BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Dược HÀ NỘI
ĐỖ THỊ THUÝ LAN
K H Ả O SÁ T M Ô H ÌN H TH U Ố C sử DỤ N G V À C H A T LƯ ỢNG
T H Ô N G TIN HƯ Ớ N G DẪN s ử d ụ n g T H U Ố C c h o
BỆNH N H Â N N G O Ạ I TRÚ TẠI BỆN H VIỆN PH Ụ SẢ N H À N Ộ I
(KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC sĩ KHOÁ 2001-2006)
Ngiíòi hướng dẫn ỲGS.TS H oàng Thị Kim Huyên
Ths Lê Thị Kim Thanh
Nơi thực hiện : Bệnh viện Phụ sản Hà Nội
Thời gian thực hiện : 0H2006 ->0412006
HÀ NỘI THÁNG 05-2006
c\
Lời cảm ơn
Tôi xin đưỢc bày tỏ lòng biết ơn chân thành của mình tới:
GS.TS Hoàng Thị Kim Huyền: Bộ môn Dược lâm sàng
Trường Đại học DưỢc Hà Nội.
Th.s Lê Thị Kim Thanh : Khoa Dược
Bệnh viện Phụ sản Hà Nội.
Đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu, thực hiện
khoá luận này.
Tôi cũng xin s,ửi lời cảm ơn sâu sắc tới:
- Các thầy cô bộ môn Dược lâm sàng và toàn thể các thầy cô đã dạy
dỗ tôi trong suốt những năm tháng theo học trường Đại học Được Hà Nội.
- Các dược sĩ, bác sĩ tại bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã giúp đỡ tôi
trong khi thực hiện khoá luận.
- Chị Thăng và các cô, các chị tại viện thông tin thư viện Y học quốc
gia đã tận tinh hướng dẫn, giúp đõ tôi tìm hiểu tài liệu, gia đình và bạn
hè đá giúp đỡ tôi hoàn thành khoá luận này.
Do thời gian có hạn nên khoá luận này không tránh khỏi những sai sót,
rât mong được sự phê binh, góp ý của các thầy cố giáo và các bạn.
Hà nội ngày 18 tháng 5 năm 2006.
Sinh viên: Đỗ Thị Thuỷ Lan.
MỤC LỤC
Đặt vân đề
PHẨN 1: TỔNG Q UA N 1
1.1. Mỏ hình bệnh tật sản phụ khoa và mô hình bệnh tật của bệnh viện
Phụ sản Hà nội 1.
1.1.1. Mô hình bệnh tật sản phụ khoa
1
1.1.2. Mô hình bệnh tật của bệnh viện Phụ sản Hà N ội
2
1.2. Thòng tin thuốc và thông tin hướng dẫn sử dụng thuốc
4
1.2.1. Thông tin thuốc 4
1.2.2. Thông tin hướng dẫn sử dụng thuốc cho bệnh nhân 10
PHẨN 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN c ứ u
15
2.1. Đối tượng nghiên cứ u 15
2.2. Phương |3háp nghiên cứu 16
2.3. Tiêu chuẩn đánh giá 17
2.4. Phương pháp phân tích sô liệu 18
2.5. Thòi gian thực hiện
18
2.6. Địa điểm thục hiện 18
PHẨN 3: KẾT QUẢ NGHIÊN c ứ u VÀ BÀN LUẬN
19
3.1. Mỏ hình bệnh tật của bệnh viện PSHN
19
3.1.1. Sản khoa 19
3.1.2. Phụ khoa 20
3.1.3. Sơ sinh (hay chu sinh)
.
21
3.1.4. Sinh đẻ kế hoạch 22
3.2. Mô hình thuốc kê cho bệnh nhân ngoại trú 23
3.2.1. Phân nhóm điều trị của đơn khảo sát 23
3.2.2. Số thuốc trung bình trong đơn theo nhóm điều trị
23
3.2.3. Các nhóm thuốc trong đơn theo nhóm điều trị
.
25
3.2.4. Tỉ lệ đơn kê đúng quy chế kê tên gốc 26
ĐẶ T VÂN Đ Ể
Sử dụng thuốc an toàn hợp lí luôn là một trong những mục tiêu quan trọng hàng
đầu của ngành y tế nói chung và của lĩnh vực Dược lâm sàng nói riêng. Việc sử dụng
thuốc an toàn hợp lí đòi hỏi người bệnh phải nhận được thuốc thích họfp với đòi hỏi lâm
sàng, ở liều lượng đáp ứng được yêu cầu cá nhân người bệnh, trong một khoảng thời gian
thích hợp và chi phí ít tốn kém nhất cho người bệnh và cho cả cộng đồng (WHO 1998).
Để đạt được mục tiêu này cần có sự tham gia tích cực của ba đối tượng: bác sỹ điều trị,
dược sỹ lâm sàng và bệnh nhân; trong đó dược sỹ lâm sàng đóng vai trò là cầu nối giữa
bác sỹ- người đưa ra V lệnh và bệnh nhân- người thực hiện y lệnh [17].
Để sử dụng thuốc an toàn hợp lí, trước hết phải chọn được thuốc họfp lí, nghĩa là
phải cân nhắc sao cho chỉ số Hiệu quả/Rủi ro và Hiệu quả/Chi phí của thuốc đó đạt cao
nhất.
Tuy nhiên, một thuốc hợp lí riêng biệt thì chưa có ý nghĩa, một thuốc hợp lí phải
được nằm trong một đơn hợp lí, nghĩa là ngoài tiêu chuẩn họfp lí của từng thuốc còn phải
tính đến nhiều mặt khác, trong đó có 3 vấn đề quan trọng nhất là:
^ Phối hợp thuốc phải đúng (không có tương tác bất lợi)
-> Khả năng tuân thủ điều trị của người bệnh cao (số lần dùng trong ngày ít,
chi phí phù hợp khả năng chi trả của người bệnh )
-> Có chỉ dẫn sử dụng thuốc đúng [17].
Trong đó, chỉ dẫn sử dụng thuốc đúng là yếu tố có ý nghĩa thực tế rất lófn, góp
phần quyết định hiệu quả quá trình điều trị nhưng vẫn chưa có được sự quan tâm thích
đáng. Chính vì vậy, để góp phần tâng cường sử dụng thuốc an toàn hợp lí tại bệnh viện
phụ sản Hà Nội (PSHN), chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Khảo sát mô hình
thuốc sử dụng và chất lưọng thông tin hướng dẫn sử dụng thuốc cho bệnh nhân
ngoại trú tại bệnh viện PSHN” với các mục tiêu:
+Khảo sát mô hình thuốc sử dụng cho bệnh nhân ngoại trú tại BV PSHN.
+Khảo sát chất lượng thông tin HDSD thuốc cho bệnh nhân ngoại trú tại bệnh viện
PSHN.
+Khảo sát mức độ nhận thức của bệnh nhân đối với HDSD thuốc của bác sĩ, dược
sĩ tại bệnh viện PSHN.
Qua đó tìm ra những điểm hợp lí và chưa hợp lí trong sử dụng thuốc cho bệnh
nhân và đề xuất các biện pháp can thiệp phù hợp.
PHẦN 1
TỔNG QUAN
1.1. MÔ HÌNH BỆNH TẬT SẢN PHỤ KHOA VÀ MÔ HÌNH BỆNH TẬT
CỦA BỆNH VIỆN PHỤ SẢN HÀ NỘI.
Mô hình bệnh tật của một xã hội, một cộng đồng, quốc gia nào đó là tập hợp
tất cả những tình trạng mất cân bằng về thể xác, tinh thần dưới tác động của những
yếu tố khác nhau, xuất hiện trong cộng đồng, xã hội đó trong một khoảng thòi gian
nhất định. Đối với hệ thống bệnh viện, mô hình bệnh tật của một bệnh viện sẽ là tập
hợp tất cả những tình trạng mất cân bằng về thể xác, tinh thần được điều trị tại bệnh
viện đó trong một khoảng thời gian nhất định.
Mô hình bệnh tật tại một bệnh viện chính là yếu tố đầu tiên và cũng là yếu tố
quan trọng nhất quyết định đến mô hình sử dụng thuốc tại bệnh viện đó, đặc biệt là
với một bệnh viện chuyên khoa như bệnh viện PSHN. Chính vì vậy, trước khi khảo
sát về mô hình thuốc sử dụng cũng như về vấn đề thông tin HDSD thuốc tại một
bệnh viện, chúng ta cần có cái nhìn khái quát về mô hình bệnh tật của bệnh viện đó.
1.1.1. Mô hình bệnh tật sản phụ khoa [4]
Lĩnh vực phụ sản là lĩnh vực chuyên nghiên cứu về các bệnh của phụ nữ, bao
gồm tất cả các bệnh của bộ máy sinh dục và tất cả những vấn đề liên quan đến bộ
máy sinh dục nữ. Trước đây lĩnh vực phụ sản chủ yếu gồm hai phần: phụ khoa
nghiên cứu về các bệnh lí của của bộ phận sinh dục nữ ngoài thời kì sinh đẻ; sản
khoa nghiên cứu về tình trạng thai ghén, sinh đẻ và các bệnh lí liên quan đến sinh
đẻ. Ngày nay, lĩnh vực phụ sản bao gồm bốn phần rõ rệt: Phụ khoa; Sản khoa; Sơ
sinh hay chu sinh học và Sinh đẻ kế hoạch.
Sản khoa nghiên cứu về quá trình thai nghén, sự sinh đẻ và các bệnh lí do
tình trạng thai nghén và sinh đẻ dẫn tới. Sản khoa được chia thành ba mảng: sản
thường, sản khó và sản bệnh, ngoài ra còn có các cấp cứu như: cấp cứu cháy mau,
cấp cứu nhiễm độc, cấp cứu nhiễm khuẩn Trong đó cấp cứu chảy máu là loại cấp
cứu rất khẩn cấp, nếu không xử trí kịp thời có thể gây tử vong cho cả mẹ và thai nhi.
Phụ khoa nghiên cứu về tất cả các tình trạng sinh lí và bệnh lí của bộ phận
sinh dục nữ ngoài thời kì sinh đẻ, kể cả tuyến vú. Trong phụ khoa, ngoài những bệnh
lí nói chung người ta còn chia ra: phụ khoa trẻ em (đối tượng thường là các em bé
gái dưới 15 tuổi); phụ khoa ung thư (phòng và điều trị các ung thư của bộ phận sinh
dục nữ, kể cả ung thư vú); phụ khoa nội tiết (điều trị các bệnh của bộ phận sinh dục
nữ do nguyên nhân nội tiết).
Sơ sinh hay chu sinh học nghiên cứu các tình trạng sinh lí và bệnh lí của trẻ
sơ sinh từ khi lọt lòng tới 7 ngày sau đẻ, giúp người thầy thuốc có những kiến thức
cần thiết để chăm sóc sức khoẻ của trẻ sơ sinh. Phần này gồm ba phần: hồi sức thai
và hồi sức sơ sinh sau đẻ, sơ sinh non tháng; sơ sinh bệnh lí.
Sinh đẻ kê' hoạch là một phần rất quan trọng trong công tác ổn định dân sô
và giáo dục sức khoẻ sinh sản cho toàn dân. Sinh đẻ kế hoạch được chia thành các
nội dung: dân số học; các biện pháp tránh thai; các biện pháp đình chỉ thai nghén
trong trường hợp có thai ngoài ý muốn; chẩn đoán và điều trị vô sinh cho các cặp vợ
chồng hiếm muộn (ở Việt Nam tỉ lệ cặp vợ chồng vô sinh khá cao:15% năm 1982
trong khi ở Mĩ là 8.4% và có xu hướng ngày càng tăng, trong đó có khoảng 5% số
cặp vợ chồng vô sinh có nguyện vọng điều trị [26]).
Ngày nay lĩnh vực này thường có thêm một nội dung là “tình dục học” nhằm
giải thích yêu cầu tự nhiên của vấn đề tình dục, sức khoẻ tình dục và những vấn đề
liên quan giữa tình dục vói kế hoạch hoá gia đình. Tình dục học cũng là một nội dung
quan trọng trong việc giáo dục giới tính và sức khoẻ sinh sản đối với thanh thiếu niên.
1.1.2. Mô hình bệnh tật của bệnh viện phụ sản Hà Nội.
Bệnh viện phụ sản Hà Nội là bệnh viện đầu ngành sản phụ khoa của thành
phố Hà Nội. Bệnh viện gồm 10 khoa lâm sàng với tổng số 280 giường bệnh:
- Khoa sản phụ nhiễm trùng: chuyên điều trị các trường hợp bệnh nhân sản
khoa hoặc phụ khoa có nhiễm trùng nặng hoặc trường họfp bệnh nhân có HIV/AIDS.
- Khoa đẻ thường: đối tượng chăm sóc là những phụ nữ từ lúc có dấu hiệu
chuyển dạ đến sau đẻ 6 giờ.
- Khoa hậu sản: chuyên chăm sóc phụ nữ sau đẻ.
- Khoa sản bệnh lí: bệnh nhân là những trường hợp thai sản có kèm theo
bệnh nội khoa khác (VD: tim mạch, bệnh tuyến giáp, đái tháo đường ).
- Khoa phụ khoa: chuyên điều trị các bệnh về phụ khoa.
- Phòng mổ; gồm 2 phòng, một phòng nằm trong khoa đẻ thường chuyên về
mổ đẻ; một phòng nằm trong khoa phụ khoa chuyên về mổ phụ khoa.
- Khoa dich vụ: khám và điều trị tất cả các trường hợp sản phụ khoa theo yêu
cầu theo ỵêu rau
- Khoa sơ sinh: chuyên chăm sóc trẻ sơ sinh non tháng và điều tậ những
trường hợp trẻ sơ sinh có bệnh lí.
- Khối phòng khám: gồm 1 phòng khám phụ khoa, 1 phòng khám thai, một
phòng thực hiện thủ thuật, một phòng khám và tư vấn hiếm muộn và một phòng
khám cấp cứu.
- Khoa sinh đẻ kế hoạch: chuyên tư vấn và cung cấp các dịch vụ kế hoạch
hoá gia đình, gồm 1 phòng tư vấn và 2 phòng thực hiện biện pháp sinh đẻ kế hoạch.
-> Từ nhu cầu khám và điều trị thực tế của các khoa lâm sàng nói trên, dựa
trên danh mục thuốc thiết yếu 04 của Bộ Y tế, bệnh viện đã xây dụng danh mục
thuốc bệnh viện gồm những nhóm chính [13]:
+) Hormon, nội tiết, tránh thai: thuốc hỗ trợ sinh sản, thuốc tránh thai, thuốc
điều trị ung thư phụ khoa, các corticoid
+) Kháng sinh (chiếm từ 38, 4->38, 6% ngân sách thuốc) [22]: dùng rộng rãi
trong dự phòng phẫu thuật, chống nhiễm trùng cho phụ nữ sau đẻ thường có cắt, khâu
tầng sinh môn, các trường hợp nạo hút, điều trị các bệnh lí phụ khoa nhiễm trùng
+) Vitamin và các chất vô cơ: bổ xung vitamin và khoáng chất cho phụ nữ có
thai, cho con bú, bệnh nhân sau phẫu thuật
+) Thuốc giảm đau, hạ sốt chống viêm: gồm có thuốc giảm đau loại opi (chủ
yếu dùng trong phẫu thuật, thủ thuật), giảm đau hạ sốt chống viêm không steroid,
thuốc chống viêm, giảm phù nề loại enzym.
+) Các nhóm thuốc khác chủ yếu dùng trong nội trú như: thuốc có tác dụng
thúc đẻ, cầm máu sau đẻ và chống đẻ non; thuốc giãn cơ và tăng trương lực cơ;
thuốc gây tê, mê; thuốc chống dị ứng và dùng trong trường hợp quá mẫn; thuốc cấp
cứu và chống độc; thuốc hướng tâm thần; thuốc chống ung thư và tác động vào hệ
thống miễn dịch; máu, chế phẩm máu - thuốc cao phân tử; thuốc tim mạch; dịch
truyền
Đối tượng bệnh nhân của bệnh viện một phụ sản nói chung và của bệnh
viện PSHN nói riêng có đặc điểm đặc biệt là đại đa số là phụ nữ. Trong đó chiếm tỉ
lệ lớn là phụ nữ có thai và phụ nữ cho con bú - những đối tượng cần chú ý đặc biệt
trong việc sử dụng thuốc. Đối với phụ nữ có thai, tính an toàn trong sử dụng thuốc
phụ thuộc chủ yếu vào quyết định lựa chọn thuốc của bác sĩ điều trị, do đó cung cấp
thông tin cho bác sĩ về mức độ an toàn của thuốc với phụ nữ có thai là việc làm rất
quan trọng. Riêng với phụ nữ cho con bú thì ngoài việc lựa chọn thuóc điéu tiị, IIIỌI
vấn đề quan trọng khác là cung cấp thông tin hướng dẫn cách dùng thuốc cho mẹ để
giảm thiểu ảnh hưởng bất lợi của thuốc đến con thông qua sữa mẹ.
1.2. THÔNG TIN THUỐC VÀ THÔNG TIN HƯỚNG DẪN sử d ụ n g t h u ố c
1.2.1. Thông tin thuốc
1.2.1.1. Khái niệm và ý nghĩa của thông tin thuốc
Thông tin là những số liệu cơ bản mang tính chất thống kê; hoặc là những tin
tức, diễn biến biểu thị tình hình mới, những biến động trong một quá trình [3],
Trên thế giới, thuật ngữ “Thông tin thuốc” bắt đầu được đề cập nhiều vào
những năm đầu của thập kỉ 60. “Thông tin thuốc” có thể được hiểu một cách đơn
giản là tất cả các thông tin gắn liền với thuốc, phản ánh nhiều khía cạnh khác nhau
liên quan đến thuốc (thông tin về nhà sản xuất, về dược lí, về phản úng bấl lựi, ihòiig
tin quy chế ) [27].
Tuy nhiên, để hiểu rõ khái niệm về “Thông tin thuốc” thường phải đặt thuật
ngữ này trong các ngữ cảnh cụ thể, đi kèm với các thuật ngữ khác như:
- Chuyên gia\ Dược sĩ\ Ngưòd cung cấp: đề cập đến vai trò của cá nhân làm
công tác thông tin thuốc.
- Trung tâm\ Dịch vụ\ Thực hành: đề cập đến địa điểm diễn ra hoạt động
thông tin thuốc.
- Chức năng\ Kĩ năng: đề cập đến năng lực thông tin thuốc.
Trong những năm đầu thế kỉ XX, thế giới chưa có nhiều chủng loại thuốc, do
đó các nhân viên Y tế chưa gặp phải nhiều khó khăn trong việc nắm bắt các chủng
loại này. Nhưng đến cuối thế kỉ XX, khoa học công nghệ với những thành tựu phái
triển vượt bậc đã tạo ra rất nhiều loại thuốc mới với tác dụng điều trị tinh vi hơn [3].
Theo báo cáo của tổ chức Y tế thế giới năm 1998: Ngày nay, cuộc đấu tranh chống
các bệnh tật cùng vói sự ra đời của nhiều loại thuốc và vaccin đã đạt được những
tiến bộ một cách đều đặn, thỉnh thoảng có những đột phá và vô số những đổi mới
hàng ngày trong Y học và khoa học [29].
ở Việt Nam, từ những năm 80, khi nền kinh tế mở cửa, thuốc chữa bệnh ngày
càng phong phú về số lượng và chủng loại. Tính trung bình trên thị trường mỗi năm
có tới vài trăm mặt hàng thuốc có số đăng kí lưu hành mới. Từ hơn 600 số đăng kí
lưu hành được cấp năm 1989, đến năm 1994 đã có 4079 SDK, năm 1998 là hcm
8000 SDK và tới ngày 31/3/2002 đã có 9704 mặt hàng thuốc được cấp SDK lưu
hành với hơn 5000 thuốc trong nước và hem 4000 thuốc nước ngoài [3], [15].
Kiến thức về thuốc luôn luôn thay đổi. Khi các thuốc mới liên tục xuát hiện
trên thị trường, kinh nghiệm sử dụng các thuốc cũ cũng luôn được nâng cao, các tác
dụng phụ được biết rõ hom và các chỉ định mới của thuốc được áp dụng ngày càng
nhiều [10]; thì một câu hỏi được đặt ra là: Làm thế nào để có thể cập nhật các
thông tin mói vào điều trị?
Lúc này, người dược sĩ phải giúp các nhà điều trị học chọn được thuốc nào ít
phản ứng phụ, khả năng dung nạp tốt nhất để điều trị một bệnh cụ thể cho từng bệnh
nhân riêng biệt. Đồng thời phải giúp các nhân viên y tế chăm sóc bệnh nhân cho
dùng đúng liều, đúng lúc, đúng cách nhất để phát huy hiệu lực tối ưu của thuốc,
tránh được các tương tác bất lợi và giúp cho bệnh nhân dễ dàng tuân thủ điều trị.
Bên cạnh đó người dược sĩ còn phải thông qua các phưofng tiện thông tin đại chúng
giáo dục về thuốc cho người dân, để nhân dân có hiểu biết về thuốc, có ý thức trong
việc tuân thủ điều trị, biết tự dùng thuốc trong giới hạn cho phép để điều trị các bệnh
thông thưòíig có hiệu quả, ít tốn kém nhất.
Chính sự phát triển của các thông tin thuốc, các dược sĩ thông tin thuốc, các
trung tâm thông tin thuốc là khỏi đầu của khái niệm Dược lâm sàng, đặt nền tảng để
các dược sĩ chia sẻ trách nhiệm với các bác sĩ trong việc đảm bảo sử dụng thuốc an
toàn hợp lí cho bệnh nhân [27],
1.2.1.2. Phân loại thông tìn thuốc
Có nhiều cách phân loại thông tin khác nhau, sau đây là một số cách phân
loại hay được áp dụng trong thông tin thuốc: [2], [3], [27].
❖ Phân loại thông tin thuốc theo đối tượng được thông tin.
- Thông tin cho cán bộ Y tế: cho cá nhân (bác sĩ, y tá, dươc sĩ ): cho môt tổ
chức (hội đồng thuốc và điều trị, bảo hiểm y tế )
- Thông tin cho người sử dụng: bệnh nhân, nhân dân (ngưòi tiêu dùng thuốc).
♦ĩ* Phân loại thông tin thuốc theo nội dung chuyên biệt của thông tin.
- Các thông tin liên quan đến đặc tính và cách sử dụng của thuốc: dạng bào
chế và sinh khả dụng; dược động học; dược lực học; đánh giá sử dụng, lựa chọn
thuốc; HDSD (liều, phác đồ điều trị, lưu ý khi dùng ); thông tin về ADR, độc tính
của thuốc; độ ổn định, tính tương kị; tương tác thuốc; sử dụng thuốc cho các đối
tượng đặc biệt
- Các thông tin về luật, chính sách y tế, số đăng kí
- Các thông tin về giá cả
❖ Phân loại thông tin thuốc theo nguồn thông tin.
Nguồn thông tin thường được chia làm ba loại: nguồn thồng tin thứ nhất,
nguồn thông tin thứ hai và nguồn thông tin thứ ba. Cách phân loại này dựa vào
nguồn gốc, chức năng và giá trị của thông tin:
- Thông tin cấp 1: Là những thông tin chưa qua xử lí, đánh giá một cách đầy
đủ như: các bài báo, công trình gốc đăng tải trên các tạp chí hoặc mạng Internet, các
báo cáo chuyên môn, khoá luận tốt nghiệp của sinh viên, sổ tay phòng thí nghiệm
- Thông tin cấp 2: Là hệ thống mục lục các thông tin hoặc các bài tóm tắt các
công trình, các tin trích dẫn giúp người tham khảo có thể tiếp cận vấn đề một cách
toàn diện hơn, tra cứu nhanh hơn.
- Thông tin cấp 3: Là những thông tin mang tính chất kinh điển, được coi là
những tài liệu gốc, căn cứ vào đó để có được những thông tin cấp 2, cấp 3. Các
thông tin này thường được công bố dưới dạng sách giáo khoa, các bản hưóng dẫn
điều trị chuẩn Các thông tin này thường ngắn gọn súc tích, đễ tra cứii. độ tin cây
cao, tuy nhiên có hạn chế là độ cập nhật kém.
1.2.1.3. Yêu cầu của thông tin thuốc
*1* Yêu cầu chung. [2], [3].
Thuốc(Drug) = Sản phẩm(S) + thông tin (Information) [10], [24]
Như vậy chất lượng thông tin thuốc có vai trò quan trọng giống như chất
lượng thuốc. Do đó các thông tin thuốc phải đảm bảo 5 yêu cầu sau: Khách quan;
Chính xác; Trung thực; Mang tính khoa học; Rõ ràng và dứt khoát.
❖ Yêu cầu và nội dung thông tin thuốc dành cho cán bộ y tế.
Đặc điểm nổi bật của thông tin thuốc dành cho cán bộ y tế là có nội dung
mang tính chuyên sâu về thuốc. Các thông tin này có thể được cung cấp dưới nhiều
hình thức như: thông tin từ sách, tạp chí, từ mạng, thông tin theo yêu cầu từ trung tâm
thông tin thuốc, thông tin qua hội thảo, báo cáo khoa học, thông tin nói [10], [27].
Thông tin thuốc cho cán bộ dưói dạng tài liệu, quảng cáo thuốc phải có dòng
chữ “Tài liệu dành cho cán bộ y tế” [3], Lời lẽ và hình ảnh trong mọi thông tin thuốc
cho cán bộ y tế phải đúng vói các dữ liệu khoa học đã được thừa nhận, lời lẽ dễ đọc, dễ
hiểu.
Nội dung cơ bản của thông tin thuốc cho cán bộ y tế gồm có;
+) Các thông tin chung về thuốc: Cách phân loại thuốc (Theo danh mục thuốc
thiết yếu, danh mục thuốc độc, nghiện, hướng tâm thần, theo mã phân loại giải phẫu
- điều trị - hoá học (ATC), thuốc có hay không bắt buộc phải kê đơn, số đăng kí )
+) Tên hoạt chất theo tên quốc tế INN, tên gốc.
+) Tên thưcmg mại.
+) Dạng bào chế.
+) Hàm lượng, nồng độ hoạt chất trong một đơn vị thành phẩm.
+) Tác dụng và cơ chế tác dụng của thuốc.
+) Các đặc điểm dược động học.
+) Chỉ định điều trị.
+) Liều lượng và cách dùng.
+) Các tác dụng phụ, phản ứng có hại (ADR) và cách xử trí.
+) Chống chỉ định.
+) Các trường hợp thận trọng (dùng thuốc cho phụ nữ có thai, cho con bú,
bệnh nhân suy gan, suy thận )
+) Tương tác và tưoiig kỵ của thuốc.
+) Quá liều và cách xử lí.
+) Cách bảo quản (Nếu không có chỉ dẫn đặc biệt thì thông thường nên bảo
quản thuốc ở nơi thoáng mát, nhiệt độ phòng, tránh ánh sáng trực tiếp).
+) Thông tin về nhà sản xuất, các tài liệu khoa học tưofng ứng để chứng minh
❖ Yêu cầu và nội dung thông tin thuốc dành cho công chúng.
Khác với thông tin thuốc dành cho cán bộ y tế, thông tin thuốc cho công
chúng phải ngắn gọn, dễ hiểu, nội dung đơn giản, cố gắng tận dụng các phương tiện
thông tin có sẵn. Mục đích là nâng cao dân trí, giúp bệnh nhân hiểu rõ lợi ích cũng
như tác hại của thuốc, Có hiểu biết trong lựa chọn thuốc không cần kê đơn (OTC),
có ý thức tuân thủ trong điều trị.
Thông tin thuốc cho công chúng phải tuân theo tiêu chuẩn đạo đức của tổ
chức Y tế thế giới và chính sách thông tin thuốc của nước ta.
Nội dung thông tin thuốc cho công chúng thưòỉng bao gồm:
+) Tên thuốc: tên gốc, biệt dược.
+) Chỉ định.
+) Cách dùng ( thời điểm dùng, liều dùng, loại nước uống ).
+) Qiống chỉ định và/hoặc các khuyến cáo đặc biệt đối với phụ nữ có thai,
phụ nữ cho con bú, trẻ em, người già, người có bệnh mắc kèm
+) Các tác dụng không mong muốn và cách xử trí ban đầu.
+) Cách bảo quản thuốc (Nếu không có chỉ dẫn đặc biệt thì thông thường nên
bảo quản thuốc ở ncd thoáng mát, nhiệt độ từ phòng, tránh ánh sáng trực tiếp).
+) Lời dặn: “Đọc kĩ HDSD trước khi dùng”
Đối vói công chúng nhà nước ta cấm quảng cáo các thuốc độc, nghiện, hướng
tâm thần, thuốc bán theo đơn của thầy thuốc; cấm quảng cáo như thuốc các sản phẩm
không phải là thuốc. Không được đưa vào thông tin thuốc cho công chúng những chỉ
định điểu trị: lao, bệnh lây qua đường tình dục, nhiễm khuẩn nặng hoặc nhiễm khuẩn
lây lan, chứng mất ngủ kinh niên, điều trị mang tính kích dục, bệnh ung thư hoặc khối
u, bệnh tiểu đường hoặc các rối loạn chuyển hoá tương tự khác [3].
1.2.1A. Những điểm cần chú ý đối với thông tin thuốc từ ngành công nghiệp
dược phẩm (thông tin thương mại)
Thông tin thuốc từ ngành công nghiệp dược phẩm thường rất sẫn có qua
nhiều kênh thông tin khác nhau: nói, viết và vi tính hoá. Ngân sách tiếp thị của
ngành này thường rất khổng lồ và vì vậy thông tin được đưa ra cũng thường rất
phong phú, dễ hiểu và hấp dẫn. Tuy nhiên, các nguồn thông tin này thường chỉ tập
trung vào khía cạnh tốt của sản phẩm mà không nói hoặc nói rất ít đến mặt không
tốt của nó. Vì vậy nhân viên y tế cũng như công chúng cần hết sức thận trọng khi
tiếp xúc cũng như sử dụng nguồn thông tin thương mại này.
*t* Trước hết, đối với nhân viên y tế: Nghiên cứu ở nhiều nước cho thấy hơn
90% bác sĩ đã tiếp xúc với trình dược viên và một bộ phận đáng kể dựa vào trình
dược viên để thu thập các thông tin về thuốc. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng khi
bác sĩ càng dựa nhiều vào nguồn thông tin thương mại thì họ càng có xu hướng kê
đơn không đúng mực [10], Trên thực tế, các thông tin thương mại vẫn có thể bổ ích
về nhiều mặt, đặc biệt là để biết hướng phát triển mói của thuốc. Nhưng khi sử dụng
nguồn thông tin này cần phải chú ý tuân theo một số nguyên tắc như:
- Không sử dụng thông tin thưcmg mại như nguồn thông tin duy nhất để cập
nhật kiến thức.
- Đối với thông tin thu được từ nguồn này cần phải được xác minh và so sánh
với các nguồn thông tin khách quan và nghiêm túc khác.
❖ Thứ hai là đối với công chúng: Ngày nay công chúng có thể tiếp xúc với
rất nhiều thông tin thuốc qua quảng cáo, hội chợ, tạp chí, tờ rơi Cần chú ý cảnh
giác với những led lẽ phóng đại như: thuốc này là biện pháp tốt nhất, hoàn toàn vô
hại, không cần ý kiến của thầy thuốc Không được tự ý sử dụng các thuốc cần có sự
kê đofn của bác sĩ và đặc biệt cần có ý thức trong tuân thủ điều trị khi có bệnh.
I.2.I.5. Hệ thống thông tin thuốc bệnh viện
Trong 9 lĩnh vực của chính sách thuốc quốc gia của chúng ta hiện nay thì lĩnh
vực đầu tiên là lựa chọn thuốc nhằm sử dụng thuốc an toàn, hợp lí, hiệu quả (hiệu
quả điều trị và hiệu quả kinh tế) [23]. Trong hệ thống bệnh viện, để thực hiện chính
sách quốc gia về thuốc, BYT đã chỉ đạo thành lập các hội đồng thuốc và điều trị mà
một trong các nhiệm vụ lớn là: “tổ chức đơn vị thuốc trong bệnh viện có nhân lực
đặc trách, có kinh phí hoạt động để quản lí cống tác thông tin về thuốc” [12]. Chính
đơn vị thông tin thuốc sẽ là chìa khoá trong nỗ lực tăng cường sử dụng thuốc an toàn
hợp lí tại bệnh viện cũng như hỗ trợ sử dụng thuốc an toàn hợp lí cho bệnh viện
tuyến dưới.
Về nhân lực: thông thường đơn vị thông tin thuốc trong bệnh viện do dược
sĩ đảm nhiệm, ngoài ra có thể có sự tham gia của BS, y tá, điều dưỡng tuỳ tình
hình bệnh viện [8]. WHO và nhiều nước thừa nhận vai trò then chốt của dược sĩ
trong công tác thông tin thuốc. Khi đó người dược sĩ phải nắm vững kiến thức sử
dụng thuốc an toàn hợp lí, có khả năng cập nhật, sàng lọc thông tin và truyền đạt
kiến thức, thông tin đó phù hợp với từng đối tượng.
y / các đối tượng cần thông tin thuốc: để tổ chức thông tin thuốc có hiệu quả
trong bệnh viện thì cần xác định các đối tượng chính sẽ là bác sĩ, điều dưỡng và bệnh nhân.
Nội dung hoạt động thông tin thuốc trong bệnh viện bao gồm:
- Tất cả các vấn đề về quản lí và khoa học kĩ thuật liên quan đến thuôc như:
chính sánh, quy chế, quyết định của ngành, Ví dụ: chế độ thuốc độc, nghiện, quy
chế kê đofn, danh mục thuốc cấm lưu hành
- Các thông tin liên quan đến thuốc như: tên thuốc, nguồn gốc, tính chất, tác
dụng dược lí, chỉ định liều dùng, tương tác Đồng thời thu thập các thông tin phản
hồi về thuốc (hiệu quả điều trị, ADR )-
Tuy nhiên, để thông tin thuốc trong bệnh viện thực sự có hiệu quả thì nội
dung thông tin cũng phải tuỳ thuộc vào từng đối tượng:
- Đối với bác sĩ điều trị: ngoài những thông tin tưofng đối “tĩnh” cho cán bộ y
tế nói chung, các bác sĩ điều trị cần có những thông tin tương đối “động” như: thông
9
tin cập nhật về phác đồ và hướng dẫn điều trị chuẩn, thông báo thuốc (thu hồi, thuốc
giả), thông tin thuốc mới (hiệu quả, độ an toàn), tư vấn sử dụng thuốc (lựa chọn,
thay thuốc). Đặc biệt là kinh nghiệm điều trị của hội đồng thuốc và điều trị, của
đồng nghiệp; thông tin giá cả để cân nhắc lựa chọn thuốc cho bệnh nhân [10].
- Đối với điều dưỡng: điều dưỡng là người trực tiếp dùng thuốc hoặc hưổng
dẫn bệnh nhân dùng thuốc, là ngưòd theo dõi, phát hiện, xử trí ban đầu và báo cáo
cho BS những bất thường của người bệnh. Vì vậy thông tin cho điều dưỡng cần đặc
biệt chú ý đến thông tin về: tưofng tác thuốc và hướng dẫn sử dụng thuốc đúng; các
tương kỵ; ADR - cách phòng, theo dõi, xử trí và báo cáo; dạng thuốc và cách dùng;
cách sử dụng thuốc cho các đối tượng đặc biệt [9].
- Đối với bệnh nhân (nội và ngoại trú): bệnh nhân cũng như công chúng nói
chung, cần được thông tin để hiểu rõ lợi ích và tác hại của thuốc để có ý thức tuân
thủ y lệnh. Đặc biệt bệnh nhân cần được hướng dẫn quan sát, theo dõi các triệu
chứng khác lạ trong khi dùng thuốc, triệu chứng của phản ứng không mong muốn và
cách xử trí, kĩ năng tự theo dõi tác dụng điều trị, các tưong tác cần tránh và cách bảo
quản lưọfng thuốc đã được cấp phát. Những thông tin này không những cần được phổ
biến từ bệnh viện mà còn cần được phổ biến rộng rãi, thường xuyên qua các phương
tiện thông tin đại chúng.
Vụ điều trị đã bắt đầu xây dựng thí điểm đofn vị thông tin thuốc tại 4 bệnh
viện: Bạch Mai, TW Huế, Nhi Đồng I, Chợ Rẫy từ tháng 9/1998 đến tháng 5/1999.
Kết quả cho thấy, số lần thông tin về liều dùng chiếm cao nhất (162 lần), thứ hai là
thông tin tư vấn lựa chọn thuốc hoặc thay thuốc (119 lần), thứ ba là thông tin xử lí
thuốc quá liều (110 lần). Việc sử dụng thuốc an toàn hợp lí được tăng cường rõ rệt:
Ví dụ; ở bệnh viện Nhi Đồng I: tỉ lệ ghi đơn đúng là 95% (so với 60% khi chưa có
đơn vị thông tin thuốc), 95% bệnh nhân được theo dõi tổn thương thận khi dùng
aminosid (so với 50%). Kết quả còn cho thấy, sự kiên trì nỗ lực của đơn vị thông tin
đã đưa tới sự tín nhiệm của bác sĩ. Tất cả các khoa lâm sàng của Bạch Mai đều yêu
cầu cử dược sĩ lâm sàng xuống tư vấn sử dụng thuốc. Đây là một thành công không
thể lượng giá hết bằng số lần thông tin thuốc mà là thành công của việc thiết lập mối
quan hệ bác sĩ-dược sĩ trong sử dụng thuốc an toàn hợp lí, kinh tế cho người bệnh
[24]. Từ đó cũng cho thấy ý nghĩa to lớn của thông tin thuốc trong bệnh viện.
1.2.2. Thòng tin hướng dẫn sử dụng thuốc cho bệnh nhân
Bệnh nhân là khâu cuối cùng thực hiện các ý đồ sử dụng thuốc để đạt hiệu
quả cao và an toàn. Nếu bệnh nhân không thực hiện đúng y lệnh thì mọi cố gắng của
bác sĩ, dược sĩ, y tá đều thành vô ích, gây lãng phí cho gia đình bệnh nhân và cho
10
cả xã hội. Để thực hiện được đúng y lệnh, ngoài việc giáo dục ý thức cho bệnh nhân
(như đã nêu ở phần hệ thống thông tin thuốc trong bệnh viện) thì việc đầu tiên là
phải làm cho bệnh nhân nắm được y lệnh đó. Chính vì vậy, hướng dẫn sử dụng thuốc
cho bệnh nhân là một trong những nội dung quan trọng nhất của thông tin thuốc.
Để hướng dẫn sử dụng thuốc cho bệnh nhân đạt hiệu quả cao, ngoài những
nội dung chung (như đã nêu ở phần thông tin thuốc cho công chúng), cần đặc biệi
chú ý một số điểm sau:
1.2.2.1. Tương tác thuốc và hướng dẫn cách uống thuốc hợp lí
Trên thực tế, khi sử dụng thuốc ta có thể gặp các loại tưofng tác là; tương tác
thuốc - thuốc; tương tác thuốc - thức ăn; tương tác thuốc - nước uống.
❖ Tương tác thuốc - thuốc:
Tương tác thuốc là hiện tượng thay đổi tác dụng hoặc độc tính của thuốc khi
sử dụng đồng thời hai hay nhiều thuốc. Tương tác có thể gây tăng hoặc giảm tác
dụng của thuốc, hoặc gây ra một trạng thái bệnh lí do thuốc. Một tương tác không
nhất thiết nguy hiểm, đôi khi chỉ cần chú ý đặc biệt cũng có thể giảm nguy cơ nguy
hiểm [9].
Trong các tương tác thuốc, tưofng tác theo cơ chế dược động học trong giai
đoạn hấp thu (thường gặp vói thuốc dùng đường uống) có ý nghĩa lớn nhất đối với
hưófng dẫn sử dụng thuốc. Các tương tác này có thể xảy ra theo các cơ chế:
- Do thay đổi nhu động ruột: về nguyên tắc một thuốc được tống nhanh ra
khỏi dạ dày sẽ có lợi cho hấp thu do ruột là vị trí hấp thu tối ưu cho mọi loại thuốc,
ngược lại nếu thuốc bị tống nhanh ra khỏi ruột sẽ bị hạn chế hấp thu [1], Do đó các
thuốc gây ảnh hưởng đến nhu động đưòíig tiêu hoá (kích thích hoặc phong bế TK
phó giao cảm, thuốc nhuận tràng) sẽ gây ảnh hưởng đến hấp thu của thuốc khác.
- Do thay đổi pH dạ dày: sự thay đổi pH dạ dày có thể gây ra bởi thuốc hoặc
thức ăn. VD ketoconazol hấp thu tối uu ở môi trưòỉng acid dạ dày, nếu dùng cùng
thuốc làm giảm acid dạ dày như cimetidin, omeprazol sẽ bị giảm hấp thu.
- Do tạo phức khó hấp thu: Hay gặp khi dùng các thuốc chứa ion kim loại hoá
trị cao như Ar^'^, CdL^, các ion này tạo phức với thuốc khác và phức
này không qua được màng sinh học nên không được hấp thu. Thuốc hay gặp tương
tác tạo phức nhất là kháng sinh nhóm tetracyclin.
11
- Do cản trở cơ học; các thuốc bao che niêm mạc đường tiêu hoá như smecta,
sucrafat ngăn cản thuốc khác tiếp xúc niêm mạc đường tiêu hoá gây hạn chế
hấp thu.
Về nguyên tắc: khi gặp các tưofng tác loại này cần hướng dẫn bệnh nhân uống
các thuốc có tương tác cách nhau ít nhất 2 giờ, lưu ý thuốc nào cần hấp thu thì uống
trước. VD:Uống lincomycin cùng smecta phải uống lincomycin trước 2 giờ mới
được uống smecta, nếu ngược lại, do smecta cản trở hấp thu kéo dài nên uống
lincomycin sau 2 giờ vẫn rất khó hấp thu.
❖ Tương tác thuốc - đồ uống
Trong mọi trường hợp, nước là đồ uống thích hợp nhất cho mọi loại thuốc vì
không xảy ra tưcmg kị khi hoà tan thuốc. Các ưu điểm khi dùng nước uống thuốc là:
- Làm hoạt chất dễ trôi xuống dạ dày, tránh ứ đọng ở thực quản gây kích ứng.
- Làm tăng độ tan của thuốc, giúp thuốc khuếch tán rộng và hấp thu tốt hofn.
- Lượng nước nhiều làm thuốc bài tiết nhanh qua thận do đó giảm được độc
tính của nhiều thuốc và tránh tạo sỏi thận (Ví dụ: với sulfamid).
Trong khi đó nhiều loại đồ uống khác có thể gây ảnh hưỏíig không tốt nếu
dùng uống thuốc như:
- Các loại nước khoáng kiềm, nước hoa quả, nước đóng hộp có gas có thế làm
hỏng thuốc hoặc gây hấp thu quá nhanh (dẫn đến ngộ độc với thuốc có phạm vi
điều trị hẹp).
- Sữa có chứa nhiều ion calci có thể tạo phức vói thuốc, lipid trong sữa có thể
hoà tan một số thuốc và giữ chúng lại, các hợp phần protein trong sữa có thể liên kết
với các thuốc có ái lực cao với protein. Các quá trình này gây cản trở hấp thu thuốc.
- Cà phê, chè làm tăng tác dụng phụ của thuốc chống trầm cảm ba vòng. Chè
chứa tanin gây tủa nhiều thuốc, cà phê có thể cản trở hấp thu các thuốc liệt thần
- Rượu có thể gây ra rất nhiều tác dụng có hại nếii dùng uống thuốc. Ví dụ: gây
thay đổi tâm tíhh ở bệnh nhân dùng benzodiazepm, tăng tác dụng phụ trên đường tiêu hoá
của NSAID
Như vậy về nguyên tắc cần hướng dẫn bệnh nhân dùng nước uóng ihuoc,
không dùng các loại đổ uống khác, lượng nước cần từ 100 - lOOml, trừ các trường
hợp đặc biệt chỉ cần từ 30 - 50ml như với: thuốc tẩy sán Niclosamid (do cần tạo
nồng độ thuốc đậm dặc quanh thân sán); viên bao tan trong ruột và viên bao giải
12
phóng kéo dài (uống nhiều nước có thể làm thuốc bị thải quá nhanh trước khi hấp
thu hết).
❖ Tương tác thuốc - thức ăn
Thức ăn làm thay đổi thời gian rỗng của dạ dày. Nếu uống thuốc lúc đới,
thuốc chỉ lưu lại dạ dày từ 10 - 30 phút rồi được tống xuống ruột non, nếu uống sau
bữa ăn, thòi gian lưu lại dạ dày của thuốc có thể là từ 1 - 4 giờ. Với thuốc có độ tan
kém (như propoxyphen), lưu lại lâu trong dạ dày làm tăng hấp thu; với thuốc không
bền trong môi trường acid (như ampicilin, erythromycin ) lưu lại lâu trong dạ dày
lại có thể bị phá huỷ; với viên bao tan trong ruột, viên giải phóng kéo dài, luu lại láu
trong dạ dày có thể gây vỡ màng bao
Thức ăn kích thích sự bài tiết mật, nhất là thức ăn nhiều chất béo, do đó sẽ có
lọd cho hấp thu các thuốc tan nhiều trong mỡ như: griseofulvin, vitamin A, D, E, K
Đồng thời thức ăn hoạt hoá hệ thống men vận chuyển chất qua thành ruột, có lợi cho
hấp thu các thuốc có bản chất là chất dinh dưỡng như vitamin, glucose, acid amin,
chất khoáng
Đối với thức ăn chứa nhiều chất béo, đường, quá mặn hoặc quá chua đều cản trở
sự di chuyển của khối thức ăn từ dạ dày xuống ruột, làm ảnh hưỏỉng tói các thuốc kém
bề^ưrong môi trường acid và làm chậm sự di chuyển của thuốc tói vị trí hấp thu tối ưu
là rộtynon.
Như vậy về nguyên tắc: cần hướng dẫn bệnh nhân uống thuốc vào bữa ăn với
những thuốc: được thức ăn làm tăng hấp thu, những thuốc kích ứng mạnh đường tiêu
hoá, những thuốc hấp thu quá nhanh lúc đói (gây tăng tác dụng phụ). Cần uống xa
bữa ăn (trước ăn 30phút - Igiờ hoặc 1 - 2giờ sau ăn) với các thuốc bị thức ăn làm
giảm hấp thu, viên bao tan trong ruột, viên tác dụng kéo dài, các thuốc kém bền
trong môi trường acid dịch vị. Các thuốc không bị thức ăn ảnh hưởng tới hấp thu
hoặc bị chậm hấp thu có thể uống vào thòi điểm tuỳ ý nhưng nên uống vào bữa ăn
để tránh kích ứng đường tiêu hoá hoặc khi muốn giữ nồng độ thuốc trong máu ổn
định.
Ngoài ra, thời điểm uống thuốc còn phụ thuộc nhiều yếu tố khác như: mục
đích điều trị (Ví dụithuốc giảm đau uống lúc đau, thuốc ngủ uống trước khi đi
ngủ ) hay vấn đề về dược lí thời khắc (Ví dụ^Corticoid uống tốt nhất làvào khoảng
8h sáng giúp bệnh nhân giảm thiểu tác dụng không mong muốn của thuốc trên
tuyến yên ).
13
1.2.2.2. Hướng dẫn sử dụng thuốc cho phụ nữ cho con bú.
Khi dùng thuốc cho phụ nữ cho con bú, nhiều thuốc có thể qua sữa và gây
ảnh hưởng tói trẻ (gây ngộ độc, ức chế phản xạ bú của trẻ, làm giảm tiết sữa). Do
đó, chỉ dùng những thuốc thực sự quan trọng cho mẹ với liều nhỏ nhất có tác dụng,
nên lựa chọn thuốc khó thấm vào sữa, thời gian đào thải nhanh để ít ảnh hưởng tới
con nhất.
Đối vói những thuốc phải chuyển hoá qua gan, thận mẹ, nếu mẹ có suy gan hoặc
thận cần chỉnh liều để tránh trường hợp tăng nồng độ thuốc trong sữa mẹ gây ngộ độc
cho mẹ.
Đối với các thuốc không cấm dùng, cần hướng dẫn người mẹ uống thuốc 15
phút sau khi cho con bú hoặc 3 - 4 giờ trước khi cho con bú để nồng độ thuốc trong
sữa thấp nhất khi cho con bú [8].
Trong điều trị ngắn ngày, có thể phải ngừng cho bú nếu thuốc gây ảnh hưởng
lófn đến trẻ. Khi đó cần hướng dẫn người mẹ giữ vững sự lên sữa bằng cách vắt sữa
đúng cữ bú; nhờ đó khi mẹ ngừng điều trị có thể tiếp tục cho con bú do việc nuôi
con bằng sữa mẹ có rất nhiều lợi ích (nghiên cứu mới đây tại Mĩ mới bổ sung thêm
tác dụng chống lại bệnh phổi ở trẻ của việc nuôi con bằng sữa mẹ. Theo đó, trẻ
được bú ít nhất 6 tháng đầu tỉ lệ viêm phổi là 1,6%; nếu chỉ bú từ 4 - dưới 6 tháng tỉ
lệ này là 6, 5%, tỉ lệ viêm tai giữa cũng cao gấp đôi) [16].
14
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứ u
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN cứ u
♦♦♦ Khảo sát mô hình thuốc kê cho bệnh nhân ngoại trú và chất lượng thông tin
hướng dẫn sử dụng thuốc trên đơn kê :
- Đơn ra viện trong tháng 1/2006 của bệnh nhân nội trú gồm 2 nhóm : 100
đơn ra viện sau đẻ thường và 100 đoíi ra viện sau phẫu thuật.
- Đoín điều trị của các bệnh nhân khám ngoại trú tại khoa khám bệnh của
bệnh viên trong tháng 1/2006 gồm 3 nhóm: 100 đơn sau khám thai, 100 đơn sau
khám phụ khoa, 100 đofn sau làm thủ thuật.
❖ Khảo sát chất lượng thông tin HDSD trong bán và cấp thuốc:
- Các dược sĩ bán thuốc tại nhà thuốc bệnh viện: 100 trường hợp bán thuốc
trong tuần Ivà tuần 2 tháng 2/2006.
- Các dược sĩ cấp thuốc tại phòng phát thuốc bảo hiểm của bệnh viện: 100
trưòỉng hợp cấp thuốc trong tuần 3 và tuần 4 tháng 2/2006.
♦♦♦ Khảo sát mức độ nhận thức của bệnh nhân về cách sử dụng thuốc đã được
bán(cấp).
- 100 bệnh nhân mua thuốc từ nhà thuốc bệnh viện trong tuần Ivà tuần 2
tháng 2/2006.
- 100 bệnh nhân nhận thuốc cấp từ phòng phát thuốc bảo hiểm của bệnh viện
trong tuần 3 và tuần 4 tháng 2/2006.
Tiều chẩn loại trừ. Bệnh nhân sau khi mua thuốc còn quay lại phòng khám
để nghe bác sĩ hướng dẫn hoặc bệnh nhân đến mua thuốc nhưng không qua khám tại
bệnh viện.
❖ Khảo sát mức độ hài lòng của bệnh nhân đối với HDSD tại bệnh viện PSHN.
- 100 bệnh nhân mua thuốc từ nhà thuốc bệnh viện trong tuần Ivà tuần 2
tháng 3/2006.
- 100 bệnh nhân nhận thuốc cấp từ phòng phát thuốc bảo hiểm của bệnh viện
trong tuần 1 và tuần 2 tháng 3/2006.
PHÃN2
15
I iêii chân loại trìc. Bệnh nhân đến mua thuốc nhung không qua khám lại bệnh vicn.
2.2. PHƯONG PHÁP NGHIÊN c ía j
2.2.1. Thiết kê nghiên cứu
- Nghiên cứu hồi cứu đơn ra viện và đơn khám ngoại Irú lưu lại phòng kế
hoạch tổng họp. Các thông tin cần thiết được ghi vào phiếu điều tra in sẩn (phụ
lục 1 và 2)
- Nghiên cứu mô tả cất ngang;
+) Quan sát không can thiệp các Irường hợp bán và cấp thuốc cúa dược sĩ, ghi
thông tin cần thiết vào phiếu điều tra (phụ lục 3).
+ ) Phỏng vân và đánh giá mức độ nhận ihức của bệnh nhân về cách sử dụng
ihuõc đã được bán(cấp) theo bảng câu hỏi (phụ lục 4) và ghi ihòng lln thu đirơc vào
phiếu điểu Ira (phụ lục 5).
+) Phỏng vấn mức độ hài lòng của bệnh nhân đối với HDSD thuốc của bác sĩ.
dược sĩ theo 3 mức; hài lòng, chấp nhận được, không hài lòng và ghi thòng lin Ihu
được vào phiếLi điều tra (phụ lục 5).
2.2.2. ("ách lây mẫu
*ĩ* lẨ y ìììàii fi'0H'<^ Ii^ỉiiên cúìt hồi cửu íì<)'ii ra việiì Ví) íìo’n k/iáiìì IIÍỊ<HIÌ Irú.
Chúng tối lấy mẫu theo phưưng pháp hẹ thòng:
Nhóm đơn
Số đơn
cần lấy
Số đơn lưu
của tháng
l/2(){)6
Sau dc
thirờng
ị 100
579
Sau phẫu
thuật
100
386
Sau khám
thai
100
i- ■ - -
■ - - ' ■ -
512
1
‘ i
Sau khám
phụ khoa
Ị
J
.
.
100
- -f
348
ị
Sau làm thú
thuâl
100 725
1
Cách lây mẫu
Đciĩi dầLi tiên lây ngẫu nhiên Irong khoang tìi' 1 - 5,
Cách 4 đ(ĩn lấy 1 đ(tn đên IsJii đú sỏ luựng.
Đon đầu tien lấy ngẫu nhicn liong khocưig tu' 1-3.
Cách liđơn lấy 1 đ(tn đến khi đủ sổ lượng.
Đcĩn đầu tiên lây ngẫu nhién li\)ng khocưig từ ị - 5.
Cách 4 đ(Tín lây 1 đ(Tn đến khi đii sỏ liRíng.
Đơn dầLi liên lâv nRầLi nhiên trong khoang từ 1 - 3.
Cách 3/đ(ĩn lây 1 đơn đến khi đủ sô luựng.
Đcĩin đầu tiên lấy ngầu nhiên trone khcxmg lù' 1 - 7,
Cách 6 đưn láv I đcTn đẽn khi đu so lượng.
16
❖ Lấy mẫu trong các nghiên cứu mô tả cắt ngang:
- Trong khảo sát chất lượng thông tin HDSD thuốc của dược sĩ:
+) 100 trường hợp bán thuốc: Theo dõi liên tiếp các trường hợp bán thuốc của
dược sĩ tại nhà thuốc bệnh viện trong các buổi sáng của tuần 1, tuần 2 tháng 2/2006
đến khi đủ 100 trường hợp.
+) 100 trường hợp cấp thuốc: Theo dõi liên tiếp các trường hợp cấp thuốc của
dược sĩ cấp thuốc tại phòng phát thuốc bảo hiểm Y tế bệnh viện trong các buổi sáng
của tuần 3, tuần 4 tháng 2/2006 đến khi đủ 100 trường họfp.
- Để đánh giá mức độ nhận thức của bệnh nhân về cách sử dụng thuốc: Phỏng
vấn bệnh nhân mua thuốc trong các buổi chiều tuần 1, tuần2 tháng 2/2006; bệnh
nhân nhận thuốc cấp trong các buổi chiều tuần 3, tuần 4 tháng 2/2006 đến khi đủ
100 lượt bệnh nhân cho mỗi nhóm.
- Để đánh giá mức độ hài lòng của bệnh nhân về HDSD thuốc của bác sĩ,
dược sĩ: Phỏng vấn bệnh nhân mua thuốc và nhận thuốc cấp trong các buổi sáng
tuần 1, tuần 2 tháng 3/2006 đến khi đủ 100 lượt bệnh nhân cho mỗi nhóm.
2.3. TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ
❖ Tiêu chuẩn đánh giá đơn thuốc
Một đơn được đánh giá là:
- Kê đúng theo qui chế kê đofn thuốc theo tên gốc nếu tất cả các thuốc đofn
thành phần trong đơn đều được kê tên gốc.
- Có hướng dẫn đường dùng, liều dùng một lần, số lần dùng/ngày, thời điểm
dùng đầy đủ nếu có hưófng dẫn đúng các nội dung đó cho tất cả các thuốc trong đơn.
Chúng tôi lấy căn cứ là Dược thư quốc gia Việt Nam [6], nếu thuốc đó chưa được
giới thiệu trong Dược thư quốc gia thì căn cứ theo ASFH-drug information [28], nếu
là thuốc đa thành phần thì căn cứ theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
+ Nếu liều một lần (hoặc số lần dùng một ngày) trong đơn không phù hợp với
khuyến cáo trong các tài liệu trên thì phải có giải thích của bác sĩ ghi trong đofn, nếu
không có giải thích thì đơn được coi là không có hướng dẫn liều dùng một lần (hoặc
số lần dùng một ngày) đầy đủ
+ Thời điểm dùng phải được ghi cụ thể vào giờ nào trong ngày, hoặc trước
hay sau bữa ăn; nếu hướng dẫn không cụ thể ví dụ như: “uống 2 lần sáng- chiều” thì
được coi là không đạt yêu cầu.
17
❖ Tiêu chuẩn đánh giá hướng dẫn sử dụng thuốc của dược sĩ.
Hướng dẫn của dược sĩ bán (cấp) thuốc phải bao gồm các mục:
- Đường dùng
- Liều dùng một lần
- Số lần dùng một ngày
- Thời điểm dùng
- Cách tránh tương tác thuốc
- Cách nhận biết, theo dõi và xử trí các ADR thường gặp (tỉ lệ lớn hcfti 1/100)
- Cách bảo quản thuốc đã được bán(cấp)
ơiúng tôi cũng lấy căn cứ là Dược thư quốc gia Việt Nam [6], nếu thuốc đó
chưa được giới thiệu trong Dược thư quốc gia thì căn cứ theo ASFH-drug
information [28], nếu là thuốc đa thành phần thì căn cứ theo hưóĩig dẫn của
nhà sản xuất.
*** Tiêu chuẩn đánh giá mức độ nhận thức của bệnh nhân về cách sử dụng thuốc
đã được bán ị cấp).
- Chúng tôi đánh giá nhận thức của bệnh nhân theo các nội dung giống như
nội dung hưóng dẫn của dược sĩ bán(cấp) thuốc. Bệnh nhân được coi là biết cách sử
dụng đúng các thuốc đã được cấp phát nếu:
+) Nội dung câu trả lời của bệnh nhân đối vófi các câu hỏi của người phỏng
vấn (phụ lục 4) phù hợp với các hướng dẫn ghi trên đơn hoặc hướng dẫn của dược sĩ
bán(cấp) thuốc.
+) Nếu trên đơn và dược sĩ đều không hướng dẫn một nội dung nào đó thì
bệnh nhân được coi là biết nội dung đó nếu câu trả lời của bệnh nhân đúng theo căn
cứ là Dược thư quốc gia Việt Nam, nếu thuốc đó chưa được giới thiệu trong Dược
thư quốc gia thì căn cứ theo ASFH-drug information, nếu là thuốc đa thành phần thì
căn cứ theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
2.4. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH số LIỆU
- Sử dụng phần mềm EPI INFO 6.0 để tổng hợp và phân tích số liệu.
- Sử dụng phần mềm MIMS INTERACTIVE để tìm tương tác có V nghĩa
trong đơn và cách hướng dẫn thời điểm uống tránh tương tác.
2.5. THỜI GIAN THựC HIỆN
Từ tháng 1 đến hết tháng 4 năm 2006.
2.6. ĐỊA ĐIỂM THựC HIỆN
Bệnh viện Phụ sản Hà Nội.
18
PHẨN 3
KẾT QUẲ NGHIÊN cứ u VÀ BÀN LUẬN
3.1. MÔ HÌNH BỆNH TẬT CỦA BỆNH VIỆN PSHN
Nghiên cứu về mô hình bệnh tật của một bệnh viện sẽ cho chúng ta cái nhìn
khái quát về đặc điểm, chức năng, chuyên môn của bệnh viện đó cũng như cái nh'm
khái quát về nhũng vấh đề liên quan đến thuốc và cách dùng thuốc trong bệnh viện.
Chính vì vậy tuy không nằm trong mục tiêu nghiên cứu nhưng chúng tôi vẫn đưa ra kết
quả khảo sát mô hình bệnh tật của bệnh viện PSHN trong 3 năm gần đây (2003-2005):
Theo số liệu từ phòng Kế hoạch tổng hợp, các hồ sơ bệnh án phụ khoa và sản
khoa được phân loại quản lí theo hơn 30 mã bệnh khác nhau, tuy nhiên để dễ theo
dõi những nét khái quát về mô hình bệnh tật của bệnh viện PSHN, chúng tôi gộp
một số mã bệnh thuộc cùng nhóm bệnh theo bảng phân loại quốc tế bệnh tật [11]
thành một nhóm.
3.1.1. Sản khoa
Bảng 1: Mô hình bệnh tật sản khoa tại bệnh viện PSHN.
STT
Tên bệnh
Năm 2003 Năm 2004
Năm 2005
Số ca %
Số ca
% Số ca
%
Phần sản khoa
1 Đẻ thường
7193
41,5
4676
26,9 3587
19,7
2 Đẻ có dùng thủ
thuât.
2497
14,4
4561
26,2 5730
31,5
3 MỔ đẻ
5727
33,0
6011
34,6 6933
38,1
4
Đẻ non
28 0,2 56 0,3 65 0, 3
5 Dưỡng thai
276 1,6 282 1,6
291
1,6
6 Rau tiền đạo +
nhiễm đôc thai
103 0,6
139 0,8 162 0,9
7 Nhiễm trùng
Sốt, Chảy máu
90
0,5 66 0,4 60 0,3
8
Thai luu sản khoa
551
3, 2
777
4, 5
440
2. 4
9
Sảy thai tự nhiên.
132 0,7
143 0, 8 140
0, 8
10
Trường hợp khác
752
4,3 685
3,9
799 4,4
Tổng
17349
100 17396 100 18216 100
Theo bảng trên ta nhận thấy:
19
- Tổng số bệnh nhân sản khoa tăng dần, từ năm 2003 đến năm 2005, tổng số
bệnh nhân đã tăng gần 5%, quá trình gia tăng này là áp lực lớn với tình trạng quá tải
của bệnh viện cũng như của các bệnh viện phụ sản của nước ta hiện nay.
- Tỉ lệ đẻ thưòmg giảm rất mạnh trong khi tỉ lệ đẻ có dùng thủ thuật và mổ đẻ
tăng rất nhanh. Chỉ từ năm 2003 đến năm 2005, số lượng phụ nữ đẻ thường đã giảm
xuống chưa còn một nửa (7193 ca năm 2003-3587 ca chiếm năm 2005), trong đẻ có
dùng thủ thuật (đẻ chỉ huy tĩnh mạch, đẻ íoocxep ) tăng gần gấp đôi (2497 ca năm
2003 và 5730 ca năm 2005) và mổ đẻ tăng 21, 1 % ( từ 5727 ca lên 6933 ca).
3.1.2. Phụ khoa
Bảng 2: Mô hình bệnh tật phụ khoa tại bệnh viện PSHN.
STT Tên bệnh Năm 2003 Năm 2004
Năm 2005
Số ca % Số ca
% Số ca %
Phần phụ khoa
1 Chửa ngoài tử cung,
chửa trứng
485
16,2
608 17.0
542
17, 1
2 Giữ thai
236
7,9
180
5,0 111
3,5
3
Thai lưu phụ khoa
24 0,8 46 1,3 25 0,8
4 Sảy thai khác
95 3,2
96 2,7 89 2,8
5
Nạo kiểm tra buồng
tử cung
72 2,4 101 2.8 56
1. 8
6
u tử cung, u buồng
trứng
1107 36,8
1323
36,9
1221 38,6
7
Biêh đổi không do viêm
đường sinh dục nữ
212
7 ,0 242 6 ,7
217
6, 9
8
Viêm cơ quan sinh
dục vùng chậu nữ
124
4, 1
143
4 ,0 137 4,3
9
Nhiễm khuẩn +
chảy máu
51
1,7
41
1, 1
58
1, 8
10
Rong kinh
71
2,4
112
3, 1
86
2,7
11
Vô sinh nữ
177
5,9 276
7,7 224
7, 1
12
Trường hợp khác
347
11,6
421 11,7
399 12,6
Tổng
3001
100 3589
100
3165
100
Kết quả cho thấy:
20
Số lượng bệnh nhân tăng không nhiều như khối sản khoa và tăng không đều
(năm 2005 tổng số ca giảm so với năm 2004). Trong đó, số bệnh nhân có khối u (u
tử cung, u^ụồng trứng) chiếm đa số (36, 8->38, 6%) và có xu hướng tăng dần qua
các nămi Teo ághiên cứu tại bệnh viện Bà mẹ trẻ sơ sinh trong 3 năm 1994 - 1996
thì các khối ú buồng trứng có tỉ lệ cao ở phụ nữ quanh và sau mãn kinh [18].
3.1.3. Sơ sinh (hay chu sinh)
Bảng 3: Mô hình bênh tật sơ sinh tại bệnh viện PSHN.
S'1T Tên bệnh
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Sô' ca
% Số ca %
So ca
1
‘/6
Phần sơ sinh
1 Đẻ non
1271 34,2
1450 36,8
1661 39,4
2
Vàng da tăng
bilirubin
504 13,6 521
13,2 516
12,3
3
Suy hô hấp và các
bệnh hô hấp khác
873 23,5 901
22,9
922
21,9
4
Rối loạn hệ thống
tiêu hoá
155 4,2 132
3,4 147
3,5
5
Bệnh tim mạch
bẩm sinh
97 2,6 75 1,9
88
2, 1
6
Nhiễm trùng máu 135 3,6
124
3, 1
110 2. 6
7
Dị dạng bẩm sinh
329 8,9 350 8,9 377
9,0
8
Trường hợp khác 352 9 ,4 386 9 ,8 389 9 ,2
9
Tổng 3716 100 3939 100 4210 100
■i^í-
Nhận xét:
- Qua bảng trên ta nhận thấy số liệu trẻ đẻ non lớn hơn rất nhiều số liệu các
ca đẻ non của phần sản khoa. Sở dĩ như vậy là vì phần sản khoa bệnh viện chỉ theo
dõi các ca đẻ non mà sản phụ có dấu hiệu đẻ non và đã nhập viện để điều trị. Còn
phần trong sơ sinh bệnh viện theo dõi tất cả các ca đẻ thường, mổ đẻ hay đẻ có dùng
thủ thuật mà trẻ đẻ ra là non tháng.
21