Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

2524 Khảo Sát Tình Trạng Cắn Ngược Vùng Răng Trước Và Nhu Cầu Điều Trị Chỉnh Hình Răng Mặt Của Học Sinh Tại Trường Thpt Bùi Hữu Nghĩa Tp Cần Thơ.pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.87 MB, 73 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ

HUỲNH PHẠM THẢO NGUYÊN

KHẢO SÁT TÌNH TRẠNG CẮN NGƯỢC
VÙNG RĂNG TRƯỚC VÀ NHU CẦU ĐIỀU TRỊ
CHỈNH HÌNH RĂNG MẶT CỦA HỌC SINH
TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
BÙI HỮU NGHĨA, THÀNH PHỐ CẦN THƠ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ RĂNG HÀM MẶT

Cần Thơ – 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ

HUỲNH PHẠM THẢO NGUYÊN

KHẢO SÁT TÌNH TRẠNG CẮN NGƯỢC
VÙNG RĂNG TRƯỚC VÀ NHU CẦU ĐIỀU TRỊ
CHỈNH HÌNH RĂNG MẶT CỦA HỌC SINH
TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG


BÙI HỮU NGHĨA, THÀNH PHỐ CẦN THƠ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ RĂNG HÀM MẶT

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. Bs LÊ NGUYÊN LÂM

Cần Thơ - 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được cơng
bố trong bất kì cơng trình nghiên cứu nào khác.

Cần Thơ, ngày

tháng

năm 2015

Tác giả

Huỳnh Phạm Thảo Nguyên


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan

Mục lục
Danh mục chữ viết tắt ........................................................................................ i
Danh mục bảng.................................................................................................. ii
Danh mục hình ................................................................................................. iii
Danh mục biểu đồ ............................................................................................ iv
Bảng đối chiếu thuật ngữ Anh – Việt ............................................................... v
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
Chương 1 – TỔNG QUAN TÀI LIỆU .......................................................... 3
1.1. Khớp cắn và phân loại sai khớp cắn .......................................................... 3
1.2. Khớp cắn ngược vùng răng trước .............................................................. 8
1.3. Nhu cầu và yêu cầu điều trị chỉnh hình răng mặt .................................... 11
1.4. Các chỉ số điều tra nhu cầu điều trị CHRM ............................................. 12
1.5. Chỉ số nhu cầu điều trị CHRM – IOTN ................................................... 14
1.6. Một số nghiên cứu có liên quan ............................................................... 16
Chương 2 – ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........... 17
2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 17
2.2. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 17
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu ............................................................................ 17
2.2.2. Ước lượng cỡ mẫu.............................................................................. 17
2.2.3. Phương pháp chọn mẫu ...................................................................... 18
2.2.4. Phương pháp thu thập số liệu ............................................................. 18
2.2.5. Quy trình thực hiện ............................................................................ 23
2.2.6. Vấn đề y đức trong nghiên cứu .......................................................... 24


Chương 3 – KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...................................................... 25
3.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu........................................................................ 25
3.2. Đặc điểm lâm sàng và phân loại khớp cắn của học sinh có khớp cắn
ngược vùng răng trước ............................................................................. 26
3.3. Nhu cầu điều trị CHRM của học sinh có khớp cắn ngược vùng răng

trước ......................................................................................................... 29
3.4. Kiến thức, thái độ và yêu cầu CHRM của học sinh có khớp cắn ngược
vùng răng trước ........................................................................................ 31
Chương 4 – BÀN LUẬN ............................................................................... 37
4.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu........................................................................ 37
4.2. Đặc điểm lâm sàng và phân loại khớp cắn của học sinh có khớp cắn
ngược vùng răng trước ............................................................................. 38
4.3. Nhu cầu điều trị CHRM của học sinh có khớp cắn ngược vùng răng
trước ........................................................................................................ 41
4.4. Kiến thức, thái độ và yêu cầu CHRM của học sinh có khớp cắn ngược
vùng răng trước ........................................................................................ 43
KẾT LUẬN .................................................................................................... 48
KIẾN NGHỊ ................................................................................................... 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Phiếu phỏng vấn.
Phụ lục 2: Phiếu khám.
Phụ lục 3: Danh sách học sinh tham gia nghiên cứu tại trường THPT Bùi Hữu
Nghĩa – TP Cần Thơ.
Phụ lục 4: Cơng thức tính chỉ số Kappa
Phụ lục 5: Nhu cầu điều trị CHRM theo sức khỏe răng – IOTN.
Phụ lục 6: Mười hình chuẩn để đánh giá thẩm mỹ răng theo IOTN


i

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Tiếng Việt:
CHRM …………………………………………………...Chỉnh hình răng mặt
RHM …………………………………………………………..Răng Hàm Mặt

THPT ………………………………………………..…..Trung học phổ thông
R…………………………………………………………………………..Răng

Tiếng Anh:
AC ………………………………………………………Aesthetic Component
DAI ……………………………………………………Dental Aesthetic Index
DHC ………………………………………………..Dental Health Component
ICON ……………………………...Index of Complexity, Outcome and Need
IOTN …………………………………..Index of Orthodontic Treatment Need
SMBI …………………………………………..Swedish Medical Board Index
WHO………………………………………………World Health Organization


ii

DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 3.1 Phân bố mẫu theo tuổi ..................................................................... 26
Bảng 3.2 Số răng cắn ngược theo phân loại sai khớp cắn của Angle .................. 28

Bảng 3.3 Các dạng cắn ngược khác nhau ....................................................... 29
Bảng 3.4 Nhu cầu điều trị CHRM theo sức khỏe răng – IOTN và các dạng cắn
ngược khác nhau trong nhóm nghiên cứu ....................................... 30
Bảng 3.5 Đánh giá sự hài lòng về hàm răng của học sinh .............................. 32
Bảng 3.6 Đánh giá mức độ tin tưởng CHRM của học sinh ............................ 32
Bảng 3.7 Yêu cầu CHRM theo giới tính của học sinh.................................... 33
Bảng 3.8 Đánh giá sự hài lòng về hàm răng và yêu cầu CHRM của học sinh .. 34
Bảng 3.9 Đánh giá mức độ tin tưởng và yêu cầu CHRM của học sinh .......... 35
Bảng 4.1 Một số nghiêu cứu về nhu cầu điều trị CHRM theo sức khỏe răngIOTN trên thế giới ........................................................................... 41
Bảng 4.2 Một số nghiêu cứu về nhu cầu điều trị CHRM theo sức khỏe răngIOTN tại Việt Nam .......................................................................... 42

Bảng 4.3 Một số nghiêu cứu về yêu cầu điều trị CHRM................................ 45


iii

DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 1.1. Đường cắn khớp đúng theo Angle .................................................... 3
Hình 1.2. Đặc tính khớp cắn thứ I của Andrews ............................................... 4
Hình 1.3. Đặc tính khớp cắn thứ II của Andrews ............................................. 5
Hình 1.4. Đặc tính khớp cắn thứ III của Andrews ............................................ 5
Hình 1.5. Phân loại khớp cắn theo Angle ......................................................... 6
Hình 1.6. Cắn ngược răng đơn thuần ................................................................ 8
Hình 1.7. Sai khớp cắn hạng III giả .................................................................. 9
Hình 1.8. Cắn ngược trong sai khớp cắn hạng III thực sự .............................. 10
Hình 2.1. Đo độ cắn phủ (Overbite), độ cắn chìa (Overjet) ........................... 22
Hình 2.2. Đo độ cắn ngược ............................................................................. 22
Hình 2.3. Đo độ cắn hở ................................................................................... 22
Hình 2.4. Đo khoảng cách giữa các điểm tiếp xúc của các răng thay đổi vị trí.. 23


iv

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 3.1 Phân bố mẫu theo giới tính .......................................................... 25
Biểu đồ 3.2 Tỷ lệ số răng cắn ngược .............................................................. 26
Biểu đồ 3.3 Tỷ lệ sai khớp cắn theo Angle ..................................................... 27
Biểu đồ 3.4 Mức độ sức khỏe răng theo IOTN ............................................... 29
Biểu đồ 3.5 Kiến thức về nguyên nhân cắn ngược của học sinh .................... 31

Biểu đồ 3.6 Tỷ lệ người thân trong gia đình bị cắn ngược tương tự các học
sinh trong mẫu nghiên cứu .......................................................... 31
Biểu đồ 3.7 Lý do học sinh muốn CHRM ...................................................... 36
Biểu đồ 3.8 Lý do học sinh không muốn CHRM ........................................... 36


v

BẢNG ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ ANH – VIỆT
Aesthetic Component ....................................... Thành phần thẩm mỹ răng
Crossbite ........................................................... Cắn ngược
Dental Aesthetic Index ..................................... Chỉ số thẩm mỹ răng
Dental Health Component ................................ Thành phần sức khỏe răng
Index of Complexity, Outcome and Need ....... Chỉ số đánh giá tính phức tạp
của điều trị CHRM
Index of Orthodontic Treatment Need ............. Chỉ số nhu cầu điều trị CHRM
Openbite ........................................................... Cắn hở
Overbite ............................................................ Cắn phủ
Overjet .............................................................. Cắn chìa
Swedish Medical Board Index ......................... Chỉ số nhu cầu điều trị
của Thụy Điển
World Health Organization .............................. Tổ chức y tế thế giới


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Ở Việt Nam tỷ lệ lệch lạc răng hàm rất cao, khoảng 83,25% dân số, trong
đó có 71,3% sai khớp cắn loại I và 21,7% sai khớp cắn loại III [12]. Bệnh lý sai
biệt và lệch lạc răng-hàm khơng những gây bất hài hịa về mặt thẩm mỹ và chức

năng của cấu trúc sọ mặt, mà còn dễ tạo điều kiện cho các bệnh răng miệng
khác phát triển, gây ảnh hưởng đến tâm lý và làm giảm sự tự tin khi giao tiếp
trong cuộc sống hằng ngày.
Các răng trước và đặc biệt là răng cửa có tầm quan trọng về mặt thẩm
mỹ, vì chúng ln được nhìn thấy khi ăn nói và biểu lộ cử chỉ, sắc thái tình cảm
của con người ngay cả khi miệng ở tư thế nghỉ. Khớp cắn ngược vùng răng
trước là một lệch lạc răng cũng khá thường gặp trong CHRM, chiếm tỷ lệ cao
tới 22% trong tổng số lệch lạc vùng răng trước [8]. Bệnh nhân có khớp cắn
ngược vùng răng trước thường bị ảnh hưởng thẩm mỹ rất nhiều, khuôn mặt bị
lõm, mơi đảo ngược khi nhìn nghiêng (dân gian gọi là “móm”). Ngồi ra, khớp
cắn ngược cịn gây ảnh hưởng về cắn khớp, nha chu, nếu không được khám
phát hiện và điều trị sớm có thể dẫn đến những biến chứng nặng nề và phức tạp
hơn về sau.
Tổ Chức Y Tế Thế Giới (1947) đã định nghĩa “Sức khỏe là một trạng
thái thoải mái hoàn toàn về thể chất, tinh thần và xã hội chứ không đơn thuần
chỉ là một tình trạng khơng có bệnh hay tàn tật” [23], trong đó sức khỏe răng
miệng cũng chiếm một phần rất quan trọng khơng thể thiếu trong nội dung sức
khỏe nói chung. Xã hội ngày càng phát triển, đời sống và thu nhập ngày càng
được cải thiện, trình độ con người ngày càng được nâng cao, nên nhu cầu được
chăm sóc sức khỏe cũng ngày càng được chú trọng. Bên cạnh đó, yêu cầu về
CHRM cũng tăng cao với mong muốn tự tin, thoải mái với hàm răng đều đẹp
và thực hiện được chức năng ăn nhai tốt. Ở Việt Nam, nhiều địa phương đã có


2

các nghiên cứu đánh giá về nhu cầu điều trị CHRM (mức 4-5 theo DHC-IOTN)
và yêu cầu điều trị CHRM, như nghiên cứu trên học sinh 12 tuổi tại Đà Nẵng
năm 2003 có nhu cầu và yêu cầu điều trị CHRM là 32% và 75,3% [2], nghiên
cứu trên học sinh 9-11 tuổi tại huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai năm 2011 là

48,7% và 56% [1]. Nhu cầu và yêu cầu điều trị CHRM của học sinh 12 tuổi tại
các trường trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Cần Thơ năm 2011 là 53,2%
và 73,2% [5], tại thành phố Thủ Dầu Một - tỉnh Bình Dương năm 2012 là 48,3%
và 18,3% [14].
Tỷ lệ nhu cầu và yêu cầu điều trị CHRM thay đổi tùy thuộc vào cộng
đồng dân cư do có sự khác nhau về tuổi, điều kiện kinh tế, văn hóa xã hội, ý
thức chăm sóc răng miệng và nhận thức về thẩm mỹ.
Hiện tại, ở Cần Thơ chưa có nghiên cứu nào về tình trạng cắn ngược
vùng răng trước và nhu cầu điều trị CHRM trên nhóm đối tượng này. Do đó,
vấn đề điều tra nhu cầu và yêu cầu điều trị CHRM trên học sinh có khớp cắn
ngược vùng răng trước là việc làm cần thiết, góp phần là cơ sở để đưa CHRM
vào chương trình chăm sóc sức khỏe răng miệng nói chung và CHRM nói riêng
tại tỉnh Cần Thơ. Vì vậy, chúng tơi tiến hành nghiên cứu đề tài “Khảo sát tình
trạng cắn ngược vùng răng trước và nhu cầu điều trị chỉnh hình răng mặt
của học sinh tại trường Trung Học Phổ Thông Bùi Hữu Nghĩa, thành phố
Cần Thơ”, với các mục tiêu như sau:
1. Mơ tả đặc điểm lâm sàng tình trạng cắn ngược vùng răng trước và phân
loại khớp cắn của học sinh tại trường THPT Bùi Hữu Nghĩa.
2. Xác định nhu cầu điều trị chỉnh hình răng mặt của học sinh có khớp cắn
ngược vùng răng trước theo sức khỏe răng của IOTN.
3. Xác định kiến thức, thái độ và u cầu chỉnh hình răng mặt của học sinh
có khớp cắn ngược vùng răng trước tại trường THPT Bùi Hữu Nghĩa.


3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. KHỚP CẮN VÀ PHÂN LOẠI SAI KHỚP CẮN:
1.1.1. Khớp cắn:

“Khớp cắn” là thuật ngữ dùng để mô tả một trạng thái tĩnh, một tương
quan răng-răng, hay một vị trí mà ở đó có tiếp xúc răng giữa hai hàm, thường
là khớp cắn trung tâm [3].
1.1.1.1. Khớp cắn trung tâm:
Khớp cắn trung tâm là một vị trí có tiếp xúc giữa các răng của hai hàm,
trong đó, các răng có sự tiếp xúc với nhau nhiều nhất, hai hàm ở vị trí đóng khít
nhất và hàm dưới đạt được sự ổn định cơ học cao nhất. Khớp cắn trung tâm còn
được gọi dưới nhiều tên gọi phổ biến khác nhau là: Lồng múi tối đa, vị trí lồng
múi [3].
1.1.1.2. Khớp cắn bình thường theo Angle:
Theo Angle, khớp cắn bình
thường là khớp cắn có múi ngồi gần
của răng cối lớn vĩnh viễn thứ nhất hàm
trên khớp với rãnh ngoài gần của răng
cối lớn vĩnh viễn thứ nhất hàm dưới, và
các răng trên cung hàm sắp xếp theo một
đường cắn khớp đều đặn [13].
Đường cắn khớp theo Angle:
- Hàm dưới: Là một đường cong
đều đặn liên tục, đi qua đỉnh múi ngoài
các răng sau, đỉnh răng nanh và rìa cắn
các răng cửa hàm dưới.

Hình 1.1 Đường cắn khớp đúng
theo Angle [13]


4

- Hàm trên: Là đường cong đều đặn liên tục đi qua trũng giữa các răng

sau và cingulum của răng nanh và các răng cửa hàm trên.
Khi đóng hàm thì đường cắn khớp của hàm trên và hàm dưới chồng khít
lên nhau [13].
1.1.1.3. Khớp cắn bình thường của Andrews:
Nghiên cứu của Lawrence F. Andrews trên 120 mẫu hàm có khớp cắn
bình thường, được chọn lựa theo tiêu chuẩn:
 Chưa qua điều trị chỉnh hình.
 Các răng mọc đều đặn và thẩm mỹ.
 Khớp cắn có vẻ đúng.
 Có thể khơng cần đến điều trị chỉnh hình sau này.
Kết quả này được so sánh với 1150 ca điều trị chỉnh hình hồn hảo. Từ
đó, sáu đặc tính khớp cắn mà Andrews quan sát được đã trở thành mục tiêu của
điều trị chỉnh hình răng mặt [22].
* Đặc tính I: Tương quan ở vùng răng cối.
- Gờ bên xa của múi ngoài xa
của răng cối lớn vĩnh viễn thứ nhất
hàm trên tiếp xúc với gờ bên gần của
múi ngoài gần của răng cối lớn vĩnh
viễn thứ hai hàm dưới.
- Múi ngoài gần của răng cối
lớn vĩnh viễn thứ nhất hàm trên khớp
với rãnh ngoài gần của răng cối lớn
vĩnh viễn thứ nhất hàm dưới.

Hình 1.2 Đặc tính khớp cắn thứ I
của Andrews [22]

- Múi trong gần răng cối lớn vĩnh viễn thứ nhất hàm trên khớp với trũng
giữa của răng cối lớn vĩnh viễn thứ nhất hàm dưới [13].



5

* Đặc tính II: Độ nghiêng gần xa của thân răng.
- Độ nghiêng gần xa của thân răng là góc tạo bởi đường thẳng vng góc
với mặt phẳng nhai và trục thân răng. Góc độ dương (+) khi phần phía nướu
của trục răng ở về phía xa so với phần bờ cắn hay mặt nhai. Ngược lại là góc
độ âm (-).
- Bình thường các răng có góc độ (+), độ nghiêng thay đổi theo từng răng
[13].

Hình 1.3 Đặc tính khớp cắn thứ II của Andrews [22]
* Đặc tính III: Độ nghiêng ngoài trong của thân răng.
Độ nghiêng ngoài trong của thân răng là góc tạo bởi đường thẳng vng
góc với mặt phẳng nhai và đường tiếp tuyến với điểm giữa mặt ngồi thân răng.
Góc độ (+) khi phần phía nướu của đường tiếp tuyến ở về phía trong so với
phần bờ cắn hay mặt nhai. Ngược lại là góc độ (-). [13]

Hình 1.4 Đặc tính khớp cắn thứ III của Andrews [22]


6

* Đặc tính IV: Khơng có răng xoay.
Khơng có răng xoay hiện diện trên cung hàm. Vì nếu có, chúng sẽ chiếm
chỗ nhiều hoặc ít hơn răng bình thường [22].
* Đặc tính V: Khơng có khe hở giữa các răng.
Các răng tiếp xúc chặt chẽ với nhau ở phía gần và xa của mỗi răng, trừ
răng cối lớn thứ ba chỉ tiếp xúc ở phía gần [22].
* Đặc tính VI: Đường cong Spee phẳng hay cong ít.

- Khớp cắn bình thường có đường cong Spee khơng sâu q 1,5 mm.
- Đường cong Spee sâu quá sẽ gây thiếu chỗ răng hàm trên [13].
1.1.2. Phân loại sai khớp cắn:
1.1.2.1. Phân loại sai khớp cắn theo Angle:
Dựa vào tương quan răng cối lớn thứ nhất hàm trên và dưới khi hai hàm
ở tư thế cắn khớp trung tâm. Angle phân ra 3 hạng sai khớp cắn [13]:
Hình 1.5 Phân loại khớp
cắn theo Angle [6]
A: Khớp cắn bình thường
B: Sai khớp cắn hạng I
C: Sai khớp cắn hạng II
D: Sai khớp cắn hạng III
* Sai khớp cắn hạng I: Múi ngoài gần của răng cối lớn vĩnh viễn thứ
nhất hàm trên khớp với rãnh ngoài gần răng cối lớn vĩnh viễn thứ nhất hàm
dưới, nhưng đường cắn khớp không đúng do các răng trước mọc sai chỗ, răng
xoay, hoặc do những nguyên nhân khác.
* Sai khớp cắn hạng II: Múi ngoài gần răng cối lớn vĩnh viễn thứ nhất
hàm trên khớp về phía gần so với rãnh ngoài gần của răng cối lớn vĩnh viễn thứ
nhất hàm dưới. Hạng II gồm có hai chi:


7

- Chi 1: Các răng cửa trên nghiêng về phía mơi (hơ), độ cắn chìa tăng.
- Chi 2: Các răng cửa giữa hàm trên nghiêng vào trong nhiều, các răng
cửa bên hàm trên nghiêng ra phía ngồi khỏi răng cửa giữa, độ cắn phủ tăng.
* Sai khớp cắn hạng III: Múi ngoài gần răng cối lớn vĩnh viễn thứ nhất
hàm trên khớp về phía xa so với rãnh ngồi gần của răng cối lớn vĩnh viễn thứ
nhất hàm dưới. Các răng cửa dưới có thể ở phía ngồi các răng cửa trên (cắn
chéo răng cửa hay móm).

Ngày nay phân loại khớp cắn theo Angle được dùng rộng rãi trong thực
hành lâm sàng. Tuy nhiên, có những nhược điểm sau:
- Chỉ chú ý tương quan răng cối theo chiều trước sau.
- Không nhận ra sự bất ổn định của răng cối lớn I vĩnh viễn hàm trên.
- Không chú ý đến yếu tố xương hàm và nét mặt nhìn nghiêng.
1.1.2.2. Sự bổ sung của Devy-Anderson trong phân loại Angle:
Theo Anderson có 5 trường hợp sai khớp cắn hạng I như sau [13]:
- Loại 1: Có sự chen chúc và xoay các răng cửa, không đủ chỗ cho răng
nanh, và răng cối nhỏ vĩnh viễn nằm đúng vị trí (do kích thước xương hàm nhỏ
hơn kích thước răng). Nguyên nhân khởi đầu là di truyền.
- Loại 2: Răng cửa hàm trên nhô ra trước và có khe hở. Nguyên nhân
khởi đầu là mút ngón tay.
- Loại 3: Cắn ngược một hay nhiều răng cửa.
- Loại 4: Cắn chéo 1 hay 2 bên vùng răng cối.
- Loại 5: Có chen chúc vùng răng cối nhỏ.
1.1.2.3. Phân loại theo Ballard:
Sự liên quan của nền xương theo hướng trước sau không nhất thiết phù
hợp với liên quan của khớp cắn. Chính vì vậy, Ballard đã đề ra cách phân loại
liên quan của xương để hoàn thiện sự phân loại của Angle. Tác giả tính tới sự


8

liên quan của xương hàm trên với xương hàm dưới và độ nghiêng của răng cửa.
Phân loại này chia làm 3 loại [6]:
- Tương quan về xương loại I: Sự hài hòa giữa xương hàm trên và xương
hàm dưới, răng cửa ở vị trí bình thường.
- Tương quan về xương loại II: Xương hàm dưới lùi ra sau, góc ANB
lớn, răng cửa trên và răng cửa dưới nghiêng về phía tiền đình.
- Tương quan về xương loại III: Xương hàm dưới nhơ ra trước, góc ANB

nhỏ, răng cửa trên nghiêng nhẹ về phía tiền đình, răng cửa dưới nghiêng về phía
lưỡi.
1.2. KHỚP CẮN NGƯỢC VÙNG RĂNG TRƯỚC:
Khớp cắn ngược vùng răng trước là tình trạng khớp cắn có một hoặc vài
răng trước hàm trên nằm ở phía trong so với răng hàm dưới khi hai hàm ở tư
thế cắn khớp trung tâm [13].
1.2.1. Hình thái lâm sàng:
1.2.1.1. Cắn ngược răng đơn thuần (khơng có sự trượt hàm dưới):
- Cắn ngược thường xảy ra
với 1 hoặc 2 răng cửa [21].
- Mặt nghiêng bình thường ở
tương quan tâm và khớp cắn trung
tâm.
- Tương quan xương hai hàm
chiều trước sau loại I.
- Khi đóng hàm, tương quan

Hình 1.6 Cắn ngược răng đơn thuần [6]

tâm trùng với khớp cắn trung tâm.
1.2.1.2. Cắn ngược chức năng – Sai khớp hạng III giả:
- Nhìn mặt lõm, môi đảo ngược.
- Các răng cửa trên nghiêng trong, răng cửa hàm dưới nghiêng ngoài.


9

- Cắn ngược nhẹ răng cửa.
- Ở vị trí tương quan tâm các răng cửa cắn đối đầu, răng sau có khoảng
hở nhưng tương quan răng cối lớn thứ nhất trên và dưới hạng I. Xương hàm

theo chiều trước sau hài hịa, loại I hoặc loại III.
- Khi đóng hàm, một cản trở khớp cắn sớm phía sau gây ra sự trượt ra
phía trước của hàm dưới.
- Khi hàm dưới trượt ra phía trước ở vị trí cắn khớp trung tâm để thực
hiện lồng múi tối đa thì răng cửa cắn ngược, tương quan răng cối lớn thứ nhất
trên và dưới hạng III [13].

Hình 1.7 Sai khớp cắn hạng III giả [6]
A: Hai hàm ở tương quan tâm, răng cửa cắn đối đầu, các răng sau cắn hở.
B: Hàm dưới trượt ra trước khi cắn khớp tạo thành khớp cắn hạng III giả.

- Đặc tính: Có thể phát triển theo thời gian thành hạng III thực sự với bất
hài hòa xương hàm [27].
1.2.1.3. Cắn ngược trong sai khớp cắn hạng III thực sự:
- Mặt lõm, cằm đưa ra trước.
- Răng cửa trên nghiêng ngoài, răng cửa dưới nghiêng trong.
- Khớp cắn ngược vùng cửa.
- Xương hàm:
 Xương hàm trên lùi. Xương hàm dưới bình thường.
 Xương hàm dưới đưa ra trước. Xương hàm trên bình thường.
 Kết hợp cả hai: Xương hàm trên lùi, xương hàm dưới đưa ra trước.


10

Hình 1.8 Cắn ngược trong sai khớp cắn hạng III thực sự [6]
A: Xương hàm trên lùi, xương hàm dưới bình thường.
B: Xương hàm dưới đưa ra trước, xương hàm trên bình thường.
C: Kết hợp cả hai: Xương hàm trên lùi, xương hàm dưới đưa ra trước.


- Đặc tính: Cành cao xương hàm dưới ngắn, góc hàm dưới rộng, thân
xương hàm dưới dài, vòm khẩu cái hẹp [27].
1.2.2. Hậu quả khớp cắn ngược:
1.2.2.1. Hậu quả về khớp cắn:
- Sự hướng dẫn của răng cửa không thực hiện được trong động tác đưa
hàm ra trước cũng như trong chuyển động ngang ở khớp cắn ngược.
- Hướng dẫn răng nanh thường không có.
- Mịn mặt ngồi các răng cửa hàm trên có thể rất đáng kể [9].
1.2.2.2. Hậu quả về nha chu:
Chấn thương khớp cắn do cắn ngược có thể đưa đến sự lung lay và tụt
nướu mặt ngoài các răng cửa dưới.
1.2.2.3. Hậu quả về chức năng:
- Phân bố lực trên các răng không đúng.
- Rối loạn thăng bằng chức năng.
- Tổn thương chức năng nhai và phát âm
- Ảnh hưởng vấn đề tâm lý và thẩm mỹ [13].


11

1.3. NHU CẦU VÀ YÊU CẦU ĐIỀU TRỊ CHỈNH HÌNH RĂNG MẶT:
1.3.1. Chỉnh Hình Răng Mặt:
CHRM là một ngành chuyên môn của Nha khoa nhằm nghiên cứu, theo
dõi sự phát triển và tăng trưởng của hệ thống hàm mặt để phòng ngừa và chữa
trị các sai lệch của các bộ phận hàm mặt. Một cách tổng quát, CHRM được chia
làm 4 loại:
* CHRM Phịng Ngừa: Có thể được thực hiện bởi các bác sĩ RHM tổng
quát. Bao gồm việc giữ gìn các răng, giúp bệnh nhân loại bỏ các thói quen xấu
để tránh lệch lạc do mất răng hay do thói quen xấu.
* CHRM Can Thiệp: Cũng có thể được thực hiện bởi các bác sĩ RHM

tổng quát. Bao gồm việc giúp bệnh nhân loại bỏ các thói quen xấu gây lệch lạc
cho hệ thống RHM, hay nhổ răng sữa có hướng dẫn giúp cho các răng vĩnh
viễn mọc ngay ngắn trên cung hàm. CHRM Can Thiệp không bao gồm việc
nhổ các răng vĩnh viễn.
* CHRM Hỗ Trợ: Được áp dụng để phục vụ các chuyên môn khác của
Nha khoa như Nha Chu, Phục Hình. CHRM loại này chỉ kéo dài dưới 6 tháng
và khơng chỉnh tồn bộ hai cung hàm, chỉ sắp xếp từng đoạn của cung răng hay
một cung răng.
*CHRM Toàn Diện: Bao gồm việc CHRM để đạt được thẩm mỹ và
chức năng nhai tốt. Khi đó, tất cả các răng hay hầu hết các răng trên hai cung
hàm phải được sắp xếp lại để có khớp cắn tối ưu hay gần như lý tưởng.
1.3.2. Nhu cầu và yêu cầu điều trị CHRM:
1.3.2.1. Nhu cầu điều trị CHRM:
Thường được đánh giá bởi các nhân viên nha khoa, các bác sĩ RHM,
hoặc các chuyên viên CHRM thông qua các chỉ số nhu cầu điều trị CHRM để
xác định các đối tượng cần phải được CHRM. Nhu cầu điều trị CHRM có tính
khách quan nhất định.


12

1.3.2.2. Yêu cầu điều trị CHRM:
Thường được đánh giá bởi bệnh nhân hoặc các đối tượng tham gia nghiên
cứu. Yêu cầu điều trị CHRM thể hiện thông qua việc trả lời câu hỏi điều tra
theo cảm nhận chủ quan của từng cá nhân có mong muốn được điều trị CHRM
hay khơng. Chính vì vậy u cầu điều trị CHRM có tính chủ quan, phụ thuộc
vào điều kiện kinh tế, nhận thức thẩm mỹ từng cá nhân, văn hóa, chủng tộc,
giới tính, tuổi...
1.4. CÁC CHỈ SỐ ĐIỀU TRA NHU CẦU ĐIỀU TRỊ CHRM:
1.4.1. Chỉ số nhu cầu điều trị của Thụy Điển – SMBI:

Ingervall và Ronnerrman (1975) đã giới thiệu chỉ số SMBI, mơ tả tình
trạng sai lệch về thẩm mỹ và sức khỏe răng, đánh giá hình thể và chức năng.
Khuyết điểm: Các mức độ đánh giá mơ hồ và tự ý, độ tin cậy thấp [17].
1.4.2. Chỉ số thẩm mỹ răng - DAI:
Chỉ số DAI do Cons, Jenny và Kahout (1986) phát triển. Chỉ số này chú
ý đến các khía cạnh thẩm mỹ của khớp cắn qua 10 đặc điểm bất thường [17]
(mất răng, chen chúc vùng răng cửa, kẽ hở vùng răng cửa, độ hở kẽ giữa 2 răng
cửa trên, thiếu chỗ lớn vùng răng trước trên và dưới, độ cắn chìa răng trước trên
và dưới, độ cắn hở vùng răng trước, tương quan răng hàm theo chiều trước sau).
DAI được thiết kế chủ yếu sử dụng cho bộ răng vĩnh viễn nhưng cũng
đã được điều chỉnh để có thể dùng cho bộ răng hỗn hợp. WHO cũng đề nghị sử
dụng chỉ số này trong các nghiên cứu dịch tễ về bất thường hàm mặt [30].
Khuyết điểm: Là thiếu đánh giá những bất thường về thẩm mỹ quan trọng (lệch
đường giữa, khớp cắn sâu gây chấn thương, cắn chéo phía má).
1.4.3. Chỉ số đánh giá tính phức tạp của điều trị CHRM – ICON:
Năm 2000, ICON đã được phát triển bởi tiến sĩ Charles Daniels và
Stephen Richmond của Đại học Cardiff, dựa trên quan điểm của 97 bác sĩ thực
hành CHRM của 8 nước Châu Âu và Hoa Kỳ. ICON là một chỉ số đa chức


13

năng, vừa là chỉ số nhu cầu điều trị, vừa là chỉ số đánh giá tính phức tạp và kết
quả của điều trị CHRM. ICON là một chỉ số đáng tin cậy và có giá trị, độ nhạy
và độ đặc hiệu tương đối cao. Tuy nhiên, ICON có sử dụng thành phần thẩm
mỹ đánh giá theo IOTN, đánh giá các khía cạnh thẩm mỹ của khớp cắn chỉ nhìn
từ phía trước, và có nhiều tính chủ quan.
Ngưỡng nhu cầu điều trị CHRM của ICON là thấp hơn so với IOTN
(DHC và AC). Có sự đồng thuận về nhu cầu điều trị CHRM giữa ICON và
DHC (IOTN) với chỉ số Kappa là 0,78, tỷ lệ nhất trí là 89,5% [17].

1.4.4. Chỉ số nhu cầu điều trị CHRM – IOTN:
Brook và Shaw (1989) là hai bác sĩ người Anh đã phát triển hệ thống ghi
nhận tình trạng sai khớp cắn gọi là chỉ số ưu tiên điều trị CHRM (Index of
Orthodontic Treatment Priority). Sau đó được đổi tên là chỉ số nhu cầu điều trị
CHRM- IOTN, gồm 2 thành phần: Thành phần sức khỏe răng (DHC) và thành
phần thẩm mỹ răng (AC). Chia nhu cầu điều trị ra làm 4 mức: Rất cần điều trị
(mức 5), cần điều trị (mức 4), cần điều trị trung bình (mức 3), ít hay khơng cần
điều trị (mức 1 và mức 2) [28].
Lunn H và cộng sự (1993) đã đề nghị thay đổi cách đánh giá nhu cầu
điều trị CHRM cả về sức khỏe răng và thẩm mỹ răng chỉ có 3 mức độ (khơng
hoặc ít cần điều trị, cần điều trị, rất cần điều trị) để tăng tính tin cậy của IOTN,
gợi ý này đã được các chuyên gia về IOTN đồng ý và gần đây được sử dụng
như là chuẩn điều trị CHRM ở Anh. Tuy nhiên một số quốc gia khi xác định
nhu cầu điều trị vẫn sử dụng IOTN với 4 mức độ [26].
Tiến sĩ Donald J Burden (2001) đã giới thiệu IOTN cải tiến, gồm 2 mức
là “cần điều trị” và “không cần điều trị”, ranh giới được điều chỉnh là cần điều
trị khi DHC từ mức 4 trở lên, AC từ mức 8 trở lên [18].
IOTN thường được sử dụng khi khám trực tiếp hoặc đánh giá trên mẫu
hàm thạch cao và là chỉ số được lựa chọn nhiều nhất do có nhiều ưu điểm.


14

IOTN đánh giá được cả hai mặt sức khỏe răng và thẩm mỹ răng, có giá trị và
độ tin cậy cao, đơn giản và dễ sử dụng. Do đó, chỉ số này trở nên phổ biến và
được công nhận là một phương pháp đánh giá khách quan nhu cầu điều trị. Hạn
chế của IOTN là khi đánh giá thẩm mỹ răng, khơng có hình chuẩn cho những
trường hợp cắn chéo răng trước, cắn hở.
1.5. CHỈ SỐ NHU CẦU ĐIỀU TRỊ CHRM – IOTN:
Nghiên cứu dọc của Cooper Shaw và nhiều tác giả khác cho thấy IOTN

có độ tin cậy theo thời gian từ 11 đến 19 tuổi, với điều kiện các đối tượng nghiên
cứu không được CHRM hay nhổ răng. Mức độ sức khỏe răng theo IOTN lúc
11 tuổi dường như không thay đổi khi bệnh nhân 19 tuổi, mặc dù có sự thay
đổi theo thời gian của một số các đặc điểm riêng biệt nào đó [19].
1.5.1. Thành phần sức khỏe răng - DHC:
Có 5 mức độ đánh giá về sức khỏe răng, mỗi mức độ gồm một số đặc
điểm, mỗi cá nhân có thể được ghi nhận rất nhiều đặc điểm, nhưng khi xếp loại
sẽ theo đặc điểm có mức cao nhất của cá nhân đó [28].
* Mức 5 (Rất nặng, rất cần điều trị)
 Mọc răng trễ (ngoại trừ răng khôn) do chen chúc, sai chỗ, hiện diện
răng dư, răng sữa khơng rụng vì bất kỳ ngun nhân nào.
 Thiếu hơn một răng trên bất kỳ phần hàm nào, khoảng thiếu răng rộng
cần làm phục hình, địi hỏi phải được CHRM trước.
 Độ cắn chìa > 9 mm.
 Cắn ngược > 3,5 mm kèm khó khăn khi nhai và nói.
 Khe hở mơi, vịm khẩu và những dị thường sọ mặt khác.
 Răng sữa lún.
* Mức 4 (Nặng, cần điều trị)
 Thiếu một răng trên bất kì phần hàm nào, khoảng thiếu răng hẹp cần
đóng khoảng bằng CHRM trước phục hồi.


15

 Độ cắn chìa > 6 mm, nhưng ít hơn hay bằng 9 mm.
 Cắn ngược > 3,5 mm nhưng khơng khó khăn khi nhai hay nói.
 Cắn ngược > 1 mm nhưng < 3,5 mm kèm khó khăn khi nhai nói.
 Cắn ngược răng trước hay cắn chéo răng sau, với bất hài hịa > 2 mm
giữa vị trí lồng múi tối đa và vị trí tiếp xúc lui sau.
 Cắn chéo răng sau về phía lưỡi, khơng có tiếp xúc chức năng ở một

hay cả hai bên.
 Thay đổi vị trí răng > 4 mm.
 Cắn hở phía trước hay bên rất nặng > 4 mm.
 Cắn phủ tồn bộ với chấn thương nướu hay vịm khẩu.
 Răng mọc một phần, nghiêng, kẹt so với răng kế cận.
 Hiện diện các răng dư.
* Mức 3 (Trung bình, cần điều trị trung bình)
 Độ cắn chìa > 3,5 mm nhưng ≤ 6 mm và mơi khơng khép kín.
 Cắn ngược > 1 mm, nhưng nhỏ hơn hay bằng 3,5 mm.
 Cắn ngược răng trước hay cắn chéo răng sau với bất hài hịa giữa vị
trí lồng múi tối đa và tiếp xúc lui sau > 1 mm nhưng ít hơn hay bằng 2 mm.
 Thay đổi vị trí răng > 2mm, nhưng ít hơn hay bằng 4 mm.
 Cắn hở trước hay bên > 2 mm, nhưng ít hơn hay bằng 4 mm.
 Cắn phủ toàn bộ lên nướu hay mơ vịm khẩu, khơng chấn thương.
* Mức 2 (Nhẹ, ít cần điều trị)
 Độ cắn chìa > 3,5 mm nhưng ≤ 6 mm và mơi khép kín.
 Cắn ngược 0-1 mm.
 Cắn ngược răng trước hay cắn chéo răng sau, với bất hài hịa giữa vị
trí lồng múi tối đa và vị trí tiếp xúc lui sau ít hơn hay bằng 1 mm.
 Thay đổi vị trí răng > 1 mm, nhưng ít hơn hay bằng 2 mm.


×