Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Báo cáo giữa kỳ môn học đạo đức trong kinh doanh vận dụng algorithm đạo đức phân tích và giải quyết vấn đề trong hoạt động kinh doanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.3 MB, 16 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG VIỆT –
HÀN

BÁO CÁO GIỮA KỲ
MÔN HỌC: ĐẠO ĐỨC TRONG KINH DOANH
“Vận dụng Algorithm đạo đức phân tích và giải quyết vấn đề trong hoạt động kinh
doanh”
Sinh viên thực hiện

: Nguyễn Đắc Nam – 20BA024
Huỳnh Thị Thu Tươi – 20BA042
Trần Ngô Thị Diệu – 20BA003
Lê Thị Diệu Hiền – 20BA010
Trần Khánh Ngân – 20BA025

Lớp

: 20GBA

GVHD

: Th.S Nguyễn Lê Ngọc Trâm

Đà Nẵng, tháng 04 năm 2023


LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, đạo đức trong kinh doanh đã trở thành một chủ đề rất
được quan tâm và thảo luận trong cộng đồng doanh nghiệp và xã hội. Với sự phát triển của
nền kinh tế thị trường và sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt, các doanh nghiệp đang ngày


càng chuyển đổi phương thức kinh doanh để tìm cách tạo ra giá trị cho khách hàng và cộng
đồng một cách bền vững, đồng thời đảm đặt trách nhiệm xã hội đi đơi với lợi ích của doanh
nghiệp.
Tuy nhiên, đạo đức trong kinh doanh không phải là một vấn đề không phải doanh
nghiệp nào cũng làm được, đặc biệt là trong một số tình huống đặc biệt địi hỏi sự cân nhắc
giữa lợi ích kinh doanh và trách nhiệm xã hội.
Khi kinh doanh, một trong những tài sản quan trọng nhất của một cơng ty chính là
đội ngũ nhân viên. Trong nhiều trường hợp, cơng ty có thể phải đối mặt với những tình
huống khó khăn khi một nhân viên ảnh hưởng đến năng suất làm việc, lợi nhuận của doanh
nghiệp hoặc khi họ đang gặp khó khăn trong đời sống cá nhân. Trong báo cáo này, nhóm
sẽ phân tích một tình huống mà một cơng ty phải đối mặt khi một đại diện bán hàng giỏi
của họ đang phải đối mặt với các vấn đề gia đình và khơng thể đáp ứng được u cầu cơng
việc như trước đây. Nhóm sẽ xem xét các giải pháp có thể được áp dụng để giải quyết vấn
đề này và từ đó đưa ra lời khuyên cụ thể cho cơng ty trong tình huống này.

i


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU __________________________________________________________ i
MỤC LỤC _____________________________________________________________ ii
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG ĐẠO ĐỨC
TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH ____________________________________ 1
1.1. Đạo đức trong kinh doanh _________________________________________ 1
1.1.1. Nguyên tắc và chuẩn mực trong đạo đức kinh doanh _________________ 1
1.1.1.1. Tính trung thực ........................................................................................... 1
1.1.1.2. Tôn trọng con người ................................................................................... 1
1.1.1.3. Trách nhiệm với cộng đồng, xã hội ............................................................ 2
1.2. Tối ưu hoá quy trình và đưa ra quyết định đạo đức trong kinh doanh thơng
qua Algorithm ________________________________________________________ 2

1.2.1.

Algorithm là gì? ____________________________________________ 2

1.2.2.

Algorithm trong đạo đức kinh doanh ___________________________ 2

1.2.2.1. Những khía cạnh quan trọng cần được xác định trong phân tích hành vi
đạo đức bằng Algorithm .......................................................................................... 3
1.2.3. Các thuật toán hệ thống Algorithm vận dụng vào phân tích hành vi đạo
đức _______________________________________________________________ 4
1.2.3.1. Thuật tốn tối ưu hóa đạo đức (Ethical Optimization Algorithm) ............. 4
1.2.3.2. Thuật toán truy vấn đạo đức (Ethical Query Algorithm) ........................... 5
1.2.3.3. Thuật toán đánh giá đạo đức (Ethical Assessment Algorithm) .................. 5
CHƯƠNG II: VẬN DỤNG CÔNG CỤ ALGORITHM ĐẠO ĐỨC TRONG GIẢI
QUYẾT TÌNH HUỐNG __________________________________________________ 7
2.1. Tình huống giả định _______________________________________________ 7
2.2. Phân tích tính huống _______________________________________________ 7
ii


2.3. Đưa ra những giải pháp dựa trên phân tích ____________________________ 8
2.3.1. Giải pháp cung cấp, hỗ trợ cho người đại diện bán hàng vượt qua khó khăn
gia đình và tiếp tục làm việc __________________________________________ 8
2.3.2. Giải pháp chấm dứt hợp đồng lao động và thay thế người đại diện bán
hàng bằng nhân viên khác ____________________________________________ 8
2.4. Đề xuất của nhóm _________________________________________________ 9
TÀI LIỆU THAM KHẢO _______________________________________________ 11
ĐĨNG GĨP CỦA THÀNH VIÊN _________________________________________ 12


iii


CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG ĐẠO ĐỨC
TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
1.1. Đạo đức trong kinh doanh
Đạo đức kinh doanh là một tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực có tác dụng điều chỉnh,
đánh giá, hướng dẫn và kiểm soát hành vi của các chủ thể kinh doanh. Cũng có thể nói đạo
đức kinh doanh là một dạng đạo đức nghề nghiệp.
1.1.1. Nguyên tắc và chuẩn mực trong đạo đức kinh doanh
1.1.1.1. Tính trung thực
Khơng dùng những thủ đoạn gian xảo, phi pháp nhằm mục đích kiếm lời mà ảnh
hưởng tới khách hàng của mình. Việc kinh doanh phải đi đôi với sự cam kết, giữ chữ tín
đối với khách hàng của cơng ty.
Những hoạt động kinh doanh phải đảm bảo việc chấp hành luật pháp của nhà nước.
Không buôn bán, kinh doanh những sản phẩm bị cấm như: chất ma tuý, mẫu vật các loại
thực vận, động vật hoang dã, mại dâm…
Việc quảng cáo, truyền thông sản phẩm đến khách hàng phải đảm bảo tính trung
thực, khơng làm lố những tác dụng của sản phẩm khiến người tiêu dùng nhầm lẫn đẫn đến
việc sử dụng không hiệu quả.
Không được tham quan, hối lộ để đạt được mục đích kinh doanh của bản thân.
1.1.1.2. Tơn trọng con người
Đối với cộng sự và nhân viên dưới quyền: phải đảm bảo được quyền lợi và công
bằng trong việc xem xét những giá trị, năng lực và đóng góp của họ để trả lương một cách
xứng đáng.
Trong quản lý nhân sự, áp dụng những nguyên tắc đạo đức là rất quan trọng để đảm
bảo sự công bằng và minh bạch trong việc đối xử với nhân viên. Cần tập trung vào các
nguyên tắc đạo đức như tôn trọng quyền lợi của nhân viên, đảm bảo sự công bằng và đồng
cảm với nhân viên, đảm bảo an toàn và sức khỏe cho nhân viên, tạo điều kiện cho nhân

viên phát triển kỹ năng và năng lực, tạo ra môi trường làm việc tích cực và đáng sống, và
đảm bảo sự minh bạch và trung thực trong việc quản lý nhân sự.
1


Ví dụ: Đảm bảo cho họ những quyền lợi chính đáng về bảo hiểm, nghỉ phép, chế độ
nghỉ thai sản và những phúc lợi khác. Môi trường làm việc an toàn và giảm thiểu các rủi
ro cho nhân viên trong q trình làm việc. Tơn trọng quyền tự do của nhân viên dưới quyền
về tự do ngôn luận, tự do tôn giá và phân biệt đối xử.
Đối với khách hàng, đáp ứng nhu cầu, sở thích và tâm lý khách hàng: Đảm bảo
rằng khách hàng của mình hài lịng với sản phẩm hay dịch vụ mà được cung cấp đến khách
hàng. Không được ép buộc khách hàng mua sản phẩm hoặc dịch vụ của mình.
Đối thủ cạnh tranh: Những hành vi phi đạo đức được sử dụng để cạnh tranh với
đối thủ được coi là vi phạm đạo đức trong kinh doanh, ví dụ như sao chép sản phẩm, giả
mạo. Thay vì làm điều trên, các doanh nghiệp cần phải nâng cao chất lượng sản phẩm hay
dịch vụ của mình.
1.1.1.3. Trách nhiệm với cộng đồng, xã hội
Đây là một yếu tố quan trọng cũng như đang được nhiều công ty sử dụng như một
triết lý trong kinh doanh của mình là gắn lợi ích kinh doanh của doanh nghiệp với lợi ích
của xã hội. Cùng với sự phát triển của doanh nghiệp, bạn phải đưa ra giải pháp phù hợp để
thúc đẩy sự phát triển bền vững của xã hội.
1.2. Tối ưu hố quy trình và đưa ra quyết định đạo đức trong kinh doanh thơng qua
Algorithm
1.2.1. Algorithm là gì?
Algorithm (cịn được gọi là thuật tốn) là một tập hợp những hướng dẫn rõ ràng và
sắp xếp các thứ tự, quy trình để giải quyết vấn đề hoặc một cơng việc cụ thể. Việc xây dựng
một Algorithm nhằm giúp chúng ta có một quy trình các bước cần thiết để giải quyết vấn
đề một cách chính xác và hiệu quả nhất.
Trong nghiên cứu đạo đức, Algorithm gồm một tập hợp các hệ thống những câu hỏi
logic là cơ sở xác định những nhân tố cơ bản của hành vi, quyết định sự khác nhau về hành

vi đạo đức của các cá nhân trong hoàn cảnh khác nhau.
1.2.2. Algorithm trong đạo đức kinh doanh

2


Việc áp dụng Algorithm vào đạo đức trong kinh doanh giúp doanh nghiệp xây dựng
một hệ thống các bước đi với một quy tắc, trật tự nhất định nhằm chia ra những quan điểm
và giải pháp có giá trị về mặt đạo đức.
Algorithm đạo đức là một hệ thống các nước đi với một quy tắc, trật tự nhất định để
hướng dẫn, chỉ ra những quan điểm và giải pháp có giá trị về mặt đạo đức. Algorithm đạo
đức giúp các nhà quản trị phát hiện ra những hành vi khơng đạo đức, tăng cường và duy trì
uy tín và lịng tin của khách hàng. Nó giúp cải thiện hình ảnh của cơng ty, tạo ra lợi ích cho
các bên liên quan và đảm bảo sự bền vững trong hoạt động kinh doanh. Các thuật toán
trong hệ thống Algorithm đạo đức có thể được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như
quản lý nhân sự, kế toán, tiếp thị, sản xuất và nghiên cứu và phát triển.
1.2.2.1. Những khía cạnh quan trọng cần được xác định trong phân tích hành vi đạo
đức bằng Algorithm
Khi sử dụng Algorithm đạo đức để phân tích hành vi, nhà quản trị cần lưu ý tới 4 khía
cạnh quan trọng: Mục tiêu, biện pháp, động cơ và hệ quả.

Hình 1.1 Khía cạnh quan trọng trong Algorithm đạo đức
3


• Xác định mục tiêu
Ở khía cạnh mục tiêu, doanh nghiệp cần phải tự đặt ra câu hỏi rằng muốn đạt được gì?
Tức là điều gì mà doanh nghiệp mình mong muốn đạt được trong hoạt động kinh doanh
của mình. Khi mà đặt ra được mục tiêu đúng đắn sẽ giúp cho doanh nghiệp tập trung và
xác định hướng đi đúng đắn.

• Biện pháp
Làm như thế nào để theo đuổi mục tiêu? Doanh nghiệp cần phải đưa ra những biện
pháp, chiến lược để đạt được mục tiêu đã đặt ra. Các biện pháp này phải được xây dựng
sao cho đảm bảo tính đạo đức và có thể tối ưu hố trong hiệu quả hoạt động kinh doanh.
• Động cơ
Lợi nhuận, danh tiếng, quyền lực hay những yếu tố khác là những yếu tố thúc đẩy doanh
nghiệp đạt được mục tiêu đã đặt ra. Và ở khía cạnh này, doanh nghiệp cần phải trả lời được
những câu hỏi hóc búa: Tại sao lại làm việc này, Làm để đạt được cái gì…
• Hệ quả
Ở khía cạnh cuối, là một việc quan trọng dành cho người ra quyết định khi cần phải
xem xét lại những hệ quả có thể xảy ra do giải pháp đạo đức được áp dụng, dự trù những
cách giải quyết những hệ quả bất ngờ có thể xảy ra.
Mỗi giải pháp đưa ra khi áp dụng sẽ dẫn đến điều gì? ảnh hưởng đến đối tượng nào là
những câu hỏi cần phải đặt ra ở khía cạnh này.
1.2.3. Các thuật toán hệ thống Algorithm vận dụng vào phân tích hành vi đạo đức
1.2.3.1. Thuật tốn tối ưu hóa đạo đức (Ethical Optimization Algorithm)
Là một công cụ giúp tối ưu hóa việc đưa ra các quyết định đạo đức. Nó sử dụng các
thuật tốn tối ưu hóa để tìm ra giải pháp tối ưu cho các vấn đề đạo đức. Các thuật tốn này
được cấu hình để đảm bảo rằng giải pháp tối ưu đáp ứng các yêu cầu đạo đức nhất định.
Ví dụ: Trong q trình tuyển dụng nhân viên. Giả sử một công ty muốn tuyển dụng
một ứng viên cho vị trí kế tốn. Cơng ty muốn đảm bảo rằng ứng viên được tuyển dụng
khơng chỉ có kỹ năng chun mơn vững vàng, mà cịn phải có đạo đức và giá trị đạo đức
phù hợp với văn hóa cơng ty.
4


Để đảm bảo q trình tuyển dụng đạo đức, cơng ty có thể sử dụng thuật tốn tối ưu
hóa đạo đức. Các yếu tố đạo đức, chẳng hạn như tính trung thực, tính cẩn trọng, tính tự
trọng, có thể được xác định và gán điểm dựa trên một hệ thống đánh giá đạo đức được cơng
ty thiết lập.

1.2.3.2. Thuật tốn truy vấn đạo đức (Ethical Query Algorithm)
Là một công cụ cho phép người dùng truy vấn đạo đức về các vấn đề liên quan đến
kinh doanh. Nó cho phép chúng ta đưa ra các câu hỏi đạo đức và tìm kiếm các thông tin
liên quan để hỗ trợ quyết định kinh doanh.
Ví dụ: Một cơng ty sản xuất bao bì nhựa đang đứng trước vấn đề đạo đức về tác
động của sản phẩm đến môi trường. Công ty muốn đưa ra quyết định đạo đức cho việc sử
dụng chất liệu nhựa tái chế trong sản xuất bao bì thay vì sử dụng nhựa mới.
Trong trường hợp này, thuật toán truy vấn đạo đức có thể được sử dụng để đánh giá
tác động của việc sử dụng nhựa tái chế đến môi trường và sức khỏe của nhân viên trong
công ty sản xuất bao bì này. Các thơng tin về mơi trường, nhân viên và quy trình sản xuất
có thể được thu thập và xử lý thông qua các công nghệ Big Data và AI.
1.2.3.3. Thuật toán đánh giá đạo đức (Ethical Assessment Algorithm)
Là một công cụ giúp đánh giá mức độ đạo đức của một quyết định kinh doanh hoặc
một hành động. Thường dựa trên các tiêu chuẩn đạo đức để đánh giá mức độ đạo đức của
một quyết định, một hành động và đưa ra đánh giá về mức độ đạo đức.
Ví dụ: Cơng ty A đang sản xuất một sản phẩm mới, đó là một loại thuốc điều trị
bệnh lý nghiêm trọng nhưng giá thành rất cao. Trước khi tung sản phẩm ra thị trường, công
ty A muốn đánh giá đạo đức của sản phẩm đó. Cơng ty đã xác định một số tiêu chí đạo đức
như sau:
Hiệu quả: Sản phẩm phải có hiệu quả trong việc điều trị bệnh lý và giúp cho người
dân hồi phục sức khỏe.
Giá cả: Sản phẩm phải có giá cả hợp lý và khơng q cao để người dân có thể tiếp
cận được.
Tác động đến môi trường: Sản phẩm phải không gây tác động xấu đến môi trường.
5


Cơng ty A sử dụng thuật tốn Đánh giá đạo đức để đánh giá sản phẩm mới của mình
dựa trên các tiêu chí đạo đức được đưa ra trước đó. Cuối cùng, cơng ty A có được dữ liệu
tổng quan về đạo đức cho sản phẩm của mình và có thể sử dụng kết quả đó để đưa ra quyết

định cuối cùng về việc tung sản phẩm ra thị trường hay không.

6


CHƯƠNG II: VẬN DỤNG CÔNG CỤ ALGORITHM ĐẠO ĐỨC TRONG
GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
2.1. Tình huống giả định
Một trong những đại diện bán hàng giỏi nhất tại một khu vực quan trọng gặp vấn đề
rắc rối trong gia đình, và do đó doanh số bán hàng bị ảnh hưởng. Có vẻ như người này cần
thời gian dài để giải quyết. Trong khi đó, bạn khơng đạt chỉ tiêu doanh số. Xét về mặt kết
quả làm việc, bạn có quyền chấm dứt công việc bán hàng của người này. Bạn sẽ làm gì?
2.2. Phân tích tính huống
Để giải quyết được tình huống này thơng qua Algorithm đạo đức, nhóm thực hiện
xác định các khía cạnh, thơng tin quan trọng chung để cơng cụ Algorithm đưa ra giải pháp
một cách tốt nhất:
Xác định vấn đề đạo đức:
-

Liệu có nên chấm dứt cơng việc bán hàng của người đại diện bán hàng giỏi nhất

trong khu vực quan trọng hay khơng?
Thu thập thơng tin:
-

Tìm hiểu về quy định của công ty về chấm dứt hợp đồng lao động của nhân viên.

-

Tìm hiểu về lý do và tình trạng của người đại diện bán hàng.


-

Tìm hiểu về mức độ ảnh hưởng của tình trạng gia đình của người đại diện bán hàng

để công việc.
Xác định 4 khía cạnh cần để giải quyết tình huống:
• Mục tiêu của doanh nghiệp vẫn là đạt chỉ tiêu doanh số bán hàng.
• Biện pháp để đạt được mục tiêu trên là phải có được những đại diện bán hàng giỏi
nhất trong khu vực quan trọng.
• Động cơ là doanh nghiệp vẫn muốn doanh số bán hàng đạt chỉ tiêu hoặc có thể tăng
và duy trì được sự uy tín của doanh nghiệp.
• Hậu quả của việc chấm dứt cơng việc của đại diện bán hàng giỏi nhất có thể làm
giảm doanh số bán hàng, giảm uy tín và lịng tin của khách hàng.

7


2.3. Đưa ra những giải pháp dựa trên phân tích
2.3.1. Giải pháp cung cấp, hỗ trợ cho người đại diện bán hàng vượt qua khó khăn gia
đình và tiếp tục làm việc
Mục tiêu:
-

Giúp người đại diện bán hàng vượt qua khó khăn gia đình và tiếp tục làm việc

-

Đảm bảo được doanh số bán hàng được đạt đúng chỉ tiêu.


Biện pháp:
-

Cung cấp hỗ trợ tinh thần, tài chính, chăm sóc gia đình cho người đại diện bán hàng.

-

Tìm kiếm các giải pháp tối ưu cho việc phân công công việc, giảm tải áp lực cho

người đại diện bán hàng.
-

Hỗ trợ người đại diện bán hàng trong việc lên kế hoạch và triển khai các chiến lược

bán hàng mới để đạt doanh số.
Động cơ:
-

Không đánh mất đạo đức kinh doanh: Chú trọng đến lợi ích của người lao động, tơn

trọng và hỗ trợ họ trong quá trình làm việc.
-

Quan tâm đến hiệu quả kinh doanh: Giải quyết vấn đề về doanh số bán hàng và đảm

bảo lợi ích của doanh nghiệp.
Hệ quả:
-

Nếu người đại diện bán hàng được hỗ trợ tốt, họ có thể vượt qua khó khăn gia đình


và tiếp tục làm việc tốt, góp phần đạt được doanh số bán hàng.
-

Nếu khơng có giải pháp hỗ trợ thích hợp, người đại diện bán hàng có thể cảm thấy

thiếu động lực, giảm năng suất, hoặc thậm chí chấm dứt hợp đồng lao động, gây ảnh hưởng
đến doanh số bán hàng và uy tín của cơng ty.
2.3.2. Giải pháp chấm dứt hợp đồng lao động và thay thế người đại diện bán hàng
bằng nhân viên khác
Mục tiêu:
-

Tìm kiếm người thay thế cho người đại diện bán hàng đang gặp phải vấn đề

-

Đảm bảo doanh số khơng bị ảnh hưởng.

-

Duy trì sự ổn định của hoạt động kinh doanh.
8


Biện pháp:
-

Biện pháp chấm dứt hợp đồng lao động là một quyết định nghiêm túc và cần được


thực hiện sau khi xem xét kỹ lưỡng và đánh giá các yếu tố tác động đến kinh doanh. Việc
chấm dứt hợp đồng lao động được xem như là giải pháp cuối cùng trong tình huống này
nếu khơng đạt được giải pháp 1.
-

Tìm kiếm và tuyển dụng một nhân viên mới để thay thế.

-

Hướng dẫn và đào tạo nhân viên mới để nhanh chóng làm quen với cơng việc và đạt

được chỉ tiêu doanh số.
Động cơ:
-

Sự cân nhắc giữa lợi ích của cơng ty và tác động đến người đại diện bán hàng

-

Với giải pháp này, động cơ là để đảm bảo sự ổn định của doanh số bán hàng và hoạt

động kinh doanh.
-

Giúp tăng cường đội ngũ nhân viên, đáp ứng nhu cầu mở rộng thị trường trong

tương lai (nếu có).
Hệ quả:
-


Các hậu quả ngay lập tức có thể bao gồm mất mát doanh số và khách hàng chuyển

sang đối thủ cạnh tranh.
-

Hậu quả dài hạn có thể gây ra tác động tiêu cực đến uy tín và danh tiếng của cơng

-

Việc chấm dứt hợp đồng lao động cũng có thể dẫn đến các vấn đề pháp lý nếu người

ty.
đại diện bán hàng cảm thấy bị bất công và đưa ra khiếu nại.
-

Tốn chi phí tuyển dụng và đào tạo nhân viên mới, cũng như thời gian và cơng sức

để tìm kiếm người phù hợp.
-

Việc thay thế nhân viên cũ có thể gây ảnh hưởng đến tinh thần làm việc và sự ổn

định trong đội ngũ bán hàng.
2.4. Đề xuất của nhóm
Với những phân tích trên dựa theo Algorithm đạo đức, nhóm đề xuất sử dụng giải
pháp cung cấp, hỗ trợ cho người đại diện bán hàng vượt qua khó khăn gia đình và tiếp tục
làm việc. Theo những nhận định sau:
9



• Tìm hiểu kỹ về vấn đề của người đại diện bán hàng: Cơng ty cần tìm hiểu kỹ vấn đề
gia đình của người đại diện bán hàng để có thể cung cấp hỗ trợ phù hợp nhất. Có thể liên
hệ với nhân viên để tìm hiểu thêm thơng tin về vấn đề và tìm cách hỗ trợ phù hợp.
• Cung cấp các giải pháp hỗ trợ đa dạng: Công ty nên cung cấp cho nhân viên một
loạt các giải pháp hỗ trợ khác nhau, từ tài chính cho đến tư vấn và hỗ trợ tâm lý, để giúp
người đại diện bán hàng có thể vượt qua khó khăn trong vấn đề gia đình và tiếp tục làm
việc.
• Đảm bảo tính minh bạch và cơng bằng: Cơng ty nên đảm bảo rằng các biện pháp hỗ
trợ được áp dụng một cách minh bạch và công bằng, không ảnh hưởng đến những quyền
lợi của nhân viên khác trong công ty.

10


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Internet
[1] />[2] />[3] />
11


ĐĨNG GĨP CỦA THÀNH VIÊN
Họ và tên

Đóng góp (%)

Nguyễn Đắc Nam

100%

Huỳnh Thị Thu Tươi


100%

Trần Ngô Thị Diệu

100%

Lê Thị Diệu Hiền

100%

Trần Khánh Ngân

100%

12



×