Tải bản đầy đủ (.pdf) (168 trang)

Khảo sát các bản dịch thơ chữ hán của chủ tịch hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (615.87 KB, 168 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Chủ tịch Hồ Chí Minh là lãnh tụ vó đại của nhân dân Việt Nam, Anh hùng
giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới. Cuộc đời và sự nghiệp của Người
là tấm gương sáng chói về chủ nghóa yêu nước, về phẩm chất người Cộng sản, về
lòng tự hào dân tộc và là một sự cổ vũ to lớn đối với nhiều thế hệ người Việt
Nam.
Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng là một tác gia lớn đã để lại cho hậu thế một khối
lượng đồ sộ các tác phẩm thuộc nhiều thể loại được viết với các phong cách khác
nhau và bằng nhiều thứ tiếng khác nhau. Từ hơn ba chục năm nay nhiều trước tác
của Người đã được chọn đưa vào giảng dạy chính thức trong trường phổ thông
như: Tuyên ngôn độc lập, Nhật ký trong tù, Thơ Hồ Chí Minh, Truyện và ký…
Những trước tác ấy có vị trí quan trọng hàng đầu trong việc giáo dục tinh thần yêu
nước, tình cảm cách mạng, lòng tự hào dân tộc, truyền thống văn hóa cho thế hệ
trẻ học đường Việt Nam.
Thơ văn của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một di sản vô cùng quý giá của dân
tộc ta, đặc biệt là thơ chữ Hán. Số thơ này hầu hết đã được dịch, công bố, giới
thiệu trong và ngoài nước. Tuy nhiên do yêu cầu ngày càng cao của người đọc và
do yêu cầu của chính bản thân công tác dịch thuật thơ chữ Hán của Hồ Chí Minh,
đòi hỏi có một bản dịch thơ Hồ Chủ tịch chính xác hơn, hay hơn. Để tiến tới có
một bản dịch thơ chữ Hán của Hồ Chủ tịch như chúng ta mong muốn thì vấn đề
xem xét, khảo sát lại các bản dịch trước đây để hoàn thiện là một việc hết sức cần
thiết.
Người đọc Việt Nam trong nhiều năm qua hầu hết đọc Nhật ký trong tù
thông qua bản dịch, chỉ có một số không nhiều có khả năng đọc tập thơ theo
phương thức liên văn bản Việt – Hán, Hán – Việt. Năm 1960, bên cạnh 2 vạn bản
in có cả lời dịch xuôi kèm theo nguyên văn chữ Hán là 45 vạn bản in riêng cho


phần dịch thơ. Và không đầy mấy tháng hai loại bản in này hết nhẵn. Điều đó cho
thấy lượng độc giả đến với Nhật ký trong tù rất nhiều và không cần thông qua


nguyên bản. Nếu so sánh với các tập thơ nổi tiếng cùng được dịch và công bố
trong vòng mấy chục năm qua thì chỉ trừ bản dịch Đường thi tuyển chọn những bài
dịch đã được sàng lọc qua thời gian, từ hàng mấy chục cây bút dịch thơ tên tuổi,
ngoài ra, không một bản dịch nào sánh được với Nhật ký trong tù về mặt này [25:
541].
Thơ chữ Hán của Chủ tịch Hồ Chí Minh, bao gồm Nhật ký trong tù và các
bài thơ khác là những tác phẩm văn học Việt Nam đã được rất nhiều nhà nghiên
cứu, các vị giáo sư dịch, giới thiệu, bình luận. Vì vậy, khảo sát các bản dịch là
một công việc có lẽ hơi quá đối với một kẻ hậu học như chúng tôi, bởi lẽ những
bản dịch của tiền bối để lại, có một số với nhiều lý do khác nhau đã được xã hội,
những nhà nghiên cứu nghiễm nhiên coi như chuẩn mực.
Tuy nhiên, khảo sát lại các bản dịch thơ chữ Hán của Chủ tịch Hồ Chí Minh
là cơ sở giúp ta tiếp cận những bài thơ chữ Hán của Bác một cách thông suốt, có
cái nhìn khoa học, bao quát hơn toàn bộ hệ thống thơ chữ Hán của Người.
Một vấn đề lưu ý nữa là: Làm điều này chúng ta sẽ góp phần làm sáng tỏ
hơn những hiểu biết về lý thuyết dịch, khả năng cảm thụ thơ chữ Hán – một
phương diện tiếp thu văn chương tinh tế và sâu lắng.
Hiện tại Nhật ký trong tù vẫn còn một số dịch giả nhà nghiên cứu dịch lại,
hiệu đính, sửa chữa. Và những bài thơ chữ Hán của Bác ngoài Nhật ký trong tù
vẫn chưa có bản dịch nào được các cơ quan chức năng công bố là chuẩn mực.
Người viết chọn công trình nhỏ này như một sự tưởng nhớ đến vị lãnh tụ kính
yêu của dân tộc nhân kỷ niệm 90 năm ngày Người ra đi tìm đường cứu nước
(05/06/1911 – 05/06/2001).
Có những người đã bàn về cách dịch, tính cấp thiết của thơ văn chữ Hán
trong nhà trường. Dịch như thế nào để phát huy tác dụng, có hiệu quả cao, phổ
biến trong thanh thiếu niên, đi vào lòng thế hệ trẻ. Từ những bản dịch hay sẽ làm
-2-


nảy sinh trong giới trẻ sự mong muốn tìm về nguyên tác. Đối với thơ văn của Bác

tính nhân văn tư tưởng nghệ thuật rất sâu sắc. Vì vậy phổ biến thơ văn Bác cũng
chính là giáo dục cho thế hệ trẻ ngày nay truyền thống uống nước nhớ nguồn, học
tập tư tưởng, đạo đức, tác phong sáng ngời của Bác. Đồng thời giúp vào việc rèn
luyện trí tuệ và hình thành nhân cách của lớp trẻ.

2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
Trong nhiều năm qua, những bài viết về thơ Bác chiếm một tỷ lệ cao nhất
trong toàn bộ các công trình nghiên cứu về hoạt động văn học của Người. Các nhà
văn, nhà thơ đã có nhiều đóng góp quý báu trong việc giới thiệu cái hay, cái đẹp
trong thơ Bác. Nhiều vấn đề của thơ Bác đã được đề cập hoặc khai thác sâu trên
một số mặt. Mặc dù vậy, đến nay, việc tìm hiểu toàn bộ sự nghiệp cách mạng của
Chủ tịch Hồ Chí Minh nói chung, thơ ca nói riêng vẫn chưa phải xem như đã hoàn
toàn đầy đủ. Đối với thể loại thơ chữ Hán, là một trong những di sản văn học vô
cùng quý báu mà Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại cho chúng ta, điều đáng chú ý là
chưa có bài nghiên cứu, tác phẩm nào đi sâu vào việc khảo sát toàn bộ lịch sử
dịch thuật của nó.
Đã đến lúc cần có thêm nhiều công trình nghiên cứu một cách hệ thống, và
quá trình của mỗi người sẽ góp phần nhỏ vào việc tìm hiểu thơ Bác, một công
việc mà không riêng một nhà nghiên cứu hoặc tác phẩm nào có thể đảm nhiệm
đầy đủ.
Tổng kết những bài viết, tác phẩm viết về thơ văn của Bác nói chung có hơn
100 bài viết, bài nghiên cứu khoa học của các tác giả Việt Nam và cả nước ngoài
trong đó viết về các tác phẩm thơ chữ Hán chiếm hơn phân nửa. Đó là những bài
phân tích, khái quát các vấn đề như quan điểm sáng tác, phong cách thơ Bác, vị trí
vai trò của thơ Bác đối với nền văn học đương đại… Điều đáng chú ý là chưa có
bài nghiên cứu, tác phẩm nào đi sâu vào việc khảo sát toàn bộ các bản dịch thơ
chữ Hán của Bác trong gần 70 năm qua.
-3-



Thơ Bác đến nay đã thành một thế giới bao la, không riêng gì khoa nghiên
cứu văn học bao nhiêu ngành khác cũng đã đi vào tìm hiểu nhưng vẫn thấy mình
chưa qua khỏi bước đầu. Một cuốn sách hay vốn đã khôn cùng trong việc bàn
luận, nay thơ Bác càng đọc ta càng thấy sáng ra biết bao điều cao cả trong cái
hình thức giản dị, gần gũi thân quen. Đã có rất nhiều ý kiến của các nhà phê bình
văn học bàn về giá trị khái quát, và ngay cả từng bài thơ cụ thể nhưng vẫn chưa
gọi là đầy đủ được. Vì vậy, việc tìm tòi phát hiện để hiểu và cảm thơ Bác vẫn còn
đang đặt ra cấp bách và thận trọng.
Hơn ba mươi năm qua, ở nước ta đã có nhiều công trình và hàng trăm bài
nghiên cứu về thơ ca của Chủ tịch Hồ Chí Minh lần lượt được công bố. Chỉ riêng
Nhật ký trong tù thôi con số văn bản tham khảo của một vài nhà nghiên cứu đã
vượt quá một trăm. Điều đó cho thấy đã có nhiều bản dịch Nhật ký trong tù và thơ
chữ Hán ngoài Nhật ký trong tù của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tuy nhiên nhiều nhà
nghiên cứu, nhiều nhà bình luận văn học đầy uy tín vẫn còn cảm thấy chưa thỏa
mãn lắm với các bản dịch. Mỗi một bản dịch có một sắc thái riêng, một tâm hồn
cảm nhận vườn thơ chữ Hán Hồ Chí Minh khác nhau. Tìm hiểu những cái hay
cũng như tìm ra cái hạn chế của các bản dịch để thế hệ sau rút kinh nghiệm có cái
nhìn sáng rõ, thấu suốt hơn về hệ thống thơ chữ Hán của Chủ tịch Hồ Chí Minh,
thiết nghó cũng là một công việc rất hữu ích.
Cho đến nay đã có nhiều bài góp ý kiến về bản dịch Nhật ký trong tù. Một
số bài góp ý của các tác giả cần được lưu ý là: Về những ý kiến đóng góp dịch tập
thơ Nhật ký trong tù của Nam Trân (Tạp chí Văn học – Số 9/1961); Đọc lại bản
dịch Nhật ký trong tù của Lê Trí Viễn (Tác phẩm mới – Số 8/1970); Thử đi vào
chỗ tinh vi của nguyên tác bản dịch Nhật ký trong tù (Văn nghệ 759/1978) của Lê
Trí Viễn; Đọc lại phần dịch nghóa “Nhật ký trong tù” của Lê Trí Viễn (Văn nghệ
759/1978); Chung quanh việc dịch thơ chữ Hán của Hồ Chủ tịch của Hoàng Xuân
Nhị (Tạp chí ngôn ngữ – Số 2/1980); Thử nhận diện lại bản dịch Nhật ký trong tù
của Nguyễn Huệ Chi (Tạp chí văn học – Số 4/1984); Về bản dịch mới Nhật ký
-4-



trong tù của Nguyễn Đức Quyền (Văn nghệ – Số 20/1986); Nhật ký trong tù cần
được dịch và giới thiệu đầy đủ của Hà Minh Đức (Văn nghệ – Số 4,5 năm 1990);
Xuất bản toàn bộ Nhật ký trong tù của Trần Văn Mỹ (Nhân dân – 15/9/1990) và
các bài của các tác giả Đào Thản, Đặng Anh Đào, Nguyễn Vũ Cư và Nguyễn
Huệ Chi, Phan Văn Các, Vũ Ngọc Khánh trong chương III “Con đường từ nguyên
tác đến bản dịch và sức sống của thi tứ” trong “Suy nghó mới về Nhật ký trong tù”.
Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội, 1993.
Về thơ chữ Hán ngoài Nhật ký trong tù, các tác giả “Tìm hiểu thơ ca chiến
khu của Chủ tịch Hồ Chí Minh” có ý kiến: Trong một số bài thơ viết bằng chữ
Hán Bác gửi đến báo Cứu Quốc, có bài Bác tự dịch ra tiếng Việt, có bài người
khác dịch và cũng có một số bài do tòa soạn dịch không đề tên dịch giả, đồng chí
Xuân Thủy nói kháng chiến khẩn trương, không có nhiều thì giờ đối chiếu với
nguyên tác, cần đăng báo kịp thời. Chính vì vậy, một số bản dịch thơ Bác chưa
được sát lắm, có lẽ đến nay cũng nên dịch lại [70: 283].
Nguyễn Xuân Lạn trong công trình “Thơ văn Nguyễn i Quốc – Hồ Chí
Minh…” đề nghị rõ hơn về việc tiến hành khảo sát các bản dịch thơ chữ Hán của
Hồ Chí Minh: “Về việc dịch thơ chữ Hán cũng vậy, cuốn sách so sánh các bản
dịch, đối chiếu với nguyên tác của Hồ Chí Minh, nhận xét những ưu khuyết điểm
của chúng.” [40: 195].
Đối với Nhật ký trong tù tình hình góp ý kiến rất đa dạng với những cách
nhìn nhận dưới nhiều góc độ khác nhau, trình độ khác nhau.
Loại ý kiến thứ nhất cho rằng bản dịch hay, nhưng cần chọn thể thơ dịch cho
thật hợp lý, muốn mọi người hiểu, muốn phổ thông hóa bản dịch Ngục trung nhật
ký, nên dịch theo thể thơ lục bát, liên tiếp nhau thành một tập thơ “kể chuyện”.
Loại ý kiến thứ hai, đều nhận thức thơ Nhật ký trong tù của Hồ Chủ Tịch rất
khó dịch, sâu sắc về ý, bình dị về lời, nên bản dịch tuy rất công phu, người đọc
vẫn mong mỏi có những bản dịch tốt hơn, hay hơn.
Loại ý kiến thứ ba nhận xét bản dịch bay bướm, mượt mà, nên thơ, trung
-5-



thành với nguyên tác.
Lại có ý kiến khác: Chê bản dịch chưa hay, chưa tốt thì dễ, nhưng dịch thế
nào cho tốt, cho hay thì không dễ.
Tuy nhiên chính người trong cuộc, dịch giả Nam Trân lại cho rằng: Ban phụ
trách dịch Nhật ký trong tù đã làm việc rất nghiêm túc và mặc dù với nhiều cố
gắng, nhưng bản dịch còn chưa theo kịp nguyên tác.
Thực ra nghiên cứu sự nghiệp của một nhà văn, nhà thơ lớn, nhất là nhà văn,
nhà thơ ấy lại là một anh hùng dân tộc, kết tinh bao vẻ đẹp của một thời đại thì
cũng khó xác định đến bao giờ sẽ kết thúc. Mỗi đóng góp nhỏ để làm rõ thêm
chân dung rạng rỡ của một con người như thế đều là cần thiết.
So với các công trình nghiên cứu, phê bình về văn xuôi Nguyễn i Quốc –
Hồ Chí Minh thì số bài viết về thơ của Người lớn hơn rất nhiều. Trong khi những
công trình nghiên cứu, phê bình về văn xuôi chỉ có khoảng hơn 50 bài thì số bài
viết về thơ có khoảng hơn 100 bài, trong đó các bài viết về Nhật ký trong tù
chiếm hơn phân nửa. Riêng các công trình viết về thơ chữ Hán ngoài Nhật ký
trong tù thì có phần hạn chế hơn. Hầu hết đều là những bài viết rải rác trên các
báo, tạp chí. Công trình nghiên cứu có liên quan, đề cập tương đối sâu là “Tìm
hiểu thơ ca chiến khu của chủ tịch Hồ Chí Minh” Nhà xuất bản Văn hóa Dân tộc,
1990 vẫn chưa phải là chuyên đề khảo sát các bản dịch.
Trong trường học từ lâu đã có nhiều giáo sư, cán bộ nghiên cứu và giảng
dạy, các nhà phê bình văn học viết về Nhật ký trong tù và các bài thơ chữ Hán
của Bác với nhiều nhận định rất đáng lưu ý. Tuy nhiên các vị vẫn chưa hài lòng vì
cảm thấy chưa sâu, chưa tới và vì vậy việc tìm hiểu thơ, Bác nhất là Nhật ký trong
tù và thơ chữ Hán ngoài Nhật ký trong tù chỉ là những công việc mới khởi đầu và
cần phải được tiếp tục.

3. ĐỐI TƯNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu chính của luận văn là các bản dịch Nhật ký trong tù và

-6-


các bản dịch thơ chữ Hán ngoài Nhật ký trong tù. Đối với Nhật ký trong tù người
viết chọn văn bản: Nhật ký trong tù, Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội, 1960; Nhật
ký trong tù, Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội, 1983; Nhật ký trong tù, bản dịch trọn
vẹn, Nhà xuất bản Giáo dục, 1993 và Hồ Chí Minh – Thơ toàn tập (phần Nhật ký
trong tù), Nhà xuất bản Văn nghệ – Trung tâm nghiên cứu Quốc học, 2000. Còn
đối với thơ chữ Hán ngoài Nhật ký trong tù thì sử dụng các bản: Thơ chữ Hán Hồ
Chí Minh, Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội, 1990; Hồ Chí Minh – Thơ toàn tập
(phần thơ chữ Hán ngoài Nhật ký trong tù) Nhà xuất bản Văn nghệ – Trung tâm
nghiên cứu Quốc học, 2000.
Luận văn sẽ khảo sát những chỗ dịch đạt, chưa đạt, đưa ra lý do nếu có thay
đổi câu cú, từ ngữ … hiệu đính lại những chỗ cần, so sánh giữa bản dịch này với
bản dịch khác v.v…
Công việc dịch thơ vừa là khoa học vừa là nghệ thuật.
Đề tài này nói quá lớn thì cũng không phải, nhưng nói đơn giản cũng không
đúng. Vì muốn dịch được thơ chữ Hán, ít nhất người dịch cũng phải gồm đủ ba
yêu cầu rất cơ bản: Một là phải thông thạo Hán văn và niêm luật của thơ chữ
Hán; Hai là phải giàu năng lực cảm thụ văn chương (nhất là thơ chữ Hán) và biết
làm thơ theo đúng hệ thống những niêm luật vốn dó rất chặt chẽ đó; Ba là phải
hiểu biết về lý thuyết dịch, bởi đề tài này không phải là dịch mà là khảo sát các
bản dịch.
Thơ Hồ Chí Minh nội dung, tư tưởng phong phú, phong cách nghệ thuật độc
đáo, dịch cho đạt càng khó.

4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trước hết sưu tầm các văn bản, dữ kiện một cách có căn cứ chính xác, khách
quan. Tập hợp, khảo sát các tư liệu về văn bản thơ chữ Hán của Hồ Chí Minh, so
sánh đối chiếu các văn bản, phát hiện những dị bản, những chỗ in ấn sai lạc. Sau

đó sắp xếp, phân tích các văn bản một cách hệ thống.
-7-


Sử dụng phương pháp nghiên cứu phân tích tác phẩm để phát hiện ra những
bản dịch hoàn chỉnh, tương đối hoàn chỉnh và chưa đạt yêu cầu.
Đối tượng nghiên cứu của luận văn có nhiều bản khác nhau nên sẽ sử dụng
phương pháp văn bản học để tìm bản dịch thỏa đáng nhất.
Phương pháp hệ thống và phương pháp cấu trúc sẽ được vận dụng để phân
tích hệ thống đề tài, thể loại, ngôn ngữ… của tác phẩm dịch.
Cuối cùng là phương pháp so sánh, phương pháp trọng yếu không thể thiếu
được của luận văn này. Với phương pháp so sánh, người viết sẽ tìm ra được những
bản dịch nào có sức thuyết phục nhất.
Một điều nữa cần lưu ý: Hồ Chí Minh vốn là một nhà hoạt động cách mạng
lớn, luôn gắn lý luận với thực tiễn, nói đi đôi với làm, vì vậy muốn nghiên cứu tư
tưởng, cũng như thơ văn của Người, ta phải căn cứ vào nhiều nguồn tư liệu:
- Những luận văn, những bài nói, bài viết của Bác.
- Cả cuộc đời hoạt động, bối cảnh xã hội - lịch sử và hoàn cảnh ra đời của
các bài thơ từng thời kỳ.
- Những hồi ký, ký ức của các đồng chí đã có thời gian công tác gần gũi với
Bác.
- Qua các bài nghiên cứu về tư tưởng, thơ văn của Hồ Chí Minh của các vị
giáo sư, các nhà nghiên cứu. Qua tư liệu của ta và của bạn bè Quốc tế.

5. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN
MỞ ĐẦU.
1. Lý do chọn đề tài
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cưú
4. Phương pháp nghiên cứu

5. Bố cục của luận vaên

-8-


Chương I: VỀ TÌNH HÌNH DỊCH THUẬT
I.1 Lý thuyết dịch – Quan niệm về dịch thuật
I.2 Tình hình dịch thơ chữ Hán ở Việt Nam
I.3 Lịch sử phiên dịch Nhật ký trong tù và thơ chữ Hán ngoài Nhật ký trong
tù của Hồ Chí Minh.
I.3. 1 Tình hình công bố, dịch thuật Nhật ký trong tù
I.3. 2 Tình hình công bố, dịch thuật thơ chữ Hán ngoài Nhật ký trong

Chương II: KHẢO SÁT CÁC BẢN DỊCH NHẬT KÝ TRONG TÙ
II.1 Về tác giả Hồ Chí Minh và tác phẩm Nhật ký trong tù.
II.2 Khảo sát các bản dịch Nhật ký trong tù.
II.2.1 Những bản dịch thay đổi.
II.2.2 Những bản dịch không thay đổi từ năm 1960 đến năm 1993.
II.3 Nhận xét về các bản dịch Nhật ký trong tù.

Chương III: KHẢO SÁT CÁC BẢN DỊCH THƠ CHỮ HÁN NGOÀI NHẬT
KÝ TRONG TÙ
III.1 Về thơ chữ Hán ngoài Nhật ký trong tù
III.2 Khảo sát các bản dịch thơ chữ Hán ngoài Nhật ký trong tù
III.3 Nhận xét về các bản dịch thơ chữ Hán ngoài Nhật ký trong tù.

KẾT LUẬN

-9-



C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

CHƯƠNG I
VỀ TÌNH HÌNH DỊCH THUẬT
I.1- LÝ THUYẾT DỊCH – QUAN NIỆM VỀ DỊCH THUẬT
Con người từ khi có ngôn ngữ đồng thời cũng biết dịch với những hình thức
sơ khai của nó do yêu cầu của cuộc sống, tuy nhiên công tác dịch thuật mới trở
thành một khoa học nghiêm túc từ sau đại chiến thế giới lần thứ II, khi ngành dịch
máy đã đưa công tác dịch thuật lên quy mô công nghiệp và ngành ngôn ngữ học
chấp nhận công tác dịch thuật là một trong những đối tượng nghiên cứu của mình.
Tuy nhiên, lý thuyết ngôn ngữ học chưa đủ để giải quyết toàn bộ vấn đề dịch, đó
là một lónh vực rất rộng, đòi hỏi phải nghiên cứu bản thân quá trình dịch, đối
tượng sử dụng bản dịch, tâm lý người dịch v.v…
Khoa học dịch thuật dần dần có cơ sở lý luận và phương pháp luận đúng đắn
để khẳng định rằng có thể dịch được và dịch trung thành.
Vào thập niên 70 của thế kỷ vừa qua, một nhóm học giả, đứng đầu là Itamar
Evan-Zohar người Tel Aviv, đã họp lại và quyết định mở ra một ngành nghiên
cứu mới: “Phiên dịch học” (Translation Studies). Họ phủ nhận những ý kiến hạ
thấp vai trò của phiên dịch, xem dịch là phản, là làm mất cái hồn của nguyên tác.
Theo Evan-Zohar, dù phiên dịch đóng một vai trò quan trọng trong văn hóa dân
tộc, nhưng nó chưa được các nhà nghiên cứu lịch sử văn hóa quan tâm đúng mức,
và cũng chưa hề chiếm được một vị trí xứng đáng trong hệ thống văn học.
Trong khoảng 30 năm vừa qua, Phiên dịch học đã phát triển từ một chuyên
ngành chủ yếu dựa trên ngôn ngữ học, đặc biệt chú trọng vào việc tạo ra những
bản dịch “tốt” và đào tạo các nhà phiên dịch để sản xuất được những bản dịch
như thế, nay chuyển sang một dạng nghiên cứu liên văn hóa (Intercultural
Studies) nhấn mạnh vai trò không thể phủ nhận được về mặt lịch sử của phiên
dịch trong sự phát triển của các nền văn hóa, và qua đó, thu hút sự quan tâm về
- 10 -


@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

những con đường tinh tế mà các nền văn hóa được kiến tạo.
Giáo sư văn học Anh. S. Steiner khi nói về vai trò của dịch thuật trong các
nền văn hóa thế giới đã khẳng định: “ Sự tồn tại của các nền văn hóa trong thực
tiễn lịch sử phụ thuộc vào hoạt động không bao giờ ngừng, tuy thường không tự
giác của công tác dịch thuật, sẽ chẳng cường điệu tí nào khi nói rằng sở dó chúng
ta có được một nền văn minh là vì chúng ta đã học được cách dịch từ một thời đại
khác sang”. [19: 45].
Quả thật dịch thuật, ngay từ các dạng thức ban đầu, đã là hành động nhằm
khắc phục cái biên giới ngôn ngữ vốn tồn tại khách quan, đem các giá trị đã được
tạo ra ở các dân tộc khác, bằng các ngôn ngữ dân tộc khác, chuyển vào sử dụng
trong cộng đồng các dân tộc mình. Sự xuất hiện văn học dịch trong một nền văn
học dân tộc chính là một loại dấu hiệu về ý thức độc lập dân tộc trong văn hóa.
Trong các công trình nghiên cứu về dịch thuật từ trước đến nay, cả ngôn ngữ
học ứng dụng lẫn khoa học về dịch thuật đều không tiến hành phân loại một cách
khoa học bản dịch về mặt dạng thức, loại hình, chủng loại, mặc dù đây là vấn đề
phức tạp và rất có ý nghóa đối với lý luận dịch.
Về chủng loại dịch, thường các nhà nghiên cứu dịch thuật phân biệt các loại:
dịch văn học (còn gọi là dịch nghệ thuật), dịch khoa học kỹ thuật (còn gọi là dịch
chuyên ngành), dịch nghị luận, dịch pháp luật – tòa án v.v…
Về trường phái dịch, trong lịch sử một số nước từng có rất nhiều trường phái
dịch, tiêu chuẩn và nguyên tắc dịch cũng muôn màu muôn vẻ. Chẳng hạn nguyên
tắc “Ngũ thất bản” và “Tam bất dị” do Trung Quốc đề ra vào thời đầu dịch Phật
điển hay nguyên tắc “Tín, đạt, nhã” đã từng gây nên tranh luận ở Trung Quốc và
cả ở Việt Nam.

Việc dịch các tác phẩm văn học xuất hiện từ rất sớm trong thời cổ đại. Tại
nhiều quốc gia, việc dịch Kinh thánh và Tân ước đã được tiến hành. Bản Kinh
thánh đã có tới 1200 bản dịch ra các ngôn ngữ khác nhau. Còn ở Việt Nam hoạt
động dịch thuật gần như xuất hiện cùng lúc với việc chế tác chữ Nôm. Các dịch
- 11 -

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

phẩm đầu tiên từ Hán sang Nôm đã thất truyền từ lâu, song, qua những lời ghi
vắn tắt trong các thư tịch xưa còn lại, ta biết rõ phạm vi nội dung của chúng: đó là
những bản dịch “các sách kinh điển” tức là dịch các tác phẩm gốc của Nho giáo
như Tứ thư, Ngũ kinh…
Với tư cách là một chỉnh thể, nền văn học Việt Nam cũng như những nền
văn học khác, bao gồm nhiều hoạt động sáng tác, tiếp nhận, nghiên cứu, phê bình,
giảng dạy, dịch thuật… Về phương diện tiếp nhận có thể thấy dịch thuật là một
trong những hình thức tiếp nhận quan trọng nhất, và là sự giao lưu văn hóa góp
phần củng cố sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc, tăng cường tình đoàn kết
Quốc tế,ø gìn giữ hòa bình và thúc đẩy quá trình tiến bộ của loài người.
Nói đến quá trình tiếp nhận văn học, dù sao, thoạt tiên, ta nghó ngay đến
“sản phẩm” được làm ra. Sản phẩm ấy, tác phẩm ấy chưa qua tay người tiêu
dùng, cũng tức là chưa có sự tác động ngược lại của một chủ thể tiếp nhận, thì sản
phẩm ấy, tác phẩm ấy - theo cách nhìn nào đó - chỉ tồn tại trong dạng tiềm năng
(potentielle). Trình độ của một nền văn học không chỉ được đánh giá qua những
tác phẩm sáng tác tiêu biểu của các tác giả và các công trình nghiên cứu tiêu
biểu, nó còn được đánh giá qua những tác phẩm dịch thuật tiêu biểu của các dịch
giả và những công trình nghiên cứu về hoạt động giao lưu, dịch thuật của nền văn
học ấy với các nền văn học khác.

Phiên dịch học ở Việt Nam hiện vẫn là một khu rừng nguyên sinh phong phú
còn vắng dấu chân thám sát. Quy tập tư liệu, vận dụng các tri thức liên ngành vào
phân kỳ, khảo sát các giai đoạn phát triển của văn học Việt Nam, đặc biệt là
trong lónh vực phiên dịch với các thể loại văn chương khác nhau, là những việc
đòi hỏi nhiều thời gian và công sức.
Trong thư tịch cổ Việt Nam hiện tồn, dấu tích của phiên dịch văn chương từ
Hán văn sang Việt ngữ hiển lộ khá sớm và có cả một chiều dài lịch sử. Có thể
đơn cử một vài ví dụ: Đường thi được dịch thành thơ luật Nôm ở thế kỷ XV, bản
đối dịch Truyền kỳ mạn lục sang quốc văn tiếp tục tồn tại như một kho ngữ liệu cổ
- 12 -

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

quý giá của thế kỷ XVI, và bản dịch Tỳ bà hành, Chinh phụ ngâm thực sự là
những kiệt tác văn chương giàu sinh khí, trường tồn trong tâm trí nhiều thế hệ độc
giả Việt Nam
Điểm qua các công trình về dịch thuật, có thể thấy rằng bất kể quan điểm
các nhà ngôn ngữ học, các nhà lý luận dịch và bản thân các dịch giả về dịch văn
học thống nhất hay mâu thuẫn nhau đến đâu, quan điểm chủ đạo vẫn là: các văn
bản dịch được chia thành hai loại, văn bản nghệ thuật và văn bản khoa học kỹ
thuật, bao gồm tất cả các văn bản chuyên ngành. Và dịch văn học là một loại dịch
thuật đặc biệt.
Lý thuyết dịch – xét về mặt lịch sử – biểu hiện như một thế giới đa cực, sống
động, một hệ thống đang hình thành và phát triển. Cũng như một số chuyên ngành
khoa học mới phát triển rầm rộ những thập niên gần đây, lý thuyết dịch có nhiều
vấn đề cần được quan tâm, khẳng định, đó là những vấn đề khái quát hóa, hệ
thống hóa, đề xuất những quy chuẩn khoa học để làm cơ sở cho sự phát triển của

giai đoạn sau này.
Đối với ngành dịch thuật trong văn hóa người Việt, cho đến nay hầu như
chưa thấy những nỗ lực nhằm phác họa cho nó một lịch sử, trong khi trên thực tế
nó đã có một lịch sử hẳn không phải là ngắn ngủi.
Điểm qua một số quan điểm về cách dịch
R. Jakobson phân biệt 3 hình thức dịch thuật với những tên gọi khác nhau:
- Dịch bên trong một ngôn ngữ (Traduction Intralinguale) là giải thích các ký
hiệu ngôn ngữ bằng các ký hiệu khác của cùng một ngôn ngữ.
- Dịch qua ngôn ngữ khác (Traduction Interlinguale) là giải thích các ký hiệu
của một ngôn ngữ bằng những ký hiệu của ngôn ngữ khác.
- Dịch qua ký hiệu khác: (Traduction Intersémiotique) là giải thích ký hiệu
ngôn ngữ bằng hệ thống ký hiệu khác.
Trong quyển "Dịch thuật và dịch giả trong thế giới hiện đại" - Nxb Varsava
1992, Jerzy Pienkos có viết: "…Cái tạo nên cơ cấu mang tính toàn cầu của dịch
- 13 -

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

thuật, nghóa là hình thức hoạt động văn hóa - xã hội đặc biệt và đòi hỏi tính sáng
tạo cao này là tổng hòa các loại hình dịch thuật trong đó có hình thức dịch miệng
và dịch viết." [68: 199]
Trong lý luận và thực tiễn dịch thuật, tiêu chuẩn và nguyên tắc của người
làm công việc dịch cùng tiêu chuẩn và nguyên tắc của người đánh giá bản dịch
thường là vấn đề hợp hai làm một, khó tách chia cho rõ ràng. Nguyên tắc hoặc
tiêu chuẩn dịch mà người dịch tuân thủ trong khi dịch cùng nguyên tắc hoặc tiêu
chuẩn màø bạn đọc bản dịch vô tình hay hữu ý tuân theo trong khi đánh giá bản
dịch không bao giờ là một hệ thống tín điều máy móc như một công thức toán

học, mà là một hệ thống động thái có khi hơi nghiêng về một bên tùy theo biến
động của các nhân tố ảnh hưởng đến việc dịch.
Có thể nói đến nay, tập hợp lý lẽ của cả trăm nhà để giải quyết vấn đề triệt
để, có hệ thống nguyên tắc và tiêu chuẩn của dịch thuật thì vấn đề ấy vẫn còn là
điều lý tưởng. Sự ra đời của văn dịch là kết quả của tác dụng tổng hợp giữa nhiều
quan niệm về giá trị, cho nên phân tích giá trị của tác phẩm dịch chỉ có thể là một
khái niệm tương đối và việc thực hiện giá trị này, nói cho cùng, phải nhờ vào cách
đọc của độc giả mà thôi.
Có hai phương pháp dịch thường gặp hiện nay: Phương pháp dịch đúng từng
chữ và dịch tự do.
Dịch đúng từng chữ và dịch tự do: Hai xu hướng này song tồn từ xưa đến nay
trong lónh vựcï dịch thuật. Lối dịch đúng từng chữ gần như là ïcách thừa nhận sự
tương hợp hình thức giữa hai ngôn ngữ, luôn tuân thủ theo văn bản và tỏ ra chính
xác với ý đồ của tác giả nguyên tác. Lối dịch tự do nghiêng về phía quyền lợi của
bản dịch, sao cho tác phẩm dịch thích nghi hoàn toàn với hoàn cảnh mới và gần
như tuân theo ý đồ của dịch giả.
Giáo sư Lev Ozerov – nhà thơ, dịch giả nổi tiếng – đã viết: “Lối dịch đúng
từng chữ – xét đến cùng, đó là sao chép, có thể thành công nhiều hay ít, nhưng
chính là sao chép, nghóa là nhắc lại một cách nô lệ, là bản sao. Tuy có được sự
- 14 -

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

tương ứng bề ngoài so với nguyên bản bởi các phương tiện kỹ thuật và thể loại,
song phụ thuộc một cách nô lệ vào các quy luật phong cách, lời nói của hệ thống
ngôn ngữ khác.” [20: 31]
Nhìn lại lịch sử dịch thuật của các dân tộc từ khoảng đầu thế kỷ XIX trở lại

trước Công nguyên chúng ta thấy chiếm vị trí chủ đạo – xét về đại thể – là lối
dịch tự do, chú trọng tới việc dân tộc hóa tối đa bản dịch sao cho bản dịch hợp thị
hiếu độc giả. Từ khoảng thế kỷ XIX tới nay, xu hướng dịch theo kiểu tư duy chính
xác, khách quan trở nên nổi cộm, đồng thời song hành cùng với nó là những cuộc
tranh luận về dịch thuật: Dịch sát nghóa hay dịch tự do? Ở những cuộc tranh luận
này đã nổi lên 3 xu hướng: Ngả theo dịch tự do, ngả theo dịch đúng từng chữ và
xu hướng ôn hòa, trung dung.
Điểm qua lịch sử văn học Việt Nam ta thấy, nước ta có một lịch sử dịch thuật
và biên khảo lâu đời, nhất là về phương diện dịch thuật, ông cha ta đã có những
đóng góp rất lớn trong việc duy trì và nâng cao chất lượng dịch thuật, từ việc tiếp
thu các phương pháp tiên tiến hữu ích của ngành lý thuyết phiên dịch hiện đại
trên thế giới, đến việc nghiên cứu những mẫu mực dịch thuật để tổng kết những
kinh nghiệm vốn có của dân tộc. Các tác phẩm dịch vốn chiếm một số lượng khá
lớn trong tổng số ấn phẩm văn học, ngành dịch văn học trong mấy chục năm trước
đây đã góp phần nâng cao công tác dịch thuật, thúc đẩy sự phát triển công cuộc
xây dựng nền văn học mới của nước nhà.
Về lịch sử phiên dịch và dịch thuật ở Việt Nam Giáo sư Trần Nghóa trong
“Những vấn đề mới đặt ra trong việc dịch từ Hán sang Việt hôm nay”, Dịch từ Hán
sang Việt – Một khoa học, một nghệ thuật”, Nxb KHXH, Hà Nội, 1982, đã tổng
quy các phương thức dịch thành hai trường phái: dịch chữ (trực dịch) và dịch ý
(nghóa dịch). Dịch chữ chủ yếu được áp dụng trong giai đoạn đầu, ít ra là từ cuối
thế kỷ II đến đầu thế kỷ V, với việc phiên dịch kinh Phật. Tuy vậy, ngay trong
thời Bắc thuộc, phong trào dịch chữ (trực dịch) đã dần dần nhường chỗ cho phong
trào dịch ý (nghóa dịch). Từ thế kỷ X trở về sau, dịch chữ lại được khôi phục, chủ
- 15 -

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an


yếu được dùng cho sách giáo khoa hoặc sách tra cứu. Nó song song tồn tại và hỗ
trợ cho phương thức dịch ý vốn được dùng rộng rãi hơn trong hầu hết các lónh vực
khác. Có nhiều bản dịch Hán văn sang quốc ngữ, Nôm sang vận văn quốc âm thời
kỳ này, tuy nhiên, trong một xã hội khoa cử mà Hán văn là ngôn ngữ quan
phương, dường như không mấy người dành thời gian và tâm trí cho việc dịch Nôm.
[34: 13]
Tiếng Hán ở Việt Nam là ngôn ngữ duy nhất có hẳn một hệ thống ngữ âm
riêng hoàn chỉnh hình thành trong lịch sử. Trong nhiều thế kỷ qua, dân tộc Việt
Nam đã sử dụng Hán tự như thứ chữ viết chính thức để sáng tạo nên nền văn học
viết của mình với bao thành tựu rực rỡ, từ Hịch tướng só của Trần Quốc Tuấn, Bình
ngô đại cáo của Nguyễn Trãi đến thơ, phú của Trần Quang Khải, Trương Hán
Siêu, Lê Thánh Tông, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ,
Nguyễn Khuyến, Cao Bá Quát, Phan Bội Châu, Nguyễn Thượng Hiền v.v…
Trong sự giao lưu văn hóa với nước ngoài có thể thấy thơ cổ Trung Quốc có
ảnh hưởng sâu xa đối với thơ Việt Nam, mà phương tiện chuyển tải để đi đến sự
hấp thụ sâu sắc chính là dịch thuật.

I.2- TÌNH HÌNH DỊCH THƠ CHỮØ HÁN Ở VIỆT NAM
Phiên chuyển từ ngữ nước ngoài sang tiếng Việt hoặc bất kỳ một ngôn ngữ
nào là kết quả tất yếu của sự tiếp xúc ngôn ngữ trong giao lưu quốc tế giữa các
quốc gia. Giao lưu giữa văn học Việt Nam với văn học Trung Quốc là một trong
những tuyến giao lưu chủ đạo của nền văn học Việt Nam từ xưa đến nay. Các
công trình dịch thuật thuộc lónh vực Hán Nôm có những đóng góp quan trọng
trong việc hình thành nền văn học dịch và quá trình hiện đại hóa văn học. Từ lược
dịch, tuyển dịch đến toàn dịch là một quá trình phát triển hợp logic, phản ánh nhu
cầu giao lưu ngày càng sâu rộng giữa xưa và nay, giữa truyền thống và hiện đại.
Văn học của một nước không phát triển cô lập mà luôn tồn tại trong mối
quan hệ giao thoa văn hóa với các nước khác. Qua tìm hiểu việc lưu hành các ấn
- 16 -


@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

phẩm có nguồn gốc bản địa hay ngoại lai trong độc giả của một thời kỳ lịch sử có
thể thấy được sinh hoạt trí thức, cùng với các ảnh hưởng văn hóa từ bên ngoài ở
thời ấy.
Trong các nước chịu ảnh hưởng văn hóa Hán, như Triều Tiên, Nhật Bản,
Việt Nam, việc dùng Hán văn để sáng tác là một hiện tượng phổ biến. Các tác
phẩm Hán – Hàn, Hán – Nhật và Hán - Việt chung cuộc cũng đều được dịch trở
lại quốc văn, để hiển lộ tinh hoa trong tấm áo ngôn ngữ dân tộc, nối kết quá khứ
với hiện tại, duy trì nguồn mạch truyền thống, trường tồn với thời gian và không
gian.
Nếu như đã có thể xác định được khởi điểm của lịch sử phiên dịch quốc ngữ
của văn học Trung Quốc, lẽ nào không tìm được điểm khởi đầu của lịch sử phiên
dịch Hán văn Việt Nam sang tiếng Việt với hệ mẫu tự la tinh? Phiên dịch học
Việt Nam tuy còn non trẻ, nhưng đang đứng trước một con đường rộng mở, với
những tầng tư liệu đang chờ tái phát hiện và một diện mạo văn học dân tộc đầy
đủ hơn đang đợi phục hiện.
Giai đoạn cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX là giai đoạn chuyển tiếp giữa
hai xu hướng dịch tương phản: Xu hướng dịch đúng từng chữ và xu hướng dịch tự
do. Trong Việt Nam văn học sử yếu, Dương Quảng Hàm coi đây là “thời kỳ dự bị”
của nền quốc văn mới. ng nhận xét tổng quát về “văn dịch” là “có khởi sắc”:
“Hồi xưa các cụ chỉ dịch văn vần chữ Nho (thơ, phú, từ, ngâm) ra văn vần ta (thơ,
song thất lục bát, hát nói), nhiều bài dịch cũng hay lắm, vừa giữ được tinh thần
nguyên văn vừa diễn thành lời văn điêu luyện. Thí dụ: Tỳ bà hành của Bạch Cư
Dị, Xích Bích phú của Tô Đông Pha, Quy khứ lai từ của Đào Tiềm, Chinh phụ
ngâm của Đặng Trần Côn”. [27: 28]

Vào những thập niên đầu thế kỷ XX, dịch thuật còn mang tính thử nghiệm
mò mẫm trong môi trường tiếp xúc, va chạm văn hóa cũ – mới, Đông –Tây. Nội
dung dịch phẩm thuộc về “cựu học”, “Hán học”, trong khi phương tiện chuyển tải,
quảng bá lại thuộc về “tân học”, “Tây học”. Rượu cũ, bình mới, dễ có những trục
- 17 -

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

trặc buổi đầu. Công việc dịch thuật, từ chọn đề tài cho đến giám định văn bản và
chuyển sang tiếng Việt hiện đại… có thể nói chất lượng đều chưa cao. Vì vậy mà
thường xảy ra hiện tượng một tác phẩm phải dịch đi dịch lại nhiều lần rồi mới trụ
lại được với thời gian, thuyết phục được bạn đọc. Thành phần dịch giả cũng không
đồng nhất, đã có nhiều tên tuổi lớn có đóng góp đáng kể trong sự nghiệp dịch
thuật văn chương – báo chí Việt Nam ở đầu thế kỷ vừa qua như Phan Kế Bính,
Nguyễn An Cư, Nguyễn Liên Phong. Phan Kế Bính (1875 – 1921) là một trong
những người đầu tiên dịch Tam quốc chí diễn nghóa, bản dịch của ông được
Nguyễn Văn Vónh nhuận sắc, xuất bản vào năm 1909, được Vũ Ngọc Phan xem
“là một bộ truyện dịch cực hay, có thể làm khuôn mẫu cho tất cả các truyện dịch”
(xem Vũ Ngọc Phan: Nhà văn hiện đại (4 tập), Thăng Long, Sài Gòn, Tập I, Tr 71
– 77)
Phải đợi đến những thập niên cuối thế kỷ, khi mà dịch thuật Hán Nôm được
nhận thức như là “một khoa học, một nghệ thuật” thực thụ, khả dó góp phần quan
trọng vào việc gìn giữ phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của cha ông,
thì những khó khăn trên mới dần dần được khắc phục, chất lượng dịch thuật cũng
bởi thế mà được từng bước nâng cao. Nhiều bản dịch gần đây còn được in kèm
theo cả nguyên bản chữ Hán để bạn đọc tiện đối chiếu khi cần thiết.
Dịch một tác phẩm, mục đích là để phổ biến tới đông đảo bạn đọc. Người

đọc, đọc một lần rồi muốn đọc lại và giới thiệu cho bạn bè, người thân cùng đọc.
Một tác phẩm đạt được sự tín nhiệm của công chúng như thế là một bản dịch tốt,
có đời sống văn học. Tuy nhiên nếu tác phẩm dịch là truyện, kịch thì người đọc
còn dựa vào cốt truyện, tình tiết nhân vật để mà nhớ, kể lại. Còn thơ thì không
thế. Công việc dịch thơ khó, đòi hỏi phải sáng tạo, phải có cảm xúc và tâm hồn
thơ, những suy tư, tình cảm, những vấn đề tinh tế sâu lắng chỉ có ngôn ngữ thơ
mới chuyển đạt được.
Thực tiễn phiên dịch thơ chữ Hán của ta chứng tỏ hoàn toàn có khả năng đạt
được những bản dịch lý tưởng.
- 18 -

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

Dịch thơ chữ Hán của cổ nhân ra thơ Việt cho công chúng hiện nay là một
điều cực kỳ khó khăn, nhất là với thơ luật. Nhiều khi dịch từng câu từng ý thì hay
nhưng đặt vào trong toàn bài với những quy định khắt khe, chặt chẽ về niêm, luật,
vần, đối… thì lại không ổn. Thường gặp trường hợp được ý thì mất vần, được niêm
luật lại hỏng về câu, chữ. Có khi chỉ cần thay một câu hay một từ mà phải dịch lại
toàn bài. Hiểu như thế ta mới cảm thông với nỗ lực của các dịch giả. Có những
dịch giả đề ra cho mình nhiệm vụ dịch sát với ngôn ngữ của thi ca, thể hiện được
sự hàm súc của nguyên tác, có những dịch giả quá chú trọng đến chữ nghóa, điển
cố thì làm mờ nhạt ý thơ hoặc dịch quá hiện đại do đó mất ý vị cổ kính.
Năm 1957 Hội nhà văn tổ chức Hội nghị về dịch thuật phần đông đều chấp
nhận 3 tiêu chuẩn do nhóm Lê Quý Đôn giới thiệu trong Hội nghị cho một bản
dịch hay là “Tín, đạt, nhã”. Tín là bám sát chủ nghóa nguyên bản, Đạt là ngôn ngữ
các bản dịch phải chững chạc trong khi diễn tả ý nghóa các câu văn trong nguyên
bản, Nhã là văn của bản dịch phải thanh nhã. Nhưng theo Cao Xuân Hạo chỉ cần

nhìn qua cũng thấy rằng chữ Tín được quan niệm không đúng, tiêu chuẩn Đạt tất
nhiên mâu thuẫn với tiêu chuẩn Tín, còn tiêu chuẩn Nhã hoàn toàn phi lý vì văn
của nguyên bản thô lỗ thì làm sao bản dịch phải Nhã được. Đã từ lâu các chuyên
gia về dịch thuật trên thế giới đã nhất trí rằng đối với một bản dịch chỉ có một lý
tưởng duy nhất là hoàn toàn trung thành (Tín) với mọi nội dung và hình thức. Và
muốn thế trước hết phải loại bỏ cái yêu cầu bám sát từ ngữ, vì để diễn đạt một ý,
mỗi ngôn ngữ có thể dùng những từ ngữ rất khác nhau. [30: 147]
Từ xưa đến nay Tín, Đạt, Nhã là ba tiêu chuẩn cao nhất của việc dịch thơ,
dịch giả nào thực hiện được ba tiêu chuẩn ấy là dịch giả tài năng và sáng tạo, dịch
phẩm của họ được công chúng tiếp nhận, có đời sống văn học, thậm chí nhiều khi
người đọc quen thuộc với tác phẩm dịch hơn cả nguyên tác, nên trong chừng mực
nào đó có thể thay thế cho nguyên tác. Lịch sử văn học Việt Nam đã có nhiều
minh chứng. Đó là Đoàn Thị Điểm với bản dịch Chinh phụ ngâm khúc của Đặng
Trần Côn, Phan Huy Vịnh với bản dịch Tỳ bà hành của Bạch Cư Dị, Tản Đà với
- 19 -

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

bản dịch Hoàng Hạc Lâu của Thôi Hiệu…
Tuy nhiên bản dịch thơ cũng có khi là con dao hai lưỡi. Bản dịch thơ hay sẽ
giúp cho người đọc hiểu, ưa thích nguyên tác, yêu mến tác giả, nâng cao thêm giá
trị thẩm mỹ của nguyên tác, nếu chẳng may bản dịch thơ không hay người đọc vì
thế sẽ có những ấn tượng không tốt về nguyên tác, thậm chí có khi có ác cảm với
những bản dịch khác.
Điểm qua một số bài viết, công trình liên quan đến vấn đề dịch từ Hán ra
Việt từ trước đến nay, ta thấy đáng chú ý là quyển “Dịch từ Hán sang Việt, một
khoa học – một nghệ thuật” (Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, 1982).

“Dịch từ Hán sang Việt, một khoa học – một nghệ thuật” tập hợp các bài
viết, ý kiến của gần 30 tác giả xung quanh việc dịch từ Hán sang Việt trong đó có
nhấn mạnh đến việc dịch thơ chữ Hán.
Gần đây có luận án Phó Tiến só của tác giả Nguyễn Tuyết Hạnh về “Vấn đề
dịch thơ Đường ở Việt Nam” trên cơ sở tập hợp nhiều tài liệu, tác giả đã phân
tích, đánh giá nêu lên nhiều suy nghó đáng quý trong việc dịch thơ Hán ra thơ Việt
mà biểu hiện là bản dịch Đường thi.
Ngoài ra còn có những ý kiến rải rác về dịch từ Hán sang Việt đăng trên các
báo và tạp chí.
Trong tập sách Những vấn đề chung của lý luận phiên dịch đã được tổng
thuật, lịch sử phiên dịch từ Hán sang Việt ở Việt Nam cũng được giới thiệu khái
quát cùng những đặc điểm của nó. [58: 14]
Cùng với thơ chữ Hán của Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, thơ chữ Hán của Hồ
Chí Minh là một di sản đặc sắc của dân tộc. Dịch thơ chữ Hán của Hồ Chí Minh ra
thơ Việt để phổ biến rộng rãi trong nhân dân luôn luôn là thôi thúc của người có
tâm huyết đối với nền văn hóa dân tộc.

I.3 - LỊCH SỬ PHIÊN DỊCH NHẬT KÝ TRONG TÙ VÀ THƠ CHỮÕ HÁN
NGOÀI NHẬT KÝ TRONG TÙ CỦA HỒ CHÍ MINH
- 20 -

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

Hồ Chí Minh là một nhà thơ. Giới nghiên cứu văn học và cả các nhà sáng
tác, phê bình trong và ngoài nước đều khẳng định điều này (mặc dù Bác không
thừa nhận mình là nhà thơ), không phải vì sự trân trọng đối với nhà lãnh đạo, mà
bởi chất thơ trọn vẹn trong những bài thơ của Bác, đặc biệt là Nhật ký trong tù và

những bài thơ chữ Hán mà các nhà nghiên cứu đưa vào loại thơ nghệ thuật.
Sinh ra ở một miền quê vốn có truyền thống lâu đời về Nho học, là con một
gia đình nhà Nho, ngay từ thû thiếu thời, Hồ Chủ tịch đã rất thông minh, có năng
khiếu về văn học, am hiểu Hán học. Những sáng tác bằng chữ Hán của Người là
một bộ phận văn học quý giá trong kho tàng văn học Việt Nam.
Nếu thơ là sự bộc lộ tâm hồn thì ngôn ngữ dân tộc là phương tiện tối ưu để
diễn đạt cảm hứng nghệ thuật. Nhưng khi làm thơ cho mình hay những người đồng
chí với mình thưởng thức thì Hồ Chí Minh lại chọn chữ Hán
Tính từ năm 1913 đến năm 1969 Nguyễn i Quốc – Hồ Chí Minh có gần 56
năm làm thơ, thế nhưng đến nay, theo tài liệu hiện có vẫn chưa sưu tầm được thật
đầy đủ các bài thơ của Nguyễn i Quốc – Hồ Chí Minh để in thành một tập trọn
vẹn. Tập thơ Hồ Chí Minh (NXB Văn học năm1967) vẫn còn bỏ sót nhiều bài
ngoài Nhật ký trong tù.
Trong “Một số bài giảng thơ văn Chủ tịch Hồ Chí Minh” thì từ năm 1941
đến năm 1969 Bác có tất cả là 216 bài thơ, thế nhưng cũng chính tác giả này đã
đặt lại câu hỏi “… lẽ nào mãi đến 1941 Người mới làm thơ?” [02: 13]
Căn cứ vào tình hình tư liệu có được cho đến hôm nay thì bài thơ ra đời sớm
nhất của Nguyễn i Quốc – Hồ Chí Minh là bài thơ Thư số 1, thơ ghi trên bưu
thiếp, do Nguyễn Tất Thành gửi cụ Phan Châu Trinh năm 1913. Tiếp đó là các
bài Bấy lâu mơ ngủ, Đã làm Cách mạng viết năm 1926, các bài Bài ca Trần Hưng
Đạo, Cô Vượng khuyên chồng viết vào năm 1928. Từ năm 1941 đến năm 1969 Hồ
Chủ tịch liên tục làm thơ, thơ cho mình, thơ cho anh em bầu bạn, thơ cho đồng chí,
đồng bào. Có thể tạm gọi là thơ ngoài Nhật ký trong tù. Từ ngày 28.8.1942 đến
10.9.1943 Hồ Chí Minh viết Nhật ký trong tù, công bố lần đầu tiên ở nước ta năm
- 21 -

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an


1955, được dịch và chính thức công bố (113 bài và bài Mới ra tù tập leo núi) vào
tháng 4/1960.
Từ năm 1976 đến năm 1986, không kể các giáo trình, các tài liệu tham khảo,
các chuyên luận về văn thơ Bác lần lượt ra đời (1976, 1978, 1979, 1981, 1984,
1986) đã đáp ứng được nhu cầu nghiên cứu, giảng dạy và học tập của mọi tầng
lớp nhân dân Việt Nam.

I. 3.1 - TÌNH HÌNH CÔNG BỐ, DỊCH THUẬT NHẬT KÝ TRONG TÙ
Năm 1942 lấy tên Hồ Chí Minh, Bác từ Pác Bó sang Trung Quốc. Mục đích
chuyến sang Trung Quốc lần này là tới Trùng Khánh hội kiến với đoàn đại biểu
Đảng Cộng sản Trung Quốc do Chu n Lai đứng đầu để trao đổi nhận định về
thời cuộc. Trước khi đi, Bác in sẵn danh thiếp, giữa danh thiếp in ba chữ Hồ Chí
Minh, một bên in Tân văn ký giả, một bên in Việt Nam Hoa kiều
Sau khi tới Tónh Tây, Hồ Chí Minh lần lượt đến Vinh Lao, Long Lâm, ở lại
một thời gian ngắn trong nhà một số người dân biên giới Trung Quốc. Ngày 25
tháng 8 tới Ba Mông thuộc huyện Tónh Tây, ở nhà một nông dân tên Từ Vó Tam.
Sáng sớm ngày 27.8.1942, Người rời nhà Từ Vó Tam lên đường đi tiếp, cùng đi có
một thanh niên chưa tròn 20 tuổi tên Dương Đào (Sau này trong tập Nhật ký trong
tù Bác có làm bài thơ nói về Dương Đào). Khi hai người tới thôn Túc Vinh huyện
Đức Bảo thì bị lính canh trụ sở thôn của Quốc dân đảng bắt giữ với lý do giấy tờ
mang theo không hợp lệ, quá hạn. Cũng từ đây Hồ Chí Minh bị giam cầm, đày ải
qua hơn 30 nhà tù, nhà giam của chính quyền Tưởng Giới Thạch. Trong thời gian
gần 13 tháng đó Hồ Chí Minh đã viết nên tập thơ Nhật ký trong tù. Theo Nguyễn
Xuân Lạn “… thi phẩm được viết bằng chữ Hán, mực màu đen trên giấy bản loại
tốt. Cuốn sổ này dày 80 trang với kích thước12.5cm x 9cm đóng theo kiểu sổ tay
ghi chép. Cuốn sổ được chia thành hai phần, giữa hai phần là những trang giấy
trắng không ghi chép gì. Phần thứ nhất từ trang 1 đến trang 53, mở đầu bằng một
bài thơ (4 câu) cùng bức tranh do Người vẽ hai cánh tay bị xiềng và kết thúc ở
- 22 -


@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

trang 53 bằng bài thơ không được đánh số đứng sau bài 133 với đầu đề Kết luận
và cuối bài có chữ Hết (Hoàn) cùng dòng số ghi ngày 29.8.1942 - 10.9.1943. Phần
thứ hai ghi chép những thời sự trong nước và thế giới. Sau khi được trả tự do, Hồ
Chí Minh ở lại Trung Quốc một thời gian. Chính lúc này Người đã đưa cuốn sổ ghi
thơ cho ông Lê Tùng Sơn – một người Việt Nam yêu nước đang hoạt động ở
Quảng Tây và hiện nay cuốn sổ này được để tại phòng thành lập Mặt trận dân tộc
thống nhất, xây dựng căn cứ địa Cách mạng tiến tới Tổng khởi nghóa tháng 8 năm
1945 tại Bảo tàng cách mạng Việt Nam.” [40: 15]
Nhưng trong Tạp chí Hán Nôm số 01/2001, Trần Đắc Thọ trong bài “Những
điều ta chưa biết về Ngục trung nhật ký…” lại viết: “…Bác Hồ đã cho đồng chí Hồ
Đức Thành xem tập Ngục trung nhật ký. Nó được đóng bằng những tờ giấy báo
cắt ra khâu lại, chữ được viết bằng bút máy, khổ giấy to hơn quyển Ngục trung
nhật ký bằng giấy bản hiện lưu giữ ở Bảo tàng Cách mạng Việt Nam. Xét về mặt
văn bản học, quyển mà đồng chí Hồ Đức Thành xem mới đích thực là chính bản,
bản lưu trữ hiện nay ở Bảo tàng Cách mạng Việt Nam chỉ là á bản” [86: 44]
Cho dù các ý kiến chưa thống nhất như thế nào thì Nhật ký trong tù vẫn là
một tập thơ nhật ký viết bằng chữ Hán có thật và do chính Chủ tịch Hồ Chí Minh
viết trong thời gian ở tù.
Tổng cộng tập thơ có 134 bài (trong đó có bài Liễu Châu ngục có đầu đề mà
không có thơ) và bài cuối cùng mà hiện nay vẫn còn nhiều tranh cãi nên đưa vào
tập thơ hay không, đó là bài Mới ra tù tập leo núi (Tân xuất ngục học đăng sơn).
Trong số báo Đồng minh (Tuần báo của Việt Nam Cách mạng Đồng minh
hội) xuất bản tại Hà Nội, tháng 6 năm 1946 với bút hiệu T.S, tác giả đã có bài
giới thiệu Quyển nhật ký bằng thơ của cụ Hồ và dịch bài Mở đầu tập nhật ký. Đây

là bài thơ đầu tiên của Nhật ký trong tù được dịch và giới thiệu với bạn đọc Việt
Nam.
Ngày 02.9.1955 triển lãm trưng bày Thành tích Nông nghiệp được tổ chức tại
phố Bích Câu (cũ) – Hà Nội, lần đầu tiên, Nhật ký trong tù với bản dịch sơ bộ của
- 23 -

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

Thư viện Quốc gia được giới thiệu với đông đảo quần chúng đến xem.
Ngày 19.5.1957 báo Nhân dân đã đăng bài của ông Nguyễn Tâm giới thiệu
về quyển Nhật ký trong ngục và có dịch bài Mới ra tù tập leo núi.
Nhân dịp kỷ niệm sinh nhật Bác (19.5.1960) trước đó tháng 4/1960 Nhà xuất
bản văn hóa lần đầu tiên in và công bố Nhật ký trong tù với bản dịch 114 bài (113
bài trong Nhật ký trong tù và bài Mới ra tù tập leo núi). So với nguyên tác 133 bài,
lần xuất bản năm 1960 đã để lại 20 bài không dịch.
Tiếp đó, các Nhà xuất bản Văn học, Phổ thông, Quân đội Nhân dân tái bản,
Nhà xuất bản Giáo dục, Đại học và Trung học chuyên nghiệp dựa vào bản dịch
năm 1960 hàng năm ấn hành để dùng trong các nhà trường. Như vậy, kể từ năm
1960, hàng triệu bản Nhật ký trong tù đã được ấn hành và sử dụng rộng rãi.
Sau gần 18 năm báo Nhân dân số ra ngày 03.5.1978 giới thiệu thêm 7 bản
dịch mới. Năm 1983 nhân kỷ niệm Nhật ký trong tù tròn 40 tuổi, tập thơ được bổ
sung thêm 6 bài, Nhà xuất bản văn học phát hành Nhật ký trong tù gồm 127 bài
(126 +1). Đến năm 1990, nhân kỷ niệm lần thứ 100 ngày sinh của Chủ tịch Hồ
Chí Minh lần đầu tiên thi phẩm được dịch trọn vẹn 135 bài (134 +1) ra mắt bạn
đọc.
Bản dịch Nhật ký trong tù năm 1960, bản dịch chỉnh lý bổ sung năm 1983
không trọn vẹn. Đến năm 1990, phải mất 30 năm Nhật ký trong tù mới được dịch

đầy đủ 135 bài thơ.
Vào dịp kỷ niệäm 40 năm, tập thơ Nhật ký trong tù được một tiểu ban dịch
thuật có kinh nghiệm của Viện Văn học, dưới sự chỉ đạo của nhà thơ Hoàng Trung
Thông, đã tiến hành rà soát lại bản dịch cũ. Nghiên cứu các ý kiến đóng góp của
nhiều dịch giả và độc giả, để dịch lại phần dịch nghóa, chỉnh lý một số chữ, số câu
trong phần dịch thơ. Thay thế một vài bài thơ dịch xét thấy không đạt bằng bản
dịch mới, hoặc bổ sung thêm bản dịch mới khác để bạn đọc tiện cân nhắc, nghiên
cứu, sắp xếp lại thứ tự các bài thơ cho đúng nguyên tác và bổ sung thêm một số
bài mới. Năm 1990, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội đã chọn trong số 500 bài dịch
- 24 -

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

Nhật ký trong tù để đưa ra 135 bài hoàn chỉnh, nhưng vẫn còn nhiều ý kiến khen
chê khác nhau.
So với bản dịch năm 1960, những bài dịch được bổ sung qua ba lần 1978,
1983 và 1990 là: Vấn thoại (11) Nạn hữu mạc mỗ (27), Nạn hữu nguyên chủ nhiệm
L (28), Long an Lưu sở trưởng (41), Nhai thượng (50), Dạ bán văn khốc phu (65),
Ký Ni – lỗ (88, 89), Thiên Giang ngục (94), Liễu Châu ngục (101) “? !” (108),
Chính trị bộ cấm bế thất (110), Mông ưu đãi (111), Ngũ khoa trưởng, Hoàng khoa
viên (115), Dương Đào bệnh trọng (117), Độc Tưởng công huấn từ (121), Lương
Hoa Thịnh tướng quân thăng nhậâm Phó tư lệnh (122), Tặng Tiểu Hầu (Hải) (123),
Nhân đỗ ngã (126), Trần khoa viên lai thám (127), Hầu chủ nhiệm ân tặng nhất bộ
thư (128), Kết luận (134).
Nhận xét về bản dịch Nhật ký trong tù ng Nguyễn Vũ Cư và Nguyễn Huệ
Chi có ý kiến: “Nếu so sánh với những tập thơ nổi tiếng cùng được dịch và công
bố trong vòng mấy chục năm qua thì chỉ trừ bản dịch Đường thi tuyển chọn những

bản dịch thơ tên tuổi, kể cả những người dịch thơ Đường ở Thế kỷ XIX, ngoại giả
không bản dịch nào sánh được với Nhật ký trong tù về mặt này” [07: 239].
Phải chăng vai trò thực tế của bản dịch tập thơ trong đời sống tinh thần của
cả một xã hội từ khi nó xuất hiện đến nay đã đủ để nói lên rằng bản dịch Nhật ký
trong tù cũng tạo được một vận mệnh riêng, ít nhiều có thể xứng với nguyên tác.
Giáo sư Phan Văn Các khẳng định: "Có lẽ cũng còn xa mới nói được tới một
bản dịch Nhật ký trong tù thành công trọn vẹn, tới mức trở thành cổ điển. Tuy vậy
xét riêng từng bản dịch Nhật ký trong tù duy nhất tồn tại suốt 30 năm qua cũng đã
không ít thành tựu đáng ghi nhận, ý kiến đông đảo và khá tập trung của nhiều bạn
đọc, nhà thơ, nhà văn, học giả… đã cho thấy nhiều bài dịch đã thực sự trở thành
những tác phẩm nghệ thuật xứng đáng với nguyên tác, dành được chỗ xứng đáng
cho tâm hồn và ký ức của mọi người" [07: 251].
Rà soát lại các bản dịch Nhật ký trong tù từ năm 1960 đến nay, chúng ta
nhận thấy một sự kiện dịch thuật trong lịch sử hiện đại Việt Nam là có một sự
- 25 -

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


×