Tải bản đầy đủ (.pdf) (126 trang)

Sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại trong tư tưởng hồ chí minh về con người

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (995.33 KB, 126 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-----------------------TRƯƠNG HOÀI PHƯƠNG

SỰ KẾT HỢP GIỮA TRUYỀN THỐNG
VÀ HIỆN ĐẠI TRONG TƯ TƯỞNG
HỒ CHÍ MINH VỀ CON NGƯỜI

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2008


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-----------TRƯƠNG HOÀI PHƯƠNG

SỰ KẾT HỢP GIỮA TRUYỀN THỐNG
VÀ HIỆN ĐẠI TRONG TƯ TƯỞNG
HỒ CHÍ MINH VỀ CON NGƯỜI
Chuyên ngành: TRIẾT HỌC
Mã số: 60.22.80

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC
Người hướng dẫn khoa học:

PGS. TS. VŨ VĂN GẦU



THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2008


LỜI CAM ĐOAN

Tơi cam đoan đây là cơng trình mà tôi nghiên cứu.
Kết quả nghiên cứu là trung thực và chưa được ai cơng bố
trong bất kỳ cơng trình nào.

Người thực hiện
TRƯƠNG HOÀI PHƯƠNG


MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU……………………………………………………………

3

Chương 1
CƠ SỞ HÌNH THÀNH SỰ KẾT HỢP GIỮA TRUYỀN THỐNG VÀ
HIỆN ĐẠI TRONG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CON NGƯỜI
1.1. Khái niệm truyền thống và hiện đại, mối quan hệ giữa
truyền thống và hiện đại…………………………………………………

11

1.1.1. Khái niệm truyền thống và hiện đại………………………


11

1.1.2. Mối quan hệ giữa truyền thống và hiện đại……………………

14

1.2. Hoàn cảnh xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX
và tiền đề lý luận hình thành sự kết hợp giữa truyền thống và
hiện đại trong tư tưởng Hồ Chí Minh về con người………………
1.2.1. Hoàn cảnh xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX

19
19

1.2.2. Tiền đề lý luận hình thành sự kết hợp giữa truyền thống và
hiện đại trong tư tưởng Hồ Chí Minh về con người…………………

24

Chương 2
NỘI DUNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CON NGƯỜI LÀ KẾT
QUẢ CỦA SỰ KẾT HỢP GIỮA TRUYỀN THỐNG VÀ HIỆN ĐẠI
2.1. Hồ Chí Minh đánh giá tư tưởng truyền thống về con người

34

2.1.1. Truyền thống con người Việt Nam…………………………

34


2.1.2. Tư tưởng truyền thống của phương Đông và phương Tây
về con người…………………………………………………

39

2.1.2.1. Tư tưởng truyền thống của phương Đông về con người

39

2.1.2.2. Tư tưởng truyền thống của phương Tây về con người

49

2.1.3. Tư tưởng của Chủ nghĩa Mác-Lênin về con người…
2.2. Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về con người…………………

56
66

2.2.1. Tính tất yếu của sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại
trong tư tưởng Hồ Chí Minh về con người………………………………

66

2.2.2. Khái niệm và bản chất con người………………………………

72

1



2.2.3. Con người là vốn quý nhất, vừa là mục tiêu, vừa là động lực
của tiến trình cách mạng Việt Nam………………………

76

2.2.4. Xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa là một chiến lược
cơ bản, lâu dài ở Việt Nam……………………………………

87

2.3. Ý nghĩa của sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại trong
tư tưởng Hồ Chí Minh về con người đối với việc đào tạo nguồn
nhân lực cho sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

99

2.3.1. Sự vận dụng của Đảng Cộng sản Việt Nam về sự kết hợp
giữa truyền thống và hiện đại trong tư tưởng Hồ Chí Minh về con
người để xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam…

99

2.3.2. Đào tạo nguồn nhân lực – động lực cơ bản của sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước………………………

103

2.3.3. Phương hướng và một số giải pháp cơ bản nhằm phát
huy nguồn lực con người trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại

hóa đất nước hiện nay…………………………………

113

KẾT LUẬN………………………………………………………………

121

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………

124

2


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Chủ tịch Hồ Chí Minh, người sáng lập, giáo dục, rèn luyện Đảng ta, “vị
anh hùng giải phóng dân tộc”, “nhà văn hóa kiệt xuất”, đã để lại cho Đảng
và nhân dân ta những di sản tư tưởng to lớn, trong đó có tư tưởng về con
người. Hơn 75 năm qua, tư tưởng Hồ Chí Minh về con người vẫn ln soi
sáng cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta chống kẻ thù xâm lược và
chống nghèo nàn, lạc hậu, xây dựng đời sống ấm no, tự do, hạnh phúc, tất
cả vì con người và cho con người. Có thể nói, trong suốt quá trình hoạt
động cách mạng, vấn đề giải phóng con người và đem lại cuộc sống tự do,
hạnh phúc cho con người là mục đích cao nhất, là triết lý nhân văn Hồ Chí
Minh – “ở đời” và “làm người” thì phải thương nước, thương dân, thương
nhân loại đau khổ bị áp bức, và người cán bộ cách mạng phải “suốt đời làm
người con trung thành của Đảng, người đầy tớ tận tụy của nhân dân” [52,
311]. Chính vì vậy, Đảng ta khẳng định: “Trong quá trình đổi mới phải kiên

định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trên nền tảng Chủ nghĩa
Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh” [63, 19], và “tư tưởng Hồ Chí Minh là
hệ thống quan điểm tồn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách
mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo Chủ
nghĩa Mác vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị
truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại” [62,
20].
Mặc dù, khơng tự nhận mình là nhà triết học, nhưng trong tư tưởng của
Người lại luôn nhất quán một thế giới quan, một nhân sinh quan, một hệ
thống tư duy triết học. Với phương pháp tư duy: Đề cao việc tiếp thu và kế
thừa những giá trị truyền thống được hình thành trong lịch sử, trên nền tảng
quan điểm hiện đại của Chủ nghĩa Mác-Lênin, và vận dụng sáng tạo vào
điều kiện cụ thể của nước ta – một phương thức thể hiện sự kết hợp giữa
truyền thống và hiện đại. Từ đó, làm cho tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung
và tư tưởng về con người nói riêng được nâng lên một tầm cao mới, giải

3


quyết một cách khoa học, triệt để vấn đề giải phóng con người và xây dựng
con người mới phù hợp với tiến trình cách mạng Việt Nam. Vì vậy, việc
nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về con người ở góc độ tìm hiểu sự kết
hợp giữa truyền thống và hiện đại có ý nghĩa lý luận hết sức sâu sắc.
Bên cạnh đó, trong q trình hội nhập kinh tế, tiếp thu khoa học công
nghệ thế giới và thực hiện sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt
Nam hiện nay, thì việc chuyển giao cơng nghệ, “đi tắt đón đầu” đẩy nhanh
sự phát triển kinh tế là một yêu cầu quan trọng và cấp bách. Để hoàn thành
được nhiệm vụ đó, thì chiến lược phát triển nguồn lực con người có chất
lượng cao trở thành nhân tố trung tâm, vị trí hàng đầu trong chiến lược đẩy
mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đây là nhân tố cơ bản quyết

định sự phát triển kinh tế – xã hội nhanh và bền vững. Điều này đã được
thể hiện trong Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng
Cộng sản Việt Nam: “Nội lực có vai trị quyết định đối với sự phát triển. Có
phát huy được nội lực mới thu hút và sử dụng có hiệu quả ngoại lực. Nội
lực được tăng cường mới bảo đảm được độc lập tự chủ về kinh tế và thực
hiện hội nhập kinh tế quốc tế thành công. Phát huy nội lực trước hết là phát
huy nguồn lực con người, nguồn lực của toàn dân tộc” [63, 179]; và “Để
nguồn lực đó là người lao động có trí tuệ cao, có tay nghề thành thạo, có
phẩm chất tốt đẹp, được đào tạo, bồi dưỡng và phát huy bởi một nền giáo
dục tiên tiến gắn liền với khoa học, công nghệ hiện đại, giáo dục phải làm
tốt nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước, đội ngũ lao động cho
khoa học và công nghệ” [60, 11]. Chính vì vậy, trong giai đoạn hiện nay, thì
việc nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về con người ở góc độ tìm hiểu sự
kết hợp giữa truyền thống và hiện đại, khơng chỉ có ý nghĩa lý luận sâu sắc,
mà cịn có ý nghĩa thực tiễn hết sức to lớn đối với việc đào tạo nguồn nhân
lực cho sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Với tất cả những lý do trên, tác giả lựa chọn vấn đề: “Sự kết hợp giữa
truyền thống và hiện đại trong tư tưởng Hồ Chí Minh về con người” làm đề
tài luận văn thạc sĩ triết học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài

4


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa là một nhiệm vụ trung tâm của thời kỳ quá
độ ở nước ta. Để thực hiện được nhiệm vụ ấy, thì việc khai thác những di
sản tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về con người để định hướng cho
sự phát triển đất nước thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa là

một nhiệm vụ hết sức quan trọng và cấp bách. Cho nên, tư tưởng Hồ Chí
Minh về con người đã được rất nhiều nhà nghiên cứu lý luận trong và ngoài
nước quan tâm nghiên cứu với một số lượng cơng trình lớn có giá trị thiết
thực.
Có thể khái qt những cơng trình nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về
con người theo hai khuynh hướng chính:
Một là, các cơng trình, sách báo nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh
về con người, với những cơng trình tiêu biểu như sau:
“Hồ Chủ tịch – Tinh hoa của dân tộc, lương tâm của thời đại” của cố Thủ
tướng Phạm Văn Đồng, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội, 1995. Trong cuốn
sách này, tác giả đã giúp chúng ta cùng nhau ôn lại phong cách sống, làm
việc trong suốt sự nghiệp hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh. Từ đó,
nêu cao tinh thần học tập tư tưởng cách mạng và đạo đức trong sáng để
vươn lên, vững bước đi theo con đường cách mạng mà Hồ Chí Minh và
nhân dân ta đã chọn.
Trong cuốn sách “Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt
Nam” do Đại tướng Võ Nguyên Giáp chủ biên, Nhà xuất bản Chính trị Quốc
gia, Hà Nội, 1997, tác giả đã chỉ ra và làm sáng tỏ vấn đề giải phóng con
người và xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa là một bộ phận quan
trọng trong tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh.
Giáo sư, Tiến sĩ Lê Hữu Nghĩa chủ biên với cuốn sách “Tư tưởng triết
học Hồ Chí Minh”, Nhà xuất bản Lao động, Hà Nội, 2000, đã gợi mở một số
vấn đề về triết lý giáo dục đạo đức cách mạng cho thế hệ con người Việt
Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
“Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và về chính sách xã hội” do Phó
Giáo sư, Tiến sĩ Lê Sỹ Thắng chủ biên, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà
Nội, 1996. Nội dung cuốn sách này đã chỉ ra tính khoa học và tính nhân văn
sâu sắc của Hồ Chí Minh trong quan niệm về con người; về việc tự rèn

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


5


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

luyện và chăm lo bồi dưỡng các thế hệ thanh thiếu niên Việt Nam trở thành
những người công dân hữu ích, người chủ tương lai của nước nhà.
Trong cuốn sách “Tìm hiểu phương pháp Hồ Chí Minh” của Giáo sư, Tiến
sĩ Hồng Chí Bảo, Nhà xuất bản Lý luận Chính trị, Hà Nội, 2005, tác giả đã
chú ý và làm sáng tỏ vấn đề: Từ “dân” đến “dân chủ” và “dân vận” trong tư
tưởng, phương pháp và phong cách Hồ Chí Minh; và văn hóa Hồ Chí Minh
với việc rèn luyện nhân cách văn hóa của thanh niên.
Tiến sĩ Lê Quang Hoan với cơng trình “Tư tưởng Hồ Chí Minh về con
người”, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002, đã khái quát nguồn
gốc, quá trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về con người; và phân tích
những nội dung cơ bản của tư tưởng đó với việc phát huy nguồn lực con
người trong quá trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa dưới ánh sáng tư
tưởng Hồ Chí Minh.
Trong cuốn sách “Tư tưởng Hồ Chí Minh với sự nghiệp đổi mới ở Việt
Nam” do Phó Giáo sư, Tiến sĩ Vũ Văn Hiền và Tiến sĩ Đinh Xuân Lý đồng
chủ biên, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2003, Tiến sĩ Nguyễn
Văn Tài đã trình bày bản chất con người theo tư tưởng Hồ Chí Minh và rút
ra giá trị của nó đối với việc xây dựng con người mới trong sự nghiệp đổi
mới ở nước ta hiện nay.
Giáo sư Đặng Xuân Kỳ, trong Tạp chí Triết học, số 10 – 2002, đã phân
tích những quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về con người và bản chất
con người.
Ngoài ra, trong cuốn sách “Tư tưởng Hồ Chí Minh với sự nghiệp đổi mới
ở Việt Nam” do Phó Giáo sư, Tiến sĩ Vũ Văn Hiền và Tiến sĩ Đinh Xuân Lý

đồng chủ biên, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2003, tác giả
Nguyễn Thị Mai Hoa đã trình bày khái quát tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền
con người và rút ra ý nghĩa của nó đối với sự nghiệp đổi mới ở nước ta
hiện nay.
Hai là, các cơng trình khoa học, sách báo nghiên cứu về tính tất yếu
giữa truyền thống và hiện đại, với những cơng trình tiêu biểu như sau:
“Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam” của Giáo sư Trần
Văn Giàu, Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh, 1993. Trong cuốn sách

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn

6


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

này, tác giả đã chỉ ra vấn đề khoa học của giá trị truyền thống và giá trị hiện
đại; trình bày những giá trị đạo đức truyền thống của con người Việt Nam;
và chứng minh Hồ Chí Minh là sự kết tinh của các giá trị truyền thống và
đạo đức cách mạng Việt Nam.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Văn Huyên chủ biên với cuốn sách “Triết lý
phát triển – C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin”, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội,
Hà Nội, 2000, đã trình bày quan điểm của Hồ Chí Minh về sự phát triển, về
tính tất yếu của sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại trong tiến trình
phát triển của cách mạng Việt Nam.
“Phát triển lý tưởng xã hội chủ nghĩa cho thanh niên Việt Nam hiện nay”
do Tiến sĩ Nguyễn Đức Tiến chủ biên, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà
Nội, 2005. Nội dung cuốn sách này, đã chỉ ra những giá trị tư tưởng truyền
thống cần phải được gìn giữ và phát huy trong quá trình xây dựng và phát
triển lý tưởng xã hội chủ nghĩa cho thanh niên Việt Nam hiện nay.

Trong cuốn sách “Giá trị truyền thống trước những thách thức của tồn
cầu hóa” do Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Trọng Chuẩn – Phó Giáo sư, Tiến sĩ
Nguyễn Văn Huyên đồng chủ biên, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội,
2002, tác giả trình bày những giá trị truyền thống của Việt Nam và nêu lên
những vấn đề đặt ra trong xu thế tồn cầu hóa, hiện đại hóa. Từ đó, vạch ra
phương thức giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa Việt Nam trong xu thế
tồn cầu hóa.
“Tìm hiểu giá trị văn hóa truyền thống trong q trình cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa” do Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Trọng Chuẩn – Tiến sĩ Phạm Văn
Đức – Tiến sĩ Hồ Sĩ Quý đồng chủ biên, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia,
Hà Nội, 2001. Trong cuốn sách này, tác giả bàn về các giá trị văn hóa
truyền thống vì mục tiêu phát triển, vài nét về Nho giáo trong văn hóa truyền
thống, một số vấn đề giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong
thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Tiến sĩ Trần Hoàng Hảo trong Luận án Tiến sĩ Triết học với đề tài “Biện
chứng giữa truyền thống và hiện đại trong quá trình xây dựng nền văn hóa
Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, Thành phố Hồ Chí Minh, 2005,
đã trình bày các giá trị truyền thống trong văn hóa Việt Nam, và làm sáng tỏ

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn

7


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

sự kết hợp biện chứng giữa truyền thống và hiện đại trong nền văn hóa Việt
Nam.
Đề tài Luận án Tiến sĩ Triết học “Nhân tố văn hóa tinh thần trong nền kinh
tế thị trường Việt Nam hiện nay” của Tiến sĩ Vũ Đức Khiển, Thành phố Hồ

Chí Minh, 2004. Trong nội dung đề tài, tác giả đã chỉ ra những giá trị văn
hóa tinh thần truyền thống cơ bản trong lịch sử Việt Nam. Từ đó, nêu lên sự
cần thiết phải giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa tinh thần truyền
thống Việt Nam trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay.
Ngoài ra, trong Tạp chí Triết học số 7 – 2002, Tiến sĩ Lê Thị Lan cũng đi
vào nghiên cứu và chỉ ra mối quan hệ giữa truyền thống và hiện đại trong
xây dựng nền đạo đức mới xã hội chủ nghĩa.
Như vậy, các cơng trình nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về con người,
đã có những giá trị khoa học và thực tiễn hết sức to lớn. Tuy nhiên, hướng
tiếp cận tư tưởng Hồ Chí Minh về con người là kết quả của sự kết hợp giữa
truyền thống và hiện đại, thì đến nay chưa có một cơng trình nào trình bày
một cách có hệ thống. Do vậy, trên cơ sở kế thừa kết quả của các cơng
trình nghiên cứu đã được cơng bố, có liên quan trực tiếp đến đề tài luận văn,
tác giả lựa chọn “Sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại trong tư tưởng
Hồ Chí Minh về con người” làm đề tài luận văn thạc sĩ triết học.
3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài
Mục đích của đề tài luận văn là làm rõ sự kết hợp giữa truyền thống và
hiện đại trong tư tưởng Hồ Chí Minh về con người. Từ đó, rút ra ý nghĩa
của sự kết hợp này trong tư tưởng Hồ Chí Minh về con người đối với việc
đào tạo nguồn nhân lực cho sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước.
Để thực hiện được mục đích trên, luận văn có một số nhiệm vụ chủ yếu
sau:
Thứ nhất, làm rõ khái niệm truyền thống và hiện đại, mối quan hệ giữa
truyền thống và hiện đại.

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn

8



C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

Thứ hai, làm rõ hoàn cảnh xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ
XX và tiền đề lý luận hình thành sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại
trong tư tưởng Hồ Chí Minh về con người.
Thứ ba, làm rõ nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về con người.
Thứ tư, rút ra ý nghĩa của sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại trong
tư tưởng Hồ Chí Minh về con người đối với việc đào tạo nguồn nhân lực cho
sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài
Để thực hiện mục đích, nhiệm vụ đã nêu của đề tài luận văn, tác giả đã
dựa trên cơ sở thế giới quan, phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện
chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử để nghiên cứu, trình bày luận văn của
mình. Đồng thời, tác giả cịn sử dụng hệ thống các phương pháp như: logic
và lịch sử, tổng hợp và phân tích, diễn dịch và quy nạp; và cách tiếp cận
của tác giả được thể hiện trong đề tài luận văn là cách tiếp cận dưới góc độ
triết học.
5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
Nghiên cứu sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại trong tư tưởng Hồ
Chí Minh về con người có ý nghĩa lý luận và thực tiễn hết sức quan trọng
đối với sự nghiệp xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ
cơng nghiệp hố, hiện đại hoá ở nước ta hiện nay.
Về ý nghĩa lý luận: luận văn góp phần làm sáng tỏ tính tất yếu của sự kết
hợp giữa truyền thống và hiện đại trong tư tưởng Hồ Chí Minh về con người.
Về ý nghĩa thực tiễn: trên cơ sở làm sáng tỏ lý luận về sự kết hợp giữa
truyền thống và hiện đại trong tư tưởng Hồ Chí Minh về con người, giúp cho
chúng ta xây dựng con người mới trên cơ sở kế thừa truyền thống con
người Việt Nam trong quá trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
7. Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và phần danh mục tài liệu tham khảo,
đề tài luận văn được kết cấu thành hai chương, 5 tiết.
Chương 1: Cơ sở hình thành sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại
trong tư tưởng Hồ Chí Minh về con người.

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn

9


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

Chương 2: Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về con người là kết quả của
sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại.

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn

10


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

Chương 1
CƠ SỞ HÌNH THÀNH SỰ KẾT HỢP GIỮATRUYỀN THỐNG
VÀ HIỆN ĐẠI TRONG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CON NGƯỜI
1.1. KHÁI NIỆM TRUYỀN THỐNG VÀ HIỆN ĐẠI, MỐI QUAN HỆ GIỮA
TRUYỀN THỐNG VÀ HIỆN ĐẠI
1.1.1. Khái niệm truyền thống và hiện đại
Truyền thống, theo từ nguyên của tiếng La tinh là Traditio, nghĩa là
nối đời, nối truyền. Thông thường, truyền thống được hiểu là sức

mạnh của tập quán xã hội được lưu truyền lại từ lịch sử, tồn tại ở các
lĩnh vực như: chế độ, tư tưởng, văn hóa, đạo đức... Truyền thống có
tác động khống chế vơ hình đến mọi hành vi xã hội của con người.
Truyền thống là biểu hiện của sự kế thừa lịch sử. Như vậy, ngoại diên
của truyền thống rất rộng, người ta có thể tiếp cận nó ở nhiều khía
cạnh khác nhau.
Trong triết học, truyền thống là sự thể hiện mối quan hệ căn bản giữa các
giai đoạn nối tiếp nhau của một đối tượng, một lĩnh vực đang trong quá
trình phát triển. Truyền thống là chiếc cầu nối cho phép chúng ta ngược về
quá khứ để định hướng cho hiện tại và soi tiếp bóng cho tương lai.
“Cái quá khứ không biến đi mà không để lại một dấu vết nào trong dịng
chảy vơ tận của thời gian. Thật ra, nó đã tham gia vào việc tạo ra cái hiện
tại, nó tạo thành mối liên hệ sống động trong thời gian. Một trong những
hình thức quan trọng của cái kế thừa trong đời sống xã hội là truyền thống.
Truyền thống là cái chứa đựng trong bản thân mình những năng lực to lớn
để tạo ra cái mới” [29, 334].
Từ đó, có thể hiểu: Truyền thống khơng phải là tất cả những gì đã diễn ra
trong quá khứ, mà là một số yếu tố trong q khứ có tính cốt lõi, nền tảng,
bền vững được xã hội chấp nhận và tồn giữ lại trong một lĩnh vực nhất định.
Nó vừa hiện hữu, nhưng cũng vừa vơ hình. Điều này có thể thấy được
thông qua sự tác động của truyền thống trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội
và cả trong hành vi xã hội của mỗi con người.

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn

11


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an


Bản thân truyền thống mang tính cộng đồng. Bởi, truyền thống được bắt
nguồn từ những mối liên hệ trong cuộc sống của con người, được lặp đi lặp
lại nhiều lần, tương đối ổn định trong một thời điểm lịch sử nhất định.
Truyền thống in đậm dấu ấn của nó trong tư tưởng, tình cảm và tính cách
của mỗi cá nhân trong mối liên hệ với cộng đồng và dân tộc. Do được cộng
đồng tiếp nhận như một tất yếu, truyền thống dần dần trở thành thiêng liêng
đối với xã hội nói chung và mỗi con người nói riêng. Vậy nên, truyền thống
là:
“Quá trình chuyển giao từ thế hệ này sang thế hệ khác những yếu tố xã
hội và văn hóa, những tư tưởng, những chuẩn mực xã hội, những phong
tục, tập quán, lễ nghi… và được duy trì trong các tầng lớp xã hội và giai cấp
trong một thời gian dài. Truyền thống là cốt lõi, là bộ phận bền vững nhất
của xã hội tộc người. Truyền thống tốt đẹp (trong lao động sản xuất, chiến
đấu, trong quan hệ người với người…) góp phần tích cực xây dựng xã hội
mới, con người mới. Trong quá trình phát triển của lịch sử, những truyền
thống cũ, không phù hợp với tình hình mới, mất dần, một số thay hình đổi
dạng, những yếu tố mới nảy sinh và dần dần trở thành truyền thống. Tính
bền vững của truyền thống là tương đối. Dù sao, nó là một bộ phận nhất
định của văn hóa, làm cho văn hóa có tính kế thừa” [80, 630].
Một khi truyền thống được hình thành, nó có sức sống riêng của nó và
được lưu truyền trong tiến trình phát triển của lịch sử. Nhưng, sự ổn định
của truyền thống không phải là bất biến. Khi xã hội có những biến đổi, thì
sớm hay muộn truyền thống cũng có sự thay đổi nhất định nhằm tìm đến sự
thống nhất mới, phù hợp với tiến trình của lịch sử bằng sự kế thừa và phát
triển. Nghĩa là, khi truyền thống được chú ý khai thác ở khía cạnh nhân văn
của nó, thì truyền thống khơng mâu thuẫn với giá trị hiện đại. Trong trường
hợp đó, nếu khơng hịa nhập được vào các giá trị hiện đại, thì chí ít, sự có
mặt của truyền thống cũng là sự bổ sung, làm cho xã hội hiện đại trở nên
đa sắc hơn, phong phú hơn. Sự đa dạng trong phát triển của đời sống xã
hội lại tạo điều kiện cho sự kết nối truyền thống và hiện đại.

Như vậy, từ sự phân tích trên, khái niệm truyền thống là: “những yếu tố
của di tồn văn hóa, xã hội truyền từ đời này qua đời khác và được lưu giữ

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn

12


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

trong xã hội, giai cấp và nhóm xã hội trong một quá trình lâu dài. Truyền
thống được thể hiện trong chế định xã hội, chuẩn mực của hành vi, các giá
trị, tư tưởng, phong tục, tập quán và lối sống… Truyền thống tác động
khống chế đến mọi xã hội và tất cả mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội” [80,
139].
Trong Từ điển Bách khoa Việt Nam: “Hiện đại là thuật ngữ sử học chỉ
thời kỳ lịch sử sau thời kỳ cận đại (x. Cận đại). Khái niệm về thời kỳ hiện đại
trong lịch sử thế giới còn chưa thống nhất. Nhiều nước trên thế giới thường
lấy mốc mở đầu lịch sử hiện đại của mình bằng sự kiện chính trị đánh dấu
bước ngoặt lịch sử dân tộc. Ở Pháp, đó là cuộc Cách mạng tư sản 1789.
Các nhà sử học mác-xít xem Cách mạng tháng Mười Nga 1917 là mốc mở
đầu lịch sử hiện đại thế giới. Ở Việt Nam, thời kỳ lịch sử hiện đại được xác
định thống nhất bắt đầu từ Cách mạng tháng Tám 1945” [81, 274].
Thông thường, hiện đại được hiểu là những gì “thuộc thời đại ngày nay”,
là “cái đang diễn ra trước mắt”. Theo ý nghĩa này, khái niệm hiện đại là: “sự
cập nhật làm cho cái cũ, cái trước đây biến đổi để phù hợp với thời đại hiện
nay. Hiện đại gắn liền với phát triển, tạo ra những giá trị mới hơn, có phẩm
chất tốt hơn cái cũ trong q khứ” [27, 34].
Phạm trù hiện đại ln mang tính lịch sử, liên quan đến tính thời gian và
chất lượng. Nếu như truyền thống là cái phản ánh trình độ của sự vận động

lịch sử trong điều kiện và hoàn cảnh cũ, thì hiện đại là cái phản ánh cho một
trình độ phát triển của sự vận động trong những điều kiện, hoàn cảnh mới.

1.1.2. Mối quan hệ giữa truyền thống và hiện đại
Từ khái niệm truyền thống và hiện đại, chúng ta nhận thấy, xét về mặt
hình thức, giữa truyền thống và hiện đại dường như có sự đối lập nhau.
Nhưng, xét về mặt nội dung, thì đó lại là sự phát triển nối tiếp, kế thừa
nhau: Cái truyền thống là cơ sở của cái hiện đại, còn cái hiện đại phát triển,
bổ sung cho truyền thống.
Dưới góc độ triết học, truyền thống không phải là một di vật của quá khứ,
mà là cầu nối với những giá trị thời đại mới. Nếu truyền thống nào được cải

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn

13


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

tạo làm cho nó thích ứng với thời đại hiện nay, thì truyền thống ấy có tính
bền vững và trở thành cái hiện đại. Ngược lại, với những truyền thống nào
không đáp ứng được yêu cầu của hiện đại, thì sớm muộn bản thân nó cũng
sẽ bị đào thải, mặc dù nó có thể tiếp tục sự tồn tại của mình trong một thời
gian nhất định. Do đó, khi nhìn nhận truyền thống như là một trong những
yếu tố làm động lực thúc đẩy sự phát triển xã hội, thì việc tiếp thu, kế thừa
truyền thống sẽ khơng phải là vì truyền thống, mà là vì sự phát triển của
hiện tại và tương lai.
Xét đến tư tưởng truyền thống, bao giờ cũng có tính ổn định tương đối,
phản ánh và gắn liền với những điều kiện, hoàn cảnh xã hội cũ. Đây cũng là
tính tất yếu của bất kỳ một tư tưởng truyền thống nào đó. Quan điểm triết

học Mác-Lênin đã chứng minh rằng: tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội,
ý thức xã hội là sự phản ánh tồn tại xã hội, phụ thuộc vào tồn tại xã hội và
do những điều kiện của đời sống vật chất quyết định. Tuy nhiên, xét đến
tính hiện đại của tư tưởng, thì nó lại thường địi hỏi những gì xưa cũ của tư
tưởng trước đây phải bỏ đi, hoặc nếu giữ lại thì cũng khơng thể bảo tồn nó
ở ngun trạng thái cũ, mà phải ln đảm bảo tính kế thừa trong sự phát
triển. Lịch sử phát triển đời sống tinh thần, tư tưởng của xã hội cho thấy,
những quan điểm, lý luận của mỗi thời đại không xuất hiện trên mảnh đất
trống không mà được tạo ra trên cơ sở kế thừa những thành tựu lý luận, tư
tưởng của các thời đại trước. Do vậy, đối với tư tưởng, giữa truyền thống
và hiện đại vừa có sự đối lập, vừa có sự thống nhất với nhau. Truyền thống
làm vai trò chất liệu cho cái hiện đại, hiện đại là cơ sở để truyền thống được
tồn tại. Không đổi mới truyền thống theo sự phát triển xã hội, thì khơng thực
hiện được hiện đại hóa. Ngược lại, khơng hiện đại hóa, thì truyền thống
cũng khơng thể được duy trì, bảo tồn.
Lịch sử phát triển tư tưởng của nhân loại là quá trình diễn ra sự thống
nhất giữa tính liên tục và tính gián đoạn, một sự phủ định biện chứng luôn
được thực hiện nhằm lưu giữ những giá trị truyền thống của quá khứ, đồng
thời, bổ sung vào đó những giá trị sáng tạo mới. Chìa khóa để giải quyết
mối quan hệ giữa truyền thống và hiện đại trong tư tưởng, chính là sự nhận
thức và vận dụng sáng tạo, linh hoạt quy luật kế thừa trong sự phát triển.

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn

14


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

Kế thừa là mối liên hệ giữa những giai đoạn, những nấc thang phát triển

khác nhau, bản chất của mối liên hệ đó là sự bảo tồn những yếu tố tích cực
để thúc đẩy sự vật phát triển. Kế thừa không phải là sự sao chép nguyên si,
mà là sự gạn lọc, chuyển hóa cái cũ thành cái mới cao hơn về chất trên cơ
sở của sự phê phán, kết hợp tính sáng tạo phù hợp với quy luật của hiện
thực khách quan. Kế thừa thực chất là gạch nối liền giữa cái khẳng định và
cái phủ định. V.I.Lênin viết: “Không phải sự phủ định sạch trơn, không phải
sự phủ định không suy nghĩ, không phải sự phủ định hồi nghi, khơng phải
sự do dự, cũng khơng phải sự nghi ngờ là cái đặc trưng và cái bản chất
trong phép biện chứng, dĩ nhiên, phép biện chứng bao hàm trong nó nhân
tố phủ định và thậm chí với tính cách là nhân tố quan trọng của nó – khơng,
mà là sự phủ định coi như là vịng khâu của liên hệ, vòng khâu của sự phát
triển, với sự duy trì cái khẳng định” [87, 245]. Như vậy, bản chất của sự kế
thừa là một mâu thuẫn, nó vừa có quan hệ với cái cũ, nhưng lại vừa có
quan hệ với xu hướng phát triển của cái mới. Trong quá trình của sự phát
triển, “cách tân” thường được xem là một thời điểm đột phá truyền thống
bằng cách phê phán cái cũ, vươn đến cái mới. Qua thời gian, những cái
mới được thử thách, chọn lọc và tích tụ dần trở thành truyền thống của đời
sau. C.Mác khẳng định: “Lịch sử chẳng qua chỉ là sự nối tiếp của những thế
hệ riêng rẽ, trong đó, mỗi thế hệ đều khai thác những vật liệu, những tư bản,
những lực lượng sản xuất do tất cả những thế hệ trước để lại; do đó, mỗi
thế hệ, một mặt tiếp tục cái hoạt động được truyền lại trong những hoàn
cảnh đã hoàn toàn thay đổi; và mặt khác, lại biến đổi hoàn cảnh cũ bằng
một hoạt động hoàn toàn thay đổi” [11, 65].
Trong lĩnh vực tư tưởng, kế thừa là sự biểu hiện thống nhất giữa không
gian và thời gian; phụ thuộc vào những điều kiện lịch sử cụ thể. Do đó, sự
phát triển của tư tưởng không chỉ là sự kế thừa những giá trị tư tưởng mẫu
mực truyền thống, mà còn là lịch sử phát triển tiến bộ các tư tưởng khuôn
mẫu ấy. Hơn thế nữa, sự kế thừa trong tư tưởng không chỉ giới hạn trong
phạm vi một dân tộc, quốc gia, mà có khi cịn là hệ quả của sự tiếp xúc,
giao lưu với những giá trị tư tưởng khác trên thế giới, mang tính nhân loại.


@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn

15


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

Sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại theo đúng nghĩa là biện chứng
trong phát triển, đó là sự kế thừa bao hàm sự chọn lựa, sự lọc bỏ, sự phê
phán, sự tiếp thu, sự nâng cao trong tư tưởng. Hiểu đúng bản chất và ý
nghĩa của tính kế thừa trong sự phát triển, cho phép chúng ta tránh được
sự cực đoan, thái quá trong nhận thức. Tuyệt đối hóa vai trị của sự kế thừa
trong lịch sử xã hội, chiếu theo khuynh hướng này, thì mỗi thế hệ sau chỉ
đơn giản thừa hưởng và sử dụng những thành tựu của các thế hệ trước đó.
Ở đây, sự kế thừa đã bị tước đi ý nghĩa biện chứng và hậu quả là lịch sử
của lồi người nói chung và lĩnh vực tư tưởng nói riêng sẽ dậm chân tại chỗ.
Nhưng, cũng sẽ sai lầm nếu nhấn mạnh yếu tố phê phán, thậm chí khước
từ mọi di sản tư tưởng, cắt đứt mối liên hệ giữa hiện tại và quá khứ. Đây là
cách tiếp cận theo quan điểm hư vô chủ nghĩa, mà thực tế lịch sử đã chứng
minh là sai lầm. Phê phán quan điểm này. V.I.Lênin đã viết: “Văn hóa vơ
sản khơng phải bỗng nhiên mà có, nó khơng phải do những người tự cho
mình là chun gia về văn hóa vơ sản phát minh ra. Đó hồn tồn là điều
ngu ngốc. Văn hóa vơ sản phải là sự phát triển hợp quy luật của tổng số
những kiến thức mà lồi người đã tích lũy được dưới ách thống trị của xã
hội tư bản, xã hội của địa chủ và xã hội của bọn quan liêu” [85, 361]. Như
vậy, sự vận động của lịch sử bao giờ cũng mang tính khách quan, tuy nhiên,
sự lựa chọn truyền thống lại có sự chủ động của nhân tố chủ quan.
Để kết hợp giữa truyền thống và hiện đại mà không tạo ra sự mâu thuẫn,
nhất thiết, cần phải thấy được tính đặc trưng của truyền thống. Giá trị của

truyền thống thể hiện ở những khía cạnh sau: Truyền thống có tính lạc hậu
thường được biểu hiện ở những tư tưởng, tập qn, tâm lý xã hội khơng
cịn phù hợp với thời đại mới. Mặc dù, bản thân truyền thống là sự phản
ánh hoạt động sống trong một thời đại lịch sử với những giá trị nhất định,
nhưng khi thời đại lịch sử ấy đã đi qua thì những giá trị truyền thống đó
cũng khơng phải vì vậy mà biến mất. Trái lại, nó khẳng định một sự tồn tại
dai dẳng và thậm chí trở thành gánh nặng cho xã hội. Tuy nhiên, không
phải mọi truyền thống đã lỗi thời đều khơng cịn giá trị. Xét ở góc độ lợi ích,
khi truyền thống cịn có khả năng thỏa mãn một bộ phận nhu cầu của con
người, thì sự tồn tại của nó là hiển nhiên. Với những truyền thống tưởng

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn

16


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

như không thể sử dụng được nữa, nhưng nếu biết vận dụng, cải tiến thì
cũng có khả năng sử dụng có hiệu quả, như phạm trù “trung”, phạm trù
“hiếu” của Nho giáo chẳng hạn.
Việc lựa chọn yếu tố truyền thống là điều không đơn giản, nhưng lựa
chọn cái hiện đại cũng không dễ dàng. Thực tế hiện đại hóa ở các nước
chứng tỏ rằng, các yếu tố, các giá trị của tư tưởng vẫn mang tính truyền
thống với tính cách là một bộ phận hữu cơ của đời sống tinh thần xã hội
khơng thể xóa bỏ nó. Bởi lẽ, giữa các yếu tố đó và q trình hiện đại hóa có
quan hệ với nhau chặt chẽ. Hiện đại chỉ có thể thực hiện thành cơng trên
nền tảng của sự thay đổi đời sống tinh thần xã hội. Tuy nhiên, hiện đại hóa
khơng thể là sự tự do áp đặt những giá trị tư tưởng nào. Đồng thời, cũng
không phải là sự tùy tiện vứt bỏ truyền thống hay những nội dung của tư

tưởng cũ.
Giữa truyền thống và hiện đại cũng có những mâu thuẫn nhất định. Việc
tiến hành hiện đại hóa theo một xu hướng hay trong một lĩnh vực nào đó,
bao giờ cũng gắn liền với sự xóa bỏ ít nhiều những mặt thuộc về truyền
thống. Mặt khác, để phát triển thì khơng thể duy trì mãi sự ổn định của
truyền thống. Bản thân của cuộc sống hiện đại địi hỏi phải có sự vượt qua,
thậm chí loại bỏ đối với một bộ phận của truyền thống. Có thể nói, q trình
tiến lên hiện đại cũng là quá trình sắp xếp, đánh giá lại và kế thừa có lựa
chọn truyền thống, đồng thời tạo ra động lực mới cho sự phát triển những
giá trị của truyền thống.
Một trong những thách thức của giá trị tư tưởng là giải quyết mối quan hệ
giữa truyền thống và hiện đại. Tư tưởng truyền thống là sự nhận thức, quan
niệm về các giá trị được hình thành từ cuộc sống hiện thực của một dân tộc,
một cộng đồng người nào đó được xã hội công nhận và trao truyền qua
nhiều thế hệ, qua nhiều biến cố của lịch sử. Hiện đại hóa tư tưởng là những
quan niệm, nhận thức về các giá trị tư tưởng nảy sinh cùng với những điều
kiện kinh tế, chính trị trong đời sống xã hội mới. Chính vì vậy, thái độ khơn
ngoan của con người là phải biết kế thừa những giá trị tư tưởng nào và xóa
bỏ những tư tưởng nào. Kinh nghiệm quý báu của cha ơng ta là, việc giữ
gìn những giá trị truyền thống tư tưởng phải luôn đi liền với sự phát triển,

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn

17


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

làm giàu đời sống tinh thần của mình bằng sự “cách tân” những giá trị của
truyền thống, sao cho phù hợp với xu hướng vận động của lịch sử và của

thời đại.
Như vậy, mặc dù có sự đối lập nhau trên phương diện thuật ngữ,
nhưng suy đến cùng, giữa truyền thống và hiện đại trong đời sống
tinh thần – tư tưởng là hai quá trình thống nhất của sự phát triển nối
tiếp, kế thừa nhau: Cái truyền thống là cơ sở của cái hiện đại, còn cái
hiện đại phát triển bổ sung cho cái truyền thống. Không đổi mới
truyền thống theo sự phát triển xã hội thì khơng thực hiện được hiện
đại hóa. Ngược lại, khơng hiện đại hóa thì truyền thống cũng khơng
thể duy trì, bảo tồn.
Trong đời sống tinh thần – tư tưởng, kế thừa là sự biểu hiện thống nhất
giữa không gian và thời gian với những mối liên hệ vào những điều kiện
của lịch sử cụ thể. Tính kế thừa trong tư tưởng khơng chỉ giới hạn trong
phạm vi một dân tộc hay một quốc gia, mà còn là hệ quả của sự tiếp xúc,
giao lưu với những giá trị tư tưởng khác trên thế giới. Vì vậy, quá trình tiến
lên hiện đại, cũng là quá trình sắp xếp, đánh giá lại và kế thừa có lựa chọn
truyền thống, tạo ra động lực mới cho sự phát triển của những giá trị truyền
thống. Hiện đại hóa truyền thống chỉ thành cơng trên cơ sở của sự kế thừa
những vốn quý của giá trị tư tưởng trước đó, dĩ nhiên, khơng thể chỉ bó hẹp
trong phạm vi một dân tộc, một quốc gia, mà đòi hỏi phải vươn xa ra tầm
thế giới, mang tính nhân loại.
1.2. HOÀN CẢNH XÃ HỘI VIỆT NAM CUỐI THẾ KỶ XIX – ĐẦU THẾ KỶ
XX VÀ TIỀN ĐỀ LÝ LUẬN HÌNH THÀNH SỰ KẾT HỢP GIỮA TRUYỀN
THỐNG VÀ HIỆN ĐẠI TRONG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CON
NGƯỜI
1.2.1. Hồn cảnh xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX
Tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung, tư tưởng về con người nói riêng được
hình thành và phát triển trên cơ sở thực tiễn xã hội Việt Nam cuối thế kỷ
XIX – đầu thế kỷ XX. Đó là thời kỳ có nhiều biến động với những chuyển
biến sâu sắc trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội trên thế giới và trong
nước.


@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn

18


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

Vào cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX, chủ nghĩa tư bản chuyển sang một
giai đoạn mới, từ chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh sang giai đoạn chủ
nghĩa đế quốc. Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa,
đứng đầu là Anh, Pháp, Mỹ càng làm tăng thêm nhu cầu về xâm lược thuộc
địa để khai thác các nguồn nguyên vật liệu và làm thị trường tiêu thụ hàng
hóa. Trong khi đó, ở vùng châu Á, đa số các nước chưa thoát ra khỏi chế
độ phong kiến, nhưng lại chứa đựng nhiều tiềm năng to lớn, đã trở thành
mục tiêu xâm lược của các nước đế quốc.
Trong bối cảnh ấy, trước những năm giữa thế kỷ XIX, Việt Nam vẫn còn
là một nước phong kiến độc lập, tự chủ. Nhưng đến năm 1858, đế quốc
Pháp chính thức nổ súng xâm lược và hoàn thành xâm lược vũ trang vào
năm 1897. Sau đó, chúng bắt tay vào việc tiến hành khai thác thuộc địa, và
kể từ đó Việt Nam trở thành một nước thuộc địa nửa phong kiến, chịu sự
tác động trực tiếp bởi chính sách “xâm lược”, “thống trị” và “khai thác” thuộc
địa của thực dân Pháp, làm cho xã hội Việt Nam có nhiều chuyển biến
mạnh mẽ.
Về kinh tế, thực dân Pháp thực hiện chính sách “độc quyền kinh tế”.
Do sự du nhập của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, tình hình
kinh tế Việt Nam có nhiều biến đổi: quan hệ kinh tế nông thôn bị phá
vỡ, hình thành nên những khu đơ thị mới, những trung tâm kinh tế và
tụ điểm dân cư mới. Nhưng, thực dân Pháp khơng du nhập một cách
hồn chỉnh phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa vào nước ta, mà

vẫn duy trì quan hệ kinh tế phong kiến. Chúng kết hợp cả hai phương
thức “bóc lột tư bản” và “bóc lột phong kiến” để thu lợi nhuận siêu
ngạch. Chính vì thế, nền kinh tế Việt Nam ln bị kìm hãm trong vòng
lạc hậu và phụ thuộc nặng nề vào nền kinh tế Pháp.
Về chính trị, chúng thi hành chính sách “chuyên chế”, làm cho nhân
dân Việt Nam mất đi quyền tự do, dân chủ. Bên cạnh đó, để ngăn chặn
tình đồn kết dân tộc, chúng thực hiện chính sách “chia để trị” với
nhiều âm mưu và thủ đoạn thâm độc.
Về văn hóa, chúng thi hành triệt để chính sách “nơ dịch”. Mọi hoạt
động yêu nước của nhân dân ta đều bị cấm đốn, đàn áp. Chúng tìm

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn

19


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

mọi cách bưng bít và ngăn chặn ảnh hưởng của các nền văn hóa tiến
bộ trên thế giới vào Việt Nam và thi hành chính sách “ngu dân” để dễ
bề cai trị.
Về xã hội, sự phân hóa giai cấp ngày càng diễn ra sâu sắc. Bên
cạnh giai cấp địa chủ phong kiến và giai cấp nông dân đã tồn tại từ
trước, chính sách “khai thác thuộc địa” của thực dân Pháp, làm xuất
hiện giai cấp công nhân, giai cấp tiểu tư sản thành thị, giai cấp tư sản
và các tầng lớp khác.
Giai cấp công nhân Việt Nam là hệ quả của chính sách xâm lược và khai
thác thuộc địa của thực dân Pháp. Nhưng, do được sinh ra trên đất nước có
truyền thống yêu nước, nên họ sớm thức tỉnh tinh thần đoàn kết mà dũng
cảm đứng lên đấu tranh chống áp bức, bóc lột bằng nhiều hình thức: phát

động đình cơng, bãi cơng, đấu tranh bằng bạo lực có sự phối hợp với các
phong trào yêu nước… Đây là những hình thức đấu tranh mới chưa từng có
trong lịch sử dân tộc Việt Nam trước đó. Đội ngũ công nhân ngày càng phát
triển về số lượng, tập trung hơn, có tinh thần đồn kết đấu tranh chống kẻ
thù chung. Song, lại chưa có ý thức hệ của giai cấp mình soi đường, chưa
có quan niệm về lợi ích giai cấp, chưa có nguyện vọng để thực hiện lập
trường giai cấp và chưa có nhận thức được vị trí, vai trị của giai cấp mình
đối với tiến trình lịch sử.
Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp bước đầu tạo điều
kiện cho sự ra đời của giai cấp tư sản và tầng lớp tiểu tư sản Việt Nam. Tư
sản Việt Nam phát triển về mọi mặt, nhưng chưa đủ điều kiện để trở thành
một giai cấp độc lập và lại bị thực dân Pháp chèn ép. Cùng với sự xuất hiện
của tầng lớp tư sản là tầng lớp tiểu tư sản. Tầng lớp này có số lượng đông
hơn, họ là những người trung gian giữa người sản xuất và người tiêu dùng.
Cịn tầng lớp cơng chức, trí thức và những người làm dịch vụ… tuy đời
sống của họ có khá hơn cơng nhân và nơng dân lao động, nhưng họ vẫn bị
chèn ép về kinh tế và chính trị, lại thấm sâu nỗi nhục mất nước.
Trong khi đó, nơng dân, thợ thủ cơng lại bị bần cùng hóa bởi chính sách
“một cổ hai trịng” của thực dân và phong kiến.

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn

20


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

Nhìn chung, các giai cấp và tầng lớp ở Việt Nam đều lâm vào tình cảnh
đói khổ, bị chèn ép, bị áp bức và bị bóc lột nặng nề. Từ đó, làm cho xã hội
Việt Nam ở cuối những năm của thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX, có những

chuyển biến mạnh mẽ dẫn đến những mâu thuẫn hết sức sâu sắc và gay
gắt. Đó là, mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp, mâu thuẫn
giữa nông dân với địa chủ, giữa công nhân với tư sản… Tất cả những mâu
thuẫn đó tạo tiền đề dẫn đến các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và giải
phóng giai cấp ngày một mạnh mẽ. Hồ Chí Minh nhận định: “Đằng sau sự
phục tùng tiêu cực, người Đơng Dương giấu một cái gì đang sơi sục, đang
gào thét và sẽ bùng nổ một cách ghê gớm khi thời cơ đến. Bộ phận ưu tú có
nhiệm vụ phải thúc đẩy cho thời cơ đó mau đến” [43, 28].
Việt Nam là một nước nghèo nàn, lạc hậu về kinh tế, nhưng vốn có
truyền thống yêu nước nồng nàn, có tinh thần đấu tranh anh dũng, kiên
cường chống giặc ngoại xâm. Cho nên, nhân dân ta đã phát huy truyền
thống cha anh, đứng lên tập hợp quần chúng đấu tranh chống thực dân
Pháp xâm lược, bảo vệ nền độc lập nước nhà. Phong trào chống Pháp
dưới ngọn cờ Cần Vương do vua Hàm Nghi lãnh đạo, mở đường cho các
phong trào giải phóng dân tộc nổ ra. Nhưng, phong trào Cần Vương bị thất
bại, vì đã khơng tập hợp được quần chúng nơng dân và vì giai cấp địa chủ
phong kiến phần lớn đã đầu hàng thực dân Pháp, lại áp bức bóc lột nhân
dân một cách thậm tệ. Cuộc khởi nghĩa do Hoàng Hoa Thám lãnh đạo cũng
bị thất bại, vì khơng có đường lối rõ ràng nên khơng có sự ủng hộ đơng đảo
của cả nước.
Đầu thế kỷ XX, các tư tưởng tư sản của Lương Khải Siêu, Khang Hữu Vi,
Tôn Dật Tiên và tư tưởng của các nhà Khai sáng Pháp với những khẩu hiệu
hết sức nhân văn được nhân dân Việt Nam tiếp nhận. Những tư tưởng về
“tự do, bình đẳng, bác ái” đã tác động trực tiếp vào các phong trào đấu
tranh giải phóng dân tộc. Sự tác động đó tiếp tục sơi động, dấy thêm tinh
thần giải phóng dân tộc dưới nhiều hình thức, tổ chức và màu sắc khác
nhau. Các phong trào giải phóng dân tộc như: Phong trào Đơng Du (1906 –
1908), phong trào Đông Kinh nghĩa thục (1907), phong trào Duy Tân (1906
-1908) xuất hiện như là những sự kiện tất yếu của lịch sử xã hội Việt Nam.


@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn

21


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

Sự đa dạng của các phong trào giải phóng dân tộc nói lên tính thiết thực,
cấp bách của thực tiễn xã hội Việt Nam đòi hỏi phải được giải quyết. Đó là
quy luật và xu thế tất yếu của sự phát triển xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX.
Sự kìm kẹp của thực dân Pháp cộng với sự khuấy động của xã hội Việt
Nam cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX là tiền đề đi đến sự thiết lập một trật
tự xã hội mới. Nó đang được chuẩn bị về mặt xã hội, chỉ còn việc là gieo
hạt giống tinh thần đến với quần chúng, đến với nhân dân lao động nữa mà
thôi. Nhưng, để gieo hạt giống đó địi hỏi phải có phương pháp. Phương
pháp của Phan Chu Trinh là “khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh”,
phương pháp của Phan Văn Tường là “dụng lý thuyết thâu nhân tâm”,
phương pháp của Phan Bội Châu là “cầu cứu nghĩa cử đồng văn, đồng
chủng; chạy đông chạy tây, dĩ ngoại đột nội” [37, 40]. Có thể nói, phương
pháp và cách thức tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc của các phong
trào đó rất sôi nổi về nội dung, đa dạng và phong phú về hình thức tiến
hành. Song, tất cả các con đường cứu nước đó, cũng khơng thể vượt ra
khỏi phạm vi của các “cuộc cách mạng không đến nơi”. Phong trào Đông
Du, phong trào Duy Tân theo con đường tư sản vừa bùng lên đã bị dập tắt.
Bởi, phương pháp cách mạng của họ có nhược điểm chủ yếu là khơng
nhận thức đúng đắn, đầy đủ về yêu cầu và nhiệm vụ cấp bách của xã hội
Việt Nam cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX đặt ra. Họ chưa được trang bị
phương pháp luận khoa học để nhận thức về sự vận động và phát triển của
xã hội Việt Nam một cách toàn diện.
Như vậy, trước bối cảnh nước mất nhà tan; nhân dân lầm than, đau

khổ, bị áp bức, bị bóc lột nặng nề; con đường đấu tranh giải phóng
dân tộc lại liên tiếp bị thất bại; phương pháp đấu tranh cách mạng lâm
vào tình trạng bế tắt, đã thôi thúc người thanh niên yêu nước Nguyễn
Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước để giải phóng dân tợc, giải
phóng con người. Trải qua cuộc đời hoạt động cách mạng đầy khó
khăn, gian khổ, bằng ý chí và nghị lực phi thường, bằng sự kết hợp
nhuần nhuyễn giữa chủ nghĩa yêu nước chân chính với chủ nghĩa
quốc tế vô sản, tiếp thu, kế thừa và vận dụng sáng tạo Chủ nghĩa MácLênin vào thực tiễn cách mạng Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh, trong

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn

22


×