Tải bản đầy đủ (.docx) (54 trang)

Đánh giá sự hài lòng của bệnh nhân nội trú và một số yếu tố liên quan tại trung tâm y tế huyện nghĩa đàn, tỉnh nghệ an năm 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (371.49 KB, 54 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y - DƯỢC

NGUYỄN VĂN HÒA

ĐÁNH GIÁ SỰ HÀI LÒNG CỦA BỆNH NHÂN
NỘI TRÚ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN
TẠI TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN NGHĨA ĐÀN,
TỈNH NGHỆ AN NĂM 2018

LUẬN ÁN CHUYÊN KHOA CẤP I

HUẾ - 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y - DƯỢC

NGUYỄN VĂN HÒA

ĐÁNH GIÁ SỰ HÀI LÒNG CỦA BỆNH NHÂN
NỘI TRÚ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN
TẠI TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN NGHĨA ĐÀN,


TỈNH NGHỆ AN NĂM 2018

LUẬN ÁN CHUYÊN KHOA CẤP I
Chuyên ngành: Y TẾ CÔNG CỘNG
Mã số:

Người hướng dẫn khoa học:
ThS.GVC. Nguyễn Văn Hòa

HUẾ - 2019


MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU........................................................3
1.1.Một số khái niệm về sự hài lòng.................................................................3
1.2.Định nghĩa dịch vụ......................................................................................4
1.3.Khái niệm về chất lượng và chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh.............5
1.4.Đánh giá chất lượng chăm sóc sức khỏe.....................................................5
1.5.Tổng quan về Quyết định số 6859/QĐ-BYT ngày 18/11/2016 của Bộ Y tế về
việc ban hành nội dung kiểm tra, đánh giá chất lượng bệnh viện năm 2016..........6
1.6.Một số yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người bệnh.........................8
1.7.Tình hình nghiên cứu trên Thế giới và Việt nam về sự hài lòng của người
bệnh nội trú......................................................................................................13
1.8.Khung lý thuyết trong nghiên cứu.............................................................17
1.9.Đặc điểm Trung tâm Y tế huyện Nghĩa Đàn.............................................18
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..........21
2.1.Đối tượng nghiên cứu................................................................................21
2.2.Địa điểm và thời gian nghiên cứu.............................................................21

2.3.Phương pháp nghiên cứu...........................................................................21
2.4.Nội dung nghiên cứu.................................................................................23
2.5.Thu thập số liệu.........................................................................................29
2.6.Phương pháp phân tích số liệu..................................................................30
2.7.Đạo đức trong nghiên cứu.........................................................................31
2.8.Hạn chế của nghiên cứu và biện pháp khắc phục.....................................31
CHƯƠNG 3. DỰ KIẾN KẾT QUẢ.............................................................32
3.1.Đặc điểm đối tượng nghiên cứu:...............................................................32
3.2.Sự hài lòng của người bệnh nội trú tại TTYT huyện Nghĩa Đàn..............34
3.3.Một số yếu tố liên quan đến sự hài lòng của người bệnh điều trị nội trú......38
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ, KÝ HIỆU VIẾT TẮT
BHYT

Bảo hiểm y tế

BV

Bệnh viện

BYT

Bộ Y tế

CSHT

Cơ sở hạ tầng


CSSK

Chăm sóc sức khỏe

CSVC

Cơ sở vật chất

CSYT

Cơ sở y tế

DV

Dịch vụ

DVYT

Dịch vụ y tế

KCB

Khám chữa bệnh

KH

Khách hàng

NB


Người bệnh

NBNT

Người bệnh nội trú

NVYT

Nhân viên y tế

SHL

Sự hài lòng

STT

Số thứ tự

TTB

Trang thiết bị

TTYT

Trung tâm Y tế


DANH MỤC CÁC BẢNG


Bảng 1.1. Các yếu tố chính ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng______9
Bảng 1.2. Bảng thang điểm Likert đánh giá độ hài lòng của khách hàng____13
Bảng 3.1. Tỷ lệ NBNT khảo sát theo khoa và số lần nhập viện____________32
Bảng 3.2. Tỷ lệ NBNT khảo sát theo nhóm tuổi và giới tính______________32
Bảng 3.3. Tỷ lệ NBNT khảo sát theo trình độ học vấn và dân tộc__________33
Bảng 3.4. Tỷ lệ NBNT khảo sát theo thẻ bảo hiểm Y tế và nghề nghiệp_____33
Bảng 3.5. Sự hài lòng người bệnh về Khả năng tiếp cận_________________34
Bảng 3.6. SHL NB về sự minh bạch thông tin và thủ tục KB, điều trị______34
Bảng 3.7. Sự hài lòng người bệnh về cơ sở vật chất và phương tiện phục vụ_35
Bảng 3.8. Sự hài lòng người bệnh về thái độ ứng xử, năng lực chuyên môn của nhân
viên Y tế ._____________________________________________________36
Bảng 3.9. Sự hài lòng người bệnh về kết quả cung cấp dịch vụ___________36
Bảng 3.10. Sự hài lòng theo các phần từ A – E theo các Khoa và toàn đơn vị_____37
Bảng 3.11. Nếu có nhu cầu khám, chữa bệnh tương tự thì ông/ bà có quay trở lại hoặc
giới thiệu cho người khác đến không?_______________________________37
Bảng 3.12. Mối liên quan giữa sự hài lòng của người bệnh nội trú và giới tính__38
Bảng 3.13. Mối liên quan giữa sự hài lòng của người bệnh nội trú và dân tộc___38
Bảng 3.14. Mối liên quan giữa sự hài lòng của người bệnh nội trú_________38
Bảng 3.15. Mối liên quan giữa sự hài lòng của người bệnh nội trú_________39
Bảng 3.16. Mối liên quan giữa sự hài lòng của người bệnh nội trú_________39
Bảng 3.17. Mối liên quan giữa sự hài lòng của người bệnh nội trú_________40


ĐẶT VẤN ĐỀ
Dịch vụ y tế là một dịch vụ mà mọi người đều cần ở mọi lúc, mọi nơi trong suốt cả cuộc
đời. Đó không chỉ là sự đòi hỏi của người dân mà còn là một yêu cầu sống còn và phát triển
của mỗi cơ sở khám, chữa bệnh trong tiến trình phát triển với chủ trương hướng tới tự chủ tài
chính của các cơ sở khám, chữa bệnh mà Chính phủ đã đề ra, là mục tiêu và là động lực cho
sự phát triển đi lên của mỗi đơn vị. Đối với lĩnh vực chăm sóc Y tế, có thể nói chất lượng
dịch vụ chăm sóc y tế của một cơ sở khám, chữa bệnh phụ thuộc vào các yếu tố, đó là: đội

ngũ thầy thuốc, nhân viên Y tế; cơ sở vật chất, trang thiết bị và thái độ phục vụ.
Hiện nay, mặc dù chất lượng chăm sóc sức khỏe người bệnh tại các Bệnh viện đã được
nâng lên so với những năm trước đây, nhưng vẫn còn đó những tồn tại làm ảnh hưởng đến
chất lượng phục vụ người bệnh. Vì vậy, không ngừng cải thiện chất lượng dịch vụ Y tế để thu
hút người bệnh là việc làm thường xuyên của mọi bệnh viện. Kết quả của sự cải thiện này
được đánh giá bằng một số tiêu chí, trong đó có tiêu chí về mức độ hài lòng của người bệnh.
Do đó việc khảo sát định kỳ sự hài lòng của người bệnh là một trong những biện pháp
đánh giá chính xác mức độ cải thiện dịch vụ Y tế ở các Bệnh viện. Bộ Y tế đ ã triển khai xác
định và công bố chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính; chỉ số hài lòng về chất lượng Y tế
công. Nhằm hạn chế những tồn tại, bất cập, một số vi phạm đạo đức ngành Y đã gây bức xúc
trong xã hội, làm ảnh hưởng đến danh dự, uy tín và giảm niềm tin của người bệnh đối với
thầy thuốc…với bệnh viện. Bộ Y tế quy định Bệnh viện thực hiện lấy ý kiến thăm dò và đánh
giá sự hài lòng của người bệnh, người nhà người bệnh, nhân viên Y tế một cách thường
xuyên, ít nhất là 03 tháng một lần, làm cơ sở cho việc cải tiến nâng cao chất lượng phục vụ
người bệnh và sự hài lòng của nhân viên Y tế, bên cạnh đó bộ công cụ đo lường sự hài lòng
được xây dựng với số lượng các chỉ số tương thích với từng nội dung và phù hợp với từng
lĩnh vực dịch vụ Y tế công lập mà các đơn vị trong ngành Y tế hiện đang thực hiện [3], [4].
Tại Việt Nam cũng đã có rất nhiều nghiên cứu về sự hài lòng của người bệnh được tiến
hành theo tiêu chí của từng Bệnh viện và kết quả cũng đa dạng, phụ thuộc vào các yếu tố
đánh giá của từng nghiên cứu.
Trung tâm Y tế Nghĩa Đàn là đơn vị thực hiện đồng thời hai chức năng là Khám chữa
bệnh và Y học dự phòng. Hàng năm đơn vị tiếp nhận hơn 40.000 lượt khám bệnh và 6.000
bệnh nhân điều trị nội trú. Trung tâm đã triển khai nhiều hoạt động nhằm nâng cao chất lượng
cung cấp dịch vụ nhằm đáp ứng tốt nhất sự hài lòng của người bệnh. Tuy nhiên đến thời điểm
hiện tại vẫn chưa có nghiên cứu nào đánh giá về sự hài lòng của người bệnh tới khám bệnh


cũng như điều trị nội trú. Được sự đồng ý của Ban Giám đốc Trung tâm, nhằm đưa ra những
căn cứ để tham mưu Ban Giám đốc Trung tâm Y tế Nghĩa Đàn về công tác đảm bảo chất
lượng, tiến độ đồng thời có kế hoạch cải tiến và nâng cao chất lượng nhằm cung ứng dịch vụ

Y tế an toàn, chất lượng, hiệu quả và mang lại sự hài lòng cao nhất có thể cho NB phù hợp
với tình hình Kinh Tế - Xã Hội trên địa bàn. Tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá sự
hài lòng của bệnh nhân nội trú và một số yếu tố liên quan tại Trung tâm Y tế huyện Nghĩa
Đàn, tỉnh Nghệ An năm 2018” với mục tiêu như sau:
1. Đánh giá sự hài lòng của bệnh nhân nội trú tại Trung tâm Y tế huyện Nghĩa Đàn,
tỉnh Nghệ An năm 2018.
2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến sự hài lòng của đối tượng nghiên cứu.


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Một số khái niệm về sự hài lòng
Có nhiều quan điểm khác nhau về sự hài lòng của khách hàng, trong đó: Nhiều nhà
nghiên cứu cho rằng SHL là sự khác biệt giữa kì vọng của khách hàng và cảm nhận thực tế
nhận được: Theo Fornell (1995) SHL hoặc sự thất vọng sau khi tiêu dùng, được định nghĩa
như là phản ứng của khách hàng về việc đánh giá bằng cảm nhận sự khác nhau giữa kỳ vọng
trước khi tiêu dùng với cảm nhận thực tế về sản phẩm sau khi tiêu dùng nó. Hoyer và
MacInnis (2001) cho rằng SHL có thể gắn liền với cảm giác chấp nhận, hạnh phúc, giúp đỡ,
phấn khích, vui sướng. Theo Hansemark và Albinsson (2004), “SHL của khách hàng là một
thái độ tổng thể của khách hàng đối với một nhà cung cấp DV, hoặc một cảm xúc phản ứng
với sự khác biệt giữa những gì khách hàng dự đoán trước và những gì họ tiếp nhận, đối với
sự đáp ứng một số nhu cầu, mục tiêu hay mong muốn” [17]. Theo Zeithaml & Bitner
(2000), SHL của khách hàng là sự đánh giá của khách hàng về một sản phẩm hay một DV đã
đáp ứng được nhu cầu và mong đợi của họ. Kotler (2000), định nghĩa: “SHL như là một cảm
giác hài lòng hoặc thất vọng của một người bằng kết quả của việc so sánh thực tế nhận được
của sản phẩm (hay kết quả) trong mối liên hệ với những mong đợi của họ” [22].
Theo từ điển Việt Nam, hài lòng là sự vừa ý vì những yêu cầu đòi hỏi đã được đáp ứng
đầy đủ. Từ khái niệm trên, để đáp ứng những yêu cầu của khách hàng một cách đầy đủ, thỏa
mãn những nhu cầu của họ là việc làm không đơn giản. Người cung cấp dịch vụ phải không
ngừng cải tiến, nâng cao chất lượng dịch vụ cũng như chất lượng hàng hóa để đáp ứng nhu

cầu của người sử dụng. Hài lòng khách hàng là đánh giá của khách hàng về một sản phẩm
hay dịch vụ đã đáp ứng được những nhu cầu và mong đợi của họ.
Sự hài lòng của người bệnh là: “Đánh giá dựa trên sự cảm nhận của người bệnh đối
với việc chăm sóc y tế” Fitzpatrick cho rằng sự hài lòng của người bệnh xuất phát từ quan
điểm tự nhiên trong đó nhấn mạnh nhiều đến cảm xúc hơn là khía cạnh hữu hình. Cảm xúc
của người bệnh được đánh giá là phương pháp nhận biết sự hài lòng của họ đối với dịch vụ y
tế. Sự hài lòng của người bệnh là sự tích hợp giữa việc cảm nhận về chất lượng dịch vụ mà
họ thực sự được nhận bởi kinh nghiệm sẵn có hay kỳ vọng của họ. Khi nhận được chất lượng
dịch vụ cao hơn kỳ vọng họ sẽ hài lòng.

1.2. Định nghĩa dịch vụ
Dịch vụ trong kinh tế học, được hiểu là những thứ tương tự như hàng hóa nhưng là phi
vật chất. Có những sản phẩm thiên về sản phẩm hữu hình và những sản phẩm thiên hẳn về


sản phẩm dịch vụ. Tuy nhiên, đa số là những sản phẩm nằm trong khoảng giữa sản phẩm
hàng hóa-dịch vu.
Các ngành dịch vụ có thể kể đến là:
- Cung cấp điện, nước
- Xây dựng (không kể sản xuất vật liệu xây dựng)
- Thương mại
- Tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, môi giới chứng khoán,...
- Y tế, chăm sóc sức khỏe, chăm sóc trẻ em
- Giáo dục, thư viện, bảo tàng
- Du lịch, khách sạn, cho thuê nhà
- Thông tin, bưu chính, internet
- Giao thông, vận tải
- Cung cấp năng lượng (không kể khai thác và sản xuất)
- Giải trí, thể thao, đánh bạc, dịch vụ tình dục
- Ăn uống

- Các dịch vụ chuyên môn (tư vấn, pháp lý, thẩm mỹ, v.v...)
- Quân sự
- Cảnh sát
- Các công việc quản lý nhà nước
Trong đó rõ ràng có ngành Y tế, chăm sóc sức khoẻ

1.3. Khái niệm về chất lượng và chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh
1.3.1.1. Chất lượng
Có nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm chất lượng, nó tùy thuộc vào việc họ đại diện
cho ai trong hệ thống Y tế: từ góc độ NB hay từ góc độ NVYT hoặc góc độ Nhà quản lý, Theo
đó:
Chất lượng - từ góc độ của NB hay KH - liên quan đến loại hình chăm sóc và tính hiệu
quả của nó, có thể chú trọng hơn vào tính tiện ích như: thái độ thân thiện, được đối xử tôn
trọng, sự thoải mái, sự sạch sẽ và sự sẵn có của nhiều dịch vụ phù hợp với túi tiền. Nếu nhìn từ
góc độ NVYT hoặc cơ sở y tế (CSYT) lại sẽ quan tâm nhiều hơn đến quy trình khoa học của
chăm sóc y tế, khả năng chẩn đoán và điều trị một ca bệnh mà ít để ý đến tính tiện lợi và càng
ít tập trung vào khía cạnh “chăm sóc” [3].


Từ góc độ Nhà quản lý: họ cho rằng chất lượng là sự tiếp cận, hiệu lực, tính phù hợp,
khả năng có thể chấp nhận được và hiệu quả trong cung ứng DV CSSK. Chi phí là yếu tố
quan trọng đối với nhà quản lý. Vì vậy, khi phải định nghĩa chất lượng là gì, cần phải tính
đến quan điểm khác nhau của từng đối tượng. Nếu dựa trên các quy trình, nhiệm vụ và kỳ
vọng về kết quả thực hiện thì: “Chất lượng không có một cách ngẫu nhiên mà là kết quả của
ý định quyết đoán, nỗ lực nghiêm túc, hướng đi thông minh và sự thực thi khéo léo” [3].
1.3.1.2. Khái niệm chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh
Chất lượng là mức độ mà DVYT cung cấp cho cá nhân hoặc cộng đồng có thể làm tăng
khả năng đạt được kết quả về sức khoẻ mong đợi và phù hợp với kiến thức về chuyên môn
hiện hành.
Hiện nay, Quản lý chất lượng BV là xu hướng chung của các nước trên thế giới. Tại

Việt Nam, BYT đang triển khai thực hiện bộ tiêu chí đánh giá chất lượng BV nhằm cải thiện
chất lượng, cũng như hạn chế những rủi ro trong điều trị tại các cơ sở KCB [8].

1.4. Đánh giá chất lượng chăm sóc sức khỏe
Người bệnh hay “khách hàng” theo thuật ngữ của chiến lược tiếp thị hiện đại ngày càng
quan tâm đến chất lượng dịch vụ CSSK, với 3 lý do là: ngày càng có nhiều phương pháp điều
trị bệnh khác nhau; số lượng người bệnh mắc các bệnh mãn tính ngày càng nhiều và tổng
chi phí cho CSSK ngày càng tăng. Mặc dù vậy, hệ thống y tế ở các quốc gia trên thế giới lại
ít thay đổi để đáp ứng với những nhu cầu về chất lượng CSSK ngày càng gia tăng của người
bệnh.
Nhiều nghiên cứu về quản lý chất lượng thông qua sự hài lòng của khách hàng là đối
tượng chính để đánh giá chất lượng các dịch vụ CSSK được cung cấp. Vì bệnh nhân không
thể đánh giá được chất lượng chuyên môn do ở vị trí người nhận dịch vụ, người bệnh cho
rằng đa số nhân viên y tế có trình độ chuyên môn như nhau. Như vậy, có nhiều phương thức
để đánh giá chất lượng dịch vụ y tế, nhưng ngày nay, sự hài lòng của người bệnh là một nội
dung quan trọng của chất lượng bệnh viện [7].
Theo Donabedian có 3 nhóm tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng:
 Nhóm tiêu chuẩn cấu trúc: các tiêu chuẩn tổ chức, mô hình quản lý, trang thiết bị, cơ
sở vật chất cho chăm sóc.
 Nhóm tiêu chuẩn quy trình: các tiêu chuẩn thực hành nghề nghiệp.
 Nhóm tiêu chuẩn kết quả: tình trạng sức khỏe của người bệnh, những lợi ích mà người
bệnh nhận được từ dịch vụ chăm sóc y tế, sự hài lòng của người bệnh [19].


1.5. Tổng quan về Quyết định số 6859/QĐ-BYT ngày 18/11/2016 của Bộ Y tế về việc
ban hành nội dung kiểm tra, đánh giá chất lượng bệnh viện năm 2016.
Ngày 18/11/2016 Bộ Y tế ban hành Quyết định số 6859/QĐ-BYT về việc Ban hành nội
dung kiểm tra, đánh giá chất lượng bệnh viện năm 2016. Theo đó việc đánh giá sự hài lòng
của người bệnh nội trú được quy định áp dụng theo Mẫu phiếu số 1 – Phụ lục 2 ban hành
kèm theo Quyết định. Nội dung các tiêu chí và bộ chỉ số đo lường sự hài lòng người bệnh:

Bao gồm 5 nhóm chỉ số với những tiêu chí cụ thể như sau:
a) Nhóm chỉ số về tiếp cận:
- Các sơ đồ, biển báo chỉ dẫn đường đến các khoa, phòng trong bệnh viện rõ ràng, dễ
hiểu, dễ tìm.
- Thời gian vào thăm người bệnh được thông báo rõ ràng.
- Các khối nhà, cầu thang, buồng bệnh được đánh số rõ ràng, dễ tìm.
- Các lối đi trong bệnh viện, hành lang bằng phẳng, dễ đi.
- Người bệnh hỏi và gọi được nhân viên y tế khi cần thiết.
b) Nhóm chỉ số về Sự minh bạch thông tin và thủ tục khám bệnh, điều trị:
- Quy trình, thủ tục nhập viện rõ ràng, công khai, thuận tiện.
- Được phổ biến về nội quy và những thông tin cần thiết khi nằm viện rõ ràng, đầy đủ.
- Được giải thích về tình trạng bệnh, phương pháp và thời gian dự kiến điều trị rõ ràng,
đầy đủ.
- Được giải thích, tư vấn trước khi yêu cầu làm các xét nghiệm, thăm dò, kỹ thuật cao rõ
ràng, đầy đủ.
- Được công khai và cập nhật thông tin về dùng thuốc và chi phí điều trị.
c) Nhóm chỉ số về Cơ sở vật chất và phương tiện phục vụ người bệnh:
- Buồng bệnh nằm điều trị khang trang, sạch sẽ, có đầy đủ các thiết bị điều chỉnh nhiệt
độ phù hợp như quạt, máy sưởi, hoặc điều hòa.
- Giường bệnh, ga, gối đầy đủ cho mỗi người một giường, an toàn, chắc chắn, sử dụng
tốt.
- Nhà vệ sinh, nhà tắm thuận tiện, sạch sẽ, sử dụng tốt.
- Được bảo đảm an toàn, an ninh, trật tự, phòng ngừa trộm cắp, yên tâm khi nằm viện.
- Được cung cấp quần áo đầy đủ, sạch sẽ.
- Được cung cấp đầy đủ nước uống nóng, lạnh.
- Được bảo đảm sự riêng tư khi nằm viện như thay quần áo, khám bệnh, đi vệ sinh tại
giường… có rèm che, vách ngăn hoặc nằm riêng.


- Căng - tin bệnh viện phục vụ ăn uống và nhu cầu sinh hoạt thiết yếu đầy đủ và chất

lượng.
- Môi trường trong khuôn viên bệnh viện xanh, sạch, đẹp.
d) Nhóm chỉ số về Thái độ ứng xử, năng lực chuyên môn của
nhân viên y tế:
- Bác sỹ, điều dưỡng có lời nói, thái độ, giao tiếp đúng mực.
- Nhân viên phục vụ (hộ lý, bảo vệ, kế toán…) có lời nói, thái độ, giao tiếp đúng mực.
- Được nhân viên y tế tôn trọng, đối xử công bằng, quan tâm, giúp đỡ.
- Bác sỹ, điều dưỡng hợp tác tốt và xử lý công việc thành thạo, kịp thời.
- Được bác sỹ thăm khám, động viên tại phòng điều trị.
- Được tư vấn chế độ ăn, vận động, theo dõi và phòng ngừa biến chứng.
- Nhân viên y tế không có biểu hiện gợi ý bồi dưỡng.
e) Nhóm chỉ số về kết quả cung cấp dịch vụ:
- Cấp phát thuốc và hướng dẫn sử dụng thuốc đầy đủ, chất lượng.
- Trang thiết bị, vật tư y tế đầy đủ, hiện đại, đáp ứng nguyện vọng.
- Kết quả điều trị đáp ứng được nguyện vọng.
- Ông/Bà đánh giá mức độ tin tưởng về chất lượng dịch vụ y tế.
- Ông/Bà đánh giá mức độ hài lòng về giá cả dịch vụ y tế.

1.6. Một số yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người bệnh
1.6.1. Mô hình chỉ số hài lòng khách hàng các quốc gia Châu Âu:


1.6.2. Các yếu tố chính ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng
Bảng 1.1. Các yếu tố chính ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng
1. Phương tiện hữu hình

Thể hiện bên ngoài của cơ sở vật chất, thiết bị, công cụ

(Tangible)
2. Độ tin cậy


truyền thông
Thể hiện khả năng đáng tin cậy và chính xác khi thực

(Reliability)
3. Mức độ đáp ứng

hiện dịch vụ
Thể hiện cung cấp dịch vụ kịp thời và sẵn lòng giúp đỡ

(Responsiveness)
4. Sự đảm bảo

khách hàng
Thể hiện trình độ chuyên môn và sự lịch lãm của nhân

(Assurance)
5. Sự cảm thông

viên, tạo niềm tin tưởng cho khách hàng
Thể hiện sự ân cần , quan tâm đến từng cá nhân khách

(Empathy)

hàng
( Theo Parasuraman, Zeithaml, Berry, 1991)

1.6.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của bệnh nhân trong Y tế
Sự hài lòng của người bệnh phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố bao gồm: Quy trình đón tiếp,
kỹ năng giao tiếp, tinh thần thái độ phục vụ tốt. Khám, chuẩn đoán và điều trị, làm xét

nghiệm và trả xét nghiệm kịp thời, cung cấp thuốc đủ, sử dụng thuốc an toàn và hợp lý.
Chăm sóc tận tình, hướng dẫn chu đáo - Cơ sở vật chất , trang thiết bị hiện đại, môi trường
bệnh viện sạch - an toàn. Thu kinh phí đúng chế độ chính sách, thanh toán kịp thời. Phát
triển các dịch vụ khác tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người bệnh [9].
Sự hài lòng của người bệnh không chỉ phụ thuộc vào chất lượng dịch vụ mà còn phụ
thuộc vào sự mong đợi của họ và có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, việc tìm hiểu những
yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người bệnh là rất quan trọng cho các nhà cung cấp dịch
vụ. Trên thế giới tại Việt Nam có nhiều mô hình khác nhau để đánh giá sự hài lòng của người
được nhiều tác giả sử dụng dưới đây:
a. Mô hình SERVQUAL
Năm 1988, Parasuraman đã đưa ra mô hình có tên là SERVQUAL dùng để đánh giá
cảm nhận của khách hàng về chất lượng dịch vụ với 5 đặc tính về chất lượng dịch vụ sau:
 Phương tiện hữu hình (TANGIGLE):
- Mặt tiền sáng rõ, bắt mắt;
- Bảng hiệu ấn tượng;
- Chỗ để xe được sắp xếp hợp lý;
- Trang phục nhân viên thanh lịch, gọn gàng;
- Phòng sạch đẹp, thân thiện;
- Trang trí nội thất gần gủi, ấm cúng;
- Dịch vụ giải trí TV, sân chơi trẻ em;
- Không có mùi bệnh viện;
- Trang thiết bị hiện đại, đồng bộ, đầy đủ, khác biệt với các PK khác;


- Thời gian làm việc hợp lý;
- Hình ảnh LOGO được nhận diện ở nhiều nơi.
 Độ tin cậy (RELIABILITY):
- Phí khám hợp lý;
- Phí xét nghiệm hợp lý;
- Phí chẩn đoán hình ảnh hợp lý;

- Hóa đơn chính xác;
- Thông tin sức khỏe được bảo mật hoàn toàn;
- Tin tưởng vào thông tin truyền đạt;
- Tin tưởng vào chính sách dành cho khách hàng thân thuộc.
 Mức độ đáp ứng (RESPONSIVENESS):
- Đặt hẹn đơn giản, dễ dàng;
- Khám đúng giờ hẹn;
- Thời gian tư vấn và khám bệnh hợp lý;
- Tư vấn rõ ràng, nhiệt tình, sâu sát;
- Qui trình khám bệnh rõ ràng, công bằng, hợp lý;
- Thái độ tôn trọng, thân thiện, gần gũi;
- Nhiệt tình hỗ trợ, giúp đỡ khách hàng về thủ tục giấy tờ, hành chánh;
- Đa dạng về hình thức thanh toán.
 Sự đảm bảo (ASSURANCE):
- Nhân viên lễ tân, thư ký y khoa có kiến thức tư vấn khách hàng;
- Bác sĩ tư vấn bệnh lý cho khách hàng rõ ràng;
- Nhân viên phòng khám tạo thái độ yên tâm cho khách hàng;
- An toàn khi tiêm chích, lấy máu;
- An toàn khi thực hiện thủ thuật;
- Đúng hẹn với khách hàng;
- Nhắc hẹn đều đặn, đúng ngày.
 Sự cảm thông (EMPATHY):

- Phục vụ khách hàng nhiệt tình;
- Quan tâm đến mong muốn của khách hàng;
- Chủ động quan tâm đến những khó khăn của khách hàng (bấm thang máy hộ, di
chuyển bằng xe lăn,…);
- Xây dựng các chương trình hỗ trợ khách hàng hợp lý (Membership, Giảm
giá,…).
b. Mô hình SERVPERF

Mô hình SERVPERF (Crononand Talor. 1992) được phát triển dựa trên nền tảng
của mô hình SERVPERF nhưng đo lường chất lượng dịch vụ thực hiện được
(perfomance-based) chư không phải là khoảng cách giữa chất lượng kỳ vọng
(expectation) và chất lượng cảm nhận (perception) Bộ thang đo SERVPERF cũng sử
dụng các mục tương tự như phản hồi về cảm nhận của khách hàng trong mô hình
SERVPERF nhưng bỏ qua phản hồi về kỳ vọng.


c. Mô hình CSI
Mô hình CSI: Mô hình chỉ số hài lòng của khách hàng (Customer Satisfaction
Index-CSI) bao gồm các nhân tố (biến). Mổi nhân tố được cấu thành từ nhiều yếu tố
cụ thể đặc trưng của sản phẩm hoặc dịch vụ , sự hài lòng khách hàng được định nghĩa
như là một sự đánh giá toàn diện về sự sử dụng một dịch vụ hoặc hoạt động sau bán
của doanh nghiệp và đây chính là điểm cốt lõi của mô hình CSI.
Xung quanh biến số này là hệ thống các quan hệ nhân quả xuất phát từ những
biến số khởi tạo như sự mong đợi (expectations) của khách hàng. Hình ảnh doanh
nghiệp và sản phẩm, chất lượng cảm nhận (perceved quality) và giá trị cảm nhận
(perceved value) về sản phẩm hoặc dịch vụ kèm theo đến các biến số kết quả của sự
hài lòng như sự trung thành (customer loyalty) hay sự than phiền của khách hàng
(customer complaints). Mô hình này ra đời tại Thụy Điển (Swedish Customer
Satisfaction Barometer – SCSB) nhằm thiết lập chỉ số hài lòng của khách hàng đối với
việc mua và tiêu dùng sản phẩm – dịch vụ nội địa. Trong những năm sau đó, chỉ số
này được phát triển và ứng dụng rộng rãi tại các nước phát triển như Mỹ - ACSI, Na
Uy – NCSI. Đan Mạch – DCSI và các quốc gia EU – ECSI (1998) trong các lĩnh vực
khác nhau.
d. Mô hình FSQ và TSQ
Mô hình FSQ và TSQ: Theo mô hình này, chất lượng dịch vụ được xem xét dựa
trên hai tiêu chí là chất lượng chức năng (FSQ: Functional Service Quality) và chất
lượng kỹ thuật (TSQ: Technical Service Quality) và chất lượng dịch vụ bị tác động
mạnh mẽ bởi hình ảnh đơn vị cung cấp dịch vụ, sản phẩm (Corporate Image)

(Gronroos. 1984).
1.6.4. Các yếu tố liên quan đến sự hài lòng của người bệnh
1.6.4.1. Khả năng tiếp cận
Là khả năng người bệnh và người nhà tìm và hiểu được cấu trúc bệnh viện
qua hệ thống sơ dồ và hện thống biển báo, hướng dẫn, qua đó người bệnh có thể
tự tiếp cận được các dịch vụ một cách dễ dàng và thuận lợi.
1.6.4.2. Sự minh bạch thông tin và thủ tục khám bệnh, điều trị


Thông tin là yếu tố cần thiết để chuyển tải tri thức và yêu cầu cũng như giới
thiệu cho người bệnh về các dịch vụ của bệnh viện có thể cung ứng, thông tin còn
thể hiện sự tôn trọng quyền được biết của người bệnh vè thủ tục, quy trình khám
chữa bệnh mà họ cần phải hợp tác. Thông tin bao gồm các chỉ dẫn, thông tin về
tình trạng bệnh, thông tin sử dụng thuốc, thông tin về chi phí khám chữa bệnh.
Tất cả các thông tin trên cần được minh bạch với người bệnh.
1.6.4.3. Cơ sở vật chất và phương tiện phục vụ người bệnh
Bao gồm nhà cửa, buồng bệnh sạch sẽ, khang trang; nhà vệ sinh thuận tiện,
sạch sẽ, dễ dang sử dụng; giường, chăn, màn, gối, nệm đầy đủ, mỗi người một
giường; cung cấp nước uống và sinh hoạt; bảo đẩm kín đáo riêng tư. Ngoài ra còn
cần đảm bảo an ninh, an toàn cho người bệnh, môi trường khuôn viên xanh-sạchđẹp; bệnh viện có căng-tin cung cấp các nhu yếu phẩm cho đời sống.
1.6.4.4. Thái độ ứng xử, năng lực chuyên môn của nhân viên y tế
Bao gồm lời nói và cử chỉ, thái độ của đội ngũ nhân viên y tế từ bác sĩ đến
điều dưỡng, hộ lý. Người bệnh được tôn trọng, được giúp đơc với thái độ ân cần.
Người bệnh được giải thích và động viên về tình hình bệnh tật và không bị vòi
vĩnh, gợi ý nhận quà hay tiền bồi dưỡng.
1.6.4.5. Kết quả cung cấp dịch vụ
Cấp phát thuốc và hướng dẫn sử dụng thuốc đầy đủ, chất lượng trang thiết bị,
vật tư y tế đầy đủ, hiện đại, đáp ứng nguyện vọng.
Kết quả điều trị đáp ứng được nguyện vọng; mức độ tin tưởng về chất lượng
dịch vụ y tế; mức độ hài lòng về giá cả dịch vụ y tế.

1.7.

Đánh giá chung
Là tỷ lệ người hài lòng chung về dịch vụ của bệnh viện, tỷ lệ này tính bằng

phần trăm.
1.8.

Khả năng quay trở lại
Là khả năng bệnh nhân có lựa chọn dịch vụ bệnh viện lần sau hay không.

1.9.

Thang điểm đánh giá sự hài lòng của người bệnh theo Bộ Y tế [30]
Khi đo lường sự thỏa mãn, sự hài lòng của bệnh nhân, những nhà quản lý

bệnh viện thường đồng nhất hai khái niệm chất lượng dịch vụ của bệnh viện và sự


thõa mãn nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân. Tuy nhiên đối với nhà nghiên
cứu thì sự thõa mãn nhu cầu của người bệnh mang ý nghĩa rộng hơn rất nhiều.
Chất lượng dịch vụ bệnh viện chỉ tập trung vào các thành phần cụ thể của dịch vụ
khám chữa bệnh, trong khi đó, sự thõa mãn của bệnh nhân là một khái niệm tổng
quát, nói lên sự hài lòng của họ khi thõa mãn nhu cầu khám chữa bệnh.
Trong nghiên cứu này, sự thỏa mãn của người bệnh được đo bằng mức độ hài
lòng tổng quát của người bệnh đối với dịch vụ khám chữa bệnh.
Chúng tôi sử dụng thang điểm Likert, được nhiều tác giả khác ưa chuộng để
nghiên cứu phân chia mức độ hài lòng của người bệnh.
Likert là một thang điểm xếp hạng được xây dựng trên cách xác đinh và lựa
chọn vấn đề ưu tiên bằng cách cho điểm vấn đề, mức độ hài lòng càng cao thì

điểm càng cao.
Thang Likert gồm một câu hỏi đóng với 5 mức độ lựa chọn:

- Mức 1: Rất hài lòng, rất tốt, rất đồng ý
- Mức II; Hài lòng, tốt, đồng ý.
- Mức III: Chấp nhận được.


- Mức IV: không hài lòng, không tốt, không đồng ý
- Mức V: Rất không hài lòng, không tốt, không đồng ý.
Hai giá trị hài lòng và không hài lòng còn được chia ra thành 2 mức độ:
+ Hài lòng bao gồm: rất hài lòng, hài lòng và chấp nhận được
+ Không hài lòng bao gốm không hài lòng và rất không hài lòng
Đánh giá hài lòng chung một người bệnh khi có tổng số điểm từ 31 x
4=124 trở lên và không hài lòng khi thấp hơn 124 điểm.
1.10.

Tình hình nghiên cứu trên Thế giới và Việt nam về sự hài lòng của

người bệnh nội trú
1.10.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Ở các nước phương Tây, việc làm hài lòng khách hàng là để thu hút nhiều bệnh
nhân đến với bệnh viện hơn [16]. Đa số bệnh viện là bệnh viện tư nhân nên họ rất xem
trọng vấn đề hài lòng của bệnh nhân [21]. Tại nước Anh, để cải thiện sự cạnh tranh
giữa bệnh viện công và bệnh viện tư, hệ thống Y tế quốc gia Anh đã thực hiện việc
cung cấp các dịch vụ thật sự mang tính quốc gia, những dịch vụ chăm sóc sức khỏe ở
đây không mất tiền kể cả công lẫn tư, ở bệnh viện nào có đông bệnh nhâ đến khám thì
nhà nước sẽ trả tiền cho bệnh viện đó nhiều hơn theo số bệnh nhân.
Nghiên cứu của Haya R. Rubin năm 1987 tại Mỹ là một nghiên cứu có qui mô
lớn, khảo sát khá chi tiết về các khâu trong quá trình nằm viện của bệnh nhân. Nghiên

cứu này đã được tiến hành ở 10 bệnh viện mang các đặc điểm khác nhau về địa lý, về
quy mô tổ chức. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỉ lệ bệnh nhâ trả lời hài lòng khá cao.
Năm 1988 ở Châu Âu, một nhóm các nhà nghiên cứu đã tiến hành công trình
nghiên cứu “Xác định mức độ hài lòng của khách hàng trong công tác chăm sóc sức
khỏe ban đầu” ở nhiều hệ thống Y tế khác nhau. Nghiên cứu này tập trung tại 4 quốc gia,
chủ yếu tập trung vào các thành phố lớn là: Cantebury (Anh), Moscow (Nga), Belgrade
(Nam Tư), Ioannian (Hy Lạp) trong thời gian 2 năm 1988-1989. Nội dung nghiên cứu


xoay quanh vấn đề nhận xét của bệnh nhân về bác sĩ. Với cỡ mẫu 2489 bệnh nhân, kết
quả cho thấy tỉ lệ hài lòng của các đối tượng nghiên cứu đối với sự phục vụ của bác sĩ
gia đình tại các thành phố nói trên là: Cantebury (Anh) 95%, Moscow (Nga) 62%,
Belgrade (Nam Tư) 85%, Ioannian (Hy Lạp) 87%.
Trong nghiên cứu của tác giả Cermel.S và Halvey.J năm 1999 trên 198 bệnh nhân
trong bệnh viện công và 198 bệnh nhân trong bệnh viện tư. Kết quả nghiên cứu cho
thấy tỉ lệ hài lòng lần lượt là 87% và 74%.
Tác giả Ny Net cùng với Santhat Sermsri, Jiraporn Chompikul nghiên cứu SHL
của 236 bệnh nhân với các DVYT tại BV cộng đồng Wangmamyen kết quả là: Điểm số
trung bình là SHL của bệnh nhân là 4,2 và 23,3% số bệnh nhân đều rất hài lòng với các
DVYT. Số bệnh nhân đã rất hài lòng với sự sẵn có của các nguồn lực Y tế (37,3%);
môi trường vật lý (36,9%), và cách giao tiếp của các nhà cung cấp DV (30,9%); chất
lượng chăm sóc (24,1%); chi phí Y tế (14,8%), và khả năng tiếp cận (13,9%) [23].
Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Bích Lưu, trên 175 bệnh nhân xuất viện tại Khoa
Ngoại, bệnh viện Banpong, tỉnh Ratchaburi, Thái Lan cho thấy có 51% bệnh nhân rất
hài lòng với những hoạt động chăm sóc. Những yếu tố liên quan đến sự hài lòng bao
gồm: tuổi, giới, thời gian nằm viện, mức độ đánh giá điều kiện chăm sóc, trình độ
chuyên môn của CBYT, mức độ được cung cấp các thông tin Y tế và giáo dục sức khỏe
[11].
Với những nghiên cứu khác nhau, ở các khu vực khác nhau, dựa trên những mô
hình đánh giá và các bộ công cụ khác nhau, phạm vi nghiên cứu cách tiếp cận các vấn

đề liên quan cũng khác nhau tại các BV khác nhau và trên những đối tượng khác nhau
của nhiều nước khác nhau trên thế giới có thể đưa ra những kết quả không thống nhất,
nhưng đã phần nào đưa ra được bức tranh tổng thể giúp các nhà cung cấp DVYT có cái
nhìn toàn diện hơn, quan tâm đến chất lượng DV mà mình cung cấp, từ đó góp phần
nâng cao hiệu quả hoạt động của BV.
1.10.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam


Ở Việt Nam cũng đã có rất nhiều nghiên cứu đánh giá SHL của KH nhằm đánh
giá và đưa ra các giải pháp góp phần nâng cao chất lượng DVYT tại các BV. Nghiên
cứu của Nguyễn Đức Thành về sự hài lòng của người bệnh nội trú tại các bệnh viện
tỉnh Hòa Bình năm 2006, trên bệnh nhân cho thấy yếu tố thời gian chờ đợi có điểm
trung bình từ 3,84 - 3,95, khía cạnh tương tác với nhân viên có điểm trung bình hài
lòng là 3,47 - 3,86. Yếu tố cơ sở vật chất, trang thiết bị có điểm trung bình thấp nhất từ
2,67 - 3,61. Về trình độ học vấn, thu nhập của người bệnh càng cao thì mức độ hài lòng
càng thấp. Trong khi đó, kết quả nghiên cứu không có mối liên quan có ý nghĩa thống
kê giữa tuổi, giới, tình trạng hôn nhân [13].
Nghiên cứu của Lê Nữ Thanh Uyên, Trương Phi Hùng về “Mức độ hài lòng của
bệnh nhân về phục vụ Y tế tại bệnh viện Bến Lức, tỉnh Long An, năm 2005”. Chỉ ra
kết quả như sau: 90% bệnh nhân hài lòng chung về toàn bệnh viện; 94,5% hài lòng
khâu khám bệnh, theo dõi và điều trị; 91,8% hài lòng khâu chăm sóc điều dưỡng;
74,5% hài lòng khâu phục vụ ăn uống; 61,8% hài lòng khâu vệ sinh; 60,9% hài lòng
khâu phòng lưu bệnh [14].
Năm 2013, tác giả Hồ Nhật Bạch đã nghiên cứu SHL của 260 bệnh nhân nội trú
đối với chất lượng DV KCB của các BV tại thành phố Long Xuyên kết quả đánh giá
các thành phần chất lượng DV KCB tại các BV (Năng lực phục vụ, tình cảm và
phương tiện hữu hình) đều ở mức trung bình nằm trong khoản từ 3,23 đến 3,40 [1].
Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Ly tại Hải Dương cho thấy điểm trung bình
các mục về bác sỹ đạt cao: Thái độ của bác sĩ là 4,07; hướng dẫn điều trị và sử dụng
thuốc là 4,13 và giải thích về tình trạng bệnh tật là 4,21 [12].

Kết quả nghiên cứu của tác giả Trương Thị Bích Ngọc nhằm “ Đánh giá sự hài
lòng của người bệnh nội trú về dịch vụ khám chữa bệnh tại một số khoa của bệnh viện
Đa khoa Đồng Tháp năm 2011” trên 426 người bệnh, cho thấy 50,7% người bệnh hài
lòng với yếu tố thời gian chờ đợi; 31,7% với yếu tố thông tin, 77,0% với cơ sở vật chất,
71,1% với yếu tố nhu cầu. Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa sự hài lòng
chung đối với dịch vụ KCB như: Thu nhập, nghề nghiệp, tuổi và khu vực sống. Nhưng


không có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa sự hài lòng chung đối với dịch vụ
KCB như: Giới, tình trạng hôn nhân, trình độ học vấn, nhân khẩu, đối tượng BHYT.
Nghiên cứu khác của Phùng Thị Hồng Hà và cộng sự năm 2012 nghiên cứu 204
bệnh nhân tại BV Việt Nam- Cu ba Đồng Hới- Quảng Bình, kết quả cho thấy có 5/7 chỉ
tiêu (điểm trung bình từ 3,03 đến 3,34) cá biệt có 2 chỉ tiêu là bác sỹ khám bệnh tận tình
và cung cấp đầy đủ thông tin, điểm bình quân là 2,71 và 2,86 [10].
Trong nghiên cứu của Nguyền Thị Minh Phương năm 2013 ở 100 bệnh nhân nội
trú tại BV da liễu Trung ương kết quả có 62% Bệnh nhân nội trú hài lòng với việc điều
dưỡng về việc giới thiệu bản thân mỗi khi tiếp xúc với người bệnh; 67% Bệnh nhân
nội trú hài lòng với với hoạt động công khai thuốc của điều dưỡng, 61% bệnh nhân hài
lòng với việc điều dưỡng tư vấn kiến thức về bệnh, cách theo dõi và chăm sóc bệnh của
bệnh nhân khi ra viện; mức độ hài lòng ở khu vự thành thị với các kỹ năng giao tiếp
của điều dưỡng thấp hơn so với khu vực nông thôn và miền núi [15].

1.11. Đặc điểm Trung tâm Y tế huyện Nghĩa Đàn
1.11.1.Thông tin chung
Huyện Nghĩa Đàn là một huyện miền núi thuộc khu vực Tây Bắc của tỉnh Nghệ
An, là đơn vị hành chính được thành lập từ tháng 4/2008. Với Dân số là 137.873 nhân
khẩu với tổng số hộ là 29.708. Trong đó có 9.019 hộ/ 42.073 nhân khẩu là đồng bào
các dân tộc thiểu số chiếm 21,4%; Có 1.765 hộ/19.790 nhân khẩu thuộc đồng bào công
giáo chiếm 8,9%; Có 21,8% nhân khẩu thuộc diện đói nghèo.
TTYT huyện Nghĩa Đàn được thành lập theo Quyết định số 504/QĐ-UBND ngày

02/02/2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An. Trung tâm Y tế Nghĩa Đàn là đơn vị
thực hiện đồng thời cả hai chức năng là Y học dự phòng và Khám chữa bệnh với quy
mô 90 Giường bệnh Kế hoạch (Thực kê 194 Giường bệnh).
Hệ thống tổ chức được phân bổ gồm 10 Khoa và 04 Phòng chức năng, trong đó:
- 04 Phòng chức năng gồm: Phòng Tổ chức hành chính và Quản trị; Phòng Tài chính
– Kế toán; Phòng Kế hoạch tổng hợp; Phòng Điều dưỡng và Kiểm soát Nhiễm khuẩn.
- 03 Khoa Dự phòng gồm: Khoa Kiểm soát dịch bệnh; Khoa ATVS Thực phẩm;
Khoa Y tế công cộng.


- 05 Khoa Lâm sàng gồm: Khoa Khám bệnh và TTGCSK; Khoa Hồi sức cấp cứu
– Nhi; Khoa Nội - Lây - Đông Y và PHCN; Khoa Ngoại – 3 chuyên khoa; Khoa Sản –
Phụ khoa.
- Khoa Cận lâm sàng và Khoa Dược – trang thiết bị Y tế.
Theo đó bệnh nhân được điều trị nội trú tại 04 Khoa Lâm sàng: Khoa Hồi sức cấp
cứu – Nhi; Khoa Nội - Lây - Đông Y và PHCN; Khoa Ngoại – 3 chuyên khoa; Khoa
Sản – Phụ khoa.
1.11.2.

Kết quả hoạt động Khám chữa bệnh trong năm 2017

Trong năm 2017, tổng số bệnh nhân điều trị nội trú là 7.235 bệnh nhân. Kết quả

Khoa
Sản –
Phụ
khoa

Người
có thẻ

BHYT

Công suất sử dụng
giường bệnh (%)

Số NBNT trung
bình/ngày

Số ngày điều trị trung
bình

theo các Khoa cụ thể như sau:

32

2.239

2.114

139%

7,5

7,2

Khoa Ngoại – 3 Chuyên
khoa

23


2.021

1.860

123%

6,7

5,1

Khoa Sản – Phụ khoa

12

961

912

123%

3,2

5,6

Khoa Hồi sức cấp cứu –
Nhi

23

2.014


1.950

150%

6,7

6,0

Tổng cộng

90

7.235

6.836

136%

24,1

6,1

Tên Khoa

Số
Giường
bệnh
chỉ tiêu


Khoa Nội - Lây - Đông Y
và PHCN

Người bệnh
vào điều trị nội
trú

1.11.3. Chức năng nhiệm vụ của Trung tâm Y tế Nghĩa Đàn
Đối với bệnh viện hạng hạng III như Trung tâm Y tế (TTYT) Nghĩa Đàn có các
chức năng và nhiệm vụ sau:
a) Cấp cứu - Khám bệnh - Chữa bệnh


- Tiếp nhận tất cả các trường hợp người bệnh từ ngoài vào hoặc các bệnh viện
khác chuyển đến để cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh nội trú và ngoại trú.
- Tổ chức khám sức khoẻ và chứng nhận sức khoẻ theo quy định của Nhà nước.
- Có trách nhiệm giải quyết toàn bộ các bệnh tật thông thường về nội khoa và các
trường hợp cấp cứu về ngoại khoa.
- Tổ chức khám giám định sức khoẻ, giám định pháp y khi hội đồng giám định y
khoa tỉnh, hoặc cơ quan bảo vệ pháp luật trưng cầu.
- Tổ chức chuyển người bệnh lên tuyến khi vượt quá khả năng của Bệnh viện.
b) Đào tạo cán bộ Y tế
- Bệnh viện là cơ sở thực hành cho các trường, lớp trung học Y tế.
- Tổ chức đào tạo liên tục cho các thành viên trong Bệnh viện và cơ sở Y tế tuyến
dưới để nâng cấp trình độ chuyên môn và kỹ năng quản lý chăm sóc sức khoẻ ban đầu.
c) Nghiên cứu khoa học về y học
- Tổ chức tổng kết đánh giá các đề tài và chương trình về chăm sóc sức khoẻ
ban đầu
- Tham gia các công trình nghiên cứu về Y tế cộng đồng và dịch tễ học trong
công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cấp Bộ và cấp Cơ sở.

- Nghiên cứu áp dụng y học cổ truyền và các phương pháp chữa bệnh không
dùng thuốc.
d) Chỉ đạo tuyến dưới về chuyên môn, kỹ thuật
- Lập kế hoạch và chỉ đạo tuyến dưới (phòng khám đa khoa, Y tế cơ sở) thực hiện
các pháp đồ chẩn đoán và điều trị.
- Tổ chức chỉ đạo các xã, phường thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu
và thực hiện các chương trình Y tế địa phương.
e) Phòng bệnh
- Phối hợp với các cơ sở Y tế dự phòng thường xuyên thực hiện nhiệm vụ phòng
bệnh, phòng dịch.
- Tuyên truyền, giáo dục sức khỏe cho cộng đồng.


f) Hợp tác quốc tế
Tham gia các chương trình hợp tác với các tổ chức và cá nhân ở ngoài nước theo
quy định của Nhà nước.
g) Quản lý kinh tế
- Có kế hoạch sử dụng hiệu quả cao ngân sách Nhà nước cấp và các nguồn kinh phí.
- Tạo thêm nguồn kinh phí từ các dịch vụ Y tế: Viện phí, Bảo hiểm Y tế, đầu tư
của nước ngoài và các tổ chức kinh tế.
- Thực hiện nghiêm chỉnh các quy dịnh của Nhà nước về thu, chi ngân sách của
Bệnh viện; Từng bước thực hiện hạch toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh.


CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Người bệnh nội trú và người nhà người bệnh điều trị nội trú tại Trung tâm Y tế
huyện Nghĩa Đàn.
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn

- Tất cả người bệnh nội trú tại các Khoa lâm sàng thuộc tại Trung tâm Y tế
huyện Nghĩa Đàn trong thời gian nghiên cứu; Đối với người bệnh nặng hoặc bệnh
Nhi sẽ khảo sát trực tiếp người nhà người bệnh [4], [6].
- Những người trực tiếp sử dụng dịch vụ hoặc người thân của người sử dụng dịch
vụ, đáp ứng các tiêu chí và đã sử dụng dịch vụ tại thời điểm khảo sát.
- Người tham gia trả lời phải bình thường, không mắc các bệnh về tâm thần,
câm, điếc; tình trạng sức khỏe có thể đáp ứng được việc trả lời phỏng vấn [6].
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ
- Người bệnh, người nhà người bệnh không đồng ý hợp tác hoặc không tự điền
và không trả lời phỏng vấn.
- Đối tượng không đủ năng lực trả lời câu hỏi, người mắc các bệnh rối loạn
tâm thần, câm, điếc [4].
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
2.2.1. Địa điểm nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện tại Trung tâm Y tế huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An.
2.2.2. Thời gian nghiên cứu
Từ ngày 01/03/2018 đến ngày 30/12/2018.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang.
2.3.2. Cỡ mẫu
Áp dụng công thức tính cỡ mẫu ngẫu nhiên, cỡ mẫu được tính theo ước lượng
một tỷ lệ:


×