Tải bản đầy đủ (.pdf) (46 trang)

DỊCH TỄ HỌC BỆNH VIÊM TAI GIỮA TIẾT DỊCH Ở TRẺ 4-6 TUỔI ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (222.73 KB, 46 trang )












DỊCH TỄ HỌC BỆNH VIÊM TAI
GIỮA TIẾT DỊCH Ở TRẺ 4-6 TUỔI










DỊCH TỄ HỌC BỆNH VIÊM TAI GIỮA TIẾT
DỊCH Ở TRẺ 4-6 TUỔI


TÓM TẮT
Mục tiêu: xác định tần suất mắc bệnh và các yếu tố nguy cơ của bệnh viêm
tai giữa tiết dịch ở trẻ em lứa tuổi mẫu giáo.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: mô tả cắt ngang, thực hiện khám


bằng đèn soi tai có bơm hơi và đo nhĩ lượng trên 2072 trẻ từ 4-6 tuổi tại càc
trường mầm non quận 8 TP.HCM.
Kết quả: tần suất mắc bệnh VTGTD là 5,79% (120/2072). Tần suất bệnh
giảm khi tuổi tăng. Cơ sở vật chất trường học chật hẹp, sĩ số lớp học quá đông, cha
mẹ hút thuốc lá, trình độ học vấn mẹ thấp, sử dụng chung khăn lau mặt, nhiễm
trùng đường hô hấp trên, gia đình hoặc bản thân có tiền căn viêm tai giữa đều làm
tăng nguy cơ bệnh VTGTD. Ngược lại, những yếu tố như: có trẻ khác sống chung,
có sử dụng máy điều hòa, số lần viêm mũi họng trong năm thì ít liên quan đến
bệnh.
Kết luận: Cần quan tâm đến bệnh VTGTD ở trẻ em mẫu giáo.
ABSTRACT
Objectives: to assess the prevalence and risk factors for otitis media with
effusion (OME) in preschool children.
Study design: the cross-sectional study.
Methos: data were analysed from 2072 children aged between 4 and 6 years
at kindergartens, the district 8 in Ho Chi Minh city by pneumatic otoscopy and
tympanometry.
Results: OME prevalence was 5,79% (120/2072). The prevalence of OME
decreased with age. Staying at below standard kindergarten; great number of
children at the class; smoking parents; below mother's education; towel together;
active upper respiratory tract infection; parent’s and sibling’s previous otitis
media; positive past history of otitis media were found to be the risk factors for
OME. Whereas having other child living in the home; air-conditioned bedroom;
upper respiratory tract frequent infections are less correlated to OME.
Conclusion: otitis media with effution should be gotten more interest in
kindergartener.
ĐẶT VẤN ĐỀ

Bệnh viêm tai giữa tiết dịch (VTGTD) là tình trạng viêm tai giữa mà trong
đó có sự hiện diệ n dịch trong khoang tai giữa, nhưng không có những dấu hiệu và

triệu chứng của nhiễm trùng cấp (sốt, đau tai ) và không có thủng màng nhĩ đi
kèm.(7, 10, 15) Dịch tiết tai giữa có thể là thanh dịch, dịch nhầy, dịch mủ hoặc
dạng kết hợp ứ lại trong khoang tai giữa. Bệnh VTGTD là một trong những bệnh
phổ biến nhất ở trẻ nhỏ. Điều quan trọng của bệnh VTGTD đối với sức khỏe cộng
đồng là bệnh diễn tiến âm thầm và để lại những biến chứng, di chứng nặng nề như
giảm nghe, túi co lõm màng nhĩ, xơ nhĩ, viêm tai giữa dính, viêm tai giữa mạn có
hoặc không có cholesteatoma. Để ngăn ngừa những biến chứng này, cần phải
phòng ngừa và phát hiện bệnh sớm. Trên thế giới, đã có nhiều nghiên cứu bệnh
VTGTD tại cộng đồng, song việc xác định chính xác tần suất mắc bệnh là rất khó.
Các số liệu mà các tác giả đưa ra là khá khác nhau, dao động từ 2 – 15%. Tại Việt
Nam, nghiên cứu của Đặng Hoàng Sơn ở trẻ từ 6 tháng đến 10 tuổi tại 2 xã của
huyện Củ Chi, TP.HCM là 7,1%(2), và nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Hoài
An ở trẻ từ 1 – 14 tuổi tại các trường mẫu giáo, tiểu học trong 1 xã tại Hà Nội là
8,9%.(1)Do bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, bệnh không biểu hiện rõ triệu chứng, dễ
bỏ sót và để lại biến chứng nặng nề, đồng thời chưa được nghiên cứu nhiều tại
Việt Nam, nên chúng tôi thực hiện nghiên cứu này với 2 mục tiêu sau đây:
- Xác định tần suất hiện mắc bệnh VTGTD ở trẻ 4-6 tuổi tại các trường
mầm non thuộc quận 8, TP. HCM.
- Phân tích mối liên quan giữa bệnh VTGTD với một số yếu tố nguy cơ.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Chúng tôi thực hiện nghiên cứu dịch tễ mô tả cắt ngang ở trẻ 4-6 tuổi đang
học mẫu giáo bán trú tại các trường mầm non của quận 8, TP.HCM. Chúng tôi
chọn ngẫu nhiên 8 cụm trong 20 cụm của 16 trường trong quận, mỗi cụm có
khoảng từ 250-350 học sinh. Thông thường mỗi trường tương ứng 1 cụm, riêng
những trường quá đông thì phân thành nhiều cụm và tiến hành khám cho tất cả các
trẻ trong 8 cụm đã được chọn. Tiến hành khám từ ngày 15/3/2006 đến 15/5/2006,
chúng tôi khám mũi họng và soi tai bằng đèn soi tai có bơm hơi thu thập những
dấu hiệu bất thường vùng mũi họng và màng nhĩ, sau đó tiến hành đo nhĩ lượng
ghi nhận các giá trị của nhĩ lượng đồ. Các trường hợp bị ráy tai, phải lấy ráy tai
sạch sẽ trước khi khám, các trường hợp ráy tai khó lấy do cứng và nhiều được nhỏ

thuốc làm mềm và tiến hành lấy ráy tai sau 1 tuần, sau đó tiến hành khám lại theo
đúng qui trình trong vòng 2 tuần. Các trường hợp vắng học chúng tôi cũng tiến
hành khám lại trong vòng 2 tuần.
Dùng máy đo nhĩ lượng cầm tay MT10 của Đan Mạch, đo nhĩ lượng cho tất
cả các trường hợp, ngoại trừ các trường hợp thủng nhĩ hoặc chảy dịch tai, hoặc có
ráy tai chưa lấy được. Đo nhĩ lượng bằng cách sử dụng máy MT10 phát ra 1 âm
thanh ở tần số 226Hz và áp lực từ +300 dapa đến -600 dapa. Nhĩ lượng đồ có các
dạng như sau: dạng A: độ thông thuận c³0,2ml và áp lực 50 dapa>p>-100 dapa;
dạng B: không có đỉnh hoặc có đỉnh thấp (c<0,2ml); dạng C1: c³0,2ml và -
100dapa³p³ -200dapa; dạng C2: c³0,2ml và p<-200dapa.
Các dấu hiệu bất thường phát hiện được khi soi tai: màu sắc màng nhĩ: có
thể mờ, hơi đục, đục, xanh, hồng, hổ phách; hình dáng màng nhĩ: thủng nhĩ, mỏng,
dày; vị trí màng nhĩ hơi lõm, túi co lõm hoặc căng đầy; có thể thấy mực khí dịch
hoặc bóng khí phía sau màng nhĩ; tính di động của màng nhĩ giảm hoặc mất, đây
là dấu hiệu quan trọng và thường gặp trong ứ dịch tai giữa.
Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm tai giữa tiết dịch: nhĩ đồ dạng B và không có
dấu hiệu VTGC (không có đau tai và sốt). Các trường hợp không có nhĩ đồ dạng B
nhưng soi tai thấy có dịch phía sau màng nhĩ (dấu hiệu mực khí dịch hoặc bóng
khí dịch) cũng được chẩn đoán.
Để phân tích mối liên quan giữa bệnh VTGTD với một số yếu tố nguy cơ,
chúng tôi tiến hành thu thập giá trị biến số qua việc khám tai mũi họng cho trẻ và
bảng trả lời các câu hỏi phỏng vấn từ phụ huynh của trẻ.
Mỗi học sinh được quy định bởi 1 mã ID duy nhất, các dữ liệu được nhập
bằng Epidata và xử lý thống kê bằng phần mềm Stata 8.0, dùng phép kiểm chi
bình phương với p<0,05 là có ý nghĩa thống kê. Trong giai đoạn phân tích dữ liệu,
những yếu tố gây nhiễu có thể kiểm soát bằng phân tích phân tầng hoặc hồi quy
logistic.
KẾT QUẢ
Số trẻ được khám (trong bảng 1) là 2072 trẻ, nam là 1107 trẻ (53,4%) và nữ
là 965 trẻ (46,6%), tỷ lệ nam và nữ trong mỗi lứa tuổi gần bằng nhau. Trong

nghiên cứu của chúng tôi phát hiện có 120 trẻ bị VTGTD (5,79%), trong số đó có
63 trẻ bị cả 2 tai (52,6%), có 35 trẻ chỉ bị 1 bên tai phải (29,1%), và có 22 trẻ chỉ
bị 1 bên tai trái (18,3%).
Bảng 1: Đối tượng khám phân bố theo tuổi và giới
Giới tính

Nam (n, %)

Nữ (n, %)

Tổng (n, %)
Tuổi

1.107 (53,4%)

965 (46,6%)

2.072 (100%)
4 tuổi

316 (54,3%)

266 (45,7%)

582 (28,1%)
5 tuổi

339 (51%)

325 (49%)


664 (32,1%)
6 tuổi

452 (54,7%)

374 (45,3%)

826 (39,8%)
Tỷ lệ bệnh phân bố theo cơ sở vật chất của trường và sĩ số lớp
Nếu chúng tôi xét độc lập yếu tố cơ sở vật chất trường hoặc sĩ số lớp thì
không thấy sự liên quan giữa VTGTD với chuẩn trường và sĩ số lớp. Nhưng khi sử
dụng phương pháp phân tích phân tầng để kiểm soát yếu tố sĩ số lớp, hoặc yếu tố
chuẩn trường, chúng tôi có kết quả như sau: nhóm trẻ học tại trường đạt chuẩn và
sĩ số lớp thấp có tỷ lệ bệnh thấp (3,3%), trong khi đó nhóm trẻ học tại lớp có sĩ số
cao hoặc trường không đạt chuẩn đều có tỷ lệ bệnh cao hơn (lần lượt là 6,5% và
6,8%), sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê.

Tỷ lệ bệnh phân theo các yếu tố liên quan khác
Bảng 2: Tỷ lệ bệnh phân theo các yếu tố liên quan khácChỉ số

Viêm tai giữa tiết dịch

p-value

OR

95% CI



Không






Tuổi






6 tuổi

39 (4.72%)

787 (95.28%)

P >0,05

1


5 tuổi

40 (6.02%)

624 (93.98%)


1,29

0,8 – 2,0
4 tuổi

41 (7.04%)

541 (92.96%)

1,53

1 – 2,4
Giới tính










Nữ

48 (4,97%)

917 (95,03%)


P >0,05

1


Nam

72 (6.50%)

1,035 (93,50%)

1,33

0,9 – 2
Học vấn của mẹ






Từ lớp 12 trở lên

16 (3,63%)

425 (96,37%)

p <0,05

1



Từ lớp 6 đến lớp 11

85 (6,27%)

1.270 (93,73%)

1.78

1,0 – 3,1
Từ lớp 5 trở xuống

17 (6,34%)

251 (93,66%)

1,80

0,9 – 3,6
Không có mẹ

2 (25,00%)

6 (75,00%)

8,85

1,6–48,3
Cha mẹ hút thuốc lá




1,48

1 – 2,2
Không hút

52 (4,78%)

1.037 (95,22%)

p <0,05

1


Hút dưới10 điếu

51 (6,32%)

756 (93,68%)

1,3

0,9 – 1,9
Hút từ10 đến 20 điếu

11 (7,53%)


135 (92,47%)

1,6

0,8 – 3,1
Hút trên 20 điếu

6 (20,00%)

24 (80,00%)

5

1,9 - 12,8
Có trẻ sống chung






- không

48(5, 8%)

782 (94,2%)

P >0,05

1



- có

72(5,8%)

1,170 (94,2%)

1

0,7 – 1,5
Sử dùng máy điều hòa






- Không

95 (5,5%)

1.634 (94,5%)

P >0,05

1


- Có


25 (7,3%)

318 (92,7%)

1,4

0,8 – 2,2
Ở nhà dùng khăn chung






- Không

84 (5,1%)

1.574 (94,9%)

p <0,05

1


- Có

36 (8,7%)


378 (91,3%)

1,8

1,2 – 2,7
Gia đình (cha, mẹ, anh, chị, em ruột) có người bị viêm tai giữa






- Không

110 (5,6%)

1.868 (94,4%)

p <0,05

1


- Có

10 (10,6%)

84 (89,4%)

2,0


0,9 – 4,0
Bé có tiền căn viêm tai giữa






- Không

102 (5,2%)

1.861 (94,8%)

p <0,05

×