Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Phân tích mô hình swot của nhóm hàng thuỷ sản tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.01 MB, 73 trang )

CÂU 1:
LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế hội nhập toàn cầu, những bước phát triển vượt bậc của ngành thuỷ
sản Việt Nam cùng với những thành tựu lớn trên trường quốc tế đem lại những đóng góp to
lớn cho nền kinh tế nước nhà. Là quốc gia giáp biển có nhiều lợi thế về điều kiện tự nhiên để
phát triển ngành nghề đánh bắt và nuôi trồng thủy sản tạo ra nguồn cung dồi dào, Việt Nam
được đánh giá là một trong những nước có nguồn lợi thủy, hải sản giàu có và phong phú
trong khu vực và trên thế giới. Nhóm hàng thuỷ sản Việt Nam được coi là một nhóm ngành
đầy tiềm năng và là thế mạnh của quốc gia.
Cùng với những cơ hội rộng mở, nhóm hàng thuỷ sản nước ta cũng gặp nhiều khó
khăn, thách thức trên sân chơi quốc tế. Việc đẩy mạnh xuất khẩu và nâng cao thị phần trên
thị trường quốc tế không đơn giản trong khi việc cạnh tranh ngày càng gay gắt đi kèm với
đó là những yếu tố rủi ro bất ngờ địi hỏi phải có sự nghiên cứu kĩ lưỡng để xây dựng các
chiến lược phù hợp. Những ứng dụng về mặt kĩ thuật, công nghệ trong khâu đánh bắt và chế
biến thủy sản còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển. Bên cạnh đó, sự ảnh
hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19 cũng khiến cho hoạt động ni trồng, chế biến thủy
sản gặp nhiều khó khăn, bất cập.
Việc phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của nhóm hàng thuỷ sản Việt
Nam sẽ giúp chúng ta đánh giá tốt hơn về hiện trạng, xem xét các yếu tố nội tại cũng như
các tác động khách quan để đưa ra những chiến lược hiệu quả nhằm khắc phục các khó
khăn, hạn chế, khai thác triệt để những cơ hội, khả năng tiềm ẩn để thực hiện các mục tiêu
đề ra, nâng cao lợi nhuận, giành nhiều thị phần hơn trên trường quốc tế. Do vậy, việc phân
tích và đánh giá mơ hình SWOT sẽ góp phần xây dựng chiến lược phù hợp nhằm đảm bảo
sự phát triển ổn định, bền vững và đẩy mạnh xuất khẩu hàng thuỷ sản Việt Nam vào các các
thị trường khó tính trên thế giới.

1


PHẦN NỘI DUNG


CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ NGÀNH THỦY SẢN TẠI VIỆT NAM

1.1.

Đặc điểm tự nhiên và khí hậu
Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có tiềm năng và lợi thế lớn về tài

nguyên biển và hải đảo. Vùng biển Việt Nam nằm bên bờ Tây của Biển Đơng - một biển lớn
của Thái Bình Dương, bao gồm các vùng nội thuỷ và lãnh hải rộng 226.000 km2, vùng biển
đặc quyền kinh tế rộng hơn 1 triệu km2, tạo nên 12 vịnh, đầm phá với tổng diện tích 1.160
km2 có nhiều ngư trường lớn cho khai thác thủy sản. Với hơn 4.000 hịn đảo, trong đó lớn
nhất là quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, đã tạo nhiều tiềm năng xây dựng cơ sở hạ tầng
phục vụ cho khai thác, nuôi trồng thủy sản và phục vụ an ninh quốc phịng.
Bên cạnh đó, bờ biển Việt Nam dài 3620 km với hệ thống sơng ngịi dày đặc, có nhiều
cửa sơng, vũng vịnh lớn nhỏ đa dạng rất thuận lợi cho việc xây dựng các bến cảng và nơi trú
đậu tàu thuyền đánh cá khi gặp giông bão. Đồng thời các vũng, vịnh đầm phá cũng chính là
nơi có thể phát triển ni trồng thủy sản, nhất là các lồi thủy hải sản nước mặn.
Chế độ khí hậu vùng biển Việt Nam khác nhau ở ba miền khí hậu chủ yếu:
(1) Miền khí hậu phía bắc từ đèo Hải Vân trở ra, có chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa, có
mùa đơng lạnh
(2) Miền khí hậu phía nam từ Đà Nẵng vào tới các tỉnh ven biển đồng bằng sơng Cửu Long,
có chế độ khí hậu gió mùa nhiệt đới cận xích đạo với 2 mùa mưa và khơ rõ rệt, nhiệt độ ln
cao
(3) Miền khí hậu Biển Đơng có chế độ khí hậu mang tính chất gió mùa nhiệt đới biển.
Chế độ hải văn ven bờ cũng biến tính rõ nét. Chế độ dịng chảy bề mặt và sóng biến
đổi theo mùa gió trong năm, cả về hướng chảy và cường độ. Các đặc trưng khí hậu - hải văn
nói trên góp phần hình thành các vùng địa lý - sinh thái khác nhau, kéo theo thế mạnh tài
nguyên sinh vật và tiềm năng phát triển khác nhau.
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt thuận lợi, vùng Biển Đơng nói chung và biển Việt
Nam nói riêng là khu vực chịu nhiều thiên tai bão tố, biến đổi khí hậu và có nguy cơ sóng

2


thần. Trung bình hàng năm có khoảng 8 cơn bão đổ bộ vào vùng biển và nội địa Việt Nam
và dự báo sóng thần có thể sẽ xuất phát từ các hẻm vực sâu ven bờ tây Phi-lip-pin (Palawan)
và chỉ sau 02 giờ sẽ tiếp cận đến bờ biển Nha Trang.
1.2. Nguồn lợi thủy sản
Biển Việt Nam có tính đa dạng sinh học khá cao, cũng là nơi phát sinh và phát tán của
nhiều nhóm sinh vật biển vùng nhiệt đới ấn Độ – Thái Bình Dương với chừng 11.000 lồi
sinh vật đã được phát hiện. Nhìn chung, nguồn lợi hải sản trong vùng biển nước ta có độ
phong phú cao. Ngồi cá biển là nguồn lợi chính cịn có nhiều đặc sản khác có giá trị kinh
tế, như: tơm, cua, mực, hải sâm, rong biển… Chỉ tính riêng cá biển, có hơn 2.000 lồi khác
nhau đã được phát hiện, trong đó khoảng 100 lồi có giá trị kinh tế; có 15 bãi cá lớn, phân
bố chủ yếu ở vùng ven bờ. Theo các số liệu thống kê, trữ lượng cá ở vùng biển nước ta
khoảng 5 triệu tấn/năm, trữ lượng cá có thể đánh bắt hằng năm khoảng 2,3 triệu tấn. Dọc
ven biển có trên 37 nghìn héc-ta mặt nước các loại có khả năng ni trồng thủy sản nước
mặn - lợ, nhất là nuôi các loại đặc sản xuất khẩu, như: tơm, cua, rong câu... Ngồi ra, cịn có
hơn 50 nghìn héc-ta các eo vịnh nơng và đầm phá ven bờ, như vịnh Hạ Long, Bái Tử Long,
phá Tam Giang, vịnh Vân Phong, … là môi trường rất thuận lợi để phát triển nuôi cá và đặc
sản biển.
1.3.

Cơ cấu ngành thủy sản Việt Nam

1.3.1. Khai thác thủy sản
Khai thác ln giữ vai trị quan trọng trong ngành thủy sản và bảo vệ an ninh chủ
quyền trên biển. Từ một nghề cá thủ công, quy mô nhỏ, hoạt động ở vùng gần bờ, khai thác
hải sản đã chuyển dịch theo hướng trở thành một nghề cá cơ giới, tăng cường khai thác ở
vùng biển xa bờ, hướng vào các đối tượng khai thác có giá trị cao và các đối tượng xuất
khẩu. Cùng với phát triển khai thác hải sản xa bờ là ổn định khai thác vùng ven bờ, khai thác

đi đôi với bảo vệ và phát triển nguồn lợi, môi trường sinh thái. Công tác quản lý hoạt động
khai thác thủy sản được chú trọng, bao gồm các hoạt động quản lý phương tiện, quản lý
nghề nghiệp, quản lý lao động và công tác tuần tra kiểm soát, giám sát hoạt động khai thác
thủy sản để ngư dân thực hiện đúng các quy định của pháp luật khi tham gia sản xuất trên
biển.
1.3.2. Nuôi trồng thủy sản
3


Từ chỗ là một nghề sản xuất phụ, mang tính chất tự cấp tự túc, nuôi trồng thủy sản đã
trở thành một ngành sản xuất hàng hoá tập trung với trình độ kỹ thuật tiên tiến, phát triển ở
tất cả các thuỷ vực nước ngọt, nước lợ, nước mặn theo hướng bền vững, bảo vệ mơi trường,
hài hố với các ngành kinh tế khác. Diện tích ni trồng thủy sản tăng đều đặn qua từng năm
từ năm 1981 tới nay. Từ 230 nghìn ha năm 1981, đến nay diện tích nuôi đã đạt hơn 1 triệu
ha.
Nuôi trồng thuỷ sản đang từng bước trở thành một trong những ngành sản xuất hàng
hóa chủ lực, phát triển rộng khắp, có vị trí quan trọng và đang hướng đến xây dựng các vùng
sản xuất tập trung. Các đối tượng có giá trị cao có khả năng xuất khẩu đã được tập trung đầu
tư, khuyến khích phát triển, hiệu quả tốt, phát huy được tiềm năng tự nhiên, nguồn vốn và sự
năng động sáng tạo trong doanh nghiệp và ngư dân.
1.3.3. Chế biến thủy sản
Chế biến là công đoạn cuối cùng trong chuỗi sản xuất của ngành thủy sản, góp phần
nâng cao giá trị sản phẩm thủy sản trước khi đưa sản phẩm ra thị trường tiêu thụ. Đây là lĩnh
vực phát triển rất nhanh và đã tiếp cận với trình độ cơng nghệ và quản lý tiên tiến của khu
vực và thế giới trong một số lĩnh vực chế biến thuỷ sản. Những sản phẩm thủy sản chế biến
không những phục vụ nhu cầu tiêu thụ nội địa mà còn được xuất khẩu, mang về nguồn ngoại
tệ đáng kể cho đất nước. Ngành chế biến thủy hải sản hiện nay dần phát triển thành một
trong những ngành kinh tế quan trọng, với quy mơ sản xuất hàng hóa lớn, đi đầu trong hội
nhập kinh tế quốc tế
1.3.4. Dịch vụ hậu cần thủy sản

Dịch vụ hậu cần thủy sản là một hoạt động phục vụ phát triển nghề cá, là “hậu
phương” của kinh tế thủy sản. u cầu cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa tồn ngành thủy sản
từ khâu đánh bắt, ni trồng, chế biến và tiêu thụ sản phẩm, đều cần đến mạng lưới cơ sở kỹ
thuật cung ứng các dịch vụ cho từng ngành nghề. Do vậy, đầu tư đúng mức cho hoạt động
hậu cần nghề cá chính là đầu tư cho “cái nền” của chiến lược phát triển kinh tế thủy sản.
1.3.5. Xuất khẩu thủy sản
Năm 1995, Việt Nam gia nhập các nước ASEAN và ngành thuỷ sản Việt Nam trở
thành thành viên của tổ chức nghề cá Đông Nam Á SEAFDEC, cùng với việc mở rộng thị
trường xuất khẩu đã tạo điều kiện cho ngành công nghiệp chế biến thuỷ sản có chiều hướng
4


phát triển tốt. Chất lượng sản phẩm thuỷ sản không ngừng được nâng cao do các cơ sở chế
biến ngày càng hiện đại, công nghiệp tiên tiến, quản lý theo tiêu chuẩn quốc tế.
Bên cạnh các doanh nghiệp nhà nước, các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thuỷ sản
của tư nhân phát triển mạnh trong thời gian qua, nhiều doanh nghiệp đã có giá trị kim ngạch
xuất khẩu thuỷ sản hàng đầu, một số doanh nghiệp chế biến xuất khẩu đã có kim ngạch xuất
khẩu trên dưới 100 triệu USD mỗi năm. Sản phẩm thủy sản của Việt Nam đã có mặt và đứng
vững trên 140 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có những thị trường quan trọng như EU,
Nhật Bản, Hoa Kỳ, Hàn Quốc và Nga.

1.4.

Vị trí ngành thủy sản trong nền kinh tế

1.4.1. Cung cấp thực phẩm, tạo nguồn dinh dưỡng cho mọi người dân Việt Nam
50% sản lượng đánh bắt hải sản ở vùng biển Bắc Bộ, Trung Bộ và 40% sản lượng đánh
bắt ở vùng biển Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ được dùng làm thực phẩm cho nhu cầu của
người dân Việt Nam. Nuôi trồng thuỷ sản phát triển rộng khắp, tới tận các vùng sâu vùng xa,
góp phần chuyển đổi cơ cấu thực phẩm trong bữa ăn của người dân Việt Nam, cung cấp

nguồn dinh dưỡng dồi dào. Từ các vùng đồng bằng đến trung du miền núi, tất cả các ao hồ
nhỏ đều được sử dụng triệt để cho các hoạt động nuôi trồng thuỷ sản. Trong thời gian tới,
các mặt hàng thủy sản sẽ ngày càng có vị trí cao trong tiêu thụ thực phẩm của mọi tầng lớp
nhân dân Việt Nam.
1.4.2. Góp phần xóa đói, giảm nghèo
Ngành Thuỷ sản đã lập nhiều chương trình xóa đói giảm nghèo bằng việc phát triển
các mơ hình ni trồng thuỷ sản đến cả vùng sâu, vùng xa. Tại các vùng duyên hải, từ năm
2000, nuôi thuỷ sản nước lợ đã chuyển mạnh từ phương thức nuôi quảng canh sang quảng
canh cải tiến, bán thâm canh và thâm canh, thậm chí nhiều nơi đã áp dụng mơ hình ni
thâm canh theo cơng nghệ nuôi công nghiệp. Các vùng nuôi tôm rộng lớn, hoạt động theo
quy mơ sản xuất hàng hố lớn đã hình thành, một bộ phận dân cư các vùng ven biển đã giàu
lên nhanh chóng, rất nhiều gia đình thốt khỏi cảnh đói nghèo nhờ ni trồng thuỷ sản. Hoạt
động ni trồng thuỷ sản ở các mặt nước lớn như nuôi cá hồ chứa cũng đã phát triển, hoạt
động này luôn được gắn kết với các chương trình phát triển trung du miền núi, các chính
sách xố đói giảm nghèo ở vùng sâu vùng xa.
5


1.4.3. Tạo nghề nghiệp mới, tăng hiệu quả sử dụng đất đai
Ao hồ nhỏ là một thế mạnh của nuôi trồng thuỷ sản ở các vùng nông thôn Việt Nam.
Người nông dân sử dụng ao hồ nhỏ như một cách tận dụng đất đai và lao động. Hầu như họ
không phải chi nhiều tiền vốn vì phần lớn là ni quảng canh. Tuy nhiên, ngày càng có
nhiều người nơng dân tận dụng các mặt nước ao hồ nhỏ trong nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt
với các hệ thống nuôi bán thâm canh và thâm canh có chọn lọc đối tượng cho năng suất cao
như mè, trắm, các loại cá chép, trơi Ấn Độ và các lồi cá rơ phi đơn tính. Từ đó, góp phần
tạo ra nhiều việc làm mới và tăng hiệu quả sử dụng đất đai.
1.4.4. Nguồn xuất khẩu quan trọng
Trong nhiều năm liền, ngành Thuỷ sản tiếp tục là một ngành quan trọng, chiếm tỷ
trọng tương đối lớn trong bảng danh sách các ngành có giá trị kim ngạch xuất khẩu cao nhất
đất nước. Sản phẩm thủy sản của Việt Nam đã có mặt và đứng vững trên thị trường nhiều

quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có những thị trường quan trọng như EU, Nhật Bản, Hoa
Kỳ, Hàn Quốc và Nga. Theo báo cáo xuất nhập khẩu năm 2020, Việt Nam đã xuất khẩu thủy
sản sang hơn 159 thị trường, trong đó 10 thị trường xuất khẩu chủ lực tập trung trên 90%
tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành thủy sản.
1.4.5. Đảm bảo chủ quyền quốc gia, đảm bảo an ninh quốc phòng ở vùng sâu, vùng xa,
nhất là ở vùng biển và hải đảo
Ngành Thuỷ sản ln giữ vai trị quan trọng trong bảo vệ an ninh, chủ quyền trên biển,
ổn định xã hội và phát triển kinh tế các vùng ven biển, hải đảo, góp phần thực hiện chiến
lược quốc phịng tồn dân và an ninh nhân dân. Năm 1997, Thủ tướng chính phủ đã ký
Quyết định số 393/TTg phê duyệt Chương trình cho vay vốn tín dụng đầu tư đóng tàu khai
thác hải sản xa bờ. Việc gia tăng số lượng tàu lớn đánh bắt xa bờ không chỉ nhằm khai thác
các tiềm năng mới, cung cấp nguyên liệu cho chế biến mà cịn góp phần bảo vệ an ninh quốc
phịng trên các vùng biển của nước ta. Tính đến nay, rất nhiều cảng cá quan trọng đã được
xây dựng theo chương trình Biển đơng hải đảo, cụ thể là: Cơ Tơ (Quảng Ninh), Bạch Long
Vĩ và Cát Bà (Hải Phịng), Hịn Mê (Thanh Hố), Cồn Cỏ (Quảng Trị), Lí Sơn (Quảng
Nam), Phú Q (Bình Thuận), Cơn Đảo (Bà Rịa-Vũng Tàu), Hòn Khoai (Cà Mau), Nam Du,
Thổ Chu và Phú Quốc (Kiên Giang). Hệ thống cảng các tuyến đảo này sẽ được hoàn thiện

6


đồng bộ để phục vụ sản xuất nghề cá và góp phần bảo vệ chủ quyền an ninh vùng biển của
tổ quốc.

7


CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH MƠ HÌNH SWOT CỦA NGÀNH THỦY SẢN

2.1.


Điểm mạnh

2.1.1. Điều kiện từ nhiên thuận lợi
Với đặc điểm đường bờ biển trải dài hơn 3260 km cùng hệ thống sơng ngịi, kênh rạch
chằng chịt. Thêm vào đó, diện tích vùng nội thủy và lãnh hải của Việt Nam rộng 226000 km
và vùng biển đặc quyền kinh tế trên một triệu km rộng gấp 3 lần diện tích đất liền.
Hơn thế nữa, vùng biển Việt Nam cịn có trên 4000 hịn đảo lớn nhỏ, là nơi có tiềm
năng lớn trong phát triển du lịch, cung cấp các dịch vụ hậu cần, chu chuyển sản phẩm cho
các đội tàu khai thác hải sản, đồng thời là nơi cư trú của tàu thuyền trong mùa mưa bão.
Bên cạnh đó, nước ta cịn sở hữu 660 nghìn ha vùng nước lợ, đây là môi trường giàu
chất dinh dưỡng cho thực vật thủy sinh. Là nơi cư trú, sinh sản, sinh trưởng của rất nhiều
loài thủy hải sản phong phú, đa dạng
Việt Nam có điều kiện tự nhiên khá tốt để phát triển ngành ni trồng thủy, hải sản.
2.1.2. Diện tích ni rộng lớn và ngày càng được mở rộng:
Từ 1995 – 2020: Sản lượng thủy sản VN tăng mạnh, tăng gấp hơn 6 lần, từ 1,3 triệu
tấn năm 1995 lên 8,4 triệu tấn năm 2020, tăng trưởng trung bình hàng năm 8%. Trong đó,
sản lượng NTTS chiếm 54%, khai thác chiếm 46%.
Về nuôi trồng thủy sản:
Từ 1995-2020: Sản lượng nuôi trồng thủy sản của Việt Nam tăng gấp 11 lần, tăng
trưởng TB hàng năm 10% từ 415 nghìn tấn lên gần 4,6 triệu tấn. Nuôi trồng thủy sản phục
vụ cho xuất khẩu tập trung chủ yếu ở ĐBSCL (chiếm 95% tổng sản lượng cá tra và 80% sản
lượng tơm).
Theo thống kê, tính riêng năm 2020 thì diện tích ni thủy sản của cả nước là 1,3 triệu
ha và 10.000.000 m3 nuôi lồng (7.500.000 m3 lồng nuôi mặn lợ và 2.500.000 m3 nuôi
ngọt); Sản lượng nuôi 4,56 triệu tấn.
Về khai thác:
Từ 1995 – 2020: Sản lượng khai thác thủy sản của Việt Nam tăng gấp hơn 4 lần, tăng
trưởng trung bình năm 6% từ 929 nghìn tấn lên 3,85 triệu tấn.
8



Tính riêng năm 2020 thì tồn quốc có 94.572 tàu cá. Trong đó: 45.950 tàu cá dài 612m, 18.425 tàu dài 12-15m, 27.575 tàu dài 15-24m, 2.662 dài >24m). Cả nước có 4.227 tổ
đội hoạt động với 29.588 tàu cá, 179.601 lao động trên biển.
2.1.3. Nguồn nhân lực ngày càng được chú trọng và nâng cao
Cả nước tính đến nay đã có hơn 5 triệu lao động trong ngành thủy sản, hoạt động kinh
tế trên biển và ven biển. Đó là chưa kể có trên 4 triệu lao động ở thị trường thủy sản nước
ngọt trong nước
Năng lực của nguồn lao động trong lĩnh vực thủy sản của nước ta hiện đang dần được
chú trọng. Đến nay, cả nước có hơn 50 trường Đại học, Cao đẳng chuyên đào tạo, hoặc đào
tạo các ngành nghề liên quan đến ngành nuôi trồng và chế biến thủy sản. Ngoài ra hệ thống
các trường dạy nghề cũng phát triển với hơn 300 trường Cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp,
chưa kể tới hàng nghìn cơ sở đào tạo nghề chế biến thủy sản. Một số trường nổi tiếng về đào
tạo nguồn nhân lực cho ngành thủy sản như. Một số trường nổi tiếng về đào tạo nguồn nhân
lực cho ngành thủy sản như: Học viện Nông nghiệp Việt Nam, ĐH Nông Lâm thành phố Hồ
Chí Minh, ĐH Nha Trang, ĐH Nơng Lâm Nghiệp Huế, ... Chỉ tính riêng 4 trường, gần đây
đã cung cấp cho thị trường lao động khoảng 2500 kỹ sư, cử nhân hệ ĐH chính quy ngành
thủy sản (tập trung chủ yếu cho 2 chuyên ngành là nuôi trồng thủy sản và chế biến thủy sản).
2.1.4. Tiếp cận được tương đối các công nghệ cao trong chế biến và nuôi trồng
Những tiến bộ về khoa học, kỹ thuật đã tác động tích cực vào lĩnh vực ni trồng, chế
biến thủy sản. Qua đó, giúp ngành thủy sản nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, đáp
ứng yêu cầu thị trường xuất khẩu.
Ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất nông nghiệp nói chung, thủy sản nói riêng đang
là hướng đi tất yếu hiện nay. Nắm bắt xu thế này, thời gian qua, nhiều địa phương, doanh
nghiệp đã mạnh dạn đầu tư trang thiết bị hiện đại, ứng dụng khoa học và công nghệ vào nuôi
trồng, chế biến, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Các mơ hình ni tơm, cá cơng nghệ cao xuất
hiện ngày một nhiều hơn ở các địa phương như Quảng Ninh, Nghệ An, Hà Tĩnh, Bạc Liêu,
Bình Thuận…
Nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật, Cà Mau đã gia tăng tổng sản lượng tôm nuôi (tôm sú,
tôm thẻ), đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu sang nhiều thị trường như: Nhật Bản, Mỹ, Úc,

Canada, Hồng Kông, Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ… Hay, tại vịnh Vân Phong, Khánh
9


Hịa đã mở ra sự phát triển bền vững mơ hình ni cá chim vây vàng quy mơ cơng nghiệp.
Với quy mô 10ha mặt nước và 1.000m3 mặt đất, đây là trang trại nuôi cá biển quy mô công
nghiệp đầu tiên của cả nước được công nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP.
Theo các chuyên gia, với nguồn lực nội tại, Việt Nam đã vươn lên Top 4 quốc gia sản
xuất và cung ứng thực phẩm thủy sản hàng đầu trên thế giới, với những mặt hàng có giá trị
và uy tín cao như tôm, cá tra, cá ngừ; đồng thời, nằm trong Top 10 ngành hàng mang lại kim
ngạch xuất khẩu lớn hàng năm cho đất nước. Sản lượng thủy sản đưa vào chế biến xuất khẩu
và nội địa khoảng 4,5 - 5 triệu tấn; tiêu thụ dạng tươi, sống khoảng 2 triệu tấn. Trong thành
tích chung đó, khoa học và cơng nghệ đã góp một phần khơng nhỏ, giúp duy trì năng lực
ni trồng, chế biến, cung cấp đa dạng thủy sản cho thế giới và trong nước. Đây vẫn tiếp tục
là động lực quan trọng đưa ngành thủy sản phát triển bền vững, hiệu quả hơn, nhất là trong
những năm tới, kinh tế Việt Nam phát triển mạnh và thị trường 100 triệu dân sẽ có nhu cầu
rất lớn về thủy sản chế biến cũng như thủy sản chất lượng cao.
2.1.5. Ngày càng có nhiều sản phẩm đáp ứng được đầy đủ tiêu chuẩn của các nước
nhập khẩu
Hàng loạt những điều kiện mới đã và đang được bộ thủy sản ban hành để giải quyết
vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm: về vấn đề vệ sinh tàu cá, bảo quản, các cơ sở thu mua,
chế biến, .... Thêm vào đó là ban hành những tiêu chuẩn an tồn vệ sinh thực phẩm tương
đương với tiêu chuẩn các nước nhập khẩu. Công tác kiểm tra, giám sát cũng không ngừng
được siết chặt.
Với sự nỗ lực của các cơ quan quản lý cùng các doanh nghiệp, tháng 11 năm 1999 Việt
Nam đã chính thức được cơng nhận vào danh sách các nước xuất khẩu thủy sản vào EU với
18 doanh nghiệp. Đến nay đã nâng lên 153 biến hiện có, khoảng 300 đơn vị áp dụng
HACCP đủ tiêu chuẩn xuất hàng và Những doanh nghiệp này có giá trị kim ngạch xuất khẩu
chiếm trên 80% tổng kim ngạch xuất khẩu của tồn ngành. Nhờ những nỗ lực đó, Việt Nam
đã và đang tiến xa hơn và có thể xâm nhập và chiếm lĩnh thị trường thủy sản khó tính và đầy

tiềm năng như Mỹ, Châu Âu, ...
2.2.

Điểm yếu
Bên cạnh những điểm mạnh hàng thủy sản Việt Nam vẫn còn rất nhiều điểm yếu kém.

Đất nước ta đang trong quá trình đổi mới CNH- HĐH, cũng như các ngành khác thủy sản
10


Việt Nam đang phải từng bước khắc phục những yếu kém, tồn tại để nâng cao năng lực cạnh
tranh. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2020 đạt 8,41
tỷ USD, giảm 1,5% so với năm 2019 do tác động của đại dịch Covid-19 khiến nhu cầu tiêu
thụ thủy sản giảm.
2.2.1. Phát triển ngun liệu đầu vào cịn mang tính tự phát, giá cao
Tuy nuôi trồng và khai thác thủy sản được quan tâm và phát triển nhưng việc phát triển
nguyên liệu ở nhiều nơi cịn mang tính tự phát, dễ nảy sinh tác hại đối với môi trường ảnh
hưởng lớn đến phát triển thủy sản bền vững.
Sản xuất nguyên liệu và bảo quản sau thu hoạch về cơ bản chưa đáp ứng các tiêu chuẩn
về vệ sinh an toàn thực phẩm. Giỏ tôm giống cao, giá thức ăn nuôi tôm cũng cao đã làm
tăng giá thành nguyên liệu, khi tỷ trọng giá nguyên liệu thường chiếm đến 90% giá thành
sản phẩm. Việc đầu tư ni tơm hiện nay gặp rất nhiều khó khăn, do giá thuốc thủy sản, thức
ăn cho tôm chỉ lên giá, giá tôm giống cũng quá cao nhưng giá tôm nguyên liệu lại thấp. Giá
nguyên liệu cao đã làm giảm khả năng cạnh tranh của sản phẩm tôm Việt Nam đặc biệt khi
thị trường thế giới biến động.
Khai thác hải sản chưa được đầu tư đồng bộ nhất là về hậu cần dịch vụ công nghệ khai
thác và bảo quản trên tàu, điều tra hướng dẫn về nguồn lợi… Việc tổ chức các đoàn đội khai
thác gắn kết khai thác với thu mua chế biến xuất khẩu mới chỉ dừng lại ở một bộ phận rất
nhỏ. Vì vậy tỷ lệ sản phẩm khai thác hải sản đưa vào chế biến xuất khẩu tuy đã tăng lên
nhưng chưa tương xứng với tiềm năng của nước ta.

Việc kiểm soát, đánh giá và quy hoạch hệ thống các cơ sở chế biến thủy sản như hệ
thống kho lạnh chưa được tiến hành đầy đủ trên tồn quốc nên gây khó khăn cho xây dựng
chiến lược đầu tư phù hợp.
Nguồn cung nguyên liệu thức ăn thủy sản bị ảnh hưởng nặng nề, giá nguyên liệu thức
ăn tăng liên tục làm giá thành sản xuất tăng, giảm sức cạnh tranh tiêu thụ sản phẩm. Theo
thông tin từ một số doanh nghiệp sản xuất thức ăn thuỷ sản, giá nguyên liệu thức ăn chăn
nuôi trong ngành thủy sản tháng 1 và tháng 2/2021 tăng cao so với cùng kỳ năm 2020. Cụ
thể, biên độ giá một số nguyên liệu chính như sau: Bột cá tăng 1,07%; bã nành tăng 38,6%;
bột thịt gà tăng 25,42%; bắp tăng 15,84%... Từ tháng 3/2021 giá các loại ngũ cốc gồm: ngô,
đậu nành… tiếp tục tăng.
11


Trước sự biến động cao của giá nguyên liệu, một số loại thức ăn thuỷ sản cũng tăng giá
bán so với năm 2020. Cụ thể, mức tăng giá những tháng đầu năm 2021 so với cùng kỳ năm
2020 của thức ăn cá tra 40 đạm tăng 11%; thức ăn cá tra 22 - 30 đạm tăng 11%; thức ăn cá
rô, rô đồng tăng 11,2%...
2.2.2. Thiếu nguyên liệu cho chế biến thủy sản.
Cơng ty TNHH Hồng Hải (TP. Nha Trang) chun xuất khẩu cá ngừ sang thị trường
Mỹ và EU. Tính trong năm 2020, doanh nghiệp xuất khẩu khoảng 700 tấn sản phẩm sang thị
trường Mỹ và EU. Tuy nhiên, trong cơ cấu ngun liệu của mình, cơng ty phải nhập khẩu
20% từ nước ngồi để chế biến, 80% cịn lại là nguyên liệu trong nước, nhưng chủ yếu thu
mua từ các tỉnh: Bình Định, Phú Yên; nguyên liệu doanh nghiệp mua được từ ngư dân trong
tỉnh rất ít. Theo thống kê của Chi cục Thủy sản, trên địa bàn tỉnh Khánh Hịa có 44 doanh
nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp
chứng nhận đạt tiêu chuẩn ngành. Tuy nhiên, do nguồn cung trong tỉnh đáp ứng chưa đến
50% nhu cầu của các nhà máy nên hầu hết doanh nghiệp đều nhập khẩu nguyên liệu từ nước
ngoài và tổ chức thu mua từ ngồi tỉnh để chế biến, thậm chí có doanh nghiệp phải nhập
khẩu đến 70 - 80%. Việc thiếu nguyên liệu đầu vào cũng dẫn đến tình trạng cạnh tranh
khơng lành mạnh giữa các doanh nghiệp chế biến, nậu vựa thu mua…

Tính đến hết tháng 10-2020, sản lượng khai thác thủy sản của tỉnh chỉ tăng 1,06% so
với cùng kỳ năm trước, đạt 88.139 tấn; trong khi đó, nhu cầu của thị trường rất lớn, nhất là
sau khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực. Tuy nhiên, trong số nguyên liệu khai thác, khơng phải
sản phẩm nào cũng có thể đưa vào chế biến được, bởi khâu bảo quản sản phẩm của ngư dân
còn hạn chế; khoảng 70% sản phẩm ngư dân khai thác có thể phục vụ chế biến, xuất khẩu.
Ngoài ra, thị trường nhập khẩu cũng đặt ra nhiều yêu cầu ngày càng khắt khe hơn. Đơn cử
như việc chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định
(khai thác IUU), lô hàng của tàu khai thác nếu không đảm bảo các quy định, giấy tờ về
chống khai thác IUU thì DN khơng thể mua về chế biến xuất đi châu Âu được, vì khơng truy
xuất được nguồn gốc. Vì vậy, nguồn ngun liệu chế biến xuất khẩu càng ít hơn.
2.2.3. Cơng tác thị trường trình độ thấp
Cơng tác thị trường tuy đã được quan tâm và đạt được một số kết quả nhưng mới chỉ ở
trình độ thấp. Phương thức tiếp thị và bán hàng tuy đã chuyển sang chủ động nhưng vẫn
12


thông qua sử dụng thương hiệu của đối tác, chưa có khả năng tiếp cận người tiêu dùng, chưa
xây dựng được chiến lược phát triển thị trường cho sản phẩm chủ lực cũng như chưa tổ chức
triển khai xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm trên thị trường nước ngồi. Ngun
nhân chủ yếu là do khơng có đủ nguồn lực chuyên gia về thị trường, nguồn kinh phí dành
cho các hoạt động xúc tiến thương mại còn hạn chế, chưa có cơ chế thích hợp để huy động
kinh phí từ các doanh nghiệp, người sản xuất để phát triển thị trường cho sản phẩm chủ yếu.
Một trong những nét văn hố tiêu dùng của người nước ngồi đặc biệt là người Mỹ là mua
sắm qua các nhà phân phối uy tín, các hoạt động quảng bá xúc tiến có ý nghĩa rất quan trọng
khi kinh doanh trên thị trường này. Yếu về công tác thị trường là một bất lợi lớn khi thủy sản
Việt Nam xâm nhập các thị trường này.
2.2.4. Cơ cấu mặt hàng không đồng đều
Năm 2020, sản lượng thủy sản của cả nước đạt 8,4 triệu tấn, tăng nhẹ 3% so với năm
2019, trong đó ni trồng chiếm 54% với gần 4,6 triệu tấn, khai thác chiếm 46% với trên 3,8
triệu tấn. Tuy nhiên xuất khẩu thủy sản đạt 8,4 tỷ USD, giảm 1,5% so với năm 2019, trong

đó thủy sản ni (tơm, cá tra) chiếm 62% với 5,2 tỷ USD, thủy sản khai thác chiếm 38% với
3,2 tỷ USD
Bảng 1: Xuất khẩu thủy sản Việt Nam
Sản phẩm

Xuất khẩu 2019 (Triệu USD)

Tỷ trọng (%)

Tôm các loại

3362,862

38,40

Cá tra

2004,645

22,89

Cá ngừ

719,464

8,21

Nhuyễn thể

676,241


7,72

Cua, ghẹ và giáp xác khác

148,996

1,70

Cá các loại khác

1666,284

21,08

Tổng cộng

8758,491

100

(Theo: Báo cáo ngành thủy sản Việt Nam)
Việc cân đối và phát triển các mặt hàng nhất là các mặt hàng giá trị gia tăng là tất yếu,
đảm bảo khi có biến động bất lợi về mặt hàng nào đó ta vẫn có thể chủ động chuyển hướng
kinh doanh. Hiện nay tôm vẫn chiếm tỷ trọng cao trên thị trường Mỹ khi vụ kiện phá giá xảy
13


ra đã làm ảnh hưởng rất lớn đến xuất khẩu thuỷ sản vào Mỹ, nếu ta phát triển hơn nữa các
mặt hàng khác chẳng hạn cá ngừ, các sản phẩm đồ hộp cơng nghệ cao... có thể ứng phó với

biến động bất lợi đối với mặt hàng tôm.
2.2.5. Vấn đề bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm chưa được sát sao
Cơng tác quản lí an tồn vệ sinh mới chỉ tập trung thực hiện ở khu vực chế biến chưa
được thực hiện tốt ở khu vực sản xuất nguyên liệu và bảo quản sau thu hoạch ( chủ yếu sử
dụng đá và muối ) nên vẫn còn hiện tượng bị các nước nhập khẩu cảnh báo và trả lại hàng.
Yêu cầu về truy xuất nguồn gốc sản phẩm đang là một thách thức lớn đối với tồn ngành.
Tình trạng tiêm chích tạp chất vẫn cịn diễn ra ở nhiều nơi, việc sử dụng kháng sinh trong
nuôi trồng, bảo quản nguyên liệu vẫn chưa kiểm soát tốt. Mặt khác do thiếu những cơ sở
dịch vụ như cho cá tập trung ở khu vực sản xuất nguyên liệu nên tạo kẽ hở cho tư thương ép
giá nguyên liệu ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của nông ngư dân, nhất là vào những thời
điểm có nhiều ngun liệu.
2.2.6. Trình độ khoa học cơng nghệ cịn hạn chế
Cơng tác nghiên cứu khoa học phục vụ cho sản xuất thủy sản tuy có được quan tâm
nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao nhằm tạo sức cạnh tranh trên thị trường
thế giới. Nhiều kết quả nghiên cứu còn chậm được phổ biến áp dụng trong sản xuất. Các quy
trình ni chuẩn, các quy phạm nuôi trồng tốt chưa được ban hành và phổ biến đầy đủ cho
nhân dân.
Trình độ cơng nghệ trong khai thác và ni trồng cịn nhiều hạn chế. Công nghệ chế
biến thủy sản chưa bắt kịp với tốc độ tiến bộ của công nghệ trên thế giới.
Công tác đào tạo cán bộ quản lí, cán bộ tiếp cận thị trường, công nhân kỹ thuật chưa
đáp ứng được cả về số lượng và chất lượng. Chưa có sự phối hợp chặt chẽ trong sự chỉ đạo
và điều hành giữa các chương trình phát triển thủy sản, trong khi đó yêu cầu quản lí đối với
sản phẩm là xuyên suốt khơng thể tách rời. Vì vậy trong sản xuất kinh doanh cũng như đầu
tư còn bị cắt khúc và thiếu sự phối hợp nhịp nhàng giữa sản xuất nguyên liệu, hậu cần dịch
vụ và chế biến xuất khẩu gây nên tình trạng vừa thừa vừa thiếu, vừa lãng phí vừa gây cạnh
tranh không lành mạnh trên thị trường trong và ngoài nước.
2.2.7. Dịch vụ hậu cần thủy sản chưa phát triển

14



Việc hình thành và xây dựng cơ sở dịch vụ hậu cần cho khai thác hải sản diễn ra trên 3
lĩnh vực: cơ khí đóng sửa tàu thuyền, các cảng cá bến cá, dịch vụ cung cấp nguyên vật liệu,
thiết bị và hệ thống tiêu thụ sản phẩm. Tuy đã đạt được một số thành công nhất định nhưng
dịch vụ hậu cần thủy sản vẫn tồn tại một số yếu kém như sau:
Các cơ sở đóng sửa tàu thuyền phần lớn quy mô nhỏ, phân tán và công nghệ lạc hậu.
Các doanh nghiệp Nhà nước về đóng tàu thuyền khơng đủ khả năng đầu tư đổi mới thiết bị,
ít khách hàng. Nhân lực kỹ thuật q ít ỏi, cơng nhân đóng sửa tàu chủ yếu dựa vào kinh
nghiệm truyền thống, hạn chế về tiếp thu công nghệ mới. Điều này gây bất lợi lớn khi xuất
khẩu thủy sản nếu không có các đội tàu lớn chúng ta khơng thể dành được quyền vận
chuyển trong buôn bán và không chủ động được trong việc cung ứng hàng.
Nền kinh tế thế giới khơng ngừng vận động và phát triển, q trình phân công lao động
hợp tác quốc tế ngày càng mở rộng tạo ra những thách thức và cơ hội mới, nếu ngành thủy
sản Việt Nam không khắc phục những điểm yếu sẽ bị đào thải. Cạnh tranh ngày càng khốc
liệt, để tồn tại và phát triển thì thủy sản Việt Nam còn phải nỗ lực hơn nữa, tạo ra nhiều thế
mạnh mới, khắc phục những yếu kém. Nếu không sẽ không giữ được vị trí hiện có trên thị
trường Mỹ mà cịn thất bại trên cả những thị trường dễ tính hơn.
2.3.

Cơ hội

2.3.1. Cầu về thủy sản trên thị trường ngày càng tăng
Theo báo cáo “Thực trạng khai thác và Nuôi trồng thủy sản thế giới 2020 - SOFIA
2020” của FAO; từ năm 1961, tiêu thụ thủy sản hàng năm trên tồn cầu ở tăng trung bình
3,1%, vượt mức tăng dân số 1,6% và vượt mức tăng tiêu thụ của tất cả các loại thực phẩm
giàu protein khác (như thịt bò, gia cầm và sữa) với 2,1%/năm. Theo ước tính năm 2017,
thủy sản đã cung cấp 20% lượng protein tiêu thụ bình quân cho hơn 3,3 tỷ người. Với một
số quốc gia như Bangladesh, Campuchia, Gambia, Ghana, Indonesia, Sierra Leone, Sri
Lanka và một số quốc đảo nhỏ đang phát triển – mức tiêu thụ này đạt 50% trở lên.
Ngoài ra, theo dự báo của FAO đến năm 2030, tiêu thụ thủy sản thế giới sẽ tăng 18%

(28 triệu tấn) so với năm 2018. SOFIA dự báo khoảng 71% lượng thủy sản làm thực phẩm
trong năm 2030 (khoảng 183 triệu tấn) sẽ được tiêu thụ ở Châu Á. Tổng lượng tiêu thụ thủy
15


sản làm thức ăn dự kiến sẽ tăng ở tất cả các khu vực và tiểu vùng trong năm 2030 so với
năm 2018, với tốc độ tăng trưởng dự kiến sẽ cao hơn - Mỹ Latinh (+33%), Châu Phi
(+27%), Châu Đại Dương (+22%) và Châu Á (+19%).
Cầu về thủy sản trên thị trường ngày càng gia tăng đáng kể, mở rộng cơ hội cho ngành
xuất nhập khẩu thủy sản trên thế giới nói chung và của Việt Nam nói riêng.
2.3.2. Hàng rào thuế quan được dỡ bỏ
2020 được cho là năm có những thuận lợi cho ngành thủy sản khi Việt Nam đã tham
gia 3 hiệp định thương mại (FTA), mở ra thị trường rộng lớn chưa từng có, nâng tổng số
hiệp định tự do thương mại mà Việt Nam tham gia lên con số 14.
Trước tiên phải kể đến Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và EU (EVFTA) Hiệp định có mức cam kết cao nhất trong các FTA, có hiệu lực từ ngày 1/8/2020. Trong đó,
riêng với ngành thủy sản, 50% số dịng thuế sẽ được xóa bỏ ngay, 50% cịn lại được xóa bỏ
theo lộ trình từ 3 - 7 năm. 212 mặt hàng thủy sản có thuế suất cơ sở 0-22%, trong đó thuế
cao từ 6-22% sẽ về 0%. (Bộ Công Thương, 2020). EU hiện là thị trường xuất khẩu thủy sản
lớn thứ 4 của Việt Nam, sau Mỹ, Nhật Bản và Trung Quốc; với tỷ trọng 12,9% trong tổng
giá trị xuất khẩu thủy sản (Tổng cục Hải quan, 2020). Vì vậy, EVFTA chính là một cơ hội
tốt cho hàng thủy sản Việt Nam gia tăng xuất khẩu và cạnh tranh trên thị trường EU.
Ngoài ra, Hiệp định Đối tác Toàn diện Khu vực (RCEP) được ký kết ngày
15/11/2020 bao gồm 10 nước thành viên ASEAN và 5 quốc gia mà ASEAN đã ký Hiệp định
Thương mại tự do là: Australia, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và New Zealand. Hiệp
định có hiệu lực sẽ tạo ra thị trường quy mô 2,2 tỷ người tiêu dùng, chiếm khoảng 30% GDP
toàn cầu và trở thành khu vực thương mại tự do lớn nhất thế giới ( MUTRAD, 2018). RCEP
mang lại lợi ích cho các ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, đặc biệt là ngành Thủy sản
khi xuất khẩu đến các đối tác thương mại hàng đầu và khó tính như Nhật Bản, Hàn Quốc, …
nhờ quy tắc xuất xứ được nới lỏng. Cụ thể, với hàng thủy sản, các hiệp định FTA trước đây
đều yêu cầu xuất xứ thuần túy ở Việt Nam, nhưng RCEP cho phép con giống, nuôi trồng tại

Việt Nam và xuất khẩu mà vẫn được hưởng ưu đãi (Tổng cục chính trị, 2021).
Bên cạnh đó, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Vương quốc Anh (UKVFTA)
chính thức được ký kết vào ngày 29/12/2020. Cụ thể trong ngành thủy sản, thuế nhập khẩu

16


hầu hết các loại tôm nguyên liệu vào Anh sẽ giảm từ 10 - 20% xuống 0%. (Báo Điện tử
Đảng cộng sản Việt Nam, 2021)
2.3.3. Một số tác động tích cực do đại dịch Covid-19 mang lại
Trong thu hút đầu tư, mặc dù chịu tác động của đại dịch Covid-19, song thu hút vốn
FDI năm 2020 đã đạt 28,5 tỷ USD và có gần 300 doanh nghiệp từ các nước trên thế giới có
kế hoạch mở rộng đầu tư/đầu tư mới hoặc đang nghiên cứu, tìm hiểu đầu tư tại Việt Nam
(Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2020). Điều đó thể hiện rằng niềm tin của các nhà đầu tư với Việt
Nam nói chung và với ngành Thủy sản Việt Nam nói riêng đã gia tăng đáng kể sau đại dịch
Covid-19 nhờ vào quyết sách và phương châm chống dịch hiệu quả, an sinh xã hội kèm phát
triển kinh tế của Chính phủ và Nhà nước Việt Nam. Kết quả tích cực này chính là địn bẩy
để Việt Nam ngược dòng, tạo bứt phá trong phát triển kinh tế - xã hội mặc dù cịn phải đối
mặt với khơng ít ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19.
Bên cạnh đó, các quốc gia cạnh tranh thủy sản chính với Việt Nam như Ấn Độ,
Ecuador phải phong tỏa cách ly chống dịch, giảm đáng kể đến 50% sản lượng sản xuất và
xuất khẩu; Indonesia hay Philipin, Thái Lan cũng giảm khoảng 30% (World Bank, 2020).
Các nước này sẽ có độ trễ đáng kể hơn Việt Nam về phục hồi sản xuất để duy trì nguồn cung
cho thế giới. VASEP cho rằng đây là cơ hội lớn cho thủy sản Việt Nam.
2.3.4. Lợi ích ngắn hạn từ chiến tranh thương mại Mỹ - Trung
Việt Nam hiện đang là một trong những nước có nền kinh tế với độ mở thương mại
hàng đầu khu vực. Đáng chú ý, 2 thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất và thứ ba của Việt
Nam lần lượt là Mỹ (19%) và Trung Quốc (14%). (Tổng cục thống kê, 2020). Việt Nam có
quan hệ thương mại sâu rộng với cả Mỹ và Trung Quốc; chính vì vậy khi chiến tranh thương
mại xảy ra, cả Mỹ và Trung Quốc đều có thể lựa chọn chuyển hướng đầu tư, sau đó xuất

khẩu hàng hóa từ các nước trung gian như Việt Nam sang nước kia để không phải chịu mức
áp thuế cao. Theo một khảo sát do Phòng Thương mại Hoa Kỳ thực hiện, Việt Nam là địa
điểm “tái định cư” nhà máy sản xuất được các nhà đầu tư ưu tiên lựa chọn, tăng từ 17% vào
năm 2018 lên 36% vào năm 2019, trong khi độ cạnh tranh của các điểm đến khác như Ấn
Độ và Thái Lan đều giảm. Theo báo cáo Lead-Lag cuối tháng 6 của Seeking Alpha, căng
thẳng thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ đã trở lại một lần nữa và có vẻ như Trung Quốc
17


có thể sẽ khơng đạt được một số mục tiêu đã đề ra trong Giai đoạn 1. Việt Nam được đánh
giá là một ngọn hải đăng của sự ổn định và nhất quán đang “sáng lên” dành cho các nhà đầu
tư trên thế giới trước những biến động trong Giai đoạn 1 của thỏa thuận thương mại Mỹ Trung.
Mặt khác, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung nếu tiếp tục sẽ tạo ra lỗ hổng cho thị
trường của cả hai nước, mở ra những cơ hội về thị trường mới cho các doanh nghiệp xuất,
nhập khẩu của Việt Nam. Theo đó, Việt Nam có cơ hội để tạo được lịng tin về ngành thủy
sản đối với người tiêu dùng Mỹ, có thể gia tăng xuất khẩu sang thị trường Mỹ và nhập khẩu
hàng công nghệ cao cùng với giá rẻ của Trung Quốc trên cơ sở lợi thế so sánh và bảo đảm
chất lượng. Các ngành hàng phụ trợ cho sản xuất thủy sản (sản xuất thuốc, hóa chất, bao bì
vật tư, trang thiết bị, dụng cụ cho ni trồng thủy sản, chế biến, …) có cơ hội phát triển tại
Việt Nam, từ đó tạo điều kiện để các doanh nghiệp thủy sản chủ động hơn trong sản xuất,

2.3.5. Luôn được sự quan tâm và hỗ trợ của Chính Phủ
Chính phủ, Bộ Nông nghiệp, Tổng cục Thủy sản và các cơ quan ban ngành ngày càng
quan tâm phát triển ngành Thủy sản với mục tiêu và kế hoạch phát triển lớn, phát huy lợi thế
trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Về định hướng phát triển, theo điều 5 của luật thủy sản: “Nhà nước có chính sách bảo
đảm phát triển thủy sản bền vững: khuyến khích tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức cá
nhân khai thác và sử dụng hợp lý nguồn lợi thủy sản, đảm bảo tái tạo nguồn lợi thủy sản và
phát triển nuôi trồng thủy sản trên biển, sông, hồ, đầm...các vùng tự nhiên”. Ngồi ra cịn có
quyết định số 1445/QD-TTg ngày 16/8/2013, phê duyệt kế hoạch tổng thể phát triển ngành

Thủy sản đến 2020, tầm nhìn tới 2030. Về thị trường thuỷ sản, Nhà nước hỗ trợ đầu tư xây
dựng kết cấu hạ tầng vùng nuôi trồng thủy sản tập trung theo quy hoạch kế hoạch phát triển
ngành thủy sản. Nhà nước có chính sách khuyến khích nghiên cứu giống thủy sản quý hiếm,
tạo giống thủy sản quốc gia quản lý công tác xuất nhập khẩu giống thuỷ sản.
Xét về các ngành xuất nhập khẩu nói chung, Bộ Cơng Thương chú trọng thực hiện rất
nhiều chương trình mang lại hiệu quả tích cực. Về hoạt động truyền thông các sản phẩm đạt
Thương hiệu Quốc gia (THQG) để đẩy mạnh xuất khẩu: Bộ Cơng Thương thơng qua các
chương trình phổ biến kiến thức, đào tạo tập huấn chuyên đề về thiết kế, xây dựng, phát
18


triển thương hiệu tại một số tỉnh thành trên cả nước hoặc qua các hoạt động tư vấn trực tiếp
nhằm hỗ trợ doanh nghiệp nhằm nâng cao vị thế cạnh tranh của sản phẩm Việt Nam trên thị
trường quốc tế. Bên cạnh đó, Bộ Cơng Thương đã định hướng lại hoạt động Xúc tiến thương
mại (XTTM) trên cả nước, hướng dẫn các địa phương, hiệp hội rà soát và điều chỉnh kế
hoạch triển khai hoạt động XTTM nhằm ứng phó diễn biến của thị trường và tình hình dịch
bệnh. Ngồi ra, để nâng cao năng lực về Phòng vệ thương mại (PVTM); trong năm 2020,
việc triển khai Công tác PVTM, bảo đảm lợi ích của Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc
tế đã được Bộ Công Thương thực hiện một cách đồng bộ, toàn diện trên tất cả các khía cạnh.
(Báo cáo Xuất nhập khẩu, 2020)
2.3.6. Quy mơ và chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam ngày càng tăng
Việt Nam hiện có một đội ngũ nhân lực khá dồi dào so với nhiều nước trong khu vực
và trên thế giới. Dân số Việt Nam chiếm khoảng 1,25% tổng dân số thế giới. Dân số Việt
Nam đứng thứ 15 trong số các quốc gia đông dân nhất thế giới, đứng thứ 3 ở khu vực Đông
Nam Á (chỉ sau Indonesia và Philippines). Nguồn nhân lực của đất nước cũng được tăng
cường cả về quy mô và chất lượng. Lực lượng lao động cả nước tăng từ 50,4 triệu người
năm 2010 lên 56,2 triệu người năm 2020. Tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 40% năm 2010 tăng
lên khoảng 65% năm 2020 (Tổng cục thống kê, 2021). Chính nguồn lao động dồi dào và
chất lượng này sẽ giúp phục vụ tối đa cho ngành thủy sản Việt Nam trong việc mở rộng quy
mô sản xuất; các hoạt động khai thác, chế biến, đóng gói, ...sẽ khơng bị gián đoạn vì thiếu

lao động.

2.4.

Thách thức

2.4.1. Ảnh hưởng bởi thời tiết, khí hậu
Việt Nam là một trong những quốc gia chịu tác động nặng nề nhất của biến đổi khí
hậu. Ngày nay, các tác động của biến đổi khí hậu đang hiện hữu ngày càng nhiều hơn, rõ rệt
hơn, gây thiệt hại đáng kể đến kinh tế nơng nghiệp nói chung và nhóm ngành thủy sản nói
riêng. Các tác động của biến đổi khí hậu có thể kể đến như: nước biển dâng, lũ lụt, hạn hán,
xâm nhập mặn, thời tiết cực đoan… đã khiến nhiều người nuôi trồng thủy sản rơi vào tình
19


trạng khó khăn, thua lỗ. Đánh bắt và ni trồng là những sinh kế phụ thuộc chủ yếu vào
nguồn nước và sự phong phú của nguồn lợi ven biển, là một trong những lĩnh vực nhạy cảm
nhất và dễ bị tổn thương nhất trước tác động của biến đổi khí hậu. Bên cạnh đó, do đặc thù
ngành ni trồng thủy sản phụ thuộc nhiều vào yếu tố thời tiết nên trong giai đoạn thời tiết
đang diễn biến bất lợi như hiện nay thì nguồn tơm ngun liệu của các cơng ty đang bị đe
dọa nghiêm trọng. Mặc dù biết rõ giá cả và lợi nhuận sẽ rất cao nếu tiến hành nuôi và thu
hoạch tôm trái vụ nhưng thời điểm dịch bệnh rất cao, đầy rủi ro nên đa phần nơng dân đều
chọn cho mình giải pháp an tồn là thả tôm giống và thu hoạch theo thời vụ. Điều này làm
nguồn nguyên liệu của các công ty phụ thuộc vào thời vụ thu hoạch tôm.
2.4.2. Rào cản kỹ thuật và bảo hộ thương mại
Việc tự do hóa thương mại, thủy sản Việt Nam sẽ có lợi về thuế quan, nhưng sẽ là đối
tượng để các thị trường áp dụng các rào cản phi thuế quan nhằm bảo hộ ngành sản xuất nội
địa hoặc hạn chế nhập khẩu. Hàng rào kỹ thuật trong thương mại có thể được chia làm 3
nhóm sau: các quy định về dịch tễ vệ sinh an toàn, các biện pháp đối với người tiêu dùng và
các biện pháp thương mại

Sự trỗi dậy của các hàng rào kỹ thuật vơ hình trong thương mại đã tạo ra một mơi
trường thương mại khơng tích cực, thơng thống. Trong khi một số các rào cản kỹ thuật
trong thương mại có cơ sở khoa học thì rất nhiều hàng rào khác lại khơng có cơ sở và chúng
được sử dụng ngày càng nhiều để hạn chế tự do thương mại.
Một trong những thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam là Nhật Bản.
Tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm của Nhật được đặt ra rất nghiêm ngặt, cao hơn tất
cả các nước khác trên thế giới. Nhật đã bổ sung thêm 100 chất cấm và hạn chế sử dụng cho
các sản phẩm thủy sản làm cho doanh nghiệp xuất khẩu gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó,
tồn tại rủi ro về tranh chấp thương mại. Do lợi thế sản xuất quy mô lớn, chi phí nhân cơng
thấp nên thủy sản nước ta có giá khá cạnh tranh trên thị trường Nhật Bản cũng như trên thế
giới. Cũng chính từ lợi thế này đã gây ra rủi ro khá lớn cho thủy sản Việt Nam đó là rủi ro
pháp lý. Khơng ít lần hiệp hội thủy sản các quốc gia nhập khẩu đã kiện các doanh nghiệp
Việt Nam về bán phá giá.
2.4.3. Giá thành nguyên liệu thức ăn thủy sản tăng

20


Theo thông tin từ một số doanh nghiệp sản xuất thức ăn thuỷ sản, giá nguyên liệu thức
ăn chăn nuôi trong ngành thủy sản tháng 1 và tháng 2/2021 tăng cao so với cùng kỳ năm
2020. Cụ thể, biên độ giá một số nguyên liệu chính như sau: Bột cá tăng 1,07%; bã nành
tăng 38,6%; bột thịt gà tăng 25,42%; bắp tăng 15,84%... Từ tháng 3/2021 giá các loại ngũ
cốc gồm: ngô, đậu nành… tiếp tục tăng. Trước sự biến động cao của giá nguyên liệu, một số
loại thức ăn thuỷ sản cũng tăng giá bán so với năm 2020. Cụ thể, mức tăng giá những tháng
đầu năm 2021 so với cùng kỳ năm 2020 của thức ăn cá tra 40 đạm tăng 11%; thức ăn cá tra
22 - 30 đạm tăng 11%; thức ăn cá rô, rô đồng tăng 11,2%...
Giá nguyên liệu thức ăn tăng liên tục dẫn đến giá thành sản xuất tăng, giảm sức cạnh
tranh tiêu thụ sản phẩm. Ngành nuôi tôm và một số sản phẩm thủy sản chủ lực của Việt Nam
đã được nhìn nhận và so sánh với các ngành tương tự tại Ấn Độ, Thái Lan cho thấy giá
thành sản xuất của Việt Nam đang cao hơn từ 10-30%.

2.4.4. Chịu áp lực cạnh tranh mạnh mẽ
Do nhu cầu tiêu dùng thủy sản ngày càng tăng và có nhiều tiềm năng cho hoạt động
xuất khẩu thủy sản nên ngày càng có nhiều doanh nghiệp mới nhảy vào ngành, đối thủ tiềm
ẩn cũng ngày càng tăng, tạo nên sự cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp xuất khẩu thủy
sản trong và ngoài nước. Hiện nay, với những ưu đãi về thuế nhập khẩu nguyên liệu, một số
nước đối thủ cạnh tranh như: Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Indonesia… ngày càng gia tăng
sức ép cạnh tranh nhiều hơn qua những chương trình dài hạn, trung hạn và ngắn hạn trên cả
quy mô về sản lượng, chất lượng, giá thành sản xuất, marketing và xúc tiến thương mại. Sự
cạnh tranh này là tất yếu để thúc đẩy cho phát triển nhưng cũng đang và sẽ khiến doanh
nghiệp thủy sản Việt Nam gặp nhiều khó khăn để giữ vững và gia tăng thị phần.
2.4.5. Truyền thông các nước đưa thơng tin khơng có lợi
Trong 10 năm qua, tại các quốc gia như Úc, Italia, Tây Ban Nha, Đức, Ai Cập,
Pháp… đã xuất hiện việc truyền thông đưa thơng tin khơng có lợi, khơng khách quan về sản
phẩm thủy sản của Việt Nam. Cụ thể như, ô nhiễm, chứa nhiều kim loại nặng, không đảm
bảo vệ sinh… Những dịng thơng tin khơng tích cực này dưới súc lan tỏa của Internet và
mạng xã hội đã có những tác động dai dẳng và gây khơng ít những ảnh hưởng tiêu cực lâu
dài đến sức tiêu thụ và hình ảnh sản phẩm thủy sản của Việt Nam tại các thị trường quốc tế.
2.4.6. Những bất cập về một số quy định và thủ tục hành chính
21


Là ngành xuất khẩu có trị giá hàng tỷ USD, song theo Phó Tổng Thư ký Hiệp hội
Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) Nguyễn Hoài Nam vẫn còn rất nhiều
bất cập khiến doanh nghiệp Việt Nam khó cạnh tranh so với các quốc gia khác.
Chỉ tiêu xả thải của ngành tài nguyên môi trường đang làm khó doanh nghiệp. Nhiều
nhà máy chế biến thủy sản đang gặp vướng mắc sau thanh tra, kiểm tra của các cơ quan
quản lý nhà nước thuộc ngành môi trường khi áp dụng Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia QCVN
11-MT:2015/BTNMT về nước thải chế biến thủy sản.
Một bất cập nữa của ngành chế biến thuỷ sản là việc cơ quan thuế đang coi doanh
nghiệp chế biến xuất khẩu thuỷ sản là ngành sơ chế với mức thuế 20%, trong khi doanh

nghiệp chế biến mức thuế chỉ 15%.
Đối với quy định về lao động làm việc trong ngành thuỷ sản, các doanh nghiệp thuỷ
sản đang phải chịu tác động từ một Quyết định tạm thời có từ tháng 3/1999 coi ngành chế
biến thuỷ sản là "ngành nặng nhọc, độc hại cấp độ 4". Quyết định này ban thành cách đây đã
hơn 20 năm và khơng cịn phù hợp nhưng dẫn đến việc các doanh nghiệp trong ngành chỉ
được thuê nhân công trên 18 tuổi cho dù nhiều công đoạn không hề nặng nhọc.
2.4.7. Tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp
Triển vọng phát triển thủy sản Việt Nam năm 2021 đang rất khả quan, nhưng đã bị
chững lại từ giữa tháng 7 khi làn sóng Covid-19 lần thứ tư bùng phát dữ dội ở khu vực trọng
điểm sản xuất, chế biến và xuất khẩu thủy sản là TP. Hồ Chí Minh và vùng Đồng bằng sông
Cửu Long, đúng vào giai đoạn cao điểm thu hoạch, chế biến và xuất khẩu thủy sản.
Từ tháng 7 đến nay, các nhà máy chế biến tơm xuất khẩu của các tỉnh Cà Mau, Bạc
Liêu, Sóc Trăng phải giảm công suất hoạt động 60%-70% hoặc ngừng hoạt động do thiếu
cơng nhân, chi phí tăng. Cịn với các doanh nghiệp chế biến cá tra tại Đồng bằng sơng Cửu
Long, từ cuối tháng 7, có tới 50% doanh nghiệp tại một số địa phương vùng trọng điểm phải
đóng cửa, cá tra nuôi tại ao của công ty vượt size do các nhà máy ngừng hoạt động hoặc
giảm tối đa công suất. Một số doanh nghiệp nuôi cá tra thời gian nuôi bị kéo dài, mật độ lớn
khiến cá chết hàng chục tấn mỗi ngày. Hiện ước tính cơng suất hoạt động của toàn ngành cá
tra chỉ 10%-20%.
Tại Hậu Giang, đa số nhà máy thủy sản đã đóng cửa vì nằm trong "vùng đỏ" và
khơng đáp ứng được "3 tại chỗ". Một số nhà máy thời gian đầu cố gắng thực hiện "3 tại chỗ"
22


để duy trì cơng ăn việc làm cho người lao động, trả hợp đồng các đơn hàng đã ký, song cũng
buộc phải ngừng hoạt động sau 1 tháng do phát sinh chi phí quá lớn, trong khi các chi phí
đầu vào và dịch vụ hậu cần tăng mạnh.
Ngoài ra, hoạt động vận chuyển lưu thông cũng bị ảnh hưởng. Nhiều doanh nghiệp
chế biến thủy sản chịu ảnh hưởng khi cước vận chuyển tăng. Nguyên nhân khiến giá cước
tăng phi mã do nhu cầu tăng, tình trạng thiếu container, tắc nghẽn cảng, thiếu tàu cũng như

thiếu công nhân bốc dỡ tại cảng. Điều này gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động xuất khẩu của
ngành.
Nhìn chung, đại dịch Covid-19 đã gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng cho nền
kinh tế nói chung và thị trường thủy sản nói riêng. Tuy nhiên, xuất khẩu thủy sản sẽ phục
hồi sau khi dịch Covid-19 trong nước được kiểm soát tốt nhờ nhu cầu từ các thị trường lớn
như Hoa Kỳ, EU… tăng mạnh khi tỷ lệ tiêm vaccine cao, khả năng phục hồi và mở cửa nền
kinh tế sẽ mạnh mẽ hơn.

CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN
CHO NGÀNH THỦY SẢN

3.1. S-O
3.1.1. S(4,5) + O(6): Xây dựng thương hiệu cho ngành Thủy sản Việt Nam
Vấn đề thương hiệu được đánh giá là rất quan trọng đối với ngành hàng xuất khẩu. Cho
dù đã đạt “mặt hàng kim ngạch xuất khẩu tỷ đô”, nhưng việc chưa xây dựng được thương
hiệu mang tầm quốc gia vẫn đã và đang ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của ngành
hàng thủy sản Việt Nam. Phát triển thương hiệu chính là con đường giúp Việt Nam đạt được
xuất khẩu thủy sản bền vững.
Theo nhiều chuyên gia, để xây dựng được thương hiệu tập thể xứng tầm, cần có chiến
lược lâu dài phù hợp thực tế Việt Nam. Trong đó, đầu tiên là phải tuyên truyền, nâng cao
nhận thức cho các doanh nghiệp về việc cần phải xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm
thủy sản. Bên cạnh đó, việc xác lập tên thương hiệu để nhanh chóng đăng ký tại các thị
23


trường nhập khẩu cũng cần thực hiện ngay. Một thương hiệu tập thể sau khi được xây dựng,
muốn tồn tại và ngày càng được nhiều người tiêu dùng biết đến, cần phải có cơ chế quản lý
và khai thác có hiệu quả. Muốn làm được điều này phải có sự tham gia, hỗ trợ của cơ quan
quản lý nhà nước trung ương và địa phương, bên cạnh sự nỗ lực của các thành viên chủ sở
hữu thương hiệu tập thể. Trong đó, Tổng cục Thủy sản là cơ quan đầu mối trong vận động

doanh nghiệp, hỗ trợ xây dựng quy chế quản lý, khai thác thương hiệu tập thể; đồng thời kêu
gọi tài trợ từ nhiều nguồn, để triển khai các đề tài nghiên cứu khoa học.
Về phía các doanh nghiệp thủy sản, cần liên kết với nhau để xây dựng thương hiệu tập
thể gắn với chất lượng sản phẩm tốt, giá cả phải chăng. Đặc biệt, cần áp dụng triệt để khoa
học công nghệ vào hoạt động nuôi trồng, chế biến và công tác kiểm tra chất lượng thủy sản.
Ví dụ như đối với tơm ngun liệu, vấn nạn bơm tạp chất vào tơm có thể nhanh chóng chấm
dứt bằng việc áp dụng thiết bị khoa học công nghệ cao để kiểm tra các thành phần agar (rau
câu), Adao (gelatin), tinh bột, …có trong tơm. Điều này sẽ góp phần ngăn chặn hành động
sử dụng kháng sinh cấm trong nuôi trồng thủy sản, khống chế nạn bơm tạp chất cho tơm
ngun liệu, tiến tới chấm dứt hồn tồn vấn nạn này, tạo niềm tin cho cả khách hàng tiêu
dùng nội địa và quốc tế. Nhờ những nỗ lực to lớn ấy, ngày càng có nhiều sản phẩm thủy sản
của Việt Nam đáp ứng được đầy đủ tiêu chuẩn của các nước nhập khẩu trên thế giới. Nhờ
đó, duy trì tốc độ tăng trưởng xuất khẩu, khẳng định uy tín, từng bước góp phần tạo dựng
Thương hiệu Thủy sản Việt Nam.
3.1.2. S(2,3,4) + O(5): Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản theo cách hợp lý
Ngành Thủy sản Việt Nam cần tận dụng và phát triển nguồn nhân lực có chất lượng
cao cho các hoạt động nghiên cứu nguồn lợi và tổ chức khai thác hải sản trên biển trên cơ sở
cơ cấu lại tàu thuyền, nghề nghiệp phù hợp với các vùng biển, tuyến biển, với môi trường tự
nhiên, nguồn lợi hải sản; Xây dựng cơ chế quản lý phù hợp để định hướng khai thác, bảo tồn
và phát triển nguồn lợi hải sản trên biển, tăng cường sự tham gia của cộng đồng; Hình thành
một số doanh nghiệp, tập đoàn lớn đủ mạnh để hoạt động khai thác hải sản xa bờ và hợp tác
khai thác viễn dương với các nước trong khu vực; Củng cố, phát triển ngành cơ khí đóng,
sửa tàu cá, có lộ trình phù hợp chuyển nhanh các tàu cá vỏ gỗ sang vỏ thép, vật liệu mới…,
24


phát triển công nghiệp phụ trợ phục vụ ngành cơ khí tàu cá, các ngành sản xuất lưới sợi, ngư
cụ phục vụ khai thác gắn với đầu tư nâng cấp, hiện đại hóa các cảng cá, bến cá, các khu neo
đậu tránh trú bão, các khu hậu cần dịch vụ nghề cá ven biển và trên các hải đảo.
Đặc biệt, Việt Nam cần đổi mới và ứng dụng khoa học công nghệ trong khai thác thủy

sản, bảo quản sản phẩm để giảm tổn thất sau thu hoạch; Hiện đại hóa công tác quản lý nghề
cá trên biển, đặc biệt sớm hồn thiện hệ thống thơng tin tàu cá nhằm chủ động cảnh báo, kịp
thời ứng phó với các tai nạn, rủi ro trên biển, cứu hơ • cứu nạn. Bên cạnh đó, Nhà nước cần
tăng cường bảo vệ, hỗ trợ đảm bảo an toàn cho ngư dân hoạt động trên biển; xây dựng lực
lượng kiểm ngư đủ mạnh để bảo vê • nguồn lợi gắn với bảo vê • ngư dân và quốc phòng an
ninh trên biển và hải đảo.
Nhà nước cần khuyến khích, đầu tư xây dựng và phát triển hệ thống khu bảo tồn biển
và khu bảo tồn vùng nước nội địa, nhân rộng các mơ hình quản lý có sự tham gia của cộng
đồng, ban hành cơ chế chính sách quản lý phù hợp; thực hiện việc thả các giống thủy sản
đảm bảo chất lượng ra biển và các thủy vực nội địa theo mùa vụ để phục hồi, tái tạo và phát
triển nguồn lợi thủy sản. Xây dựng và thiết lập cơ chế, chính sách quản lý khai thác nội địa
từ điều tra nguồn lợi trên các lưu vực sông, suối, hồ đến quản lý khai thác gắn với bảo vệ
nguồn lợi thủy sản, bảo vệ môi trường. Chống đánh bắt bất hợp pháp, hủy diệt nguồn lợi.
3.1.3. S(2,3,5) + O(1,2,3,5): Củng cố và phát triển các thị trường truyền thống, mở rộng
các thị trường tiềm năng mới
Nguồn nhân lực dồi dào và có trình độ của ngành Thủy sản cần được tận dụng tối đa
để tạo nên sự liên kết ngang (doanh nghiệp chế biến - người nuôi thủy sản) và liên kết dọc
(nuôi trồng, thu mua, chế biến, xuất khẩu thủy sản). Sự liên kết chặt chẽ này sẽ tạo ra các
sản phẩm thủy sản sạch, giúp việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm thủy sản dễ dàng hơn. Đặc
biệt, ngành Thủy sản cần triển khai, nhân rộng các mơ hình ni thủy sản sạch, dựa trên tiền
đề diện tích ni thủy sản rộng lớn và ngày càng được mở rộng tại các vùng ni này, thủy
sản được kiểm sốt chặt chẽ từ khâu sản xuất con giống, thả nuôi, thức ăn, thuốc thú y đến
thu hoạch, bảo quản, chế biến xuất khẩu. Từ đó chất lượng thủy sản Việt Nam mới thực sự
25


×