Tải bản đầy đủ (.pdf) (183 trang)

Du lịch văn hóa đồng bằng sông cửu long từ góc nhìn văn hóa học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.19 MB, 183 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHXH VÀ NHÂN VĂN
---FG---

TRẦN ANH DŨNG

DU LỊCH VĂN HÓA
ĐỒNG BẰNG SƠNG CỬU LONG
TỪ GĨC NHÌN VĂN HĨA HỌC
LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HĨA HỌC
Mã số: 60.31.70

TP. Hồ Chí Minh - 2007



ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHXH VÀ NHÂN VĂN
---FG---

TRẦN ANH DŨNG

DU LỊCH VĂN HÓA ĐỒNG BẰNG SƠNG CỬU
LONG
TỪ GĨC NHÌN VĂN HĨA HỌC
LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HÓA HỌC
Mã số: 60.31.70

Người hướng dẫn khoa học:
TS. HUỲNH QUỐC THẮNG


TP. Hồ Chí Minh - 2007



MỤC LỤC
DẪN NHẬP
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI............................................................................................ 1
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU VÀ Ý NGHĨA KHOA HỌC.................................. 3
III. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ..................................................................... 4
IV. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU .................................................... 5
V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ NGUỒN TƯ LIỆU ................................. 6
VI. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN ................................................................................. 6
Chương một
CƠ SỞ LỊCH SỬ, LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH VĂN HĨA
1.1. Q TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN CỦA DU LỊCH VÀ DU LỊCH
VĂN HÓA............................................................................................................. 8
1.1.1 Lịch sử ra đời .............................................................................................. 8
1.1.2. Qúa trình phát triển ............................................................................... 13
1.2. KHÁI QUÁT THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG CỦA DU LỊCH VĂN HÓA ...... 16
1.2.1. Một số nước trên thế giới .................................................................... 16
1.2.2. Ở Việt Nam ........................................................................................... 17
1.3. CÁC VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH VĂN HĨA TỪ GĨC NHÌN VĂN
HĨA HỌC ................................................................................................................. 21
1.3.1. Khái niệm du lịch văn hóa .................................................................. 21
1.3.1.1. Tổng hợp và định nghĩa về Du lịch văn hóa .................................... 21
1.3.1.2. Mối quan hệ giữa du lịch với văn hóa và văn hóa học .................... 25
1.3.1.3. Đặc trưng của du lịch văn hóa.......................................................... 26
1.3.1.3 Chức năng cơ bản của du lịch văn hóa .............................................. 27
1.3.1.4 Đối tượng của du lịch văn hóa ............................................................ 27
1.3.1.5 Chủ thể của du lịch văn hóa ................................................................ 28

1.3.1.6 Các loại hình của du lịch văn hóa ...................................................... 28

1


1.3.1.7 Nguyên lý cơ bản của du lịch văn hóa ................................................. 34
1.3.2. Các tiêu chí đánh giá chất lượng của du lịch văn hóa ........................ 35
1.3.3. Các nhân tố để phát triển du lịch văn hóa ........................................... 40
1.3.3.1. Sự phối hợp cùng hành động ............................................................ 40
1.3.3.2 Xác định nhu cầu của du lịch văn hóa ............................................... 41
1.3.3.3. Quản lý điểm đến trong du lịch văn hóa............................................ 42
1.3.3.4 Giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực ...................................................... 43
1.3.3.5. Tiếp thị điểm đến du lịch văn hóa ...................................................... 44
1.3.3.6 Giám sát, kiểm sốt các tác động của du lịch văn hóa........................ 47
Chương hai
THỰC TRẠNG DU LỊCH VĂN HĨA
ĐỒNG BẰNG SƠNG CỬU LONG TỪ GĨC NHÌN VĂN HĨA HỌC
2.1 TỔNG QUAN NGUỒN TÀI NGUN DU LỊCH VĂN HĨA VÙNG ĐỒNG
BẰNG SƠNG CỬU LONG ...................................................................................... 51
2.1.1 Lịch sử khai thác .............................................................................................. 51
2.1.2 Tài nguyên thiên nhiên .................................................................................... 54
2.1.2.1. Về cấu tạo địa hình ....................................................................................... 54
2.1.2.2. Về mặt thủy văn ............................................................................................. 55
2.1.2.3 Về mặt khí hậu ............................................................................................... 55
2.1.3 Tài nguyên nhân văn ....................................................................................... 55
2.1.3.1. Lối sống cư dân đồng bằng sông Cửu Long ................................................ 55
2.1.3.2. Lễ hội truyền thống ở đồng bằng sông Cửu Long ...................................... 57
2.1.4 Tài nguyên con người ....................................................................................... 64
2.1.5. Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch......................................................................... 65
2.2. THỰC TRẠNG VỀ NGHIÊN CỨU VÀ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH VĂN HÓA

ĐBSCL ............................................................................................................... 66
2.2.1. Quan niệm về du lịch văn hóa ở ĐBSCL ........................................... 66
2


2.2.2 Thực trạng đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho du lịch văn hóa ở
ĐBSCL ....................................................................................................................... 69
2.3 Thực trạng về khai thác du lịch văn hóa ĐBSCL ................................. 71
2.3.1 Các loại hình tour du lịch văn hóa đang được khai thác tại ĐBSCL 71
2.3.2. Công tác tiếp thị, hợp tác phát triển du lịch và du lịch văn hóa giữa
các địa phương ở ĐBSCL ......................................................................................... 76
2.3.3 Hợp tác giữa ngành du lịch và ngành văn hóa tại ĐBSCL............... 83
2.4. QUẢN LÝ DU LỊCH VĂN HÓA TẠI ĐBSCL ............................................... 80
2.4.1 Về quản lý nhà nước .............................................................................. 80
2.4.2 Về quản lý nghiệp vụ chuyên môn ...................................................... 81
Chương ba
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HĨA
ĐỒNG BẰNG SƠNG CỬU LONG
3.1. NHỮNG TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN DU LỊCH
VĂN HĨA.......................................................................................................... 84
3.1.1. Về mặt văn hóa ..................................................................................... 84
3.2.2. Về mặt kinh tế ...................................................................................... 85
3.2.3. Về chính trị ........................................................................................... 85
3.2.5. Về mơi trường ...................................................................................... 86
3.2 THAM KHẢO MỘT SỐ KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN
HÓA TRÊN THẾ GIỚI ............................................................................................ 86
3.2.1 Tại Thái Lan ........................................................................................... 86
3.2.2 Tại Singapore ......................................................................................... 88
3.2.3 Tại Anh quốc ......................................................................................... 90
3.3 PHÂN TÍCH SWOT VỀ DU LỊCH VĂN HÓA ĐBSCL ................................ 91

3.3.1. Điểm mạnh ............................................................................................ 91
3.3.2. Điểm yếu ................................................................................................ 93

3


3.3.3. Cơ hội ..................................................................................................... 95
3.3.4. Rủi ro...................................................................................................... 95
3.4 PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HĨA ĐỒNG BẰNG SƠNG CỬU LONG .... 97
3.4.1 Nhận thức và xác định tầm quan trọng của du lịch văn hóa............. 97
3.4.2 Nghiên cứu du lịch văn hóa................................................................... 97
3.4.3 Thống kê, đánh giá nguồn tài nguyên du lịch văn hóa ở ĐBSCL ..... 98
3.4.4 Chiến lược phát triển ............................................................................ 98
3.3.4.1. Tổ chức xây dựng một khung hợp tác du lịch văn hóa .................. 100
3.4.4.2 Phát triển sản phẩm du lịch văn hóa ĐBSCL ................................. 101
3.4.4.3 Vấn đề tiếp thị du lịch văn hóa ĐBSCL............................................ 105
3.4.4.4. Vấn đề nguồn nhân lực .................................................................... 108
3.3.4.5. Vấn đề kiểm soát những tác động của du lịch văn hóa................... 109
3.5 TĨM TẮT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HĨA ĐỒNG BẰNG
SƠNG CỬU LONG.................................................................................................. 113
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 115
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 117
Phụ lục 1: Thuật ngữ du lịch văn hóa...................................................... 124
Phụ lục 2: Tài nguyên du lịch văn hóa..................................................... 138
Phụ lục 3: Nguyên lý du lịch văn hóa....................................................... 140
Phụ lục 4: Những thành phố du lịch văn hóa châu Âu ......................... 146
Phụ lục 5: Một số chương trình tour du lịch văn hóa ĐBSCL.............. 147
Phụ lục 6: Một số bài báo viết về du lịch văn hóa .................................. 153
Phụ lục 7: Các cơ quan quản lý du lịch ở ĐBSCL .................................. 163
Phụ lục 8: Một số hình ảnh thực tế hoạt động du lịch văn hóa.............. 165

Phụ lục 9: Bảng chú thích nguồn ảnh ....................................................... 173

4


DẪN NHẬP
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Văn hóa là một phần không thể thiếu đối với hoạt động du lịch. Mối quan hệ
giữa văn hóa và du lịch ngày càng sâu rộng. Giống như hoạt động của nhiều ngành
kinh tế khác, du lịch cũng phải chịu sự chi phối của quy luật cạnh tranh phát triển và
đặc biệt là “xu hướng tiêu thụ” dịch vụ. Vài thập niên trước, du lịch sinh thái (du lịch
biển, núi, sông, rừng, suối…) phát triển mạnh mẽ và là một trong những mục tiêu đầu
tư khai thác du lịch chính của châu Âu và nhiều quốc gia trên thế giới. Nhưng những
năm gần đây, xu hướng này đã thay đổi. Sự tăng trưởng ngày càng lớn của du lịch văn
hóa đã đặt ra nhiều vấn đề trong đó đặc biệt là “cung” và “cầu” về văn hóa. Vì thế,
một “ngành cơng nghiệp văn hóa” đã ra đời để phục vụ cho nhu cầu hưởng thụ văn
hóa, trong đó, du lịch văn hóa được xem là một “kênh phân phối” để “tiêu thụ” văn
hóa hiệu quả nhất. Vì vậy, việc nghiên cứu về lý luận và thực tiễn của du lịch văn hóa
đã được nhiều nước trên thế giới tiến hành, đặc biệt là tại châu Âu.
Có thể thấy rằng, mối quan hệ biện chứng giữa văn hóa và du lịch trong q
trình vận động phát triển là rất rõ. Du lịch khai thác các giá trị văn hóa làm nền tảng
cho mục đích của các chuyến đi và tựa vào văn hóa để phát triển. Sự phát triển của du
lịch đã làm cho các giá trị văn hóa truyền thống và hiện đại ở một số vùng địa phương
được khôi phục và phát triển. “Văn hóa như một q trình, là mục tiêu tìm kiếm của
khách du lịch1”[MacCannell, 1976: 28]. Do đó, có thể nói, chính văn hóa là một chìa
khóa then chốt để mở đường cho sự phát triển bền vững của ngành du lịch.
Sự phát triển của du lịch văn hóa đã và đang có nhiều cống hiến lớn cho sự
phát triển của ngành du lịch thế giới nói riêng và nhiều lợi ích thiết thực về kinh tế,
văn hóa - xã hội cho cộng đồng địa phương lẫn du khách. Điều này được khẳng định
rõ hơn trong thập kỷ hợp tác phát triển văn hoá thế giới (1988-1998). Tổ chức Văn


1

Culture as process is the goal of tourist seeking

1


hóa-Khoa học-Giáo dục của Liên hiệp quốc (UNESCO2) đã thiết lập mối quan hệ chặt
chẽ với Tổ chức Du lịch Thế giới (WTO3), Ngân hàng Thế giới (WB) và Chương
trình phát triển của Liên hiệp quốc (UNDP4), các tổ chức, các công ty lữ hành và
những chuyên gia hoạt động trong ngành du lịch để xây dựng những chương trình
hành động nhằm khuyến khích sự quan tâm sâu sắc hơn nữa đến ảnh hưởng và tác
động qua lại giữa văn hóa và du lịch. Có thể nói, du lịch và du lịch văn hóa ngày nay
đã góp phần tích cực trong việc thúc đẩy q trình tồn cầu hóa và giao lưu văn hóa
sâu sắc. Hay nói như UNESCO là "Mục đích sâu xa hơn nữa của du lịch là xây dựng
một công cụ đối thoại giữa các nền văn hóa nhân loại" [Lucia Iglessias, 1999: tr.34]
Ở Việt Nam, trong những năm gần đây, vấn đề du lịch văn hóa cũng đã được
các cấp, các ngành, giới truyền thông, nhiều nhà ngiên cứu đề cập thông qua các diễn
đàn, hội nghị, hội thảo khoa học... Trong điều 1 Pháp lệnh Du lịch của Việt Nam năm
1999 có ghi rõ: "Nhà nước Việt Nam xác định du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp
quan trọng, mang nội dung văn hóa sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội
hóa cao; phát triển du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng của
nhân dân và khách du lịch quốc tế, góp phần nâng cao dân trí, tạo việc làm và phát
triển kinh tế -xã hội của đất nước".
Nhiều chương trình hành động về du lịch được Tổng cục Du lịch Việt Nam
phối hợp với các ngành, các cấp tại địa phương tổ chức với qui mô lớn đã gây sự chú
ý và thu hút đông đảo khách du lịch trong và ngoài nước. Những chương trình như Lễ
hội đất phương Nam (Lễ hội văn hóa dân gian vùng Nam Bộ), Du lịch Điện Biên (Lễ
hội văn hóa Tây Bắc kết hợp với sự kiện 50 năm chiến thắng Điện Biên), Con đường

di sản miền Trung (Lễ hội dân gian kết hợp với tham quan những di sản văn hóa thế
giới)... Những chương trình hoạt động trên mang đậm màu sắc du lịch văn hóa. Tuy
nhiên, đây chỉ mới là những hoạt động mang tính kích cầu cho du lịch chứ chưa phải
là một hoạt động chuyên nghiệp của du lịch văn hóa. Muốn thực hiện và khai thác
được một cách hiệu quả về du lịch văn hóa nhất định là phải cần có động tác tách du
2

United Nations Educational Scientific and Cultural Organization
World Tourism Organization
4
United Nations Development Programme
3

2


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

lịch văn hóa thành một đối tượng nghiên cứu chuyên sâu như các nước tiên tiến đang
làm. Tuy nhiên, cho đến nay việc nghiên cứu và đào tạo về du lịch văn hóa ở Việt
Nam nói chung vùng ĐBSCL nói riêng vẫn chưa được quan tâm đúng mức.
Là học viên chuyên ngành Văn hóa học và đã nhiều năm công tác trong ngành
du lịch, được sinh ra và lớn lên tại đồng bằng sông Cửu Long, tôi hiểu được những
nét văn hóa đặc sắc của vùng đất này và sự “khập khiễng” của hoạt động khai thác du
lịch văn hóa trong nhiều năm qua. Vì vậy, việc nghiên cứu về du lịch văn hoá hiện
nay đối với vùng đất này là rất cần thiết.
Trong nội dung của luận văn, tơi cố gắng trình bày những vấn đề lý luận cơ
bản về du lịch văn hóa để từ thực trạng về du lịch tại ĐBSCL có thể xây dựng một
định hướng phát triển du lịch văn hóa bền vững cho vùng này. Trong bối cảnh hội
nhập toàn cầu của Việt Nam, tại ĐBSCL đang ráo riết chuẩn bị xây dựng những

chiến lược phát triển kinh tế xã hội trong đó có du lịch. Do đó, việc chọn nghiên cứu
“Du lịch văn hố vùng đồng bằng sơng Cửu Long từ góc nhìn Văn hóa học” để làm
đề tài luận văn Thạc sỹ ngành Văn hóa học của mình là nhằm góp phần vào việc thúc
đẩy sự phát triển của du lịch văn hóa tại ĐBSCL nói riêng và cho Việt Nam nói
chung.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU VÀ Ý NGHĨA KHOA HỌC
Luận văn bước đầu tập hợp và hệ thống hóa khái niệm du lịch văn hóa đã có từ
trước đến nay để làm cơ sở tìm hiểu và tổng kết thực tiễn hoạt động du lịch văn hố
tại ĐBSCL. Góp thêm luận cứ và nâng cao nhận thức khoa học để nghiên cứu phát
triển du lịch văn hóa vùng ĐBSCL nói riêng và du lịch văn hóa Việt Nam nói chung.
Qua đó có thể mở rộng thêm cơ sở khoa học cho ngành Văn hóa học ứng dụng và góp
phần xây dựng ngành du lịch học.
Luận văn cố gắng mang lại một số đóng góp nhỏ về khái niệm du lịch văn hóa
bằng cách xây dựng hệ thống cơ sở lý luận và phân loại du lịch văn hóa để từ đó đưa
ra cái nhìn bao qt hơn về khái niệm du lịch văn hóa. Điều này rất cần thiết cho việc
xây dựng chiến lược đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch hiện nay.
Bên cạnh đó, luận văn cũng góp thêm cái nhìn tổng quan về chiến lược phát triển du

3

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

lịch văn hóa ở ĐBSCL, góp phần nâng cao nhận thức về các giá trị văn hóa, quyền lợi
lâu dài của cộng đồng địa phương trên bước đường xã hội hóa du lịch văn hóa.
III. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
Du lịch văn hóa đã được nhiều tổ chức quốc tế tiến hành đầu tư nghiên cứu từ
năm 1980 như Hiệp hội Nghiên cứu Du lịch và Giáo dục ATLAS (The Association

for Tourism & Leisure Education & Research), Trung tâm Châu Âu về Nghiên cứu
Văn hoá vùng và Truyền thống ECTARC (European Center for Traditional &
Regional Cultures), Hội đồng châu Âu (Council of Europe), Ủy ban Châu Âu
(European Commission). Hệ thống Du lịch Văn hóa Châu Âu ECTN (European
Cultural Tourism Network). Tuy nhiên, Thuật ngữ "Cultural tourism" hay "ngành du
lịch văn hóa" trong tác phẩm International Tourism: Identify & change của Lanfant
vào năm 1995 tại Anh Quốc mới thật sự gây tiếng vang và làm khơi dậy khái niệm
mới về bản chất của du lịch và mối quan hệ bên trong của du lịch và văn hóa. Từ đó
về sau, khái niệm du lịch văn hóa được các nhà nghiên cứu tích cực xây dựng và hồn
thiện. Năm 1999, tại cuộc họp lần thứ XII của Hội đồng Quốc tế về Những cơng trình
kỷ niệm và khu di tích, gọi tắt là ICOMOS5 ở Mexico đã đưa ra bản hiến chương về
du lịch văn hóa. [xem phụ lục 3, tr.140]
Cùng với những nghiên cứu sâu về du lịch văn hóa thì mơn du lịch văn hóa
cũng được hình thành và đã trở thành chuyên ngành đào tạo ở bậc đại học và sau đại
học ở nhiều quốc gia: Ở Anh đã mở chương trình đào tạo thạc sỹ du lịch văn hóa từ
năm 1997. Australia có chương trình đào tạo cử nhân ngành du lịch văn hóa từ năm
1999. Ở Trường đại học Calgary tại Canada có đào tạo thạc sỹ chuyên ngành du lịch
văn hóa từ năm 2000. Mặc dù đã có rất nhiều cơng trình nghiên cứu về du lịch văn
hóa, nhiều hội thảo khoa học về du lịch văn hóa do WTO, ECTN và UNESCO tổ
chức, thế nhưng cơ sở lý luận về du lịch văn hóa ở nhiều quốc gia, đặc biệt là các
quốc gia đang phát triển trong đó có Việt Nam vẫn còn chưa chuẩn và đầy đủ. Rõ
ràng, du lịch văn hoá và xu hướng phát triển của ngành khoa học mới này đã đặt ra
nhiều vấn đề mới trong nhận thức của chúng ta. Do đã quen xếp du lịch văn hóa đồng
5

International Council On Monuments and Sites

4

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn



C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

cấp với các loại hình du lịch khác như du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, du lịch
thể thao... nên ý tưởng cũng như nhận thức về du lịch văn hóa cịn nhiều bất cập và
phiến diện.
Về văn hóa và cuộc sống của cư dân vùng ĐBSCL cho đến nay có nhiều cơng
trình nghiên cứu sâu và có giá trị như Văn hố và cư dân đồng bằng sơng Cửu Long
của Nguyễn Cơng Bình-Lê Xn Diệm-Mạc Đường do NXB KHXH in năm 1990;
Văn minh miệt vườn của Sơn Nam, NXB Văn hóa in năm 1992; Văn hóa Nam Bộ
trong không gian xã hội Đông Nam Á của ĐHQG Tp.HCM do NXB TP.HCM in năm
2000; Văn hoá các dân tộc Tây Nam bộ của Trần Văn Bính do NXB Chính trị Quốc
gia in năm 2004; Du lịch ba miền Đất phương Nam của Bửu Ngôn do NXB Trẻ in
năm 2004; và Nam Bộ xưa và nay của Tạp chí Xưa & Nay năm 1998. Nhìn chung,
chúng ta chưa thấy những cơng trình đi sâu vào nghiên cứu về du lịch văn hóa vùng
đồng bằng sơng Cửu Long. Tuy nhiên, chúng ta lại thấy có khá nhiều giáo trình giảng
dạy, bài viết trên các tạp chí, những bài tham luận tại các hội nghị... Nhiều tác giả có
đề cập đến văn hóa du lịch và du lịch văn hóa từ nhiều góc độ khác nhau. Các nguồn
tư liệu trên sẽ là tài liệu quý giá, làm nền tảng để tác giả đi sâu phân tích các khía
cạnh du lịch văn hóa ở vùng ĐBSCL hiện nay.
IV. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Du lịch văn hóa là một chuyên đề cịn khá mới mẻ. Nó được hình thành trên cơ
sở nhận thức mối quan hệ giữa văn hóa và du lịch. Đây cũng là chuyên đề khoa học
mang tính tổng hợp liên ngành. Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài này là du lịch
văn hóa và định hướng phát triển du lịch văn hóa ở đồng bằng sơng Cửu Long.
Về phạm vi nghiên cứu của đề tài được giới hạn trong không gian vùng đồng
bằng sông Cửu Long, có đối chiếu so sánh với một số vùng trong và ngoài nước.
Về thời gian, đề tài sẽ nghiên cứu khảo sát tình hình du lịch và du lịch văn hóa
tại đồng bằng sơng Cửu Long từ 1990 (Năm du lịch Việt Nam) tới nay vì khơng chỉ ở

đồng bằng sông Cửu Long mà đối với các vùng khác trên cả nước, du lịch mới chỉ
thật sự khởi đầu từ giai đoạn này trở đi.

5

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ NGUỒN TƯ LIỆU
Luận văn được thực hiện chủ yếu bằng phương pháp nghiên cứu tổng hợp liên
ngành, phân tích, so sánh, khảo sát thực địa để nghiên cứu du lịch văn hóa và thực
trạng phát triển của du lịch văn hóa vùng ĐBSCL. Lấy kiến thức và cơ sở lý luận của

ngành Văn hóa học kết hợp với lý thuyết về Du lịch học, tham khảo những định
nghĩa, thuật ngữ, khái niệm về du lịch văn hoá của các nhà khoa học trong và ngoài
nước để làm nền tảng cho cơ sở lý luận.
Nguồn tư liệu sử dụng để viết luận văn gồm những tài liệu về văn hóa, lịch sử,
kinh tế, du lịch được sưu tầm trong và ngoài nước.
Tài liệu trong nước: Viện nghiên cứu ĐBSCL, Viện Chiến lược phát triển của
Bộ Kế hoạch Đầu tư, website của các tỉnh ĐBSCL, tài liệu về phát triển ĐBSCL của
Trường đại học KHXH-NV TP.HCM, các sách, báo, bài tham luận viết về du lịch và
văn hóa ĐBSCL.
Tài liệu nước ngồi: gồm tài liệu nghiên cứu về du lịch văn hóa của các tổ chức
lớn như: ECTN, ATLAS, WTO, UNESCO và sách, báo, tham luận của các nhà khoa
học về du lịch văn hóa của thế giới.
VI. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN
Luận văn được phân chia bố cục như sau:
Phần mở đầu, giới thiệu lý do chọn đề tài, mục đích nghiên cứu, lịch sử

nghiên cứu vấn đề, đối tượng và phương pháp nghiên cứu…
Chương một, giới thiệu đối tượng và lịch sử của vấn đề nghiên cứu. Chương
này đi sâu vào tìm hiểu những định nghĩa, những học thuyết về du lịch văn hóa và
mối quan hệ bên trong của văn hóa và du lịch, từ đó nghiên cứu bản chất của du lịch
văn hóa như đối tượng của du lịch văn hóa, tính chất của du lịch văn hóa, cấu trúc của
du lịch văn hóa và các vấn đề khác về du lịch văn hóa nhằm đi tìm cơ sở lý luận cho
việc phát triển du lịch văn hóa.
Chương hai, nêu lên thực trạng về du lịch văn hóa vùng ĐBSCL như thực
trạng về nguồn tài nguyên du lịch văn hóa, thực trạng về khai thác du lịch văn hóa,

6

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

quan niệm về du lịch văn hóa tại ĐBSCL để làm cơ sở cho giải pháp khoa học về phát
triển du lịch văn hóa.
Chương ba, đề xuất các giải pháp phát triển dựa trên cơ sở nghiên cứu về thực
trạng khai thác du lịch văn hóa của vùng này hiện nay. Luận văn cố gắng nêu ra mục
tiêu và quan điểm phát triển du lịch văn hóa để từ đó xây dựng ngun lý phát triển
tồn diện và khoa học dựa vào một số kinh nghiệm phát triển du lịch văn hóa ở một số
quốc gia nhằm góp phần hình thành giải pháp phát triển du lịch văn hóa bền vững cho
ĐBSCL nói riêng và cả nước nói chung.

7

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn



C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LỊCH SỬ, LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH VĂN HĨA
1.1. Q TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN CỦA DU LỊCH VÀ DU LỊCH
VĂN HÓA
1.1.1 Lịch sử ra đời
Nhu cầu khám phá, tìm hiểu những vùng đất mới là một trong những nhân tố
góp phần tạo nên ngành công nghiệp du lịch ngày nay.
Ngay từ thời cổ đại, người Ai Cập đã đi đến những vùng đất xa, khám phá
những điều lạ mắt và mô tả lại những điều đã chứng kiến dưới nhiều hình thức. Họ đã
vẽ lại bản đồ về những vùng đất "lạ" ấy để có dịp quay lại cùng với người thân của
mình. Nhiều người cho rằng, những người Ai Cập cổ xưa có lẽ là ông tổ của các sách
du lịch cầm tay ngày nay. Cái gọi là "săn lùng những kỷ niệm" của người xưa thực ra
không phải là "phát minh" đương đại, nó là xu hướng sinh hoạt tự nhiên nhằm tìm
hiểu và nhận thức về thế giới xung quanh của con người đã có từ xưa. Người Hy Lạp
cổ đã từng đến xin quẻ ở các miếu thờ tại Delphi hay Dodona16. Những người hành
hương cơ đốc giáo thời trung cổ cũng đã từng đi khắp châu Âu tìm mua những di vật
với giá hời để giữ làm "bảo vật" hoặc bán lại mong kiếm được chút tiền lời. Họ cũng
rất thích tìm đến vùng đất thánh để mang về bất cứ thứ gì mà họ cho đó là "vật linh"
để thờ trong nhà. Đây có lẽ là hình thức sơ khai mà ngày nay người ta gọi là du lịch
hành hương. Các nhà truyền giáo Anh thời trung cổ rất thích những cuộc hành trình
đến các thành phố lạ để "truyền đạo Cơ Đốc và tìm kiếm gia vị", nâng cao tầm hiểu
biết của bản thân.
Vào thế kỷ 14, Ibn Battuta7, nhà du hành lớn người Arập, đã lập kỷ lục đi một
chặng đường dài 120,000 km trong suốt 30 năm khắp thế giới Hồi giáo từ thành phố
6


Những thành phố của Hy Lạp cổ đại.
Ibn Battuta(1304-1369) sinh ra tại Tangier Arập, từng bỏ ra 30 năm chu du khắp thế giới Ảrập qua
Trung Á, Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Hoa, Ấn Độ, khám phá hoang mạc Sahara với chặng đường dài hơn
120,000 km.
7

8

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

Tangier (quê hương của ông) qua Thổ Nhĩ Kỳ, xuyên Tây Á vào Trung Hoa, Ấn Độ
và đã khám phá ra hoang mạc Sahara.

Ibn Battuta
(1304-1368)

Cristopher Columbus
(1451-1506)

Alexander Cuza
(1820-1873)

Hình 1.1: Những người tiên phong khám phá các vùng đất mới
Cuối thế kỷ18, ở châu Âu, cuộc cách mạng công nghiệp đã tạo ra một thị
trường mới đầy tiềm năng cho ngành du lịch. Việc cải tiến đường sá đã rút ngắn rất
nhiều thời gian di chuyển giữa các thành phố. Người ta bắt đầu nghĩ đến việc vận
chuyển xa hơn và đi nhiều hơn. Sự phát triển mạnh mẽ về công nghiệp đã dần làm

thay đổi diện mạo của các thành phố lớn. Cuộc sống của người dân dần được cải thiện
và người ta bắt đầu có thói quen sử dụng những dịch vụ công cộng. Chế độ lao động
theo giờ giấc đã nảy sinh ra vấn đề đáp ứng nhu cầu về những ngày nghỉ cho công nhân.
Dần dần, quan niệm mới về giải trí và tổ chức các chuyến đi du lịch cho cơng nhân
cũng hình thành và phát triển.
Nhiều người cho rằng, sự hình thành và phát triển của du lịch xuất phát từ kỷ
nguyên máy hơi nước ở châu Âu và Bắc Mỹ.
Vào năm 1821, tàu thủy chạy bằng hơi nước đã bắt đầu nối liền các thành phố
lớn của châu Âu. Đầu tiên là giữa thành phố Dover (Anh) với Calais (Pháp), người ta
ước tính mỗi năm những chiếc tàu này chở hàng trăm ngàn hành khách. Vài năm sau
đó, tàu chạy bằng hơi nước mở đầu dịch vụ qua lại trên sông Rhin, sông Rhôn và sông
Danube. Nhưng quan trọng hơn cả là việc mở rộng mạng lưới đường sắt đã đẩy mạnh

9

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

hoạt động du hành, cho phép con người đi được xa hơn và nhanh hơn. Ngày càng có
nhiều người muốn đi để "nhìn ra thế giới bên ngồi" nhưng họ e ngại khó khăn, nguy
hiểm, đặc biệt là những du khách giàu có. Họ cần có một dịch vụ chuẩn bị trước để
chăm lo cho sự chắc chắn và an tồn cho chuyến đi của mình. Biện pháp thường được
người ta sử dụng là thuê những người đã từng đi đến điểm họ muốn đến để hướng dẫn
toàn bộ cho chuyến đi của các vị khách này. Những người được thuê vừa là một
người tháp tùng vừa là người thủ lĩnh của nhóm. Trong q trình tháp tùng “bất đắc
dĩ” này người ta đã phát hiện ra một nhu cầu cực kỳ lớn về dịch vụ hướng dẫn chăm
lo các chuyến đi xa.
Từ đó, các sách du lịch cầm tay thô sơ và các nhà tổ chức du lịch cũng bắt đầu

xuất hiện. Cho đến vào giữa thế kỷ 19 cả một ngành công nghiệp du lịch bao gồm các
hãng du lịch, sách chỉ dẫn, những chuyến đi có tổ chức trọn gói, khách sạn, đường sắt,
giờ tàu chạy... nhằm cung cấp cho khách hàng những thể thức du hành được đảm bảo
và thú vị hơn. Ba nhân vật chủ chốt và tiên phong trong tiến trình hình thành và phát
triển ngành du lịch châu Âu là John Muray người Anh (1808-1892), Baedeker, người
Đức (1801-1859), làm công tác xuất bản, cùng với một nhà đại lý du lịch người Anh,
là Thomas Cook (1808-1892).
Hàng trăm quyển sách viết về du lịch thông qua các chuyến đi đã ra đời để
phục vụ những vị khách “lớn” như Chuyến đi lớn8 (1749) của Thomas Nugent, Một
chuyến đi Calais (1776) của Samuel Foote, Sách đỏ cầm tay (Hand held red book) của
Baedeker,… nhưng đây chỉ mới là những bài viết mang tính tường thuật lại những kỷ
niệm trong chuyến đi mà không phải là một quyển sách hướng dẫn du lịch với các
thông tin cần thiết cho chuyến đi xa. Những quyển sách này chưa thật sự hữu dụng
đối với du khách lúc bấy giờ. Vì thế, năm 1840, những sách trên đã được thay thế
bằng các cuốn sổ đỏ của Murray và Baedeker, tất cả đều cùng một khổ, từng thời kỳ
lại được cập nhật và mẫu mã được thiết kế sao cho nhỏ, gọn, dễ cầm tay và có thể bỏ
túi. Baedeker muốn cung cấp cho du khách của ông đầy đủ những thơng tin cần thiết
nên đã tự mình đi du lịch nhằm kiểm chứng tính xác thực của thông tin mà ông cung
8

Grand Tour

10

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

cấp cho khách. Cũng chính ơng là người đã sử dụng các "sao" để xếp loại các khu du

lịch và khách sạn, một tiêu chuẩn đã trở nên vô cùng phổ biến trong ngành công
nghiệp du lịch sau này.
Thực ra sách chỉ dẫn bìa đỏ, cũng như những sách chỉ dẫn du lịch hiện đại sau
này thường bị phê phán là đã giới thiệu các di sản kiến trúc như những cơng trình kỷ
niệm siêu sao (nổi tiếng), hồn tồn khơng liên hệ gì với đời sống thực tế của đất
nước và nhân dân đã xây dựng nên chúng. Để thu hút các tân du khách giàu có đơi khi
các quyển sách này phải cường điệu hóa thơng tin nhằm làm tăng thêm tính hấp dẫn
của điểm tham quan.
Nhà tổ chức du lịch Thomas Cook cho rằng "Đi tham quan nước khác sẽ đem
lại cho con người một cơ hội chưa từng có để được bồi bổ về văn hóa và tinh thần"
[Roy Malkin, 1999]. Năm 1841, ơng bắt đầu tổ chức những chuyến du hành bằng xe
lửa ít tốn kém cho cơng nhân Anh nhưng sau đó đã chuyển sang loại khách sang
trọng. Năm 1855, ông đã tháp tùng nhiều nhóm khách quan trọng như những vị tu sĩ
nổi tiếng, thầy thuốc, chủ ngân hàng, kỹ sư và nhiều nhà buôn lớn sang Italia. Hãng
du lịch của Thomas Cook đã đi tiên phong trong việc liên kết với các dịch vụ “đơi bên
cùng có lợi” với nhà ăn, khách sạn, quan chức địa phương để có thể thực hiện chu đáo
những gì ơng đã cam kết với khách hàng. Nhờ nghệ thuật liên kết khéo léo nên hãng
du lịch của Thomas Cook đã gần như chinh phục được tất cả các vị thượng khách khó
tính và khơng lâu sau Thomas Cook đã trở thành một doanh nghiệp có uy tín và đầy
quyền lực ở Anh.
Dần dần những chuyến đi của Thomas Cook luôn luôn được dư luận chú ý bởi
chúng khơng giới hạn ở mục đích tìm hiểu và giao lưu nữa. Những điểm đến có nhiều
sản vật quý giá và phụ nữ đẹp được khách hàng lớn của Thomas Cook quan tâm. Họ
đến những vùng đất này với một thái độ “chiếm đoạt” hơn là “ngắm nhìn”. Để có
được những món hàng q, khách hàng của ông có khi phải sử dụng vũ lực để chiếm
đoạt của người địa phương. Dần dần khách hàng của Thomas Cook và những chuyến
đi của ông luôn là mối lo ngại cho người dân khắp nơi. Những từ ngữ không mấy
thiện cảm như: xâm nhập, đội quân, bọn cướp... luôn đi kèm với những chuyến du

11


@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

hành của ơng. Và vì thế du lịch thời bấy giờ dưới con mắt một số người địa phương là
hình thức chủ nghĩa đế quốc. Sau mỗi chuyến đi trở về, khách hàng và doanh nghiệp
của ông ngày càng giàu có. Người ta thường ví Thomas Cook như là một danh tướng
của những chuyến du ngoạn đương thời. Những thơng tin mà Thomas Cook có được ở
những vùng đất giàu có là một báu vật lớn đối với nhà cầm quyền. Trước khi quyết
định xâm chiếm một vùng đất nào đó, các nhà cầm quyền phải nhờ sự cố vấn của ông.
Doanh nghiệp của Thomas Cook được nhiều người ví như chất xúc tác hỗ trợ cho chế
độ xâm chiếm bóc lột và áp bức. Nó đã trở thành một trong những trụ cột của quyền
lực quân sự và hành chánh của Anh tại Ai Cập9.
Như vậy, ngành du lịch có một thời đã phát triển và bị chi phối, thao túng bởi
mục đích xâm lược của chủ nghĩa đế quốc. Mục đích thật sự của du lịch đã bị xâm hại
nghiêm trọng. Người ta thấy du lịch chỉ phát triển ở những vùng có nền hịa bình và
ổn định chính trị. Nhiều người cho rằng từ sau Hội chứng Stendhal10, cái gọi là du
lịch thẩm mỹ hay du lịch “lịch sự” đã trở thành mục tiêu phấn đấu của những người
yêu mến du lịch chân chính. Người ta ngày càng đề cao hình thức du lịch trên cơ sở
tận hưởng cái đẹp và bảo vệ cái đẹp cho cộng đồng địa phương. Nhiều người cho rằng
du lịch văn hóa được hình thành và phát triển từ sau hội chứng Stendhal năm1837. Từ
thời gian này trở đi, những vấn đề về du lịch thường được quan tâm nhiều hơn, đặc
biệt là mối quan hệ của chủ (cộng đồng cư dân đón tiếp) và khách du lịch. Từ cultured
traveler được dùng để chỉ khách du lịch văn hóa thời bấy giờ. Khách du lịch văn hóa
được hiểu thời bấy giờ là những vị khách đi du lịch với mục đích chính là tìm và
mong muốn được trải nghiệm những sinh hoạt văn hóa của cộng đồng cư dân địa
phương [Richard Greg 1996: 110].
Tuy nhiên, nếu đứng về góc độ văn hóa lịch sử thì nhiều người cho rằng du

lịch văn hóa đã xuất hiện trước khi có ngành du lịch. Khách du lịch văn hóa xuất hiện
9

Thời bấy giờ người ta từng nói: "Bá chủ danh nghĩa của Ai Cập là nhà vua, bá chủ thật sự là Lord
Cromer. Tồn quyền danh nghĩa là phó vương, tồn quyền thật sự là Thomas Cook và con trai",Roy Malkin 1999: “Từ người lữ hành thời xưa đến tân du khách”, Tạp chí UNESCO, số kép 7&8,
1999.
10
Theo Gaziela Magherini, một nữ bác sỹ tâm thần tại Florence gọi "Hội chứng Stendhal" là do rối
loạn tâm lý sâu sắc phát sinh do tiếp xúc với một tuyệt tác nghệ thuật.

12

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

từ thời La Mã cổ đại. Những chuyến đi về Hy Lạp, Ai Cập và Santiago de
Compostela thuộc miền Bắc Tây Ban Nha được giới quý tộc, chức sắc tôn giáo,
những triết gia nổi tiếng xem là “mục tiêu phấn đấu” trong cuộc đời. Những chuyến đi
này thời bấy giờ gọi là Grand Tour có nghĩa là “chuyến đi lớn”.[Towner,1985: 301].
Nhu cầu về những chuyến đi tìm hiểu về văn hóa lịch sử, tơn giáo thật sự phát
triển khá nhanh từ khoảng thế kỷ 15. Đến thế kỷ thứ 17, cái gọi là Grand Tour mới
được giới trung lưu ở Anh chú ý. Nhưng nó khơng cịn giống với Grand Tour ban đầu
mà đã được chuyển thể khá nhiều và có tên mới là Romantic Grand Tour (Chuyến đi
lãng mạn lớn). Nếu như mục đích của chuyến Grand Tour cổ điển (Classical Grand
Tour) là chỉ tập trung và tham quan tìm hiểu thế giới văn hóa cổ xưa, những nơi có
các sử thi nổi tiếng thì khách Romantic Grand Tour lại có thời gian tham quan những
cảnh đẹp và những sinh hoạt văn hóa của địa phương. Có lẽ hình thức Romantic
Grand Tour là tiền thân của khái niệm du lịch văn hóa tại châu Âu và nhu cầu về

thưởng thức “những sản phẩm văn hóa” (cultural productions) là một trong những
nguyên nhân dẫn đến sự phát triển của du lịch văn hóa.
1.1.2. Qúa trình phát triển
Chuyến du lịch trọn gói (Package tour) đầu tiên do Thomas Cook tổ chức vào
năm 1860 đi từ Anh sang Ý và Hy Lạp đánh dấu sự ra đời và phát triển của ngành du
lịch và đặc biệt là mục đích của chuyến đi này là trải nghiệm văn hóa.[Swinglehurst,
1982: 48]. Sau Thomas Cook, các đại lý lữ hành phát triển rất nhanh và hình thành
một ngành du lịch chuyên nghiệp. Tuy nhiên, du lịch là một ngành rất nhạy cảm với
tình hình chính trị đặc biệt là chiến tranh. Lịch sử châu Âu đã có những lúc chiến
tranh xảy ra liên tục đã làm cho du lịch không thể phát triển được.
Nhìn lại lịch sử châu Âu chúng ta thấy rằng, trước Tây lịch là giai đoạn thống
trị của đế chế La Mã cổ đại, kế đến là giai đoạn chiến tranh tôn giáo giữa Đạo Thiên
Chúa và Tin Lành (1618-1648), rồi thời kỳ hưng thịnh của đế chế Napoleon đã làm
cho bức tranh kinh tế chính trị ở châu Âu thêm đen tối. Sau khi Napoleon bị đánh đổ
hoàn toàn vào năm 1813, bản đồ của các nước châu Âu lần lượt được vẽ lại. Nhưng
sau đó liên tiếp xảy ra các cuộc chiến tranh tay đôi như: Phổ-Áo (1862-1866), Phổ-

13

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

Pháp (1870-1871). Khi Phổ bao vây Paris thì cũng là lúc nước Đức hoàn toàn độc lập.
Wilhelm lên ngơi Hồng đế nước Đức năm 1871 và cũng là giai đoạn đánh dấu sự
phục hưng mạnh mẽ của nước Đức. Vào năm 1907, chiến tranh thế giới lần thứ nhất
nỗ ra giữa hai nhóm: Đức-Ý-Áo-Hungary và Anh-Pháp-Nga kết thúc năm 1914.
Suốt một thời gian dài, ngành du lịch bị “ngủ yên” bởi chiến tranh. Sau thế
chiến thứ nhất, những nỗ lực vì hịa bình và phát triển du lịch đã có một bước tiến

quan trọng. Năm 1925 Tổ chức Du lịch Thế giới (The World Tourism Organization)
được thành lập, đánh dấu một giai đoạn quan trọng trong lịch sử phát triển kinh tế du
lịch thế giới. Tuy nhiên, không bao lâu ngành du lịch lại bị cuộc chiến tranh thế giới
thứ II chặn đứng.
Sau thế chiến thứ II, từ năm 1950 đến năm 1990, du lịch thế giới đã có những
bước phát triển mạnh mẽ. Do sự phát triển mạnh về kinh tế tại châu Âu nên xuất hiện
sự “bùng nổ” về tiêu thụ trong đó có nhu cầu du lịch.
Từ năm 1950 đến năm 1960, làn sóng khách du lịch quốc tế tới Bắc Âu, Tây
Âu và những bãi biển ở Địa Trung Hải ngày càng đông. Đặc biệt vào những năm
1958 đến 1960 những bãi biển đẹp của châu Âu gần như không đáp ứng kịp nhu cầu
phục vụ cho khách du lịch. Mục đích và cũng là “mốt” của những chuyến du lịch lúc
này ở châu Âu là sản phẩm du lịch 3S (Sun, Sea, Sand) [Richard Greg, 1996: 13].
Từ năm 1970 đến 1980, sự bùng nổ kinh tế và xu hướng phát triển tồn cầu
hóa đã xuất hiện khái niệm “Mass Tourism” (du lịch đại chúng). Những tác động tiêu
cực của du lịch đại chúng đối với mơi trường và văn hóa đã làm thức tỉnh lại quan
niệm phát triển kinh tế du lịch. Mặc khác, ngày càng có nhiều du khách cảm thấy rất
“mệt mỏi” khi đến các khu du lịch biển đầy ắp người ở châu Âu. Sự quá tải đối với
các khu du lịch biển đã dẫn đến chất lượng dịch vụ giảm và giá cả không ngừng tăng.
Điều này đã làm cho du lịch 3S khơng cịn giữ được vị trí “mốt thời thượng” nữa.
Nhiều khách du lịch, đặc biệt là giới trung thượng lưu đã bắt đầu thích thú với những
tour du lịch tham quan di tích thắng cảnh để thưởng thức và trải nghiệm văn hóa, có
khơng gian sinh hoạt và giao tiếp cộng đồng. Mặc khác, xu hướng thích thụ hưởng
những tiện ích văn hóa của du lịch đại chúng trong khi đi du lịch đã làm ra một mức

14

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an


cung lớn về dịch vụ văn hóa. Điều này đã làm nảy sinh ý tưởng về tạo ra một “ngành
cơng nghiệp văn hóa” để phục vụ cho nhu cầu phát triển du lịch một cách bền vững đã
làm nảy sinh ra khái niệm về phát triển du lịch văn hóa “Cultural Tourism” ở châu
Âu. [Richard Greg, 1996, 14].
Du lịch thế giới đã phát triển rất nhanh từ năm 1990 đến năm 2000. Hàng loạt
các cải tiến về hàng không, khách sạn nhà hàng mà đặc biệt là hệ thống mạng đặt vé
toàn cầu, mạng internet, các phát minh trong lĩnh vực công nghệ viễn thông… đã thật
sự làm thay đổi diện mạo của ngành du lịch. Xu hướng tồn cầu hóa là một địn bẩy
cho sự phát triển của ngành du lịch thế giới. Người dân ở các quốc gia giàu có ngày
càng thích những chuyến du lịch xa. Chúng ta có thể hình dung sự tăng trưởng của du
lịch thế giới trong giai đoạn 1997-2000 qua con số thống kê của WTO.
Bảng 1.1: Số lượng khách du lịch tăng trưởng từ năm 1997 đến năm 2000
Điểm đến

Năm
1997

2000

10,4 triệu

47 triệu

Châu Âu sang châu Mỹ

19,5 triệu

65 triệu


Châu Âu sang châu Phi

6,9 triệu

19 triệu

Châu Á sang châu Âu
Châu Mỹ sang châu Âu
Châu Mỹ sang châu Á
Châu Phi sang châu Âu

14,3 triệu
23,6 triệu
6,2 triệu
3,5 triệu

47 triệu
44 triệu
20 triệu
11 triệu

Châu Âu đi du lịch sang
ĐNA/TBD

(Nguồn của Tổ chức Du lịch Thế giới 2000)
Từ bảng tổng hợp trên ta thấy ngành du lịch đang tăng trưởng cực mạnh. Tổ
chức Du lịch Thế giới ước tính nếu như tăng tưởng GDP tồn thế giới chỉ khoảng 3%
trong khi ngành du lịch tăng trưởng 4,3%. Trong năm 1997, thu nhập du lịch đạt gần
bằng 8% xuất khẩu hàng hóa thế giới và 34% xuất khẩu các dịch vụ. Trên đà phát
triển ấy, Tổ chức Du lịch Thế giới đã dự đoán số khách du lịch quốc tế từ năm 2000

đến năm 2020 sẽ từ 650 triệu lên đến 1,6 tỉ người, tổng chi tiêu của khách lên đến

15

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

2000 tỉ USD so với 445 tỉ USD năm 2000 và du lịch sẽ trở thành hoạt động kinh tế
hàng đầu thế giới.
Theo thống kê năm 2005, châu Âu đã đón 444 triệu lượt khách quốc tế và con
số này được dự đoán sẽ tăng lên 717 triệu khách vào năm 2020. Đặc biệt là trong số
444 triệu khách đó có đến 85% là khách du lịch vì mục đích trải nghiệm văn hóa11. Tổ
chức du lịch thế giới WTO cũng dự đoán năm 2020 du lịch văn hóa sẽ là một trong
năm ngành kinh tế then chốt của thế giới. Ngành du lịch văn hóa đã giải giải quyết
được 24,3 triệu cơng ăn việc làm cho tồn châu Âu chiếm 12.1% tồn ngành, đóng
góp 11.5% GDP châu Âu. Riêng đất nước Tây Ban Nha, năm 2004 đã đón 53,4 triệu
khách và có tới 14% số khách đến nhằm mục đích học hỏi văn hóa, 60% nhằm mục
đích trải nghiệm các hoạt động văn hóa và 29 triệu khách với mục đích nghỉ dưỡng12.
Tóm lại, du lịch và du lịch văn hóa ra đời khơng phải do một phát minh khoa
học. Sự ra đời của du lịch và du lịch văn hóa được hình thành một cách tự nhiên như
một trong những nhu cầu tìm hiểu thế giới xung quanh của con người.
1.2. KHÁI QUÁT THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG DU LỊCH VĂN HĨA
Ngày nay, du lịch văn hóa khơng cịn nằm trong khn khổ giới hạn của một
khái niệm đơn thuần mà nó đã phát triển thành một ngành khoa học độc lập. Các nhà
khoa học châu Âu là những người đi tiên phong trong lĩnh vực nghiên cứu này.
1.2.1. Một số nước trên thế giới
Tại nhiều quốc gia trên thế giới, ngày càng có nhiều hoạt động nhằm để xây
dựng và phát triển du lịch văn hóa. Những hội nghị quốc tế về du lịch văn hóa được tổ

chức ở nhiều nơi như Hội nghị “Vùng du lịch văn hóa Trung Đơng" từ 22-23/12/2005
gồm các nước: Lê-ba-non, Sy-ri-a, Jor-dan, Ả-rập Sau-di, Tu-ni-sia, Ma-rốc và Ba Tư
(Iran) tham dự, với chủ đề chính là "Xây dựng và phát triển ngành Du lịch văn hóa
cho các nước vùng Trung Đông". Và mới đây nhất từ ngày 22 đến 24/12/2006, Hội
nghị ECTN về “Du lịch văn hóa châu Âu lần III” tại thành phố Gothenburg (Thụy
Điển) quy tụ 200 đại biểu là các quan chức trong ngành du lịch văn hóa và những nhà
11
12

Richards 2006: “Cultural Tourism in Europ”
Nguồn: Hosteltur,December 2005

16

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

khoa học lớn từ 20 quốc gia như Canada, Đan Mạch, Phần Lan, Đức, Ý, Jordan, Hà
Lan, Na Uy, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha… tham dự để báo cáo kết quả điều
tra nghiên cứu chiến lược phát triển du lịch văn hóa cho châu Âu.
Nhiều chương trình hành động nhằm nhằm khuyến khích sự phát triển của du
lịch văn hóa để giải quyết vấn đề các di sản văn hóa bị xâm hại khắp nơi được
UNESCO và Tổ chức Du lịch Thế giới (WTO) tiến hành như Chương trình Bảo vệ di
sản văn hóa Thế giới Petra (Jordan), Angkor (Campuchia) và Machu Picchu (Peru)
bằng cách tổ chức quảng cáo các chuyến du lịch văn hóa có sự tài trợ của các hãng
hàng khơng và các khách sạn.
Dự án The slave route “Con đường nô lệ” của EU và WTO nhằm thống kê,
bảo tồn, phục chế các cơng trình lịch sử và địa danh tại châu Phi, châu Mỹ và vùng

Caribe liên quan đến vấn đề mua bán nô lệ xuyên đại dương. Hay dự án The silk
roads “Con đường tơ lụa” của WTO được thiết kế dần thành con đường du lịch văn
hóa ở các nước Trung Á nhằm gợi nhớ về thời kỳ giao lưu văn hóa xa xưa.
Dự án nghiên cứu mang tên Du lịch văn hóa châu Âu của tổ chức ATLAS là
một dự án nghiên cứu lớn dành cho toàn khối châu Âu với nguồn kinh phí của
DGXXIII thuộc Hội đồng châu Âu đã thực sự làm khơi dậy vấn đề phát triển du lịch
văn hóa của các nước.
Ở cấp độ đào tạo về du lịch văn hóa nhiều nơi đã hình thành và đã trở thành
chuyên ngành đào tạo ở bậc đại học và sau đại học ở nhiều quốc gia.
Như vậy, ta có thể hình dung về một “xu hướng” du lịch văn hóa đang phát
triển rất nhanh trên thế giới.
1.2.2. Ở Việt Nam
Việc nghiên cứu về du lịch văn hóa ở nước ta cịn khá mới mẻ so với nhiều
nước trên thế giới. Tuy nhiên, lần theo chặn đường phát triển của du lịch Việt Nam
chúng ta thấy rằng vẫn có “dáng dấp” của du lịch văn hóa.
Ngành du lịch được chính thức thành lập ngày 09/07/1960. Cùng năm này, Hội
đồng Chính phủ đã ban hành Nghị định 26/CP thành lập Công ty Du lịch Việt Nam

17

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


×