Tải bản đầy đủ (.doc) (97 trang)

hoàn thiện việc vận dụng kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán tại công ty tnhh deloitte việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (618.74 KB, 97 trang )

Chuyên đề Thực tập tốt nghiệp

LỜI NÓI ĐẦU
I. Tính cấp thiết của Đề tài
Trong bối cảnh Việt Nam đã gia nhập vào Tổ chức Thương mại Thế giới
(WTO) và sự phát triển của thị trường chứng khoán thì nhu cầu đầu tư từ các
nhà đầu tư trong và ngoài nước ngày càng tăng. Trong khi đó, một trong những
cơ sở quan trọng cho quyết định đầu tư là Báo cáo tài chính đã được kiểm toán.
Hơn thế nữa, sự phát triển không ngừng của các doanh nghiệp về số lượng,
hình thức và qui mô hoạt động cũng càng làm tăng nhu cầu hoạt động kiểm
toán tại Việt Nam. Do đó, hiện nay nhu cầu kiểm toán gia tăng rất lớn.
Sự thành công của một cuộc kiểm toán trước hết phụ thuộc vào chất
lượng và việc đánh giá các bằng chứng kiểm toán. Bằng chứng kiểm toán là
cơ sở giúp các kiểm toán viên (KTV) đưa ra ý kiến của mình. Đồng thời, nó
cũng là bằng chứng cho thấy công việc các KTV đã thực hiện, là cơ sở pháp
lý để bảo vệ các KTV trong trường hợp xảy ra các vụ kiện tụng. Vì vậy kỹ
thuật thu thập bằng chứng kiểm toán cần phải luôn được hoàn thiện để không
ngừng nâng cao chất lượng của cuộc kiểm toán, đảm bảo cung cấp thông tin
tối ưu cho người sử dụng. Nghiên cứu các biện pháp nhằm hoàn thiện việc
vận dụng kỹ thuật thu thập bằng chứng trên còn giúp Em củng cố kiến thức đã
học trên ghế Nhà trường và giúp Em hình dung được một phần công việc sẽ
thực hiện trong một cuộc kiểm toán. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn
đề, Em đã chọn Đề tài “HOÀN THIỆN VIỆC VẬN DỤNG KỸ THUẬT
THU THẬP BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH
DELOITTE VIỆT NAM”.
II. Mục đích nghiên cứu
Chuyên đề được viết nhằm làm rõ hơn lý luận về kỹ thuật thu thập bằng
chứng kiểm toán, đồng thời đánh giá việc vận dụng vào thực tế. Qua đó, Em
Nguyễn Thị Hoa Kiểm toán 47A
1


Chuyên đề Thực tập tốt nghiệp

muốn đưa ra những kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện việc vận dụng kỹ
thuật thu thập bằng chứng kiểm toán tại Công ty TNHH Deloitte Việt Nam từ
đó nâng cao chất lượng hoạt động kiểm toán.
III. Nội dung
Chuyên đề Thực tập tốt nghiệp của Em có ba nội dung chính ngoài
phần mở đầu và kết luận:
Phần I. Đặc điểm chung của Công ty TNHH Deloitte Việt Nam;
Phần II. Thực trạng việc vận dụng kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm
toán tại Công ty TNHH Deloitte Việt Nam;
Phần III. Nhận xét và kiến nghị hoàn thiện việc vận dụng kỹ thuật thu
thập bằng chứng kiểm toán tại Công ty TNHH Deloitte Việt
Nam.
IV. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của Chuyên đề là Kỹ thuật thu thập bằng chứng
kiểm toán với phạm vi tại Công ty TNHH Deloitte Việt Nam.
V. Phương pháp nghiên cứu
Chuyên đề của Em được hoàn thành trên cơ sở áp dụng phương pháp
luận của Chủ nghĩa duy vật biện chứng, các phương pháp kỹ thuật như
phương pháp toán học, tư duy lôgic, diễn giải, phân tích, phương pháp sơ đồ,
bảng biểu. Bên cạnh đó, trong thời gian thực tập tại Công ty Em được nghiên
cứu hồ sơ kiểm toán các năm trước và tham gia vào một số cuộc kiểm toán để
hiểu rõ hơn việc vận dụng trong thực tiễn.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô, đặc biệt là GS.TS Nguyễn
Quang Quynh, các anh chị trong Công ty TNHH Deloitte Việt Nam đã tận
tình giúp đỡ và hỗ trợ Em để hoàn thành Chuyên đề Thực tập này.
Sinh viên
Nguyễn Thị Hoa
Nguyễn Thị Hoa Kiểm toán 47A

2

Chuyên đề Thực tập tốt nghiệp

CHƯƠNG I. ĐẶC ĐIỂM CỦA CHUNG CỦA CÔNG TY
TNHH DELOITTE VIỆT NAM
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty TNHH Deloitte Việt Nam
Deloitte Việt Nam Deloitte Touche Tohmatsu là một trong những hãng
kiểm toán và tư vấn quốc tế hàng đầu. Ra đời từ hơn 150 năm, nhưng tại Việt
Nam, Deloitte Touche Tohmatsu mới chính thức thành lập vào tháng 11/2007
với tên gọi “Công ty TNHH Deloitte Việt Nam”. Tiền thân của Công ty là
VACO, được thành lập vào ngày 13/05/1991 theo Quyết định Số 165
TC/QĐ/TCCB của Bộ trưởng Bộ Tài chính (BTC). Số vốn góp tại thời điểm
thành lập Công ty là 9.077.000.000 VNĐ (chín tỷ bảy mươi bảy triệu Đồng).
Thời kỳ đầu mới thành lập, do những hạn chế về trình độ và kinh
nghiệm, hơn thế nữa, VACO lại là công ty kiểm toán đầu tiên tại Việt Nam
nên lý luận và kỹ thuật kiểm toán chưa phát triển. Vì vậy, trong thời kỳ này,
kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán còn đơn giản và có nhiều rủi ro. Công
ty sử dụng các kỹ thuật phỏng vấn, lấy xác nhận, phân tích, xác minh tài liệu,
tính toán, kiểm kê vật chất, quan sát, tuy nhiên, còn nhiều hạn chế. Chẳng hạn
như kỹ thuật lấy thư xác nhận còn chưa hiệu quả do chưa phát triển về hệ
thống thông tin dẫn đến khó khăn trong việc thu thập thư xác nhận. Đối với
kỹ thuật kiểm kê vật chất, xác minh tài liệu thì việc chọn mẫu phải thực hiện
bằng tay do KTV chưa được hỗ trợ máy tính. Việc này làm mất thời gian và
ảnh hưởng đến chất lượng cuộc kiểm toán. Kỹ thuật phân tích còn ít được sử
dụng, do kỹ năng của các KTV chưa tốt nên khả năng phân tích còn nhiều hạn
chế. Vì vậy các KTV chủ yếu sử dụng thử nghiệm kiểm tra chi tiết thay thế
cho thực hiện thủ tục phân tích cơ bản.
Qua quá trình phát triển, Công ty đã không ngừng phấn đấu để hoàn
thiện kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán, nâng cao chất lượng cuộc kiểm

Nguyễn Thị Hoa Kiểm toán 47A
3

Chuyên đề Thực tập tốt nghiệp

toán. 18 năm hoạt động với nhiều lần thành lập và giải thể các chi nhánh, cho
đến nay Công ty có 2 Chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng và
Trụ sở chính tại Số 8 Phạm Ngọc Thạch, Đống Đa - Hà Nội. Tuy nhiên, sự
kiện quan trọng nhất đối với sự phát triển của VACO là việc Công ty trở
thành thành viên chính thức của Deloitte Touch Tohmatsu. Quá trình trở
thành thành viên của Deloitte Touche Tohmatsu bắt đầu vào năm 1992 khi
VACO bắt đầu hợp tác với hãng Deloitte Touch Tohmatsu. Tiếp đó vào tháng
4 năm 1994, liên doanh VACO – DTT chính thức được thành lập. Cùng trong
chuỗi sự kiện này, vào ngày 01 tháng 10 năm 1997, Phòng Dịch vụ quốc tế
(ISD) của VACO trở thành đại diện hợp pháp của Deloitte Touche Tohmatsu
tại Việt Nam. 10 năm sau, vào ngày 07/5/2007, toàn bộ VACO-DTT đã hoàn
thành việc chuyển đổi sở hữu, trở thành thành viên đầy đủ của Deloitte
Touche Tohmatsu. Việc chuyển đối sở hữu này phù hợp với Nghị định
105/2004/NĐ-CP ngày 30/3/2004 và Nghị định 133/2005/NĐ-CP ngày
31/10/2005 của Chính phủ. Theo đó, tất cả các công ty kiểm toán có sở hữu
Nhà nước phải chuyển đổi sở hữu sang các mô hình khác có thể là mô hình
công ty TNHH hoặc công ty hợp danh. Sự kiện này đánh dấu một bước ngoặt
lớn đối với Công ty. Việc trở thành thành viên của Deloitte Touche Tohmatsu
cho phép Công ty được khai thác sự trợ giúp của Hãng về kỹ thuật kiểm toán,
kỹ thuật quản lý. Do đó, các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán đã được
cải thiện đáng kể. Việc chọn mẫu đã được thực hiện bằng máy theo hệ thống
chọn mẫu ngẫu nhiên (CMA) mà Hãng đã thiết kế. Một số nhân viên của
Công ty được cử sang nước ngoài để học hỏi kinh nghiệm. Thời kỳ này, kỹ
thuật phân tích bắt đầu được sử dụng nhiều, vừa giảm thiểu chi phí mà vấn
đảm bảo được chất lượng cuộc kiểm toán. Đồng thời, việc thực hiện kỹ thuật

lấy thư xác nhận đã được thực hiện theo mẫu đã định sẵn nhằm đảm bảo sự
thống nhất và tạo điều kiện cho các bên liên quan dễ dàng trong việc trả lời
Nguyễn Thị Hoa Kiểm toán 47A
4

Chuyên đề Thực tập tốt nghiệp

thư. Các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán khác như kiểm tra tài liệu,
tính toán lại, kiểm kê, xác minh tài liệu, quan sát đều được mô tả trong
Chương trình kiểm toán mẫu (MAP).
Trong những năm hiện tại, cùng với sự hội nhập với kinh tế thế giới là
sự bùng nổ của thị trường chứng khoán. Bên cạnh đó, theo quy định, Báo cáo
tài chính hàng năm của các Công ty niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán
phải sử dụng dịch vụ kiểm toán của các doanh nghiệp kiểm toán đã được cơ
quan quản lý về chứng khoán chấp thuận. Công ty TNHH Deloitte Việt Nam
đã được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) chấp thuận kiểm toán
cho các tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết và tổ chức kinh doanh chứng
khoán từ năm 2005. Năm 2009, 29 KTV của Công ty tiếp tục được UBCKNN
chấp thuận kiểm toán cho các tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết và tổ chức
kinh doanh chứng khoán.
Quá trình hình thành và phát triển, Deloitte Việt Nam càng khẳng định
vị trí của mình thể hiện ở quy mô vốn, số lượng, chất lượng nhân viên và chất
lượng dịch vụ cung cấp. Khi mới thành lập, Công ty mới chỉ có 9 nhân viên.
Sau 18 năm đi vào hoạt động, số lượng nhân viên đã lên tới gần 400 người _
lớn nhất trong các công ty kiểm toán tại Việt Nam, với 18 Partner và 22
chuyên gia nước ngoài… Cùng với sự phát triển về số lượng nhân viên, Công
ty luôn chú trọng đến việc tuyển dụng, đào tạo nhằm nâng cao chất lượng
KTV. Tính đến năm 2009, số lượng KTV được cấp chứng chỉ hành nghề
kiểm toán viên Việt Nam CPA tại Deloitte Việt Nam là 59 người _ lớn nhất
trong các công ty kiểm toán tại Việt Nam. Để thu hút và giữ chân được các

KTV có trình độ, Công ty luôn có các chính sách đãi ngộ hấp dẫn như việc
tạo điều kiện cho nhân viên học các chứng chỉ CPA hay ACCA, CFA…, các
chương trình đào tạo bổ ích và việc trao giải Nhân viên xuất sắc cũng tạo
động lực cho nhân viên luôn phấn đấu nâng cao chất lượng công việc …Bên
Nguyễn Thị Hoa Kiểm toán 47A
5

Chuyên đề Thực tập tốt nghiệp

cạnh đó, sự tăng trưởng về doanh thu và lợi nhuận cũng là một trong những
nguyên nhân giúp Công ty luôn thu hút được những nhân viên có khả năng,
kinh nghiệm.
Sự gia tăng số lượng nhân viên cùng với uy tín và chất lượng các cuộc
kiểm toán đã thực hiện giúp Deloitte Việt Nam càng có thêm nhiều hợp đồng
kiểm toán, doanh số và lợi nhuận tăng lên đáng kể. Bảng 1.1 cho thấy sự gia
tăng doanh thu, số nộp ngân sách và số lượng nhân viên của Công ty từ năm
2006 đến 2008.
Bảng 1.1 Tình hình kinh doanh của Công ty từ năm 2006 đến 2008
STT Chỉ tiêu
Năm 2006
(01/10/05-30/06/06)
Năm 2007
(01/07/06-30/06/07)
Năm 2008
(01/07/07-30/06/08)
1 Doanh thu 62,751,543,486 98,762,685,216 118,515,222,259
2 Nộp ngân sách 8,070,584,846 13,705,314,208 16,446,377,050
3 Số lao động 345 293 400
Qua Bảng trên, có thể thấy, qua ba năm, doanh thu Công ty tăng thêm
gần 90%; chứng tỏ hoạt động của Công ty ngày càng hiệu quả, uy tín của

Công ty ngày càng được củng cố. Năm 2006, trong vòng 9 tháng, Công ty đã
đạt doanh thu 62,752 triệu đồng. Sang năm 2007, được xem là “năm của sự
thay đổi”, doanh thu trong một năm đã đạt đến giá trị 98,763 triệu đồng. Đến
năm 2008, là một năm phát triển đáng chú ý của Deloitte Việt Nam, doanh
thu đã tăng thêm hơn 20%. Trong năm 2009, Công ty đặt mục tiêu là “năm
của sự phát triển bền vững”, vừa đảm bảo tốc độ tăng trưởng, vừa ổn định
trong điều kiện nền kinh tế đang trong giai đoạn khủng hoảng.
Cùng với sự tăng trưởng về doanh thu, Công ty còn tăng về số nộp
ngân sách cho Nhà nước. Số nộp ngân sách tăng dần theo các năm và đều đạt
ở mức trên dưới 10 tỷ đồng. Năm 2006, số nộp Ngân sách Nhà nước chỉ
khoảng 8,070 triệu đồng. Sang năm 2007, con số này là 13,705 triệu đồng,
Nguyễn Thị Hoa Kiểm toán 47A
6

Chuyên đề Thực tập tốt nghiệp

tăng 70%. Năm tiếp theo, Công ty nộp Ngân sách Nhà nước 16,446 triệu
đồng.
Qua từng thời kỳ phát triển, Deloitte Việt Nam đã luôn cố gắng để hoàn
thiện kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán. Hiện nay, các kỹ thuật thu thập
bằng chứng kiểm toán đã được cải thiện một cách đáng kể. Các nhân viên của
Công ty đã được đào tạo một cách bài bản không chỉ trên lý thuyết mà còn
được đào tạo ngay chính trong mỗi cuộc kiểm toán. Các KTV được đào tạo cả
về mặt kiến thức và kỹ năng để thực hiện tốt việc thu thập bằng chứng kiểm
toán. Có thể thấy như kỹ thuật phỏng vấn, các nhân viên của Công ty không
chỉ được đào tạo về nội dung cuộc phỏng vấn, thông tin cần thu thập, mà còn
các kỹ năng để làm thế nào khách hàng cung cấp nhiều thông tin nhất. Đối với
kỹ thuật phân tích, Công ty sử dụng mô hình và mức độ chênh lệch cho phép
(threshold) của Deloitte Touche Tohmatsu…
1.2. Đặc điểm tổ chức kinh doanh của Công ty TNHH Deloitte Việt Nam

Ngay từ khi mới ra đời, VACO cung cấp đa dạng các dịch vụ chuyên
ngành cho nhiều khách hàng lớn thuộc mọi thành phần kinh tế. Hiện nay,
ngoài dịch vụ Kiểm toán thì Công ty còn cung cấp các dịch vụ như dịch vụ Tư
vấn thuế, dịch vụ Tư vấn và giải pháp doanh nghiệp, và dịch vụ Đào tạo và
quản lý nguồn nhân lực. Trong đó, dịch vụ Kiểm toán luôn chiếm vai trò quan
trọng, thể hiện ở tỷ trọng doanh thu của dịch vụ trong tổng doanh thu của
Công ty. Sơ đồ 1.2 thể hiện doanh thu theo loại hình dịch vụ của Công ty
trong năm 2008. Sơ đồ cho thấy trong các loại hình dịch vụ mà Công ty cung
cấp thì dịch vụ Kiểm toán chiếm tỷ trọng cao nhất (64.51 %). Năm 2007, tỷ
trọng doanh thu của dịch vụ Kiểm toán chiếm 63%, đến năm 2008, doanh thu
của dịch vụ Kiểm toán đạt 76,442 triệu đồng, chiếm 64.5%. Deloitte Việt
Nam có đội ngũ KTV giàu kinh nghiệm, giỏi chuyên môn. Đây chính là cơ sở
Nguyễn Thị Hoa Kiểm toán 47A
7

Chuyên đề Thực tập tốt nghiệp

giúp Công ty có thể thường xuyên nhận được các hợp đồng kiểm toán lớn,
củng cố uy tín và quảng bá hình ảnh của Công ty.
Dịch vụ Tư vấn thuế cũng là một hướng đang được Deloitte tập trung phát
triển. Doanh thu 37,154 triệu đồng, chiếm 31.35% năm 2008 so với doanh thu
21,186 triệu VNĐ, chiếm 21.45% năm 2007; cho thấy dịch vụ Tư vấn thuế đang
từng bước phát triển góp phần nâng cao số doanh thu của Công ty.
Các dịch vụ khác như dịch vụ Đào tạo và quản lý nguồn nhân lực, dịch vụ
Tư vấn và giải pháp doanh nghiệp chiếm chỉ khoảng 4.14% tổng số doanh thu.
Định hướng phát triển của Công ty là nâng cao chất lượng dịch vụ đặc
biệt là kiểm toán và tư vấn thuế; mở rộng hoạt động kinh doanh trên các lĩnh
vực có hiệu quả như dịch vụ Tư vấn và giải pháp doanh nghiệp…
Thứ nhấ: Dịch vụ Kiểm toán
Có thể nói kiểm toán luôn là thể mạnh của Công ty nhờ vào đội ngũ

KTV của Công ty có trình độ cao và luôn ý thức về tính độc lập, khách quan
nghề nghiệp. Nhờ đó, Công ty luôn cung cấp dịch vụ Kiểm toán với chất
lượng cao và thu hút được nhiều khách hàng trong nhiều lĩnh vực hoạt động,
từ công ty sản xuất, tới ngân hàng, công ty bảo hiểm, công ty đầu tư và các tổ
Nguyễn Thị Hoa Kiểm toán 47A
8

Chuyên đề Thực tập tốt nghiệp

chức tín dụng khác. Ngoài các khách hàng lâu năm của Công ty như các Tổng
công ty Nhà nước (Tổng công ty Xi măng Việt Nam, Tổng công ty Than Việt
Nam, Tổng công ty Bưu chính Viễn thông, Tổng công ty Đường sắt Việt
Nam…), các tập đoàn (Tập đoàn Hoà Phát, Tập đoàn EVN…), doanh nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài và công ty đa quốc gia (Vietsovpetro- VSP, Canon
Vietnam, IBM Việt Nam –Mỹ, Tập đoàn WPP – Anh); Công ty mới có thêm
các hợp đồng kiểm toán trong lĩnh vực ngân hàng hay bảo hiểm, chứng khoán
như Ngân hàng Quốc tế VIB, Ngân hàng Dầu khí toàn cầu PG Bank,
INDOVINA Bank, Bảo hiểm Dầu khí PVI, chứng khoán Tân Việt…
Dịch vụ Kiểm toán của Công ty bao gồm:
Một là, dịch vụ Kiểm toán độc lập, gồm: Kiểm toán báo cáo tài chính
theo luật định, Kiểm toán cho mục đích đặc biệt, Kiểm toán hoạt động, Kiểm
toán tuân thủ, Kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư, Kiểm toán báo cáo
quyết toán dự án, dịch vụ soát xét các thông tin tài chính, dịch vụ kiểm tra các
thông tin trên cơ sở các thủ tục thỏa thuận trước.
Hai là, dịch vụ Kiểm soát rủi ro doanh nghiệp, gồm: Kiểm toán nội bộ;
Kiểm soát, đánh giá rủi ro hệ thống công nghệ thông tin; các dịch vụ kiểm
soát và tư vấn rủi ro khác.
Thứ hai: Dịch vụ Tư vấn thuế
Bên cạnh Kiểm toán thì dịch Tư vấn thuế cũng là một lĩnh vực hoạt
động khá quan trọng của Deloitte Việt Nam. Với lợi thế về sự am hiểu sâu sắc

môi trường kinh doanh Việt Nam, mối quan hệ chặt chẽ với các cơ quan chức
năng, kết hợp với những tư vấn từ các chuyên gia tư vấn thuế quốc tế giàu
kinh nghiệm, Công ty đã cung cấp những giải pháp thuế có chất lượng và
giúp doanh nghiệp có được chiến lược thuế phù hợp.
Dịch vụ Tư vấn thuế mà Công ty cung cấp bao gồm:
Nguyễn Thị Hoa Kiểm toán 47A
9

Chuyên đề Thực tập tốt nghiệp

+ Hỗ trợ nhà đầu tư tham gia thị trường;
+ Hoạch định chiến lược thuế;
+ Cơ cấu kinh doanh có hiệu quả cho mục đích tính thuế;
+ Soát xét tính tuân thủ luật thuế của doanh nghiệp;
+ Tính và lập tờ khai thuế;
+ Tư vấn thuế cho chuyên gia nước ngoài;
+ Tư vấn cơ cấu tối ưu hoá thuế đa quốc gia;
+ Tư vấn thuế cho nghiệp vụ mua bán doanh nghiệp;
+ Tư vấn hỗ trợ lập hồ sơ chuyển gia.
Thứ ba: Dịch vụ Tư vấn và giải pháp doanh nghiệp (FAS)
Dịch vụ Tư vấn và giải pháp doanh nghiệp là một dịch vụ tương đối
mới. Dịch vụ này giúp doanh nghiệp đánh giá hiện trạng hoạt động, thực hiện
dịch vụ kế toán như ghi chép, giữ sổ, lập Báo cáo thuế, lập các Báo cáo tài
chính quý, năm theo yêu cầu của cơ quan Nhà nước Việt Nam và của công ty
mẹ ở nước ngoài… Bên cạnh đó, Công ty cũng trợ giúp thiết lập hệ thống kế
toán phù hợp với yêu cầu quản lý. Các chuyên gia kế toán của Deloitte Việt
Nam, là thành viên trong ban soạn thảo chuẩn mực, cũng đã tham gia trợ giúp
đắc lực cho BTC trong việc soạn thảo và ban hành Chuẩn mực Kế toán và
Kiểm toán Việt Nam.
Các dịch vụ bao gồm

+ Tư vấn cổ phần hóa;
+ Tư vấn doanh nghiệp;
+ Soát xét toàn diện hoạt động doanh nghiệp;
+ Soát xét toàn diện hoạt động doanh nghiệp;
+ Tư vấn mua, bán, tách, sáp nhập, giải thể doanh nghiệp;
+ Tư vấn nghiên cứu thị trường;
+ Tư vấn xác định giá trị thị trường.
Thứ tư: Dịch vụ Đào tạo và quản lý nguồn nhân lực
Nguyễn Thị Hoa Kiểm toán 47A
10

Chuyên đề Thực tập tốt nghiệp

Công ty thực hiện các dịch vụ đào tạo và hỗ trợ tuyển dụng theo nhu cầu của
khách hàng. Chương trình đào tạo đa dạng từ kế toán, kiểm toán, thuế đến
quản trị kinh doanh.
Các dịch vụ Đào tạo và quản lý nguồn nhân lực bao gồm:
+ Dịch vụ hỗ trợ tuyển dụng;
+ Tổ chức đào tạo và hội thảo;
+ Quản lý nguồn nhân lực.
1.3. Đặc điểm bộ máy quản lý của Công ty TNHH Deloitte Việt Nam
Thứ nhất: Cơ cấu phòng, chi nhánh
Công ty TNHH Deloitte Việt Nam hoạt động theo mô hình Chủ tịch
kiêm Giám đốc (GĐ) quy định tại Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty
Kiểm toán Việt Nam TNHH một thành viên tại Quyết định Số 152/2003/QD-
BTC ngày 19/9/2003 và theo luật Doanh nghiệp Số 13/1999/QH10 ngày
12/06/1999. Tổng GĐ (TGĐ) là người có toàn quyền quyết định các chiến lược
hoạt động của Công ty, chịu trách nhiệm về tất cả các vấn đề liên quan đến
Công ty. Tuy nhiên, là một thành viên của Deloitte Touche Tohmatsu và
Deloitte Touche Tohmatsu Đông Nam Á, do đó, mọi hoạt động của Deloitte

Việt Nam đều nằm dưới sự quản lý trực tiếp của Ban điều hành Deloitte
Touche Tohmatsu Đông Nam Á. Bên cạnh đó, Ban điều hành Deloitte Touche
Tohmatsu Đông Nam Á có trách nhiệm định hướng chiến lược hoạt động, phát
triển cho Công ty. Các GĐ phụ trách từng bộ phận (Kiểm toán, Tư vấn tài
chính, Tư vấn thuế, Quản lý rủi ro) có trách nhiệm lập định hướng chung trong
từng lĩnh vực chuyên môn và chịu trách nhiệm trước TGĐ. Chịu sự giám sát
trực tiếp của GĐ các lĩnh vực là các phòng chuyên ngành: Phòng Kiểm toán,
phòng Tư vấn thuế, phòng Quản lý rủi ro, phòng Tư vấn và giải pháp doanh
nghiệp và các phòng, ban hỗ trợ. Các phòng chuyên ngành cung cấp dịch vụ và
hoạt động một cách độc lập. Các phòng, ban hỗ trợ không cung cấp dịch vụ
nhưng thực hiện trợ giúp cho các phòng chuyên ngành hoạt động tốt hơn
Nguyễn Thị Hoa Kiểm toán 47A
11

Chuyên đề Thực tập tốt nghiệp

Cơ cấu tổ chức của Công ty như sau:
Sơ đồ 1.3. Cơ cấu tổ chức của Công ty
Thứ hai: Cơ cấu Ban Quản lý
Nguyễn Thị Hoa Kiểm toán 47A
12

Ban điều hành
của Deloitte
South-east Asia
GĐ phụ
trách
Kiểm
toán của
Deloitte

South-
east Asia
TGĐ
(Bà Hà
Thị Thu
Thanh)
GĐ phụ
trách tư vấn
tài chính
của
Deloitte
South-east
Asia
GĐ phụ
trách tư vấn
thuế của
Deloitte
South-east
Asia
GĐ phụ
trách quản
lý rủi ro
của
Deloitte
South-east
Asia
Phòng kiểm toán
-Partner + Director: 12
-Nhân viên: 240
Phòng tư vấn giải

pháp DN
-Partner + Director: 4
-Nhân viên: 45
Phòng tư vấn
thuế
-Partner + Director: 4
-Nhân viên: 22
Phòng, ban hỗ trợ, chi nhánh
- Văn phòng chi nhánh TP.HCM, Hải
Phòng
- Phòng quản lý và đào tạo
- Phòng nhân sự
- Kế toán tài chinh
- Phòng công nghệ thông tin
- Phòng phát hành báo cáo và dịch thuật
Phòng quản lý
rủi ro
- Partner + Director:
2
- Staff: 6
Phòng quản lý
rủi ro
- Partner + Director:
2
- Nhân viên: 6
Chuyên đề Thực tập tốt nghiệp

Ban Quản lý của Công ty bao gồm Chủ tịch kiêm TGĐ, Phó TGĐ
(PTGĐ), GĐ nghiệp vụ, bao gồm: GĐ kiểm toán, GĐ tư vấn, GĐ thuế và các
GĐ chi nhánh; các Trưởng, Phó phòng. (Cơ cấu Ban Quản lý được thể hiện ở

sơ đồ 1.4)
Trong đó, Chủ tịch kiêm TGĐ (CEO) có trách nhiệm điều hành, tổ chức
và quyết định mọi vấn đề liên quan đến hoạt động của Công ty. Các PTGĐ
(Partner) chịu trách nhiệm chỉ đạo công việc của từng phòng: Phòng Kiểm
toán, Phòng Tư vấn và giải pháp doanh nghiệp, Phòng Tư vấn thuế, Phòng
Đào tạo, Phòng Kế toán, Phòng Hành chính tổng hợp. Bên cạnh đó, các
PTGĐ còn có trách nhiệm tăng cường hình ảnh, vị thế của Công ty thông qua
các giao dịch với khách hàng và các cơ quan hữu quan; tham gia xây dựng kế
hoạch kinh doanh của Công ty.
GĐ có trách nhiệm giúp việc cho TGĐ Công ty trong việc tổ chức,
điều hành mọi hoạt động của chi nhánh, VP đại diện; xây dựng kế hoạch kinh
doanh trong phạm vi quản lý; Cân đối giữa kế hoạch kinh doanh, mục tiêu
phát triển, kế hoạch công việc để phân công công việc, nhân sự đảm bảo mục
tiêu lợi nhuận.
GĐ (bao gồm GĐ Kiểm toán, GĐ Tư vấn, GĐ Thuế) có trách nhiệm
quản lý rủi ro của khách hàng trong phạm vi phân công quản lý; soát xét, xây
dựng mức phí dịch vụ phù hợp với phạm vi công việc cung cấp cho từng
khách hàng, theo quy định của Công ty và trao đổi thống nhất ý kiến với
PTGĐ trước khi chào giá cho khách hàng; là cầu nối giữa các cấp bậc nhân
viên dưới với PTGĐ, BGĐ Công ty.
Trưởng phòng (bao gồm Trưởng phòng Kiểm toán, Trưởng phòng
Thuế, Trưởng phòng Tư vấn) có trách nhiệm lập, soát xét kế hoạch làm việc
liên quan đến từng khách hàng, đảm bảo quản lý được rủi ro, đáp ứng được
nhu cầu về lợi nhuận, chi phí, và sử dụng tối đa nguồn lực hiện có; trực tiếp
Nguyễn Thị Hoa Kiểm toán 47A
13

Chuyên đề Thực tập tốt nghiệp

chịu trách nhiệm các Hợp đồng dịch vụ về chất lượng của Báo cáo và ký phát

hành Báo cáo trong phạm vi quản lý; Hoàn thành các nghĩa vụ về mặt tài
chính của Hợp đồng với Công ty sau khi kết thúc dịch vụ; Thực hiện đánh giá
nhân viên theo quy định của Công ty theo từng khách hàng và từng thời kỳ.
Phó phòng có trách nhiệm giúp việc cho Trưởng phòng và thay mặt
Trưởng phòng trong thời gian Trưởng phòng đi vắng.
Sơ đồ 1.4. Cơ cấu Ban Quản lý của Công ty năm 2008

Nguyễn Thị Hoa Kiểm toán 47A
14

CHỦ TỊCH
Kiêm Tổng GĐ Hà Thị Thu Thanh
PTGĐ
Trương
Anh
Hùng
PTGĐ
Đặng
Chí
Dũng
PTGĐ
Thái
Thanh
Hải
PTGĐ
Trần
Thuý
Ngọc
PTGĐ
Phạm

Hoài
Nam
Phòng
đào tạo
Phòng
nghiệp
vụ II
Phòng
nghiệp
vụ III
Phòng
nghiệp
vụ I
Phòng
hành
chính
tổng hợp
Phòng
tư vấn
Thuế
Hà Nội
Phòng
tư vấn
thuế TP
Hồ Chí
Minh
Phòng
Kế toán
Phòng tư
vấn và

giải pháp
doanh
nghiệp
Phòng
nghiệp
vụ IV
Chi nhánh TP Hồ
Chí Minh
Chi nhánh TP Hải
Phòng
Chuyên đề Thực tập tốt nghiệp

1.4. Đặc điểm chung kiểm toán tại Công ty TNHH Deloitte Việt Nam
Tại Công ty TNHH Deloitte Việt Nam, quy trình thực hiện một cuộc
kiểm toán được thực hiện theo phần mềm kiểm toán AS/2 (Auditing
System/2) như tất cả các thành viên khác của Hãng Deloitte Touche
Tohmatsu với sự điều chỉnh cho phù hợp với Chuẩn mực Kiểm toán Việt
Nam (VSA) và hệ thống kế toán áp dụng tại các loại hình doanh nghiệp khác
nhau tại Việt Nam.
Khác với các công ty kiểm toán khác, Deloitte Việt Nam tiếp cận một
cuộc kiểm toán theo mức độ đảm bảo (assurance) chứ không theo mức độ rủi
ro. Mức độ đảm bảo bao gồm: mức độ đảm bảo tiềm tàng, mức độ đảm bảo
kiểm soát, mức độ đảm bảo phát hiện và mức độ đảm bảo kiểm toán. Mức độ
đảm bảo được đánh giá một cách độc lập, việc đánh giá mức độ đảm bảo
kiểm soát không tính đến ảnh hưởng của mức độ đảm bảo tiềm tàng, việc
đánh giá mức độ đảm bảo phát hiện không tính đến ảnh hưởng của mức độ
đảm bảo tiềm tàng và kiểm soát. Do đó, mức độ đảm bảo kiểm toán được xác
định theo công thức:
R = IR + CR + DR
Mức độ đảm bảo có ba mức: 0.7_mức cơ bản (basic), 1.7_mức vừa

phải (moderate), 2 _ mức trung bình (intermediate).
Quy trình một cuộc kiểm toán tại Deloitte Việt Nam gồm 6 bước, được
thể hiện ở Sơ đồ 1.6.
Bước 1: Các công việc trước khi thực hiện hợp đồng kiểm toán
Những công việc đánh giá, xử lý rủi ro cuộc kiểm toán và thiết lập các
điều khoản hợp đồng kiểm toán là những công việc mà Ban Giám đốc (BGĐ)
có sự tham mưu của các chuyên gia, thực hiện trước khi thực hiện hợp đồng
kiểm toán. Sau khi chấp nhận hợp đồng kiểm toán, GĐ kiểm toán sẽ thiết lập
nhóm kiểm toán. Mỗi một cuộc kiểm toán thường bao gồm: Một GĐ kiểm
Nguyễn Thị Hoa Kiểm toán 47A
15

Chuyên đề Thực tập tốt nghiệp

toán, một Chủ nhiệm kiểm toán (Senior Manager/Manager), một KTV chính
(Senior in charge), và các KTV khác, trợ lý KTV.
Trong giai đoạn này, KTV chưa thu thập bằng chứng kiểm toán
Bước 2: Lập kế hoạch kiểm toán tổng quát
Sau khi tiến hành lựa chọn nhóm kiểm toán, trên cơ sở phân công của
cấp trên, GĐ kiểm toán và các trưởng nhóm, các kiểm toán viên có kinh
nghiệm sẽ tiến hành lập kế hoạch kiểm toán tổng quát và chi tiết. Trong giai
đoạn này, KTV phải lập kế hoạch kiểm toán chiến lược dựa trên những tìm
hiểu về đặc điểm hoạt động của khách hàng, môi trường hoạt động kinh
doanh, chính sách kế toán, chu trình kế toán, hệ thống kiểm soát nội bộ
(HTKSNB)… Qua đó, KTV tiến hành thủ tục phân tích sơ bộ để nhận diện
được các số dư bất thường, khoanh vùng được các rủi ro xảy ra sai phạm
trọng yếu của Báo cáo tài chính và xác lập được mức trọng yếu.
Mức trọng yếu kế hoạch PM được xác định dựa trên chỉ tiêu doanh thu,
lợi nhuận trước thuế, tổng tài sản… phụ thuộc vào loại hình doanh nghiệp.
Dựa trên mức độ trọng yếu kế hoạch, KTV xác định mức độ trọng yếu chi tiết

MP (MP thường được xác định là 80% - 90% của PM)
Trong giai đoạn này, các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán được
sử dụng là: Phỏng vấn để tìm hiểu về thu thập những hiểu biết chung về
khách hàng cũng như HTKSNB; thủ tục phân tích thông qua so sánh, đối
chiếu, đánh giá các mối quan hệ để xác định tính hợp lý của các số dư trên tài
khoản, chỉ tiêu trên Báo cáo kết quả kinh doanh; kiểm tra chi tiết các chứng từ
và sổ sách đã hoàn tất để kiểm tra việc thiết kế của HTKSNB có tốt hay
không; và quan sát hoạt động thường xuyên của đơn vị để thấy việc vận dụng
quá trình này vào hoạt động của Công ty có hiệu quả và đúng với chế độ, quy
định đã đề ra hay không
Bước 3: Lập kế hoạch kiểm toán chi tiết
Từ kế hoạch kiểm toán chiến lược, KTV sẽ chi tiết hóa để thiết lập kế
Nguyễn Thị Hoa Kiểm toán 47A
16

Chuyên đề Thực tập tốt nghiệp

hoạch kiểm toán chi tiết.
Các bước kỹ thuật kiểm toán được sử dụng ở bước này tương tự như ở
bước 2.
Bước 4: Thực hiện kế hoạch kiểm toán
Dựa trên kế hoạch kiểm toán chi tiết, các KTV cùng các trợ lý kiểm
toán sẽ thu thập bằng chứng phục vụ cho việc đưa ra kết luận kiểm toán.
Công việc này sẽ được GĐ kiểm toán và Trưởng phòng kiểm toán soát xét.
Trong giai đoạn này, tất cả các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán
đều được sử dụng: quan sát (quan sát hoạt động, quan sát chữ ký phê duyệt,
quan sát sự hiện hữu, tình trạng hoạt động của một tài sản…); phỏng vấn nhân
viên trong đơn vị; thủ tục phân tích được thực hiện để cung cấp sự hợp lý của
thông tin tài chính trên các khoản mục; lấy xác nhận từ nhà cung cấp, khách
hàng, ngân hàng hay những người góp vốn; kiểm kê vật chất để kiểm tra số

lượng của tài sản như tiền mặt, nguyên vật liệu (NVL), hàng hóa, thành phẩm,
tài sản cố định; tính toán lại để kiểm tra lại tính đúng đắn của các số liệu trên
sổ kế toán; xác minh tài liệu để kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ, hợp pháp của
thông tin.
Bước 5: Kết thúc công việc kiểm toán và lập Báo cáo kiểm toán
Dựa trên bằng chứng kiểm toán đã thu thập được, kết hợp với xem xét
những sự kiện xảy ra sau kết thúc niên độ kế toán, KTV lập Báo cáo kiểm
toán phù hợp với từng tình huống cụ thể.
Trong giai đoạn này, thủ tục phân tích một lần nữa được thực hiện để
xem xét tính hợp lý chung của Báo cáo tài chính đã được kiểm toán.
Bước 6: Công việc thực hiện sau hợp đồng kiểm toán bao gồm: tổng
hợp ưu nhược điểm, rút kinh nghiệm và đánh giá nhân viên. Giai đoạn này
không thu thập bằng chứng kiểm toán.
Nguyễn Thị Hoa Kiểm toán 47A
17

Chuyên đề Thực tập tốt nghiệp

Sơ đồ 1.5. Quy trình kiểm toán tại Công ty Deloitte Việt Nam
Nguyễn Thị Hoa Kiểm toán 47A
18

Đánh giá rủi ro chấp nhận hợp đồng kiểm toán
Lập nhóm kiểm toán
Lập kế hoạch kiểm toán chiến lược
Tìm hiểu khách hàng và môi trường hoạt động kinh doanh
Tìm hiểu về HTKSNB
Tìm hiểu về chu trình kế toán
Thực hiện những thủ tục phân tích sơ bộ
Xác lập mức trọng yếu

Tổng hợp đánh giá rủi ro và kế hoạch kiểm toán
Lập kế hoạch các thủ tục kiểm tra hiệu quả hoạt động của
HTKSNB
Lập kế hoạch kiểm toán chi tiết
Tổng hợp và thảo luận về kế hoạch kiểm toán
Thực hiện xem xét lại Báo cáo tài chính
Xem xét lại những sự kiện diễn ra sau ngày kết thúc niên độ kế
toán
Thu thập thư giải trình của BGĐ
Tổng hợp các ghi chép
Phát hành báo cáo kiểm toán
Thực hiện các thủ tục kiểm tra hiệu quả hoạt động của HTKSNB
Thực hiện thử nghiệm cơ bản và đánh giá kết quả đạt được
Đánh giá khái quát các sai phạm và phạm vi kiểm toán
Đánh giá chất lượng hợp đồng
Đánh giá công việc của nhóm kiểm toán
Bước 1: những công
việc thực hiện trước hợp
đồng kiểm toán
Bước2: lập kế hoạch
kiểm toán tổng quát
Bước 3: lập kế hoạch
kiểm toán chi tiết
Bước 4: thực hiện kế
hoạch kiểm toán
Bước 5: kết thúc công
việc kiểm toán và lập
báo cáo kiểm toán
Bước 6: những công
việc sau hợp đồng kiểm

toán
Chuyên đề Thực tập tốt nghiệp

CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG VIỆC VẬN DỤNG KỸ THUẬT THU THẬP
BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH DELOITTE
VIỆT NAM
2.1 Khái quát chung về kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán tại Công
ty TNHH Deloitte Việt Nam
Để thu thập bằng chứng kiểm toán, Công ty TNHH Deloitte Việt Nam
vận dụng các kỹ thuật cơ bản bao gồm: Kiểm tra vật chất, tính toán, quan sát,
phỏng vấn, lấy xác nhận, phân tích và xác minh tài liệu. Các kỹ thuật được
tóm tắt như sau
Bảng 2.1. Khái quát các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán tại Công
ty TNHH Deloitte Việt Nam.
Giai đoạn lập kế hoạch
kiểm toán
Giai đoạn thực hiện kiểm toán Giai đoạn
kết thúc
kiểm toán
Kỹ
thuật
kiểm tra
tài liệu
Kiểm tra tính hiện hữu đối với tài
sản cố định (TSCĐ), hàng tồn kho
(HTK), tiền mặt, giấy tờ thanh
toán có giá trị. KTV thường quan
sát việc kiểm kê của khách hàng
chứ không trực tiếp kiểm kê.

Kỹ
thuật
lấy xác
nhận
Thu thập thông tin từ bên thứ ba
độc lập về các số dư khoản phải thu,
phải trả, tiền gửi ngân hàng, cổ
phiếu, trái phiếu, hàng ký gửi,
khoản ký cược, kỹ quỹ
Kỹ
thuật
phỏng
vấn
Thu thập những hiểu biết
chung về khách hàng, và
đánh giá ban đầu về tính hiệu
quả của HTKSNB thông qua
phỏng vấn nhân viên của
công ty khách hàng về ngành
nghề kinh doanh, chính sách
kế toán, HT-KSNB…phỏng
+ phỏng vấn kế toán của công ty
khách hàng khi có những vần đề
thắc mắc như phỏng vấn về
nguyên nhân những khoản chênh
lệch, giải thích nội dung của
nghiệp vụ…
+ phỏng vấn những nhân viên
khác trong công ty như nhân viên
Nguyễn Thị Hoa Kiểm toán 47A

19

Chuyên đề Thực tập tốt nghiệp

vấn chuyên gia, người có hiểu
biết, kinh nghiệm về ngành
nghề mà khách hàng đang
hoạt động, phòng vấn trực
tiếp những KTV tiền nhiệm
đối với những khách hàng lâu
năm
phòng nhân sự về chính sách
lương, nhân viên phòng bán hàng
về chính sách giảm giá, chiết
khấu , thủ kho về việc ghi chép
quá trình nhập xuất kho
+ phỏng vấn nhân viên của công ty
khách hàng để kiểm tra tính hiệu
quả của việc thiết kế và thực hiện
một thủ tục kiểm soát như phỏng
vấn nhân viên của khách hàng về
quy chế tạm ứng
Quan
sát
Quan sát hoạt động của các bộ
phận như quan sát việc nhân
viên quét thẻ chấm công, quan
sát thái độ của BGĐ để đánh
giá hiệu quả của HTKSNB,
tính liêm chính của BGĐ.

Quan sát tình trạng hoạt động của
tài sản, tình trạng bảo quản, điều
kiện an ninh HTK, các thủ tục
nhập xuất HTK, thái độ làm việc
của nhân viên khi KTV phỏng
vấn, hay quan sát hoạt động của
phòng kế toán
Tính
toán
Tính toán lại các khoản lãi, khấu
hao TSCĐ, bảo hiểm xã hội, bảo
hiểm y tế, thuế, phân bổ lại các
khoản chi phí, tính lại giá vốn
HTK
Phân
tích
+ Phân tích xu hướng các số
dư trên Bảng cân đối kế toán
và các chỉ tiêu trên Báo cáo kết
quả kinh doanh.
+ Phân tích tỷ suất (thanh toán,
sinh lời ) để tìm ra biến động
bất thường.
+ Phân tích tính hợp lý: so
sánh số liệu của khách hàng
với số liệu toàn ngành hoặc với
số kế hoạch
+ Phân tích tỷ suất: tỷ lệ lãi gộp, tỷ
lệ vòng quay HTK, vòng quay
khoản phải thu, phải trả, các chỉ tiêu

về khả năng thanh toán
+ Phân tích xu hướng: phân tích xu
hướng của các khoản phải thu, phải
trả, khoản đầu tư, chi phí hoạt động,
giá vốn, doanh thu
+ Phân tích tính hợp lý: KTV
thường so sánh số liệu của đơn vị
với ước tính của KTV để phân tích
tính hợp lý
Phân tích tỷ
suất, xu
hướng, tính
hợp lý được
sử dụng
trên toàn bộ
Báo cáo tài
chính để
xem xét lại
tính hợp lý.
Kiểm
tra tài
liệu
Kiểm tra các tài liệu liên quan
đến nghĩa vụ pháp lý của đơn
vị như: Giấy phép thành lập,
Điều lệ công ty; Báo cáo
kiểm toán, thanh tra hay kiểm
tra của các năm hiện hành
hay trong vài năm trước; Biên
bản họp Hội đồng quản trị,

họp cổ đông, BGĐ; Các hợp
đồng và cam kết quan trọng.
Xác minh tài liệu để kiểm tra tính
đúng kỳ của việc ghi nhận doanh
thu hay chi phí, kiểm tra tính có
thực của các khoản đầu tư ngắn
hạn, chi phí trả trước hay một
nghiệp vụ phát sinh ,kiểm tra
việc tính lương, kiểm tra tính tuân
thủ của khoản tạm ứng
Nguyễn Thị Hoa Kiểm toán 47A
20

Chuyên đề Thực tập tốt nghiệp

2.2. Thực trạng việc vận dụng kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán tại
công ty TNHH Deloitte Việt Nam
Với phạm vi bài viết, Em đề cập đến kỹ thuật bằng chứng kiểm toán tại hai
khách hàng là Công ty ABC và XYZ.
Công ty ABC. Công ty TNHH ABC là công ty 100% vốn của Nhật Bản,
chuyên sản xuất các sản phẩm văn phòng phẩm. Công ty nhập hầu hết NVL từ
Công ty mẹ ở Nhật Bản, một phần còn lại mua từ trong nước, sau đó xuất khẩu
sản phẩm sang Công ty mẹ, không bán cho thị trường trong nước.
Vốn đầu tư là: 2,000,000 USD.
Công ty chỉ có một nhà máy ở Khu công nghiệp (KCN) Thăng Long.
Đặc điểm kế toán: Công ty sử dụng phần mềm BRAVO _một phần mềm
khá hiện đại trợ giúp cho trong việc hạch toán kế toán. Công ty sử dụng đồng
Đôla đề hạch toán dưới dự đồng ý của BTC. Năm tài chính bắt đầu vào 1/1 và
kết thúc vào 31/12. Công ty áp dụng Hệ thống Kế toán Việt Nam.
Các chỉ tiêu mà KTV tính toán trong giai đoạn lập kế hoạch

Mức độ trọng yếu PM 30,667 USD
Mức độ trọng yếu chi tiết MP 27,600 USD
Mức độ đảm bảo R 2
Công ty XYZ. Công ty TNHH XYZ là công ty chuyên sản xuất, gia công các
phụ kiện của các thiết bị tự động văn phòng. Công ty nhập NVL và sản xuất, gia
công bán cho các doanh nghiệp thuộc Khu chế xuất sản phẩm xuất khẩu ở Việt
Nam và các doanh nghiệp ở trong nước.
Công ty có nhà máy sản xuất ở KCN Quang Minh, Vĩnh Phúc.
Vốn đầu tư là 88,370,439,217 VNĐ.
Đặc điểm kế toán:
Công ty sử dụng Đồng Việt Nam để hạch toán. Công ty áp dụng Chuẩn mực
Nguyễn Thị Hoa Kiểm toán 47A
21

Chuyên đề Thực tập tốt nghiệp

Kế toán Việt Nam. Năm tài chính bắt đầu từ 1/1 và kết thúc vào 31/12. Năm tài
chính đầu tiên từ 1/6/2005 đến 31/12/2005. Công ty sử dụng phần mềm kế toán
EFFECT.
Các chỉ tiêu mà KTV tính toán được trong giai đoạn lập kế hoạch
Mức độ trọng yếu kế hoạch
PM
900,351,427
Mức độ trọng yếu chi tiết MP 810,316,28
4
Mức độ đảm bảo R 2
Dưới đây là các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán tại hai Công ty
ABC và XYZ
2.2.1. Kiểm tra vật chất


* Đối với kiểm toán Công ty ABC:
KTV tham gia kiểm kê từ 8 giờ đến 17 giờ 30 ngày 31/12/2008. Nhóm kiểm
kê của Deloitte Việt Nam bao gồm 1 KTV chính và 2 trợ lý kiểm toán. Vào ngày
tham gia kiểm kê, Công ty ABC cũng thực hiện kiểm kê nên KTV chỉ quan sát
kiểm kê mà không trực tiếp kiểm kê.
KTV quan sát kiểm kê đối với tiền mặt, tài sản cố định (TSCĐ), NVL
chính, NVL phụ, thành phẩm, sản phẩm dở dang. Đối với tiền mặt, KTV quan
sát và yêu cầu nhân viên Công ty ABC đếm toàn bộ tiền trong két. Đối với thành
phẩm và NVL, KTV tiến hành chọn mẫu (công việc này được thực hiện từ
trước). Trong đó, TSCĐ kiểm kê 15 mẫu, NVL kiểm kê 15 mẫu, thành phẩm
kiểm kê 3 mẫu, sản phẩm dở dang kiểm kê 2 mẫu.
Thông qua phỏng vấn thủ quỹ, thủ kho, KTV biết rằng: Công ty ABC chỉ
có 1 địa điểm cất giữ tiền; Trong két, có tiền Đô la và tiền Việt Nam; Công ty
không có hàng ký gửi hay hàng nhận ký gửi. Sau khi thu thập được những thông
tin trên, KTV tiến hành quan sát kiểm kê và chọn ra một số mẫu để đếm lại đảm
Nguyễn Thị Hoa Kiểm toán 47A
22

Chuyên đề Thực tập tốt nghiệp

bảo tính chính xác của việc kiểm kê. Do hạn chế về mặt thời gian nên KTV
không tiến hành kiểm tra giấy tờ chứng minh quyền sở hữu đối với tài sản.
Sau khi thực hiện kiểm kê, KTV lập Báo cáo kiểm kê, tổng hợp kết quả
kiểm kê, đánh giá kế hoạch kiểm kê, phương thức thực hiện kiểm kê của khách
hàng. Biên bản kiểm kê tiền mặt (USD) và Báo cáo kiểm kê như sau:
Biểu 2.2. Biên bản kiểm kê tiền mặt
Nguyễn Thị Hoa Kiểm toán 47A
23

BIÊN BẢN KIỂM KÊ TIỀN MẶT

Hôm nay, ngày 31 tháng 12 năm 2008, tại KCN Thăng Long, Hà Nội chúng tôi gồm
Đại điện đơn vị
1. Ông/Bà Chức vụ:
2. Ông/Bà
Đại điện Công ty kiểm toán Deloitte Việt Nam
1. Ông/Bà Chức vụ:
2. Ông/Bà………………………………… Chức vụ:……………
Cùng tiến hành kiểm kê tiền mặt tại quỹ với sự chứng kiến của đại diện Công ty kiểm toán
Deloitte Việt Nam, kết quả như sau:
Loại tiền: USD
Stt Loại tiền Số lượng Số tiền
USD 100 note 5 500
50 note
20 note
10 note 1 10
5 note
1 note 2 2
Các loại giấy tờ khác (ngân phiếu, séc )
Tổng cộng 8 512
Số liệu theo sổ sách
512
Chênh lệch
0
Lý do chênh lệch……………………………………………………………………………
Các loại giấy tờ khác bao gồm (tên, số lượng, số tiền):
Người đếm Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị Kiểm toán viên
________________
Ký và ghi rõ họ tên
________________
Ký và ghi rõ họ tên

________________
Ký và ghi rõ họ tên
________________
Ký và ghi rõ họ tên
Chuyên đề Thực tập tốt nghiệp

Biểu 2.3. Báo cáo kiểm kê
Nguyễn Thị Hoa Kiểm toán 47A
24

BÁO CÁO KIỂM KÊ
1. Thông tin chung:
Tên khách hàng: Công ty ABC
Ngày kiểm kê: 08:00 đến 17.30 ngày 31/12/2008
Địa điểm: …Hà Nội
Người tham gia:
Công ty ABC: Bà Phan Thị T. – kế toán
Thành viên khác (Ông H., Bà H…)
Deloitte Vietnam: [tên, chức vụ của KTV]
2. Công tác chuẩn bị kiểm kê:
Qua phỏng vấn Bà T. thì Công ty không có kế hoạch kiểm kê như năm 2007. Nói chung, thủ tục
kiểm kê không thay đổi nhiều so với năm 2007. Nội dung kiểm kê bao gồm:
1. Tiền mặt
2. Tài sản cố định
3. Nguyên vật liệu chính
4. Nguyên vật liệu phụ
5. Sản phẩm dở dang
6. Thành phẩm
Vào ngày 31/12/2008, KTV của Deloitte Việt Nam có mặt từ 10:00 đến 17:30 và quan sát việc
kiểm kê của Công ty.

Tất cả các tài sản của đều đang ở điều kiện tốt. NVL thô chưa dùng sản xuất được nhập kho. Thành
phẩm được kiểm kê sau khi việc sản xuất hoàn thành.
3. Thủ tục:
a. Thời gian, địa điểm, kế hoạch quan sát kiểm kê được thông báo trước với Bà T. (Kế toán
trưởng) qua điện thoại vào ngày 25/12/2008. Các nhân viên tham gia kiểm kê đã được hướng
dẫn thủ tục như trong phương thức kiểm kê năm 2007.
b. Khảo sát cơ sở vật chất với nhân viên của Công ty, Chúng tôi nhận thấy hàng tồn kho được sắp
xếp theo thứ tự tạo điều kiện cho việc kiểm kê một cách chính xác.
c. Quan sát nhân viên của Công ty kiểm kê, chúng tôi nhận thấy rằng:
• Tất cả các địa điểm có hàng tồn kho đều được kiểm kê
• Không có hoạt động nhập hay xuất kho
• Nhân viên kiểm kê có năng lực và cẩn thận
d. Quan sát và nhận thấy rằng:
• Việc xác minh việc kiểm kê: tại thời điểm nhập kho, nhân viên kiểm kê thực hiện
kiểm kê và Bà T. (Kế toán trưởng) đếm lại để kiểm tra lại số lượng hàng tồn kho đã được
kiểm.
• Việc kiểm kê được tiến hành theo hai hướng
• Các mẫu được lựa chọn kiểm kê như sau:
Chuyên đề Thực tập tốt nghiệp

Nguyễn Thị Hoa Kiểm toán 47A
25

TT Tài sản
Số lượng mẫu
được chọn
Trong bằng
chứng kiểm
toán
Trình bày ở giấy

tờ làm việc
1 Tiền mặt Tất cả
5150-M
5152-M
[5140]
2 TSCĐ 15 5650-M
3 Nguyên vật liệu 15 5421-Ma
54 4 1
4 Sản phẩm dở dang 2 5421-Mb
54 4 1
5 Thành phẩm 3 5421-Mc
54 4 1
4. Kết quả
a. DELOITTE đã xem xét hướng dẫn kiểm kê năm 2007 và tin tưởng rằng hướng dẫn kiểm kê là
đầy đủ. Thủ tục kiểm kê năm 2008 giống với thủ tục kiểm kê năm 2007.
b. DELOITTE đã đi khảo sát cơ sở vật chất với nhân viên kho và nhận thấy:
• Hàng hóa được sắp xếp gọn gàng. Tuy nhiên, NVL và thành phẩm không được
bảo quản ở cùng một địa điểm. Vì vậy, gây khó khăn trong việc kiểm kê đầy đủ NVL và
thành phẩm.
• Việc bảo vệ hàng tồn kho là khá tốt.
• Trong quá trình kiểm kê: có hai nhóm kiểm kê và một nhóm kiểm tra lại. Mỗi
nhóm có hai người. Có việc phân công, phân nhiệm trong mỗi nhóm kiểm kê: một nhân
viên kiểm kê và người thứ hai ghi chép kết quả. Nhóm kiểm tra sẽ đếm lại lần nữa.
c. Việc đếm là đầy đủ. Không có mẫu nào bị đếm thiếu
d. Có một số hàng hóa kém phẩm chất đã được kiểm kê và ghi vào biên bản kiểm kê với giá trị
thấp => không cần phải đếm lại và báo cáo trong Báo cáo tài chính.
e. Khách hàng không sử dụng thẻ theo dõi vật tư. Tuy nhiên, Công ty đã kiểm kê nhiều lần (như đã
nói ở trên) để đảm bảo không có việc đếm thừa hay thiếu.
5. Các vấn đề cần chú ý
a. Việc sử dụng thẻ theo dõi

Giống như năm 2007, Công ty không sử dụng thẻ theo dõi để kiểm kê hàng tồn kho. Chỉ có
nhãn hiệu của nhà sản xuất hàng hóa và khi kiểm kê sẽ đánh dấu vào những nhãn hiệu này.
b. Việc khóa sổ kế toán
Vào ngày kiểm kê, kế toán không ghi chép vào sổ kế toán số dư hàng tồn kho. Tất cả số liệu của
hàng tồn kho (số lượng, giá trị) đều không được ghi chép để đảm bảo sự khớp đúng giữa việc kiểm
kê và sổ sách. Nếu có chênh lệch nào thì cần phải được giải thích .

×