Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

0985 nghiên cứu thực trạng và các yếu tố liên quan đến cận thị tại các trường tiểu học của tp vị thanh tỉnh hậu giang năm 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.64 MB, 83 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ

HỒ THỊ THANH THỦY

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ CÁC YẾU TỐ
LIÊN QUAN ĐẾN CẬN THỊ TẠI CÁC TRƯỜNG
TIỂU HỌC CỦA THÀNH PHỐ VỊ THANH
TỈNH HẬU GIANG NĂM 2013

LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP I

CẦN THƠ – 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ

HỒ THỊ THANH THỦY

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ CÁC YẾU TỐ
LIÊN QUAN ĐẾN CẬN THỊ TẠI CÁC TRƯỜNG
TIỂU HỌC CỦA THÀNH PHỐ VỊ THANH
TỈNH HẬU GIANG NĂM 2013


LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP I
Chuyên ngành: Y HỌC DỰ PHÒNG
MÃ SỐ: CK 60 72 01 63

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS.LÊ THÀNH TÀI

CẦN THƠ - 2014


LỜI CẢM ƠN

Để hồn thành luận văn này tơi xin chân thành cảm ơn:
Ban Giám hiệu, Hội đồng khoa học, các Phịng ban và các bộ mơn
Trường Đại học Y Dược Cần Thơ đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp tôi trong
thời gian học tập và tiến hành làm luận văn.
Quý thầy cô giáo, giảng viên của trường đã tận tình truyền đạt cho tơi
những kiến thức cơ bản và hữu ích về chun ngành Y Học Dự Phịng.
Các chun gia, các tác giả trong và ngoài nước đã để lại những kiến
thức và những thông tin vô cùng quý giá để tơi có tư liệu nghiên cứu và tham
khảo trong quá trình thực hiện luận văn.
Ban Giám đốc Sở Y tế tỉnh Hậu Giang đã tạo điều kiện thuận lợi cho
tơi trong q trình thực hiện và hồn thành luận án.
Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Hậu Giang.
Bệnh viện đa khoa đa khoa tỉnh Hậu Giang.
Phòng Giáo dục- Đào tạo Thành phố Vị Thanh
Đặc biệt tôi xin bày tỏ sự cảm ơn chân thành đến PGS.TS Lê Thành
Tài, Người Thầy trực tiếp, tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tơi trong q trình
thực hiện luận văn này.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn các bạn đồng nghiệp và gia đình đã khích lệ
giúp đỡ, ủng hộ nhiệt tình cho tơi trong suốt q trình học tập và hồn thành

luận văn này.
Tác giả

Hồ Thị Thanh Thủy


LỜI CAM ĐOAN

Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong bất
kỳ cơng trình nào khác.
Tác giả

Hồ Thị Thanh Thủy


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

KTC

Khoảng tin cậy

TKX

Tật khúc xạ

TH

Tiểu học


THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

WHO

World Health Organization
Tổ chức y tế thế giới


MỤC LỤC

Trang
Trang phụ bìa
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Danh mục các từ viết tắt
Mục lục
Danh mục các bảng
Danh mục các biểu đồ và hình ảnh
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1
Chương 1 – TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................... 3
1.1. Đại cương về tật cận thị ......................................................................... 3
1.2. Triệu chứng lâm sàng của cận thị .......................................................... 4
1.3. Khám phát hiện tật cận thị ..................................................................... 5
1.4. Những yếu tố liên quan đến cận thị ....................................................... 6

1.5. Dự phịng cận thị .................................................................................... 9
1.6. Tình hình nghiên cứu cận thị trên thế giới và Việt Nam ..................... 12
1.7. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu............................................................... 17
Chương 2 – ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............ 18
2.1. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................... 18
2.2. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................... 18
2.3. Vấn đề y đức ........................................................................................ 26
Chương 3 – KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...................................................... 28
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ......................................... 28


3.2. Tình hình học sinh bị cận thị tại các trường Tiểu học của thành phố Vị
Thanh, tỉnh Hậu Giang. ...................................................................... 29
3.3. Một số yếu tố liên quan đến cận thị của học sinh trường Tiểu học của
thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang .................................................. 31
Chương 4 – BÀN LUẬN ................................................................................ 44
4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ......................................... 44
4.2. Tình hình học sinh bị cận thị tại các trường Tiểu học của thành phố Vị
Thanh, tỉnh Hậu Giang ........................................................................ 45
4.3. Một số yếu tố liên quan đến cận thị của học sinh trường Tiểu học của
thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang .................................................. 48
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 59
KIẾN NGHỊ .................................................................................................... 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
- Phụ lục 1: Bộ câu hỏi phỏng vấn.
- Phụ lục 2: Phiếu khám tật cận thị.
- Phụ lục 3: Phiếu thu thập thông tin về cơ sở vật chất trường lớp.



DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang
Bảng 1.1 Tiêu chuẩn bàn ghế theo Bộ Y tế ....................................................... 7
Bảng 3.1. Phân bố học sinh theo khối lớp ....................................................... 28
Bảng 3.2. Phân bố học sinh theo tuổi ............................................................... 29
Bảng 3.3. Phân bố cận thị của học sinh theo giới tính ..................................... 30
Bảng 3.4. Mối liên quan giữa cận thị và tuổi học sinh .................................... 31
Bảng 3.5. Mối liên quan giữa giữa thời gian học với cận thị của học sinh ..... 32
Bảng 3.6. Mối liên quan giữa việc học thêm và cận thị của học sinh ............. 32
Bảng 3.7. Mối liên quan giữa số buổi học thêm và cận thị của học sinh ........ 33
Bảng 3.8. Mối liên quan giữa việc chơi game và cận thị của học sinh............ 33
Bảng 3.9. Mối liên quan giữa số ngày chơi game với cận thị.......................... 34
Bảng 3.10. Mối liên quan giữa xem tivi và cận thị của học sinh ..................... 34
Bảng 3.11. Mối liên quan giữa số ngày xem tivi và cận thị của học sinh ....... 35
Bảng 3.12. Mối liên quan giữa đọc sách và cận thị của học sinh .................... 35
Bảng 3.13. Mối liên quan giữa số ngày đọc sách và cận thị của học sinh ....... 36
Bảng 3.14. Mối liên quan giữa tư thế đọc sách và cận thị của học sinh .......... 36
Bảng 3.15. Mối liên quan giữa sử dụng internet và cận thị của học sinh ........ 37
Bảng 3.16. Mối liên quan giữa số ngày sử dụng internet trên tuần và cận thị
của học sinh ...................................................................................................... 37
Bảng 3.17. Mối liên quan giữa góc học tập và cận thị của học sinh ............... 38
Bảng 3.18. Mối liên quan giữa có cửa sổ và cận thị của học sinh ................... 39
Bảng 3.19. Mối liên quan giữa vị trí học tập cạnh cửa sổ và cận thị ............... 39
Bảng 3.20. Mối liên quan giữa học tập có đèn và cận thị của học sinh ........... 40
Bảng 3.21. Mối liên quan giữa số đèn và cận thị của học sinh ........................ 40


Bảng 3.22. Mối liên quan giữa vị trí đèn và cận thị của học sinh ................... 41
Bảng 3.23. Mối liên quan giữa khoảng cách từ bảng đến nền và cận thị của

học sinh ............................................................................................................ 41
Bảng 3.24. Mối liên quan giữa học tập có bàn ghế phù hợp và cận thị của học
sinh ................................................................................................................... 42
Bảng 3.25. Mối liên quan giữa cận thị của ba, mẹ và cận thị học sinh ........... 42


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Trang
Biểu đồ 3.1. Phân bố học sinh theo giới tính ................................................... 28
Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ cận thị của học sinh ............................................................ 29
Biểu đồ 3.3. Phân bố cận thị của học sinh theo khối lớp ................................. 30
Biểu đồ 3.4. Phân độ cận thị của các học sinh cận thị ..................................... 31


1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Chăm sóc, bảo vệ và giáo dục cho thế hệ trẻ, trong đó có giáo dục sức
khỏe ở các trường học là mối quan tâm lớn của Đảng, nhà nước, của mỗi gia
đình và của tồn xã hội [30].
Thị lực và tật cận thị học đường là vấn đề ngày càng trở nên thời sự và
thu hút sự quan tâm của ngành nhãn khoa nói riêng và ngành Y tế, giáo dục
nói chung và cả xã hội, khơng chỉ ở nước ta mà trên toàn thế giới. Theo tổ
chức Y tế thế giới (WHO), các tât khúc xạ bao gồm cận thị, viễn thị và loạn
thị là những vấn đề tầm cỡ. Hiện có 1/3 dân số thế giới (hơn 2,5 tỷ người ) bị
tật khúc xạ, trong đó, đa phần là cận thị. Có khoảng 8 triệu người mù và 145
triệu người giảm thị lực có nguy cơ đưa đến mù, trong đó tật khúc xạ chiếm
khoảng 22,72% các bệnh lý về mắt [41].

Khi đất nước đi vào nền kinh tế thị trường cùng với việc công nghiệp
hóa – hiện đại hóa, nhu cầu xã hội địi hỏi con người phải có nhiều kiến thức
cao, học sinh phải học tập nhiều hơn, về cường độ cũng như thời gian, với các
phương tiện học tập đa dạng, phong phú hơn như: Ti vi, máy vi tính bảng,
mạng Internet, ánh sáng nơi học tập, hoạt động ngồi trời…địi hỏi sử dụng
mắt liên tục nhiều giờ trong cự ly gần, đã làm cho tần số tật khúc xạ gia tăng
trong học đường nhất là cận thị [35]. Theo điều tra của Bệnh viện mắt Trung
ương (2009) tỷ lệ cận thị ở tiểu học là 18%, cấp trung học cơ sở là 25,5% và
trung học phổ thông là 49,7%.
Thực tế trong nhiều năm qua có rất nhiều tác giả nghiên cứu bệnh tật
trong học đường, nhất là cận thị học đường. Kết quả cho thấy bệnh học đường
có chiều hướng gia tăng, mặc dù có thơng tin về ngun nhân gây cận thị học
đường và có nhiều giải pháp đặt ra cho cả gia đình và xã hội. Các yếu tố liên


2

quan đến việc phát sinh bệnh học đường như kích thước bàn ghế không phù
hợp, thiếu ánh sáng ở lớp học hay góc học tập ở gia đình, tư thế ngồi học, đọc
sách không đúng đã được nhà trường cũng như gia đình nhận thức được,
nhưng việc cải thiện các yếu tố này từng gia đình cũng như trong các trường
còn chậm, chưa đáp ứng nhu cầu của học sinh và của xã hội hiện nay.
Tại Việt Nam, việc nghiên cứu về bệnh học đường như cận thị, các yếu
tố vệ sinh môi trường, trường lớp không nhiều, chủ yếu có các cơng trình
nghiên cứu ở miền Bắc, miền Trung cịn miền Nam ít hơn kể cả thành phố Hồ
Chí Minh và ở tỉnh Hậu Giang thì càng hiếm.
Để sớm phát hiện tác hại cũng như nguyên nhân của tật cận thị ở địa
phương, nhằm có biện pháp can thiệp kịp thời, cho nên việc nghiên cứu tình
hình cận thị trường học tại địa phương là rất cần thiết nhằm nâng cao sức
khỏe cho học sinh. Vì vậy, chúng tơi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu thực

trạng và các yếu tố liên quan đến cận thị tại các Trường Tiểu học của
thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang năm 2013” với những mục tiêu sau:
1. Xác định tỷ lệ và mức độ học sinh bị cận thị tại các trường Tiểu học
của thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang năm 2013.
2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến cận thị của học sinh trường
Tiểu học của thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang năm 2013.


3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Đại cương về tật cận thị
1.1.1. Định nghĩa về tật cận thị
Mắt cận thị là mắt mà ảnh của một vật ở vô cực hội tụ trước võng mạc.
Cận thị xảy ra khi khơng có sự cân bằng giữa lực hội tụ của mắt và chiều dài
của trực nhãn cầu, tức là cận thị có thể do độ hội tụ của hệ thống thấu kính
của mắt quá lớn hoặc trục của nhãn cầu dài hơn bình thường [1], [11], [34].
Mắt cận thị có viễn điểm (R) ở một cự ly trước mắt (gần hơn +∞), cận
thị càng nặng viễn điểm càng gần mắt. I/R = độ cận thị [48].
Cận điểm (P) của mắt cận thị cũng gần hơn so với mắt chính thị.
Biên độ điều tiết: A = I/P – I/R [48].
Xét trên phương diện quang học có thể xem con mắt như một máy chụp
ảnh trong đó vật kính là hệ thống: giác mạc - thủy tinh thể, màng chắn là
mống mắt và phim là võng mạc. Để nhìn rõ một vật địi hỏi hình ảnh của vật
phỉa rơi đúng trên võng mạc, đây là sự hài hòa giữa các yếu tố quan hocjcuar
mắt như giác mạc, thể thủy tinh, các chất dịch trong mắt, trục nhãn
cầu...Trong quá trình hình thành và phát triển của những yếu tố quang học
này nếu có sự cố, trục trặc thì sẽ dẫn đến những khiếm khuyết về khúc xạ mà

ta thường gọi là tật khúc xạ [7].
1.1.2. Nguyên nhân của cận thị
Cận thị trục: nguyên nhân thông thường nhất là mất quân bình giữa
chiều dài mắt và công suất hội tụ của mắt. Nhưng hai chỉ số này vẫn cịn trong
giới hạn bình thường. Loại này cịn gọi là cận thị đơn thuần. Thường hay bắt
đầu đi học và thường cận dưới – 6D, khơng có tổn thương thực thể mắt [1].


4

Cận thị bệnh lý: chiều dài mắt dài quá giới hạn bình thường. Cận nặng
trên – 6D thường là – 2D đến – 3D, kèm tổn thương thực thể ở mắt. Thường ở
nữ nhiều hơn nam, có tính di truyền (thể lặn) và thường ở một vài sắc tộc như:
Trung Quốc, Do Thái, Ả Rập, Trung Âu. Đông Âu [54].
Cận thị độ cong: thường hiếm gặp, thể do giác mạc rất cong như trong
bệnh giác mạc hình chóp hoặc do thủy tinh thể quá cong như thể tinh thể chóp
trước và chóp sau [43].
Cận thị do chỉ số khúc xạ: Trên thực tế sự thay đổi chỉ số khúc xạ thủy
dịch và dịch kính khơng đủ gây thay đổi khúc xạ mắt. Sự thay đổi chỉ số khúc
xạ thủy tinh thể gây cận thị rõ rệt như trong tình trạng giảm chỉ số khúc xạ lớp
vỏ thủy tinh thể ở bệnh tiểu đường, tăng chỉ số khúc xạ thủy tinh thể trong
giai đoạn khởi đầu bệnh đục thủy tinh thể [1].
Cận thị có thể do di truyền hoặc mắc phải do mắt phải làm việc ở
khoảng cách gần quá nhiều. Cận thị di truyền thường phát hiện ở trẻ em khi
chúng từ 8 đến 12 tuổi. Khoảng tuổi từ 10 đến 20, khi cơ thể phát triển nhanh
chóng thì mắt cũng ngày càng dài ra và cận thị cũng tiến triển nhanh. Từ 20
đến 40 tuổi, thường thì độ cận thị ít thay đổi [33].
Chức năng thị giác hai mắt không phải là một chức năng bẩm sinh mà
là quá trình hình thành lâu dài cùng với q trình hồn chỉnh của thị lực (được
hoàn thiện trước 9 tuổi) [51].

1.2. Triệu chứng lâm sàng của cận thị
Triệu chứng chính là giảm thị lực nhìn xa. Người cận thị thường nheo
mắt để nhìn rõ hơn. Do thường nheo mắt nên dễ gây mệt mõi mắt, nhức đầu.
Khi khơng mang kính điều chỉnh thì người cận thị thường đọc sách với cự ly
rất gần nếu cận thị cao độ [11].
Khi nhìn gần, mắt ta phải điều tiết để nhìn vật cho rõ. Khi đó, thể thủy
tinh của mắt căng phồng lên đưa ảnh của vật hội tụ trên võng mạc. Khi nhìn


5

xa, mắt giảm điều tiết, thể thủy tinh lại xẹp xuống. Bình thường khoảng cách
thích hợp khi làm việc gần từ mắt đến sách vở hoặc máy vi tính là 33 đến
40cm. Nếu mắt phải làm việc ở khoảng cách gần liên tục nhiều giờ trong
ngày, nhiều ngày liền trong tháng, đặc biệt là trong điều kiện thiếu ánh sáng
thì thể thủy tinh của mắt ln ln ở trong tình trạng phải điều tiết, ln bị
căng phồng gây nên tình trạng mệt mõi, căng cứng điều tiết. Nếu mắt không
được nghỉ ngơi, đến một lúc nào đó thể thủy tinh bị căng cứng không thể xẹp
xuống được nữa, lực điều tiết của con mắt ln duy trì ở mức q mạnh, lúc
đó mắt trở thành cận thị. Đó chính là tật cận thị mắc phải hay ta thường gọi là
cận thị học đường.
Đối với cận thị bệnh lý thì ngồi các triệu chứng trên bệnh nhân cịn có
những tổn thương thực thể ở nhãn cầu và khi điều chỉnh kính thị lực vẫn
không đạt được tối đa. Gai thị to, hình bầu dục, phai màu. Có liềm cận thị
màu trắng đục ở bờ thái dương. Teo hắc võng mạc tọa những đốm sắc tố ở
vùng hoàng điểm (đốm Fuch) gây giảm thị lực trầm trọng. Củng mạc dãn tạo
thành u lồi. Thủy tinh dịch bị thối hóa sợi, bong thủy tinh dịch sau [11].
Những tổn thương này có thể những biến chứng nặng như huyết khối
hắc mạc, xuất huyết thủy tinh dịch, bong võng mạc, đục thủy tinh thể. Cận thị
khơng chỉ gây khó khăn cho việc học tập, làm việc mà khi bị cận thị nặng sẽ

có nguy cơ mắc nhiều biến chứng như vẫn đục dịch kính (mắt nhìn thấy nhiều
vật lơ lửng như ruồi bay trước mắt) hoặc bong võng mạc gây mù. Do vậy,
người bị cận thị cần đi khám bác sỹ mắt định kỳ để theo dõi các thay đổi ở
võng mạc mắt cận. Nếu đã bị bong võng mạc, cần phải được điều trị càng
sớm càng tốt bằng phẩu thuật ở các trung tâm nhãn khoa lớn trong nước.
1.3. Khám phát hiện tật cận thị
Quy trình khám phát hiện tật khúc xạ (cận thị): Đo thị lực và sử dụng
kính lỗ để phân biệt giữa giảm thị lực do tật khúc xạ và giảm thị lực do các


6

bệnh về mắt ở học sinh có giảm thị lực. Khám mắt chung loại từ các vấn đề
bệnh lý khác liên quan đến giảm thị lực. Đo khúc xạ khách quan có làm liệt
điều tiết chẩn đốn xác định tật khúc xạ cho học sinh. Đo khúc xạ chủ quan
xác định số kính cần điều chỉnh cho học sinh [7].
Tật khúc xạ là một trong những nguyên nhân gây giảm thị lực, như vậy
trước hết thử thị lực. Nếu thị lực giảm để phân biệt với những nguyên nhân
gây giảm thị lực do bệnh lý khác người ta sẽ cho bệnh nhân nhìn qua kính lỗ.
Nếu thị lực với kính lỗ tăng là có tật khúc xạ, các em có thị lực < 08/10,
cần được gởi đi kiểm tra khúc xạ. Việc đo và kiểm tra thị lực nên được tiến
hành định kỳ 6 tháng ở trường học để kịp thời phát hiện ra các em mắc các tật
khúc xạ (TKX) vì TKX khơng đeo kính hay đeo kính khơng đúng sẽ dẫn tới
mệt mỏi về thị giác, nặng hơn có thể dẫn tới lé và nhược thị làm mất thẩm mỹ
cũng như chức năng của thị giác cho trẻ sau này [28].
Khi phát hiện học sinh có những dấu hiệu sau:
Xem ti vi hay lại gần, ở lớp chạy lại gần mới thấy bảng, hoặc phải chép
bài của bạn, thường hay dụi mắt, mặc dù không buồn ngủ. Sợ ánh sáng hoặc
chói mắt, than mõi mắt, nhức đầu, hay chảy nước mắt, nhắm mắt khi đọc hoặc
khi xem ti vi [8].

Theo phân loại về tật khúc xạ (cận thị, viễn thị, loạn thị) của tổ chức Y
tế thế giới áp dụng ở cộng đồng [1].
Cận thị nhẹ: ≤- 0,75D, khơng cần đeo kính.
Cận thị vừa: -1,00D đến -2,75D, đeo kính.
Cận thị nặng: > -3,00 D, đeo kính.
1.4. Những yếu tố liên quan đến cận thị
Tuổi học sinh là giai đoạn hết sức quan trọn. Ở giai đoạn này trẻ em dễ
bị tác động rất nhiều bởi các yếu tố bất lợi. Cận thị nói chng và cận thị trong
lứa tuổi học đường nói riêng đang ngày một gia tăng, đây là mối quan tâm của


7

từng gia đình và tồn xã hội. Điều kiện vệ sinh học đường và các gánh nặng
trong học tập chưa được quan tâm đầy đủ, đây có thể là các yếu tố nguy cơ
làm gia tăng tỷ lệ cận thị [7].
Chiếu sáng là một yếu tố quan trọng trong điều kiện học tập. Chiếu
sáng liên quan chặt chẽ tới sức khỏe thị giác. Thị lực phụ thuộc vào độ chiếu
sáng, nếu tăng độ chiếu sáng thì khả năng phân biệt những vật nhỏ sẽ tăng.
Do vậy, thiếu ánh sáng và chiếu sáng khơng hợp lý trong q trình học cũng
gây nên tình trạng mệt mõi thị lực, là một trong những yếu tố tạo điều kiện
thuận lợi cho cận thị phát sinh và phát triển, chiếu sáng trong các phòng học
phải đảm bảo từ 300 lux trở lên [7], [22].
+ Đối với chiếu sáng tự nhiên; phòng học phải được chiếu sáng tự
nhiên đầy đủ, tổng số diện tích các cửa được chiếu sáng khơng dưới 1/5 diện
tích phịng học [39].
+ Đối với chiếu sáng nhân tạo: Bóng đèn neon thì treo 6 – 8 bóng, mỗi
bóng dài 1,2m. Các bóng đèn treo ở độ cao cách mặt bàn học 2,8m [52].
Bàn ghế: Bàn ghế có kích thước khơng phù hợp với tầm vóc của học
sinh, cách sắp xếp bàn ghế ở lớp sai qui cách, bàn cao ghế thấp hoặc bàn thấp

ghế cao (hiệu số sử dụng không đạt tiêu chuẩn vệ sinh học đường) làm ảnh
hưởng tầm nhìn, gia tăng sự điều tiết của mắt, cũng có thể dẫn đến tình trạng
mắc cận thị ở học sinh [7], [49].
Bảng 1.1 Tiêu chuẩn bàn ghế theo Bộ Y tế [6]
Thông số

Cỡ số
I

II

III

IV

V

VI

- Chiều cao ghế (cm)

26

28

30

34

37


41

- Chiều cao bàn (cm)

45

48

51

57

63

69

- Hiệu số chiều cao bàn ghế (cm)

19

20

21

23

26

28



8

Loại I Cao bàn 45cm, cao ghế 26cm, hiệu số bàn ghế 19cm, dành cho
học sinh có chiều cao từ 1,00m đến 1,09m.
Loại II Cao bàn 48cm, cao ghế 28cm, hiệu số bàn ghế 20cm, dành cho
học sinh có chiều cao từ 1,10m đến 1,19m.
Loại III Cao bàn 51cm, cao ghế 30cm, hiệu số bàn ghế 21cm, dành cho
học sinh có chiều cao từ 1,20m đến 1,29m.
Loại IV Cao bàn 57cm, cao ghế 34cm, hiệu số bàn ghế 23cm, dành cho
học sinh có chiều cao từ 1,30m đến 1,44m.
Loại V Cao bàn 63cm, cao ghế 37cm, hiệu số bàn ghế 26cm, dành cho
học sinh có chiều cao từ 1,45m đến 1,59m.
Loại VI Cao bàn 69cm, cao ghế 41cm, hiệu số bàn ghế 28cm, dành cho
học sinh có chiều cao từ 1,60m đến 1,75m.
Bàn ghế thích hợp nhất là loại bàn 2 chổ ngồi, mỗi chỗ ngồi 60cm. Ghế
học phải rời với bàn và có thành tựa [17]. Cách kê bàn ghế trong phịng học.
Bố trí bàn ghế trong lớp học yêu cầu kê bàn đầu cách bảng từ 1.7m-2,0m, bàn
cuối cùng cách bảng không quá 8m [8].
Một số yếu tố bất lợi khác: Tư thế ngồi sai khi học, cúi gầm sát sách
vỡ, nhìn gần, quỳ hay nằm để đọc sách. Mắt phải làm việc quá nhiều, trong
thời gian lâu khơng nghỉ ngơi như xem tivi, trị chơi điện tử, sử dụng máy vi
tính. Sách vở, chữ viết chưa đạt tiêu chuẩn vệ sinh (cỡ chữ nhỏ, chữ in trên
giấy màu tối, xấu...) làm cho mắt phải quy tụ quá nhiều [1].
Ngồi sức ép học tập theo giờ chính khóa, các em còn tiếp cận với
những phương tiện như: vi tính, trị chơi điện tử, xem ti vi, phim hoạt hình
ngày càng nhiều. Các em nghỉ ngơi hoặc nghỉ ngơi khơng đủ, mắc phải điều
tiết nhiều, là điều kiện có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của cận thị [1].
Yếu tố thể trạng: trẻ em gầy yếu, hay ốm đau, nhất là những trẻ mất sức

nhiều sau khi bị cúm, sởi, ho gà, lao…dễ bị cận thị hơn trẻ khoẻ mạnh [1].


9

Mắt kém sẽ ảnh hưởng đến việc học tập, nghĩa là ảnh hưởng đến sự tiến
bộ của học sinh, đến lao động, rèn luyện, đến tương lai chọn ngành nghề, đến
cả vẻ đẹp thẩm mỹ của con người.
Đối với sức khỏe: Do mắt kém nên ít hoạt động, cơ thể phát triển
khơng tốt, tổ chức liên kết lỏng lẻo vì những em này hạn chế thể dục, thể
thao, vui chơi dễ bị tai nạn do mắt không tinh, tâm lý bị mặc cảm ít hịa đồng.
Vì vậy, trẻ bị cận thị thường thích đọc sách ở nhà hơn là tham gia với các bạn
vui chơi ngồi trời. Chính điều này lại làm cận thị phát triển.
Đối với học tập: Đọc chậm dễ nhầm dấu, sót chữ, mau mệt mắt hơn vì
phải căng thẳng điều tiết mắt, nên hạn chế việc học, thua sút bạn bè gắng quá
sức thường bị nhức đầu.
Đối với cuộc sống. Ví dụ: Cận thị sẽ khơng làm được cơng việc địi hỏi
sự tinh nhạy của mắt, lại rất nhiều phiền phức trong cuộc sống vì ln phụ
thuộc vào kính cận, nếu độ cận cứ tăng dần thì sẽ phải thay kính, rất tốn kém.
Nhất là lứa tuổi học sinh hiếu động rất dễ làm rơi, mất kính [5], [50].
Những tác hại do cận thị nêu trên đều có thể phịng tránh được, hạn chế
sự tiến triển. Thông qua khám mắt và đo thị lực một cách định kỳ ở trường
học, chúng ta cũng có thể phát hiện sớm cận thị, nắm bắt được nhu cầu cần
được giáo dục về vệ sinh thị giác, từ đó có kế hoạch điều trị kịp thời và giáo
dục hướng dẫn cho các em cận thị có hành vi đeo kính tốt [3].
1.5. Dự phịng cận thị
Trong q trình làm việc gần nhìn gần, ánh sáng phải có cường độ thích
hợp và phân bố tốt, tư thế phải tự nhiên thoải mái, chữ in phải rõ ràng khơng
được bóng bẩy và nói chung mọi điều kiện làm việc gây mõi mắt phải tránh.
Nhất là trẻ em bị cận thị tiến triển, thì cần phải chăm sóc vệ sinh thị giác cẩn

thận và đặc biệt. Nếu trẻ em có điều chỉnh thị lực tốt, các điều kiện vệ sinh thị
giác được thực hiện, duy trì và có sức khỏe tốt, thì khơng có gì trở ngại cho


10

việc học hành, khơng phải cần cắt bớt chương trình học [4]. Vì thế vấn đề vệ
sinh thị giác, phịng bệnh cận thị là rất quan trọng. Vì tật cận thị do nhiều
nguyên nhân gây ra, cho nên việc bảo vệ thị lực, đề phòng mắt bị cận thị cần
được xem xét từ nhiều phương diện [33].
1.5.1 Cấp độ cá nhân và gia đình
Tránh gây quá tải cho mắt: Khi đọc hoặc làm việc với cơng việc nhìn
gần nhiều, kéo dài, sau mỗi giờ nên tạm nghĩ, đứng lên và nhìn ra xa (ví dụ
ngắm quang cảnh ở xa qua cửa sổ) khoảng 5 phút [1].
Chiếu sáng tốt: Đảm bảo ánh sáng đủ. Tránh làm việc chỉ có một nguồn
sáng tại nơi làm việc còn nơi khác trong phòng tối. Tránh chói lóa phản chiếu
vào mắt do sử dụng nguồn đèn từ phía trước mặt chiếu vào, tốt nhất nguồn
sáng nên chiếu từ phía sau (chiếu qua vai) hoặc chiếu từ phía tay khơng cầm
bút. Cường độ chiếu sáng tối thiểu là 100lux, tối đa không quá 500lux [1].
Khoảng cách nhìn gần tốt nhất: Để thực hiện các cơng việc nhìn gần
như đọc, viết, và các cơng việc khác nên đmr bảo khoảng cách nhìn tối thiểu
bằng độ dài từ khuỷa tay tới đốt ngón tay giữa (đối với học sinh bé từ 25-30
cm, với học sinh lớn 35-40 cm), đầu hơi cúi góc 10-15 độ [1].
Tư thế làm việc với cơng việc nhìn gần: Ngồi với tư thế thẳng trong
trạng thái ngồi tự nhiên, giữ khoảng cách phù hợp với công việc (như khoảng
cách từ mắt đến bàn; từ mắt tới sách, vở). Khi đọc, viết hoặc xem vô tuyến
tránh nằm (với các tư nằm ngửa, nghiên, sấp). Khi viết chú ý việc cầm bút sao
cho không bị che tầm nhìn dẫn đến phải nghiêng đầu, nghoẹo cổ, vẹo người
mới nhìn được [1].
Khoảng cách xem vơ tuyến: Nên xem vơ tuyến với khoảng cách có độ

dài bằng 7 lần độ rộng của màn hình (khoảng 8-10 feet {từ 244 tới 305}), nên
ngồi thẳng và hạn chế thời gian xem vô tuyến đặc biệt là đối với trẻ em [1].


11

Hoạt động ngoài trời: Tăng cường các hoạt động ngoài trời, điều này sẽ
giúp cho mắt nhìn xa, nhìn bao qt các phía. Vì vậy, hoạt động ngồi trời sẽ
gips cho mắt khỏe hơn [1].
Nâng cao thể trạng: Ăn uống đủ chất, tập thể dục thường xuyê, mát xa
vùng quanh hố mắt để chống mỏi mắt [1].
Vệ sinh phòng bệnh: Dự phòng các bệnh truyền nhiễm liên quan đến
thị giác [1].
Đảm bảo chế độ học tập sinh hoạt hoạt ngoài trời hàng ngày, để mắt
được điều chỉnh thích hợp với môi trường. Cần đảm bảo thời gian ngủ 8 – 10
giờ/ngày. Không nằm, quỳ để đọc hay viết bài. Không đọc khi đi trên ô tô, tàu
hỏa, máy bay [50].
Bổ sung dưỡng chất và vitamin mỗi ngày cho mắt, cần ăn nhiều rau quả
để bổ sung đầy đủ các loại vitamin cần thiết như: Vitamin A, vitamin E,
vitamin C, nhóm B như hoa quả có màu vàng đỏ, rau xanh thẩm, dầu gan cá,
giá, cam, quýt, bơ…[11], [29], [32].
1.5.2. Cấp độ ngành Y tế
Muốn thực hiện tốt các biện pháp trên nhà trường cần có đội ngũ
chuyên trách Y tế trường học. Họ cần biết định kỳ kiểm tra thị lực cho học
sinh, nhắc nhở các cháu cận thị đeo kính, hướng dẫn các cháu cận thị nặng
tránh vận động mạnh, đề phịng chấn thương mạnh có thể dẫn đến nguy cơ
mù mắt (bong võng mạc) [15].
Khi bị cận thị mang loại kính thích hợp, mỗi người cận thị phải dùng
riêng một loại kính của mình, khơng thể có cặp kính chung cho hai người, bởi
vì khoảng cách đồng tử của mỗi người thường không giống nhau.

Kiểm tra thị lực và kính từ 3 đến 6 tháng để có thể đánh giá sự thay đổi
của độ cận thị và có điều chỉnh kịp thời.


12

Ngồi ra cần coi trọng vệ sinh phịng bệnh để dự phòng các bệnh truyền
nhiễm liên quan đến thị giác.
Các bậc phụ huynh cần phối hợp chặt chẽ với nhà trường, bố trí và cải
thiện điều kiện học tập ở nhà cho con em mình.
Hiện nay, có thể điều trị cận thị bằng phẩu thuật nhưng chỉ định được
đặt ra khi trên 18 tuổi và theo dõi ít nhất trong 6 tháng đến 1 năm, độ cận thị
không tiến triển [5].
Bệnh cận thị hồn tồn có thể phịng được nếu có sự phối hợp tích cực
giữa học sinh, gia đình và nhà trường [15].
1.6. Những nghiên cứu về cận thị trên thế giới và Việt Nam
1.6.1. Tình hình cận thị trên thế giới
Ian Morgan và Kathryn Rose (2005), nghiên cứu sự tiến triển của bệnh
cận thị lứa tuổi 11-13 tại các nước trên thế giới cho thấy tỷ lệ cận thị tăng dần
theo thời gian ở hầu hết các nước nghiên cứu. Trung Quốc năm 1998 cận thị
chỉ có 18% năm 2003 lên đến 45,6-49,7%; tại Mỹ năm 1953-1954 (12,1%)
thấp hơn năm 1993 (28%) [55]. Nghiên cứu của S.H.Wedner (2002) ở
Mwanza city, Tanzania trên 2511 học sinh, tỷ lệ cận thị 5,6% [57]. S.M.Saw
(2003) nghiên cứu tại Singapore, nêu lên tỷ lệ tật khúc xạ học sinh 15-18 tuổi
rất cao đến 73,9% [56].
Những năm gần đây, mơ hình phân bố cận thị theo vùng địa lý đang trở
nên phổ biến. Tỷ lệ hiện mắc không chỉ cho thấy sự khác nhau tùy theo vùng
mà còn thể hiện các khác biệt đặc trưng của từng nước, cũng như theo xu
hưỡng về kinh tế, xã hội, hệ thống và trình độ giáo dục, lứa tuổi... Khuynh
hướng chung là tỷ lệ hiện mắc cận thị cao nhất ở các vùng thành phố Châu Á,

ví dụ như Đài Loan, Hồng Kơng và Singapore, và thấp nhất tại các vùng nông
nghiệp đơn thuần, ở các nước không thuộc Châu Á. Các nghiên cứu dịch tễ
cho thấy tỷ lệ hiện mắc cận thị ngày một tăng, đặc biệt ở cộng đồng người


13

Châu Á. Ở Nhật Bản được đánh giá có hơn một triệu người bị giảm thị lực
liên quan đến cận thị ở mức cao. Lin LLK xem xét 5 cuộc điều tra từ năm
1983 đến năm 2000 trên lãnh thổ Đài Loan nhận thấy tỷ lệ cận thị ở trẻ 7 tuổi
tăng từ 5,8% (1983) tới 21% năm (2000), ở 12 tuổi tăng từ 36,7% (1983) tới
61% (2000). Theo Tổ chức Y tế Thế giới, hiện nay có khoảng 2,3 tỷ người
trên thế giới có tật khúc xạ ( tỷ lệ cận thị trên 96%), trong đó chỉ có 1,8 tỷ
người trong số này được chỉnh kính. Số cịn lại khoảng 153 triệu người đang
bị mù lòa hoặc lòa do cận thị, chủ yếu sống ở các nước đang phát triển (1/3 ở
Châu phi) và trẻ em cũng không được chỉnh kính. Tỷ trọng gây mù do tật
khúc xạ khác nhau ở các nước cao tới 8,2% ở Hàn quốc, 14% ở Đài Loan,
12,1% ở Hồng Kông, 22,4% ở Phi-lip-pin, nhưng lại thấp chỉ 1 - 4% như ở
Việt Nam, Thái Lan, Indonesia, Malaysia [7].
Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO), tỷ lệ mù do tật khúc xạ ước tính cho
tồn thế giới là 18% trong các ngun nhân gây mù. Tại Châu Á vấn đề còn
nặng nề hơn và được coi là khu vực có tỷ lệ TKX cao nhất là cận thị có tỷ lệ
cao nhất kết quả điều tra ở Đài Loan cho thấy gần 90% học sinh ở độ tuổi tử
16–18 tuổi bị cận thị. Chỉ riêng ở Trung Quốc ước tính đã có hơn 300 triệu
người cận thị chiếm khoảng 25% dân số. Học sinh phổ thông (6 – 15 tuổi) các
nước khác cũng chiếm tỷ lệ tật khúc xạ cao như: Thái Lan (12%), Singapore
(65 – 85%), Nhật Bản (50%). Theo một nghiên cứu ở Ấn Độ cho thấy 13% số
người mù và 56% có tồn tại chức năng thị giác là do tật khúc xạ.
Mới đây, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và tổ chức Quốc tế về phòng
chống mù lòa đã nhất định xác định tật khúc xạ chưa được chỉnh kính đã và

đang là một nguyên nhân đáng kể gây mù và là nguyên nhân chủ yếu gây
giảm thị lực. Do đó vấn đề cận thị chưa được chỉnh kính đã được nghiên cứu
xem xét nghiêm túc để đưa vào chương trình phịng chống mù lịa nhằm
hướng tới mục tiêu: “Thị giác năm 2020 quyền được nhìn thấy”. Tổ chức Y tế


14

thế giới đã xây dựng những chiến lược cụ thể để loại trừ căn ngun gây mù
lịa có thể phịng tránh này bằng một can thiệp đơn giản là chỉnh, cấp kính cho
bệnh nhân. Để giúp các Quốc gia giải quyết vấn đề mù lòa và giảm thị lực do
cận thị gây ra, các tổ chức quốc tế này đang hợp tác với các tổ chức phi chính
phủ quốc tế (INGO) có kinh nghiệm hoặc đang có chương trình phịng chống
mù lòa do tật khúc xạ như Trung tâm quốc tế về đào tạo chăm sóc mắt, tổ
chức bảo vệ thị giác quốc tế, Hỗ trợ người mù của đạo tin lành. Tổ chức
ORBIS và Hội đồng thể giới về chỉnh quang.
Bàn luận về tầm quan trọng của vấn đề tật khúc xạ chưa được chỉnh
kính, bác sỹ Catherin le Gales Camus, trợ lý Tổng giám đốc tổ chức Y tế thế
giới đã nói: “Những kết quả này đã nêu rõ sự nguy hại của vấn đề. Loại tổn
thương thường gặp này không thể bị lãng quên lâu hơn nữa mà được coi là
nhiệm vụ cấp bách… Thiếu sự chỉnh và cấp kính thích hợp, hàng triệu trẻ em
đang bị mất cơ hội học tập và nhiều người lớn bị mất khả năng lao động cùng
với hậu quả trầm trọng về kinh tế và xã hội. Nhiều cá nhân và gia đình sẽ bị
đẩy vào vịng xốy đói nghèo hơn bởi vì họ khơng thể nhìn rõ”. Số lượng
những người bị mù và tổn thương thị lực do tật khúc xạ chưa được chỉnh kính
đã tăng làm tăng gấp đơi gánh nặng mù lịa trên tồn thế giới [17].
1.6.2. Tình hình cận thị tại Việt Nam
Nói đến trường học là nghĩ ngay đến vệ sinh trường học. Vệ sinh
trường học là một khoa học, người ta đã quan tâm từ lâu. Ngày nay với sự
phát triển của khoa học kỹ thuật, vấn đề vệ sinh trường học lại được quan tâm

tới nhiều khía cạnh khác nhau. Yếu tố vệ sinh trường học có thể kể đến là:
ánh sáng, kích thước bàn ghế, tư thế ngồi học và một số yếu tố bất lợi như:
thời gian học tập, sử dụng máy vi tính, đọc truyện...
Càng lên các lớp trên, số học sinh bị cận thị càng tăng, trong đó thành
thị nhiều hơn nông thôn (theo điều tra của Viện mắt Trung ương năm 2009,


15

vùng nông thôn là 10–15%, ở thành thị 25–35%). Cận thị đang có xu hướng
gia tăng do chế độ học tập không hợp lý, thời gian làm việc của mắt quá nhiều
như: đọc nhiều sách, truyện, xem ti vi, chơi game. Đặc biệt kiến thức về tật
khúc xạ còn nhiều hạn chế, chế độ dinh dưỡng chưa hợp lý làm ảnh hưởng
đến cận thị.
Cận thị ảnh hưởng đến kết quả học tập của học sinh, ảnh hưởng đến
sinh hoạt thể dục thể thao, đặc biệt các em cận thị nhẹ từ 6/10 đến 8/10 khơng
chịu mang kính điều chỉnh góp phần làm cho tỷ lệ cận thị tăng theo.
Trong điều kiện học tập thiếu thốn, không đảm bảo vệ sinh thị giác đều
có thể tác động gây nên tật cận thị, các yếu tố mơi trường, ngồi ra ở lưa tuổi
học sinh tiểu học cịn có bệnh khơ mắt do thiếu vitamin A, hậu quả làm cho
trẻ chậm lớn, quáng gà, khơ mắt dẫn đến mù lịa [5].
Ở Việt Nam, Ngơ Như Hịa (1964) nhận thấy tỷ lệ cận thị ở học sinh
Hà Nội là 4-4,2%, sau đó khoảng 10 năm, theo điều tra của Việt Mắt (1974)
thấy tỷ lệ cận thị là 10,4% tăng gấp 2,5 lần. Điều tra của trung tâm mắt Hà
Nội vào năm 1994 cho thấy tỷ lệ cận thị có xu hướng tăng nhanh theo cấp
học, tỷ lệ bệnh này ở cấp I là 1,6%; ở cấp II là 4,8% nhưng đến cấp III đã là
10,3% gấp gần 7 lần cấp I và gấp 2 lần cấp II. Năm 2011, Bộ Giáo dục và
Đào tạo tiến hành nghiên cứu và nhận thấy tỷ lệ cận thị ở học sinh phổ thông
Hà Nội năm học 2000-2001 ở khối tiểu học là 11,3%, THCS là 23,3% và
THPT là 29,8%. Khu vực nội thành (Hoàn Kiếm) là 30,9% và ngoại thành

(Sóc Sơn) là 21,8% [7].
Theo nghiên cứu của Đại học Y Thái Nguyên năm 2007 trên 8927 học
sinh 16 trường các cấp từ tiểu học đến trung học cho thấy, tỷ lệ mắc tật khúc
xạ 11,52%. Năm 2008, Bệnh viện mắt Trung ương đã điều tra về tật khúc xạ
ở phổ thông ở 3 tỉnh Hà Tỉnh, Hải Phòng, Đà Nẳng trên tổng số 2280 học sinh
cho thấy, tỷ lệ mắc tật khúc xạ ở học sinh là 26,4%. Trong đó, Tiểu học là


×