Tải bản đầy đủ (.pdf) (208 trang)

Sáng tác văn học trên một số tờ báo xuất bản ở sài gòn từ 1932 đến 1945

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (13.2 MB, 208 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN
-----------------

NGUYỄN TRỌNG NHÂN

SÁNG TÁC VĂN HỌC TRÊN MỘT SỐ TỜ BÁO XUẤT
BẢN Ở SÀI GÒN TỪ 1932 ĐẾN 1945

Chuyên ngành: VĂN HỌC VIỆT NAM
Mã số: 60.22.34

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS ĐỒN LÊ GIANG

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2009
NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN


1.

[118, tr.115]: Trích dẫn ở tài liệu số 118 trang 115 trong mục tài liệu tham khảo

2.

Tr.: trang

3.

[Dẫn theo 38, tr.73]: Dẫn theo tài liệu số 38 trang 73 trong mục tài liệu tham


khảo

4.

NKTB: Nam Kỳ tuần báo

5.

NNK: Nhiều người khác

6.

NTN: Nguyễn Trọng Nhân

7.

Tp. HCM: Thành phố Hồ Chí Minh

8.

TTNK: Tiểu thuyết Nam Kỳ


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU……………………………...……...………..............................................1
1. Lí do chọn đề tài…………………………………………………………………1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề………………………………….…………..…………..1
3. Mục đích nghiên cứu…………………………………………...…………………16
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu………………………………..………….……17
5. Phương pháp nghiên cứu………………………...………………………………..18

6. Những đóng góp mới của luận văn……………………………………………….20
7. Cấu trúc của luận văn……………………………………………………………..21
Chương 1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT BA TỜ ………..…………………….........22
1.1. Báo Sống………………….……….………….………………………………….23
1.2. Tiểu thuyết Nam Kỳ……………...…………………………………..…………34
1.3. Nam Kỳ tuần báo….…………….…………………..……………….…………38
Chương 2. NHỮNG CẢM HỨNG CHỦ ĐẠO………………………………..….48
2.1. Cảm hứng tình yêu………….……………………………………………..……49
2.2. Cảm hứng đạo lý……………………...…….…………………………………..55
2.3. Cảm hứng phê phán…………...…………………………………………………..63
2.4. Cảm hứng thương cảm……………………..……..………………….…………75
Chương 3. NHỮNG PHƯƠNG THỨC BIỂU HIỆN CHỦ YẾU………………..80
3.1. Ngôn ngữ………………………………………………………………………..81
3.2. Nhân vật……………………………………………….………………………..99
3.3. Kết cấu…………………………………………………………....……….…..124
KẾT LUẬN…………………………………………………….......................…...144
THƯ MỤC THAM KHẢO………………………………………….………..…….150
PHỤ LỤC……………………………………………………………………...…….164


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Văn học Nam Bộ giai đoạn 1932-1945 đã đạt được những thành tựu đáng kể cả
về số lượng lẫn chất lượng, với sự đa dạng về đời sống thể loại như: thơ, truyện ngắn,
tiểu thuyết, các thể kí, tuỳ bút, kịch… Nhưng sự nhìn nhận và đánh giá những đóng
góp của giai đoạn văn học này vào q trình hiện đại hố nền văn học dân tộc vẫn cịn
chưa tương xứng với tầm vóc và vai trị của nó. Thực trạng này kéo dài sẽ là một sự
lãng phí lớn những giá trị tinh thần của dân tộc.
Các sáng tác văn học giai đoạn này phần lớn đến với công chúng bằng con
đường đăng tải trên báo chí. Nhưng cho đến hơm nay việc nghiên cứu các sáng tác ấy

từ những văn bản gốc của nó, vẫn chưa được giới chun mơn tiến hành một cách có
hệ thống và triệt để.
Nghiên cứu văn học giai đoạn này cịn góp phần nhận diện văn hố Nam Bộ qua
văn học và đóng góp của Nam Bộ trong sự phát triển của văn học đương thời và hiện
nay.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
- Trước năm 1945
Trước năm 1945, trong các cơng trình nghiên cứu, phê bình về văn học dân tộc,
rất ít khi người ta đề cập đến “vùng văn học Nam Bộ”; hoạ chăng nếu có thì chỉ là
những nhận xét qua loa, sơ sài. Cịn mảng sáng tác văn học trên báo chí xuất bản ở Sài
Gòn hầu như bị bỏ quên.
Thiếu Sơn trong Phê bình và cảo luận (1933), ở phần “Phê bình nhân vật” đã
giành một số trang đề cập đến Hồ Biểu Chánh với tư cách là nhà tiểu thuyết nổi tiếng
trong văn giới đương thời. Ở phần “Cảo luận”, tác giả cũng nhắc đến Đơng Hồ, Trúc
Hà và “Trí Đức học xá”, tiền thân của báo Sống sau này. Cũng trong sách này, khi
nhận xét về “Báo giới và văn học quốc ngữ”, nhà phê bình cho rằng: “ở các nước văn

1


minh tân tiến thì văn học đều có trước báo chí, mà ở nước ta thì chính lại nhờ báo chí
xây dựng nền văn học” [118, tr.115].
Mộc Khuê trong Ba mươi năm văn học (1941) khi điểm qua tên tuổi một số nhà
văn Nam Bộ đầu thế kỉ, có nhắc đến Hồ Biểu Chánh-một trong những tác giả rất nổi
bật của văn học Nam Bộ cuối thế kỉ XIX-đầu thế kỉ XX.
Dương Quảng Hàm trong Việt Nam văn học sử trích yếu (1941) (tái bản 1950),
có nhắc đến Đơng Hồ và Thiếu Sơn, hai cây bút có nhiều tác phẩm đăng trên báo Sống
và Nam Kỳ tuần báo (NKTN). Cũng trong sách này, khi đề cập đến tình hình báo chí,
nhà nghiên cứu cho rằng “báo chí quốc văn trải qua ba thời kì biến hố”, nhưng
khơng thấy nhắc đến ba tờ báo chúng tôi đang nghiên cứu, dù đây là những tờ báo khá

nổi tiếng đương thời.
Hoài Thanh-Hoài Chân trong Thi nhân Việt Nam (1942) đã giới thiệu rất trang
trọng về Đông Hồ và Mộng Tuyết. Phần giới thiệu tiểu sử Đơng Hồ, các tác giả có
nhắc đến sự kiện Đông Hồ chủ trương báo Sống.
Vũ Ngọc Phan trong Nhà văn hiện đại (1942), một bộ sách phê bình văn học đồ
sộ nhất lúc bấy giờ, nhưng chỉ giới thiệu chung chung về văn nghiệp của Hồ Biểu
Chánh, Đông Hồ, Thiếu Sơn mà khơng nhắc gì đến hoạt động làm báo của họ.
- Từ 1945-1975
Giai đoạn này số công trình nghiên cứu về lịch sử báo chí, văn học Nam Bộ ở cả
hai miền Nam Bắc tăng lên rõ rệt, cả về số lượng lẫn chất lượng.
Lê Ngọc Trụ trong Mục lục báo chí Việt Ngữ 1865-1965 (1966), như tên gọi của
quyển sách, khi đề cập đến báo Sống, Tiểu thuyết Nam Kỳ (TTNK), NKTB, nhà
nghiên cứu chỉ cung cấp những thông tin ngắn gọn như: năm xuất bản, năm đình bản,
chu nhiệm và quản lý. Tuy vậy, tác giả đã thiếu sót và nhầm lẫn khi cho rằng: báo Sống
chỉ ra vào ngày thứ ba; chủ nhiệm là Trần Phước Phán; năm thứ I, số 1, 22/3/1935.
Đình bản số 31, 15/10/1935. Tục bản, Janvier (tháng 1-NTN) 1936, số 32 và đình bản
ln [35, tr.29]. Nhưng thực tế, báo Sống từ số 1-số 12 ra vào ngày thứ ba, nhưng kể từ

2


số 13 đến khi đình bản, số 30/1935, báo ra vào ngày thứ tư. Người sáng lập báo Sống
là Trần Phước Phận. Báo Sống, năm thứ nhất, số 1, ra ngày 22/1/1935. Số cuối cùng,
số 30, ra ngày 18/9/1935. Mộng Tuyết, một trong những thành viên tích cực của báo
Sống, trong Hồi ký Núi mộng gương hồ (tập 1) khẳng định rằng: Báo Sống ra được 30
số, gặp khó khăn về tài chính, đã tự đình bản [48, tr. 62]. Tương tự như vậy, khi đề cập
đến tờ TTNK, tác giả Mục lục báo chí Việt Ngữ cho rằng quản lý là Nguyễn Ngọc
Quới [35, tr.30]. Nhưng thật ra là Nguyễn Văn Quới mới chính xác.
Nguyễn Ngu Í trong Báo chí hơm qua 1865-1965-Thử nhìn qua 100 năm báo
chí (1966) đã cho biết năm 1935, báo Sống được thành lập bởi một nhóm bạn trong Trí

Đức học xá ở Hà Tiên, như Đông Hồ Lâm Tấn Phát, Trúc Hà Trần Thiêm Thới, Trúc
Phong, Mộng Tuyết… Những người chủ trương báo Sống mong cơ quan ngơn luận của
mình sẽ kế thừa được hai đức tính của nhóm “Nam Phong” và “Tự lực văn đoàn”:
biên khảo đúng đắn và văn chương trong sáng. Theo tác giả thì đây là một tờ báo đầu
tiên trong Nam in đúng chính tả, nhất là hỏi, ngã. Khi nhắc đến NKTB nhà nghiên cứu
cho rằng:
“Cụ Hồ Biểu Chánh vốn sống theo Nho phong, nên thấy có dịp chấn hưng ln
lí cố hữu”, “điểm tơ quốc văn cho thêm thanh cao, rực rỡ” hợp với sở nguyện của
mình, nên cụ bằng lịng và mời một nhóm nhà văn có tâm huyết hợp tác (…) Nhóm nhà
văn này, gồm có Trúc Hà (của Sống trước kia), Thiếu Sơn, Khng Việt, Lê Chí Thiệp,
Lê Thọ Xn, Ngạc Xun, Miễn Trai, Trường Sơn Chí, Hương Trà” [61, tr.43].
Nguyễn Việt Chước trong Lược sử báo chí Việt Nam (1974), khi đề cập đến báo
Sống và NKTB cũng khơng có gì mới hơn so với những điều mà Nguyễn Ngu Í [61] đã
nói bảy tám năm trước đó.
Cơng trình nghiên cứu về văn học Nam Bộ đáng chú ý nhất trong giai đoạn này
là quyển Những bước đầu của báo chí, truyện ngắn, tiểu thuyết và thơ mới 1865-1932
của Bùi Đức Tịnh (1975). Đây là một quyển sách khảo sát khá kĩ về tình hình báo chí

3


và văn học quốc ngữ Nam Bộ buổi đầu. Tác giả cũng có nhắc đến tên gọi một trong ba
tờ báo chúng tơi khảo sát, đó là tờ NKTB.
Lê Trí Viễn, Nguyễn Đình Chú trong Giáo trình lịch sử văn học tập IV B: Văn
học viết: Thời kỳ thứ ba (đầu thế kỉ XX) (1961) (tái bản lần 2), khi nhận xét về nền văn
học mới, các tác giả khẳng định: “việc chuẩn bị cho nền văn học mới phần lớn đều lấy
báo chí làm cơng cụ. Cho nên lịch sử văn học giai đoạn này phải nói đến báo chí” [41,
tr. 187]. Sách đã dành trọn vẹn chương VIII viết về Hồ Biểu Chánh. Song những nhận
định về nội dung và nghệ thuật tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh vẫn còn nhiều điều chưa
thoả đáng, sơ lược. Nguyên nhân của những hạn chế này, như các tác giả đã giải thích

là do: “Hồn cảnh nước nhà cịn bị chia cắt hiện nay chưa cho phép tìm hiểu đầy đủ
Hồ Biểu Chánh” [41, tr.325]
Phan Cự Đệ trong Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, tập 1 (1961) (tái bản 1978),
khi đề cập đến văn nghiệp Hồ Biểu Chánh (giai đoạn trước 1930-NTN), cũng có những
nhận đđịnh chưa thoả đáng về nội dung và hình thức nghệ thuật của tiểu thuyết Hồ
Biểu Chánh. Nguyên nhân của những hạn chế này, có lẽ do tác giả quan niệm: “Văn
học là một công cụ đấu tranh giai cấp, nó phải phục vụ những quan điểm chính trị và
đạo đức của một giai cấp nhất định” [101, tr.37-38].
Phạm Thế Ngũ trong Việt Nam văn học sử giản ước tân biên (1966), cũng dành
một số trang đề cập đến Đông Hồ, với tư cách là một cây bút miền Nam chịu ảnh
hưởng mạnh bởi phong cách viết văn trên tạp chí Nam Phong, nổi tiếng với hai bài ký:
“Thăm đảo Phú Quốc” và bài “Linh Phượng lệ ký” [97, tr.300-301]. Cũng trong sách
này, nhiều chỗ tác giả nhận xét về tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh (giai đoạn trước 1930NTN) cịn phiến diện, sơ lược. Nhìn chung nhà nghiên cứu hơi khắt khe với tiểu thuyết
của Hồ tiên sinh, khi ấy đã nổi tiếng không chỉ khắp Nam Bộ mà cịn rất được ưa thích
ở miền Bắc.
Tháng 8 năm 1967, Tạp chí Văn ra số Tưởng niệm Hồ Biểu Chánh. Số báo đặc
biệt này đã tập trung các bài viết của nhiều nhà thơ, nhà văn, nhà nghiên cứu về văn

4


nghiệp của Hồ Biểu Chánh, một tiểu thuyết gia nổi bật trên TTNK và NKTB. Các bài
viết đã cung cấp nhiều kiến thức bổ ích, có ý nghĩa tham khảo cho đề tài.
Nguyễn Tấn Long trong Việt Nam thi nhân tiền chiến (1968), đã dành nhiều
trang giới thiệu về Đông Hồ và Mộng Tuyết. Nhà nghiên cứu có nhắc đến sự kiện
Đông Hồ “tự chủ trương và làm chủ bút tuần báo Sống, tự lực xuất bản ở Sài Gòn, báo
Sống khơng tự túc nổi, đình bản” [64, tr.28]. Phần nói về Mộng Tuyết, tác giả cho biết:
“Năm 1935, Mộng Tuyết thường xuyên viết truyện ngắn đăng trên tuần báo Sống (Sài
Gịn)” [64, tr.67].
Tháng 9/1971, Tạp chí Văn học lại ra số đặc biệt về Phú Đức. Văn nghiệp của

Phú Đức, tiểu thuyết gia lừng danh Nam Bộ một thời, được đề cập dưới nhiều khía
cạnh bởi các cây bút như Phan Kim Thịnh, Ngoạ Long, Thượng Sỹ, Vũ Bằng, Tế
Xuyên… nhưng tuyệt nhiên không thấy các tác giả nhắc đến tiểu thuyết Tơi có tội đăng
trên TTNK năm 1935, từng làm say mê độc giả.
Bằng Giang trong Mảnh vụn văn học sử (1974) khi đề cập đến NKTB bên cạnh
Đại Việt tập chí, đã cho biết một số thơng tin thú vị:
“Tuy là báo trợ cấp nhưng cả hai đều khơng có những câu lố bịch như trong
Nam Phong tạp chí hồi Âu Châu đại chiến “Vái trời phù hộ mẹ nuôi ta, mau mau giết
hết lũ yêu ma, mà vun lại mầm dân tộc”. Nếu hai tờ báo nói trên đăng những bài giọng
điệu cỡ đó thì chắc nhiều cây bút đã khơng có mặt. Một năm sau ngày ra mắt độc giả
của Nam Kỳ tuần báo và Đại Việt tập chí, một cộng sự viên có cho các bạn hay rằng
hai tờ đó có nhận trợ cấp của nhà cầm quyền Pháp. Từ đó những cây bút quen thuộc ở
Sài Gòn đã trao bài cho Nam Kỳ và Đại Việt mới lần hồi vắng bóng hay có mặt thưa
thớt trên hai cơ quan ấy” [2, tr.185].
Nguyễn Khuê trong Chân dung Hồ Biểu Chánh (1974) đã tập trung nghiên cứu
khá công phu về thân thế và sự nghiệp sáng tác văn học của Hồ Biểu Chánh. Nhà
nghiên cứu còn dành một số trang để giới thiệu khá kĩ NKTB bên cạnh Đại Việt tập

5


chí, từ chủ trương, ban biên tập cho đến dư luận và ý kiến của tác giả về tờ báo này.
Nhưng chúng tôi không đồng ý khi nhà nghiên cứu viết:
“Ông (tức Hồ Biểu Chánh-NTN) là một nhà báo thiết tha với với nền văn hố
và ln lí nước nhà, nhưng sự đóng góp của ơng khơng mấy quan trọng vì Đại Việt tập
chí và Nam Kỳ tuần báo khơng sống được lâu, và nhất là đã mắc phải lỗi lầm lớn khi
nhận được trợ cấp của sở thông tin tuyên truyền Pháp cũng như tuyên truyền cho chủ
trương Pháp-Việt nhất gia” [53, tr.309].
Tuy rằng NKTB có nhận trợ cấp của sở thông tin tuyên truyền Pháp, “cũng như
tuyên truyền cho chủ trương Pháp-Việt nhất gia” nhưng sự đóng góp của nó trong lĩnh

vực báo chí, văn hố, văn học là khá quan trọng, không thể phủ nhận được. Lại nữa,
không nhất thiết một tờ báo phải sống lâu mới có đóng góp quan trọng. Báo Sống
(1935), TTNK (1935), chỉ tồn tại ngót ngét có một năm, nhưng vẫn có những đóng góp
rất tích cực trên nhiều lĩnh vực. Song, cần khẳng định Chân dung Hồ Biểu Chánh là
một tài liệu tham khảo rất cần thiết cho đề tài.
- Từ 1975 đến nay
Sau năm 1975, đặc biệt là từ năm 1986 đến nay, nhiều cơng trình nghiên cứu về
báo chí, văn học liên tiếp ra đời.
Báo chí Việt Nam từ khởi thuỷ đến đến 1945 của Huỳnh Văn Tòng (xuất bản lần
đầu năm 1973, tái bản năm 2000, có bổ sung thêm hai chương VI và VII). Nhận xét về
vai trị của báo chí thời kì 1930-1945 trên lĩnh vực văn học, tác giả viết: “Trên lĩnh vực
này, phải thừa nhận rằng báo chí miền Bắc nước ta đóng vai trò hết sức quan trọng
đặc biệt là hai tờ Phong hố và Ngày nay của nhóm Tự lực văn đồn, chính nhóm này
đã thiết lập nền tảng vững chắc cho nền văn học hiện đại” [28, tr.352]. Đây là một
nhận định chưa thoả đáng. Cần minh xác rằng địa bàn Nam Bộ mới là cái nơi của báo
chí Việt Nam với những tờ báo nổi tiếng đương thời, có đóng góp lớn vào q trình
hiện đại hố nền văn học dân tộc như: Lục tỉnh tân văn (1907-1944), Phụ nữ tân văn
(1929-1935)... “Thiết lập nền tảng vững chắc cho nền văn học hiện đại” Việt Nam,

6


công đầu phải kể đến các nhà văn tiên phong ở Nam Bộ như Trương Vĩnh Ký, Huỳnh
Tịnh Của, Nguyễn Trọng Quản… cho đến Nguyễn Chánh Sắt, Lê Hoằng Mưu, Hồ
Biểu Chánh… Song khách quan mà nói, các nhà văn nhóm Tự lực văn đồn đã đóng
vai trị khá quan trọng trong việc góp phần thúc đẩy nền văn học hiện đại Việt Nam
phát triển lên một tầm cao mới. Đề cập đến một số thao tác khi nghiên cứu văn học
hiện đại Việt Nam, nhà nghiên cứu lưu ý: “Khi nghiên cứu văn học hiện đại, chúng ta
hẳn chú ý rằng đa số các tác phẩm văn học đều đăng trước nhứt trên mặt báo, sau đó
mới in thành sách. Bởi vậy, theo thiển ý của chúng tôi, muốn nghiên cứu văn học hiện

đại, ta nên xem qua lịch sử báo chí” [28, tr.416]. Cũng trong cơng trình này, khi nhận
xét về mối quan hệ giữa báo chí và văn học, nhà nghiên cứu nhấn mạnh: “Văn học Việt
Nam hiện đại thốt thai từ báo chí, khác với trường hợp ở các nước phương tây là văn
học đẻ ra báo chí” [28, tr.416]. Đây là những ý kiến rất bổ ích cho chúng tơi khi thực
hiện đề tài. Ở phần phụ lục của quyển sách tác giả có đề cập đến báo Sống, TTNK,
NKTB. Nhưng nhà nghiên cứu đã có nhiều nhầm lẫn và thiếu sót khi cung cấp những
thông tin cơ bản về báo Sống [28, tr.465] và tờ TTNK [28, tr.466].
Các quyển 120 năm báo chí Việt Nam của Hồng Chương (1985), Lịch sử báo
chí Việt Nam của Đỗ Quang Hưng chủ biên (2000), Lịch sử báo chí Sài Gịn-Thành
phố Hồ Chí Minh của Nguyễn Cơng Khanh (2006)… các cơng trình này khi đề cập đến
bức tranh báo chí Sài Gịn-Thành phố Hồ Chí Minh hay lịch sử báo chí Việt Nam nói
chung, chỉ chú trọng trình bài mảng báo chí cách mạng mà bỏ qua những tờ báo lớn
khác có đóng góp lớn cho học thuật, văn hố, văn học nước nhà.
Hai cơng trình Thư tịch báo chí Việt Nam của Tơ Huy Rứa (1998) và Từ điển
thư tịch báo chí Việt Nam của Nguyễn Thành (2002), như tên gọi của nó, đây là những
sách cơng cụ, dùng để tra cứu, nên khi đề cập đến các tờ bao chúng tôi nghiên cứu, chỉ
cung cấp những thơng tin cơ bản về năm xuất bản, năm đình bản cùng với những người
chủ trương, chủ bút. Nhưng điều đáng nói là hai cơng trình này lại có những điểm sai
sót hồn tồn giống nhau, đều cho rằng: báo Sống, số 1, ra ngày 2/3/1935; số cuối

7


cùng, số 31, ra ngày 15/10/1935. Giám đốc là Trần Phước Phấn. Quản lí là Trần Thiềm
Thới [120, tr.394], [65, tr.484]; địa chỉ toà soạn của tờ TTNK đặt ơ số 172, phố
Lagrăngđie [120, tr.510], [65, tr.622]; số cuối cùng của NKTB xuất bản năm 1945.
Chủ nhiệm là Hồ Văn Trung, sau là Giắccơ Qn. Cịn quản lí là Hồ Văn Kì Trân, sau
là Pơn Vang [120, tr.283], [65, tr. 345].
Căn cứ vào văn bản gốc của các tờ Sống, TTNK, NKTB mà chúng tơi hiện có,
xin đính chính lại như sau: Báo Sống, năm thứ nhất, số 1, ra ngày 22/1/1935; số cuối

cùng, số 30, ra ngày 18/9/1935. Từ số 1-số 7/1935 Trần Thiêm Thới quản lí, bắt đầu từ
số 8/1935, Đơng Hồ làm giám đốc. Cịn Trần Phước Phận là người sáng lập tờ báo; địa
chỉ toà soạn của tờ TTNK, từ số 1-số 7/1935 đặt tại số 175, Rue Lagrandière, Sài Gòn.
Từ số 7-số 13/1935 dời về số 18 Rue Heur-teaux, Sài Gòn; số cuối cùng của NKTB là
số 85, ra ngày 8 tháng 6 năm 1944. Giám đốc NKTB là Hồ Văn Trung (tức Hồ Biểu
Chánh). Cịn quản lí là Hồ Văn Kỳ Trân (con trưởng nam Hồ Biểu Chánh).
Trần Trọng Trí trong Lược ghi báo chí Việt Nam dưới thời Pháp thuộc (2001),
cũng có nhắc đến tên gọi NKTB, một trong ba tờ báo chúng tơi nghiên cứu, ngồi ra
khơng nói gì thêm về tờ báo này.
Quyển Hỏi đáp báo chí Việt Nam của Lê Minh Quốc (2001), “là một tập sách
giản lược về lịch sử nền báo chí nước nhà” [30, tr.8]. Nội dung sách đề cập đến nhiều
sự kiện nổi bật và thú vị của làng báo Việt Nam. Song không thấy tác giả nhắc đến ba
tờ báo mà chúng tôi khảo sát.
Gần đây, Trương Ngọc Tường và Nguyễn Ngọc Phan trong Báo chí ở thành phố
Hồ Chí Minh (2007), đã giành một số trang giới thiệu sơ lược về NKTB. Nhưng các tác
giả đã lầm khi cho rằng: “Nam Kỳ tuần báo hoạt động đến năm 1943, sau khi ra số 36,
vì thiếu giấy in nên phải đóng cửa” [135, tr.11]. Thực tế là NKTB hoạt động đến năm
1944, sau khi ra số 85 mới đình bản.

8


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an



Tuấn

Anh


trong

Lược

sử

báo

chí

Việt

Nam

trước

1945

khi điểm qua tình hình xuất bản báo chí ở Sài Gịn,
có nhắc đến tên gọi của Nam Kỳ tuần báo, ngồi ra khơng nói gì thêm.
Trang web: , có nhiều bài viết đáng chú ý về Hồ
Biểu Chánh. Đây là một địa chỉ rất thú vị để chúng tơi tham khảo khi tìm hiểu về văn
nghiệp của Hồ Biểu Chánh.
Địa chí văn hố thành phố Hồ Chí Minh, (tập 2) của Trần Văn Giàu, Trần Bạch
Đằng, Nguyễn Cơng Bình chủ biên (1998), mục Lược sử báo chí thành phố 1865-1945
do Ngơ Hà biên soạn, có nhắc đến tên gọi của hai trong ba tờ báo chúng tơi chọn
nghiên cứu, đó là báo Sống và TTNK.
Nguyễn Thành trong Tổng tập văn học Việt Nam, tập 20: Văn báo chí Việt Nam
1900-1945 (1997), tuy khơng nhắc đến các tờ báo chúng tôi khảo sát, song, những ý
kiến của nhà nghiên cứu về mối quan hệ giữa văn học và báo chí [66, tr.7] là rất đáng

chú ý.
Bằng Giang trong Văn học quốc ngữ ở Nam Kỳ 1865-1930 (1992) đã nhận xét
rất hình tượng rằng: “Văn học quốc ngữ ở Nam Kỳ 1865-1930 không phải là một vỉa
than lộ thiên” [3, tr.19]. Mốc thời gian mà cơng trình khảo sát, tuy không trùng với
giai đoạn chúng tôi nghiên cứu, song đây là một quyển sách đáng để chúng tôi tham
khảo khi thực hiện đề tài.
Mộng Tuyết trong Hồi ký Núi mộng gương hồ, (tập 1) (1998) đã cho biết nhiều
thơng tin q hiếm về thân thế Đơng Hồ, Trí Đức học xá và sự kiện báo Sống ra đời tại
Sài Gịn.
Đồn Lê Giang trong Văn học quốc ngữ Nam Bộ từ cuối thể kỉ XIX đến 1945thành tựu và triển vọng nghiên cứu (2006) đã khẳng định: “Văn học quốc ngữ Nam Bộ
cuối thế kỉ XIX đến 1945 là một bộ phận máu thịt của văn học dân tộc” [93, tr.3]. Đáng
chú ý là bài viết còn báo động tình trạng sau 1945, một thời gian dài, giới nghiên cứu
cịn ít chú ý tới bộ phận văn học này. Tác giả bài báo cũng nhắc tới hai trong số ba tờ

9

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

báo chúng tôi khảo sát, với tư cách là “những tờ báo có đăng tải nhiều về văn học quốc
ngữ” [93, tr.9], đó là tờ TTNK và báo Sống. Ngồi ra bài viết cịn cho biết nhiều thơng
tin cụ thể về tình hình sưu tầm tư liệu và gợi ý thú vị về triển vọng nghiên cứu văn học
Nam Bộ. Có thể nói đây là một tài liệu tham khảo bổ ích cho luận văn.
Phong Lê trong Văn học trong đời sống báo chí-xuất bản từ nửa sau thế kỉ XIX
đến nửa đầu thế kỉ XX” (2006) là một trong số ít những bài viết đề cập trực tiếp đến
vấn đề “văn học trong đời sống báo chí”. Nhưng tiếc rằng, tac giả chỉ chủ yếu trình
bày bức tranh sinh hoạt văn học trên báo chí miền Bắc. Cịn đối với báo chí miền Nam
thì nhà nghiên cứu chỉ điểm sơ qua mà thơi. Vì vậy bức tranh sáng tác văn học trên báo

chí xuất bản ở Sài Gịn, nhất là giai đoạn 1932-1945 hầu như vắng bóng trong bài viết
này. Theo nhà nghiên cứu thì chỉ có Nguyễn Văn Vĩnh (1882-1936), Phạm Quỳnh
(1892-1945), Vũ Đình Long (1896-1960) và Nhất Linh Nguyễn Tường Tam (19061963) là có “để lại một sự nghiệp báo chí và văn chương-học thuật có giá trị” [108,
tr.74].
Võ Văn Nhơn trong Văn học quốc ngữ trước 1945 ở thành phố Hồ Chí Minh
(2007), do quyển sách cấu trúc dưới dạng hỏi-đáp ngắn gọn, nên người viết cũng
khơng có dịp đi sâu vào bản chất của từng vấn đề. Tuy vậy, tác giả vẫn cho biết Mộng
Tuyết một thời là cây bút “chuyên viết truyện ngắn cho tuần báo Sống (1935) ở sài
Gòn” [140, tr.145], Lư Khê “năm 1935 làm báo Sống do Đông Hồ làm chủ bút cùng
với Mộng Tuyết, Trúc Hà” [140, tr.169], Đông Hồ và sự kiện “Năm 1935 Đông Hồ bỏ
lên Sài Gòn làm báo Sống, một tờ báo đầu tiên ở Nam Kỳ in đúng chính tả, nhất là hỏi
ngã, một tiến bộ trong nghề báo ở Nam Kỳ lúc đó” [140, tr.174], Hồ Biểu Chánh “là
một trong những người viết nhiều tiểu thuyết nhất ở Nam Kỳ” [140, tr.267-268]. Ngồi
ra quyển sách cịn nhắc đến Thiếu Sơn với tư cách là cây bút thường xuyên cộng tác
với báo Sống và NKTB.
Đề cập đến những nhà văn có mặt trên ba tờ báo chúng tơi nghiên cứu cịn có
hàng loạt cơng trình nghiên cứu, phê bình, sưu tầm và giới thiệu tác phẩm như: Văn

10

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

học Nam Bộ từ đầu thế kỉ XX (1900-1954) của Hoài Anh, Thành Nguyên, Hồ Sĩ Hiệp
(1988), Phác thảo quan hệ văn học Pháp với văn học Việt Nam hiện đại của Hồng
Nhân (1998), Văn xi Nam Bộ nửa đầu thế kỉ 20 (tập 1) của Cao Xuân Mỹ sưu tầm,
Mai Quốc Liên giới thiệu (1999), Giáo trình lịch sử văn học Việt Nam 1930-1945 của
Nguyễn Đăng Mạnh (2000), Chân dung văn học của Hoài Anh (2001), Báo chí với văn

học giai đoạn 1932-1945 của Lê Thị Đức Hạnh (2001), Văn học Việt Nam thế kỉ XX
(Văn xuôi đầu TK: Q.1, T3) của Mai Quốc Liên (chủ biên), Nguyễn Văn Lưu, Nguyễn
Cừ (sưu tầm, biên soạn) (2002), Nghĩ về buổi bình minh của tiểu thuyết Nam Bộ của
Trần Hữu Tá (2002), Văn học miền Nam (Văn học Việt Nam nơi miền đất mới), tập 2
của Nguyễn Q. Thắng (2003), Tiểu thuyết Nam Bộ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX của
Nguyễn Kim Anh chủ biên (2004), Những bổ khuyết cần thiết cho bức tranh toàn cảnh
của văn học Việt Nam hiện đại của Trần Hữu Tá (2004), Lược khảo lịch sử văn học
Việt Nam từ khởi thuỷ đến cuối thế kỉ XX của Bùi Đức Tịnh (2005), Phú Đức-Một mẫu
hình nhà văn Nam Bộ đặc biệt đầu thế kỉ XX của Nguyễn Thị Thanh Xuân (2006)...
Nhìn chung, đa số các cơng trình này tập trung nghiên cứu văn học Nam Bộ từ nhiều
phương diện. Các tác giả hết sức quan trọng trên ba tờ báo chúng tôi nghiên cứu như:
Hồ Biểu Chánh, Phú Đức, Đông Hồ, Mộng Tuyết… ít nhiều cũng được nhắc đến hoặc
giới thiệu ở những mức độ khác nhau. Có thể nói, đây là những tài liệu tham khảo rất
cần thiết, bổ ích khi thực hiện đề tài.
Liên quan đến đề tài cịn có các bộ từ điển như: Từ điển văn học, tập 1 của Hà
Minh Đức (chủ biên) (1983), Từ điển tác gia văn hoá Việt Nam của Nguyễn Q. Thắng
(1999), Từ điển văn học (bộ mới) của Đỗ Đức Hiểu, Nguyễn Huệ Chi, Trần Hữu Tá
chủ biên (2005). Các cơng trình này giống nhau ở chỗ đã giới thiệu, tuy ngắn gọn
nhưng rất trang trọng về văn nghiệp của Hồ Biểu Chánh, Đông Hồ, Mộng Tuyết… Đây
là những tác giả rất nổi bật trên ba tờ báo chúng tôi khảo sát.
Nhiều luận án, luận văn, khố luận tốt nghiêp… ngồi Bắc cũng như trong Nam
tập trung nghiên cứu văn học Nam Bộ như: Luận án tiến sĩ Sự hình thành và vận động

11

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an


của thể loại tiểu thuyết văn xuôi tiếng Việt ở Nam Bộ giai đoạn từ cuối thế kỉ XIX đến
1932 của Tơn Thất Dụng (1993), Q trình hiện đại hoá tiểu thuyết Việt Nam từ cuối
thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX của Cao Xuân Mỹ (2001), Đóng góp của văn học quốc
ngữ ở Nam Bộ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX vào tiến trình hiện đại hoá văn học Việt
Nam của Lê Ngọc Thuý (2001), Tiểu thuyết Nam Bộ cuối thế kỉ XIX-đến đầu thế kỉ XX
của Võ Văn Nhơn (2008)…
Luận án của Tôn Thất Dụng, Võ Văn Nhơn là những cơng trình nghiên cứu khá
công phu về thể loại tiểu thuyết, một mảng sáng tác rất đặc sắc của văn học Nam Bộ
cuối thế kỉ XIX-đầu thế kỉ XX. Hướng tiếp cận tiểu thuyết từ bình diện kết cấu, nhân
vật, ngơn ngữ… của luận án rất có ý nghĩa tham khảo cho chúng tơi khi nghiên cứu thể
loại tiểu thuyết trên báo chí giai đoạn 1932-1945.
Luận văn thạc sĩ Ngôn ngữ nhân vật trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh của Lê
Thị Thanh Thuỷ (2006) đã đề cập đến một số khía cạnh nghệ thuật, văn hoá trong tiểu
thuyết Hồ Biểu Chánh.
Luận văn thạc sĩ Tìm hiểu tiểu thuyết Nam Bộ 1930-1945 đặc điểm và thành tựu
của Phan Mạnh Hùng (2006) đã đề cập đến hai trong số những tiểu thuyết chúng tôi
khảo sát, đó là tiểu thuyết Mẹ ghẻ con ghẻ của Hồ Biểu Chánh và Tơi có tội của Phú
Đức.
Luận văn thạc sĩ Sự nghiệp văn chương của nữ sĩ Mộng Tuyết của Lương Thị
Kim Tuyến (2009) đã cung cấp nhiều thông tin bổ ích, giúp chúng tơi thuận lợi hơn
trong việc tìm hiểu về cây bút truyện ngắn Mộng Tuyết trên báo Sống.
Luận văn thạc sĩ Khuynh hướng hiện thực phê phán trong tiểu thuyết Nam Bộ
1932-1945 của Hồ Nguyễn Bích Thuỷ (2009), là một cơng trình mở đường cho hướng
tiếp cận tiểu thuyết Nam Bộ từ khuynh hướng hiện phực phê phán. Tác giả luận văn
cũng dành một số trang đề cập đến một số khía cạnh về nội dung và hình thức nghệ
thuật của tiểu thuyết Ở theo thời (Hồ Biểu Chánh), một trong số những tác phẩm thuộc
đối tượng khảo sát của đề tài chúng tôi.

12


@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

Khoá luận tốt nghiệp Nhà văn Trúc Hà-Cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Thị
Phương Thuý (2009) đã đề cập khá kĩ hoạt động sáng tác, nghiên cứu, phê bình văn
học… của cây bút đa năng này trên báo Sống và NKTB.
Các cơng trình nghiên cứu trực tiếp, gần đây nhất về báo Sống, TTNK, NKTB
là các bài viết: Báo Sống-một tờ báo cịn ít người biết đến (2009); Tiểu thuyết Nam Kỳ
(2009); 67 năm sau đọc lại Nam Kỳ tuần báo (2009) của Nguyễn Trọng Nhân. Ngoài
ra báo Sống cũng được sinh viên Nguyễn Thị Phương Thuý đề cập tới qua đề tài:
“Mảng văn học trên báo Sống” (2009).
Các bài viết của Nguyễn Trọng Nhân về báo Sống, TTNK, NKTB có điểm
chung là đã giới thiệu khá chi tiết về nguyên nhân thành lập, quá trình phát triển, thành
phần ban biên tập, đội ngũ cộng tác viên, cũng như những đặc điểm về nội dung và
hình thức của tờ báo… Đây là những bài viết theo kiểu dựng lại chân dung từng tờ báo,
cung cấp một cái nhìn tổng quan về từng tờ báo, rất chú ý chuyên mục văn học.
Nguyễn Thị Phương Thuý trong Mảng văn học trên báo Sống đã khảo sát khá
bao quát hoạt động sáng tác, nghiên cứu, lí luận và phê bình văn học trên báo Sống.
Nhưng tiếc rằng “nhiều mảng văn học” vẫn chưa được tìm hiểu một cách thoả đáng.
Có thể nói trước 1945, chưa có một cơng trình nghiên cứu chuyên biệt nào về
văn học Nam Bộ, càng không thấy đề cập đến mảng văn học trên báo chí. Rải rác đây
đó trong những trang viết, người ta thỉnh thoảng nhắc đến, điểm qua hoặc giới thiệu đôi
nét một số tên tuổi quen thuộc như Hồ Biểu Chánh, Đông Hồ, Mộng Tuyết... mà thơi.
Giai đoạn 1945-1975, tình hình nghiên cứu văn học dân tộc nhìn chung có vẻ
khởi sắc hơn. Mặc dù từ năm 1954-1975, đất nước bị chia cắt, nhưng tình hình nghiên
cứu văn học dân tộc vẫn diễn ra tương đối mạnh mẽ. Nhiều cơng trình nghiên cứu có
giá trị về văn học Nam Bộ ra đời. Địa vị các nhà văn Nam Bộ trong lịch sử văn học dân
tộc đã được hợp lí hơn so với trước đó rất nhiều.

Từ 1975 đến nay đất nước được thống nhất, đặc biệt là từ 1986 đến nay, tình
hình sinh hoạt học thuật, nghiên cứu, phê bình văn học khá phát triển. Nhiều bài báo,

13

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

luận văn, luận án, cơng trình nghiên cứu công phu, nghiêm túc về văn học dân tộc liên
tiếp ra đời. Tuy vậy mảng văn học trên báo chí nhìn chung cũng chưa được khảo sát
triệt để. Số cơng trình nghiên cứu trực tiếp về các sáng tác văn học trên báo chí xuất
bản ở Sài Gịn giai đoạn 1932-1945 càng hiếm hoi.
3. Mục đích nghiên cứu
Thực hiện đề tài “Sáng tác văn học trên một số tờ báo xuất bản ở Sài Gịn từ
1932 đến 1945”, chúng tơi muốn đạt được những mục đích sau đây:
- Thứ nhất: Thử khảo sát tình hình tư liệu báo chí và hoạt động sáng tác văn học
trên báo chí xuất bản ở Sài Gòn, cụ thể là trong giai đoạn từ 1932 đến 1945. Từ đó góp
phần phục dựng lại hoạt động sáng tác và quá trình phát triển của văn học Nam Bộ nói
chung.
- Thứ hai: Luận văn này sẽ cố gắng tiếp tục công việc của những người đi trước,
tiến hành tìm hiểu một cách có hệ thống những đặc điểm về nội dung cũng như hình
thức nghệ thuật của các sáng tác văn học trên một số tờ báo xuất bản ở Sài Gòn từ 1932
đến 1945, nhằm góp phần nhỏ hồn chỉnh bức chân dung văn học hiện đại Việt Nam.
- Thứ ba: Thông qua việc khảo sát các sáng tác văn học trên một số tờ báo, đề
tài muốn góp phần nhận diện văn hố Nam Bộ qua văn học và đóng góp của Nam Bộ
trong sự phát triển văn học hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng khoa học mà chúng tôi nghiên cứu là: “Sáng tác văn học trên một

số tờ báo xuất bản ở Sài Gòn từ 1932 đến 1945”.
Như tên đề tài đã nêu, nên mốc thời gian chúng tôi chọn khảo sát là từ năm 1932
đến 1945 vì:
- Năm 1932 là cái mốc quan trọng đánh dấu sự ra đời của “thơ mới” tại Sài Gòn
với bài thơ Tình già của Phan Khơi, đăng trên Phụ nữ tân văn (Số ra ngày 10.3.1932)
[103]. Khơng chỉ có thơ, mà ở các thể loại khác như: truyện ngắn, tiểu thuyết, phê bình
văn học, các thể kí, tuỳ bút, kịch… cũng phát triển khá mạnh. Có thể nói, giai đoạn

14

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

1932-1945 là giai đoạn chín muồi về thành tựu sáng tác cũng như sự phong phú, đa
dạng về đời sống thể loại của văn học Nam Bộ nói riêng và cả nước nói chung.
- Đã có nhiều nhà nghiên cứu văn học Nam Bộ chọn cột mốc năm 1932 làm
điểm dừng lí tưởng cho việc nghiên cứu văn học Nam Bộ cuối thế kỉ XIX-đầu thế kỉ
XX, như Thanh Lãng [117], Tôn Thất Dụng [121], Cao Xuân Mỹ [9], Bùi Đức Tịnh
[5], Nguyễn Kim Anh [54], Võ Văn Nhơn [141], Hồ Nguyễn Bích Thuỷ [18]…
- Đặc biệt, Võ Văn Nhơn trong luận án tiến sĩ “Tiểu thuyết Nam Bộ cuối thế kỉ
XIX-đầu thế kỉ XX” đã khẳng định: “Giai đoạn 1932-1945 là giai đoạn văn học Nam
Bộ hoà vào với sự phát triển chung của văn học cả nước” [141, tr.85].
Do thời gian nghiên cứu có hạn và khuôn khổ của một luận văn thạc sĩ, nên
phạm vi tư liệu mà luận văn khảo sát trực tiếp được giới hạn trong ba tờ báo. Cụ thể là
các tờ: Sống, TTNK và NKTB. Đây là những tờ báo dành nhiều trang cho văn học và
tập trung nhiều cây bút nổi tiếng đương thời.
Trên ba tờ báo ấy, chúng tôi tập trung nghiên cứu một số thể loại phát triển
mạnh như: truyện ngắn, tiểu thuyết. Các thể loại khác như: thơ, các thể kí, kịch, văn

học dịch (thơ dịch, tiểu thuyết dịch)...không thuộc phạm vi khảo sát của đề tài. Riêng
thể loại phê bình văn học, để làm sáng tỏ thêm đối tượng nghiên cứu, chúng tơi sẽ có
những liên hệ khi cần thiết.
Để có một cái nhìn tồn diện hơn về bức tranh sáng tác văn học trên báo chí giai
đoạn này, chúng tơi sẽ cố gắng mở rộng phạm vi tham khảo tư liệu sang những tờ báo
khác cùng thời, hoặc trước đó, ở những địa phương khác nhau, để có những liên hệ so
sánh đối chiếu khi thấy cần thiết.

15

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp xử lý tư liệu
- Chúng tôi sử dụng tư liệu cấp một, tức là các văn bản gốc mà chúng tôi sưu
tầm được ở các thư viện công tại thành phố Hồ Chí Minh như: Thư viện Khoa học
tổng hợp, Thư viện khoa học xã hội.
- Sau khi tập hợp được đầy đủ tư liệu, chúng tôi tiến hành phân loại, xử lý, đọc
một cách kĩ lưỡng những tư liệu ấy. Song song với việc đọc các văn bản gốc đó, chúng
tôi cũng đọc tài liệu của những người nghiên cứu đi trước có liên quan trực tiếp, gián
tiếp đến vấn đề chúng tơi tìm hiểu. Những gì đã có kết luận chính xác rồi thì chúng tơi
khơng bàn đến nữa, mà chỉ trình bày những điều thật mới mẻ-thành quả nghiên cứu của
chúng tôi mà thôi.
5.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể
Trong quá trình nghiên cứu, để đạt kết quả một cách tối đa, chúng tôi sử dụng
một số phương pháp sau:
Phương pháp lịch sử-xã hội: Phương pháp này giúp chúng tơi miêu tả đối tượng

trong một hồn cảnh lịch sử, xã hội nhất định. Hay nói cách khác, các sáng tác văn học
thuộc đối tượng và phạm vi khảo sát của đề tài sẽ được nghiên cứu không thốt ly với
lịch trình tiến hố của văn học quốc ngữ ở Nam Bộ nói riêng và lịch sử phát triển văn
học dân tộc nói chung bằng một nhản quan biện chứng.
Phương pháp phân tích-tổng hợp: Đây là một phương pháp quan trọng, cần thiết
khi tiếp cận đối tượng nghiên cứu từ cấp độ tác phẩm, tác giả, nhóm tác giả hay rộng
hơn là những vấn đề thuộc về nội dung và hình thức nghệ thuật của các sáng tác văn
học trên ba tờ báo ấy. Phương pháp phân tích tổng hợp giúp chúng tơi có điều kiện đi
sâu vào khám phá bản chất của vấn đề trên cơ sở vừa phân tích vừa tổng hợp.
Phương pháp so sánh: Phương pháp so sánh được vận dụng để làm sáng tỏ
những phương diện khác nhau của đối tượng nghiên cứu, giúp chúng tơi dễ dàng tìm ra
những nét tương đồng hay dị biệt trên từng vấn đề, từng đối tượng hay nhóm đối

16

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

tượng. Phương pháp so sánh sẽ làm nổi bật những đóng góp đặc sắc của các sáng tác
văn học trên ba tờ báo được chọn khảo sát vào q trình hiện đại hố văn học dân tộc.
Chúng tơi không sử dụng các phương pháp nghiên cứu trên một cách độc lập mà
có sự phối hợp với nhau. Ví dụ như kết hợp phương pháp lịch sử-xã hội với phương
pháp so sánh thành liên phương pháp: lịch sử-xã hội-so sánh. Mục đích là song song
với việc nhìn đối tượng từ góc độ lịch sử phát sinh vừa khảo sát đối tượng trong mối
tương quan đa chiều với các đối tượng khác trong cùng phạm vi hoặc ngoài phạm vi
khảo sát, để kết quả nghiên cứu thêm khách quan hơn.
Sáng tác văn học suy cho cùng cũng là sản phẩm của văn hố. Nó là những giá
trị văn hố tinh thần, phi vật thể. Cho nên, thông qua nghiên cứu một tác phẩm, một tác

giả hoặc rộng hơn là một giai đoạn, một nền văn học, chúng ta có thể tìm thấy ở đấy
dấu vết của đời sống văn hố của một vùng, một giai đoạn lịch sử, rộng hơn là đời sống
văn hoá tinh thần của cả một dân tộc. Vì vậy, trong những trường hợp cụ thể, cần chỉ ra
sự phản ánh của văn hoá Nam Bộ trong văn học, chúng tôi sử dụng phương pháp tiếp
cận văn hố học.
6. Những đóng góp mới của luận văn
Luận văn hồn thành chúng tơi mong muốn có một số đóng góp mới như sau:
- Kiểm điểm lại tình hình tư liệu báo chí và sáng tác văn học trên báo chí một
cách có hệ thống.
- Tìm ra những đóng góp đặc sắc về nội dung và hình thức nghệ thuật của các
sáng tác văn học trên ba tờ báo vào q trình hiện đại hố nền văn học dân tộc qua một
số tác giả nổi bật.

17

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

7. Cấu trúc của luận văn
Luận văn dài 205 trang. Ngoài phần mở đầu (18 trang), kết luận (5 trang), thư
mục tham khảo (12 trang), phụ lục (64 trang), luận văn được chia thành 3 chương:
Chương I: Giới thiệu khái quát ba tờ báo (23 trang)
Chương này sẽ giới thiệu khái quát về ba tờ báo, từ những nguyên nhân thành
lập, tình hình nhân sự cho đến những đặc điểm về hình thức, nội dung và bước đầu
nhận xét về đặc trưng của mỗi tờ báo. Trong quá trình giới thiệu, chúng tơi đặc biệt chú
ý tới mảng văn học-linh hồn của mỗi tờ báo; khẳng định đây là những tờ báo có
khuynh hướng văn nghệ nổi bật, có đóng góp đáng kể vào q trình hiện đại hoá văn
học dân tộc.

Chương II: Những cảm hứng chủ đạo (27 trang)
Chương này sẽ trình bày những cảm hứng chủ đạo của truyện ngắn, tiểu thuyếthai thể loại phát triển mạnh trên ba tờ báo. Qua đó, chúng tơi muốn khẳng định sự đa
dạng, phong phú về nội dung tư tưởng, thẩm mĩ-nghệ thuật của các sáng tác văn học
còn ít người biết đến này.
Chương III: Những phương thức biểu hiện chủ yếu (56 trang)
Chương này sẽ trình bày những phương thức nghệ thuật chủ yếu được sử dụng
trong truyện ngắn, tiểu thuyết trên ba tờ báo. Trên cơ sở đó, chúng tơi đi sâu vào việc
cắt nghĩa, lí giải ý nghĩa thẩm mĩ-nghệ thuật của những phương thức biểu hiện ấy.

18

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

Chương 1
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT BA TỜ BÁO
Khi đề cập đến sự khai sinh nền văn học hiện đại Việt Nam, giới chuyên môn
đều thống nhất cho rằng nó được “thốt thai” từ báo chí. Bằng cái nhìn lịch sử xã hộiso sánh, Thiếu Sơn trong Phê bình và cảo luận, thấy: “Ở các nước văn minh tân tiến
thì văn học có trước báo chí, mà ở nước ta thì chính lại nhờ báo chí xây dựng nền văn
học” [118, tr.115]. Huỳnh Văn Tịng trong Báo chí Việt Nam từ khởi thuỷ đến 1945,
cũng lưu ý: “Khi nghiên cứu văn học hiện đại, chúng ta hẳn chú ý rằng đa số các tác
phẩm văn học đều đăng trước nhứt trên mặt báo, sau đó mới in thành sách. Bởi vậy,
theo thiển ý của chúng tôi, muốn nghiên cứu văn học hiện đại, ta nên xem qua lịch sử
báo chí” [28, tr.416]…
Nhận xét của các nhà nghiên cứu về mối quan hệ giữa báo chí và văn học hiện
đại Việt Nam là rất xác thực. Nếu nghiên cứu văn học hiện đại Việt Nam mà chỉ căn cứ
vào tác phẩm đã xuất bản thì khơng thể thấy được tồn bộ sự đa dạng, phong phú của
nó. Thực tế khảo sát các văn bản gốc tư liệu báo chí (những tờ báo có khuynh hướng

văn nghệ) cịn lưu trữ ở các thư viện cơng tại thành phố Hồ Chí Minh, cũng như các tư
liệu do chúng tôi sưu tầm được thì có rất nhiều tác phẩm đã bị lãng qn, bỏ sót, chưa
từng được đề cập đến ở bất kì một cơng trình nghiên cứu hay tuyển tập nào về văn học
hiện đại Việt Nam.
Nhận thức về tầm quan trọng của văn bản gốc trong công tác nghiên cứu văn
học hiện đại Việt Nam, nhất là mảng văn học trên báo chí, chúng tơi tiến hành giới
thiệu khái qt ba tờ báo có đăng nhiều các sáng tác văn học, nhằm làm tiền đề cho
việc nghiên cứu sâu hơn các sáng tác văn học đặc thù này.

19

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

1.1. Báo Sống
1.1.1. Nguyên nhân thành lập, quá trình phát triển và tình hình nhân sự
1.1.1.1. Nguyên nhân thành lập
Chính sách cai trị của thực dân Pháp vừa hà khắt vừa cực đoan nên nhìn chung
tình hình chính trị, kinh tế, xã hội nước ta dưới thời Pháp thuộc thường rối ren, bất ổn.
“Phần nhiều người nước ta sống một cách buồn rầu, yếu đuối, chán nản, hẫng
hờ, sống một cách lạnh lùng, gượng gạo (…), cá nhân thì bị một bầu khơng khí mờ mịt,
tối tăm, là bầu khơng khí nặng nề khó thở của ln lý lễ tục vây bọc bao trùm, khiến
cho người nước mình càng sinh lòng mềm yếu, ghét đời, sợ sống (…). Lại nữa, ngọn
sóng kinh tế khủng hoảng mấy năm nay tràn ngập khắp nơi nơi, làm cho cuộc sinh
hoạt của người mình càng thêm khó khăn, khuẩn bách; sự sống càng thấy thiếu thốn
khổ sở” (Sống, số 1/1935).
Vì vậy, tất yếu cần có một cơ quan truyền bá tư tưởng học thuật, văn hoá, văn
học… để phục hưng tinh thần ấy.

Mặc khác, những người Việt Nam có tinh thần ái quốc, đều muốn đem trí lực
của mình ra giúp đời. Sự thành lập Trí đức học xá (1926) ở Hà Tiên là một ví dụ.
Nhưng “trường thường bị nhà cầm quyền đương thời nghi kỵ, theo dõi, cho nên việc
giảng tập gặp nhiều khó khăn” [90, tr.11]. Mộng Tuyết trong Hồi ký Núi mộng gương
hồ cho biết: “Cuối năm 1934, Trí Đức học xá của Đơng Hồ ở Hà Tiên nghỉ giảng. Tơi,
Đơng Hồ cùng các bạn có cảm tình với Trí Đức học xá dự trù cho xuất bản một cơ
quan ngơn luận ở Sài Gịn để tiếp tục cổ động tuyên truyền cho việc dạy và học Quốc
ngữ” [48, tr.63]. Căn cứ vào thời gian báo Sống xuất bản số đầu tiên (báo Sống, số 1,
ra ngày 22 tháng giêng năm 1935), có thể nói khơng lâu sau khi Trí Đức học xá bị nhà
cầm quyền Pháp đóng cửa thì báo Sống ra đời tại Sài Gịn.

20

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

1.1.1.2. Quá trình phát triển
- Năm xuất bản: Báo Sống, năm thứ nhất, số 1, ra ngày 22/1/1935.
- Năm đình bản: Báo Sống, số cuối cùng, số 30, ra ngày 18/9/1935.
- Nguyên nhân đình bản: Báo Sống ra được 30 số thì tự đình bản, vì thiếu kinh
phí hoạt động. Mộng Tuyết trong Hồi ký Núi mộng gương hồ nhớ lại:
“Báo Sống ra nhằm thời kỳ kinh tế khủng hoảng, khó khăn, ở miền sâu, vùng xa
vẫn có người thiếu ăn, thiếu mặc, phải mặc bố tời che thân, ở cái miền gọi là vựa lúa
đồng bằng sông Cửu Long này.
Ra được 30 số thì báo Sống phải tự đình bản, ngồi kia báo Tinh Hoa ở Hà Nội
cũng không tiếp tục được. Và báo Phụ nữ tân văn cũng nghỉ ln vào thời đó” [48,
tr.62].
1.1.1.3. Tình hình nhân sự

Người sáng lập báo Sống là Trần Phước Phận. Chủ nhiệm là Trần Thiêm Thới
(tức Trúc Hà). Chủ bút là Đơng Hồ. Song cần nói thêm, khi báo mới xuất bản được 7
số, trên măng-sét tờ báo vẫn chưa thấy xuất hiện Đơng Hồ với vai trị chủ bút. Theo
Mộng Tuyết trong Hồi ký Núi mộng gương hồ, thì lúc này Đơng Hồ vẫn cịn dạy học ở
Hà Tiên, vì lẽ “phụ mẫu tại từ đường bất khả viễn du” (Phụng dưỡng cha mẹ già yếu ở
nhà, phận làm con không thể đi xa-NTN) và ông bác của Đông Hồ cũng không được
khoẻ, nên Đông Hồ chỉ gởi bài, góp ý và mời các cụ Đồ Nam, Tản Đà giúp bài vở thêm
cho tờ báo [48, tr.56]. Bắt đầu từ số 8 ngày 19 tháng 3 năm 1935, Đông Hồ mới chính
thức làm chủ bút tờ báo cho đến khi đình bản. Báo Sống ngồi những cây bút trụ cột
như: Đơng Hồ, Mộng Tuyết, Trúc Hà, Trúc Phong… cịn có các cộng tác viên nhiệt
tình như Tản Đà, Á Nam Trần Tuấn Khải, Thiếu Sơn, Huỳnh Văn Nghệ, Nguyễn Hữu
Trí… Các cây bút khắp Nam, Trung, Bắc cũng thường xuyên gởi tác phẩm đến điểm tô
cho báo Sống thêm phong phú như: Lê Văn Nhuận (Cao Lãnh), Lê Trung Hằng (Bạc
Liêu), Huỳnh Văn Nghệ (Bình Dương), Hạc Thuỷ (Thanh Hố), Ngơ Chung Tử (Nam
Định), Nguyễn Lang (Hà Nội)…

21

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

1. 1.2. Về hình thức
1.1.2.1. Măng-sét và logo
Thống kê các số báo đã thu thập được, cho thấy măng-sét báo từ số 1-số 30, ít
nhiều có sự thay đổi từ kiểu chữ, kích thước chữ đến một số thơng tin xung quanh.
Măng-sét, báo Sống, số 1/1935 như sau:

Hình 1.1. Măng-sét báo Sống, số 1/1935.

Hình thức măng-sét này ổn định đến số 12. Đến số 13, các dịng thơng tin góc
dưới bên trái măng-sét có sự thay đổi chút ít, thông tin về chủ bút, chủ nhiệm và người
sáng lập được thay bằng dòng chữ: “Dưới quyền giám đốc của Trí Đức văn đồn”,
nghĩa là Báo Sống từ nay sẽ đặt dưới quyền giám đốc “Trí Đức văn đồn” là Đông Hồ.
Thực ra thông tin Đông Hồ làm giám đốc đã xuất hiện từ trước trên số 8, nhưng thơng
tin này đến số 13 mới chính thức xuất hiện trên măng-sét tờ báo.

Măng-sét báo Sống từ số 14:

Hình 1.2. Măng-sét báo Sống, số 14/1935.

22

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


×