Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

SỬ DỤNG – BẢO VỆ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.23 KB, 5 trang )

SỬ DỤNG – BẢO VỆ TÀI
NGUYÊN THIÊN NHIÊN VÀ MÔI
TRƯỜNG


A/Kiến thức cơ bản

- Hiểu rỏ tình hình suy giảm tài nguyên rừng và đa dạng sinh học, tình
trang suy thoái và hiện trạng sử dụng tài nguyên đất. Nguyên nhân, hậu
quả của sự suy giảm tài nguyên sinh vật, tài nguyên đất.

- Các biện pháp của nhà nước nhằm bảo vệ tài nguyên rừng, đa dạng
sinh học, biên pháp bảo vệ tài nguyên đất.

- Tình hình sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước, khoáng sản và tài
nguyên du lịch.

- Một số vấn đề chính về bảo vệ môi trường ở nước ta.

- Chiến lược quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường.

B/ Một số câu hỏi ôn tập và hướng dẫn trả lời

Câu 1: Trình bày các biện pháp bảo vệ rừng và đa dạng sinh học?

Trả lời

+ Đối với rừng:

- Đối với rừng phòng hộ: có kế hoạch, biện pháp bảo vệ, nuôi dưỡng
rừng hiện có và trồng rừng trên đất trống, đồi núi trọc.



- Đối với rừng đặc dụng: bảo vệ cảnh quan, đa dạng sinh vật của các
vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên.

- Đối với rừng sản xuất: đảm bảo, duy trì, phát triển diện tích và chất
lượng rừng, duy trì và phát triển hoàn cảnh rừng, độ phì và chất lượng
đất rừng.

+ Biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học:

- Xây dựng và mở rộng hệ thống vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên
nhiên.

- Ban hành sách đỏ Việt Nam.

- Quy định khai tác gổ, động vật, thủy sản.

Câu 2: Sự suy giảm tài nguyên rừng có ảnh hưởng như thế nào đối
với tự nhiên và môi trường?

Trả lời

+ Đối với tự nhiên:

- Đối với tài nguyên nước: mất rừng gây biến động thủy chế sông ngòi,
giảm sự điều hòa của dòng chảy, dẫn đến lũ lụt khô hạn, làm tăng quá
trình bốc hơi giảm lượng nước ngầm.

- Đối với tài nguyên đất: Làm tăng úa trình xói mòn, rửa trôi, đá ong hóa
mạnh mẽ làm tăng diện tích đất bị thoái hóa.


- Đối với tài nguyên sinh vật: Mất rừng làm suy giảm tính đa dạng sinh
học, số lượng loài động thực vật bị tuyệt chủng ngày càng tăng.

+ Đối với môi trường:

- Đối với môi trường không khí: Rừng bị chặt phá làm tăng lượng CO2,
tăng nhiệt độ không khí, thủng tầng Ôzôn, ô nhiểm khí quyển.

- Đối với sinh thái: nhiệt độ không khí tăng làm thay đổi vùng phân bố
và cấu trúc quần thể của nhiều hệ sinh thái, ranh giới các hệ sinh thái có
xu hướng chuyển dich lên cao hơn. Nhiệt độ tăng làm tăng khă năng
cháy rừng.

Câu 3: Hãy nêu tình trạng suy thoái tài nguyên đất và các biện pháp
bảo vệ đất ở vùng đồi núi và vùng đồng bằng?

Trả lời

+ Suy thoái tài nguyên đất:

- Năm 1943 diện tích hoang đồi trọc mới 2 triệu ha, năm 1993 tăng lên
13,8 triệu ha. Năm 2006 diện tích đất hoang đồi trọc giảm mạnh nhưng
diện tích đất bị suy thoái còn rất cao 5,35 triệu ha.

- Hiện cả nước có khoảng 9,3 triệu ha đất bị đe dọa sa mạc hóa.

+ Biện pháp:

- Đối với đất vùng đồi núi: áp dụng các biện pháp thủy lợi, canh tác

nông lâm ngư như làm ruộng bậc thang, đào hố vảy cá, trồng cây theo
băng, cải tạo đất hoang đồi trọc, bảo vệ rừng và đất rừng, ngăn chặn du
canh du cư.

- Đối với đất nông nghiệp: có biện pháp quản lí chặt chẽ và có kế hoạch
mở rộng diện tích; thâm canh nâng cao hiệu quả sử dụng đất, cần canh
tác sử dụng đất hợp lí; bón phân, cải tạo đất thích hợp, chống ô nhiểm
làm thoái hóa đất do chất độc hóa học, thuốc trừ sâu và nước thải công
nghiệp.

Câu 4: Dựa vào Át lát địa lý Việt Nam hãy kể tên các vườn quốc gia
thuộc vùng Nam Trung Bộ và Nam Bộ?

Trả lời (sử dụng Át lát trang 8).

Chư mon rây (Kon Tum), Kon Ka Kinh (Kon Tum), Yok Đôn (Đắk
Lắk), Chư Yang Sin (Đắk Lắk), Núi Chúa (Ninh Thuận), Bù Gia Mập
(Bình Phước), Lò Gò Sa Mát (Tây Ninh), Cát Tiên (Đồng Nai), Tràm
Chim (Đồng Tháp), U Minh Thượng (Kiên Giang), Côn Đảo (Bà Rịa
Vũng Tàu), Phú Quốc (Kiên Giang)

×