BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ
TRẦN THỊ TRÚC ĐÀO
NGHIÊN CỨU VIỆC SỬ DỤNG THUỐC CHO
BỆNH NHÂN HỘI CHỨNG VÀNH CẤP ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ
TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG CẦN THƠ VÀ
BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ CẦN THƠ
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ ĐẠI HỌC
CẦN THƠ-NĂM 2015
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ
TRẦN THỊ TRÚC ĐÀO
NGHIÊN CỨU VIỆC SỬ DỤNG THUỐC CHO
BỆNH NHÂN HỘI CHỨNG VÀNH CẤP ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ
TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG CẦN THƠ VÀ
BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ CẦN THƠ
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ ĐẠI HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
ThS. LÊ KIM KHÁNH
BS.CK2. PHẠM THANH PHONG
CẦN THƠ-NĂM 2015
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian nghiên cứu vừa qua, em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm giúp
đỡ về chun mơn lẫn tinh thần của Thầy Cơ, gia đình và bạn bè.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến:
- Phòng Đào tạo Trường Đại học Y Dược Cần Thơ, Bộ môn Dược lý – Dược Lâm
Sàng và quý Thầy cơ trong khoa Dược.
- Ban giám đốc, Phịng kế hoạch tổng hợp Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ
và Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ, BS.CK2. Phạm Thanh Phong và
BS.CK2. Phạm Thị Kim Hoa.
- Đặc biệt, em xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến ThS. Lê Kim Khánh và ThS. Nguyễn
Thắng đã hết lòng hướng dẫn, truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm cho em trong suốt
quá trình thực hiện đề tài.
- Cuối cùng em xin cảm ơn gia đình và tất cả bạn bè đã ln ủng hộ, động viên,
giúp đỡ để em có thể hồn thành tốt nhiệm vụ của mình trong suốt năm năm học
tại trường.
Trần Thị Trúc Đào
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan cơng trình nghiên cứu này do chính tơi thực hiện dưới sự
hướng dẫn của ThS. Lê Kim Khánh, BS.CK2. Phạm Thanh Phong và ThS. Nguyễn
Thắng. Các số liệu trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chưa được công bố ở
các nghiên cứu khác hay trên bất kỳ phương tiện truyền thông nào. Tơi xin chịu
hồn tồn trách nhiệm về kết quả nghiên cứu trong Luận văn tốt nghiệp của mình.
Sinh viên thực hiện
Trần Thị Trúc Đào
i
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC .............................................................................................................................i
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT........................................................................................... iii
DANH MỤC BẢNG .......................................................................................................... iv
DANH MỤC HÌNH ............................................................................................................ v
ĐẶT VẤN ĐỀ .....................................................................................................................1
Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU.................................................................................3
1.1. Đặc điểm dịch tễ học ................................................................................................3
1.2. Đặc điểm hội chứng vành cấp .................................................................................3
1.3. Điều trị hội chứng vành cấp.....................................................................................9
1.4. Việc sử dụng thuốc theo hướng dẫn điều trị....................................................... 16
1.5. Yếu tố ảnh hưởng sử dụng thuốc theo hướng dẫn điều trị................................ 18
1.6. Yếu tố tiên lượng tử vong và tái nhập viện trong 30 ngày ............................... 20
Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................... 22
2.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................ 22
2.2. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................... 22
2.3. Đạo đức nghiên cứu ............................................................................................... 29
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU........................................................................... 30
3.1. Sơ đồ chọn mẫu ...................................................................................................... 30
3.2. Đặc điểm bệnh nhân .............................................................................................. 31
3.3. Đặc điểm sử dụng thuốc theo hướng dẫn điều trị .............................................. 33
3.4. Nguyên nhân, tỷ lệ tái nhập viện và tử vong trong 30 ngày sau xuất viện ..... 34
3.5. Yếu tố ảnh hưởng việc sử dụng thuốc theo hướng dẫn điều trị ....................... 35
3.6. Các yếu tố ảnh hưởng biến cố tái nhập viện và tử vong trong 30 ngày .......... 37
Chương 4 BÀN LUẬN .................................................................................................... 38
4.1. Đặc điểm bệnh nhân HCVC ................................................................................. 38
ii
4.2. Việc sử dụng thuốc theo hướng dẫn điều trị....................................................... 41
4.3. Yếu tố ảnh hưởng sử dụng thuốc theo hướng dẫn điều trị................................ 47
4.4. Tỷ lệ tái nhập viện và tử vong trong 30 ngày sau xuất viện ............................. 50
4.5. Yếu tố ảnh hưởng tái nhập viện và tử vong trong 30 ngày sau xuất viện....... 50
KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 54
KIẾN NGHỊ ...................................................................................................................... 55
iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
Nghĩa tiếng Anh
Nghĩa tiếng Việt
ACEI
Angiotensin converting
Thuốc ức chế men chuyển
enzyme inhibitor
APA
Anti-platelet agent
Thuốc chống kết tập tiểu cầu
ARB
Angiotensin II receptor
Thuốc chẹn thụ thể angiotensin II
blocker
ASA
Aspirin
Aspirin
BB
Beta blocker
Thuốc chẹn thụ thể beta giao cảm
CABG
Coronary artery bypass graft
Phẫu thuật bắc cầu nối chủ-vành
PCI
Percutaneous coronary
Can thiệp mạch vành qua da
intervention
WHO
World Health Organization
Tổ chức y tế thế giới
CCĐ
Chống chỉ định
CTMV
Can thiệp mạch vành
ĐTNKƠĐ
Đau thắt ngực khơng ổn định
ĐMV
Động mạch vành
HCVC
Hội chứng vành cấp
NMCT
Nhồi máu cơ tim
XVĐM
Xơ vữa động mạch
iv
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Biện pháp điều trị không dùng thuốc đối với bệnh nhân sau xuất viện .. 15
Bảng 2.1. Các chỉ số kê đơn điều trị hội chứng vành cấp 24 giờ đầu nhập viện và
khi xuất viện ...................................................................................................................... 24
Bảng 2.2. Chống chỉ định của các thuốc/nhóm thuốc điều trị hội chứng vành cấp 27
Bảng 3.1. Phân bố bệnh nhân theo thông tin ban đầu lúc nhập viện ......................... 31
Bảng 3.2. Phân bố bệnh nhân theo yếu tố nguy cơ, bệnh lý kèm theo và chẩn đoán
khi xuất viện ...................................................................................................................... 32
Bảng 3.3. Sử dụng thuốc theo hướng dẫn điều trị trong 24 giờ đầu nhập viện ........ 33
Bảng 3.4. Sử dụng thuốc theo hướng dẫn điều trị khi xuất viện ................................ 34
Bảng 3.5. Tỷ lệ tái nhập viện và tử vong trong 30 ngày sau xuất viện...................... 35
Bảng 3.6. Các yếu tố ảnh hưởng việc sử dụng thuốc theo hướng dẫn điều trị trong
24 giờ đầu khi nhập viện.................................................................................................. 36
Bảng 3.7. Các yếu tố ảnh hưởng việc sử dụng thuốc theo hướng dẫn điều trị khi
xuất viện............................................................................................................................. 36
Bảng 3.8. Các yếu tố ảnh hưởng đến biến cố tái nhập viện và tử vong trong 30 ngày
sau xuất viện...................................................................................................................... 37
v
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Chẩn đốn hội chứng vành cấp.........................................................................7
Hình 3.1. Sơ đồ chọn mẫu nghiên cứu........................................................................... 30
Hình 3.2. Nguyên nhân của biến cố tái nhập viện và tử vong trong 30 ngày ............35
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo báo cáo của Tổ Chức Y Tế Thế Giới năm 2010, bệnh khơng lây nhiễm
có xu hướng gia tăng, là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu thế giới. Năm 2008,
ước tính có 17,3 triệu bệnh nhân tử vong do bệnh tim mạch (chiếm gần một nửa
trường hợp tử vong do bệnh không lây nhiễm) [4]. Trong đó, bệnh mạch vành,
đặc biệt là hội chứng vành cấp là một trong những nguyên nhân gây tử vong cao
nhất [44]. Ở Việt Nam, trong thời gian gần đây, tỷ lệ nhồi máu cơ tim cấp ngày
càng có khuynh hướng tăng lên rõ rệt. Mặc dù có nhiều tiến bộ trong chẩn đoán và
điều trị nhưng nhồi máu cơ tim cấp vẫn là một loại bệnh nặng, diễn biến phức tạp,
có nhiều biến chứng nguy hiểm ln đe dọa tính mạng người bệnh [7]. Vì vậy, phân
tầng nguy cơ sớm và có chiến lược điều trị đúng đắn là vơ cùng quan trọng.
Trong điều trị hội chứng vành cấp, muốn đạt được hiệu quả điều trị tối ưu, vấn
đề thời gian để tái thông động mạch vành là tối quan trọng [44], [51]. Do vậy, người
thầy thuốc phải nhanh chóng đưa ra biện pháp điều trị thích hợp, đặc biệt trong 24
giờ đầu nhập viện của bệnh nhân. Bên cạnh đó, điều trị phịng ngừa là một phần
quan trọng giúp giảm gánh nặng bệnh tật [14]. Các thuốc/nhóm thuốc chính được sử
dụng trong 24 giờ đầu nhập viện và khi xuất viện bao gồm aspirin, thuốc chẹn thụ
thể beta giao cảm, thuốc ức chế men chuyển hoặc thuốc chẹn thụ thể angiotensin II,
thuốc điều trị rối loạn lipid máu. Việc sử dụng riêng biệt từng thuốc giúp giảm các
biến cố mạch máu khoảng 25% và giảm được từ 2/3 đến 3/4 khi kết hợp hợp lý các
thuốc này trong điều trị [6], [32].
Hội Tim Mạch Học Châu Âu, Hội Tim Mạch Học Hoa Kỳ cũng như Hội Tim
Mạch Học Việt Nam đã xây dựng và công bố các hướng dẫn điều trị hội chứng
vành cấp nhằm hỗ trợ các bác sĩ trong quá trình ra quyết định điều trị. Tuy nhiên, sử
dụng thuốc hợp lý là một thử thách không đơn giản với thầy thuốc. Nhiều nghiên
cứu cho thấy việc sử dụng thuốc theo các hướng dẫn này vẫn chưa được tối ưu [10],
[12], [15]. Thế giới đã có nhiều nghiên cứu về tình hình sử dụng thuốc theo hướng
dẫn điều trị hội chứng vành cấp nhưng Việt Nam vẫn cịn rất ít các nghiên cứu về
2
vấn đề này. Vì vậy, chúng tơi tiến hành đề tài “Nghiên cứu việc sử dụng thuốc
cho bệnh nhân hội chứng vành cấp điều trị nội trú tại bệnh viện Đa khoa
Trung ương Cần Thơ và bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ” với các
mục tiêu cụ thể sau:
1) Khảo sát việc điều trị bằng thuốc dựa vào các hướng dẫn điều trị và thông tin
kê đơn.
2) Khảo sát tỷ lệ tái nhập viện và tỷ lệ tử vong do tất cả các nguyên nhân
trong 30 ngày sau xuất viện.
3) Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến việc kê đơn của bác sĩ theo hướng dẫn
điều trị và biến cố tử vong, tái nhập viện.
3
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Đặc điểm dịch tễ học
Dịch tễ học nhồi máu cơ tim (NMCT) khác nhau ở từng nước và khu vực.
Tại Mỹ, theo báo cáo năm 2014 của Hội Tim Mạch Học Hoa Kỳ, tỷ lệ mới mắc
NMCT hàng năm là 515.000 trường hợp và có 205.000 trường hợp NMCT tái phát.
Những trường hợp NMCT lần đầu có độ tuổi trung bình là 64,9 ở nam giới và 72,3
ở nữ giới [30]. Tại Châu Âu, cứ mỗi 6 nam giới và mỗi 7 nữ giới lại có 1 người bị
tử vong do NMCT [8]. Tại Anh, năm 2010, tỷ lệ tử vong do NMCT trên 100.000
dân là 39,2 ở nam giới và 17,7 ở nữ giới. Mỗi năm có khoảng 3 triệu ca tử vong do
NMCT và đột quỵ ở châu Á và khu vực Thái Bình Dương. Ở Trung Quốc, tỷ lệ tử
vong do bệnh mạch vành là 100/100.000 ở nam giới và 69/100.000 ở nữ giới [8].
Khơng chỉ là ngun nhân chính dẫn đến tử vong và tình trạng thương tật-mất sức
lao động ở các nước phát triển, hiện nay, bệnh mạch vành đang có xu hướng gia
tăng nhanh chóng và làm thay đổi mơ hình bệnh tật ở các nước đang phát triển [7].
Ở Châu Phi, bệnh tim thiếu máu cục bộ chiếm 25% tỷ lệ tử vong toàn bộ [8].
Tại Việt Nam, theo số liệu thống kê được báo cáo tại hội thảo “Những vấn đề
cập nhật trong điều trị bệnh động mạch vành cấp” năm 2013, 16,3% dân số
(trên 25 tuổi) ở miền Bắc bị bệnh tim mạch, đứng đầu là bệnh mạch vành. Bệnh làm
giảm chất lượng cuộc sống, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh,
thậm chí gây tử vong nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời (trong số những
bệnh nhân bị NMCT có khoảng 10% bệnh nhân bị tử vong) [6].
1.2. Đặc điểm hội chứng vành cấp
1.2.1. Định nghĩa
Thuật ngữ hội chứng vành cấp (HCVC) được sử dụng để mô tả tất cả những
bệnh nhân có biểu hiện thiếu máu cơ tim cấp tính, trong đó bao gồm những bệnh
nhân NMCT có ST chênh lên, NMCT không ST chênh lên và đau thắt ngực khơng
ổn định (ĐTNKƠĐ) [4]. NMCT có ST chênh lên được xác định bằng các triệu
4
chứng đặc trưng của thiếu máu cơ tim cục bộ kết hợp với sự tăng lên liên tục của
đoạn ST trên điện tâm đồ và sự giải phóng các enzym của tế bào cơ tim bị hoại tử
[44]. ĐTNKÔĐ và NMCT không ST chênh lên được xác định bởi sự chênh xuống
đoạn ST hoặc sự đảo sóng T trên điện tâm đồ và/hoặc chỉ dấu sinh học của sự hoại
tử tế bào cơ tim (như troponin) dương tính trong trường hợp khơng có ST chênh lên
và biểu hiện lâm sàng thích hợp (đau ngực hoặc tương đương đau thắt ngực) [14].
ĐTNKƠĐ và NMCT khơng ST chênh lên khác biệt nhau chủ yếu về mức độ thiếu
máu có nặng đến mức gây tổn thương cơ tim vùng xa và giải phóng ra các enzym
của tế bào cơ tim mà có thể định lượng được hay khơng [4].
1.2.2. Cơ chế bệnh sinh
ĐTNKƠĐ và NMCT không ST chênh lên gây ra bởi sự nứt vỡ của mảng xơ
vữa và từ đó gây ra một loạt các hậu quả làm giảm đáng kể và đột ngột dòng máu
chảy trong lòng ĐMV gây ra triệu chứng lâm sàng. Những tình trạng này đã gây ra
sự mất cân bằng giữa cung và cầu của oxy cơ tim.
Ngày nay, người ta đã hiểu biết rõ hơn về cơ chế bệnh sinh của ĐTNKƠĐ và
NMCT khơng ST chênh lên, trong đó có 5 nhóm cơ chế bệnh sinh chính: (1) vì sự
nứt ra của các mảng xơ vữa nên có sự lộ ra của lớp dưới nội mạc với điện tích khác
dấu nên khởi phát q trình ngưng kết tập tiểu cầu và hình thành huyết khối, đây là
cơ chế thường gặp nhất; (2) cản trở về mặt cơ học (co thắt ĐMV hoặc do co mạch);
(3) lấp tắc dần về mặt cơ học: do sự tiến triển dần dần của mảng xơ vữa hoặc tái hẹp
sau can thiệp ĐMV; (4) do viêm hoặc có thể liên quan đến nhiễm trùng;
(5) ĐTNKÔĐ thứ phát: do tăng nhu cầu oxy cơ tim ở các bệnh nhân đã có hẹp sẵn
ĐMV, ví dụ như sốt, nhịp tim nhanh, cường giáp… làm cho cung không đủ cầu ở
những bệnh nhân này dẫn đến bệnh cảnh đau thắt ngực nhanh chóng [4].
NMCT có ST chênh lên có cơ chế bệnh sinh gần như tương tự ĐTNKƠĐ và
NMCT khơng ST chênh lên nhưng thường là có huyết khối gây tắc kéo dài [1].
1.2.3. Yếu tố nguy cơ
Xơ vữa động mạch (XVĐM) là kết quả của sự tương tác đa yếu tố.
Thông thường, các yếu tố nền tảng về gien đóng vai trị đáp ứng với các yếu tố gây
5
xơ vữa và tạo sự nhạy cảm của thành mạch với các kích thích gây ra xơ vữa,
cịn các yếu tố mơi trường có thể ảnh hưởng đáng kể đến tốc độ tiến triển của bệnh
(phát triển mảng xơ vữa) [6].
Các yếu tố nguy cơ này có thể chia thành 2 nhóm. Nhóm yếu tố nguy cơ
khơng thể điều chỉnh được gồm: tuổi, tuổi mãn kinh, giới, tiền sử gia đình
bệnh ĐMV. Nhóm yếu tố nguy cơ có thể điều chỉnh được gồm hút thuốc lá, rối loạn
lipid máu, ít hoạt động thể lực, tăng huyết áp, đái tháo đường, tình trạng viêm/
nhiễm trùng, đặc biệt tăng C-reactive protein (CRP) và tăng fibrinogen, tăng
homocystein máu, sử dụng thức uống có cồn [3], [4].
1.2.3.1. Tuổi
Tuổi là một yếu tố nguy cơ cao của bệnh ĐMV. Sự phát triển của XVĐM tăng
đáng kể theo tuổi, bất kể giới tính và chủng tộc. Hầu hết các biến cố tim mạch mới
xuất hiện ở tuổi trên 65, nhất là ở phụ nữ và tỷ lệ tử vong do bệnh ĐMV tăng theo
quy luật lũy thừa theo tuổi ở đối tượng người già [3], [7].
1.2.3.2. Giới
Cả hai giới đều có các yếu tố nguy cơ tim mạch như nhau nhưng nam giới lại
phát triển bệnh ĐMV sớm hơn nữ giới 10-15 năm. Estrogen là yếu tố có tác dụng
bảo vệ, chống lại bệnh ĐMV ở giai đoạn chưa mãn kinh [3], [7].
1.2.3.3. Tiền sử gia đình bệnh động mạch vành
Tiền sử gia đình có người mắc bệnh ĐMV là một trong những nguy cơ
dẫn đến bệnh ĐMV. Nguy cơ cao nhất khi người thân là nam giới mắc bệnh trước
tuổi 55, nữ giới mắc bệnh trước tuổi 65 [3].
1.2.3.4. Hút thuốc lá
Hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ của bệnh mạch vành, hiệp đồng với các yếu tố
nguy cơ khác góp phần vào phát triển xơ vữa động mạch, tăng nguy cơ bệnh mạch
vành ở cả 2 giới [6].
1.2.3.5. Rối loạn lipid máu
Tăng LDL-C là yếu tố nguy cơ chính của bệnh ĐMV. Mức cholesterol tồn
phần và LDL-C càng cao thì nguy cơ bị XVĐM càng cao [3], [7].
6
1.2.3.6. Tăng huyết áp
Tăng huyết áp (THA) thúc đẩy XVĐM phụ thuộc cholesterol một cách trực
tiếp bằng cách tăng áp suất máu. Thành phần chính của áp lực động mạch gồm phần
áp lực ổn định (huyết áp trung bình) và phần áp lực theo nhịp (áp lực mạch đập hiệu áp). Khi độ cứng của thành động mạch lớn tăng ở lứa tuổi trung và cao niên
thì áp lực tâm thu tăng theo và áp lực tâm trương giảm đi dẫn đến tăng áp lực
mạch đập. Áp lực mạch đập là yếu tố tiên đoán nguy cơ bệnh ĐMV tốt hơn cả huyết
áp tâm thu và huyết áp tâm trương, với sự xơ cứng động mạch lớn theo tuổi có thể
là yếu tố nguy cơ bệnh ĐMV ở đối tượng người cao tuổi [6], [7].
1.2.3.7. Đái tháo đường
Đái tháo đường là yếu tố nguy cơ chính phụ thuộc vào giới tính, bệnh nhân đái
tháo đường là nữ giới có nguy cơ bệnh mạch vành cao hơn so với nam giới.
Các dữ liệu mới đây cho thấy các mảng xơ vữa của bệnh nhân đái tháo đường
là tương tự như mảng xơ vữa của bệnh nhân không đái tháo đường nhưng về mặt
chẩn đốn hình ảnh và giải phẫu bệnh của mạch máu thì sang thương của bệnh nhân
đái tháo đường lan tỏa hơn và ở cả phần xa của động mạch hơn [3], [7].
Đái tháo đường thúc đẩy XVĐM, thúc đẩy các biến chứng tắc mạch do huyết
khối, tăng hoạt hóa tiểu cầu và fibrinogen trong máu. Rối loạn chức năng nội mạc
cũng thường gặp ở bệnh nhân đái tháo đường [3].
1.2.3.8. Tình trạng viêm/nhiễm trùng
Tình trạng viêm nhưng khơng nhất thiết là có tình trạng nhiễm trùng mạn tính,
đóng một vai trò quan trọng trong sự khởi đầu và tiến triển của XVĐM [3].
1.2.3.9. Tăng homocystein máu
Có sự liên quan giữa tăng nồng độ homocystein máu và mức độ lan rộng của
bệnh lý động mạch cảnh, ĐMV, động mạch chủ và động mạch ngoại biên [3].
Tóm lại, XVĐM là một bệnh đa yếu tố và rất phức tạp. Cholesterol ở một mức
độ nào đó trong máu sẽ gây XVĐM, nhưng nếu chỉ một yếu tố cholesterol thì khơng
là điều kiện đủ để phát triển sang thương XVĐM gây triệu chứng. Bản thân các yếu
7
tố nguy cơ như là hút thuốc lá, THA… không phải là yếu tố gây XVĐM, nhưng
chúng thúc đẩy sự phát triển sang thương xơ vữa gây tắc nghẽn [7].
1.2.4. Chẩn đoán
Việc chẩn đoán HCVC cần dựa vào triệu chứng đau ngực, sự thay đổi trên
điện tâm đồ 12 chuyển đạo. Ngồi ra, các phương pháp chẩn đốn dựa vào hình ảnh
cũng được sử dụng để loại trừ hoặc chẩn đốn phân biệt [32]. Các bước chẩn đốn
HCVC được trình bày trong hình 1.1.
Đau ngực
Nhập viện
Chẩn đốn
sơ bộ
Điện tâm đồ
Hội chứng vành cấp
ST chênh lên
dai dẳng
Sinh hóa
Chẩn đốn
xác định
NMCT có ST
chênh lên
Bất thường
ST/T
Điện tâm đồ
bình thường
Troponin tăng
Troponin bình
thường
NMCT khơng
ST chênh lên
ĐTNKƠĐ
Hình 1.1. Chẩn đốn hội chứng vành cấp
1.2.4.1. Biểu hiện lâm sàng
ĐTNKƠĐ và NMCT khơng ST chênh lên bao gồm các biểu hiện như đau thắt
ngực xảy ra khi nghỉ ngơi (thường kéo dài > 20 phút), đau thắt ngực mới xuất hiện
(nặng từ mức II hoặc mức III phân độ đau thắt ngực theo phân loại của Hội Tim
Mạch Học Canada), đau thắt ngực gia tăng (nặng hơn và thường xuyên hơn ở những
bệnh nhân đau ngực trước đó, gia tăng ít nhất một mức theo phân độ của Hội Tim
8
Mạch Học Canada và tới mức III trở lên), đau thắt ngực sau NMCT. Một số bệnh
nhân có thể trải qua triệu chứng khó thở, vã mồ hơi và lo lắng [4], [32].
NMCT cấp có triệu chứng đầu tiên thường là đau ngực dữ dội, đột ngột.
Cơn đau thường lan tỏa đến cổ, hàm, lưng, vai hoặc tay trái. Một số đối tượng
(đặc biệt ở người cao tuổi, phụ nữ hoặc bệnh nhân có kèm đái tháo đường) biểu
hiển các triệu chứng khơng điển hình (buồn nơn, nơn, khó thở, mệt mỏi, đánh trống
ngực hoặc ngất) và trải qua cơn nhồi máu im lặng. Những bệnh nhân này thường ít
được điều trị tái tưới máu và thuốc theo hướng dẫn điều trị. Nhận biết được những
triệu chứng khơng điển hình và tiếp cận chụp động mạch cấp tính để chẩn đốn sớm
có thể cải thiện kết quả trong nhóm có nguy cơ cao này [22], [32].
1.2.4.2. Các tiêu chuẩn cận lâm sàng chẩn đoán hội chứng vành cấp
Điện tâm đồ
Điện tâm đồ rất quan trọng để hỗ trợ cho lâm sàng trong việc xác định bệnh
ĐMV, nó cịn cung cấp các thông tin giúp cho việc tiên lượng. Cần ghi điện tâm đồ
12 chuyển đạo ngay tức khắc (trong vòng 10 phút) ở các bệnh nhân tiếp tục đau
ngực và làm càng sớm càng tốt đối với bệnh nhân có đau ngực kiểu vành nhưng đã
hết đau ở thời điểm khám xét [4], [32]. Có nhiều trường hợp bệnh nhân bị
ĐTNKƠĐ mà khơng có thay đổi trên điện tâm đồ. Do vậy, khi điện tâm đồ khơng
có thay đổi đoạn ST cũng không loại trừ được bệnh [4].
Các chỉ dấu sinh học của hoại tử cơ tim
Các dấu ấn sinh học của tim đóng vai trị quan trọng trong việc xác định có
hay khơng có hoại tử tế bào cơ tim. Ngoài ra, kiểm tra các dấu ấn sinh học liên tục
có thể được sử dụng như một thăm dị khơng xâm lấn đánh giá sự tái tưới máu của
ĐMV gây nhồi máu sau khi dùng thuốc tiêu sợi huyết ở các bệnh nhân không được
chụp ĐMV trong vòng 24 giờ đầu. Các dấu ấn sinh học của tim cũng có giá trị trong
ước lượng kích thước vùng nhồi máu và cung cấp các thơng tin có giá trị để tiên
lượng bệnh [4].
Troponin đặc hiệu cho tế bào cơ tim, khơng có trong máu của người bình
thường và có độ nhạy cao hơn so với các men truyền thống như CK, CK-MB,
9
myoglobin nên troponin được ưu tiên sử dụng trong chẩn đốn các bệnh nhân
ĐTNKƠĐ và NMCT khơng ST chênh lên [4], [32]. Ngược lại, các bệnh nhân
NMCT cấp có đoạn ST chênh lên được chẩn đoán chủ yếu dựa trên điện tâm đồ 12
chuyển đạo. CK-MB thường được sử dụng để đánh giá tái NMCT hoặc kết quả tái
tưới máu cơ tim hơn là chẩn đoán NMCT. Sự tái tăng lên của các dấu ấn sinh học là
bằng chứng của tái NMCT [4].
Các men troponin của tim rất chính xác trong việc xác định hoại tử cơ tim
nhưng hoại tử không nhất thiết chỉ xảy ra sau bệnh ĐMV do xơ vữa. Vì vậy khi đưa
ra chẩn đốn NMCT, các troponin nên được sử dụng phối hợp các triệu chứng lâm
sàng và/hoặc các thay đổi trên điện tâm đồ [4].
Chẩn đốn bằng hình ảnh
- Kỹ thuật hình ảnh khơng xâm lấn: siêu âm tim là phương thức quan trọng,
nhanh chóng và phổ biến để đánh giá chức năng tâm thu thất trái. Siêu âm tim giúp
chẩn đoán phân biệt hội chứng vành cấp với các bệnh lý khác như bóc tách động
mạch chủ, tắc mạch phổi, hẹp động mạch chủ, bệnh cơ tim phì đại hoặc tràn dịch
màng ngồi tim [32].
- Kỹ thuật hình ảnh xâm lấn: Chụp ĐMV là tiêu chuẩn vàng cung cấp thông
tin về sự hiện diện và mức độ nghiêm trọng của bệnh ĐMV. Chụp ĐMV phải được
thực hiện khẩn trương để chẩn đoán ở những bệnh nhân có nguy cơ cao và những
bệnh nhân có chẩn đốn phân biệt khơng rõ ràng. Việc xác định các huyết khối cấp
tính là đặc biệt quan trọng đối với bệnh nhân có các triệu chứng liên tục hoặc tăng
troponin nhưng khơng có sự thay đổi điện tâm đồ [32].
1.3. Điều trị hội chứng vành cấp
1.3.1. Điều trị trong quá trình nằm viện
1.3.1.1. Mục tiêu điều trị
Việc điều trị HCVC hướng đến hai mục tiêu chính: giảm các triệu chứng của
thiếu máu tim cục bộ và phòng ngừa các biến chứng ngắn hạn và dài hạn như tái
NMCT, suy tim sung huyết hay tử vong [5].
10
Theo cơ chế bệnh sinh, thiếu máu cục bộ cơ tim là kết quả của tình trạng mất
cân bằng giữa cung cấp và nhu cầu oxy của cơ tim. Trong HCVC, ngun nhân
chính của tình trạng mất cân bằng này là giảm đột ngột lưu lượng máu gây ra bởi
huyết khối mạch vành có thun tắc hoặc khơng thun tắc. Do vậy, cơ sở chính
của việc điều trị HCVC bao gồm chống huyết khối, liệu pháp chống kết tập tiểu cầu
và tái thông mạch vành [5].
Giảm đau là một yếu tố quan trọng trong điều trị ban đầu cho bệnh nhân
NMCT cấp. Đau ngực nhiều thường gặp trong giai đoạn cấp và góp phần làm tăng
hoạt động của hệ thần kinh giao cảm. Tăng tiết catecholamin có vai trị gây nứt vỡ
mảng xơ vữa và hình thành huyết khối. Đau ngực trong NMCT cấp liên quan tới sự
thiếu máu cơ tim đang diễn ra, do vậy việc can thiệp làm cân bằng giữa cung và cầu
oxy cho cơ tim bằng thuốc chống thiếu máu cơ tim là cần thiết đồng thời có thể làm
giảm đau cho bệnh nhân [4].
1.3.1.2. Phương pháp điều trị
Điều trị chống thiếu máu cơ tim
- Thở oxy: nên cho các bệnh nhân có suy hơ hấp thở oxy. Theo dõi oxy mao
mạch đầu ngón tay và làm khí máu động mạch để khẳng định độ bão hòa oxy trong
máu động mạch > 90% [4].
- Nitrat: các nitrat giảm nhu cầu oxy cơ tim do giảm tiền gánh và một phần
hậu gánh của thất trái, tăng cường cung cấp máu cho cơ tim do dãn các ĐMV và
giảm áp lực cuối tâm trương của thất trái. Trong HCVC thường dùng nitrat dạng
ngậm dưới lưỡi hoặc dạng xịt, sau đó nếu cần thiết sẽ lập đường truyền tĩnh mạch
sớm để điều chỉnh theo nhu cầu [4]. Nitroglycerin truyền tĩnh mạch được chỉ định
trong vòng 48 giờ đầu sau NMCT cấp để điều trị thiếu máu cơ tim, suy tim ứ huyết
hay tăng huyết áp [4], [44].
- Thuốc chẹn thụ thể beta giao cảm (BB): BB đường uống nên bắt đầu sử dụng
trong vòng 24 giờ đầu cho tất cả các bệnh nhân NMCT cấp nếu khơng có chống chỉ
định (CCĐ). Các bệnh nhân có CCĐ sử dụng BB trong 24 giờ đầu cần được đánh
giá lại và xem xét việc sử dụng BB trong phòng ngừa thứ phát [4], [32], [44].
11
BB đường tĩnh mạch hiện khơng cịn được khuyến cáo kể từ sau nghiên cứu
COMMIT-2 do làm tăng nguy cơ bị sốc tim, đặc biệt là ở những bệnh nhân
> 70 tuổi, huyết áp tâm thu < 120 mmHg, tần số tim lúc nhập viện > 110 lần/phút,
Killip > 1 [4].
- Thuốc chẹn kênh canxi: có thể được dùng để kiểm soát các triệu chứng liên
quan đến thiếu máu cơ tim tái phát ở các bệnh nhân đã dùng đủ liều nitrat hoặc BB,
ở các bệnh nhân không dung nạp với một trong hai loại thuốc trên hoặc ở các bệnh
nhân có đau thắt ngực do co thắt ĐMV. Các thuốc được khuyến cáo là loại có tác
dụng kéo dài [4], [32], [44].
- Thuốc ức chế men chuyển (ACEI): nên cho bệnh nhân uống ACEI trong
vòng 24 giờ nếu bệnh nhân NMCT thành trước, ứ huyết ở phổi hay phân suất tống
máu thất trái EF < 40%, bệnh nhân suy tim, đái tháo đường, tăng huyết áp trừ khi có
CCĐ hoặc huyết áp tâm thu <100 mmHg hoặc tụt trên 30 mmHg so với bình
thường. Bệnh nhân chưa được sử dụng ACEI trong vịng 24 giờ đầu thì nên dùng
trong giai đoạn hồi phục NMCT cấp nếu khơng có CCĐ và nên tiếp tục sử dụng
kéo dài. Thuốc nhóm chẹn thụ thể angiotensinogen II (ARB) được chỉ định cho
những bệnh nhân khơng dung nạp với ACEI hoặc có thể thay thế cho ACEI [4],
[32], [44], [51].
- Thuốc giảm đau: morphin sulfat được khuyến cáo sử dụng cho các bệnh
nhân không giảm đau thắt ngực khi dùng liên tiếp 3 viên nitroglycerin ngậm dưới
lưỡi hoặc tái phát đau ngực sau khi đã điều trị chống thiếu máu cơ tim đầy đủ hoặc
khi bệnh nhân có biểu hiện phù phổi huyết động [4], [44]. Các thuốc nhóm
giảm đau kháng viêm khơng steroid (trừ aspirin), cả các thuốc chọn lọc và không
chọn lọc với COX-2 không được sử dụng cho bệnh nhân HCVC trong giai đoạn
nằm viện vì làm tăng nguy cơ tử vong, tái NMCT, tăng huyết áp, suy tim, vỡ tim
[4], [44].
Điều trị chống kết tập tiểu cầu
- Aspirin: là một thuốc chống kết tập tiểu cầu yếu do ức chế khơng hồi phục
men acetylating cyclo-oxygenase, từ đó ức chế hình thành thromboxan A2, chất có
12
tác dụng gây kết tập tiểu cầu. Liều khởi đầu của aspirin được khuyến cáo từ
150-325 mg [4], [14], [32], [44].
- Thuốc ức chế thụ thể adenosin diphosphat (Thuốc ức chế thụ thể P2Y12):
ngăn cản q trình hoạt hóa tiểu cầu thơng qua adenosin diphosphat. Vì có cơ chế
khác với aspirin nên sự phối hợp nhóm thuốc ức chế thụ thể P2Y12 với aspirin
trong điều trị HCVC là hợp lý và có tác dụng hiệp đồng [4]. Liều khởi đầu thuốc đối
kháng thụ thể adenosin diphosphat (clopidogrel, prasugrel, ticagrelor) được dùng
cùng với aspirin sớm nhất có thể nếu như khơng có CCĐ [32], [34], [44], [51].
Clopidogrel là thuốc đối kháng thụ thể adenosin diphosphat được sử dụng nhiều
nhất tại Việt Nam. Liều khởi đầu của clopidogrel là 300-600 mg, tiếp theo là liều
duy trì là 75 mg/ngày [4], [44], [32], [34]. Các bệnh nhân đang dùng clopidogrel có
dự định mổ bắc cầu nối chủ vành nên ngưng thuốc trước khi mổ khoảng 5-7 ngày
[4], [14].
- Thuốc ức chế thụ thể glycoprotein IIb/IIIa (GP IIb/IIIa): thuốc ức chế thụ thể
glycoprotein IIb/IIIa (abciximab, eptifibatid, tirofibran và lamifibran) sẽ ức chế
những liên kết chéo bằng fibrin giữa các tiểu cầu do đó phịng ngừa hình thành
huyết khối mới một cách có hiệu quả, giảm biến chứng trong giai đoạn cấp sau khi
can thiệp ĐMV qua da nên được dùng thêm bên cạnh aspirin và heparin ở bệnh
nhân có nguy cơ cao dự định can thiệp ĐMV qua da [4], [34].
Điều trị chống đông: thuốc chống đông cản trở sự tạo thành hoặc hoạt động
của thrombin nên làm giảm các biến cố do huyết khối. Nhiều bằng chứng cho thấy
thuốc chống đơng có hiệu quả cộng hợp với chống kết tập tiểu cầu nên việc phối
hợp hai thuốc sẽ đem lại hiệu quả nhiều hơn là đơn trị liệu [32]. Heparin không
phân đoạn; heparin phân tử lượng thấp; các chất ức chế thrombin trực tiếp và kháng
yếu tố đông máu Xa, thuốc chống đơng nhóm đối kháng vitamin K là các thuốc
chống đơng thường được sử dụng trong điều trị HCVC [4].
Ổn định mảng xơ vữa và điều trị rối loạn lipid máu: statin đã được chứng
minh có lợi trong việc cải thiện HCVC bằng cách ổn định mảng xơ vữa [53].
Statin được khuyến cáo khởi đầu sớm sau khi nhập viện nếu khơng có CCĐ hay tiền
13
sử dị ứng với thuốc [4], [32], [44], [51]. Tất cả bệnh nhân bị NMCT có ST chênh
lên nên được kiểm tra lipid máu, tốt nhất là 24 giờ đầu sau khi bị nhồi máu. Mục
tiêu điều trị LDL-C < 100 mg/dL đối với bệnh nhân NMCT và LDL-C < 70 mg/dL
nếu có kèm đái tháo đường [4], [32], [51].
Điều trị tái tưới máu
Trong NMCT có ST chênh lên, bệnh nhân nhanh chóng được xem xét chỉ định
tái tưới máu và có chiến lược tái tưới máu càng sớm càng tốt. Khơi phục lại dịng
chảy của ĐMV gây NMCT có thể đạt được bằng thuốc tiêu sợi huyết, can thiệp
ĐMV qua da hay phẫu thuật bắc cầu nối chủ-vành [4].
Đối với các bệnh nhân ĐTNKƠĐ/NMCT khơng ST chênh lên cần được đánh
giá, phân tầng nguy cơ kỹ lưỡng để có chiến lược phù hợp. Có hai chiến lược: điều
trị bảo tồn sớm hoặc điều trị can thiệp sớm. Trong chiến lược điều trị bảo tồn sớm,
chụp mạch vành chỉ có chỉ định cho các bệnh nhân có bằng chứng thiếu máu tái
phát hoặc có kết quả nghiệm pháp gắng sức dương tính mạnh mặc dù đã được điều
trị nội khoa tích cực. Trong chiến lược điều trị can thiệp sớm, chụp mạch vành và
can thiệp tái tưới máu nếu cần được khuyến cáo chỉ định sớm với tất cả bệnh nhân
thuộc nhóm có nguy cơ cao và/hoặc nhóm có nguy cơ vừa mà đơn vị điều trị đó có
kinh nghiệm về điều trị can thiệp ĐMV [4].
1.3.2. Phòng ngừa thứ phát hội chứng vành cấp
1.3.2.1. Mục tiêu phòng ngừa thứ phát hội chứng vành cấp
Phòng ngừa thứ phát nhằm giảm các biến cố tim mạch và giảm tỷ lệ tử vong.
Để đạt được mục tiêu cần thay đổi lối sống, kiểm soát các yếu tố nguy cơ và
dùng thuốc [4], [14], [32], [34], [44], [51].
1.3.2.2. Điều trị bằng thuốc
Thuốc chống kết tập tiểu cầu và chống đông
Bệnh nhân ĐTNKƠĐ/NMCT khơng ST chênh lên khơng can thiệp ĐMV
được chỉ định uống aspirin 75-162 mg/ngày (uống lâu dài nếu không có CCĐ),
clopidogrel 75 mg/ngày (ticagrelor 90 mg × 2 lần/ngày) trong 12 tháng [4], [34].
14
Bệnh nhân ĐTNKƠĐ/NMCT khơng ST chênh lên can thiệp ĐMV và đặt stent
không phủ thuốc được chỉ định uống aspirin 160-325 mg/ngày trong 1 tháng, sau đó
duy trì liều 75-162 mg/ngày; uống clopidogrel 75 mg/ngày (prasugrel 10 mg/ngày
hoặc ticagrelor 90 mg × 2 lần/ngày) ít nhất 1 tháng và tối ưu đến 12 tháng [4], [34].
Bệnh nhân ĐTNKƠĐ/NMCT khơng ST chênh lên can thiệp ĐMV và đặt stent
phủ thuốc được chỉ định uống aspirin 160-325 mg/ngày trong 3-6 tháng, sau đó duy
trì liều 75-162 mg/ngày; uống clopidogrel 75 mg/ngày ít nhất 12 tháng [4], [34].
Bệnh nhân NMCT có ST chênh lên được chỉ định liều aspirin duy trì từ
75-325 mg/ngày, uống clopidogrel 75 mg/ngày trong thời gian ít nhất là 1 tháng và
tối ưu nhất là 12 tháng đối với can thiệp đặt stent khơng phủ thuốc, ít nhất là 12
tháng đối với stent phủ thuốc [44], [51].
Bệnh nhân bị CCĐ với aspirin hoặc không dung nạp aspirin do quá mẫn hoặc
kích ứng dạ dày dù đã dùng kèm với nhóm thuốc ức chế bơm proton được chỉ định
clopidogrel 75 mg/ngày [4], [44], [51].
Thuốc chống đông đường uống (warfarin) liều thấp, duy trì INR từ 2-3 ở
những bệnh nhân có yêu cầu bắt buộc [4].
Thuốc chẹn thụ thể beta giao cảm: BB được dùng cho tất cả bệnh nhân nếu
khơng có CCĐ. Bệnh nhân hồi phục sau ĐTNKƠĐ/NMCT khơng ST chênh lên suy
chức năng thất trái vừa hoặc nặng nên được điều trị BB với liều thấp và điều chỉnh
từ từ [14], [32], [51].
Thuốc ức chế hệ renin angiontensin aldosteron
ACEI được sử dụng cho các bệnh nhân có suy tim, rối loạn chức năng thất trái
(EF<40%), tăng huyết áp hoặc đái tháo đường. Thuốc ARB nên sử dụng khi bệnh
nhân không dung nạp với ACEI [14], [32], [51].
Thuốc đối kháng aldosteron được chỉ định dùng ở những bệnh nhân sau
NMCT có chức năng thất trái ≤ 40%, người bị suy tim hoặc đái tháo đường mà
không rối loạn chức năng thận đáng kể (độ thanh thải creatinin phải > 30 mL/phút)
hoặc tăng kali ≥ 5 mmol/L [14], [32], [51].
15
Thuốc hạ lipid máu: cần được chỉ định cho bệnh nhân khi xuất viện.
Thuốc hạ lipid máu nhóm statin nên được lựa chọn hàng đầu. Bệnh nhân trước khi
xuất viện cần được đánh giá lại tình trạng rối loạn lipid máu. Sau 4 đến 6 tuần,
đánh giá lại LDL-C để đảm bảo đạt xuống dưới 100 mg/dL và tối ưu là dưới
70 mg/dL [4], [32], [51].
Nitroglycerin: dùng để kiểm soát các triệu chứng đau ngực [4].
Thuốc chẹn kênh canxi: được chỉ định khi bệnh nhân không được khống chế
tốt bởi BB hoặc có CCĐ với BB [4].
1.3.2.3. Điều trị không bằng thuốc
Vấn đề nhận biết và thay đổi yếu tố nguy cơ là một trong những việc
quan trọng đối với bệnh nhân HCVC sau khi ra viện. Bệnh nhân và thân nhân
không chỉ được cung cấp đầy đủ các thông tin về bệnh, hướng dẫn việc dùng thuốc
mà người thầy thuốc cần nhấn mạnh tầm quan trọng, lợi ích của việc thay đổi lối
sống [4]. Các biện pháp điều trị khơng dùng thuốc được trình bày trong bảng 1.1.
Bảng 1.1. Biện pháp điều trị không dùng thuốc đối với bệnh nhân sau khi xuất viện
Nội dung
Giáo dục sức khỏe
Mục tiêu
Giáo dục về sức khỏe, hoạt động thể lực, thay đổi lối sống và
việc dùng thuốc. Nhận biết triệu chứng thiếu máu cơ tim
Kiểm sốt cân nặng
Duy trì BMI từ 18,5 đến 24,9 kg/m2
Bỏ hút thuốc lá
Bỏ hút thuốc lá hồn tồn và khơng phơi nhiễm khói thuốc
Kiểm soát huyết áp
<140/90 mmHg hay < 130/80 mmHg ở người có đái tháo
đường hay bệnh thận mạn tính
Kiểm sốt lipid máu
LDL-C<100mg/dL, non-HDL-C<130mg/dL, TG<200mg/dL
Kiểm soát đái tháo
HbA1c<7%
đường
Hoạt động thể lực
Chế độ ăn
Mỗi ngày 30 phút, tối thiểu 5 ngày/tuần
<7% calo từ chất béo bão hòa, <200 mg/ngày cholesterol;
ăn nhiều rau quả, cá giàu acid béo omega-3 và ngũ cốc
16
1.4. Việc sử dụng thuốc theo hướng dẫn điều trị
1.4.1. Các khuyến cáo và hướng dẫn điều trị hội chứng vành cấp trên thế giới
và ở Việt Nam, vai trò của các hướng dẫn điều trị hội chứng vành cấp
1.4.1.1. Các khuyến cáo và hướng dẫn điều trị hội chứng vành cấp trên thế
giới và ở Việt Nam
Các tổ chức uy tín trên thế giới như Trường Mơn Tim Mạch Hoa Kỳ và
Hiệp Hội Tim Mạch Học Hoa Kỳ (ACC/AHA), Hội Tim Mạch Học Châu Âu (ESC)
đã phát triển và phổ biến các hướng dẫn để giúp bác sĩ trong việc điều trị HCVC.
Các hướng dẫn điều trị HCVC đã qua nhiều lần chỉnh sửa, cập nhật cho phù hợp với
sự phát triển của y học. Ngoài hướng dẫn điều trị của các tổ chức uy tín nói trên,
các quốc gia cũng biên soạn và ban hành hướng dẫn điều trị cho phù hợp với thực
trạng y tế của mình như hướng dẫn điều trị HCVC được SIGN (Scottish
Intercollegiate Guidelines Network) ban hành tại Scotland năm 2007 và cập nhật
năm 2013 [5]. Tại Việt Nam, các khuyến cáo và hướng dẫn điều trị HCVC mới nhất
bao gồm: khuyến cáo của Hội Tim Mạch Học Việt Nam về xử trí NMCT ST chênh
lên (2008); và khuyến cáo của Hội Tim Mạch Học Việt Nam về chẩn đốn, điều trị
bệnh nhân ĐTNKƠĐ và NMCT khơng ST chênh lên (2008) [4].
1.4.1.2. Vai trị của các hướng dẫn điều trị
Điều trị HCVC là một thách thức và người điều trị thường dựa vào các hướng
dẫn của các tổ chức chun mơn có uy tín để điều trị cho bệnh nhân. Việc tuân thủ
hướng dẫn điều trị trong điều trị HCVC góp phần giảm nguy cơ NMCT tái phát hay
tử vong cho bệnh nhân [28]. Một nghiên cứu tại Mỹ với gần 65.000 bệnh nhân được
chẩn đốn NMCT khơng ST chênh lên thấy rõ tầm quan trọng của việc tuân thủ
hướng dẫn trong điều trị bệnh nhân HCVC. Nghiên cứu này đã sử dụng 9 khuyến
cáo mức I của ACC/AHA 2002 làm thước đo để đánh giá sự tuân thủ trong vòng 24
giờ sau khi nhập viện và khi xuất viện. Kết quả nghiên cứu cho thấy cứ tăng 10%
tuân thủ sẽ giảm 10% tỷ lệ tử vong [53]. Tương tự, tầm quan trọng của việc tuân thủ
hướng dẫn điều trị giúp giảm nguy cơ tử vong của bệnh nhân cũng được chứng
minh ở nghiên cứu của Longenecker (2013) tại 6 quốc gia vùng Trung Đông [38].