Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

0463 nghiên cứu tình hình thừa cân béo phì ở trẻ em từ 4 6 tuổi tại các trường mẫu giáo trên địa bàn tp cà mau tỉnh cà mau năm 2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.25 MB, 98 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ

NGƠ MINH PHƯỚC

NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH
THỪA CÂN – BÉO PHÌ Ở TRẺ EM TỪ 4 – 6 TUỔI
TẠI CÁC TRƯỜNG MẪU GIÁO TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ CÀ MAU - TỈNH CÀ MAU NĂM 2012

Chuyên ngành: Y HỌC DỰ PHÒNG
Mã số : 60 72 01 63.CK

LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP I
Người hướng dẫn khoa học:

TS. NGUYỄN TRUNG KIÊN

CẦN THƠ – 2012


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tôi, các số liệu, kết
quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong bất
kỳ cơng trình nào khác.
Người Cam Đoan

Ngơ Minh Phước




LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận
được sự quan tâm giúp đỡ rất to lớn và tận tình từ Qúi Thầy Qúi Cơ, nhà trường,
Trung tâm Y tế dự phịng tỉnh Cà Mau, Trung tâm Y tế Thành phố Cà Mau, các
bạn đồng nghiệp và các cơ quan liên quan.
Trước tiên, tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Phịng đào tạo sau
đại học, Khoa Y tế cơng cộng Trường Đại học Y Dược Cần Thơ đã quan tâm chỉ
đạo, hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi cho tơi trong suốt q trình học tập và
nghiên cứu tại trường.
Tơi xin bày tỏ lịng kính trọng, biết ơn sâu sắc tới Phó Giáo sư, Tiến sỹ
Phạm Hùng Lực, người thầy đã tận tình hướng dẫn, giảng dạy cho tơi kiến thức
q báu về nghiên cứu khoa học.
Tơi xin trân trọng cảm ơn Phó Giáo sư, Tiến sỹ Phạm Văn Lình; Phó Giáo
sư, Tiến sỹ Phạm Thị Tâm; Phó Giáo sư, Tiến sỹ Lê Thành Tài và Q Thầy, Q
Cơ đã tận tình giảng dạy, chỉ bảo, đóng góp nhiều ý kiến q báu cho tơi hồn
thành luận văn. Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn Tiến sỹ Nguyễn Trung Kiên,
người thầy đã dìu dắt, hướng dẫn tận tình, giúp tơi hồn thành luận văn này.
Tơi vơ cùng cảm ơn toàn thể Lãnh đạo Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Cà
Mau, tập thể khoa Dinh dưỡng và cộng đồng, Lãnh đạo Trung tâm Y tế Thành
phố Cà Mau,các thầy cô các Trường Mẫu giáo ở Thành phố Cà Mau tạo điều
kiện giúp đỡ tơi trong suốt q trình tơi học tập và hồn thành luận văn.
Cuối cùng tơi xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp, bạn bè, và gia đình
đã giúp đỡ, động viên chia sẻ cùng tơi trong những ngày tháng học tập, nghiên
cứu và hồn thành luận văn.
Cần Thơ, tháng 07 năm 2012
Ngô Minh Phước



NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT

BMI

Body mass Index: Chỉ số khối cơ thể

CN/CC

Cân nặng/ chiều cao

CB-CNV

Cán bộ - công nhân viên

ĐTĐ

Đái tháo đường

NCHS

National Center for Health Statistics
Trung tâm thống kê sức khỏe quốc gia (Hoa Kỳ)

OR

Odd Ratio: Tỷ suất chênh

SD

Standard Deviation: Độ lệch chuẩn


SDD

Suy dinh dưỡng

TB

Trung bình

TC

Thừa cân

TC - BP

Thừa cân - béo phì

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

UNICEF

United Nations Children's Education Fund:
Quỹ nhi đồng liên hiệp quốc


VB/VM

Vòng bụng/vòng mông

WHO

World health Oganization: Tổ chức y tế thế giới


MỤC LỤC
Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ ------------------------------------------------------------------------- 1
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU --------------------------------------------- 3
1.1. Sự phát triển của trẻ em lứa tuổi mẫu giáo---- -- ----------------------------- 3
1.2. Đại cương về thừa cân béo phì ----------------- -- ---------------------------- 3
1.2.1. Khái niệm thừa cân- béo phì --- -----------------------------------------------3
1.2.2. Chản đốn thừa cân-béo phì - -------------------------------------------------6
1.2.3. Hậu quả - -------------------------------------------------------------------------7
1.2.4. Chiến lược dự phòng thừa cân-béo phì-- - ----------------------------------10
1.3. Tình hình thừa cân béo phì ------------- -------------------- ------------------12
1.3.1.Tỷ lệ và xu hướng TC-BP trên thế giới--- ----------- ----------------------12
1.3.2 Tình hình về thừa cân-béo phi ở Việt Nam- - -------------------------------14
1.3.2.1.Thừa cân-béo phì ở trẻ em--------------------- - ----------------------------14
1.3.2.2.Thừa cân-béo phì ở người trưởng thành--- --- - --------------------------15
1.4. Các yếu tố liên quan TC-BP-------------------------- - ------------------------16
Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU---------------------------------- 20
2.1. Đối tượng nghiên cứu ----------------------------------------------------------- 20
2.1.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu -------------------------------------------20
2.1.2 Đối tượng nghiên cứu----------------------------------------------------------20
2.1.3. Tiêu chuẩn chọn vào ---------------------------------------------------------- 20

2.1.4. Tiêu chuẩn loại trừ ------------------------------------------------------------ 20
2.2. Phương pháp nghiên cứu---- -- -------------------------------------------------21
2.2.1 Thiết kế nghiên cứu ---------- - -----------------------------------------------21
2.2.2. Cở mẫu ---------------------------------------------------------------------- - 21
2.2.3.Phương pháp chọn mẫu------------------------------------------------------ - 21
2.2.4.Nội dung nghiên cứu ------------ - --------------------------------------------22


2.2.4.1.Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu--------------- --------------- 22
2.2.4.2.Tình hình thừa cân béo phì ở trẻ em- -- -----------------------------------24
2.2.4.3.Một số yếu tố liên quan TC-BP --------- -- --------------------------------25
2.2.5.Phương pháp thu thập thơng tin-------------------------------------------- -- 27
2.2.6. Phương pháp kiểm sốt sai lệch------------------------------------------- -- 28
2.2.7.Xử lý số liệu và phân tich số liệu------------- -- -----------------------------29
2.3. Đạo đức trong nghiên cứu---------------------------------------------------- -- 30
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU-------------- -- --------------------------31
3.1. Đặc điểm chung -------------------------------------- -- -----------------------31
3.2. Tình hình thừa cân trẻ nghiên cứu --------------------- -- --------------------34
3.3. Các yếu tố liên quan đến TC-BP ------------------------- - ------------------35
Chương 4: BÀN LUẬN ------------------------------------------ - ----------------45
4.1. Đặc điểm chung ------------------------------------------------ - --------------45
4.2. Tình hình thừa cân ------------------------------------------------ - ------------46
4.3. Các yếu tố liên quan đến tình trạng thừa cân------------------------------- - 49
KẾT LUẬN ------------------------------------------------------------------------ - 59
KIẾN NGHỊ ----------------------------------------------------------------- - ------60
Phụ lục 1: Bộ câu hỏi ------------------------------------------------------------------Phụ lục 2: Danh sách điều tra ----------------------------------------------------------


DANH MỤC CÁC BẢNG
Nội dung của bảng


Bảng

Trang

Bảng 2.1

Chỉ tiêu đánh giá theo CN/CC

25

Bảng 3.1

Đặc điểm của trẻ tham gia nghiên cứu

34

Bảng 3.2

Tình trạng dinh dưỡng của trẻ theo chỉ tiêu CN/CC

34

Bảng 3.3

Tỷ lệ thừa cân chung theo phân bố theo tuổi

35

Bảng 3.4


Tỷ lệ thừa cân chung phân bố theo giới

35

Bảng 3.5

Mối liên quan giữa yếu tố di truyền với nguy cơ thừa cân

36

Bảng 3.6

Mối liên quan giữa cân nặng lúc sinh

37

Bảng 3.7

Mối liên quan giữa tiền sử nuôi dưỡng

38

Bảng 3.8

Mối liên quan giữa yếu tố XH với nguy cơ thừa cân

39

Bảng 3.9


Mối liên quan giữa yếu tố gia đình với nguy cơ thừa cân

40

Bảng 3.10 Mối liên quan giữa yếu tố kinh tế với nguy cơ thừa cân

40

Bảng 3.11 Thói quen, sở thích ăn uống

41

Bảng 3.12 Hoạt động thể lực

42

Bảng 3.13 Mối liên quan giữa hoạt động vận động của trẻ với nguy

43

cơ thừa cân
Bảng 3.14 Mối liên quan với lối sống tĩnh tại

43

Bảng 3.15 Thời gian ngủ trong đêm của trẻ

44


Bảng 3.16 Nhận thức và quan niệm của phụ huynh

44


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ

Nội dung của biểu đồ

Biểu đồ 3.1 Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu phân bổ theo giới

Trang
32

tính
Biểu đồ 3.2 Số trẻ nghiên cứu phân bổ theo tuổi

32

Biểu đồ 3.3 Đặc điểm đối tượng nghiên cứu phân bổ theo dân tộc

33


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Dinh dưỡng là nền tảng của sức khỏe. Sức khỏe tốt là điều kiện tiên
quyết để phát triển xã hội. Đối với trẻ em, dinh dưỡng ảnh hưởng trực tiếp

đến quá trình tăng trưởng, phát triển thể lực và trí tuệ cũng như ảnh hưởng
đến tình hình bệnh tật của trẻ [4].
Vai trò của dinh dưỡng hợp lý để duy trì sức khỏe tốt đang ngày càng
được hiểu rõ hơn. Hiện nay, ở cộng đồng cùng tồn tại cả vấn đề thiếu dinh
dưỡng và thừa dinh dưỡng. Nhiều nước trên thế giới và trong khu vực đang
phải đối mặt với tình trạng này, đó là gánh nặng kép của tình trạng dinh
dưỡng [4].
Dinh dưỡng chiếm vai trò tối quan trọng để tạo nên, bảo vệ và nâng cao
sức khỏe, nó ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tăng trưởng, phát triển, tình
hình bệnh tật và tử vong của trẻ. Ăn uống là nhu cầu của mọi sinh vật nói
chung và của con người nói riêng. Ăn uống là để cung cấp năng lượng cho bộ
máy cơ thể hoạt động. Đặc biệt là cung cấp những dưỡng chất cần thiết cho
cơ thể phát triển, chống lại bệnh tật và giữ gìn sức khỏe dài lâu. Tuy nhiên
nếu thiếu ăn hoặc ăn quá nhiều cũng ảnh hưởng đến sức khỏe [4].
Tình trạng dinh dưỡng gồm thừa cân- béo phì và suy dinh dưỡng là 2
thái cực của một vấn đề. Trước đây khi nền kinh tế Việt Nam còn nhiều khó
khăn, suy dinh dưỡng là vấn đề nghiêm trọng. Ngày nay cùng với sự phát
triển về kinh tế, đời sống người dân ngày càng được cải thiện, trẻ em Việt
Nam ngày càng được các bậc cha mẹ quan tâm chăm sóc nhiều hơn, tỷ lệ suy
dinh dưỡng ngày càng giảm. Bên cạnh đó, phát sinh vấn đề mới là tình trạng
trẻ em thừa cân, nó tạo nên một gánh nặng kép về dinh dưỡng mà các nhà y
học và xã hội học phải đồng thời giải quyết. Người ta nhận thấy cả tình trạng
thừa cân và suy dinh dưỡng đều liên quan đến sự gia tăng tỷ lệ mắc bệnh và
tử vong [24].


2

Từ năm 1995 đến nay, tỷ lệ thừa cân tăng nhanh theo thời gian và vấn đề
này đã trở nên có ý nghĩa đối với sức khỏe cộng đồng, đặc biệt tại các đô thị

lớn, trên thế giới và ở Việt Nam có nhiều cơng trình nghiên cứu về tình trạng
dinh dưỡng trẻ em. Tuy nhiên ở Việt Nam, các nghiên cứu phần lớn tập trung
vào các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh.
Tại Thành phố Cà Mau trong những năm gần đây điều kiện kinh tế phát
triển, chế độ ăn uống và điều kiện sinh hoạt thay đổi. Nên xu hướng thừa cânbéo phì ở các đối tượng tăng lên. Nhận thức đây là vấn đề y tế công cộng mới.
Tuy nhiên trên địa bàn tỉnh Cà Mau vẫn chưa có nghiên cứu xác định tình
trạng thừa cân- béo phì và đánh giá các yếu tố nguy cơ của thừa cân- béo phì
ở lứa tuổi mẫu giáo 4-6 tuổi. Qua kết quả đánh giá của các đợt điều tra dinh
dưỡng hàng năm thì tỷ lệ thừa cân khá cao. Nhằm tìm hiểu thực trạng tình
hình dinh dưỡng, với mong muốn đánh giá tình hình thừa cân- béo phì ở trẻ
em đặc biệt trẻ em bậc mẫu giáo góp phần cung cấp những thơng tin cần thiết
từ đó đưa ra những khuyến nghị cho ngành y tế và phòng giáo dục Thành phố
Cà Mau thúc đẩy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu tình
hình thừa cân-béo phì ở trẻ em từ 4-6 tuổi tại các trường mẫu giáo trên địa
bàn thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau năm 2012”. Đề tài có các mục tiêu
sau:
1. Xác định tỷ lệ thừa cân-béo phì ở trẻ em từ 4-6 tuổi tại các trường
mẫu giáo trên địa bàn thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau năm 2012.
2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến tình trạng thừa cân-béo phì ở
trẻ em từ 4-6 tuổi tại các trường mẫu giáo trên địa bàn thành phố Cà Mau,
tỉnh Cà Mau năm 2012.


3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ EM LỨA TUỔI MẪU GIÁO
Sự phát triển ở trẻ em có tính chất tồn diện về thể chất, tâm thần và vận
động. Các giai đoạn phát triển này thường được chia thành sáu thời kỳ: bào

thai, sơ sinh, nhũ nhi, răng sữa, thiếu niên, dậy thì.
Giai đoạn từ 1 đến 6 tuổi (thời kỳ răng sữa) được chia làm hai thời kỳ:
lứa tuổi nhà trẻ từ 1-3 tuổi và mẫu giáo từ 4-6 tuổi. Giai đoạn mẫu giáo có đặc
điểm là tốc độ lớn của trẻ chậm dần, trẻ mất dạng mập tròn mà thon dần. Về
cân nặng, mỗi năm trẻ tăng trung bình 2000 gam. Chiều cao lúc 4 tuổi là 1m
gấp đôi so với lúc mới sinh. Tổ chức não đạt mức 100% trưởng thành lúc trẻ 6
tuổi. Trẻ ham thích tìm hiểu mơi trường xung quanh, thích bạn bè, nói rành rẽ,
biết hát, đếm số, học vẽ. Trẻ điều khiển được một số động tác, trở nên khéo
léo. Vào cuối giai đoạn mẫu giáo trẻ bắt đầu thích ăn một số thức ăn cứng và
chán thức ăn mềm. Ở giai đoạn này thì trò chơi là hoạt động giúp trẻ hình
thành trí tưởng tượng, nhân cách và tư duy cho trẻ [15].
1.2. ĐẠI CƯƠNG VỀ THỪA CÂN-BÉO PHÌ
1.2.1.Khái niệm
Béo phì là sự tích tụ mỡ bất thường và quá mức tại mô mỡ và các tổ
chức khác gây hậu quả xấu cho sức khỏe [41]. Nguyên nhân có thể là thứ phát
(nội sinh) hoặc nguyên phát (ngoại sinh) [13], [24].
Cho đến nay, khác với người lớn người ta vẫn chưa có sự nhất trí cao về
định nghĩa cũng như trong việc sử dụng các ngưỡng thích hợp để phân định
một đứa trẻ là béo phì hay không.
Với khái niệm đơn giản được chấp nhận nhiều nhất thì thừa cân
(overweight) là một tình trạng tăng quá mức trọng lượng cơ thể so với trọng


4

lượng chuẩn và béo phì (obesity) là tình trạng tăng quá mức mỡ cơ thể một
cách cục bộ hay toàn thể [11], [22].
Trên thực tế có thể có một số trẻ thừa cân nhưng không béo phì do sự
phát triển quá mức của khối nạc và xương.
Sự tương quan chặt chẽ giữa chiều cao và cân nặng trong suốt thời kỳ

phát triển trẻ em cho thấy rằng chỉ số cân nặng theo chiều cao (weight for
height): Cân nặng theo chiều cao có thể là một phương pháp đơn giản để nhận
định độ béo gầy [13].
Một quần thể tham khảo đã được WHO khuyến nghị sử dụng trên toàn
thế giới từ những năm 1970 là quần thể NCHS (National Center For Health
Statistics), Trung tâm thống kê Sức khỏe quốc gia của Hoa Kỳ. Trong các
điều tra sàng lọc giới hạn ngưỡng để đánh giá một đứa trẻ là thừa cân khi chỉ
số cân nặng theo chiều cao lớn hơn +2SD so với quần thể tham chiếu
NCHS/WHO. Một Ủy ban các chuyên gia của WHO cũng đã đưa ra khuyến
nghị rằng mối liên quan này thay đổi nhiều theo tuổi, có lẽ là cùng với thời
kỳ dậy thì và trưởng thành. Vì vậy chỉ số cân nặng theo chiều cao chỉ nên
được sử dụng trong một khoảng tuổi nhất định mà thôi (<9 tuổi). Người ta
cũng lưu ý rằng trong điều tra cộng đồng chỉ số cân nặng theo chiều cao cao
là đủ đánh giá béo phì, vì đa số cá thể có cân nặng theo chiều cao cao đều béo
[13], [20].
Để khắc phục nhược điểm trên, TCYTTG đã khuyến nghị sử dụng chỉ số
BMI là một chỉ số thực hành lâm sàng đơn giản được mô tả đầu tiên vào thế
kỷ XIX bởi Quetelet. Vì vậy, BMI còn được gọi là chỉ số Quetelet, là một chỉ
số kết hợp hai yếu tố cân nặng và chiều cao [13], [20].
Chỉ số BMI ở người trưởng thành gia tăng chậm theo tuổi, vì vậy
ngưỡng này không phụ thuộc vào độ tuổi khi đánh giá độ béo gầy. Trái lại ở
trẻ em, BMI thực tế thay đổi cùng với tuổi: Gia tăng nhanh chóng ở tuổi sơ


5

sinh, giảm xuống ở tuổi tiền học đường và rồi tăng trở lại suốt thời kỳ thiếu
niên và giai đoạn sớm ở người trưởng thành. Chính vì lý do này mà BMI chỉ
nên được sử dụng ở trẻ lớn (>9 tuổi) và người trưởng thành, đánh giá chỉ số
BMI ở trẻ em cần thiết phải được đánh giá cùng biểu đồ tham khảo liên quan

với tuổi và giới (bách phân vị theo giới và tuổi). Bách phân vị (Percentile) là
số phần trăm của các cá thể trong nhóm mà những cá thể này đã đạt đến một
mức tăng trưởng hoặc một đo lường về lượng nào đó (ứng với một cột cao
95cm). Đối với số liệu nhân trắc, các ngưỡng bách phân vị có thể được tính
tốn từ trung bình và độ lệch chuẩn. Ở mốc 5,10,25 bách phân vị tương ứng
với -1,65 SD, -1,3 SD và - 0,7 SD [11], [13], [20].
Ở trẻ em, BMI 85 bách phân vị (85th Percentile) so với quần thể tham
chiếu NCHS/WHO thì được xem là thừa cân [48] và  95 bách phân vị (95th
Percentile) là béo phì. Ngoài ra nếu BMI  85 bách phân vị và bề dầy nếp gấp
da > 90 bách phân vị cũng được xem là béo phì [10], [13], [20], [45], [53].
Ngoài ra người ta còn sử dụng việc đo bề dầy nếp gấp da để loại trừ các
trường hợp thừa cân do phát triển khối nạc. Hai vị trí là nếp gấp da cơ tam
đầu và góc dưới xương bả vai [13], [20]. Gọi là béo phì ở một trẻ vừa có thừa
cân vừa có nếp gấp da cơ tam đầu và góc dưới xương bả vai >90 bách phân
vị so với quần thể tham chiếu NCHS [13], [20].
Tỷ số vòng bụng/vòng mông (WAIST – HIP – RATIO) và vòng thắt
lưng (WAIST CIRCUMFERENCE) cũng có giá trị để đánh giá sự phân bố
của mỡ. Hiện chưa có các “ngưỡng” quy ước với vòng bụng. Người ta thấy
các nguy cơ bị bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim tăng khi
vòng bụng  94cm đối với nam,  80cm đối với nữ và tăng lên rõ khi các trị
số tương ứng là  102cm và  88cm [1], [7],[13] là béo phì trung tâm.
Tùy theo điều kiện và mục đích trong việc đánh giá béo phì, có thể sử
dụng các phương pháp khác nhau như sau:


6

*Biểu đồ tăng trưởng
Là phương pháp đơn giản nhất để ước lượng béo phì ở trẻ em có thể áp
dụng cho bà mẹ ngay tại gia đình để theo dõi sự phát triển thường xuyên của

trẻ. Tuy nhiên đường biểu diễn theo biểu đồ là đường biểu diễn cân nặng so
với tuổi nên không dùng để đánh giá hay xác nhận tình trạng béo phì của trẻ,
vì trẻ có thể nặng cân hơn so với độ tuổi của mình tuy nhiên cân nặng đó lại
phù hợp với chiều cao của trẻ do chiều cao cũng phát triển tốt hơn so với
tuổi.Vì vậy biểu đồ tăng trưởng chỉ dùng gợi ý nguy cơ béo phì ở trẻ nếu
đường biểu diễn cân nặng đi dốc lên quá nhanh.
* Cân nặng theo chiều cao
Thừa cân là tình trạng cân nặng vượt quá cân nặng “nên có” so với
chiều cao (CN/CC>+2 Z-scores) so với quần thể tham chiếu NCHS
Trẻ dưới 5 tuổi chỉ tiêu CN/CC>+2 Z-scores chưa đủ để đưa ra kết luận
đứa bé bị béo phì, nhưng có thể coi là một chỉ tiêu đánh giá béo phì của một
quần thể.
*Dựa vào chỉ khối cơ thể
Ở người trưởng thành Tổ chức y tế Thế giới khuyên dùng “chỉ số khối
cơ thể” (Body Mass Index- BMI) để đánh giá tình trạng dinh dưỡng của
người trưởng thành
BMI = cân nặng (kg) / chiều cao (m2)
1.2.2. Chẩn đốn thừa cân béo phì
Tiêu chuẩn đánh giá:
Theo hướng dẫn của Tổ chức y tế Thế giới 1985, với trẻ dưới 9 tuổi
chi tiêu đánh giá thừa cân trẻ em là cân nặng/ chiều cao (CN/CC) so sánh với
quần thể tham khảo NCHS ( National center for Health Statistics) [45].Trong
nghiên cứu này chọn chỉ tiêu đánh giá theo CN/CC như sau:


7

Suy dinh dưỡng

Suy dinh dưỡng


- 2SD đến +2SD

Bình thường

Bình thường

>+2SD đến +3SD

Thừa cân độ 1

Thừa cân

>+3SD đến +4SD

Thừa cân độ 2

Béo phì

>+4SD

Thừa cân độ 3

Béo phì

< 2SD

1.2.3. Hậu quả của thừa cân béo phì
Nguy cơ đầu tiên của béo phì trẻ em là tình trạng béo phì kéo dài đến
tuổi trưởng thành với các hậu quả của nó. Thừa cân – béo phì cũng dễ xảy ra

khi béo phì lúc nhỏ và tuổi thiếu niên hoặc béo phì mức độ nặng. Mặc khác
thừa cân – béo phì còn làm giảm vẻ đẹp của nam nữ thanh niên [3].
Tỷ lệ mắc bệnh tăng
Hội chứng béo phì ở trẻ em và thanh thiếu niên bao gồm các vấn đề tâm
lý, tăng yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim mạch, chuyển hóa bất thường glucose,
rối loạn gan mật- đường ruột, khó thở khi ngủ và biến chứng giải phẫu [20].
Hầu hết các hậu quả lâu dài của trẻ em béo phì là dai dẳng cho đến thanh
niên và liên quan tới tất cả các yếu tố nguy cơ cho sức khỏe. Béo phì hầu như
kéo dài khi nó xuất hiện muộn ở trẻ em hoặc thanh thiếu niên và khi đó béo
phì đã là một bệnh nặng. Thừa cân ở thanh thiếu niên cũng được chỉ rõ liên
quan có ý nghĩa với tỷ lệ mắc bệnh và tử vong lâu dài [20], [26].
Ảnh hưởng tâm lý xã hội
Hậu quả chung của béo phì ở trẻ em tại các nước công nghiệp phát triển
là chức năng tâm lý xã hội kém. Trẻ ở trước thời thanh thiếu niên liên quan
đến hình dạng của một cơ thể thừa cân với chức năng tâm lý xã hội kém, giảm
thành cơng trong học tập và khơng có một cơ thể khỏe mạnh, phù hợp cũng
như là các nhược điểm [20],[26].
Thừa cân ở thanh thiếu niên cũng có thể liên quan đến vấn đề kinh tế và


8

xã hội sau này. Một nghiên cứu tiến hành ở Mỹ đã chỉ ra rằng phụ nữ thừa
cân trong thời thanh thiếu niên và trong thời trẻ hầu hết thu nhập gia đình thấp
hơn, tỷ lệ nghèo cao hơn và tỷ lệ lập gia đình thấp hơn so với phụ nữ mắc các
bệnh mạn tính khác hoặc giảm thể lực trong thời thanh thiếu niên [20], [26].
Bệnh đái tháo đường
Có mối liên quan chặt chẽ giữa đái tháo đường không phụ thuộc insulin
và béo phì. Nguy cơ đái tháo đường không phụ thuộc insulin tăng lên liên tục
khi BMI tăng và giảm đi khi cân nặng giảm [20], [24], [26]. Những người béo

có tỷ lệ đái tháo đường tăng gấp 3,5 lần tỷ lệ chung [20], [26]. Tích lũy mỡ
trong ổ bụng cũng như béo phì liên quan tới tăng yếu tố nguy cơ của bệnh đái
tháo đường như tăng glucose máu và kháng insulin [26].
Quan điểm của Hoa Kỳ: ĐTĐ type 2 hầu như không xảy ra ở người có
BMI<22. Ở người da đỏ Pima, tỷ lệ ĐTĐ gia tăng có tính chất gia đình, khi cả
cha và mẹ bị ĐTĐ thì 100% con cái bị ĐTĐ nếu chúng bị béo phì. Nếu cha
mẹ không bị béo phì chỉ có dưới 20% con cái béo phì bị ĐTĐ [8].
Bệnh tim mạch
Huyết áp tâm thu và tâm trương đều tăng khi chỉ số BMI tăng, người béo
có nguy cơ bị tăng huyết áp cao hơn người bình thường, nguy cơ này càng
cao khi tuổi càng trẻ và thời gian càng kéo dài. Tăng cân nhanh là một yếu tố
liên quan đến tăng huyết áp và giảm trọng lượng sẽ có hiệu quả giảm huyết
áp. Người béo phì có nguy cơ bị tăng huyết áp gấp 2,9 lần so với người không
béo [20], [26].
Rối loạn lipid máu, tăng huyết áp và kháng insulin thường thấy ở trẻ em
béo phì và rối loạn lipid máu xuất hiện liên quan tới tăng tích lũy mỡ trong ổ
bụng [8], [20], [26].
Một nghiên cứu của Đặng Thị Diệu Hiền tại xã Hương Long, thành phố
Huế cho thấy chỉ số huyết áp có liên quan với béo phì dạng nam [14].


9

Rối loạn hô hấp và hen phế quản
Người ta cũng đã thấy một loạt các biến chứng khác ở trẻ béo phì bao
gồm nghẽn thở khi ngủ và bệnh não. Nghẽn thở khi ngủ có thể gây ra chứng
thở quá chậm và thậm chí ở những trường hợp nặng có thể gây tử vong [20].
Bệnh túi mật
Bệnh túi mật tăng với béo phì và tuổi tác, có thể tăng tiết cholesterol
mật. Cholesterol được tổng hợp mỗi ngày tăng khoảng 20mg/kg mơ mỡ, do

đó nếu tăng thêm 10kg mơ mỡ, mỗi ngày sản xuất một lượng cholesterol
tương đương có trong một quả trứng [8], [20].
Béo phì làm tăng nguy cơ bị sỏi mật ở mọi lứa tuổi và gấp 3-4 lần, nguy
cơ này càng cao khi
30mỡ tập trung xung quanh bụng [20], [24].
Ung thư
Tỷ lệ mắc của ung thư nội mạc tử cung và ung thư vú sau mãn kinh ở nữ,
ung thư tiền liệt tuyến ở nam,ung thư đại trực tràng ở cả hai giới có tương
quan với mức độ béo phì. Béo phì phủ tạng (VB/VM tăng) làm tăng tỷ lệ ung
thư vú sau mãn kinh độc lập mức độ béo phì theo BMI [8], [20].
Hậu quả khác
Biến chứng liên quan đến gây mê: tất cả sự gây mê ở người béo phì có
một nguy cơ lớn huỷ hoại những chức năng tim mạch. Cũng như những khó
khăn kỹ thuật liên quan đến gây mê: tĩnh mạch dễ vỡ, đặt các catheter thường
khó khăn hơn.
Biến chứng da: Da người béo phì dễ bị chứng gai đen biểu hiện bằng
xạm da ở nếp gấp da cổ, khuỷu tay, phía lưng các kẻ ngón tay [8], [13]. Ở
người béo phì còn có tình trạng ứ trệ tĩnh mạch [8].
Một nghiên cứu trên 385 đối tượng người lớn béo phì đến khám tại
phòng khám béo phì Viện Y Dược học dân tộc thành phố Hồ Chí Minh từ


10

tháng 10/2007 đến tháng 01/2008 cho thấy tỷ lệ hiện mắc các bệnh về da
chung là 88%. Tỷ lệ của từng bệnh da như sau: rạn da là 70%, dầy sừng lòng
bàn chân là 30%, gai đen là 24%, u da có cuống là 18%, xạm da là 18%, viêm
kẽ là 12%, mụn trứng cá là 9,09%, dãn tĩnh mạch chân 8,83%, rậm lông là
9,09%, viêm nang lông là 7,53%, chàm thể tạng là 3,12%, dày sừng nang lông
là 3,12%, da vẩy cá là 2,6% [13].

Rối loạn nội tiết: Các nghiên cứu cho thấy ở người béo phì tế bào mỡ
nhiều hơn túi mỡ. Chúng cũng có chức năng như những tế bào nội tiết, sản
xuất ra rất nhiều hormon bộ phận và tế bào đích đối với nhiều hormon [20],
[26]. Mô mỡ không những nhận các hiệu lệnh đến từ hệ thống nội tiết của cơ
thể, đến từ hệ thần kinh trung ương, mô mỡ còn tiết ra các yếu tố có tính chất
nội tiết quan trọng. Các yếu tố này gồm: leptin, các cytokine khác,
adiponectin, các thành phần của bổ thể, chất ức chế hoạt hoá plasminogen 1,
các protein của hệ renin – angiotensin và resistin. Mô mỡ cũng là nơi chuyển
hoá chủ yếu các steroid sinh dục và glucocorticoid [8], [11].
Rối loạn lipid máu: Tăng cholesterol máu, giảm HDL (High Density
Lipoprotein), tăng tỷ lệ LDL (Low Density Lipoprotein), tăng tỷ số
LDL/HDL gây tăng tỷ lệ bệnh tim mạch [20], [26]. Thường thấy rối loạn
chuyển hóa ở hầu hết các bệnh nhân béo phì với tích lũy mỡ trong ổ bụng và
thường có mối liên quan với tăng nguy cơ bệnh tim mạch [26].
Hội chứng chuyển hóa: Ở Argentina, người ta nhận thấy có sự liên quan
giữa béo phì ở học sinh trung học và hội chứng chuyển hóa. Tỷ lệ mắc hội
chứng chuyển hóa chung là 5,8%, 32% trong nhóm béo phì nặng, 16,4%
trong nhóm thừa cân - béo phì và 0,4% trong nhóm trẻ bình thường [48].
1.2.4.Chiến lược dự phịng thừa cân-béo phì trong cộng đồng
Béo phì là một vấn đề có ý nghĩa sức khỏe cộng đồng trong toàn cầu và
do vậy, biện pháp tiếp cận để phòng ngừa được dựa trên việc chăm sóc sức


11

khỏe cộng đồng. Những chiến lược sức khỏe cộng đồng để giải quyết thừa
cân, béo phì nên đặt ra mục tiêu là nâng cao kiến thức toàn dân về vấn đề ý
nghĩa sức khỏe cộng đồng của thừa cân, béo phì và các biện pháp ngăn ngừa
thừa cân, béo phì, cũng như việc hạn chế tiếp cận của cộng đồng với môi
trường gây ra thừa cân, béo phì[9],[19], [20].

Hai giải pháp then chốt trong cộng đồng với mục tiêu ngăn ngừa TC-BP
bao gồm:
- Nâng cao hoạt động thể lực.
- Cải thiện chất lượng khẩu phần ăn dựa trên các thực phẩm sẵn có ở địa
phương.
Xây dựng chương trình can thiệp ở cộng đồng
Cho tới nay những can thiệp trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng với
mục tiêu để kiểm sốt thừa cân, béo phì trong cộng đồng thường dựa vào các
hình thức tiếp cận như: qua các phương tiện thông tin đại chúng, tại nơi làm
việc, thông qua trường học và các tài liệu giảng dạy, tập huấn qua mạng lưới
của các câu lạc bộ và trung tâm của cộng đồng. Các chương trình cộng đồng
thường đạt tới đông đảo các đối tượng đích, do đó cung cấp được các thơng
tin và khuyến khích các thay đổi hành vi[9],[19], [20].
* Thứ nhất, tập trung vào các đối tượng các lứa tuổi có nhiều nguy cơ
phát triển béo phì như sau:
- Trẻ có bố mẹ béo phì.
- Trẻ em có vóc người bè ngang.
- Phụ nữ sau đẻ.
- Độ tuổi bắt đầu tăng cân. Khi mới sinh, tỷ lệ béo chiếm tỷ lệ 12% cân
nặng, rồi tăng dần khi đạt đỉnh cao là 25% khi trẻ đạt 6 tuổi, rồi giảm dần 15 –
18%trước tuổi dậy thì. Khối mỡ tăng lên sau tuổi dậy thì ở cả nam và nữ. Ở
các nước phát triển, đàn ơng thường tăng cân ngồi tuổi 20 hoặc 30, phụ nữ


12

thường tăng cân giữa 30 hoặc 40 tuổi .
* Thứ hai, đổi mới quan niệm: không phải trẻ em béo mới là khỏe.
Ngược lại béo phì kéo theo hàng loạt các nguy cơ về bệnh lý và tử vong.
* Thứ ba, có một chế độ ăn khoa học: khơng ăn quá nhiều chất béo, cải

thiện chất lượng chất béo, đủ lượng protein, tăng tỷ lệ thức ăn sinh nhiệt dạng
glucid, ăn nhiều rau quả, đủ vitamin và các chất khoán. Không uống rượu ,
không uống quá nhiều bia.
* Thứ tư, thường xuyên luyện tập thể dục và tham gia lao động thể lực .
* Thứ năm, cần thay đổi món ăn trong tuần, đa dạng hóa thức ăn hàng
ngày.
* Thứ sáu, duy trì cân nặng nên có, BMI từ 18,5 – 23.
1.3. TÌNH HÌNH THỪA CÂN – BÉO PHÌ
1.3.1. Tỷ lệ và xu hướng thừa cân – béo phì hiện nay trên thế giới
Hiện nay số người mắc béo phì trên toàn cầu đã vượt quá 250 triệu,
chiếm 7% dân số người trưởng thành trên thế giới. Béo phì được biết đến như
là một vấn đề sức khoẻ cộng đồng quan trọng ở nhiều nước Đông Âu, Tây
Âu, Bắc Mỹ và Nam Mỹ (tỷ lệ béo phì ở người trưởng thành dao động từ 13%
đến trên 20%). Những nước đang phát triển, TC-BP có xu hướng tăng nhanh
[2].
Theo TCYTTG năm 2003, có khoảng 1 tỷ người lớn bị thừa cân và có ít
nhất 300 triệu trong số đó béo phì. Mức độ béo phì từ dưới 5% ở Trung Quốc,
Nhật Bản và các quốc gia Châu Phi đến trên 75% ở vùng thành thị ở Samoa.
Nhưng thậm chí ở những nước có tỷ lệ thấp như Trung Quốc thì tỷ lệ béo phì
cũng gần 20% ở một vài thành phố [56].
Trẻ em béo phì đã phát triển ở một vài vùng và tăng nhanh ở những vùng
khác. WHO ước tính có 17,6 triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị thừa cân trên toàn thế
giới. Theo Hội Ngoại khoa Mỹ cho biết, tỷ lệ thừa cân trẻ em dưới 5 tuổi ở


13

Mỹ tăng gấp 2 lần, vị thành niên tăng 3 lần so với năm 1980, tỷ lệ thừa cân trẻ
6-11 tuổi tăng hơn 2 lần so với năm 1960, thừa cân 12-17 tuổi nam tăng từ
5% đến 13%, nữ 5% đến 9% (1966-1970 và 1988-1991). Vấn đề này là toàn

cầu và lan nhanh sang những nước đang phát triển, ví dụ như Thái Lan tỷ lệ
béo phì trẻ từ 5-12 tuổi tăng từ 12,2% lên 15,6% trong 2 năm [56].
Nghiên cứu ở Đan Mạch từ năm 1995 đến 2000-2002 ở trẻ em vị thành
niên (từ 4-18 tuổi), trung bình BMI gia tăng có ý nghĩa giữa năm 1995 và
2000-2002 ở các nhóm tuổi (4-6, 7-10, 11-14 và 15-18 tuổi) và giới. Tỷ lệ
thừa cân tăng lên có ý nghĩa từ 10,9% lên 14,4% giữa năm 1995 đến năm
2000 – 2002 [50].
Ở Mỹ, từ năm 1988 đến 1991, tỷ lệ thừa cân ở trẻ em và trẻ vị thành niên
là 22% và béo phì là 10,9%. Tăng khá từ 1976 đến 1980, tương tự như những
báo cáo trước đây ở người trưởng thành [52].
Theo kết quả nghiên cứu của Anthea M Magarey trên trẻ em và vị thành
niên năm 1985, tỷ lệ thừa cân là 9,3% ở nam và 10,6% ở nữ, tỷ lệ béo phì là
1,4% nam và 1,2% nữ. Trên mẫu năm 1995, 15% nam và 15,8% nữ bị thừa
cân và hơn 4,5% nam và 5,3% nữ bị béo phì [43].
Ở Đức, tỷ lệ thừa cân và béo phì từ 9,4% và 3,1% ở trẻ nam 5 tuổi, 10%
và 2,9% ở trẻ nam 6 tuổi, 12,2% và 3,3% ở trẻ gái 5 tuổi và 12,4% và 3,3% ở
trẻ gái 6 tuổi. Tỷ lệ thừa cân/béo phì gia tăng ở cả hai giới từ 8,5%/1,8% trong
năm 1982 lên 12,3%/2,85% trong năm 1997 [47].
Xu hướng thừa cân và béo phì có vẻ đối lập nhau ở các nước phát triển
và đang phát triển, ở các nước phát triển tỷ lệ thừa cân cao lại gặp ở tầng lớp
nghèo và ngược lại ở các nước đang phát triển thừa cân và béo phì có xu
hướng gặp ở tầng lớp giàu có hơn. Như ở Trung Quốc, từ 1992-2002 ước
đốn có thêm 70 triệu người thừa cân và 30 triệu người béo phì. Tỷ lệ thừa
cân chung ở lứa tuổi từ 0-6 tuổi là 31,7%, 7-17 tuổi là 17,9%, 18-44 tuổi là


14

66,7 %, 45-59 tuổi là 45,2% và trên 60 tuổi là 43,7%. Thừa cân , béo phì ở nữ
6 tuổi cao hơn nam, trong khi ở nhóm tuổi khác nam cao hơn nữ, vùng nông

thôn, thừa cân béo phì thấp hơn thành thị [49].
Trong khi đó ở Algieri, từ năm 2001 đến năm 2006, tỷ lệ thừa cân – béo
phì tăng từ 6,8% lên 9,5% [51].
Một nghiên cứu ở Argentina cho thấy 16,5% trẻ thừa cân và 16,4% trẻ
béo phì, trong đó có 2,5% béo phì nặng [49]. Ngược lại, theo số liệu nghiên
cứu sức khỏe gia đình quốc gia Ấn Độ chỉ ra rằng tình hình thừa cân ở phụ nữ
và trẻ em trước tuổi đến trường không tăng nhiều trong gần 10 năm: 10,06%
và 1,6% trong năm 1990-1999 lên 12,6% và 1,5% trong năm 2005-2006 [55].
1.3.2. Tình hình thừa cân và béo phì ở Việt Nam
1.3.2.1.Thừa cân và béo phì ở trẻ em
Một số nghiên cứu gần đây cho thấy tình trạng thừa cân và béo phì ở trẻ
em xuất hiện và đang tăng nhanh, trẻ em nuôi nhân tạo hay béo phì hơn trẻ
nuôi bằng sữa mẹ. Nhiều bà mẹ quá quan tâm bồi dưỡng cho con, nghĩ rằng
ăn càng nhiều chất bổ càng tốt, càng lớn nhanh, càng nặng cân càng tốt.
Ở nước ta, các cuộc điều tra dịch tễ học trước năm 1995 cho thấy tỷ lệ
thừa cân không đáng kể, béo phì hầu như khơng có. Từ năm 1995, liên tục có
các thơng báo về thừa cân và béo phì ở trẻ em.
Theo số liệu của Viện Dinh dưỡng cho thấy tỷ lệ thừa cân trẻ em dưới 5
tuổi năm 1995 là 0,5% [12]. Tại thành phố Hồ Chí Minh qua các đợt điều tra
thì tỷ lệ thừa cân – béo phì tăng dần năm 1996 - 2002 tỷ lệ thừa cân trẻ em
dưới 5 tuổi năm 1996 là 2%, năm 2001 là 3,3% [30], năm 2002 là 5,8% [41].
Còn theo kết quả điều tra của mốt số tác giả tại Thành phố Hà Nội tỷ lệ
thừa cân – béo phì tăng dần qua các năm như: Năm 2002 trẻ 4-6 tuổi thừa
cân ở nội thành Thành phố Hà Nội là 4,9% [33], [34]; béo phì là 3,1% [32].
Đối với điều tra của các tỉnh thi xu hướng thừa cân – béo phì cũng gia


15

tăng cụ thể: Nguyễn Thìn điều tra tại Nha Trang năm 1997, trẻ thừa cân ở tuổi

mẫu giáo là 4,29% [38]; của Phan Thị Bích Ngọc, tỷ lệ thừa cân – béo phì ở
học sinh tiểu học tại thành phố Huế là 7,98%, trong đó béo phì là 1,51% [31]
và năm 2009 nghiên cứu của Trương Thanh trên học sinh tiểu học ở thành
phố Vũng Tàu, tỷ lệ thừa cân – béo phì ở trẻ 6-11 tuổi là 9,9% [37].
1.3.2.2.Thừa cân và béo phì ở người trưởng thành Việt Nam
Trước năm 1995, tỷ lệ thừa cân ở nước ta không đáng kể, béo phì gần
như khơng có. Từ đó đến nay, tình trạng thừa cân béo phì có khuynh hướng
gia tăng ở cả trẻ em, người lớn, đặc biệt là khu vực thành phố lớn. Tỷ lệ thừa
cân béo phì ở thành phố cao gấp 3-4 lần ở nông thôn, lứa tuổi học sinh tiểu
học (6-12 tuổi) và người trưởng thành trung niên cao hơn cả. Ở các thành phố
Hà Nội, Hải Phòng, Hồ Chí Minh, tỷ lệ này đã chung quanh 10-20% và đang
trở thành vấn đề sức khỏe cộng đồng đáng quan tâm [4].
Năm 2000, tỷ lệ thừa cân ở nữ từ 45-49 tuổi ở khu vực thành phố trong
tồn quốc là 19,5% trong khi ở nơng thơn là khoảng 6,2%. Theo kết quả điều
tra y tế quốc gia (2001-2002), tỷ lệ thừa cân ở nam trưởng thành là 10,1% và
ở nữ là 13,2%. Có 1,8% số người tuổi 20–24 bị thừa cân và tăng dần đến tuổi
54, tỷ lệ cao nhất ở nhóm tuổi 45-49 và thấp nhất ở nhóm tuổi 20-24 [2], [4].
Điều tra năm 2002 của Viện Dinh Dưỡng cũng cho thấy tỷ lệ thừa cân- béo
phì đang tăng nhanh và trên các đối tượng thừa cân–béo phì có sự thay đổi bất
lợi về các chỉ số sinh hóa như tăng lipid máu tồn phần, tăng cholesterol và
cholesterol chuỗi nhẹ ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ [4].
Cuộc tổng điều tra thừa cân, béo phì năm 2005 do Viện Dinh Dưỡng
tiến hành cho thấy, nếu lấy ngưỡng BMI ≥ 23(kg/m2) thì tính chung tồn quốc
thừa cân, béo phì là 16,3%. Nếu lấy ngưỡng BMI ≥ 25(kg/m2) thì tỷ lệ xung
quanh 7%, trong đó nhóm tuổi 45-54 là 9% [22].
Theo Trần Đức Thọ, tỷ lệ béo phì ở người trưởng thành ở Phương Mai


16


Hà Nội, Phú Xuân Huế và Hòa Long Bà Rịa-Vũng Tàu là 7,8%, nam (6,7%),
nữ (8,6%). Tỷ lệ thừa cân là 10,5%, nam (12,5%), cao hơn nữ (9,2%) [39].
Nghiên cứu của TQ Cuong, tỷ lệ thừa cân ở người trưởng thành tại thành
phố Hồ Chí Minh là 20,4%, tỷ lệ thừa cân ở nữ (22%) cao hơn không đáng kể
so với nam (18,9%) [56].
Như vậy, thừa cân – béo phì đang có xu hướng tăng nhanh và trở thành
một vấn đề sức khỏe cộng đồng ở Việt Nam. Đây là dấu hiệu cảnh báo quan
trọng đối với một số bệnh mạn tính khơng lây nhiễm trên cộng đồng [4].
1.4. CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN THỪA CÂN – BÉO PHÌ
1.4.1. Yếu tố di truyền
Phát triển thể lực trẻ em bị chi phối bởi nhiều yếu tố: yếu tố di truyền và
môi trường bên ngồi, trong đó có dinh dưỡng [15].
Tác nhân gây béo phì rất phức tạp và do nhiều yếu tố phối hợp. Nhiều
nghiên cứu cho rằng cả 2 yếu tố gen và mơi trường đều góp phần phát triển
béo phì. Người ta thấy có đến 200 gen có quan hệ đến tính nhạy cảm với béo
phì ở các cá thể khác nhau, trong đó có gen Ob với sản phẩm là leptin được
chú ý nhất. Nguyên nhân của mỡ dư thừa khơng chỉ do ăn nhiều và ít hoạt
động mà gần đây có các bằng chứng cho thấy còn do các rối loạn tiềm ẩn về
điều hòa thèm ăn và chuyển hóa. Thực nghiệm trên chuột người ta thấy mối
tương tác giữa insulin và leptin giữ vai trò trung tâm trong cơ chế gây béo phì
và thèm ăn, leptin ức chế thèm ăn ở trung ương còn insulin thúc đẩy sự tạo
thành mô mỡ [32]. Theo Mayer (1995) thì nếu cả bố lẫn mẹ đều béo phì thì có
80% con họ sẽ béo phì, Nếu một trong hai người có béo phì thì 40% con của
họ sẽ có béo phì. Ngược lại, nếu cả bố và mẹ bình thường thì khả năng các
con bị béo phì chỉ chiếm 7% [20], [26].
1.4.2. Yếu tố môi trường
*Lối sống tĩnh tại làm giảm hoạt động thể lực


17


Cùng với yếu tố ăn uống, sự gia tăng tỉ lệ béo phì đi song song với sự
giảm hoạt động thể lực trong một lối sống tĩnh tại hơn, thời gian dành cho
xem tivi, đọc báo, làm việc bằng máy tính, nói chụn qua điện thoại, lái xe,
ăn uống cao hơn. Kiểu sống tĩnh tại có vai trò quan trọng trong béo phì.
Những người hoạt động thể lực nhiều thường ăn thức ăn giàu năng lượng, khi
họ thay đổi lối sống, hoạt động nhưng vẫn giữ thói quen ăn nhiều cho nên bị
béo [26].
*Khẩu phần ăn và tập quán dinh dưỡng
Như chúng ta đã biết, năng lượng dự trữ trong cơ thể là hiệu số của năng
lượng ăn vào và năng lượng tiêu hao. Cân bằng năng lượng dương tính xảy ra
khi năng lượng ăn vào nhiều hơn năng lượng tiêu hao gây tăng dự trữ năng
lượng và tăng cân. Cân bằng năng lượng âm tính xảy ra khi năng lượng ăn
vào ít hơn năng lượng tiêu hao, nó làm giảm dự trữ năng lượng và giảm cân.
Như vậy chỉ khi có cân bằng năng lượng dương tính xảy ra thì mới có khả
năng phát triển thành béo phì, tức là năng lượng đưa vào cơ thể qua thức ăn,
thức uống được hấp thu và dự trữ dưới dạng mỡ nhiều hơn là được oxy hóa để
tạo thành nhiệt lượng. Do đó người béo phì cần hạn chế bớt thức ăn giàu năng
lượng như chất béo, chất ngọt và cần tăng hoạt động thể lực để tăng cường sử
dụng năng lượng. Không ăn quá mức cần thiết [26].
Chế độ ăn giàu lipid hoặc đậm độ nhiệt cao có liên quan chặt chẽ với sự
gia tăng của tỷ lệ béo phì. Các thức ăn giàu chất béo thường ngon nên người
ta ăn quá nhiều mà không biết. Khi vào cơ thể, các chất lipid, protid, glucid
đều có thể chuyển thành chất béo dự trữ. Vì vậy không thể coi việc ăn nhiều
thịt, mỡ mới gây béo mà ăn quá nhiều chất bột, đường và đồ ngọt đều có thể
gây béo phì [26].
*Yếu tố xem vơ tuyến trùn hình
Việc tiếp thị q nhiều thức ăn chế biến sẵn và các thực phẩm – đồ uống



×