Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

1452 nghiên cứu đặc điểm lâm sàng x quang và tìm hiểu nhu cầu điều trị ở bệnh nhân có răng dư kẽ giữa hàm trên tại bv mắt răng hàm mặt cần thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.87 MB, 83 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢC CẦN THƠ

LÊ HOANG

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, X QUANG
VÀ TÌM HIỂU NHU CẦU ĐIỀU TRỊ
Ở BỆNH NHÂN CÓ RĂNG DƢ KẼ GIỮA HÀM TRÊN
TẠI BỆNH VIỆN MẮT - RĂNG HÀM MẶT CẦN THƠ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ RĂNG HÀM MẶT

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. BS. TRƢƠNG NHỰT KHUÊ

Cần Thơ – 2015


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả
nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai cơng bố trong bất kỳ cơng
trình nào khác.
Cần Thơ, ngày 08, tháng 06, năm 2015,
Tác giả

Lê Hoang



LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn tới

hoa ăng Hàm M t ệnh viện M t

– ăng Hàm M t Cần Thơ đ tạo điều kiện thuận lợi cho tơi trong uốt q trình
học tập và thực hiện luận văn này
Tôi xin cảm ơn an Giám Đốc Bệnh viện M t – ăng Hàm M t Cần Thơ đ
đ ng và tạo điều kiện cho tôi thực hiện nghiên cứu tại bệnh viện.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn âu

c tới: TS

S Trƣơng Nhựt Khuê và Ths.

S Đỗ Thị Thảo đ dành nhiều thời gian và công ức gi p đỡ, hƣớng d n tơi
trong q trình học tập nghiên cứu và hoàn thành luận văn này


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục chữ viết tắt

i

Danh mục bảng


ii

Danh mục biểu đồ

iii

Danh mục hình

iv

ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................. 3
1.1. Tổng quan, hình ảnh X quang, lâm sàng của răng dư kẽ giữa hàm trên .... 3
1.2. Nhu cầu điều trị của bệnh nhân răng dư kẽ giữa hàm trên ......................... 9
1.3. Các nghiên cứu đã thực hiện ...................................................................... 16
Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............... 18
2.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................. 18
2.2. Phương pháp nghiên cứu............................................................................ 18
2.3. Vấn đề y đức .............................................................................................. 25
Chƣơng 3: KẾT QUẢ ..................................................................................... 27
3.1. Đặc điểm dịch tễ răng dư kẽ giữa hàm trên ............................................... 27
3.2. Thăm khám lâm sàng ................................................................................. 30
3.3. Đặc điểm của răng dư kẽ giữa hàm trên .................................................... 35
3.4. Nhu cầu điều trị của bệnh nhân răng dư kẽ giữa hàm trên ........................ 38
Chƣơng 4: BÀN LUẬN ................................................................................... 41
4.1. Đặc điểm dịch tễ răng dư kẽ giữa hàm trên ............................................... 41


4.2. Thăm khám lâm sàng ................................................................................. 44
4.3. Đặc điểm của răng dư kẽ giữa hàm trên .................................................... 50

4.4. Nhu cầu điều trị của bệnh nhân răng dư kẽ giữa hàm trên ........................ 53
KẾT LUẬN ...................................................................................................... 55
KIẾN NGHỊ ..................................................................................................... 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Phiếu chấp nhận tham gia nghiên cứu.
Phụ lục 2: Phiếu điều tra.
Phụ lục 3: Danh sách đối tượng tham gia nghiên cứu.
Phụ lục 4: Một số hình ảnh minh họa.


i

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Tiếng Việt
:

Răng dư kẽ giữa hàm trên

AC

:

Aesthetic Component

DHC

:


Dental Health Component

IOTN

:

Index of Orthodontic Treatment Need

RDKGHT

Tiếng Anh


ii

DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 1.1: So sánh sự bất thường về số lượng ở hệ răng sữa và răng vĩnh viễn. ......... 4
Bảng 3.1: Số lượng và phần trăm về tuổi của bệnh nhân có răng dư kẽ giữa hàm

trên. ............................................................................................................................. 25
Bảng 3.2: Lý do đến khám của bệnh nhân răng dư kẽ giữa hàm trên.................. 29
Bảng 4.1: Tỉ lệ Nam : Nữ ở các nghiên cứu đã thực hiện ........................................... 41
Bảng 4.2: Phân bố nguyên nhân đến khám theo độ tuổi. ............................................ 44
Bảng 4.3: Phân bố mẫu nghiên cứu theo khe hở và chen chúc vùng răng trước ........ 45
Bảng 4.4: Số lượng răng dư kẽ giữa hàm trên trong các nghiên cứu trước. ....... 48
Bảng 4.5: Tổng hợp tình trạng mọc răng dư kẽ giữa hàm trên. .................................. 49
Bảng 4.6: So sánh tỉ lệ răng đã mọc và kẹt giữa nghiên cứu Krishnan Ramesh với
nghiên cứu của chúng tôi. ........................................................................................... 49
Bảng 4.7: Hướng mọc răng dư kẽ giữa hàm trên trong các nghiên cứu trước............ 51



iii

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Trang

Biểu đồ 3.1: Tỉ lệ phần trăm Nam Nữ. ................................................................ 27
Biểu đồ 3.2: Số lượng, phần trăm nghề nghiệp bệnh nhân răng dư kẽ giữa hàm
trên ....................................................................................................................... 28
Biểu đồ 3.3: Tỉ lệ phần trăm trình độ học vấn của bệnh nhân răng dư kẽ giữa
hàm trên. .............................................................................................................. 29
Biểu đồ 3.4: Tỉ lệ phần trăm răng cửa bị xoay. ................................................... 31
Biểu đồ 3.5: Tỉ lệ phần trăm bệnh nhân có khe hở vùng răng trước. ................. 32
Biểu đồ 3.6: Số bệnh nhân chen chúc vùng răng trước. ..................................... 32
Biểu đồ 3.7: Khám khớp thái dương hàm. .......................................................... 32
Biểu đồ 3.8: Loại phim X quang chụp. ............................................................... 33
Biểu đồ 3.9: Số răng dư kẽ giữa hàm trên thấy trên lâm sàng. ........................... 34
Biểu đồ 3.10: Số răng dư kẽ giữa hàm trên thấy trên phim X quang. ................ 34
Biểu đồ 3.11: Vị trí răng dư kẽ giữa hàm trên so với cung răng ........................ 35
Biểu đồ 3.12: Hình dạng răng dư kẽ giữa hàm trên. ........................................... 36
Biểu đồ 3.13: Chiều hướng mọc của răng dư kẽ giữa hàm trên. ........................ 36
Biểu đồ 3.14: Hình dạng chân của răng dư kẽ giữa hàm trên. ............................ 37
Biểu đồ 3.15: Tỉ lệ thân chân của răng dư kẽ giữa hàm trên. ............................. 38
Biểu đồ 3.16: Nhu cầu điều trị xét về thẩm mỹ răng (AC) ................................. 38
Biểu đồ 3.17: Ảnh hưởng của răng dư kẽ giữa hàm trên đối với bệnh nhân ...... 39
Biểu đồ 3.18: Nhu cầu điều trị của bệnh nhân .................................................... 40
Biểu đồ 3.19: Phương pháp điều trị .................................................................... 40




iv

DANH MỤC HÌNH ẢNH
Trang
Hình 1.1: Chiều hướng mọc của răng dư kẽ giữa hàm trên. .......................................... 8

Hình 1.2: Nang do răng dư kẽ giữa hàm trên ........................................................... 9
Hình 1.3: Hình chụp đánh giá thẩm mỹ răng theo IOTN ..................................... 13
Hình 2.1: Cách đo tỉ lệ thân chân của răng dư kẽ giữa hàm trên. ................................. 23
Hình 4.1: Răng dư kẽ giữa hàm trên của bệnh nhân Trần Khánh N. có dạng u

răng ............................................................................................................................... 50
Hình 4.2: Răng dư kẽ giữa hàm trên của bệnh nhân Võ Tấn P. có chân răng chưa

đóng chóp. .................................................................................................................... 52


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Ở người có hai bộ răng: bộ răng sữa và bộ răng vĩnh viễn. Bộ răng sữa có 20
răng và bộ răng vĩnh viễn có 32 răng. Trường hợp số lượng răng nhiều hơn sẽ
được gọi là răng dư [1]. Trên thực tế lâm sàng, có rất nhiều trường hợp răng dư
gây ra những xáo trộn, ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày của bệnh nhân. Đặc
biệt răng dư ở vùng răng cửa, ảnh hưởng nhiều đến chức năng ăn nhai và thẩm
mỹ của bệnh nhân.
Về mặt thẩm mỹ những răng dư này là những răng “rất dễ bắt gặp” trong
giao tiếp hằng ngày. Về mặt chức năng, răng dư gây trở ngại rất lớn đến việc ăn,
nói hay các hậu quả khác như làm răng mọc lệch lạc, sai khớp cắn, sai chỗ…

Bên cạnh đó các bệnh sâu răng, nha chu tuy không phải là biến chứng trực tiếp
nhưng dễ khởi phát do sự hiện diện của các răng dư này.
Theo một số nghiên cứu, có 28 - 60% răng dư gây biến chứng [37]. Sự hiện
diện của răng dư kẽ giữa thường làm cho quá trình mọc của răng cửa giữa vĩnh
viễn bị sai lệch về thời gian mọc và vị trí. Mức độ sai lệch vị trí có thể từ xoay
trục đến chuyển chỗ hồn toàn.
Răng dư kẽ giữa thường xuất hiện trong giai đoạn thay răng, bắt đầu mọc
khi trẻ còn nhỏ, giai đoạn bộ răng hỗn hợp. Trong giai đoạn này trẻ thường chưa
ý thức được hậu quả của răng dư đối với bộ răng. Vì vậy răng dư kẽ giữa thường
được phát hiện tình cờ do người thân của trẻ khi nó ảnh hưởng đến thẩm mỹ,
gây lệch lạc vùng răng cửa. Trên thực tế có một số bệnh nhân khơng phát hiện có
răng dư kẽ giữa cho đến lúc trưởng thành, và chỉ được phát hiện khi đến khám vì
một lý do khác của hệ thống nhai.
Hiện nay, tỉ lệ răng dư kẽ giữa trong cộng đồng chiếm tỉ lệ khá thấp nhưng
không hiếm để bắt gặp, kèm theo những ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai, thẩm


2

mỹ đặc biệt gây ra các biến chứng như gây sâu răng kế cận, sai lệch khớp cắn…
Việc phát hiện sớm răng dư kẽ giữa và điều trị kịp thời là việc rất cần thiết để
phục hồi lại hình dạng cung răng, tái tạo thẩm mỹ, ngăn ngừa các biến chứng.
Để hiểu rõ hơn về đặc điểm lâm sàng, X quang và nhu cầu điều trị của răng
dư kẽ giữa, chúng tôi thực hiện đề tài này với 2 mục tiêu sau:
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, X quang của răng dư kẽ giữa hàm trên.
2. Tìm hiểu nhu cầu điều trị của bệnh nhân có răng dư kẽ giữa hàm trên.


3


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tổng quan, hình ảnh X quang, lâm sàng của răng dư kẽ giữa hàm trên:
1.1.1. Tổng quan về răng dư:
Lồi người hiện nay có số lượng răng của hệ răng vĩnh viễn là 32 răng.
Trường hợp răng nhiều hơn sẽ được gọi là răng thừa (Supernumerary teeth) hay
răng thừa dị (accessory teeth). Từ răng thừa dùng chỉ các răng có hình dạng, kích
thước và vị trí bình thường giống các răng kế cận. Trong khi răng thừa dị là răng
dư dị dạng.
Răng dư có thể tìm thấy ở vị trí bất kỳ trên cung hàm, thường gặp nhiều ở
hàm trên. Theo Stafne (1932) [5], tỉ lệ xuất hiện răng dư cao nhất là ở vùng răng
cửa giữa hàm trên (46%), tiếp theo là răng cối lớn thứ nhất hàm trên (23%), răng
cối lớn thứ hai trên (12%), răng cối nhỏ dưới (7%), răng cửa bên trên (4%), răng
cối dưới (2%), răng cối nhỏ trên (2%), răng nanh (<1%). Dara Kalyan Kumar
(2013) [13] nghiên cứu dịch tễ của răng dư trên 5000 bệnh nhân cho kết quả:
răng dư kẽ giữa chiếm 25.8%, răng cối nhỏ là 24.1%, răng cối chiếm ít nhất
12.5%. Răng dư thường chiếm tỉ lệ khoảng 0.3-0.8% dân số . Ở răng sữa, Brook
(2000) [5] ghi nhận tần suất răng dư ở trẻ là 0.8%, răng vĩnh viễn là 2.1%. MC.
Kibben và Bearly (1983) [30] dựa vào phim X quang điều tra về các bất thường
của răng, tỉ lệ răng dư chiếm 0.53% trong tổng số trẻ em da trắng từ 3-12 tuổi. Tỉ
lệ cao hơn nữa gặp ở các bệnh nhân có loạn sản xương đòn sọ và tỉ lệ này lên
đến 28% ở các bệnh nhân có khe mơi và hở vịm miệng [5].
Theo nhiều nghiên cứu, răng dư có thể có trên cả hệ răng sữa và hệ răng vĩnh
viễn. Tuy nhiên, tỉ lệ răng dư ở răng sữa thấp hơn tỉ lệ ở răng vĩnh viễn. Các răng
dư này thỉnh thoảng mọc ngầm trong xương hàm.


4

Bảng 1.1: So sánh sự bất thường về số lượng ở hệ răng sữa và răng vĩnh

viễn [5].
Loại bất thường

Răng sữa (‰)

Răng vĩnh viễn (‰)

Răng thiếu

2–6

150 – 300

Răng dư

2–8

2 – 20

Răng dính và răng sinh đơi

1–4

0.5 – 1

Răng dư có thể xuất hiện riêng lẽ từng răng một hay nhiều răng. Từng hàm
trên hay dưới hay cả hai hàm đều có răng dư. Cũng có thể gặp răng dư ở các
bệnh nhân thiếu răng từng phần (Partital Anodontia). Dạng răng dư thường gặp
nhất là răng kẽ giữa (Mesiodens) [5], [13], [26], [36].
1.1.2. Răng dư kẽ giữa hàm trên:

1.1.2.1. Bệnh nguyên:
Bệnh nguyên của răng dư kẽ giữa hàm trên chưa được hiểu một cách đầy
đủ, có nhiều giả thuyết khác nhau về nguyên nhân hình thành răng dư kẽ giữa
hàm trên.
Sự hình thành dư lá răng và các yếu tố ảnh hưởng trong q trình
hình thành phơi dẫn đến răng dư kẽ giữa hàm trên:
Vài tác giả cho rằng là do sự tăng hoạt không đặc hiệu (atypical
hyperactivit) của lá răng: Tăng hoạt tính khu trú, độc lập, có điều kiện của lá
răng dẫn đến hình thành răng dư kẽ giữa hàm trên.
- Addoff thừa nhận một sự sinh sản dư thừa lá răng do kết quả của một sự
lệch lạc hay gấp nếp của lá răng. Đối với Athis, sự sinh sản này xảy ra trong thời
kỳ tạo răng cửa sữa và răng cữa vĩnh viễn hay sau khi hình thành các răng vĩnh
viễn khác.


5

- Răng dư kẽ giữa hàm trên có thể là kết quả của sự phát triển và tăng
trưởng liên tục từ các khối tế bào thượng bì cịn sót lại sau khi dải răng đã tan rã
mà tạo thành [38].
Răng dư kẽ giữa hàm trên có thể là kết quả của sự rối loạn trong suốt q
trình phơi thai, bao gồm sự phân đôi của mầm răng [38].
- Yếu tố liên kết tế bào: các yếu tố di truyền nằm trong nhân tế bào ARNlà protein chuyên chở các gen. Sự di truyền răng dư kẽ giữa hàm trên liên quan
đến kiểu gen và yếu tố chủng loại như loại người mặt rộng thấy có tỉ lệ răng dư
cao.
- Yếu tố thành lập và khoáng hoá: chủ yếu là sự dư canxi, do sự hấp thu
quá lớn Phốt-phát Canxi. Do sự rối loạn đồng hoá: rất quan trọng như rối loạn
nội tiết: tăng hoạt tuyến yên, tuyến giáp, tuyến cận giáp, tuyến thượng thận tạo
nên răng dư kẽ giữa hàm trên và chẻ khẩu cái, hở vòm miệng.
Thuyết di truyền và thuyết lại giống:

Sự di truyền có thể có vai trò trong sự bất thường này. Tafne nghiên cứu
trên 200 bệnh nhân có răng dư kẽ giữa hàm trên thấy 90% trường hợp do ảnh
hưởng về gen rõ ràng. Sedang và Gorlin nêu giả thuyết về sự thừa kế di truyền
tính trội các nhiễm sắc thể. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa tỉ lệ răng dư kẽ
giữa hàm trên ở nam và nữ khiến Bruning và các tác giả khác đưa ra khả năng
một sự thừa kế liên quan đến phái tính [5].
Răng dư kẽ giữa hàm trên thường liên quan đến những bất thường hàm
mặt như sứt mơi, hở vịm miệng [5], [7]; loạn sản địn sọ [5], [7], [30]; hội chứng
Gardiner [5], [7]; hội chứng Down [38]. Răng dư kẽ giữa thường gặp hơn ở
những thành viên trong cùng một gia đình [5], [7], [32]. Tuy vậy cũng có nhiều


6

trường hợp răng dư kẽ giữa không liên quan với một bệnh lý toàn thân hay một
hội chứng nào cả.
Theo nhiều tác giả, thuyết lại giống cũng được đề cập đến khá nhiều, họ
cho rằng răng dư kẽ giữa là một dạng thực sự của hiện tượng thoái hoá. Nghĩa là
sự tái xuất hiện của răng cửa thứ ba của động vật có vú bị mất đi qua q trình
phát triển chủng loại, để đạt được cơng thức răng có ba răng cửa, ba răng cối nhỏ
ở mỗi phần tư cung hàm. Quá trình tăng sinh này là một sự hồi ức lại giống (hay
sự lại giống) của bộ hàm nguyên thuỷ.
Tuy nhiên trong môi trường miệng vấn đề răng kẽ giữa có vẻ phức tạp
thêm so với các giả thuyết đưa ra. Các ảnh hưởng tại chỗ như nhiễm trùng, các
lực bất thường, sự rối loạn tế bào… là các nguyên nhân gần. Vì vậy răng dư kẽ
giữa là một hình ảnh rõ ràng của quá trình thành lập răng bị rối loạn [34].
1.1.2.2. Đặc điểm răng dư kẽ giữa:
Chuẩn đốn chính xác phải dựa vào lâm sàng và X quang. Nếu chỉ dựa
vào lâm sàng thì sẽ khơng đầy đủ vì có thể có răng dư chưa mọc. Chụp phim X
quang là bước đầu tiên để chuẩn đoán khi bác sĩ lâm sàng thấy có răng mọc

chậm, mọc lệch chỗ vì có trường hợp răng dư kẽ giữa hàm trên có thể ngầm mà
khơng có triệu chứng [5].
Các phim X quang để chuẩn đoán răng dư kẽ giữa bao gồm: phim tồn
cảnh (panorama), phim quanh chóp (periapocal), mặt nhai (occlusal) và phim
chếch nghiên (the lateral oblique) [5].
Răng dư kẽ giữa hàm trên (mesiodens) là một dạng răng dư nằm giữa hai
răng cửa giữa trên; hay chính xác hơn là nằm ở phía trước cung răng trên gần
đường giữa [26]. Một số nghiên cứu có sử dụng từ răng dư kẽ giữa hàm dưới
(supplement mandibular mesiodens) để mô tả những răng dư xuất hiện ở giữa hai


7

răng cửa giữa dưới [24]. Trong nghiên cứu này, chúng tôi chỉ đề cập răng dư kẽ
giữa ở hàm trên.
Tỉ lệ xuất hiện: chiếm 1-2‰ ở hệ răng sữa và 2-20‰ ở hệ răng hỗn hợp, ở
người lớn là 2-20 ‰ [14].
Hình dạng răng dư kẽ giữa hàm trên (RDKGHT) rất đa dạng và thường
gặp nhất là hình chóp, hay hình chêm. Hoặc có dạng hình chóp dính với các múi
nhỏ khác bên cạnh gồm 2 đến 4 múi, cho răng vẻ ngồi đặc biệt. Hoặc có dạng
nhiều thuỳ (globulous), nhiều múi (multituberculated). Hoặc có dạng đặc biệt:
thân răng trên dầy có vẻ giống một răng cối lớn bất thường. Hoặc có dạng giống
răng cửa, trường hợp này dễ lầm khi cần phân biệt giữa răng bình thường và
RDKGHT [15], [22], [29]. Rất thường thấy chân răng chỉ mới tạo nhưng vùng cổ
răng hoàn toàn rõ ràng [27].
Chân RDKGHT thường ngắn, kém phát triển. Các RDKGHT mọc trên
cung hàm, chân răng thường đầy đủ có thể cong về phía chóp hay hình S và
nhiều chỗ chóp chân răng chưa đóng kín.
RDKGHT có thể tìm thấy ngay trên đường giữa hay gần bên đường giữa
trên. Răng có thể mọc ra trong khoang miệng hay nằm ngầm trong xương. Các

RDKGHT hiếm khi có vị trí thuận lợi trên cung hàm. RDKGHT nằm trên cung
răng, chiếm vị trí bình thường của các răng cửa hay nằm lệch trong, lệch ngoài
so với cung răng trên. Răng ngầm có thể nằm gần cổ răng cửa giữa hay nằm gần
phía chóp răng cửa. Hướng mọc của RDKGHT có thể trên đường giữa hoặc đi từ
cung răng trên đến gần sát hố mũi. Endicott (1934) [31] báo cáo một ca lâm sàng
trong đó RDKGHT mọc trong mũi bệnh nhân nam, 10 tuổi. Sự phát triển về
hướng khẩu cái gây các biến chứng như thủng khẩu cái, nhiễm trùng… hay tạo
nên nang thân răng [26], [33].


8

RDKGHT có thể có một hay hai răng [16]. Đây có thể là một tình trạng
nhằm phục hồi lại cơng thức răng ban đầu của động vật có vú gồm 3 răng cửa
mỗi bên. Một số nghiên cứu thấy rằng có trường hợp tới 3 thậm chí 4 RDKGHT
trên một bệnh nhân [8], [17] nhưng với tỉ lệ rất thấp.
Răng có thể nằm theo hướng xi, hướng ngược, bình dọc hay bình ngang,
hay phát triển và trong xoang mũi, xoang hàm…

mọc xi

mọc ngược

mọc ngang

mọc dọc

Hình 1.1: Chiều hướng mọc của RDKGHT [35].
(Nguồn: Journal of Indian Association of Public Health Dentistry)
Trên phim X quang, RDKGHT có một buồng tuỷ và ống tuỷ rõ ràng,

nhưng có thể chóp răng chưa đóng kín hồn tồn. Cấu trúc mơ học bình thường
nhưng thường bị kém khoáng hoá ở men răng cũng như ngà răng. Và răng
thường bị chứng dầy xê-măng.
Hầu hết các RDKGHT đều gây ảnh hưởng đến các răng kế cận nhưng
cũng có một tỉ lệ thấp không gây ra bất kỳ triệu chứng hay ảnh hưởng gì cho
bệnh nhân [12], [28].
Các ảnh hưởng do RDKGHT gây ra bao gồm:
- Làm sai lệch quá trình mọc răng: sự hiện diện của RDKGHT hàm trên
thường làm quá trình mọc răng cửa giữa vĩnh viễn bị sai lệch. Làm răng cửa
không mọc hay mọc chậm.


9

- Làm dịch chuyển vị trí của răng kế cận: mức độ dịch chuyển có thể là
làm sai lệch hay chuyển chỗ hồn tốn. Các răng của vùng răng trước mọc chen
chúc, và làm sai lệch khớp cắn.
- Bệnh lý: đơi khi RDKGHT có thể là ngun nhân hình thành nên nang
thân răng, lỗ dị, u men, tiêu ngót chân răng kế cận [18], [19], [20]. Một số
RDKGHT hàm trên thậm chí đơi khi gây ra tình trạng răng hợp nhất [11].

Hình 1.2: Nang do RDKGHT [19].
(Ng̀n: Imaging Science in Dentistry)
- Mảnh ghép xương ổ răng: ở những bệnh nhân sứt mơi, hở vịm miệng,
RDKGHT có thể làm tổn thương thứ phát mảnh ghép xương ổ răng. những
RDKGHT này đã mọc thường phải được nhổ đi và để vị trí thiếu hổng này tự
lành trước khi ghép xương.
- Người ta cũng ghi nhận RDKGHT làm tăng tỉ lệ sâu răng kế cận và là
nguyên nhân lưu giữ, hình thành mảng bám răng.



10

Tóm lại RDKGHT là một răng thường hình chóp, có thể mọc hay ngầm
trong xương hàm, thường nằm về phía khẩu cái so với cung răng trên (80%).
Chân răng thường phát triển chưa đầy đủ, chóp mở rộng nhưng vùng cổ răng
ln hình thành rõ ràng. Bệnh ngun RDKGHT cịn đang bàn cãi rất nhiều,
trong đó nhắc nhiều đến các rối loạn phôi thai, hiện tượng di truyền và thuyết lại
giống.
1.2. Nhu cầu điều trị của bệnh nhân răng dư kẽ giữa hàm trên:
1.2.1. Chỉ số đánh giá nhu cầu chỉnh hình răng mặt IOTN:
Chỉ số IOTN (Index of Orthodontic Treatment Need) lần đầu tiên được mô tả
bởi Brook và Shaw (1989) [10] được chấp nhận và sử dụng một cách rộng rãi
cho việc đánh giá nhu cầu điều trị chỉnh hình trong nhiều nghiên cứu. Chỉ số
phân loại bệnh nhân theo 2 góc độ: sức khỏe răng (DHC) và thẩm mỹ răng (AC).
Về thành phần sức khoẻ răng (DHC) được đánh giá theo 5 mức độ tăng dần; về
thành phần thẩm mỹ răng (AC) chỉ số sử dụng 10 bức ảnh tiêu biểu vùng răng
trước với mức độ thẩm mỹ giảm dần để so sánh.
Chỉ số IOTN được xem là công cụ sử dụng phổ biến nhất để đánh giá nhu
cầu điều trị chỉnh hình ở trẻ em giai đoạn bộ răng hỗn hợp và giai đoạn đầu của
hệ răng vĩnh viễn.
1.2.1.1. Thành phần sức khỏe răng (DHC):
Sức khỏe răng (DHC) phân loại bệnh nhân theo 5 mức độ chuyên biệt liên
tục với nhau. Theo từng mức độ từ nhẹ đến nặng dần: độ 1 (không cần điều trị),
độ 2 (ít cần điều trị), độ 3 (cần điều trị trung bình), độ 4 (cần điều trị), độ 5 (rất
cần điều trị) [23].
Mức độ 5 (rất cần điều trị):


11


- Răng bị cản trở khi mọc (trừ răng khôn) do hiện diện răng dư, chen chúc,
sai chỗ, răng sữa không rụng và bất kỳ nguyên nhân bệnh lý nào.
- Thiếu hơn một răng trên bất kỳ cung hàm nào, khoảng thiếu răng rộng
cần phục hình, địi hỏi chỉnh hình trước phục hình.
- Cắn ngược hơn 3.5mm kèm khó khăn khi nhai và nói.
- Cắn chìa lớn hơn 9mm.
- Khe hở mơi, vịm miệng và những dị thường sọ mặt khác.
- Răng sữa lún.
Mức độ 4 (cần điều trị):
- Có răng dư
- Thiếu một răng trên bất kỳ cung hàm nào, khoảng thiếu răng hẹp và cần
đóng khoảng bằng chỉnh hình hay chỉnh hình trước phục hồi.
- Cắn ngược lớn hơn 3.5mm và khơng có tiền sử khó khăn khi nhai hoặc
nói.
- Cắn ngược lớn hơn 1mm và nhỏ hơn 3.5mm kèm theo khó khăn khi nhai
và nói.
- Độ cắn chìa lớn hơn 6mm nhưng ít hơn hay bằng 9mm.
- Cắn ngược răng trước hay cắn chéo răng sau với bất hài hịa lớn hơn
2mm giữa vị trí lồng múi tối đa và vị trí tiếp xúc lui sau.
- Cắn chéo răng sau về phía lưỡi, khơng có tiếp xúc khớp cắn chức năng ở
một hoặc hai bên.
- Thay đổi vị trí răng lớn hơn 4mm.
- Cắn hở phía trước hay phía bên rất nặng lớn hơn 4mm.
- Cắn phủ tồn bộ với chấn thương nướu hay vịm miệng.
- Răng mọc một phần, nghiêng hoặc kẹt so với răng kế cận.


12


Mức độ 3 (cần điều trị trung bình):
- Độ cắn chìa lớn hơn 3.5mm và ít hơn hay bằng 6mm, mơi khơng khép
kín.
- Cắn ngược lớn hơn 1mm nhưng nhỏ hơn hay bằng 3.5mm.
- Cắn ngược răng trước hay cắn chéo răng sau với bất hài hòa giữa lồng
múi tối đa và vị trí tiếp xúc lui sau hơn 1mm và ít hơn hay bằng 2mm.
- Vị trí răng thay đổi hơn 2mm nhưng ít hơn hay bằng 4mm.
- Cắn phủ tồn bộ lên nướu hay mơ vịm miệng nhưng khơng chấn thương.
- Cắn hở phía trước hay phía bên lớn hơn 2mm nhưng ít hơn hay bằng
4mm.
Mức độ 2 (nhẹ/ít cần điều trị):
- Cắn ngược lớn hơn 0 nhưng nhỏ hơn hoặc bằng 1mm.
- Cắn chìa lớn hơn 3.5mm nhưng ít hơn hay bằng 6mm với mơi khép kín.
- Thay đổi vị trí răng hơn 1mm nhưng ít hơn hay bằng 2mm.
- Cắn hở răng trước hay răng sau hơn 1mm nhưng ít hơn hoặc bằng 2mm.
- Độ cắn phủ lớn hơn hay bằng 3.5mm và khơng có tiếp xúc nướu.
- Cắn ngược răng trước hay cắn chéo răng sau với bất hài hịa giữa vị trí
lồng múi tối đa và vị trí tiếp xúc lui sau ít hơn hay bằng 1mm.
- Vị trí cắn khớp gần bình thường không kèm theo dị thường khác.
Mức độ 1 (không cần điều trị):
- Sai khớp cắn nhẹ hoặc thay đổi vị trí tiếp xúc ít hơn 1mm.
Lunn và cộng sự (1993) [23] đã thực hiện nghiên cứu đánh giá về việc sử
dụng IOTN, ông đã kết luận rằng đây là một chỉ số rất giá trị cho mục đích ứng
dụng trong cộng đồng và đồng thời ông cũng nêu lên những bổ sung cần thiết để


13

làm cho việc sử dụng IOTN nhanh và dễ dàng hơn. Ông đề nghị giảm các mức
độ của sức khỏe răng từ 5 mức độ thành 3 mức độ để cải thiện độ tin cậy.

- DHC 1 – 2: ít hoặc không cần điều trị.
- DHC 3: cần thiết điều trị.
- DHC 4 – 5: rất cần điều trị.
Burden (2001) [9] đã đưa ra thêm những bổ sung và sửa đổi dành riêng
cho các nghiên cứu dịch tễ là giảm chỉ số sức khỏe răng xuống còn 2 cấp để dể
dàng sử dụng và gia tăng độ tin cậy hơn.
- DHC 1 – 2 – 3: không cần điều trị.
- DHC 4 – 5: cần điều trị.
Vậy theo Burden, tất cả các bệnh nhân có RDKGHT khi xét về thành phần
DHC của chỉ số IOTN đều cần phải điều trị chỉnh hình.
1.2.1.2. Thành phần thẩm mỹ răng (AC):
Có 10 hình chụp làm tiêu chuẩn đánh giá (10 hình chụp của IOTN được
chọn từ 1000 bức ảnh của trẻ 12 tuổi).
- Hình 1 – 2: khơng cần điều trị.
- Hình 3 – 4: ít cần điều trị.
- Hình 5 – 7: cần điều trị trung bình.
- Hình 8 – 10: rất cần điều trị.
Theo nhiều tác giả, nếu trẻ tự đánh giá thì trẻ thường khó chọn một cách
chắc chắn bức hình phù hợp. Người ta có thể đánh giá thẩm mỹ răng bằng cách
so sánh 10 hình chuẩn với mẫu hàm, với hình chụp hay so sánh trực tiếp khi
khám lâm sàng [2].


14

Hình 1.3: Hình chụp đánh giá thẩm mỹ răng theo IOTN [25]
(Nguồn: componente Estético (AC) do IOTN)
1.2.2. Điều trị:
Điều trị RDKGHT phụ thuộc vào loại, vị trí của răng, ảnh hưởng hoặc ảnh
hưởng tiềm ẩn của nó lên răng kế cận. Giải quyết RDKGHT phải được xem là

một phần của kế hoạch điều trị tồn thể chứ khơng được tách ra riêng rẽ.
1.2.2.1. Nhổ răng tiểu phẫu thuật:
Trong trường hợp RDKGHT có các tình huống:
- Răng mọc trên cung răng: nhổ hay tiểu phẫu thuật tuỳ mức độ phức tạp.


15

- Răng mọc ngầm: tiểu phẫu thuật.
Nhổ răng:
Đa số trường hợp RDKGHT đã mọc trên cung răng thường được nhổ đi
bằng phương pháp nhổ răng thông thường. Chúng ta nên có phim X quang trước
nhổ răng, dù răng này đã mọc trên cung răng, để biết được chiều hướng chân
răng bất thường có thể làm gãy chóp chân răng lúc nhổ hay có thể phát hiện
thêm một răng kẽ giữa nằm ngầm trong xương hàm. Nhổ răng sẽ dể dàng đối với
các RDKGHT có chân răng thẳng bình thường, nằm ngay ngắn trên cung răng và
có khoảng hở với các răng kế cận. Trường hợp răng dư kẽ giữa hàm trên nằm
chen chúc ở vùng răng trước, nên cẩn thận khi nhổ các răng này. Việc dùng kềm
mỏ lớn (kềm răng cửa trên, cối nhỏ trên, 150) hay các nạy lớn có thể gây chấn
thương cho các răng cửa trên. Nên sử dụng các nạy thẳng nhỏ để tránh các răng
cửa kế cận. Và khi sử dụng nạy nên chú ý tránh các hướng lay răng bị cản trở,
không nên cố gắng dùng quá sức hay tiếp tục lung lay răng theo chiều hướng đó
để hạn chế tối đa việc gãy chân hay chóp răng.
Tiểu phẫu thuật:
Tiểu phẫu thuật được thực hiện trên các RDKGHT ngầm dưới niêm mạc
hay trong xương hàm. Và thực hiện dưới gây tê, khơng có tiền mê.
Các bước phẫu thuật thông thường là:
- Gây tê tại chỗ.
- Lật vạt niêm mạc: được chọn tuỳ theo vị trí răng ngầm. Thường sử dụng
các loại vạt bao ngoài, bao trong, hay các đường rạch ngắn 2-3cm ngay trên vị trí

răng nếu sự định vị dễ dàng, chính xác và răng dư kẽ giữa hàm trên nằm ở vị trí
thuận lợi cho việc lấy ra. Các đường rạch ngắn này có thể nằm phía hành lang,
khẩu cái hay trên sống hàm.


×