BÀI GIẢNG VỀ PHƯƠNG PHÁP
LUẬN NGHIÊN CỨU KHOA
HỌC
GS.TSKH. Nguyễn Mạnh Hùng
HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC
2013
M C L CỤ Ụ
•
Bài 1. Đại cương về nghiên cứu khoa học
•
Bài 2. Lý thuyết khoa học
•
Bài 3. Luận điểm khoa học
•
Bài 4. Khẳng định luận điểm khoa học
•
Bài 5. Công trình khoa học
•
Bài 6. Quá trình thực hiện luận văn thạc sĩ
Bài 1.ĐẠI CƯƠNG VỀ NGHIÊN
CỨU KHOA HỌC
•
Khái niệm khoa học và nghiên cứu
khoa học
•
Phân loại nghiên cứu khoa học
•
Sản phẩm của nghiên cứu khoa học
I. KHÁI NIỆM KHOA HỌC VÀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
1.1. Khoa học
•
Khoa học là quá trình nghiên cứu nhằm khám
phá ra những kiến thức mới, học thuyết mới về
tự nhiên và xã hội. Những kiến thức hay học
thuyết mới này, tốt hơn, có thể thay thế dần
những cái cũ, không còn phù hợp. Định nghĩa
về khoa học được chấp nhận phổ biến rằng
khoa học là tri thức tích cực đã được hệ thống
hóa. Phân biệt ra 2 hệ thống tri thức: tri thức
kinh nghiệm và tri thức khoa học.
.
1.1. Khoa học
•
Tri thức kinh nghiệm: là những hiểu biết được tích
lũy trong mối quan hệ giữa con người với con
người và giữa con người với thiên nhiên. Tri thức
kinh nghiệm được con người không ngừng sử
dụng và phát triển trong hoạt động thực tế. Tri
thức kinh nghiệm chưa thật sự đi sâu vào bản
chất của sự vật và mối quan hệ bên trong giữa sự
vật và con người. Vì vậy, tri thức kinh nghiệm chỉ
phát triển đến giới hạn nhất định và là cơ sở cho
sự hình thành tri thức khoa học.
1.1. Khoa học
•
Tri thức khoa học: là những hiểu biết được
tích lũy một cách có hệ thống nhờ hoạt động
NCKH dựa trên kết quả quan sát, thu thập
qua các sự kiện xảy ra ngẫu nhiên trong tự
nhiên, trong hoạt động xã hội và qua những
thí nghiệm đã tích lũy được. Tri thức trong
khoa học là toàn bộ lượng thông tin mà các
nghiên cứu đã tích lũy được
1.2. Nghiên cứu khoa học
•
Nghiên cứu khoa học là một họat động
tìm kiếm, xem xét, điều tra, thử nghiệm
để phát hiện ra những cái mới về bản
chất sự vật, về thế giới tự nhiên và xã hội,
hoặc để sáng tạo phương pháp và
phương tiện kỹ thuật mới cao hơn, giá trị
hơn.
1.2. Nghiên cứu khoa học
•
Giả thuyết khoa học. Nghiên cứu khoa học là
một loại hoạt động đặc biệt: là công việc tìm
kiếm những điều chưa biết và hoàn toàn không
thể hình dung được chính xác kết quả dự kiến,
là sự tìm tòi, khám phá một thế giới chưa được
biết đến. Do vậy, trong NCKH người nghiên cứu
đưa ra các nhận định sơ bộ về kết quả nghiên
cứu gọi là giả thuyết nghiên cứu hay giả thuyết
khoa học.
1.2. Nghiên cứu khoa học
•
Luận điểm khoa học là một hệ thống các
luận cứ để chứng minh hoặc bác bỏ giả
thuyết khoa học. Một luận điểm khoa
học phải được công bố trước cộng đồng
khoa học và thường gọi chung là công
trình khoa học.
II. PHÂN LOẠI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
2.1. Phân loại khoa học
•
PLKH là sắp xếp các KH một hệ thống trên cơ sở
các dấu hiệu đặc trưng bản chất của chúng và trên
các nguyên tắc nhất định.
•
Chẳng hạn, các lĩnh vực KH có thể được chia
thành hai nhóm: khoa học tự nhiên-nghiên cứu
các hiện tượng tự nhiên (kể cả đời sống sinh học)
và khoa học xã hội-nghiên cứu hành vi con người
và xã hội.
2.1. Phân loại khoa học
•
Ở Việt nam các lĩnh vực nghiên cứu khoa học và công nghệ được phân loại
như sau: 1.Khoa học tự nhiên ,2.Khoa học kỹ thuật và công nghệ, 3. Khoa
học y, dược, 4. Khoa học nông nghiệp, 5. Khoa học xã hội, 6. Khoa học
nhân văn (Quyết định số 37/QĐ-BKHCN ngày 14/01/2009 của Bộ
KH&CN đính chính Quyết định 12/2008/QĐ-BKHCN).Mỗi lĩnh vực nà lại
được phân nhánh thành các chuyên ngành hẹp.
•
. PLCKH có ý nghĩa quan trọng trong việc tổ chức và quản lí các hoạt động
khoa học; nghiên cứu, giảng dạy, thông tin, thư viện, v.v.
2.2. Phân loại các giai đoạn nghiên cứu
•
Nghiên cứu cơ bản (Fundamental
Research): khám phá quy luật và tạo ra lý
thuyết mới, gồm hai loại: NCCB thuần
túy (pure) và NCCB định hướng
(oriented).
•
NCCB thuần túy: nghiên cứu về bản chất
sự vật để nâng cao nhận thức, chưa có
hoặc chưa bàn đến ứng dụng.
2.2. Phân loại các giai đoạn nghiên cứu
•
NCCB định hướng: đã được dự kiến trước
mục đích ứng dụng, bao gồm nghiên cứu
nền tảng (background research) và nghiên
cứu chuyên đề (thematic research). NC
nền tảng là NC về quy luật tổng thể của
một hệ thống sự vật. NC chuyên đề là NC
về một hiện tượng đặt biệt của sự vật.
2.2. Phân loại các giai đoạn nghiên cứu
•
Nghiên cứu ứng dụng (Applied Research):
Trên cơ sở NC cơ bản, NC ứng dụng có vai trò
sáng tạo các nguyên lý và giải pháp mới áp
dụng vào sản xuất đời sống.
- Giải pháp: công nghệ, vật liệu, về tổ chức và
quản lý…
- Kết quả của NC ứng dụng thì chưa thể ứng
dụng được.
2.2. Phân loại các giai đoạn nghiên cứu
•
Nghiên cứu triển khai (Experimental Development): Trên cơ sở
NC ứng dụng, NC triển khai sẽ chế tác các hình mẫu với những
tham số khả thi. Bao gồm ba giai đoạn:
- Giai đoạn tạo mẫu là thực nghiệm tạo ra sản phẩm, chưa quan
tâm đến qui trình sản xuất và qui mô áp dụng.
- Giai đoạn tạo công nghệ là tìm kiếm và thử nghiệm công nghệ để
sản xuất ra sản phẩm theo mẫu.
- Giai đoạn sản xuất thử là kiểm chứng độ tin cậy của công nghệ
trên quy mô nhỏ.
III. SẢN PHẨM NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
3.1. Khái niệm chung. Sản phẩm của NCKH
là các thông tin, bao gồm:
•
Luận điểm hay luận đề là điều cần chứng
minh trong khoa học. Luận điểm là một
phán đoán mà tính chân xác của nó cần
được chứng minh. Luận điểm của tác giả
được chứng minh hoặc bác bỏ đều khẳng
định có tồn tại hay không bản chất nêu
trong giả thiết. Luận điểm trả lời câu hỏi
cần chứng minh điều gì?
3.1. Khái niệm chung.
•
Luận cứ là bằng chứng đưa ra để chứng minh
luận điểm, được xây dựng từ những thông tin
qua tài liệu, quan sát, thực nghiệm, gồm hai
loại. Một là luận cứ lý thuyết: các luận điểm KH
đã được chứng minh, các tiên đề, định luật,
định lý v.v. Hai là luận cứ thực tiễn: thu được
từ thực tiễn, thực nghiệm, phỏng vấn, điều tra
hoặc từ các công trình trước. Luận cứ trả lời
câu hỏi: chứng minh bằng cái gì?
3.2. Sản phẩm đặc biệt.
•
Phát minh. Phát hiện ra các quy luật, tính chất hoặc hiện
tượng của thế giới vật chất tồn tại một cách khách quan mà
trước đó chưa ai biết, nhờ đó làm thay đổi cơ bản nhận thức
con người.
•
Phát hiện. Sự nhận ra những vật thể, những quy luật xã hội
đang tồn tại một cách khách quan.
•
Sáng chế. Loại thành tựu trong kĩnh vực khoa học và công
nghệ. Các giải pháp kỹ thuật mang tính mới về nguyên lý kỹ
thuật, tính sáng tạo và áp dụng được.
3.3. Vật mang thông tin.
Các phương tiện trung gian để tiếp xúc được thông tin KH:
•
Vật mang vật lý. Sách báo , băng âm, băng hình. Đặc biệt
tạp chí khoa học.
•
Vật mang công nghệ. Vật dụng được sản xuất cho ta hiểu
được những thông tin về nguyên lý vận hành, công nghệ và
vật liệu chế tạo ra nó. Ta chỉ có thể cảm nhận và hiểu được
các thông tin liên quan đến vật phẩm này.
•
Vật mang xã hội. Một người hoặc một nhóm người cùng
chia sẻ một quan điểm khoa học, cùng theo một trường phái
khoa học, cùng nuôi dưỡng một ý tưởng khoa học hoặc một
bí quyết công nghệ.
BÀI TẬP
•
1.1. Đưa ra một cách phân loại khoa học
khác cách phân loại đã học.
•
1.2. Anh (chị) đang theo học lĩnh vực
NCKH nào? Vì sao?
•
1.3. Cho ví dụ và phân biệt ba loại: Phát
minh, phát hiện và sáng chế.
Bài 2. LÝ THUYẾT KHOA HỌC
•
Lý thuyết khoa học là gì?
•
Các bộ phận hợp thành lý thuyết
khoa học.
•
Sự phát triển của lý thuyết khoa học.
I. Khái niệm về lý thuyết khoa học
1.1. Khái niệm
•
Hệ thống các ý tưởng giải thích sự vật hay
một hệ thống luận điểm khoa học về đối
tượng nghiên cứu của khoa học.
•
Hình thức phát triển cao nhất của tri thức
khoa học, cho ta hình ảnh hoàn chỉnh và hệ
thống về các mối quan hệ cơ bản của các đối
tượng và hiện tượng trong một lĩnh vực hiện
thực đang được nghiên cứu.
1.1. Khái niệm
•
Sự tập hợp những quy luật nền tảng và những
khái niệm cơ bản về một lĩnh vực nào đó thành
một hệ thống thống nhất, nhờ đó có thể khái
quát hoá, hệ thống hoá, giải thích và cả tiên
đoán các sự kiện và hiện tượng trong phạm vi
lĩnh vực hiện thực đó.
•
1.2. Ví dụ. Chúng ta đưa ra hai ví dụ nhằm hình
thành khái niệm thế nào là một lý thuyết khoa
học.
VD 1: Hình học Euclid
Hình học Euclid dựa trên cơ sở công nhận, không cần chứng minh hệ
thống 5 tiên đề sau:
•
Hai điểm bất kỳ không trùng nhau xác định duy nhất một đường
thẳng đó.
•
Ba điểm bất kỳ không thẳng hàng xác định duy nhất một mặt phẳng.
•
Nếu có ít nhất hai điểm khác nhau của một đường thẳng mà cùng
thuộc về một mặt phẳng thì mọi điểm của đường thẳng đó đều
thuộc về mặt phẳng đó.
•
Nếu hai mặt phẳng có một điểm chung thì chúng ít nhất còn có một
điểm chung nữa.
•
Từ một điểm ngoài một đường thẳng, có thể kẻ được duy nhất một
đường thẳng song song với đường thẳng đó.
Chân dung Euclid của Justus van Ghent vào thế kỉ 15
Sinh khoảng
330 TCN
Nơi cư trú Alexandria
, Ai Cập
Quốc tịch
Hy Lạp
Ngành
Toán học
Nổi tiếng vì
Hình học Eu
clid