Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

Thực trạng tuân thủ điều trị và một số yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị thay thế nghiện chất dạng thuốc phiện bằng methadone tại cơ sở điều trị methadone đống đa, hà nội năm 2012 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (845.04 KB, 60 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

BỘ Y TẾ

LÊ THỊ THU HÀ

THỰC TRẠNG TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ
LIÊN QUAN ĐẾN TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ THAY THẾ NGHIỆN
CHẤT DẠNG THUỐC PHIỆN BẰNG METHADONE TẠI CƠ SỞ
ĐIỀU TRỊ METHADONE ĐỐNG ĐA, HÀ NỘI NĂM 2012 – 2014

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN Y KHOA
KHÓA 2011 – 2015

Người hướng dẫn khoa học:
ThS. Văn Đình Hòa

HÀ NỘI – 2015


i

LỜI CẢM ƠN
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, em xin gửi lời cảm ơn chân thành
nhất tới ThS.Văn Đình Hòa - Cán bộ giảng dạy Bộ môn Dịch tễ - Viện Đào tạo
Y học Dự phòng và Y tế Công cộng, thầy đã tận tình hướng dẫn và chỉ bảo cặn
kẽ cho em trong suốt quá trình học tập và thực hiện khóa luận này.
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới BS. Bùi Nguyên Hồng – bác sĩ điều trị
tại cơ sở điều trị Methadone quận Đống Đa đã tạo điều kiện thuận lợi để em có
thể hoàn thành khóa luận này.


Em xin gửi lời cảm ơn tới các anh chị nhân viên của cơ sở điều trị
Methadone quận Đống Đa đã giúp đỡ em nhiều trong quá trình hoàn thành khóa
luận.
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo Đại học
Trường Đại học Y Hà Nội đã tạo môi trường thuận lợi cho em trong suốt 4 năm
học tập dưới mái trường.
Em xin chân thành cảm ơn Thầy Cô trong bộ môn Dịch tễ, Viện Đào tạo
Y học dự phòng và Y tế công cộng - Đại học Y Hà Nội đã đóng góp nhiều ý kiến
quý báu cho em trong quá trình làm khóa luận.
Và cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới gia đình, người
thân và bạn bè đã luôn ở bên cạnh động viên, khích lệ và hỗ trợ để em không
ngừng học tập và phấn đấu trưởng thành như ngày hôm nay.
Hà Nội, ngày 26 tháng 05 năm 2015
Sinh viên
Lê Thị Thu Hà


ii

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

LỜI CAM ĐOAN
Kính gửi:
 Ban Giám hiệu Trường Đại học Y Hà Nội.
 Phòng Quản lý Đào tạo Đại học, phòng Công tác học sinh - sinh
viên Trường Đại học Y Hà Nội.
 Viện Đào tạo Y học Dự phòng và Y tế Công cộng - Trường Đại
học Y Hà Nội.
 Bộ môn Dịch tễ Trường Đại học Y Hà Nội.

 Hội đồng chấm Khóa luận tốt nghiệp năm 2014 - 2015.
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, cách
xử lý, phân tích số liệu là hoàn toàn trung thực và khách quan. Các kết quả
nghiên cứu này chưa được công bố ở trong bất kỳ tài liệu nào.
Hà Nội, ngày 26 tháng 05 năm 2015
Sinh viên

Lê Thị Thu Hà


iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AIDS

Acquired Immunodeficiency Syndrome
((Hội

chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người)

ATS

Amphetamine

BCS

Bao cao su

BKT


Bơm kim tiêm

BN

Bệnh nhân

CDTP

Chất dạng thuốc phiện

CI

Confidence Interval (Khoảng tin cậy)

CSĐT

Cơ sở điều trị

HIV

Human Immuno-deficiency Virus
(Vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người)

HIV/AIDS

Acquired Immune Deficiency Syndrom
(Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người)

MMT


Methadone maintenance treatment

NCMT

Nghiện chích ma túy

OR

Odds Ratio (Tỷ suất chênh)

QHTD

Quan hệ tình dục

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

TP

Thành phố

TTĐT

Tuân thủ điều trị


WHO

World Health Organization
(Tổ chức Y tế Thế giới)


iv

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ........................................................................................................ 1
CHƯƠNG I.

TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................... 3

1.1. Các chất gây nghiện và các biện pháp điều trị nghiện CDTP ..................... 3
1.1.1. Các chất dạng thuốc phiện .................................................................. 3
1.1.2. Các chất gây nghiện khác .................................................................... 3
1.1.3. Hậu quả của việc sử dụng Ma túy và CDTP ....................................... 3
1.1.4. Các biện pháp điều trị nghiện CDTP .................................................. 4
1.2. Chương trình điều nghiện thay thế CDTP bằng Methadone ....................... 5
1.2.1. Khái niệm về Methadone .................................................................... 5
1.2.2. Hiệu quả của Methadone ..................................................................... 5
1.2.3. Mục đích điều trị thay thế nghiện các CDTP bằng Methadone .......... 6
1.2.4. Nguyên tắc chung trong điều trị Methadone....................................... 6
1.3. Tình hình điều trị Methadone trên thế giới và Việt Nam ............................ 7
1.3.1. Trên thế giới ........................................................................................ 7
1.3.2. Tại Việt Nam ....................................................................................... 9
1.4. Tuân thủ điều trị và thực trạng tuân thủ điều trị ........................................ 10
1.4.1. Theo dõi tuân thủ điều trị .................................................................. 10

1.4.2. Nhỡ liều khi điều trị Methadone ....................................................... 11
1.4.3. Thực trạng tuân thủ điều trị của bệnh nhân....................................... 11


v

CHƯƠNG II.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 14

2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ........................................................... 14
2.2. Đối tượng nghiên cứu: ............................................................................ 15
2.3. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu ...................................................................... 15
2.4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 16
2.5. Biến số và chỉ số nghiên cứu .................................................................. 17
Thực trạng tuân thủ điều trị của đối tượng nghiên cứu ................................. 18
2.6. Xử lý và phân tích số liệu ....................................................................... 19
2.7. Sai số và cách khắc phục sai số .............................................................. 19
2.8. Hạn chế của nghiên cứu .......................................................................... 20
2.9. Đạo đức trong nghiên cứu....................................................................... 20
CHƯƠNG III.

KẾT QUẢ .............................................................................. 21

3.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu ....................................................... 21
3.2. Thực trạng tuân thủ điều trị của bệnh nhân điều trị tại cơ sở điều trị
Methadone Đống Đa, Hà Nội năm 2012-2014 .............................................. 27
3.3. Một số yếu tố liên qua tới tình trạng không tuân thủ điều trị của bệnh
nhân tại cơ sở điều trị Methadone Đống Đa, Hà Nội năm 2012-2014 .......... 29
CHƯƠNG IV.


BÀN LUẬN ........................................................................... 32

4.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu ....................................................... 32
4.2. Thực trạng tuân thủ điều trị của bệnh nhân điều trị tại cơ sở điều trị
Methadone Đống Đa, Hà Nội năm 2012-2014 .............................................. 36


vi

4.3. Một số yếu tố liên quan tới tình trạng không tuân thủ điều trị của bệnh
nhân tại cơ sở điều trị Methadone Đống Đa, Hà Nội năm 2012-2014 .......... 38
KẾT LUẬN .......................................................................................................... 40
KHUYẾN NGHỊ .................................................................................................. 41
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


vii

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1: Đặc trưng nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu........................... 21
Bảng 3.2: Tuổi lần đầu sử dụng các chất gây nghiện .......................................... 24
Bảng 3.3: Số người sử dụng nhiều loại chất gây nghiện ..................................... 24
Bảng 3.4: Tiền sử quá liều của bệnh nhân ........................................................... 25
Bảng 3.5: Tiền sử dùng chung bơm kim tiêm...................................................... 25
Bảng 3.6: Tiền sử quan hệ tình dục không an toàn .............................................. 26
Bảng 3.7: Tiền sử mắc các bệnh của đối tượng nghiên cứu ................................ 26
Bảng 3.8: Liều Methadone của bệnh nhân khi điều trị ở giai đoạn khởi liều và

duy trì ................................................................................................................... 27
Bảng 3.9: Một số yếu tố liên quan tới tình trạng không tuân thủ điều trị của đối
tượng nghiên cứu.................................................................................................. 29

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Số bệnh nhân vào điều trị theo các năm .......................................... 23
Biểu đồ 3.2: Loại ma túy khác mà đối tượng nghiên cứu sử dụng ...................... 23
Biểu đồ 3.3: Số bệnh nhân bỏ liều ....................................................................... 28
Biểu đồ 3.4: Số bệnh nhân bỏ liều ở giai đoạn khởi liều và giai đoạn duy trì ..... 28


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo báo cáo tình hình ma túy trên thế giới năm 2014 của cơ quan phòng
chống ma túy và tội phạm liên hợp quốc (UNODC) cho thấy tỷ lệ sử dụng ma
túy trên toàn cầu vẫn tiếp diễn với khoảng 243 triệu người – tương đương với
5% dân số thế giới. Trong đó số người lệ thuộc vào ma túy chiếm khoảng 27
triệu người, xấp xỉ 0,6% dân số trưởng thành trên toàn cầu [1]. Do đó, các biện
pháp điều trị nghiện chất có ý nghĩa quan trọng đối với người nghiện nói riêng
và xã hội nói chung. Nhiều nghiên cứu trên thế giới cũng như ở Việt Nam, đều
cho thấy điều trị thay thế nghiện chất dạng thuốc phiện (CDTP) bằng Methadone
là một phương pháp “tiêu chuẩn vàng” đối với người nghiện heroin, giúp người
nghiện dần từ bỏ heroin, phục hồi dần sức khỏe và các chức năng xã hội [2], [3].
Và tới nay, có hơn 70 nước triển khai chương trình Methadone với khoảng
580.000 bệnh nhân tại Châu Âu và hơn 200.000 bệnh nhân tại Châu Á. Tại Hoa
Kỳ: đang điều trị cho 260.000 người trên tổng số gần một triệu người nghiện ma
túy tại 1.200 cơ sở điều trị Methadone. Hồng Kông có 20 cơ sở điều trị
Methadone đang hoạt động với tổng số người đăng ký tham gia chương trình
Methadone là 8.159 [4], [5]. Tại Việt Nam, tính đến tháng 10/2014, cả nước có

122 cơ sở điều trị thay thế nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone
cho hơn 21.000 người sử dụng heroin tại 38 tỉnh thành phố [1]. Có thể nói rằng,
chương trình điều trị Methadone là chương trình điều trị hiệu quả nhất trong các
biện pháp điều trị nghiện các CDTP [4].
Và tuân thủ điều trị là yếu tố đảm bảo cho sự thành công của chương trình
bởi thực tế cho thấy, khi bệnh nhân không tuân thủ, không đến phòng khám sẽ có
nguy cơ tái sử dụng lại CDTP, tham gia vào các hoạt động phạm pháp. Do đó, để


2

đảm bảo chất lượng và nâng cao được các lợi ích do chương trình đem lại tuân
thủ điều trị đang là một thách thức lớn, nhất là khi chương trình điều trị
Methadone đang ngày càng mở rộng với mục tiêu sẽ là điều trị 80.000 bệnh nhân
vào cuối năm 2015. Đáp ứng nhu cầu này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu:
“Thực trạng tuân thủ điều trị và một số yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị
thay thế nghiện CDTP bằng Methadone tại cơ sở điều trị Methadone Đống
Đa, Hà Nội năm 2012 – 2014 ” với 2 mục tiêu:
1.

Mô tả thực trạng tuân thủ điều trị của bệnh nhân tại cơ sở điều trị
Methadone Đống Đa, Hà Nội năm 2012-2014.

2.

Mô tả một số yếu tố liên quan đến không tuân thủ điều trị của bệnh
nhân đang điều trị tại cơ sở điều trị Methadone Đống Đa, Hà Nội 20122014.


3


CHƯƠNG I.

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Các chất gây nghiện và các biện pháp điều trị nghiện CDTP
1.1.1. Các chất dạng thuốc phiện
Chất dạng thuốc phiện (opiats, opioid) là tên gọi chung cho nhiều chất như
thuốc phiện, morphine, heroin, methadone, buprenorphine, codein, pethidine,
fentanyle, heroin, là những chất gây nghiện mạnh (gây khoái cảm mạnh); có biểu
hiện lâm sàng tương tự và tác động vào cùng điểm tiếp nhận tương tự ở não [4].
1.1.2. Các chất gây nghiện khác
– Các chất gây êm dịu:
+ Thuốc bình thản, giải lo âu, gây ngủ (Benzodiazepiness, Barbituriques).
+ Rượu
+ Các chất dạng thuốc phiện: heroin, morphine,..
– Các chất kích thần
+ Cocain và các chế phẩm
+ Amphetamine và các chế phẩm.
– Các chất gây yên dịu và ảo giác: các dung môi hữu cơ Colles, Essences, ..
– Các chất gây ảo giác: các sản phẩm của Canabiss [4].
1.1.3. Hậu quả của việc sử dụng Ma túy và CDTP
– Đối với bản thân: bệnh tật, mất việc làm, biến đổi nhân cách, vi phạm
pháp luật, nguy cơ tử vong.
– Đối với gia đình: kinh tế sa sút, sức khỏe người thân bị ảnh hưởng, tan vỡ
hạnh phúc gia đình.
– Đối với xã hội: gây rối, cướp của, giết người, lừa đảo…lây truyền các
bệnh như HIV, viêm gan B, C, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng [6].



4

1.1.4. Các biện pháp điều trị nghiện CDTP


Cắt cơn
Các chương trình điều trị cắt cơn giúp người nghiện heroin ngừng sử dụng

heroin một thời gian ngắn trong cả quá trình ổn định lại cuộc sống. Cắt cơn có
thể được thực hiện tại nhà hoặc tại các trung tâm cai nghiện tại cộng đồng trong
khoảng thời gian từ vài ngày đến vài tuần. Cắt cơn đơn thuần ít khi đưa lại kết
quả điều trị tốt. Cắt cơn chỉ là bước đầu tiên của một quá trình điều trị lâu dài và
cần phối hợp với các can thiệp khác trong chương trình điều trị toàn diện.


Tư vấn
Các tư vấn viên hỗ trợ và giúp đỡ người bệnh có được sự thay đổi cần thiết

trong cuộc sống để trở thành người không lệ thuộc vào ma túy. Liệu pháp này
thường sẽ có hiệu quả hơn nếu kết hợp với một liệu pháp điều trị khác như
Methadone.
– Các nhóm tự giúp đỡ
Các nhóm tự giúp đỡ hỗ trợ và chỉ dẫn cho những người cai được ma túy
phục hồi và hiệu quả cao nhất là lồng ghép với các dịch vụ khác.
– Dịch vụ cai nghiện tập trung
Hiện nay có nhiều loại hình điều trị cai nghiện tập trung dài hạn và liệu
pháp cộng đồng trị liệu. Các dịch vụ này giúp những người có lối sống không
lành mạnh trong thời gian dài có thể từ bỏ được heroin. Thời gian tiến hành các
hình thức điều trị này khác nhau từ 6 tuần tới 2-3 năm và thường phối hợp với
các đợt tư vấn trọng điểm hoặc các hình thức điều trị khác.

– Điều trị duy trì chống tái nghiện bằng thuốc đối kháng Naltrexone.
Naltrexone làm mất tác dụng của các chất dạng thuốc phiện bao gồm cả
heroin, vì vậy nếu sử dụng heroin trong khi đang dùng Naltrexone hàng ngày sẽ


5

không có cảm giác phê. Hầu hết các nghiên cứu về Naltrexone đều không thấy
có kết quả lâu dài nhưng nó vẫn được kê đơn tại Việt Nam và có thể có tác dụng
với một số ít người bệnh nếu phối hợp cùng với tư vấn và hỗ trợ tích cực của gia
đình người bệnh.
– Điều trị thay thế nghiện CDTP bằng thuốc (Methadone, Buprenorphin)
Không còn các triệu chứng cai (vã thuốc); giảm hoặc mất hẳn các cơn thèm
nhớ ma túy; ngăn chặn tác động phê/sướng nếu vẫn tiếp tục sử dụng heroin. Thời
gian điều trị càng dài thì hiệu quả điều trị càng cao [7].
1.2. Chương trình điều nghiện thay thế CDTP bằng Methadone
1.2.1. Khái niệm về Methadone
Methadone là một CDTP tổng hợp, có tác dụng dược lý tương tự như các
CDTP khác, nhưng không gây nhiễm độc hệ thần kinh trung ương và không gây
khoái cảm ở liều điều trị, có thời gian bán huỷ dài (trung bình là 24 giờ) nên chỉ
cần sử dụng 1 lần trong 1 ngày là đủ để không xuất hiện hội chứng cai.
Methadone có độ dung nạp ổn định nên ít phải tăng liều khi điều trị lâu dài [4].
1.2.2. Hiệu quả của Methadone
Nhiều nghiên cứu đã cho thấy điều trị duy trì bằng thuốc Methadone có thể
giúp người nghiện heroin:
– Dừng sử dụng hoặc giảm đáng kể lượng heroin sử dụng
– Dừng tiêm chích heroin (hoặc giảm đáng kể tần suất tiêm chích và giảm
nguy cơ lây nhiễm các bệnh lây truyền qua đường máu và nguy cơ quá liều).
– Cải thiện tình trạng sức khỏe, dinh dưỡng.
– Dừng các hành vi phạm pháp liên quan đến việc kiếm tiền mua heroin.

– Cải thiện và ổn định quan hệ với gia đình.
– Có công việc ổn định hơn và học tập tốt hơn.


6

Điều đó có nghĩa là khi tham gia chương trình Methadone, bệnh nhân sẽ có
cơ hội tiếp cận với nhiều dịch vụ y tế và xã hội khác. Do đó, sẽ ít phải chịu áp lực
trong cuộc sống, giảm nguy cơ sử dụng và cuối cùng không dùng heroin nữa. Điều
trị Methadone chỉ áp dụng với người nghiện CDTP (heroin) mà không áp dụng với
những trường hợp nghiện rượu, thuốc lá, benzodiazepine, amphetamine [7].
1.2.3. Mục đích điều trị thay thế nghiện các CDTP bằng Methadone
Hiện nay trên thế giới cũng như ở Việt Nam, việc điều trị thay thế nghiện
các CDTP bằng thuốc Methadone nhằm 3 mục đích chủ yếu sau:
– Giảm tác hại do nghiện các CDTP gây ra như: lây nhiễm HIV, viêm gan
B, C do sử dụng chung dụng cụ tiêm chích, tử vong do sử dụng quá liều các
CDTP và hoạt động tội phạm.
– Giảm sử dụng các CDTP bất hợp pháp, giảm tỷ lệ tiêm chích CDTP.
– Cải thiện sức khoẻ và giúp người nghiện duy trì việc làm, ổn định cuộc
sống lâu dài, tăng sức sản xuất của xã hội.
1.2.4. Nguyên tắc chung trong điều trị Methadone


Người bệnh phải tự nguyện tham gia điều trị.



Liều Methadone phải phù hợp với từng người bệnh dựa trên nguyên tắc

bắt đầu với liều thấp, tăng từ từ và duy trì ở liều đạt hiệu quả.



Điều trị bằng thuốc Methadone là điều trị duy trì lâu dài, thời gian điều trị

phụ thuộc vào từng người bệnh nhưng không dưới 1 năm.


Điều trị bằng thuốc Methadone cần phải kết hợp với tư vấn, hỗ trợ về tâm

lý xã hội, các dịch vụ chăm sóc và điều trị y tế khác khi có chỉ định để điều trị
đạt hiệu quả cao.


Người đứng đầu cơ sở điều trị chỉ cung cấp thông tin về người bệnh cho

các cơ quan có thẩm quyền khi có yêu cầu hoặc cho người khác khi được sự
đồng ý của người bệnh [4].


7

1.3. Tình hình điều trị Methadone trên thế giới và Việt Nam
1.3.1. Trên thế giới
Năm 1964, tại New York, bác sĩ Marie Nyswander và Vincent Dole tìm
thuốc điều trị cho người nghiện heroin, họ phát hiện ra Methadone giúp người
bệnh của họ ngừng sử dụng heroin và hầu như không bị tăng liều khi dùng trong
thời gian dài, do đó liệu pháp điều trị duy trì bằng thuốc Methadone ra đời. Năm
1965, nghiên cứu về MMT của Dole/Nyswander được công bố trên Báo Hội liên
hiệp Y khoa Mỹ. Đến năm 1995, “Các điều lệ sử dụng Methadone” của IOM đã
được ban hành. Năm 1997, NIH tuyên bố đồng thuận hướng tới sự phát triển của

MMT [8].
Và cho đến nay, chương trình điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc
phiện bằng thuốc Methadone đã được triển khai tại rất nhiều nước trên thế giới
như: Úc, Mỹ, Hà Lan, Ấn Độ, Thái Lan, Myanmar, Trung Quốc, Hồng Kông...
Có hơn 70 nước triển khai chương trình Methadone với khoảng 580.000 bệnh
nhân tại Châu Âu và hơn 200.000 bệnh nhân tại Châu Á [9].
Tại Hoa Kỳ: đang điều trị cho 260.000 người trên tổng số gần một triệu
người nghiện ma túy tại 1.200 cơ sở điều trị Methadone. Hiệu quả của chương
trình điều trị Methadone tại Hoa Kỳ là rất lớn, chi phí cho 1 bệnh nhân trong 1
ngày là dưới 1 USD, chương trình Methadone giúp bệnh nhân cải thiện đáng kể
về tình hình sức khỏe, giảm tội phạm, giảm tỷ lệ lây nhiễm HIV [5].
Ở Tây Ban Nha điều trị cai nghiện bằng Methadone cho lệ thuộc heroin, kết
hợp với việc phân phối các dụng cụ tiêm chích vô trùng và tiếp cận với điều trị
AIDS, đã dẫn đến một sự thay đổi đáng kể. Vào năm 2010, có 60% người tiêm
chích ma túy điều trị duy trì bằng Methadone (tăng từ 21% năm 1996), số người
mới nhiễm HIV sử dụng ma túy đã giảm từ 6.200 vào đầu năm 1990 xuống còn


8

690 ca nhiễm mới trong năm 2010 [10].
Hồng Kông có 20 cơ sở điều trị Methadone đang hoạt động. Tổng số người
đăng ký tham gia chương trình Methadone là 8.159. Chương trình đã điều trị cho
khoảng 60% số người nghiện các chất dạng thuốc phiện. Chương trình tại Hồng
Kông đã giúp 70% bệnh nhân tham gia điều trị có việc làm. Tỷ lệ tội phạm giảm
từ 26% xuống còn 4%. Tỷ lệ tiêm chích ma túy giảm rõ rệt từ 40% trước điều trị
xuống còn dưới 10% sau điều trị [11].
Thái Lan đưa chương trình ĐT nghiện các CDTP bằng Methadone hoạt
động từ năm 1979. Hiện có khoảng 4.000- 10.000 người đang được ĐT. Thái
Lan là một nước đã không quan tâm mở rộng chương trình Methadone và do đó,

tỷ lệ nhiễm HIV vẫn tiếp tục tăng cao trong nhóm NCMT. Theo ước tính, hiện
Thái Lan có khoảng 57.000 người NCMT và 50% trong số đó nhiễm HIV.
Tại Trung Quốc: tính đến thời điểm năm 2008, Chính phủ Trung Quốc đã
cho phép triển khai trên 500 cơ sở và điều trị cho trên 60.000 bệnh nhân [12].
Kết quả từ một nghiên cứu thu được trên 1.153 bệnh nhân tại 8 phòng khám
Methadone ở Trung Quốc rất khả quan( Pang 2007): tỷ lệ tiêm chích ma túy đã
giảm từ 69,2% xuống còn 8,9%; số lượt tiêm chích từ 90 lần/tháng giảm xuống 2
lần/tháng; hành vi tội phạm giảm từ 20,7% xuống còn 3,8% và chỉ có 8 trường
hợp huyết thanh chuyển sang HIV(+) trong vòng 12 tháng. Số liệu này cho thấy
việc sử dụng ma túy, hành vi tội phạm và hành vi tình dục không an toàn giảm rõ
rệt [22].
Malaysia có chương trình được bắt đầu từ tháng 10 năm 2005 và hiện có
khoảng hơn 4.000 bệnh nhân tham gia điều trị.
Indonesia bắt đầu triển khai chương trình Methadone từ năm 2003 và hiện
có khoảng 1.300 người đang ĐT tại 7 phòng khám tại Jakarta [8].


9

1.3.2. Tại Việt Nam
Trong những năm qua, mặc dù Việt Nam đã tiến hành nhiều biện pháp cai
nghiện như điều trị cắt cơn giải độc, điều trị duy trì, chống tái nghiện, nhưng
hiệu quả công tác cai nghiện tại các trung tâm còn rất hạn chế, tỷ lệ tái nghiện
cao. Sau khi nghiên cứu kết quả điều trị nghiện thay thế các CDTP bằng
Methadone của các nước trên thế giới với kết quả thử nghiệm liệu pháp
Methadone tại Viện Sức Khỏe Tâm thần trung ương Bệnh viện Bạch Mai
(nghiên cứu đầu tiên tại Việt Nam) [13]. Năm 2008, chính phủ đã chỉ đạo BYT
triển khai đề án thí điểm điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng
Methadone tại TP Hải Phòng và TP Hồ Chí Minh. Kết quả cho thấy giảm rõ rệt
hành vi sử dụng CDTP bất hợp pháp : tỷ lệ sử dụng ma túy từ 100% xuống còn

18% sau 6 tháng điều trị và còn 9% sau 2 năm ĐT [14]. Kết quả đánh giá bước
đầu bệnh nhân duy trì điều trị methadone tại Hải Phòng cũng cho kết quả khả
quan. Tái hòa nhập với cuộc sống cộng đồng, bệnh nhân tìm được việc làm
15,3%. Bệnh nhân giảm mức độ phụ thuộc vào ma túy và duy trì liều điều trị
MMT sau 9 tháng là 90% [15].
Tính đến tháng 10/2014, cả nước có 122 cơ sở điều trị thay thế nghiện chất
dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone cho hơn 21.000 người sử dụng heroin
tại 38 tỉnh thành phố. Chính phủ Việt Nam hiện đang ở thời điểm giữa hai giai
đoạn của chương trình mở rộng điều trị Methadone năm 2011 – 2015. Giai đoạn
một đến hết 2012: mở thêm 55 cơ sở điều trị Methadone tại 11 tỉnh thành mới,
có tỉ lệ nhiễm HIV do tiêm chích ma túy cao nhất. Giai đoạn hai, từ 2013 đến
2015, tăng tổng số cơ sở điều trị Methadone lên 245 cơ sở với khả năng điều trị
cho 80.000 bệnh nhân tại 30 tỉnh thành trên cả nước với nguyên tắc các quận
huyện có trên 250 người nghiện các CDTP phải triển khai cơ sở điều trị


10

Methadone. Ngoài các cơ sở điều trị có đầy đủ cán bộ và cơ sở vật chất, chính
phủ Việt Nam cũng phê duyệt kế hoạch mở 500 điểm cấp phát thuốc tại các
trung tâm y tế xã tại khu vực nông thôn và vùng sâu vùng xa của 30 tỉnh nói trên
[9], [11].
Báo cáo sơ kết 6 tháng 2014 và phương hướng năm 2015 của Cục phòng
chống HIV/AIDS cho biết hiệu quả điều trị Methadone có những bước vượt bậc.
Giảm sử dụng ma túy sau 24 tháng điều trị từ 100% xuống còn 15,8%. Giảm tỷ
lệ sử dụng chung BKT trong tiêm chích ma túy từ 21% xuống còn 2% sau 24
tháng điều trị. Sau 24 tháng chỉ phát hiện 1 trường hợp HIV (+)/gần 1000 người
điều trị. Chất lượng cuộc sống BN được cải thiện rõ rệt sau 24 tháng đặc biệt về
thể chất (58-70 điểm) và tâm thần (68-75 điểm). Tỷ lệ nguy cơ trầm cảm giảm
từ 80% xuống còn 15% sau 12 tháng điều trị [16].

1.4. Tuân thủ điều trị và thực trạng tuân thủ điều trị
1.4.1. Theo dõi tuân thủ điều trị
Tuân thủ điều trị là khả năng bệnh nhân uống các thuốc được kê
đơn không quên liều nào với điều kiện: đúng thuốc, đúng liều, đúng thời
gian, đúng cách.
Người bệnh phải uống thuốc Methadone hàng ngày dưới sự giám sát của
cán bộ y tế để đảm bảo điều trị hiệu quả và an toàn. Các biện pháp hỗ trợ tuân
thủ điều trị bao gồm:


Tư vấn cho người bệnh và gia đình.



Hướng dẫn người bệnh và gia đình biết cách xử trí các tác dụng không

mong muốn và các diễn biến bất thường trong quá trình điều trị.


Phối hợp với gia đình, cộng đồng và các tổ chức xã hội động viên và giúp

đỡ người bệnh tuân thủ điều trị [12].


11

1.4.2. Nhỡ liều khi điều trị Methadone
Nếu người bệnh bỏ uống Methadone, khi quay lại điều trị thì xử trí như sau:



Bỏ uống thuốc 1-3 ngày: Không thay đổi liều Methadone đang điều trị.



Bỏ uống thuốc 4-5 ngày: Đánh giá lại độ dung nạp thuốc của người bệnh.

Cho nửa liều Methadone đang điều trị đồng thời khám lại và cho y lệnh điều trị
thích hợp.


Bỏ uống thuốc từ 6 ngày trở lên: Khởi liều Methadone lại từ đầu [12].

1.4.3. Thực trạng tuân thủ điều trị của bệnh nhân
 Trên thế giới
Nghiên cứu của Shwartz Robert P và cộng sự tại Baltimore, Maryland năm
2008, với 46 bệnh nhân (18 duy trì điều trị và 28 ra khỏi chương trình) được
phỏng vấn sâu [17].
Nghiên cứu của Steven Alex và cộng sự năm 2008 tại Anh về ước tính và
giải thích khách hàng sớm ra khỏi chương trình điều trị nghiện ma túy, số liệu
thu thập từ hồ sơ tại 3 khu vực điều trị với cỡ mẫu là 2.624 khách hàng, nghiên
cứu định tính với 53 khách hàng, 16 nhân viên y tế của 10 cơ sở. Kết quả nghiên
cứu cho thấy có 16,7% số khách hàng rời khỏi chương trình trước khi điều trị,
7,8% khách hàng rời khỏi chương trình trong vòng 30 ngày đầu. Những người
sớm ra khỏi chương trình là những người trẻ tuổi, người không có nhà, người
hiện tại không TCMT. Tuổi và tình trạng tiêm chích là 2 yếu tố liên quan nhất
đến việc rời khỏi chương trình điều trị [18].
Nghiên cứu của Cao X.B và cộng sự tiến hành trên 8 phòng khám MMT
nằm tại tỉnh Tứ Xuyên, Vân Nam, Quảng Tây, Quý Châu và Chiết Giang vào
tháng 6/2010. Trong số 539 bệnh nhân MMT, 110 (20,4%) bệnh nhân đã duy trì
điều trị trong khi có 429 (79,6%) bệnh nhân gián đoạn điều trị. Trong số 429



12

bệnh nhân, có 84,1% (361/429) có 2-4 đợt điều trị; 15,9% (68/429) có 5 hoặc
nhiều hơn 5 đợt trong suốt quá trình điều trị. Số bệnh nhân điều trị duy trì sống
chung với các thành viên trong gia đình hoặc bạn bè chiếm 88,2% (97/110)
trong khi tỷ lệ đó ở bệnh nhân gián đoạn điều trị chỉ là 78,5% (337/429). Xét
nghiệm nước tiểu âm tính ở bệnh nhân duy trì điều trị 67,3% (74/100) trong khi
tỷ lệ đó ở bệnh nhân gián đoạn điều trị chỉ có 38,2% (164/429). Những bệnh
nhân duy trì điều trị sống trong vòng bán kính 5km quanh phòng khám MMT là
72,7% (80/110) cao hơn so với nhóm bệnh nhân gián đoạn điều trị (61,3%,
263/429) [19].
 Tại Việt Nam
Nghiên cứu của Nguyễn Minh Tuấn và cộng sự tại Hà Nội năm 2004, với
68 người NMT là nam giới trên 18 tuổi. Kết quả cho thấy số bệnh nhân theo đuổi
điều trị >6 tháng chiếm 75%, gián đoạn điều trị trước 6 tháng chiếm 25% do
không tuân thủ điều trị buộc phải thôi cho ra viện. Lý do bị công an bắt có 5/68,
4 người do có tiền án trước khi vào điều trị và 1 người vẫn buôn bán ma túy
trong quá trình điều trị [14].
Hoàng Đình Cảnh và cộng sự năm 2009, đánh giá kết quả sau 6 tháng triển
khai đề án tại Hải Phòng và Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy tỷ lệ bệnh nhân
bỏ trị là 5%. Liều điều trị trung bình trong giai đoạn duy trì là 104mg/ngày. Liều
duy trì cao nhất là 300mg/ngày và thấp nhất là 15mg/ngày. Thời gian dò liều
trung bình của bệnh nhân là 47 ngày [20].
Từ kết quả triển khai thí điểm điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện
bằng thuốc Methadone tại TP Hà Nội của TS. Lê Nhân Tuấn – trung tâm Phòng
chống AIDS Hà Nội (2011) cho thấy: Tỷ lệ bệnh nhân ngừng điều trị rất thấp
(5%) và tỷ lệ lượt bệnh nhân bỏ liều cũng rất thấp: bỏ 1 liều là 0,23%, bỏ >2 liều
là 0,036% [21].



13

Theo nghiên cứu trên 1.000 bệnh nhân ở 06 CSĐT tại TP. Hải Phòng và
TP.HCM tỷ lệ tuân thủ điều trị là 92,5% trong 6 tháng điều trị đầu tiên, chỉ số
này sau 12 tháng và 24 tháng lần lượt là 93,2% và 96% . Tỷ lệ bỏ điều trị giảm
dần theo thời gian và thấp hơn nhiều so với các quốc gia trên thế giới. Nhận định
này được minh chứng bằng kết quả nghiên cứu của Guohong tại Jiangsu, tỷ lệ
tuân thủ điều trị sau 1 năm trong các bệnh nhân đang điều trị Methadone là
72,2% [11].


14

CHƯƠNG II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu

Đống Đa là quận nằm trung tâm thủ đô Hà Nội. Dân số: 398.798 dân, mật
độ dân cư cao. Diện tích: 9,96km2; có 21 phường và có 1 ga Hà Nội. Đây là nơi
có nhiều điểm nóng về sử dụng ma túy và mại dâm. Tính đến tháng 12 năm
2014, lũy tích nhiễm HIV trên toàn quận là 2.620 người nhiễm, số mắc chiếm
100% các phường, lũy tích bệnh nhân AIDS 1.013 người, tổng số người nghiện
lên tới 2.277 người.
Địa điểm nghiên cứu: Cơ sở điều trị Methadone Đống Đa – Hà Nội.
Triển khai điều trị Methadone từ 2010. Tính đến tháng 12/2014 số bệnh
nhân đang điều trị tại cơ sở điều trị Methadone Đống Đa, Hà Nội.
Thời gian nghiên cứu: tháng 3-5/2015.



15

2.2. Đối tượng nghiên cứu:
Bệnh nhân điều trị Methadone tại cơ sở điều trị Methadone Đống Đa từ
1/2012-12/2014.
 Tiêu chuẩn chọn lựa
– Được chuẩn đoán lệ thuộc vào các chất dạng thuốc phiện.
– Không chống chỉ định sử dụng Methadone.
– Trên 18 tuổi.
– Phải có đơn tự nguyện tham gia điều trị bằng thuốc Methadone theo mẫu
của Bộ Y tế và cam kết tuân thủ điều trị.
– Đồng ý tự nguyện tham gia điều trị Methadone và cam kết tuân thủ điều
trị, có xác nhận của UBND xã, phường.
– Không có hành vi tội phạm trong thời gian xét chọn vào chương trình.
– Có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội.
– Đối tượng ưu tiên:
+ Người nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng đường tiêm chích.
+ Người tích cực tham gia các hoạt động phòng chống HIV/AIDS.
+ Người có cam kết hỗ trợ của gia đình.
 Tiêu chuẩn loại trừ các đối tượng:
Bệnh nhân không đủ điều kiện sức khỏe và năng lực pháp lý.
2.3. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu
 Cỡ mẫu:
Chọn tất cả các bệnh nhân đang điều trị tại cơ sở điều trị Methadone Đống
Đa, Hà Nội từ 1/ 2012–12/2014. Cỡ mẫu là 311 bệnh nhân.


16

 Cách chọn mẫu:

Mẫu nghiên cứu được lựa chọn theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện. Tất
cả các bệnh nhân đang điều trị tại cơ sở điều trị Methadone quận Đống Đa, Hà
Nội từ 1/2012-12/2014.
2.4. Phương pháp nghiên cứu
 Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang
 Phạm vi nghiên cứu:


Đặc trưng nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu: giới tính, nhóm

tuổi, nghề nghiệp trước khi vào điều trị, dân tộc, tình trạng hôn nhân, trình
độ học vấn.


Đặc điểm sử dụng chất gây nghiện: các loại ma túy khác mà đối tượng sử

dụng, tuổi sử dụng lần đầu, tiền sử sử dụng chung bơm kim tiêm, tiền sử quan hệ
tình dục không an toàn, tiền sử bệnh tất, số lần cai nghiện.


Thực trạng tuân thủ điều trị Methadone: khởi liều, liều duy trì, bỏ liều.



Một số yếu tố liên quan đến không tuân thủ điều trị Methadone: giới, tuổi,

nghề nghiệp trước điều trị, tình trạng hôn nhân, trình độ học vấn, tiền sử sử dụng
chất gây nghiện, tiền sử quá liều, tiền sử quan hệ tình dục không an toàn, tiền sử
các bệnh cơ thể, tiền sử bệnh tâm thần, có tiền án, tiền sự.
 Kỹ thuật thu thập: Hồi cứu hồ sơ bệnh án, hồ sơ tư vấn theo bộ câu hỏi đã

được thiết kế sẵn (Có phụ lục kèm theo).


17

2.5. Biến số và chỉ số nghiên cứu
Định nghĩa/ Cách đo lường

STT Biến số/ Chỉ số

1
2
3

Giới tính

Mục tiêu 1
Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu
Tỷ lệ % Nam, Nữ/ tổng số BN

Tuổi
Nghề nghiệp trước khi
vào điều trị
Dân tộc

4
Tình trạng hôn nhân
5
Trình độ học vấn
6


7

8

9

Các loại chất gây nghiện
đối tượng sử dụng

Tuổi lần đầu sử dụng các
loại chất gây nghiện

Số loại chất gây nghiện
được BN sử dụng cùng
lúc

Phương pháp
thu thập

Hồi cứu bệnh
án
Tỷ lệ % BN theo nhóm tuổi( 20-29 Hồi cứu bệnh
tuổi, 30-39 tuổi, 40-49 tuổi, >50 tuổi)
án
Tỷ lệ % BN thất nghiệp( công việc tự
Hồi cứu bệnh
do; công việc ổn đinh; khác; không
án
có thông tin)/ tổng số BN

Tỷ lệ % BN theo dân tộc kinh(
Hồi cứu bệnh
khác;không có thông tin)/ tổng số
án
BN
Tỷ lệ % BN chưa kết hôn( đã kết
Hồi cứu bệnh
hôn; ly thân/ly dị/góa; không có
án
thông tin)/ tổng số BN
Tỷ lệ % BN không đi học( tiểu học;
THCS; THPT; trung cấp/dạy nghề; Hồi cứu bệnh
cao đắng/đại học; sau đại học)/ tổng
án
số BN
Tỷ lệ % BN sử dụng CDTP( ATS;
cần sa; benzodiazepine/
Hồi cứu bệnh
phenolbarbital; rượu, thuốc lá)/ tổng
án
số BN.
Là tuổi lần đầu BN sử dụng chất gây
nghiện( CDTP, ATS, cần sa, ; Hồi cứu bệnh
benzodiazepine/
phenolbarbital;
án
rượu, thuốc lá)
Tỷ lệ BN sử dụng 2 loại( 3 loại, 4
Hồi cứu bệnh
loại, 5 loại) chất gây nghiện/ tổng số

án
BN sử dụng chất gây nghiện.


×