Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

1310 nghiên cứu kiến thức thái độ sự tuân thủ điều trị và các yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị của người đái tháo đường týp 2 tại tp bến tre năm 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (49.25 MB, 92 trang )

Qi

PL Tài liệu phục vụ học tập, nghiền cứu khoa học

BỘ Y TẾ

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CÀN THƠ

LE THI THU HIEN
THU

Vik&N

TRƯƠNG ĐẠI HC Yti

CAR THÍ |

[HAY
HAY TON TRONG BBANE VIỂN|
Ww

NGHIÊN CỨU KIÊN THỨC, THẤT ĐỘ, SỰ TUÂN THỦ
DIEU TRI VA CAC YEU TO LIEN QUAN DEN TUAN THỦ
DIEU TRI CUA NGUOI DAI THAO DUONG TYP 2
TẠI THÀNH PHÓ BÉN TRE NĂM 2014
Chuyên ngành: Y tế công cộng

Mã số: 60.72.03.01
LUAN VAN THAC SY Y TE CONG CONG


Người hướng dẫn khoa học

PGS.TS PHẠM THỊ TÂM

Can Tho — 2015


Gen PL Tài liệu phục vụ học tập, nghiền cứu khoa học
Ì

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các số
liệu, kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng công bồ trong bất kỳ
một cơng trình nghiên cứu nào khác.

Tác giả luận văn

LE THI THU HIEN


(re

Tài liệu phục vụ học tập, nghiên cứu khoa học

ì

MỤC LỤC
TRANG
Trang phụ bìa
Lời cam đoan

Lời cảm ơn
Mục lục

Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các biểu đồ

. .................ố. 01
Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU.........................-----©--++25+++2c++strxrtrrere 03
1.1. Khái quát về bệnh đái tháo đường týp 2.......................------.---- 03
1.2. Tinh hình mắc đái tháo đường trên thế giới và Việt Nam .......05

27v\001.)6)Ẽ0077..

1.3. Các yếu tố nguy cơ đái tháo đường.......................----cccccsscrree 09
55-5 enteesrseerrrerre 12
1.4. Biến chứng đái tháo đường....................--.-1.5. Tuân thủ điều trị đái tháo đường týp 2.....................-.-----c--cee l6
1.6.

Một số yếu tố liên quan đến sự tuân thủ điều trị của người đái

tháo đường tÝp 2...................c che

ke

_

19

--- --« c5 c + sằhhhhrrrrrrree 20

__1.7. Những nghiên cứu liên quan..................--

Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............... 22

- ¿+52 cse+trrsrteeterrrrerrrre 22
2.1. Đối tượng nghiên cứu..................--

2.1.1. Đối tượng nghiên cỨu................. -..--‹--5-©7+- +vccscseeerrrrrrree 22
- -- + 5+ ++*+x+x+>+rrxertexrrs 22
2.1.2. Tiêu chuẩn chọn mẫu .....................

21.11. cret 22
2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ................. SE 1 1211111121112111
+. + se nhheerrre 22
2.1.4. Thời gian nghiên cứu.....................

2.1.5. Địa điểm nghiên cứu..................- ----s+ce5c+c+csrersrei te 22
----‹- 22
sen errrrrrrrrre
2.2. Phương pháp nghiên cứu..................-.-


(re

Tài liệu phục vụ học tập, nghiên cứu khoahọc_



DANH MỤC CÁC BẢNG


Bảng 3.1 Phân bố đối tượng theo nhóm tuổi..................-------2-5+22s+scsxz> 31
Bảng 3.2 Phân bố đối tượng nghiên cứu theo trình độ học vấn, nghề nghiệp,

l0: 8.

0007...

................. 32

Bảng 3.3 Phân bố đối tượng nghiên cứu theo thời gian mắc bệnh va tiền sử
Ga Gi 0 —.......................

32

Bảng 3.4 Phân bố đối tượng nghiên cứu theo niềm tin điều trị, nhân viên y
tế tư vấn, nguồn thông tin nhận được về bệnh .....................--.----+-ss++s++s+s2 33
Bảng 3.5 Phân bố đối tượng cần thêm thông tin về bệnh......................------ 33
Bảng 3.6 Kiến thức về điều trị đái tháo đường týp 2.........................-.--..-. 34
Bảng 3.7 Thái độ của đối tượng về bệnh đái tháo đường týp 2................. 36

Bảng 3.8 Thái độ chung về tuân thủ điều trị của bệnh nhân đái tháo đường
h0

ƠƯƠƯƠƠƠƠƠƠ

37

Bảng 3.9 Tn thủ về dùng thuỐc.................
-. ----. ¿2-5222 +xEertrtrrrzrrrrrree 38
Bảng 3.10 Tuân thủ về kiểm tra đường huyết, tái khám, theo dõi cân nặng


Làn 1121222111 121.117.111... 1...

..........rriee 38

Bang 3.11 Tuan thi vé an u6ng.....ceceecccsesscssesseeecseseeeeenseeeeacseeeeeateneenserees 39
Bảng 3.12 Tuân thủ về hạn chế uống rượu bia, hút thuốc lá...................... 40

Bảng 3.13 Tuân thủ về luyện tập...................---¿--2:©2252222x22xvevxrcerxrrrrrerrrree 40
Bang 3.14 Tỷ lệ tuân thủ của người đái tháo đường týp 2........................- 41
Bảng 3.15 Liên quan giữa tuân thủ điều trị và giới tính.........................---- 41

Bảng 3.16 Liên quan giữa tuân thủ điều trị và nhóm tuổi ........................-- 41
Bảng 3.17 Liên quan giữa tuân thủ điều trị va nghề nghiệp ...................... 42

Bảng 3.18 Liên quan giữa tuân thủ điều trị và trình độ học vắn................ 42
Bảng 3.19 Liên quan giữa tuân thủ điều trị và kinh tế .......................-...--- 43


(re

Tài liệu phục vụ học tập, nghiên cứu khoa học vị (

Bảng 3.20 Liên quan giữa tuân thủ điều trị và thời gian mắc bệnh ............ 43

Bảng 3.21 Liên quan giữa tuân thủ điều trị và tiền sử gia đình................... 44
Bảng 3.22 Liên quan giữa tuân thủ điều trị và niềm tin điều trị................ 44
Bảng 3.23 Liên quan giữa tuân thủ điều trị và nhân viên y tế tư vấn......... 44
Bảng 3.24 Liên quan giữa tuân thủ điều trị và nguồn nhận thồng tin........ 45


Bảng 3.25 Liên quan giữa tuân thủ điều trị và kiến thức........................-- 46
Bảng 3.26 Liên quan giữa tuân thủ điều trị và thái độ...........................------- 46


(re

Tài liệu phục vụ học tập. nghiên cứu khoa họcVÌ Ñ

DANH MỤC CAC BIEU DO

Biéu dé 3.1 Ty lệ đối tượng theo giới tính........... _..
Biểu đồ 3.2 Kiến thức chung về điều trị đái tháo đường týp 2


(re

Tài liệu phục vụ học tập, nghiên cứu khoahọc

1

ĐẶT VẤN ĐÈ
Trong xu thế phát triển chung của thế giới, ngày càng có nhiều quốc gia
đang chuyển mình mạnh mẽ. Vì thế các nhiễm trùng có tỷ lệ tử vong giảm,
thay vào đó là các bệnh khơng nhiễm trùng có tỷ lệ tử vong cao. Theo WHO
các bệnh không nhiễm trùng là nguyên nhân chết hàng đầu trên thế giới, hơn
36 triệu người chết do tìm mạch, ung thư, bệnh đường hô hấp và tiểu đường

trong năm 2008 [49] và dự báo sẽ tăng từ 38 triệu người chết năm 2012 lên 52
triệu người chết năm 2030 [51].


Bệnh đái tháo đường, trong đó chủ yếu là đái tháo đường týp 2 chiếm
từ 90-05% trong tổng số người bị đái tháo đường [30],[50]. Đây là một trong
những bệnh không lây phổ biến hiện nay và là nguyên nhân gây tử vong đứng
thứ tư hoặc thứ năm ở các nước đang phát triển, tương đương với số người
chết hàng năm vì bệnh HIV/AIDS.

Trên thế giới có khoảng 3,2 triệu ca tử

vong mỗi năm đo bệnh đái tháo đường, 8.700 trường hợp tử vong mỗi ngày
và 6 ca tử vong mỗi phút [29],|42].
Việt Nam, một quốc gia đang phát triển nhanh chóng về kinh tế, xã hội
khơng nằm ngồi quy luật chung đó, có tỷ lệ mắc đái tháo đường tăng cao.

Năm 2001 tỷ lệ đái tháo đường ở 4 thành phố lớn Việt Nam là 4,9% [1].

Nguyên nhân là do ảnh hưởng của q trình đơ thị hóa, với sự thay đổi về lỗi
sống, sự thiếu hiểu biết về cách phòng và chống bệnh...nên tỷ lệ mắc đái tháo
đường tăng với tốc độ nhanh chóng. Tỷ lệ đái tháo đường ở Hà Nội năm 1991

là 1,2%, năm 2000 là 3,6% [1], TP Huế năm 2001 là 0,96%, TP Đà Nẵng năm
2007 là 7,38% [7]; TP Hồ Chí Minh năm 1992 là 2,52%, năm 2012 là 11,4%
[12]. Những con số trên nói lên sự gia tăng nhanh, đáng báo động của bệnh

đái tháo đường.


(re

Tài liệu phục vụ học tập, nghiên cứu khoahọc


2

Bến Tre, một tỉnh thuộc khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long, có nền
kinh tế đang dần phát triển. Đi cùng với sự phát triển đó là sự nổi lên của
bệnh khơng lây nhiễm nói chung và bệnh đái tháo đường nói riêng. Tỷ lệ đái
tháo đường ở Bến Tre tăng nhanh trong các năm qua. Bên cạnh sự gia tăng
của bệnh đái tháo đường, đều đáng lo ngại cho người bệnh, ngành y tế cũng
như xã hội là bệnh gây ra nhiều biến chứng như: bệnh mạch vành, các bệnh
mạch máu ngoại vị, đột quy, bệnh lý thần kinh do đái tháo đường, cắt cụt chỉ,
, suy than va mu mắt. Khoảng 50% bệnh nhân đái tháo đường týp 2 đã có một

hay nhiều biến chứng ngay tại thời điểm phát hiện bệnh [30].

Bệnh đái tháo đường týp 2 ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe, tuổi thọ,
khả năng lao động, học tập của người bệnh, đồng thời tốn một khoảng chỉ phí
khổng lồ cho việc điều trị cũng như kiểm sốt bệnh. Vì vậy người đái tháo
đường có kiến thức, thái độ, tn thủ điều trị bệnh có vai trị quan trọng trong

việc điều trị bệnh, phòng ngừa được các biến chứng, bạn chế hao tổn về kinh
phí cho người bệnh và gia đình. Xuất phát từ thực tế nói trên, chúng tôi tiến

bành đề tài: “Nghiên cứu kiến thức, thái độ, sự tuân thú điều trị và các
yếu tố liên quan đến tuân thú điều trị của người đái tháo đường týp 2 tại
thành phố Bến Tre năm 2014” với các mục tiêu:
1.

Xác định tỷ lệ người đái tháo đường týp 2 có kiến thức, thái độ đúng và

tuân thủ điều trị đái tháo đường túp 2 tại thành phố Bến Tre năm 2014.
2.


Tìm hiểu một số yếu tơ liên quan đến sự tuân thủ điều trị của người đái

tháo đường týp 2 tại thành phố Bên Tre năm 2014.


Ge

Tài liệu phục vụ học tập, nghiên cứu khoahọc

3

Chương 1

TONG QUAN TAI LIEU
1.1.Khái quát về đái tháo đường týp 2
1.1.1. Định nghĩa

1.1.1.1.Định nghĩa đái tháo đường
Đái tháo đường

là tình trạng rối loạn chuyển hóa glucid gây tăng đường

huyết mạn tính, kèm theo rối loạn chuyển hóa protid và lipid. Đây là hậu quả

của thiếu hụt bài tiết insulin hoặc hoạt động kém hiệu quả của insulin hoặc cả
hai [27].

Theo Tổ chức Y tế Thế giới: ĐTĐ là một hội chứng có đặc tính biểu
hiện bằng sự tăng đường máu do hậu quả của việc mất hoàn toàn insulin hoặc

là do có liên quan đến sự suy yếu trong bài tiết hoặc hoạt động của insulin [4].
Theo Hội DTD

Hoa Kỳ 2004: ĐTĐ

là một nhóm các bệnh lý chuyển

hóa đặc trưng bởi tăng glucose mau do khiếm khuyết insulin, khiếm khuyết
hoạt động insulin hodc ca hai. Tang glucose mau man tinh trong DTD sé gay

tổn thương, rối loạn chức năng hay suy nhiều cơ quan, đặc biệt là mắt, thận,
thần kinh, tìm và mạch máu [31].

1.1.1.2. Định nghĩa sự tuân thủ điều trị
Theo WHO

— 2007 tuân thủ là mức độ mà bệnh nhân thực hiện theo

các hướng dẫn được đưa ra cho phương pháp điều trị theo quy định [20],[44].
1.1.2. Tiêu chuẩn chẵn đoán đái tháo đường

Theo ADA năm 1997 và được Tổ chức Y tế Thế giới công nhận năm

1998, tuyên bố áp dụng vào năm 1999, đái tháo đường được chân đốn xác
định khi có bất kỳ một trong ba tiêu chuẩn sau:

~ Tiêu chuẩn 1: Đường huyết bất kỳ > 11,1 mmol/l. Kèm theo các triệu
chứng ăn nhiều, uông nhiêu, đái nhiêu, sút cân khơng có ngun nhân.



(re

Tài liệu phục vụ học tập, nghiên cứu khoahọc

4

- Tiêu chuẩn 2: Đường huyết lúc đói > 7,0 mmol/1, xét nghiệm lúc bệnh

nhân đã nhịn đói sau 6 - 8 giờ không ăn.
- Tiêu chuẩn 3: Đường huyết ở thời điểm 2 giờ sau khi làm nghiệm
pháp tăng đường huyết > 11,1 mmol/l.
Các xét nghiệm trên phải được lặp Jai 1 - 2 lần trong những ngày sau đó
[4],[11].
1.1.3. Phân loại đái tháo đường
1.1.3.1.Đái tháo đường týp 1

PTDT

1 hay ĐTĐ phụ thuộc insulin là có phá hủy tế bào bêta và thiếu

insulin tuyệt đối. Thường xảy ra ở người trẻ, liên quan đến yếu tố di truyền,
chiếm 5-10% các trường hợp DTD, ở Việt Nam tỷ lệ này khoảng 7% [2].
1.1.3.2.Đái thảo đường týp 2
ĐTĐT 2 hay ĐTĐ không phụ thuộc mmsulin thường xảy ra ở người trên
40 tuổi, nhưng hiện nay ĐTĐT 2 xảy ra ở người trẻ hơn. Nguy cơ phát triển
ĐTĐT 2 tăng lên theo tuổi. Tuy nhiên do có sự thay đổi về lối sống, thói quen

ăn uống, vận động nên đái tháo đường týp 2 đang có xu hướng phát triển
nhanh.


ĐTĐT

2 đặc trưng bởi kháng insulin, giảm tiết insulin, tăng sản xuất

glucose từ gan và bất thường chuyển hóa mỡ. Nhất là những người béo phì rất
đặc trưng cho ĐTĐT 2.
1.1.3.3.Đái tháo đường thai nghén
Dai tháo đường thai nghén thường gặp ở phụ nữ có thai, có glucose

máu tăng, gặp khi có thai lần đầu. Sự tiến triển của đái tháo đường thai nghén
sau sanh theo ba khả năng: bị đái tháo đường, giảm dung nạp glucose, bình
thường.


(re

Tài liệu phục vụ học tập, nghiên cứu khoahọc

5

1.1.3.4.Các thể đái tháo đường khác (hiếm gặp)
Khiếm khuyết gen hoạt động tế bào bêta: đái tháo đường khởi phát ở

người trẻ thường dưới 25 tuổi (gồm các thể MODY 1,2,3,4 ,5,6), do thiếu hụt
hoạt động insulin trong di truyén,

do bénh tuy ngoai tiết, các bệnh nội tiết

' như: Hội chứng Cushing, u tủy thượng thận, cường giáp..., đái tháo đường do


thuốc hoặc hóa chất (hóa chất diệt chuột, pentamidin, glucocorticoid), một số
bệnh nhiễm trùng: nhiễm một số loại virus như adenovirus, virus quai bị có

thê gây nhiễm trùng [3].

1.2.Tình hình mắc bệnh đái tháo đường trên thế giới và Việt Nam
1.2.1. Tình hình mắc bệnh đái tháo đường trên thế giới
Liên đồn ĐTĐ quốc tế IDF ước tính đại dịch ĐTĐ tiếp tục tăng, với tỷ
lệ ĐTĐ toàn cầu sẽ tăng 50% cho tới năm 2030. Từ năm 2000, cứ ba năm một
IDF lại ước tính tỷ lệ ĐTĐ. Theo báo cáo này số lượng người mắc ĐTĐ sẽ
tăng từ 366 triệu năm 2011 lên 552 triệu người năm 2030. Tỷ lệ tăng nhanh

và mạnh nhất là ở Châu Phi, sau đó là ở Trung Đơng và Bắc Phi [39].
Bệnh DTD đang có tốc độ phát triển nhanh ở các nước. Năm 1985,
WHO

ước tính khoảng 30 triệu người mắc ĐTĐ. Sau 10 năm (1994) con số

này lên đến 110 triệu người, 175 triệu người vào năm 2000 và đến 2010 sẽ là
240 triệu người [6]. Năm 2002 tồn thế giới có 1,7% số người chết vì bệnh

đái tháo đường xếp 11 trong 24 bệnh gây chết hàng đầu, thì ước đến 2030 sẽ
có 3.1% người chết, tăng lên vị trí thứ 6 [45].
Ty 1é mac DTD thay đổi theo từng nước có nền cơng nghiệp phát triển
hay đang phát triển, thay đổi theo từng dân tộc, từng vùng đại lý khác nhau.

Theo tải liệu của nhóm nghiên cứu Sevier thì ờ các nước Châu Âu như: Tây
Ban Nha tỷ lệ ĐTĐ type 2 là 1%, Vương Quốc Anh 1,2%, Đan Mạch 1,6%,
Pháp 2% và Bắc Mỹ như: Argentina 5%, Mỹ 6,6% [29].



(re

Tài liệu phục vụ học tập, nghiên cứu khoahọc

6

Tỷ lệ mắc bệnh chung của các nước Âu — Mỹ vào khoảng 2-8% người

lớn [6].

Tại Châu Á tùy thuộc vào tốc độ phát triển kinh tế mà tỷ lệ mắc bệnh
khác nhau. Đài Loan 1,6%, Hàn Quốc khoảng 2%, Malaysia 3%, Hồng Kông
3%,

Thái

Lan

4,2%,

Indonesia

17%,

Philippin

4,27%,

Đài


Loan

1,6%,



người trên 30 tuổi [6],[29].
Nếu như Singapore năm 1975 tỷ lệ mắc bệnh là 1,9%, đến năm 1984 là
4,7%, năm 1992 là 8,6% đến năm 1998 là 9%, năm 2004 là 8,2% và đến nay

tỷ lệ đã lên 12% [1],[35].
1.2.2. Tình hình mắc bệnh đái tháo đường ở Việt Nam
Tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ chung cả nước là 2,7%. Tỷ lệ mắc bénh DTD khu

vực thành phố 4,%, khu vực đồng bằng 2,7%, khu vực trung du 2,2% và khu

vực miền núi 2,1%. Có sự khác biệt lớn giữa tỷ lệ mắc ĐTĐ của các khu vực
(p < 0,0005) [3].
Ở Việt Nam, theo tài liệu thống kê của ba nhóm tác giả nghiên cứu trên

ba vùng khác nhau của đất nước vào đầu những năm 90 thế kỷ trước cho thấy:
ở Hà Nội tỷ lệ ĐTĐ

từ 15 tuổi trở lên là 1,1%, nội thành 1,44%, ngoại thành

0,63%, tỷ lệ gidm dung nap glucose 1a 1,6% [29].
O thanh phé H6 Chi Minh.theo Mai Thé Trach va céng su nam 1993:

tỷ lệ mắc ĐTĐ ở TP Hồ Chí Minh ở người trên 15 tuổi: ở nội thành là 2,52 +

0,4%, tỷ lệ giảm dung nạp glucose là 0,96% + 0,2% [36].
Tại Huế theo kết quả ngiên cứu của Trần Hữu Dàng năm

1996 tỷ lệ

mic DTD ở người trên 15 tuổi là 0,96 + 0,14%, tỷ lệ giảm dung nạp glucose

là 1,45% + 0,17% [29].
Theo Nguyễn

Vịnh Quang,

Phạm

Thúy Hường

và Cộng

sự tỷ lệ đái

tháo đường ở Hải Hậu —- Nam Định năm 2010 1a 4.4% (81/1855 đối tượng)


(re

Tài liệu phục vụ học tập, nghiên cứu khoahọc

Z7

trong độ tuổi từ 30 — 64. Trong đó có 54 bệnh nhân (66,7%) mới phát hiện

trong quá trình điều tra và 27 bệnh nhân (33,3%) đã chân đoán từ trước [28].
Tại Hậu Giang theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Lành ở người

Khmer từ 45 tuổi trở lên tỷ lệ mắc tiền đái tháo đường là 17,91 %, bệnh đái

tháo đường týp 2 là 11,9%, trong đó tỷ lệ cao 78,6% mới phát hiện lần đầu

[23].

|

Theo nghiên cứu của Trần Văn Hải và Đàm Văn Cương về tình hình
đái tháo đường và kiến thức, thực hành dự phòng biến chứng ở người dân 30-

64 tuổi tại tỉnh Hậu Giang năm 2011 trên 2400 đối tượng ghi nhận: tỷ lệ bệnh
ĐTĐ

là 10,3%, tỷ lệ ĐTĐ

mới phát hiện là 68,1%, tỷ lệ ĐTĐ

đã phát hiện

trước đó 31,9%, tỷ lệ rối loạn đường huyết lúc đói là 9,7%, tỷ lệ rối loan dung

nap glucose là 7,7%, có 25,9% đối tượng có kiến thức và thực hành đúng về
dự phịng biến chứng, người có kiến thức đúng thì thực hành tốt hơn người

khơng có kiến thức đúng (55,8% so với 15,8%) [19].
Tốc độ gia tăng bệnh đái tháo đường


tại Việt Nam

cũng nhanh chóng

khơng kém thế giới, đặc biệt tại các thành phố lớn. Theo kết quả điều tra do
bệnh viện Nội tiết Trung ương công bố hiện nay tỷ lệ người trưởng thành

mắc bệnh đái tháo đường tại Việt Nam là 5,7%. Như vậy là sau 10 năm, từ
2002 đến 2012, bệnh đái tháo đường đã tăng 211%.

Riêng tại TP. HCM, theo

điều tra dịch tế học do Trung tâm Dinh dưỡng TP. HCM tiến hành năm 2012
trên những người trưởng thành từ 30-69 tuổi thì tỉ lệ đái tháo đường là 11,4
%„ tỉ lệ rối loạn chuyển hóa đường (hay cịn gọi là tiền đái tháo đường) là

31,1%. Nếu so sánh số liệu điều tra của bệnh này do chính Trung tâm Dinh
dưỡng TP. HCM

tiến hành vào các năm 2004 và 2008

thì bệnh đái tháo

đường đã tăng 300% sau 8 năm và 162% sau 4 năm. Tốc độ gia tăng của tiền
đái tháo đường tại TP. HCM

cũng nhanh đến chóng mặt, 114% sau 4 năm.

Nếu chúng ta so sánh tốc độ gia tăng bệnh đái tháo đường chung của thế giới



(re

Tài liệu phục vụ học tập, nghiên cứu khoahọc

§

là 72% sẽ thấy chúng ta không chỉ ở trong một “đại dịch” mà đang thật sự
đúng trước “cơn sóng thần” như nhiều nhà khoa học về sức khỏe cộng đồng
đã cảnh báo [12].
1.2.3. Dai tháo đường là gánh nặng cho nền kinh tế

Theo Tạ Văn Bình “Đái tháo đường là kẻ giết người thầm lặng” là
gánh nặng cho nền kinh tế, xã hội toàn thế giới trong thế ki 21. Năm

1997

toàn thế giới chỉ cho chữa bệnh ĐTĐ khoảng 1030 tỷ USD, riêng nước Mỹ

với 15 triệu người mắc bệnh ĐTĐ đã phải tiêu tốn 98,2 tỷ USD. Ở các nước
công nghiệp phát triển bệnh ĐTĐ thường chiếm 5-10% ngân sách dành cho
ngành y tế [5].
Người ta chia chi phí bệnh tật ra làm 3 loại:

-_ Chỉ phí trực tiếp: chi phí mà người bệnh và gia đình họ phải trực tiếp
gánh chịu, những chi phí trực tiếp của ngành y tế cho người bệnh.
-

Chi phi gián tiếp: những chỉ phí mà người ĐTĐ gián tiếp gây ra cho


nền kinh tế, do họ mất khả năng lao động, tàn tật, nghỉ hưu sớm trước tuổi,

chỉ phí về thuốc men, phương tiện đi lại, điều kiện sinh hoạt...mà xã hội phải
giành cho họ. trong thực tế nhóm chỉ phí này cao hơn nhóm chỉ phí trực tiếp
nhiều lần.
bệnh

Chi phi vơ hình: là giá phải trả của bệnh ĐTĐ đối với bản than người
ĐTĐ,

với

gia đình

họ,

với

xã hội

như:

stress,

nỗi

đau

đớn,


buồn

chán...Đây là loạt chi phí khơng thể tính bằng tiền nhưng lại là vấn đề xã hội
rất lớn. Vì thế nâng cao chất lượng của người bệnh ĐTĐÐ

khơng chỉ là nhiệm

vụ riêng Y tế mà là của xã hội.
Ở Việt Nam tuy chưa có điều kiện nghiên cứu về các chỉ phí gián tiếp
và chi phí vơ hình, nhưng chỉ tính riêng các chi phí trực tiếp cũng đã là gánh

nặng cho mỗi cá nhân và cả nên kinh tê xã hội. Mức chi phí bình qn cũng


(re

Tài liệu phục vụ học tập, nghiên cứu khoahọc



thay đổi tùy thuộc vào số lượng và mức độ các biến chứng. Đa số người bệnh
khơng có khả năng chi trả.
Theo một nghiên cứu của Bệnh viện Nội tiết, số người có sẵn để trả

các chi phi chỉ có 27,3%, phải bán đồ vật có giá trị trong gia đình để đi nằm

viện là 21,2%, phải đi vay mượn để trả tiền điều trị là 51,5% [1].
Bệnh cạnh đó, khi bệnh nhân đái tháo đường đã có biến chứng thì chi


phí điều trị sẽ tăng lên rất nhiều, biến chứng thường gặp là nhiễm trùng bàn
chân. Chỉ phí trung bình điều trị cho bệnh nhân nhiễm trùng bàn chân gấp 1,6

lần so với chỉ phí điều trị cho các nhiễm trùng khác, chỉ phí điều trị trung bình
cho một bệnh nhân có biến chứng bàn chân trong một lần nằm viện chiếm
hơn 50%

tổng thu nhập một năm

của một hộ gia đình khu vực Đồng bằng

sông Củu Long [32].
1.3.Các yếu tố nguy cơ đến đái tháo đường

1.3.1.Tuỗi
Tuổi trung bình của bệnh nhân ĐTĐT

2 (chiếm 90% số trường hợp

mắc ĐTĐ) vào khoảng 60-65 tuổi. Tỷ lệ bệnh bắt đầu gia tăng nhanh ở nhóm
người trên 45 tuổi, ít nhất 20%

số bệnh nhân trên 65 tuổi có bệnh đái tháo

đường và con số này sẽ tiếp tục gia tăng trong các thập kỉ tới [41].

Theo thống kê của tổ chức y tế thế giới: ở người trên 70 tuổi tỷ lệ người

mắc ĐTĐ cao gấp 3-4 lần so với tỷ lệ mắc ĐTĐ chung ở người lớn.
Tuy nhiên với nhịp điệu phát triển của cuộc sống hiện nay, ngày nay


càng có nhiều người trẻ tuổi, thậm chí trẻ vị thành niên mắc ĐTĐT 2. Quan
sát sự xuất hiện bệnh ĐTĐT 2 trong gia đình có tiền căn di truyền rõ ràng,

người ta thấy rằng ở thế hệ thứ nhất thường mắc bệnh vào độ tuổi 60-70 tuổi,
đến thế hệ thứ 2 tuổi xuất hiện bện giảm xuống ở lứa tuổi 40-50 tuổi và ngày
nay những người được chân đốn ĐTĐT

[6].

2 dưới 20 tuổi khơng còn là hiếm


(re

Tài liệu phục vụ học tập, nghiên cứu khoahọc

10

Theo nghiên cứu của Trần ngọc Dung và Nguyễn Văn Lành ở thị xã
Ngã Bảy tỉnh Hậu Giang tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường của người dân trong

độ tuổi 40 — 69 là 9,8% [13].
1.3.2. Giới

Tý lệ mắc bệnh DTD ở 2 giới nam và nữ thay đi tùy thuộc vào các
vùng dân cư khác nhau. Ở Bắc Mỹ và Tây Âu tỷ lệ nữ/nam thường là 1⁄4.
Ngay trong một quần thê nghiên cứu tỷ lệ nữ/nam mắc ĐTĐ thường tùy thuộc
vào tuổi, điều kiện sống. Ở các vùng đô thị Thái Bình Dương nữ/nam là 3/1,


trong khi ở Trung Quốc, Malaysia, Ấn Độ tỷ lệ mắc ĐTĐ cả hai giới tương
đương nhau.

Ở Việt Nam nữ giới mắc ĐTĐ nhiều hơn nam giới và chiếm tới 2/3 số
người ĐTĐ. Ảnh hưởng của giới tính lên khả năng mắc của bệnh DTD

diễn

biến khơng theo quy luật, nó tùy thuộc vào chủng tộc, độ tuổi, điều kiện sống,

mức độ béo phì [6].

1.3.3.Ít hoạt động thể lực
Nhiều nghiên cứu đã cho thấy việc tập luyện thể dục thường xuyên có
tác dụng làm giảm nồng độ glucose huyết tương ở bệnh nhân ĐTĐT 2, đồng
thời giúp bình Ổn lipid máu, huyết áp, cải thiện tình trang khang insulin va

giúp cải thiện tâm lý. Sự phối hợp hoạt động thể lực thường xuyên và điều
chỉnh chế độ ăn có thể giúp làm giảm 58% tỷ lệ mới mắc ĐTĐT 2 [3],[48].
1.3.4. Chế độ ăn
Nhiều nghiên cứu cho thay tỷ lệ ĐTĐ tăng cao ở những người có chế

độ ăn nhiều chất béo bão hịa, nhiều carbohydrat tỉnh chế. Ngoài ra thiếu hụt
các yếu tố vi lượng hoặc viatmin góp phần thút đây sự tiến triển bệnh ở người
trẻ tuổi cũng như người cao tuổi. Ở người già mắc bệnh ĐTĐ có sự tăng sản
xuất gốc tự do, nếu bổ sung các chất chống oxy hóa như vitamin C, vitamin E

thì phần nào cải thiện được hoạt động của insulin và q trình chuyển hóa.



(re

Tài liệu phục vụ học tập, nghiên cứu khoahọc

11

Một số người cao tuôi mắc ĐTĐ bị thiếu magie và kẽm, khi bổ sung những
chất này thì cải thiện tốt được chuyền hóa glucose .
Chế độ ăn nhiều chất xơ, ăn ngủ cốc ở dạng chưa tinh chế (khoai, củ)
ăn nhiều rau làm giảm nguy cơ mắc bệnh DTD [3].
1.3.5. Địa dư

Các nghiên cứu tỷ lệ DTD déu cho thấy rang lối sống công nghiệp hiện
đại ảnh hưởng rất lớn đến khả năng mắc bệnh DTD. Ty 1é mac DTD ting gdp
2-3 lần ở người sống trong nội thành so với người sống ở ngoại thành, theo
các công bố nghiên cứu địch tễ ở Tunisie, Úc, Puerto — Rico và ở Việt Nam tỷ
lệ mắc ĐTĐ chiếm khoảng 4,4% người trên l6 tuổi sống trong nội thành Hà
Nội, nhưng ở ngoại thành tỷ lệ mắc ĐTĐ chỉ vào khoảng 1% (theo số điều tra

dịch tế năm 2000). Với cùng một chủng tộc, dân tộc, về mặt nguyên tắc yếu tố
di truyền liên quan đến khả năng mắc bệnh ĐTĐ

là như nhau, song những

nghiên cứu tỷ lệ ĐTĐ ở những người di cư từ Nhật đến Hawai, từ Châu Phi
đến Châu Mỹ cho thấy tỷ lệ mắc ĐTĐ ở những người di cư này thường cao
hơn 2 đến 3 lần thậm chí hơn nữa so với cộng đồng không di cư. Yếu tố địa
dư ảnh hưởng đến tỷ lệ ĐTĐ thực chất là sự thay đổi lối sống: ít vận động, ăn

uống nhiều, stress...dẫn đến béo phì gây ra.

1.3.6. Béo phì
Theo các chuyên gia WHO, yếu tố nguy cơ tác động mạnh mẽ nhất tác
động lên khả năng mắc ĐTĐT
đồng

dân cư và tỷ lệ mắc

2 là béo phì. Tỷ lệ mắc béo phì trong cộng

ĐTĐT

2 ln ln song bành

bên nhau.

Theo

nghiên cứu Nurses Health Study trên 100.000 y tá trong vòng 14 năm liên tục
thấy ngưỡng tăng tỷ lệ mắc ĐTĐ với chỉ số BMI 22kg/m”, và nếu tăng thêm
25%, nếu BMI trên 28§kg/m” nguy cơ mắc DTD và các bệnh tim mạch tăng

gấp 3-4 lần [6].


(re

Tài liệu phục vụ học tập, nghiên cứu khoahọc

12,


Béo bụng còn gọi là béo dạng nam là một thuật ngữ chỉ những người
mà phân bố mỡ

ở ổ bụng, nội tạng và các phần

trên cơ thể chiếm tỷ trọng

đáng kể. Béo bụng ngay cả với những người cân nặng không thực sự xếp vào

loại béo phì hoặc chỉ béo phì vừa phải (BMI < 25kg/m?) là một yếu tố nguy
cơ độc lập gây ra rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp và rối loạn chuyên hóa
đường. Sở dĩ béo đạng nam được coi là một trong những nguyên nhân làm gia
tăng tý lệ bệnh ĐTĐ và bệnh tim mạch vì mơ mỡ nhiều ở bụng làm gia tăng
nồng độ axit béo tự do, tăng triglyceride, tăng hiện tượng viêm và gây độc với

tế bào bêta của tụy (Iipotoxieity) [6].
Mọi người coi là béo bụng khi vòng bụng trên 90cm đối với nam, trên

80cm đối với nữ [6].

1.4.Biến chứng đái tháo đường
1.4.1. Biến chứng cấp tính
1.4.1.1.Hạ đường máu
Hạ đường máu là biến chứng hay gặp do người bệnh thực hiện chế độ

ăn quá khắt khe hoặc do dùng thuốc quá liều. Hôn mê hạ đường máu có thể
xảy ra với người bệnh điều trị ngoại trú hoặc ngay khi nằm điều trị trong bệnh
viện.

1.4.1.2.Hôn mê nhiễm ceton acid

Đây là biến chứng nặng có tỷ lệ tử vong cao, khoảng 50% các trường
hợp [10]. Thường xảy ra ở bệnh nhân ĐTĐT

1 và cũng có thể xảy ra ở bệnh

nhân ĐTĐT 2 với bệnh cảnh mất nước, đường buyết tăng cao và nhiễm acid
ceton.

1.4.1.3. Hén mé tang 4p lye tham thau
Thường gặp ở bệnh nhân đái tháo đường tuôi cao, khoảng 60 tuổi. Phần
lớn các trường hợp không biết là bị đái tháo đường, đến khi hôn mê đưa vào
bệnh viện mới phát hiện ra. Thường gặp ở bệnh nhân ĐTĐT 2, bệnh rất nặng


(re

Tài liệu phục vụ học tập, nghiên cứu khoahọc

13

tử vong cao, thường xảy ra sau tỉnh trạng mất nước nặng như tiêu chảy, sốt,
đường huyết tăng cao, áp lực thâm thấu máu tăng cao.
1.4.1.4. Hôn mê nhiễm toan acid
Hay xảy ra ở những người mắc ĐTĐT 2, nữ trên 80 tuổi chiếm 75%
các trường hợp [10]. Do dùng thuốc hạ đường máu nhóm Biguamid, đặc biệt
là phenformin (hiện nay phenformm ít được dùng). Biến chứng này chỉ xảy ra
ở những người ĐTĐT

2 có dùng thuốc, nhưng có suy giảm chức năng gan,


thận.

1.4.2. Biến chứng mạn tính
1.4.2.1. Bệnh võng mạc do đái tháo đường
Đây là nguyên nhân gây mù hàng đầu ở người lớn từ 20-74 tuổi, tại

thời điểm mới chấn đốn có từ 10-20% số người mắc ĐTĐT 2 có bệnh lý
võng mạc

do ĐTĐ.

Sau 20 năm

mắc bệnh hau hết bệnh nhân ĐTĐT

khoảng 60% bệnh nhân týp 2 có bệnh lý võng mạc do ĐTĐ

1 và

[6ó]. Bệnh gây ra

các tổn thương mạch máu nhỏ để ni dưỡng mắt. Các hình thái có thể gặp là:

xuất huyết, xuất tiết, bệnh võng mạc tăng sinh và khơng tăng sinh...Các biến
chứng này có thể làm giảm thị lực hoặc gây mù. Trong vòng 5 năm sau khi
phát hiện có bệnh võng mạc tăng sinh: 43% bệnh nhân ĐTĐT

I và 60% bệnh

nhân ĐTĐT 2 sẽ bị mù.


Theo nghiên cứu của Nguyễn Duy Cường trên 112 bệnh nhân DTD typ
2 có biến chứng võng mạc là 5,4%, đục thủy tỉnh thể 10,7% [9].

1.4.2.2. Bệnh lý cầu thận do bệnh đái tháo đường
Bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường thường có tổn thương ở cầu thận,
nơi có nhiệm vụ lọc nước tiểu. Thông thường người mắc bệnh ĐTĐT

1 sau 5

năm thấy có tổn thương ở cầu thận, cịn người ĐTĐT 2 có thể thấy tổn thương
cầu thận từ khi mới phát hiện bệnh. Khoảng 20-30% bệnh nhân ĐTĐ có bệnh

lý cầu thận.


(re

Tài liệu phục vụ học tập, nghiên cứu khoahọc _ 14

Tén thương sớm nhất ở cầu thận của người ĐTĐ
thé (miroalbumin

được

niéu). Nếu không

là tiểu ra protein vi

chữa trị đúng và kịp thời, lượng


albumin tiểu ra ngày càng nhiều bơn, khi vượt quá 300mg/ngày được xem là
có protein niệu. Bệnh cầu thận kéo dài sẽ gây suy thận, tăng huyết áp, thiếu
máu...Bệnh sẽ càng nặng hơn, suy thận nhanh chóng đi vào giai đoạn cuối
nếu bệnh nhân không được hướng dẫn đúng chế độ ăn, chế độ luyện tập và

cách dùng thuốc hạ đường máu. Suy thận giai đoạn cuối do ĐTĐ chiếm 40%
số trường hợp mắc hàng năm của Mỹ và tiêu tốn tới 15,6 tỷ đơ cho chăm sóc

y tế tại nước này [1],[6].
Kết quả nghiên cứu của Lê Thị Cương và Ngô Văn Truyền ở Bệnh viện
đa khoa Hậu Giang tỷ lệ có biến chứng thận trên bệnh nhân rất cao. Đạm niệu
vi lượng: 38,4%, protein niệu (+): 22,4%, tỷ lệ biến chứng thận 55,2%, bệnh

thận mãn tính giai đoạn II: 42,4% [§].

1.4.2.3. Bệnh lý thần kinh

Đây là biến chứng hay gặp ước tính khoảng 30% bệnh nhân có biến
chứng này, 7,5% bệnh nhân ĐTÐ

được chan đốn đã có bệnh thần kinh do

ĐTĐ, sau 25 năm mắc bệnh có khoảng 50% số bệnh nhân ĐTĐ có biểu hiện
bệnh lý thần kinh do ĐTĐ

[6]. Triệu chứng lâm sàng rất đa dạng, có 2 loại:

- _ Biến chứng thần kinh ngoại vi: có biểu hiện:
+ Cảm giác tê bì, lúc nóng, lúc lạnh ở da


+ Đau như châm kim ở phía ngồi bàn chân, bàn tay, đặc biệt là vào ban

đêm và những ngày lạnh, âm ướt.
+ Đau nhức ở các xương chi
Theo nghiên cứu của Vũ Thị Thanh Huyền và Nguyễn Trung Anh trên

356 bệnh nhân tỷ lệ biến chứng thần kinh chiếm 55,7% trong đó chủ yếu là
các tổn thương phối hợp, hai chân, giảm phản xạ gân gót [21].


(re

Tài liệu phục vụ học tập, nghiên cứu khoahọc

-_

15

Biến chứng thần kinh thực vật: các dây thần kinh thực vật điều khiển

huyết áp, hoạt động của bàng quang, boạt động của ruột, của hệ thống sinh

dục...Biểu hiện lâm sảng của các rối loạn này là tụt huyết áp, ngất xiu, đô md
hôi, tiểu tiện không hết, dễ gây ứ nước tiểu (là nguyên nhân của nhiễm khuẩn
"tiết niệu), đại tiểu không tự chủ, kém cường dương ở nam giới, nặng thì liệt
dương, lãnh đạm tình dục với phụ nữ...

1.4.2.4. Bệnh mạch vành ở người đái tháo đường
|


75%

bệnh nhân ĐTĐ

bị mắc bệnh mach.

Nhồi máu

cơ tỉm ở người

ĐTĐ khơng điển hình như người bình thường, khơng có cơn đau thắt ngực,
mà chỉ thấy mệt, tụt huyết áp... Tử vong ở bệnh mạch vành 6 nguéi DTD tăng

gấp 4 lần người không bị ĐTĐÐ mắc bệnh mạch vành [1].

1.4.2.5. Tai biến mạch máu não
Tai biến mạch máu não có thể nhất thời tiến triển hoặc đột ngột. Theo

nghiên cứu của Nguyễn Thúy Hà và cộng sự trên 142 bệnh nhân đái tháo
đường

tý lệ bệnh nhân có tai biến mạch máu não chiếm

14,8%

[17]. Theo

nghiên cứu của Phạm Thu Thùy và Phan Thái Hào trên 113 bệnh nhân điều trị


ở khoa hồi sức tích cực Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần thơ tỷ lệ tai biến
mach máu não là 27,7%

máu não khá cao.

[34]. Bệnh nhân ĐTĐÐ có biến chứng tai biến mạch

.

1.4.2.6. Loét bàn chân
Do những đặc điểm riêng về giải phẫu, chức năng mà chỉ dưới thường
xuyên và đễ bị tổn thương, dễ bị viêm nhiễm, chỉ từ những tổn thương nhỏ có
thể trở nên trầm trọng thậm chí phải cắt cụt chi. 25% bệnh nhân vào viện là

do di chứng bàn chân ở ĐTĐ

hơn 50% bệnh nhân phải đoạn chi do ĐT.

Phát hiện sớm và điều trị thích hợp các vết loét có thể phịng ngừa được 85%

trường hợp đoạn chi [38].


(re

Tài liệu phục vụ học tập, nghiên cứu khoahọc

_ 16

Loét bàn chân có tỷ lệ hiện mắc từ 4-10%, tỷ lệ mới mắc hàng năm từ

1-4% và 15 % bệnh nhân sẽ loét ít nhất một lần trong đời, nguy cơ bị đoạn chỉ

ở các bệnh nhân đái tháo đường cao gấp 15-46 lần so với người không bị đái

tháo đường. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cứ 30 giây trên thế giới lại
có một người phải cắt cụt bàn chân [18].
Theo Well, năm 2007, 246 triệu người tuổi từ 20-79 được chân đoán
ĐTĐ chiếm 6% trong quần thể người lớn, trong đó có 25 % có bàn chân ĐTĐ
(61,5% triệu bàn chân ĐTĐ) [26].
Kết quả nghiên cứu của Ngơ Thị Thu Thủy và Đỗ Thị Tính ở bệnh viện
Đại học Y Hải Phòng trên 31 bệnh nhân, ty lệ bệnh nhân có loét bàn chân

15,1% [33].

1.5. Tuân thủ điều trị đái tháo đường týp 2
1.5.1. Mục tiêu kiểm soát trong điều trị đái tháo đường týp 2
Glucose máu (người lớn) theo Hiệp hội ĐTĐ Hoa Kỳ 2013 [7]:
+ Glucose hic đói: 70-130mg/dL (39-72mml/L).

+ Đỉnh glucose máu sau ăn < 180mg/dL (1-2 giờ sau khi bắt đầu ăn).
+ HbA lc < 7%.
Huyết ap: < 130/80mmHg
Lipid mau: LDL-c < 2,6 mmol/L

(<100mg/dL);

HDL-c > 1,1 mmol/L

(40mg/dL với nam giới và > 50mg/dL với nữ giới).
Triglycerid: < 1,7 mmol/L (< 150 mg/dL).


1.5.2. Tuân thú điều trị không dùng thuốc
Thay đổi lối sống với chế độ ăn uống và tập luyện thích hợp là nền tảng
trong điều trị ĐTĐ bao gồm:
Giảm trọng lượng cơ thể đối với người thừa cân, béo phì, duy trì cân
nặng lý tưởng (BMI= 18,5-22,9 kg/m”). BMI =

CN
CC?


(re

Tài liệu phục vụ học tập, nghiên cứu khoahọc _ 177

-

Ban Chuyên Gia Quốc Tế về Béo Phì khuyến cáo về ngưỡng BMI

người Châu Á như sau:

+

BMI< 18,5kg/mẺ: gầy.

+ BMI 18,5-22,9kg/mẺ: bình thường.
+

BMI> 23kg/m”: thừa cân.


* BMI> 25kg/m’: béo phì.
se

Vận động:

-_

Trước khi lên kế hoạch tập thể dục người bệnh cần được bác sĩ khám

đầy đủ để nhằm đánh giá các nguy cơ có thể xảy ra cho tim mạch, mắt, thận,
thần kinh, chân, từ đó chọn hình thức tập luyện phù hợp.

- _ Vận động thể lực có tác dụng giảm đường máu thông qua việc tăng thu
nhận glucose vào cơ từ 7-20 lần, giảm sản xuất đường từ gan 22% tùy thuộc
vào mức độ và thời gian vận động.
- _ Các mơn thể thao cường độ trung bình như: đi bộ tốc độ vừa (5km/giò),
làm vườn, chạy, đi xe đạp (< 16kn/giờ), tenis, khiêu vũ... được ưu tiên lựa

chọn vì ít nguy cơ sang chấn, tơn thương tim, mit (it nhất 150 phút/tuần).
-

Ngược

lại

các

môn

thể


thao

cường

độ

nặng

như:

đạp

xe

trên

>16km/giờ, nhảy day, leo dốc với balo nặng...(75 phúttuần).
-

Tuy nhién, trong luyện tập người bệnh ĐTĐ

nên tập với cường độ

trung bình (tương đương với đi bộ tốc độ 5-6 km/giờ), ít nhất 5 ngày/tuần,
khoảng cách giữa 2 lần luyện tập không quá 2 ngay.
-

Giảm


xem

tI vị, giảm

chơi

game

trên máy

tính,

nghỉ

trưa < 30

phut/ngay.
-

Luyén tap tang dan tir thap dén cao [3],[29].

e

Chế

độ

xo/1000kcal).

ăn:


giảm

năng

lượng,

giàu

chất



(ít nhất

14g

chất


(re

Tài liệu phục vụ học tập, nghiên cứu khoahọc _ 18

Hạn chế thức ăn tao glucose hấp thu nhanh như: các loại đường, bánh
kẹo, nước ngọt, các hoa quả ngọt như chi, mít, vải nhãn..., ít mi, mỡ, đặc

biệt là mỡ bão hịa (chỉ được < 7%), ít cholesterol (hạn chế các loại phủ tạng:
tim, gan,..). Nên ăn các loại rau xanh (rau cân, bắp cải...), ngô, khoai, săn, thịt
nạt, cá, hoa quả ít ngọt (dưa, cam, quit, tao, man).


Nên chia nhiều bữa trong ngày thành 4-5 bữa, không ăn quá no.
Hạn chế rượu, bia.

Bỏ thuốc lá.
Áp dụng chế độ ăn “bàn tay Zimbabwe”:

Carbohydrate (tính bột và trái cây): chọn một lượng bằng kích thước
của 2 nắm tay. Đối với trái cây dùng 1 nắm tay.

Protein: chon một lượng bằng kích cỡ của lịng bàn tay và độ dầy bằng
ngón út của ngón tay.
+

Rau: chon nhiễu tới mức có thể nắm giữ bằng 2 tay.
Chất béo: hạn chế chất béo ở lượng bằng đầu ngón tay cái. Uống khơng

q 250ml sữa ít béo với một bữa ăn [15].
1.5.3. Tuân thú điều trị bằng thuốc
e Các thuốc hạ đường huyết uống
- _ Tùy theo tình trạng bệnh nhân lựa chon thuốc điều trị.

Cần lưu ý các thuốc tăng tiết insulin dễ gây hạ glucose huyết, đặc biệt
là thuốc có thời gian bán hủy kéo đài như: Glibenclamid,

Metformin không

được dùng bệnh nhân suy thận nặng.

Nên phối hợp thuốc sớm để đạt hiệu quả kiểm soát glucose huyết và


.~

giảm các tai biến do tác dụng phụ của thuốc.
-_

Các nhóm thuốc có thể phối hợp với nhau, nhưng không phối hợp các

thuốc trong cùng một nhóm.


(re

Tài liệu phục vụ học tập, nghiên cứu khoahọc

-

Khi đã phối hợp

19

3 loại thuốc viên mà

vẫn khơng

kiểm

sốt được

glucose máu, nên chuyên sang phối hợp hoặc điều trị bằng insulin.

® Insulin
-

Để đạt được mục đích kiểm soat glucose huyết ở bệnh nhân ĐTĐT

2

mà thuốc hạ glucose huyết khơng cịn đáp ứng hay có những chống chỉ định.
-_

Sử dụng insulin có nhiều cách, thường bắt đầu kết hợp thuốc viên hạ

đường huyết với insulin nền vào buổi tối. Cách này ít gây hạ glucose huyết.
+ Nếu khơng đạt mục đích kiểm sốt, có thể chuyển sang chế độ dùng
insulin nhiều lần trong ngày, với insulin hỗn hợp hay phối hợp insulin tác
dung cham 1 lần/ngày, cùng insulin tác dụng nhanh trước mỗi bữa ăn.
+ Khi sir dung insulin can lưu ý tăng liều một cách từ từ, để tránh tình
trạng hạ glucose huyết và phải hướng dẫn bệnh nhân cũng như người nhà một
cách cần thận về những triệu chứng và cách xử trí khi hạ glucose huyết.

1.6. Một số yếu tố liên quan đến sự tuân thú điều trị của người đái tháo
đường týp 2
-_

Tuổi tác: người bệnh lớn tuổi không nhớ uống thuốc, không ý thức về

luyện tập, chế độ ăn. Vì vậy họ sẽ tuân thủ thấp hơn những người bệnh trẻ

tuổi.


-_ Giới: nam thường tuân thủ điều trị thấp hơn nữ do đa số họ có thói
quen hút thuốc,

-

uống rượu bia.

Trình độ học vấn: người bệnh có trình độ cao sẽ có kiến thức về bệnh

nhiều hơn, biết được những hậu quả do biến chứng mang lại nếu khơng điều
trọ tốt vì vậy họ sẽ tn thủ đ iểu trị tốt hơn với người có trình độ thấp.
- - Niềm tin người bệnh: người bệnh tin tưởng vào việc điều trị sẽ giúp họ

có ý chí và kiên trì tuân thủ điều tri.


×