Tải bản đầy đủ (.pdf) (45 trang)

Cơ sở tâm lý học ứng dụng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 45 trang )

Trần Nhật Thanh dịch và tóm lược


Mục lục
I.

Tâm lý học con người
1. Các chiến lược nghiên cứu nhân cách
2. Xây dựng lý thuyết nhân cách
3. Tóm tắt

II.

Các thuyết về nhân cách
1. Các thuyết về type nhân cách
2. Các thuyết về nét nhân cách
3. Các thuyết theo Chủ nghĩa Nhân văn
4. So sách các thuyết nhân cách
5. Tóm tắt

III.

Đánh giá nhân cách
1. Các test khách quan
2. Tóm tắt


Một câu chuyện…
Năm 1923, bi kịch cá nhân làm thay đổi hoàn toàn cuộc đời của một thanh niên 18 tuổi người Texas,
tên là Howard. Cậu sinh viên đại học năm thứ nhất được “bao cấp” quá mức (oerproteted) này chưa
từng đưa ra một quyết định quan trọng cho bản thân. Khi một cơn đau tim giết chết người cha, và chỉ


hai năm sau đó cái chết của người mẹ, thì cậu thanh niên Howard được hưởng ba phần tư số tài khoản
lãi do khoản sinh lời của doanh nghiệp do gia đình để lại. Người chú và hai ơng bà, được sở hữu phần
cịn lại của cơng ty đã hối thúc cậu nên trở lại đại học. Mặc dầu nổi tiếng là một cậu con trai nhút nhát
và vâng lời, song Howard vẫn từ chối. Nội trong bốn tháng, cậu mua lại các cổ phần công ty của những
người thân. Lúc này Howard đã 19 tuổi, quan tòa đã cấp cho cậu qui chế có địa vị người trưởng thành,
cho phép cậu có đầy đủ tư cách pháp nhân kiểm sốt cơng ty có số vốn một triệu đơla. Tuy vậy, cậu
không quan tâm đến việc tiếp tục sự nghiệp kinh doanh của gia đình. Thay vì cậu muốn trở thành người
phi công đúng đầu thế giới và nhà sản xuất phim hoạt hình nổi tiếng nhất. Cậu nói với nhân viên kế
tốn của mình: “Đến lúc đó, tơi muốn các anh làm cho tôi trở thành người đàn ông giàu nhất thế giới”.
Lúc 38 tuổi, Howard Hughes đã trở thành một người Mỹ huyền thoại. Ông thành lập hãng Hàng không
Hughes – nhà chế tạo con tàu vũ trụ đầu tiên hạ cánh xuống mặt trăng. Ông đã biến Hãng hàng không
xuyên thế giới thành một vương quốc có số vốn 500 triệu đơla. Ơng thiết kế và chế tạo các máy bay
dùng vào các mục đích đua tài, quân sự và thương mại. Với tư cách là một phi công, ông đã phá nhiều
kỷ lục hàng không, giành chiến thắng trong chuyến bay vòng quanh thế giới năm 1938. Những cuộc
diễu hành có tung băng giấy tại New York, Chicago, Los Angeles và Houston đã tôn vinh thành đạt của
ơng. Song trước đó đã lâu, khi mới 29 tuổi, ông đã nhận được những bằng danh dự quốc gia vì đã sản
xuất ra nhiều bộ phim, trong số này có giải thưởng của Viện Hàn lâm Hoa Kỳ. Là giám đốc của Xưởng
phim RKO, bằng nguồn tài chính của mình, ơng đúng ra sản xuất nhiều bộ phim nổi tiếng ở
Hollywood. Cuối cùng, Howard Hughes đã thực hiện được khát vọng của mình trở thành người giàu
nhất thế giới.
Mặc dầu, thành công trước mọi người là điều thật khó tin, song Howard Hughes lại là một con người
hết sức bối rối. Vương quốc ngày càng mở rộng thì ơng ngày càng bị xáo trộn. Ơng bắt đầu tập trung
vào quá nhiều những chuyện vụn vặt tầm thường và ngày càng ít thành đạt. Ơng đã trở thành một kẻ
sống ẩn dật, đôi khi biến mất hàng tháng.
Những điều rủi ro đến với Hughes khi ông là một phi công và chỉ huy tổ lái đã làm cho ba người thiệt
mạng. Trong các chuyến bay, bản thân Hughes đã bị nhiều chấn thượng nặng ở đầu, mặt, và có lẽ cả
não nữa, việc điều trị các chấn thương do một vụ nổi máy bay khiến ông xuýt thiệt mạng đã dẫn tới hậu
quả khiến ông lâm vào cảnh nghiện codein cả đời. Hậu quả rủi ro này đã lan sang lĩnh vực tài chính.
Ơng đã mất đi hơn 100 triệu đơla của những người đóng thuế, của những cổ đơng và tiền riêng của
mình.

Khi đã nhiều tuổi, Howard Hughes trở nên bị ám ảnh vì các mầm bệnh. Khi nghe đồn có một nữ diễn
viên đã có lẫn ông hẹn hò rằng nàng mắc một bệnh hoa liễu, thế là ông đem đốt hết quần áo, các khăn
tắm và các tấm thảm. Chỉ có những người trong đội “vệ sĩ” của ông mới được phép đến thăm ông,
những người không bao giờ được trái lệnh ông dẫu thường là những lệnh quái gở.
Thật là nghịch lý, ông già Hughes đã sống trong một tình trạng bẩn thỉu. Ơng ít khi mặc quần áo hoặc
tắm rửa, không bao giờ đánh răng và thường dùng các kim tiêm không được tiết trùng chích ma túy


(codein) vào tĩnh mạch. Ông nằm cả ngày trên giường. Con người giàu có nhất thế giới này giờ đây trở
thành một kẻ thân tàn ma dại, ốm yếu, suy mịn.
Nhìn lại thời thơ ấu của Howard Hughes để lần ra các đầu mối sự nghịch thường trong nhân cách của
ơng, các nhà nghiên cứu đã tìm ra các mối dây liên hệ khả dĩ giữa những trải nghiệm tuổi thơ của ông
với các biến cố trong quãng đời sau này. Giống người cha, Hughes thích các đồ dùng cơ khí. Lên 3 tuổi
ơng bắt đầu dùng máy chụp nhiều tấm ảnh. Ông thử việc hàn những chiếc nồi trong xưởng làm việc của
người cha, chế tạo ra nhiều đồ vật bằng các dây kim loại và các mảnh kim loại. Ơng được phép chơi ở
trong xưởng, miễn lac khơng làm dây bẩn.
Cha mẹ Hughes thường làm âm lên và lo lắng quá mức về sức khỏe của con. Người mẹ trầm tĩnh và
đáng tơn kính của ơng đã dành hết thì giờ cho ơng, đưa ơng đi khám bác sỹ mối khi hói khó chịu đơi
chút thơi.
Năm 14 tuổi, cha mẹ gửi Hughes vào trường nội trú tại bang Massachusetts. Khuyết tật thính giác mới
phát sinh làm ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp của ông và khiến ông bị cách ly khỏi bạn bè. Điểm nổi
bật nhất khi ông sống ở một miền Đông Hoa Kỳ là một chuyến bay trên một chiếc thủy phi cơ cùng với
người cha đã đưa ông đến niềm say mê suốt cả cuộc đời với những chiếc máy bay và ngành hàng
không. Nhiều người quen biết ông và những nhà chuyên viết tiểu sử đều xem điều quyến rũ này là niềm
đam mê bền vững nhất của đời ông.
Về sau, khi đang theo học tại Đại học California, Hughes thường dành nhiều thời gian sống một mình,
cưỡi ngựa dạo trên những ngọn đồi và đến thăm người chú, là một nhà viết kịch bản điện ảnh ở
Hollyword. Trong một bữa ăn, vào ngày thứ bảy, tại nhà ơng chú, ơng có gặp nhiều diễn viên và các
ông trùm điện ảnh, như cha ông trước đây từng gặp, người đã để ý đến những người phụ nữ có nhan
sắc, Hughes bắt đầu tri giác tháy con người là những đối tượng hoặc phải tránh né hoặc để kết giao. Sau

đó, ơng đã đưa một số thiết nữ trẻ muốn trở thành ngôi sao tới Hollywod, đưa họ vào các căn phòng
riêng, và trong khi họ chờ đợi thành các ngơi sao thì ơng hầu như đã bỏ quên họ…
Vài năm trước khi Hughes qua đời (năm 1976, hưởng thọ 70 tuổi) người thợ cắt tóc cũ của ơng đã nói
về nhân cách lập dị của nhà tỷ phú như sau “Tôi biết ông ấy có nhiều vấn đề; phải chăng tất cả chúng ta
lại chẳng có vấn đề gì? Đúng là ơng ấy có cách cư xử hơi khác chúng ta đơi chút. Vậy thử hỏi ai đã nói
rằng ai sai?” (Keat, 1966).


Mở đầu
Những ấn tượng gì đã để lại trong ta về nhân cách của H.Hughes sau khi đọc tiểu sử tóm tắt của ơng?
Ơng thuộc typ người nào? Những trải nghiệm nào và những ảnh hưởng nào đã nung nấu những khát
vọng của ông và nuôi dưỡng một lối sống tự hủy hoại? Ta không thể không tự hỏi liệu có khả năng nào
có thể khiến câu chuyện về cuộc đời của ơng có thể kết thúc khác đi và may mắn hơn không?
Cuộc giải phẫu thi thể tâm lý “Psychological antopsy” Howard Hughes của chúng ta “Những sự liên
tục” (continuities) giữa nhân cách và các kiểu phản ứng của tuổi trẻ và sự tuổi trưởng thành giúp ta có
thể lần ra nguồn gốc nỗi sợ hãi sau cùng các mầm bệnh (vi khuẩn) từ mối quan tâm quá mức củ cha mẹ
tới sức khỏe của ơng. Nói cách khác Hughes đã được tăng cường về mặt xã hội mối quan tâm của mình
đến sức khỏe và điều kiện vệ sinh. Những sở thích về nghề cơ khí của ơng được củng cố mạnh mẽ bởi
người cha, và niềm đam mê ngành kỹ thuật hàng không ngay từ nhỏ đã được duy trì suốt cả cuộc đời.
Hughes đã bị cách ly khỏi bạn bè cùng trang lứa khi còn là một cậu học trị nhỏ tuổi và do vậy ơng đã
không bao giờ biết tạo dựng những mối quan hệ gần gũi của con người. Ta thấy bằng chứng là ông đã
đồng nhất hóa với người cha thông qua những sở thích được chia sẻ, mặc dầu về sau ơng đã phản bội
lại người cha bằng cách sống trong một tình trạng bẩn thỉu – một tương phản rõ ràng về tình trạng mất
vệ sinh mang tính ép buộc (compulsive hygiene) của ơng già. Sau chót, sự phát triển của nhân cách của
ông đã bị xáo trộn ghê gớm bởi những biến cố như sớm bị khuyết tật thính giác về sau lại bị chấn
thương não, rồi cha mẹ mất sớm… và sự giàu có vơ kể khiến ơng hầu như có được tất cả những gì mình
mong muốn.
Nếu các nhà tâm lý nghiên cứu bạn thì họ sẽ vẽ chân dung nhân cách bạn như thế nào? Điều gì khiến
bạn khác những người khác trong khi họ vẫn sinh hoạt trong nhiều tình huống giống bạn? Thay vì nhìn
nhận nhân cách trong nhận thức về sau, hãy xem xét khả năng có thể ứng dụng điều bạn sẽ học được để

hiểu biết bản thân và hiểu những người khác như thế nào trong khi nhân cách vẫn đang phát triển.


I. Tâm lý học con người
Các nhà tâm lý học định nghĩa nhân cách theo nhiều cách khác nhau, song chung cho tất cả là hai khái
niệm cơ bản: tính độc nhất vô nhị (uniqueness) và các kiểu đặc trưng của ứng xử. Nhân cách
(personality) là bộ phức hợp các phẩm chất tâm lý độc nhất vô nhị ảnh hưởng đến các kiểu đặc trưng
ứng xử của một cá nhân qua các tình huống và thời gian khác nhau. Các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực
tâm lý học nhân cách tìm kiếm nhằm khám phá xem các cá nhân khác nhau như thế nào. Họ cũng
nghiên cứu tới mức độ nào các nét nhân cách và các kiểu ứng xử là nhất quán từ tình huống hoặc cơ hội
này đến tình huống hoặc cơ hội khác.
Lĩnh vực Tâm lý học nhân cách (Personality Psychology) cố gắng chỉnh hợp hết thảy mọi phương diện
vận hành của một con người. Sự chỉnh hợp này đòi hỏi nhà tâm lý học phải dựa trên hiểu biết tích lũy
được về tất cả các lĩnh vực của tâm lý học ta đã bàn tới, cùng với tâm lý học xã hội nghiên cứu các quá
trình giữa các cá nhân với cá nhân và nhóm. Tâm lý học nhân cách vượt ra ngoài mối quan tâm tói sự
vận hành bình thường của cá nhân. Nó mang lại nền tảng để hiểu các vấn đề và bệnh lý của cá nhân
cũng như mang lại một cơ sở cho các tiếp cận trị liệu nhằm thay đổi nhân cách.
Trong chương này, ta sẽ quan sát cá nhân được xem là tổng cộng các quá trình riêng rẽ những
tình cảm, ý nghĩ và hành động. Ta sẽ thấy con người khơng đơn thuần chỉ nhìn hoặc đáp ứng một cách
khác nhau với cùng một tình huống chung. Ta sẽ bàn tới cái gì có vẻ là một phương diện chủ quan,
riêng tư đối với nhân cách tạo ra sự cố kết và trật tự cho ứng xử - một phương diện cốt lõi của mỗi
chúng ta mà gọi là cái tôi (self). Ta bắt đầu bằng việc xem xét những vấn đề và những chiến lược chính
trong nghiên cứu nhân cách. Sau đó, sẽ duyệt lại các thuyết chính về nhân cách, mỗi thuyết tập trung
vào các phương diện hơi khác nhau của cá tính con người.
1. Các chiến lược nghiên cứu nhân cách
Hãy nghĩ về một người nào đó thực sự ta tin. Bây giờ hãy nghĩ về một người mình biết là một mơ hình
vai trị đối với ta. Hãy hình dung những phẩm chất của một người ta muốn sống cả phần còn lại của
cuộc đời với người đó – và về một người nào đó ta không thể đến gần. Trong mỗi trường hợp, điều nảy
ra tức thì trong trí óc là những thuộc tính cá nhân, chẳng hạn như tính thật thà, tính đáng tin cậy, tính
hài hước, lịng khoan dung, tính cách thoải mái, tính gây gổ, tính khí thất thường hoặc tinh thần bi

quan. Ngay cả khi cịn trẻ, ta có thể tạo ra và vận dụng hệ lượng giá của riêng mình để xét đốn nhân
cách. Ta đã cố gắng xác định xem trong số những người mới quen có thể là bạn hoặc có thể là thù; hóa
ra là cái cách ta ứng xử với cha mẹ và thầy cô là dựa vào điều ta tìm hiểu nhân cách của họ. Có lẽ là ta
đã tốn khá nhiều thời giờ cố gắng có được một ý niệm về điều ta là ai – những phẩm chất gì phân biệt


ta với người khác, những phẩm chất nào sẽ phát huy và những phẩm chất nào phải từ bỏ.
Thực ra, trong mỗi trường hợp, những xét đoán của ta là những đánh giá ngây thơ về nhân cách, phản
ánh lý thuyết ngầm về nhân cách (implicit Personality theory) của ta. Những nhận xét đánh giá này
phần lớn dựa vào trực giác và những quan sát còn hạn hẹp. Những nhận xét đánh giá ngay thơ như vậy
thường có thể là chính xác, song cũng có thể mở đường cho nhiều nguồn gốc sai lệch. Chẳng hạn, nghĩ
về một số người nào đó ta cảm thấy hiểu nhân cách của họ. Ta có xu hướng có những ấn tượng một
chiều về nhiều người bởi lẽ chỉ thấy họ trong một ít tình huống nào đó. Thường thì ứng xử của họ chịu
ảnh hưởng mạnh mẽ của những đặc trưng trong các tình huống đó. Bản thân ta có thể moi ra một số
phản ứng từ những tình huống đó mà thường khơng thể làm như vậy trong các tình huống khác. Những
ấn tượng của ta về người khác có thể sai lệch do những yếu tố đó và những yếu tố khác khiến ta diễn
giải nhân cách của họ theo những cách họ và những người khác có thể khơng tán thành. Chẳng hạn, nếu
đúng là ta nhận được một tin làm nản lòng – một điểm kém về một bài kiểm tra – khi lần đầu tiên gặp
một cô bạn họ xuất sắc trong lớp, ta có thể đánh giá một cách bất công cô là một người kiêu ngạo hoặc
một “kẻ vênh vác”, đơn giản chỉ vì lý do ta cảm thấy mình kém cỏi hoặc buồn chán. Các nhà nghiên
cứu về nhân cách quan tâm tới nhiều phương diện khác nhau của nhân cách. Những dữ kiện họ có được
là từ các bản tự bạch của các đối tượng, cũng như những báo cáo của các nhà quan sát về cách ứng xử
của các đối tượng. Các nhà quan sát và các nhà phỏng vấn có thể ghi lại những trường hợp ứng xử của
cụ thể của con người, cũng như những chi tiết về tiểu sử và những sự kiện của cuộc sống. Sau cùng, các
công cụ chuyên dùng có thể giúp ghi lại những dữ kiện sinh lý về các quá trình vận hành của cơ thể của
các đối tượng, gồm tần số tim, nồng độ hocmơn và các hóa sinh của não. Các nhà nghiên cứu diễn giải
các dữ kiện thu được bằng cách vận dụn một trong hai cách tiếp cận: cách tiếp cận tiểu sử hoặc cách
tiếp cận chuẩn thức.
Tiếp cận tiểu sử (idiographic approach) là cách tiếp cận lấy cá nhân làm trung tâm (person – centered);
tập trung vào cái cách những phương diện độc nhất vô nhị nhân cách mà một cá nhân tạo ra một cách

tổng thể chỉnh hợp. Người ta cho rằng những nét riêng và những sự kiện trở thành những ý nghĩa khác
nhau trong các cuộc sống của những người khác nhau. Cách tiếp cận chuẩn thức (nomothetic approach)
là cách tiếp cận lấy các biến thái làm trung tâm (variable – centered), giả định rằng cùng những nét
riêng hoặc chiều kích nhân cách ứng dụng cho từng người theo cùng một cách; con người đơn thuần chỉ
khác nhau về mức độ họ làm chủ mỗi đặc trưng. Nghiên cứu chuẩn thức tìm kiếm các mối liên quan
giữa các nét nhân cách khác nhau trong cư dân nói chung. Những nhà nghiên cứu và những nhà thực
hành nào nghiên cứu con người theo phương pháp tiểu sử thì tập trung vào những nhân cách khiến một
người nào đó giống, nhưng lại khác những người khác. Ngược lại, những nhà nghiên cứu quan tâm tới
các phẩm chất đặc thù – chẳng hạn như tính gây gổ hoặc những phong cách xử lý stress – thì chọn cách


tiếp cận chuẩn thức, biết được hết thảy những gì có thể biết về các phẩm chất dường như để mô tả phần
lớn các cá nhân hoặc con người “trung bình”.
2. Xây dựng lý thuyết nhân cách
Các thuyết nhân cách là những phát biểu mang tính giả thuyết về nhân cách của từng người. Thuyết
nhân cách giúp ta đạt tới hai trong số các mục tiêu của tâm lý học hiểu được cấu trúc và phát biểu nhân
cách; tiên đoán ứng xử và các sự kiện của cuộc sống dựa vào điều ta biết về nhân cách. Lý thuyết khác
nhau đưa ra các tiên đoán khác nhau về phương cách con người sẽ đáp ứng và thích nghi với một số
điều kiện.
Tại sao có nhiều thuyết nhân cách khác nhau – thường cạnh tranh nhau – đến thế? Các lý thuyết gia
khác nhau trong phương pháp tiếp cận nhân cách bởi xuất phát điểm và các nguồn dữ kiện của họ là
khác nhau để cố gắng lý giải các quá trình này khác. Một số quan tâm tới cấu trúc nhân cách từ cá
nhân, một số khác lại tập trung vào những cá nhân lành mạnh. Phần tới sẽ xem xét những thuyết nhân
cách quan trọng nhất và có ảnh hưởng nhiều nhất. Mỗi thuyết có thể dạy ta điều gì đó về nhân cách,
song cùng nhau chúng có thể dạy ta thậm chí nhiều hơn nữa về bản chất con người.
3. Tóm tắt
Các lý thuyết ngầm ta vận dụng để hiểu và tiên đoán ứng xử của con người có thể bị sai lệch vì chỉ dựa
vào thơng tin hạn chế. Ta thường đưa ra những nhận xét đánh giá về con người sau khi chỉ thấy họ
trong một typ tình huống duy nhất. Các nhà tâm lý học nhân cách xây dựng được lý thuyết là xuất phát
từ những quan sát có hệ thống nhiều cá nhân qua nhiều tình huống. Họ diễn giải các dữ kiện hoặc theo

cách tiếp cận tiểu sử (lấy cá nhân làm trung tâm) hoặc theo tiếp cận chuẩn thức (lấy các biến thái làm
trung tâm). Các thuyết nhân cách ta sẽ xem xét tới trong chương này là các lý thuyết dựa vào các typ dữ
kiện khác nhau và nhằm lý giải các typ hiện tượng khác nhau.
II. Các lý thuyết nhân cách
Các tiếp cận mang tính lý thuyết để hiểu nhân cách có thể chia thành sáu nhóm phạm trù: typ, nét, tâm
động, nhân văn, học tập và nhận thức. Bảng 10-1 liệt kê sáu phạm trù, các khái niệm chính và các ví dụ
(cách tiếp cận) của mỗi thuyết.


Bảng 10.1. Tóm tắt các thuyết nhân cách
PHẠM
TRÙ
Các thuyết
về type

Các thuyết
về nét
nhân cách

Các thuyết
tâm động

Các thuyết
nhân văn

Thuyết học
tập và
nhận thức
xã hội
Thuyết

nhận thức
học tập xã
hội

KHÁI NIỆM
CHÍNH
Các nhân cách có
thể được phân loại
thành một số ít
nhóm hoặc type

NHỮNG TIẾP CẬN CỤ THỂ VÀ NHỮNG Ý TƯỞNG CỐT
LÕI
- Thuyết bốn tính cách của Hippocrate: vui tính – chủ động, lạnh
nhạt, buồn rầu, dễ nóng nẩy.
- Các type ngoại hình của Sheldon: nội điệp, trung điệp và ngoại
điệp.
- Chỉ báo type Myers – Biggs: hướng nội – hướng ngoại, cảm giác –
trực giác, lý trí – tình cảm, và nhận xét đánh giá tri giác.
Ứng xử của con
- Tiếp cận nét nhân cách của Allport: những nét cơ bản, những nét
người có thể được
trung tâm và những nét thứ yếu.
cấu trúc bởi cách
- Tôn ti type – nét nhân cách của Eysench: hướng ngoại – hướng
đặt tên và phân loại nội, xu hướng nhiễu tâm (ổn định – không ổn định) và xu hướng
những đặc trưng
loạn tâm.
nhân cách có thể
- Năm chiều kích lớn về nhân cách: hướng ngoại, dễ chan hòa, cẩn

quan sát thấy.
trọng, ổn định cảm xúc, cởi mở sáng tạo.
Nhân cách được
- Sigmund Freud: phân tâm học: quyết định luận tâm thần; phát
nhào nặn và ứng xử triển sớm xung năng và bản năng; các q trình vơ thức.
được thúc đẩy bởi
- Thuyết nhân cách theo Freud: cấu trúc nhân cách; những cơ chế
các lực nội tại.
phịng vệ cái tơi.
- Alfred Adler: sự thỏa đáng trong lối sống; tìm kiếm sự thỏa đáng
và tài năng, bù trừ quá mức đối với các mặc cảm tự ty.
- Carl Jung: tâm lý học phân tích vơ thức tập thể, các typ ngun
thủy
Nhân cách được
- Tiếp cận lấy cá nhân làm trung tâm của Carl Roger: nhu cầu phát
điều khiển bởi nhu huy các tiềm năng của mình đấu với nhu cầu được bản thân và
cầu phát huy các
người khác tán thưởng, cái nhìn tích cực vơ điều kiện.
tiềm năng bản thân
Nhân cách được
- Thuyết xây dựng nhân cách của George Kelly: xây dựng nhân
nhào nặn bởi môi
cách ảnh hưởng đến ứng xử. những tình huống mới địi hỏi những
trường và / hoặc
xây dựng mới.
những lối tư duy
- Các lý thuyết nhận thức học tậ xã hội Mischel: ảnh hưởng của tình
huống Bandura: thuyết quyết định hỗ tương.

1. Các thuyết về type nhân cách

Một trong những cách tiếp cận cổ xưa nhất để mô tả nhân cách có liên quan đến việc phân loại con
người thành số ít các type khác biệt nhau. Trong cuộc sống thường ngày của chúng ta, ta liên tục
phân các cá nhân thành một số ít các phạm trù tùy theo một số nét đặc biệt nào đó. Những nét nhân
cách này có thể bao gồm sinh viên đại học, đa số, giới, chủng tộc và các phẩm chất như tính thật thà


hoặc tính nhút nhát. Một số lý thuyết về nhân cách cịn chia các cá nhân thành từng nhóm theo các
typ nhân cách của họ - là những nét riêng biệt của các đặc trưng nhân cách được vận dụng để xếp
vào các phạm trù. Những phạm trù này không chồng chéo lên nhau; nếu một người được xếp vào
một phạm trù thì người đó khơng thuộc vào bất cứ một phạm trù nào khác trong hệ này. Khi nhận
xét một người mới quen biết dường như thuộc “typ nhút nhát” thì có nghĩa ta phát biểu giả định
rằng tất cả mọi người hoặc thuộc vào hoặc không thuộc vào phạm trù này – nói khác đi mỗi người
hoặc là nhút nhát hoặc không phải nhút nhát.
Các cách phân loại ban đầu về nhân cách (các hệ phân loại) được thiết kế nhằm định ra một mối
liên kết cụ thể giữa một đặc trưng đơn giản, rất dễ nhìn thấy với ứng xử có thể được chờ đợi nơi con
người thuộc typ đó. Nếu là một người béo phì thì sau đó lại vui nhộn, nếu là một kỹ sư thì sau đó
trở thành bảo thủ; nếu là phụ nữ thì sau đó là người dễ thương. Theo truyền thống thì những hệ
thống phân loại như vậy thường có sức hấp dẫn mọi người và vẫn còn hấp dẫn trong ngành truyền
thông đại chúng; các hệ phân loại này đơn giản hóa một q trình rất phức tạp trong việc hiểu được
bản chất nhân cách.
Thuyết bốn tính cách (Four Humors Theory).
Một trong những thuyết về type nhân cách ra đời sớm nhất là thuyết do Hippocrate đề xuất vào thế
kỷ thứ năm trước Công nguyên, thày thuốc người Hy Lạp, người đã đưa ra lời thề Hippocrate của
ngành y khoa. Ông xây dựng một học thuyết cho rằng cơ thể con người chứa bốn thể dịch cơ bản
còn gọi là tính cách (humors), mỗi tính cách kết hợp với một khí chất (temperament) đặc thù. Nhân
cách một con người tùy thuộc tính khí nào vốn chiếm ưu thế trong cơ thể người đó. Hippocrate
phân loại bốn tính khí của cơ thể song song với những khí chất nhân cách theo sơ đồ dưới đây:
- Máu (blood) = khí chất hăng hái: vui vẻ và chủ động.
- Đờm dãi (phlegm) = khí chất lạnh lùng: vơ cảm và uể oải
- Mật đen (Black bile) = khí chất u sầu: buồn rầu và ủ rũ.

- Mật vàng (yellow bile) = khí chất cáu bẳn: dễ cáu kỉnh và hưng phấn.
Hệ bốn tính cách của Hippocrate đã trở thành quen thuộc trong nhiều thế kỷ, mặc dầu ngày nay ta
biết nó khơng có cơ sở nào: nhân cách và tính khí khơng chịu sự điều khiển của các thể dịch. Tuy
vậy, ta vẫn thấy nó mang những ý nghĩa nào đó trong ngơn ngữ của ta. Chẳng hạn, dịch mật vừa có
ý nghĩa “chứa đầy mật” vừa có ý nghĩa “có khí chất ốm yếu” (“ill tempered”). Nền văn hóa phương
Tây vẫn giữ lại những lời gợi ý của thuyết bốn tính cách trong những ý tưởng và những ngôn từ
mang nội hàm một nguồn sinh học đối với những tính khí và cá nhân rối nhiễu. Song, phải mãi tới
thời Trung cổ mới có những người thợ cắt tóc kiểu giải phẫu (barber surgeons) hoặc những nhà


chuyên nghiệp khác điều trị những bệnh nhân có rối loạn tính khí bằng thủ thuật trích máu và dùng
các con đỉa hút đi “chất máu xấu”.
Các type ngoại hình (Somato types).
Một thuyết khác cơ sức hấp dẫn về typ nhân cách được William Sheldon (1942) đề xướng. Ông là một
thày thuốc người Hoa Kỳ đưa ra mối liên hệ giữa ngoại hình và khí chất. Ơng quy định mỗi cá nhân
cho một trong ba phạm trù dựa vào typ ngoại hình của mỗi người, cịn gọi là cấu trúc thân thể: ngoại
hình nội điệp (endomorphic) (béo bệu, ủy mị trịn người), ngoại hình trung điệp (mesomorphic) (cơ bắp
phát triển cân đối, khỏe mạnh) hoặc ngoại hình ngoại điệp (ectomorphic) (gầy cao, dễ tổn thương). Sự
định typ này nói lên cụ thể mối liên quan giữa mỗi ngoại hình với các nét nhân cách, các hoạt động và
những sở thích.
Theo Sheldon, những người có ngoại hình nội điệp là những người có trạng thái thư giãn, thích ăn
nhậu và dễ hịa mình. Những người có ngoại hình trung điệp là những người có thể lực tốt, tràn đầy
năng lượng, dũng cảm và có xu hướng dễ quyết đốn. Những người có ngoại hình ngoại điệp thì thơng
minh khơn khéo, có tính nghệ sỹ và hướng nội; họ có xu hướng suy nghĩ về cuộc đời thay vì hưởng thụ
nó hoặc tác động tới nó. Thuyết của Sheldon thật là hấp dẫn nhưng không thực chất. Người ta đã chứng
minh thuyết này ít có giá trị tiên đốn ứng xử của con người (Tyler, 1965). Hơn thế, con người xuất
hiện trong nhiều hình dạng khác nhau – chắc chắn nhiều hơn ba kiểu ngoại hình – và khơng phải tất cả
đều có thể dễ dàng xếp vào một trong ba typ hình thể của Sheldon.

Định type MBTI – Một cách định typ hiện đại được nhiều người biết tới xuất phát từ thuyết về typ nhân

cách của Carl Jung (1953). Sử dụng chỉ báo type Myess – Briggs (MBTI: Myess-Briggs Type
Indicator) những sở thích được tự bạch của con người được dùng để đo lường bốn chiều kích: hướng
ngoại – hướng nội (E-extraversion, hoặc I = intraversion, cảm giác – trực giác (S=sensing hoặc
I=intuition), lý trí – tình cảm (T=thinking hoặc F=feeling) và nhận xét đánh giá tri giác (J=jidgment
hoặc P=perception). Nếu vận dụng test này, ta có thể chỉ được xếp vào một cực của mỗi chiều kích, và
tổ hợp các chiều kích sẽ quyết định một trong 16 type khả dĩ mô tả đúng nhất nhân cách của chúng ta.
Chẳng hạn, những người thuộc type ENFP (có nghĩa là hướng ngoại – trực giác – tình cảm – tri giác)
được cho là giàu sáng kiến nhiệt tình, là những người khơn khéo trong ứng xử nhưng ghét lề thói tầm
thường. Chỉ báo Myess – Briggs là một typ nhân cách bởi lẽ những phạm trù của nó là riêng biệt hoặc
gián đoạn, nên những người thuộc một typ được giả định là rất giống nhau theo những cách phân biệt
với các type khác.
Phương pháp định typ MBTI được vận dụng rộng rãi là vì người vận dụng test thấy hiểu được các typ


dễ dàng. Những người phản bác hệ typ này cho rằng, trong khi thuyết bốn tính cách có nhiều ý nghĩa
thơng tin hơn, thì các đối tượng phải được mơ tả theo các thang điểm thực của họ về mỗi chiều kích
thay vì chỉ thu hẹp lại cịn hai type.
2. Các lý thuyết về nét nhân cách
Thực hành nhận diện các nét nhân cách (personaliy traits) đã có từ thời xa xưa giống như cách tiếp cận
typ nhân cách. Việc đặt tên và phân loại nhiều đặc trưng nhân cách ta quan sát thấy có thể giúp cấu trúc
ứng xử của con người, song đó khơng phải là một việc đơn giản. Thực vậy, hai nhà tâm lý học Gordon
Allport và H.S.Odbert (1936) tìm kiến trong từ điển thấy trên 18.000 tính từ trong ngon ngữ tiếng Anh
mơ tả các nét đặc trưng của cá nhân.
Các thuyết về typ nhân cách giả định rằng có những phạm trù gián đoạn, tách rời nhau phù hợp với con
người. Ngược lại, các thuyết về nét nhân cách lại đưa ra những chiều kích liên tục (coutinous
dimensions), chẳng hạn như sự thơng tuệ hoặc sự nhiệt tình biến thiên về phẩm chất và mức độ. Nét
nhân cách là một chiều hướng hành động tổng quát; người ra giả định rằng mỗi cá nhân có những nét
nhân cách với các mức độ thau đổi. nét nhân cách mô tả điều được xem là nhất quán trong ứng xử của
con người trong những tình huống và những thời điểm khác nhau. Chẳng hạn, nếu ta có nét nhân cách
“thật thà”, ta có thể chứng minh điều này vào một ngày nào đó đưa trả lại mộ cái ví bị đánh mất và vào

một ngày khác chứng minh bằng cách không lừa dối dựa trên một trắc nghiệm. Một số các lý thuyết gia
về nhân cách cho rằng những nét nhân cách là nguyên nhân ứng xử song những lý thuyết gia bảo thủ lại
lại lập luận rằng các nét nhân cách chỉ mô tả hoặc tiên đốn các kiểu ứng xử mà thơi.
ü Tiếp cận nét nhân cách của Allport. Gordon Allport (1966) là một trong những lý thuyết gia có ảnh
hưởng nhiều nhất về nhân cách. Ông là người nổi tiếng nhất trong số các lý thuyết gia về tiểu sử nhân
cách cho rằng mỗi con người có một nét đặc trưng độc nhất vô nhị, cũng như một số các nét đặc trưng
chung cùng nhau tạo thành một tổ hợp độc nhất vô nhị về các nét nhân cách. Allport nhìn các nét nhân
cách như là các khối kiến tạo nên nhân cách và là cội nguồn của cá tính. Các nét nhân cách nối kết và
hợp nhất các phản ứng của một cá nhân với đủ loại các kích thích, như được trình bày trong hình 10.1.
Allport đã nhận diện ba loại nét nhân cách. Nét căn bản là một nét nhân cách như một trục chung quanh
đó một cá nhân tổ chức ra cuộc sống của mình; phần lớn người ta có hơn một nét căn bản. Howard
Hughes đã tổ chức cuộc sống của mình chung quanh tài năng và sự thành đạt. Đối với mẹ Teresa ở
Calcutta (được giải Nobell Hịa bình năm 1979 – mất năm 1997) một nét nhân cách cơ bản có thể là sự
hy sinh bản thân làm điều tốt lành cho người khác. Tuy vậy, không phải tất cả mọi người đều phát huy
được những nét nhân cách căn bản.


Nét nhân cách trung tâm được xem là một nét đặc trưng chính của một cá nhân, như tính thật thà hoặc
óc lạc quan chẳng hạn. Nét nhân cách thứ yếu là một nét nhân cách cụ thể giúp ta tiên đốn được ứng
xử của cá nhân, nhưng khơng giúp ích mấy để hiểu được nhân cách của một con người. Sở thích về các
món ăn và đồ trang phục là những ví dụ về các nét nhân cách thứ yếu. Theo Allport, những nét này tạo
ra cấu trúc của nhân cách, đến lượt mình cấu trúc đó quyết định ứng xử của một con người.

Hình 10-1: Nhút nhát được xem là một nét nhân cách

Các nét nhân cách có thể tác động như những biến thái xen vào, tạp ra mối liên hệ giữa các bộ kích
thích với các đáp ứng mà dường như thoạt nhìn, chúng ít có ảnh hưởng với nhau.


- Hệ tôn ti typ – nét nhân cách của Eysenck’s Type – Trait Hierachy). Hans Eysenck, một lý thuyết gia

hàng đầu về nét nhân cách, đề xuất một mô hình gắn các typ, các nét nhân cách với ứng xử typ, các nét
nhân cách với ứng xử thành một hệ tôn ti đơn độc (1947, 1990). Ở tầm thấp nhất của hệ Eysenck là
những đáp ứng đơn độc như những hành động hoặc những ý nghĩ. Những đáp ứng xảy ra đều đặc tạo
thành những thói quen, và những thói quen liên hệ tạo thành những nét nhân cách. Dựa vào các dữ kiện
trắc nghiệm của mình, Eysenck kết luận có ba chiều kích nhân cách rộng lớn: hướng ngoại
(extraversion, outgoingness), nhiễu tâm (neuroticism - ổn định hoặc mất ổn định) và loạn tâm
(psychotism – tư duy thực tiễn hoặc không thực tiễn).
Eysenck cho rằng những khác biệt nhân cách dựa trên ba chiều kích căn bản là do những khác biệt gien
học và sinh học giữa những con người gây ra. Ơng nghĩ rằng hệ tơn ti do ông đề xuất có thể được vận
dụng để tổ hợp với các mơ hình nét nhân cách nhằm mang lại những cái nhìn mới mẻ thấu đáo tới nhân
cách. Chẳng hạn, ông đã đặt mối liên hệ giữa hướng ngoại – hướng nội và nhiễu tâm (ổn định – không
ổn định) với các typ sinh lý về nhân cách của Hippocrates như được trình bày trong hình 10-2.
Thuyết của Eysenck không phải là một cách định type chặt chẽ, thành thử người ta có thể rơi vào bất cứ
vị trí nào trong hình bốn ơ vng, đi từ rất hướng nội tới rất hướng ngoại và từ rất không ổn định (nhiều
tâm) tới rất ổn định. Các nét nhân cách được liệt kê chung quanh vịng trịn mơ tả con người với mỗi tổ
hợp của các điểm. Chẳng hạn, một người vốn rất hướng nội lại có phần khơng ổn định thì là bốc đồng.


Hình 10.2. Hình bốn ơ vng vịng trịn nhân cách của Eysenck (ở đây trìn bày thành một hình bốn
ơ vng).
Năm chiều kích lớn (The Big Five)
Một rủi ro của tâm lý học về nét nhân cách là sự thể những nhà nghiên cứu khác nhau nghiên cứu nhiều
nét khác nhau, thiết kế nhiều phương cách khác nhau để đo lường các nét nhân cách nào đó và đơi khi
đặt ra những tên theo phong cách riêng của họ để chỉ các chiều kích họ đo được. Hệ “cơng nghệ tư
nhân” (“free interprise”) tạo ra một bầu khơng khí làm trở ngại cho tiến bộ khoa học. Sự mơ hồ về thuật
ngữ học có thể khiến người ta khó có thể biets liệu những kết luận mang tính kinh nghiệm của các cơng
trình nghiên cứu khác nhau có thể nhất trí, hoặc có thể đem đối chiếu với nhau được chăng? Chẳng hạn,
ứng xử tội phạm ở tuổi thanh thiếu niên có thể tiên đốn từ thang điểm; các typ nhân cách loạn tâm,
theo Eysenck (1982), hoặc từ các số điểm thấp thuộc thang đo xã hội hóa theo trường pháp California
(Gough, 1968). Tuy vậy, thật là nghịch lý: càng tham khảo nhiều cơng trình nghiên cứu, những bức

tranh lại càng tỏ ra mơ hồ.


- Đi tìm những từ đồng nghĩa.
Sự mơ hồ nói trên khiến người ta phải tìm kiếm những chiều kích có ý nghĩa chung khả dĩ cùng gắn với
sự phong phú của thông tin trong tâm lý học về n nhân cách. Mục tiêu tìm kiếm là tạo ra một ngôn ngữ
chung mà hết thảy các nhà tâm lý học về nhân cách có thể vận dụng để so sánh các phương pháp đo
lường với những kết quả thu được. Việc tìm kiếm bắt đầu bằng xem xét các thuật ngữ về nhân cách
thấy xuất hiện trong ngôn ngữ tự nhiên. Hy vọng rằng, với thời gian con người sẽ tạo ra các ngơn từ
nhằm mơ tả những chiều kích quan trọng được bản thân và người khác tri giác được.
Đã có những nỗ lực tìm kiếm khởi sự bằng một bản liệt kê các nét nhân cách trong ngôn ngữ tiếng Anh
được Allport và Qdbert (1936) rút ra từ từ điển. Con số các nét nhân cách sau đó rút gọn lại còn chừng
200 cụm từ đồn nghĩa được sử dụng nhằm tạo ra các chiều kích hai cực của nét nhân cách, như “dễ tính
– khó tính”, chẳng hạn. Con người tự đánh giá mình và đánh giá người khác dựa vào các chiều kích nói
trên, những đánh giá đó được phân tích để nhận diện các mối liên quan trong các cụm từ đồng nghĩa.
Kết quả đáng ngạc nhiên của các nhà nghiên cứu sử dụng phương pháp này rốt cuộc chỉ có năm chiều
kích cơ bản nằm ở hạ tầng của tất cả các nét nhân cách được con người vận dụng đặng mô tả bản thân
và những người khác.
- Năm chiều kích chung.
Năm chiều kích có nghĩa rất rộng, vì lý do mỗi phạm trù bao gồm nhiều nét nhân cách, nên chúng chỉ
có những nghĩa mở rộng (connotation) độc nhất vô nhị nhưng là có một chủ đề chung. Năm chiều kích
có tên gọi là Năm chiều kích lớn. Trong bảng liệt kê năm chiều kích lớn sau đây, ta sẽ để ý rằng mỗi
chiều kích đều có tính lưỡng cực (bipolar) mặc dầu nó chỉ được gọi tên bằng một từ; tên của chiều kích
mơ tả cực “cao”. Cịn một thuật ngữ đối lập mơ tả cực “thấp”.
1. Hướng ngoại – thích nói (ba hoa), năng nỗ, và quyết đốn đấu với kín đáo, dè dặt và nhút nhát.
2.Tính dễ thương (agreableness) – có thiện cảm, tử tế, và trìu mến đấu với lạnh lùng, hay gây gổ và tàn
bạo.
3.Tính chu đáo (tận tâm) – ngăn nắp, thông cảm và thận trọng với cẩu thả, phù phiếm, và vơ trách
nhiệm.
4.Tính ổn định cảm xúc – bình tâm, bình tĩnh, và thỏa mãn đấu với lo hãi, hay thay đổi, và tính khí thất

thường.
5. Sẵn sàng được trải nghiệm – có tính sáng tạo, thông minh và không giáo điều đấu với giản đơn, nông
cạn và không thông minh.


Năm chiều kích lớn khơng có nghĩa là thay thế cho nhiều thuật ngữ cụ thể về nét nhân cách mang sắc
thái riêng và làm lu mờ ý nghĩa của chúng. Thay vì, năm chiều kích này đưa ra một cách phân loại (một
bảng liệt kê từ điển thuật ngữ) chứng minh các mối liên quan giữa các nét nhân cách, các lý thuyết nhân
cách với thực trạng ứng xử.
Vì là một hệ mơ tả, nên Năm chiều kích lớn có ý nghĩa sâu rộng; hầu như bất cứ nét nhân cách nào có
thể hình dung được cũng đều có thể liên quan đến một hoặc vài chiều kích. Những chiều kích này thật
dễ hiểu bởi chúng xuất phát từ ngôn ngữ tự nhiên. Chúng tỏ ra rất mềm dẻo và có thể thích hợp với
nhiều cách tiếp cận khoa học. Điều quan trọng nhất là, cũng năm chiều kích đó đã được khám phá lại
với nhiều mẫu đối tượng khác nhau, với nhiều typ dữ kiện khác nhau, và đã được dịch sang nhiều thứ
tiếng.
- Tính nghịch lý về sự nhất quán.
Cả thuyết về nét nhân cách lẫn thuyết về typ nhân cách đều giả định rằng những đặc trưng nhân cách
ảnh hưởng tới ứng xử thông qua các tình huống.
Tuy vậy, vào những năm 1920, có nhiều nhà nghiên cứu đặt kế hoạch quan sát những ứng xử trong các
tình huống khác nhau. Họ ngạc nhiên nhận thấy có ít bằng chứng về ứng xử có tính chất nhất quán
xuyên qua các tình huống. Chẳng hạn, hai ứng xử được xem là có liên quan đến tính thật thà – nói dối
và lừa đảo dựa trên một trắc nghiệm – chỉ thấy có tương quan khơng đáng kêt trong số các học sinh.
- Ảo tưởng về tính ổn định.
Nếu những ứng xử có liên quan đến nét nhân cách tỏ ra khơng nhất qn thơng qua các tình huống
nghĩa là ứng xử của một con người thay đổi trong các tình huống khác nhau – thì con người có thể tri
giác như thế nào sự thể nhan cách của bản thân và của người khác được xem là tương đối ổn định? Kết
quả nghiên cứu cho thấy những đánh giá về nhân cách của những nhà quan sát một cá nhân trong một
tình huống nào đó trong một tình huống khác. Điều nhận xét nói rằng những đánh giá về nhân cách
xuyên qua thời gian và do các nhà quan sát khác nhau tiến hành là mang tính nhất quán trong khi những
đánh giá về ứng xử của con người xun qua các tình huống lại khơng mang tính nhất quán, điều nhận

xét như vậy được gọi là tính nghịch lý của sự nhất quán (Mischel, 1968).
- Nhu cầu được nhất quán.
Những lý thuyết ngầm về nhân cách và những sai lệch nhận thức có thể góp phần, nhưng khơng thể lý
giải hồn tồn, những tri giác mang tính ổn định và liên ứng (consensual) của chúng ta về nhân cách.
Chẳng hạn, nếu một người nào đó nghĩ rằng một nét nhân cách ứng dụng cho chính bản thân thì người
đó chắc sẽ nhìn thấy điều đó cũng nhất quán trong ứng xử của người khác. Sự nhất quán có thể là một


phẩm chất được con người tìm thấy trong những điều quan sát của mình chính bởi vì con người cần tìm
thấy nó.
Hoặc giả, con người có thể diễn giải các nét nhân cách được xem là nhất quán – ngay cả trong trường
hợp chúng thực sự không nhất quán bởi lẽ người ta ít có dịp được tiến hành quan sát. Chẳng hạn, nếu ta
nghe kể về một người bạn được mơ tả là “bao dung” và sau đó chỉ có một lần quan sát cơ ta, thì ta có
thể tìm kiếm (và thấy được) “bằng chứng” quả thật cơ ta là bao dung. Một nhà khoa học có thể hỏi
ngay “liệu cơ ta có ứng xử một cách bao dung trong các tình huống khác khơng? Nếu khơng quan sát
những tình huống khác và các cơ hội khác, ta khơng thể trả lời câu hỏi đó, và do vậy ta khơng có thơng
tin về tính nhất qn thơng qua thời gian. Thực vậy, những nhà nghiên cứu nào nghiên cứu những tập
hợp các ứng xử đưa ra nhiều nhận xét về một hành động trong mỗi tình huống, thì có khả năng xác
nhận rằng một số nét nhân cách nào đó là nhất quán trải qua thời gian (Epstein 1979).
- Gắn bó chặt chẽ đấu với nhất quán.
Cuộc tranh luận về tính nhất quán buộc các nhà nghiên cứu về nhân cách phải suy nghĩ lại những nét
nhân cách một cách đúng đắn hơn – để vạch ra chính xác hơn những loại ứng xử phải có liên quan đến
các nét nhân cách và trong những điều kiện nào. Giờ đây, dường như nhân cách hồn tồn khơng phải
là một vấn đề nhất quán về mặt ứng xử. Thay vì, nhân cách tạo ra các kiểu gắn bó chặt chẽ về mặt ứng
xử. Một nét nhân cách có thể được biểu hiện thông qua các ứng xử khác nhau trong các tình huống
khác nhau và qua các lứa tuổi khác nhau,song cùng với lý thuyết một nét nhân cách nó tiên đốn được
phạm vi các biểu hiện ứng xử, nên kiểu mẫu đó mang tính gắn bó chặt chẽ.
Chẳng hạn, một tác giả (Capsi và cs, 1988) nhận thấy những cậu con trai nào tỏ ra nhút nhát hồi cịn
nhỏ thì về sau có vẻ miễn cưỡng khi đảm trách vai trò mới mẻ của xã hội, và thường chậm trễ tới 3 – 4
năm so với các bạn cùng tuổi không nhút nhát trong việc kết hôn, sinh con và có nghề nghiệp ổn định.

Nói cách khác, những cậu con trai nhút nhát không ứng xử nhút nhát một cách nhất quán, khi còn nhỏ
và về sau khi trưởng thành, theo cùng một cách như nhau; song họ đã hành động theo các cách phù hợp
với một tổng thể nhân cách kiểu nhút nhát.
- Sức nặng của những tình huống.
Các tình huống cũng có vai trị quan trọng trong sự biểu hiện nhân cánh.Theo một nghĩa nào đó thì
những khía cạnh của một tình huống ảnh hưởng đến điều ta sẽ làm tại bất cứ thời điểm nào.Tuy vậy,kết
quả nghiên cứu cho thấy những tình huống khác nhau về mức độ theo đó nhân cách có nhiều khả năng
được biểu hiện thành ứng xử.Các nét nhân cách thường được biểu hiện nhiều nhất trong các tình huống


mới lạ,mập mở(và do vậy để ngỏ cho sự diễn giải) hoặc các tình huống gây ra srtess.(Capi&Bem,1990).
Mặt khác,nhân cách của ta ảnh hưởng đến các tình huống mà chắc là ta sẽ dẫn thân vào.Đơi khi ta chọn
lọc có cân nhắc một số typ tình huống nào đó,như đi dự nhiều buổi liên hoan này khác,hoặc không bao
giờ giơ tay để trả lời một câu hỏi nhằm tránh phát biểu trước cả lớp học.Những lần khác,nhân cách của
ta ảnh hưởng tới bản chất của một tình huống bởi lẽ ta gợi mở một số đáp ứng nào đó từ người
khác.Chẳng hạn nếu ta thường nói chuyện,và nói to,thì có những người có thể góp chuyện với ta ít hơn
so với điều họ vẫn thường nói chuyện với người khác.Do vậy,ta đánh giá những người ta đang nói
chuyện với họ là những người ít hoặc trầm lặng.
- Phê phán các thuyết về typ nét nhân cách
Các thuyết về type và nét nhân cách đã bị phê phán là không thỏa đáng bởi lẽ không lý giải được các
nguyên nhân hoặc sự phát triển của nhân cách. Thay vì chúng chỉ nhận diện và mơ tả những nét đặc
trưng có tương quan với ứng xử. Trong trường hợp điển hình, thuyết nét nhân cách miêu tả một cái
nhìn tĩnh, hoặc ít ra là đã ổn định về cấu trúc nhân cách như nó đang hiện hữu. Ngược lại, các thuyết
động (dynamic) về nhân cách nhấn mạnh các lực bên trong cá nhân xung động với những thách thức
mau lẹ do môi trường tạo ra, đồng thời, những lực này dẫn tới sự thay đổi và phát triển liên tục bên
trong cá nhân. Phàn tiếp theo sẽ xem xét các thuyết động về nhân cách khác các thuyết typ và nét nhân
cách như thế nào.
+ Các thuyết tâm vận động về nhân cách (Psychodynamic theories)
Vào cuối thế kỷ 19, Charles Darwin đã làm cho thế giới nhận thức được những chiếc cầu chung nối
giữa những con người với những con vật. Các nhà tâm lý học nhanh chóng mượn khái niệm bản năng

của Darwin – được xem là một cách lý giải ứng xử của lồi vật – và ứng dụng nó vào hành động của
con người. Tuy vậy, nếu chỉ dựa vào các bản năng để nhận diện những nguồn gốc của hành động thì
khơng giúp lý giải được hành động. Nói một người nào đó là keo kiệt bởi lẽ người đó có một “bản năng
keo kiệt” thì thực sự khơng lý giải được tại sao một người lại có bản năng keo kiệt hơn người khác. Rút
cuộc, cách tiếp cận nhân cách dựa theo bản năng chẳng giúp gì đặc biệt cả.
Sigmund Freud đã đưa ra một cách tiếp cận mới. Freud mở rộng khái niệm về bản năng trong khi phân
tích ứng xử của con người. Hết thảy các thuyết tâm vận động về nhân cách,được dựa trên cơng trình
của Freud, đều chia sẻ điều giả định rằng nhân cách được nhào nặn và ứng xử được thúc đẩy bởi các
lực mạnh mẽ bên trong.
- Phân tâm học của Freud


Theo thuyết phân tâm học thì bám vào cái lõi nhân cách là những trải nghiệm bên trong tâm trí một con
người, cái lõi này là động cơ của ứng xử. Ta có thể nhận thức được một số các ứng xử, song có một
động cơ nào đó lại tác động ở tầm vô thức. Việc nhấn mạnh vào các nguồn năng lượng bên trong chính
là nét đặc trưng của cách tiếp cận được xem là mang tính tâm vận động này (hàm ý “tâm trí được cấp
năng lượng”).
Với Freud, hết thảy các ứng xử đều có động cơ. Hết thảy các hành động đều do các động cơ quyết định,
mà khơng phải do tình cờ. Mỗi hành động của con người đều có một nguyên nhân và một mục đích có
thể khám phá thơng qua khoa phân tâm – phân tích nhưng liên kết ý nghĩa,những giấc mơ, những sai
lầm và những đầu mối ứng xử khác đối với những đam mê sâu kín.
Những dữ kiện hàng đầu làm cơ sở cho các giả thuyết của Freud về nhân cách xuất phát từ những điều
ông quan sát được và những bệnh án từng ca được ông điều trị. Thật là lạ, ông đã đặt ra một lý thuyết
về nhân cách bình thường lại xuất phát từ việc ơng nghiên cứu sâu những người bệnh có rối nhiễu tâm
lý. Mặc dầu có những vấn đề quan trọng cơng nhận giá trị nhiều ý tưởng của Freud, song những khái
niệm ban đầu về cấu trúc nhân cách của ông đã phải chịu đựng cả một thế kỷ phê bình và thật là đáng
được duyệt xét lại một cách thận trọng. Cái lõi của cách tiếp cận tâm động là dựa trên bốn khái niệm
chủ chốt: quyết định luận tâm thần, trải nghiệm ban đầu theo lứa tuổi, những xung năng và bản năng và
các q trình vơ thức. Cùng lúc chúng đưa ra một viễn cảnh với những khái niệm phong phú về phát
triển và vận hành của nhân cách.

+ Quyết định luận tâm thần (Psychic Determinism)
Là sự giả định rằng tất cả các phản ứng tâm trí và ứng xử (các triệu chứng) đều do các trải nghiệm ban
đầu quyết định. Freud cho rằng các triệu chứng vốn có thì liên quan có ý nghĩa với những sự kiện quan
trọng (có ý nghĩa) trong cuộc sống.
Cuối những năm 1800, các thày thuốc đã ghi lại được nhiều ca Hysteria, những chứng bệnh thực thể
mà khơng tìm thấy bất cứ ngun nhân cụ thể nào khả dĩ lý giải thỏa đáng các chứng bệnh đó. Những
người mắc bệnh (mà phần lớn là phụ nữ) đã trải nghiệm các chứng như liệt hoặc mù, chẳng hạn, thế
nhưng hệ thần kinh thì khơng hề hấn gì, cả các cơ bắp hoặc mắt cũng vậy. Là một thày thuốc mới vào
nghề, Freud quan tâm tới việc xử lý những triệu chứng kỳ quặc đó. Những kinh nghiệm của ông trong
việc điều trị Hysteria đã ảnh hưởng tới các thuyết của ông sau này.
Freud quan sát thấy triệu chứng thực thể đặc thù thường có vẻ liên quan đến một sự kiện bị lãng quên
đã diễn ra thời thơ ấu của người bệnh. Chẳng hạn, khi được ám thị, một bệnh nhân “mù” có thể hồi
tưởng lại nhìn thấy cha mẹ đang giao hợp hồi mình cịn rất trẻ. Khi trở thành người lớn, cơ ta có thể


đoán trước cuộc gặp gỡ lần đầu tiên với người tình, điều này có thể khuấy lên những tình cảm đau buồn
trong ký ức. Chứng mù của người phụ nữ trẻ tuổi, có thể được xem là một sự cố gắng vơ thức xóa bỏ
cái nhìn sự kiện trước kia – và để phủ nhận những thơi thúc tình dục của chính mình. Chứng mù có thể
khiến người khác chú ý tới, mang lại sự thoải mái và sự đồng cảm cho mình. Do vậy, những động cơ
tâm lý bên trong quyết định chứng bệnh đó.
+ Trải nghiệm thời thơ ấu.
Freud thừa nhận tính liên tục của phát triển nhân cách từ “trong tử cung cho tới nấm mồ” (the womb to
the tomb). Ông cho rằng những trải nghiệm ở tuổi bế bồng và thời kỳ đầu tuổi thiếu niên có ảnh hưởng
sâu sắc nhất đến hình thành nhân cách và đến các kiểu ứng xử của người trưởng thành. Freud mô tả một
sự tuần tiến các giai đoạn tâm tính dục (psychosexual stages) là những kiểu kế tiếp nhau thỏa mãn các
địi hỏi mang tính bản năng sinh học thơng qua kích thích những vùng khác nhau của cơ thể và trải qua
các thời điểm khác nhau của cuộc đời.
1.

Trong giai đoạn mồm (oral stage).


Từ lúc đẻ đến năm đầu, đứa trẻ bế bồng trải nghiệm sự mãn nguyện trước hết thơng qua kích thích ở
mồm. Đứa bé mới để khơng những được ni dưỡng bằng mồm mà cịn tiếp xúc với thế giới xung
quanh bằng mồm và cách mút các đồ vật, đồ chơi và mút ngón tay.
2.

Giai đoạn hậu môn (anal stage)

Tiếp theo chừng hai tuổi, khi đứa trẻ trải nghiệm khoái cảm trong khi đại tiện hoặc giữ lại phân. Xã hội
đòi hỏi phải huấn luyện vệ sinh, muốn đứa trẻ phải học cách kiểm soát và ngăn chặn kích thích hậu
mơn.
3.

Chừng từ 3 đến 5 tuổi, trong giai đoạn dương vật (phallic stage)

Đứa trẻ thăm dị và kích thích thân thể nó, khám phát khối cảm có liên quan đến dương vật hoặc âm
vật (clitoris). Cũng trong giai đoạn này, đứa trẻ nảy sinh những cảm nghĩ vơ thức muốn chiếm đoạt tình
u của người khác giới là cha hay mẹ, và phải giải quyết những cảm nghĩ xung đột và lo hãi bằng cách
đồng nhất hóa (identification) gần gũi hơn với cha mẹ cùng giới.

4.

Chừng 6 tuổi, đứa trẻ bắt đầu chính thức đi học và bắt đầu chú ý đến những bạn và bạn bè cùng

lứa tuổi nhiều hơn chú ý tới cha mẹ và gia đình. Trong giai đoạn tiềm ẩn (latency stage) này, những
liên tưởng vơ thức về khối cảm với kích thích cơ thể trở nên “tiềm tàng” (kém hiển nhiên) trong khi
đứa trẻ tập trung và việc học tập và rèn luyện tài năng.

5.


Khi đứa trẻ trải nghiệm tuổi dậy thì, thì nó bước vào giai đoạn sinh dục (genital stage) (từ

chừng 12 hoặc 13 tuổi đến một phần hoặc suốt cả tuổi thanh thiếu niên) kết hợp khoái cảm thân xác với


các mối quan hệ cá nhân thay vì tự kích thích hoặc có những huyễn tưởng chiếm đoạt.
Theo Freud, hoặc quá nhiều kích thích hoặc quá nhiều hụt hẫng (frustration) tại bất cứ giai đoạn tâm
tính dục ban đầu nào cũng đều dẫn tới sự cắm chốt (fixation) làm mất khả năng tuần tiến một cách bình
thường tới giai đoạn phát triển tiếp theo. Chẳng hạn, cắm chốt giai đoạn mồm được cho là dẫn tới phụ
thuộc vào người khác, ăn quá nhiều, nghiện ma túy, thậm chí dẫn tới những chiều hướng nói năng lưu
lốt và châm chọc. Cắm chốt giai đoạn hậu môn được xem là dẫn tới các kiểu ứng xử ương ngạnh, đam
mê, bủn xỉn, quá ngăn nắp.
Một số nhà lâm sàng trong khi xử lý những bệnh có các rối nhiễu tâm trí nào đó đã nhận thấy quan
niệm của Freud về các giai đoạn tâm tính dục là hữu ích. Mặt khác, Freud khơng bao giờ thực sự
nghiên cứu về trẻ em cả, mà chỉ thu thập các trải nghiệm thời thơ ấu của những người trưởng thành.
Tuy vậy, điều ông nhấn mạnh vào trải nghiệm thời thơ ấu khiến việc nghiên cứu mang tính khoa học về
ứng xử của trẻ nhỏ và trẻ em là đáng trân trọng.
- Những xung năng (drives) và bản năng (instincts) – Nhờ được đào tạo y khoa để trở thành một chuyên
gia về thần kinh, Freud lập luận rằng động cơ của con người được tiếp sức bởi năng lượng sinh học,
tâm thần tìm thấy bên trong mỗi cá nhân. Khoa phân tâm học tập trung vào điều năng lượng được trao
đổi, biến đổi và biểu hiện như thế nào. Người ta cho rằng mỗi con người có các xung năng bẩm sinh
được tạo ra bởi các bộ máy trong cơ thể và có thể được biểu hiện theo nhiều cách. Chẳng hạn, khi được
hoạt hóa thì xung năng tính dục có thể được biểu hiện trực tiếp thơng qua hoạt tính tình dục, (sexdual
activity) hoặc biểu hiện gián tiếp thông qua giễu cợt (những chuyện tiếu lâm chẳng hạn), hoặc các hoạt
động mang tính sáng tạo (chẳng hạn những tác phẩm nghệ thuật, thơ ca, tiểu thuyết về tình u về văn
hóa phồn thực…).
Freud đưa ra hai định đề độc đáo về xung năng cơ bản. Một được ơng nhìn nhận như có liên quan với
sự tự - bảo tồn (selfpreservation). Xung năng kia ông gọi là “xung năng sống” (Eros)([1]) , là một lực
điều khiển liên quan đến các địi hỏi tình dục và bảo tồn nòi giống. Freud mở rộng khái niệm các ước
muốn tính dục ở người bao gồm khơng những địi hỏi hợp nhất tính dục mà cả những nỗ lực bổ sung

nhằm tìm kiếm khối cảm hoặc được tiếp xúc xác thịt với người khác. Ông dùng thuật ngữ nhục dục
(libido – hoặc dục vọng) để nhận diện nguồn năng lượng cấp cho các địi hỏi tính dục – một thứ năng
lượng tâm thần thôi thúc con người nhắm tới các khoái cảm xác thịt thuộc tất cả các typ.
Quan sát lâm sàng những bệnh nhân đã chịu đau đớn do các trải nghiệm chấn thương trong thế chiến
thứ nhất khiến Freud đi tới bổ sung vào học thuyết của mình một xung năng thứ ba gọi là “xung năng
chết” (thanatos)([2]) – bản năng chết hoặc “ước muốn chết” mang tính hung bạo (aggressive) và phá


hoại. Freud nhận thấy có nhiều người bệnh tiếp tục làm sống lại các chấn thương thời chiến trong
những cơn ác mộng và những hư giác, mà Freud không thể đưa vào các thuyết tự bảo tồn và xung năng
tính dục của ơng. Ơng gợi ý rằng “xung năng chết” là một bộ phận của xu hướng mà hết thảy các vật
sống đều theo định luật entropi – một nguyên lý vật lý học về sự tan rã vật chất thành năng lượng – và
trở về một trạng thái vô cơ.
+ Các q trình vơ thức.
Freud đưa khái niệm vơ thức (unconscious)([3]) vào giai đoạn trung tâm của tấn kịch cuộc đời. Ơng cho
rằng ứng xử có thể bị thúc đẩy bởi những xung năng ta không nhận thức được. Ta có thể hành động mà
khơng hề biết ngun nhân thực các hành động của chúng ta. Kho chứa những xung năng, ý nghĩa và
tình cảm này là một phần của tâm trí mà sự suy nghĩ của ta khơng thể tiếp cận được thì gọi là vơ thức.
Ngày nay, nhiều nhà tâm lý học xem khái niệm vô thức này là đóng góp quan trọng nhất của Freud vào
khoa học về tâm lý.
Ý nghĩa những triệu chứng nhiễu tâm (nguồn gốc từ lo hãi), những giấc mơ và những câu nói lỡ lời
được tìm thấy ở tầm vơ thức của tư tường và xử lý thông tin. Theo Freud, những xung năng bên trong
chúng ta được nhận thấy là không thể chấp nhận được vẫn cố gắng biểu hiện. Một hiện tượng lỡ theo
quan niệm của Freud (a Freudian slip) xảy ra nếu một câu nói hoặc một ứng xử tình cờ bộc lộ một ước
muốn vơ thức.
Khái niệm động cơ mang tính vơ thức bổ sung một chiều kích mới cho nhân cách, điều này khiến sự
vận hành của tâm trí càng phức tạp hơn. Ý niệm về một tâm trí vơ thức tạo ra sự đe dọa cho những ai
muốn tin rằng tâm trí và ý muốn của họ hoàn toàn chỉ huy hành động của họ vào bất cứ lúc nào.
- Thuyết nhân cách theo Freud. Freud đã tập hợp những khái niệm cơ bản của mình thành các thuyết cụ
thể về cấu trúc nhân cách, và ông mô tả các bộ phận và các quá trình của họ cùng vận hành như thế nào

để tạo ra các kiểu ứng xử của nhân cách. Phần này trước hết xem xét cấu trúc nhân cách theo Freud,
sau đó xem xét tới khái niệm về các cơ chế phòng vệ. Sau cùng sẽ bàn tới những lời chỉ trích các ý
tưởng của Freud.
- Cấu trúc nhân cách.
Trong học thuyết của Freud, những khác biệt nhân cách nảy sinh từ những cách khác nhau theo đó con
người xử lý những xung năng cơ bản của họ. Để lý giải những khác biệt này, Freud miêu tả một cuộc


đấu tranh liên tục giữa hai bộ phận đối kháng nhau của nhân cách, cái ấy (id) và cái siêu tơi (superego),
được điều hịa bởi một phương diện thứ ba là cái tôi (ego).
Cái Ấy([4]) là bộ phận nguyên thủy, vơ thức của nhân cách, nó là kho chứa các xung năng cơ bản. Cái
Ấy tác động đến xung năng và đẩy tới nhằm được mãn nguyện tức thì – đặc biệt là những khối cảm
tính dục, vật chất và cảm xúc – để được trải nghiệm ở đây và bây giờ mà không hề quan tâm đến các
hậu quả.
Siêu tôi ([5]) (superego) là nhà khi của các chuẩn mực ứng xử của cá nhân, kể cả những hành vi đạo đức
tập nhiễm được của xã hội. Siêu tôi đại loại tương ứng với khái niệm chung của chúng ta về ý thức. Nó
xuất hiện khi một đứa trẻ xuất hiện những ứng xử chuẩn mực dựa vào những điều ngăn cấm của cha mẹ
và những người lớn khác chống lại những hành động mà xã hội không mong muốn. Nó là tiếng nói
trong nội tâm về “những điều nên” (“oughts”) và “những điều không nên” (“should nots”). Siêu tôi cịn
bao gồm cả cái tơi lý tưởng (ego ideal), một cái nhìn của cá nhân về loại người mà ta phải phấn đấu đạt
tới.
Như điều ta có thể hình dung, cái siêu tôi thường mâu thuẫn với cái ấy. Cái ấy muốn ta phải làm điều ta
thấy thoải mái, còn cái siêu tôi nhấn mạnh vào việc làm điều phải. Cái tơi([6]) là bộ phận của nhân cách
có chức năng giải quyết mâu thuẫn giữa cái ấy và cái siêu tơi. Cái tơi được xem là một cái nhìn cá nhân
của con người về thực tại thể chất và xã hội. Một phần công việc của cái tôi là chọn lựa những hành
động khả dĩ thỏa mãn các xung năng của cái Ấy mà không gây ra hậu quả không mong muốn. Chẳng
hạn, cái tơi có thể ngăn chặn một xung năng gian lận trong thi cử vì sợ bị phát giác và nó có thể thay
thế cách giải quyết là lần sau phải học hành vất vả hơn hoặc tìm đến sự giúp đỡ của thày cơ. Khi cái Ấy
và cái Siêu tơi xung đột với nhau, thì cái Tơi dàn xếp một sự thỏa hiệp nhằm ít ra là thỏa mãn một phần
cho cả hai. Tuy vậy, vì lý do sức ép tăng cường của cái Ấy và cái Siêu tơi nên càng khó cho cái Tơi là

phải tìm ra những thỏa hiệp tối ưu.
- Các cơ chế tự vệ (Ego Defenses) – Đôi khi sự thỏa hiệp này giữa cái Ấy và cái Siêu tơi lại dính líu tới
việc “tránh làm lộ tẩy cái ấy”. Những ước muốn cực đoan bị đẩy ra khỏi nhận thức có ý thức và dồn
vào nơi cách biệt của vô thức – Dồn nén (Repression)([7]) là quá trình tâm lý bảo vệ con người khỏi trải
nghiệm nỗi lo hãi cực độ hoặc mặc cảm tội lỗi về những xung năng, những ý tưởng hoặc những ký ức
không thể chấp nhận hoặc nguy hiểm. Cái Tơi vẫn khơng biết gì về cả nội dung tâm trí bị kiểm duyệt
lẫn q trình theo đó sự dồn nén diễn ra. Dồn nén được xem là cơ chế cơ bản nhất trong các cơ chế tự
vệ. Chẳng hạn, một cô sinh viên nghi ngờ bị thất bại trong một bài kiểm tra quan trọng có thể “quên”


không đến lớp học vào ngày công bố điểm kiểm tra. Sự “lầm lẫn trí nhớ” mang tính vơ thức này bảo vệ
cô khỏi cảm thấy đau buồn hoặc lo hãi – ít nhất là tạm thời.
- Các cơ chế tự vệ([8]) là những chiến lược tâm trí giúp cái Tơi bảo vệ chính mình trong xung đột thường
ngày giữa các xung năng cái Ấy muốn tìm cách biểu lộ với địi hỏi của cái Siêu tơi muốn phủ nhận
chúng. Bằng các vận dụng các cơ chế này, con người có thể duy trì một hình ảnh thuận lợi cho bản thân
và giữ được một gương mặt được xã hội chấp nhận. Chẳng hạn, nếu một đứa trẻ có những cảm giác
thù hận mạnh liệt với người cha – mà nếu bộc phát có thể là nguy hiểm – thì cơ chế dồn nén dẽ dành
quyền kiểm soát. Lúc này, xung năng thù địch khơng cịn gây áp lực, một cách có ý thức, để được thỏa
mãn hoặc thậm chí được thừa nhận là đang hiện hữu nữa. Mặc dẫu xung năng khơng được nhìn thấy
hoặc nghe thấy, song nó vẫn hiện hữu, những cảm giác này tiếp tục đóng một vai trò trong vận hành
nhân cách. Những kỷ niệm tuổi ấu thơ bị dồn nén có thể có những ảnh hưởng đến cuộc sống người
trưởng thành. Những phụ nữ nào hồi cịn nhỏ đã bị đàn ơng lạm dụng tình dục thường dồn nén (trấn áp)
những kỷ niệm này. Sự dồn nén khơng được thừa nhận như vậy có thể làm cản trở sự phát triển các mối
quan hệ lịng tin nơi những người đàn ơng sau này. Một số các cơ chế tự vệ quan trọng được trình bày
trong bảng 10 -2.(trang sau)
Trong học thuyết của Freud, lo hãi (anxiety)([9]) là một đáp ứng cảm xúc mạnh nảy sinh khi một xung
đột bị dồn nén đang có nguy cơ bị đưa ra ánh sáng của ý thức. Lo hãi là một tín hiệu hiểm nguy: “Dồn
nén là khơng thể được! Báo động đỏ! Cần nhiều cơ chế tự vệ thêm nữa!” Lo hãi phát hiện ra tín hiệu
cần tới một tuyết tự vệ thứ vệ thứ hai – một hoặc nhiều cơ chế tự vệ bổ sung – khả dĩ giải thoát cho lo
hãi và đem những xung năng gây đau khổ vừa trở lại cõi vô thức. Chẳng hạn, một người mẹ vốn

không ưa đứa con của mình có thể sử dụng tổ chức phản ứng (reaction formation) bằng cách biến xung
năng không thể chấp nhận được thành xung năng đối lập: “Tôi không ưa đứa con tơi” thành “Tơi u
con tơi. Hãy xem tơi u nó hết mình như thế nào?”

- Phủ nhận

Bảo vệ mình thốt khỏi thực tại đau buồn bằng cách từ chối không tri giác ý
nghĩa của nó.

- Chuyển đi

Giải tỏa những tình cảm bị dồn nén thường là tình cảm thù địch, trút lên các đối

(displacement)

tượng ít nguy hiểm hơn so với các đối tượng lúc đầu làm phát sinh cảm xúc.

- Huyễn tưởng

Thỏa mãn các ước muốn bị hẫng hụt trong những thành đạt tưởng tượng ra


×