Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

1344 nghiên cứu kết quả điều trị của người bệnh tâm thần phân liệt được quản lý tại trung tâm y tế quận cái răng tp cần thơ năm 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.79 MB, 97 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ

TÔN THỊ THU THẢO

NGHIÊN CỨU KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ
CỦA NGƯỜI BỆNH TÂM THẦN PHÂN LIỆT
ĐƯỢC QUẢN LÝ TẠI TRUNG TÂM Y TẾ
QUẬN CÁI RĂNG, THÀNH PHỐ CẦN THƠ
NĂM 2017
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
BÁC SĨ Y HỌC DỰ PHÒNG
Người hướng dẫn khoa học
ThS.Bs. NGUYỄN TẤN ĐẠT

CẦN THƠ - 2018


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên tôi xin cảm ơn Ban Giám hiệu, các bộ mơn cùng tồn thể
q Thầy/Cơ trường Đại học Y dược Cần Thơ đã tận tình giảng dạy, giúp đỡ
tôi trong 6 năm học vừa qua.
Tôi xin chân thành cảm ơn ThS.Bs. Nguyễn Tấn Đạt, người đã dành sự
tận tình giảng dạy, hướng dẫn, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện để cho tơi hồn
thành luận văn này.
Hơn thế nữa, tơi xin dành tình cảm đặc biệt và lời cảm ơn sâu sắc đến
gia đình đã ni nấng cho tôi trên bước đường học vấn, luôn lo lắng, động
viên và an ủi để tơi hồn thành trọn vẹn tốt nghiệp.
Bên cạnh đó, tơi cũng xin được cảm ơn các cán bộ y tế đang làm việc
tại bệnh viện Tâm thần Cần Thơ, Trung tâm y tế quận Cái Răng và các Trạm


y tế trong địa bàn quận đã nhiệt tình hỗ trợ và tạo thuận lợi giúp tôi thu thập
số liệu một cách dễ dàng.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn tập thể lớp Y học dự phòng khóa 38 đã đồng
hành, sát cánh bên tơi trong suốt khoảng thời sinh viên của mình.
Trên hết dù rất cố gắng song đề tài khơng tránh khỏi những mặt cịn
hạn chế và thiếu sót, tơi rất mong nhận được sự đóng góp của q Thầy/Cơ,
các bạn sinh viên, cùng bạn đọc.
Xin trân trọng!


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là cơng trình nghiên cứu do chính tơi
thực hiện dưới sự hướng dẫn của ThS.Bs. Nguyễn Tấn Đạt. Các số liệu và kết
quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn này là trung thực, khách quan
và chưa từng được công bố. Quá trình nghiên cứu, thu thập số liệu tuân thủ y
đức, đạo đức của một nghiên cứu khoa học.
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
Cần Thơ, ngày ….. tháng ….. năm 2018
Người thực hiện

Tôn Thị Thu Thảo


MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC BIỂU
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................................... 1
Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................. 3
1.1. Khái quát về tâm thần phân liệt ...................................................................... 3

1.2. Đánh giá và đặc điểm ảnh hưởng kết quả điều trị tâm thần phân liệt........... 14
1.3. Chương trình chăm sóc sức khỏe tâm thần ................................................... 16
1.4. Các nghiên cứu về tâm thần phân liệt ........................................................... 20
Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................... 23
2.1. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................... 23
2.2. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 23
2.3. Y đức trong nghiên cứu................................................................................. 31
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .............................................................. 33
3.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu............................................................................. 33
3.2. Kết quả điều trị của người bệnh tâm thần phân liệt ...................................... 34
3.3. Sự thay đổi kết quả điều trị và trạng thái tâm thần sơ bộ sau hai năm của
bệnh nhân tâm thần phân liệt ....................................................................... 40
3.4. Những thuận lợi, khó khăn và giải pháp về chăm sóc và quản lý điều trị
bệnh nhân tâm thần phân liệt tại cộng đồng ................................................ 41
Chương 4 BÀN LUẬN ....................................................................................... 48
4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu .................................................. 48
4.2. Kết quả điều trị của người bệnh tâm thần phân liệt ...................................... 49


4.3. So sánh sự thay đổi kết quả điều trị năm 2017 so với năm 2015 ở bệnh
nhân tâm thần phân liệt ................................................................................ 54
4.4. Những thuận lợi, khó khăn và giải pháp về chăm sóc và quản lý điều trị
bệnh nhân tâm thần phân liệt tại cộng đồng. ............................................... 55
4.5. Điểm mạnh và hạn chế của nghiên cứu ........................................................ 59
KẾT LUẬN ......................................................................................................... 61
1. Kết quả điều trị của bệnh nhân tâm thần phân liệt........................................... 61
2. Sự thay đổi kết quả điều trị và trạng thái tâm thần sơ bộ sau 2 năm ............... 61
3. Thuận lợi, khó khăn và giải pháp về chăm sóc và quản lý tâm thần phân liệt
tại cộng đồng. ............................................................................................... 61
KIẾN NGHỊ ........................................................................................................ 63

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1
PHỤ LỤC 2
PHỤ LỤC 3 86


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu (n=115)................................. 333
Bảng 3.2. Đánh giá kỹ năng tự phục vụ bản thân so với lúc mới phát bệnh
(n=115) .............................................................................................. 344
Bảng 3.3. Đánh giá kỹ năng làm việc nhà so với lúc mới phát bệnh (n=115) . 344
Bảng 3.4. Đánh giá kỹ năng xã hội cơ bản so với lúc mới phát bệnh (n=115) 355
Bảng 3.5. Đánh giá các kỹ năng lao động so với lúc mới phát bệnh (n=115) .. 355
Bảng 3.6. Đánh giá kỹ năng thư giãn, giải trí so với lúc mới phát bệnh
(n=115) .............................................................................................. 355
Bảng 3.7. Đánh giá kỹ năng hoạt động xã hội so với lúc mới phát bệnh
(n=115) .............................................................................................. 366
Bảng 3.8. Đánh giá kỹ năng bảo quản, sử dụng thuốc so với lúc mới phát
bệnh (n=115) ..................................................................................... 366
Bảng 3.9. Kết quả điều trị theo đặc điểm chung (n=115) ................................. 388
Bảng 3.10. Kết quả điều trị theo số lần tái phát, tần suất tái khám,
sự tuân thủ điều trị thuốc (n=115) .................................................... 388
Bảng 3.11. Kết quả điều trị theo thực trạng uống rượu/bia, hút thuốc lá
(n=115) ............................................................................................ 3939
Bảng 3.12. Kết quả điều trị theo giờ ngủ trung bình mỗi ngày, tham gia
giải trí và tần suất tham gia giải trí (n=115) ................................... 3939
Bảng 3.13. Kết quả điều trị theo đặc điểm sinh hoạt trong gia đình (n=115) 4040
Bảng 3.14. Thay đổi 7 kỹ năng sau 2 năm điều trị (n=101) ........................... 4040
Bảng 3.15. Thay đổi kết quả điều trị và tâm thần sơ bộ sau 2 năm (n=101) .. 4141



DANH MỤC BIỂU
Biểu đồ 3.1. Kết quả điều trị của người bệnh theo 7 kỹ năng (n=115)............. 377
Biểu đồ 3.2. Kết quả kiểm tra sơ bộ trạng thái tâm thần theo MMSE.............. 377


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CSSKTT

: Chăm sóc sức khỏe tâm thần

CSSKTTCĐ

: Chăm sóc sức khỏe tâm thần cộng đồng

CTXH

: Cơng tác xã hội

CTV

: Cộng tác viên

CMND

: Chứng minh nhân dân

DALYs

: Disability-adjusted life years


DSM-IV

: Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders

ECA

: Epidemologic Catchement Area

GFA

: Global Assessment of Functioning

HIV/AIDS

: Human immunodeficiency virus infection / acquired
immunodeficiency syndrome

ICD-10

: Internatinal Classification of Disease 10th

MMSE

: Mini Mental State Examination

NIMH

: National Institute of Mental Health


PANSS

: Positive and Negative Syndrome Scale

PHCN

: Phục hồi chức năng

SPSS

: Statistical Package for the Social Sciences

SOFAS

: Social Occupational Functioning Scale

TTYT

: Trung tâm y tế

TTPL

: Tâm thần phân liệt

THCS

: Trung học cơ sở

THPT


: Trung học phổ thông


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh tâm thần phân liệt (TTPL) đang ngày càng phổ biến trên tồn cầu
và là bệnh mạn tính, dễ tái phát, để lại gánh nặng bệnh tật cũng như gánh
nặng kinh tế cho gia đình và cộng đồng. Do vậy, muốn điều trị hiệu quả cũng
như dự phòng tái phát bệnh thì phải chữa bênh sớm từ khi mới bắt đầu khởi
phát, uống thuốc đều đặn liên tục và theo dõi người bệnh gần như suốt đời.
Ngoài ra, để người bệnh cải thiện chất lượng cuộc sống và dễ dàng tái hịa
nhập cộng đồng thì liệu pháp tâm lý, liệu pháp lao động và phục hồi chức
năng tái thích ứng xã hội là quan trọng [9],[25].
Bệnh tâm thần phân liệt chiếm khoảng 1% tổng số DALYs vào năm
2002 và là bệnh phổ biến nhất trong các triệu chứng rối loạn tâm thần. Tỷ lệ
mắc mới của tâm thần phân liệt hằng năm là 10-70/100000 dân [9]. Như vậy,
số lượng bệnh nhân tâm thần phân liệt là rất lớn, nhưng thực tế tại hầu hết các
quốc gia hệ thống y tế không đủ khả năng cung cấp thuốc cũng như tư vấn
tâm lý học lâu dài cho bệnh nhân. Bên cạnh đó, sự hiểu biết về bệnh tâm thần
phân liệt cũng như sự hỗ trợ từ cộng đồng đối với người bệnh là việc làm vô
cùng rất quan trọng trong cơng tác điều trị và dự phịng tái phát.
Nhiều nghiên cứu cho thấy tỷ lệ bệnh tâm thần phân liệt tại Việt Nam là
xấp xỉ 1 triệu người [9]. Tuy Chương trình Bảo vệ sức khỏe tâm thần cộng
đồng thuộc Chương trình Mục tiêu y tế quốc gia do Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt năm 1999, nhưng trên thực tế cho thấy ngành Tâm thần học còn gặp rất
nhiều khó khăn do tính xã hội hố chưa cao, một bộ phận chính quyền các cấp
và nhân dân chưa thấy hết những tổn hại tâm lý xã hội, phát triển kinh tế do
bệnh tâm thần phân liệt gây ra cho gia đình và cộng đồng [6]. Bằng chứng là
tại Cần Thơ đã triển khai chương trình Chăm sóc sức khỏe cộng đồng trên

100% quận/huyện, thế nhưng quá trình thực hiện vẫn cịn gặp khá nhiều khó
khăn như thiếu nguồn nhân lực - vật lực và đặc biệt kỹ năng về phục hồi chức


2

năng cho người bệnh tâm thần còn rất thấp [24]. Cho nên, nhằm hiểu rõ
nguyên nhân, tình hình để đưa ra hướng giải pháp hữu hiệu nhất cho vấn đề
gặp phải trên, tại Cần Thơ đã có nhiều nghiên cứu khoa học về kết quả điều
trị bệnh nhân tâm thần phân liệt đang được quản lý tại cộng đồng. Điển hình
như nghiên cứu của Nguyễn Thái Bình về kết quả điều trị và các yếu tố liên
quan của 110 người bệnh tâm thần phân liệt tại quận Cái Răng có 58,2% bệnh
nhân có cải thiện hay nghiên cứu của Lại Thế Thập trên 200 bệnh nhân tâm
thần phân liệt tại quận Ninh Kiều cho kết quả 75% bệnh nhân cải thiện
[1],[24]. Tuy nhiên, qua kết quả nghiên cứu thấy rằng tỷ lệ người bệnh cải
thiện các kỹ năng để hòa nhập cộng đồng chưa cao so với tỷ lệ 88% bệnh tâm
thần phân liệt được quản lý ở xã/phường theo Chương trình mục tiêu y tế Dân số giai đoạn 2016-2020 [22]. Vì thế, để có thêm dữ liệu nhằm bổ sung
cho kết quả trên và đề ra các biện pháp hỗ trợ hiệu quả trong công tác điều trị
cũng như dự phòng tái phát tâm thần phân liệt tại cộng đồng, tôi đề nghị làm
một nghiên cứu tương tự với tên đề tài:
“Nghiên cứu kết quả điều trị của người bệnh tâm thần phân liệt được
quản lý tại Trung tâm y tế quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ năm
2017” với các mục tiêu cụ thể như sau:
1. Đánh giá kết quả điều trị ở cộng đồng của bệnh nhân tâm thần phân liệt
được quản lý tại Trung tâm y tế quận Cái Răng năm 2017.
2. So sánh thay đổi kết quả điều trị ở cộng đồng của bệnh nhân tâm thần
phân liệt được quản lý tại Trung tâm y tế quận Cái Răng năm 2017 với 2015.
3. Tìm hiểu những thuận lợi, khó khăn và giải pháp về cơng tác quản lý và
chăm sóc bệnh nhân tâm thần phân liệt ở cộng đồng của cán bộ phụ trách và
người chăm sóc.



3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Khái quát về tâm thần phân liệt
1.1.1. Sơ lược về lịch sử phát triển tâm thần phân liệt
Tâm thần phân liệt đã được nghiên cứu đầu tiên năm 1857 do một nhà
Tâm thần học người Pháp tên là Morel dưới tên là “sa sút sớm”. Hơn thế,
TTPL có nhiều biểu hiện phong phú qua nhiều tên gọi khác nhau như Hecker
gọi là bệnh thanh xuân, Kahbaum gọi là căng trương lực, Magnan gọi là bệnh
hoang tưởng mãn tính. Sau đó, nhà Tâm thần học người Đức là Kraepelin gộp
các dạng ấy thành một bệnh ở nhiều thể khác nhau với quan điểm chủ yếu là
bệnh gặp ở tuổi trẻ - sớm và nhất định đưa tới tâm thần sa sút [33].
Năm 1911, nhà Tâm thần học Thụy Sĩ - Bleuler đã phân tích đặc điểm
chủ yếu của bệnh TTPL là sự phân liệt về tâm thần, đã đề xuất tên gọi là tâm
thần phân liệt (schizo: phân liệt, phrenia: tâm thần) và từ đó tên gọi này được
thừa nhận nhanh chóng cho đến ngày nay [8],[33].
1.1.2. Định nghĩa tâm thần phân liệt
Tâm thần phân liệt là một bệnh tâm thần nặng với các triệu chứng lâm
sàng rất đa dạng. Tổn thương của bệnh thể hiện ở nhận thức, tri giác, tư duy,
cảm xúc và hành vi. Các triệu chứng có thể khác nhau ở từng bệnh nhân tâm
thần phân liệt và có sự thay đổi theo thời gian, nhưng tác động đối với người
bệnh thường nghiêm trọng và kéo dài [27].
1.1.3. Dịch tễ học về tâm thần phân liệt
1.1.3.1. Tỷ lệ mắc bệnh tâm thần phân liệt trên thế giới
Những nghiên cứu khác nhau về tỷ lệ toàn bộ TTPL đã thực hiện giữa
năm 1960 và 1985 cho thấy các tỷ lệ có sự thay đổi thay đổi (giữa 0,6 và
8,3%). Để hạn chế nhiều khía cạnh đặc biệt của những nghiên cứu này NIMH

đã phát động tại 5 thành phố ở Hoa Kỳ chương trình ECA (Epidemologic


4

Catchement Area), tỷ lệ toàn bộ trong 6 tháng của TTPL và rối loạn dạng
phân liệt nằm giữa 0,6 và 1,2%; tỷ lệ toàn bộ đối với đời sống là từ 1 đến
1,9%. Ở Pháp tỷ lệ này cũng khoảng 0,5% dân số [5].
Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới vào năm 1998 ước tính trên tồn
thế giới tỷ lệ các rối loạn tâm thần chiếm 12% dân số. Tỷ số đóng góp các rối
loạn tâm thần vào gánh nặng bệnh tật chung ở các nước phát triển là 23%, còn
ở các nước đang phát triển là 11%. Rối loạn tâm thần được xếp vào hàng thứ
5 trong 10 nguyên nhân gây gánh nặng bệnh tật toàn cầu, bao gồm các bệnh
về tâm thần như tâm thần phân liệt, rối loạn cảm xúc, nghiện rượu, rối loạn
hành vi và rối loạn ám ảnh [27]. Bằng chứng là ở Cuba, bệnh viện tâm thần có
4.000 bệnh nhân hay Cộng Hịa Dân Chủ Đức thì tại các bệnh viện tâm thần
có từ 2.500 – 3.000 người bệnh [1].
1.1.3.2. Tỷ lệ mắc bệnh tâm thần phân liệt tại Việt Nam
Ở Việt Nam các con số thống kê cho thấy tỷ lệ bị bệnh TTPL trong nhân
dân tại Hà Tây là 0,63%, tại Vĩnh Phúc là 0,77%, tại Đà Nẵng là 0,65%, tại
Thái Nguyên là 0,20%, tại Kiên Giang là 0.13%. Có thể thấy bệnh TTPL đang
ngày có xu hướng tăng theo thời gian ở nước ta [1].
Theo kết quả Dịch tễ học của ngành Tâm thần (năm 2000), điều tra tập
trung vào 10 rối loạn tâm thần chủ yếu thì tỷ lệ rối loạn tâm thần chung chiếm
khoảng từ 10 - 15 % dân số, trong đó tâm thần phân liệt có tỷ lệ 1% là một
thống kê đáng lưu ý [1],[24].
1.1.4. Cơ chế bệnh sinh của tâm thần phân liệt
Có nhiều nghiên cứu cho rằng song song với xã hội phát triển theo
hướng cơng nghiệp hóa-hiện đại hóa đó là sự gia tăng về bệnh TTPL. Thật
vậy, có thể thấy mật độ dân số cao, nhịp sống khẩn trương, áp lực từ mọi phía

trong cuộc sống đã vượt quá khả năng chịu đựng và thích ứng của hoạt động
tâm thần bình thường. Bên cạnh đó, trên bước đường cơng nghiệp hóa cịn


5

gây nên tình trạng ơ nhiễm mơi trường bởi nhiều hình thức như tiếng ồn, sống
cao tần, chất thải từ các động cơ, xí nghiệp, điều này đã có sức ảnh hưởng tiêu
cực đến sức khỏe thể chất lẫn tâm thần của con người. Hơn thế, ngày nay với
sự phát triển của xã hội địi hỏi con người phải có sự linh hoạt, nhanh nhẹn,
tranh thủ từng khoảnh khắc. Từ đó dẫn đến sự căng thẳng, quá tải, suy nhược
và tai nạn gây chấn thương sọ não làm ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống tâm
thần. Theo các chuyên gia Tâm thần học thì có nhiều yếu tố liên quan đến
TTPL, và 3 yếu tố sau là được nhắc đến nhiều trong tài liệu y văn [1],[9].
Yếu tố gen di truyền
Tất cả bệnh nhân tâm thần phân liệt đều có yếu tố mang tính di truyền
liên quan đến bệnh hoặc các rối loạn tâm thần khác (rối loạn nhân cách dạng
phân liệt, rối loạn nhân cách khép kín, rối loạn nhân cách thể Paranoid).
Người có mối quan hệ với bệnh nhân TTPL càng gần gũi về mặt huyết thống
thì nguy cơ mắc bệnh này càng cao. Các tác giả về Tâm thần học đều thống
nhất rằng bệnh nhân TTPL không phải do một gen gây ra mà do tổ hợp nhiều
gen tạo thành.
Yếu tố sinh hóa
Giả thuyết về Dopamin cho rằng TTPL là kết quả của hoạt động quá
mức hệ thống Dopamin. Giả thuyết này căn cứ vào 2 bằng chứng đó là thuốc
an thần ức chế các thụ thể dopamine ở não - D2 có tác dụng điều trị TTPL và
thuốc làm tăng hoạt tính của Dopamin như Amphetamin hay Cocain thì gây
ra các triệu chứng loạn thần giống như TTPL.
Giả thuyết về Serotonin giải thích hoạt đơng q mức của hệ Serotonin
có thể là nguyên nhân gây ra các triệu chứng dương tính và âm tính ở bệnh

nhân TTPL. Trong đó, Clozapin và các thuốc chống loạn thần thế hệ 2 hoạt
động đối vận với Serotonin kết hợp với các triệu chứng dương tính ở các bệnh
nhân TTPL mạn tính đã làm tăng giá trị cho giả thuyết.


6

Bệnh lý thần kinh
Cuối thế kỷ 20, bằng phương tiện thâm dò hiện đại người ta đã phát hiện
nhiều bất thường về thần kinh của TTPL (hệ Limbic và các hạch nền) như bất
thường về hệ thần kinh, chất dẫn truyền thần kinh vỏ não, vùng đồi não và
thân não. Ngoài ra, teo não cũng là dấu hiệu hay được nhận thấy và đặc biệt ở
bệnh nhân tâm thần mạn tính [1]. Thêm vào đó, não bộ của những người
TTPL có khoang chứa đầy dịch ở trung tâm, được gọi là Ventricles. Bộ não
người tâm thần cũng có xu hướng có ít chất xám hơn người bình thường và
một số khu vực hoạt động của bộ não bị ít hoặc nhiều hơn người bình thường.
Bằng chứng là các nhà khoa học đã tìm thấy ở người TTPL có những thay đổi
nhỏ trong phân phối và đặc tính của các tế bào não có thể xảy ra trước khi
sinh. Nhà nghiên cứu Joseph Polimeni và Jeffrey P Reiss (2003) cho rằng
TTPL là một tiến hóa gây bất lợ trong não bộ của con người [48].
1.1.5. Triệu chứng lâm sàng của tâm thần phân liệt
Bệnh tâm thần phân liệt có các triệu chứng rất đa dạng và phong phú.
Người ta thường chia các triệu chứng của tâm thần phân liệt thành 2 nhóm
dương tính và âm tính [9].
1.1.5.1. Triệu chứng dương tính
Triệu chứng dương tính phản ánh q trình rối loạn chức năng tâm lý
bình thường của con người bao gồm hoang tưởng, ảo giác, ngôn ngữ vô tổ
chức, hành vi vô tổ chức và hành vi căng trương lực.
Hoang tưởng là triệu chứng loạn thần cơ bản của TTPL và được chia
thành nhiều dạng khác nhau. Thứ nhất, hoang tưởng bị hại là thường gặp nhất,

bệnh nhân tin rằng họ bị hành hạ, bị tra tấn, đầu độc, sẽ bị giết bởi một người
hoặc một thế lực nào đó. Thứ hai, hoang tưởng liên hệ là bệnh nhân tin rằng
một số sách báo, bài bình luận, bài hát hoặc một số thơng tin khác ở bên ngồi
ám chỉ họ dưới các hình thức đặc biệt. Thứ ba, hoang tưởng bị kiểm tra, chi


7

phối là bệnh nhân tin rằng có một người hoặc một thế lực nào đó đang chi
phối về ý nghĩ, về cảm xúc hay vận động của bệnh nhân bằng các phương tiện
đặc biệt và đây là triệu chứng có giá trị chẩn đoán cao cho bệnh này.Thứ tư,
hoang tưởng tự cao là bệnh nhân cho rằng mình có rất nhiều tài năng, có thể
trèo lên đỉnh núi cao nhất thế giới bằng tay khơng, có thể làm tốn nhanh hơn
máy tính điện tử… Cuối cùng, hoang tưởng kỳ quái đây được coi là biểu
trưng cho TTPL bởi vì mức độ kỳ lạ có thể khó đánh giá, đặc biệt trong các
nền văn hóa khác nhau, hoang tưởng được coi là kỳ quái nếu như chúng rất
lập dị, không phù hợp và không phải là kết quả của mọi kinh nghiệm trong
cuộc sống [9],[31].
Ảo giác là tri giác khơng có đối tượng, có thể gặp ở bất kỳ giác quan nào
(như ảo thanh, ảo thị, ảo khứu, ảo xúc, ảo vị). Trong đó, ảo thanh có ở 6070% số bệnh nhân TTPL, biểu hiện bởi việc nghe thấy những tiếng nói khơng
có thật, nhưng được bệnh nhân cho là có thật [1],[9].
Ngôn ngữ vô tổ chức là triệu chứng rất có giá trị trong chẩn đốn TTPL.
Triệu chứng này thường chỉ gặp trong TTPL thể thanh xuân khi bệnh nhân có
tư duy rất hỗn loạn, kỳ dị, khó hiểu. Điển hình như lời nói thì có thể bị rối
loạn theo nhiều cách khác nhau, nội dung câu chuyện có thể lướt nhanh qua từ
một chủ đề này sang chủ đề khác, hay trả lời câu hỏi có thể sai lệch hoặc
khơng liên liên gì đến nội dung giao tiếp [9],[24].
Hành vi vô tổ chức là một dạng rối loạn hành vi nặng, đặc trưng cho
TTPL thể thanh xuân và thể khơng biệt định. Các hành vi này có thể biểu hiện
trong các mức độ khác nhau, từ đi lại không ngừng đến kích động đến những

việc làm hời hợt, kỳ dị, khó hiểu. Đơi khi bệnh nhân có thể rất bẩn, ăn mặt lố
lăng, kích động, đập phá, thậm chí biểu hiện hành vi tình dục rõ ràng, khơng
phù hợp [31].


8

Hành vi căng trương lực gồm sững sờ, kích động, uốn sáp và phủ định.
Triệu chứng căng trương lực thường diễn biến từ kích động chuyển sang bất
động, thường nặng lên vào buổi sáng và có xu hướng nhẹ đi vào buổi tối [9].
1.1.5.2. Triệu chứng âm tính
Triệu chứng âm tính là sự thể hiện của q trình tiêu hao, mất mát tính
tồn vẹn, thống nhất các hoạt động tâm thần sẵn có. Các biểu hiện âm tính rất
hay gặp và được xem là nền tảng của TTPL. Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu
chúng rất kín đáo, khó phát hiện và sau một vài năm bệnh nhân càng thể hiện
rõ cho đến khi giai đoạn di chứng thì chỉ cịn lại các triệu chứng âm tính này
mà thơi. Thơng thường có 3 triệu chứng âm tính chính [9],[31].
Cảm xúc cùn mòn là triệu chứng rất hay gặp và được đặc trưng bởi nét
mặt đơn điệu, không thay đổi, không sinh động, giảm sút sự tiếp xúc bằng ánh
mắt, ngôn ngữ cơ thể của bệnh nhân. Khi TTPL đã chuyển thành thể di chứng
thì cùng mịn cảm xúc sẽ chuyển thành vô cảm, lúc này người bệnh sẽ không
biểu hiện cảm xúc vui buồn, cáu giận hay phấn khích với bất kỳ một sự vật,
hiện tượng nào trong cuộc sống [9].
Tư duy nghèo nàn được nhận biết bởi các câu trả lời cộc lốc, cụt ngủn.
Ngồi ra, có thể giảm sút khả năng suy nghĩ điều đó phản ánh sự suy giảm
q trình ảnh hưởng và tạo ra ngơn ngữ của bệnh TTPL. Trong chẩn đoán cần
chú ý sự nhầm lẫn triệu chứng này với việc từ chối nói, bằng cách khi khám
lâm sàng cần phải quan sát lâu trong nhiều tình huống khác nhau [9],[20].
Mất ý chí là khi người bệnh mất hết sáng kiến và động lực để hoạt động
có hiệu quả, mất dần các thói quen nghề nghiệp cũ. Từ đó mà bệnh nhân bị

giảm sút khả năng lao động, mất việc làm, lối sống ngày càng suy đồi, khơng
muốn làm bất cứ việc gì, chỉ nằm duy nhất một chỗ [31].


9

1.1.6. Chẩn đoán và phân loại tâm thần phân liệt
1.1.6.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán theo ICD-10
Trong trường hợp bệnh nhân có các triệu chứng và hội chứng rõ nét,
cũng như tiến triển kéo dài thì việc chẩn đốn thường dễ dàng. Trái lại, nếu
bệnh TTPL mới mắc, biểu hiện không rõ nét thì việc chẩn đốn gặp khá nhiều
khó khăn và đòi hỏi phải cần phải quan sát nhiều lần, tham khảo nhiều ý kiến
mới có thể đưa ra kết luận chính xác. Vì lý do đó để dễ dàng cho việc thống
nhất chẩn đoán các chuyên gia Tâm thần học đã đưa ra một số tiêu chuẩn
chẩn đốn,trong đó theo ICD-10 hoặc DSM-IV là tiêu chuẩn phổ biến nhất
hiện nay [10],[26].
1.1.6.2. Các thể tâm thần phân liệt
Căn cứ vào các triệu chứng nổi bật trong thời gian đánh giá bệnh để chia
TTPL thành các thể bệnh khác nhau. Cụ thể theo ICD-10 chia ra thành 7 thể
như thể hoang tưởng (F20.1), thể thanh xuân (F20.2), thể căng trương lực
(F20.3), thể không biệt định (F20.4), thể trầm cảm sau phân liệt (F20.5), thể
di chứng (F20.6), thể đơn thuần (F20.7) [26].
1.1.7. Điều trị tâm thần phân liệt
Mục đích điều trị là nhằm khắc phục các trạng thái rối loạn tâm thần cấp
tính, củng cố và duy trì trong giai đoạn bệnh thun giảm, phịng chống bệnh
tái phát, tái thích ứng với xã hội và tổ chức phục hồi chức năng lao động cho
người bệnh [1]. Trong quá trình điều trị tâm thần phân liệt, thông thường
người ta chia thành 2 giai đoạn là giai đoạn cấp được điều trị trong bệnh viện
tâm thần và giai đoạn củng cố thì bệnh nhân sẽ điều trị dự phịng bên ngồi
cộng đồng.

1.1.7.1. Giai đoạn cấp tại bệnh viện
Đây là giai đoạn khắc phục cơ bản các triệu chứng loạn thần cho bệnh
nhân tâm thần phân liệt như hoang tưởng, ảo giác, căng trương lực, ngôn ngữ


10

và hành vi thanh xuân.Trong giai đoạn này, bệnh nhân cần được điều trị bằng
thuốc an thần kinh nhằm đạt được sự cải thiện tốt nhất và cơ bản nhất về tình
trạng bệnh. Cịn đối với nhóm bệnh nhân có ý định và hành vi tự sát, từ chối
ăn uống, kích động dữ dội kéo dài mà điều trị bằng thuốc khơng có hiệu quả
thì sẽ được chỉ định dùng sốc điện hay sốc insulin. Bởi vì đây là biện pháp
hiệu quả và an toàn nhất cho bệnh nhân tâm thần phân liệt trong những trường
hợp này [26].
1.1.7.2. Giai đoạn củng cố tại cộng đồng
Tâm thần phân liệt là một bệnh rất hay tái phát, do đó phải tái khám định
kỳ để kịp thời phát hiện các dấu hiệu bất thường mà điều trị sớm. Khám định
kỳ được tiến hành nhiều hay ít phụ thuộc vào tính chất và diễn biến của bệnh.
Ví như bệnh nhân đang ổn định tốt thì có thể tái khám bệnh vài tháng một lần,
cịn bệnh nhân đang chịu nhiều áp lực căng thảng thì nên được thăm khám
hàng tuần. Nhìn chung, hướng điều trị hiện nay là sau khi ổn định tại bệnh
viện thì bệnh nhân TTPL nên đi tái khám mỗi tháng một lần để được theo dõi
và dự phòng tá phát, bằng các hình thức dùng thuốc và khơng dùng thuốc [1].
Sử dụng thuốc an thần
Phải lựa chọn thuốc thích hợp với từng thể bệnh cho nên hiện nay hai
loại thuốc uống chống loạn thần thiết yếu của Chương trình mục tiêu quốc gia
y tế về Chăm sóc sức khỏe tâm thần cộng đồng là thuốc an thần kinh mạnh
như Haloperidol 1,5mg với Aminazin 25mg và thuốc an thần kinh êm dịu như
Tisercin 25mg [1].
Liệu pháp tâm lý

Nhằm hỗ trợ trong điều trị và giúp gia đình nhận thức được bệnh TTPL,
đồng thời chấp nhận, thông cảm và giúp đỡ người bệnh, để họ tránh các căng
thẳng mâu thuẫn trong gia đình và cộng đồng, kết hợp với việc theo dõi và
giám sát bệnh nhân trong bảo quản và sử dụng thuốc hàng ngày [9].


11

Liệu pháp lao động và tái thích ứng xã hội
Lao động là yếu tố quan trọng không chỉ giúp bệnh nhân PHCN mà cịn
góp phần dự phịng tái phát và tái hịa nhập với cộng đồng. Bằng cách bố trí
việc làm thích hợp cho bệnh nhân TTPL (cơng việc ít căng thẳng, càng đơn
điệu càng tốt), vì nhờ có lao động họ có thu nhập để đảm bảo cuộc sống và
thấy mình hữu ích, từ đó sẽ tích cực tn thủ điều trị [24].
Có nhiều hình thức tổ chức liệu pháp tái thích ứng xã hội như: Tổ chức
sinh hoạt giải trí, cung cấp những điều kiện cần thiết cho sinh hoạt người bệnh
như người bình thường. Tổ chức lao động thích hợp như: nấu ăn, dọn dẹp vệ
sinh, hướng nghiệp, giới thiệu việc làm [1].
1.1.8. Diễn tiến của tâm thần phân liệt
1.1.8.1. Khởi phát tâm thần phân liệt
Lần khởi phát đầu tiên của TTPL trung bình vào khoảng đầu 20 tuổi với
nam giới và cuối 20 tuổi với nữ giới. Khởi phát có thể đột ngột hay từ từ,
nhưng phần lớn bệnh nhân có pha tiền triệu do phát triển và tiến triển chậm,
một số triệu chứng khác nhau như xa lánh xã hội, mất hứng thú học tập và
làm việc, vệ sinh cơ thể bẩn, hành vi đơn độc… Đến cuối cùng, bệnh nhân
xuất hiện một số triệu chứng trong pha hoạt động đánh dấu tổn thương là
TTPL và đặc điểm này ảnh hưởng đến sự phát triển và tiên lượng bệnh [1].
1.1.8.2. Tiến triển và tiên lượng tâm thần phân liệt
Bệnh tâm thần phân liệt có thể tiến triển theo nhiều cách khác nhau tùy
theo thời gian khởi phát bệnh. Tuy nhiên, theo nhiều nghiên cứu cho rằng tiến

triển mạn tính là điểm đặc trưng của TTPL và lui bệnh hoàn toàn (nghĩa là trở
lại mức độ như trước khi bị bệnh) thì hiếm gặp. Sau 5-10 năm điều trị bệnh
nhân TTPL bằng thuốc an thần cổ điển, chỉ khoảng 30-50% số bệnh nhân tiến
triển khá và tốt, họ có thể trở về với cuộc sống bình thường. Cịn đối với
nhóm thuốc thế hệ mới thì cho kết quả khả quan hơn với tỷ lệ tới 90% số


12

bệnh nhân tiến triển khá và tốt, chỉ một phần nhỏ là khơng đáp ứng với điều
trị, điển hình là thể thanh xuân. Bệnh nhân TTPL có tỷ lệ tử vong do chết tự
nhiên hay bệnh tật kèm theo cao hơn nhiều so với người bình thường. Nhìn
chung, tuổi thọ của họ thấp hơn tuổi thọ bình quân là 10 năm [9].
1.1.8.3. Tái phát của tâm thần phân liệt
Tâm thần phân liệt là một bệnh mạn tính, trừ một số hiếm bệnh nhân
khỏi hẳn sau nhiều năm điều trị, thì các trường hợp còn lại thường kéo dài
suốt đời. Bên cạnh đó, nếu khơng được điều trị củng cố thì tỷ lệ tái phát của
bệnh nhân tâm thần phân liệt là 10% trong tháng. Sự tái phát bệnh phụ thuộc
vào các yếu tố sau [9],[31].
Thể bệnh và tiến triển thì thể paranoid là thể bệnh tiến triển nhẹ nhất,
trong khi đó thể thanh xuân và thể căng trương lực là thể bệnh nặng nhất.
Không điều trị củng cố hoặc điều trị củng cố quá ngắn sẽ làm tăng tỷ lệ
tái phát bệnh tâm thần phân liệt.
Các chấn thương tâm lý mạnh (stress tâm lý) có thể thúc đẩy sự tái phát
của tâm thần phân liệt như mâu thuẫn, thù địch và kỳ thị của các thành viên
trong gia đình và người xung quanh, áp lực việc làm, bất đồng với bạn bè hay
đồng nghiệp. Tất cả đều là nguyên nhân tạo ra căng thẳng tâm lý mà bệnh
nhân phải gánh chịu trong cuộc sống.
Bệnh nhân tâm thần phân liệt cũng có nguy cơ mắc các bệnh cơ thể khác
như cao huyết áp, đột quỵ, đái tháo đường, nhiễm trùng, xương khớp, và đây

cũng là yếu tố góp phần tạo thuận lợi cho tái phát của TTPL [52].
Lạm dụng rượu/bia và thuốc lá là thực trạng rất phổ biến ở các bệnh
nhân tâm thần phân liệt. Các chất này kích thích thần kinh trung ương, khiến
bệnh nhân càng căng thẳng [51].


13

1.1.9. Phòng bệnh tâm thần phân liệt
Bệnh tâm thần phân liệt phần lớn phải được điều trị lâu dài và tốn kém.
Dù đã được phục hồi nhưng người bệnh vẫn cịn nhiều thiếu sót về trí năng,
tác phong cũng như nhân cách. Vì thế, phịng bệnh cho bệnh nhân TTPL tại
cộng đồng là biện pháp hàng đầu, bao gồm những biện pháp như vệ sinh tâm
thần và giáo dục tuyên truyền về sức khỏe tâm thần trong cộng đồng [9],[27].
Vệ sinh tâm thần
Tổ chức lao động, nghỉ ngơi hợp lý, khoa học, vì nhờ có kế hoạch mới
có thể hồn thành tốt công việc, tránh bị động làm hệ thần kinh căng thẳng.
Biết điều hòa cuộc sống bằng cách nghỉ ngơi giải trí tích cực, lành mạnh để có
thể phục hồi sau khi lao động vất vả.
Tổ chức đời sống gia đình với mơi trường tích cực, tạo sự thoải mái,
niềm vui, bồi bổ về thể chất và tinh thần. Phục hồi năng lượng tiêu hao để
chuẩn bị tốt cho ngày lao động mới, mỗi thành viên gia đình phải tạo ra khơng
khí đầm ấm, vui tươi, gắn bó, u thương , giúp đỡ nhau đối phó những khó
khăn hằng ngày.
Tổ chức đời sống cá nhân bằng việc sắp xếp nơi ở gọn gàng, ngăn nắp,
tránh ồn ào. Ăn uống nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế chất kích thích (rượu, bia,
thuốc lá), nghỉ ngơi sinh hoạt điều độ, tránh đảo lộn nếp sống hằng ngày.
Tổ chức việc giáo dục từ xã hội và nhà trường vì giáo dục gia đình gắn
với giáo dục xã hội và các đoàn thể như sinh hoạt thiếu nhi, nhi đồng, rèn
luyện cho các em ý thức tập thể, yêu lao động, tinh thần vượt khó. Giáo dục

của nhà trường giúp cho việc phát triển một cách tồn diện, có kiến thức, sức
khỏe, đạo đức cho con người.
Hạn chế sang chấn tâm thần kéo dài trong cuộc sống hằng ngày, tránh
xung đột mâu thuẫn trong gia đình, xây dựng đồn kết trong cơ quan, tập thể,
đối xử đúng mực với nhau. Biết sàng lọc các thơng tin, có thái độ đúng với


14

các cảm xúc âm tính vì tác động của cảm xúc âm tính nhiều hay ít cịn phụ
thuộc vào thái độ người tiếp nhận, nếu chúng ta rèn luyện cho mình một sự
“miễn dịch” chủ động khơng tiếp thu thì cảm xúc này sẽ mất tác dụng gây hại.
Phòng bệnh tâm thần
Phổ biến rộng rải kiến thức về sức khỏe tâm thần nhân dân. Tổ chức
mạng lưới phòng và chữa bệnh tâm thần rộng khắp từ trung ương đến cơ sở
(xã, phường, thị trấn). Quản lý và điều trị tốt các bệnh tâm thần tại địa
phương. Loại trừ các nguyên nhân gây bệnh tâm thần bằng cách phòng chống
bệnh gây nhiễm trùng hệ thống thần kinh, bệnh nhiễm độc thần kinh, đảm bảo
an tồn lao động, an tồn giao thơng và thương tích ở trẻ em.
1.2. Đánh giá và đặc điểm ảnh hưởng kết quả điều trị tâm thần phân liệt
1.2.1. Đánh giá kết quả điều trị bệnh tâm thần phân liệt
Trên lâm sàng các bác sĩ tâm thần thường dùng thang đánh giá triệu
chứng dương tính và âm tính của bệnh nhân (PANSS), thang điểm kiểm tra
trạng thái tâm thần sơ bộ MMSE của Folstein (1975), thang đánh giá trí tuệ
của Wechsler. Các thang đo này chỉ giúp bác sĩ đánh giá kết quả của các triệu
chứng và nhận thức của bệnh nhân trên lâm sàng chứ chưa thật sự đánh giá
được mức độ hòa nhập với cộng đồng của người bệnh [40],[47].
Việc đánh giá kết quả điều trị ngoại trú của TTPL địi hỏi một cơng cụ
phù hợp và phức tạp hơn, cho nên W.O. Spitzer đã xây dựng thang đánh giá
chất lượng cuộc sống vào năm 1980, các nhà tâm thần Mỹ cho ra đời thang

đánh giá chức năng nghề nghiệp-xã hội SOFAS và thang đánh giá chung về
hoạt động GAF thông qua đánh giá các kỹ năng của người bệnh [27].
Để giúp cán bộ y tế và gia đình bệnh nhân đánh giá hiệu quả việc chăm
sóc cho bệnh nhân tâm thần tại cộng đồng bằng việc trả lời những câu hỏi như
bệnh nhân có sống tại nhà với gia đình hay khơng, có uống thuốc đều đặn mỗi
ngày hay khơng, có định kỳ đến gặp bác sĩ khám bệnh hay khơng, có chuyện


15

trị với gia đình hay khơng, có ăn cơm cùng gia đình khơng, có giữ vệ sinh
sạch sẽ gọn gàng hay khơng, có tham gia làm việc cùng gia đình hay cùng xã
hội khơng, có chuyện trị giao tiếp với mọi người không [1].
Nếu những câu hỏi trên đều được trả lời có thì đội ngũ cán bộ và người
thân của bệnh tâm thần phân liệt đã làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe tâm
thần của mình tại cộng đồng. Nếu nhiều câu hỏi trên được trả lời không thì
coi như cơng này cần phải cố gắng hơn hoặc cần có sự giúp đỡ của các bác sĩ
chuyên khoa tâm thần [1],[24].
1.2.2. Những đặc điểm ảnh hưởng đến kết quả điều trị tâm thần phân liệt
Sau giai đoạn loạn thần đầu tiên bệnh nhân phục hồi dần, hoạt động
tương đối bình thường trong một thời gian. Mỗi lần tái phát về sau sẽ làm cho
tình hình bệnh ngày càng nghiêm trọng, cuối cùng đưa đến sự thiếu sót tâm
thần nặng nề. Khoảng 5-10 năm sau lần nhập viện đầu tiên, chỉ có 10-20%
bệnh nhân tâm thần phân liệt được xem là cải thiện tốt, trên 50% có kết quả
xấu với nhiều lần nhập viện do tăng nặng các triệu chứng, tuổi thọ của bệnh
nhân nhìn chung cũng thấp hơn tuổi tho trung bình của người bình thường
khoảng 10 năm [7].
Để tìm ra những đặc điểm ảnh hưởng đến kết quả điều trị, đặc biệt đối
với bệnh nhân TTPL được điều trị củng cố ngoài cộng đồng, chúng ta cần có
một tầm nhìn tổng qt trên mơ hình thể hiện mối quan hệ của người bệnh với

các yếu tố liên quan.
Con người từ lúc sinh ra cho đến khi tử vong luôn chịu mọi sự tác động
của môi trường bên trong và bên ngoài cơ thể. Ở người bệnh TTPL cũng vậy,
kết quả điều trị luôn chịu sự ảnh hưởng của các yếu tố thuộc môi trường bên
trong và bên ngồi cơ thể của bệnh nhân. Mơi trường bên trong bao gồm: di
truyền, rối loạn chuyển hóa, bệnh bẩm sinh, rối loạn thực thể kèm theo; mơi
trường bên ngồi hiểu theo nghĩa rộng gồm: tình trạng kinh tế, văn hóa, chính


16

trị, xã hội, tôn giáo, dân tộc, môi trường sống, dinh dưỡng. Kiểm sốt tốt các
yếu tố này sẽ góp phần nâng cao hiệu quả điều trị [34].
Dựa vào những cơ sở trên, một số nhà khoa học đã xây dựng nên những
nhóm yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị nói chung cũng như tái phát nói
riêng bao gồm những đặc điểm [8],[31],[34].
Các yếu tố thuộc về bản thân bệnh nhân: giới tính, tuổi khởi phát, trạng
thái khởi phát cấp tính hay tiến triển từ từ, tần suất tái phát, thời gian mang
bệnh, thời gian trì hỗn bệnh, thể bệnh, các yếu tố khởi phát rõ ràng (chấn
thương, tâm lý, bệnh cơ thể…), sự đáp ứng với các liệu pháp điều trị, các bất
thường cấu trúc não, sự thừa nhận và tuân thủ bệnh, sự giải trí, thư giãn của
người bệnh…
Các yếu tố thuộc về gia đình: tiền sử gia đình mắc các bệnh về rối loạn
tâm thần, sự quan tâm chăm sóc, thái độ của các thành viên trong gia đình đối
với bệnh nhân tâm thần phân liệt.
Các yếu tố thuộc về xã hội: tiền sử hoạt động xã hội, nghề nghiệp, kinh tế,
sự giúp đỡ của xã hội, các dịch vụ hỗ trợ cộng đồng, chất lượng dịch vụ y tế
và các liệu pháp, phương pháp điều trị, bệnh viện, lạm dụng chất gây nghiện.
Các yếu tố thuộc về môi trường: thời tiết, dinh dưỡng, vệ sinh môi trường
xung quanh nơi ở, ô nhiễm tiếng ồn, chỗ ở bệnh nhân, các chất độc hóa học.

Các dấu hiệu tái phát: căng thẳng, lo âu, hoảng sợ vô cớ, rối loạn giấc
ngủ, mệt mỏi, kích thích, cáu gắt, khép kín: khơng giao tiếp, khơng ăn, khơng
tự vệ sinh chăm sóc thân thể.
1.3. Chương trình chăm sóc sức khỏe tâm thần
1.3.1. Chương trình chăm sóc sức khỏe tâm thần trên thế giới
Nhìn chung, có nhiều mơ hình CSSKTT trên khắp thế giới, bên cạnh
việc điều trị bệnh nhân trong giai đoạn cấp tại các cơ sở y tế thì ln có xu
hướng dự phịng và phục hồi chức năng cho bệnh nhân tại cộng đồng.


17

Ở các nước Châu Âu, đặc biệt là ở Nga phát triển mạnh hệ thống Pix
pance tâm thần kinh, đó là khâu đầu tiên của hệ thống chữa bệnh tâm thần
nằm ở các tuyến cơ sở. Còn ở Mỹ xuất hiện mơ hình điều trị dựa vào cộng
đồng do Stein và Test (1980) lần đầu tiên xây dựng ở Madison, những đặc
trưng cơ bản của mơ hình này là kết hợp điều trị, phục hồi chức năng, dịch vụ
hỗ trợ bệnh nhân được thực hiện bởi sự phối hợp giữa bác sĩ tâm lý, y tá tâm
thần và cán bộ xã hội. Tác giả Rebeca P.S (1999) mô tả mô hình quản lý ca
bệnh tâm thần phân liệt bao gồm: mơ hình chung, mơ hình phục hồi chức
năng, mơ hình tăng cường [11].
Mơ hình can thiệp gia đình trong điều trị cho bệnh nhân tâm thần được
nghiên cứu bởi Schooler và Keith vào năm 1924 trong mơ hình này bác sĩ gia
đình với bệnh nhân, gia đình bệnh nhân tham gia hợp tác. Trong đó bác sĩ, y
tá, cán bộ xã hội tổ chức giới thiệu về bệnh TTPL, các bác sĩ cung cấp thông
tin hỗ trợ, đề xuất, khuyến khích các thành viên tham gia, chia sẻ kinh nghiệm
với các gia đình khác, giúp họ gắn liền với nhau đồng thời thảo luận những
vấn đề việc làm lao động cho bệnh nhân [11].
1.3.2. Chương trình chăm sóc sức khỏe tâm thần ở Việt Nam
Vào năm 1991 một đề án hợp tác giữa ngành Tâm thần học Việt Nam và

Tổ chức y tế thế giới khu vực Tây Thái Bình Dương “nghiên cứu thí điểm
PHCN tâm lý xã hội cho bệnh nhân TTPL và động kinh dựa vào cộng đồng”.
Kết quả sau 1 năm nghiên cứu cho thấy số bệnh nhân tái phát giảm, thái độ
cộng đồng đối với bệnh nhân tâm thần đã được cải thiện hơn, sự hiểu biết của
cộng đồng được nâng cao rõ rệt, đã huy động được cộng đồng tham gia vào
việc PHCN cho bệnh nhân [29].
Năm 1999, Chính phủ đã đưa vào Chương trình mục tiêu Quốc gia là Dự
án bảo vệ sức khỏe tâm thần cộng đồng, đặt ra cho ngành Tâm thần Việt Nam
một thách thức mới. Đến năm 2003, dự án đã triển khai mơ hình CSSKTT


×