Tải bản đầy đủ (.pdf) (154 trang)

Nghiên cứu mối quan hệ tương tác giữa môi trường xã hội nhân văn người khmer với môi trường tự nhiên trong quá trình sử dụng và bảo vệ tài nguyên môi trường huyện hồng dân, tỉnh bạc liê

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.78 MB, 154 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỐ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN


PHẠM TRẦN THÙY LINH

NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ TƯƠNG TÁC GIỮA
MÔI TRƯỜNG XÃ HỘI NHÂN VĂN NGƯỜI KHMER
VỚI MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN TRONG Q TRÌNH
SỬ DỤNG VÀ BẢO VỆ TÀI NGUN MƠI TRƯỜNG
HUYỆN HỒNG DÂN, TỈNH BẠC LIÊU

LUẬN VĂN THẠC SĨ MÔI TRƯỜNG

TP.HỒ CHÍ MINH, THÁNG 01 NĂM 2010


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỐ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN


PHẠM TRẦN THÙY LINH

NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ TƯƠNG TÁC GIỮA
MÔI TRƯỜNG XÃ HỘI NHÂN VĂN NGƯỜI KHMER
VỚI MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN TRONG Q TRÌNH
SỬ DỤNG VÀ BẢO VỆ TÀI NGUN MƠI TRƯỜNG
HUYỆN HỒNG DÂN, TỈNH BẠC LIÊU

CHUYÊN NGÀNH: SỬ DỤNG VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG
MÃ SỐ



: 60.85.15

LUẬN VĂN THẠC SĨ MÔI TRƯỜNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN ĐẮC DÂN

TP.HỒ CHÍ MINH, THÁNG 01 NĂM 2010


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu
của tôi. Các số liệu và kết quả nêu trong luận văn là
trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong bất cứ
cơng trình nào khác.

Phạm Trần Thùy Linh


LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn Thạc sĩ này, bên cạnh những nỗ lực của tôi trong
suốt thời gian qua, cịn có sự giúp đỡ của người thân, thầy cơ, bạn bè và cán bộ
chính quyền địa phương nơi tôi nghiên cứu.
Trước hết tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các hộ dân tại 03 xã Lộc
Ninh, Ninh Hòa và Ninh Thạnh Lợi, huyện Hồng Dân đã nhiệt tình đóng góp ý kiến
và giúp đỡ tơi trong suốt thời gian nghiên cứu ở thực địa.
Xin cảm ơn các anh chị cán bộ tại UBND, Mặt trận Tổ quốc và Trung tâm Y
tế dự phòng huyện Hồng Dân đã giúp đỡ trong quá trình thu thập số liệu, tài liệu,

tạo điều kiện để tôi dễ dàng tiếp cận với cộng đồng.
Xin chân thành cảm ơn cán bộ, thầy cơ ở Phịng Sau Đại học và Khoa Địa lý
đã giúp đỡ và tận tình giảng dạy, truyền đạt kiến thức trong quá trình học tập và
nghiên cứu khoa học.
Đặc biệt xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới thầy Trần Đắc Dân đã tận tình hướng
dẫn, truyền đạt kinh nghiệm và kiến thức cho tơi trong q trình thực hiện luận văn.
Xin gửi lời tri ân tới ba mẹ, người thân và bạn bè đã luôn yêu thương, chia
sẻ, động viên và giúp đỡ trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.

TP.Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2009
PHẠM TRẦN THÙY LINH


TÓM TẮT
Đề tài “Nghiên cứu mối quan hệ tương tác giữa môi trường xã hội nhân
văn người Khmer và môi trường tự nhiên trong quá trình sử dụng và bảo vệ tài
nguyên môi trường huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu” được thực hiện từ tháng 09
năm 2008 đến tháng 11 năm 2009. Đề tài gồm 3 phần chính:
Thứ nhất: Nghiên cứu những nét đặc trưng của môi trường xã hội – nhân văn
người Khmer trong quá trình tương tác với tự nhiên
Thứ hai: Tìm hiểu thực trạng nhận thức của người Khmer trong quá trình sử
dụng và bảo vệ tài ngun mơi trường
Thứ ba: Tìm hiểu hiện trạng mơi trường khu vực nghiên cứu và những tác
động của tự nhiên đến tình hình sản xuất và sức khỏe của người Khmer
Từ đó đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm bảo vệ tài nguyên môi trường khu
vực người Khmer sinh sống.
KẾT QUẢ ĐỀ TÀI:
Văn hóa ứng xử với mơi trường tự nhiên của người Khmer cũng như kiến
thức bản địa của họ đã được hình thành từ trong lịch sử lâu dài, được truyền từ đời
này tới đời khác qua q trình thích nghi với điều kiện đặc biệt của hệ sinh thái. Nó

hướng đến việc điều hịa các mối quan hệ giữa con người và môi trường.
Canh tác lúa nước là một định hướng cơ bản, xuyên suốt toàn bộ hoạt động
kinh tế và là cơ sở hình thành môi trường xã hội nhân văn người Khmer. Điều kiện
tự nhiên của vùng sơng nước huyện Hồng Dân có những thuận lợi nhất định, nhưng
cũng có những khắc nghiệt như nhiễm phèn, nhiễm mặn đã ảnh hưởng không nhỏ
đến sản xuất và sinh hoạt. Để bám trụ trên mảnh đất này, người nông dân Khmer đã
bao đời làm lụng vất vả, siêng năng, vượt bao gian lao, đoàn kết chống chọi với
thiên tai, từng bước cải tạo hoàn cảnh theo hướng thích ứng và hịa hợp với tự
nhiên, đã biết nương tựa vào hoàn cảnh để sinh sống và phát triển.


Người Khmer truyền thống vốn rất tôn trọng thiên nhiên, coi thiên nhiên như
là cái nôi của con người. Họ cho rằng đất đai, nguồn nước, cây cỏ.... đều có linh
hồn, có các vị thần cai quản. Bởi vậy khi con người có nhu cầu xâm phạm tới đều
phải có lời khẩn cầu, phải thực hiện các nghi lễ, tuân thủ các quy định nghiêm ngặt,
hoặc phải làm lễ xá tội.
Nhận thức được mối liên hệ nhân quả giữa việc phá hoại môi trường với sự
trừng phạt của thần linh, thực chất là sự trừng phạt của tự nhiên là một nhận thức
khoa học mà đồng bào đã phát hiện từ rất sớm trong quá trình sinh tồn. Quan niệm
truyền thống ấy góp phần quan trọng vào việc bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên
nhiên, cũng chính là bảo vệ cuộc sống của họ.
Ngày nay, khi nhu cầu vật chất ngày càng tăng, con người đang trực tiếp gây
ô nhiễm mơi trường và tàn phá tài ngun. Cùng q trình giao thoa văn hóa, lối
sống hài hịa với tự nhiên, những giá trị văn hóa truyền thống của người Khmer
cũng đang trong quá trình chuyển đổi.
Do sống trong điều kiện tự nhiên vùng sơng nước, thói quen sinh hoạt của
người Khmer hay người Kinh, người Hoa tại các điểm khảo sát đều cho kết quả khá
tương đồng. Một bộ phận lớn người dân hiểu biết về tác hại của phân thải và nước
thải đối với sức khỏe và môi trường. Tuy nhiên, phần lớn người Khmer vẫn cịn có
mức sống thấp. Nghèo nàn đi đôi với lạc hậu. Hầu hết họ khơng có điều kiện để xây

dựng nhà tiêu hay hệ thống xử lý nước thải đảm bảo tiêu chuẩn khoa học kỹ thuật.
Họ vẫn phải thực hiện theo các biện pháp xử lý truyền thống mà theo họ là phù hợp
với vùng sông nước và điều kiện kinh tế hiện tại. Việc đi nhà tiêu ao cá vẫn phổ
biến trong cộng đồng dân cư và khó có thể thay thế trong điều kiện hiện nay.
Dù muốn hay không, tất cả những hành vi trên đã làm ô nhiễm môi trường,
ảnh hưởng đến sức khỏe cá nhân, gia đình và cộng đồng dân cư, làm tỉ lệ bệnh tật
gia tăng. Và như vậy, chúng tơi khẳng định có mối quan hệ tương tác giữa môi
trường xã hội nhân văn người Khmer và mơi trường tự nhiên trong q trình sử
dụng và bảo vệ tài nguyên môi trường huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu.


SUMMARY
The thesis “STUDY INTERACTING RELATIONSHIP BETWEEN THE
K HMER HUMAN SOCIAL ENVIRONMENT AND NATURAL ENVIRONMENT THROUGH
PROCESS USING AND PROTECTING ENVIRONMENTAL RESOURCE IN HONG DAN
DISTRICT, BAC LIEU PROVINCE” was carried out from September 2008 to
November 2009. The thesis consist of three main parts:
The first: To study specific characters of the Khmer human social
environment in the process interaction with nature;
The second: To survery awareness of the Khmer in using natural resource
and environmental protection;
The third: To survery environmental state in the studying area and influences
of nature to production and health of the Khmer;
Finally: To propose suitable solutions to protect environmental resource.
RESULT OF THE STUDY:
The Khmer behaviour culture and their indigenous knowledge were taken
form for long time and passed on from one generation to another in the process
within which the Khmer adapted themselves to a particular set of conditions in an
ecosystem. They move towards to intimate interaction between man and the
environment.

Wet rice cultivation is basis to take form the Khmer human social
environment. Natural condition in Hong Dan district has both advantage and
difficulty influenced to their livelihood directly. To hold on the area, the Khmer
worked hard, united to confront natural calamity, adapted and lived in perfect
harmony with nature.
The tradional Khmer respected nature. They believed that land, water, and
living organism had soul and were administered by Deities. When they wanted to
violate nature, they prayed to Deities, observed strict regulation, or carried out
rituals to pardon. Awareness of causal principle between environmental degradation


and punishment of Deities is a sience awareness which the Khmer discovered at
early stage. This awareness played an important role in protecting resource and their
life.
Nowadays, for physical needs increase day after day, man has been
exploiting natural resource. Taking part in cultural exchange, harmonious lifestyle
with nature and tradional culture of the Khmer have some changes.
Because of living in waterways areas, research result shows up life habit of
the Khmer, the Kinh, the Hoa is rather similar. A large of people know about
harmful effects of waste to health and environment. However, most of the Khmer
have low living standards. Poverty go together with backward. They don’t have
enough condition to build water-closet or waste processing system in accordance
with the technical and scientific process. They still use water-closets on fish pond
popularly. They still have to treat according to tradional methods. To them, it is
suitable with waterways areas and economic condition. It is difficult to replace them
in the present circumstance.
Whether they want or not, all of harmful behaviours above made pollute
environment and increase illness rate. As we mentioned above, we assert that there
is interactive relationship between the Khmer human social environment and natural
environment through process using natural resource and protecting environment in

Hong Dan district, Bac Lieu Province.


MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU
1. ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................................. 1
2. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI..................................................................... 2
2.1. Các quan điểm triết học về mối quan hệ giữa con người và tự nhiên.............. 2
2.2. Mối quan hệ giữa văn hố và mơi trường....................................................... 5
2.2.1. Văn hố được quy định bởi mơi trường ................................................. 5
2.2.2. Văn hố tác động trở lại đến mơi trường................................................ 6
3. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI ........................................................ 6
3.1. Lịch sử nghiên cứu đề tài trên thế giới ........................................................... 6
3.2. Lịch sử nghiên cứu đề tài ở Việt Nam............................................................ 8
3.2.1. Các nghiên cứu về mối quan hệ giữa Môi trường xã hội – nhân văn và
Môi trường tự nhiên trong quá trình sử dụng và bảo vệ tài nguyên .................. 8
3.2.2. Tổng quan một số nghiên cứu về người Khmer ĐBSCL và các chương
trình, dự án đầu tư phát triển vùng đồng bào Khmer........................................ 12
4. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ................................................................................... 15
4.1. Tính cấp thiết của đề tài................................................................................. 15
4.2. Ý nghĩa thực tiễn ........................................................................................... 15
4.3. Ý nghĩa khoa học........................................................................................... 16
4.4. Tính mới của đề tài ........................................................................................ 16
5. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU............................................................................ 17
5.1. Mục tiêu chung.............................................................................................. 17
5.2. Mục tiêu cụ thể .............................................................................................. 17
6. TÌM HIỂU CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN................................................. 17
6.1. Khái niệm “Môi trường xã hội – nhân văn” ................................................... 17



C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

6.2. Khái niệm “Văn hóa”..................................................................................... 18
6.3. Khái niệm “Phong tục tập quán”.................................................................... 19
6.4. Khái niệm “Lối sống”.................................................................................... 20
6.5. Khái niệm “Phát triển bền vững” ................................................................... 20
7. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU....................................................................... 21
8. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................... 21
8.1. Phương pháp thu thập thơng tin, tổng hợp và phân tích tài liệu ...................... 21
8.2. Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa......................................................... 22
8.2.1. Phương pháp phỏng vấn ........................................................................ 23
8.2.2. Phương pháp quan sát và tham gia......................................................... 25
8.3. Phương pháp thống kê xử lý số liệu ............................................................... 25
9. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI................................................................................ 26
9.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................... 26
9.2. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 26
10. KẾT QUẢ DỰ KIẾN VÀ CƠ QUAN ÁP DỤNG ......................................... 27
10.1. Kết quả dự kiến ........................................................................................... 27
10.2. Cơ quan áp dụng.......................................................................................... 27
11. TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN ................................................................................ 28

PHẦN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN - KINH TẾ - XÃ HỘI
HUYỆN HỒNG DÂN, TỈNH BẠC LIÊU .......................................................... 30
1.1. Về đặc điểm tự nhiên ..................................................................................... 30
1.1.1. Vị trí địa lý ............................................................................................ 30
1.1.2. Đặc điểm địa hình, thổ nhưỡng.............................................................. 31
1.1.3. Đặc điểm khí hậu – khí tượng................................................................ 31
1.1.4. Thủy văn ............................................................................................... 31

1.2. Đặc điểm dân số - kinh tế - xã hội.................................................................. 32

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

1.2.1. Lịch sử khai phá và phát triển huyện Hồng Dân .................................... 32
1.2.2. Dân số ................................................................................................... 34
1.2.3. Tình hình kinh tế ................................................................................... 38
1.2.4. Cơ sở hạ tầng phục vụ đời sống sinh hoạt, sản xuất của người dân ........ 39
CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM MÔI TRƯỜNG XÃ HỘI – NHÂN VĂN NGƯỜI
KHMER HUYỆN HỒNG DÂN TRONG QUÁ TRÌNH TƯƠNG TÁC VỚI MÔI
TRƯỜNG TỰ NHIÊN........................................................................................ 42
2.1. Đặc điểm về xã hội của người Khmer ........................................................... 42
2.1.1. Đặc điểm cư trú và đơn vị xã hội của người Khmer............................... 42
2.1.2. Về gia đình và thân tộc.......................................................................... 43
2.1.3. Về mối quan hệ xã hội........................................................................... 43
2.2. Đặc điểm về đời sống kinh tế và văn hóa người Khmer ................................. 44
2.2.1. Đặc điểm về đời sống kinh tế ................................................................ 44
2.2.2. Đặc điểm về văn hóa vật thể và phi vật thể............................................ 6
2.3. Kiến thức bản địa và những quy định của người Khmer về sử dụng và bảo vệ
tài nguyên môi trường ......................................................................................... 58
2.3.1. Quan niệm về nước của người Khmer.................................................... 58
2.3.2. Phân loại nước theo quan niệm của người Khmer.................................. 59
2.3.3. Tín ngưỡng tôn giáo và những quy định bảo vệ tài nguyên nước ........... 60
2.3.4. Phân loại và sử dụng tài nguyên đất phục vụ sản xuất............................ 62
2.3.5. Kiến thức bản địa trong sản xuất bảo vệ tài nguyên môi trường............. 65
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG NHẬN THỨC CỦA NGƯỜI KHMER HUYỆN
HỒNG DÂN VỀ SỬ DỤNG VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG...... 68

3.1. Thực trạng nhận thức của người Khmer về sử dụng tài nguyên...................... 68
3.1.1. Nguồn nước, chất lượng nước và thói quen sử dụng nước sinh hoạt ...... 68
3.1.2. Hành vi xử lý nước phục vụ sinh hoạt ................................................... 74
3.2. Thực trạng nhận thức và hành vi xử lý chất thải............................................. 77
3.2.1. Thực trạng nhận thức và hành vi xử lý phân thải ................................... 77

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

3.2.2. Thực trạng nhận thức và hành vi xử lý nước thải................................... 81
3.2.3. Thực trạng nhận thức và hành vi xử lý rác thải ..................................... 87
CHƯƠNG 4: HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA
TỰ NHIÊN ĐẾN SẢN XUẤT VÀ SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI KHMER HUYỆN
HỒNG DÂN ........................................................................................................ 93
4.1. Hiện trạng môi trường huyện Hồng Dân ........................................................ 93
4.1.1. Diễn biến môi trường nước mặt............................................................. 94
4.1.2. Diễn biến môi trường nước ngầm .......................................................... 97
4.1.3. Diễn biến khối lượng và công tác xử lý chất thải rắn ............................. 97
4.1.4. Diễn biến hiện trạng môi trường đất ................................................... 101
4.2. Những tác động của tự nhiên đến sản xuất và sức khỏe của người Khmer... 103
4.2.1. Những tác động của tự nhiên đến hoạt động sản xuất ......................... 104
4.2.2. Những tác động của tự nhiên đến sức khỏe của người Khmer............. 105
4.2.2. Thời điểm bệnh tật liên quan đến môi trường xuất hiện nhiều nhất..... 109
4.3. Những thuận lợi và khó khăn của chính quyền trong q trình quản lý và bảo vệ
tài nguyên môi trường ....................................................................................... 110
4.3.1. Những thuận lợi.................................................................................. 110
4.3.2. Những khó khăn ................................................................................. 114
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................... 116

5.1. Kết luận ..................................................................................................... 116
5.2. Kiến nghị.................................................................................................... 118
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 126

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Kết quả quan trắc môi trường nước mặt khu vực huyện Hồng Dân năm
2007
............................................................................................................................. i
Phụ lục 2: Kết quả quan trắc chất lượng môi trường nước ngầm tại huyện Hồng Dân
năm 2007.............................................................................................................. ii
Phụ lục 3: Thành phần chất thải rắn trên địa bàn huyện Hồng Dân năm 2007....... ii
Phụ lục 4: Phiếu thu thập ý kiến cộng đồng .......................................................... iii

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH

Hình 1: Những lớp kiến thức bản địa................................................................. 7
Hình 2: Cấu trúc của Văn hóa............................................................................ 18
Hình 1.1: Bản đồ huyện Hồng Dân, Bạc Liêu.................................................... 30
Hình 2.1: Thuyết giảng kinh Phật cho các Phật tử.............................................. 49
Hình 2.2: Một góc vườn chùa Đầu Sấu, Lộc Ninh ............................................. 50

Hình 2.3: Tổ chức cúng mồ mã ơng bà nhân dịp tết Dolta ................................. 51
Hình 2.4: Hội đua ghe ngo tổ chức tại huyện Hồng Dân .................................... 52
Hình 2.5: Điệu múa Rơ băm .............................................................................. 55
Hình 2.6: Một góc chùa Khmer ......................................................................... 58
Hình 2.7: Con sơng gắn liền với đời sống sinh hoạt của người Khmer............... 59
Hình 2.8: Thả đèn trời trong đêm giao thừa tết Cholthnamthmay....................... 61
Hình 2.9: Ao nước sạch ngày xưa, nay sử dụng để nuôi cá ................................ 62
Hình 2.10: Rễ cây thuốc cá................................................................................ 66
Hình 2.11: Lá và thân cây thuốc cá.................................................................... 66
Hình 3.1: Hệ thống cấp nước sạch tại xã Lộc Ninh ............................................ 68
Hình 3.2: Sử dụng nước giếng khoan phục vụ sinh hoạt .................................... 74
Hình 3.3: Lọc bằng vải trong quá trình hứng nước mưa..................................... 75
Hình 3.4: Lu chứa nước mưa chứa trong nhà..................................................... 76
Hình 3.5: Nhà tiêu ao cá vẫn phổ biến tại huyện Hồng Dân ............................... 78
Hình 3.6: Mương lộ thiên dẫn nước thải ra đìa sau nhà...................................... 83
Hình 3.7: Mương dẫn nước thải trực tiếp ra sơng............................................... 83
Hình 3.8: Thả bèo trong đìa chứa nước thải sau nhà .......................................... 85

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

Hình 3.9: Nước thải đổ tràn lan trong vườn nhà................................................. 86
Hình 3.10: Nước thải chăn ni đổ trực tiếp xuống sơng ................................... 87
Hình 3.11: Rau sạch sử dụng phân bón hữu cơ .................................................. 89
Hình 3.12: Rác thải ứ đọng trong các ao đìa sau nhà.......................................... 90
Hình 4.1: Chất lượng nước sông tại huyện Hồng Dân tương đối tốt................... 95
Hình 4.2: Xác gia cầm chết trơi trên sơng tại huyện Hồng Dân.......................... 96
Hình 4.3: Rác ứ đọng vào những tháng mùa mưa .............................................. 98

Hình 4.4: Nhà tắm xây dựng kiên cố nhưng khơng đảm bảo vệ sinh.................. 107
Hình 4.5: Trẻ em dễ nhiễm bệnh trong điều kiện vệ sinh mơi trường khơng đảm bảo
.......................................................................................................................... 108
Hình 4.6: Băng rơn tun truyền tại UBND huyện Hồng Dân ........................... 113

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Các công cụ của PRA sử dụng trong nghiên cứu .................................. 23
Bảng 2: Số lượng hộ phỏng vấn tại ba xã nghiên cứu ....................................... 24
Bảng 3: Tiến độ thực hiện đề tài ........................................................................ 29
Bảng 1.1: Tỷ lệ kinh tế hộ giữa các năm tại huyện Hồng Dân............................ 35
Bảng 1.2: Tỷ lệ hộ và khẩu người Khmer ở từng xã........................................... 36
Bảng 3.1: Nguồn nước cung cấp chính cho sinh hoạt gia đình ........................... 69
Bảng 3.2: Chất lượng nước giếng khoan và nước mưa ...................................... 72
Bảng 3.3: Lý do không xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh....................................... 79
Bảng 3.4: Các chỉ số đánh giá chất lượng nhà tiêu hợp vệ sinh .......................... 80
Bảng 3.5: Nhận thức về tác hại của nước thải đối với sức khỏe ......................... 82
Bảng 3.6: Các hình thức thải nước của hộ dân ................................................... 84
Bảng 3.7: Cách xử lý rác cơ bản của người dân ................................................. 88

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ


Sơ đồ 1: Khung tiếp cận nghiên cứu .................................................................. 25
Sơ đồ 2: Các bước triển khai nghiên cứu ........................................................... 28
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu kinh tế truyền thống của người Khmer.................................. 44
Sơ đồ 3.1: Nguồn sản sinh, hậu quả và cách xử lý rác thải................................. 91
Sơ đồ 4.1: Sơ đồ quan hệ giữa rác thải, ô nhiễm môi trường, bệnh tật và các sự kiện
trong năm ......................................................................................................... 100

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

-1-

PHẦN MỞ ĐẦU
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong lịch sử, con người đã từng có những mối quan hệ truyền thống điển
hình với tự nhiên, vừa coi tự nhiên là đối tượng khai thác, vừa là người bạn gần gũi.
Trong quá trình tương tác với tự nhiên, con người đã xây dựng một hệ giá trị văn
hóa sinh thái nhân văn đặc sắc. Đó là tất cả những giá trị vật chất và tinh thần nhằm
có cách thức ứng xử thích hợp với tự nhiên, vừa khai thác vừa bảo vệ nhằm đáp ứng
được nhu cầu sống của con người. Sau này, trong quá trình phát triển, do nhu cầu
ngày càng cao của con người, mối quan hệ giữa con người và mơi trường đã thay
đổi. Tự nhiên khơng cịn là bạn mà được coi như đối tượng để chinh phục, khai thác
và thống trị. Mức độ khai thác tự nhiên của con người ngày một gia tăng, tài nguyên
dần bị cạn kiệt, môi trường bị phá hoại ngày một nhanh và rộng. Các nhà khoa học,
đặc biệt là khoa học tự nhiên, đang ngày càng tập trung vào nghiên cứu vấn đề môi
trường và phương cách để bảo vệ mơi trường. Thế nhưng, dường như dư luận vẫn
cịn ít quan tâm đến vấn đề mơi trường dưới góc độ khoa học xã hội. Trên thực tế,

để giải quyết các vấn đề hiện đại cần phải có một cách tiếp cận toàn diện, kết hợp cả
khoa học tự nhiên với khoa học xã hội. Chính khoa học xã hội sẽ giúp chúng ta
nhận thức vấn đề dưới góc độ tổng thể. Nhà khoa học xã hội tiếp cận vấn đề môi
trường trên cơ sở xây dựng luận điểm về mối quan hệ giữa con người với tự nhiên,
từ đó đưa ra những thái độ của con người trước tự nhiên. Bản chất của mối quan hệ
này biến đổi theo mỗi thời kỳ, phụ thuộc vào trình độ của lực lượng sản xuất.
Đồng bào Khmer có lịch sử cư trú lâu đời ở Nam Bộ. Sống trong môi trường
thiên nhiên miền Tây Nam Bộ với đặc điểm vừa đẹp, vừa trù phú nhưng cũng nhiều
khắc nghiệt là nền tảng đầu tiên hình thành nên bản sắc văn hóa dân tộc, hình thành
môi trường xã hội nhân văn người Khmer. Những điều kiện đó giữ vai trị quan
trọng trong việc định hướng hoạt động của người Khmer, đồng thời cũng quyết định
xu hướng vận động của các giá trị truyền thống trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc.

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

-2-

Cùng quá trình cộng cư với người Kinh, người Hoa, giao thoa và tiếp nhận các yếu
tố văn hóa mới, văn hóa truyền thống của người Khmer cũng ít nhiều thay đổi.
Đồng thời, cùng với quá trình phát triển kinh tế, chất lượng cuộc sống người Khmer
ngày càng được nâng cao, nhưng bên cạnh những thành tựu đạt được đã nảy sinh
các vấn đề môi trường nông thôn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và sinh kế của
người dân nghèo, là bài toán nan giải cho các nhà quản lý.

2. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
2.1. Các quan điểm triết học về mối quan hệ giữa con người và tự nhiên
Theo Võ Minh Tuấn (2004), con người là một động vật đặc biệt nhưng cũng

là một thực thể xã hội, nên ngồi q trình trao đổi chất tự nhiên, cịn có thêm một
q trình sản xuất xã hội làm cho con người tách rời khỏi đời sống sinh vật. Và
cũng chính q trình này, ngày một mở rộng phạm vi và gia tăng về tốc độ đã gây ra
hàng loạt vấn đề: khủng hoảng xã hội, khủng hoảng môi trường và phá vỡ cơ chế
thống nhất của tự nhiên. Mãi đến gần đây, người ta mới xem xét lại quan điểm của
mình về mối quan hệ con người – tự nhiên. Năm 1972, hội nghị Môi trường và Con
người – Stốckhôm đã đưa vào văn bản khái niệm “Phát triển bền vững” mà tiêu chí
căn bản nhất là phát triển kinh tế - xã hội gắn liền với bảo vệ môi trường.
Từ thời cổ Hy Lạp đã hình thành chủ nghĩa nhân bản, cho rằng con người là
sản phẩm cao nhất của tự nhiên. Con người là trung tâm, có quyền tối thượng với
thiên nhiên, có quyền thống trị và bốc lột thiên nhiên để phục vụ cho cuộc sống của
mình. Quan điểm này chi phối suốt một thời kỳ dài, cực thịnh trong thời Phục hưng
và vẫn cịn đến bây giờ. Có thể thấy trong các tác phẩm văn học nghệ thuật, trong
hệ thống chuẩn mực đạo đức xã hội ca ngợi những hình ảnh anh hùng khai sơn phá
thạch, chinh phục tự nhiên.
Về sau, chủ nghĩa nhân bản được nâng cấp nặng về lý trí như một sự khẳng
định bản chất con người. Descartes cho rằng con người tự khẳng định mình qua tư

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

-3-

duy, có thể sử dụng tri thức để trở thành kẻ sở hữu thiên nhiên. Còn Bacon, nếu con
người ni tham vọng thống trị thiên nhiên, thì đó chính là tham vọng trong sạch,
cao quý. Tiếp tục đi xa hơn trong luận điểm này là chủ nghĩa siêu nhân loại khi coi
con người là trung tâm, con người là duy nhất có giá trị nội tại. Thực chất quan
niệm đó chính là biểu hiện của chủ nghĩa vị kỷ nhân loại. Nhưng bên cạnh đó, cũng

tồn tại một quan điểm đối lập, cho rằng tự nhiên cũng có giá trị nội tại của nó, cũng
có quyền được sống, quyền được khẳng định và bảo vệ.
Trong thời hiện đại, các nhà tư tưởng đi sâu tìm hiểu quan hệ con người – tự
nhiên dưới góc độ đạo đức. Việc xây dựng lý thuyết Environment Ethics – Đạo đức
học Môi trường là một cố gắng về mặt lý luận nhằm xây dựng những nguyên tắc,
chuẩn mực hướng dẫn con người trong việc thiết lập mối tương giao mới, quan hệ
mới với tự nhiên, không chấp nhận việc khai thác tự nhiên chỉ vì lợi ích của con
người. Biocentre Ethics - Đạo đức học duy sinh vật dựa trên cơ sở coi sự sống là
một giá trị, tự nhiên chỉ được tơn trọng thực sự khi con người thừa nhận nó như một
giá trị, các sinh vật là đồng nhất và có quyền sống như nhau, và sự xâm phạm sự
sống của sinh vật là một tội ác. Con người không hề có ưu thế đặc biệt đối với vạn
vật, mà cần xây dựng ở đây một quan niệm về bình đẳng loài. Thế nhưng quan điểm
này bị phê phán ở chỗ, nếu cho rằng mỗi sinh vật là một trung tâm sống có mục
đích riêng, tức là đã phủ nhận hiện tượng ăn thịt lẫn nhau giữa chúng (chuỗi thức
ăn). Quy luật đấu tranh sinh tồn và chọn lọc tự nhiên đã làm quan điểm này khó
đứng vững.
Deep Ecology – Sinh thái học bề sâu là một xu hướng khác. Điểm xuất phát
của lý thuyết này là từ trực giác tạo nên biểu tượng về thực tại, trong đó mỗi sinh
vật, kể cả con người đều có mối quan hệ hữu cơ tác động lẫn nhau tạo nên bản chất
của thế giới sống. Mọi sinh vật đều có giá trị nội tại của chính nó. Sinh thái học bề
sâu bác bỏ sự phân chia thành khách thể và chủ thể trong thế giới, mà đi theo quan
điểm cho rằng, mọi sinh vật trong thế giới này là một hiện hữu độc lập, khơng có
bất cứ một sự tách biệt nào giữa giới tự nhiên và con người. Vì thế, con người
khơng nên coi mình là tối thượng, mà phải nhận thức được rõ tính bình đẳng trong

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an


-4-

tương quan với mọi sinh vật và giới tự nhiên. Hạn chế của lý thuyết này là dẫn đến
sự hạ thấp và xóa nhịa vai trị của con người trong tương quan với tự nhiên.
Vậy đâu là cơ sở triết học đúng đắn cho vấn đề nhận thức quan hệ giữa con
người với tự nhiên? Sự phát triển triết học duy vật biện chứng hiện đại, kết hợp triết
lý Đơng phương về sự hịa đồng đã đưa ba nguyên lý cơ bản để nhận thức quan hệ
giữa con người với tự nhiên khi xem xét về sử dụng tài nguyên thiên nhiên và vấn
đề môi trường.
Trước hết là nguyên lý về tính thống nhất vật chất của thế giới. Mối quan hệ
giữa con người với xã hội và tự nhiên là một thể thống nhất biện chứng, các yếu tố
trong đó tương tác và quy định lẫn nhau. Tự nhiên ở đây được hiểu là cơ sở để tồn
tại, còn con người là sản phẩm của tự nhiên, xã hội là sản phẩm tiến hóa của tự
nhiên và con người. Tính thống nhất ấy tạo ra cơ chế tự điều khiển, tự bảo vệ, đảm
bảo cho chu trình trao đổi chất trong tự nhiên. Việc tơn trọng tính thống nhất vật
chất là điều kiện tiên quyết để duy trì sự tồn tại bền vững của tự nhiên, xã hội và
con người.
Nguyên lý về sự phụ thuộc của mối quan hệ giữa con người với tự nhiên vào
trình độ phát triển xã hội. Mối quan hệ đó khơng đơn thuần là giữa con người và tự
nhiên, mà còn liên quan đến trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và quan hệ
sản xuất, nói cách khác là trình độ phát triển xã hội. Con người có hai nhu cầu cơ
bản, nhu cầu sinh lý – sinh thái (ăn, ngủ, môi trường trong lành...) và nhu cầu thuộc
về kinh tế xã hội. Tới một trình độ phát triển nhất định, khi đã thỏa mãn được nhu
cầu sinh lý và bắt đầu tìm kiếm lợi nhuận, người ta chỉ chú ý đến nhu cầu thứ hai
mà quên đi nhu cầu về một mơi trường sống trong lành và hịa hợp với tự nhiên dẫn
đến tình trạng định hướng phát triển lệch, mất cân đối, phá vỡ tính thống nhất của
thế giới.
Nguyên lý về sự điều khiển một cách có ý thức mối quan hệ giữa con người
với tự nhiên. Con người là một sinh vật đặc biệt, được tách ra khỏi đời sống động
vật nhờ lao động và bộ óc biết tư duy. Con người có thể tự điều chỉnh hành vi của


@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

-5-

mình. Chung sống hịa hợp với tự nhiên, coi tự nhiên là bạn, vừa là nơi cung cấp
nguồn sống, vừa là cái quy định sự sống sẽ đem lại sự phát triển hài hòa và lâu dài.
2.2. Mối quan hệ giữa văn hố và mơi trường
2.2.1. Văn hố được quy định bởi môi trường
Để sinh tồn con người phải ăn, ở và mặc, đó cũng là những quan hệ đầu tiên
của con người với môi trường. Ngay cả những hình thái văn hố cao cấp như nghệ
thuật, ngay buổi bình minh của lồi người, chúng ta đã nhận thấy những dấu ấn mà
môi trường tự nhiên tác động lên những tác phẩm nghệ thuật âm nhạc như những
bài dân ca hay cách hát của người miền núi cao, hay miền đại dương, hay tạo hình
trong hang động...
Mơi trường nào thì con người phải kiếm ăn theo cách tương ứng: Những cư
dân tại các hòn đảo chắc chắn phải kiếm ăn bằng nghề săn bắt cá, cư dân trên các
thảo nguyên phải biết chăn nuôi, du mục. Những người sống bên những cánh rừng
trên lục địa lại kiếm ăn bằng săn bắn, hái lượm… Quá trình lao động sản xuất ra của
cải vật chất này dần dần tạo thành những phương thức sản xuất nhất định, và
phương thức sản xuất lại quy định lối sống, tức là văn hoá của xã hội ấy. Tuy gián
tiếp nhưng chính mơi trường đã quy định sự hình thành và phát triển của mỗi một
nền văn hố nói chung và một hình thái biểu tượng nào đó nói riêng.
Mơi trường khơng chỉ tác động đến cuộc sống vật chất mà còn tác động đến
tâm trí, tư tưởng và đời sống tinh thần của con người. Thuyết hồn linh thực sự là
“triết học chung và hệ thống về thế giới tự nhiên”, là phương thức tư duy đặc thù
của con người nguyên thuỷ. Họ không đối lập con người với hồn hay với các sinh

lồi khác, thậm chí ngay cả những vật thể tự nhiên như hịn đá cũng được họ xem
như là chính họ. Chính điều đó khiến họ ứng xử với chúng như chính với đồng loại
(Từ điển mở Wiktionary).

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

-6-

2.2.2. Văn hoá tác động trở lại đến mơi trường
Mơi trường tác động mạnh đến văn hố (dù trực tiếp hay gián tiếp), đặc biệt
nó góp phần quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển tư tưởng, tâm trí
của con người. Và văn hố cũng tác động trở lại đến mơi trường. Trên thế giới này
có rất nhiều nền văn hố khác nhau, nhưng cũng có thể phân loại thành hai loại
chính. Hai loại văn hố này dẫn tới những hành vi có những tác động đến môi
trường rất khác nhau:
Loại thứ nhất luôn đối lập tự nhiên và xã hội, coi con người là trung tâm và
động cơ hành vi của con người trong mối quan hệ với môi trường là khai thác, tận
dụng triệt để vì lợi ích của mình. Nạn tàn phá rừng và săn bắn động vật hoang dã ở
nhiều nơi trên thế giới là một minh chứng.
Loại thứ hai không đặt con người đối lập với thế giới, coi mọi vật ở thế giới
này đều có tính người và tính xã hội. Tất cả đều có tính chủ thể. Nền văn hố này
khơng chỉ sản sinh ra những hành vi tơn trọng mơi trường mà cịn sản sinh ra những
khối lượng kiến thức về môi trường rất đáng khâm phục. Nhiều học giả đã khẳng
định khả năng nhận biết đặc biệt về động thực vật, các hiện tượng gió, ánh sáng,
màu sắc, nước và khơng khí của thổ dân thuộc các bộ lạc cổ xưa mà người hiện đại
chúng ta khó có thể theo kịp (Từ điển mở Wiktionary).


3. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
3.1. Lịch sử nghiên cứu đề tài trên thế giới
Ngày nay, trên thế giới, nhiều nhà khoa học cũng rất quan tâm mối quan hệ
giữa con người và tự nhiên, đặc biệt là nghiên cứu về văn hóa và kiến thức bản địa
của cộng đồng dân tộc thiểu số trong quá trình tương tác với tự nhiên, với nhiều
hướng tiếp cận khác nhau. Theo Anan Ganjanapan (2000) và Yos Santasombat
(2003), nghiên cứu về văn hóa của các nhóm dân tộc thiểu số khác nhau ở miền Bắc
Thái Lan, các tác giả tiếp cận theo 2 hướng: quyền cộng đồng và văn hóa cộng

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

-7-

đồng. Sử dụng phương pháp ba cùng: Cùng ăn, cùng ở, cùng sản xuất với người dân
bản xứ, các tác giả có dịp đi sâu nghiên cứu kiến thức bản địa của các nhóm dân tộc
thiểu số. Kiến thức ấy đã được tích lũy, phát triển và lưu truyền từ thế hệ này sang
thế hệ khác từ hàng trăm đến hàng ngàn năm. Các lớp kiến thức của họ có mối liên
hệ với nhau, như kiến thức về thực phẩm và thuốc men có liên quan chặt chẽ với
kiến thức về sản phẩm nông nghiệp và quản lý tài ngun. Niềm tin tơn giáo có ý
nghĩa vơ cùng quan trọng, làm tăng sức mạnh của thế giới vô hình trong việc quản
lý bền vững tài nguyên. Họ xem đất và rừng là tài sản chung của cộng đồng, và có
cách bảo vệ theo những luật tục và những quy định nghiêm khắc. Họ là chủ nhân
của các vùng nhạy cảm sinh thái nên chỉ có họ mới thực sự bảo vệ được các vùng
đất này. Các quy chế kiểm sốt, áp đặt từ bên ngồi vào khiến họ không tham gia
được vào bảo vệ các vùng nhạy cảm sinh thái, rất có thể biến họ thành lực lượng
phá hoại vì miếng cơm manh áo, và trước hết vì họ khơng cịn quyền sở hữu hay sử
dụng khơng gian mơi trường như trước.


Mode
of
thought

Belief and ritual

Production and resource
management

Food and medicine

Hình 1: Những lớp kiến thức bản địa (Yos Santasombat, 2003)

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

-8-

Theo Yos Santasombat (2003) “Đa dạng sinh học và đa dạng văn hóa có mối
quan hệ mật thiết. Phá hoại đa dạng văn hóa có nghĩa là phá hoại cơ hội để nghiên
cứu và sử dụng kiến thức sinh thái cho lợi ích của nhân loại” và “Đa dạng sinh học
và kiến thức bản địa là nền tảng của sự phát triển bền vững”. Điều này chứng tỏ tầm
quan trọng của văn hóa và tri thức bản địa trong việc gìn giữ đa dạng sinh học cũng
như bảo vệ tài ngun mơi trường nói chung. Tri thức bản địa là nguồn tài nguyên
quốc gia quan trọng, có thể giúp ích rất nhiều cho q trình phát triển theo những
phương sách ít tốn kém nhất, có sự tham gia của người dân và đạt được sự bền vững
(Vanek, 1989, Hanen và Ebaugh, 1987). Khi nhận thức được bản chất văn hóa của

các dân tộc, hiểu được giá trị của tri thức địa phương, thì con người nghiễm nhiên là
chủ thể chứ khơng cịn là đối tượng đơn thuần của sự phát triển. Con người của địa
phương đó phải được trao quyền và họ phải là người quyết định mọi việc (Lê Trọng
Cúc, 1999).
Cùng quan điểm trên, qua quá trình phân tích, so sánh giữa các lý thuyết và
các quan điểm, William H.durham (1976) cho rằng hành vi ứng xử của con người
hiện nay là sản phẩm của quá trình tiến hóa sinh thái và sự phát triển văn hóa của
con người. Ơng cũng quan tâm đến khả năng thích nghi và thay đổi có chọn lọc của
con người trong cách ứng xử để phù hợp hơn với môi trường sống.
3.2. Lịch sử nghiên cứu đề tài ở Việt Nam
3.2.1. Các nghiên cứu về mối quan hệ giữa Môi trường xã hội – nhân văn và
Môi trường tự nhiên
Nghiên cứu của TS. Phạm Thị Ngọc Trầm (2005) và TS. Hà Huy Thành
(1999) đã đưa ra cái nhìn tổng quan về các giá trị văn hóa sinh thái nhân văn được
định hình từ mối quan hệ và sự tác động qua lại giữa con người Việt Nam truyền
thống với những điều kiện tự nhiên vốn có. Kiến thức bản địa cũng hình thành trực
tiếp từ lao động của người dân trong cộng đồng, được hoàn thiện dần dần và truyền
thụ cho các thế hệ sau bằng truyền khẩu trong gia đình, trong thôn bản, hoặc thể
hiện trong ca hát, ngạn ngữ, trường ca tập tục… Phần lớn các kiến thức bản địa có

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


×