Tải bản đầy đủ (.pdf) (140 trang)

Cạnh tranh giữa trung quốc và nhật bản tại châu phi từ sau chiến tranh lạnh đến nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 140 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN

NGÔ THỊ YẾN LY

CẠNH TRANH GIỮA TRUNG QUỐC VÀ
NHẬT BẢN TẠI CHÂU PHI
TỪ SAU CHIẾN TRANH LẠNH ĐẾN NAY
CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ THẾ GIỚI
MÃ SỐ: 60 22 50

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. NGUYỄN NGỌC DUNG

TP. HỒ CHÍ MINH - 2013


LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện luận văn này bản thân tơi đã gặp khơng ít khó
khăn. Nhờ sự giúp đỡ của quý Thầy Cô, bạn bè mà hôm nay tơi đã hồn thành
luận văn này.
- Trước tiên tơi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến PGS. TS. Nguyễn
Ngọc Dung, người đã hết lòng chỉ bảo, hướng dẫn và truyền đạt những kiến
thức về chuyên môn, những kinh nghiệm quý báu trong nghiên cứu khoa học.
Thầy đã ln quan tâm, động viên, chia sẽ những khó khăn và giúp đỡ tơi
trong suốt q trình học tập, nghiên cứu và hồn chỉnh luận văn này.
- Tơi cũng chân thành cảm ơn quý Thầy Cô Trường Đại học Khoa học
Xã hội và Nhân văn, đặc biệt là quý Thầy Cô Khoa Lịch Sử đã hướng dẫn,


truyền đạt những kiến thức quý báu cho tôi trong suốt thời gian tôi theo học
tại Trường.
- Các bạn trong lớp Lịch sử thế giới khóa 2009 - 2012 ln quan tâm,
động viên và chia sẽ những khó khăn trong suốt thời gian học và thực hiện đề
tài.
- Gia đình và bạn bè đã kịp thời động viên, giúp đỡ cho tơi trong q
trình học tập và nghiên cứu để luận văn được hoàn thành.
Xin kính chúc q Thầy Cơ cùng gia đình nhiều sức khỏe, thành công
trong công việc.

Cần Thơ, ngày 24 tháng 9 năm 2012


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................ 1
2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................ 2
3. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 5
4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu ................................................. 5
4.1. Nguồn tư liệu........................................................................................ 5
4.2. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 6
5. Đóng góp của luận văn ............................................................................... 7
6. Bố cục của luận văn.................................................................................... 7
NỘI DUNG ................................................................................................. 10
Chương 1: CHÂU PHI – ĐIỂM ĐẾN CHIẾN LƯỢC
CỦA TRUNG QUỐC VÀ NHẬT BẢN ....................................................... 10
1.1. Khái quát về châu Phi ............................................................................ 10
1.2. Châu Phi – điểm đến chiến lược của Trung Quốc .................................. 16
1.3. Châu Phi – điểm đến chiến lược của Nhật Bản ...................................... 20

Chương 2: CHÍNH SÁCH CỦA TRUNG QUỐC ĐỐI VỚI CHÂU PHI
TỪ SAU CHIẾN TRANH LẠNH ĐẾN NAY ............................................. 24
2.1. Quan hệ Trung Quốc – châu Phi qua các thời kì lịch sử......................... 24
2.2. Cơ sở hình thành chính sách của Trung Quốc đối với
châu Phi từ sau chiến tranh lạnh đến nay ...................................................... 32
2.2.1. Tình hình quốc tế và khu vực sau chiến tranh lạnh .......................... 32
2.2.2. Tình hình Trung Quốc sau chiến tranh lạnh ..................................... 36
2.2.2.1. Kinh tế ...................................................................................... 36
2.2.2.2. Chính trị.................................................................................... 39
2.3. Mục tiêu chính sách của Trung Quốc đối với châu Phi


và việc triển khai chính sách......................................................................... 40
2.3.1. Những mục tiêu chính ..................................................................... 41
2.3.2. Việc triển khai chính sách ................................................................ 42
2.3.2.1. Trong chính trị - ngoại giao ...................................................... 42
2.3.2.2. Trong kinh tế - thương mại ....................................................... 48
2.3.2.3. Đầu tư ....................................................................................... 51
2.3.2.4. Viện trợ..................................................................................... 54
2.3.3. Vấn đề năng lượng........................................................................... 56
Chương 3: CHÍNH SÁCH CỦA NHẬT BẢN ĐỐI VỚI
CHÂU PHI TỪ SAU CHIẾN TRANH LẠNH ĐẾN NAY .......................... 60
3.1. Quan hệ Nhật Bản – châu Phi qua các thời kỳ lịch sử ............................ 60
3.2. Cơ sở hình thành chính sách của Nhật Bản đối với châu Phi
từ sau chiến tranh lạnh đến nay .................................................................... 63
3.2.1. Tình hình quốc tế và khu vực sau chiến tranh lạnh .......................... 63
3.2.2. Tình hình Nhật Bản sau chiến tranh lạnh ......................................... 63
3.3. Mục tiêu chính sách của Nhật Bản đối với châu Phi
và việc triển khai chính sách......................................................................... 65
3.3.1. Những mục tiêu chính ..................................................................... 65

3.3.2. Việc triển khai chính sách ................................................................ 66
3.3.2.1. Trong chính trị - ngoại giao ...................................................... 66
3.3.2.2. Trong kinh tế - thương mại ....................................................... 70
3.3.2.3. Đầu tư ....................................................................................... 73
3.3.2.4. Viện trợ..................................................................................... 78
3.3.3. Vấn đề năng lượng........................................................................... 84
Chương 4: CẠNH TRANH GIỮA TRUNG QUÔC VÀ NHẬT BẢN
TẠI CHÂU PHI TỪ SAU CHIẾN TRANH LẠNH ĐẾN NAY ................... 87
4.1. Trong lĩnh vực kinh tế ........................................................................... 87


4.1.1. Thương mại ..................................................................................... 87
4.1.2. Đầu tư.............................................................................................. 88
4.1.3. Viện trợ ........................................................................................... 90
4.2. Trong chính trị - ngoại giao ................................................................... 92
4.3. Xu hướng cạnh tranh giữa Trung Quốc và Nhật Bản
tại châu Phi trong thập kỷ tới........................................................................ 96
PHẦN KẾT LUẬN

........................................ 99

TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................ 102
PHỤ LỤC.................................................................................................. 112


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

- EU: Liên minh châu Âu.
- AU: Liên minh châu Phi.
- WHO: Tổ chức Y Tế Thế giới.

- WB: Ngân hàng Thế giới.
- IMF: Quỹ Tiền tệ Quốc tế.
- ADB: Ngân hàng phát triển châu Á.
- OPEC: Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa.
- ASEAN: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.
- APEC: Diễn đàn hợp tác Kinh tế châu Á.
- JBIC: Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản.
- JICA: Cục Hợp tác Quốc tế Nhật Bản.
- JETRO: Tổ chức xúc tiến thương mại nước ngồi Nhật Bản.
- NEXI: Cơng ty bảo hiểm đầu tư và xuất khẩu Nippon.
- ECOWAS: Cộng đồng kinh tế các nước Tây Phi.


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1. Giá trị và tỷ lệ xuất nhập khẩu của Nhật Bản đối
với châu Phi (từ năm 2000 đến năm 2006) ............................ 72
Bảng 2. FDI của Nhật Bản ở một số nước châu Phi ............................ 74
Bảng 3. ODA của Nhật Bản dành cho châu Phi từ
năm 2001 đến năm 2006 ....................................................... 79


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong nền kinh tế thế giới hiện nay, châu Phi đang được đánh giá là
châu lục có nhiều tiềm năng nhưng chưa được khai thác hiệu quả. Đây là châu
lục đứng thứ hai trên thế giới về dân số và lớn thứ ba trên thế giới về diện
tích. Đây cũng là châu lục rất phong phú về tài nguyên thiên nhiên với trữ

lượng lớn như kim cương, vàng, crơm… Dầu mỏ và khí đốt cũng là những tài
nguyên có thế mạnh ở châu Phi. Các nguồn tài ngun giàu có và mang tính
chiến lược này đang là tâm điểm chý ý của toàn thế giới, ảnh hưởng quan
trọng đến mối quan hệ đối ngoại của châu Phi. Mỗi nước đến châu Phi vì
những mục đích, ý đồ khác nhau đã tạo nên cuộc chạy đua giữa các đối tác
nước ngoài ở châu Phi, chủ yếu nhằm tranh giành các nguồn tài nguyên thiên
nhiên đồng thời nhằm nâng cao uy tín và địa vị của các nước ở châu Phi cũng
như trên toàn thế giới. Trong số các nước đó, đáng chú ý có Trung Quốc và
Nhật Bản.
Trung Quốc dường như đang đi đầu trong cuộc chạy đua thiết lập sự
hiện diện, các mối quan hệ nhất là kinh tế và tăng cường ảnh hưởng tại đây.
Trung Quốc là nước có ý đồ chiến lược rõ nhất về tài nguyên châu Phi để
phục vụ các mục tiêu tăng trưởng kinh tế cao của đất nước đặc biệt là nguyên
nhiên liệu như dầu khí, các loại quặng và tài ngun nơng nghiệp.
Ngồi ra Nhật Bản cũng đang bám đuổi quyết liệt Trung Quốc để giành
nguồn tài nguyên ở châu lục này nhằm đảm bảo sự phát triển ổn định và bền
vững của đất nước. Nhật Bản nhận thấy rằng họ đã lơi lỏng trong mấy năm
qua nên Nhật Bản có phần chậm chân và yếu thế hơn, do đó giờ đây Nhật Bản
đang cố gắng rượt đuổi Trung Quốc để bù đắp lại.


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

2

Trong những năm gần đây, quan hệ giữa Trung Quốc và Nhật Bản với
châu Phi đang được tăng cường trên mọi mặt. Sự cạnh tranh giữa hai cường
quốc này nhằm tranh giành tài nguyên và khẳng định vị trí tại lục địa Đen này
hầu như khơng có sự khoan nhượng. Điều này thể hiện rõ trong các chuyến
thăm nối tiếp nhau của các nhà lãnh đạo cấp cao của hai nước Nhật Bản và

Trung Quốc đến châu Phi trong thời gian gần đây cùng với hàng loạt hiệp
định, hợp đồng lớn được ký kết với những cam kết đầu tư viện trợ hấp dẫn
của hai nước. Thực tế những năm sau chiến tranh lạnh kết thúc đặc biệt là
những năm đầu thế kỷ XXI đã và đang chứng minh sự tăng cường ảnh hưởng
của Trung Quốc và Nhật Bản ở châu Phi khơng chỉ nhằm mục đích tìm kiếm
lợi ích kinh tế mà cịn nhằm khẳng định vị thế của họ trên trường quốc tế.
Trước sự can thiệp của Trung Quốc và Nhật Bản đòi hỏi châu Phi cần
phải tận dụng được mối quan hệ cạnh tranh này cùng với sự nỗ lực của bản
thân để góp phần vào sự phát triển, tăng trưởng bền vững của nền kinh tế
châu Phi. Trên thực tế thì những chính sách mà Trung Quốc và Nhật Bản thực
hiện ở châu Phi có thực sự góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển, đem lại lợi
ích cho châu Phi? Và Trung Quốc hay Nhật Bản sẽ giành được ưu thế trong
cuộc chạy đua tại châu lục này? Để hiểu rõ hơn vấn đề này tôi đã quyết định
chọn đề tài Cạnh tranh giữa Trung Quốc và Nhật Bản tại châu Phi từ sau
chiến tranh lạnh đến nay làm đề tài luận văn cao học của mình.
2. Lịch sử vấn đề
Mặc dù là khu vực kém phát triển nhất thế giới nhưng châu Phi đang
được đánh giá là có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế trong tương lai. Điều
đó khiến châu Phi trở thành tâm điểm chú ý của nhiều quốc gia lớn trên thế
giới. Nhiều nước đã coi tăng cường quan hệ với châu Phi là một chiến lược
quan trọng, trong đó đáng chú ý nhất là Trung Quốc và Nhật Bản. Vì vậy,
“Cạnh tranh giữa Trung Quốc và Nhật Bản tại châu Phi từ sau chiến tranh

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

3


lạnh đến nay” được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm và đã có nhiều cơng trình
nghiên cứu của các học giả trong và ngồi nước với nhiều góc độ, phạm vi
phân tích và đánh giá khác nhau.
Về chính sách của Trung Quốc đối với châu Phi có thể kể ra những bài
viết sau:
Học giả Michal Meidan có bài “China’s Africa policy: business now,
politics latter đăng trên Asian perspective [78], và “The balancing act of
china’s Africa policy” của He Wenping đăng trên China security [79], đã đề
cập đến những chính sách của Trung Quốc đối với châu Phi.
Bài viết của He Wenping “Moving forward with the time: The
evolution of china’s African policy”, Workshop on China – Africa Relations:
Engaging the International Discourse, Hong Kong University of Sience and
Technology, Center on China’s Transnational Relations [80], cũng đề cập đến
sự tăng cường mối quan hệ giữa Trung Quốc và châu Phi.
Về phía tác giả Việt Nam, nhà nghiên cứu Đỗ Minh Cao có những bài
viết như “Trung Quốc – Châu Phi: đối tác chiến lược kiểu mới” và “Chương
mới trong quan hệ Trung Quốc – Châu Phi” được đăng trên Tạp chí nghiên
cứu châu Phi và Trung Đông. Hai bài viết này cho rằng mối quan hệ Trung
Quốc – châu Phi phát triển theo chiều hướng đi lên với tốc độ ngày càng
nhanh và trong tương lai sẽ tiếp tục phát triển theo chiều hướng thuận lợi cho
cả hai bên.
“Tăng cường quan hệ Trung Quốc – châu Phi trên lĩnh vực chính trị ngoại giao từ sau chiến tranh lạnh” của Nguyễn Thanh Hiền, Hà Thị Phương
đăng trên Tạp chí nghiên cứu châu Phi và Trung Đông cho thấy Trung Quốc
đã xác định châu Phi là một khu vực có ý nghĩa kinh tế và chính trị đặc biệt
đối với Trung Quốc, là địa bàn mà Trung Quốc có thể triển khai chiến lược
ngoại giao nước lớn của mình.

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn



C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

4

Bên cạnh đó cịn có những bài viết đề cập đến việc hợp tác trên mọi
lĩnh vực giữa Trung Quốc và châu Phi như “Chính sách châu Phi của Trung
Quốc” và “Trung Quốc tăng cường phát triển quan hệ với châu Phi” đăng trên
Tạp chí nghiên cứu châu Phi và Trung Đơng.
Về chính sách của Nhật Bản đối với châu Phi thì có những bài viết như:
Agenda for promoting investment in Africa, Recommendations from
the Tokyo International Conference on Investment to Africa, March, 2003.
Takehiko Ochiai, Beyon TICAD Dilopmacy: Japan’s Africa policy and Africa
Initiatives in Conflict Response, Africa study Monographs [82]. Japan’s
Policy for African Development Koizumi’s Message to Africa in the Context
of the G8 Summit, [83].
“Quan hệ kinh tế Nhật – Phi trong thập niên đầu thế kỷ XXI” của
Phạm Thị Kim Huế và “ Đôi nét về quan hệ kinh tế Nhật Bản – châu Phi” của
Phạm Kim Huế đăng trên Tạp chí nghiên cứu châu Phi và Trung Đông đã đưa
ra những nét khái quát về quan hệ kinh tế Nhật Bản – châu Phi trong các lĩnh
vực thương mại, đầu tư, viện trợ cũng như đưa ra những triển vọng quan hệ
kinh tế Nhật Bản – châu Phi trong những năm tiếp theo vẫn sẽ phát triển tốt
đẹp.
Các bài viết khác của Phạm Thị Kim Huế như “Quan hệ chính trị ngoại giao giữa Nhật Bản và châu Phi trong những năm đầu thế kỷ XXI” và
“Quan hệ ngoại giao Nhật – Phi qua các thời kỳ lịch sử” được đăng trên Tạp
chí nghiên cứu châu Phi và Trung Đông đã đề cập đến mối quan hệ chính trị ngoại giao Nhật Bản – châu Phi cũng như những động lực để Nhật Bản thúc
đẩy mối quan hệ này.
“TICAD IV: Chương trình hành động Yokohama” đăng trên Tạp chí
nghiên cứu châu Phi và Trung Đơng đã đưa ra các mục tiêu và các biện pháp
thực hiện cụ thể của chính phủ Nhật Bản ở châu Phi nhằm thúc đẩy thương


@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

5

mại và đầu tư của các nước châu Phi, giúp châu Phi đạt tới sự tăng trưởng và
phát triển bền vững.
3. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
Về nội dung nghiên cứu, bên cạnh những lợi thế về kinh tế - chính trị
của châu Phi, luận văn chủ yếu trình bày chính sách của Trung Quốc và Nhật
Bản tại châu Phi cũng như so sánh chiến lược của hai cường quốc tại lục địa
này.
Phạm vi nghiên cứu: luận văn đặt trọng tâm nghiên cứu vào quá trình
triển khai chính sách của Trung Quốc và Nhật Bản ở châu Phi từ sau chiến
tranh lạnh đến nay.
4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn tư liệu
- Những công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngồi: Có nhiều tác
giả nước ngoài với nhiều bài viết đề cập đến vấn đề này. Các bài viết xoay
quanh chủ đề chính sách của Trung Quốc và Nhật Bản đối với châu Phi cũng
như những biện pháp để tăng cường mối quan hệ giữa Trung Quốc và Nhật
Bản với châu Phi…
- Những tác phẩm của các tác giả trong nước: Những tác phẩm này
phân tích những chiến lược phát triển kinh tế của Trung Quốc và Nhật Bản và
sự điều chỉnh chính sách kinh tế của hai quốc gia này. Một số tác phẩm khác
cũng đã trình bày những đặc điểm kinh tế và chính trị cơ bản của châu Phi.
Ngồi ra, các tác giả cũng đã có những tác phẩm nghiên cứu về trật tự thế giới
sau chiến tranh lạnh…

- Những bài viết của Thông tấn xã Việt Nam: Phong phú về số lượng,
các bài viết này đã phản ánh những chủ đề như vấn đề năng lượng của thế
giới, của Trung Quốc, của Nhật Bản; những chính sách để Trung Quốc và

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

6

Nhật Bản tăng cường thâm nhập vào châu Phi; trình bày những toan tính
chiến lược của hai quốc gia này khi xâm nhập vào thị trường châu Phi…
- Những bài viết đăng trên các báo và tạp chí như: Tạp chí nghiên cứu
châu Phi và Trung Đơng, Tạp chí nghiên cứu Trung Quốc, Tạp chí nghiên
cứu Đơng Bắc Á, Tạp chí nghiên cứu quốc tế, Báo kinh tế Việt Nam và Thế
giới…Rất phong phú về số lượng, về tác giả. Các tác giả đã đề cập đến nhiều
khía cạnh của mối quan hệ giữa Trung Quốc và Nhật Bản với châu Phi như
kinh tế - thương mại, đầu tư, viện trợ, chính trị ngoại giao. Các bài viết này
cũng đã lý giải những nguyên nhân Trung Quốc và Nhật Bản quan tâm nhiều
đến châu Phi và cũng đã trình bày những biện pháp để thúc đẩy mối quan hệ
này. Các bài viết cũng đã trình bày những khó khăn và thách thức của hai
quốc gia này khi tăng cường thâm nhập vào châu Phi…
- Nguồn từ Internet: Có nhiều tác phẩm của tác giả nước ngoài, các bài
viết của tác giả Việt Nam phản ánh rất nhiều mặt của mối quan hệ giữa Trung
Quốc và Nhật Bản với châu Phi cũng như những bước đi của từng nước để
thâm nhập vào châu Phi…
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài đã vận dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây:
Phương pháp lịch sử: luận văn sử dụng phương pháp lịch sử nhằm tái

hiện lại bức tranh sinh động của quá trình triển khai chính sách của Trung
Quốc và Nhật Bản tại châu Phi.
Phương pháp logic: luận văn sử dụng phương pháp logic nhằm để lý
giải những tính tốn chiến lược của Trung Quốc và Nhật Bản, từ đó đưa ra
nguyên nhân của những hoạt động mạnh mẽ của Trung Quốc và Nhật Bản là
nhằm tranh giành tài nguyên thiên nhiên và khẳng định vị thế của mình ở
châu lục này nói riêng và trên trường quốc tế nói chung.

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

7

Ngồi ra luận văn cịn sử dụng các phương pháp liên ngành như
phương pháp phân tích, tổng hợp, thu thập các tài liệu có liên quan đến đề tài
từ đó tiến hành phân tích các tài liệu. Bên cạnh đó phương pháp thống kê định
lượng cũng được sử dụng để xử lý các số liệu…
5. Đóng góp của luận văn
Luận văn có 4 đóng góp:
- Luận văn trình bày một cách tương đối đầy đủ và hệ thống về chính
sách của Trung Quốc và Nhật Bản đối với châu Phi từ sau chiến tranh lạnh
đến nay.
- Luận văn cũng đã đưa ra những ân luận làm sáng tỏ bản chất q trình
triển khai chính sách của Trung Quốc và Nhật Bản mang tính cạnh tranh
chiến lược.
- Đánh giá những tác động, hệ quả của chính sách của Trung Quốc và
Nhật Bản tại châu Phi.
- Làm phong phú thêm nguồn tài liệu nghiên cứu trong lĩnh vực quan

hệ quốc tế, góp phần phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu, giảng dạy và
những người quan tâm đến vấn đề này.
6. Bố cục của luận văn
Luận văn gồm 3 phần, ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo
và phụ lục thì nội dung chính của luận văn được kết cấu thành 4 chương như
sau:
Chương 1: Châu Phi – điểm đến chiến lược của Trung Quốc và Nhật
Bản
1.1. Khái quát về châu Phi
1.2. Châu Phi – điểm đến chiến lược của Trung Quốc
1.3. Châu Phi – điểm đến chiến lược của Nhật Bản

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

8

Chương 2: Chính sách của Trung Quốc đối với châu Phi từ sau chiến
tranh lạnh đến nay
2.1. Quan hệ Trung Quốc – châu Phi qua các thời kỳ lịch sử
2.2. Cơ sở hình thành chính sách của Trung Quốc đối với châu Phi từ
sau chiến tranh lạnh đến nay
2.2.1. Tình hình quốc tế và khu vực sau chiến tranh lạnh
2.2.2. Tình hình Trung Quốc sau chiến tranh lạnh
2.3. Mục tiêu chính sách của Trung Quốc đối với châu Phi và việc triển
khai chính sách
2.3.1. Những mục tiêu chính
2.3.2. Việc triển khai chính sách

2.3.2.1. Trong chính trị - ngoại giao
2.3.2.2. Trong kinh tế - thương mại
2.3.2.3. Đầu tư
2.3.2.4. Viện trợ
2.3.3. Vấn đề năng lượng
Chương 3: Chính sách của Nhật Bản đối với châu Phi từ sau chiến
tranh lạnh đến nay
3.1. Quan hệ Nhật Bản – châu Phi qua các thời kỳ lịch sử
3.2. Cơ sở hình thành chính sách của Nhật Bản đối với châu Phi từ sau
chiến tranh lạnh đến nay
3.2.1. Tình hình quốc tế và khu vực sau chiến tranh lạnh
3.2.2. Tình hình Nhật Bản sau chiến tranh lạnh
3.3. Mục tiêu chính sách của Nhật Bản đối với châu Phi và việc triển
khai chính sách
3.3.1. Những mục tiêu chính
3.3.2. Việc triển khai chính sách

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

9

3.3.2.1. Trong chính trị - ngoại giao
3.3.2.2. Trong kinh tế - thương mại
3.3.2.3. Đầu tư
3.3.2.4. Viện trợ
3.3.3. Vấn đề năng lượng
Chương 4: Cạnh tranh giữa Trung Quốc và Nhật Bản tại châu Phi từ

sau chiến tranh lạnh đến nay
4.1. Trong lĩnh vực kinh tế
4.1.1. Thương mại
4.1.2. Đầu tư
4.1.3. Viện trợ
4.2. Trong chính trị - ngoại giao
4.3. Xu hướng cạnh tranh giữa Trung Quốc và Nhật Bản tại châu Phi
trong thập kỷ tới

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

10

NỘI DUNG
Chương 1: CHÂU PHI – ĐIỂM ĐẾN CHIẾN LƯỢC
CỦA TRUNG QUỐC VÀ NHẬT BẢN
1.1. Khái quát về châu Phi
Châu Phi có diện tích trên 30 triệu km2, là châu lục lớn thứ hai trên thế
giới sau châu Á, gồm 54 quốc gia và dân số khoảng 900 triệu dân. Đây là khu
vực phần lớn đất đai nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, tiếp giáp với biển Đại
Tây Dương ở phía Tây, biển Ấn Độ Dương và biển Đỏ ở phía Đơng và biển
Địa Trung Hải ở phía Bắc. Địa hình chủ yếu của châu Phi là cao nguyên, núi
và sa mạc, trong đó sa mạc Xahara rộng tới 7 triệu km2. Châu lục này ít có
đồng bằng lớn… Châu Phi là vùng đất có vị trí quan trọng trên bản đồ thế
giới, chính vì vậy, ngay từ thời thuộc địa, châu Phi đã là vùng đất tranh chấp
của nhiều thế lực bên ngoài. Ngày nay, châu Phi được đánh giá là vùng đất
đem lại nhiều lợi ích kinh tế nhờ nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đặc

biệt là dầu lửa, vàng, kim cương. Quan trọng hơn, do tiếp giáp với Địa Trung
Hải, đặc biệt là tiếp giáp với khu vực Trung Đông, châu Phi ngày nay đang
trở thành một địa bàn chính trị quan trọng của nhiều nước. Mỹ coi châu Phi là
con bài chiến lược trong chiến dịch chống khủng bố và đảm bảo an ninh quốc
gia cho Mỹ. EU đánh giá châu Phi luôn là “sân sau” để nâng tầm ảnh hưởng
của họ. Đối với Trung Quốc, châu Phi được coi là một mắt xích trong vành
đai ASEAN – Nam Á – Trung Đơng – châu Phi – Mỹ Latinh nhằm điều hịa
các mối quan hệ của Trung Quốc với các nước lớn trong tương lai. Hàng loạt
các nước khác như Nhật Bản, Nga, Ấn Độ, Hàn Quốc… cũng đang có mặt tại
châu Phi để khai thác vị trí địa chính trị - kinh tế của khu vực này, vừa là để

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

11

giúp châu Phi cùng phát triển, vừa là để nâng tầm ảnh hưởng của họ trên
trường quốc tế.
Về tài ngun khống sản, châu Phi đóng vai trị rất quan trọng trên bản
đồ khoáng sản thế giới, đây là khu vực rất phong phú về các loại tài nguyên
khoáng sản với trữ lượng lớn. Trong 50 loại khoáng sản chủ yếu của thế giới,
châu Phi có tới 17 loại đứng đầu thế giới, bao gồm kim cương (90% trữ lượng
của thế giới), côban (87%), vàng (67%), mănggan (70%), uranium
(37%)…[44, tr.73] . Dầu mỏ và khí đốt cũng là tài nguyên có thế mạnh ở châu
Phi. Ngoại trừ các nước vùng Đông Phi, hầu hết các khu vực khác của châu
Phi đều chứa đựng rất nhiều khoáng sản. Bắc Phi có nhiều than, quặng sắt,
uranium, platinum, cơban…và là một trong những trung tâm sản xuất và khai
thác dầu khí lớn, trong đó Libi, Angiêri, Ai Cập là những nước sản xuất dầu

thô nổi tiếng trên thế giới. Bắc Phi cũng rất giàu có lượng phân phốt phát và
Marơc dẫn đầu thế giới về loại khoáng chất này. Trung Phi và Tây Phi cũng
chứa đựng nhiều dầu mỏ. Nigêria là nước sản xuất dầu mỏ lớn nhất châu Phi,
tiếp đó là Ăngơla, Gabơng, Cơngơ, Camơrun. Đây cũng là khu vực có nguồn
khoáng sản khác quan trọng nhất trên thế giới như cơban, mănggan, bơxít,
đồng, vàng, kim cương… Ghinê chiếm tới 30 % trữ lượng bơxít trên tồn thế
giới. Khu vực Nam Phi là nơi giàu có nhất thế giới với những nguồn khoáng
sản khan hiếm như vàng, kim cương. Nam Phi có nền kinh tế khống sản lớn
nhất trong khu vực phía Nam nói riêng và châu Phi nói chung, tiếp đó là
Dimbab, Bơtxoana và Namibia. Những nguồn khống sản quan trọng khác
của Nam Phi là Chromium, côban, uranium, platinum, titan, mănggan…
Hệ thống sơng ngịi của châu Phi khá phong phú, với những sông lớn
như sông Nin, sông Côngô… Các hồ lớn như Victoria (lớn thứ hai thế giới
sau hồ Baican)… Mạng lưới sông hồ đã tạo nên hệ thống giao thông đường

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

12

thủy hết sức quan trọng cho khu vực này. Hàng hóa có thể vận chuyển giữa
các nước với nhau khá thuận tiện với chi phí rẻ.
Thực vật tự nhiên ở châu Phi cũng rất phong phú. Các khu rừng rậm
nhiệt đới xanh tốt quanh năm, với nhiều loài lâm thổ sản quý hiếm, các loại
thú (sư tử, ngựa vằn, hổ, báo, hươu cao cổ, tê giác…) là những tiềm năng du
lịch và kinh tế rất phong phú…
Điều đó cho thấy châu Phi là một vùng đất giàu tài nguyên thiên nhiên,
có đủ điều kiện cạnh tranh với khu vực khác trên thế giới trong quá trình hội

nhập kinh tế quốc tế. Ngồi ra châu lục này có tiềm năng dầu mỏ rất lớn và
trong tương lai không xa, dầu mỏ của châu Phi sẽ chiếm tỉ trọng rất lớn trong
nhu cầu tiêu thụ năng lượng của các nước. Tuy nhiên lợi thế về tài nguyên
cũng đang là nguyên nhân khiến châu Phi trở thành điểm nóng trên thị trường
năng lượng và nguyên liệu quý hiếm trên thế giới. Nếu khơng có những chiến
lược phát triển hợp lí, tài nguyên châu Phi sẽ là nguyên nhân gây ra chiến
tranh, nội chiến, là địa bàn tranh giành ảnh hưởng và phục vụ mục đích của
nhiều nước lớn trên thế giới.
Về điều kiện xã hội, châu Phi có khoảng 900 triệu dân với 54 quốc gia.
Đây vẫn là khu vực đất rộng, người thưa. Mật độ dân cư trung bình khơng
cao. Dân cư châu Phi thuộc nhiều chủng tộc và dân tộc khác nhau, tạo nên sự
đa dạng và phong phú trong sắc thái văn hóa và tích lũy kinh nghiệm sản
xuất. Đây cũng là khu vực có lợi thế về nguồn lao động và chi phí thấp. Với tỉ
lệ tăng dân số rất nhanh (4,8 trẻ em/ 1 phụ nữ, đạt tỉ lệ tăng dân số tự nhiên là
2,2% vào năm 2004), châu Phi đang là khu vực ngày càng đông đội ngũ lao
động trẻ, đang cần cơ hội kiếm việc làm để cải thiện cuộc sống. Phần lớn dân
cư vẫn sống ở nơng thơn. Hiện nay chỉ có 37% dân số châu Phi sống ở các
vùng thành thị, tuy nhiên cơ hội việc làm ở các vùng đô thị không thể theo kịp
tốc độ tăng trưởng dân số như hiện nay. Tỉ lệ thất nghiệp ở các vùng đô thị

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

13

thường vượt quá 50%, trong đó hầu hết những người thất nghiệp là thanh
niên, nam giới và những người có trình độ giáo dục thấp [36, tr.3] . Điều đó
cho thấy châu Phi đang rất cần có cơ hội để phát triển kinh tế để tận dụng hiệu

quả nguồn lao động trẻ và dư thừa hiện nay. Bên cạnh đó thị hiếu tiêu dùng và
yêu cầu về hàng hóa của người dân khơng cao. Như vậy đây là một thị trường
còn rất giàu tiềm năng cho các nước đang phát triển nói riêng và thế giới nói
chung.
Về kinh tế, mặc dù là nơi rất thuận lợi về vị trí địa lý, giàu tài nguyên
thiên nhiên và thị trường còn rộng mở, song, do phải trải qua nhiều năm chịu
sự đơ hộ và bóc lột của đế quốc thực dân và những cuộc chiến tranh cục bộ,
xung đột sắc tộc, tôn giáo…nên cho đến nay châu Phi vẫn là một châu lục
nghèo nàn và lạc hậu nhất thế giới. Công nghiệp của những nước châu Phi
chủ yếu dựa vào khai khoáng để xuất khẩu. Các ngành luyện kim, chế tạo cơ
khí, hóa học…chưa phát triển. Trong hầu hết các nước, nông nghiệp vẫn là
ngành kinh tế chủ yếu, hơn nữa cịn là ngành nơng nghiệp độc canh. Trong
quan hệ kinh tế quốc tế, tình trạng nợ nước ngồi là một gánh nặng đối với
các nước châu Phi. Nhiều nước khơng có khả năng thanh tốn và trả nợ.
So với các khu vực khác trên thế giới, tốc độ tăng trưởng kinh tế của
châu Phi trong những năm gần đây tuy có được cải thiện nhưng vẫn ở mức
thấp. Trong giai đoạn 1980 – 1990 tốc độ tăng trưởng GDP thực tế bình quân
của châu Phi là 2,5% và trong giai đoạn 1991 – 2003 đạt 2,8% [36, tr.5], tăng
không đáng kể so với thập kỷ trước đó mặc dù có nhiều dấu hiệu tích cực của
cải cách kinh tế. Kể từ cuối thập kỷ 1990 tốc độ tăng trưởng kinh tế của châu
Phi có xu hướng tăng nhanh hơn nhưng sự tăng trưởng này chỉ tập trung ở
một số nước. Sự tăng trưởng chậm chạp của phần lớn các nước thuộc khu vực
châu Phi có nhiều lý do nhưng chủ yếu là do khu vực này còn nhiều dấu hiệu
chưa ổn định về chính trị, xã hội, vốn đầu tư cho phát triển kinh tế còn thấp và

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an


14

phần lớn hoạt động xuất khẩu phụ thuộc vào xuất khẩu các nguồn tài ngun
sẵn có.
Ngồi ra, tình trạng nghèo đói, bệnh tật và nợ nước ngồi cũng đang là
một gánh nặng đối với châu Phi. Do tốc độ tăng trưởng thấp như trên nên hiện
nay châu Phi vẫn khơng hạn chế được tình trạng nghèo khổ và khơng đạt
được mức tăng trưởng 7%/năm để xóa bỏ nghèo đói vào năm 2015. Theo
Liên hiệp quốc, năm 2001, trong số 46 quốc gia nghèo nhất thế giới thì có 33
nước thuộc châu Phi. Khoảng 44% dân số ở đây sống dưới mức nghèo khổ và
con số này còn tiếp tục gia tăng [44, tr.77]. Khơng có nơi nào tỉ lệ người chết
và tỉ lệ trẻ em suy dinh dưỡng cao như khu vực này. Nền nông nghiệp lạc hậu,
phụ thuộc vào thiên nhiên khắc nghiệt khiến cho nạn đói diễn ra rất trầm
trọng. Nơng nghiệp đóng góp khoảng 30% – 50% vào GDP của nhiều quốc
gia châu Phi, song đầu tư vào nông nghiệp rất thấp. Hạ tầng cơ sở nông thôn
lạc hậu khiến cho nông dân không thể đưa các sản phẩm của mình ra thị
trường. Ngồi ra, các yếu tố đầu vào cho ngành nông nghiệp như giống cây
trồng, công nghệ, quản lý… không được quan tâm đúng mức đã hạn chế năng
suất. Năng suất thấp là nguyên nhân làm cho tình trạng thiếu lương thực ở
châu Phi trở nên trầm trọng hơn và do vậy hiện nay rất nhiều nước châu Phi
vẫn phải trông chờ vào trợ cấp lương thực từ bên ngồi.
Nghèo đói ở châu Phi có một số nguyên nhân như tỉ lệ tăng dân số vẫn
còn cao, tỉ lệ người biết chữ thấp, thể chế chính trị độc đốn chun quyền,
tình trạng tham nhũng khơng thể kiểm sốt được. Theo báo cáo năm 2004 của
Quỹ dân số Liên hiệp quốc thì mức tăng trưởng dân số châu Phi vẫn là 3%.
Vào năm 2020, dân số thế giới có thể là 10 tỷ người thì dân số khu vực châu
Phi sẽ là 1/5 tổng dân số thế giới [51, tr.7]. Dân số tăng nhanh ở các quốc gia
châu Phi làm cho thu nhập bình quân đầu người giảm, tạo ra sức ép về việc
làm, phải đối phó với tình trạng thiếu lương thực và điều kiện học hành. Tại


@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

15

hầu hết các quốc gia châu Phi, tỉ lệ đầu tư ngân sách của chính phủ cho giáo
dục luôn ở mức thấp. Số trẻ em trong độ tuổi đi học không được đến trường
rất cao. Thất học đã đẩy số đơng người dân vào tình trạng thất nghiệp, khơng
có cơ hội nâng cao thu nhập của mình.
Bên cạnh đó, nạn dịch HIV/AIDS đang hồnh hành ở châu Phi và chưa
có dấu hiệu suy giảm. Theo số liệu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) châu
Phi có khoảng 30 triệu người nhiễm HIV trong tổng số 42 triệu người trên thế
giới vào năm 2004, tập trung chủ yếu ở khu vực Xahara. Nhiều nước thuộc
miền Nam châu Phi có tỉ lệ nhiễm HIV/AIDS rất cao, có nước lên tới 30%
[51, tr.6]. Theo WHO, đại dịch HIV/AIDS đang ảnh hưởng nghiêm trọng tới
nguồn lực ở châu Phi. Tuổi thọ trung bình của người châu Phi thấp. Mỗi ngày
có tới hàng nghìn người chết tại miền Nam Xahara vì bệnh AIDS.
Nợ nước ngoài của châu Phi vẫn tiếp tục tăng. Năm 2002, nợ nước
ngoài của khu vực này là 264,7 tỷ USD và năm 2003 là 267,9 tỷ USD. Tổng
số nợ kể cả nợ ngắn hạn và nợ dài hạn đều tăng [51, tr.7]. Gánh nặng nợ nước
ngoài ở châu Phi đã dần được giảm nhẹ nhờ chương trình xóa nợ cho nước
nghèo hoặc giảm nợ, nhưng số nợ tồn động hiện nay vẫn cịn q lớn.
Về chính trị, châu Phi vẫn là khu vực bất ổn về chính trị, mâu thuẫn sắc
tộc, bạo lực, xung đột vũ trang thường xuyên bùng phát. Cuộc chiến giữa các
phe phái diễn ra kéo dài và ác liệt bất chấp sự ra đời của các tổ chức hòa giải
dân tộc và sự can thiệp của Liên hiệp quốc và các tổ chức quốc tế. Các hình
thức xung đột chủ yếu là: thứ nhất, chiến tranh theo kiểu cổ điển xảy ra giữa
các quốc gia dưới hình thức đối đầu quân sự giữa các lực lượng quân đội

chính quy được dàn xếp bằng nền hịa bình do quốc tế kiểm sốt. Thứ hai là
xung đột nội bộ với sự dính líu của các lực lượng phiến qn được bên ngồi
hậu thuẫn, nhưng khơng có sự can thiệp quân sự trực tiếp của một nước thực
dân cũ. Thứ ba là nội chiến có sự can thiệp trực tiếp của một nước thực dân cũ

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

16

và được dàn xếp bằng hịa bình ở cấp độ quốc gia nhưng khơng làm tình hình
khu vực giảm bớt căng thẳng.
Chiến tranh lạnh kết thúc và trong nửa đầu thập kỷ 1990, sự tự do hóa
về chính trị đã được mở rộng, các nước châu Phi nhanh chóng chấp nhận hệ
thống đa đảng chính trị, các quyền tự do của công dân được mở rộng và được
khẳng định bằng Hiến pháp, các cuộc bầu cử cạnh tranh đa đảng được tổ chức
nhưng xung đột và bạo lực vẫn xảy ra thường xuyên. Điều đó xuất phát từ
những nguyên nhân sau: do sự yếu kém và mất khả năng tự vệ của chính phủ
đã mở đường cho các hoạt động vũ trang và nổi dậy; do sự nhận thức của
nhân dân về tính yếu kém của các nhà nước như nạn tham nhũng, bóc lột, hối
lộ…đã chuyển sang hành động phản kháng; do mâu thuẫn sắc tộc, bộ lạc, các
nhóm xã hội…khơng được giải quyết triệt để. Thêm vào đó, việc tranh chấp
kiểm sốt các nguồn tài ngun thiên nhiên và đất đai cũng gây ra xung đột ở
khu vực châu Phi. Một lý do nữa là lợi ích của các nhóm nhỏ trong xã hội
chưa được tính đến một cách căn bản. Đặc thù của các xã hội châu Phi là
được cấu tạo từ rất nhiều dân tộc, bộ lạc và các nhóm sắc tộc dưới bộ lạc.
Việc lợi ích của họ bị lãng quên hoặc bỏ qua đã ln âm ỉ và sẽ bùng phát khi
có cơ hội. Và khi chuyển sang thời kỳ tự do hóa chính trị thì cũng là dịp bùng

nổ các sự phản kháng, bức bách bấy lâu nay bị kìm nén. Nếu ở nơi nào chính
phủ hợp pháp đủ mạnh và đủ năng lực để quản lý thì nơi đó ít có xung đột.
Ngược lại, khi nhà nước yếu kém mà sự thể hiện cái riêng của mỗi sắc tộc lại
quá mạnh, vượt q tầm kiểm sốt của nhà nước thì hậu quả là xung đột sắc
tộc và bạo lực diễn ra triền miên. Có thể nói rằng, cho đến nay ở châu Phi
những mâu thuẫn sắc tộc, nhóm xã hội, bạo lực và xung đột vũ trang vẫn chưa
hoàn toàn được ngăn chặn.

1.2. Châu Phi – điểm đến chiến lược của Trung Quốc

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

17

Châu Phi ngày càng có vị trí quan trọng trên bàn cờ chiến lược thế giới.
Trữ lượng dầu mỏ đã thăm dò phát hiện ở châu Phi cùng với sự phong phú
của các loại nguyên liệu chiến lược đã làm cho châu Phi dần dần trở thành
“điểm nóng” tranh giành lợi ích giữa các nước lớn trong đó có Trung Quốc.
Trong thời gian gần đây, Trung Quốc đang tăng cường mối quan tâm
đối với châu Phi xuất phát từ những toan tính chiến lược cả về kinh tế lẫn
chính trị. Trung Quốc chủ động thúc đẩy mạnh mẽ mối quan hệ này và ngày
càng gia tăng ảnh hưởng của mình tại lục địa này. Nguyên nhân đầu tiên và
quan trọng nhất khiến Trung Quốc ngày càng quan tâm hơn đến châu Phi là
những lợi ích kinh tế - thương mại, dịch vụ ngày càng to lớn ở khu vực này.
Nguồn dầu mỏ và các loại nguyên liệu phong phú của châu Phi là mối quan
tâm chiến lược chính của Trung Quốc nhằm đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế
đang phát triển nóng của mình. Trong những năm qua, sự phát triển nhanh

chóng của nền kinh tế Trung Quốc đã làm cho Trung Quốc ngày càng thiếu
trầm trọng nguyên nhiên liệu phục vụ cho sự phát triển, nhất là trong những
năm sắp tới. Trong khi các nước phương Tây đã kiểm soát hầu hết các mỏ dầu
quan trọng nhất trên thế giới và tình hình Trung Đơng khơng ổn định thì châu
Phi ngày càng trở thành nguồn cung cấp dầu chiến lược cho Trung Quốc.
Năm 2005, Trung Quốc đã phải nhập khẩu 38,3 triệu tấn dầu thô từ châu Phi,
chiếm 30% nhu cầu dầu mỏ hàng năm của nền kinh tế Trung Quốc. Chỉ riêng
ba nước Xu Đăng, Nigêria, Angôla đã cung cấp tới 1/4 nhu cầu dầu mỏ cho
Trung Quốc. Với sự phát triển như hiện nay thì theo tính tốn đến năm 2020,
Trung Quốc phải nhập khẩu tới 60% nhu cầu năng lượng của mình [48, tr.4].
Trung Quốc xem châu Phi như là một nguồn cung cấp dầu tiềm năng cho
tương lai. Mặc dù trữ lượng dầu mỏ ở châu Phi không lớn bằng Trung Đông
nhưng chất lượng dầu mỏ ở đây rất cao. Ngoài Nigiêria, tất cả các nước sản
xuất dầu mỏ ở châu Phi không phải là thành viên của OPEC cho nên họ

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

18

không chịu sự ràng buộc về sản lượng khai thác. Đây là cơ hội tốt để Trung
Quốc mở rộng đầu tư khai thác dầu tại đây. Ngoài dầu mỏ, Trung Quốc cịn
quan tâm đến tồn bộ các loại nguyên liệu chiến lược vốn rất phong phú của
châu Phi như gỗ, bơng, cao su, đồng, sắt, cơban, kim cương…
Ngồi ra, đối với Trung Quốc, châu Phi không chỉ quan trọng về dầu
khí. Sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế Trung Quốc đã biến nước này
thành công xưởng sản xuất của thế giới. Trong khi đó nguồn xuất khẩu sang
các thị trường Mỹ và châu Âu đang giảm sút do các nước này dựng lên các

rào cản thương mại để ngăn chặn sự xâm nhập của hàng hóa từ Trung Quốc
và hàng hóa của Trung Quốc cũng đang bị cạnh tranh mạnh mẽ bởi các nền
kinh tế đang phát triển ở các thị trường Âu, Á, Mỹ thì thị trường châu Phi, nơi
mà người tiêu dùng tương đối dễ tính đối với hàng tiêu dùng giá rẻ của Trung
Quốc ngày càng quan trọng đối với Trung Quốc. Hơn nữa, châu Phi với dân
số đông ngày càng trở thành thị trường rộng lớn đầy tiềm năng cho hàng hóa
Trung Quốc. Đẩy mạnh tiếp cận thị trường rộng lớn này sẽ góp phần bù đắp
cho sự giảm sút trong xuất khẩu các nguồn hàng của Trung Quốc. Thực tế cho
thấy, trao đổi thương mại giữa Trung Quốc và châu Phi tăng mạnh nhờ nhu
cầu ngày càng tăng của Trung Quốc về dầu mỏ và các sản phẩm khai khoáng
của châu Phi, đồng thời cũng nhờ nhu cầu ngày càng tăng của châu lục này
đối với các sản phẩm như xe hơi, hàng dệt may, viễn thơng và các hàng hóa
giá rẻ khác của Trung Quốc. Như vậy dân số đông cùng với thị trường rộng
lớn đầy tiềm năng của châu Phi cũng chính là điểm thu hút đối với Trung
Quốc.
Bên cạnh đó, việc Trung Quốc thúc đẩy quan hệ mạnh mẽ với châu Phi
cịn mang một ý nghĩa chính trị - ngoại giao rất quan trọng. Đầu tiên, Trung
Quốc cần sự ủng hộ của châu Phi để xác lập ảnh hưởng có tính tồn cầu trong
vai trị nước lớn trên thế giới và tại diễn đàn Liên hiệp quốc. Châu Phi có tổng

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


×