Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

0126 nghiên cứu xây dựng qui trình phân tích thành phần glucocorticoid có trong các loại mỹ phẩm lưu hành tại tpcần thơ bằng phương pháp hpl

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.86 MB, 61 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ

ĐẶNG HỒNG BỬU

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HĨA HỌC
TRONG CAO ETHYLACETAT Ở pH 4-5
CỦA NHÂN TRẦN TÍA
(Adenosma bracteosum Bonati - Scrophulariaceae)

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ ĐẠI HỌC

CẦN THƠ - 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ

ĐẶNG HỒNG BỬU

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HĨA HỌC
TRONG CAO ETHYLACETAT Ở pH 4-5
CỦA NHÂN TRẦN TÍA
(Adenosma bracteosum Bonati - Scrophulariaceae)


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ ĐẠI HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
ThS. THẠCH TRẦN MINH UYÊN

CẦN THƠ - 2015


LỜI CẢM ƠN
Con cảm ơn cha, cảm ơn mẹ đã sinh thành, ni con khơn lớn, dù biết bao khó nhọc
vẫn hy sinh cho con, để con được như ngày hơm nay.
Trong q trình thực hiện đề tài em đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, tạo điều kiện
của nhà trường, của ban chủ nhiệm khoa, đặc biệt là tập thể các thầy cô, các anh chị
trong bộ môn Dược Liệu: cô Nguyễn Ngọc Quỳnh, cô Thạch Trần Minh Uyên,
thầy Lê Thanh Vĩnh Tuyên, cô Nguyễn Thị Trang Đài, chị Nguyễn Vũ
Phương Lan, chị Ngô Thị Kim Hương.
Em xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến cơ Nguyễn Ngọc Quỳnh và cô Thạch Trần
Minh Uyên đã trực tiếp hướng dẫn và tận tình chỉ bảo để em hồn thành tốt
luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn các bạn trong nhóm làm đề tài, các anh chị lớp Dược khóa 35
và các em lớp Dược khố 37 đã nhiệt tình giúp đỡ, động viên và khích lệ tơi trong
suốt quá trình thực hiện luận văn.


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan tất cả những kết quả trong luận văn này là trung thực, hoàn toàn
của riêng tôi và chưa từng được công bố trong bất kỳ cơng trình nào.
Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2015
Sinh viên ký tên



i

MỤC LỤC
Trang
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC ....................................................................................................................i
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT ..................................................... iii
DANH MỤC BẢNG VÀ SƠ ĐỒ ..............................................................................iv
DANH MỤC HÌNH .................................................................................................... v
ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................................. 1
Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU .......................................................................... 3
1.1. THỰC VẬT HỌC ................................................................................................ 3
1.1.1. Chi Adenosma ................................................................................................... 3
1.1.1.2. Đặc điểm thực vật chi Adenosma .................................................................. 3
1.1.2. Nhân trần tía ...................................................................................................... 5
1.2. THÀNH PHẦN HÓA HỌC ................................................................................. 8
1.2.1. Tinh dầu ............................................................................................................ 8
1.2.2. Flavonoid........................................................................................................... 9
1.2.3. Các thành phần khác ....................................................................................... 10
1.3. TÁC DỤNG VÀ CƠNG DỤNG CỦA NHÂN TRẦN TÍA .............................. 10
1.3.1. Tác dụng sinh học ........................................................................................... 11
1.3.2. Công dụng ....................................................................................................... 12
Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................. 14
2.1. NGUN LIỆU, DUNG MƠI, HĨA CHẤT, TRANG THIẾT BỊ .................. 14
2.1.1. Ngun liệu ..................................................................................................... 14
2.1.2. Dung mơi, hóa chất ......................................................................................... 14
2.1.3. Trang thiết bị ................................................................................................... 14



ii

2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................................................................... 15
2.2.1. Chiết xuất và phân tích thành phần hố học cao EA Nhân trần tía ................ 15
2.2.2. Phân lập, tinh chế ............................................................................................ 19
2.2.3. Xác định cấu trúc ............................................................................................ 21
Chương 3 KẾT QUẢ ................................................................................................ 23
3.1 CHIẾT XUẤT ..................................................................................................... 23
3.1. PHÂN TÍCH THÀNH PHẦN HĨA HỌC CAO E ........................................... 23
3.1.1 Kết quả phân tích sơ bộ thành phần hóa học cao E ......................................... 23
3.1.2. Định tính xác định flavonoid trong Nhân trần tía bằng phản ứng hóa học .... 24
3.3 PHÂN LẬP VÀ XÁC ĐỊNH CẤU TRÚC ......................................................... 25
3.3.1. Phân lập ........................................................................................................... 25
3.3.2 Khảo sát cấu trúc các chất phân lập được ........................................................ 34
Chương 4 BÀN LUẬN ............................................................................................. 37
4.1. CHIẾT XUẤT .................................................................................................... 37
4.2. PHÂN TÍCH THÀNH PHẦN HÓA HỌC ........................................................ 38
4.3 PHÂN LẬP VÀ XÁC ĐỊNH CẤU TRÚC ......................................................... 39
4.3.1 Phân lập các hợp chất bằng sắc ký cột cổ điển ................................................ 39
4.3.2 Khảo sát cấu trúc một số chất phân lập được................................................... 41
KẾT LUẬN ............................................................................................................... 45
KIẾN NGHỊ .............................................................................................................. 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


iii


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
Ý nghĩa

Chữ viết tắt

Từ gốc

Ac

Acetone

Bz

Benzen

Cf

Chloroform

EA

Ethyl acetate

IR

Infrared

MeOH

Methanol


nBA

n-Butyl acetate

NMR

Nuclear magnetic resonance

PE

Petroleum ether

TT

Thuốc thử

CC

Classic column

SKLM

Sắc ký lớp mỏng

UV

Ultra violet

Tử ngoại


VS

Vanillin - sulfuric acid

Thuốc thử Vanillin Sulfuric

(Phổ) hồng ngoại

Cộng hưởng từ hạt nhân

Sắc ký cột cổ điển


iv

DANH MỤC BẢNG VÀ SƠ ĐỒ
Trang
Bảng 2. Tóm tắt các phản ứng định tính thành phần hóa học của cao E .................. 17
Bảng 3.1 Kết quả phân tích thành phần hóa học cao E ............................................. 23
Bảng 3.2 Kết quả định tính xác định flavonoid trong cao E ..................................... 24
Bảng 3.3 Các hệ dung môi khảo sát cho sắc ký cột cao E ....................................... 25
Bảng 3.4 Kết quả các phân đoạn từ sắc ký cột cao E ............................................... 26
Bảng 3.5 Các hệ dung môi khảo sát cho sắc ký cột phân đoạn C1.2 ........................ 27
Bảng 3.6 Kết quả các phân đoạn từ sắc ký cột C2 .................................................... 28
Bảng 3.7 Các hệ dung môi khảo sát cho sắc ký cột phân đoạn C1.6 ........................ 30
Bảng 3.8 Kết quả các phân đoạn từ sắc ký cột C3 .................................................... 31
Bảng 3.9 Dữ liệu phổ 1H- NMR của B1 ................................................................... 35
Bảng 3.10 Dữ liệu phổ 1H- NMR của B2 ................................................................. 36
Bảng 4 Đỉnh hấp thu B3 khi thêm thuốc thử ............................................................ 42

Sơ đồ 2. Quy trình chiết xuất dược liệu từ Nhân trần tía .......................................... 16


v

DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 1.1 Nhân trần, Adenosma glutinosum (L) Druce .............................................. 4
Hình 1.2 Bồ bồ, Adenosma captitatum Benth ............................................................ 5
Hình 1.3 Cây mang hoa Nhân trần tía ........................................................................ 6
Hình 1.4 Đặc điểm hình thái của A. brateosum Bonati ............................................. 6
Hình 1.5 Thân (1) và hoa khô (2) của Nhân trần tía .................................................. 7
Hình 1.6 Cấu tạo cơng thức hóa học một số hợp chất trong tinh dầu Nhân trần tía .. 8
Hình 1.7 Cơng thức cấu tạo một số flavonoid trong nhân trần tía ........................... 10
Hình 1.8 Cơng thức cấu tạo một số hợp chất triterpen trong Nhân trần tía ............. 11
Hình 3.1 Sắc ký lớp mỏng các phân đoạn từ sắc ký cột cao E ................................ 27
Hình 3.2 Sắc ký lớp mỏng các phân đoạn từ sắc ký cột C2 ..................................... 29
Hình 3.3 Kết tinh B1 ................................................................................................ 29
Hình 3.4 Sắc ký đồ B1 triển khai trên ba hệ dung mơi khác nhau........................... 30
Hình 3.5 Sắc ký lớp mỏng các phân đoạn từ sắc ký cột C3 ..................................... 32
Hình 3.6 Kết tinh B2 ................................................................................................ 32
Hình 3.7 Sắc ký đồ B2 triển khai trên ba hệ dung mơi khác nhau........................... 33
Hình 3.8 Chất tinh khiết B3 ..................................................................................... 33
Hình 3.9 Sắc ký đồ B3 triển khai trên ba hệ dung môi khác nhau........................... 34
Hinh 4.1 Phổ UV của B3.......................................................................................... 42


1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Bệnh gan mật là một bệnh khá phổ biến nhưng lại diễn tiến âm thầm và gây ra những
hậu quả nguy hiểm lâu dài. Theo tổ chức y tế thế giới (WHO) ước tính có khoảng 2
tỉ người nhiễm viêm gan B, trong đó hơn 360 triệu người bị nhiễm viêm gan B mãn
tính. [37]. Có khoảng một triệu ca tử vong mỗi năm trên thế giới do biến chứng của
viêm gan B như xơ gan, ung thư gan, chưa kể số người bị nhiễm viêm gan A, C và
những bệnh lý khác về gan. Trong đó các nước châu Á – Thái Bình Dương có trên
75% tổng số người mắc viêm gan do virus B trên toàn cầu [34]. Ở Việt Nam ước tính
có khoảng 8,6 triệu người nhiễm virus viêm gan B, trong đó tỷ lệ nhiễm virus viêm
gan B mạn tính khoảng 8,8% ở phụ nữ và 12,3% ở nam giới [39].
Hiện nay, theo xu hướng chung của nền y học hiện đại là hướng về thuốc có
nguồn gốc tự nhiên, các loại thuốc chữa bệnh gan mật xuất phát từ dược liệu
hiện đang rất được quan tâm nghiên cứu. Theo kinh nghiệm dân gian, một số
cây thuốc đã được dùng trong điều trị và bước đầu cho thấy có hiệu quả tốt. Trong
đó, Nhân trần tía (Adenosma bracteosum Bonati) là dược liệu từ lâu được sử dụng để
hỗ trợ điều trị các bệnh như vàng da, viêm gan,.. cho thấy có hiệu quả tốt. Trên thị
trường cũng đã có một số chế phẩm đơng dược nguồn gốc từ Nhân trần tía nhưng đa
số chưa có tiêu chuẩn cụ thể. Các nghiên cứu trước đây về Adenosma bracteosum tại
Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung chủ yếu về tác dụng dược lý, chưa có
nhiều nghiên cứu về thành phần hóa học.
Chính vì lý do đó, đề tài "Nghiên cứu thành phần hóa học trong cao ethylacetat ở
pH 4-5 của Nhân trần tía (Adenosma bracteosum Bonati - Scrophulariaceae)"
được tiến hành với các mục tiêu cụ thể:
1. Nghiên cứu sơ bộ thành phần hóa học từ cao ethylacetat ở pH 4-5 của dược
liệu Nhân trần tía.
2. Chiết xuất và phân lập một số hợp chất tinh khiết từ cao ethylacetat ở pH 4-5.
3. Khảo sát cấu trúc chất phân lập được.
Ý nghĩa đề tài:


2


1. Từ kết quả khảo sát sơ bộ thành phần hóa học cao ethylacetat ở pH 4-5 của
Nhân trần tía, sẽ định hướng phương pháp chiết xuất, phân lập các hợp chất
tinh khiết và giúp khẳng định thêm thành phần hố học của Nhân trần tía.
2. Phân lập các hợp chất hóa học từ Nhân trần tía, xác định cấu trúc các
hợp chất phân lập được, góp phần bổ sung thêm vào thành phần hóa học của
các nghiên cứu về Nhân trần tía đã được thực hiện trước đây.


3

Chương 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. THỰC VẬT HỌC
1.1.1. Chi Adenosma
1.1.1.1. Vị trí của chi Adenosma trong giới thực vật
Phân loại theo hệ thống phân loại thực vật có hoa của A.L.Takhtajan (1987) [29]
nhưng lược bỏ cấp phân bộ và không phân thành liên bộ thì chi Adenosma và Nhân
trần tía có vị trí phân loại như sau:
Giới Thực vật (Plantae)
Phân giới Thực vật bậc cao (Cormobionta)
Ngành Ngọc lan (Magnoliophyta)
Lớp Ngọc lan (Magnoliopsida)
Phân lớp Hoa mơi (Lamiidae)
Bộ Hoa mõm sói (Scrophulariales)
Họ Hoa mõm sói (Scrophulariaceae)
Chi Adenosma
Lồi Nhân trần tía (Adenosma bracteosum Bonati)
1.1.1.2. Đặc điểm thực vật chi Adenosma

Chi Adenosma là những cây cỏ mọc hàng năm hay lâu năm, thường có mùi thơm. Lá
đơn, mọc đối, có cuống hay khơng, có mép nhăn [7]
Hoa đơn độc ở nách lá hoặc mọc thành chùm có lá hoặc là cụm hoa dạng đầu hay
bông. Hai lá bắc con dạng sợi nằm ngay dưới đài. Đài có 5 lá đài khơng đều, 3 cái
ngồi lớn hơn có hình ngọn giáo rộng tới hình tim hay hình trứng, 2 cái ở trong có


4

hình dải hay ngọn giáo. Tràng hình trụ, có 2 mơi, mơi trên (ở ngồi) hình bầu dục tới
trịn, ngun hay lõm; mơi dưới (ở trong) có 3 thùy. Nhị 4, khơng thị, 2 trội; bao
phấn 2 ơ rời nhau, trong cả 4 nhị chỉ có 2 nhị sinh sản; vịi dạng sợi, đầu nhụy
dạng đấu [7].
Quả nang có hình trứng, hình nón hay bầu dục, thon hẹp nhiều ở đỉnh, có 2 rãnh, mở
cắt vách hay mở ơ bởi 4 van; hạt nhiều, nhỏ, hình bầu dục hay hình trụ ngắn; vỏ có
vân mạng [7].
1.1.1.3. Phân bố của chi Adenosma
Chi Adenosma có khoảng 15 lồi ở vùng nhiệt đới Đông Nam Á, Nam Á,
Trung Quốc và Australia. Ở khu vực Đơng Dương: Việt Nam có 7 lồi, Lào có 8 lồi
và Campuchia có 6 lồi [30].Trong các lồi thuộc chi Adenosma, y học cổ truyền Việt
Nam hay dùng 3 loài:
Nhân trần, Adenosma glutinosum (L.) Druce hay Adenosma caeruleum R. Br.
Phân bố tập trung nhiều ở các tỉnh vùng núi phía Bắc như: Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc
Cạn, Thái Nguyên, Bắc Giang, Tuyên Quang, Hà Giang, Yên Bái, Lào Cai, Lai Châu,
Sơn La và Hịa Bình. Gần đây cũng tìm thấy ở Quảng Nam, Quảng Ngãi,
Thừa Thiên Huế [30].

Hình 1.1. Nhân trần, Adenosma glutinosum (L.) Druce.



5

Bồ bồ, Adenosma capitatum Benth. hay Adenosma indianum (Lour) Merr. thường
gặp từ Thái Nguyên, Quảng Ninh, Bắc Giang, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Tây vào tới
Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu và Bình Dương [7].

Hình 1.2. Bồ bồ, Adenosma capitatum Benth.
Nhân trần tía, Adenosma bracteosum Bonati thường gặp ở các tỉnh như: Tây Ninh,
Bình Dương, khu vực Vũng Tàu, đảo Phú Quốc và Cơn Đảo. Có tài liệu cịn ghi nhận
ở cả KonTum, Đắc Lắc. Cây cũng phân bố khá phổ biến ở Lào và Campuchia [30].
1.1.2. Nhân trần tía
Họ: Hoa Mõm sói Scrophulariaceae.
Tên khoa học: Adenosma bracteosum Bonati.
Tên gọi khác: Nhân trần Tây Ninh, Nhân trần cái, Tuyến hương lá hoa [29],
Nhân trần nhiều lá bắc [18].
1.1.2.1. Đặc điểm hình thái
Nhân trần tía thuộc loại cây thân thảo, cao 30-40 cm. Thân hình trụ, phân cành từ
gốc, phần ngọn có 4 cánh. Cành mọc tỏa ngang hay đứng thẳng. Lá mọc đối, hình


6

mác thuôn, dài khoảng 2 cm, rộng 7 mm, không cuống, gốc gần như ơm thân, ngun
hoặc có răng cưa tròn, gân lá rõ [29].
Cụm hoa mọc ở đầu cành thành bông dày đặc, dài 1,5 - 3 cm, tổng bao gồm những
lá bắc dạng lá, hình tim, đầu nhọn, mép ngun, có lơng thơ dạng mi; đài có 5 răng
khơng đều, 3 răng ngồi rộng, 2 răng trong hẹp; tràng có ống hình trụ chia 2 mơi, mơi
trên bằng đầu, chia đôi, môi dưới dài bằng môi trên chia 3 thùy gần bằng nhau; nhị
có 1 ơ; bầu nhẵn.Quả nang, hình trứng thn, thắt lại ở đầu, nằm gọn trong đài
tồn tại [29].


Hình 1.3. Cây mang hoa của Nhân trần tía.
1. Cây mang hoa.
2. Lá.
3. Hoa.
4. Lá đài.
5. Đài hoa.
6. Quả.
Hình 1.4. Đặc điểm hình thái của A. bracteosum Bonati.


7

Cây mọc vào tháng 5 (mùa mưa) ra hoa tháng 10 đến tháng 1 năm sau, tàn lụi tháng
1 - 2. Hạt từ nang rụng xuống, mùa mưa lại mọc lên [18]. Dược liệu có mùi thơm nồng,
vị cay mát và hơi đắng [17].

1

2
Hình 1.5. Thân (1) và hoa khơ (2) của Nhân trần tía.

1.1.2.2. Phân bố, sinh thái và thu hái
Trong số 3 loài thuộc chi Adenosma được sử dụng làm thuốc ở Việt Nam,
lồi Nhân trần tía có phạm vi phân bố hạn chế [29].
Nhân trần tía chỉ gặp vào thời gian từ giữa mùa mưa đến đầu mùa khơ hàng năm. Cây
ưa sáng, ưa ẩm và có thể chịu được khô hạn sau khi đã ra hoa, kết quả. Cây thường
mọc thành đám có khi tới hàng ngàn mét vuông trên những bãi đất bằng dưới chân
đồi, trong thung lũng hay những đám ruộng cao mới bỏ hoang. Nơi mọc thường là
đất pha cát và hơi chua. Ở những nơi đất bị rửa trôi mạnh, nghèo dinh dưỡng, cây cao

khơng q 15 cm đã thấy có hoa quả. Sau khi quả già, toàn cây tàn lụi.
với loài Bồ bồ và Nhân trần, Nhân trần tía có vịng đời ngắn hơn, chỉ tồn tại
3,5-4 tháng, mức độ khai thác và sử dụng cũng ít hơn [29].
Thu hái lúc cây đang ra hoa, phơi hay sấy ở 40 – 50οC đến khô. Bộ phận dùng thường là:
thân, cành mang lá, hoa đã phơi hay sấy khô [29]


8

1.2. THÀNH PHẦN HĨA HỌC
1.2.1. Tinh dầu
Nhân trần tía có 0,25% tinh dầu, màu vàng, tỉ trọng 0,890, chỉ số khúc xạ 1,496. Bằng
kỹ thuật sắc ký khí, cho thấy tinh dầu Nhân trần tía có cineol 18% [18], carvacrol (A)
34,0%, methyl carvacrol (B) 18,9% và -bisabolen (C) 16,7% [33].
Khảo sát Nhân trần tía khi cây đang ra hoa (tháng 11, 12) ở Tây Ninh, tinh dầu có
hàm lượng 0,6%. Tinh dầu màu vàng nhạt, mùi cay nồng, thoảng mùi ascaridol. Ba
thành phần chính trong tinh dầu được xác định là:
- Carvacrol

M = 150

Hàm lượng: 27%

- Carvacrol methyl ether

M = 164

Hàm lượng: 28%

- β-bisabolen


M = 204

Hàm lượng: 30,4%

Trong đó, carvacrol là chất có tác dụng diệt khuẩn đứng hàng đầu trong những
hợp chất của tinh dầu [34]. Ngoài ra trong tinh dầu của Nhân trần tía cịn có các thành
phần: -terpinen, caryophyllen, humulen, carvacrol metyl ether, carvacrol,
-bisabolen. Dựa vào phương pháp định tính điểm chỉ bằng GC và HPLC có thể phân
biệt được nguồn gốc Nhân trần tía trong cùng lồi [23].

Hình 1.6. Cấu tạo hóa học của một số hợp chất trong tinh dầu Nhân trần tía.


9

1.2.2. Flavonoid
Năm 1999, Nguyễn Minh Đức và cộng sự đã phân lập được Scutellarin [13]. Các
nghiên cứu gần đây cũng đã phân lập được một số flavonoid đa phần có khung cơ
bản là flavon và flavon 8-O-glycosid.
HOOC

OH

O

HO
HO

O


O

OH
HO
OH

O

Scutellarin [12]
3'
1

8

H3CO

OH

4'

2'

R1

O

7

2


5'

R3

6'
6

H3CO

4

3

5

R2

O

Hợp chất hóa học

R1

R2

R3

8, 4′-dihydroxy-6, 7, 3′-trimethoxy-flavon [14]


OH

H

OCH3

H

OH

OCH3

5,4′-dihydroxy-6,7,8,3′-tetramethoxy flavon [10]

OCH3

OH

OCH3

5,4′-dihydroxy-6,7,8,-trimethoxy flavon [10]

OCH3

OH

H

Cirsilinenol [19]


R1
OH
4''

5''

1''
3''

O
R2

2''

3'

OH O
OH 7

8

4'

2'

OH

1

O


5'

2
6'

6

4

3

5

OH

O

Hợp chất hóa học

R1

R2

COOCH3

OH

Isoscutellarein 8-O-β-glucopyranosid 3′′-methyl ether [1]


CH2OH

OCH3

Isoscutellarein 8-O-β-glucuropyranosid [9]

COOH

OH

Isoscutellarein 8-O-β-glucopyranosid [10]

CH2OH

OH

4′, 5, 7-trihydroxy flavon-8-O-glucuronid-6′′-methyl ester [28]


10

HOOC

HO

O

O

OH


OH

O

OH
OH

O

O

O

HO
HO

O

OH

O
COOH

HO

OH

O


Biflavon với cấu trúc Isoscutellarein 8-O-β-D-glucuropyranosid [25]
Hình 1.7. Cơng thức hóa học một số flavonoid trong Nhân trần tía
1.2.3. Các thành phần khác
Ngoài thành phần tinh dầu và flavonoid Nhân trần tía cịn có những thành phần khác
như bracteosid A, bracteosid B, bracteosid C [13] và các hợp chất triterpenoid như
stigmasterol (I), acid betulinic (K) và 3-O-β-D-glucopyranosid 6′-otyl sitoterol
(L)[22].
29
24
23
19

18
20

29
28
1

21

30

26
25
25

17

11


20
22

13

26

14

1

3

3

15

9

O

5

7

27

HO


5
HO

23

24

K

I

H
H

H
H
O

H

HO
H
H

OH

17

28
2


HO

22

27

9
8

11

19
13

H

O

Hình 1.8. Cấu trúc các hợp chấtLtriterpenoid trong Nhân trần tía.
1.3. TÁC DỤNG VÀ CƠNG DỤNG CỦA NHÂN TRẦN TÍA


11

1.3.1. Tác dụng sinh học
1.3.1.1. Tác dụng trên gan
Bệnh viện Chợ Quán thành phố Hồ Chí Minh đã dùng Nhân trần tía chữa hơn 4000
trường hợp viêm gan virus có kết quả tốt, bệnh viện Y học dân tộc tỉnh Tây Ninh
chữa xơ gan cổ trướng cho gần 100 bệnh nhân, thấy khỏi 24%, khá và tốt 46,6% [26].

Công thức phối hợp cao Diệp hạ châu (100 mg), cao Nhân trần tía (80 mg), cao Rau
má (40 mg) và cao Nghệ (30 mg) ở liều 0,5-1g/kg không những ức chế sự tăng hàm
lượng MDA ở các mô tế bào gan bị tổn thương mà còn làm giảm sự tăng hoạt độ các
transaminase GOT và GPT trong tổn thương gan do CCl4 gây ra [12].
Năm 2006, Dương Thị Mộng Ngọc nghiên cứu tác dụng bảo vệ gan của cao phối hợp
từ Nhân trần Tây Ninh và Đinh lăng. Kết quả cho thấy ở cả 3 thử nghiệm gây tổn
thương gan bằng ethanol, CCl4 và ethanol kết hợp với CCl4, cao phối hợp ở liều 0,58
g/kg thể trọng đều thể hiện tác động bảo vệ gan thông qua việc ức chế phản ứng
peroxyd hoá lipid, làm giảm hàm lượng MDA [21].
1.3.1.2 Tác dụng tăng tiết mật
Thí nghiệm trên chuột lang thấy dịch chiết Nhân trần tía làm tăng tiết mật 24,7%
so với lơ đối chứng [30].
1.3.1.3. Tác dụng chống viêm
Nhân trần tía chứa hàm lượng carvacrol rất cao (27%). Đây là một chất có tác dụng
như chất ức chế COX-II, giống thuốc kháng viêm nonsteroid (ibuprofen) [36].
Năm 1975, khi nghiên cứu tác dụng dược lý của Nhân trần, Bồ bồ và Nhân trần tía
đã kết luận: Nhân trần và Bồ bồ đều có tác dụng chống viêm trên cả 3 mơ hình
thử nghiệm (mơ hình phủ kaolin, mơ hình u hạt, mơ hình teo tuyến ức) [18].


12

1.3.1.4 Tác dụng chống oxy hố
Nhóm các tác giả thuộc đại học Shahid Beheshti của khoa y trường Đại học Tehran,
Iran đã chứng minh thymol và carvarol có tác dụng nâng cao nhận thức trong hai mơ
hình chuột mất trí nhớ [31].
Năm 2010, một nghiên cứu sàng lọc hoạt tính chống oxy hố của 56 dược liệu.
Hoạt tính chống oxy hóa (in vitro) được đánh giá bằng bốn phương pháp: FRAP,
MDA, sàng lọc khả năng loại gốc tự do DPPH và xác định khả năng ức chế enzym
xanthin oxidase. So sánh với các dược liệu khác thì Nhân trần tía có các trị số

rất cao ở cả bốn phương pháp thử nghiệm. Tác giả kết luận cao chiết Nhân trần tía có
hoạt tính chống oxy hóa rất mạnh và là một trong những dược liệu có hoạt tính mạnh
nhất so với 56 loài dược liệu nghiên cứu [15].
1.3.1.5 Tác dụng kháng khuẩn
Thành phần carvacrol trong tinh dầu Nhân trần tía đã được chứng minh có tác dụng
kháng khuẩn mạnh [35].
1.3.1.6. Độc tính
Tồn cây chặt nhỏ phơi khơ, chiết cồn 40%, rồi cô cách thủy đến dịch đậm đặc. Cho
chuột nhắt trắng uống với liều tính ra dược liệu khơ là 300mg/kg, chuột không chết [29].
1.3.2. Công dụng
Nhân trần vị đắng, tính bình, hơi hàn vào kinh bàng quang. Có tác dụng thanh nhiệt,
lợi thấp, dùng chữa thân thể nóng, da vàng, tiểu tiện không tốt [18]. Từ năm 1977,
một số bệnh viện ở Việt Nam đã dùng Nhân trần tía chữa viêm gan virus và xơ gan
có hiệu quả.
Trong dân gian, Nhân trần thường dùng cho phụ nữ sau khi sinh nở để giúp cho
ăn ngon cơm, chóng phục hồi cơ thể. Còn dùng làm thuốc chữa sốt, ra mồ hôi,
thông tiểu tiện, chữa bệnh vàng da, bệnh gan [18].


13

Protecliv sản phẩm được bào chế từ dịch chiết toàn phần của tảo Spirulina platensis
và Adenosma bracteosum, khi dùng qua đường uống ở dạng hỗn dịch với liều
hằng ngày 250 và 500mg/kg trọng lượng cơ thể trong một tuần, được chứng minh có
hiệu quả trong việc phịng ngừa nhiễm độc gan gây ra do INH + RIF [16].


14

Chương 2


ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. NGUYÊN LIỆU, DUNG MƠI, HĨA CHẤT, TRANG THIẾT BỊ
2.1.1. Ngun liệu
Tồn cây trên mặt đất của Nhân trần tía (mua ở Khoa Dược, Bệnh viện Y học
cổ truyền Cần Thơ), mẫu khô lưu tại LBM. Dược liệu - Dược cổ truyền - Thực vật,
Khoa Dược, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ, năm 2014. Dược liệu được xay thành
bột thô (9 kg), được bảo quản trong bao kín, tránh mối mọt, ẩm mốc.
2.1.2. Dung mơi, hóa chất
Ethanol 96%: Loại dùng cho thực phẩm.
Các dung môi hữu cơ: Ether dầu hỏa (PE), diclomethan (CH2Cl2), chloroform
(CHCl3), ethyl acetat (EA), n-butyl acetat (nBA), n-butanol (nBuOH), methanol
(MeOH), aceton (Ac), dimethyl sulfoxid (DMSO).
Thuốc thử: Thuốc thử VS gồm vanilin 1% trong cồn 96% pha chung với H2SO4 5%
trong cồn tuyệt đối (tỉ lệ 1:1); thuốc thử FeCl3 5% trong cồn 96%.
Các hóa chất khác: Nước cất, HCl, H2SO4, acid formic (HCOOH), acid acetic
(CH3COOH), NaOH, KOH, bột Mg, Na2CO3, Na2SO4 khan.
Các hóa chất và thuốc thử khác thơng dụng trong phịng thí nghiệm.
2.1.3. Trang thiết bị
Phần thực nghiệm của đề tài sử dụng các máy móc, thiết bị chủ yếu tại LBM.
Dược liệu - Dược cổ truyền - Thực vật, Khoa Dược, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ:
- Máy cô quay chân không Rotavapor 05 basic IKA.
- Tủ sấy Memmert.
- Bếp cách thủy Memmert.


15

- Bếp khuấy từ.
- Cân kỹ thuật Ohaus Voyager Pro, P = 0,01 g, max = 210 g.

- Cân phân tích Pioneer, P = 0,1 mg, max = 210 g.
- Đèn UV 254/365 nm Spectroline ENF - 240C/FE.
- Các thiết bị thơng dụng khác trong phịng thí nghiệm.
Ngồi ra, cịn sử dụng các thiết bị sau:
 Máy quang phổ UV-Vis Jasco v - 730, Liên bộ môn Dược liệu - Dược cổ truyền Thực vật, Trường Đại Học Y Dược Cần Thơ.
 Máy đo phổ hồng ngoại Bruker Alpha T, Bộ mơn Hố Dược, Trường Đại Học
Y Dược Cần Thơ.
 Máy đo phổ NMR AVANCE 500 (Bruker), Viện Hoá học, Viện Khoa học và Công
nghệ Việt Nam, Hà Nội.
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Chiết xuất và phân tích thành phần hố học cao EA Nhân trần tía
2.2.1.1. Chiết xuất
Quy trình chiết xuất dược liệu Nhân trần tía được thực hiện qua các bước sau:
Bước 1: Dược liệu (9 kg) ngấm kiệt với ethanol 50%.
Bước 2: Dịch chiết ethanol thu được, loại dung môi bằng cách cô dưới áp suất giảm
thu được dịch nước (B) và cắn (A) tách ra trong lúc cơ dịch chiết.
Bước 3: Cắn (B) được hịa trong NaOH 10% được dịch nước kiềm (D) và cắn (C).
Bước 4: Dịch nước (D) được acid hóa đến pH 1-2, chiết phân bố lỏng – lỏng đến kiệt
bằng dung môi EA thu được dịch chiết EA và dịch nước acid (D’).
Bước 5: Dịch nước acid (D’), được điều chỉnh về pH 4-5 bằng NaOH 10%, chiết phân
bố lỏng – lỏng đến kiệt bằng dung môi EA thu được dịch chiết EA và dịch nước (D’’).
Bước 6: Dịch EA pH 4-5 cô áp suất giảm được cao EA (E).


16

Quy trình chiết xuất dược liệu Nhân trần tía được tóm tắt ở Sơ đồ 2.
Bột dược liệu (5 kg)
Chiết với ethanol 50%


Dịch chiết cồn
Cô áp suất giảm

Dịch nước (B)

Tủa (A)
Hịa tan trong NaOH
5%

Dịch nước kiềm (D)

Cắn (C)

Acid hóa pH 1-2

Dịch nước aicd (D’)
Điều chỉnh pH 4-5

Dịch nước (D’’)

Chiết phân bố với EA

Dịch EA pH 1-2

Chiết phân bố với EA

Dịch EA pH 4-5
Cô áp suất giảm

Cao EA pH 4-5 (E)

Sơ đồ 2. Quy trình chiết xuất dược liệu Nhân trần tía.


×