Tải bản đầy đủ (.doc) (52 trang)

Thực trạng kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ hàng hoá tại Công ty cổ phần Thương mại và dịch vụ du lịch Cẩm Phả

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (246.24 KB, 52 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
Quá trình chuyển đổi nền kinh tế nước ta theo cơ chế thị trường đã
đặt nhiều doanh nghiệp trước cả cơ hội và thách thức. Hoặc tự lực vững
bước đi lên, hoặc bị đào thải ra khỏi thị trường đầy cạnh tranh. Cổ phẩn
hoá là một trong những biện pháp mà nhiều doanh nghiệp nhà nước hiện
nay đang lựa chọn và cũng được nhà nước ta đang tập trung thực hiện.
Là một sinh viên mới ra trường, kiến thức thực tế chưa
nhiều, em thực sự mong muốn có thể sử dụng các kiến thức đã được học
của mình vào áp dụng trọng thực tế, cụ thể ở đây là thông qua phòng kế
toán của công ty, đánh giá tình hình kinh doanh của công ty sau khi tiến
hành cổ phần hoá.
Được sự hường dẫn giúp đỡ và chỉ bảo tận tình của giảng
viên: Thạc sỹ Trần Văn Thuận cùng các cô trong phòng kế toán của Công
ty Cổ phần Thương mại và DVDL Cẩm Phả, em đã có một số kiến thức
nhất định để hoàn thành báo cáo thực tập tổng hợp. Do thời gian thực tâp
chưa nhiều nên báo cáo thực tập tổng hợp của em chưa thực sự sinh động
và chưa nghiên cứu hết được mọi vấn đề liên quan đến công việc trong
phòng kế toán. Em rất mong nhận được sự hướng dấn, chỉ bảo tận tình
của Thầy giáo Trần Văn Thuận để báo cáo của em ngày càng hoàn
thiện hơn.
1
Phần 1: Những đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của Công ty Cổ
phần Thương mại và DVDL Cẩm Phả
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Tiền thân của Công ty Cổ phần Thương mại và DVDL Cẩm Phả là
Công ty Thương mại và Dịch vụ du lịch Cẩm Phả, được thành lập vào
ngày 1/8/1991 theo quyết định số 158/QĐ-UB do Uỷ ban nhân dân Tỉnh
Quảng Ninh cấp.Ngày 5/12/2003, Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh đã
ra quyết định số 4418/QĐ-UB, phê duyệt phương án cổ phần hóa và đổi
tên công ty Thương mại và DVDL Cẩm Phả thành Công ty Cổ phần
Thương mại và DVDL Cẩm Phả.


Công ty Cổ phần Thương mại và DVDL Cẩm Phả là một doanh
nghiệp cổ phần hoá, hạch toán độc lập, có tư cách pháp nhân và có con
dấu riêng, hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh thương mại và dịch vụ.
Cung ứng nhiều mặt hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân
dân trên địa bàn thị xã Cẩm Phả.
Công ty Cổ phần Thương mại và DVDL Cẩm Phả hoạt động trên
việc thực hiện chế độ hạch toán độc lập theo quy định của pháp luật về kế
toán tài chính doanh nghiệp ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ-
BTC
Công ty hoạt động phù hợp với chức năng, ngành nghề kinh doanh
và tuân theo Quyết định của Hội đồng quản trị và Giám đốc công ty.
Công ty thực hiện chế độ trả lương lao động và thưởng theo hiệu
quả kinh doanh đối với mọi nhân viên có hợp đồng lao động đối với công
ty. Điều này làm cho người lao động có tinh thần trách nhiệm cao hơn đối
với công việc, qua đó giúp cho công ty hoạt động hiệu quả hơn. Đây là
2
một trong những điểm khác biệt lớn giữa công ty cổ phần và các doanh
nghiệp nhà nước.
Công ty có toàn quyền chủ động trong việc tuyển nhân viên phù
hợp với nhu cầu thực tế cũng như quy mô hoạt động của công ty trong
từng giai đoạn.
Công ty có mạng lưới cửa hàng, khách sạn, trung tâm thương mại,
có con dấu riêng ở một số cửa hàng để tiện giao dịch với khách hàng. Các
mạng lưới của công ty gồm có:
+ 4 cửa hàng xăng dầu
+ 1 khách sạn( Khách sạn Hải Yến).
+ 1 Trung tâm thương mại
+ 1 Cửa hàng vật liệu xây dựng
+ 1 Cửa hàng kinh doanh tổng hợp
Trong đó có 2 đơn vị được công ty phân cấp quản lý, tự chủ trong

kinh doanh, hàng tháng hách toán báo sổ, còn lại các cửa hàng trực thuộc
phòng kế toán công ty, giao hàng tính giá.
Mặc dù cơ sở vật chất ban đầu của công ty còn gặp nhiều thiếu
thốn, khó khăn, tuy nhiên với tinh thần năng động sáng tạo của tập thể
lãnh đạo công ty cùng với sự cố gắng của đội ngũ cán bộ công nhân viên,
trong thời gian qua, công ty đã từng bước khắc phục những khó khăn,
ngày càng khẳng định vị thế của mình trên địa bàn thị xã Cẩm Phả nói
chung và tỉnh Quảng Ninh nói riêng.
3
- Tên đơn công ty: Công ty cổ phần Thương mại và dịch vụ du lịch
Cẩm Phả.
- Trụ sở giao dịch:Đường Tô Hiệu, phường Cẩm Trung, thị xã Cẩm
Phả tỉnh Quảng Ninh
- Số đăng ký kinh doanh: 2203000198
- Mã số thuế: 5700475720
- Hình thức tổ chức doanh nghiệp: Doanh nghiệp cổ phần hoá
- Số tài khoản tại NH Công thương- chi nhánh tại Cẩm Phả:
102010000223911
1.2 Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của công
ty.
Công ty Cổ phần thương mại và DVDL là một doanh nghiệp
thương mại thuần tuý, chủ yếu bao gồm hoạt động mua và bán hàng hoá
chứ không phải là hoạt động sản xuất kinh doanh. Chính vì vậy, công
việc kinh doanh chủ yếu của công ty là quá trình mua bán hàng hoá và
tiêu thụ sản phẩm.
Công ty Cổ phần thương mại và DVDL Cẩm Phả là một công ty
nhà nước đã được cổ phần hoá, theo đúng xu thế mà Đảng và Nhà nước
ta đã đề ra, nhằm tăng khả năng cạnh tranh cho các doanh nghiệp nhà
nước, đưa doanh nghiệp nhà nước hoạt động đúng với các quy luật của
nền kinh tế thị trường. Là một công ty kinh doanh đa dạng, với nhiều mặt

hàng và chủng loại khác nhau, chẳng hạn : cửa hàng kinh doanh tổng hợp
chuyên buôn bán các mặt hàng tiêu dùng, phục vụ nhu cầu tiêu dùng hàng
ngày của nhân dân. Khách sạn Hải Yến là nơi phục vụ nhu cầu ăn uống,
4
nghỉ ngơi của khách du lịch, ngoài ra còn là địa điểm tổ chức các cuộc
họp, các buổi gặp mặt, lễ cưới hỏi của đông đảo nhân dân trên địa bàn
Cẩm Phả. Cửa hàng vật liệu xây dựng chuyên bán buôn và bán lẻ các mặt
hàng vật liệu xây dựng, trong đó chủ yếu là mặt hàng xi măng. Ngoài ra
còn có xăng dầu là một trong những mặt hàng chủ lực của công ty, được
bày bán ở nhiều nơi trên địa bàn thị xã Cẩm Phả như ở Quang Hanh,
Mông Dương, Cẩm Đông , Cẩm Trung. Như vậy, mặt hàng kinh doanh
chủ yếu của công ty là các mặt hàng lương thực, thực phẩm và mặt hàng
nguyên, nhiên vật liệu. Đây đều là những mặt hàng có lợi thế cạnh tranh
cao trong thời gian qua, đặc biệt là mặt hàng xăng dầu. Sự biến động
không ngừng của xăng dầu đã tạo cho doanh nghiệp lợi cạnh tranh rất lớn
trên địa bàn thị xã Cẩm Phả.
Công ty áp dụng hai hình thức bán hàng chủ yếu, đó là bán buôn và
bán lẻ:
- Bán buôn là phương thức bán hàng với số lượng lớn khi có yêu
cầu của khách hàng. Phòng kế toán sẽ xác định xác định số lượng hàng
tồn kho tại thời điểm bán hàng và viết phiếu xuất kho.Phiếu này được lập
thành ba liên: Phòng kế toán giữ một liên để làm căn cứ theo dõi số hàng
xuất kho, hai liên còn lại được dùng làm căn cứ để viết hoá đơn bán hàng.
Kế toán kho và công cụ dụng cụ giữ một phiếu xuất kho làm chứng từ
gốc để lên thẻ kho. Hoá đơn được công ty lập thành ba liên: Một liên
Phòng kế toán lưu làm chứng từ gốc để vào sổ chi tiết Tk 511, hai liên
còn lại giao cho khách hàng để thanh toán. Hoá đơn GTGT được lập
thành được lập thành 3 liên tương ứng với hoá đơn bán hàng. Căn cứ vào
hoá đơn GTGT kế toán ghi vào Nhật ký sổ cái Tk 632 và Nhật ký sổ cái
Tk 911

5
- Bán lẻ là hình thức bán hàng với số lượng nhỏ, lẻ của khách hàng,
phục vụ cho đông đảo người tiêu dùng. Bởi vì công ty kinh doanh cả các
mặt hàng lương thực, thực phẩm lên đây cũng là hình thức bán hàng được
công ty áp dụng. Tuy nhiên các cửa hàng không chỉ áp dụng mỗi một
hình thức bán lẻ mà nếu có khách hàng yêu cầu thì sẽ áp dụng cả hình
thức bán buôn. Tại đây, người tiêu dùng có thể trực tiếp tham quan, tìm
hiểu và đặt vấn đề mua bán trực tiếp với nhân viên bán hàng. Nếu người
tiêu dùng mua ngay thì nhân viên bán hàng sẽ viết hoá đơn bán hàng và
thu tiền. Trong trường hợp cửa hàng được phân cấp quản lý, tự chủ trong
kinh doanh thì sẽ vào sổ chi tiết bán hàng, ghi nợ Tk 111, ghi có Tk 511.
Nếu khách hàng chưa trả tiền thì ghi nợ Tk 131, ghi có Tk 511. Trong
trường hợp cửa hàng hạch toán phụ thuộc thì các cửa hàng sẽ lập báo cáo
bán hàng và Bảng kê hoá đơn chứng từ bán hàng và dịch vụ bán ra, cuối
tháng gửi về phòng kế toán của công ty để xác định doanh thu.
Sau khi đã bán hàng và bên mua chấp nhận thanh toán. Công ty có
thể nhận tiền hàng bằng nhiều phương thức khác nhau tuỳ theo thoả thuận
giữa hai bên và lựa chọn phương thức thanh toán phù hợp, thuận tiện cho
cả hai bên. Hiện nay, công ty đang áp dụng các hình thức thanh toán chủ
yếu sau: Thanh toán bằng tiền mặt, thanh toán qua tiền gửi tại NH, thanh
toán bù trừ...
Hiện nay, hầu hết khách hàng đến mua hàng đều tự lo phương tiện
vận chuyển. Việc giao hàng được diễn ra trực tiếp tại kho. Tuy nhiên, nếu
khách hàng có nhu cầu thuê phương tiện vận chuyển thì công ty sẽ đáp
ứng kịp thời và chi phí vận chuyển sẽ được hạch toán vào chi phí bán
hàng.
1.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty
6
Cơ cấu tổ chức của công ty là theo mô hình trực tuyến chức năng.
Đây là mô hình trong đó đại hội đồng cổ đông là bộ phận có quyền lực

cao nhất và có quyền quyết định đến mọi hoạt động chủ yếu của công ty
Sơ đồ 1: Mô hình tổ chức bộ máy của công ty
* Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận
7
Đại hội đồng cổ
đông
Ban kiểm soát
Hội đồng quản trị
Giám đốc
Phòng kế toán Phòng Tổ chức
hành chính
4 Cửa hàng
xăng dầu
1 Khách sạn
(Hải Yến)
1 Cửa hàng vật
liệu xây dựng
1 Cửa hàng tổng
hợp
P.Giám đốc
- Đại hội đồng cổ đông: Là bộ phận có quyền lực tối cao nhất, có
chức năng hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty
- Ban kiểm soát: do đại hội đồng cổ đông trực tiếp bầu ra, có chức
năng kiểm soát việc thực hiện các nghị quyết do đại hội đông cổ đông đề
ra, kiểm tra giám sát tình hình tài chính của công ty, hạch toán thu chi lãi
lỗ của công ty.
- Hội đồng quản trị: là bộ phận có chức năng thực hiện những nghị
quyết do đại hội đồng cổ đông đề ra và hoạch định các chiến lược kinh
doanh
- Giám đốc công ty là ông Phạm Văn Bình do hội đồng quản trị của

công ty trực tiếp bầu ra, có nhiệm vụ sau:
+ Quản lý và quyết định kế hoạch, dự án của công ty
+ Quản lý và quyết định về tổ chức bộ máy điều hành cán bộ
công ty
+ Quyết định công tác tài chính của công ty
+ Kiểm soát các hợp đồng kinh tế, đường lối và phương
hướng trong kinh doanh, xây dựng các định mức chi phí cho phù hợp với
tình hình tài chính công ty theo tình hình cụ thể
+ Đề ra các mục tiêu trong kinh doanh, các chính sách
thưởng năng suất cho công việc, các hình thức hỗ trợ cho khách hàng, các
chi phí phục vụ cho kinh doanh.
+ Triển khai mở rộng hay thu hẹp quy mô kinh doanh đối
với từng mặt hàng cụ thể
8
+ Có trách nhiệm báo cáo kết quả kinh doanh hàng tháng cho Hội
đồng quản trị. Chịu trách nhiệm trước hội đồng cổ đông về tình hình hoạt
động kinh doanh của công ty
- Chức vụ phó giám đốc do ông Nguyễn Quang Hảo phụ trách, có
nhiệm vụ sau
+ Thay mặt giám đốc, điều hành công ty khi giám đốc đi
vắng
+ Giám sát việc thực hiện nội quy, quy chế, theo dõi kiểm tra
việc thực hiên, phân công công việc
+ Chịu trách nhiệm về tổ chức hành chính, phục vụ cho hoạt
động kinh doanh của công ty
+ Chịu trách nhiệm về công tác lao động, công tác lương,
thưởng của công ty. Quản lý công tác sửa chữa, duy tu tài sản, kiến trúc
của công ty.
- Phòng tổ chức hành chính: Là phòng tham mưu cho giám đốc về
quản lý hành chính, quản trị( tổ chức bộ máy hành quản trị và lao động

tiền lương). Nghiên cứu, xây dựng, hoàn thiện mô hình tổ chức công ty,
đào tạo, sắp xếp đội ngũ cán bộ công nhân viên, xây dựng quỹ tiền lương,
định mức lao động, tổng hợp ban hành các quy chế quản lý, sử dụng lao
động, giải quyết chế độ lao động theo quy định của nhà nước.
- Phòng kế toán
+ Tham mưu cho giám đốc về quản lý, huy động và sử dụng các
nguồn vốn của công ty đúng mục đích, đạt hiệu quả cao nhất, hạch toán
bằng tiền mọi hoạt động của công ty
9
+Tổ chức thực hiện các nghiệp vụ hạch toán kế toán, lập báo cáo
tài chính, báo cáo thống kê theo yêu cầu của pháp luật nhà nước quy định
+ Xây dựng kế hoạch tài chính, tổ chức thực hiện các nguồn vốn
phục vụ cho sản xuất kinh doanh. Theo dõi công nợ phải trả, giá vốn
hàng bán, kế toán tiền lương.
+ Hàng tháng có trách nhiệm tập hợp hoá đơn, chứng từ bán hàng
tại các cửa hàng để xác định doanh thu, kết quả hoạt động kinh doanh
trong tháng và báo cáo lên ban lãnh đạo công ty.
+ Theo dõi chi tiết việc nhập, xuất, tồn hàng hoá trong công
ty lên bảng tổng hợp hàng tháng và đối chiếu với thủ kho.
- Nhân viên bán hàng:
+Là bộ phận thường xuyên giao tiếp với khách hàng, có
trách nhiệm quản lý tài sản hàng hoá được trưng bày.
+ Định kỳ hàng tháng, lập báo cáo bán hàng và bảng kê hóa
đơn chứng từ bán hàng, gửi về phòng kế toán của công ty để xác định
doanh thu.
+ Trao đổi thông tin với khách hàng để thống nhất về chủng
loại hàng hoá, đơn gía, phương thức vận chuyển, hình thức thanh toán và
các thông tin cần thiết khác để có thể hoàn thiện đơn hàng một cách tốt
nhất
1.4 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của công ty.

Sơ đồ 2: Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty Cổ phần Thương
mại và DVDL Cẩm Phả:
10
Qua sơ đồ trên, ta có thể nhận thấy mô hình tổ chức bộ máy kế toán
của công ty là theo hình thức tập trung, trong đó kế toán trưởng là người
điều hành mọi công việc trong phòng kế toán và chịu trách nhiệm chính
trước giám đốc của công ty. Các nhân viên khác trong phòng đều làm
việc dưới sự chỉ đạo trực tiếp của kế toán trưởng.
1.41 Chức năng của các phần hành kế toán
a, Kế toán trưởng:
- Là người đứng đầu phòng kế toán, chỉ đạo trực tiếp mọi công việc
liên quan đến phòng kế toán của công ty. Kế toán trưởng chịu trách
nhiệm trước ban giám đốc về các nghiệp vụ kế toán
- Theo dõi việc quản lý và sử dụng công cụ dụng cụ, tài sản cố
định, tình hình tăng giảm tài sản cố định
- Theo dõi công tác tài chính của các đơn vị trực thuộc.
- Lập kế toán tổng hợp, lập báo cáo kế toán tài chính, bảng cân đối
kế toán..
b, Kế toán phó kiêm kế toán bán hàng
Tập hợp doanh thu, cân đối tiền hàng, kê khai thuế, theo dõi công
nợ phải thu của khách hàng
- Thay mặt kế toán trưởng giải quyết công việc khi kế toán trưởng
đi vắng
KẾ TOÁN PHÓ KIÊM
KẾ TOÁN BÁN HÀNG
VÀ KÊ KHAI THUẾ
KẾ TOÁN KHO VÀ
CÔNG CỤ DỤNG CỤ
KẾ TOÁN VỐN
BẰNG TIỀN

11
KẾ TOÁN TRƯỞNG KIÊM
KẾ TOÁN TỔNG HỢP
c, Kế toán kho và công cụ dụng cụ
- Tổng hợp hàng hóa nhập kho trong tháng, tính giá vốn hàng xuất
bán. Nhập công cụ dụng cụ và phân bổ công cụ dụng cụ trong tháng
d, Kế toán vốn bằng tiền: Thu chi quỹ tiền mặt, tiền gửi NH, vay
trả vốn NH
1.5 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của công ty
Để bộ máy kế toán hoạt động có hiệu quả cao nhất, việc tổ chức
công tác kế toán phải phù hợp với loại hình tổ chức công tác kế toán đã
lựa chọn, tổ chức hệ thống chứng từ kế toán, tổ chức hạch toán ban đầu
và tổ chức luân chuyển chứng từ kế toán phải khoa học và hợp lý. Bên
cạnh đó, việc tổ chức công tác kế toán phải phù hợp với quy mô sản xuất
cũng như trình độ nghiệp vụ của cán bộ kế toán. Công ty Cổ phần thương
mại và dịch vụ du lịch Cẩm Phả hoạt động trên một địa bàn rộng, vừa tập
trung, vừa phân tán, bên cạnh đó có Khách sạn Hải Yến là đơn vị phụ
thuộc hạch toán độc lập nên doanh nghiệp đã lựa chọn loại hình tổ chức
công tác kế toán tập trung.
Hiện nay, công ty đang sử dụng các chứng từ kế toán theo
quy định của Luật kế toán và Nghị định số 129/2004/NĐ-CP ngày
31/05/2004 của chính phủ. Hệ thống biểu mẫu chứng từ kế toán mà
doanh nghiệp đang sử dụng các chỉ tiêu như: Chỉ tiêu tiền tệ, chỉ tiêu tài
sản cố định, chỉ tiêu lao động tiền lương, chỉ tiêu hàng tồn kho và chỉ tiêu
bán hàng.
1.51 Chính sách kế toán áp dụng tại công ty
- Niên độ kế toán: bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày
31/12 hàng năm.
- Đơn vị tiền tệ áp dụng: Việt Nam đồng.
12

- Hình thức sổ kế toán áp dụng: Nhật ký chứng từ
- Kế toán hàng tồn kho: theo phương pháp kê khai thường xuyên.-
Phương pháp xác định hàng tồn kho cuối kỳ: theo phương pháp nhập
trước xuất trước.
- Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng: theo phương pháp khấu
trừ.
- Kỳ lập báo cáo tài chính: cho 6 tháng và hết năm
- Tỷ giá sử dụng trong quy đổi ngoại tệ với công ty xuất nhập
khẩu: không có.
1.52.Các loại chứng từ kế toán áp dụng tại công ty:
- Chứng từ lao động tiền lương: Bảng chấm công, bảng thanh toán
tiền lương, bảng thanh toán tiền thưởng, bảng thanh toán tiền làm thêm
giờ, bảng trích nộp các khoản theo lương
- Chứng từ bán hàng: Hoá đơn giá trị gia tăng( mẫu số 01 GTKT –
3 LL), Bảng thanh toán hàng đại lý, ký gửi; hoá đơn bán hàng thông
thường
- Chứng từ tiền tệ: Phiếu thu, phiếu chi, biên lai thu tiền, giấy đề
nghị tiền tạm ứng, giấy thanh toán tiền tạm ứng.
- Chứng từ tài sản cố định: Biên bản giao nhận tài sản cố định, biên
bản thanh lý tài sản cố định, biên bản kiểm kê tài sản cố định, bảng tính
và phân bổ khấu hao tài sản cố định
- Chứng từ hàng tồn kho: Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, phiếu
xuất kho hàng gửi bán đại lý, hợp đồng mua bán hàng hoá, biên bản giao
nhận
1.53 Hệ thống tài khoản kế toán
13
Công ty đang áp dụng hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp do
Bộ Tài chính phát hành theo quyết định số 15/2006/QĐ – BTC ngày
20/03/2006. Căn cứ vào đặc điểm kinh doanh của công ty, sau khi đã xác
định số lượng các tài khoản kế toán được áp dụng tại đơn vị, kế toán

trưởng sẽ quy định cụ thể các phương pháp ghi chép phù hợp, trên cơ sở
tuân thủ chế độ kế toán ban hành
1.54. Tổ chức vận dụng sổ kế toán
- Để phù hợp với đặc điểm sản xuất của Doanh nghiệp mình, hiện
nay công ty đang áp dụng tổ chức ghi sổ theo hình thức Nhật ký Sổ cái để
ghi chép các nghiệp vụ phát sinh, đây là hình thức ghi sổ và các nghiệp
vụ kinh tế phát sinh được ghi chép theo trình tự thời gian và theo nội
dung kinh tế( theo tài khoản kế toán) trên cùng một quyển sổ duy nhất là
sổ Nhật ký- Sổ cái. Căn cứ để ghi vào sổ Nhật ký- Sổ cái là các chứng từ
kế toán hoặc bảng chứng từ kế toán
- Hình thức kế toán Nhật ký-Sổ cái gồm các loại sổ kế toán sau:
+ Sổ nhật ký- Sổ cái,
+ Sổ thu,sổ chi, sổ tiền gửi NH,sổ tiền vay, sổ tài sản, sổ
hàng hoá, sổ công cụ dụng cụ, sổ kê khai thuế, sổ bán hàng, sổ quỹ tiền
mặt, sổ tài sản cố định, sổ chi phí sản xuất kinh doanh.
+ Thẻ tài sản cố định, thẻ tính gía thành sản phẩm dịch vụ.
14
Sơ đồ 3: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký - Sổ cái:


Ghi chú:
Ghi hàng ngày:
Ghi cuối tháng:
Đối chiếu, kiểm tra
- Kết cấu và quy trình ghi sổ theo hình thức Nhật ký-Sổ cái
+ Kết cấu:
Nhật ký - Sổ cái là sổ kế toán tổng hợp gồm 2 phần: Phần nhật ký
và phần sổ cái.
Phần Nhật ký gồm các cột :” Ngày, tháng ghi sổ”, cột” số hiệu”,
cột “ngày tháng” của chứng từ, cột “diễn giải” nội dung nghiệp vụ và cột

“ Số tiền phát sinh”. Phần Nhật ký dùng để phản ánh các nghiệp vụ kinh
tế phát sinh theo trình tự thời gian
Phần Sổ cái: Có nhiều cột, mỗi tài khoản được ghi 2 cột: cột nợ và
cột có. Số lượng cột nhiều hay ít phụ thuộc vào số lượng tài khoản kế
15
Chứng từ kế toán
Bảng tổng
hợp kế toán
chứng từ
cùng loại
NHẬT KÝ SỔ CÁI
Sổ thẻ kế
toán chi tiết
Bảng tổng
hợp chi tiết
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Sổ quỹ
toán sử dụng trong đơn vị. Phần sổ cái dùng để phản ánh các nghiệp vụ
kinh tế phát sinh theo nội dung kinh tế.
* Quy trình ghi sổ
- Hàng ngày, kế toán căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc Bảng
tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại, xác định tài khoản ghi nợ, tài khoản
ghi có để ghi vào sổ Nhật ký- Sổ cái. Số liệu của mỗi chứng từ( hoặc của
Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại) được ghi trên một dòng ở cả
hai phần Nhật ký và Sổ cái. Trước hết ghi vào phần nhật ký ở các cột”
Ngày tháng ghi sổ”, cột “ số hiệu” và cột” Ngày tháng” của chứng từ, cột
“Diễn giải” nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh và căn cứ vào số tiền ghi
trên chứng từ để ghi vào cột “số tiền phát sinh”. Sau đó ghi sổ tiền của
nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào cột ghi nợ, cột ghi có của các tài khoản
liên quan trong phần sổ Cái, cụ thể:

Cột F,G: Ghi số hiệu tài khoản đối ứng của nghiệp vụ kinh tế
Cột H: Ghi số thứ tự dòng của nghiệp vụ trong Nhật ký - Sổ
cái
Từ cột thứ 2 trở đi: Ghi số tiền phát sinh của mỗi tài khoản theo
quan hệ đối ứng đã được định khoản ở các cột F,G.
Bảng tổng hợp chứng từ kế toán được lập cho những chứng từ
cùng loại( phiếu thu, phiếu chi, phiếu xuất kho, phiếu nhập kho…) phát
sinh nhiều lần trong cùng một ngày hoặc định kỳ từ 1 đến 3 ngày.Tóm
lại, số liệu từ chứng từ kế toán khác loại được tập hợp ngay vào sổ Nhật
ký - Sổ cái, còn các chứng từ kế toán cùng loại, phát sinh nhiều lần trong
ngày thì được tổng hợp gián tiếp thông qua Bảng tổng hợp chứng từ kế
toán cùng loại, sau đó mới tổng hợp vào sổ Nhật ký - Sổ cái.
16
Chứng từ kế toán và Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại sau
khi đã ghi sổ Nhật ký - Sổ cái sẽ được sử dụng để ghi tiếp vào Sổ thẻ kế
toán chi tiết có liên quan
- Cuối tháng, sau khi đã phản ánh toàn bộ chứng từ kế toán phát
sinh trong tháng vào sổ Nhật ký- Sổ cái và các sổ, thẻ kế toán chi tiết có
liên quan. Kế toán sẽ tiến hành cộng số liệu của cột sổ tiền phát sinh ở
phần nhật ký và các cột Nợ, cột Có của từng tài khoản ở phần sổ Cái để
ghi vào dòng cộng phát sinh cuối tháng. Căn cứ vào sổ phát sinh các
tháng trước và số phát sinh tháng này tính ra số phát sinh luỹ kế từ đầu
quý đến cuối tháng này. Căn cứ vào số dư đầu tháng(đầu quý) và số phát
sinh trong tháng, kế toán tính ra số dư cuối tháng( cuối quý) của từng tài
khoản trên Nhật ký - Sổ cái.
- Khi kiểm tra, đối chiếu số cộng cuối tháng( cuối quý) trong sổ
Nhật ký - Sổ cái phải đảm bảo các yêu cầu sau:
Tổng sổ tiền của cột Tổng số phát sinh Tổng số phát sinh
“Phát sinh” ở phần = Nợ của tất cả các = Có của tất cả các
Nhật ký Tài khoản Tài khoản

Tổng dư nợ các tài khoản bằng tổng dư có các tài khoản
- Các sổ, thẻ kế toán chi tiết cũng phải được khóa sổ để cộng số
phát sinh Nợ, số phát sinh Có và tính ra số dư cuối tháng của từng đối
tượng. Căn cứ vào số liệu khoá sổ đó lập” Bảng tổng hợp chi tiết” cho
từng tài khoản.. Số liệu trên “Bảng tổng hợp chi tiết” được đối chiếu với
số phát sinh Nợ, số phát sinh Có và số dư cuối tháng của từng tài khoản
trên sổ Nhật ký - Sổ cái.
- Số liệu trên Nhật ký - Sổ cái và trên Bảng tổng hợp chi tiết sau
khi khoá sổ được kiểm tra, đối chiếu , khi nào đúng sẽ được sử dụng để
lập Báo cáo tài chính
17
- Hàng tháng, công ty lập báo cáo tài chính để nộp cho các cơ quan
quản lý như: Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Quảng Ninh, cục thuế, cục thống
kê, ngân hàng công thương và lưu nội bộ
- Cụ thể:
+ Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ kế toán( cụ thể ở đây là các
hóa đơn bán hàng), nhân viên bán hàng lập báo cáo bán hàng của từng
của hàng, đến cuối tháng thì lập bảng kê hóa đơn chứng từ bán hàng hóa,
dịch vụ bán ra của từng tháng cụ thể
+ Vào cuối tháng, các cửa hàng chuyển các báo cáo này về phòng
kế toán của công ty, lên Nhật ký sổ cái các tài khoản phản ánh doanh thu,
chi phí. Từng tháng, căn cứ vào nhật ký của các tài khoản này, kế toán lên
doanh thu của từng tháng và báo cáo lại cho kế toán trưởng. Kế toán
trưởng có trách nhiệm trình lên ban lãnh đạo công ty phê duyệt
+ Cuối niên độ kế toán, căn cứ vào các hóa đơn chứng từ và nhật
ký sổ cái các tài khoản, Kế toán tổng hợp lên báo cáo tài chính trình lên
các cấp lãnh đạo và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền
1.55 Tổ chức vận dụng báo cáo kế toán
+ Bảng cân đối kế toán
+ Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh

+ Báo cáo thuyết minh tài chính( cho 6 tháng và hết năm)
+ Báo cáo tài chính
+ Công ty không lập báo cáo quản trị
Các báo cáo tài chính này được công ty lập theo quy định của nhà
nước và được nộp cho các nhà nước như:
+ Cục thuế tỉnh Quảng Ninh
+ Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Quảng Ninh
18
+ Cục Thống kê tỉnh Quảng Ninh
+ Ngân hàng Công thương, nơi đơn vị vay tiền
Phần 2: Thực trạng kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ
hàng hoá tại Công ty Cổ phần Thương mại và DVDL Cẩm Phả
2.1 Đặc điểm hàng hoá và tiêu thụ hàng hoá tại công ty
* Một số khái quát về kế toán bán hàng tại công ty:
- Kế toán bán hàng của công ty là thực hiện theo phương pháp kê
khai thường xuyên, trong đó có hai hình thức bán hàng chính, đó là bán
hàng theo phương thức giao hàng trực tiếp( khách hàng thanh toán tiền
hàng hoặc chấp nhận thanh toán) hoặc trường hợp bán hàng theo phương
thức gửi bán.
+ Trường hợp bán hàng theo phương thức bán hàng trực tiếp: là
hình thức bán hàng trong đó người mua giao hàng trực tiếp cho người bán
tại kho( hay trực tiếp tại các phân xưởng không qua kho) của công ty. Để
phản ánh tình hình bán hàng theo phương thức giao hàng trực tiếp, kế
toán sử dụng tài khoản 632 – giá vốn hàng bán. Tài khoản này phản ánh
trị giá vốn hàng hoá, thành phẩm, dịch vụ đã bán ra và kết chuyển trị giá
vốn hàng bán sản Tk 911 – xác định kết quả kinh doanh để tính kết quả
kinh doanh.
Trình tự hạch toán như
Tk 155 Tk 632 Tk 911


(1) (2)
(1) Xuất kho bán thành phẩm giao cho khách hàng, phản ánh vốn
của thành thành phẩm xuất bán
19
(2) Kết chuyển giá vốn hàng bán của các sản phẩm, hàng hoá dịch
vụ đã tiêu thụ vào bên nợ của Tk911
+ Trường hợp bán hàng theo phương thức gửi bán: là hình thức bán
mà công ty sẽ xuất hàng giao cho bên nhận đại lý ký gửi để bán. Bên đại
lý sẽ được hưởng thù lao dưới hình thức hoa hồng hoặc chênh lệch giá.
Theo phương thức này, đình kỳ công ty gửi hàng cho khách hàng trên cơ
sở của thoả thuận trong hợp đồng mua bán hàng gữa hai bên và giao hàng
tại địa điểm đã quy ước trong hợp đồng. Khi xuất kho gửi đi bán thì hàng
hoá vẫn được coi là thuộc quyền sở hữa của doanh nghiệp, chỉ khi nào
khách hàng đã trả tiền hoặc chấp nhận thanh toán thi khi ấy hàng hoá mới
được chuyển quyền sở hữa và ghi nhận doanh thu bán hàng.
Trình tự hạch toán:
Tk 155 Tk 157 Tk 632
(1) (3)
Tk 331 Tk 155,156
(2) (4)
(1) Xuất kho thành phẩm, hàng hóa gửi đi bán
(2) Trường hợp doanh nghiệp thương mại mua hàng gửi đi bán
ngay không nhập kho
(3) Kết chuyển trị giá vốn số hàng đã bán
(4) Hàng gửi đi không được chấp nhận
2.2 Kế toán tiêu thụ hàng hoá tại công ty
20
2.21 Kế toán giá vốn hàng hoá tiêu thụ
2.211 Khái quát chung
- Khái niệm:

Giá vốn hàng bán của các doanh nghiệp sản xuất chính là giá thành
sản xuất sản phẩm, gồm các khoản chi phí như: Chi phí nguyên vật liệu
trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung.
Còn giá vốn hàng bán của các đơn vị kinh doanh thương mại gồm
giá mua hàng hoá và chi phí mua hàng. Chẳng hạn, khi tính giá vốn đối
với mặt hàng xăng dầu, kế toán sẽ căn cứ vào hoá đơn mua hàng đối với
mặt hàng này để xác định giá vốn. Đối với mặt hàng xăng dầu là mặt
hàng chủ yếu của công ty thì giá vốn là bằng đơn giá cộng với phí xăng
dầu ghi trong hợp đồng. Chẳng hạn trong hợp đồng mua bán xăng dầu
dưới đây giữa Xí nghiệp xăng dầu Quảng Ninh và Công ty Cổ phần
thương mại và dịch vụ du lịch Cẩm Phả thì phí xăng dầu được tính trong
hợp đồng là bằng 1.312.500 đồng và số tiền này được tính vào giá vốn
của mặt hàng dầu DISEL 0.25%S. Chi phí xăng dầu là chi phí do người
mua chịu và công ty xăng dầu sẽ thu của người mua và nộp lại cho nhà
nước. Đối với mặt hàng xăng dầu thì chi phí mua hàng hầu như là không
có vì trong hợp đồng thường bao gồm các điều khoản trong đó người bán
sẽ có trách nhiệm vận chuyển đến tận nơi cho người mua.
21
Bảng 1. Hóa đơn giá trị gia tăng
HOÁ ĐƠN( GTGT)
(Liên 2: Giao cho khách hàng)
Công ty xăng dầu B12 Mẫu số: 01GTKT-3LL-01
Địa chỉ: Số 1 Cấi Lân-P.Bãi Cháy Ký hiệu: AA/2006T
Tp.Hạ Long- Quảng Ninh Số: 026338
Đơn vị: XN Xăng dầu Quảng Ninh
Mã số thuế: 5700101690
Địa chỉ: Phường Hà Khẩu – Thành phố Hạ Long
Mã đơn vị : 11005200 – XN xăng dầu Quảng Ninh
Mã xuất: 51A - Xuất bán tổng đại lý Mã nguồn:
Số tài khoản: 102010000226965 Tại NH : Công thương Bãi Cháy

Ngày 01 tháng 11 năm 2007
Họ tên người mua hàng: Mã số đơn vị: 21500005
Đơn vị mua hàng: CTCP Thương mại &ĐVL Cẩm Phả
Mã số thuế: 5700475720 Phương tiện v/c: 14L-6584
Địa chỉ: Phường Cẩm Trung - Cẩm Phả - Quảng Ninh
Hình thức thanh toán: Chuyển khoản Số tài khoản: 102010000223911
Số TT Tên hàng hoá,
DV
Mã số Đơn vị
tính
Số
lượng
Đơn gía Thành tiền
A B C D 1 2 3=1×2
1 DIESEL
0.25%S
060204 Lít 4375 7468 32.672.50
0
Ghi chú: 25.5
0
C D15/VCF:
0.8456/0.9912/0.8445
L15 4337
Hao hụt trừ trên hợp đồng
Cộng thành tiền: 32.672.500
Thuế GTGT(Thuế suất GTGT 10%) 3.267.250
Phí xăng dầu: 1.312.500
Tổng cộng tiền thanh toán 37.252.250
(Số tiền bằng chữ: Ba mươi bảy triệu hai trăm năm mươi hai nghìn hai trăm năm mươi
đồng)

Người lập hoá đơn Người mua hàng Người giao hàng Thủ trưởng đơn vị
(Ký, ghi rõ họ tên) ( Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
- Tài khoản sử dụng:
22
Kế toán sử dụng tài khoản 632 – Giá vốn hàng bán
*Kết cấu và nội dung tài khoản 632 theo phương pháp kê khai
thường xuyên
TK 632
- Phản ánh giá vốn của hàng hoá dịch vụ đã - Phản ánh khoản hoàn nhập dự
tiêu thụ trong kỳ. phòng giảm giá hàng tồn kho
cuối năm tài chính
- Giá vốn của hàng bán bị trả lại
- Kết chuyển giá vốn của sản
phẩm, hàng hoá, dịch vụ tiêu thụ
trong kỳ sang TK 911” Xác định
kết quả kinh doanh”
Tài khoản 632 không có số dư cuối kỳ
Sơ đồ 4: Hạch toán tài khoản 632 theo phương pháp kê khai thường
xuyên
TK154 TK632 TK 155,156
(1) (5)

TK157
(2) (3)

TK 911
TK 155,156
(4) (6)



(1) Thành phẩm sản xuất ra tiêu thụ ngay, không qua nhập kho
(2) Hàng gửi bán
23
(3) Thành phẩm gửi bán được xác định là tiêu thụ
(4) Xuất kho thành phẩm hang hóa để bán
(5) Thành phẩm hang hoá đã bán bị trả lại phải nhập kho
(6) Cuối kỳ kết chuyển giá vốn hàng bán của thành phẩm hàng hoá,
dịch vụ đã tiêu thụ
2.212 Kế toán giá vốn hàng bán áp dụng tại công ty
Khi khách hàng đến mua hàng hoặc bộ phận tiêu thụ hàng màng
hàng đi bán, sau khi đã làm các thủ tục cần thiết, kế toán viết hoá đơn bán
hàng ( GTGT). Sau đó, kế toán viết phiếu xuất kho để giao cho khách
hàng. Phiếu xuất kho gồm hai liên:
+ Liên 1: Lưu tại gốc
+ Liên 2: Giao cho khách hàng hoặc nhân viên bộ phận bán hàng
đem xuống kho để lĩnh. Thủ kho sau khi nhận phiếu xuất kho sẽ kiểm tra
tính hợp lệ của phiếu, sau đó tiến hánh xuất kho giao cho khách hàng.
Hàng ngày kế toán tiến hành ghi chép số hàng hoá thực xuất, thực
nhập vào thẻ kho. Thẻ kho được mở cho từng loại thành phẩm, hàng hoá.
Thẻ này do kế toán lập sau đó giao cho thủ kho ghi chép hàng ngày. Cuối
tháng, thủ kho tính ra số tồn kho và gửi lên cho bộ phận kế toán kèm
theo các chứng từ đã được sắp xếp phân loại.
Vì công ty hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai
thường xuyên và tính gía trị vật tư hàng hoá theo phương pháp giá thực tế
đích danh nên khi nhận được các chứng từ nhập xuất thành phẩm, hàng
hoá từ thẻ kho, kế toán trưởng thực hiện kiểm tra lại và ký tên vào thẻ
kho
Bảng 2:Nhật ký sổ cái Tk 632 – Giá vốn hàng bán
Tháng 02 năm 2008
24

Tk Ghi nợ Tk 632 – ghi có TK khác Ghi có Tk 632 – Ghi nợ Tk khác
154 156 Cộng nợ 911 Cộng có
VPhòng cty 23.680.930.784 23.680.930.784 23.680.930.784 23.680.930.784
Ks Hải Yến
4.244.065 4.244.065 4.244.065 4.244.065
Tổng 23.685.174.849 23.685.174.849
2.22 Kế toán doanh thu bán hàng
2.221 Khái quát chung
- Khái niệm: Doanh thu bán hàng là tổng giá trị được thực hiện do
bán hàng hóa, sản phẩm, cung cấp hàng hoá dịch vụ cho khách hàng. Tài
khoản này dùng để phản ánh tổng số doanh thu bán hàng thực tế và các
khoản giảm trừ doanh thu. Cần chú ý rằng, đối với các doanh nghiệp tính
thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ, doanh thu ghi nhận ở tài
khoản này là giá bán không bao gồm thuế giá trị gia tăng đầu ra phải nộp;
ngược lại, với những doanh nghiệp tính thuế giá trị gia tăng theo phương
pháp trực tiếp hay những đối tượng không thuộc diện chịu thếu giá trị gia
tăng, doanh thu ghi nhận ở tài khoản này là tổng giá thành toán. Trong
trường hợp cụ thể này, do công ty tính thuế theo phương pháp khấu trừ
nên doanh thu được ghi nhận là giá bán không thuế.
Các cửa hàng của công ty sau khi bán hàng sẽ lập hoá đơn
gía trị gia tăng, từ hoá đơn bán hàng sẽ lập bảng kê hoá đơn bán hàng và
tiếp theo sẽ lập báo cáo bán hàng. Bản kê hoá đơn bán hàng và báo cáo
bán hàng được các cửa hàng của công ty lập theo từng thàng và được lập
vào cuối tháng. Sau đó các báo cáo này được gửi về phòng kế toán của
công ty để xác định doanh thu. Chẳng hạn, vào thời điểm cuối tháng 02
năm 2008, theo đúng quy định, các cửa hàng của công ty lập bảng kê hoá
đơn chứng từ bán hàng, dịch vụ bán ra trong tháng 03. Bảng kê có dạng
sau:
25

×