Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

Nghiên cứu tình hình cận thị và các yếu tố liên quan đến cận thị tại trường trung học cơ sở hùng vương thành phố huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (286.29 KB, 31 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
Chăm sóc bảo vệ và giáo dục sức khoẻ cho mọi người, đặc biệt là học sinh
tại các trường học là mối quan tâm lớn của mỗi gia đình và toàn xã hội. Vấn đề
vệ sinh y tế học đường đã được chú trọng bởi đó là những yếu tố có tác động
trực tiếp đến tình hình sức khỏe học sinh, trong đó có cận thị học đường.
Khi nền kinh tế thị trường cùng với việc công nghiệp hóa hiện đại hóa đất
nước thì nhu cầu xã hội đòi hỏi con người cần phải có kiến thức cao, học sinh
phải học tập nhiều hơn về cường độ cũng như về thời gian. Các phương tiện
phục vụ cho học tập và giải trí đa dạng, phong phú hơn như: ti vi, máy tính, điện
tử. Tất cả đều có yêu cầu sử dụng mắt liên tục trong cự ly gần đã làm cho tần
suất khúc xạ gia tăng. Một nghiên cứu của Thành phố Hồ Chí Minh năm 1993
cho thấy tỷ lệ tật khúc xạ tăng theo cấp học: tiểu học: 6,7%; THCS: 7,4%;
THPT: 12,4%.[15]. Nghiên cứu ở Thành phố Huế cho thấy tỷ lệ cận thị chung
trong dân số là 4,8% [8].
Trường THCS Hùng Vương nằm gần trung tâm Thành phố, có tổng số
1369 học sinh trong 4 khối. Các em đa số là con nhân dân trong phường, mức
sống thuộc loại trung bình khá. Hàng năm trường luôn phối hợp với trung tâm y
tế học đường tổ chức khám, phát hiện sớm và điều trị các bệnh lý nói chung cho
các em.
Để góp phần trong công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh
chúng tôi tiến hành "Nghiên cứu tình hình cận thị và các yếu tố liên quan đến
cận thị tại trường Trung học cơ sở Hùng Vương - Thành phố Huế" nhằm
mục tiêu sau:
1. Xác định tỷ lệ cận thị trong học sinh Trường THCS Hùng vương
2. Khảo sát một số yếu tố về thói quen trong học tập ảnh hưởng đến tật
cận thị ở học sinh.
1
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. GIẢI PHẪU NHÃN CẦU LIÊN QUAN ĐẾN TẬT KHÚC XẠ
Nhãn cầu có dạng hình cầu, đường kính trước sau khoảng 23mm, thể tích


chứa 6,5ml. Nhãn cầu có vỏ bọc gồm 3 lớp: Củng - giác mạc, màng bồ đào và
võng mạc, bên trong chứa các môi trường trong suốt: thủy dịch, thể thủy tinh và
dịch kính [1], [3].
1.1.1. Giác mạc
Là một chõm cầu trong suốt không có mạch máu và phong phú về thần
kinh. Giác mạc chiếm 1/5 trước, dày 0,5-1mm, đường kính ngang khoảng
12mm, từ trước ra sau giác mạc gồm có 5 lớp: Thượng mô, màng Bowman, nhu
mô, màng Descemet, nội mô, phân bố thần kinh cho giác mạc là nhánh V1. Về
mặt chức năng, giác mạc được xem như là một thấu kính hội tụ có công suất
khoảng 45 điốp.
1.1.2. Thể thủy tinh
Là một thấu kính trong suốt, 2 mặt lồi, không có mạch máu, nằm sau
mống mắt và trước dịch kính. Thể thủy tinh được treo cân đối bởi các sợi Zinn
chạy từ thể mi đến xích đạo thể thủy tinh. Thể thủy tinh là một thấu kính hội tụ
có công suất khoảng 20 diốp và tham gia điều tiết để nhìn gần. Đặc điểm chủ
yếu của thể thủy tinh là có thể thay đổi bán kính độ cong khi điều tiết, nhờ đó
mà hội tụ được ánh sáng trên võng mạc
1.2. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN VỆ SINH HỌC ĐƯỜNG
Nói đến trường học phải nghĩ ngay đến vệ sinh học đường. Vệ sinh học
đường là một môn khoa học. Người ta đã quan tâm đến nó từ những thế kỷ xa
xưa. Vào thế kỷ 13-14 khi xây dựng ở các trường lớp Châu Âu, người ta đã chú ý
tới sự yên tĩnh và ánh sáng của lớp học. Song người ta chưa quan tâm nhiều tới sự
thích hợp của bàn ghế và độ cao của bảng viết đối với tầm cỡ học sinh [6], [20].
2
Ngày nay với sự phát triển của khoa học kỹ thuật vấn đề vệ sinh học
đường được quan tâm tới nhiều khía cạnh khác nhau. Vaö những hiểu biết về sự
tương quan giữa thế giới ngoại cảnh với tâm sinh lý của con người đã phát triển
rất tinh tế và khoa học. Đặc biệt trường học lại là nơi tiễp xúc trong quá trình
phát triển tâm sinh lý của học sinh với những tương quan của xã hội bên ngoài.
Đó là môi trường sống, môi trường phát triển của thể lực và trí tuệ [10].

Ngày nay vệ sinh học đường liên quan tới nhiều bộ môn khoa học như:
khoa kỹ thuật, khoa học phối hợp màu sắc và trang trí, đặc biệt là khoa học
Ergonomi là môn khoa học nghiên cứu sự phù hợp về sinh lý người và công cụ
học tập như: bàn ghế, dụng cụ học tập, bảng viết [20].
1.3. KHÁI NIỆM VỀ CẬN THỊ
Ngoài các bệnh phổ biên ở lứa tuổi thanh thiếu niên như các bệnh nhiễm
ký sinh trùng, bệnh ngoài da, bệnh tiêu hóa, bệnh của hệ xương khớp , học sinh
thường mắc phải một số bệnh tật có liên quan đến quá trình học tập của các em,
trong đó có cận thị.
1.3.1. Định nghĩa
Cận thị là tật khúc xạ của mắt làm cho mắt chỉ thấy rõ vật ở gần trước mắt
không rõ vật ở xa do độ hội tụ của mắt tăng quá mức bình thường [12],[13].
Cận thị sẽ gây tác hại đến kết quả học tập của học sinh, ảnh hưởng đến sự
phát triển trí lực của các em.
1.3.2. Nguyên nhân
1.3.2.1.Nguyên nhân bẩm sinh
Nguyên nhân của cận thị thông thường là do sự sai lạc phát triển xảy ra ở
thời kỳ phôi thai và thời kỳ phát triển tích cực. Những rối loạn dẫn đến bất
thường của những thành phần cấu tạo khúc xạ nhãn cầu như: độ cong giác mạc,
độ sâu tiền phòng Di truyền đóng một vai trò cao và khá rõ nét trong cận thị
bẩm sinh và cận thị nặng [17].
1.3.2.2. Mắc phải
3
Môi trường cũng có thể ảnh hưởng đến tình trạng khúc xạ của mắt - sự
găng sức trong làm việc thị giác gần kéo dài. Sau khi mắc một số bệnh truyền
nhiễm cũng là một nguyên nhân gây cận thị. Đối với lứa tuổi học sinh, yếu tố
trường học là một trong những nguyên nhân chính có nguy cơ dẫn đến cận thị
[19]. Các yếu tố trường học có thể kể đến là:
- Ánh sáng: thị lực phụ thuộc vào độ chiếu sáng, nếu tăng độ chiếu sáng
thì khả năng phân biệt những vật nhỏ sẽ tăng. Do vậy thiếu ánh sáng và chiếu

sáng không hợp lý trong khi học sẽ gây mệt mỏi thị lực, đó là một trong những
yếu tố tạo điều kiện thuận lợi cho cận thị phát sinh và phát triển.
- Kích thước bàn ghế: Bàn ghế thiếu, kích thước không phù hợp với lứa tuổi
học sinh, sắp xếp sai quy cách không đạt tiêu chuẩn vệ sinh: bàn cao ghế thấp hoặc
bàn thấp ghế cao (hiệu số sử dụng không đạt tiêu chuẩn vệ sinh học đường).
Một số yếu tố bất lợi khác: Như sách vở, chữ viết chưa đạt tiêu chuẩn
( quá nhỏ, in mờ, giấy đen ), nhìn gần liên tục, đọc sách truyện quá nhiều, nhất
là sách truyện cỡ chữ nhỏ, giấy đen Do chế độ học tập quá căng thăng, một số
trò chơi giải trí như điện tử, băng hoạt hình ngày càng nhiều và chiếm nhiều thời
gian học tập, nghỉ ngơi của học sinh, mắt phải điều tiết nhiều, là những điều kiện
có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của cận thị.
- Yếu tố thể trạng: những trẻ em gầy yếu, hay ốm đau, dễ bị cận thị hơn
trẻ khoẻ mạnh, nhất là những trẻ em bị suy dinh dưỡng sau bị cúm, sởi, ho gà,
lao cũng dễ bị cận thị hơn.
Mắt kém sẽ ảnh hưởng đến việc học tập nghĩa là ảnh hưởng sự tiến bộ,
lao động, rèn luyện, đến tương lai và đến cả vẻ đẹp thẩm mỹ của con người.
4
1.4. TIÊU CHUẨN VỆ SINH HỌC ĐƯỜNG
Theo tiêu chuẩn vệ sinh học đường tại Quyết định số 1221/2000/QĐ.
BYT ngày 14.04.2000 của BYT Quyết định về cơ sở học tập như sau [7]
1.4.1. Diện tích khu trường trên một học sinh
Vùng nông thôn, miền núi, không dưới 10m2
Vùng thành thị: không dưới 6m2
Trong đó: Diện tích để xây dựng công trình chiếm từ 20-30%
Diện tích để trồng cây xanh từ 20-40%
Diện tích làm sân chơi, bãi tập từ 40 - 50%.
1.4.2. Diện tích phòng học cho một học sinh
Tiêu chuẩn tư 1,1-1,25m2 cho một học sinh, tối thiểu là 0,8m2 kích thước
phòng học.
Chiều dài không quá 8,5m; chiều rộng không quá 6,5m, cao 3,6m.

Trần của phòng học: quét vôi trắng, tường quét vôi màu xanh nhạt.
1.4.3. Điều kiện về chiếu sáng phòng học
Phòng học cần đảm bảo độ chiếu sáng đồng đều, không dưới 100lux.
Riêng phòng học có học sinh khiếm thị thì độ chiếu sáng không dưới 300lux.
Chỉ số chiếu sáng phòng học: Chỉ số chiếu sáng phòng học 1/4 - 1/5 =
0,25 - 0,2. Chỉ số chiếu sáng phòng học là tổng diện tích các cửa sổ có nguồn
sáng tự nhiên lọt qua chia cho tổng diện tích phòng học, không kể diện rích cửa
ra vào và trừ bớt phần trăm chấn song cửa sổ nếu có: 10% cho chấn song sắt,
20% cho chấn song gỗ.
- Độ sáng tối thiểu là 100lux , tối đa không quá 300lux. Độ sáng là ánh
sáng giữa phòng học đo bằng luxmete được đặt cách mặt đất 80cm.
1.4.4. Yêu cầu vệ sinh chiếu sáng phòng học
- Chiếu sáng tự nhiên: Phòng học phải được chiếu sáng tự nhiên đầy đủ,
hướng lấy ánh sáng tự nhiên chủ yếu là hướng Nam (cửa sổ ở phía không có
hành lang) về phía trái của học sinh khi ngồi viết.
5
- Chiếu sáng nhân tạo: Để hỗ trợ khi phòng học thiếu ánh sáng tự nhiên,
cần chiếu sáng nhân tạo. Số lượng bóng đèn như sau: Nếu là bóng đèn tóc thì
cần 4 bóng, mỗi bóng có công suất từ 150-200W treo đều ở 4 góc. Nếu là bóng
đèn neon thì treo 6-8 bóng, mỗi bóng dài 1,5m. Các bóng treo ở độ cao cách mặt
bàn học 2,8m.
1.4.5. Điều kiện về bàn ghế học tập
Chỉ số chiều dài bàn học cho mỗi chỗ ngồi của học sinh trung học cơ sở
là 0,45m, là chỉ số tối thiểu đảm bảo của học sinh trong giờ học trong lớp.
- Hiệu số sử dụng tiêu chuẩn: Không vượt quá 30cm đối với học sinh
THCS (hiệu số sử dụng bàn ghế được đo bằng hiệu số giữa chiều cao của bàn
(tính từ mặt đất đến mép sau của baòn) rừ chiều cao ghế (tính từ mặt đất đến
mép trước của ghế).
- Kích thước (chiều cao, chiều rộng và chiều sâu) của bàn ghế phải tương
ứng với nhau, đồng thời phải phù hợp với tầm vóc của học sinh. Bàn học thích

hợp nhất là loại bàn cho 2 chỗ ngồi, mỗi chỗ ngồi rộng không dưới 0,5m ghế
học phải rời với bàn và có thành dựa.
- Cách kê bàn ghế trong phòng học: bàn đầu đặt cách bảng 1,7-2m bàn
cuối cùng đặt cách bảng không quá 8m
1.4.6. Điều kiện về bảng học
- Bảng cần được chống lóa
- Kích thước: chiều dài từ 1,8-2m, rộng 1,2-1,5m
- Màu sắc: xanh lá cây hoặc màu đen (nếu viết bằng phấn), màu trắng (nếu
viết bằng bút dạ đen)
- Cách treo bảng: treo bảng ở giữa tường, mép dưới bảng cách nền phòng
học từ 0,8-1m.
- Chữ viết trên bảng có chiều cao không nhỏ hơn 4cm.
1.4.7. Điều kiện về chăm sóc y tế học đường
Trường học phải có phòng y tế để chăm hóc sức khỏe cho học sinh.
6
- Diện tích phòng từ 12m2 trở lên.
- Trong phòng được trang bị đầy đủ các dụng cụ y tế thuốc men do y tế
địa phương hướng dẫn.
- Nếu trường học có học sinh nội trú, bán trú phải có phòng cách ly và
nhân viên y tế trực 24/24 giờ.
1.5. TÌNH HÌNH CẬN THỊ HỌC SINH TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC
1.5.1. Thế giới
Hiện nay trên thế giới ước tính có khoảng 45 triệu người mù và 135 triệu
người thị lực thấp có nguy cơ đưa đến mù. Trong đó tỷ lệ của tật khúc xạ (chủ
yếu là cận thị) chiếm 25,72% các bệnh về mắt [13],[17].
- Kalikivari và cộng sự điều tra 40.029 trẻ tuổi từ 3-18 tuổi ở trường thuộc
vùng Nam Ấn Độ, thông báo tình hình cận thị là 8,1%. Tỷ lệ cận thị cao hơn
một cách có ý nghĩa thống kê ở trẻ bằng hoặc lớn hơn 10 tuổi [25].
Cận thị hiện nay trở thành một vấn đề sức khỏe quan trọng trong cộng
đồng học sinh ở Đài Loan. Tỷ lệ cận thị trong học sinh ở Đài Loan là 80% ở lứa

tuổi 18. Tỷ lệ cận thị cao ở Trung Quốc, Nhật Bản, nhưng cao nhất là ở Đài
Loan và Singapor [25].
1.5.2. Tại Việt nam
Ở nước ta mạng lưới y tế hoûc đường, chăm sóc sức khỏe cho học sinh,
phòng chống các bệnh học đường như: cận thị, cong vẹo cột sống đã được nhà
nước quan tâm và giao nhiệm vụ đó cho ngành y tế và giáo dục. Năm 1999, Bộ
Y tế công bố chính thức tỷ lệ cận thị ở cấp tiểu học là 0,65%, THCS 1,6%,
THPT lên tới 8,12% [6].
Theo số liệu của Bộ Y tế năm 1997 số học sinh cả nước đã vượt qua con
số 20 triệu và trên thực tế các bệnh học đường ngày càng gia tăng, chủ yếu là
cận thị.
Trong một cuộc điều tra về tình hình phát triển thể lực và bệnh tật của học
sinh tại 13 tỉnh, thành phố phía Bắc, tỷ lệ mắc bệnh cận thị chung là 4,5% [3].
Ở miền Nam, theo kết quả nghiên cứu "Điều tra tình hình thị lực và tật khúc xạ
7
trong học sinh và hướng dẫn sự phòng", được thực hiện năm 1993 của Trung
tâm mắt TPHCM cận thị chiếm khoảng 8,65%. Đặc biệt tật khúc xạ tăng dần
theo cấp: tiểu học: 6,7% THCS 7,4%, THPT 12,4%. Trong đó tỷ lệ cận thị
chiếm 82% còn lại là loạn thị [15].
Theo báo cáo Viện mắt Trung ương tỷ lệ cận thị của học sinh THCS: 12%
và THPT 25 - 59%.
Một nghiên cứu của tác giả Đặng Đức Nhu (2001) tại Quận Hoàn Kiếm
Hà Nội cho kết quả tỷ lệ cận thị: cấp tiểu học là 17%, THCS: 29%, THPT 41,5%
[18]. Nghieen cứu của Đặng Anh Ngọc ở 2 trường tiểu học tại Hà nội cho thấy
tỷ lệ cận thị 10,3% [21].
- Tại Thừa Thiên Huế
Qua nghiên cứu tình hình tật khúc xạ của 3 trường phổ thông cơ sở tại TP
Huế (2002) Cho thấy: tỷ lệ học sinh giảm thị lực chung chiếm 8,27%, nguyên
nhân giảm thị lực do tật khúc xạ chiếm 98,6% tỷ lệ tật khúc xạ chung chiếm
8,16%, trong đó cận thị chiếm 70,89%, tỷ lệ tật khúc xạ chung chiếm 8,16% và

loạn thị chiếm 12,44%. Một số yếu tố liên quan đến cận thị như cha, mẹ bị cận
thị, con bị cận thị chiếm 40,4%, Cha, mẹ không bị cận thị con bị cận thị chiếm
2,8% [9].
Nhìn chung, tỷ lệ cận thị học đường ngày càng tăng cao, đặc biệt ở các
thành phố lớn cũng như khu vực nội thành. Vì vậy nguyên nhân gây cận thị
trường học không chỉ là do cơ sở trong thiết bị học tập không đạt tiêu chuẩn vệ
sinh nữa mà còn do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan trong sinh hoạt hàng
ngày tác động đến.
8
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Học sinh trường trung học cơ sở Hùng Vương TP Huế.
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Theo phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang.
Phương tiện nghiên cứu
Các phương tiện dùng để khám phát hiện bệnh.
- Đèn pin.
- Đèn soi đáy mắt trực tiếp.
- Bảng thị lực vòng hở Landolt
- Kính lúp 2 mắt.
-Hộp thử kính
2.3. KỸ THUẬT THU THẬP THÔNG TIN
2.3.1. Phát và thu phiếu điều tra
Học sinh trong diện khám sẽ được phát một phiếu điều tra về thói quen và
điều kiện học tập theo mẫu được thiết kế dựa vào mẫu điều tra số 09 của Vụ sức
khoẻ trường học Bộ Y tế [6], đồng thời được hướng dẫn cách điền vào phiếu.
Ngày hôm sau phiếu đó sẽ được thu lại.
9
PHIẾU ĐIỀU TRA

THỜI GIAN BIỂU, THÓI QUEN SỨC KHOẺ TRƯỜNG HỌC
(Đề nghị các em học sinh và phụ huynh vui lòng điền hoặc đánh dấu vào
các ô đúng theo trường hợp của mình)
I. Câu hỏi về cá nhân và gia đình
1. Họ và tên học sinh
2. Em sinh: ngày tháng năm
3.Em học lớp trường
4.Em có mâïy anh chị em ruột Em là con thứ mấy
5. Em sống cùng: Bố mẹ … Họ hàng … Người đỡ đầu khác
6. Nghề nghiệp của bố của mẹ
7. Trong gia đình có ai bị cận thị (được chẩn đoán của bác sỹ chuyên khoa)
Ông nội … Bà nội … Ông ngoại … Bà ngoại … Bố … Mẹ … Anh, chị,
em
8. Bản thân em hiện đang có bệnh gì không(ghi rỏ) kể cả phải đeo kính

II.Câu hỏi về thời gian biểu, thói quen sức khoẻ trường học:
1.Em bắt đầu học ở trường lúc mấy giờ và kết thúc lúc mấy giờ
2.Tổng số giờ em học thêm ở trường ( kể cả ngoại khoá) giờ/ tuần.
3.Cặp mà em mang đến trường là loại:
Cặp có dây đeo hai vai … Cặp có dây đeo một vai … Cặp chỉ có quai xách …
4.Khi mang cặp đến trường em thường có thói quen:
Đeo cặp vào hai vai … Đeo cặp vào một vai … Xách cặp ở tay … Chở ở xe …
5.Theo em cặp mà em mang có nặng quá với em không: có … không …
6.Em ngồi bàn thứ mấy từ trên xuống- ở giữa … bên phải … bên trái …
7. Em ngồi trong lớp có bao giờ bị cô giáo nhắc do ngồi tư thế không đúng
không: có … không …
8. Chổ ngồi ở lớp khi viết có khi nào bị tối không: có … không …
Cụ thể: Suốt buổi … Cuối buổi chiều …
10
9.Em có thấy bàn ngồi trong lớp thoải mái không: có … không …

Ghế xa bàn … Ghế cao, bàn thấp … Ghế thấp, bàn cao … Cả ghêï bàn dều cao

10. Chổ em ngồi nhìn lên bảng có bị bóng không:
Co ï… Không thường xuyên … Hoàn toàn không …
11.Từ chổ em ngồi nhìn lên bảng có thấy rỏ chữ cô thầy viết không:
Có … không ….
12.Em có khi nào em áp dụng bài thể dục mắt không? Có … không ….
13.Ngoài thời gian học ở trường, em có còn học thêm ở ngoài: có … không …
14. Tổng thời gian học văn hoá ngoài nhà trường giờ/ tuần
15. Trung bình số giờ tự học tại nhà giờ/ ngày
Ít nhất giờ/ngày nhiều nhất giờ/ ngày
16.Trung bình số giờ em xem tivi giờ/ ngày
17.Số giờ trung bình em sử dụng vi tính và trò chơi điện tử giờ/ tuần
18.Số giờ trung bình em giúp đỡ công việc gia đình trong ngày giờ/ ngày
19.Thời gian đọc truyện,sách,báo(nếu có)trung bình một ngày là giờ/ ngày
20.Tư thế thường xuyên để đọc truyện, sách, báo ở nhà:
Nằm học … Ngồi học … Khác …
21.Ở nhà em có góc học tập không: có … không …
22.Ở nhà khi học bài em thường:
Nằm học … Ngồi học ở góc học tập … Hay tiện đâu ngồi đó …
23.Nơi em ngồi học ở nhà có đủ ánh sáng để đọc và viết không:có … không …
Xác nhận của PHHS Ngày tháng năm
Học sinh ký
11
2.3.2. Đo thị lựcvà thử kính
Khám thị lực học sinh để phát hiện cận thị gồm đo thị lực với bảng thị lực.
Khi phát hiện thị lực giảm dưới 10/10, cho thử kính lỗ để khảo sát xem thị lực
có tăng lên hay không, nếu thị lực tăng lên thì hướng đến tật khúc xạ.
Cách đo thị lực
- Đo thị lực với bảng thị lực vòng hở (Landolt) đặt cách xa 5m, ánh sáng

đủ, đo từng mắt một.
- Nguyên tắc đo thị lực: [2].
+ Bệnh nhân đứng cách bảng thị lực 5 mét
+ Bảng đo thị lực phải được chiếu sáng với cường độ 100 Lux.
+ Đo thị lực từng mắt, khi đo mắt này phải bịt mắt bên kia.
+ Nếu bệnh nhân đang từ chỗ sáng vào chỗ tối, phải cho bệnh nhân ngồi
nghỉ 15 - 20 phút để có đủ thời gian thích nghi.
- Các mức độ thị lực:
Trẻ đọc các hàng chữ từ hàng chữ lớn nhất đến hàng chữ nhỏ nhất trên bảng thị
lực. Kết quả thị lực là hàng chữ nhỏ nhất mà trẻ có thể đọc được.
Cách ghi kết quả như sau:
Thị lực nhìn xa MP 10/10
MT 10/10
+ Nếu đứng cách xa 5m trẻ không thể đọc được hàng chữ lớn nhất của bảng
thị lực thì tiến hành cho trẻ đếm ngón tay (ĐNT) kết quả là cự ly xa nhất mà trẻ
đếm đúng số ngón tay thầy thuốc đưa ra.
Cách ghi kết quả như sau:
Thị lực nhìn xa : MP ĐNT 3m
MT ĐNT 4m
Người ta quy ước: đếm ngón tay xa 5m tương đương với thị lực: 1/10. Như
vậy, đếm ngón tay xa 1m tương đương với thị lực 1/50, đếm ngón tay xa 2mét
tương đương với thị lực 2/50, đếm ngón tay 0,50 mét tương đương thị lực 1/100.
Khi thị lực của mắt dưới 10/10 cho trẻ đeo kính lỗ để khảo sát xem thị lực
12
có tăng lên hay không. Nếu thị lực tăng lên thì hướng tới tật khúc xạ, cho trẻ đeo
kính +0,5D, nếu thị lực tăng lên ta sẽ tăng dần độ kính (+) cho đến lúc nào đạt
thị lực tối đa. Nếu với kính +0,5D trẻ thấy mờ đi, ta thay bằng kính -0,5D, nếu
thị lực tăng lên ta tiếp tục tăng dần độ kính (-) cho đến lúc đạt thị lực tối đa. Nếu
thị lực không tăng đạt đến mức 10/10, ctiến hành thử kính loạn thị cho các em
bằng cách cho nhìn đồng hồ Parent để sơ bộ tìm trục của loạn thị, sau đó cho

đeo thêm kính trụ (-) hoặc kính trụ (+) tuỳ theo loại kính cầu đang đeo, đề học
sinh tự chỉnh trục của độ kính loạn cho đến lúc nào nhìn thấy các đường tiêu
đậm đều như nhau, tiếp theo cho các cháu đọc chữ ở trên bảng thị lực và tăng
hay giảm độ kính cầu cho đến lúc đạt thị lực tối đa. Nếu thị lực không tăng cần
khám thêm để tìm hiểu các bệnh khác như: sẹo giác mạc, đục thể thủy tinh
2.3.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu
- Số học sinh được khám và điều tra.
- Tỷ lệ cận thị theo khối, giới
- Phân bố theo giới, lớp.
- Khảo sát tiền sử bệnh về mắt, tiền sử gia đình về cận thị.
- Các điều kiện trong học tập như thời gian học thêm trung bình, điều kiện
ánh sáng trong lớp học, bàn ngồi có thoải mái, chỗ ngồi nhìn lên bảng có bị
bóng, ngồi trong lớp có thấy rõ chữ trên bảng cũng như tổng số giờ xem ti vi, sử
dụng vi tính.
- Các thói quen trong học tập như tư thế ngồi học, đọc, có hay không góc
học tập ở nhà, điều kiện ánh sáng khi học ở nhà.
13
Chương3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Trong 3 ngày từ 02-05/12/2006 chúng tôi đã tiến hành khám và điều tra
cho 351 học sinh của trường phổ thông cơ sở Hùng Vương. Kết quả thu được
như sau
3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG
3.1.1. Số học sinh khám và điều tra theo khối
Bảng 3.1. Số học sinh khám theo khối
Khối Số lượng Tỷ lệ %
6 66 18,8
7 176 50,1
8 61 17,4
9 48 13,7

Tổng 351 100
Biểu đồ 3.1. Số học sinh khám theo khối
Nhận xét : Trong toàn trường học sinh khối 7 chiếm đa số với tỷ lệ 50,1%
và ít nhất là học sinh khối 9 với tỷ lệ 13,7%.
14
18.80%
50.10%
17.40%
13.70%
6
7
8
9
3.1.2. Phân bố học sinh khám theo giới
Bảng 3.2. Phân bố học sinh khám theo giới
Giới Số học sinh Tỷ lệ%
Nam 145 41,3
Nữ 206 58,7
Tổng 351 100
Nhận xét : Tỷ lệ học sinh nữ khám và điều tra chiếm 58,7% nhiều hơn học
sinh nam 41,3%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05
3.2. TÌNH HÌNH BỆNH CẬN THỊ
Trong số 351 học sinh được khám và điều tra có 50 học sinh mắc tật khúc
xạ cận thị chiếm tỷ lệ 14,2%.
3.2.1 Phân bố học sinh cận thị theo giới
Bảng 3.3. Số học sinh cận thị theo giới
Giới Số học sinh
Không cận thị Cận thị
Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ %
Nam 127 87,6 18 12,4

Nữ 174 84,5 32 15,5
Tổng 301 85,8 50 14,2
Nhận xét : Tỷ lệ cận thị ở học sinh nữ 15,5%, học sinh nam 12,4%, không
có sự khác biệt lớn giữa nam và nữ
3.2.2. Phân bố học sinh cận thị theo khối
Bảng 3.4. Số học sinh cận thị theo khối
15
Khối Số học sinh
Không cận thị Cận thị
Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ %
6 55 83,3 11 16,7
7 156 88,6 20 11,4
8 55 90,2 6 9,8
9 35 72,9 13 26,0
Tổng 301 50
Nhận xét : Số học sinh khối 9 mắc bệnh cận thị cao hơn so với những
khối lớp khác trong toàn trường với tỷ lệ 26,0%. Trong khi đó khối 8 tỷ lệ mắc
bệnh chỉ 9,8%
3.3. KHẢO SÁTMỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN
3.3.1. Khảo sát tiền sử có bệnh về mắt
Bảng 3.5. Tiền sử có bệnh về mắt
Tiền sử Không cận thị Cận thị
Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ %
Có 1 0.3 6 12,0
Không 300 99,7 44 88,0
Tổng số 301 100 50 100
Nhận xét : Trong số học sinh có cận thị, số học sinh có tiền sử bệnh về
mắt chiếm 12,0%, không có tiền sử bệnh mắt chiếm 88,0%. Trong số học sinh
không có cận thị chỉ có 0,3% có tiền sử có bệnh về mắt
3.3.2. Khảo sát tiền sử gia đình

Bảng 3.6. Tiền sử gia đình
Gia đình có
tiền sử cận thị
Không cận thị Cận thị
Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ %
Có 70 23,3 19 38,0
Không 231 76,7 31 62,0
Tổng số 301 100 50 100
16
Biểu đồ 3.5 Tiền sử gia đình
Nhận xét : Số học sinh không cận thị có tiền sử gia đình cận thị chiếm
23,3%, tiền sử gia đinh không có cận thị chiếm 76,7%.
Số học sinh có cận thị có tiền sử gia đình cận thị chiếm 38,0%, tiền sử gia
đình không có cận thị chiếm 62,0%.
Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
17
3.3.3. Khảo sát số giờ học thêm ở trường và tự học
Bảng 3.7. Khảo sát số giờ học thêm và tự học
Số học sinh Trung bình học
thêm/ tuần
Trung bình tự
học/tuần
Không cận thị 48 7.8
Cận thị 51 9.5
Nhận xét: Số học sinh cận thị có trung bình giờ học thêm là 51 giờ/ tuần,
trung bình tự học là 9,5 giờ/tuần
Số học sinh không cận thị có trung bình giờ học thêm là 48 giờ/ tuần,
trung bình tự học là 7,8 giờ/tuần
3.3.4. Khảo sát trung bình số giờ xem tivi và sử dụng vi tính
Bảng 3.8. Trung bình số giờ xem tivi và sử dụng vi tính

Số học sinh Trung bình xem tivi Trung bình sử dụng vi tính
Không cận thị 12 35
Cận thị 7 35

Nhận xét: Số học sinh cận thị có trung bình giờ xem tivi là 7giờ/tuần và
trung bình ngồi trước máy vi tính là 35giờ/ tuần
Số học sinh không cận thị có trung bình giờ xem tivi là 12giờ/tuần và
trung bình ngồi trước máy vi tính là 35giờ/ tuần
18
3.3.5. Khảo sát tình trạng ánh sáng khi ngồi học
Bảng 3.9. Khảo sát tình trạng ánh sáng khi ngồi học
Chổ ngồi
bị tối
Số học sinh
Không cận thị Cận thị
Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ %
Có 106 35,2 23 46,0
Không 195 64,8 27 54,0
Tổng 301 100 50 100
Nhận xét : Trong số học sinh không bị cận thị có 35,2% trả lời chổ ngồi
học bị tối và số học sinh có cận thị thì 46,0% em trả lời chổ ngồi học bị tối
3.3.6. Khảo sát vị trí ngồi đối với bảng ( có bị bóng không)
Bảng 3.10. Khảo sát vị trí ngồi đối với bảng
Vị trí ngồi bị
bóng
Số học sinh Tổng
số
Tỷ lệ
Không cận thị Cận thị
Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ %

Có 29 9,6 5 10 34 9,7
Không thường
xuyên
94 31,2 18 36,0 112 31,1
Không 178 59,5 27 54,0 205 58,4
Tổng số 301 100 50 100 351 100
Nhận xét : Trong tổng số 50 học sinh bị cận thị thì 10% có chổ ngồi
bị bóng và 54% chổ ngồi không bị bóng.
Trong số học sinh không cận thị có 9,6% chỗ ngồi bị bóng và 59,5% chỗ
ngồi không bị bóng.
19
3.3.7. Khảo sát tình trạng nhìn rõ chữ trên bảng
Bảng 3.11. Khảo sát tình trạng nhìn rõ chữ trên bảng
Nhìn rõ chữ
trên bảng
Số học sinh Tổn
g số
Tỷ lệ
Không cận thị Cận thị
Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ %
Có 288 95,7 40 80,0 328 93,4
Không 13 4,3 10 20,0 23 6,6
Tổng 301 100 50 100 351 100
Nhận xét : Trong tổng số học sinh không cận thị chỉ có 4,3% trả lời không
nhìn rõ chữ trên bảng trong khi đó có tới 20,0% học sinh cận thị trả lời không
nhìn rõ chữ trên bảng. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê ( p < 0,01 )
3.3.8. Khảo sát về số giờ học thêm ở ngoài
Bảng 3.12. Khảo sát về số giờ học thêm ở ngoài
Học thêm Số học sinh Tổn
g số

Tỷ lệ
Không cận thị Cận thị
Số lượng Tỷ lệ% Số lượng Tỷ lệ%
Có 241 80,1 45 90,0 286 81,5
Không 60 19,9 5 10,0 65 18,5
Tổng 301 100 50 100 351 100
Nhận xét : Tổng số học sinh có học thêm ở ngoài cũng khá cao 81,5%.
Trong tổng số học sinh bị cận thị có đến 90% học sinh có học thêm ở ngoài.
20
3.3.9. Tư thế đọc sách báo
Bảng 3.13. Tư thế đọc sách báo
Tư thế Số học sinh Tổn
g số
Tỷ lệ
%
Không cận thị Cận thị
Số lượng Tỷ lệ% Số lượng Tỷ lệ%
Nằm 108 35,9 18 36,0 126 35,9
Ngồi 160 52,2 26 52,0 186 53,0
Khác 33 11,0 6 12,0 39 11,1
Tổng số 301 100 50 100 351 100
Nhận xét : Tư thế nằm đọc chiếm 35%.
Tư thế ngồi đọc chiếm 53,0%.
Tư thế khác (nửa nằm nửa ngồi) chiếm 11,1%
Không có sự khác biệt giữa hai đối tượng học sinh cận thị và không cận thị.
3.3.10. Khảo sát góc học tập
Bảng 3.14. Khảo sát góc học tập
Góc học tập Số học sinh Tổn
g số
Tỷ lệ

%
Không cận thị Cận thị
Số lượng Tỷ lệ% Số lượng Tỷ lệ%
Có 288 95,7 50 100 338 96,3
Không 13 4,3 0 0 13 3,7
Tổng 301 100 50 100 351 100
Nhận xét : Đa số học sinh có góc học tập với tỷ lệ 96,3%
Không có góc học tâp chiếm tỷ lệ 3,7%
21
3.3.11. Khảo sát thói quen khi học
Bảng 3.15. Khảo sát thói quen khi học
Thói quen Số học sinh Tổn
g số
Tỷ lệ
%
Không cận thị Cận thị
Số lượng Tỷ lệ% Số lượng Tỷ lệ%
Nằm 5 1,7 0 0 5 1,4
Ngồi góc học
tập
274 91,0 48 96,0 322 91,7
Tiện đâu ngồi
đó
22 7,3 2 4,0 24 6,8
Tổng số 301 100 50 100 351 100
Nhận xét : Tổng số học sinh ngồi học ở góc học tập chiếm tỷ lệ 91,7%
Nằm học chiếm tỷ lệ 1,4%
Tiện đâu ngồi đó chiếm tỷ lệ 6,8%
3.3.12. Nơi học đủ ánh sáng
Bảng 3.16. Nơi học đủ ánh sáng

Nơi học đủ ánh
sáng
Số học sinh Tổn
g số
Tỷ lệ
%
Không cận thị Cận thị
Số lượng Tỷ lệ% Số lượng Tỷ lệ%
Có 295 98,0 49 98,0 344 98,0
Không 6 2,0 1 2,0 7 2,0
Tổng 301 100 50 100 351 100
Nhận xét : Tổng số học sinh trả lời có nơi học đủ ánh sáng chiếm tỷ lệ cao
98,0%, vẫn còn 2,0% số học sinh nơi học không đủ ánh sáng
22
3.3.13. Khảo sát về tình hình thể dục mắt
Bảng 3.17. Khảo sát về tình hình thể dục mắt
Thể dục mắt Số học sinh Tổn
g số
Tỷ lệ
Không cận thị Cận thị
Số lượng Tỷ lệ% Số lượng Tỷ lệ%
Có 60 19,9 11 22,0 71 20,2
Không 241 80,1 39 78,0 280 79,8
Tổng 301 100 50 100 351 100
Nhận xét : Tổng số học sinh có thể dục mắt chiếm tỷ lệ 20,2%
Không thể dục mắt chiếm tỷ lệ 79,8%
Giữa học sinh không cận thị và học sinh cận thị tỷ lệ có thể dục mắt và
không thể dục mắt không có sự khác biệt đáng kể. không có sự khác biệt đáng
kể
23

Chương 4
NHẬN XÉT VÀ BÀN LUẬN
4.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG
Bảng 3.1 cho thấy trong tổng số 351 học sinh được khám và điều tra, tỷ lệ
phân bố giữa các khối không đồng đều: học sinh khối 7 chiếm đa số với tỷ lệ
50,1% và ít nhất là học sinh khối 9 với tỷ lệ 13,7, khối 6 và 8 tương đương nhau.
Lý do chúng tôi kết hợp với chương trình khám điều tra của Trường Đại học Y,
mỗi khối chọn từ 2 - 3 lớp, nhưng khi thu lại phiếu điều tra một số học sinh
không hợp tác đã không trả lời hoặc trả lời không đầy đủ, tất cả các phiếu không
phù hợp chúng tôi loại ra khỏi nghiên cứu. Khối 9 là khối cuối cấp, các em
không muốn mất thời gian học nên ít hợp tác nhất nên tỷ lệ khối 9 ít nhất trong
mẫu điều tra của chúng tôi.
Tỷ lệ học sinh nữ khám và điều tra theo bảng 3.2 chiếm 58,7% nhiều hơn
học sinh nam (41,3%). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Học sinh
nữ thường ngoan hiền, cẩn thận và dễ hợp tác trong việc trả lời phiếu điều tra
hơn học sinh nam. Theo nghiên cứu năm 2002 tại Huế tỷ lệ nam chiếm 57,34%,
nữ chiếm 42,66% [5] khác hẳn chúng tôi, có lẽ do nghiên cứu trên chỉ khám mà
không phụ thuộc vào phiếu điều tra nên tỷ lệ nam và nữ khác nghiên cứu của
chúng tôi như vậy.
4.2. TÌNH HÌNH BỆNH CẬN THỊ
Trong số 351 học sinh được khám và điều tra có 50 học sinh mắc tật khúc
xạ cận thị chiếm tỷ lệ 14,2%. So sánh với tác giả Dương Thị Hương ở Hải
phòng [14] tỷ lệ cận thị ở học sinh trung học cơ sở là 19,4% thì tỷ lệ cận thị của
chúng tôi thấp hơn (p<0,05). Tác giả Hoàng Thị Luỹ và CS tại Thành phố Hồ
Chí Minh (1999) cho thấy tỷ lệ cận thị chung là 20% cao hơn hẳn kết quả của
chúng tôi [16], điều này có thể giải thích được do đối tượng của nghiên cứu này
là học sinh các trường chuyên, mà như tất cả các nghiên cứu trước đây đều cho
thấy tỷ lệ tật khúc xạ nói chung, cận thị nói riêng ở học sinh trường chuyên cao
24
hơn hẳn ở học sinh các trường thường. Vũ Quang Dũng ở Thái Nguyên có kết

quả tỷ lệ cận thị ở học sinh thành phố bậc trung học cơ sở là 12,75% [11].
Bảng 4.1. So sánh tỷ lệ cận thị
Tác giả Tỷ lệ P
Dương Thị Hương (2004) 19.4 <0.05
Hoàng Thị Luỹ (1999) 20.0 <0.05
Vũ Quang Dũng (2002) 12.75 >0.05
4.2.1. Phân bố học sinh cận thị theo giới
Tỷ lệ cận thị ở học sinh nữ 15,5%, học sinh nam 12,4%, không có sự
khác biệt lớn giữa nam và nữ theo bảng 3.3. Theo Hoàng Thị Luỹ tỷ lệ cận thị ở
nam là 25,5%, nữ là 30,5%. Tỷ lệ này tuy đều cao hơn nghiên cứu của chúng tôi
nhưng giữa hai giới cũng không có sự khác biệt đáng kể [15].
4.2.2. Phân bố học sinh cận thị theo khối
Kết quả bảng 3.4 cho thấy số học sinh khối 9 mắc bệnh cận thị cao hơn
so với những khối lớp khác trong toàn trường với tỷ lệ 26,0%. Trong khi đó
khối 8 tỷ lệ mắc bệnh chỉ 9,8%. Các nghiên cứu trước đây đều cho thấy tỷ lệ cận
thị tăng dần theo cấp học và trong mỗi cấp học có sự khác nhau giữa các khối.
Như tác giả Dương Nguyễn Thanh Sơn tại Huế tỷ lệ cận thị ở học sinh khối 7 là
2,84% trong khi ở khối 9 là 6,26% [24 ].
4.3. KHẢO SÁT MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN
4.3.1. Khảo sát tiền sử có bệnh về mắt
Trong số học sinh có cận thị, số học sinh có tiền sử bệnh về mắt chiếm
12,0%, không có tiền sử bệnh mắt chiếm 88,0%.Trong số học sinh không có cận
thị chỉ có 0,3% có tiền sử có bệnh về mắt (bảng 3.5). Đây là khảo sát chủ quan
của học sinh, các em đôi khi hiểu rằng tiền sử bệnh mắt chỉ là nhìn mờ, hoặc đỏ,
hay nói đúng hơn là những loại bệnh mắt mới xảy ra hoặc rất rõ ràng mà các em
có thể nhận thấy. Tuy nhiên kết quả trên cũng cho thấy ở các học sinh cận thị dễ
mắc những bệnh về mắt hơn là ở học sinh không cận thị.
4.3.2. Khảo sát tiền sử gia đình
25

×