
sai?
Gợi ý:
Con trai hay con gái
đều là con của vợ và
chồng vì vật chất di
truyền đều của người
con đều lấy 1/2 phần từ
bố và 1/2 phần từ mẹ.
vì vậy quan niệm trên
là sai lầm
12 Bài 27 –
nâng cao
Phương
pháp
nghiên
cứu di
truyền
người
II. Phương
pháp
nghiên cứu
di truyền
người
Cung cấp kiến
thức cho học
sinh biết một số
bệnh tật di
truyền ở người
như bệnh máu
khó đông, mù
màu, hội chứng
Đao, 3X,
Claiphentơ, qua
đó biết cách
phòng tránh …
“Tại sao trong luật
hôn nhân có điều
khoản cấm kết hôn
gần?”.
Gợi ý: Kết hôn gần có
thể gây nên các bệnh di
truyền nguy hiểm
Liên hệ
12 Bài 28,
29 nâng
cao
Bài 21
cơ bản
Di
truyền y
học
II- Bệnh,
tật di
truyền ở
người
- Cung cấp thông
tin để học sinh
hiểu rõ về các
bệnh tật di
truyền thường
gặp ở người.
- Giới thiệu cho
học sinh biết di
truyền y học tư
vấn sẽ giúp chẩn
đoán, cung cấp
thông tin về khả
- Nguyên nhân gây ra
các bệnh, tật di
truyền ở người?
- Khi biết thai nhi bị
các bệnh di truyền
nguy hiểm có thể gây
dị dạng, sức sống
giảm….chúng ta nên
làm gì?
Gợi ý: chúng ta không
nên tự ý quyết định
Tích hợp
bộ phận và
liên hệ
14
năng mắc các
loại bệnh di
truyền ở đời con
của các gia đình
đã có bệnh này
hạn chế hậu quả
xấu, qua đây
nhấn mạnh thêm
cho học sinh
thấy việc cần
thiết phải tư vấn
trước khi lập gia
đình và sinh con,
đặc biệt là ở
những người có
bệnh tật và di
truyền
phá bỏ thai nhi hay sử
dụng các biện pháp
không an toàn như bói
toán …điều đầu tiên
cần làm là gặp bác sĩ
để tư vấn về khả năng
có thể xảy ra sau đó
quyết định. Và nên đến
các cơ sở y tế uy tín để
giải quyết
- Làm sao để biết gia
đình chúng ta có
bệnh hay tật di
truyền hay ko? Nếu
gia đình có bệnh, tật
di truyền thì trước
khi kết hôn chúng ta
phải làm gì?
Gợi ý: để biết được
điều này một cách chắc
chắn chúng ta cần
nghiên cứu phả hệ và
kiểm tra nhiễm sắc thể.
Nếu gia đình có bệnh,
tật di truyền chúng ta
nên gặp bác sĩ tư vấn
trước khi kết hôn hoặc
sinh con để có thể có
những quyết định hợp
lý nhất
12 Bài 22
cơ bản
Bảo vệ
vốn gen
di
truyền
của loài
người
II- Di
truyền y
học với
bệnh ung
thư và
AIDS
- Cung cấp kiến
thức về bệnh ung
thư, đặc biệt giáo
dục cho học sinh
ý thức để phòng
ngừa như bảo vệ
môi trường, thực
hiện an toàn thực
phẩm, duy trì
- Có phải cứ kết hôn
gần là sẽ bị ung thư
cho vợ, chồng và con
hay không? Các
nguyên nhân gây nên
bệnh ung thư?
Gợi ý: kết hôn gần chỉ
gây nên xác suất bệnh
ung thư cao ở thế hệ
Tích hợp
bộ phận và
liên hệ
15
và một
số vấn
đề xã
hội của
di
truyền
học
Bài 30 -
nâng cao
Bảo vệ
vốn gen
di
truyền
của loài
người
cuộc sống lành
mạnh, không kết
hôn gần…
- Cung cấp kiến
thức về bệnh
AIDS, qua đó
nhấn mạnh cho
học sinh thêm về
con đường lây
truyền, cách
phòng tránh.
- Học sinh biết
được chỉ số IQ
của con người
chịu ảnh hưởng
của nhân tố di
truyền và nhân tố
môi trường, qua
đó cung cấp
thông tin cho các
em biết, muốn
sinh con thông
minh cần quan
tâm đến chế độ
dinh dưỡng, tâm
lý người mẹ khi
mang thai,…và
khi đứa trẻ ra đời
cần có chế độ
dinh dưỡng thích
hợp và dạy bảo
hợp lý để phát
triển trí tuệ.
sau như con, cháu…
các nguyên nhân gây
nên bệnh là yếu tố môi
trường, thực phẩm
nhiễm độc, kết hôn gần
- Có phải IQ do di
truyền quyết định?
Vậy làm gì để có IQ
tốt nhất cho người
con?
Gợi ý: IQ do yếu tố di
truyền và môi trường
quyết đinh
Vì vậy, để có IQ tốt
nhất cần có chế độ
dinh dưỡng hợp lý, yếu
tố tâm lý cũng ảnh
hưởng rất lớn đến sự
phát triển não bộ của
thai nhi và của trẻ.
Chính vì thế, nên sinh
con khi có đủ những
điều kiện chăm sóc tốt
nhất
12 Bài 34
cơ bản
Bài 45
nâng cao
II. Các
nhân tố chi
phối quá
trình phát
sinh loài
người
Sự tiến bộ của
khoa học kĩ thuật
trong quá trình
phát sinh loài
người đến nay và
ý nghĩa hai mặt
của nó đối với
Hiện nay, loài người
có khả năng tạo ra
những đứa trẻ nhờ
nhân bản vô tính.
Quan điểm của em về
vấn đề này?
Liên hệ
16
Sự phát
sinh loài
người
sức khỏe sinh
sản.
12 Bài 37
cơ bản
Các đặc
trưng
cơ bản
của
quần
thể sinh
vật
I. Tỉ lệ giới
tính
Sự điều khiển
sinh sản ở người
và hậu quả của
sự gia tăng dân
số.
-Hiện nay, với y học
hiện đại con người có
thể sinh con theo
mong muốn. điều
này, gây ảnh hưởng
như thế nào về cân
bằng giới? suy nghĩ
của em về vấn đề này.
-Sự bùng nổ dân số
gây ra những hậu quả
như thế nào?
Tích hợp
bộ phận và
liên hệ
12 Bài 64:
Nâng
cao
Sinh
thái học
và việc
quản lí
tài
nguyên
thiên
nhiên
Cung cấp thông
tin về tài nguyên
và tình hình sử
dụng, qua đó
nhấn mạnh cho
học sinh về vấn
đề tại sao phải
thực hiện kế
hoạch hóa gia
đình?
-Tài nguyên có phải
là vô tận hay không?
Sự tăng dân số quá
nhanh sẽ gây nên
hiện trạng gì?
-Vì sao các nước đói
nghèo trên thế giới lại
nghĩ đến việc giảm dân
số trong khi dân số là
nguồn lao động chủ
lực của họ?
-Việt Nam đã thực
hiện những chính sách
gì để giảm sự gia tăng
dân số? những hiểu
biết của em về những
chính sách này?
Tích hợp
bộ phận và
liên hệ
3. Kết quả:
3.1. Nhận xét chung:
Với việc xác định nhiệm vụ, hướng giải quyết như trên, cùng với việc giúp đỡ
của ban Giám hiệu, tổ chuyên môn tôi đã thu được những thành quả đáng kể. Kiến
thức khoa học được đưa vào ứng dụng gần gũi trong thực tiễn, nhiệm vụ giáo dục
17
đạt được hiệu quả hơn, không khí giờ học trở nên sôi nổi, học sinh hứng thú với bài
học hơn.
3.2. Kết quả thực nghiệm cụ thể:
-Trước khi áp dụng phương pháp trên, số học sinh trả lời được các câu hỏi
SKSSVTN là:
Lớp Sĩ số Giỏi Khá TB Yếu Kém
Số
HS
% Số
HS
% Số
HS
% Số
HS
% Số
HS
%
10A
1
45 0 0 3 6,6 12 26,7 20 44,5 10 22,2
10A
5
42 0 0 5 12 14 33,4 11 26 12 28,6
11B
2
45 1 2 7 15,5 13 29 15 33,5 9 20
11B
6
43 1 2 8 18,5 10 23 11 25,5 13 31
12C
1
42 0 0 10 23,8 15 35,7 9 21,5 8 19
12C
7
40 1 2,5 12 30 18 45 0 0 9 22,5
Sau khi áp dụng phương pháp trên, số học sinh trả lời được các câu hỏi SKSSVTN
là:
Lớp Sĩ số Giỏi Khá TB Yếu Kém
Số
HS
% Số
HS
% Số
HS
% Số
HS
% Số
HS
%
10A
1
45 3 6,7 8 17,7 31 69,4 2 4,4 1 2
10A
5
42 4 9,5 10 24 27 64,1 1 2,4 0 0
11B
2
45 8 17,8 15 33,4 20 44,8 2 4 0 0
11B
6
43 6 14 18 42 15 35 3 7 1 2
12C
1
42 8 19 16 38 14 33,5 4 9,5 0 0
12C
7
40 10 25 20 44,5 7 24 3 6,7 0 0
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
1. Kết luận:
- Trong thời kì khoa học công nghệ và bùng nổ thông tin, kiến thức khoa học cần
được truyền đạt đến người học nhiều hơn, khả năng ứng dụng vào cuộc sống cần
được nâng cao hơn, việc nâng cao chất lượng giáo dục không chỉ đơn thuần cung
cấp tri thức mà quan trọng hơn là phải dạy cho người học phương pháp chiếm lĩnh
tri thức, đồng thời nâng cao nâng cao khả năng giáo dục cũng như ứng dụng vào
thực tiễn một cách đơn giản và hiệu quả nhất.
- Với việc tổ chức dạy học tích hợp như trên tôi thấy bài giảng đạt hiệu quả rất cao
mà không hề nặng nề.
18
- Với đề tài này, tôi nghĩ vẫn còn rất nhiều những điều cần trao đổi, bổ sung, mở
rộng. Tôi hi vọng sẽ được các bạn đồng nghiệp đọc, góp ý, bổ sung, chia sẽ kinh
nghiệm để đề tài được hoàn thiện hơn.
2. Đề xuất:
2.1. Bộ môn sinh học là một môn khoa học có tính thực tiễn cao, có nhiều tư liệu
trực quan sinh động. Vấn đề giáo dục DSSKSS VTN là vấn đề đang được xã hội
quan tâm, coi trọng để hướng sự phát triển của quốc gia theo hướng bền vững nên
tôi nghĩ ngành giáo dục cần cung cấp thêm cho giáo viên những tư liệu, tài liệu, số
liệu về DS SKSSVTN để chúng tôi có thể nhìn nhận, giảng dạy vấn đề thấu đáo
hơn.
2.2. Hằng năm ngành đều tổ chức cho giáo viên viết sáng kiến kinh nghiệm, vậy Sở
GD và ĐT nên tập hợp những sáng kiến hay, hiệu quả để xuất bản hoặc đăng tải
lên trang web của ngành để chúng tôi có thể vận dụng rộng rãi những kinh nghiệm
quý giá ấy vào quá trình giảng dạy, và việc viết sáng kiến kinh nghiệm có ý nghĩa
thực tiễn hơn. Xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Thanh Hóa, ngày20 tháng 4 năm 2013
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác.
Người viết:
LÊ THU HÀ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Sách giáo khoa sinh học 10, 11, 12 cơ bản và nâng cao – Nhà xuất bản giáo dục.
2.Sách giáo viên sinh học 10, 11, 12 cơ bản và nâng cao - Nhà xuất bản giáo dục.
3.Tài liệu hướng dẫn dạy học sinh học ở trường phổ thông - Nhà xuất bản giáo dục.
4. Chuyªn ®Ò: Dân số sức khỏe sinh sản vi thành niên
19
5. T¹p chÝ: Giíi tÝnh tuæi vị thành niên.
6. Tạp chí tuổi trẻ.
7. www.heep.edu.vn.
8. />20