Tải bản đầy đủ (.pdf) (131 trang)

2452 nghiên cứu bệnh đái tháo đường type 2 và các yếu tố liên quan ở độ tuổi 40 69 tại huyện mộc hóa tỉnh long an năm 2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.56 MB, 131 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ

TRẦN VĂN NINH

NGHIÊN CỨU
BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2 VÀ
CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở ĐỘ TUỔI 40 – 69
TẠI HUYỆN MỘC HOÁ TỈNH LONG AN NĂM 2012

LUẬN ÁN CHUYÊN KHOA CẤP II

CẦN THƠ – NĂM 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ

TRẦN VĂN NINH

NGHIÊN CỨU
BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2 VÀ
CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở ĐỘ TUỔI 40 – 69
TẠI HUYỆN MỘC HOÁ TỈNH LONG AN NĂM 2012
LUẬN ÁN CHUYÊN KHOA CẤP II


Chuyên ngành: Quản lý y tế
Mã số: 62.72.76.05.CK
Người hướng dẫn khoa học
PGS.TS TRẦN NGỌC DUNG
CẦN THƠ – NĂM 2013


LỜI CẢM ƠN
***
Nhân dịp hoàn thành Luận án, với tấm lịng thành kính, tơi xin chân thành
tỏ lịng biết ơn tới:
Ban giám hiệu, Phòng Đào tạo sau Đại học, Khoa Y tế Công cộng, các
thầy giáo, cô giáo Trường Đại học Y Dược Cần Thơ đã cho phép và tạo điều
kiện thuận lợi cho tơi trong q trình học tập nghiên cứu và hoàn thành Luận
án này.
Xin trân trọng cảm ơn PGS.TS Phạm Văn Lình - Hiệu trường Trường
Đại học Y Dược Cần Thơ.
Xin trân trọng cảm ơn Ban giám đốc Sở Y tế Long An đã tạo điều kiện
cho tôi yên tâm học tập tốt.
Đặc biệt, tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Trần Ngọc Dung
người trực tiếp hướng dẫn tận tình, giúp đỡ tơi trong q trình thực hiện và
hồn thành Luận án tốt nghiệp.
Xin cảm ơn Quý PGS,TS trong hội đồng đánh giá Luận án cấp Trường.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành đến Lãnh đạo, tập thể Trung tâm
Y tế huyện Mộc Hóa, Trạm Y tế xã, các thành viên đã tham gia điều tra và
các đối tượng nghiên cứu đã cộng tác nhiệt tình tạo điều kiện giúp đỡ tơi
trong q trình thực hiện đề tài nghiên cứu này.
Tơi cũng tỏ lịng biết ơn những người thân trong gia đình, bạn bè đồng
nghiệp gần xa đã động viên tinh thần, lẫn vật chất, tạo điều kiện thuận lợi
trong suốt quá trình học tập đến hồn thành Luận án này.

Xin trân trọng cảm ơn .
Cần Thơ, ngày 15 tháng 08 năm 2013

Trần Văn Ninh


LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận án là trung thực, chính xác và chưa từng được ai cơng
bố trong bất kỳ cơng trình nào.
Người cam đoan

Trần Văn Ninh


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các biểu đồ
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................ 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .......................................................... 3
1.1. Tình hình bệnh đái tháo đường ............................................................. 3
1.2. Sơ lược về bệnh đái tháo đường ........................................................... 7
1.3. Các yếu tố nguy cơ đái tháo đường .................................................... 14
1.4. Biến chứng của bệnh đái tháo đường ................................................. 16

1.5. Phòng và quản lý bệnh đái tháo đường .............................................. 27
1.6. Một số thông tin về huyện Mộc Hoá .................................................. 28
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............ 29
2.1. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................... 29
2.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................... 29
2.3. Đạo đức trong nghiên cứu ………………………………………........41
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...................................................... 42
3.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu ................................................... 42
3.2. Tỷ lệ bệnh đái tháo đường ở lứa tuổi 40 – 69 tại huyện Mộc Hoá ..... 46
3.3. Các yếu tố liên quan đến đái tháo đường ở đối tượng nghiên cứu ..... 49
3.4. Tỷ lệ các biến chứng ở bệnh nhân mắc bệnh ĐTĐ ............................ 56


Chương 4: BÀN LUẬN ............................................................................... 60
4.1. Một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu ....................................... 61
4.2. Tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường qua điều tra ...................................... 63
4.3. Các yếu tố liên quan đến bệnh đái tháo đường ................................... 68
4.4. Một số biến chứng ở bệnh nhân đái tháo đường nghiên cứu ............. 76
KẾT LUẬN .................................................................................................. 79
KIẾN NGHỊ ................................................................................................. 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BMI (body mass index) : Chỉ số khối của cơ thể
BVĐKKV

: Bệnh viện đa khoa khu vực


BN

: Bệnh nhân

CBCC

: Cán bộ công chức

CS

: Cộng sự

ĐTĐ

: Đái tháo đường

HA

: Huyết áp

HĐTL

: Hoạt động thể lực

RLĐHLĐ

: Rối loạn đường huyết lúc đói

RLDNG


: Rối loạn dung nạp glucose

THA

: Tăng huyết áp

TLCB

: Tỷ lệ chất béo

TSGĐ

: Tiền sử gia đình

TSSK

: Tiền sử sản khoa

YTNC

: Yếu tố nguy cơ

WHO (World Health Organization): Tổ chức y tế thế giới
WHR (waist hip ratio )

: Tỷ số vịng eo/vịng mơng


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng


Tên bảng

Trang

Bảng 1.1. Mười quốc gia có số người mắc bệnh ĐTĐ cao nhất năm 2000 và
ước tính năm 2030 .......................................................................... 4
Bảng 1.2. Tiêu chuẩn chẩn đốn Đái Tháo Đường theo WHO ...................... 13
Bảng 1.3. Tỷ lệ các yếu tố nguy cơ trên bệnh nhân ĐTĐ tại Mỹ năm 2003 .. 15
Bảng 3.1. Thành phần dân tộc của đối tượng nghiên cứu .............................. 44
Bảng 3.2. Trình độ học vấn của đối tượng nghiên cứu ................................... 44
Bảng 3.3. Nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu .......................................... 45
Bảng 3.4. Tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường ở đối tượng nghiên cứu ................ 46
Bảng 3.5. Tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường mới phát hiện và phát hiện trước đó
........................................................................................................ 47
Bảng 3.6. Tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường theo nhóm tuổi ............................. 47
Bảng 3.7. Tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường theo giới ....................................... 48
Bảng 3.8. Tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường theo nơi cư ngụ ............................ 48
Bảng 3.9. Tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường theo dân tộc .................................. 48
Bảng 3.10. Liên quan giữa tuổi với ĐTĐ ....................................................... 49
Bảng 3.11. Liên quan giữa giới tính với ĐTĐ ................................................ 49
Bảng 3.12. Liên quan giữa nơi cư trú với ĐTĐ .............................................. 50
Bảng 3.13. Liên quan giữa dân tộc với ĐTĐ .................................................. 50
Bảng 3.14. Mối liên quan giữa Béo Phì và bệnh ĐTĐ ................................... 51
Bảng 3.15 Mối liên quan giữa chỉ số WHR và bệnh ĐTĐ ............................. 51
Bảng 3.16. Mối liên quan giữa chỉ số vòng eo và bệnh ĐTĐ ........................ 52
Bảng 3.17. Mối liên quan giữa hoạt động thể lực và bệnh ĐTĐ .................... 52
Bảng 3.18. Mối liên quan giữa huyết áp và ĐTĐ .......................................... 53



Bảng 3.19. Mối liên quan giữa tiền sử gia đình có người bị ĐTĐ và bệnh
ĐTĐ ............................................................................................... 53
Bảng 3.20. Mối liên quan giữa tiền sử bệnh mạch vành và bệnh ĐTĐ .......... 54
Bảng 3.21. Mối liên quan giữa tiền sử sản khoa và bệnh ĐTĐ ...................... 54
Bảng 3.22. Mối liên quan giữa uống rượu và không uống rượu .................... 55
Bảng 3.23. Mối liên quan giữa hút thuốc lá và không hút thuốc lá ................ 55
Bảng 3.24. Tỷ lệ biến chứng chung ở bệnh nhân ĐTĐ .................................. 56
Bảng 3.25. Tỷ lệ biến chứng chung theo nhóm tuổi ....................................... 56
Bảng 3.26. Tỷ lệ biến chứng chung theo giới tính .......................................... 59
Bảng 3.27. Tỷ lệ các loại biến chứng ở bệnh nhân ĐTĐ……………………57
Bảng 3.28. Tỷ lệ các loại biến chứng theo nhóm tuổi……………………….58
Bảng 3.29. Tỷ lệ các loại biến chứng theo giới tinh…………………………59


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ

Tên biểu đồ

Trang

Biểu đồ 3.1. Tuổi của đối tượng nghiên cứu ................................................... 42
Biểu đồ 3.2. Giới của đối tượng nghiên cứu ................................................... 43
Biểu đồ 3.3. Nơi cư ngụ của đối tượng nghiên cứu ........................................ 43
Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ bệnh đái tháo đường chung ............................................... 46


1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Đái tháo đường (ĐTĐ) là một bệnh mãn tính khơng lây, đang là một
vấn đề y tế cơng cộng ở các nước phát triển cũng như nước đang phát triển,
Bệnh ảnh hưởng đến sức khoẻ của nhiều người độ tuổi lao động trên toàn thế
giới. Theo thống kê của tổ chức y tế thế giới, tốc độ phát triển của bệnh đái
tháo đường tăng nhanh trong những năm qua, cứ 10 giây có một người chết vì
bệnh đái tháo đường [4]. Năm 1985 cả thế giới chỉ có 30 triệu người bị đái
tháo đường, đến năm 1994 con số bệnh nhân đái tháo đường là 98,9 triệu và
đến năm 2004 tồn thế giới có 171,4 triệu người mắc bệnh đái tháo đường,
con số này dự đốn có thể lên đến 366 triệu vào những năm 2030. Mỗi ngày
trôi qua có 8700 người chết liên quan đến đái tháo đường [67].
Tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường cũng khác nhau ở các châu lục và các
vùng lãnh thổ. Tại Pháp 1,4% dân số bị đái tháo đường, ở Mỹ tỷ lệ đái tháo
đường 6,6%, Singapor là 8,6%, Thái Lan tỷ lệ đái tháo đường là 3,58%,
Malaysia tỷ lệ đái tháo đường là 3,01% [61]. Ngoài ra đái tháo đường còn là
gánh nặng đối với sự phát triển kinh tế và xã hội vì sự phát hiện trễ và điều trị
muộn bệnh sẽ để lại hậu quả nặng nề trên bệnh nhân. Một nghiên cứu trước
đây đã cho thấy chi phí trực tiếp cho 10 triệu người bị đái tháo đường nói
chung trong năm 1998, đã tiêu tốn 26,97 tỷ USD và chi phí trực tiếp cho điều
trị bệnh đái tháo đường type 2 chiếm 3% đến 6% ngân sách giành cho ngành
y tế [70]. Chi phí khổng lồ cho việc chăm sóc đái tháo đường sẽ là gánh nặng
cho nhiều nước đang phát triển trong tương lai [70].
Việt Nam khơng phải là quốc gia có tỉ lệ đái tháo đường cao nhất thế
giới, nhưng bệnh đái tháo đường ở Việt Nam phát triển nhanh nhất thế giới cả
về tỉ lệ, biến chứng và đối tượng mắc bệnh. Theo thống kê điểm đại diện cho
ba vùng khác nhau trên toàn quốc cho thấy: tỷ lệ mắc đái tháo đường nội


2

thành là 1,44% ngoại thành là 0,63% [7]. Tại Thành phố Hồ Chí Minh năm

1996 tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường là 2,52%; năm 2001 tỷ lệ bệnh đái tháo
đường là 3,2% [6]. Tại Huế tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường năm 2002 là
0,96%.
Năm 2002 kết quả điều tra dịch tễ học về bệnh đái tháo đường và các
yếu tố nguy cơ ở Việt Nam cho thấy tỷ lệ bệnh đái tháo đường tồn quốc là
2,7% trong đó khu vực thành thị là 4,4%, khu vực đồng bằng 2,7%. [55].
Việc phát hiện sớm và quản lý bệnh đái tháo đường trong cộng đồng là
vô cùng cần thiết, những người mắc bệnh đái tháo đường nếu được quản lý và
điều trị kịp thời bằng thuốc, chế độ ăn uống, luyện tập hợp lý sẽ giảm hoặc
làm chậm sự xuất hiện các biến chứng do bệnh gây nên [31].
Huyện Mộc Hố được Bộ xây dựng cơng nhận là đơ thị loại 4 vào năm
2008, có cơ cấu hành chính bao gồm 12 xã và 1 thị trấn dân số hiện tại là
72.905 người. Trong những năm gần đây, thu nhập của người dân Mộc Hoá
ngày một cao hơn. Cùng với phát triển kinh tế xã hội địa phương, sự thay đổi
lối sống của người dân từ thành thị đến nông thôn làm cho xu hướng bệnh đái
tháo đường ngày một tăng theo. Việc nghiên cứu bệnh đái tháo đường và tìm
hiểu các yếu tố liên quan đến bệnh đái tháo đường trong cộng đồng tại huyện
Mộc Hoá tỉnh Long An là việc làm hết sức cần thiết.
Vì vậy chúng tơi tiến hành nghiên cứu này nhằm các mục tiêu sau:
1. Xác định tỷ lệ bệnh đái tháo đường type 2 ở người dân tuổi từ 40 –
69 tại huyện Mộc Hố tỉnh Long An năm 2012.
2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến bệnh đái tháo đường type 2 ở người
dân tuổi từ 40 – 69 tại huyện Mộc Hoá tỉnh Long An năm 2012.
3. Xác định tỷ lệ một số biến chứng của người bệnh đái tháo đường
type 2 tại huyện Mộc Hoá tỉnh Long An năm 2012.


3

Chương 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Bệnh Đái tháo đường không những là một gánh nặng ở các nước phát
triển mà còn ở các nước đang phát triển. Tại hội nghị Quốc tế về đái tháo
đường lần thứ 18 được tổ chức tại Paris, đã khẳng định rằng bệnh đái tháo
đường, là một bệnh nguy hiểm, đe dọa tính mạng bệnh nhân và gây nhiều
biến chứng. Cũng như bệnh AIDS, bệnh đái tháo đường là thảm họa trong 20
năm đầu của thế kỷ XXI.
1.1. TÌNH HÌNH BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
1.1.1. Tình hình ĐTĐ trên thế giới
Tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường cũng khác nhau ở các châu lục và các vùng
lãnh thổ. Trong đó tỷ lệ bệnh đái tháo đường cao nhất là Khu vực Bắc Mỹ và khu
vực Địa Trung Hải, Trung Đông với tỷ lệ tương ứng là 7,8% và 7,7%. Khu vực
Đông Nam Á tỷ lệ bệnh cũng chiếm tỷ lệ khá lớn là 5,3%; Châu Âu là 4,9%;
Trung Mỹ là 3,7%. Khu vực Thái Bình Dương là khu vực có số người mắc đái
tháo đường đơng nhất với 44 triệu người chiếm tỷ lệ 3,6% [52]. Tại mỗi nước tỷ
lệ bệnh cũng khác nhau, tại Pháp 1,4% dân số bị đái tháo đường, ở Mỹ tỷ lệ đái
tháo đường 6,6%, Singapor là 8,6%, Thái Lan tỷ lệ đái tháo đường là 3,6%,
Malaixia tỷ lệ đái tháo đường là 3% [61]. Ở các nước công nghiệp phát triển đái
tháo đường type 2 chiếm 70 - 90% tổng số bệnh nhân bị đái tháo đường. Theo
thống kê về tỷ lệ bị đái tháo đường ở Trung Quốc cho thấy tỷ lệ người mắc bệnh
tăng lên rõ rệt: Năm 1980 có khoảng 1% dân số bị đái tháo đường, năm 1986 có
>1%, năm 1994 có 2,5%, như vậy bệnh ở Trung Quốc tính từ năm 1986 đến
1994 đã tăng 3 lần [52].
Theo WHO, đến năm 2025 sẽ có 300 – 330 triệu người mắc bệnh ĐTĐ,
chiếm tỷ lệ 5,4% dân số tồn cầu, cịn theo WDF con số đó sẽ là 300 – 339 triệu.


4

Nhưng điều đáng quan tâm là bệnh sẽ tăng nhanh ở khu vực các quốc gia nghèo,

các nước đang phát triển. Theo dự báo, tỷ lệ bệnh ĐTĐ sẽ tăng 70% ở các nước
đang phát triển, trong khi các quốc gia phát triển bệnh tăng với tỷ lệ 42%.
Bảng 1.1. Mười quốc gia có số người mắc bệnh ĐTĐ cao nhất năm 2000
và ước tính năm 2030 [67]
2000
Số người mắc
STT
Quốc gia
bệnh ĐTD
(Triệu người)
1
Ấn Độ
31,7

2030
Số người mắc
Quốc gia
bệnh ĐTD
(Triệu người)
Ấn Độ
79,4

2

Trung Quốc

20,8

Trung Quốc


42,3

3

Mỹ

17,7

Mỹ

30,3

4

Indonesia

8,4

Indonesia

21,3

5

Nhật Bản

6,8

Pakistan


13,9

6

Pakistan

5,2

Brazil

11,3

7

Nga

4,6

Bangladesh

11,1

8

Brazil

4,6

Nhật Bản


8,9

9

Ý

4,3

Philippines

7,8

10

Bangladesh

3,2

Ai Cập

6,7

Nguồn số liệu: Sarah Wild, Gojka Roglic, Anders Green, Richard Sicree
and Hilary King (2004).
1.1.2. Tình hình bệnh ĐTĐ tại Việt Nam
Theo kết quả điều tra đến năm 2001 tỷ lệ bệnh đái tháo đường là 2,4%
trong đó nội thành là 4,3% và ngoại thành là 0,6% [21]. Tại Thành phố Hồ
Chí Minh năm 1996 tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường lứa tuổi từ 15 trở lên là
2,5% và năm 2001 tỷ lệ bệnh đái tháo đường là 3,2% [28]. Một cuộc điều tra
khác tại thành phố Vinh năm 2004 với kết quả tỷ lệ bệnh đái tháo đường ở

lứa tuổi trên 30 của toàn thành phố là 5,6% [33]. Theo kết quả điều tra dịch tễ


5

học bệnh đái tháo đường và các yếu tố nguy cơ ở Việt Nam năm 2002, cho
thấy tỷ lệ bệnh đái tháo đường tồn quốc là 2,7% trong đó khu vực thành thị
là 4,4%, khu vực đồng bằng 2,7% [55].
Kết quả nghiên cứu tầm soát bệnh đái tháo đường trên các đối tượng có
yếu tố nguy cơ cho thấy: Tỷ lệ mắc bệnh trên đối tượng có yếu tố nguy cơ tại
tỉnh Thái Bình là 17,3%, Nam Định là 12,6%, Phú Thọ là 9,2% [4], [17], [31].
Tại Hà Nội, nghiên cứu của Viện Nội tiết Trung ương năm 2002 trên
1060 người, tuổi 30-64 có kết quả như sau: Tỷ lệ đái tháo đường ở nhóm hoạt
động thể lực < 30 phút/ ngày là 7,7% so với 4,5% của nhóm họat động thể lực
hơn 30 phút/ ngày; nhóm đi bộ thường xun là 1,7% so với nhóm khơng đi
bộ thường xun là 4%; có uống rượu bia là 6,5% so với nhóm khơng uống
rượu bia là 1,7%; hút thuốc lá là 6,8% so với nhóm khơng hút thuốc lá là
1,6%; ăn ngọt là 6,5% so với nhóm ít ăn ngọt là 3,1% [7].
Tình hình quản lý bệnh đái tháo đường ở nước ta còn nhiều hạn chế,
mạng lưới y tế quản lý bệnh đái tháo đường chưa phủ khắp toàn quốc, mà mới
tập trung ở một vài trung tâm y tế lớn của quốc gia; số cán bộ có khả năng
khám và điều trị bệnh đái tháo đường còn thiếu về mặt số lượng và hạn chế về
mặt kiến thức; trang bị để chẩn đốn và theo dõi bệnh nhân cịn lạc hậu; bệnh
nhân thường được chẩn đoán ở giai đoạn muộn và nhiều biến chứng. Một
nghiên cứu ở Yên Bái, thành phố Vinh, tỷ lệ bệnh đái tháo đường lần lượt
69,7%, 80,6%, 64% không được phát hiện và điều trị [33], [38], [55]. Nhận
thức của cộng đồng về bệnh đái tháo đường và phòng bệnh còn nhiều hạn chế.
Người mắc bệnh đái tháo đường còn bi quan trong điều trị do thấy rằng điều
trị ít có hiệu quả. Những người có yếu tố nguy cơ thì khơng biết những nguy
cơ mắc bệnh của mình cũng như kiến thức về phịng bệnh [31].

Chương trình phịng chống một số bệnh khơng lây nhiễm giai đoạn 2002
- 2010, có đề cập đến mục tiêu giảm tỷ lệ mắc, biến chứng và tử vong của


6

bệnh đái tháo đường. Để chống bệnh đái tháo đường có hiệu quả, khơng thể
chỉ trơng chờ vào cơ quan y tế, vào kỹ thuật tiên tiến, mà toàn xã hội phải tự
thấy có trách nhiệm, từ việc tuyên truyền giáo dục, đến việc cải tiến công
nghệ thực phẩm, thay đổi lối sống, thực hiện chế độ ăn uống hợp lý kết hợp
với gia tăng vận động. Điều này không chỉ để phịng bệnh đái tháo đường mà
cịn góp phần vào việc phịng ngừa các bệnh mãn tính khơng lây lan khác
(bệnh cao huyết áp, ung thư, tim mạch,...).
1.1.3. Gánh nặng của bệnh đái tháo đường trên toàn thế giới
Bệnh đái tháo đường góp phần tạo nên gánh nặng bệnh tật của toàn thế giới,
theo con số thống kê của WHO thì năm 2003 tỷ lệ tử vong do đái tháo đường
chiếm 2,5%. Trong tổng số các bệnh tật gánh nặng của toàn thế giới đái tháo
đường đứng thứ 7 trong 10 nguyên nhân hàng đầu về tỷ lệ tử vong [70]. Ngồi ra
đái tháo đường cịn là gánh nặng đối với sự phát triển kinh tế và xã hội vì các hậu
quả nặng nề của bệnh do sự phát hiện trễ và điều trị muộn. Năm 1997 cả thế giới
đã chi ra 1030 tỷ USD cho điều trị bệnh đái tháo đường, trong đó hầu hết là chi
phí cho điều trị biến chứng của bệnh.
Một nghiên cứu tại 8 nước đã cho thấy chi phí trực tiếp cho 10 triệu người
bị đái tháo đường trong năm 1998 đã tiêu tốn 26,97 tỷ USD và chi phí trực tiếp
cho điều trị bệnh đái tháo đường type 2 chiếm 3% đến 6% ngân sách dành cho
ngành y tế [70], [72]. Một nghiên cứu khác cho thấy rằng tổng chi phí liên quan
đến bệnh đái tháo đường trên toàn nước Mỹ năm 2002 là 132 tỷ USD trong đó
chi phí trực tiếp là 92 tỷ USD với tổng số ngưới mắc bệnh đái tháo đường là 18,2
triệu người. Tại các nước phát triển, 5 -10% tổng ngân sách chăm sóc sức khoẻ
có thể dùng cho việc chăm sóc đái tháo đường và các biến chứng, Newzeland 5%

ngân sách y tế chi cho trực tiếp chăm sóc đái tháo đường và 5% chi cho khoảng
trợ cấp mất sức và đái tháo đường. Năm 1998, Nhật Bản chi phí trực tiếp về đái
tháo đường là 16,94 tỉ USD [61]. Cũng theo các Hiệp hội bệnh đái tháo đường


7

quốc tế và WHO, bệnh đái tháo đường type 2 ngày càng có xu hướng xuất hiện ở
những người trong độ tuổi lao động, ở lứa tuổi trẻ em và tuổi dậy thì, đặc biệt là ở
các nước đang phát triển như khu vực Tây Thái Bình Dương. Chính vì vậy chi phí
khổng lồ cho chăm sóc đái tháo đường và mất khả năng lao động do bệnh tật hiện
và sẽ là gánh nặng đặt lên nhiều nước đang phát triển trong tương lai tới [70].
1.2. SƠ LƯỢC VỀ BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
1.2.1. Định nghĩa bệnh đái tháo đường
- Ðái tháo đường là một bệnh rối loạn chuyển hoá, gây tăng đường huyết
mãn tính do thiếu Insulin tương đối hoặc tuyệt đối của tụy. Hậu quả muộn của các
rối loạn chuyển hoá này là gây tổn thương các vi mạch, các mạch máu nhỏ và
mạch máu lớn ở bệnh nhân đái tháo đường. Ðường huyết tăng cao kéo dài sẽ gây
ra rất nhiều các biến chứng nguy hiểm ở nhiều phủ tạng đặc biệt là mắt, thần kinh,
thận, tim và mạch máu, thậm chí tử vong nếu khơng được chẩn đoán và điều trị
kịp thời. Ở bệnh nhân đái tháo đường thường tăng tỷ lệ mới mắc hàng năm về các
bệnh tim mạch do hiện tuợng xơ vữa mạch. Cho tới nay chưa có phương pháp nào
có thể điều trị khỏi hẳn được bệnh đái tháo đường [25], [58] .
Khi bị đái tháo đường, nồng độ đường trong máu tăng cao, sẽ dẫn đến
những vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe. Giữ lượng đường trong máu ổn định
sẽ giúp giảm nguy cơ các biến chứng.
1.2.2. Lịch sử chẩn đoán và phân loại ĐTĐ
Trải qua quãng thời gian dài tuỳ theo hoàn cảnh thực tiển ở từng nơi và tuỳ
quan điểm, đồng thời cũng do hiểu biết ngày càng rõ hơn về cơ chế bệnh sinh của
đái tháo đường mà có các phân loại khác nhau. Mặc dù vậy đa số các phân loại

đái tháo đường trong y văn cổ được các chuyên gia về đái tháo đường ngày nay
gọi là đái tháo đường thể phụ thuộc Insulin. Khoảng thế kỷ 18-19, các triệu
chứng lâm sàng của bệnh đái tháo đường cũng khơng có thay đổi gì nhiều so với
y văn cổ. Chẩn đoán vẫn chủ yếu là dựa vào sự xuất hiện của đường niệu nhiều


8

hay ít. Vì vậy bệnh thường được phát hiện muộn.
Năm 1875 Botlchrdat lần đầu tiên chia đái tháo đường thành hai thể:
- Ðái tháo đường thể béo (Diabetes Gras).
- Ðái tháo đường thể gầy (Diabetes Maigre)
Một nghiên cứu nổi tiếng ở thế kỷ 19 của hai tác giả Von Mering và
Minkowski đã chứng minh tiểu đảo Langerhans của tuỵ có chức năng bài tiết
Insulin, là hóc mơn chủ yếu chuyển hố Glucose trong cơ thể.
Có nhiều cách phân loại ĐTĐ được đưa ra :
Năm 1936 Himsworth đề nghị phân loại đái tháo đường thành 2 thể:
- Ðái tháo đường nhạy cảm với Insulin.
- Ðái tháo đường không nhạy cảm với Insulin.
Năm 1951 Bomstein và Lawrence đã chia đái tháo đường thành hai thể:
- Ðái tháo đường type 1 (Giảm Insulin huyết)
- Ðái tháo đường type 2 (Insulin bình thường hoặc cao)
Năm 1976, Gudworth phân chia đái tháo đường thành hai thể đái tháo
đường type 1 và đái tháo đường type 2 dựa trên thời điểm khởi phát bệnh,
nồng độ Insulin huyết và phương pháp điều trị.
Ðể giúp cho chẩn đoán và điều trị có kết quả tốt, WHO phân loại đái
tháo đường thành các thể:
+ Đái tháo đường type 1
Đặc trưng bởi sự phá hoại tế bào beta của đảo Langherhans và thiếu hụt
gần tuyệt đối Insulin, cơ thể không thể sản xuất Insulin, do hệ thống miễn

dịch của cơ thể nhầm lẫn đã tấn công các tế bào trong tuyến tụy làm cho tế
bào tuyến tụy khơng cịn sản xuất được Insulin. Khi khơng có Insulin, tế bào
sẽ khơng sử dụng được glucose, do đó glucose trong máu sẽ tăng rất cao. Vì
thế dễ bị nhiễm ceton nếu khơng được điều trị.


9

Thường phối hợp một số bệnh tự miễn khác như Basedow, viêm tuyến
giáp, bệnh Addison.
Có 2 loai:
- Đái tháo đường type 1 tự miễn dịch và vô căn: gặp ở nhi đồng và thiếu niên.
- Đái tháo đường type 1 thể LADA (đái tháo đường phụ thuộc Insulin tiến
triển chậm): gặp ở người >35 tuổi (>10%) và người < 35 tuổi (25%).
+ Đái tháo đường type 2
Thường gặp nhất, đặc trưng bởi sự rối loạn hoạt động hay tiết Insulin.
Thông thường, với bệnh đái tháo đường type 2, trong cơ thể vẫn cịn sản xuất
Insulin, nhưng các tế bào khơng thể sử dụng nó. Điều này được gọi là đề
kháng Insulin. Theo thời gian, đường huyết sẽ tăng cao trong máu, do mức độ
tăng glucose máu không trầm trọng nên thường được chẩn đốn muộn hay
tình cờ. Thường xảy ra ở người >40 tuổi, đa số trường hợp kèm theo béo phì.
+ Các thể đái tháo đường đặc biệt khác
- Giảm chức năng tế bào beta do khiếm khuyết gen
- Giảm hoạt tính Insulin do khiếm khuyết gen
- Bệnh lý tụy ngoại tiết
- Đái tháo đường do thuốc, hóa chất
- Đái tháo đường do các bệnh nhiễm trùng
- Một số hội chứng di truyền kết hợp đái tháo đường
+ Đái tháo đường thai nghén
Là tình trạng rối loạn dung nạp glucose máu, bệnh khởi phát hoặc được

phát hiện đầu tiên khi có thai. Xảy ra ở một số phụ nữ mang thai và chấm dứt
sau khi sanh, có thể gây ra các vấn đề trong quá trình mang thai. Phụ nữ bị đái
tháo đường thai kỳ có nhiều khả năng phát triển thành bệnh đái tháo đường
type 2 sau này.
+ Rối loạn dung nạp glucose: (IGT: impaired glucose tolerance) đó là


10

những người chưa mắc bệnh đái tháo đường, tuy nhiên dễ dẫn đến bệnh đái
tháo đường và các biến chứng thối hố mạch máu hơn người bình thường
sau nhiều năm.
1.2.3. Triệu chứng lâm sàng của bệnh ĐTĐ [44], [58], [63]
1.2.3.1. Triệu chứng lâm sàng
Bệnh đái tháo đường thường có triệu chứng:
- Khát nước: uống rất nhiều nước và lúc nào cũng khát.
- Đi tiểu nhiều lần trong ngày, kể cả đêm.
- Thường xuyên cảm thấy đói và ăn nhiều.
- Giảm cân nhiều trong một thời gian ngắn (gầy sút nhanh).
- Cơ thể mệt mỏi, khó tập trung vào học hành hoặc cơng việc.
- Nhìn sự vật mờ đi.
- Khát nước nhiều: Bệnh nhân bị đái tháo đường có mức đường huyết
cao vượt ngưỡng của thận gây lợi tiểu thẩm thấu. Não bộ tạo cảm giác khát,
đòi hỏi phải đưa vào cơ thể thêm nhiều nước để làm loãng nồng độ đường
trong máu đang cao trở về mức bình thường và để bù vào lượng nước bị mất
do tiểu nhiều.
- Tiểu nhiều: tình trạng thừa đường trong máu vượt ngưỡng thận,
đường sẽ thải ra ngoài qua nước tiểu. Hiện tượng này sẽ làm cơ thể bị thiếu
nước do khi thải đường ra ngoài cơ thể sẽ mang theo một lượng lớn nước
cũng đi ra theo chung với nó.

- Ăn nhiều: Trong đái tháo đường type 2, nồng độ insulin cao trong cơ
thể sẽ dẫn đến tăng cảm giác đói và muốn ăn. Có sự gia tăng lượng calori ăn vào
cơ thể, nhưng người bệnh có thể chỉ tăng cân rất ít hay thậm chí là giảm cân.
- Giảm cân khơng rõ nguyên nhân: bệnh nhân bị đái tháo đường không
thể sử dụng được năng lượng từ glucose trong thức ăn dẫn đến giảm cân ngay
cả khi ăn đủ hay thậm chí là ăn nhiều. Mất đường và nước qua nước tiểu cũng


11

là một tác nhân góp phần vào triệu chứng giảm cân này. Trong trường hợp
chẩn đốn muộn bệnh nhân có thể bị hôn mê nhiễm toan vào viện cấp cứu
mới phát hiện bị bệnh đái tháo đường.
Ngồi ra cịn có các triệu chứng khác như:
- Mệt mỏi: khi bị đái tháo đường, cơ thể giảm hay đơi khi khơng cịn
khả năng sử dụng glucose để tạo năng lượng nữa. Do đó, cơ thể phải chuyển
sang dùng mỡ, một phần hay hồn tồn, để tạo ra năng lượng. Q trình này
địi hỏi cơ thể phải sử dụng năng lượng nhiều hơn và kết quả cuối cùng là
người bệnh sẽ cảm thấy mệt mỏi thường xuyên.
- Chậm lành vết thương: nồng độ đường cao trong máu ngăn chặn bạch
cầu hoạt động bình thường, bạch cầu là những tế bào đóng vai trị quan trọng
trong chức năng tự bảo vệ của cơ thể chống lại vi trùng và nó cũng dọn dẹp
những mơ và tế bào chết. Khi bạch cầu hoạt động không bình thường, các vết
thương trở nên lâu lành hơn và bị nhiễm trùng thường xuyên hơn. Ngoài ra,
đái tháo đường kéo dài còn dẫn đến dày thành của các mạch máu gây cản trở
các tế bào máu có chứa oxy và chất dinh dưỡng đến nuôi các mô của cơ thể.
- Nhiễm trùng: một số hội chứng nhiễm trùng, như nhiễm nấm sinh
dục, nhiễm trùng da, nhiễm trùng đường niệu do hệ thống miễn dịch đã bị ức
chế bởi bệnh đái tháo đường và bởi sự hiện diện của glucose trong mơ giúp vi
khuẩn phát triển tốt. Nó cũng là dấu hiệu chỉ điểm cho biết có sự kiểm sốt

đường huyết kém ở những bệnh nhân đái tháo đường.
- Thay đổi về trạng thái tâm thần: những biểu hiện như lo âu, cáu gắt vô
cớ, mất tập trung, ngủ mê, hoặc lẫn lộn cũng đều có thể là dấu hiệu của tình
trạng đường huyết rất cao, nhiễm ceton acid, hội chứng tăng áp lực thẩm thấu,
hoặc hạ đường huyết. Do đó, khi thấy bất kỳ một biểu hiện nào kể trên ở
những bệnh nhân đái tháo đường, cần phải gọi điện thoại cấp cứu để có được
sự can thiệp của bác sĩ.


12

- Nhìn mờ: triệu chứng này khơng đặc hiệu cho đái tháo đường nhưng
cũng thường hay xuất hiện khi mức đường huyết lên cao.
1.2.3.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh ĐTĐ [13].
- Chẩn đoán dựa vào các triệu chứng kinh điển
- Các biến chứng thường gặp của bệnh
- Một số yếu tố nguy cơ gợi ý
- Dựa vào các xét nghiệm: Đường huyết lúc đói, đường niệu.
Trong đó tiêu chuẩn được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường được
WHO đưa ra dựa vào xét nghiệm đường huyết là:
Chẩn đoán xác định ĐTĐ nếu có một trong ba tiêu chuẩn dưới đây và phải
có ít nhất hai lần xét nghiệm ở hai thời điểm khác nhau:
1. Glucose huyết tương bất kỳ trong ngày ≥ 200 mg/dl (≥ 11,1 mmol/l), kèm
ba triệu chứng lâm sàng gồm tiểu nhiều, uống nhiều, sụt cân khơng giải thích được.
2. Glucose huyết tương lúc đói ≥ 126 mg/dL (≥ 7 mmol/l) (đói có nghĩa là
trong vịng 8 giờ khơng được cung cấp đường).
3. Glucose huyết tương hai giờ sau uống 75g glucose ≥ 200 mg/dl (11,1
mmol/l) khi làm nghiệm pháp dung nạp glucose bằng đường uống (OGTT). Giai
đoạn trung gian:
+ Rối loạn glucose máu đói (IFG: Impaired Fasitng Glucose): khi glucose máu

đói Go (FPG) ≥ 110 mg/dl (6,1 mmol/l) nhưng < 126 mg/dl (7,0 mmol/l).
+ Rối loạn dung nạp glucose (IGT: Impaired Glucose Tolerance): khi glucose máu
2 giờ sau OGTT (G2) ≥ 140 mg/dl (7,8 mmol/l), nhưng < 200 mg/dl (11,1 mmol/l).
- Go < 110 mg/dl (6,1 mmol/l): glucose đói bình thường.
- Go ≥ 126 mg/dl (7,0 mmol/l): chẩn đoán tạm thời là theo dõi ĐTĐ (chẩn đoán
chắc chắn là phải đủ điều kiện nêu trên).
Đánh giá kết quả khi làm nghiệm pháp dung nạp glucose bằng đường uống:
- G2 ≥ 200 mg/dl (11,1 mmol/l): chẩn đoán tạm thời là ĐTĐ.


13

Bảng 1.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường theo WHO
Nồng độ Glucose máu mmol/l (mg/dl)
Chẩn đốn

Tĩnh mạch

Mao mạch

Huyết tương

tồn phần

toàn phần

tĩnh mạch

 6,1 ( 110)


 6,1 ( 110)

 7 ( 126)

 10,0 ( 180)

 11,1 ( 200)

 11,1 ( 200)

< 6,1 (< 110)

< 6,1 (<110)

< 7,0 (< 126)

 6,7 ( 120)

 7,8 ( 140)

 7,8 ( 140)

Đái tháo đường
Đường huyết lúc đói
Hoặc 2 giờ sau test
dung nạp Glucose
RLDNG (IGT)
Đường huyết lúc đói
Và 2 giờ sau test dung
nạp Glucose

RLĐHLĐ (IFG)
Đường huyết lúc đói
Và (nếu đo) 2 giờ sau
test dung nạp Glucose

 5,6 ( 100) và  5,6 ( 100) và  6,1 ( 110) và
< 6,1 (< 110)

< 6,1 (< 110)

< 7,0 (< 126)

< 6,7 (< 120)

< 7,8 (< 140)

< 7,8 (< 140)

Nguồn số liệu: WHO (1999), Defination, Diagnosis and Classification of
Diabetes Mellitus and its Complications.


14

1.3. CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
Trong những năm gần đây, người ta đã chứng minh rằng có nhiều yếu tố
nguy cơ gây bệnh đái tháo đường. Theo Amy Adams, Pat Pierson và Hiệp hội
bệnh đái tháo đường thế giới đã đưa ra các yếu tố nguy cơ sau: [68].
- Thừa cân (BMI 25 với người châu Âu, BMI  23 đối với người châu
Á), béo dạng nam (vòng eo  90 cm đối với nam; hoặc vòng eo  80 cm đối

với nữ, WHR cao). Hơn 80% người bị mắc bệnh đái tháo đường type 2 có
thừa cân.
- Huyết áp 140/90 mmHg hoặc cao hơn.
- Tiền sử gia đình có cha, mẹ, anh, chị bị đái tháo đường. Nghiên cứu
chứng minh rằng người có các thành viên trong gia đình mắc bệnh đái tháo
đường thì càng có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường, tỷ lệ anh em sinh đôi
cùng trứng bị ĐTĐ typ 2 là 90 – 100% [54].
- Người có rối loạn đường huyết lúc đói, hoặc rối loạn dung nạp glucose.
Đây là nhóm người có glucose trong máu cao hơn trong giới hạn bình thường
nhưng chưa đủ tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh đái tháo đường.
- Một vài nghiên cứu tại Mỹ chứng minh rằng: Nhóm dân tộc thuộc
Châu Phi, Châu Á, Châu Mỹ Latinh, người Mỹ gốc địa phương, nhóm dân nói
tiếng Tây Ban Nha rất dễ mắc bệnh đái tháo đường.
- Có LDL cholesterol hoặc triglycerides cao.
- Ít vận động thể lực
- Ngồi ra người ta cũng ghi nhận một số các yếu tố khác như: Tiêu thụ
nhiều rượu bia, hút thuốc lá cũng được xem là yếu tố nguy cơ gây bệnh đái
tháo đường.
- Phụ nữ có tiền sử ĐTĐ thai kỳ, sinh con trên 4000g cũng là yếu tố
nguy mắc bệnh ĐTĐ.


15

Theo nghiên cứu của CDC, các yếu tố nguy cơ trên bệnh nhân bị bệnh
đái tháo đường tại Mỹ năm 2003 là:[68]
Bảng 1.3. Tỷ lệ các yếu tố nguy cơ trên bệnh nhân ĐTĐ tại Mỹ
năm 2003
Yếu tố nguy cơ


Tỷ lệ (%)

1

Hiện tại đang hút thuốc lá

17,7

2

Ít, hoặc khơng vân động thể lực

37,7

3

Thừa cân

82,1

4

Béo phì

48,1

5

Tăng huyết áp


62,5

6

Cholesterol máu cao

55,9

Nguồn số liệu: National Diabetes Surveillance System, Rates of Risk
Factors for Complications per 100 Adults with Diabetes, United States, 2003
Có đến 82,1% các bệnh nhân đái tháo đường có thừa cân, tỷ lệ tăng
huyết áp trên bệnh nhân đái tháo đường là 62,5% và 55,9% bệnh nhân đái
tháo đường có cholesterol tồn phần trong máu cao.
Nghiên cứu thuần tập tiến hành trên 12913 nam và 15980 nữ tuổi 40 –
59 kéo dài 10 năm, tại Nhật Bản, kết quả là: Tuổi, tiền sử gia đình, béo phì và
tình trạng hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ gây bệnh đái tháo đường. Đặc biệt
người ta cũng ghi nhận rằng những người tiêu thụ rượu với lượng trung bình
(23.0 < 46.0 g/ngày) và cao (> 46.0 g/ngày) có liên quan đến tỷ lệ mới mắc
bệnh ĐTĐ (OR= 1.91, OR = 2.89) .


×