Tải bản đầy đủ (.pdf) (185 trang)

Thiết lập, mô phỏng, phân tích đánh giá các kịch bản và phương án công trình - Phát triển bền vững sông Hồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.44 MB, 185 trang )


BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
VIỆN QUI HOẠCH THỦY LỢI




ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KH&CN CẤP BỘ:
“NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC
VÀ GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ ĐỂ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
LƯU VỰC SÔNG HỒNG”
Chủ nhiệm đề tài: TS. Tô Trung Nghĩa
_________________________________________________



BÁO CÁO TỔNG KẾT CÁC CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU:

THIẾT LẬP, MÔ PHỎNG, PHÂN TÍCH,
ĐÁNH GIÁ CÁC KỊCH BẢN
VÀ PHƯƠNG ÁN CÔNG TRÌNH











7226-9
19/03/2009


HÀ NỘI - 2008











BÁO CÁO TỔNG KẾT CHUYÊN ĐỀ


THIẾT LẬP HỆ THỐNG SỐ LIỆU
MÔ HÌNH TỐI ƯU KINH TẾ
Page 2 of 34
NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ
ĐỂ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG LƯU VỰC SÔNG HỒNG

THIẾT LẬP HỆ THỐNG SỐ LIỆU MÔ HÌNH TỐI ƯU KINH TẾ

MỤC LỤC



I. Khái quát 3
I.1. Vị trí giới hạn: 3
I.4. Mục tiêu nghiên cứu: 3
I.5. Giới hạn nghiên cứu: 4
I.6. Phương pháp nghiên cứu: 5
II. Xây dựng bài toán tối ưu phân bổ nước 6
II.1. Bài toán tối ưu tổng quát 6
II.2. Các loại hình sử dụng nước được mô phỏng 7
II.3. Các tiêu chí để xây dựng hàm m
ục tiêu 8
II.4. Hàm mục tiêu 8
II.4.1. Hàm mục tiêu theo phương pháp phân tích CBA 8
II.4.2. Hàm mục tiêu theo phương pháp phân tích MCA 9
II.4.3. Số liệu để tính toán lợi ích của ngành trồng trọt 9
II.4.4. Lợi ích của nước cho nuôi trồng thuỷ sản 19
II.4.5. Lợi ích của nước trong chăn nuôi 25
II.4.6. Lợi ích của nước dùng cho phát điện 31
III. Kết quả 32
Tài liệu tham khảo 33
Page 3 of 34

I. Khái quát
I.1. Vị trí giới hạn:
Lưu vực sông Hồng - sông Thái Bình được giới hạn từ 20
0
23’ đến 25
0
30’ vĩ độ
Bắc và từ 100
0

đến 107
0
10’ kinh độ Đông.
+ Phía Bắc giáp lưu vực sông Trường Giang và sông Châu Giang của Trung Quốc.
+ Phía Tây giáp lưu vực sông Mêkông.
+ Phía Nam giáp lưu vực sông Mã.
+ Phía Đông giáp vịnh Bắc Bộ.
Phần lưu vực sông Hồng - sông Thái Bình trên lãnh thổ Việt Nam có vị trí địa lý
từ: 20
0
23’ đến 23
0
22’ vĩ độ Bắc và từ 102
0
10’ đến 107
0
10’ kinh độ Tây.
Lưu vực bao gồm đất đai của 26 tỉnh thành ở Việt Nam nằm trong lưu vực sông
Hồng - sông Thái Bình là các tỉnh thành: Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hoà Bình, Hà
Giang, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Bắc Cạn,
Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng yên, Hà Nội, Hà Tây, Hà Nam, Nam
Định, Ninh Bình, Thái Bình và một phần đất đai của 3 tỉnh Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao
Bằng.
Tổng số huyện thị: 196 huyện
Dân số tính đế
n năm 2003: 25.731.639 người.
Với tổng diện tích đất tự nhiên: 86.680 km2.
Trong đó: Đất nông nghiệp: 1.946.197 ha chiếm 22,5% diện tích tự nhiên
Đất canh tác: 1.527.442 ha.
Đất lâm nghiệp: 2.759.548 ha chiếm 31,8% diện tích tự nhiên

I.4. Mục tiêu nghiên cứu:
Mục tiêu của đề tài là:
Xây dựng luận cứ khoa học và giải pháp công nghệ phục vụ quy hoạch phát triển bền
vững lưu vực sông.
Đề xuất một số vấn đề về chiến lược phát triển tổng hợp bền vững phục vụ phát triển kinh
tế xã hội lưu vực sông.
Mục tiêu cụ thể của đề tài bao gồm:
- Xây dựng mô hình tính toán kinh tế phân bổ tài nguyên nướ
c, cân bằng nước, và môi
trường nguồn nước phục vụ phát triển nguồn nước lưu vực sông Hồng-Thái Bình.
- Đề xuất và đánh giá định lượng các kịch bản phát triển bền vững đa mục tiêu nguồn
nước bằng ứng dụng mô hình toán/công nghệ GAMS (s.Hồng), MIKE 11 (s.Nhuệ),
EcoLab (s.Nhuệ).
- Đề xuất một số vấn đề chiến lược phát triển tổng hợp bền vững phụ
c vụ phát triển
KTXH lưu vực sông.
Page 4 of 34
Giống như các nguồn lực khác, nước là một đầu vào quan trọng của nhiều ngành sản
xuất. Trên thị trường cạnh tranh hoàn hảo, theo thuyết “bàn tay vô hình” của Adam Smith
thì với sự trao đổi giữa người mua và người bán, nguồn lực sẽ tự động dịch chuyển tới
nơi mà ở đó việc sử dụng nó sẽ mang lại hiệu quả cao nhất. Tuy nhiên, đối với nguồn
nước thì hầu nh
ư không có thị trường, nếu có thì cũng ở dạng độc quyền. Nguồn nước
không tự động dịch chuyển như đã nêu trên, đòi hỏi phải có sự can thiệp của Nhà Nước.
Bằng cách bắt chước thị trường, nước sẽ được phân bổ dựa trên nguyên tắc tối đa tổng lợi
ích ròng của tất cả các ngành dùng nước. Đây là nội dung của bài toán quy hoạch phi
tuyến. Mộ
t trong những mục tiêu quan trọng của đề tài “Nghiên cứu cơ sở khoa học và
giải pháp công nghệ để phát triển bền vững lưu vực sông Hồng” là ứng dụng công nghệ
Gams (General Algebraic Modelling Systems) khuyến cáo phối hợp vận hành hệ thống

để phân bổ nước cho các ngành dùng nước sao cho tối đa lợi ích kinh tế của các ngành sử
dụng nước trên toàn lưu vực.
Mục tiêu của chuyên đề thiết lập hệ
thống số liệu mô hình tối ưu kinh tế là thu thập và
tính toán các số liệu đầu vào phục vụ mô hình tối ưu kinh tế vùng nghiên cứu.
I.5. Giới hạn nghiên cứu:
Từ mục tiêu Xây dựng luận cứ khoa học và giải pháp công nghệ phục vụ quy hoạch phát
triển bền vững lưu vực sông, nghiên cứu sẽ bắt đầu bằng bước rà soát các nghiên cứu liên
quan để lựa chọn, xác định các giải pháp cụ thể cho các vấn đề đặc thù của lưu vực
nghiên cứu lưu vực sông Hông-Thái Bình cũng như các vấn đề liên quan như phân bổ tối
ưu nguồn nướ
c, dự báo định lượng các tác động về chế độ dòng chảy và diễn biến chất
lượng môi trường nước trong vùng.
Tiếp theo nghiên cứu sẽ lựa chọn các công cụ tiên tiến trong và ngoài nước, phù hợp với
trình độ khoa học công nghệ của các cơ quan trong nước, phù hợp với đặc thù của lưu
vực nghiên cứu là lưu vực sông Hồng-Thái Bình cũng như khả năng có thể đáp ứng về s

liệu hiện tại.
Không gian nghiên cứu của đề tài là toàn bộ diện tích của lưu vực sông Hồng_Thái Bình.
Về thời gian, đề tài sẽ tiến hành phân bổ nước cho các ngành sử dụng nước trên lưu vực
sông trong bảy tháng mùa kiệt từ ngày 1 tháng 11 năm trước đến ngày 31 tháng 5 năm
sau, và tính cho 44 năm (từ 1960 đến 2004).
Nước đưa vào phân bổ trong mô hình là nước tại nguồn (trên các sông trục chính). Mục
tiêu cụ thể của bài toán là phải phân b
ổ lượng nước đến cho tất cả các ngành dùng nước
tại mỗi nút ở mỗi thời đoạn (10 ngày) sao cho tổng lợi ích ròng của các ngành sử dụng
nước trên toàn lưu vực là lớn nhất hoặc đáp ứng tối đa mức độ hài lòng của các bên liên
quan.
Ứng với mỗi một lượng nước đến mô hình sẽ đưa ra:
+ Lượng nước cấp cho sinh hoạt

+ Lượng nước cấ
p cho công nghiệp
+ Lượng nước cấp cho trồng trọt
+ Lượng nước cấp cho thủy sản
+ Lượng nước cấp cho chăn nuôi
+ Mực nước hồ chứa phát điện, lưu lượng xả của hồ
Page 5 of 34
Qua việc xây dựng các kịch bản nghiên cứu, phân bổ nước cho lưu vực sông Hồng, phát
triển và ứng dụng các công nghệ tiến tiến trong dự báo định lượng tác động của các hoạt
động phát triển kinh tế xã hội, nghiên cứu sẽ khuyến cáo một số vấn đề về chiến lược
phát triển bền vững lưu vực sông Hồng-Thái Bình cũng như các biện pháp quản lý giảm
thiểu ô nhiễ
m môi trường nước lưu vực sông Nhuệ.
I.6. Phương pháp nghiên cứu:
Dựa trên ngôn ngữ GAMS xây dựng tổng hợp mô hình cân bằng nước và tối ưu kinh tế
cho toàn vùng nghiên cứu.
Hệ thống GAMS được thiết kế để giải các bài toán lớn về tối ưu tuyến tính, tối ưu phi
tuyến, tối ưu biến nguyên…. GAMS là một loại ngôn ngữ lập trình bậc cao được sử dụng
để quản lý số liệu, mô phỏng hệ thống cùng với một bộ các thư việ
n toán giải tối ưu.
GAMS được Ngân hàng thế giới (WB) phát triển và khuyến cáo sử dụng.
Nghiên cứu vận hành tối ưu hệ thống tài nguyên nước đã được phát triển mạnh mẽ và rất
đa dạng.
Vùng lưu vực sông Hồng_Thái bình thường xuyên xảy ra thiếu nước. Việc nghiên cứu và
tìm ra phương án phân bổ nguồn nước hạn hẹp một cách thích hợp mang lại lợi ích lớn
nhất cho các ngành kinh tế và xã hộ
i toàn vùng là một việc làm cần thiết. GAMs được lựa
chọn để giải bài toán phân bổ tối ưu nguồn nước.
Đối với từng bài toán, việc chọn phương pháp tối ưu thích hợp để giải phụ thuộc vào các
đặc trưng sau:

- Dạng hàm mục tiêu,
- Dạng ràng buộc, và
- Số lượng các biến tối ưu.
Tuỳ thuộc vào đặc điểm của bài toán tối ưu nghiên cứu củ
a hai tác giả Edgar và
Himmelblau (1988) đã đề xuất các bước xây dựng và giải bài toán tối ưu hệ thống như
sau:
• Bước 1
: Phân tích bản chất bài toán để có thể thấy rõ được các đặc tính riêng
biệt để có thể xác định hệ thống biến tối ưu.
• Bước 2
: Xác định tiêu chuẩn tối ưu, thiết lập hàm mục tiêu từ biến tối ưu đã
xác định và các hệ số tương ứng
• Bước 3
: Phát triển hệ thống các quan hệ toán học mô phỏng, liên hệ giữa các
biến tối ưu, số liệu vào ra và các hệ số tương ứng, bao gồm các ràng
buộc dưới dạng đẳng thức, bất đẳng thức. Sử dụng các quan hệ vật
lý, hàm kinh nghiệm.
• Bước 4
: Trong trường hợp phạm vi của bài toán quá lớn: (i) Phân ra thành
những phần nhỏ dễ mô phỏng hơn, (ii) Đơn giản hoá hàm mục tiêu
hoặc cách mô phỏng.
• Bước 5
: Ứng dụng kỹ thuật giải tương thích.
• Bước 6
: Kiểm tra kết quả, phân tích độ nhạy của mô hình bằng cách thay đổi
hệ số cung như các giả thiết.
Page 6 of 34
Một số bài toán không bắt buộc phải theo sát các bước trên, tuy vậy nên xem xét từng
bước khi tiến hành xây dựng mô hình.

Tóm lại, đề tài ứng dụng GAMs để giải bài toán phân bổ tối ưu nguồn nước trong mùa
kiệt cho các ngành kinh tế với mục tiêu là cấp nước tối đa cho nhu cầu dùng nước chính
đáng của các ngành dùng nước, bao gồm: nông nghiệp, công nghiệp, sinh hoạt và phát
điện cho toàn lưu vực sông Hồng_Thái Bình.
II. Xây dựng bài toán tối ưu phân bổ nước
II.1. Bài toán tối ưu tổng quát
Nội dung: Phân bổ các nguồn lực (i) cho các hoạt động sản xuất j sao cho thỏa mãn các
ràng buộc và tối ưu hàm mục tiêu.
Tối đa hàm mục tiêu:


=
J
jj
XCS
(j=1-n)
Với ràng buộc:

i
j
jij
bXa ≤

(i=1-m)
Trong đó: X
j
là số đơn vị hoạt động sản xuất thứ j
C
j
là lợi nhuận (lợi ích ròng) của 1 đơn vị hoạt động sản xuất thứ j

a
ij
là khối lượng của nguồn lực thứ i cho một đơn vị hoạt động sản suất j
b
i
là nguồn lực thứ i
(X là số không âm, n và m là các số nguyên dương)
Nguyên tắc xác định lợi ích ròng của các ngành sản xuất nói chung và của ngành
dùng nước nói riêng:













(m
3
)
0
Đường cầu
CS
Q
P

VNĐ
PS
Đường cung
Page 7 of 34
Thặng dư xã hội (S) = Thặng dư tiêu dùng (CS) + thặng dư sản xuất (PS)
= Tích phân đường cầu {Khối lượng (KL) trao đổi} – giá phải trả * KL trao đổi + Giá
được trả * KL trao đổi – tích phân đường cung {KL trao đổi}
Trong đó: giá phải trả (của người mua) = giá được trả (cho người bán)
Rút gọn ta có:
S = Tích phân đường cầu {KL trao đổi} – tích phân đường cung {KL trao đổi}
Giả sử sản phẩm của ngành là m
3
nước cấp. Để chính xác tuyệt đối thì cần phải xây dựng
đường cung (chi phí biên) cho tất cả các ngành dùng nước tương ứng với các nút trong
mô hình. Tuy nhiên, việc này là không thể do thời gian và kinh phí có hạn. Do vậy, tích
phân đường chi phí biên được lấy xấp xỉ bằng lượng nước cấp * chi phí kinh tế cấp nước
trung bình/1m
3
(đây là chi phí kinh tế cấp nước trung bình từ nút đến vị trí sử dụng). Như
vậy:
S = Tích phân đường cầu – Lượng nước cấp * chi phí kinh tế cấp nước trung bình/1m
3
.
Trong đó: tích phân đường cầu = lợi ích
S = Lợi ích ròng
Như vậy lợi ích ròng của các ngành dùng nước sẽ được tính bằng công thức sau:
Lợi ích ròng = Lợi ích - Lượng nước cấp * chi phí kinh tế cấp nước trung bình/1m
3

Nội dung bài toán phân bổ nước: Phân bổ nước đến tại các nút cho các ngành dùng

nước sao cho thỏa mãn các ràng buộc về thủy văn, kinh tế, xã hội.v.v đồng thời tối ưu
hàm mục tiêu dùng nước.
II.2. Các loại hình sử dụng nước được mô phỏng
Nước đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì sự sống của con người và thiên
nhiên, trong phát triển kinh tế xã hội. Có nhiều cách để phân việc sử dụng nước thành các
loại hình khác nhau. Sử dụng nước tiêu hao (ví dụ nước cho sinh hoạt, công nghiệp) và
không tiêu hao (ví dụ nước dùng cho phát điện, giao thông thuỷ). Theo ngành thì có sử
dụng nước cho nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản), công nghiệp, sinh hoạt, phát
điện, giao thông thuỷ, du lịch và môi trường.
Theo quy đị
nh tại khoản II điều 20 Luật Tài Nguyên Nước 1998 thì nước dùng cho
sinh hoạt sẽ được ưu tiên hàng đầu, tức là trong mọi trường hợp thì nhu cầu nước cho
sinh hoạt sẽ được đáp ứng 100%.
Hiện nay chủ trương của Đảng và Nhà nước là ưu tiên cho sự nghiệp công nghiệp
hóa và hiện đại hóa, do vậy nước cho nhu cầu công nghiệp cũng sẽ được ưu tiên đáp ứng
ở mức 95%.
Việ
c tính toán lợi ích kinh tế của các ngành dùng nước rất khó khăn. Mặt khác, nhu
cầu nước cho giao thông, du lịch và môi trường lại có liên hệ mật thiết, việc tách bạch lợi
ích của nước mang lại cho từng ngành này chưa thể tính được. Do vậy nước cho nhu cầu
giao thông thủy và duy trì môi trường (trong đó hàm chứa cả du lịch) sẽ được thỏa mãn
theo mực nước được yêu cầu tại các điểm khống chế.
Sau khi đáp ứ
ng 100% nhu cầu sinh hoạt, giao thông thủy, duy trì môi trường và
đáp ứng 95% cho công nghiệp thông qua các ràng buộc trong mô hình thì lượng nước còn
lại sẽ được phân bổ cho các ngành trồng trọt, thủy sản, chăn nuôi và phối hợp phát điện.
Page 8 of 34
II.3. Các tiêu chí để xây dựng hàm mục tiêu
Đề tài sẽ ứng dụng công nghệ Gams (General Algebraic Modelling System) để phân bổ
nước. Gams là công nghệ để giải các bài toán tối ưu từ đơn giản đến phức tạp. Như vậy,

nước sẽ được phân bổ trên cơ sở tối đa hàm mục tiêu của các ngành được phân bổ. Việc
thiết lập hàm mục tiêu tùy thuộc vào việc lựa chọn phương pháp phân bổ nước theo: phân
tích hiệu quả chi phí (CBA - Cost Benefit Analysis) hay là phân tích đa tiêu chí ( MCA -
Multi-Criteria Analysis).
Ph
ương pháp CBA
Nếu tất cả các tác động của dự án, chính sách đều có thể quy ra được thành tiền thì tất cả
các giá trị tiền tệ này được sử dụng để ra quyết định theo phương pháp phân tích hiệu quả
chi phí. Tuy nhiên, trong thực tế, một số các tác động xã hội và lý sinh của dự án không
thể quy ra được thành tiền, do vậy phương pháp phân tích đa tiêu chí sẽ hỗ trợ cho việc ra
quyết định được dễ dàng hơn.
Phương pháp MCA
Phân tích đa tiêu chí hay ra quyết định đa mục tiêu khác với phương pháp phân tích hiệu
quả chi phí ở ba điểm. Thứ nhất, phân tích hiệu quả chi phí tập trung vào hiệu quả (mặc
dù có thể có đề cập đến phân phối thu nhập), còn phân tích đa tiêu chí không hạn chế các
dạng tiêu chí mà cho phép xem xét các dạng công bằng xã hội và công bằng trong các
lĩnh vực khác. Thứ hai, trong khi phân tích hiệu quả chi phí yêu cầu các tác động phải
định lượng được để có th
ể sử dụng giá cả thì phân tích đa tiêu chí có thể chia thành ba
nhóm: một nhóm yêu cầu số liệu định lượng, một nhóm chỉ yêu cầu số liệu định tính và
một nhóm sử dụng đồng thời hai loại số liệu trên. Thứ ba, mặc dù giá có thể được sử
dụng để tính điểm nhưng phân tích đa tiêu chí không yêu cầu giá. Phân tích hiệu quả chi
phí sử dụng giá mà đôi khi giá bị điều chỉnh bởi trọ
ng số công bằng. Phân tích đa tiêu chí
sử dụng trọng số liên quan đến các ưu tiên tương đối của các nhóm khác nhau chứ không
phải định giá. Nếu hiệu quả là tiêu chí duy nhất và giá cả có sẵn để định giá các thuộc
tính hiệu quả thì phân tích hiệu quả chi phí được ưa thích hơn. Tuy nhiên, trong nhiều
trường hợp, do thiếu số liệu và sự cần thiết phải kể đến các tác động xã hội và lý sinh thì
phân tích đa tiêu chí thích hợp và
được sử dụng nhiều hơn trong thực tiễn.

Đề tài này trình bày việc xây dựng hàm mục tiêu theo cả hai phương pháp. Với số liệu
hiện có thì phương pháp phân tích CBA sẽ được đưa vào tính toán.
II.4. Hàm mục tiêu
II.4.1. Hàm mục tiêu theo phương pháp phân tích CBA
Nội dung bài toán
: Phân bổ lượng nước đến tại các nút cho các ngành trồng trọt, thủy sản,
chăn nuôi và phát điện sao cho tối đa tổng lợi ích kinh tế của các ngành này đồng thời
thỏa mãn các ràng buộc chung của mô hình, đáp ứng 100% nhu cầu nước cho sinh hoạt,
giao thông thủy, duy trì môi trường, và 95% nhu cầu nước cho công nghiệp.
Hàm mục tiêu:
S = SC + SF + SH + SP
Trong đó:
S: tổng lợi ích ròng của các ngành dùng nước trong lưu vực
SC: Lợi ích ròng của ngành trồng trọt
SF: Lợ
i ích ròng của ngành nuôi trồng thủy sản
Page 9 of 34
SH: Lợi ích ròng của ngành chăn nuôi
SP: Lợi ích ròng của ngành thủy điện
Các ràng buộc:
- Ràng buộc về lượng nước đến và cân bằng nước
- Ràng buộc về yêu cầu sử dụng nước cho các ngành ưu tiên.
- Ràng buộc về diện tích canh tác, diện tích nuôi trồng thủy sản, số lượng
vật nuôi.
- Ràng buộc về an ninh lương thực.v.v.
II.4.2. Hàm mục tiêu theo phương pháp phân tích MCA
Nội dung bài toán
: Phân bổ lượng nước đến tại các nút cho các ngành trồng trọt, thủy sản,
chăn nuôi và phát điện sao cho tối đa tổng lợi ích kinh tế của các ngành trồng trọt và phát
điện, tối đa lượng nước cấp cho thủy sản và chăn nuôi đồng thời thỏa mãn các ràng buộc

chung của mô hình: đáp ứng 100% nhu cầu nước cho sinh hoạt, giao thông thủy, duy trì
môi trường, và 95% nhu cầu nước cho công nghiệp.
1. Tối đa lợi ích kinh t
ế ròng của ngành trồng trọt (SC)
2. Tối đa lợi ích kinh tế ròng của thủy điện (SP)
3. Tối thiểu lượng nước thiếu hụt cho công nghiệp, sinh hoạt, chăn nuôi và thủy sản
Tối đa lượng nước cấp so với yêu cầu (SR)

∑∑
−=
nt
tnRtnDSR ),(),(
Trong đó: D là lượng nước cấp, còn R là lượng nước yêu cầu
Hàm mục tiêu:
Tối đa: S = w
2
SC + w
3
SP + w
1
SR
w(1,2,3) là các trọng số, trong đó w
1
và w
2
bằng 1, còn w
3
sẽ là một số đủ lớn sao cho
w
3

SR không quá nhỏ so với SC và SP.
II.4.3. Số liệu để tính toán lợi ích của ngành trồng trọt
Tình hình trồng trọt:

Dự kiến diện tích năng suất sản lượng toàn lưu vực của các loại cây trồng.
+ Lúa đông xuân toàn lưu vực sông Hồng, sông Thái Bình: Diện tích lúa đông
xuân có xu thế tăng năm 2000: 798.376ha đến năm 2010 là 801.806ha, nhưng đến 2020
diện tích lúa đông xuân lại giảm còn 795.000ha.
+ Lúa mùa: diện tích lúa mùa cũng chỉ tăng đến năm 2010 và đến năm 2020 lại
giảm. Diện tích lúa mùa năm 2000: 911.464ha đến năm 2010: 967.282ha và đến năm
2020 giảm xu
ống còn: 835.000ha.
+ Diện tích ngô, khoai, sắn xu thế từ năm 2000 đến năm 2020 đều tăng.
+ Diện tích cây rau đậu, lạc, đậu tương xu thế từ năm 2000 đến 2020 đều tăng.
+ Diện ích cây chè xu thế tăng năm 2000: 34.550ha đến năm 2010: 40.338ha và
đến 2020: 50.200ha.
+ Diện tích cây ăn quả xu thế tăng năm 2000: 92.528ha đến 2010: 115.633ha đến năm
2020: 151.000ha
Page 10 of 34
Lợi ích ròng cho một cây trồng được tính theo công thức chung:
Lợi ích ròng (trồng trọt) = Lợi ích (trồng trọt) - Lượng nước cấp (trồng trọt) * chi
phí kinh tế cấp nước trung bình (trồng trọt)/1m
3
= diện tích nhân với năng suất nhân với
giá, trừ đi các chi phí khác (lao động, đạm, lân, kali, máy móc, thuốc trừ sâu và chi phí
khác), trừ đi chi phí nước tưới.
Tổng lợi ích ròng của ngành trồng trọt (SC) bằng tổng lợi ích ròng của các loại cây trồng
tại tất cả các nút.




(1)
Trong đó:

A diện tích thu hoạch được tưới
n nút tưới
c cây trồng (Rs, Ms, Gs, Ss)
Y năng suất cây trồng thực tế
P giá sản phẩm cây trồng
L ngày công lao động của người nhà và người làm thuê (ngày công)
Lc chi phí nhân công (đồng/ngày)
Fn lượng phân đạm dùng N (kg/ha)
Fnc giá phân đạm (đồng/kg)
Fp lượng phân lân dùng (kg/ha)
Fpc giá phân lân (đồng/kg)
Fk lượng phân ka li (kg/ha)
Fkc giá phân kali (đồng/kg)
M thuê máy móc + trâu bò (đồng/ha)
Pi thuốc trừ sâu (đồng/ha)
O chi phí khác
Dc lượng nước tưới thời đoạn (m
3
/ha/t)
Wc chi phí kinh tế nước tưới tại các nút (đồng/m
3
)

Diện tích lúa màu các khu tưới xem trong bảng 13

Các loại cây trồng theo quy hoạch

Trên lưu vực có rất nhiều loại cây được trồng như lúa, ngô, lạc, đậu, khoai, chè và cây ăn
quả. Chè và cây ăn quả lâu năm thường được tưới bằng nước ngầm. Do mô hình chỉ mô
phỏng phần nước mặt và chỉ tính toán phân bổ nước trong mùa cạn nên các cây trồng
chính được đưa vào tính toán bao gồm lúa đông xuân (R), ngô xuân (M), lạc xuân (G),
tương xuân (S).
Giả thiết các
điều kiện khác đủ và cố định thì cây trồng sẽ cho năng suất cao nhất nếu
được cung cấp đủ nước. Tuy nhiên, nước không phải lúc nào cũng đủ, và khi thiếu nước
thì năng suất cây trồng sẽ bị giảm và mức giảm tùy thuộc vào lượng nước thiếu ở từng
giai đoạn sinh trưởng của cây trồng. Do vậy cần phải đưa vào hàm giảm sản:


(2)

Trong
đó:

∑∑
∑∑
−+++
+++−=
ct
nc
tcDcWcOcPicMcFkccFk
cFpccFpcFnccFncLccLcPcYcASC
)),(*c))()()()(*)(
)(*)()(*)()(*)(()(*)((*)((
))
,
( ),((

*)(*)(*),(
c
nad
f
cnmd
f
c
A
c
P
cnYm
GS
nc
−=
∑ ∑
Page 11 of 34
GS Hàm giảm sản khi không cấp đủ nước cho cây trồng ở các giai đoạn
Ym Năng suất lớn nhất của cây trồng (Năng suất lớn nhất đạt được)
P Giá sản phẩm
A Diện tích được tưới
mdf Thiếu thời đoạn lớn nhất trong vòng một vụ
adf Thiếu thời đoạn trung bình trong một vụ

Với:
dft = kym (1 – ET
a
/ET
m
)
(2.1)

Trong đó:

dft Thiếu thời đoạn
kym Hệ số năng suất cây trồng hàng tháng
ET
a
Bốc hơi thực tế (mm)
ET
m
Bốc hơi tiềm năng (mm)


Hệ số năng suất cây trồng theo tháng hoặc theo thời đoạn:

(2.2)


Đã được xác định trong Doorenbos and Kassam (1979).

• Lượng nước thiếu lớn nhất đối với cây trồng
(2.3)


Phương trình 2.2 và 2.3 được sử dụng cho hàm giảm sản ở trên.
Stewart và cộng sự (1977) đã mô phỏng mối quan hệ tuyến tính giữa năng suất, hệ số
năng suất cây trồng và lượng bốc hơi như sau:

)1(*)1(
ETm
ETa

Ky
Ym
Ya
−=−
Để đơn giản khi đưa vào mô hình, hàm giảm sản sẽ được viết thông qua lượng nước cấp
và lượng nước yêu cầu:
Ya = Ymax * (1-Ky*(1-D/R)
Trong đó: Ya là năng suất thực tế thu hoạch được, Ymax là năng suất lớn nhất mà cây
trồng đạt được. D là lượng nước cấp cho lúa trong một thời đoạn, R là lượng nước yêu
cầu theo tính toán cũng trong thời đoạn đó.

Bảng 1: Hệ số
năng suất cây trồng
Cây trồng Thời kỳ PT thân (1)
Trổ
bông Tạo hạt Chín
Toàn bộ
QTST

Early
(1a)
late
(1b)
total -2 -3 -4
Đậu 0.2 1.1 0.75. 0.2 1.15
Cải bắp 0.2 0.45 0.6 0.95
Citrus 0.8-1.1
Bông 0.2 0.5 0.25 0.85
)
),,(

),,(
1(*),,(),,(
tcnetm
tcneta
tcnkymtcndft −=
)),,((max),(
_
tcndftcnmdf
tC
t

=
Page 12 of 34
Nho 0.85
Lạc 0.2 0.8 0.6 0.2 0.7
Ngô 0.4 1.5* 0.5 0.2 1.25*
Hành 0.45 0.8 0.3 1.1
Pea 0.2 0.9 0.7 0.2 1.15
Hạt tiêu 1.1
Khoai tây 0.45 0.8 0.7 0.2 1.1
Safflower 0.3 0.55 0.6 0.8
Sorghum 0.2 0.55 0.45 0.2 0.9
Đậu tương 0.2 0.8 1 0.85
Củ cải đường
0.6-1.0 0.7-
1.1
Mía 0.75 0.5 0.1 1.2
Hướng dương 0.25 0.5 1 0.8 0.95
Thuốc lá 0.2 1 0.5 0.9
Cà chua 0.4 1.1 0.8 0.4 1.05

Dưa hấu 0.45 0.7 0.8 0.8 0.3 1.1
Wheat winter spring
0.2
0.2
0.6
0.65
0.5 0.55 1.0 1.15
Nguồn:

Công thức (1) và các công thức (2, 2.1-2.4) cho thấy lợi ích ròng từ trồng trọt sẽ phụ
thuộc vào các yếu tố khách quan (mưa, bốc hơi, dòng chảy đến, địa hình và chất đất, giá
cả) và các yếu tố chủ quan (phân bón, trình độ canh tác).
Do không có thông tin về chất đất và ảnh hưởng của nó đến năng suất cây trồng nên đề
tài giả thiết ảnh hưởng của chất đất đến năng suất các cây trồng trên toàn lư
u vực là như
nhau.
Dòng chảy đến được tính toán đến từng nút trong mô hình. Về mặt địa hình thì có hai loại
địa hình chủ yếu trên lưu vực là đồi núi và đồng bằng. Sự khác nhau về địa hình được thể
hiện qua chi phí kinh tế cấp nước trung bình trên 1m
3
đến mặt ruộng.
Năng suất cây trồng sẽ lấy theo từng tỉnh, theo niên giám thống kê từ năm 2000 đến
2006. Năng suất lớn nhất lấy bằng năng suất của năm có giá trị lớn nhất.


Bảng 2: Năng suất lúa Đông Xuân (tạ/ha)
TT
Tỉnh
2000 2002 2003 2004 2005 2006 T.Bình Max
1

Điện Biên
53.9 52.1 53.5 57.3 58.2 57.9 55.5 58.2
2
Lai Châu
53.9 52.1 53.5 45.2 49.1 49.6 50.6 53.9
3
Sơn La
51.9 55.5 54.9 57.0 52.8 56.9 54.8 57.0
4
Hòa Bình
42.8 45.6 49.4 52.1 50.1 52.6 48.8 52.6
5
Hà Giang
42.0 44.0 43.7 43.7 44.9 44.3 43.8 44.9
6
Cao Bằng
48.2 48.7 48.2 46.0 48.1 48.3 47.9 48.7
7
Bắc Kạn
41.1 41.4 44.5 44.8 44.4 42.4 43.1 44.8
8
Tuyên Quang
48.2 48.4 54.4 55.3 56.5 54.5 52.9 56.5
9
Lào cai
43.7 46.2 48.4 49.5 50.7 51.2 48.3 51.2
10
Yên Bái
46.6 47.9 48.6 49.0 49.7 50.4 48.7 50.4
11

Thái Nguyên
41.9 46.1 47.0 49.1 48.6 47.4 46.7 49.1
Page 13 of 34
12
Lạng Sơn
44.8 48.6 49.0 49.5 49.7 47.7 48.2 49.7
13
Quảng Ninh
39.8 42.6 46.8 48.6 49.7 48.3 46.0 49.7
14
Bắc Giang
43.1 45.7 48.4 51.2 51.8 49.8 48.3 51.8
15
Phú Thọ
42.6 48.8 50.3 50.1 51.7 50.4 49.0 51.7
16
Hà Nội
44.5 42.1 44.4 47.1 46.2 46.6 45.2 47.1
17
Vĩnh Phúc
46.3 49.6 50.8 54.1 53.8 54.9 51.6 54.9
18
Bắc Ninh
55.7 54.5 56.8 59.1 59.8 59.2 57.5 59.8
19
Hà Tây
55.8 59.4 59.9 61.5 60.5 61.5 59.8 61.5
20
Hải Dương
59.1 60.8 62.8 63.7 63.8 64.4 62.4 64.4

21
Hải Phòng
55.2 56.2 59.3 60.5 61.6 62.8 59.3 62.8
22
Hưng Yên
61.3 61.1 63.0 64.4 65.0 64.9 63.3 65.0
23
Thái Bình
66.4 67.4 69.2 70.2 71.1 71.1 69.2 71.1
24
Hà Nam
53.8 56.1 56.6 58.0 60.2 61.4 57.7 61.4
25
Nam Định
67.3 68.4 68.8 69.6 69.9 70.6 69.1 70.6
26
Ninh Bình
57.5 59.1 60.3 61.5 62.1 62.9 60.6 62.9

Max
69.2 71.1

Trung bình
53.4 55.8





Năng suất Ngô (tạ/ha)

TT
Tỉnh
2000 2002 2003 2004 2005 2006 T.Bình Max
1
Điện Biên
13.9 16.3 16.6 19.3 19.3 19.6 17.5 19.6
2
Lai Châu
13.9 16.3 16.6 15.3 18.1 19.6 16.6 19.6
3
Sơn La
26.3 30.2 31.1 31.9 28.2 32.8 30.1 32.8
4
Hòa Bình
22.7 25.2 26.6 31.5 28.7 32.5 27.9 32.5
5
Hà Giang
17.2 19.5 19.5 20.5 21.0 20.8 19.8 21.0
6
Cao Bằng
24.1 24.9 26.0 25.8 27.3 22.5 25.1 27.3
7
Bắc Kạn
21.4 24.8 26.5 26.6 27.3 25.3 25.3 27.3
8
Tuyên Quang
33.0 35.1 37.6 39.2 40.7 38.8 37.4 40.7
9
Lào cai
17.0 21.4 23.3 25.5 26.2 25.9 23.2 26.2

10
Yên Bái
19.7 21.6 22.9 23.3 23.5 24.5 22.6 24.5
11
Thái Nguyên
28.8 32.8 32.6 34.3 34.7 35.2 33.1 35.2
12
Lạng Sơn
35.3 41.3 41.1 42.1 43.4 39.9 40.5 43.4
13
Quảng Ninh
26.3 29.6 31.3 33.3 34.5 30.0 30.8 34.5
14
Bắc Giang
25.8 28.0 28.2 33.1 33.3 31.1 29.9 33.3
15
Phú Thọ
26.2 34.0 34.5 35.7 36.8 36.6 34.0 36.8
16
Hà Nội
26.2 29.1 31.2 31.0 29.7 31.5 29.8 31.5
17
Vĩnh Phúc
27.3 33.6 34.0 38.6 37.5 37.3 34.7 38.6
18
Bắc Ninh
26.1 27.7 28.3 31.7 28.3 32.2 29.1 32.2
Page 14 of 34
19
Hà Tây

33.5 40.3 41.8 45.3 45.9 46.0 42.1 46.0
20
Hải Dương
37.3 39.8 43.5 44.1 44.9 44.2 42.3 44.9
21
Hải Phòng
30.0 32.0 45.6 46.3 47.5 45.0 41.1 47.5
22
Hưng Yên
26.5 38.2 38.7 42.4 43.9 45.8 39.3 45.8
23
Thái Bình
40.6 42.0 46.2 49.0 51.7 51.2 46.8 51.7
24
Hà Nam
29.5 33.6 35.2 40.5 42.0 45.9 37.8 45.9
25
Nam Định
32.1 34.8 36.0 38.0 39.8 38.4 36.5 39.8
26
Ninh Bình
28.2 30.4 32.9 35.2 31.9 32.7 31.9 35.2

Max
46.8 51.7

Trung bình
31.7 35.1






Năng suất Lạc (tạ/ha)
TT
Tỉnh
2000 2002 2003 2004 2005 2006 T.Bình Max
1
Điện Biên
7.7 7.6 9.0 10.0 10.0 10.0 9.1 10.0
2
Lai Châu
7.7 7.6 9.0 7.5 7.5 7.3 7.8 9.0
3
Sơn La
6.9 8.0 8.1 8.8 8.0 9.3 8.2 9.3
4
Hòa Bình
11.3 11.5 11.8 15.6 15.9 16.1 13.7 16.1
5
Hà Giang
8.6 9.1 8.5 9.4 10.3 11.6 9.6 11.6
6
Cao Bằng
5.0 7.1 6.3 7.5 7.8 8.0 6.9 8.0
7
Bắc Kạn
7.5 10.0 7.5 12.6 8.3 10.0 9.3 12.6
8
Tuyên Quang

13.0 15.0 17.2 20.3 22.1 22.3 18.3 22.3
9
Lào cai
10.0 10.0 10.0 10.0 10.0 11.1 10.2 11.1
10
Yên Bái
10.9 10.8 10.8 11.4 11.7 11.8 11.2 11.8
11
Thái Nguyên
9.8 10.8 10.7 11.6 12.4 11.8 11.2 12.4
12
Lạng Sơn
12.5 12.9 13.6 14.1 14.4 12.2 13.3 14.4
13
Quảng Ninh
9.6 10.4 11.9 14.5 15.0 12.6 12.3 15.0
14
Bắc Giang
11.9 15.2 16.2 18.4 18.9 17.1 16.3 18.9
15
Phú Thọ
12.8 12.7 15.0 15.5 15.7 14.7 14.4 15.7
16
Hà Nội
12.0 9.5 11.1 13.1 11.2 11.5 11.4 13.1
17
Vĩnh Phúc
12.4 11.3 12.1 15.1 15.1 15.9 13.7 15.9
18
Bắc Ninh

16.1 16.0 20.0 18.9 15.5 18.8 17.6 20.0
19
Hà Tây
13.6 15.7 15.6 18.7 19.6 20.2 17.2 20.2
20
Hải Dương
13.8 13.1 13.8 15.7 14.7 14.6 14.3 15.7
21
Hải Phòng
30.0 20.0 40.0 40.0 30.0 20.0 30.0 40.0
22
Hưng Yên
25.2 27.7 27.7 30.4 30.5 30.0 28.6 30.5
23
Thái Bình
20.8 19.6 21.9 25.0 24.8 25.7 23.0 25.7
24
Hà Nam
22.0 23.3 22.0 25.0 24.2 23.3 23.3 25.0
25
Nam Định
29.7 34.4 33.9 35.7 35.5 37.1 34.4 37.1
Page 15 of 34
26
Ninh Bình
14.7 16.7 21.0 20.5 19.8 20.4 18.9 21.0

Max
34.4 40.0


Trung bình
15.5 17.8





Năng suất Đậu tương (tạ/ha)
TT
Tỉnh
2000 2002 2003 2004 2005 2006 T.Bình Max
1
Điện Biên
7.7 9.8 10.0 11.1 11.7 12.0 10.4 12.0
2
Lai Châu
7.7 9.8 10.0 7.3 7.6 8.1 8.4 10.0
3
Sơn La
10.0 10.6 9.9 11.2 11.2 12.3 10.9 12.3
4
Hòa Bình
11.9 11.9 11.8 14.1 14.5 14.8 13.2 14.8
5
Hà Giang
7.1 7.4 8.0 8.7 9.4 8.7 8.2 9.4
6
Cao Bằng
6.2 7.0 7.5 7.1 7.6 7.0 7.1 7.6
7

Bắc Kạn
10.9 12.8 11.6 12.4 12.3 12.6 12.1 12.8
8
Tuyên Quang
11.7 12.4 13.2 13.8 14.0 14.1 13.2 14.1
9
Lào cai
6.1 7.4 8.2 8.1 8.9 8.4 7.8 8.9
10
Yên Bái
0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 - -
11
Thái Nguyên
11.2 10.9 11.1 11.9 12.6 12.1 11.6 12.6
12
Lạng Sơn
11.5 12.5 11.0 12.6 14.2 10.0 12.0 14.2
13
Quảng Ninh
8.6 9.2 10.0 11.0 1.1 11.0 8.5 11.0
14
Bắc Giang
11.6 13.4 14.4 15.0 14.5 20.6 14.9 20.6
15
Phú Thọ
0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 - -
16
Hà Nội
3.0 10.4 11.6 12.1 11.5 12.4 10.2 12.4
17

Vĩnh Phúc
12.4 12.7 13.6 15.6 15.6 14.8 14.1 15.6
18
Bắc Ninh
14.3 15.0 16.2 16.3 16.5 16.1 15.7 16.5
19
Hà Tây
11.5 13.2 13.2 15.2 15.5 15.0 13.9 15.5
20
Hải Dương
18.3 17.1 18.9 17.4 16.1 19.4 17.9 19.4
21
Hải Phòng
0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 - -
22
Hưng Yên
15.8 17.6 17.8 19.1 17.9 17.9 17.7 19.1
23
Thái Bình
21.3 20.0 20.5 19.8 19.0 18.5 19.9 21.3
24
Hà Nam
15.2 16.3 16.3 17.7 16.6 14.4 16.1 17.7
25
Nam Định
14.5 18.4 14.8 16.4 14.1 14.2 15.4 18.4
26
Ninh Bình
0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 - -


Max
19.9 21.3

Trung bình
12.7 14.4
Nguồn: Niên giám thống kê 2006
Đầu tư trên 1 ha đối với mỗi cây trồng lấy theo số liệu điều tra.


Page 16 of 34
Bảng 3. Khối lượng đầu tư cho trồng trọt
Hạng mục Đơn vị Khối lượng đầu tư/ha
Lúa Ngô Lạc Đậu
Đạm Kg 330 265 60 54
Lân Kg 700 300 450 270
Kali Kg 305 120 150 67.5
Lao động Công 150 100 80 70
Máy 10
3
VNĐ 2160 1440 1440 1440
Thuốc sâu 10
3
VNĐ 128 80 80 80
Chi khác 10
3
VNĐ 2700 500 500 500
Nguồn: Số liệu điều tra
Giá đầu vào và đầu ra của sản xuất nông nghiệp:
- Lấy giá thời điểm tháng 12 năm 2007.
- Hiện nay thuế nhập khẩu hàng nông sản bằng 0%, không có trợ cấp trực tiếp cho

xuất khẩu nên giá nông sản được lấy theo giá trị trường.
- Riêng đối với đầu vào phân bón, tháng 12 năm 2007 thuế nhập khẩu 5%, do vậy
giá phân bón thị trường sẽ được hiệu chỉnh giảm 5%.
- Hi
ện đã có ấn phẩm của Bộ Nông Nghiệp và PTNT về giá cả thị trường các tỉnh
Hà Nội, Hải phòng, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Nam Định, Thái Bình. Đối
với các tỉnh còn lại của lưu vực sông Hồng thì sẽ lấy giá gốc ở Hà nội cộng với
(trừ đi) chi phí vận chuyển đến các tỉnh để tính giá đầu vào (đầu ra)
- Cước vận chuyển từ Hà nộ
i đến các tỉnh tùy thuộc vào khoảng cách từ các tỉnh đến
Hà nội và chất lượng đường giao thông.
Bảng 4: Giá cước vận tải đơn vị
TT Tỉnh K/C tới Hà nội (km) Cấp đường Giá vận tải đơn vị
(đ/tấn/km)
1 Điện Biên
504 3 1241
2 Sơn La
339 3 1241
3 Lai Châu
522 3 1241
4 Hòa Bình
76 2 867
5 Lạng Sơn
154 3 1241
6 Hà Giang
319 3 1241
7 Cao Bằng
281 3 1241
8 Bắc Kạn
162 3 1241

9 Tuyên Quang
166 3 1241
Page 17 of 34
10
Lào cai
354 3 1241
11 Yên Bái
168 3 1241
12 Thái Nguyên
76 2 867
13 Bắc Giang
51 2 908
14 Phú Thọ
71 2 867
15 Vĩnh Phúc
49 2 926
16 Hà Tây
11 2 2062
18 Hải Dương
56 2 892
18 Hưng Yên
62 2 879
19 Hà Nam
59 2 892
20 Ninh Bình
93 2 849

Bảng 5: Giá đầu vào, đầu ra của trồng trọt tháng 12/2007
TT Tên tỉnh Lúa Ngô Lạc Đậu Đạm Lân Kali Lao động Máy Thuốc sâu
1

Điện Biên 3923 3578 12578 13578 5694 1799 7262 30000 60000 15578
2
Sơn La 4061 3716 12716 13716 5556 1661 7124 30000 60000 15716
3
Lai Châu 3908 3563 12563 13563 5709 1814 7277 30000 60000 15563
4
Hòa Bình 4301 3956 12956 13956 5317 1422 6884 30000 60000 15956
5
Hà Giang 4078 3733 12733 13733 5540 1645 7107 30000 60000 15733
6
Cao Bằng 4110 3765 12765 13765 5508 1613 7075 30000 60000 15765
7
Bắc Kạn 4209 3864 12864 13864 5408 1513 6976 30000 60000 15864
8
Tuyên Quang 4206 3861 12861 13861 5411 1516 6979 30000 60000 15861
9
Lào cai
4049 3704 12704 13704 5569 1674 7136
30000 60000
15704
10
Yên Bái
4204 3859 12859 13859 5413 1518 6981
30000 60000
15859
11
Thái Nguyên
4301 3956 12956 13956 5317 1422 6884
30000 60000
15956

12
Lạng Sơn
3900 3950 8400 18000 5225 1330 6869
30000 60000
16000
13
Quảng Ninh
4100 3950 10000 14000 5225 1710 6869
30000 60000
16000
14
Bắc Giang
4314 3969 12969 13969 5304 1409 6871
30000 60000
15969
15
Phú Thọ
4303 3958 12958 13958 5314 1419 6882
30000 60000
15958
16
Hà Nội
4345 4000 13000 14000 5273 1378 6840
40000 60000
16000
17
Vĩnh Phúc
4314 3969 12969 13969 5303 1408 6871
30000 60000
15969

18
Bắc Ninh
4300 3950 13000 13000 5225 1425 6869
30000 60000
16500
19
Hà Tây
4330 3985 12985 13985 5288 1393 6855
30000 60000
15985
20
Hải Dương
4311 3966 12966 13966 5306 1411 6874
30000 60000
15966
21
Hải Phòng
4200 3950 13650 14000 5130 1378 6869
30000 60000
16000
Page 18 of 34
22
Hưng Yên
4308 3963 12963 13963 5309 1414 6877
30000 60000
15963
23
Thái Bình
4250 3950 13650 16000 5225 1473 6869
30000 60000

16000
24
Hà Nam
4309 3964 12964 13964 5308 1413 6876
30000 60000
15964
25
Nam Định
4600 3950 10000 16000 5225 1425 6840
30000 60000
16000
26
Ninh Bình
4292 3947 12947 13947 5326 1431 6893
30000 60000
15947

Bảng 6: Hạch toán cho lúa xuân và ngô xuân với năng suất trung bình toàn lưu vực
Đơn vị Lúa Xuân Ngô xuân
Hạng mục Giá KL T/Tiền Giá KL T/Tiền
VND VND/ha VND VND/ha
I. Tổng thu nhập kg
4345 5340 23202300 4000 3170 12680000
II. Chi phí sản xuất
14514000 7776500
Lao động n/ngày
30000 150 4500000 30000 100 3000000
Đạm kg
5500 330 1815000 5500 265 1457500
Lân kg

1450 700 1015000 1450 300 435000
Kali kg
7200 305 2196000 7200 120 864000
Thuê máy
80000 27 2160000 80000 18 1440000
Thuốc sâu lit
16000 8 128000 16000 5 80000
Khác
2700000 500000
III. Thu nhập ròng
8688300 4903500

Mô hình RRB-Gams được xây dựng bằng ngôn ngữ GAMS cho lưu vực sông Hồng_Thái
Bình sẽ tính toán diện tích cây trồng mỗi loại và cấp nước cho cây trồng ở các thời đoạn
sao cho ảnh hưởng giảm sản do thiếu nước là nhỏ nhất ứng với lượng nước đến ở thời
đoạn đó.
Các biến trong hàm lợi ích ròng của ngành trồng trọt

Diện tích của các loại cây trồng mỗi vụ đông xuân: A(c) = A(R, M, G, S).
Lượng nước cấp cho mỗi loại cây trồng trong thời đoạn t tại nút n: Dc(n,c,t)
Ràng buộc

- Diện tích lúa đông xuân tính ra phải nhỏ hơn hoặc bằng diện tích lúa đông xuân tiềm
năng
- Tổng diện tích gieo trồng của các loại cây trồng vụ đông xuân phải nhỏ hơn hoặc
bằng tổng diện tích có thể canh tác của vụ đông xuân tại mỗi nút.

)()( nToCulAreanAm
c




- Tổng sản lượng lúa phải lớn hơn hoặc bằng tổng lượng lúa yêu cầu để đảm bảo an
ninh lương thực trong lưu vực. Việt Nam đang phấn đấu đến năm 2010 sẽ đạt mức
tiêu chuẩn dinh dưỡng của thế giới, tương đương với 2500-2600 kalo/ngày, trong đó
gạo sẽ cung cấp khoảng 70% năng lượng
(
Mức yêu cầu tối thiểu khoảng 2100
Page 19 of 34
kalo/ ngày, và gạo phải cung cấp tối thiểu 1470 kalo/ngày. Cứ 100 gam gạo thì cung
cấp khoảng 500 kalo/ngày (
Như vậy một người
một ngày tối thiểu cần 0.294 kg gạo, tương đương 0.42 kg thóc/ngày hay 182.5 kg
thóc trong nửa năm. Để đảm bảo an ninh lương thực thì tổng sản lượng lúa phải lớn
hơn hoặc bằng tổng dân số trong lưu vực nhân với yêu cầu lương thực tối thiểu của
một người trong nửa năm:





nn
nToPopRYRA )(*5.182)(*)( (an ninh toàn vùng)
Chi phí cấp nước tưới
Theo tính toán khi giải trình ban hành Nghị định 143/2003/NĐ-CP thì thủy lợi phí được
tính đủ (bao gồm các khoản: khấu hao cơ bản TSCĐ, khấu hao sửa chữa lớn TSCĐ, kinh
phí sửa chữa thường xuyên, tiền lương, tiền điện, kinh phí quản lý doanh nghiệp và chi
khác) ở vùng ĐBSH đối với vùng bơm điện đáng ra phải thu 2.27-3.45 triệu
đồng/ha/năm, tự chảy phải thu 1,8 triệ
u đồng/ha/năm

1
. Còn đối với vùng miền núi phía
Bắc thì các con số này là 4.575-5.815 đ/ha.năm và 2.49-3.115 đ/ha.năm. Chi phí cấp
nước sẽ được tính theo giá trị thủy lợi phí đáng ra phải thu này. Tính ra mức thu trung
bình cho cả bơm điện và tự chảy cho một vụ khoảng 1.165 triệu đồng/ha.vụ đối với vùng
ĐBSH và 1.999 triệu đồng/ha.vụ đối với vùng miền núi. Với lượng nước sử dụng trung
bình cho vụ đông xuân là 7000 m
3
thì chi phí cấp nước trung bình ước khoảng 166 đ/m
3

và 285 đ/m
3
tương ứng cho vùng ĐBSH và vùng miền núi phía Bắc (giá năm 1999). Căn
cứ vào chỉ số giá tiêu dùng thì chi phí cấp nước trung bình cho vùng ĐBSH vào năm
2007 là 245 VNĐ/m
3
, cho vùng miền núi là 421 VNĐ/m
3
. Đây mới là khoản chi phí tính
từ nguồn tới vị trí cống đầu kênh. Để có nước tới mặt ruộng thì phải tốn thêm một khoản
chi phí nữa gọi là chi phí nội đồng.
Theo số liệu điều tra tại xã Gia Xuyên huyện Gia Lộc tỉnh Hải Dương thì mức thu thủy
lợi phí nội đồng hiện nay là 22000 đ/sào/vụ, tương đương khoảng 600000 đ/ha.vụ. Với
mức s
ử dụng nước trung bình là 7000 m
3
/ha.vụ thì chi phí cấp nước tưới nội đồng ước
khoảng 86 đ/m
3

.
Theo số liệu điều tra tại huyện Đông Hưng, Thái Bình thì nông dân phải trả khoảng 6kg
thóc/sào.vụ cho dịch vụ nước của hợp tác xã. Như vậy chi phí cấp nước tưới nội đồng
tính ra tương đương khoảng 100đ/m
3
.
Tính trung bình thì chi phí cấp nước nội đồng vùng nghiên cứu khoảng 93 đ/m
3
.
Như vậy chi phí cấp nước tưới đến mặt ruộng vùng ĐBSH là 338 đ/m
3
(=245+93), và
vùng miền núi ước khoảng 514 đ/m
3
.
II.4.4. Lợi ích của nước cho nuôi trồng thuỷ sản
Nuôi trồng thủy sản trên lưu vực sông Hồng_Thái Bình:
Thủy sản nước ngọt

Có ba loại hình nuôi trồng chủ yếu là ao hồ nhỏ, mặt nước lớn và ruộng trũng. Theo quy
trình nuôi trồng thủy sản thì độ sâu nước cần phải đảm bảo để nuôi thả cá là:
+ Ao hồ nhỏ: 1,5- 2,0 m.
+ Mặt nước lớn: 2- 3 m.

1
Nguyễn Xuân Tiệp. Công trình thủy lợi và thủy lợi phí. Tạp chí Tài Nguyên Nước, số 1 năm 2008, trang 41-44.
Page 20 of 34
+ Ruộng trũng: 20- 30cm
Tuy nhiên hiện trạng nuôi trồng thủy sản trong lưu vực chủ yếu là nuôi nhỏ lẻ, ít nơi nuôi
theo hình thức thâm canh hoặc bán thâm canh. Các khu vực nuôi theo hình thức thâm

canh hoặc bán thâm canh chỉ chiếm khoảng 30% diện tích. Các ao hồ nhỏ ít được cấp
nước vì thường nằm rải rác trong các khu dân cư. Loại hình nuôi cá lồng thường ở các
sông lớn.
Đối với nuôi thủy sản ở ruộng trũng chủ yếu là nuôi 1 vụ cá và 1 vụ
lúa nên lượng nước
yêu cầu cho thủy sản cũng là yêu cầu của lúa.
Theo “Quy hoạch thuỷ sản vùng ven biển duyên hải Bắc Bộ giai đoạn 2003-2010” thì đối
với những khu vực nuôi thâm canh hay bán thâm canh chuyên thủy sản thì thông thường
cải tạo ao vào tháng 1 hoặc tháng 2. Sau đó ngâm ao khoảng 6-7 ngày rồi lấy nước vào
đạt 1,5-2,0m và thả cá giống. Sau khi thả cá giống phải thường xuyên đảm bảo mực nước
này và cứ 1 tháng thay nước 4 lần và thay khoảng 30% khố
i lượng nước trong ao. Vào vụ
thu tháng 8 hoặc tháng 9 thả thêm cá giống. Nhu cầu nước cho 1 ha nuôi nước ngọt cao
sản như sau:
Bảng 7. TIÊU CHUẨN CẤP NƯỚC CHO THUỶ SẢN NƯỚC NGỌT
Đơn vị: m
3
/ha
T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12 Tổng
0 17000 20400 20400 20400 20400 0 0 0 20400 20400 20400 159800
Tổng nhu cầu nước cho 7 tháng mùa kiệt 119000 m
3
/vụ

Thủy sản nước lợ

Theo kết quả nghiên cứu “ Quy hoạch thuỷ sản ven biển Bắc Bộ-2004” thì ở ven biển
miền Bắc một năm có 2 vụ nuôi:
Vụ 1 (Vụ chính) từ tháng 3-4 đến tháng 7-8 vụ này nuôi tôm sú.
Vụ 2 (Vụ phụ) từ tháng 9-10 đến tháng 1-2 vụ này nuôi các loại khác như Cua, Cá, Rong

luân canh với tôm sú. Thời gian còn lại cải tạo phơi ao chuẩn bị cho vụ sau.
Theo nghiên cứu độ mặn của vùng ven biển và cửa sông Bắc Bộ thì độ m
ặn đã phù hợp
với nuôi tôm mà không cần pha loãng. Tuy nhiên những thời điểm mà độ mặn cao quá
30% thì phải được pha loãng để giảm độ mặn, hoặc khi có mưa mà độ mặn của ao nuôi
quá thấp thì cần phải thay nước để nâng độ mặn.
Chế độ thay nước cho các phương thức nuôi như nuôi quảng canh và quảng canh cải tiến,
thâm canh và bán thâm canh trong ao đất và nuôi trên cát là khác nhau. Ở vùng ven biển
Bắc Bộ hiện tại chủ yế
u vẫn là nuôi quảng canh cải tiến. Đối với loại hình nuôi này chủ
yếu nhu cầu lấy nước và giống lấy từ tự nhiên là dựa vào con triều. Lợi dụng thuỷ triều
lên người ta mở ván phai nước chảy mạnh lấy nước vào và lôi cuốn tôm cá vào đầm.
Để thuận tiện cho việc đưa vào mô hình tính toán thì diện tích nuôi trồng thủy sản nước
lợ quảng canh và thâm canh sẽ được quy đổi thành diện tích nước ngọ
t theo tiêu chuẩn
dùng nước. Tổng nhu cầu nước 7 tháng mùa kiệt cho thủy sản nước lợ quảng canh là
40000 m
3
/vụ, còn cho thủy sản nước lợ thâm canh là 60000 m
3
/vụ. Như vậy nhu cầu
Page 21 of 34
nước cho một ha của thủy sản nước ngọt gấp 3 lần nhu cầu thủy sản nước lợ quảng canh
và gấp 2 lần nhu cầu nước cho thủy sản nước lợ thâm canh.
Như vậy phương trình tính toán nhu cầu nước thủy sản được viết trên cơ sở này.
Khi tính toán giá trị thì lợi ích của nuôi trồng thủy sản nước lợ sẽ vẫn tính bằng diện tích
thủy sản n
ước lợ gốc nhân với năng suất và giá, tương tự như thủy sản nước ngọt.
Tương tự như trồng trọt, lợi ích ròng cho nuôi trồng thủy sản cũng được tính bằng diện
tích nuôi trồng thủy sản nhân với năng suất, nhân với giá sản phẩm trừ đi chi phí nuôi

trồng và chi phí nước.

(3)

Trong đó:
Af: Diện tích từng khu nuôi trồng thuỷ sản
Yf: Năng su
ất thuỷ sản kg/ha.vụ
Pf: Giá thuỷ sản đ/kg
Cf Chi phí nuôi trồng thuỷ sản bình quân đ/ha/năm không kể nước
Wf: Chi phí kinh tế cấp nước nuôi trồng thuỷ sản đ/m
3

Df: Lượng nước cho nuôi trồng thuỷ sản tại nút n ở thời đoạn t (m
3
/t)
Như đã trình bày ở trên, nuôi trồng thủy sản trên lưu vực sông Hồng chủ yếu là nuôi nhỏ
lẻ, ít nơi nuôi theo hình thức thâm canh hoặc bán thâm canh. Các khu vực nuôi theo hình
thức thâm canh hoặc bán thâm canh chỉ chiếm khoảng 30% tổng diện tích, và cũng chỉ
mới được phát triển trong vài năm gần đây nên trình độ canh tác là không khác nhau
nhiều ở những vùng có thể nuôi trồng thủy sản. Sản phẩm thủy sản trên lưu vực sông
Hồng h
ầu hết được tiêu dùng trong lưu vực. Do vậy, năng suất, chi phí nuôi trồng thủy
sản và giá cả sản phẩm lấy giống nhau trên toàn lưu vực.
Dưới đây là năng suất nuôi trồng thủy sản theo số liệu thống kê của vài năm gần đây.
Năng suất này được tính bằng cách lấy sản lượng thủy sản nuôi trồng chia cho diện tích
mặt nước nuôi trồng thủy sản. Theo niên giám thố
ng kê 2007 thì sản lượng thủy sản nuôi
trồng gồm tất cả sản lượng các loại thủy sản thu được nhờ kết quả hoạt động của nghề
nuôi trồng thủy sản tạo ra. Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản là diện tích đã được sử

dụng cho hoạt động nuôi trồng thủy sản, tính cả diện tích bờ bao; đối với diện tích ươm,
nuôi gi
ống thủy sản thì bao gồm cả những diện tích phụ trợ cần thiết như ao lắng lọc, ao
xả. Chỉ tiêu này không bao gồm diện tích đất có mặt nước chuyên dung vào việc khác
nhưng được tận dụng nuôi trồng thủy sản như hồ thủy lợi, thủy điện. Như vậy có thể hiểu
đây là năng suất cả năm.
Bảng 8: Năng suất nuôi trồng th
ủy sản (kg/ha.năm)

Tỉnh
2000 2002 2003 2004 2005 2006 T.Bình Max
1
Điện Biên
276.7 235.4 401.4 525.7 542.5 544.7 421.1 544.7
2
Lai Châu
276.7 713.3 1360.0 1262.0 1464.0 1686.0 1127.0 1686.0
3
Sơn La
1638.0 1587.3 1622.0 1613.8 1636.5 1690.0 1631.3 1690.0



−=
ntn
tDfCfPfYfAfSF )(*Wf- ) *(*
Page 22 of 34
4
Hòa Bình
726.9 1125.0 1155.3 1313.5 1428.9 1499.4 1208.2 1499.4

5
Hà Giang
858.0 907.3 870.8 900.8 880.8 937.7 892.6 937.7
6
Cao Bằng
656.7 780.0 823.3 840.0 876.7 712.5 781.5 876.7
7
Bắc Kạn
532.0 461.3 472.5 537.5 655.0 588.8 541.2 655.0
8
Tuyên Quang
1006.9 942.5 990.0 1046.7 1060.0 1042.6 1014.8 1060.0
9
Lào cai
568.9 778.3 835.5 960.8 1159.3 1096.0 899.8 1159.3
10
Yên Bái
492.8 928.7 1006.8 1138.8 1288.0 1361.5 1036.1 1361.5
11
Thái Nguyên
1317.4 775.8 786.4 806.0 830.4 852.4 894.8 1317.4
12
Lạng Sơn
444.4 924.4 884.0 929.0 941.0 935.0 843.0 941.0
13
Quảng Ninh
317.6 893.9 1194.6 1030.4 1023.9 1259.7 953.3 1259.7
14
Bắc Giang
988.0 1119.1 1192.6 1205.6 1249.8 1334.7 1181.6 1334.7

15
Phú Thọ
1332.6 1353.1 1412.6 1657.0 1708.0 1767.4 1538.4 1767.4
16
Hà Nội
2278.2 2719.7 3115.8 3166.5 3002.9 3152.9 2906.0 3166.5
17
Vĩnh Phúc
1085.3 1403.8 1563.7 1520.2 1589.3 1721.4 1480.6 1721.4
18
Bắc Ninh
2217.6 2920.6 3186.6 3561.5 4039.2 4065.9 3331.9 4065.9
19
Hà Tây
1211.7 1697.9 1785.4 2060.9 1876.7 1978.5 1768.5 2060.9
20
Hải Dương
1739.3 2716.3 3014.5 3285.8 3698.6 3984.0 3073.1 3984.0
21
Hải Phòng
1482.7 2290.2 2433.0 2589.2 2750.7 3206.7 2458.8 3206.7
22
Hưng Yên
1797.4 2143.9 2433.3 2740.5 3125.9 3465.9 2617.8 3465.9
23
Thái Bình
2011.2 1901.0 2608.5 2703.9 3085.7 3391.9 2617.0 3391.9
24
Hà Nam
1110.5 1881.4 1980.6 2145.2 2362.2 2471.4 1991.9 2471.4

25
Nam Định
1519.6 1720.8 2143.1 2029.9 2364.2 2409.0 2031.1 2409.0
26
Ninh Bình
1411.1 1653.4 1523.5 1488.4 1750.5 1746.6 1595.6 1750.5

NS lớn nhất
3331.9 4065.9

Trung bình
1570.6 1914.8
Nguồn: Niên giám thống kê 2007
Theo tài liệu này thì năng suất lớn nhất đạt 4066 kg/ha.năm, nhưng năng suất trung bình
toàn lưu vực chỉ là 1571 kg/ha.năm. Những con số này rất nhỏ so với năng suất được
công bố trong một số bài báo trên mạng và năng suất điều tra.
Theo

công nghệ nuôi thâm canh và bán thâm canh cá rô phi thương phẩm đã được xây dựng,
bước đầu có kết quả tốt, nuôi thương phẩm đạt năng suất 20-25 tấn/ha, cỡ cá thu hoạch
500-800g/con, hệ số thức ăn 1,7, hach toán có lãi khi sản phẩm tiêu thụ nội địa
Theo
/>wqXdNqPubcNvkFTL7c84kEDv5qPexF
thì ở các ao, hồ, đầm vùng đồng bằng hay vùng trung du
nước có nhiều màu mỡ thì thả cá mè hoa, trắm cỏ, trôi làm chính, ghép thêm cá mè trắng,
cá chép, cá diếc; số lượng cá mè thả chiếm 23 – 33% tổng số lượng cá. Năng suất đạt 1,8
– 3,7 tấn/1 ha (trung bình là 2.75 tấn/ha.vụ), trong đó mè hoa chiếm 20 – 25% năng suất
chung. Ở hồ Cấm Sơn rộng 2600 ha, trước đây mỗi năm thả 80% cá mè hoa giống đã thu
được 120 tấn/năm, tới nay vẫn có cá mè hoa n
ặng 7 – 8kg.

Page 23 of 34
Theo thì trên thực tế, có những
mô hình nuôi trồng thủy sản thâm canh đã có năng suất 7-10 tấn/ha/năm (3.5-5
tấn/ha.vụ).
Theo số liệu điều tra, thì năng suất nuôi cá lồng trên sông Nhuệ_Đáy đạt khoảng 7
tấn/ha.năm, tương đương 3.5 tấn/ha.vụ.
Hình thức nuôi trồng thủy sản nước ngọt ở lưu vực sông Hồng chủ yếu là nuôi ghép. Như
vậy ch
ọn năng suất thủy sản nước ngọt thâm canh là 3.5 tấn/ha.vụ, quảng canh là 2.75
tấn/ha.vụ.
Với thủy sản nước lợ, theo
thì năng
suất tôm chân trắng nuôi thâm canh (từ 2-3 vụ/năm) trên cát bình quân đạt 8-10
tấn/ha/vụ, vùng triều 5-6tấn/ha/vụ (trung bình là 5.5 tấn/ha.vụ).
Theo
thì cá chẽm nuôi theo
mô hình quảng canh mật độ thấp, nguồn nước trong ao luôn sạch nên cá lớn khá nhanh.
Trong vòng 6 tháng, trung bình mỗi con cá chẽm đạt trên dưới 1 kg. Ông Dũng cho hay,
1 hécta ao nuôi quảng canh sản lượng cá đạt khoảng 2,5 tấn. Với giá cá chẽm thương
phẩm hiện thời là 70 ngàn đồng/kg, thì người nuôi cũng có thu nhập trên 170 triệu đồng.
Trừ tiền giống, tiền thức ăn bổ sung, chủ ao còn lãi trên 100 triệu đồng một vụ cá/1 hécta
ao. Nuôi quảng canh trong ao luôn s
ạch nên không tốn thời gian phơi, xử lý ao như nuôi
công nghiệp, vì vậy 1 năm có thể quay vòng được tới 2 vụ cá. Như vậy nếu tính cả công
lao động thì chi phí nuôi trồng thủy sản quảng canh chiếm khoảng 50%.
Theo

về nuôi cá Chẽm (cá vược), nếu nuôi thâm canh trong ao nước lợ, năng suất thu hoạch có
thể đạt 5-6 tấn/ha/vụ, trung bình là 5.5 tấn/ha.vụ (6 tháng). Nguồn: Tác giả Vạn Xuân,
Báo Nông thôn ngày nay, Số 150, 28/7/2004.

Theo tài liệu
thì năng
suất nuôi tôm nước ngọt cũng tương đương với nuôi ở nước mặn, giá bán cũng thế vì
khó phân biệt. Nuôi tôm sú trong môi trường nước ngọt còn hạn chế được bệnh phát
sáng.
Cá chẽm và tôm chân trắng được coi là hai sản phẩm chủ yếu của thủy sản nước lợ. Như
vậy chọn năng suất thủy sản nước lợ thâm canh là 5.5 tấn/ha.vụ, quảng canh là 2.5
t
ấn/ha.vụ.
Bảng 9: Năng suất nuôi trồng thủy sản
T T Loại Tỷ trọng diện
tích
Năng suất
(kg/ha.vụ)
1 Thủy sản nước ngọt
Thâm canh 0.3 3500
Quảng canh 0.7 2750
2 Thủy sản nước lợ
Thâm canh 0.45 5500
Quảng canh 0.55 2500

Page 24 of 34
Chi phí nuôi trồng thủy sản bình quân không kể chi phí cấp nước ở một số tỉnh (đơn vị:
triệu đồng).
Bảng 10: Doanh thu và chi phí nuôi trồng thủy sản

2002 2003 2004 2005
Tổng Thu
Thái Nguyên 37.50 49.10 56.10 59.90
Hải Dương 42.00 44.20 51.80 62.50

Trung bình 39.75 46.65 53.95 61.20
Tổng chi


Thái Nguyên 20.50 27.00 31.70 34.90
Hải Dương 29.20 29.60 33.50 38.80
Trung bình 24.85 28.30 32.60 36.85
Tỷ lệ chi/thu (%) 62.52% 60.66% 60.43% 60.21%
Lợi nhuận

Thái Nguyên 17.00 22.10 24.40 25.00
Hải Dương 12.80 14.60 18.30 23.70
Trung Bình 14.90 18.35 21.35 24.35

Như vậy, chi phí nuôi trồng thủy sản thâm canh trung bình tính bằng 60% doanh thu, còn
quảng canh là 50%, công thức tính lợi ích ròng của ngành thủy sản có thể viết lại như
sau:


Giá cả thủy sản nước lợ và nước ngọt tại thời điểm tháng 12 năm 2007.
Một số sản phẩm thủy sản nước ngọt được sản xuất nhiều trong vùng nghiên cứu đó là cá
trôi, trắm, chép, mè và cá rô phi. Giá thủy sản nước ngọt
được lấy bằng trung bình giá cá
của các loại cá này. Tại thời điểm tháng 12 năm 2007 thì giá cá trôi khoảng 20000 đ/kg,
trắm khoảng 25000 đ/kg, chép khoảng 30000 đ/kg, mè khoảng 15000 đ/kg, và cá rô phi
khoảng 20000 đ/kg.
Giá trung bình của cá chẽm và tôm chân trắng là khoảng 65000 đ/kg, trong đó tôm chân
trắng 60000 đ/kg, cá chẽm có giá 70000 đ/kg.
(theo
)

T T Loại Giá (đ/kg)
1 Thủy sản nước ngọt 22000
2 Thủy sản nước lợ 65000
Nguồn: tổng hợp số liệu điều tra, thu thập


Trong đó:



=
ntn
tDfPfYfAfSF )(*Wf- ***)5.0(4.0



+++=
ntn
tDfPflYflqAflqYfltAfltPfnYfnqAfnqYfntAfntSF )(*Wf- )*)**(*)**((*4.0

×