LỚP KT14-O4
NHÓM 5
NGUYỄN THỊ TƯƠI
NGUYỄN THỊ HƯƠNG
NGUYỄN THU PHƯƠNG
VŨ THỊ THANH LOAN
DƯƠNG PHƯƠNG NHUNG
1. Khái niệm chân lý
Nhiệm vụ của nhận thức là đạt
đến chân lý, nghĩa là đến tri thức có
nội dung phù hợp với hiện thực
khách quan và được thực tiễn kiểm
nghiệm. Đối lập với chủ nghĩa duy tâm
coi chân lý là sản phẩm chủ quan, là tri
thức hoàn toàn do con người tạo ra,
chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng
định tính khách quan của chân lý.
2.Các tính chất của chân lý
•
Tính khách quan
•
Tính tuyệt đối
•
Tính tương đối
•
Tính cụ thể
a) Tính khách quan
•
Chân lý tuy là kết quả của quá trình nhận thức
của con người, nhưng nội dung của nó bao giờ
cũng khách quan. Tính khách quan của chân
lý thể hiện ở chỗ nội dung phản ánh của
chân lý tồn tại ở bên ngoài và không lệ thuộc
vào ý thức loài người.
•
Thí dụ, luận điểm “quả đất quay xung quanh mặt
trời” là chân lý khách quan, vì nội dung luận
điểm trên phản ánh sự kiện có thực, khách
quan, hoàn toàn không lệ thuộc vào chủ thể
nhận thức, vào loài người.
Song, chân lý không phải là những sản
phẩm có sẵn trong tự nhiên, xã hội mà là
một quá trình hình thành và phát triển dần
dần từng bước, phụ thuộc vào những điều
kiện lịch sử cụ thể trong hoạt động thực
tiễn, hoạt động nhận thức ngày càng phản
ánh một cách sâu sắc hơn, đầy đủ hơn
thực tại khách quan. Do đó, chân lý vừa
có tính tuyệt đối vừa mang tính tương
đối.
Chân lý tuyệt đối
Chân lý tuyệt đối
là tri thức có nội
là tri thức có nội
dung phù hợp đầy đủ hoàn toàn với
dung phù hợp đầy đủ hoàn toàn với
thực tiễn khách quan mà nó phản ánh
thực tiễn khách quan mà nó phản ánh
.
.
Về nguyên
Về nguyên tắc chúng ta có thể đạt đến
chân lý tuyệt đối, vì khả năng đó trong
quá trình phát triên của loài người là vô
hạn. Song khả năng đó lại bị hạn chế bởi
những điều kiện cụ thể của từng thế hệ
khác nhau và bởi những điều kiện xác
định về không gian và thời gian của khách
thể được phản ánh. Do sự quy định của
những điều kiện ấy, chân lý lại luôn có
tính tương đối.
b) Tính tuyệt đối
C) Tính tương đối
•
Chân lý tương đối là những tri thức
đúng nhưng chưa hoàn toàn, chưa đầy
đủ. Sự phù hợp giữa nội dung của chân lý
với khách thể được phản ánh mới là sự
phù hợp từng bộ phận, từng phần, ở một
số mặt. Một khía cạnh với những điều
kiện xác định.
*. Mối quan hệ giữa chân lý tuyệt đối và chân
lý tương đối.
•
Chân lý tương đối và chân lý tuyệt đối
không tồn tại tách rời bên ngoài nhau mà
có sự thống nhất biện chứng: một mặt
chân lý tuyệt đối là tổng số các chân lý
tương đối đang phát triển; mặt khác trong
mỗi chân lý tương đối, mặc dù là tương
đối nhưng bao giờ cũng có những yếu tố
tuyệt đối.
•
Quan niệm đúng đắn về sự thống nhất
biện chứng giữa chân lý tương đối và
chân lý tuyệt đối của chủ nghĩa duy vật
biện chứng cho phép khắc phục những
khuynh hướng sai lầm trong nhận thực
luận. Nếu không thấy được tính tương
đối trong sự phát triển của chân lý thì sẽ
rơi vào chủ nghĩa giáo điều. Ngược lại
không thừa nhận tính tuyệt đối của chân
lý sẽ rơi vào chủ nghĩa tương đối. Thuyết
này sẽ dẫn đến chủ nghĩa chủ quan, chủ
nghĩa xét lại.
Theo quan điểm duy vật biện chứng,
chân lý là cụ thể. Tính cụ thể của chân lý
được quy định bởi tính cụ thể của khách
thể nhận thức trong những mối quan hệ,
liên hệ, xác định; trong sự vận động và
phát triển…Do đó, không có chân lý trừu
tượng, chân lý bao giờ cũng cụ thể. Thoát
khỏi điều kiện cụ thể của khách thể được
phản ánh thì tri thức không còn là chân
lý.
c) Tính cụ thể
•
Thí dụ: Cơ học cổ điển là chân lý, nhưng
chỉ trong lĩnh vực hết sức xác định, đó là
thế giới vĩ mô. Nhưng sang thế giới vi mô,
những định luật của nó không còn phù
hợp nữa.
Cảm ơn thầy và các bạn
đã lắng nghe bài thuyết
trình của nhóm chúng tôi.