Tải bản đầy đủ (.docx) (35 trang)

Lý thuyết và bài tập kinh doanh bảo hiểm (ghi chép)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (357.07 KB, 35 trang )

Chương I
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KINH DOANH BẢO HIỂM VÀ PHÁP
LUẬT KINH DOANH BẢO HIỂM.
I- KHÁI QUÁT CHUNG VỀ RỦI RO VÀ BẢO HIỂM.
1- Khái quát chung về rủi ro.
a- Khái niệm rủi ro.
Dưới góc độ bảo hiểm, rủi ro có nghĩa là:
“Rủi ro” biểu hiện sự không chắc chắn, chứ không phải là tổn thất hay ngun nhân tổn
thất.
Điều gì mà chắc chắn khơng xảy ra (0% khả năng tổn thất) hay chắc chắn sẽ xảy ra
(100% khả năng tổn thất) thì khơng có rủi ro.
Bất kỳ sự cố nào mà xác suất xảy ra trong khoảng từ trên 0% đến dưới 100% (0% < R <
100%) đều có sự khơng chắc chắn, và do vậy, sẽ có rủi ro.
Như vậy, nghiên cứu bản chất của rủi ro là căn cứ để xác định bản chất của bảo hiểm. Bảo
hiểm không phải là sự chuyển giao thiệt hại thuần túy (thiệt hại chắc chắn xảy ra và sẽ được
chuyển giao) mà chỉ là một biện pháp chuyển giao rủi ro mang tính phịng ngừa, tức khơng thể
biết trước thiệt hại xảy ra. Đây cũng là căn cứ để nghiên cứu sâu về nguyên tắc của bảo hiểm là
lấy số đơng bù cho số ít.
Kết luận: Rủi ro là những tình huống bất trắc xảy ra ngồi ý muốn của con người, có thể
gây ra những tổn thất nhất định về mặt vật chất hoặc tinh thần.
b. Những biện pháp xử lý rủi ro.
● Nhóm biện pháp phòng tránh, hạn chế tổn thất, bao gồm:
Tránh né rủi ro: Là một giải pháp thụ động, nhưng có thể sử dụng đối với một số rủi ro
bất khả kháng, nguy hiểm. Tránh khỏi nơi sắp xảy ra nguy hiểm là biện pháp tránh né rủi ro.
Dưới góc độ kinh doanh, đây là biện pháp khơng mang lại lợi ích cho chủ thể. Bởi vì họ khơng
dám thực hiện hành vi vì nghĩ rằng rủi ro xảy ra.
Phong tỏa rủi ro: Là tạo ra những rào chắn trên tất cả các phương diện liên quan. Khả
năng này là rất khó, phụ thuộc rất nhiều vào khả năng dự báo. Do đó, để loại trừ tồn bộ rủi ro
là khơng thể.
Tổ chức các biện pháp phòng tránh: Là việc con người thực hiện các biện pháp nhằm
ngăn chặn, giảm bớt rủi ro, hạn chế tổn thất.


● Nhóm biện pháp khắc phục hậu quả rủi ro:
Chấp nhận tự gánh chịu: Có những trường hợp người ta quyết định tự chịu hậu quả khi
khơng cịn con đường nào khác, hoặc chấp nhận chịu đựng rủi ro do sức ỳ đã trở thành thói
quen. Thực chất, đây là cách đối phó thụ động của con người đối với rủi ro.
Chuyển giao rủi ro: Đây là hình thức hốn chuyển rủi ro cho một hoặc nhiều chủ thể
khác. Hình thức chuyển giao này có thể là chuyển nhượng đơn thuần. Cũng có thể chuyển giao
trên nguyên tắc tương hỗ, phân tán rủi ro như cứu trợ, lập quỹ chung trong một cộng đồng. Quỹ
có mục đích xác định là để xử lý rủi ro và được tạo lập, quản lý và sử dụng bởi các tổ chức bảo
hiểm.
Thông qua hoạt động của các tổ chức bảo hiểm, rủi ro khi xảy ra cho một số ít các thành viên
thì hậu quả của nó (trước hết là về mặt tài chính) sẽ được chia nhỏ, chuyển cho số đông thành
viên của cộng đồng cùng gánh chịu hoặc rủi ro phát sinh đột ngột vào một thời điểm nào đó thì
hậu quả tài chính sẽ được dàn mỏng cho cả một quảng thời gian dài.
1


2. Khái niệm, đặc điểm bảo hiểm.
a. Khái niệm: Bảo hiểm là hoạt động tạo lập quỹ tiền tệ của bên bảo hiểm được hình thành
chủ yếu từ từ phí bảo hiểm của bên mua bảo hiểm và bên bảo hiểm sử dụng quỹ này để chi
trả cho những trường hợp thuộc trách nhiệm bảo hiểm.
b. Đặc điểm của bảo hiểm:
Thứ nhất, bảo hiểm phải là hoạt động tạo lập quỹ tiền tệ của doanh nghiệp bảo hiểm.
Thứ hai, quỹ bảo hiểm được hình thành chủ yếu từ phí bảo hiểm của bên mua bảo hiểm.
Thứ ba, doanh nghiệp bảo hiểm sử dụng số tiền từ quỹ bảo hiểm để chi trả.
Thứ tư, chỉ bảo hiểm khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra.
3. Các loại hình bảo hiểm.
- Bảo hiểm xã hội: Theo quy định tại khoản 1 điều 3 Luật BHXH năm 2014 thì “Bảo hiểm
xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị
giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao
động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội”

- Bảo hiểm y tế: theo khoản 1 điều 2 Luật BHYT 2008 (sửa đổi 2014) thì “Bảo hiểm y tế là
hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với các đối tượng theo quy định của Luật này
để chăm sóc sức khỏe, khơng vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện”.
- Bảo hiểm tiền gửi: Theo quy định tại điều 4 Luật BHTG năm 2012 thì “Bảo hiểm tiền gửi
là sự bảo đảm hồn trả tiền gửi cho người được bảo hiểm tiền gửi trong hạn mức trả tiền bảo
hiểm khi tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi lâm vào tình trạng mất khả năng chi trả tiền gửi
cho người gửi tiền hoặc phá sản”.
- Bảo hiểm thương mại: Là hoạt động kinh doanh bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm được
thực hiện thơng qua việc doanh nghiệp bảo hiểm thu phí bảo hiểm của người mua bảo hiểm để
tạo lập quỹ bảo hiểm nhằm chi trả cho những trường hợp thuộc trách nhiệm bảo hiểm.
II- KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH BẢO HIỂM.
1- Quá trình hình thành và phát triển hoạt động kinh doanh bảo hiểm.
Trên thế giới: Nguồn gốc của bảo hiểm là sự đóng góp tự nguyện nhằm mục đích bù đắp
những thiệt hại khơng may xảy ra.
Tại Việt Nam: Chủ yếu là sự kế thừa quá trình phát triển bảo hiểm của các quốc gia phát triển.
2. Khái niệm hoạt động kinh doanh bảo hiểm (bảo hiểm thương mại): Là hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp bảo hiểm, được thực hiện thông qua việc các doanh nghiệp bảo hiểm
tạo lập quỹ bảo hiểm và sử dụng để tiến hành chi trả cho những trường hợp thuộc trách nhiệm
bảo hiểm.
Đặc điểm của bảo hiểm thương mại:
- Là nghiệp vụ mang tính chất kinh doanh.
- Quỹ bảo hiểm được tạo lập từ phí bảo hiểm của bên mua bảo hiểm và từ vốn của doanh
nghiệp bảo hiểm.
- Sử dụng quỹ bảo hiểm để tiến hành bồi thường, chi trả cho những trường hợp thuộc trách
nhiệm bảo hiểm.
3. Vai trò của bảo hiểm thương mại: Có ba vai trị cơ bản sau:
- Bảo hiểm thương mại là công cụ để xử lý rủi ro, duy trì đời sống và hoạt động bình thường
của các tổ chức và cá nhân trong xã hội.
2



- Bảo hiểm thương mại nâng cao khả năng ngăn ngừa rủi ro và hạn chế hậu quả phát sinh từ
rủi ro đối với nền kinh tế và đời sống xã hội.
- Bảo hiểm thương mại là công cụ tập trung vốn. Quỹ bảo hiểm được hình thành chủ yếu từ
phí bải hiểm của các tổ chưc, cá nhân đóng góp, khi tạm thời nhàn rỗi có thể được sử dụng vào
mục đích kinh doanh.
4. Phân loại bảo hiểm thương mại.
a- Căn cứ vào nghiệp vụ bảo hiểm, bảo hiểm thương mại phân thành:
- Bảo hiểm nhân thọ: Là loại hình bảo hiểm có đối tượng bảo hiểm là tính mạng, tuổi thọ của
con người.
- Bảo hiểm phi nhân thọ: Là loại hình bảo hiểm có đối tượng bảo hiểm không phải là con
người như tài sản, trách nhiệm dân sự, tai nạn con người.
- Bảo hiểm sức khỏe: là loại hình bảo hiểm có đối tượng bảo hiểm là sức khỏe, tai nạn con
người.
b- Căn cứ vào đối tượng bảo hiểm, bảo hiểm thương mại phân thành:
- Bảo hiểm con người: bảo hiểm tai nạn con người, tai nạn hành khách, bảo hiểm tai nạn học
sinh, tai nạn khách du lịch, bảo hiểm trợ cấp chi phí nằm viện và phẫu thuật, bảo hiểm chăm
sóc sức khoẻ và tai nạn cá nhân,…
- Bảo hiểm tài sản: bảo hiểm hàng hóa, bảo hiểm thân tàu, bảo hiểm thiệt hại vật chất xe cơ
giới, bảo hiểm hỏa họan…
- Bảo hiểm trách nhiệm dân sự: bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới với người thứ
ba, bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ hãng hàng không, bảo hiểm trách nhiệm đối với sản
phẩm…
Trong thực tế cách phân loại theo đối tượng bảo hiểm là phổ biến nhất.
c- Căn cứ vào đặc điểm trả tiền bảo hiểm, bảo hiểm thương mại phân thành:
- Bảo hiểm thiệt hại: là các loại bảo hiểm tài sản, bảo hiểm trách nhiệm và bảo hiểm các
quyền lợi khác có thể tính được bằng tiền. Đặc điểm của các loại bảo hiểm thiệt hại là trả tiền
bảo hiểm theo nguyên tắc bồi thường thiệt hại, trong đó qui định số tiền bồi thường khơng vượt
q tổn thất thực tế đã gánh chịu khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.
- Bảo hiểm con người: là các loại bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm tai nạn thân thể và bảo hiểm

sức khoẻ. Đặc điểm của các loại hình bảo hiểm con người là trả tiền bảo hiểm theo nguyên tắc
khoán, đã được thoả thuận giữa người bảo hiểm và người được bảo hiểm, số tiền bảo hiểm
được xác định rõ trên hợp đồng bảo hiểm với từng trường hợp cụ thể tương ứng từng sự kiện
bảo hiểm.
d- Căn cứ vào tính chất pháp lý, bảo hiểm thương mại phân thành:
- Bảo hiểm bắt buộc: Bao gồm các loại bảo hiểm được triển khai dưới hình thức bắt buộc
theo quy định của luật pháp hiện hành. Thông thường, đây là các loại bảo hiểm liên quan đến sự
an toàn chung của cộng đồng xã hội, do đó, Nhà nước bắt buộc phải bảo hiểm (bảo hiểm trách
nhiệm của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba và hành khách trên xe, bảo hiểm tai nạn hành
khách,...). Người bảo hiểm có trách nhiệm thực hiện các quy tắc, điều khoản bảo hiểm, hợp
đồng bảo hiểm, biểu phí bảo hiểm,... theo đúng các văn bản pháp quy của Nhà nước ban hành;
Người được bảo hiểm có trách nhiệm phải tham gia các loại hình bảo hiểm bắt buộc này tại một
hoặc một số doanh nghiệp bảo hiểm do Nhà nước quy định.
3


- Bảo hiểm tự nguyện: Bao gồm các loại bảo hiểm liên quan trực tiếp và chủ yếu đến quyền
lợi của chính bản thân người được bảo hiểm, ít ảnh hưởng đến sự an toàn chung của xã hội, do
vậy, Nhà nước không bắt buộc phải bảo hiểm. Các loại bảo hiểm tự nguyện (bảo hiểm hỏa
hoạn, bảo hiểm hàng hoá, bảo hiểm thiệt hại vật chất xe cơ giới, bảo hiểm tai nạn cá nhân, bảo
hiểm du lịch, …) được thực hiện trên cơ sở nguyên tắc thoả thuận và nguyện vọng của Người
được bảo hiểm cũng như Người bảo hiểm.
Ngày 21/2/2023
III. KHÁI NIỆM PHÁP LUẬT KINH DOANH BẢO HIỂM, CÁC NGUYÊN TẮC
HOẠT ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG KINH DOANH BẢO HIỂM.
1- Khái niệm pháp luật bảo kinh doanh bảo hiểm: Pháp luật bảo hiểm thương mại ở mức
độ tổng quan, có bốn nhóm quan hệ:
* Nhóm thứ nhất: Các quy phạm pháp luật xác định địa vị pháp lý của các doanh nghiệp
kinh doanh bảo hiểm (bên bảo hiểm). Các quy phạm pháp luật này chứa ở các văn bản pháp
luật như luật doanh nghiệp Nhà nước, luật doanh nghiệp, luật đầu tư nước ngồi tại Việt Nam.

* Nhóm thứ hai: Bao gồm các quy phạm pháp luật áp dụng cho tất cả các chủ thể kinh doanh
như các quy định về thực hiện chế độ kế toán, thống kê, chế độ nộp thuế cho Nhà nước.
* Nhóm thứ ba: Bao gồm các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ phát sinh giữa các
bên tham gia bảo hiểm thương mại trong việc thu nộp phí bảo hiểm và trả tiền bảo hiểm.
* Nhóm quan hệ thứ tư: Các QPPL quy định về quản lý nhà nước trong lĩnh vực KDBH.
Như vậy, chúng ta thấy rằng nếu hiểu theo nghĩa rộng thì khái niệm pháp luật bảo hiểm
thương mại dùng để chỉ tập hợp các quy phạm pháp luật quy định địa vị pháp lý của các doanh
nghiệp kinh doanh bảo hiểm thương mại và điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong hoạt động
kinh doanh của chúng.
2- Các nguyên tắc hoạt động của hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Có 5 nguyên tắc:
ĐƯỢC QUY ĐỊNH TẠI ĐIỀU 16 LKDBH 2022
a. Nguyên tắc bảo hiểm đối với những rủi ro khách quan và mang tính ngẫu nhiên xảy ra
ngoài ý muốn của con người.
- Cơ sở lý luận: Khi tham gia vào hoạt động kinh doanh bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm
phải hạn chế tối đa việc bị bên mua bảo hiểm cố tình để cho rủi ro xảy ra. Bởi vì mục đích của
bảo hiểm là ngăn ngừa những tổn thất nằm ngoài dự kiến của cả doanh nghiệp bảo hiểm và bên
mua bảo hiểm. Để đạt được điều này thì doanh nghiệp bảo hiểm khơng chấp nhận bảo hiểm đối
với tất cả mọi rủi ro mà chỉ chấp nhận bảo hiểm cho những rủi ro khách quan và mang tính
ngẫu nhiên.
- Nội dung nguyên tắc: Doanh nghiệp bảo hiểm chỉ chấp nhận bảo hiểm và chi trả tiền bảo
hiểm đối với những rủi ro khách quan và mang tính ngẫu nhiên, tức là những rủi ro xảy ra ngồi
ý muốn của con người.
- Mục đích nguyên tắc nhằm bảo vệ quyền lợi cho DNBH và tránh tình trạng trục lợi bất
chính từ bên mua bảo hiểm.

Nguyên tắc 1:

4



Lưu ý:
+ Không được loại trừ bảo hiểm với lý do lỗi vô ý
+ sự cố ý hay vô ý được đánh giá ở khía cạnh có thể cố ý với hành vi nhưng k cố ý tạo ra hậu
quả để trục lợi.
+ VD: Bà A đi làm băng qua đường cao tốc bị xe tông chết.
● Cố ý với hành vi băng qua đường (hv sai)
● hậu quả: chết-> cần được xem xét bà cố ý hay không (xem qua camera
● -> vì vậy cần xem xét để coi có được loại trừ bảo hiểm hay k??
+ BT7: ơng A đốt nhà ông B và nhà ô B đc dập lửa (chỉ cháy mái hiên). B trả thù A đốt nhà
A
Hỏi: trong Th này DN có được từ chối BH hay k? Trả lời: Việc ông A đốt nhà ông B thì đây
đc coi là hv gây thiệt hại, A chịu trách nhiệm BT thiệt hại cho B. Còn nhà ơng A bị đốt do B
(người k có lợi ích gây ra). Trong TH này, DNBH k được loại trừ bảo hiểm
b. Nguyên tắc bảo hiểm theo quy luật số đơng bù cho số ít.
- Cơ sở lý luận: Mục đích hoạt động của doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm là tìm kiếm lợi
nhuận trong kinh doanh. Muốn đạt được mục tiêu này thì doanh nghiệp bảo hiểm phải lập cho
được quỹ bảo hiểm từ phí bảo hiểm và chỉ chi trả trong phạm vi quỹ bảo hiểm mà thôi, tức quỹ
bảo hiểm bao giờ cũng phải lớn hơn số tiền bảo hiểm mà doanh nghiệp phải chi trả.
- Nội dung nguyên tắc: Theo nguyên tắc này thì số đơng người tham gia bảo hiểm (tổ chức, cá
nhân) đóng phí bảo hiểm nhưng tiền bảo hiểm chỉ chi trả cho số ít gặp rủi ro thuộc diện bảo
hiểm.
- Mục đích nguyên tắc: Đảm bảo được mục đích kinh doanh dịch vụ của doanh nghiệp bảo
hiểm.
c. Nguyên tắc chọn lọc, phân tán bảo hiểm.
- Cơ sở lý luận: An toàn trong kinh doanh là u cầu có tính ngun tắc đối với mọi doanh
nghiệp trong nền kinh tế. Một doanh nghiệp muốn tạo ra được nhiều lợi nhuận thì độ an toàn
trong kinh doanh phải càng cao. Đối với doanh nghiệp bảo hiểm kinh doanh trong lĩnh vực rủi
ro cho nên trong hoạt động kinh doanh của mình doanh nghiệp bảo hiểm phải biết chọn lọc và
phân tán bảo hiểm.
- Nội dung nguyên tắc:

+ Tái bảo hiểm: Doanh nghiệp bảo hiểm sẽ tiến hành mua lại bảo hiểm cho sản phẩm mà
mình đã chấp nhận bảo hiểm.
+ Đồng bảo hiểm: Là hoạt động bảo hiểm do nhiều doanh nghiệp bảo hiểm cùng chập nhận
bảo hiểm cho một đối tượng bảo hiểm theo tỷ lệ % trách nhiệm nhất định đối với đối tượng bảo
hiểm đó.
5


- Mục đích nguyên tắc: Giúp doanh nghiệp bảo hiểm phân tán rủi ro, đảm bảo an toàn trong
kinh doanh.
+ Chọn lọc: mua và bán (được chọn mua hoặc bán tùy)
+ Phân tán rủi ro: rủi ro đó do ai gánh chịu? phải tìm cách phân tán bớt rủi ro bằng các cách
sau đây:
● Tái bảo hiểm:
Mục tiêu: chuyển giao rủi ro cho doanh nghiệp bằng cách thức khách hàng ký kết HĐBH với
DNBH A
KH—--ký HĐBH (1)------DNBH A—---ký HĐBH (2)---------DNBH B
phạm vi: chỉ được tái bảo hiểm 1 lần
mối quan hệ: (1) và (2) độc lập nhau.
● Đồng bảo hiểm: 1KH ký HĐBH với nhiều DNBH A, B, C
Khác với tái bảo hiểm: +Tái bảo hiểm DNBH A và B khơng có sự liên đới
+ Đồng bảo hiểm: nhiều DN A,B,C có mqh liên đới. Trách nhiệm của từng bên do HĐBH
quy định. quyền hạn nghĩa vụ của từng DN thế nào được thể hiện rõ trong HĐ.
d. Nguyên tắc đền bù: Trong luật không đề cập đến đền bù. Cần phân biệt đền bù với bồi
thường (trong dân sự)
Lưu ý: không viện dẫn những quy định về trách nhiệm BTTH trong BLDS vào trách
nhiệm đền bù đv DN KDBH.
- Cơ sở lý luận: Đối với doanh nghiệp bảo hiểm, muốn tồn tại và có nhiều khách hàng thì phải
tạo được uy tín và lịng tin cho khách hàng. Đối với bên mua bảo hiểm, mục đích củ họ khi mua
bảo hiểm là được cơ quan bảo hiểm đền bù khi họ thuộc trường hợp bảo hiểm.

- Nội dung nguyên tắc: Nếu bên mua bảo hiểm thuộc trường hợp được bảo hiểm thì doanh
nghiệp bảo hiểm phải bồi thường cho người mua bảo hiểm, nếu có sự chậm trễ hoặc thiệt hại
xảy ra đối với bên mua bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm phải có trách nhiệm bồi thường.
- Mục đích nguyên tắc: Nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho bên mua bảo hiểm.
Phân biệt đền bù và bồi thường:
Đền bù
Bản
chất
Hậu
quả

Bồi thường

là nghĩa vụ theo cam kết

chế tài với bên vi phạm (gây thiệt hại
cho người khác và phải bồi thường)

Thiệt hại bn bt bấy nhiêu nhưng k được vượt Nguyên tắc: thiệt hại bn bt bấy nhiêu
quá số tiền bảo hiểm
bên bị thiệt hại phải chứng minh 3 yếu
ĐK: STBT/ĐBù<= STBH (max mà DN phải tố (có thiệt hại, có lỗi, có mqh nhân quả
trả)
giữa hv và hậu quả)
VĐ: A ký HĐBH vs DN B, trong đó hai bên
thỏa thuận trong hđ là cam kết số tiền bh là
1ty.
+
A bị tai nạn, thiệt hại 400tr→ DN B
phải đền bù số tiền BH là 40tr

+
A bị thiệt hại 1ty2→ DN B phải đền bù
6


1ty.
e. Nguyên tắc người mua bảo hiểm phải có quyền lợi có thể được bảo hiểm
- Cơ sở lý luận: Bản chất của bảo hiểm là để chia sẻ những rủi ro, thiệt hại có thể xảy ra trong
tương lai. Vì vậy, người mua bảo hiểm phải có quyền lợi có thể được bảo hiểm, tức có khả năng
phải gánh chịu thiệt hại nếu có sự kiện bảo hiểm xảy ra. Nếu người mua bảo hiểm khơng có
quyền lợi có thể bảo hiểm thì có khả trục lợi bảo hiểm hoặc coi bảo hiểm là một hình thức cá
cược.
- Nội dung của nguyên tắc: Tùy thuộc vào từng loại bảo bảo hiểm mà pháp luật mỗi quốc gia
quy định quyền lợi có thể được bảo hiểm là khác nhau. Theo khoản 9 điều 3 Luật KDBH thì
Quyền lợi có thể được bảo hiểm là quyền sở hữu, quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền tài
sản; quyền, nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng đối với đối tượng được bảo hiểm.
- Mục đích của nguyên tắc: Nguyên tắc này nhằm mục đích loại trừ trục lợi bảo hiểm hoặc cá
cược trong bảo hiểm. Theo đó, người được hưởng bảo hiểm khơng có thiệt hại khi có sự kiện
bảo hiểm xảy ra.
f. Nguyên tắc hợp tác vì mục tiêu bảo hiểm.
- Quan hệ bảo hiểm là quan hệ hợp đồng song vụ tức là quyền của bên này đồng thời sẽ là
nghĩa vụ của bên kia. Chính vì vậy lợi ích của hai bên gắn liền với nhau.
- Nội dung nguyên tắc: Bên mua bảo hiểm phải có biện pháp phịng ngừa và hạn chế rủi ro
như là chưa mua bảo hiểm. Đồng thời khi xảy ra rủi ro thuộc trách nhiệm bảo hiểm thì doanh
nghiệp bảo hiểm phải có trách nhiệm bồi thường nhanh chóng và kịp thời cho bên mua bảo
hiểm.
- Mục đích của nguyên tắc: Xác định trách nhiệm của hai bên đồng thời nhằm bảo vệ quyền
lợi hợp pháp cho các bên trong quan hệ bảo hiểm thương mại.
Ngày 23/2/2023:
Nguyên tắc 4: Nguyên tắc hợp tác và trung thực tuyệt đối.

Nội dung:-Hợp tác (bản chất của Bh là sự chuyển giao rủi ro, vì mục tiêu bảo hiểm: chuyển
giao rủi ro và phân tán rủi ro đó.
Bên mua: chuyển giao rr
Bên bán: phân tán rr
- Trung thực 1 cách tuyệt đối: trung thực theo yêu cầu của bên còn lại
Phạm vi: Khoản h Điều 25→ Vô hiệu (do bị lừa dối). NGOẠI LỆ: ĐIỀU 22
Lừa dối nhưng 2 TH:
TH1: Phát hiện trước khi xảy ra→ DNBH thông báo vô hiệu → Trả lại tiền cho
bên mua.
TH2: Phát hiện sau khi xảy ra → khi này đã có hiệu lực → khi này BNBH phải nộp đơn cho
tòa yêu cầu vơ hiệu.
ĐIỀU 23: tăng hay giảm có trong căn cứ thỏa thuận trong HĐBH.
Nguyên tắc 5: Nguyên tắc bên mua Bảo hiểm phải có quyền lợi có thể được bảo hiểm
Mục đích: chuyển giao rủi ro
7


vi phạm: + Tại thời điểm giao kết (khơng có quyền lợi) → vô hiệu (điểm a k1 điều 25)
+ Trong quá trình thực hiện hợp đồng: chấm dứt.
LƯU Ý: trong Th quyền lợi bảo hiểm khơng cịn, để HĐBH tiếp tục có hiệu lực thì bên mua
bảo hiểm có thể chuyển giao HĐBH cho bên có quyền lợi có thể được bảo hiểm (xem điều 28)
VD: tôi bán xe cho người khác (có mua BH) thì có thể chuyển giao cho người mua xe BH đó
ln vì khơng chuyển giao mà sự kiện bảo hiểm diễn ra thì cũng không được BH)
??Phân biệt sự khác nhau giữa chuyển giao hợp đồng bảo hiểm với tái bảo hiểm???
Câu hỏi để thảo luận
?? Tại thời điểm giao kết khơng có quyền lợi, sau đó mới có quyền lợi vậy có đc bảo hiểm k??
=> Khơng nhé. Vì tại thời điểm giao kết hai bên khơng có quyền lợi đã vơ hiệu rồi. (điểm a k1
điều 25→ vơ hiệu)
TH ngược lại thì được.
IV- QUAN HỆ PHÁP LUẬT KINH DOANH BẢO HIỂM.

1- Khái niệm: Quan hệ pháp luật bảo hiểm thương mại là những quan hệ xã hội phát sinh
trong quá trình mua bảo hiểm và chi trả bảo hiểm giữa doanh nghiệp bảo hiểm với bên mua bảo
hiểm được các quy phạm pháp luật về bảo hiểm thương mại điều chỉnh.
2- Các yếu tố cấu thành quan hệ pháp luật kinh doanh bảo hiểm
a. Chủ thể: Bao gồm bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm.
* Bên mua bảo hiểm: Bao gồm các tổ chức và cá nhân. Đối với cá nhân thì phải có năng lực
pháp luật và năng lực hành vi (phải đủ 18 tuổi trở lên).
* Bên doanh nghiệp bảo hiểm: Doanh nghiệp muốn kinh doanh bảo hiểm phải có các điều
kiện sau:
- Phải có đủ điều kiện thành lập doanh nghiệp theo qui định của pháp luật;
- Phải có vốn điều lệ bằng hoặc cao hơn vốn pháp định;
- Phải được Bộ Tài chính chấp thuận bằng văn bản về việc cho phép thành lập và hoạt động
kinh doanh bảo hiểm.
Ngồi ra cịn có một số chủ thể khác như người được bảo hiểm, người thụ hưởng.
Người được bảo hiểm: (k7 điều 3) là tổ chức, cá nhân có tài sản, trách nhiệm dân sự, tính
mạng được bảo hiểm theo HĐBH.
Người thụ hưởng: (k8 Điều 3) là tổ chức, cá nhân được bên mua bảo hiểm chỉ định để nhận
tiền bảo hiểm theo HĐBH.
b. Khách thể:
Khách thể của quan hệ pháp luật bảo hiểm thương mại chính là tiền, các giấy tờ có giá trị như
tiền, tài sản.
c. Nội dung quan hệ. Bao gồm quyền và nghĩa vụ của các bên, cơ sở làm phát sinh các quyền
và nghĩa vụ này chính là hợp đồng bảo hiểm.

Nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm (xem điều 17 Luật kinh doanh bảo hiểm).

Nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm (Xem điều 18 Luật kinh doanh bảo hiểm)
---Kết thúc chương 1---

8



NỘI DUNG THẢO LUẬN CHƯƠNG I.
??Phân biệt sự khác nhau giữa chuyển giao hợp đồng bảo hiểm với tái bảo hiểm???
LUẬT KINH DOANH BẢO HIỂM (THẢO LUẬN 1)
1.

Bản chất bảo hiểm là tốt hay xấu?

-

Xuất phát từ người mua: ví dụ như trục lợi,

-

Nhu cầu chuyển giao rủi ro

2.

Có vấn đề trục lợi xảy ra khơng?

Tình huống 1: A vượt đèn đỏ dẫn đến tai nạn, hư xe (xe có mua BH), hỏi trường hợp đó có bị
coi là trục lợi k (Nguyên tắc rủi ro ngẫu nhiên phụ thuộc vào ý chí của người thực hiện hành vi
đó)
Trả lời:

A vượt đèn đỏ là hành vi sai.

Cần xem xét đến hậu quả xảy ra là do cố ý hay vô ý


Nếu A cố ý vượt đèn đỏ nhưng vô ý với hậu quả thì vẫn được BH chi trả

Nếu HĐ ko thoả thuận: thì vượt đèn đỏ cố ý hay vô ý là hành vi sai mà ở đây xác định
bằng cách hậu quả cố ý hay vô ý. Cố ý với hậu quả: k đc bh chi trả, vô ý vs hậu quả: được BH
chi trả.

Nếu HĐ thỏa thuận như sau: xe hư do vi phạm giao thơng thì không được BH chi trả,
thỏa thuận cx đâu được nêu với lỗi vơ ý thì khơng được BH chi trả do đó, hậu quả vơ ý thì được
trả tiền, hậu quả cố ý thì khơng được bảo hiểm chi trả.
Tình huống 2: A là thuyền trưởng, tàu đi vào tâm bão, ơng ta vứt hàng xuống biển, h.vi đó có
đc trả tiền k, nguyên tắc nào?
Th hợp đồng k có quy định:
Nếu việc vứt hàng để hạn chế tổn thất cho con tàu- là hành vi có chủ ý, cố ý với hậu quả nhưng
khơng phải trục lợi vì mục đích để tàu khơng chìm vẫn được bảo hiểm chi trả (bằng chứng: lời
khai của thủy thủ, người trên tàu,...) [Trong tr hợp điều khoản k rõ ràng thì theo hướng có lợi
cho người mua BH)
Việc vứt hàng để hủy hàng
Tình huống 3: Anh A đi mua bảo hiểm cho chai nước giá 15k thì có yếu tố nào trục lợi xảy ra
k? ví dụ: Chàng trai dẫn bạn gái xem phim, ghé mua chai nước 5k, sau đó dẫn bạn gái mua 2 vé
xem phim, mua thêm 1 chai nước 20k, trong TH này mua bảo hiểm chai nước giá 15k, có trục
lợi khơng?
Bản chất: mua bảo hiểm để chuyển giao rủi ro khi mất (mất ở đây là đúng số tiền tôi đã bỏ ra->
k được mua BH hơn nè. Mua chai nước 5k mà mua BH 15k tức có yếu tố trục lợi. [bản chất của
bh là chuyển giao rủi ro nên cần phải xác định cái tui mất là bn?]
9


Chương II. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM.
I- KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, CHỦ THỂ HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM.
1Khái niệm hợp đồng bảo hiểm:Theo quy định tại khoản 16 điều 4 Luật KDBH thì:

Hợp đồng bảo hiểm là sự thoả thuận giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm, chi
nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm
vi mơ, theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh
doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô
phải bồi thường, trả tiền bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng.
Bản chất:
bên mua: đóng phí
Bên bán: trả tiền bảo hiểm khi sự kiện bảo hiểm xảy ra.
2Đặc điểm hợp đồng bảo hiểm: là hđ mang tính chất song vụ.
- Về bản chất: bản chất của hợp đồng bảo hiểm là sự thỏa thuận [mang tính chất song vụ] Đây
là đặc trưng cơ bản của tất cả các loại hợp đồng.
- Về nội dung: Hợp đồng bảo hiểm là bằng chứng xác lập quyền và nghĩa vụ của các bên tham
gia hợp đồng bảo hiểm hay còn gọi là hợp đồng song vụ, các bên trong tham gia vào hợp đồng
bảo hiểm đều có quyền và nghĩa vụ đối với nhau.
- Về hình thức: Ln ln bằng văn bản (theo mẫu), thể hiện dưới một trong hai hình thức chủ
yếu là đơn bảo hiểm và giấy chứng nhận bảo hiểm do doanh nghiệp bảo hiểm cấp với nội dung
theo quy định của pháp luật.
- Về chủ thể: Gồm bên mua bảo hiểm và bên bán bảo hiểm, bên bán bảo hiểm ln ln là
pháp nhân.
- Về mục đích:
+ Doanh nghiệp bảo hiểm tham gia nhằm mục đích kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận.
+ Bên mua bảo hiểm nhằm chia sẻ rủi ro, khơng vì mục đích lợi nhuận.
Quyền chỉ có được khi nghĩa vụ của bên còn lại thực hiện.
Quan tâm đến nghĩa vụ: mình phải làm gì?? họ làm gì cho mình??
3Chủ thể tham gia hợp đồng bảo hiểm.
- Doanh nghiệp bảo hiểm là doanh nghiệp được thành lập, tổ chức và hoạt động theo quy
định của Luật này và luật khác có liên quan để kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh tái bảo hiểm,
nhượng tái bảo hiểm. Doanh nghiệp bảo hiểm bao gồm doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ,
doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe (khoản 17 Điều 4 Luật
KDBH)

- Bên mua bảo hiểm là tổ chức, cá nhân giao kết hợp đồng bảo hiểm với doanh nghiệp bảo
hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, tổ chức tương hỗ cung cấp
bảo hiểm vi mơ và đóng phí bảo hiểm (khoản 24 Điều 4 Luật KDBH).
Lưu ý: Vì là chủ thể giao kết nên phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
Là chủ thể có nghĩa vụ đóng phí và có thể bị khởi kiện địi phí.
Có thể thay đổi thơng qua chuyển giao HĐBH.
- Bên được bảo hiểm là tổ chức, cá nhân có tài sản, trách nhiệm dân sự, sức khỏe, tính mạng,
nghĩa vụ hoặc lợi ích kinh tế được bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm (khoản 25 Điều 4 Luật
KDBH).
10


Lưu ý: Khơng cần phải có năng lực hành vi vì họ k phải là chủ thể giao kết.
Khơng phải đóng phí, khơng bị khởi kiện địi phí.
Khơng thể thay đổi (trừ khi…) vì độ tuổi, bệnh lý, rủi ro tính mạng khác
nhau.
- Người thụ hưởng: Người thụ hưởng là tổ chức, cá nhân được bên mua bảo hiểm hoặc
người được bảo hiểm chỉ định để nhận tiền bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm
(khoản 26 Điều 4 Luật KDBH)
Lưu ý: Khơng cần có năng lực hành vi ds vì họ k phải là chủ thể giao kết.
Khơng phải đóng phí, khơng bị khởi kiện địi phí.
Được thay đổi theo ý chí của người mua or người được BH (vì tại thời
điểm đó sự kiện BH chưa xảy ra) VD: ông A mua Bh cho mk, 2 con là ng thụ hưởng, nhưng lúc
ơng ốm thì chỉ 1 đứa chăm sóc nên ơng muốn thay đổi để đứa còn lại thụ hưởng.
Câu hỏi thảo luận: 1 trong 3 người này chết trước hai người còn lại?
2 trong 3 người này chết trước 1 người cịn lại
=> Thì hậu quả xảy ra ntn????
- Các chủ thể trung gian: Những chủ thể này bao gồm đại lý bảo hiểm và doanh nghiệp môi
giới bảo hiểm. Các chủ thể trung gian chỉ được tham gia vào quan hệ hợp đồng bảo hiểm khi có
đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.

II- NỘI DUNG CỦA HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM.
1- Các điều khoản chủ yếu. Theo quy định tại điều 17 Luật KDBH, nội dung của hợp đồng
bảo hiểm thương mại phải có đầy đủ các điều khoản sau:
- Bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm, người thụ hưởng (nếu có), doanh nghiệp bảo hiểm
hoặc chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài;
- Đối tượng bảo hiểm;
- Số tiền bảo hiểm hoặc giá trị tài sản được bảo hiểm hoặc giới hạn trách nhiệm bảo hiểm;
- Phạm vi hoặc quyền lợi bảo hiểm; quy tắc, điều kiện, điều khoản bảo hiểm;
- Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân
thọ nước ngoài và bên mua bảo hiểm;
- Thời hạn bảo hiểm, thời điểm có hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm;
- Mức phí bảo hiểm, phương thức đóng phí bảo hiểm;
- Phương thức bồi thường, trả tiền bảo hiểm;
- Phương thức giải quyết tranh chấp.
2- Các điều khoản thông thường. Là những điều khoản mà các bên có thể thỏa thuận thêm
trong hợp đồng. Theo quy định của pháp luật thì những điều khoản này khơng ảnh hưởng đến
hiệu lực pháp lý của hợp đồng nếu các bên không đưa vào hợp đồng. Những điều khoản này
bao gồm: gia hạn hợp đồng, chuyển nhượng hợp đồng…
III- GIAO KẾT, THỰC HIỆN, CHẤM DỨT HIỆU LỰC PHÁP LÝ CỦA HỢP ĐỒNG
BẢO HIỂM.
1. Giao kết, thực hiện hợp đồng bảo hiểm.
11


a. Các nguyên tắc giao kết, thực hiện hợp đồng bảo hiểm: Theo điều 16 Luật KDBH Việc giao
kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự
và các nguyên tắc sau đây:
- Nguyên tắc trung thực tuyệt đối: các bên tham gia hợp đồng bảo hiểm phải cung cấp thông
tin, thực hiện các quyền và nghĩa vụ một cách trung thực nhất, trên cơ sở tin tưởng tuyệt đối lẫn
nhau trong quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm;

- Nguyên tắc quyền lợi có thể được bảo hiểm: bên mua bảo hiểm phải có quyền lợi có thể
được bảo hiểm phù hợp với từng loại hợp đồng bảo hiểm theo quy định của Luật này;
- Nguyên tắc bồi thường: số tiền bồi thường mà người được bảo hiểm nhận được không vượt
quá thiệt hại thực tế trong sự kiện bảo hiểm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác trong hợp đồng
bảo hiểm;
- Nguyên tắc thế quyền: người được bảo hiểm có trách nhiệm chuyển giao cho doanh nghiệp
bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài quyền yêu cầu người thứ
ba có hành vi gây thiệt hại chịu trách nhiệm bồi hoàn trong phạm vi số tiền bồi thường bảo
hiểm. Nguyên tắc này không áp dụng đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ và hợp đồng bảo
hiểm sức khỏe;
- Nguyên tắc rủi ro ngẫu nhiên: rủi ro được bảo hiểm phải là những rủi ro bất ngờ, không
lường trước được.
b. Nghĩa vụ cung cấp thông tin:
Nghĩa vụ cung cấp thông tin khi giao kết HĐBH (Điều 22 Luật KDBH).
Nghĩa vụ cung cấp thơng tin khi có thay đổi mức độ rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng
bảo hiểm (Điều 23 Luật KDBH).
c. Trình tự giao kết hợp đồng bảo hiểm.
Giao kết hợp đồng bảo hiểm là hành vi pháp lý giữa doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo
hiểm nhằm xác lập quyền và nghĩa vụ của các bên trong giao dịch bảo hiểm. Thơng thường
trình tự giao kết hợp đồng bảo hiểm được thực hiện như sau:
- Khi có nhu cầu bảo hiểm, bên mua bảo hiểm trực tiếp yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm cấp
đơn bảo hiểm/giấy chứng nhận bảo hiểm. Đối với một số loại hình bảo hiểm, bên mua bảo hiểm
ghi vào mẫu đơn yêu cầu bảo hiểm doanh nghiệp bảo hiểm soạn sẵn. Đơn yêu cầu bảo hiểm
phải thể hiện các nội dung chính như: tên người mua bảo hiểm/người được bảo hiểm, đối tượng
bảo hiểm, trị giá bảo hiểm, thời hạn bảo hiểm và một số nội dung khác theo yêu cầu của bên
mua bảo hiểm.
- Khi tiếp nhận hồ sơ yêu cầu bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm tiến hành kiểm tra chứng từ,
thẩm định rủi ro. Nếu chấp nhận bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm cấp đơn bảo hiểm/giấy
chứng nhận bảo hiểm cho bên mua bảo hiểm.
c. Nội dung thực hiện hợp đồng bảo hiểm:


Đối với doanh nghiệp bảo hiểm, phải thực hiện các nghĩa vụ theo điều 20 Luật KDBH.

Đối với người mua bảo hiểm, phải thực hiện các nghĩa vụ theo điều 21 Luật KDBH.
2- Đơn phương chấm dứt HĐBH:

Các trường hợp đơn phương chấm dứt HĐBH theo điều 26 Luật KDBH.

Hậu quả pháp lý của việc đơn phương chấm dứt thực hiện theo điều 27 Luật KDBH.
12


Hợp đồng bảo hiểm vơ hiệu.

Hợp đồng bảo hiểm có thể bị tuyên bố vô hiệu theo điều 25 Luật KDBH:
Bên mua bảo hiểm khơng có quyền lợi có thể được bảo hiểm tại thời điểm giao kết hợp
đồng bảo hiểm;
Khơng có đối tượng bảo hiểm tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm; VD: mua bh
cho con chưa sinh ra
Tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm, bên mua bảo hiểm biết sự kiện bảo hiểm đã
xảy ra;
Mục đích, nội dung hợp đồng bảo hiểm vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội;
Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài và
bên mua bảo hiểm giao kết hợp đồng bảo hiểm giả tạo;
Bên mua bảo hiểm là người chưa thành niên; người mất năng lực hành vi dân sự; người
có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
Hợp đồng bảo hiểm được giao kết có sự nhầm lẫn làm cho một bên hoặc các bên không
đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng, trừ trường hợp mục đích giao kết hợp đồng của
các bên đã đạt được hoặc các bên có thể khắc phục ngay được sự nhầm lẫn làm cho mục đích
của việc giao kết hợp đồng vẫn đạt được; VD: nhầm lẫn về đối tượng Bh, người thụ hưởng

Hợp đồng bảo hiểm được giao kết do bị lừa dối, trừ trường hợp hủy bỏ hợp đồng quy
định tại Điều 22 Luật KDBH;
Hợp đồng bảo hiểm được giao kết do bị đe dọa, cưỡng ép;
Bên mua bảo hiểm không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình khi giao kết hợp
đồng bảo hiểm;
Hợp đồng bảo hiểm không tuân thủ quy định về hình thức quy định tại Điều 18 của Luật
này.

Hậu quả khi HĐBH vô hiệu: Khi hợp đồng bảo hiểm vô hiệu thì hợp đồng khơng có
hiệu lực từ thời điểm giao kết. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi
nhân thọ nước ngoài và bên mua bảo hiểm hồn trả cho nhau những gì đã nhận. Bên có lỗi
gây thiệt hại thì phải bồi thường.
Ghi chú:
Bên bán sẽ muốn vô hiệu sau khi sự kiện Bh xảy ra. Vì vẫn thu phí bình thường. k có chuyện
dn lỗ mà chỉ có lợi hay hịa vốn mà thơi.
Bên mua bảo hiểm sẽ muốn vô hiệu trước khi sự kiện BH xảy ra. Vì khi sự kiện BH xảy ra thì
họ muốn đc nhận chi trả BH
Câu hỏi: Phân biệt sự khác nhau giữa hủy bỏ HĐBH, đơn phương chấm dứt và HĐBH vô hiệu
(CCPL, ĐK, Thẩm quyền tuyên bố, hiệu lực của HĐ, hậu quả pháp lý)
IV- Chế định pháp lý về thế quyền đòi bồi thường.
1. Khái niệm.
Thế quyền đòi bồi thường trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm là việc người được bảo hiểm
chuyển cho doanh nghiệp bảo hiểm quyền yêu cầu người thứ ba gây thiệt hại bồi hoàn lại
khoản tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm đã chi trả cho người được bảo hiểm.
2. Nguyên tắc pháp lý của quy định thế quyền đòi bồi thường.
13


Cơ sở pháp lý của việc thế quyền đòi bồi thường trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm chủ
yếu dựa trên nguyên tắc công bằng, tránh trường hợp người được bảo hiểm nhận được sự bù

đắp vượt mức thiệt hại mà họ gánh chịu hay nói cách khác là tránh sự làm giàu từ bảo hiểm
(nghĩa là nhận tiền bồi thường của cả hai bên doanh nghiệp bảo hiểm và người thứ ba gây thiệt
hại). Do đó, khoản 4 điều 16 Luật KDBH quy định “người được bảo hiểm có trách nhiệm
chuyển giao cho doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước
ngoài quyền yêu cầu người thứ ba có hành vi gây thiệt hại chịu trách nhiệm bồi hoàn trong
phạm vi số tiền bồi thường bảo hiểm”.
3.Phạm vi áp dụng nguyên tắc thế quyền đòi bồi thường.
Việc thế quyền đòi bồi thường chỉ áp dụng đối với hợp đồng bảo hiểm tài sản và một số loại
hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự. (k áp dụng với BHCN (nhân thọ, sức khỏe)
Đối với hợp đồng bảo hiểm con người (gồm hợp đồng bảo hiểm nhân thọ và hợp đồng bảo
hiểm sức khỏe), nếu người được bảo hiểm chết, bị thương tật hoặc đau ốm do hành vi gián tiếp
hoặc trực tiếp của người thứ ba gây ra, doanh nghiệp bảo hiểm vẫn có nghĩa vụ trả tiền bảo
hiểm mà khơng có quyền u cầu người thứ ba bồi hoàn khoản tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm
đã trả cho người thụ hưởng (nghĩa là không áp dụng nguyên tắc thế quyền). Trong trường hợp
này, người thứ ba gây thiệt hại phải chịu trách nhiệm bồi thường cho người được bảo hiểm theo
quy định của pháp luật.
4. Nguyên tắc thế quyền được áp dụng khi hội đủ các yếu tố:
Người được bảo hiểm bị thiệt hại;
Thiệt hại xảy ra do lỗi của người thứ ba;
Doanh nghiệp bảo hiểm đã trả tiền bồi thường cho người được bảo hiểm.
5. Nghĩa vụ chuyển giao quyền bồi hoàn.
Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngồi có quyền
khấu trừ số tiền bồi thường tùy theo mức độ lỗi của người được bảo hiểm nếu người được bảo
hiểm từ chối chuyển quyền yêu cầu người thứ ba bồi hoàn
Ngoại lệ:
Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngồi khơng
được u cầu cha, mẹ, vợ, chồng, con của người được bảo hiểm bồi hoàn khoản tiền mà doanh
nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài đã trả cho người
được bảo hiểm, trừ trường hợp những người này cố ý gây ra tổn thất.
---Hết chương 2--Tình huống: Ơng A mua Bh tại cty B cho căn nhà, định giá: 1 tỷ, số tiền BH: 1 tỷ. Cháy, ông X

đốt nhà của A, thiệt hại: 100%, lỗi của X: 100%, thiệt hại 1.2 tỷ (bao gồm nội thất)
Xử lý: Theo PLKDBH, DN B bồi thường cho A 1 tỷ.
Theo BLDS, X bt cho A: 1 tỷ (nghĩa vụ của X phải bT 1ty2, còn 200tr thì BT cho A nha)
Tình huống 7: Ơng A đốt nhà ông B, B sai con đốt nhà A để trả thù. DNBH từ chối do thiệt hại
xảy ra xuất phát từ lỗi của A.
có rủi ro xảy ra
do khách quan
B phải BT cho A (ý xuất phát 1 phần do lỗi của A thì đặt ra trường hợp B được khấu trừ số
14


tiền BH cho A khơng=>
KHƠNG.
Tình huống: X đốt nhà A trong trạng thái vô thức, A bảo may cho anh là tơi có mua Bh nên
miễn cho A k phải Bt→ Không được. Không được làm giảm nghĩa vụ của X.
- khơng trục lợi. Giả định A nói với X là nhà anh mua Bh rồi, X trả tiền 1 nửa, rồi cty BH trả
thêm 1 tỷ=> không được nhận cả hai bên (trục lợi nha)
Tình huống: A đi mua Bh, chỉ định nếu A chết thì con A là B được nhận tiền (A có hai người
con). X giết A, vậy hành vi gây thiệt hại tính mạng của A??
X có phải BTTH cho B k?-> KHƠNG nhé (vì chỉ có B chịu thiệt hại từ cái chết của A mà cịn có
vợ A, và đứa con kia. Cần hiểu: Người có thiệt hại từ cái chết của A do X gây ra khác với người
có thiệt hại.
Trong BH con người (nhân thọ, sức khỏe) thì khơng có quy định thế quyền.

Hết.
Chương III
CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM CON NGƯỜI, BẢO HIỂM TÀI SẢN
VÀ BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ.
I.
Hợp đồng bảo hiểm con người.

1.
Khái niệm, đặc điểm, phân loại bảo hiểm con người
a. Khái niệm: Bảo hiểm con người là loại hình bảo hiểm có mục đích thanh tốn những
khoản trợ cấp hoặc số tiền ấn định cho người được bảo hiểm hoặc người thụ hưởng bảo hiểm
trong trường hợp xảy ra những sự kiện tác động đến chính bản thân người được bảo hiểm.
Đối tượng BH: là những yếu tố thuộc về con người (tính mạng, sức khỏe, tuổi thọ,..)
Khoản trợ cấp:
Số tiền bảo hiểm: do các bên thỏa thuận để bảo đảm cho việc chi trả khi có sự kiện bảo hiểm
xảy ra.
-> phải đc tính tốn trên khả năng chi trả
-> số tiền bảo hiểm càng cao thì khả năng chi trả càng cao
Giá trị hoàn lại: được chi trả khi chấm dứt hoạt động bảo hiểm hoặc khi kết thúc thời hạn mà
SKBH khơng xảy ra.
Có cái bảng ví dụ:
Số
năm
đóng
1
2
3
4
5

Số phí
đã
đóng

Giá trị hoàn
lại


20tr
40tr
60tr
80tr
….

0
0
20tr
25tr

Giá trị hoàn lại trong hai năm đầu là 0:
- Về mặt pháp lý ngăn ngừa chấm dứt hợp đồng
trong 2 năm đầu
- Phí hoa hồng, thẩm định,...chi phí khoản phí tài
chính.
Ví dụ:
A đi mua BH tại DNBH B, phí đóng 20tr/năm, thời
hạn 10 năm, STBH: 3 tỷ, NTH: C (con A)
Trong vịng 10 năm A chết thì con C nhận bảo
15


….
7
10

200tr

Đóng đủ 10 năm mà k có sự kiện bảo

hiểm xảy ra: 200tr + lãi
Cách tính tiền nhận đc:
Lãi= 20tr*8%*10 + 20tr*8%*9+...
+20tr*8%*1

hiểm.
Nếu trong 10 năm, A khơng cịn năng lực đóng phí
hoặc khơng cần ni con nữa thì có thể dừng đóng
bh khơng? Hậu quả ntn?
Nếu A, C chết cùng lúc-> nhu cầu ni dưỡng k
cịn
C chết trc A->
C chết sau A-> được trả bảo hiểm
*Sự khác nhau giữa mua BH nhân thọ với gửi tiền
ngân hàng (ưu, nhược điểm) -> Cái nào tốt hơn,
xấu hơn?
Vấn đề: DNBH khoán cho anh khi bị bệnh ở viện
phí 2trieu/ngay
anh nằm ngày 3trieu thì tự chi thêm 1trieu, anh
nằm ngày 1tr thì 1tr kia anh hưởng-> có yếu tố
trục lợi ở đây khơng?

b. Những đặc điểm cơ bản của bảo hiểm con người.
* Đối tượng của bảo hiểm con người là tính mạng, sức khỏe, khả năng lao động, và tuổi
thọ của con người.
Pháp luật bảo hiểm con người của Việt Nam không cho phép bảo hiểm cho tất cả các yếu tố
thuộc về con người mà chỉ bảo hiểm cho 4 yếu tố thuộc về con người gồm: tuổi thọ, tính mạng,
sức khỏe và tai nạn con người. Do đó, nếu có cá nhân yêu cầu mua bảo hiểm những yếu tố khác
thuộc về con người thì khơng thể thực hiện được như: cầu thủ bóng đá mua bảo hiểm cho đơi
chân, ca sĩ mua bảo hiểm cho giọng hát, người mẫu bảo hiểm cho một bộ phận của cơ thể…

* Sự vận hành của phần lớn các nghiệp vụ bảo hiểm con người được tuân thủ theo nguyên
tắc khoán.
Trong đại bộ phận các nghiệp vụ bảo hiểm con người, số tiền bảo hiểm, các khoản trợ cấp
được ấn định trước trong hợp đồng bảo hiểm. Những khoản tiền này được xác định dựa vào sự
lựa chọn của người được bảo hiểm – người duy nhất có thể ước tính được số tiền mà người đó
hoặc những người thân thích của người đó có nhu cầu. Khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, các khoản
trợ cấp, số tiền bảo hiểm được doanh nghiệp bảo hiểm thanh tốn khơng nhằm mục đích bồi
thường thiệt hại. Đây là khoản tiền mang tính chất khốn. Chính vì vậy, khác với bảo hiểm tài
sản, những giả thiết về bảo hiểm trùng, bảo hiểm trên giá trị và bảo hiểm dưới giá trị không
được đặt ra ở đây.

Bên mua bảo hiểm phải có quyền lợi được bảo hiểm: gồm quyền nuôi dưỡng, cấp
dưỡng, quyền lợi về tài chính hoặc quan hệ lao động với bên mua bảo hiểm

Khác với bảo hiểm tài sản, những giả thiết về bảo hiểm trùng, bảo hiểm trên giá trị và
bảo hiểm dưới giá trị khơng được đặt ra. Do đó, bên mua bảo hiểm có thể mua bảo hiểm
trùng tại nhiều doanh nghiệp bảo hiểm khác nhau.
Điều 34: Quyền lợi có thể được bảo hiểm của HĐBH nhân thọ, HĐBH sức khỏe:
+
Ni dưỡng + cấp dưỡng: truyền thống
+
Tài chính, lao động: mới luật 2022.
16


c. Các loại hình bảo hiểm con người.

Bảo hiểm nhân thọ: là loại hình bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm sống
hoặc chết (khoản 13 điều 4 Luật KDBH).


Bảo hiểm sức khỏe: là loại hình bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm bị
thương tật, tai nạn, ốm đau, bệnh tật hoặc chăm sóc sức khỏe (khoản 13 điều 4 Luật KDBH).

Bảo hiểm nhóm: Hợp đồng bảo hiểm nhóm là sự thỏa thuận giữa bên mua bảo hiểm và
Bên bảo hiểm để bảo hiểm cho những người được bảo hiểm thuộc nhóm tham gia bảo hiểm
trong cùng một hợp đồng bảo hiểm (khoản 1 điều 42 Luật KDBH)
2.
Nội dung quy định của pháp luật đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ.
a.
Đối tượng bảo hiểm:

Đối tượng bảo hiểm con người là tín mạng, tuổi thọ của con người. (trong 1 độ tuổi nhất
định)
b.
Quyền lợi có thể được bảo hiểm:

Căn cứ vào khoản 1 điều 34 Luật KDBH, bên mua bảo hiểm có quyền lợi có thể được
bảo hiểm đối với những người sau đây:
Bản thân bên mua bảo hiểm;
Vợ, chồng, cha, mẹ, con của bên mua bảo hiểm;
Anh ruột, chị ruột, em ruột hoặc người khác có quan hệ nuôi dưỡng, cấp dưỡng với bên
mua bảo hiểm;
Người có quyền lợi về tài chính hoặc quan hệ lao động với bên mua bảo hiểm;
Người được bảo hiểm đồng ý bằng văn bản cho bên mua bảo hiểm mua bảo hiểm sức
khỏe cho mình.
****
Ví dụ: A và B kết hơn, sau đó ly hơn, B bảo A cấp dưỡng cho con mà A không cấp dưỡng mà
đi mua BH cho con bảo cha chết thì con được hưởng 100tr??? Có được khơng???
Câu hỏi: A và B kết hơn, sau đó ly hơn, B bảo A cấp dưỡng cho con, mà A không cấp dưỡng
lại đi mua BH cho con, B khơng đồng ý vì cho rằng A k có quan hệ nuôi dưỡng, cấp dưỡng

con.
Trả lời: Cha mẹ là người đại diện đương nhiên của con trong BLDS, trong TH này A, B ly
hôn, B được quyền nuôi con, cịn đại diện theo pháp luật của con thì A và B đều được, nên A
được quyền mua bảo hiểm cho con mà k cần sự đồng ý của B.

Lưu ý về giao kết HĐBH cho cho trường hợp chết của người khác (điều 39 Luật
KDBH): trong trường hợp mua BH chết cho người khác thì phải đáp ứng các quy định tại điều
39
Điều 39. Giao kết hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, hợp đồng bảo hiểm sức khỏe
cho trường hợp chết của người khác
1. Khi bên mua bảo hiểm giao kết hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, hợp đồng bảo hiểm
sức khỏe cho trường hợp chết của người khác thì phải được người đó đồng ý bằng
văn bản, trong đó ghi rõ số tiền bảo hiểm và người thụ hưởng.
2. Không được giao kết hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, hợp đồng bảo hiểm sức khỏe
cho trường hợp chết của những người sau đây:
17


a) Người chưa thành niên, trừ trường hợp cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó
đồng ý bằng văn bản;
b) Người mất năng lực hành vi dân sự;
c) Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi;
d) Người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Câu hỏi: Tại sao không được mua BH cho những người thuộc khoản 2 điều 39
Vì bản chất những người này khi sống không nuôi ai, khi chết cũng không ai được hưởng cả
nên nếu mua BHNT, BHSk thì đây là hành vi trục lợi.
Điểm a khoản 2 điều 39 có TRỪ trường hợp cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó đồng ý
bằng văn bản?? Người chưa thành niên họ biết được thời điểm mình thành niên là khi nào, cha
mẹ nuôi con 18 năm chỉ biết sau này con thành niên họ sẽ đc phụng dưỡng. Cho nên họ chấp
nhận để bảo đảm cho việc nuôi dưỡng của mình, h cịn cịn nhỏ cịn khả năng mua BH được vì

thời hạn đóng bảo hiểm thường dài, chứ đợi đến khi con lớn r, cha mẹ cx già r ( 50-60 tuổi) thì
đâu được.
c.
Thời gian cân nhắc và điều khoản bảo hiểm tạm thời

Thời gian cân nhắc tham gia bảo hiểm (Điều 35 Luật KDBH): Đối với các hợp đồng
bảo hiểm có thời hạn trên 01 năm, trong thời hạn 21 ngày kể từ ngày nhận được hợp đồng bảo
hiểm, bên mua bảo hiểm có quyền từ chối tiếp tục tham gia bảo hiểm. Trường hợp bên mua bảo
hiểm từ chối tiếp tục tham gia bảo hiểm thì hợp đồng bảo hiểm sẽ bị hủy bỏ, bên mua bảo hiểm
được hồn lại phí bảo hiểm đã đóng sau khi trừ đi chi phí hợp lý (nếu có) theo thỏa thuận trong
hợp đồng bảo hiểm; doanh nghiệp bảo hiểm không phải bồi thường, trả tiền bảo hiểm khi xảy ra
sự kiện bảo hiểm.
**Dn vẫn phải trả tiền BH khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra trong vòng 21 ngày hoặc sau 21
ngày mà người mua chưa từ chối, Về số tiền Bh, phí bảo hiểm,... tạm thời do các bên thỏa
thuận, luật k quy định.

Bảo hiểm tạm thời trong bảo hiểm nhân thọ (Điều 36 Luật KDBH): Doanh nghiệp bảo
hiểm cấp bảo hiểm tạm thời cho bên mua bảo hiểm kể từ thời điểm nhận được yêu cầu bảo
hiểm và phí bảo hiểm tạm tính của bên mua bảo hiểm. Thời hạn bảo hiểm, số tiền bảo hiểm,
điều kiện bảo hiểm tạm thời do doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm thỏa thuận. Bảo
hiểm tạm thời kết thúc sau khi doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận hoặc từ chối bảo hiểm hoặc
trường hợp khác theo thỏa thuận.
d.
Chỉ định, thay đổi người thụ hưởng (Điều 41 Luật KDBH)
Thời gian chỉ định: Từ lúc chỉ định đến khi chưa có sự kiện BH xảy ra thì thay đổi người chỉ
định được.

Bên mua bảo hiểm có quyền chỉ định người thụ hưởng. Trường hợp bên mua bảo hiểm
không đồng thời là người được bảo hiểm, bên mua bảo hiểm phải có sự đồng ý bằng văn bản
của người được bảo hiểm khi chỉ định người thụ hưởng; trường hợp người được bảo hiểm chưa

thành niên hoặc mất năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành
vi hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì việc chỉ định người thụ hưởng phải được người
đại diện theo pháp luật đồng ý.

Trường hợp có nhiều người thụ hưởng, những người được quyền chỉ định người thụ
hưởng theo quy định của Luật này có thể xác định thứ tự hoặc tỷ lệ thụ hưởng của những người
18


thụ hưởng. Trường hợp thứ tự hoặc tỷ lệ thụ hưởng khơng được xác định thì tất cả những người
thụ hưởng được hưởng quyền lợi thụ hưởng theo tỷ lệ như nhau.

Bên mua bảo hiểm có thể thay đổi người thụ hưởng nhưng phải được sự đồng ý bằng
văn bản của người được bảo hiểm và phải thông báo bằng văn bản cho bên bảo hiểm. Trường
hợp người được bảo hiểm chưa thành niên hoặc mất năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn
trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì việc thay đổi
người thụ hưởng phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý. Bên bảo hiểm phải xác nhận
tại hợp đồng bảo hiểm hoặc văn bản khác đính kèm hợp đồng bảo hiểm sau khi nhận được
thông báo của bên mua bảo hiểm.
Câu hỏi: A và B là cha con, A và B mâu thuẫn với nhau,A từ B, B đi mua bảo hiểm cho cha
có được khơng??
Được vì có quan hệ cha con k1 điều 34
Về chỉ định người thụ hưởng thì sao?? Theo k1 điều 44 được trong Th người cha đồng ý
bằng văn bản.
e.
Về phí bảo hiểm (Điều 37 Luật KDBH)

Phí bảo hiểm có thể được đóng làm nhiều lần theo từng thời hạn khác nhau. Trường
hợp phí bảo hiểm được đóng làm nhiều lần và bên mua bảo hiểm đã đóng được một hoặc một
số lần phí bảo hiểm nhưng khơng thể tiếp tục đóng các khoản phí bảo hiểm tiếp theo thì sau

thời hạn 60 ngày kể từ ngày gia hạn đóng phí, doanh nghiệp bảo hiểm được quyền đơn phương
chấm dứt hợp đồng theo khoản 1 điều 26 và giải quyết hậu quả theo khoản 1 điều 27 Luật
KDBH.

Các bên có thể thỏa thuận khơi phục hiệu lực hợp đồng bảo hiểm đã bị đơn phương
chấm dứt thực hiện trong thời hạn 02 năm kể từ ngày bị chấm dứt và bên mua bảo hiểm đã
đóng số phí bảo hiểm cịn thiếu.
** Thỏa thuận khơi phục: sự thỏa thuận này được quy định trong hợp đồng bảo hiểm về quyền
và nghĩa vụ
Khi ngừng mà khơi phục lại thì phải khai báo lại các thông tin như ban đầu, tránh trục lợi.
Điểm b k1 Điều 27: có quyền khấu trừ phí bảo hiểm nếu DNBH đơn phương chấm dứt hợp
đồng.
Khác với khoản 4 điều 37:
Khơng đơn phương chấm dứt thì không được khấu trừ

Trường hợp bên mua bảo hiểm không đóng hoặc khơng đóng đủ phí bảo hiểm thì doanh
nghiệp bảo hiểm khơng được tự ý khấu trừ phí bảo hiểm từ giá trị hoàn lại của hợp đồng bảo
hiểm khi chưa có sự đồng ý của bên mua bảo hiểm và khơng được khởi kiện địi bên mua bảo
hiểm đóng phí bảo hiểm.
f.
Số tiền bảo hiểm và chi trả bảo hiểm.

Số tiền bảo hiểm: Số tiền bảo hiểm hoặc phương thức xác định số tiền bảo hiểm được
bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.

Không được yêu cầu người thứ ba bồi hoàn (Điều 38 Luật KDBH): Trường hợp
người được bảo hiểm chết, bị thương tật hoặc đau ốm do hành vi trực tiếp hoặc gián tiếp của
người thứ ba gây ra, Bên bảo hiểm vẫn có nghĩa vụ bồi thường, trả tiền bảo hiểm theo thỏa
thuận trong hợp đồng bảo hiểm mà khơng có quyền u cầu người thứ ba bồi hoàn khoản tiền
19



mà Bên bảo hiểm đã trả cho người thụ hưởng. Người thứ ba vẫn phải chịu trách nhiệm bồi
thường cho người được bảo hiểm theo quy định của pháp luật.

Các trường hợp không trả tiền bảo hiểm (điều 40 Luật KDBH):
Bên bảo hiểm không phải trả tiền bảo hiểm trong các trường hợp sau đây:
+
Người được bảo hiểm chết do tự tử trong thời hạn 02 năm kể từ ngày nộp khoản phí bảo
hiểm đầu tiên hoặc kể từ ngày hợp đồng bảo hiểm khôi phục hiệu lực;
+
Người được bảo hiểm chết do lỗi cố ý của bên mua bảo hiểm hoặc lỗi cố ý của người
thụ hưởng;
+
Người được bảo hiểm bị thương tật vĩnh viễn do lỗi cố ý của chính bản thân người được
bảo hiểm hoặc bên mua bảo hiểm hoặc người thụ hưởng;
+
Người được bảo hiểm chết do bị thi hành án tử hình;
+
Trường hợp khác theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
Trường hợp có nhiều người thụ hưởng, nếu một hoặc một số người thụ hưởng cố ý gây
ra cái chết hay thương tật vĩnh viễn cho người được bảo hiểm, bên bảo hiểm vẫn phải bồi
thường, trả tiền bảo hiểm cho những người thụ hưởng khác theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo
hiểm.
Trường hợp không trả tiền bảo hiểm, bên bảo hiểm phải trả cho bên mua bảo hiểm giá
trị hoàn lại của hợp đồng bảo hiểm hoặc tồn bộ số phí bảo hiểm đã đóng sau khi trừ các chi phí
hợp lý (nếu có) theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm. Nếu bên mua bảo hiểm chết thì số
tiền trả lại được giải quyết theo quy định của pháp luật về thừa kế.
3.
Nội dung quy định của pháp luật đối với hợp đồng bảo hiểm sức khỏe: về cơ bản,

các nội dung quy định về bảo hiểm sức khỏe cũng tương tự như trường hợp bảo hiểm con
người, trừ một số nội dung sau đây:
a.
Đối tượng bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm sức khỏe là sức khoẻ con người (khoản
1 điều 33 Luật KDBH).
b.
Quyền lợi có thể được bảo hiểm: Ngồi các quyền lợi về nuôi dưỡng, cấp dưỡng, các
quyền lợi về tài chính và quan hệ lao động, đối với bảo hiểm sức khỏe, quyền lợi có thể được
bảo hiểm còn bao gồm trường hợp người được bảo hiểm đồng ý bằng văn bản cho bên mua
bảo hiểm mua bảo hiểm sức khỏe cho mình (điểm đ khoản 1 điều 34 Luật KDBH).
4.
Bảo hiểm nhóm:
a.
Khái niệm hợp đồng bảo hiểm nhóm: khoản 1 điều 42 Luật KDBH năm 2022 quy định
“Hợp đồng bảo hiểm nhóm là sự thỏa thuận giữa bên mua bảo hiểm và Bên bảo hiểm để bảo
hiểm cho những người được bảo hiểm thuộc nhóm tham gia bảo hiểm trong cùng một hợp đồng
bảo hiểm”.
b.
Đặc điểm của hợp đồng bảo hiểm nhóm:
Thứ nhất, nhóm tham gia hợp đồng bảo hiểm phải là nhóm đã được hình thành khơng
phải vì mục đích tham gia bảo hiểm. Theo đó, nhóm tham gia bảo hiểm khơng phải là bạn bè,
người quen hay những người ngẫu nhiên được lập thành một nhóm nhằm mục đích tham gia
bảo hiểm mà là thành viên, nhân viên trong các tổ chức, doanh nghiệp, hiệp hội… với mục đích
là sản xuất, kinh doanh, giải trí, nhân đạo, từ thiện...
Thứ hai, bên mua bảo hiểm và người được bảo hiểm có thể thỏa thuận cùng đóng phí
bảo hiểm. Trong hợp đồng bảo hiểm nhóm, bên mua bảo hiểm thường là tổ chức (đại diện cho
nhóm như cơng ty, hội nghề nghiệp…) cịn người được bảo hiểm là cá nhân có quyền lợi được
bảo hiểm. Do đó, tùy theo thỏa thuận, bên mua bảo hiểm hoặc người được bảo hiểm sẽ đóng
phí bảo hiểm.
20




×