Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

2645 Khảo Sát Một Số Yếu Tố Liên Quan Đến Sinh Con Thứ Ba Trở Lên Tại Quận Cái Răng Tp Cần Thơ Năm 2013.Pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.22 MB, 93 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢC CẦN THƠ

ĐỖ THỊ HÀ TRÂM

KHẢO SÁT MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN
SINH CON THỨ BA TRỞ LÊN
TẠI QUẬN CÁI RĂNG, THÀNH PHỐ CẦN THƠ
NĂM 2013

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN Y TẾ CÔNG CỘNG

CẦN THƠ – 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢC CẦN THƠ

ĐỖ THỊ HÀ TRÂM

KHẢO SÁT MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN
SINH CON THỨ BA TRỞ LÊN
TẠI QUẬN CÁI RĂNG, THÀNH PHỐ CẦN THƠ
NĂM 2013


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học
Ths.Bs. Dƣơng Phúc Lam

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN Y TẾ CÔNG CỘNG

CẦN THƠ – 2014


LỜI CÁM ƠN
Trong bốn năm học tập và quá trình nghiên cứu làm luận văn, tôi đã
nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, động viên và truyền đạt kiến thức của quý
Thầy, Cô giảng viên trường Đại học Y dược Cần Thơ.
Trước hết tôi xin trân trọng cám ơn:
- Ban giám hiệu trường Đại học Y dược Cần Thơ.
- Trạm y tế các phường thuộc quận Cái Răng: phường Hưng Phú,
phường Hưng Thạnh, phường Ba Láng.
- Khoa Y tế công cộng, trường Đại học Y dược Cần Thơ.
- Thư viện trường Đại học Y dược Cần Thơ.
Và các bộ môn, khoa phòng liên quan của trường Đại học Y dược Cần
Thơ đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và thực hiện
luận văn này. Đặc biệt, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới:
Th.S Dương Phúc Lam, người thầy đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tơi
trong q trình nghiên cứu và hồn thành luận văn.
Xin chân thành cám ơn:
Trạm y tế các phường thuộc quận Cái Răng: phường Hưng Phú, phường
Hưng Thạnh, phường Ba Láng đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong q trình
điều tra, thu thập thơng tin số liệu để hồn thành luận văn.
Xin dành những tình cảm sâu sắc đến những người thân trong gia đình
đã cho tơi những tình u thương, nguồn động viên và khích lệ tơi trong suốt
bốn năm học tập và hồn thành luận văn này.


Đỗ Thị Hà Trâm


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn này là trung thực và chưa có ai cơng bố trong
cơng trình nào khác.
Tơi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan trên.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Đỗ Thị Hà Trâm


CHỮ VIẾT TẮT

BYT:

Bộ Y tế

BPTT:

Biện pháp tránh thai

BCS:

Bao cao su

DS-KHHGĐ:


Dân số- kế hoạch hóa gia đình

DCTC:

Dụng cụ tử cung

KHH:

Kế hoạch hóa

KHHGĐ:

Kế hoạch hóa gia đình

NXB:

Nhà xuất bản

SKSS:

Sức khỏe sinh sản

TP:

Thành phố

TT:

Thuốc tiêm tránh thai


TUTT:

Thuốc uống tránh thai

TTg:

Thủ tướng chính phủ

UBND:

Uỷ ban nhân dân

UBDS,GĐ&TE:

Ủy ban Dân số, Gia đình & Trẻ em

TH:

Tiểu học

THCS:

Trung học cơ sở

THPT:

Trung học phổ thông

TC, CĐ, ĐH:


Trung cấp, cao đẳng, đại học

TB:

Trung bình

SD BPTT:

Sử dụng biện pháp tránh thai

KXĐTG:

Không xác định thời gian


MỤC LỤC

Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ .............................................................................................. 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................ 3
1.1. Đặc điểm địa lý- kinh tế- xã hội quận Cái Răng- TP. Cần Thơ..... 3
1.2. Tình hình dân số và KHHGĐ ........................................................ 4
1.3. Các chỉ tiêu đánh giá công tác dân số- KHHGĐ ......................... 14
Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......... 19
2.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................. 19
2.2. Thời gian nghiên cứu ................................................................... 19
2.3. Phương pháp nghiên cứu.............................................................. 19
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................... 29
3.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu ................................. 29
3.2. Tình hình sinh con thứ 3 trở lên ................................................... 30

3.3. Tình hình thực hiện các BPTT ..................................................... 36
3.4. Các yếu tố liên quan đến sinh con thứ 3 trở lên ........................... 37
Chƣơng 4: BÀN LUẬN ............................................................................. 44
4.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu ................................. 44
4.2. Tình hình sinh con thứ 3 trở lên ................................................... 45
4.3. Các yếu tố liên quan đến sinh con thứ 3 trở lên ........................... 49
KẾT LUẬN ................................................................................................ 58
KIẾN NGHỊ ............................................................................................... 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng

Tên bảng

Trang

3.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu ........................................ 29
3.2. Phân bố các lý do sinh con thứ 3 trở lên ............................................. 32
3.3. Phân bố tỷ lệ có con thứ 3 trở lên theo lý do muốn nhiều con ........... 32
3.4. Phân bố tỷ lệ có con thứ 3 trở lên do vỡ kế hoạch theo BPTT ........... 33
3.5

Phân bố nguyện vọng sinh con của đối tượng nghiên cứu ................. 33

3.6. Phân bố tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên theo nguyện vọng sinh con ........ 34
3.7. Phân bố số con mong muốn của đối tượng nghiên cứu ...................... 34
3.8. Phân bố tỷ lệ sinh con thứ ba trở lên theo số con mong muốn ........... 35

3.9. Phân bố tâm lý phải có con trai của đối tượng nghiên cứu................. 35
3.10. Phân bố tỷ lệ sinh con thứ ba trở lên theo tâm lý phải có con trai ...... 35
3.11. Phân bố sự hiểu biết về từng BPTT .................................................... 36
3.12. Phân bố sự sử dụng các BPTT hiện đại .............................................. 37
3.13. Phân bố tỷ lệ có con thứ 3 trở lên theo nhóm tuổi của bà mẹ ............. 37
3.14. Phân bố tỷ lệ có con thứ 3 trở lên theo nhóm tuổi kết hơn ................. 38
3.15. Phân bố tỷ lệ có con thứ 3 trở lên theo học vấn .................................. 38
3.16. Phân bố tỷ lệ có con thứ 3 trở lên theo nghề nghiệp ........................... 39
3.17. Phân bố tỷ lệ có con thứ 3 trở lên theo học vấn của chồng ................ 39
3.18. Phân bố tỷ lệ có con thứ 3 trở lên theo nghề nghiệp chồng ................ 40
3.19. Phân bố tỷ lệ có con thứ 3 trở lên theo tôn giáo ................................. 40
3.20. Phân bố tỷ lệ có con thứ 3 trở lên theo các thế hệ .............................. 41
3.21. Phân bố liên quan kinh tế gia đình với sinh con thứ 3 trở lên ............ 41
3.22. Liên quan giữa kiến thức BPTT hiên đại với sinh con thứ 3 trở lên .. 42
3.23. Liên quan giữa thái độ sử dụng BPTT với sinh con thứ 3 trở lên ...... 42
3.24. Liên quan giữa hành vi tránh thai với sinh con thứ 3 trở lên ............. 43


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ

Tên biểu đồ

Trang

3.1. Phân bố tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên .................................................... 29
3.2. Phân bố số con của đối tượng nghiên cứu .......................................... 30
3.3. Phân bố đặc điểm của việc sinh con thứ 3 trở lên............................... 31
3.4


Phân bố lý do khơng thích sử dụng BPTT liên tục ............................. 36


1

ĐẶT VẤN ĐỀ:
Hoạt động sản xuất ra của cải vật chất là nhân tố quyết định sự tồn tại
và phát triển của xã hội lồi người [5]. Trong đó con người là nguồn nhân lực
đóng vai trị quyết định đối với sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất
nước. Mặt khác, con người lại gắn với tình hình biến đổi dân số cho nên việc
đảm bảo dân số ổn định là một trong những yếu tố quyết định sự phát triển
bền vững của đất nước, cải thiện chất lượng cuộc sống của mỗi con người,
của gia đình và của cộng đồng, góp phần đáng kể vào việc nâng cao chất
lượng dân số để có cuộc sống ấm no, hanh phúc [9]. Đây là yêu cầu đặt ra đối
với các dân tộc và các quốc gia trên toàn thế giới.
Việt Nam là một nước sớm nhận thức được nguy cơ của vấn đề gia
tăng dân số quá nhanh và đã bắt đầu thực hiện chương trình Kế hoạch hóa gia
đình từ khi có Quyết định số 216/CP ngày 26/12/1961 của Chính phủ về việc
sinh đẻ có hướng dẫn cho nhân dân, “khuyến khích việc điều hịa sinh đẻ” [1].
Đến nay chính sách Dân số- Kế hoạch hóa gia đình ngày càng hoàn thiện,
nhất là khi triển khai thực hiện Nghị quyết TW 4- khóa VII của Đảng: “Cơng
tác Dân số- Kế hoạch hóa gia đình là một bộ phận quan trọng của chiến lược
phát triển đất nước, là một trong những vấn đề kinh tế- xã hội hàng đầu của
nước ta, một yếu tố cơ bản để nâng cao chất lượng cuộc sống của từng người,
từng gia đình và của tồn xã hội” [2]. Tuy nhiên, việc thực hiện chính sách
Dân số- Kế hoạch hóa gia đình là vấn đề rất quan trọng, nhạy cảm, thích ứng
theo từng thời kỳ với những văn bản chỉ đạo thích hợp.
Theo báo cáo của ngành Dân số- Kế hoạch hóa gia đình tại hội thảo các
chuyên đề Dân số - Kế hoạch hoá gia đình năm 2012 của Tổng cục Dân sốKế hoạch hóa gia đình, số trẻ sinh ra trong 5 tháng đầu năm 2012 tăng 13,5%.
Trong khi đó, việc thực hiện các biện pháp tránh thai lại giảm đi so với cùng



2

kỳ năm ngối: số đặt vịng tránh thai giảm 5,8%; số triệt sản giảm 6%. Tỉ số
giới tính khi sinh tăng từ 111,9% lên 113% chỉ sau 5 tháng [24]. Tuy nhiên,
trong 5 tháng đầu năm 2012, số trẻ sinh ra là con thứ ba trở lên là 19,2%, tăng
so với cùng kỳ năm 2011 là [8]. Nhận xét rằng, tình hình sinh con thứ 3 trở
lên ở những năm gần đây chưa thật sự ổn định. Chính vì vậy, số liệu liên quan
đến tỷ lệ phụ nữ sinh con thứ ba trở lên hàng năm là mối quan tâm lớn của các
cơ quan truyền thông dân số và kế hoạch hóa gia đình. [4].
Trong 10 năm thực hiện Pháp lệnh Dân số, Thành ủy, Hội đồng nhân
dân. Ủy ban nhân dân Thành phố Cần Thơ đã ban hành nhiều chủ trương,
chính sách quan trọng nhằm thực hiện có hiệu quả Pháp lệnh Dân số. Tỷ suất
sinh thô năm 2012 là 13,9%o [22]. Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên năm 2012 tính
đến thời gian ngày 1/4/2012 là 8,24% tăng so với cùng kỳ năm 2011 là 7,9%,
[34], [30]. Tỷ lệ phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ áp dụng biện pháp tránh thai
hiện đại năm 2012 là 84,04% [22]. Số con trung bình của phụ nữ là 1,58 con
năm 2012 [22]. Tốc độ gia tăng dân số về cơ bản đã được kiểm soát và khống
chế tuy nhiên cũng cần những giải pháp để thực hiện có hiệu quả lâu dài, ổn
định về chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình [22]. Vả lại, nhận xét được
rằng, xu hướng giảm tỷ lệ sinh con thứ ba của phụ nữ đã góp phần quan trọng
vào việc giảm tỷ lệ sinh con thứ ba của cả nước, tạo cơ hội ổn định dân số,
giảm bớt gánh nặng phụ thuộc trẻ, tạo thời cơ thuận lợi cho Việt Nam thực
hiện các mục tiêu phát triển kinh tế bền vững và chất lượng.
Xuất phát từ những đặc điểm trên, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài:
“Khảo sát một số yếu tố liên quan đến sinh con thứ ba trở lên tại Quận
Cái Răng Thành phố Cần Thơ năm 2013” với hai mục tiêu cụ thể như sau:
1. Xác định tỷ lệ sinh con thứ ba trở lên của phụ nữ trong độ tuổi sinh
đẻ có chồng tại Quận Cái Răng- TP. Cần Thơ.

2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến tỷ lệ sinh con thứ ba trở lên.


3

Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Đặc điểm địa lý- kinh tế- văn hóa- xã hội quận Cái Răng- TP. Cần
Thơ
Quận Cái Răng là một đơn vị hành chính trực thuộc thành phố Cần
Thơ, được thành lập theo Nghị định số 05/2004/NĐ-CP ngày 2 tháng 1 năm
2004 của Chính phủ, gồm 7 đơn vị hành chính cấp phường: Lê Bình, Ba
Láng, Thường Thạnh, Hưng Phú, Hưng Thạnh, Tân Phú và Phú Thứ [11].
Quận Cái Răng là đơn vị "Cửa ngõ" của thành phố Cần Thơ, vị trí và
tầm vóc của quận Cái Răng đã được xác định là vùng phát triển kinh tế trọng
điểm của thành phố Cần Thơ trong tương lai. Nên ngay đầu năm mới thành
lập quận Cái Răng đã tập trung phát huy nội lực; nêu cao ý chí tự lực tự
cường; tư duy sáng tạo, đầu tư đúng mức cho xây dựng cơ sở hạ tầng phát
triển kinh tế, chủ động giải quyết các vấn đề xã hội. Đặc biệt vai trò lãnh đạo
nhất quán là yếu tố "khơi nguồn" động lực để Cái Răng vươn lên hoàn thành
sớm các chỉ tiêu kinh tế xã hội [11].
Quận ở phía Đơng Nam của thành phố Cần Thơ; Bắc giáp quận Ninh
Kiều, ranh giới là sông Cần Thơ; Nam giáp huyện Châu Thành của tỉnh Hậu
Giang; Tây giáp huyện Phong Điền và một phần của huyện Châu Thành A,
tỉnh Hậu Giang; Đông giáp sông Hậu, ngăn cách với tỉnh Vĩnh Long [11],
[10].Quận cách thành phố Cần Thơ 5km về phía Nam, có quốc lộ đi qua, với
diện tích tự nhiên 6.253,43 ha [10], dân số là 77.918 người với 22.728 hộ dân
[11]. Thu nhập bình quân đầu người (theo giá hiện hành) đạt 42 triệu
đồng/người/năm [3]. Ngoài ra quận Cái Răng cịn có các khu cơng nghiệp
Hưng Phú I, II, khu dân cư mới Nam sông Cần Thơ, khu chế biến dầu thực

vật Cái Lân, Cảng biển Cái Cui và nơi đây có cầu Cần Thơ đi qua, mở ra một


4

vùng kinh tế đầy năng động, được sự quan tâm của lãnh đạo Thành uỷ,
UBND, các sở, ban ngành thành phố, các phường và đặc biệt là nhân dân
trong toàn quận, có truyền thống cách mạng lâu đời, cần cù trong lao động và
sản xuất, thông minh sáng tạo, tiềm năng kinh tế rất dồi dào đó chính là
những nhân tố tích cực đẩy nhanh tiến trình CNH-HĐH, tạo thêm tiền đề cho
quận Cái Răng vững bước tiến lên [11].
Lĩnh vực văn hóa - xã hội có nhiều chuyển biến tích cực, cơng tác bảo
đảm an sinh xã hội được quan tâm đúng mức, gia đình chính sách, hộ nghèo,
cận nghèo có hồn cảnh khó khăn cơ bản được giải quyết về nhà ở; giải quyết
việc làm đạt kế họach đề ra (giải quyết việc làm 5.000 lao động; tỷ lệ lao động
qua đào tạo nghề 43%, giảm 1% tỷ lệ hộ nghèo). Cơng tác chăm sóc sức khỏe
đảm bảo chất lượng khám và điều trị; xây dựng bệnh viện đa khoa quận Cái
Răng đạt 50 giường, 7/7 trạm y tế đạt 10 tiêu chuẩn quốc gia về y tế; vận
động các gia đình trong tồn quận khơng sinh con thứ ba [12].
1.2. Tình hình thực hiện kế hoạch hóa gia đình trên thế giới và trong
nƣớc:
1.2.1. Tình hình Dân số- Kế hoạch hóa gia đình trên thế giới và khu vực:
Theo báo cáo của Quỹ Dân số Liên hiệp quốc (UNFPA), tính đến cuối
thế kỷ XX, dân số thế giới đã vượt qua ngưỡng 6 tỉ người, đạt 6,616 tỉ người
vào năm 2007. Tỷ lệ gia tăng dân số hàng năm trên thế giới là 1,2%, giảm
0,8% so với những năm thập kỷ 60 của thế kỷ XX. Chỉ trong vòng 12 năm
(1987- 1999), thế giới đã tăng thêm 1 tỉ người, là giai đoạn ngắn nhất trong
lịch sử lồi người để có thêm 1 tỉ và 1 tỉ tiếp theo sẽ đạt được sau 13 năm.
Theo dự báo, dân số thế giới sẽ tăng thêm 2,6 tỉ trong vòng 45 năm tới, tức
đến năm 2050 dân số thế giới sẽ đạt 9,1 tỉ người và sẽ ổn định ở quy mô này

[38].


5

Theo thống kê của Liên hiệp quốc, trong giai đoạn 2000- 2005 hằng
năm dân số thế giới tăng thêm khoảng 76 triệu người, trong đó 6 nước có số
dân tăng thêm chiếm 45% là Ấn Độ (số dân tăng thêm chiếm 22%), Trung
Quốc (11%), Pa-ki-xtan, Ni-gie-ri-a, Mỹ, Băng-la-đét (mỗi nước tăng 4%).
Ngồi ra, 16 nước khác có dân số tăng thêm chiếm 25%. Trong đó, In-đo-nêxi-a (số dân tăng hàng năm 2,7 triệu), Băng-la-đét (2,6 triệu), Braxin (2,5
triệu), Ê-ti-ô-pi-a (1,8 triệu), Cộng hịa Cơng-gơ (1,5 triệu), Philipin (1,5
triệu), Mê-hi-cơ (1,4 triệu), Ai cập (1,3 triệu), Áp-ga-ni-xtan (1,2 triệu), Việt
Nam (1,1 triệu), Thổ Nhĩ Kỳ (1 triệu), U-gan-đa (0,9 triệu), I-rắc (0,7 triệu),
Kê-ni-a (0,7 triệu). Trong khi nhiều nước, đặc biệt là Châu Phi và Châu Á tiếp
tục gia tăng trong 2 thập niên tới [38].
Hiện nay, dân số thế giới tăng lên 7,06 tỷ người vào giữa năm 2012 sau
khi vượt mốc 7 tỷ vào năm 2011[13], [31], vấn đề ưu tiên lựa chọn là
KHHGĐ ở các nước đang phát triển, giảm mức sinh là yếu tố quyết định hàng
đầu của việc thực hiện công tác dân số mà TFR là mục tiêu chủ yếu của chính
sách dân số. Mặc dù, TFR giảm dần nhưng sự tăng lên hàng năm đối với dân
số của các nước đang phát triển còn lớn [36].
Tại Châu Á, với tổng dân số hiện tại 4,3 tỷ người và sẽ tăng thêm 1 tỷ
vào năm 2050. Gia tăng dân số tương lai của châu Á chủ yếu tùy thuộc vào
những diễn biến ở Trung Quốc và Ấn Độ, hai nước chiếm tới 60% tổng dân
số của toàn châu lục. Tại Ấn Độ, các xu hướng sinh tại các bang đông dân
nhất ở miền bắc chưa rõ ràng. TFR ở các bang này là 3,5, cao hơn các bang
miền nam. TFR của châu Á hiện này 2,2 (là 2,5 nếu khơng tính Trung Quốc).
47% phụ nữ châu Á không sử dụng phương tiện tránh thai hiện đại (khơng
tính Trung Quốc). Một số nước phát triển như Nhật Bản, Singapore, Hàn
Quốc và Đài Loan có TFR là 1,4 hoặc thấp hơn. Ở Nhật, 24% dân số từ 65



6

tuổi trở lên, con số này chắc chắn sẽ tăng. Cho đến nay các nỗ lực của chính
phủ Nhật nhằm nâng cao mức sinh đều khơng thành cơng [15].
1.2.2. Tình hình Dân số- Kế hoạch hóa gia đình tại Việt Nam:
1.2.2.1. Sơ lƣợc các chủ trƣơng, chính sách Dân số & KHHGĐ
Nhận thức được ý nghĩa của việc kiểm soát sự gia tăng dân số phù hợp
sẽ góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội bền vững, cải thiện cuộc sống của
nhân dân và tăng phúc lợi gia đình.
Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ III đã có ghi “khuyến khích việc điều
hồ sinh đẻ” và Chính phủ Việt Nam cụ thể hóa thành Quyết định số 216/CP
ngày 26/12/1961 về việc sinh đẻ có hướng dẫn.
Trãi qua hơn 47 năm triển khai thực hiện chương trình Dân số - Kế
hoạch hóa gia đình của Việt Nam, khơng ngừng bổ sung, hoàn thiện nhằm
giảm tốc độ gia tăng quy mô dân số, phân bổ lại dân cư đến nay chương trình
này có thể được chia thành các thời kỳ như sau [36]
* Thời kỳ từ năm 1961 -1975: Những nỗ lực ban đầu
Giai đoạn này do sự hạn chế về sự hiểu biết các biện pháp tránh thai
nên việc tuyên truyền vận động cộng đồng sử dụng các biện pháp tránh thai
còn chủ yếu tập trung vào biện pháp đặt dụng cụ tử cung (còn gọi là vòng
tránh thai) được Nhà nước cấp tồn bộ, cịn bao cao su và triệt sản nữ có
tuyên truyền nhưng tỷ lệ dùng thấp.
Mục tiêu của cuộc vận động này là hướng tới quy mơ gia đình 3 con.
Thơng qua: Nghị quyết Đại hội Đảng tồn quốc lần thứ III khố III; Quyết
định số 216/CP ngày 26/12/1961 của Hội đồng Chính phủ về sinh đẻ có
hướng dẫn; Chỉ thị số 99/TTg ngày 16/10/1963 của Thủ tướng Chính phủ về
cơng tác hướng dẫn sinh đẻ; Quyết định số 94/CP ngày 13/5/1970 của Hội
đồng Chính phủ về cuộc vận động sinh đẻ có kế hoạch [36], [25].



7

* Thời kỳ từ năm 1975 -1984: Phong trào mở rộng trên tồn quốc
Cơng tác Dân số - KHHGĐ được triển khai trên phạm vi rộng cả nước
và là thời kỳ nêu ra sự cần thiết phải có nhiều biện pháp tránh thai khác nhau
để đáp ứng nhu cầu cho người sử dụng, phù hợp với từng người, từng vùng
nhưng thực tế dụng cụ tử cung vẫn đứng hàng đầu, tiếp theo là bao cao su và
đình sản nữ. Xu hướng của thời kỳ nầy là đẩy mạnh hơn nữa cuộc vận động
sinh đẻ có kế hoạch trên phạm vi rộng hơn, thông qua: Chỉ thị số 265/HĐBT
ngày 19/10/1978 của Hội đồng Bộ trưởng về đẩy mạnh cuộc vận động sinh đẻ
có kế hoạch trong phạm vi cả nước; Chỉ thị số 29/HĐBT ngày 12/8/1981 của
Hội đồng Bộ trưởng về đẩy mạnh cuộc vận động sinh đẻ có kế hoạch 5 năm
(1981-1985) [36].
Tại Đại hội Đảng tồn quốc khóa IV năm 1976 với mục tiêu
được xác định cụ thể là hạ thấp tỷ lệ phát triển dân số xuống còn 1,7%, và
được nhắc lại tại Đại hội Đảng khóa V năm 1981 với chỉ tiêu vận động đẻ ít
(từ 2-3 con), đẻ muộn (từ 22 tuổi trở lên), đẻ thưa (cách nhau từ 3-5 năm),
tiếp tục đa dạng hóa các biện pháp tránh thai [36].
* Thời kỳ từ năm 1985 - 2000: Sự chuyển biến toàn diện
Mục tiêu tổng quát của chính sách dân số là: “Thực hiện gia đình ít con,
khỏe mạnh, tạo điều kiện để có cuộc sống ấm no, hạnh phúc” và mục tiêu cụ
thể là “Mỗi gia đình chỉ có 1 hoặc 2 con; để tới năm 2015 bình qn trong
tồn xã hội, mỗi gia đình (một cặp vợ chồng) có hai con nhằm tập trung mọi
nổ lực tạo chuyển biến rõ rệt ngay trong thập kỷ 90 này [20], [25].
* Thời kỳ từ năm 2001-2011: Tiếp nối những thành cơng
Mục tiêu tổng qt của chính sách dân số là: Thực hiện gia đình ít con,
khoẻ mạnh, tiến tới ổn định qui mô dân số ở mức hợp lý để có cuộc sống ấm
no, hạnh phúc, nâng cao chất lượng dân số, phát triển nguồn nhân lực chất



8

lượng cao đáp ứng nhu cầu cơng nghiệp hố, hiện đại hố, góp phần vào sự
phát triển nhanh và bền vững của đất nước [36].
Mục tiêu cụ thể: Duy trì mức sinh thay thế và phấn đấu đạt chỉ số phát
triển con người (HDI) ở mức trung bình tiên tiến thế giới vào năm 2010.
Thông qua: Quyết định số 147/2000/QĐ-TTg về chiến lược Dân số Việt Nam
giai đoạn 2001 - 2010; Chỉ thị số 10/2001/CT - TTg, Đại hội Đảng lần thứ IX
đã định hướng cơ bản về chính sách dân số; Nghị định số 94/2002/NĐ-CP
ngày 11/11/2002 quy định về UBDS, GĐ & TE; Pháp lệnh dân số
06/2003/PL-UBTVQH ngày 9/1/2003 [39]; Nghị định số 12/2003/NĐ-CP
ngày 12/2/2003 của Chính phủ về sinh con theo phương pháp khoa học; Nghị
định 104/2003/NĐ-CP ngày 16/9/2003 hướng dẫn thi hành một số điều của
Pháp lệnh Dân số...[36]
*Giai đoạn 2011-2015:
- Kiên trì thực hiện gia đình ít con khoẻ mạnh, chủ động điều chỉnh
mức sinh phù hợp với từng vùng, miền nhằm duy trì tổng tỷ suất sinh bình
qn trong tồn quốc ở mức 1,9 con vào năm 2015 [27].
- Nâng cao chất lượng dân số, tập trung triển khai các loại hình dịch vụ
tư vấn và kiểm tra sức khỏe tiền hôn nhân; sàng lọc trước sinh, sơ sinh. Thí
điểm các mơ hình chăm sóc người cao tuổi tại cộng đồng. Xây dựng cơ sở vật
chất và mạng lưới tổ chức để thực hiện các dịch vụ này.
- Đấy mạnh thực hiện các biện pháp để hạn chế đà tăng của tỷ số giới
tính khi sinh.
- Thực hiện tồn diện các nội dung chăm sóc sức khoẻ sinh sản. Tập
trung mọi nỗ lực để tăng cường khả năng tiếp cận và nâng cao chất lượng
dịch vụ CSSKSS, tăng cường gắn kết các dịch vụ KHHGĐ với chăm sóc sức
khoẻ bà mẹ và trẻ em, chú trọng vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn và vùng

biển, đảo và ven biển.


9

- Đẩy mạnh các hoạt động truyền thông, giáo dục chuyển đổi hành vi,
duy trì bền vững các hành vi lành mạnh về SKSS, SKTD.
- Thực hiện các biện pháp để các ngành, các cấp khai thác, sử dụng dữ
liệu điện tử chuyên ngành vào hoạch định chính sách và lập kế hoạch phát
triển [18].
* Giai đoạn 2016-2020:
- Trên cơ sở đánh giá tình hình thực hiện giai đoạn 2011-2015, điều
chỉnh chính sách phù hợp, triển khai tồn diện các giải pháp, nhiệm vụ.
- Tập trung triển khai các hoạt động can thiệp nâng cao chất lượng dân
số, chăm sóc tồn diện sức khoẻ sinh sản, chăm sóc người cao tuổi.
- Duy trì và phát huy các biện pháp có hiệu quả kiểm sốt và giảm tỷ số
giới tính khi sinh.
- Đẩy mạnh khai thác, sử dụng dữ liệu điện tử về DS-KHHGĐ vào
cơng tác kế hoạch hố, quản lý hành chính và cung cấp dịch vụ cơng [18].
1.2.2.2. Tình hình Dân số & Kế hoạch hóa gia đình ở nƣớc ta
Dân số Việt Nam năm 2010 là 87 triệu người, ít hơn 2 triệu người so
với mục tiêu đặt ra trong Chiến lược Dân số 2001-2010 [27]; năm 2011 là
87,84 triệu người, năm 2012 là 88,78 triệu người [33], ước năm 2013 là 89,57
và dự kiến dân số năm 2015 là 91,3 triệu người, đạt mục tiêu đề ra dưới 93
triệu người.
Tốc độ tăng dân số bình quân năm thời kỳ 2011-2013 là 1,05%, dự kiến
đến năm 2015 khoảng 1% đạt mục tiêu đề ra.
Tổng tỷ suất sinh giảm 2,03 con (1/4/2009) xuống còn 2,01 con
(1/4/2010), 1,99 con (1/4/2011) [29], 2,05 con (1/4/2012) [33], ước năm 2013
là 2,02 con [23], đạt mục tiêu duy trì mức sinh thay thế. Dự kiến đến năm

2015 là 1,9 con đạt mục tiêu đề ra [23], [37].


10

Năm 2011 có 29/63 tỉnh, thành phố chưa đạt mức sinh thay thế, năm
2012 còn 26/63 tỉnh, thành phố, ước năm 2013 là 23/63 tỉnh, thành phố dự
kiến đến năm 2015 chỉ còn 17/63 tỉnh, thành phố, đạt mục tiêu đề ra [23].
Tỷ suất sinh thô giảm từ 17,6‰ (1/4/2009), xuống 17,1‰ (1/4/2010),
xuống 16,6‰ (1/4/2011), 16,9‰ (1/4/2012), ước năm 2013 là 16,8‰. Mức
giảm tỷ lệ sinh trong 2 năm 2011-2012 là 0,2‰, bình quân mỗi năm giảm
0,1‰. Dự kiến đến năm 2015 là 16,6‰ đạt mục tiêu mức giảm tỷ lệ sinh bình
quân là 0,1‰ [23].
Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên có xu hướng giảm nhanh, từ 16,1%
(1/4/2009) [35], xuống 15,1% (1/4/2010), xuống 14,7% (1/4/2011) và đạt
14,2% (1/4/2012).
Tỷ lệ sử dụng biện pháp tránh thai (BPTT) của cặp vợ chồng trong độ
tuổi sinh đẻ tiếp tục ở mức cao 78,0% (1/4/2010), 78,2% (1/4/2011),
76,2%(1/4/2012). Tỷ lệ sử dụng BPTT hiện đại tiếp tục tăng từ 67,5%
(1/4/2010), tăng lên 68,6% (1/4/2011), xuống còn 66,6% (1/4/2012), ước
năm 2013 là 69%, chưa đạt mục tiêu đề ra của năm 2012. Dự kiến đến năm
2015 sẽ đạt 71% đạt mục tiêu đề ra.
Tỷ số giới tính khi sinh (số bé trai/100 số bé gái) tiếp tục tăng từ 110,5
(1/4/2009) lên 111,2 (1/4/2010), lên 111,9 (1/4/2011) và 112,3 (1/4/2012),
ước năm 2013 là 112,6. Song tốc độ tăng tỷ số giới tính khi sinh giảm, giai
đoạn 2006-2008 tốc độ tăng là 1,15 điểm/năm, giai đoạn 2008-2010 là 0,7
điểm/năm, giai đoạn 2010-2012 là 0,4 điểm/năm. Đạt mục tiêu khống chế tốc
độ tăng nhanh tỷ số giới tính khi sinh. Dự kiến năm 2005 tỷ số giới tính khi
sinh khoảng 113, đạt mục tiều đề ra.
Tuy nhiên, nhiều địa phương chưa đạt mức sinh thay thế, thậm chí cịn

ở mức cao. Mức sinh cịn biến động khó lường.


11

Năm 2011 có 29/63 tỉnh, thành phố chưa đạt mức sinh thay thế, đến
năm 2012 còn 26/63 tỉnh, thành phố chưa đạt mức sinh thay thế tập trung vào
Tây Nguyên, Bắc trung bộ và duyên hải miền Trung và Trung du miền núi
phía bắc. Một số tỉnh có mức sinh còn cao, như 3,16 con (Kon Tum), 2,78 con
(Hà Giang)… Một số tỉnh có mức sinh đã tăng trở lại sau khi đạt mức sinh
thay thế trước năm 2009 như Thanh Hóa tăng từ 1,89 con (14/2009) tăng lên
2,22 con (1/4/2012), Ninh Bình từ 2,04 con tăng lên 2,66 con, Bắc Kạn từ
1,84 con tăng lên 2,30 con [23].
1.2.2.3. Tình hình sinh con thứ 3 trở lên ở nƣớc ta
Trong năm thập kỷ qua, Việt Nam thực thi chính sách giảm sinh thơng
qua chương trình dân số, chăm sóc sức khỏe sinh sản bao gồm cả kế hoạch
hóa gia đình. Quy mơ gia đình nhỏ đang được khuyến khích. Cùng với việc
cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình, rất
nhiều các hoạt động tuyên truyền vận động, truyền thông chuyển đổi hành vi
được tổ chức nhằm trang bị các kiến thức và khuyến khích các cặp vợ chồng
thực hiện mục tiêu kế hoạch hóa gia đình. Chính vì vậy, số liệu liên quan đến
tỷ lệ phụ nữ sinh con thứ ba trở lên hàng năm là mối quan tâm lớn của các cơ
quan truyền thơng dân số và kế hoạch hóa gia đình [4].
Tỷ lệ phụ nữ 15 - 49 tuổi sinh con thứ ba trở lên ở Việt Nam từ năm
2005 đến năm 2009 chia theo thành thị và nông thôn [4]. Số liệu cho thấy,
trong thời gian qua tỷ lệ phụ nữ sinh con thứ ba trở lên trên phạm vi cả nước
giảm từ 20,8% năm 2005 xuống còn 16,1% năm 2009 xuống 15,1%
(1/4/2010), xuống 14,7% (1/4/2011) và đạt 14,2% năm 2012 [23], [30], [26],
[35]. Tỷ lệ phụ nữ thôi không sinh thêm con sau khi có từ 1 đến 2 con ở cả
khu vực thành thị và nông thôn đều tăng lên, đặc biệt ở khu vực thành thị góp

phần tích cực làm giảm mức sinh ở Việt Nam. Xu hướng này giúp Việt Nam
có cơ hội ổn định dân số, giảm bớt gánh nặng phụ thuộc, tạo thời cơ thuận lợi


12

cho Việt Nam thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế bền vững và chất
lượng [4].
Có sự khác biệt về tỷ lệ phụ nữ sinh con thứ ba trở lên theo vùng địa lý.
Những vùng có tỷ lệ phụ nữ sinh con thứ 3 thấp là Đông Nam Bộ (10,9%),
Đồng bằng sông Cửu Long (12,4%) và Đồng bằng sông Hồng (13,2%). Tỷ lệ
này cao nhất là ở Tây Nguyên (27,4%), Bắc Trung bộ và Duyên hải miền
Trung (21,1%). Có thể rút ra được quy luật đó là ở những nơi có trình độ phát
triển cao thì tỷ lệ phụ nữ sinh con thứ ba càng thấp, và ngược lại ở những nơi
xa xơi, hẻo lánh, cuộc sống cịn có nhiều khó khăn thì tỷ lệ phụ nữ sinh con
thứ 3 càng cao [4].
Trong những năm qua tỷ lệ phụ nữ sinh con thứ ba có xu hướng giảm
trên tất cả các vùng địa lý, riêng vùng Trung du và miền núi phía Bắc (Đơng
Bắc và Tây Bắc) và Tây Ngun là có chiều hướng gia tăng. Vì thế, trong thời
gian tới Việt Nam cần tập trung giải quyết tình trạng phụ nữ sinh con thứ ba ở
những khu vực này, đồng thời tiếp tục duy trì xu hướng giảm sinh trên các
vùng địa lý khác để đạt được sự giảm bền vững tỷ lệ phụ nữ sinh con thứ ba
[4].
Tỷ lệ phụ nữ sinh con thứ ba trở lên có liên quan chặt chẽ với trình độ
học vấn của phụ nữ. Theo số liệu điều tra năm 2007, tỷ lệ phụ nữ sinh con thứ
ba trở lên trong số phụ nữ chưa đi học tới 43,1%, giảm xuống còn 28,1% đối
với phụ nữ chưa tốt nghiệp tiểu học, 19,4% đối với phụ nữ tốt nghiệp tiểu
học, 15,3% đối với phụ nữ tốt nghiệp trung học cơ sở và chỉ cịn 4,5% đối với
phụ nữ có trình độ học vấn trung học phổ thông trở lên [4].
Như vậy, người phụ nữ có trình độ càng cao thì tỷ lệ sinh con thứ ba

càng thấp. Học vấn cao nên họ nhận thức được rằng con cái sinh ra phải được
chăm sóc và nuôi dạy cho tốt nên tất yếu họ không có nhu cầu sinh nhiều con.
Thêm vào đó, có thể do khả năng nhận thức và sử dụng các biện pháp tránh


13

thai hiệu quả hơn ở những người có trình độ học vấn cao nên tỷ lệ sinh con
thứ ba ở những nhóm người này là thấp hơn so với những nhóm người khơng
có trình độ học vấn. Bởi vậy, muốn thay đổi hành vi sinh con nhiều, chương
trình kế hoạch hóa gia đình cần tập trung tun truyền cho các phụ nữ có trình
độ học vấn thấp. Đây cũng thường là những người có thu nhập thấp, sống tại
nơng thơn, miền núi, vùng sâu, vùng xa. Vì thế, hình thức tuyên truyền và
kênh tuyên truyền cần thiết kế thích hợp với nhóm đối tượng này [4].
Có thể nhận thấy, Việt Nam đã rất nỗ lực trong việc vận động cặp vợ
chồng không sinh con thứ ba. Việt Nam đã đạt được thành tựu trong việc
giảm tốc độ gia tăng dâm số, tuy nhiên vẫn cịn tình trạng các cặp vợ chồng
sinh con thứ ba, đặc biệt ở một số vùng tỷ lệ các cặp vợ chồng sinh con thứ ba
lại có chiều hướng gia tăng. Nhiều nguyên nhân liên quan đến cơng tác dân số
kế hoạch hóa gia đình ở địa phương như: có sự thỏa mãn với những thành tích
đạt được; có sự bng lỏng lãnh đạo, chỉ đạo công tác dân số; hệ thống tổ
chức bộ máy làm cơng tác dân số kế hoạch hóa chưa đủ mạnh và quá tải về
công việc; việc tuyên truyền, giáo dục, cung cấp dịch vụ và xây dựng chính
sách, chế độ cịn nhiều bất cập...[4].
1.2.3. Tình hình Dân số- Kế hoạch hóa gia đình và sinh con thứ ba tại
Cần Thơ
1.2.3.1. Tình hình chung
Cần Thơ là thành phố trực thuộc Trung ương, nằm ở vị trí trung tâm
của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Vốn được mệnh danh là Tây Đô – Thủ
phủ của miền Tây Nam bộ từ hơn trăm năm trước, giờ đây Cần Thơ đã trở

thành đô thị loại I và là một trong 4 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm của
vùng đồng bằng sông Cửu Long và là vùng kinh tế trọng điểm thứ tư của Việt
Nam [14].


14

Đơn vị hành chính của thành phố Cần Thơ gồm 5 quận (Ninh Kiều, Cái
Răng, Bình Thủy, Ơ Mơn, Thốt Nốt) và 4 huyện (Phong Điền, Cờ Đỏ, Vĩnh
Thạnh, Thới Lai) với 85 đơn vị hành chính cấp xã, phường, thị trấn ( 5 thị
trấn, 36 xã, 44 phường). Diện tích 1.409 km2, tổng số dân năm 2013 là
1.222.400 người [16].
1.2.3.2. Tình hình kế hoạch hóa gia đình và tỷ lệ sinh con thứ ba trở lên
Trong 10 năm thực hiện Pháp lệnh Dân số, Thành ủy, HĐND, UBND
thành phố đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách quan trọng nhằm thực
hiện có hiệu quả Pháp lệnh Dân số. Các địa phương, ban, ngành, đoàn thể trên
địa bàn thành phố đã tích cực triển khai thực hiện Pháp lệnh Dân số với mục
tiêu giảm mức sinh, không sinh con thứ 3 trở lên, tư vấn và khám sức khỏe
tiền hôn nhân, sàng lọc trước sinh và sơ sinh… nhằm nâng cao chất lượng
cuộc sống của nhân dân. Qua đó, góp phần tạo chuyển biến căn bản về nhận
thức, hành động của cán bộ, đảng viên và nhân dân trong việc thực hiện Pháp
lệnh Dân số. Điều này có thể thấy rõ ở một số chỉ tiêu cơ bản về dân số, kế
hoạch hóa gia đình trong 10 năm qua.
Đa số người dân trong thành phố đã chấp nhận mơ hình gia đình ít con,
tập trung giải quyết căn bản vấn đề qui mô dân số trên cơ sở giảm nhanh mức
sinh. Tỷ suất sinh thô từ 15,3%o năm 2003 giảm xuống còn 13,9%o năm
2012 [22]. Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên năm 2012 tính đến thời gian ngày
1/4/2012 là 8,24% tăng so với cùng kỳ năm 2011 là 7,9% [34], [30]. Tỷ lệ
phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ áp dụng biện pháp tránh thai hiện đại năm 2003
là 71,2% đến năm 2012 là 84,04%. Số con trung bình của phụ nữ từ 1,7 con

năm 2003 giảm xuống còn 1,58 con năm 2012. Tốc độ gia tăng dân số về cơ
bản đã được kiểm soát và khống chế, nhờ đó áp lực của quy mơ dân số đối
với sự phát triển kinh tế, xã hội đã được giảm nhẹ. Báo cáo 10 năm thực hiện
pháp lệnh dân số đã nêu ra một số vấn đề trong quá trình thực hiện Pháp lệnh


15

Dân số tại cơ sở; giải pháp thực hiện hiệu quả chính sách dân số kế hoạch hóa
gia đình, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự ủng hộ của nhân dân đã tác
động tích cực đến việc thực hiện các chỉ tiêu dân số, kế hoạch hóa gia đình, từ
đó nâng cao được chất lượng cuộc sống của nhân dân, giảm áp lực tăng dân
số cho thành phố [22].
1.3. Các tiêu chí đánh giá cơng tác Dân số- Kế hoạch hóa gia đình
1.3.1. Kế hoạch hóa gia đình là gì?
Kế hoạch hóa gia đình là nỗ lực của Nhà nước, xã hội để mỗi cá nhân,
cặp vợ chồng chủ động, tự nguyện quyết định số con, thời gian sinh con và
khoảng cách giữa các lần sinh nhằm bảo vệ sức khỏe, ni dạy con có trách
nhiệm, phù hợpvới chuẩn mực xã hội và điều kiện sống của gia đình [36].
1.3.2. Các biện pháp tránh thai
1.3.2.1. Triệt sản:
Triệt sản nam bằng phương pháp thắt và cắt ống dẫn tinh là BPTT vĩnh
viễn dành cho nam giới bằng cách làm gián đoạn ống dẫn tinh dẫn đến khơng
có tinh trùng trong mỗi lần xuất tinh. Đây là biện pháp thực hiện một lần có
tác dụng tránh thai suốt đời vì thế khách hàng cần được tư vấn kỹ trước khi
quyết định thực hiện. Đây là một thủ thuật ngoại khoa đơn giản và an toàn.
Hiệu quả tránh thai rất cao (trên 99,5 %) và triệt sản nam khơng có ảnh hưởng
đến sức khỏe và sinh hoạt tình dục. Triệt sản nam khơng phịng tránh được
các nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục và HIV/AIDS [7].
Có 2 phương pháp triệt sản:

Triệt sản nữ bằng phương pháp thắt và cắt vòi tử cung là một phẫu
thuật làm gián đoạn vòi tử cung, khơng cho tinh trùng gặp nỗn để thực hiện
thụ tinh. Triệt sản nữ là biện pháp tránh thai vĩnh viễn, hiệu quả tránh thai rất
cao (trên 99%) và khơng ảnh hưởng đến sức khỏe, quan hệ tình dục. Triệt sản


16

nữ khơng phịng tránh được nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục,
HIV/AIDS [7].
Triệt sản nam bằng phương pháp thắt và cắt ống dẫn tinh là BPTT vĩnh
viễn dành cho nam giới bằng cách làm gián đoạn ống dẫn tinh dẫn đến khơng
có tinh trùng trong mỗi lần xuất tinh. Đây là biện pháp thực hiện một lần có
tác dụng tránh thai suốt đời vì thế khách hàng cần được tư vấn kỹ trước khi
quyết định thực hiện. Đây là một thủ thuật ngoại khoa đơn giản và an toàn.
Hiệu quả tránh thai rất cao (trên 99,5 %) và triệt sản nam khơng có ảnh hưởng
đến sức khỏe và sinh hoạt tình dục. Triệt sản nam khơng phịng tránh được
các nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục và HIV/AIDS [7].
1.3.2.2. Dụng sụ tử cung
Dụng cụ tránh thai trong tử cung (DCTC) còn gọi là vòng tránh thai là
một BPTT tạm thời và hiệu quả. DCTC hiện có 2 loại: DCTC chứa đồng
(TCu-380A và MLCu-375) được làm từ một thân plastic với các vòng đồng
hoặc dây đồng, và DCTC giải phóng levonorgestrel có một thân chữ T bằng
polyethylen chứa 52 mg levonorgestrel, giải phóng 20 μg hoạt chất/ngày.
DCTC TCu-380A có tác dụng trong 10 năm và DCTC giải phóng
levonorgestrel có tác dụng tối đa 5 năm. Khách hàng nhiễm HIV hay có bạn
tình nhiễm HIV có thể sử dụng DCTC nhưng cần lưu ý là BPTT này không
giúp ngăn ngừa nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục và HIV/AIDS
[7].
1.3.2.3. Bao cao su

Bao cao su là một BPTT tạm thời, hiệu quả, an toàn và rẻ tiền. Bao cao
su là BPTT có tác dụng bảo vệ kép: vừa có tác dụng tránh thai vừa giúp
phịng nhiễm khuẩn qua đường tình dục và HIV/AIDS.


17

Khách hàng nhiễm HIV hoặc có bạn tình nhiễm HIV nên sử dụng bao
cao su để tránh thai và phòng nhiễm khuẩn qua đường tình dục và HIV/AIDS.
Bao cao su có hai loại: loại sử dụng cho nam và loại sử dụng cho nữ [7].
1.3.2.4. Biện pháp tránh thai bằng hóc-mơn:
- Viên thuốc tránh thai kết hợp là BPTT tạm thời, chứa 2 loại nội tiết là
estrogen và progestin. Sử dụng viên thuốc tránh thai kết hợp đòi hỏi khách
hàng phải uống thuốc đều đặn. Khách hàng nhiễm HIV hay có bạn tình nhiễm
HIV có thể sử dụng viên thuốc tránh thai kết hợp nhưng cần lưu ý là BPTT
này khơng giúp ngăn ngừa nhiễm khuẩn qua đường tình dục và HIV/AIDS.
Viên thuốc tránh thai chỉ có progestin là BPTT tạm thời, chứa một lượng nhỏ
progestin, khơng có estrogen. Sử dụng viên thuốc tránh thai chỉ có progestin
địi hỏi khách hàng phải uống thuốc đều đặn và đúng giờ. Khách hàng nhiễm
HIV hay có bạn tình nhiễm HIV có thể sử dụng viên thuốc chỉ có progestin
nhưng cần lưu ý là BPTT này không giúp ngăn ngừa nhiễm khuẩn qua đường
tình dục và HIV/AIDS [7].
- Thuốc tiêm tránh thai là BPTT tạm thời, chứa nội tiết progestin. Thuốc
tiêm tránh thai hiện có hai loại: DMPA (depot medroxygenprogesteron acetat)
liều 150 mg, có tác dụng tránh thai 3 tháng, và NET-EN (norethisteron
enantat) liều 200 mg, có tác dụng tránh thai 2 tháng. Khách hàng nhiễm HIV
hay có bạn tình nhiễm HIV có thể sử dụng thuốc tiêm tránh thai nhưng cần
lưu ý là BPTT này không giúp ngăn ngừa nhiễm khuẩn qua đường tình dục và
HIV/AIDS [7].
- Thuốc cấy tránh thai là BPTT tạm thời có chứa progestin. Hiện nay

thuốc cấy tránh thai có hai loại: Norplant: gồm 6 nang mềm, vỏ bằng chất dẻo
sinh học, mỗi nang chứa 36 mg levonorgestrel, và (ii) Implanon: chỉ có một
nang, chứa 68 mg etonogestrel. Norplant có tác dụng kéo dài 5 năm (hoặc đến


×