Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

0181 nghiên cứu tổn thương động mạch chi dưới bằng chỉ số cổ chân cánh tay và siêu âm doppler ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.31 MB, 110 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢC CẦN THƠ

TRẦN MINH PHÁT

NGHIÊN CỨU TỔN THƢƠNG ĐỘNG MẠCH CHI DƢỚI BẰNG
CHỈ SỐ CỔ CHÂN-CÁNH TAY VÀ SIÊU ÂM DOPPLER Ở
BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP NGUYÊN PHÁT

Chuyên ngành: Nội khoa
Mã số: 62 72 20 40 CK
LUẬN ÁN CHUYÊN KHOA CẤP II

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
1. TS TRẦN VIẾT AN
2. BSCKII ĐOÀN THỊ TUYẾT NGÂN

CẦN THƠ – 2014


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chƣa từng đƣợc công bố trong
bất kỳ nghiên cứu nào khác.
Tác giả luận án

Trần Minh Phát



LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành luận án này, tơi đã nhận đƣợc sự giúp đỡ rất nhiều của
quý thầy cô và các bạn đồng nghiệp.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến TS Trần Viết An, BSCKII Đoàn
Thị Tuyết Ngân, là những thầy, cô trực tiếp hƣớng dẫn, giúp đỡ, động viên tơi
hồn thành đề tài nghiên cứu.
Tơi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô trong hội đồng đã tận tình giúp
tơi hồn thành luận án
Xin cám ơn q thầy cơ đã nhiệt tình giảng dạy, hƣớng dẫn tơi trong
q trình học tập tại trƣờng.
Tơi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng đào tạo sau đại học,
Bộ môn Nội Trƣờng Đại học Y Dƣợc Cần Thơ. Xin chân thành cảm ơn Ban
giám đốc bệnh viện, tập thể Khoa khám bệnh, Khoa nội tổng hợp, Khoa chẩn
đốn hình ảnh, Khoa xét nghiệm Bệnh viện Trƣờng Đại học Y Dƣợc Cần Thơ
đã quan tâm giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tơi trong q trình học
và thực hiện đề tài.
Xin cảm ơn những bệnh nhân đã tham gia vào đề tài nghiên cứu của tôi
Xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã giúp đỡ, động
viên tơi trong suốt q trình học tập vừa qua.
Tác giả luận án
Trần Minh Phát


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt

Danh mục các bảng
Danh mục các biểu đồ, hình, sơ đồ
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................... 3
1.1. Tổng quan về tăng huyết áp .................................................................... 3
1.2. Bệnh động mạch chi dƣới ....................................................................... 7
1.3. Liên quan giữa bệnh động mạch chi dƣới và tăng huyết áp ................. 21
Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................. 27
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu ........................................................................... 27
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ...................................................................... 27
2.3. Đạo đức trong nghiên cứu .................................................................... 45
Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................... 46
3.1. Đặc điểm chung của đối tƣợng nghiên cứu .......................................... 46
3.2. Tỷ lệ bệnh động mạch chi dƣới bằng chỉ số cổ chân-cánh tay và siêu
âm Doppler ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát .................................. 49
3.3. Một số yếu tố nguy cơ của bệnh động mạch chi dƣới bằng chỉ số cổ
chân-cánh tay ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát ............................... 54
3.4. Liên quan giữa đặc điểm tổn thƣơng động mạch chi dƣới bằng siêu âm
Doppler và mức chỉ số cổ chân-cánh tay ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên
phát............................................................................................................... 61


Chƣơng 4. BÀN LUẬN .................................................................................. 67
4.1. Đặc điểm chung của đối tƣợng nghiên cứu .......................................... 67
4.2. Tỷ lệ bệnh động mạch chi dƣới bằng chỉ số cổ chân-cánh tay và siêu
âm Doppler ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát .................................. 70
4.3. Liên quan giữa một số yếu tố nguy cơ của bệnh động mạch chi dƣới
bằng chỉ số cổ chân-cánh tay ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát ....... 74
4.4. Liên quan giữa đặc điểm tổn thƣơng động mạch chi dƣới bằng siêu âm
Doppler và mức chỉ số cổ chân-cánh tay ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên

phát............................................................................................................... 83
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 87
KIẾN NGHỊ .................................................................................................... 89
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Tiếng Việt

Tiếng Anh

ABI

Chỉ số cổ chân-cánh tay

ACC

Trƣờng môn Tim mạch Hoa American College of Cardiology

Ankle-Brachial Index

Kỳ
AHA

Hội Tim mạch Hoa Kỳ

BĐMCD


Bệnh động mạch chi dƣới

BMI

Chỉ số khối cơ thể

BN

Bệnh nhân

ĐM

Động mạch

ĐMCD

Động mạch chi dƣới

ĐTĐ

Đái tháo đƣờng

ĐLC

Độ lệch chuẩn

ESH

Hiệp hội tăng huyết áp Châu European Society of


American Heart Association

Body Mass Index

Âu

Hypertension

ESC

Hiệp hội tim mạch Châu Âu

European Society of Cardiology

HA

Huyết áp

HATT

Huyết áp tâm thu

HATTr

Huyết áp tâm trƣơng

HDL-c

Cholesterol tỷ trọng cao


High Density Lipoprotein
cholesterol

JNC VII

Báo cáo lần thứ 7 của Liên

The Seventh Report of the Joint

ủy ban quốc gia về dự

National Committee on

phòng, phát hiện, đánh giá

Prevention, Detection,

và điều trị tăng huyết áp

Evaluation and Treatment of


High Blood Pressure
LDL-c

Cholesterol tỷ trọng thấp

Low Dencity Lipoprotein
cholesterol


PSV

Vận tốc đỉnh tâm thu

RLLP

Rối loạn lipid

TASC

Liên hội đồng thuận Đại Tây Trans-Atlantic Inter-Society
Dƣơng

TB

Trung bình

TBMMN

Tai biến mạch máu não

THA

Tăng huyết áp

WHO

Tổ chức y tế thế giới


XVĐM

Xơ vữa động mạch

YTNC

Yếu tố nguy cơ

Peak Systolic Velocity

Consensus

World Health Organization


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Phân độ tăng huyết áp theo Hội tim mạch Việt Nam 2008 .............. 5
Bảng 1.2. Phân loại mức độ nặng của BĐMCD dựa vào chỉ số ABI ............. 18
Bảng 1.3. Mức độ hẹp động mạch theo Cossman .......................................... 21
Bảng 2.1. Bảng phân loại BMI của WHO năm 2000 áp dụng cho vùng Châu
Á - Thái Bình Dƣơng ...................................................................................... 29
Bảng 2.2. Phân loại THA theo khuyến cáo của Hội tim mạch học Việt Nam
năm 2008 ......................................................................................................... 30
Bảng 2.3. Tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn lipid máu ....................................... 31
Bảng 2.4. Phân loại mức độ nặng của BĐMCD dựa vào chỉ số ABI ............. 32
Bảng 2.5. Bảng phân loại mức độ hẹp ĐMCD theo Cossman ....................... 33
Bảng 3.1. Đặc điểm về tuổi ............................................................................. 46
Bảng 3.2. Phân loại BMI của đối tƣợng nghiên cứu ....................................... 48
Bảng 3.3. Các đặc điểm các yếu tố nguy cơ của đối tƣợng nghiên cứu ......... 48
Bảng 3.4. Phân bố mức độ nặng BĐMCD theo chỉ số ABI ở bên phải và bên

trái .................................................................................................................... 50
Bảng 3.5. Tỷ lệ các phân độ THA ở BĐMCD bằng chỉ số ABI .................... 50
Bảng 3.6. Tỷ lệ về giới tính ở BĐMCD .......................................................... 51
Bảng 3.7. Phân bố mức độ hẹp ĐMCD bằng siêu âm Doppler ...................... 52
Bảng 3.8. Tỷ lệ hẹp ĐMCD trên 50% theo vị trí động mạch ......................... 52
Bảng 3.9. Phân bố XVĐM theo vị trí ............................................................. 53
Bảng 3.10. Liên quan giữa tuổi và BĐMCD bằng chỉ số ABI ....................... 54
Bảng 3.11. Liên quan giữa hút thuốc lá và BĐMCD bằng chỉ số ABI .......... 55
Bảng 3.12. Liên quan giữa phân độ THA và BĐMCD bằng chỉ số ABI ....... 55
Bảng 3.13. Liên quan giữa thời gian phát hiện THA và BĐMCD bằng chỉ số
ABI .................................................................................................................. 56


Bảng 3.14. Liên quan giữa bệnh ĐTĐ và BĐMCD bằng chỉ số ABI ............ 56
Bảng 3.15. Liên quan giữa thời gian phát hiện ĐTĐ và BĐMCD bằng chỉ số
ABI .................................................................................................................. 57
Bảng 3.16. Liên quan giữa RLLP máu và BĐMCD bằng chỉ số ABI............ 57
Bảng 3.17. Liên quan giữa BĐMCD và các thành phần lipid máu ................ 58
Bảng 3.18. Liên quan giữa BĐMCD và thời gian phát hiện RLLP máu ........ 58
Bảng 3.19. Liên quan giữa giá trị trung bình của tuổi, thời gian phát hiện
THA, ĐTĐ, RLLP máu và BĐMCD bằng chỉ số ABI ................................... 59
Bảng 3.20. Tƣơng quan giữa chỉ số ABI với tuổi, huyết áp tâm thu, huyết áp
tâm trƣơng ....................................................................................................... 60
Bảng 3.21. Tƣơng quan giữa chỉ số ABI với thời gian phát hiện THA, ĐTĐ
và RLLP .......................................................................................................... 60
Bảng 3.22. Tƣơng quan giữa chỉ số ABI với nồng độ cholesterol, triglyceride,
LDL-c, HDL-c, đƣờng huyết lúc đói .............................................................. 61
Bảng 3.23. Liên quan giữa mức độ hẹp ĐMCD theo siêu âm Doppler và chỉ
số ABI ............................................................................................................. 61
Bảng 3.24. Liên quan giữa hẹp ĐMCD ≥ 50% theo siêu âm Doppler và chỉ số

ABI .................................................................................................................. 62
Bảng 3.25. Liên quan giữa số vị trí hẹp theo siêu âm Doppler và chỉ số ABI 62
Bảng 3.26. Liên quan giữa nhóm có hẹp động mạch vùng đùi theo siêu âm
Doppler và chỉ số ABI..................................................................................... 63
Bảng 3.27. Liên quan giữa nhóm có hẹp động mạch vùng cẳng chân theo siêu
âm Doppler và chỉ số ABI ............................................................................... 63
Bảng 3.28. Liên quan giữa xơ vữa động mạch theo siêu âm Doppler và chỉ số
ABI .................................................................................................................. 64
Bảng 3.29. Liên quan giữa số lƣợng động mạch xơ vữa theo siêu âm Doppler
và chỉ số ABI. .................................................................................................. 64


Bảng 3.30. Liên quan giữa nhóm có xơ vữa động mạch vùng đùi theo siêu âm
Doppler và chỉ số ABI..................................................................................... 65
Bảng 3.31. Liên quan giữa nhóm có xơ vữa động mạch vùng cẳng chân theo
siêu âm Doppler và chỉ số ABI ....................................................................... 65
Bảng 3.32. Tƣơng quan giữa mức độ hẹp ĐMCD theo Doppler và ABI ....... 66


DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH, SƠ ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Đặc điểm về giới tính ................................................................. 46
Biểu đồ 3.2. Đặc điểm về dân tộc ................................................................... 47
Biểu đồ 3.3. Đặc điểm về nghề nghiệp ........................................................... 47
Biểu đồ 3.4. Phân độ THA .............................................................................. 49
Biểu đồ 3.5. Tỷ lệ BĐMCD theo chỉ số ABI .................................................. 49
Biểu đồ 3.6. Tỷ lệ hẹp động mạch chi dƣới bằng siêu âm Doppler ................ 51
Biểu đồ 3.7. Tỷ lệ XVĐM bằng siêu âm Doppler .......................................... 54
Hình 1.1. Sơ đồ tiến triển tự nhiên và tiên lƣợng BĐMCD ............................ 15
Hình 1.2. Dạng phổ ba pha của ĐM chi dƣới bình thƣờng ............................ 20
Hình 2.1. Máy LifeDop 250 và bộ dụng cụ đo chỉ số ABI ............................. 39

Sơ đồ 2.1. Các bƣớc tiến hành nghiên cứu………………………………….43


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh tăng huyết áp là một trong những bệnh tim mạch phổ biến trên
toàn thế giới, hơn một phần tƣ dân số trƣởng thành trên thế giới bị tăng huyết
áp và dự kiến tần suất này đến sẽ lên đến 29% vào năm 2025 [56],[60]. Tại
Việt Nam, tần suất tăng huyết áp ở ngƣời lớn đang ngày càng gia tăng. Năm
1960, tỷ lệ tăng huyết áp là khoảng 1%, năm 1992 là 11,79%, năm 2002 là
16,3% [20], và đến năm 2008 tần suất tăng huyết áp đã tăng lên đến 25,1%
[27]. Tăng huyết áp không những là nguyên nhân trực tiếp gây tử vong các
bệnh lý tim mạch, mà tăng huyết áp còn là yếu tố nguy cơ quan trọng của
bệnh động mạch chi dƣới [12].
Nguyên nhân chính gây nên bệnh động mạch chi dƣới là do xơ vữa động
mạch [12],[30]. Bệnh tiến triển âm thầm nhƣng hậu quả gây ra thì rất nặng nề
nhất là các biến cố tim mạch và tử vong. Nghiên cứu cho thấy có khoảng 2050% bệnh nhân bệnh động mạch chi dƣới khơng có triệu chứng, 40-50% có
đau chân khơng điển hình, tỷ lệ đau cách hồi chỉ chiếm từ 10-35% [6],[12]
điều đáng quan tâm hơn là khi theo dõi những bệnh nhân không triệu chứng
và đau cách hồi trong 5 năm thì 20% bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim hay đột
quỵ và tử vong là 15-30%, những bệnh nhân có thiếu máu chi nghiêm trọng
thì sau một năm tỷ lệ cắt cụt chi là 25% và tử vong tim mạch là 25%
[12],[30],[54]. Các yếu tố nguy cơ chính của bệnh là tăng huyết áp, hút thuốc
lá, đái tháo đƣờng, rối loạn lipid máu. Đây là các yếu tố nguy cơ mà chúng ta
hồn tồn có thể kiểm sốt đƣợc nếu phát hiện bệnh sớm. Tuy nhiên, nhiều tài
liệu trên thế giới cho thấy rằng việc quan tâm đến bệnh lý này trong y giới
còn rất thấp. Nghiên cứu cho thấy chỉ có 49% bác sĩ quan tâm đến bệnh lý
này và chỉ có 37% bác sĩ nội khoa có khai thác bệnh sử đau cách hồi ở bệnh
nhân bệnh động mạch chi dƣới [6],[50].



2

Bệnh động mạch chi dƣới có thể đƣợc chẩn đốn chính xác bằng nhiều
kỹ thuật. Trong đó, siêu âm Doppler từ lâu đƣợc xem là kỹ thuật kinh điển, có
độ nhạy từ 80% đến 98% và độ đặc hiệu từ 89% đến 99% trong chẩn đoán
bệnh động mạch chi dƣới [3],[12],[62]. Tuy nhiên, thời gian gần đây, các hiệp
hội tim mạch trên thế giới đã khuyến cáo sử dụng phƣơng pháp tính chỉ số cổ
chân-cánh tay để chẩn đốn bệnh động mạch chi dƣới [30],[42],[57]. Đây là
phƣơng pháp chẩn đoán khơng xâm lấn, đơn giản, độ chính xác cao, thuận
tiện cho chẩn đoán trong bệnh viện và nghiên cứu tại cộng đồng. Chỉ số cổ
chân-cánh tay đƣợc xác định có độ nhạy 90% đến 95% và độ đặc hiệu 98%
đến 100% trong chẩn đoán bệnh động mạch chi dƣới [62]. Nghiên cứu cho
thấy khi chỉ số cổ chân-cánh tay < 0,9 thì nguy cơ tử vong tim mạch tăng gấp
5,5 lần và nguy cơ bệnh động mạch vành, đột quỵ tăng gấp 2,5 lần. Cho nên,
việc sử dụng chỉ số này để chẩn đoán sớm bệnh động mạch chi dƣới là rất
quan trọng, giúp chúng ta có thể kiểm sốt đƣợc bệnh, can thiệp kịp thời
nhằm làm giảm những tàn phế và tử vong do bệnh lý này gây nên.
Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài: Nghiên cứu tổn thƣơng động mạch
chi dƣới bằng chỉ số cổ chân-cánh tay và siêu âm Doppler ở bệnh nhân
tăng huyết áp nguyên phát. Mục tiêu của đề tài là:
1. Xác định tỷ lệ bệnh động mạch chi dưới bằng chỉ số cổ chân-cánh
tay và siêu âm Doppler ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát.
2. Tìm hiểu một số yếu tố nguy cơ của bệnh động mạch chi dưới
bằng chỉ số cổ chân-cánh tay ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát.
3. Tìm hiểu mối liên quan giữa đặc điểm tổn thương động mạch chi
dưới bằng siêu âm Doppler và mức chỉ số cổ chân-cánh tay ở bệnh nhân
tăng huyết áp nguyên phát.



3

Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tổng quan về tăng huyết áp
1.1.1. Dịch tễ học tăng huyết áp
Tăng huyết áp là một bệnh mạn tính phổ biến nhất trên thế giới. Theo Tổ
chức y tế thế giới năm 2013, tăng huyết áp đã ảnh hƣởng đến một tỷ ngƣời
trên toàn cầu, là nguyên nhân chính dẫn đến các cơn đau tim và đột quỵ. Các
nhà nghiên cứu đã ƣớc tính rằng tăng huyết áp hiện đang giết chết khoảng 9
triệu ngƣời mỗi năm. Tăng huyết áp gây ra ít nhất 45% các trƣờng hợp tử
vong do bệnh tim và 51% các trƣờng hợp tử vong do đột quỵ. Tần suất tăng
huyết áp cao nhất ở Châu Phi là 46% và thấp nhất ở Châu Mỹ 35% [76]. Tăng
huyết áp không chỉ có ảnh hƣởng lớn đến gánh nặng bệnh lý tim mạch mà cịn
có ảnh hƣởng nhiều đến gánh nặng bệnh tật toàn cầu. Tần suất THA trong
cộng đồng ngày càng gia tăng và hiện tại đang ở mức rất cao, đặc biệt ở các
nƣớc phát triển. Thống kê của Hiệp hội tim mạch Hoa Kỳ (AHA) cập nhật
năm 2013 thì có khoảng 77,9 triệu ngƣời lớn ở Mỹ bị huyết ápcao. Trong số
những ngƣời từ 20 tuổi trở lên ở Hoa Kỳ thì tỉ lệ mắc THA ở ngƣời da trắng
33,4% đối với nam và 30,7% ở phụ nữ, còn ở ngƣời da đen tỉ lệ này là 42,6%
ở nam và ở nữ 47%. Ƣớc tính rằng vào năm 2030, tỷ lệ THA sẽ tăng lên 7,2%
so với năm2013 [33]. Trong năm 2009, tăng huyết áp là nguyên nhân chính
gây ra tử vong của 61.762 ngƣời Mỹ. Tỷ lệ tử vong tăng huyết áp là 18,5 trên
100.000 dân. Từ 1999 đến 2009 tỷ lệ tử vong tăng huyết áp tăng lên 17,1% và
thực tế sốlƣợng ngƣời tử vong tăng 43,6%. Chi phí điều trị ƣớc tính trực tiếp
và gián tiếp của tăng huyết áp trong năm 2009 là 51,0 tỷ đô la [33].
Tại một số nƣớc Châu Âu, tần suất chung THA của các nƣớc Anh, Đức,
Ý, Tây Ban Nha, Phần Lan, Thụy Điển là khoảng 30-45% [9],[44]. Ở Châu Á



4

thì tỷ lệ mắc tăng huyết áp cũng đáng quan tâm, theo số liệu thống kê thì tỷ lệ
mắc ở khu vực này cũng khá cao. Ở Nhật, tỷ lệ mắc THA là 45%, Hàn Quốc
(34%), Hồng Kông (29%), Trung Quốc (27%), Singgapore (26%) [26].
Tại Việt Nam, tỷ lệ THA đang ngày càng gia tăng. Theo số liệu thống kê
về THA cho thấy năm 1960 tần suất THA ở nƣớc ta là 1% dân số, năm 1982
là 1,9%, đến năm 1992 tăng lên 11,79% và năm 2002 tần suất THA tại miền
Bắc là 16,3% [20]. Số liệu khảo sát tình hình THA năm 2008 của Viện Tim
mạch Quốc gia tại 8 tỉnh, thành phố trên cả nƣớc ở đối tƣợng từ 25 tuổi trở
lên thì tỷ lệ THA là 25,1% [27].
1.1.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán tăng huyết áp
Khuyến cáo của hội tim mạch học Việt Nam năm 2008 và khuyến cáo
của ESC/ESH 2013 đã thống nhất đƣa ra tiêu chuẩn chẩn đốn tăng huyết áp
khi huyết áp đo tại phịng khám có huyết áp tâm thu ≥ 140 mmHg và/hoặc
huyết tâm trƣơng ≥ 90 mmHg [17],[44].
1.1.3. Phân loại tăng huyết áp
Có rất nhiều phân loại THA đƣợc các tổ chức, các hiệp hội ở các nƣớc
trên đƣa ra và cập nhật thƣờng xuyên. Một số phân loại THA thƣờng đƣợc sử
dụng nhƣ JNC VI [67], đồng thuận của Tổ chức Y tế thế giới và Hiệp hội
THA Quốc Tế 2003 [77], phân độ của Hội tim mạch và Hội THA Châu Âu
năm 2003 [43]. Nhìn chung, các phân loại này về cơ bản giống nhau ở cách
phân thành ba mức độ và ngƣỡng của từng mức độ. Riêng có JNC VII phân
THA thành hai giai đoạn (giai đoạn 1: HATT 140-159 mmHg và HATTr 9099 mmHg; giai đoạn 2 là HATT ≥ 160 mmHg và HATTr ≥ 100 mmHg) [36].
Hiện tại, JNC VIII đã ra đời nhƣng không đƣa ra phân độ THA [66] và
khuyến cáo 2013 của Hội tim mạch và Hội THA Châu Âu vẫn THA thành
phân độ với ngƣỡng HATT, HATTr của từng mức độ không thay đổi so với
trƣớc đó. Trên cơ sở nghiên cứu các cách phân loại tăng huyết áp của các hiệp



5

hội trên thế giới mà đặc biệt là khuyến cáo của Hội tim mạch Châu Âu năm
2003. Hội tim mạch học Việt Nam năm 2008 đã đƣa ra khuyến cáo về chẩn
đoán và điều trị THA ở ngƣời lớn. Khuyến cáo sử dụng cách phân độ THA
nhƣ sau:
Bảng 1.1. Phân độ tăng huyết áp theo Hội tim mạch Việt Nam 2008
Phân loại

HATT (mmHg)

HATTr (mmHg)

HA tối ƣu

< 120

< 80

HA bình thƣờng

< 130

< 85

HA bình thƣờng cao

130 - 139


85 – 89

THA độ 1 (nhẹ)

140 - 159

90 – 99

THA độ 2 (trung bình)

160 - 179

100 – 109

THA độ 3 (nặng)

≥ 180

≥ 110

THA tâm thu đơn độc

≥ 140

< 90

Phân loại này dựa trên đo HA tại phịng khám. Nếu HATT và HATTr khơng
cùng một phân loại thì chọn mức HA cao hơn để xếp loại
1.1.4. Nguyên nhân và bệnh sinh của bệnh tăng huyết áp:
Huyết áp động mạch đƣợc tạo thành từ hai yếu tố là cung lƣợng tim và

sức cản mạch ngoại vi. Cung lƣợng tim đƣợc tạo thành bởi các yếu tố sức co
cơ tim, tần số tim, tiền tải, hệ thần kinh tự chủ và sự toàn vẹn của các van tim.
Sức cản mạch ngoại vi tạo thành bởi đậm độ của máu, độ dài của mạng động
mạch và độ hẹp của đƣờng kính lịng động mạch. Hai yếu tố đầu của sức cản
mạch ngoại vi thƣờng không thay đổi, do đó sức cản mạch ngoại vi tùy thuộc
vào đƣờng kính các động mạch nhỏ (≤ 1mm). Độ cứng các động mạch lớn
cũng ảnh hƣởng đến huyết áp tâm thu [28].
THA thƣờng đƣợc chia ra là THA nguyên phát và THA thứ phát. Ở bệnh
nhân THA thì khoảng 90% trƣờng hợp là không xác định đƣợc nguyên nhân.


6

Các yếu tố sinh lý bệnh liên quan đến THA nguyên phát bao gồm: gia tăng
hoạt tính giao cảm, tăng sản xuất hormone giữ muối và co mạch nhƣ
endotheline và thromboxane, ăn mặn lâu ngày, tiết renin không phù hợp, thiếu
các chất dãn mạch nhƣ prostaglandins và nitric oxid (NO), bất thƣờng kháng
mạch bẩm sinh, béo phì, tăng hoạt yếu tố tăng trƣởng và thay đổi vận chuyển
ion qua màng tế bào. THA thứ phát chỉ chiếm khoảng 5-10%. Một số nguyên
nhân của THA thƣờng gặp ở ngƣời lớn nhƣ THA do hẹp động mạch thận,
bệnh nhu mô thận, hẹp eo động mạch chủ, hội chứng Cushing, u tủy thƣợng
thận, cƣờng giáp, nhƣợc giáp, THA do thuốc (corticoid, thuốc ngừa thai, cam
thảo), THA liên quan đến thai kỳ, THA do tăng áp lực nội sọ [28].
1.1.5. Biến chứng của bệnh tăng huyết áp
Trong các biến chứng của bệnh THA thì biến chứng ở các cơ quan nhƣ
tim, não, thận, mắt thƣờng đƣợc nhiều tác giả quan tâm, đề cập đến nhiều
trong y văn, còn liên quan đến biến chứng ở động mạch chi dƣới thì ít đƣợc
nhắc đến. THA làm tăng nguy cơ XVĐM và tiến triển có thể gây hẹp, tắc
nghẽn các động mạch ngoại biên nhƣ động mạch cảnh, động mạch chủ bụng,
và động mạch chi dƣới,… Cho nên, thời gian gần đây, ngoài các biến chứng ở

các cơ quan nhƣ tim, não, thận, mắt giới y học còn đặc biệt quan tâm đến một
biến chứng khác của THA đó là biến chứng mạch máu ngoại biên. Trong các
biểu hiện của bệnh mạch máu ngoại biên mà thì BĐMCD là một thể lâm sàng
đặc trƣng và rất đƣợc quan tâm. Lý do khiến ngƣời ta quan tâm nhiều đến
BĐMCD vì có mối liên quan chặt chẽ giữa BĐMCD với các biến cố tim
mạch, đột quỵ và tử vong tim mạch. Nghiên cứu của L. Pasqualini và các
cộng sự đã chỉ ra bệnh nhân bị bệnh BĐMCD có nguy cơ mắc các biến cố tim
mạch cao hơn so với nhóm khơng bị bệnh [58]. Beatrice A và cộng sự trong
các nghiên cứu đánh giá tỷ lệ bệnh nhân bị bệnh động mạch vành trong quần
thể bệnh nhân BĐMCD nhận thấy, tỷ lệ mắc bệnh mạch vành biến đổi từ 14-


7

90%, tuỳ thuộc vào phƣơng pháp chẩn đoán bệnh mạch vành. Tỷ lệ mắc bệnh
mạch vành từ 19-47% nếu dựa vào khai thác tiền sử và điện tâm đồ. Tỷ lệ
này tăng lên 62-63% nếu sử dụng thêm nghiệm pháp gắng sức và lên tới
90% nếu kết hợp với chụp mạch vành để chẩn đoán [37]. Trong nghiên cứu
Strong Heart Study có 4393 tham gia, trong đó có 216 bệnh nhân có ABI<0,9.
Theo dõi trong 10 năm nhận thấy rằng ở nhóm có ABI<0,9 tỷ lệ tử vong
chung là 41,2%, trong đó tử vong do bệnh tim mạch là 18,1% [49]. Qua đó
cho thấy, việc tiếp tục nghiên cứu về BĐMCD và các phƣơng pháp giúp chẩn
đoán sớm bệnh trong cộng đồng để can thiệp kịp thời là vấn đề rất thiết thực
nhằm hạn chế các biến cố và tử vong tim mạch xảy ra.
1.2. Bệnh động mạch chi dƣới
1.2.1. Dịch tễ học bệnh động mạch chi dưới
BĐMCD là hội chứng thƣờng gặp với số lƣợng lớn trong đối tƣợng ngƣời
trƣởng thành trên thế giới. Tần suất mắc BĐMCD thay đổi theo tuổi của bệnh
nhân, các yếu tố nguy cơ của XVĐM cũng nhƣ các biểu hiện bệnh lý động
mạch phối hợp khác do xơ vữa. Trong nghiên cứu Framingham, ở độ tuổi 30–

44, tần suất mới mắc trung bình của đau cách hồi chi dƣới ở nam là 6/10000 và
nữ là 3/10000. Ở độ tuổi từ 65–74, tần suất này tăng lên đến 61/10000 với
nam và 54/10000 với nữ [73]. Nghiên cứu PARTNER ở Hoa Kỳ trên 6979
bệnh nhân đến khám ban đầu tại cơ sở y tế (tuổi trên 70 hoặc trên 50 kèm
theo tiền sử hút thuốc hoặc ĐTĐ) chỉ ra tỷ lệ BĐMCD lên tới 29% [50].
Trong nghiên cứu NHANES năm 2003, tỷ lệ mắc BĐMCD với quần thể trên
40 tuổi là 4,3%, trong đó với độ tuổi trung bình 66 thì tỷ lệ này lên tới 14,5 %.
Tại Cộng hòa Pháp một nghiên cứu trên 3694 bệnh nhân > 40 tuổi, có ít nhất
một yếu tố nguy cơ tim mạch hoặc đau chi dƣới, khi sử dụng tiêu chuẩn chẩn
đoán là chỉ số ABI < 0,9, tỷ lệ BĐMCD trong quần thể này là 11%, trong đó
nam giới là 14,5%, và nữ giới là 7,9%. Tỷ lệ bệnh nhân BĐMCD trong một


8

nghiên cứu tại Srilanka năm 1993 là 5,6%; tại Nam Ấn Độ là 3,9% (1995)
[12].
Tại Việt Nam, cùng với xu thế gia tăng các bệnh động mạch do xơ vữa
khác nhƣ nhồi máu cơ tim, đột quỵ… thì tỷ lệ bệnh nhân nhập viện vì
BĐMCD cũng ngày một gia tăng. Thống kê tại Viện Tim mạch Việt Nam chỉ
ra tỷ lệ BN BĐMCD điều trị nội trú tại Viện tăng từ 1,7% (2003) lên tới 2,5%
(2006) và 3,4% (2007) [12].
1.2.2. Khái niệm về bệnh động mạch chi dưới
BĐMCD là tình trạng bệnh lý của động mạch chủ bụng và các động
mạch chi dƣới trong đó lịng động mạch bị hẹp gây giảm tƣới máu cơ và các
bộ phận liên quan (da, thần kinh) phía hạ lƣu. BĐMCD có ngun nhân phổ
biến nhất là do mảng xơ vữa phát triển gây hẹp dần lịng động mạch hoặc tắc
nghẽn hồn tồn, do đó làm giảm tƣới máu chi khi vận động hoặc khi nghỉ và
gây ra biểu hiện lâm sàng là cơn đau cách hồi [12].
1.2.3. Giải phẫu hệ thống động mạch chi dưới

Động mạch (ĐM) chi dƣới có chức năng đƣa máu từ tim đến các mao
mạch chi dƣới, xuất phát từ ĐM chậu chia thành những ĐM nhỏ hơn đến các
vùng khác nhau của chi, phân thành những ĐM nhỏ hơn nữa, gọi là tiểu ĐM.
Các tiểu ĐM đến mô, điều hòa phân phối máu vào mao mạch phù hợp với
nhu cầu tổ chức. Nhánh tận của ĐM chủ chia thành hai ĐM chậu chung phải
và trái ở ngang mức đốt sống thắt lƣng 4, mỗi ĐM chậu chung lại chia thành
hai ĐM, là ĐM chậu trong và chậu ngoài. ĐM chậu ngồi là nguồn cung
chính cấp máu cho chi dƣới [22].
ĐM chậu ngồi chui qua dây chằng bẹn thì đổi tên thành ĐM đùi chung.
ĐM đùi chung bắt đầu từ dây chằng bẹn tới vị trí chia thành ĐM đùi nông và
ĐM đùi sâu. ĐM đùi sâu chạy chếch ra ngoài và vào sâu cung cấp máu cho
phần lớn các cơ vùng đùi. ĐM đùi sâu có vai trị quan trọng trong việc cung


9

cấp các nhánh tuần hoàn bàng hệ trong trƣờng hợp hẹp tắc ĐM đùi nông. ĐM
đùi nông chạy dọc xuống dƣới theo mặt trƣớc trong của đùi và cuối cùng chạy
ra phía sau vào hố kheo và đổi tên thành ĐM khoeo. ĐM khoeo đi đến bờ
dƣới cơ khoeo thì chia thành hai nhánh là ĐM chày trƣớc và ĐM chày sau.
ĐM chày trƣớc sau khi đi qua mặt trƣớc của khớp cổ chân đổi tên thành ĐM
mu chân. ĐM chày sau chạy dọc xuống tới 1/3 dƣới cẳng chân thì chạy vào
trong, đi ra phía sau mắt cá trong tới bàn chân, tạo các vòng nối với ĐM mu
chân để cung cấp máu cho bàn chân và các ngón chân [3],[24].
1.2.4. Các yếu tố nguy cơ của bệnh động mạch chi dưới
BĐMCD chủ yếu là do xơ vữa động mạch, đây là nguyên nhân thƣờng
gặp nhất (khoảng 90%) của BĐMCD và gần 95% bệnh nhân BĐMCD có ít
nhất một yếu tố nguy cơ tim mạch [12].
Tăng huyết áp là yếu tố nguy cơ quan trọng của BĐMCD. THA làm
thay đổi phức tạp cấu tạo của thành ĐM, làm tổn thƣơng chức năng nội mạc,

phì đại lớp áo giữa, làm giảm độ giãn nở của mạch máu, thúc đẩy nhanh quá
trình xơ vữa mạch máu. Tăng huyết áp làm tăng nguy cơ mắc bệnh động
mạch chi dƣới. Nghiên cứu Framingham, theo dõi trong 26 năm, cho thấy
THA làm tăng nguy cơ bị đau cách hồi lên 2,5 lần đối với nam, và 4 lần đối
với nữ, mức độ tăng tỷ lệ thuận với mức độ trầm trọng của THA [55].
Đái tháo đƣờng thúc đẩy quá trình xơ vữa chung, gây ra các biến chứng
thiếu máu ở các mạch máu ngoại biên, bệnh thần kinh ngoại biên và giảm sức
đề kháng với tác nhân nhiễm trùng. Đái tháo đƣờng làm tăng thúc đẩy quá
trình XVĐM và tăng hiện tƣợng tắc mạch do huyết khối. Nghiên cứu cho
thấy đái tháo đƣờng làm tăng nguy cơ mắc BĐMCD từ 2-4 lần. Có 12%-20%
bệnh nhân BĐMCD bị đái tháo đƣờng [6]. Nghiên cứu cho thấy, ĐTĐ làm
tăng nguy cơ bị đau cách hồi chi dƣới gấp 3,5 lần với nam và 8,6 lần với nữ.
Nguy cơ mắc BĐMCD tỷ lệ thuận với mức độ nặng và thời gian bị mắc bệnh
ĐTĐ. Bệnh nhân ĐTĐ cũng có nguy cơ bị thiếu máu chi dƣới trầm trọng cao


10

hơn hẳn so với bệnh nhân BĐMCD không ĐTĐ [12].
Rối loạn lipid máu là YTNC liên quan đến XVĐM. Vai trò của rối loạn
lipid máu trong bệnh lý XVĐM đã đƣợc chứng minh qua nhiều nghiên cứu
dịch tễ học quan sát, thực nghiệm và cả những cơng trình nghiên cứu tiền
cứu-can thiệp. RLLP máu là một trong những yếu tố khởi đầu cho quá trình
hình thành và phát triển của XVĐM, RLLP máu sẽ làm rối loạn chức năng
của nội mạc mạch máu, dẫn đến XVĐM. Khi có tăng các lipoprotein, nhất là
các LDL-c dạng có kích thƣớc nhỏ và đậm đặc, thì LDL-c có cơ hội chui vào
lớp dƣới nội mạch của thành mạch. Tại đây, LDL-c bị oxyt hóa. Các dạng
LDL-c đã bị oxyt hóa dễ bị các tế bào bạch cầu đơn nhân thực bào một cách
không có giới hạn. Việc thực bào khơng có giới hạn này tạo ra các tế bào bọt,
khởi đầu cho việc hình thành sang thƣơng xơ vữa ở thành động mạch. Mảng

xơ vữa ngày càng lớn lên, chiếm thể tích ngày càng nhiều trong lòng động
mạch và làm hẹp lòng động mạch. Ngồi ra LDL-c bị oxyt hóa cịn ức chế tế
bào nội mạc tổng hợp nitric oxid (là chất giãn mạch), làm giảm các chức năng
của tế bào nội mạc (điều hòa trƣơng lực thành mạch, chống kết tập tiểu cầu,
cân bằng đông và chống đông máu). Hậu quả này đã đƣợc thể hiện rất rõ
trong các nghiên cứu lâm sàng, chứng minh mối liên quan giữa mức độ LDLc và các biến cố tim mạch [21]. Cholesterol máu cao làm tổn thƣơng nội mạc
mạch, khởi đầu cho tổn thƣơng XVĐM, làm tăng sinh tế bào cơ trơn, kích
hoạt tiểu cầu, tạo cục máu đơng. Cholesterol tồn phần tăng lên mỗi 10mg/dl
làm tăng nguy cơ mắc BĐMCD lên từ 5–10%. Các nghiên cứu dịch tễ học
cho thấy bệnh nhân đau cách hồi chi dƣới có cholesterol tồn phần cao hơn,
LDL–cholesterol cao hơn và HDL–cholesterol thấp hơn so với ngƣời bình
thƣờng cùng lứa tuổi [21],[48].
Hút thuốc lá đƣợc xác định là yếu tố nguy cơ quan trọng của bệnh xơ
vữa. Thuốc lá có tác dụng gia tăng LDL-c và giảm HDL-c, gia tăng carbon


11

oxide máu, thúc đẩy co mạch ở các mạch máu xơ vữa. Ngồi ra, khói thuốc lá
làm gia tăng kết dính tiểu cầu, tăng fibrinogen và hậu quả tăng độ quánh của
máu [6]. Trong nghiên cứu NHANES thực hiện ở 2125 ngƣời, nghiên cứu cho
thấy rằng hút thuốc lá gia tăng tần suất bệnh động mạch ngoại biên gấp 4 lần
(OR: 4,1). Số điếu thuốc lá sử dụng cũng liên quan với mức độ nặng của
BĐMCD. Việc ngƣng thuốc lá cho thấy giảm tỉ lệ tử vong 10 năm từ 54% cịn
18% ở ngƣời 65-75 có BĐMCD [6],[34]. Các nghiên cứu khác cho thấy hút
thuốc lá làm tăng nguy cơ BĐMCD từ 2–6 lần, và tăng nguy cơ cắt cụt chi từ
3–10 lần. Hơn 80% bệnh nhân BĐMCD có hút thuốc lá [12].
Tăng homocystein máu làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý động mạch do
xơ vữa từ 2–3 lần. Một nghiên cứu đa phân tích chỉ ra homocystein máu
tăng mỗi 5 mmol/l làm tăng tỷ suất chênh của bệnh động mạch vành và đột

quỵ là 1,5. Khoảng 30–40% bệnh nhân BĐMCD có tăng homocystein.
Homocystein máu tăng dƣờng nhƣ làm tăng nguy cơ tiến triển của BĐMCD,
nhƣng cơ chế cụ thể vẫn còn chƣa đƣợc nghiên cứu đầy đủ [12].
Các yếu tố nguy cơ này thƣờng kết hợp với nhau làm gia tăng sự phát
triển của BĐMCD và đồng thời cũng làm gia tăng sự tiến triển của các bệnh lý
động mạch khác của cơ thể do xơ vữa.
1.2.5. Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh động mạch chi dưới
Năm 2010, Hội tim mạch học Việt Nam đƣa ra khuyến cáo về chẩn đoán
và điều trị BĐMCD. Trên cơ sở tham khảo, nghiên cứu các tài liệu, khuyến
cáo của các hiệp hội trên thế giới, đặc biệt là khuyến cáo của Hội tim mạch và
Trƣờng môn tim mạch Hoa Kỳ (ACC/AHA), khuyến cáo của Cơ quan ủy
nhiệm và đánh giá sức khỏe quốc gia của Cộng hịa Pháp (ANAES) về chẩn
đốn và điều trị BĐMCD. Hội tim mạch học Việt Nam đƣa ra khuyến cáo sử
dụng chỉ số cổ chân-cánh tay (ABI) để chẩn đoán xác định ngƣỡng để chẩn
đoán BĐMCD là khi chỉ số ABI ≤ 0,9 [12],[30],[57],[70].


12

1.2.6. Các biểu hiện lâm sàng của bệnh động mạch chi dưới
Phần lớn bệnh nhân BĐMCD là khơng có triệu chứng (20-50%) và triệu
chứng đau chi dƣới khơng điển hình (40-50%). Tỉ lệ đau cách hồi điển hình
gặp khoảng 10-30% và thiếu máu chi trầm trọng chỉ gặp khoảng 1-2% [12].
Đau chi dƣới khơng điển hình là triệu chứng đau chi dƣới có thể xuất
hiện khi gắng sức, nhƣng khơng giảm rõ rệt khi nghỉ, hay hạn chế khả năng đi
lại một cách không hằng định với những quãng đƣờng tƣơng tự.
Đau cách hồi chi dƣới điển hình gặp khoảng 10-35% bệnh nhân
BĐMCD. Cơn đau điển hình có đặc điểm là đau kiểu co rút cơ, xuất hiện khi
gắng sức, sau khi đi đƣợc một khoảng cách nhất định, giảm hoặc hết khi nghỉ,
và tái xuất hiện đau trở lại với cùng một mức gắng sức, cùng một khoảng cách

đi, cùng một nhóm cơ.
Thiếu máu chi dƣới trầm trọng thƣờng rất ít gặp trên lâm sàng, đặc điểm
là đau chi dƣới khi nghỉ ngơi, thƣờng xuất hiện vào ban đêm khi bệnh nhân
nằm, ngồi và đung đƣa chi dƣới có thể cảm thấy dễ chịu bởi vì nghiệm pháp
này làm tăng áp lực tƣới máu do lực hấp dẫn, vị trí đau điển hình xảy ra ở
ngón chân và bàn chân, có thể có dấu hiệu loét hoặc hoại tử.
Thiếu máu chi dƣới cấp thƣờng là do huyết khối gây tắc đột ngột một
ĐM chi dƣới bệnh lý, có thể là biến chứng bong, bóc tách hay thuyên tắc của
mảng xơ vữa. Triệu chứng lâm sàng bao gồm đau, dị cảm, nhợt, lạnh, mất vận
động, mất mạch.
Đa số bệnh nhân BĐMCD đến khám vì các bệnh lý khác nhƣ: THA, đái
tháo đƣờng… mà khơng có triệu chứng chứng đau cách hồi chi dƣới trên lâm
sàng rõ rệt. Bệnh có tính chất tiến triển âm thầm làm cho thầy thuốc và BN rất
dễ bỏ qua. Với bản chất của tình trạng xơ vữa hệ thống, bệnh nhân có bệnh
động mạch chi dƣới là đối tƣợng có nguy cơ cao về nhồi máu cơ tim, đột quị
và tử vong tim mạch. Cho đến nay, nhiều tài liệu trên thế giới đều thừa nhận


13

việc cảnh giác bệnh lý này ở y giới còn rất thấp. Trong một nghiên cứu ở BN
BĐMNB cho thấy chỉ 49% bác sĩ có quan tâm đến bệnh lý này và trong một
nghiên cứu khác chỉ 37% bác sĩ nội khoa có khai thác bệnh sử đau khập
khiễng cách hồi ở BN [6]. Do các biểu hiện lâm sàng của BĐMCD phần lớn
là không triệu chứng hoặc đau không điển hình, cho nên khó phát hiện bệnh
qua thăm khám lâm sàng mà phải dựa vào một số kỹ thuật khác nhƣ chụp
mạch máu cản quang, siêu âm Doppler và chỉ số ABI. Trong đó, chỉ số ABI
đang đƣợc khuyến cáo sử dụng rộng rãi. Hiện nay, nhiều nghiên cứu có quy
mơ lớn đã sử dụng chỉ số ABI cho việc tầm soát và phát hiện sớm BĐMCD
trên các đối tƣợng nguy cơ ở giai đoạn không triệu chứng. Việc chẩn đoán

sớm BĐMCD sẽ giúp thầy thuốc thiết lập các biện pháp ngăn ngừa các biến
cố tim mạch và tử vong tim mạch trong tƣơng lai.
1.2.7. Liên quan giữa BĐMCD và biến cố tim mạch
Trƣớc đây, khi nói đến BĐMCD chúng ta thƣờng nghĩ đến những ngƣời
có triệu chứng khập khiễng cách hồi. Thật ra triệu chứng này giống nhƣ phần
nổi của tảng băng vì chỉ có một số ít ngƣời BĐMCD bị khập khiễng cách hồi,
đa số là không có triệu chứng. Hiện nay, ở nhiều nƣớc trên thế giới việc đo
chỉ số ABI đƣợc xem là biện pháp chính để tầm sốt và chẩn đốn BĐMCD.
Từ đó, rất nhiều nghiên cứu lớn về BĐMCD bằng chỉ số ABI ra đời và kết
quả của các nghiên cứu đƣa ra nhiều vấn đề rất đáng quan tâm.
Bệnh nhân BĐMCD thƣờng đi kèm động mạch vành và bệnh mạch máu
não. Khoảng một phần ba đến một nửa số bệnh nhân có triệu chứng BĐMCD
có bằng chứng của bệnh động mạch vành dựa trên biểu hiện lâm sàng và điện
tâm đồ, hơn một nửa có bệnh động mạch vành đáng kể bởi chụp mạch vành.
Beatrice A và cộng sự trong các nghiên cứu đánh giá tỷ lệ bệnh nhân bị
bệnh động mạch vành trong quần thể bệnh nhân BĐMCD nhận thấy, tỷ lệ
mắc bệnh mạch vành biến đổi từ 14-90%, tuỳ thuộc vào phƣơng pháp chẩn


14

đoán bệnh mạch vành. Tỷ lệ mắc bệnh mạch vành từ 19-47% nếu dựa vào
khai thác tiền sử và điện tâm đồ. Tỷ lệ này tăng lên 62-63% nếu sử dụng thêm
nghiệm pháp gắng sức và lên tới 90% nếu kết hợp với chụp mạch vành để
chẩn đoán [37].
Bệnh nhân bị BĐMCD có tỷ lệ tử vong 5 năm 15-30% và tăng nguy cơ
tử vong do bệnh mạch vành từ 2 đến 6 lần. Tỷ lệ tử vong cao nhất là ở những
ngƣời có BĐMCD nghiêm trọng nhất [46]. Nghiên cứu cho thấy, về tiến triển
tại chỗ sau 5 năm, kể từ khi phát hiện bệnh có 70-80% bệnh nhân có tình
trạng lâm sàng khơng đổi, 10-20% bệnh nhân có tình trạng khập khiễng cách

hồi tăng nặng và chỉ có 1-5% bệnh nhân có tình trạng thiếu máu cục bộ nguy
kịch của chân [12].
Vấn đề quan trọng hơn là dự hậu toàn thân. Nhƣ đã đề cập ở trên,
BĐMCD thƣờng là do XVĐM, mà XVĐM là một bệnh lý toàn thân, do đó
ngƣời BĐMCD cũng nhiều khả năng có những tổn thƣơng hẹp hay tắc ở động
mạch vành và các động mạch ở não.
Newman AB và các cộng sự đã khảo sát các mối liên quan của chỉ số
ABI với các biến cố tim mạch ở 5888 ngƣời ≥ 65 tuổi có và khơng có bệnh
tim mạch.. Tất cả các đối tƣợng đƣợc đo chỉ số ABI, theo dõi mỗi 6 tháng và
ghi nhận các sự kiện tử vong, biến cố tim mạch (bao gồm cả tỷ lệ tử vong
bệnh tim mạch, gây tử vong và nhồi máu cơ tim, suy tim sung huyết, đau thắt
ngực, đột quỵ và bệnh động mạch chi dƣới nhập viện). Kết quả cho thấy tỷ lệ
tử vong thô tại 6 năm là cao nhất (32,3%) trong những ngƣời có ABI < 0,9.
Kết luận chỉ số ABI < 0,9 là một yếu tố nguy cơ độc lập đối với các biến cố
tim mạch [64]. Nghiên cứu khác, sau 5 năm kể từ khi phát hiện bệnh có 1530% bệnh nhân tử vong (trong đó 75% do nguyên nhân tim mạch và 25%
không do nguyên nhân tim mạch) và 20% bệnh nhân bị một biến cố tim mạch
nặng (nhồi máu cơ tim hoặc đột quị) không gây tử vong [53]. Ở nhóm có biểu


×