Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

Truyện ngắn một người hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (251.3 KB, 31 trang )

Truyện ngắn “Một người Hà Nội” của Nguyễn Khải
Văn chương thuộc lĩnh vực nghệ thuật thể hiện sự sáng tạo độc đáo. Một nhà văn có tài
thường bộc lộ cá tính sáng tạo không phải chỉ ở việc phát hiện và phản ánh hiện thực mà
còn ở cách thức thể hiện vấn đề nhằm đạt được giá trị tư tưởng và thẩm mỹ cao.
Nguyễn Khải là một trong những nhà văn có cá tính sáng tạo độc đáo. Nhạy cảm phát
hiện hiện thực cuộc sống ở những góc độ khác nhau, ông đã đem đến cho người đọc cảm
giác thú vị khi tiếp cận tác phẩm của ông qua hình thức phản ánh độc đáo, sáng tạo. Hà
Nội là một đề tài tạo nhiều cảm hứng sáng tạo cho nhà văn. Trong truyện ngắn “ Một
người Hà Nội” (tác phẩm được giảng dạy ở chương trình Ngữ văn lớp 12 nâng cao), hình
ảnh con người Hà Nội, cuộc sống Hà Nội qua sự cảm nhận suy ngẫm, vốn trải nghiệm
cuộc sống sâu sắc của nhà văn đã hiện ra với một vẻ đẹp riêng. Điều ai cũng nhận thấy ở
truyện ngắn này là qua hình ảnh cô Hiền, tác giả muốn khắc đậm bản lĩnh, cốt cách, vẻ
đẹp tâm hồn người Hà Nội biểu lộ qua lối sống lịch lãm, sang trọng thể hiện bản sắc văn
hóa Hà Nội. Cô Hiền là hình ảnh của một người phụ nữ luôn trân trọng, nâng niu và có ý
thức giữ gìn những nét đẹp của văn hóa truyền thống Hà Nội. Xây dựng nhân vật này,
nhà văn đã bộc lộ quan niệm nghệ thuật riêng về con người mà cái chuẩn qui chiếu được
đặt ra là lối ứng xử văn hóa cá nhân của con người thể hiện bản lĩnh của người Hà Nội.
Bài viết không nhằm đề cập sâu đến vấn đề này mà muốn bàn luận đến lối trần thuật
sáng tạo để phản ánh vẻ đẹp trong chiều sâu tâm hồn, tính cách con người Hà Nội qua
bao biến động thăng trầm của đất nước, qua đó nhà văn thể hiện quan niệm nghệ thuật
của mình về cuộc sống, về con người Hà Nội.
Truyện ngắn, một thể loại tự sự trong văn học bao giờ cũng phản ánh cuộc sống qua con
người, hành vi, sự kiện được kể lại bởi một người kể chuyện nào đó, qua đó ta hiểu được
sự nhận thức đánh giá của nhà văn đối với cuộc sống. Do đó tác phẩm bao giờ cũng có
hình tượng người trần thuật với vai trò kể lại, tả lại những diễn biến, sự việc và khắc hoạ
nhân vật trong câu chuyện. Người kể có thể xuất hiện ở các ngôi kể khác nhau, có thể ở
ngôi thứ nhất “tôi” để trực tiếp kể nhưng cũng có thể ở ngôi thứ ba không tham gia câu
chuyện, cũng không nói thẳng ra là tôi kể mà cứ để cho sự việc hiện dần lên và tự nó
diễn biến đến kết thúc như nó vốn có. Các hình thức xuất hiện của người kể tạo thành hai
kiểu trần thuật cơ bản: kiểu trần thuật khách quan ( kể từ ngôi thứ ba) và kiểu trần thuật
chủ quan ( kể từ ngôi thứ nhất).


Một người Hà Nội là truyện ngắn của Nguyễn Khải được xây dựng theo lối trần thuật chủ
quan với người trần thuật ở ngôi thứ nhất xưng “tôi”. Theo lối kể này, nhân vật “tôi” vừa
là người có vai trò trần thuật vừa là người tham gia vào câu chuyện, có mối quan hệ với
các nhân vật trong câu chuyện. Vì thế bên cạnh nhiệm vụ tái hiện lại câu chuyện, nhân
vật “tôi” cũng có vai trò bình đẳng với các nhân vật khác, có thể bộc lộ cá nhân mình với
những biểu hiện về tính cách, tâm lý, suy nghĩ… Trong tác phẩm này, sự tự bộc lộ cá
nhân của người kể thể hiện khá đậm. Do vậy dõi theo câu chuyện, có thể nhận thấy cùng
với sự việc khách quan được người kể dẫn dắt có sự đan xen những dòng suy nghĩ nội
tâm của người kể chuyện. Nhân vật “tôi” đã vừa kể vừa suy ngẫm về những vấn đề được
kể cho nên người đọc có thể vừa theo dõi câu chuyện vừa có thể hiểu được những suy
nghĩ có tính chất chủ quan của người kể. Câu chuyện vì thế không hoàn toàn khách quan,
người kể luôn lộ diện để suy ngẫm, để bình luận, triết lí một vấn đề nào đó qua những
dòng độc thoại nội tâm. Ví như đang kể chuyến về Hà Nội thăm người cô nay đã già,
người kể vừa kể vừa tả vừa bộc lộ suy nghĩ về hành động của người cô từ đó nghĩ về nét
đẹp của văn hoá Tết ở Hà Nội : “ Cô đang lau một cái bát thủy tiên men đỏ, hai cái đầu
rồng gắn nối bằng đồng, miệng chân cũng đều bịt đồng, thật đẹp. Bên ngoài trời rét,
mưa rây lả lướt chỉ đủ làm ẩm áo chứ không làm ướt, lại nhìn một bà lão ( nếu là một
thiếu nữ thì phải hơn) lau đánh cái bát bày thủy tiên thấy Tết quá, Hà Nội quá, muốn ở
thêm ít ngày ăn lại cái tết Hà Nội. Năm nay chắc chưa thể có thủy tiên. Dân Hà Nội nhảy
tàu lên Lạng Sơn buôn bán đủ thứ mà không buôn được vài ngàn củ thủy tiên nhỉ? Ví thử
có thủy tiên liệu còn có người biết gọt tỉa thủy tiên. Lại thêm cái cách sống, cái tâm lí
sống ồ ạt, xô bồ, vụ lợi của đám người vừa thoát khỏi cái khổ đã dễ gì có được sự bình
tĩnh để thưởng thức vẻ đẹp trang trọng của một dò hoa thủy tiên.”. Do đặc điểm lối trần
thuật của Nguyễn Khải có sự đan xen giữa việc kể, tả với bộc lộ cá nhân ở những suy
nghĩ, phân tích, bình luận sự việc đậm màu sắc triết lí nên sự việc được kể không hoàn
toàn khách quan, người đọc có thể hiểu được vấn đề tác giả phản ánh và cả quan điểm
của người kể. Cách kể như thế đã làm rút ngắn khoảng cách giữa người kể với câu
chuyện cùng với những nhân vật trong truyện, do vậy độ chân thật của truyện cũng sẽ cao
hơn. Với lối kể này, giọng trần thuật của truyện cũng mang nét riêng thâm trầm sâu lắng.
Nhịp điệu câu chuyện chậm rãi lắng sâu vào suy tư của nhân vật “tôi”, một con người có

nhiều trải nghiệm trong cuộc đời nên đã phát hiện ra những vấn đề tinh nhạy, những bài
học nhận thức mang rõ chủ kiến sâu sắc của nhà văn. Những đúc kết từ sự trải nghiệm
tác giả đặt ra đã đem đến cho người đọc sự suy nghĩ trước những vấn đề của cuộc sống
hiện đại. Vì thế tác phẩm như một sự đối thoại, chia sẻ với bạn đọc vấn đề tác giả chiêm
nghiệm, suy tư. Cuối truyện khép lại tác phẩm là đoạn văn: “Cô muốn mở rộng sự tính
toán vốn dĩ đã rất khôn ngoan của mình lên thêm một tầng nữa chăng, cái tầng vô hình
không thể biết để khỏi bị bó vào những cái có thể biết. Bà vẫn giỏi quá, bà khiêm tốn và
rộng lượng quá. Một người như cô phải chết đi thật tiếc, lại một hạt bụi vàng của Hà Nội
rơi xuống chìm sâu vào lớp đất cổ. Những hạt bụi vàng lấp lánh đâu đó ở mỗi góc phố
Hà Nội hãy mượn gió mà bay lên cho đất kinh kì chói sáng những ánh vàng.”. Đoạn văn
đã để lại một dư âm vấn vương trong lòng người đọc, gợi sự suy nghĩ về một vấn đề mà
tác giả đặt ra: Nét đẹp xưa của thủ đô với truyền thống văn hóa lâu đời liệu có còn được
gìn giữ bảo tồn khi Hà Nội đang trên đà hiện đại hơn xưa? Có lẽ đây là vấn đề tác giả
quan tâm và muốn chia sẻ, đối thoại với người đọc. Bằng lối kể như trên, tác giả đã rút
ngắn khoảng cách giữa người đọc và câu chuyện, tạo sự dân chủ trong đối thoại giữa tác
giả và người đọc.
Đọc truyện ngắn Một người Hà Nội của Nguyễn Khải, người đọc còn cảm thấy hấp dẫn,
lí thú do lối kể có nét mới lạ độc đáo của tác giả. Nhà văn luôn đặt vấn đề ở nhiều điểm
nhìn và cách đánh giá khác nhau: của người kể, của từng nhân vật. Trong truyện thường
có sự chuyển vai linh hoạt, sự luân phiên điểm nhìn và ý thức từ người kể đến nhân vật,
từ nhân vật này đến nhân vật khác trong việc thể hiện suy nghĩ trước vấn đề tác giả đặt ra.
Chẳng hạn ở phần 3 của truyện ( SGK 12 nâng cao trang 74,75), vấn đề được đặt trong
điểm nhìn và ý thức của người kể. Nhân vật “tôi” đã bộc lộ tâm trạng của mình được
sống năm đầu ở Hà Nội vừa giải phóng là vui, là “cực kì khoan khoái”. Nhưng để cái
nhìn khách quan hơn, tác giả đã đặt vấn đề ở những góc nhìn của những con người khác
nhau, những người Hà Nội như cô Hiền, hay chị vú để cho nhân vật bộc lộ suy nghĩ. Ở
góc nhìn của cô Hiền, một người phụ nữ Hà Nội vốn sống trong khuôn phép thì tuy vui
nhưng “chính phủ can thiệp vào nhiều việc của dân quá, nào phải tập thể dục buổi sáng,
phải sinh hoạt văn nghệ mỗi tối, vợ chồng phải sống ra sao, trai gái phải yêu nhau như
thế nào, thậm chí cả tiền công sá cho kẻ ăn người ở…”. Ở góc nhìn và sự đánh giá của

chị vú, người làm công thì chị cho rằng: “Cách mạng gì toàn để ý đến những chuyện lặt
vặt”. Có khi ý thức suy nghĩ, quan điểm của nhân vật như có sự đối thoại với người kể.
Ví như khi người cô răn dạy lũ trẻ: “ Chúng mày là người Hà Nội thì cách đi đứng nói
năng phải có chuẩn, không được sống tuỳ tiện, buông tuồng”. Quan niệm này như được
đặt trong sự đối thoại với quan niệm của người kể ngay sau đó: “Chúng tôi là người của
thời loạn, các cụ lại bắt dạy con cái theo thời bình là khó lắm”. Sự đối thoại về ý thức
như thế tạo nên sự thay đổi điểm nhìn linh hoạt làm cho khoảng cách giữa người kể và
nhân vật trở nên gần gũi. Cách kể sự việc dưới nhiều góc nhìn, điểm nhìn về cuộc sống,
con người Hà Nội ở một giai đoạn mới của xã hội giúp cho người đọc hiểu được tâm tư
tình cảm, cách nghĩ và đời sống tinh thần của họ. Sự việc được kể vì thế khách quan hơn
đồng thời cách kể cũng trở nên linh hoạt, sinh động, hấp dẫn chứ không đều đều, nhàm
chán.
Do sự trần thuật có sự đan xen giữa lời kể khách quan của câu chuyện với suy nghĩ chủ
quan của người kể và ý thức của nhân vật nên lời văn nghệ thuật cũng biến hoá linh hoạt.
Trong truyện, tác giả sử dụng lời gián tiếp khi dẫn dắt câu chuyện đan xen với lời trực
tiếp khi dẫn lời nhân vật hay bộc lộ suy nghĩ nội tâm của chính mình. Có khi tác giả lồng
vào trong lời kể ý thức, quan điểm, suy nghĩ của nhân vật bằng lời văn nửa trực tiếp, tức
lời gián tiếp nhưng đã mang ý thức và ngữ điệu của nhân vật. Chẳng hạn đoạn văn sau
đây: “ Cô than thở với tôi rằng dạo này cô thường nghĩ ngợi mọi chuyện một cách duy
tâm, y hệt một bà già nhà quê. Mùa hè năm nọ, bão vào Hà Nội gào rú một đêm, sáng ra
mở cửa nhìn sang đền Ngọc Sơn mà hãi. Cây si cổ thụ đổ nghiêng tán cây đè lên hậu
cung, một phần bộ rễ bật đất chổng ngược lên trời. Lập tức cô nghĩ ngay tới sự khác
thường, sự dời đổi, điềm xấu, là sự ra đi của một thời. Với người già, bất kể ai, cái thời
đã qua luôn luôn là thời vàng son của họ. Hà Nội thì không thế. Thời nào nó cũng đẹp,
một vẻ đẹp riêng cho mọi lứa tuổi”. Đoạn văn đã có sự hoà trộn giữa giọng điệu của
người trần thuật và giọng của nhân vật. Để tạo sự khách quan trong khi kể, nhà văn
không đứng ngoài để miêu tả mà nhập vào ý thức nhân vật để nhân vật tự nói lên suy
nghĩ, tâm tư của mình. Bằng cách này nhà văn đã vừa kể vừa thâm nhập vào ý thức nhân
vật. Điều này đã làm cho lời văn có tính đa thanh, đa giọng và biến hoá linh hoạt.
Đọc văn Nguyễn Khải, người đọc dễ dàng nhận thấy nghệ thuật trần thuật theo

một lối riêng của ông. Không thuật kể theo lối thông thường để tái hiện sự việc, truyện
của ông thiên về lối kể qua suy ngẫm, chiêm nghiệm của bản thân về cuộc sống, qua lối
đối thoại mang tính dân chủ với người đọc. Điều này đã tạo nên một nét phong cách rất
riêng thể hiện cá tính sáng tạo độc đáo của nhà văn. Có lẽ đây là một yếu tố tạo nên sự
thú vị, hấp dẫn cho người đọc khi tiếp cận tác phẩm của ông. Đọc “ Một người Hà Nội”
cũng có thể thấy Nguyễn Khải là một nhà văn hiểu Hà Nội sâu sắc, yêu và say mê nét đẹp
văn hóa người Hà Nội và thiết tha muốn lưu giữ mãi mãi nét đẹp văn hóa chốn kinh kỳ.

Phân tích vẻ đẹp của người Hà Nội qua nhân vật bà Hiền trong
tác phẩm “Một người Hà Nội” (Nguyễn Khải)
Nguyễn Khải là nhà văn nổi tiếng với những tác phẩm “Mùa lạc”,“Một chặng
đường”,“Tầm nhìn xa”. Trước năm 1978, tác phẩm của Nguyễn Khải là cái nhìn tỉnh táo,
sắc lạnh, luôn khai thác hiện thực trong thế xung đột, đối lập cũ – mới, tốt – xấu, ta –
địch. Từ năm 1978 trở về sau, tác phẩm của ông là cái nhìn trăn trở, chiêm nghiệm, cảm
nhận cái hiện thực xô bồ, hối hả, đổi thay nhưng cũng đầy hương sắc. Chuyển mạnh từ
hướng ngoại sang hướng nội. Nhà văn nhìn con người trong mối quan hệ chặt chẽ với
lịch sử, quá khứ dân tộc, gia đình và sự tiếp nối thế hệ. Từ đó nhà văn khẳng định những
giá trị nhân văn cao đẹp của cuộc sống và con người hôm nay. Nhân vật bà Hiền trong
tác phẩm tiêu biểu cho hướng tiếp cận ấy của nhà văn.
Tác phẩm “Một người Hà Nội” tiêu biểu cho các tác phẩm của Nguyễn Khải sau giai
đoạn 1978, vẻ đẹp của hình tượng của cô Hiền tiêu biểu cho nét đẹp và sức sống bất diệt
của Hà thành. Qua nhân vật này, nhà văn Nguyễn Khải đã nói lên biết bao nhiêu điều có
tính triết lý về sự thay đổi của thời gian, không gian nhưng vẻ đẹp của con người và vốn
văn hóa cùng tính cách người Hà Nội mãi là giá trị tinh thần không thay đổi.
Nhân vật cô Hiền vốn xuất thân trong một gia đình giàu có, lương thiện, được dạy dỗ
theo khuôn phép nhà quan, thời trẻ là một thiếu nữ xinh đẹp, thông minh, mở xalông văn
chương để giao lưu rộng rãi với giới văn nghệ sĩ Hà thành. Cô là con người trí thức, hiểu
biết rộng, là con người có “bộ mặt tư sản”, một cách sống rất tư sản : “Ở trong một tòa
nhà rộng, tọa lạc ngay tại một đường phố lớn, hướng nhà nhìn thẳng ra cây si cổ thụ và
hậu cung đền Ngọc Sơn”. Cái mặc cũng sang trọng quá: “Mùa đông ông mặc áo Ba-đờ-

xuy, đi giày da, bà mặc áo Măng-tô cổ lông, đi giày nhung đính hạt cườm”. Cái ăn cũng
không giống với số đông: “Bàn ăn trải khăn trắng, giữa bàn có một lọ hoa nhỏ, bát úp
trên đĩa, đũa bọc trong giấy bản, và từng người ngồi đúng chỗ quy định”. Đây là một lối
sống nền nếp, lịch lãm, nhìn thì cứ ngỡ là tư sản nhưng thực chất cô Hiền không phải là
tư sản bởi vì “Cô không bóc lột ai cả thì làm sao gọi là tư sản”. Cô làm ăn lương thiện với
cửa hàng hoa giấy do chính tay tự làm và các con phụ giúp. Trong quan hệ với người
làm, chủ và tớ “dựa vào nhau mà sống”. Tình nghĩa như người trong họ. Đây chính là vẻ
đẹp của người lao động chân chính, có nhân có nghĩa.
Vẻ đẹp của cô Hiền được miêu tả trong nhiều thời điểm khác nhau của lịch sử. Nhân vật
lại có những biểu hiện ứng xử thể hiện cá tính đặc biệt nhất quán.
Khi hòa bình lập lại 1955, nhân vật “Tôi” từ kháng chiến trở về. “Hà Nội nhỏ hơn trước,
vắng hơn trước”. Người thì tìm những vùng đất mới để làm ăn, sinh sôi. Riêng gia đình
cô Hiền vẫn ở lại Hà Nội “Họ không thể rời xa Hà Nội, không thể sinh cơ lập nghiệp ở
vùng đất khác”. Đây chính là sự gắn bó máu thịt, tình yêu của cô đối với Hà Nội. Hay sau
kháng chiến chống Mỹ, mỗi bận nhân vật “tôi” từ Sài Gòn trở về Hà Nội, bà băn khoăn
hỏi “Anh ra Hà Nội lần này thấy phố xá như thế nào, dân tình thế nào ?”. Cứ ngỡ đó chỉ
là câu hỏi xã giao nhưng thực chất là chứa đựng tất cả những đau đáu, phấp phỏng và hi
vọng về tương lai Hà Nội.
Nhân vật bà Hiền mang vẻ đẹp thanh lịch của người đất kinh kỳ. Đó là vẻ đẹp có trong
bản thân nhân vật và được nhân vật không ngừng ý thức vun đắp. Đúng như câu ca xưa
viết về con người Hà Nội:
“Chẳng thơm cũng thể hoa lài
Chẳng lịch cũng thể con người Tràng An”
Vẻ đẹp thanh lịch đó được thể hiện ở cách bà nuôi dạy con, uốn nắn cho chúng từ thói
quen nhỏ nhất như cách cầm bát đũa, cách múc canh, cách nói chuyện trong bữa ăn, cách
đi đứng… Điều này thật khác với cách sinh hoạt của gia đình nhân vật xưng tôi “Cứ việc
sục muôi, sục đũa vào, vừa ăn vừa quát mắng con cái, nhồm nhoàm, hả hê, không phải
theo một quy tắc nào cả”. Với bà Hiền đây không phải là chuyện sinh hoạt vặt vãnh mà là
văn hóa sống, văn hóa ứng xử của người Hà Nội “Là người Hà Nội thì cách đi đứng nói
năng phải có chuẩn, không được sống tùy tiện buông tuồng”. Bà còn nói làm người Hà

Nội thì phải “Biết lòng tự trọng, biết xấu hổ”. Đây không phải là biểu hiện của sự kỹ tính
mà thể hiện nét tinh tế của một người có văn hóa.
Vẻ đẹp thanh lịch ấy còn thể hiện qua lối sống, qua những thói quen lịch lãm rất Hà Nội.
Dường như sự lịch lãm ấy như dòng máu chảy trong huyết quản của bà qua bao thời gian.
Thời thiếu nữ thì mở xalông văn chương, khi về già thì tĩnh tâm hưởng ngoạn cái đẹp,
trang trọng giữa nhịp sống xô bồ, náo nhiệt với hình ảnh ngồi “Tỉa thủy tiên mỗi khi xuân
về”, qua không khí căn phòng khách cổ kính, trang trọng với “Bình phong bằng gỗ
chạm… Cái sạp gụ chân quỳ … Cái lư hương đời Hán”. Tất cả đều tinh tế và quý phái
đậm hồn Hà Nội.
Sau chiến tranh, giữa đời thường là vẻ đẹp của một bà Hiền bình dân như bao con người
khác “Áo bông ngắn, quần thâm, đi dép hoặc đi guốc, khăn len buộc đầu”. Nhưng điều
đáng quý ở bà là quan niệm sống “Xã hội lúc nào cũng phải có một gia tầng thượng lưu
của nó để làm chuẩn cho mọi giá trị”. Đây là một quan niệm đẹp về cái chuẩn thanh lịch.
Khác với kiểu buông tuồng. Bữa tiệc chiêu đãi hai anh lính từ chiến trường miền Nam trở
về đã giúp tác giả nói lên được vẻ đẹp ấy, đó là vẻ đẹp thanh lịch đúng chuẩn của con
người Hà Nội. “Các ông mũ dạ, áo ba-đờ-xuy, cổ thắt caravat, các bà lược giắt trâm cài
hoa hột lấp lánh, áo nhung, áo dạ, đeo ngọc, đeo dây đi lại uyển chuyển”. Vẻ đẹp này
không chỉ là vẻ đẹp một thời mà là cả một đời, nó sẽ là vẻ đẹp trầm tích văn hóa cho một
thời vàng son của lịch sử.
Ngoài vẻ đẹp thanh lịch quý phái, ở bà còn toát lên vẻ đẹp của bản lĩnh cá nhân, bản lĩnh
sống của người Hà Nội, hiểu biết, nhận thức về cuộc sống hết sức thực tế. Là người phụ
nữ nhưng bà mạnh mẽ, chủ động, tự tin, dám là chính mình. Trong hôn nhân bà chủ động
lấy một ông giáo tiểu học hiền lành chăm chỉ. Bà nào chọn ai trong số đám văn nhân một
thời vui chơi ? Sự kiện ấy làm cả Hà Nội “kinh ngạc”. Bà tính toán việc sinh con đẻ cái
sao cho hợp lý, đảm bảo tương lai con cái. Nếu trong thời kỳ phong kiến vai trò của
người phụ nữ bị xem nhẹ thì trong xã hội hôm nay, bà Hiền luôn đề cao người phụ nữ
“Người đàn bà không là nội tướng thì cái gia đình ấy cũng chả ra sao”. Bà cũng quyết
định luôn cái kinh tế gia đình trong cái buổi giao thời đầy phức tạp. Ông chồng định mở
tiệm máy in trong khi nhà nước đang có ý “không thích cá nhân làm giàu”. Bà nhanh
chóng cản ngăn “Ông muốn làm ông chủ ở cái chế độ này à?”. Đây chính là cái nhìn tỉnh

táo, sáng suốt của con người biết nhìn xa trông rộng.
Bản lĩnh ở bà còn là tính thẳng thắn. Bà bày tỏ rất thẳng nhận xét của mình về cuộc sống
với bao vấn đề. Theo bà “Chính phủ can thiệp quá nhiều vào việc của dân quá, nào là
phải tập thể dục mỗi sáng, sinh hoạt văn nghệ mỗi tối”. Bà cũng nhận ra cái gì đó không
phù hợp trong cách nghĩ “không thích cá nhân làm giàu”. Đây chính là thái độ nói thẳng
nói thật của con người trung thực, có cái nhìn sâu sắc với thời cuộc.
Vẻ đẹp của bà Hiền còn là vẻ đẹp của một nhân cách sống cao thượng, vẻ đẹp của con
người Hà Nội luôn coi lòng tự trọng là thước đo phẩm giá của mình. Lòng tự trọng ấy
được thể hiện rõ nét nhất qua câu chuyện của bà về hai người con đi bộ đội. Khi anh
Dũng xin đi bộ đội vào Nam chiến đấu, bà nói với nhân vật “tôi” : “Tao đau đớn mà bằng
lòng, vì tao không muốn nó sống bám vào sự hi sinh của bạn bè. Nó dám đi cũng là biết
tự trọng”. Đến lượt thằng con thứ hai lên đường bà cũng nói “Tao không khuyến khích
cũng không ngăn cản, ngăn cản tức là bảo nó tìm con đường sống để các bạn nó phải
chết, cũng là một cách giết chết nó”. Bà muốn sự công bằng như bao bà mẹ khác “Tao
cũng muốn sống bình đẳng với các bà mẹ khác, hoặc sống cả, hoặc chết cả, vui lẻ có hay
hớm gì”. Là người mẹ ai mà không yêu con, không muốn con gặp gian nguy, bất trắc
nhưng ở đây bà Hiền muốn dạy con đừng bao giờ sống đớn hèn, sống bám vào sự hi sinh
của người khác là sống đáng hổ thẹn. Lòng tự trọng không cho phép con bà sống hèn
nhát, ích kỷ. Ở đây bà còn hiện lên vẻ đẹp của người mẹ thời chiến có ý thức trách nhiệm
với đất nước với dân tộc, biết sẻ chia trước đau thương mất mát của biết bao người mẹ
khác. Lòng tự trọng giúp con người ta sống có trách nhiệm với cộng đồng. Ở bà Hiền,
lòng tự trọng của cá nhân đã hòa vào lòng tự trọng của dân tộc. Đây là một cách ứng xử
rất nhân bản.
Bà còn là con người luôn lưu giữ những niềm tin vào cuộc sống. Dù sống trong cơn lốc
thị trường làm xói mòn đi nếp sống của người Hà Nội ngàn năm văn vật nhưng nó không
làm lay chuyển được ý thức của con người luôn tin vào giá trị văn hóa bền vững của Hà
Nội không thể mất đi. Bà quan niệm rằng “Với người già, bất kể ai, cái thời đã qua luôn
là thời vàng son, mỗi thế hệ đều có thời vàng son của họ. Hà Nội thì không thế. Thời nào
nó cũng đẹp, một vẻ đẹp riêng cho mọi lứa tuổi”. Đấy chính là niềm tin mãnh liệt vào
những giá trị cổ truyền. Nhà văn còn đem hình ảnh cây si cổ thụ vào phần cuối của truyện

với thái độ ngợi ca nhân vật với sự trân trọng những giá trị tâm linh. Cây si bật gốc đổ lên
mái đền Ngọc Sơn nhưng nhờ vào tình yêu và niềm tin của con người mà nó đã sống lại.
Sự sống lại cây cổ thụ là niềm lạc quan tin tưởng của tác giả vào sự phục hồi những giá
trị tinh thần của Hà Nội. Những giá trị văn hóa bền vững sẽ không mất đi, nhà văn ao ước
những giá trị ấy sẽ hóa thân vào hiện tại “Một người như cô phải chết đi thật tiếc, một hạt
bụi vàng của Hà Nội rơi xuống chìm sâu vào lớp đất cổ. Những hạt bụi vàng lấp lánh đâu
đó ở mỗi góc phố Hà Nội hãy mượn gió mà bay lên cho đất kinh kỳ lung linh chói sáng
những ánh vàng”.
Làm nên thành công của tác phẩm nói chung và xây dựng nhân vật bà Hiền nói riêng là
nhờ vào ngôn ngữ kể chuyện đặc sắc, có tính cá thể hóa. Nhà văn ít miêu tả, chủ yếu là
kể, kể bằng quan sát, phân tích và bình luận sắc sảo giàu ý nghĩa. Giọng điệu trần thuật
mang tính trải đời, tự nhiên, trĩu nặng suy tư, giàu chất khái quát, đa thanh, mang đậm
yếu tố tự truyện qua “cái tôi”, (giọng kể tự tin xen lẫn hoài nghi, tự hào xen lẫn tự nhiên
tăng tính chân thật, khách quan.)
Qua nhân vật bà Hiền, nhà văn khẳng định sức sống bền bỉ của các giá trị văn hóa mang
nét đẹp Hà Nội. Qua đó tác giả gửi gắm niềm thiết tha gìn giữ các giá trị ấy cho hôm nay
và cho cả mai sau. Từ đó chúng ta thêm yêu quý, tự hào về văn hoá, đất nuớc, con người
Việt Nam trong mối quan hệ chặt chẽ với lịch sử, với quá khứ dân tộc, với quan hệ gia
đình và nối tiếp thế hệ. Nhân vật bà Hiền là “Một người Hà Nội” mãi mãi là hạt bụi vàng
trong bể vàng trầm tích của văn hóa xứ sở.
Tiếp cận văn bản Một người Hà Nội của Nguyễn Khải
I. Về thể loại - loại hình
Một người Hà Nội là truyện ngắn giàu tính triết luận, được sáng tác
trong bối cảnh đổi mới văn học sau 1986. Triết luận vốn là một nét trội
trong phong cách văn xuôi Nguyễn Khải thuộc giai đoạn sáng tác từ cuối
những năm bảy mươi (của thế kỉ XX) trở đi, gắn liền với việc soi xét đối
tượng dưới các góc độ văn hoá, lịch sử và triết học. Trước đó, sáng tác của
Nguyễn Khải đầy ắp cảm hứng chính luận, chuyên đề cập các vấn đề thời
sự, chính trị của đất nước và thường lấy tiêu chí chính trị, đạo đức cách
mạng để bàn luận, đánh giá sự kiện, con người. Rõ ràng, sự chuyển đổi từ

cảm hứng chính luận sang cảm hứng triết luận đánh dấu một bước phát
triển đáng ghi nhận trong tư duy nghệ thuật của nhà văn. Hứng thú quan
sát, thể hiện những vấn đề thế sự, đặc biệt là vấn đề khẳng định bản lĩnh cá
nhân của con người giữa một hoàn cảnh sống mà cái "tôi" chưa được nhìn
nhận công bằng, thoả đáng, tất cả đều liên quan tới việc chuyển đổi cảm
hứng nói trên. Các sáng tác lúc này vẫn không thiếu tính thời sự, nhưng giá
trị của chúng đã vượt ra khỏi cái khung thời sự nhất thời để gây ám ảnh lâu
dài. Việc nhà văn có ý thức tô đậm kinh nghiệm, thể nghiệm của cá nhân
mình trong việc trình bày mọi vấn đề đã làm cho những trang viết của ông
thấm đượm tinh thần đối thoại dân chủ, thoát li dần kiểu áp đặt chân lí một
chiều trước đây.
Với một sáng tác mang tính triết luận, việc xếp đặt các nhân vật
được miêu tả trong đó vào các phạm trù tốt - xấu, chính diện - phản diện
quen thuộc một thời đã trở nên bất cập. Sự đánh giá về nhân vật có thể rất
đa chiều. Lời khen hay lời chê của tác giả (thể hiện qua nhân vật kể chuyện
xưng "tôi") lúc này cũng chỉ có giá trị tham khảo thuần tuý, không hề
mang tính chất "chân lí", không phải là kết luận tối hậu. Trong Một người
Hà Nội ", "tôi" nhìn nhận bà Hiền là "một hạt bụi vàng", đó là quyền của
"tôi". Người khác có thể có cách nhìn nhận khác, tất nhiên, không thể
không tham khảo cách nhìn có tính chất gợi ý mà "tôi" đưa ra. Nếu không
hiểu nguyên tắc đánh giá này, lại lấy cách xây dựng nhân vật trong truyện
của Nguyễn Khải ở giai đoạn sáng tác trước làm hệ quy chiếu, độc giả rất
dễ có những phán quyết vô lí về tác giả trên các vấn đề quan điểm, lập
trường chính trị, hoặc ngược lại, ra sức tán dương nhân vật bà Hiền, gán
cho bà những phẩm chất tốt đẹp (theo mong muốn của chính độc giả) mà
bản thân nhân vật "tôi" không nói tới trong câu chuyện của mình.


II. tiếp cận văn bản
Nếu căn cứ vào những gì đã được thể hiện trong truyện ngắn, độc

giả có thể đặt lại tên tác phẩm Một người Hà Nội thànhNghĩ về một người
Hà Nội. Dĩ nhiên, đây là đặt cho mình, nhằm mục đích lĩnh hội đúng tinh
thần tác phẩm, cảm nhận đúng ý nghĩa của "thành phần" suy nghĩ trong kết
cấu truyện ngắn này. Quả là chuyện kể không có gì thật đặc biệt, nhưng
suy nghĩ, đánh giá của nhân vật "tôi" thì lại chứa đựng nhiều điều thú vị.
Đặc trưng truyện ngắn Nguyễn Khải vốn là thế : tỉ trọng những lời phân
tích, bình luận bao giờ cũng lớn, nhiều khi lấn át cả sự miêu tả, trần thuật
khách quan về đối tượng.
Viết Một người Hà Nội, điều cơ bản mà nhà văn hướng đến chưa
hẳn là ca ngợi một con người, cho dù người đó đáng ca ngợi bao nhiêu đi
chăng nữa. Cảm hứng chính của ông là khám phá bản sắc văn hoá Hà Nội -
cái quyết định vận mệnh và vị thế của Hà Nội trong lịch sử, cũng là cái
làm nền tảng cho bước phát triển mới của nó trong tương lai. Không phải
ngẫu nhiên mà khi ngắm hình ảnh bà Hiền "lau đánh cái bát bày thuỷ tiên",
ông đã có một ghi chú tưởng như là bâng quơ : "nếu là một thiếu nữ thì
phải hơn"[1]

, rồi cảm thán : "thấy Tết quá, Hà Nội quá, muốn ở thêm ít
ngày ăn lại một cái Tết Hà Nội". Cũng hoàn toàn hợp lô gích việc nhà văn
đã kết lại truyện ngắn như thế này : "Một người như cô phải chết đi thật
tiếc, lại một hạt bụi vàng của Hà Nội rơi xuống chìm sâu vào lớp đất cổ.
Những hạt bụi vàng lấp lánh đâu đó ở mỗi góc phố Hà Nội hãy mượn gió
mà bay lên cho đất kinh kì chói sáng những ánh vàng !". Lô gích thì lô
gích nhưng vẫn lạ. Ai đã từng quen với giọng văn tinh sắc, tỉnh táo, thậm
chí là "lọc lõi" của Nguyễn Khải, hẳn phải ngỡ ngàng trước cái giọng
"bốc" lên khá đột ngột mà nhà văn biểu lộ ở đây. Một chút giỡn đùa với
chính văn mình hay niềm xúc động tận đáy tâm can cứ bật ra không nén
được ? Trả lời quyết hẳn theo bề nào cũng khó, nhưng điều có thể khẳng
định chắc chắn là : Nguyễn Khải thật sự yêu quý Hà Nội, có những suy
nghĩ thâm trầm về "đất kinh kì" và tha thiết được thấy một Hà Nội hiện

đại, đẹp, sang, xứng với bề dày văn hoá truyền thống của nó.
Hình tượng bà Hiền được xây dựng lên như để chứng minh có một
tinh thần Hà Nội, một linh hồn Hà Nội thực sự đã và đang tồn tại, để lại
dấu ấn đậm nét trong những người con của nó. Bà Hiền không phải là một
"tấm gương" kiểu mẫu hiểu theo nghĩa thông thường để các tổ chức xã hội
nêu lên cho mọi người học tập, theo cách người ta vẫn thường làm nhằm
mục đích tuyên truyền, vận động. Bà chỉ là người dân bình thường, dù xuất
thân là con nhà "tư sản", dù đã có một thời "vang bóng". Tác giả và người
kể chuyện hiểu vậy nên chọn cách giới thiệu, chuyện trò về bà thật dung
dị. Bà là một người bà con xa, người dì họ của "tôi", thế thôi ! Mọi việc bà
làm đều tự nhiên, như cuộc sống hàng ngày, chẳng gây chấn động gì tới
xung quanh cả. ấy vậy, ai dám bảo chất Hà Nội ở bà không đậm đặc ? Vả
lại, muốn khám phá bề sâu văn hoá của một vùng đất, tuyệt đối không được
bỏ qua những điều tưởng là nhỏ nhặt. Nhiều khi chính chúng lại cung cấp
cứ liệu thuyết minh về vấn đề có sức nặng hơn hẳn những chuyện to tát.
Dõi theo mạch kể của nhân vật "tôi", người đọc thấy quả không có gì đáng
gọi là "sự kiện" việc bà Hiền lấy chồng, quản lí gia đình, sinh con, dạy
con, cho con đi bộ đội, tiếp khách, bài trí nơi ở, duy trì nếp sinh hoạt
riêng, Một câu bình phẩm của "tôi", rằng, việc bà lấy ai không lấy, lại
lấy một ông giáo cấp tiểu học hiền lành chăm chỉ làm chồng đã "khiến cả
Hà Nội phải kinh ngạc", thực chất chỉ là một cách nói phóng đại. Nếu quả
người ta có kinh ngạc, thì đó là sự kinh ngạc trước một chuyện không ngờ
lại xảy ra bình thường quá như thế. Tuy vậy, nếu bình tâm suy xét, ta lại
thấy trong tất cả những cái bình thường kia lại chứa đựng một triết lí sống
đáng nể, vừa thể hiện bản lĩnh cá nhân một con người, vừa bộc lộ lối sống
đặc trưng của đất kinh kì. Bà Hiền biết rõ mình là ai (câu tuyên bố "thẳng
thừng" của bà đối với nhân vật "tôi" đã chứng thực điều đó : "Một đời tao
chưa từng bị ai cám dỗ, kể cả chế độ"), và cũng tương tự thế, bà hiểu sâu
xa mình là người Hà Nội. Sau năm 1954, gia đình bà chẳng di cư vào Nam
vì "không thể rời xa Hà Nội". Đây không đơn giản chỉ là một biểu hiện của

tình yêu đối với nơi đã sinh ra và nuôi dưỡng mình, mà còn là một biểu
hiện của niềm tin vào thế tồn tại bền vững của mảnh đất đã trải qua nhiều
thăng trầm của lịch sử, có văn hoá riêng đã thấm vào máu thịt cư dân nơi
này. Bà Hiền có thể không nghĩ một cách rành rọt như vậy, nhưng tác giả
và nhân vật "tôi" - một sự hoá thân của ông - thì ý thức về điều này quá
sâu sắc. Nhân vật "tôi" cũng khó lòng quên lời bà Hiền răn lũ con của anh :
"Chúng mày là người Hà Nội thì cách đi đứng, nói năng phải có chuẩn,
không được sống tuỳ tiện, buông tuồng". Hoá ra vậy, làm người Hà Nội
vừa là một vinh dự, vừa là một trách nhiệm. Bà Hiền hẳn là luôn đau đáu
về vấn đề này, chẳng thế mà dù đã ngoài bảy mươi, bà vẫn để lộ tâm sự đó
của mình khi hỏi người cháu ("tôi") vừa mới từ thành phố Hồ Chí Minh ra
thăm : "Anh ra Hà Nội lần này thấy phố xá thế nào, dân tình thế nào ?"
Ngỡ đó chỉ là một câu hỏi xã giao thông thường mà thực chất lại gửi gắm
bao nỗi niềm, bao phấp phỏng và hi vọng về tương lai của Hà Nội.
Những điều vừa nói trên chứng minh sự gắn bó làm một, rất máu
thịt, giữa bà Hiền và Hà Nội. Nhưng cốt lõi ứng xử của người Hà Nội được
thể hiện qua bà Hiền là cái gì ? Khi kể về bà, nhân vật "tôi" rất hay nói đến
chữ tính : "tính thế là đúng", "Mọi sự mọi việc đều được các bà tính trước
cả. Và luôn tính đúng ", "đã tính là làm", "Cô tôi tính toán việc nhà việc
nước đại khái là như thế", "cô muốn mở rộng sự tính toán ". Dĩ nhiên, đã
"tính đúng" thì người đó là người khôn ("cô khôn hơn các bà bạn của cô"),
người "có đầu óc rất thực tế", biết thích ứng. Với người "khôn", mọi điều
khó mấy xem ra cũng có thể thu xếp được một cách khá nhẹ nhàng : là "tư
sản" mà khi ở với chính quyền mới, gia đình bà Hiền không bị hề hấn gì,
bà lại có khả năng nuôi cả gia đình đủ ăn mà không phải dính dáng gì tới
hai chữ "bóc lột" Bà Hiền có thể "cười rất tươi" - một kiểu cười quá đỗi
tự tin - khi ông cháu thóc mách : "Tại sao cô không phải học tập cải tạo, cô
giấu cũng tài nhỉ ?" Nói ra toàn những chuyện như thế về bà Hiền, phải
chăng tác giả muốn kết luận rằng cái "bản sắc" của người Hà Nội
là tính và khôn ? Sự thực hoàn toàn không phải thế. Đằng sau mỗi câu

chuyện kể về bà Hiền, tác giả luôn luôn cho ta thấy sự tồn tại của một bản
lĩnh sống vững vàng, một khả năng tự ý thức rất cao, một lòng tự trọng
đáng khâm phục. Tự trọng ở đây gắn liền với việc không để mình rơi vào
tình trạng nhục nhã, sống giữ được cốt cách và đặc biệt là có trách nhiệm
với cộng đồng (một tinh thần trách nhiệm không cần tuyên bố ồn ào, bốc
đồng, hời hợt). Những lời thổ lộ của bà Hiền xung quanh việc bằng lòng
cho hai đứa con đi bộ đội thể hiện đặc biệt rõ điều này : "Tao đau đớn mà
bằng lòng, vì tao không muốn nó sống bám vào sự hi sinh của bạn bè. Nó
dám đi cũng là biết tự trọng", "Tao không khuyến khích, cũng không ngăn
cản, ngăn cản tức là bảo nó tìm đường sống để các bạn nó phải chết, cũng
là một cách giết chết nó", "Tao cũng muốn được sống bình đẳng với các bà
mẹ khác, hoặc sống cả, hoặc chết cả, vui lẻ có hay hớm gì" Không phải
không có những ngộ nhận về tính cách người Hà Nội. Trong truyện, tác giả
đã khéo tạo ra một tình huống để làm rõ vấn đề này. Trong khi nhân vật
"tôi", giữa một bữa tiệc, đã "nói hơi nhiều" những ý chê trách Hà Nội
trong sự so sánh nó với những vùng miền khác, thì nhân vật Dũng, con bà
Hiền, mới từ chiến trường miền Nam trở về, đã kể cho mọi người nghe về
phản ứng tâm lí của một người mẹ Hà Nội có con hi sinh : "Bà níu chặt lấy
một cánh tay của cháu, người bà run bần bật nhưng không khóc, và bà nói
run rẩy : "Nín đi con, nín đi Dũng ! Cô đã biết cả. Cô biết từ mấy tháng
nay rồi". Đúng là một sự đối trọng. Câu chuyện của Dũng tự nó nói lên bao
điều !
Ta đã phân tích khả năng tính của bà Hiền, một người Hà
Nội. Tính không phải bao giờ cũng gắn với thói thực dụng. Nhiều khi, nó
là đòi hỏi bắt buộc của một cách tồn tại giữa thời cuộc có nhiều thay đổi,
xáo trộn khó lường. Bà Hiền quá nhạy cảm về vấn đề này. Bà có chính
kiến, chủ kiến riêng về nhiều chuyện "vĩ mô" của nhà nước, chế độ. Khi
đứa cháu nói : "Nước được độc lập vui quá cô nhỉ ?", bà đã trả lời : "Vui
hơi nhiều, nói cũng hơi nhiều, phải nghĩ đến làm ăn chứ ?". Theo bà
"Chính phủ can thiệp vào nhiều việc của dân quá, nào phải tập thể dục mỗi

sáng, phải sinh hoạt văn nghệ mỗi tối, vợ chồng phải sống ra sao, trai gái
phải yêu nhau như thế nào, thậm chí cả tiền công sá cho kẻ ăn người ở ".
Bà cũng nhận ra có cái gì đó không phù hợp trong cách nghĩ "không thích
cá nhân làm giàu" : "Chú tuy chưa già nhưng đành để ngồi chơi, các em sẽ
đi làm cán bộ, tao sẽ phải nuôi một lũ ăn bám, dù họ có đủ tài để không
phải sống ăn bám". Đặc biệt, bà có một quan điểm hết sức khác thường :
"Xã hội lúc nào cũng phải có một giai tầng thượng lưu của nó để làm chuẩn
cho mọi giá trị ". Chưa hết, bà còn phát biểu về cái huyền vi của sự sống
mà càng ngày ta càng phải thừa nhận : "Thiên địa tuần hoàn, cái vào ra của
tạo vật không thể lường trước được". Như vậy, trong cái tính của bà Hiền
có chứa đựng một tầm nhìn xa đáng để cho nhân vật "tôi" phải thốt lên
khâm phục : "Bà vẫn giỏi quá, bà khiêm tốn và rộng lượng quá. Một người
như cô phải chết đi thật tiếc ". Chính tầm nhìn xa có ở bà Hiền, rộng ra là
có ở nền văn hoá của đất kinh kì đã tạo nên cái mà trên kia ta đã gọi là thế
tồn tại uyển chuyển và ngoan cường của Hà Nội, vượt lên trên mọi ba động
của đời sống chính trị. Chi tiết bà Hiền kể cho nhân vật "tôi" nghe về sự
hồi sinh sau cơn bão của cây si cổ thụ ở đền Ngọc Sơn mang ngụ ý triết lí
sâu sắc. Các nhân vật trong truyện dường như chỉ "luận" về sự kiện này
xoay quanh sự tiếp nối của nhiều thế hệ người Hà Nội. Kì thực, ý nghĩa
của nó trong cấu trúc chỉnh thể của tác phẩm còn lớn hơn thế. Cũng cần
lưu ý : nhiều quan điểm được nói ra từ miệng bà Hiền cũng là cái mà nhân
vật "tôi" và tác giả tỏ ra tâm đắc. Lời trần thuật khách quan về đối tượng
đã quyện chặt với lời phân tích mang theo cách đánh giá riêng của người
viết. Đây quả là một nét đặc sắc của văn Nguyễn Khải - một nhà văn vẫn
được nhiều người viết khác cùng thế hệ bái phục về "năng khiếu" có thể
gài lồng được vào sáng tác của mình những tư tưởng riêng đầy táo bạo,
không dễ phát ngôn, về đời sống.
Nói về "dân" Hà Nội, người ở nhiều vùng miền khác vẫn thường
thừa nhận thanh lịch là đặc điểm nổi bật. Vậy, ở một người khôn ngoan,
giỏi tính toán như bà Hiền, nét thanh lịch ấy có tồn tại không và nếu có thì

nó được biểu hiện như thế nào ? Thực ra, không hề có sự đối chọi nào
giữa các phẩm chất ấy trong con người bà Hiền cả. Đừng lầm về kiểu xưng
hô bỗ bã của bà đối với con cháu (vốn nó biểu hiện rõ tư cách của con
người quyết đoán, ý thức mình là "nội tướng" trong gia đình), mà hãy nhìn
vào thực chất của vấn đề, biểu hiện qua thái độ chu tất trong nết ăn, nết
mặc, trong cử chỉ lau đánh cái bát đựng hoa thuỷ tiên, trong việc duy trì
một cách "bướng bỉnh" cái nền nếp sinh hoạt xa lông một thời vẫn thường
bị định kiến là "tư sản". Không, trong ngày thường, một người như bà Hiền
đã hoà nhập rất tốt vào cuộc sống chung, cũng "áo bông ngắn, quần thâm,
đi dép hoặc đi guốc, vuông khăn len tơi tớp buộc quanh cổ hay bịt đầu".
Nhưng bà, cũng như các bạn của mình, không vì vậy mà không được quyền
sống cho mình. Họ, lúc cần, đã biết rũ bỏ "đồng phục" để hoá thân thành
những con người khác, đáng để cho những kẻ yêu cái đẹp ngắm nhìn : "bà
chủ xuất hiện trước như diễn viên trên sân khấu, rồi một loạt bảy tám bà
tóc đã bạc hoặc nửa xanh nửa bạc, áo nhung, áo dạ, đeo ngọc đeo dây đi lại
uyển chuyển". Tất cả những điều đó cũng là biểu hiện cụ thể của bản lĩnh
sống - một vấn đề hết sức nghiêm túc cần được nhìn nhận thấu đáo trong
hoàn cảnh sống của đất nước, của thời đại bây giờ.
Nhìn chung, bà Hiền đúng là một người Hà Nội, dù bà không thuộc
"típ" điển hình quen thuộc mà văn học cách mạng một thời ưa xây dựng
trong cảm hứng ngợi ca. Dĩ nhiên, bà cũng đã dành được sự ngợi ca, quý
trọng rất mực của nhân vật "tôi", của tác giả, nhưng đây là sự ngợi ca, quý
trọng xuất phát từ một tiêu chí đánh giá khác với trước. Cái lõi của tiêu chí
đó chính là sự khẳng định bản lĩnh cá nhân của con người trong đời sống -
điều sẽ khiến cho con người trong khi biết thích ứng với thời đại thì vẫn
đóng góp được nhiều cho việc cải biến, cải tạo môi trường tồn tại của mình
theo hướng tích cực.
Viết về một mẫu người như bà Hiền, văn Nguyễn Khải trở nên khoái
hoạt hơn bao giờ hết. Hoàn toàn có thể nói bà Hiền chính là nhân vật lí
tưởng (không nhất thiết phải là nhân vật anh hùng, nhân vật phi thường)

của sáng tác Nguyễn Khải giai đoạn từ khoảng 1978 trở đi (theo sự tự phân
chia của chính nhà văn). Qua bà cũng như qua các nhân vật khác thuộc loại
này, nhà văn đã thực sự có đóng góp cho việc dân chủ hoá hoạt động sáng
tác văn học nước nhà. Các thước đo về con người, cuộc sống trở nên đa
dạng hơn, và chính điều đó đã kích thích tinh thần đối thoại ở độc giả. Thì
đó, nhân vật "tôi" trong tác phẩm đâu có được xây dựng như một con người
nắm giữ chân lí, có quyền đưa ra lời phán quyết sau cùng về mọi sự. Anh
ta đã từng hiện lên như một kẻ khôn ranh, ứng xử thiếu đàng hoàng với
người cô "tư sản" (không ghi tên bà Hiền trong lí lịch cán bộ), một kẻ tự
thị vô lối khi đưa ra những lời nhận xét hấp tấp về Hà Nội trong một bữa
tiệc. Anh ta cũng có thể sai, cũng phải chịu lời phản biện từ chính thực tế
cuộc sống. Biết nghĩ về sự "nín lặng" (không đồng nghĩa với sự chấp
thuận) của người khác thì cũng đồng nghĩa với việc tự mình biết sẵn sàng
nín lặng khi những "ý thức" khác cất lời. Sự hấp dẫn của văn của Nguyễn
Khải ở giai đoạn sáng tác thứ hai chính được đưa tới từ đặc điểm giàu tính
đối thoại dân chủ này.
Dù không có ý áp đặt cho ai về cách đánh giá một con người, cụ thể
ở đây là bà Hiền, Nguyễn Khải, thông qua nhân vật "tôi", vẫn có khả năng
tạo được sự nhất trí của người đọc khi ông đưa ra nhận xét : bà Hiền chính
là một người Hà Nội, tuy chỉ là hạt bụi nhưng đó lại là hạt bụi vàng của
đất kinh kì !
Nghĩ về “Một người Hà Nội”
Một tác phẩm văn học xét cho cùng cũng chỉ là một cách nhìn về con người trong mối
liên hệ với cuộc sống bề bộn của nó, một câu trả lời mang tính chủ quan của người viết
cho câu hỏi muôn thuở: “ Con người là gì?”
Đọc truyện ngắn và tiểu thuyết của các nhà văn nước ta những năm kháng chiến, ta thấy
những câu trả lời đều giống nhau: những con người là hiện thân của lý tưởng, con người
là bó đuốc sống, là một bộ phận của cộng đồng. Bởi trong thời gian đó, cả đất nước ta
cùng chung một khuôn mặt, một suy nghĩ, một niềm tin. Nhưng ngay trong những mẫu số
chung vẫn có những con số lẻ. Một trong số đó là hình mẫu nhân vật của Nguyễn Khải –

những con người luôn có những nét, dù nhỏ thôi, độc đáo và khác biệt. Nét riêng đó xuất
phát từ quan niệm nghệ thuật của ông, mà theo cách nói của Nguyễn Đăng Mạnh là luôn
muốn “khoán chui tư tưởng”, “bơi ngược một tý, rẽ ngang một tý”. Sự phá cách của nhà
văn càng rõ hơn ở những tác phẩm sau 1978, khi không khí văn học cởi mở hơn.
Quan niệm nghệ thuật nói chung và quan niệm nghệ thuật về con người nói riêng không
bất biến mà thay đổi dần dần. Nhắc đến nó ta không thể không lưu ý đến tính quá trình
của nó. Trong cả hai giai đoạn, con người trong suy nghĩ của Nguyễn Khải luôn là những
cá nhân có đời sống tư tưởng tâm linh mạnh mẽ. Con người yêu thích của nhà văn là con
người của lý tính, luôn cân nhắc suy xét lợi hại. Con người bản năng không phải là đối
tượng của ông. Trong tác phẩm của Nguyễn Khải ta không tìm thấy những con người
phải nỗ lực chế ngự bản năng, ham muốn, những kiểu nhân vật bị tổn thương tâm lý,…
nhân vật của ông phải chịu nhiều đau thương mất mát nhưng lại đối mặt với nó một cách
bình tĩnh, nhẫn nhịn. Trước 78, con người của Nguyễn Khải xông pha, chiến đấu vì lý
tưởng, được ngợi ca rất hăng say nhưng dường như lại thiếu nhiệt hứng trong thẳm sâu
tâm trí tác giả. Thời kỳ đổi mới dường như cũng là một thời đại mới đối với những nhân
vật của ông. Những câu chuyện nhỏ bé, giàu triết lý xoay quanh cuộc đời của những vị sư
già, ông đại tá về hưu, bà cụ già lang thang đường phố,…Quen thuộc nhất với độc giả có
lẽ là người phụ nữ Hà thành sắc sảo, thanh lịch trong truyện ngắn “Một người Hà Nội”.
Tác phẩm được đưa vào sách giáo khoa nhà trường như một cơn gió lạ, đem đến nhiều sự
hứng thú và cũng là một thách thức với học sinh.
Với đa phần các tác phẩm khác, việc khái quát ý nghĩa, cách giải mã hình tượng không
mấy khó khăn. Một phần là do những tác phẩm đó đã quá quen thuộc, phần khác là do
trong tác phẩm, hầu như tác giả đã tự thống nhất với chính mình, và đưa ra một thông
điệp hoàn chỉnh. Nhưng với “ Một người Hà Nội”, đi tìm một dấu chân tác giả không
phải dễ dàng. Nhân vật “tôi” không có một thái độ ổn định về người cô họ xa của mình.
Một mặt anh ta ngợi ca, mặt khác lại chê trách, đôi lúc lại chỉ thuần miêu tả, không bình
luận. Đó là cách để nhà văn tạo ra những cách nhìn khác nhau cho độc giả.
Có lẽ không nên đồng nhất điểm nhìn của “ tôi” với điểm nhìn của tác giả, vì trong “ Đi
tìm cái tôi đã mất”, tác giả đã nói viết về bà Hiền chính là để nói về tôi. Một cái tôi khi đã
bước sang tuổi 70 có cái tham vọng nắm được những bí mật của cái then máy tạo hóa. Dễ

thấy rằng trong cả “tôi” và bà Hiền đều có Nguyễn Khải, một đằng là Nguyễn Khải của
đời thường, một đằng là Nguyễn Khải của suy nghĩ và trăn trở, cả những kinh nghiệm
sống và nghệ thuật sống. Người đàn bà Hà Nội khôn ngoan, đã trải qua bao nhiêu biến
động của thời cuộc, mà vẫn giữ được cốt cách cao sang của tầng lớp quý tộc xưa, vẫn là
mình với vẻ thanh lịch của con người đất kinh đô. Dường như bà cũng khoán chui tư
tưởng, khoán chui tinh thần như Nguyễn Khải!
Bản lĩnh của người đàn bà sống thầm lặng và lý trí này chính ở chỗ không bị lôi cuốn bởi
những sắc màu rực rỡ của thời cuộc. Từ khi còn là tiểu thư trong một gia đình giàu có,
được mở xa lông văn học, giao lưu với rất nhiều trí thức, bà đã biết cuộc sống đó chỉ
dành cho những năm tháng tuổi trẻ rong chơi phù phiếm, còn cuộc sống gia đình? Bà lựa
chọn người chồng là một ông giáo tiểu học hiền lành. Đến cả cách ứng xử của bà với
cách mạng, với con cái, cũng thể hiện một trí tuệ sáng suốt. Lối ứng xử của người đàn bà
này mang đậm sắc thái trung dung. Như cách miêu tả của Nguyễn Khải, thì dường như
suốt đời bà chưa bao giờ phạm sai lầm. Tất cả đều được tính toán kỹ lưỡng, đều được lên
chương trình, thậm chí đón đầu những biến động (như chuyện bà bán căn nhà thứ hai).
Có lẽ đây là một nhân vật lý tưởng của Nguyễn Khải – một con người rất lý trí, và rất
khôn ngoan!
Nhưng phải chăng sống quá thực tế cũng là một điều làm giảm sức hấp dẫn của hình
tượng này? Cách sống của người phụ nữ Hà Nội này là cách sống để đạt đến sự hài hòa,
yên ổn. Giữa những biến động khôn lường của thời cuộc, những cá nhân dường như chỉ
còn có thể chọn lựa cách sống sao cho tránh được những va chạm, sóng gió. Nhưng liệu
có thể nâng nó lên thành một triết lý sống, một kim chỉ nam được hay không? Nên chăng
để hình tượng nhân vật Hiền như một chứng nhân của thời đại, một kiểu mẫu cho vẻ đẹp
phụ nữ của mảnh đất Hà thành mà thôi.
Đúng là sau bao nhiêu cuộc đổi thay, chỉ có văn hóa còn ở lại, nhưng có phải vẻ đẹp của
Hà Nội chỉ nằm trong những người thuộc tầng lớp quý tộc ngày trước, ở vẻ thanh quý
cao sang của những con người ở địa vị cao trong xã hội xưa? Hay người phụ nữ này
cũng chỉ là một người Hà Nội, đại diện cho một phần của Hà Nội xưa mà thôi?
Hiệu quả thẩm mĩ của giọng điệu trần thuật trong quá trình
đọc hiểu truyện ngắn "Một người Hà Nội"

Giọng điệu chính là một trong những “chìa khoá” quan trọng để giải mã bức thông
điệp thẩm mĩ của nhà văn. Nó là một yếu tố nghệ thuật nhưng lại mang tính nội
dung rất rõ. Do đó, trong quá trình đọc hiểu tác phẩm không thể không nghiên cứu
giọng điệu, không thể không chú ý khai thác hiệu quả thẩm mĩ mà giọng điệu đem
lại cho độc giả, đặc biệt với những tác phẩm văn học hiện đại sau 1975 được đưa
vào chương trình Ngữ văn THPT như "Một người Hà Nội" của Nguyễn Khải.
1. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, việc tiếp nhận văn hoá nói
chung ngày càng được hỗ trợ bởi những phương tiện hiện đại. Văn hoá nghe, nhìn hiện
đang chiếm một vai trò rất lớn. Tuy vậy, văn hoá đọc không vì thế mà bị lấn át. Nó đặc
biệt quan trọng đối với những người làm công tác nghiên cứu, giáo dục và rất được quan
tâm trong nhà trường, nhất là với bộ môn Ngữ văn.
Nhưng đọc như thế nào để hiểu? Nhất là khi sự phức tạp của cuộc sống hiện đại
khiến cho văn học Việt Nam cũng như thế giới ngày càng có xu thế đa thanh, phức điệu?
“Thế kỉ XX trong văn học được mệnh danh như là thế kỉ của những cách tân và giọng
điệu là một trong những mục tiêu để nhà sáng tạo hướng đến”
(1)
. Như vậy, giọng điệu
chính là một trong những “chìa khoá” quan trọng để giải mã bức thông điệp thẩm mĩ của
nhà văn. Nó là một yếu tố nghệ thuật nhưng lại mang tính nội dung rất rõ. Do đó, trong
quá trình đọc hiểu tác phẩm không thể không nghiên cứu giọng điệu, không thể không
chú ý khai thác hiệu quả thẩm mĩ mà giọng điệu đem lại cho độc giả. Thực chất, định
hướng này, một mặt, xuất phát từ đặc trưng mang tính thời đại của văn học, mặt khác, là
sự tiếp nối và phát huy những nhận thức mang tính lí luận, phương pháp đã được khẳng
định về vai trò của “việc bắt trúng cái “giọng” của nhà văn” (Đặng Thai Mai), của tác
phẩm trong dạy học.
2. Trước hết, cần phải khẳng định giọng điệu chính là một thế mạnh của ngòi bút
Nguyễn Khải. Bản thân nhà văn cũng ý thức rằng: “Thông thường câu chuyện là của đời,
giọng kể là của hắn, hắn đến với bạn đọc chủ yếu là nhờ vào cái giọng kể, nó là từng trải,
là nỗi niềm, là tâm sự, là cái vui và cả nhiều cái buồn suốt một đời của hắn. Giọng kể
chính là cái hồn của hắn đã nhập vào chữ nghĩa, nhịp điệu để được đi sóng đôi với bạn

đọc cho đến trang cuối cùng của cuốn sách. Tất nhiên chỉ ở những cuốn sách hay mới có
giọng kể, còn ở những cuốn sách dở thì giọng kể quen thuộc đã biến mất chỉ còn lại một
kẻ thuật chuyện vô danh và vô duyên thôi”
(2)
. Chính bởi thế, bước vào thế giới nghệ thuật
của mỗi câu chuyện như bước vào một hành trình dài ngày có được một người bạn đồng
hành mới quen nhưng rất tâm đầu ý hợp, sẵn sàng lắng nghe những kể lể, vui buồn của
anh ta, đó là ấn tượng của người đọc mỗi lần tiếp xúc với tác phẩm Nguyễn Khải.
Đọc Một người Hà Nội, độc giả có thể cảm nhận được nhiều sắc thái giọng điệu
khác nhau, rất tự nhiên và linh hoạt, nhưng có thể dễ nhận thấy ba sắc thái nổi bật:
2.1. Cà kê, kể lể với lượng thông tin lớn và tỉ mỉ
Bước vào thế giới của truyện, chúng ta được gặp lại người kể chuyện xưng
“tôi” quen thuộc, gần gũi, hứa hẹn một lượng“thông tin” lớn với giọng điệu cà kê, kể lể
cứ mỗi lúc một kéo ta lại gần, dẫn ta đi la cà, nhẩn nha chỗ này, chỗ nọ. Câu chuyện kể
về cô Hiền - một người Hà Nội, không xoay quanh một cốt truyện hấp dẫn hay một tình
huống đặc sắc. Tác phẩm chỉ dường như là một tập hợp những mẩu chuyện nhỏ theo
mạch liên tưởng ngẫu hứng của nhà văn về người cô họ, được kể một cách tự nhiên,
chuyện nọ gọi chuyện kia, chi tiết này gợi nhớ chi tiết khác chứ không có bàn tay sắp đặt,
bố trí của tác giả. Qua mỗi mẩu chuyện, đoạn chuyện, thông tin mang tính chất tư liệu
dồn lại trong nhận thức của người đọc lại có lớp, có lang hơn, không hề gây cho chúng ta
cảm giác rối và vụn bởi sự kể lể thân mật, tạo không khí giao hoà hấp dẫn.
Tiêu biểu là những đoạn chi tiết, tỉ mỉ về sinh hoạt, nếp sống của gia đình cô
Hiền, từ chỗ ở: “Một toà nhà toạ lạc ngay tại một đường phố lớn, hướng nhà nhìn thẳng
ra cây si cổ thụ và hậu cung của đền Ngọc Sơn”; đến cái mặc: “Mùa đông, ông mặc áo
bađờxuy, đi giày da, bà mặc áo măng tô cổ lông, đi giày nhung đính cườm”; cái
ăn: “Bàn ăn trải khăn trắng, giữa bàn có một lọ hoa nhỏ, bát úp trên đĩa, đũa bọc trong
giấy bản và từng người ngồi đúng chỗ đã quy định” … Đúng là Nguyễn Khải “không
ngại đưa tư liệu vào tác phẩm”
(3)
. Nhưng phải bằng tài kể chuyện của mình, ông mới có

thể “mềm hóa”, tránh gây sự khô khan, cứng nhắc để “bổ túc” những kiến thức văn hóa
đáng quý cho người đọc: “khoảng cuối những năm 30 mẹ già tôi vẫn còn để răng đen,
nhưng đã vấn tóc trần, đeo kiềng cổ và vòng đeo tay bằng vàng chạm vừa thô vừa nặng.
Cô Hiền vào những năm ấy đã cạo răng trắng và uốn tóc, mặc quần áo đồng màu, hoặc
đen hết hoặc trắng hết. Còn nữ trang thì đã biết dùng đồ ngọc, bạch kim và hạt xoàn…”.
Đọc những đoạn văn như thế, người đọc thấy phảng phất đâu đó như hương vị văn
Nguyễn Tuân nhưng điệu kể lại hoàn toàn khác, dễ gần, dễ tiếp nhận chứ không bị
choáng ngợp trước sự ngồn ngộn của ngôn từ. Nhà văn đã sử dụng rất linh hoạt, hợp lí lối
dẫn dắt, nói đệm mang đậm tính khẩu ngữ dân dã, tạo độ dãn cho lời văn và sắc thái “cà
kê”, “nhẩn nha” trong giọng điệu: “Lại thêm, chú tôi làm nghề giáo học”; “Còn chính
trị, chính em là những lứa tuổi trên …”; “là vì họ ở rộng quá…”; “Lại cái ăn nữa cũng
không giống với số đông…”; “Họ thì xa, bắn súng đại bác chưa chắc đã tới, huống
hồ còn là bà tư sản, dính líu vào lại thêm phiền”.
Ở đây, nhân vật xưng “tôi” - người kể chuyện với khá nhiều yếu tố tự truyện đã
đóng vai trò quan trọng “tạo ra giọng điệu tự nhiên, chân thành mà vẫn phóng túng”
(4)
,
không những tạo cảm giác dễ gần mà còn tạo tâm lí dễ tin, dễ yêu mến đối với người đọc:
“Chúng tôi gọi cô, cô Hiền, là chị em đôi con dì ruột với mẹ già tôi. Năm 1955, tôi từ
kháng chiến trở về …”; “Tôi sống ở thành phố Hồ Chí Minh thỉnh thoảng có việc phải ra
Hà Nội đều ghé lại thăm cô Hiền”.
Bút pháp “kể” vốn là sở trường từ trước tới nay của Nguyễn Khải: “Vẫn thích lối
kể hơn lối tả Vẫn có một giọng văn vừa tự nhiên, vừa duyên dáng, cái duyên dáng dân
dã, chứ không phải do làm điệu làm dáng mà có…”
(5)
. Song phải đến hôm nay, trong một
thời đại mới, ở một tư thế mới: “đối thoại với chính mình và tự phát hiện trở lại”
(6)
,
“giọng văn ấy mới trở nên hiền hòa thuần thục như chưa bao giờ nó từng có…”

(7)

“trong những trường hợp thành công nhất của mình, Nguyễn Khải hiện ra như một người
kể chuyện thông minh, la cà khắp nơi chia sẻ với mọi người mọi vui buồn khi quan sát
việc đời. Đó là một phong cách vừa dân dã, vừa hiện đại”
(8)
. Dân dã bởi chất giọng dễ
gần, dễ mến, hiện đại cũng bởi không khí đời thường suồng sã và bởi lượng thông tin, tư
liệu dồn nén trong tác phẩm.
2.2. Tranh biện thẳng thắn, suy xét thẳng thừng, bày tỏ quan điểm rõ ràng, kích
thích chiều hướng luận bàn trong suy nghĩ người đọc cùng những triết lí được đúc rút
từ sự chiêm nghiệm
Đặc điểm này được thể hiện trước hết là trong lời kể chuyện. Sau mỗi một sự kiện
được kể ra, lập tức có kèm theo lời bình giá, suy xét. Về chuyện sau kháng chiến, gia
đình cô Hiền ở lại Hà Nội, nhân vật tôi đánh giá và tỏ rõ thái độ nghi ngại: “Tính thế là
đúng, nhưng tôi vẫn lo, thật ra không có gì đáng để phải lo nhưng tôi vẫn nghi ngại gia
đình này rất khó gắn bó với chế độ mới và chế độ mới cũng không thể tin cậy được ở họ”.
Ngay sau đó là lời lí giải: “Là vì họ ở rộng quá…. Với người vô sản, ở quá rộng là một
cái tội”. Khi nói về chỗ ở, cái mặc, cái ăn của gia đình cô Hiền, lời bình luận, nhận xét
được nêu ra trước rồi mới kể cụ thể minh họa sau. Có thể là nông cạn, xốc nổi và thành
kiến nhưng người kể chuyện đã rất thành thật và thẳng thắn: “Ăn cốt để sống, để làm
việc, hay hớm gì cái thứ lễ nghi rườm rà của… giai cấp tư sản”.
Anh ta đến với người đọc không phải với tư cách của một người biết hết và lúc nào
cũng đúng hết mà chỉ là một người bình thường, có những thiên kiến chủ quan khó tránh,
đang cố tìm hiểu và cắt nghĩa: “Được sống năm đầu ở Hà Nội vừa giải phóng với lứa
tuổi chúng tôi ngày ấy mới hăm bốn hăm nhăm cái xuân xanh, là cực kì khoan khoái…
Chúng tôi thì vui thế, tại sao những người vốn sống ở Hà Nội chưa thật vui nhỉ? Họ đang
tìm cách thích ứng với chế độ mới, cách sống, cách làm việc, cả cách nói năng nữa”.
Cùng với lời kể, nhà văn còn tổ chức những cuộc đối thoại. Đây chính là sở trường của
ngòi bút này. Những cuộc đối thoại thường diễn ra với nhịp độ nhanh, dồn dập như

những cuộc “phỏng vấn chớp nhoáng”. Lời thoại thường “dồn đẩy, va xiết, tất cả đều
phải “chạm nọc” nhân vật, kích động, chất vấn, từ đó toát lên khuynh hướng, vấn đề”
(9)
.
Những nhân vật tham gia đối thoại đều là những người có phẩm chất trí tuệ, đồng thời
đều rất thẳng thắn.
Trong Một người Hà Nội, người kể chuyện là một thành phần đối thoại quan
trọng. Anh ta thẳng thừng đến mức như khiêu khích, gây sự như trong cuộc nói chuyện
với cô Hiền về việc anh con trai đầu của cô vừa tốt nghiệp trung học, tình nguyện đăng kí
xin đi đánh Mĩ hay như trong đoạn thoại:
“Tôi hỏi cô:
- Tại sao cô không phải học tập cải tạo, cô giấu cũng tài nhỉ?
Cô Hiền cười rất tươi:
- Tao chưa đủ tiêu chuẩn.
Tôi cũng cười:
- Lại còn chưa đủ.
Cô nói thản nhiên:
- Tao có bộ mặt rất tư sản, một cách sống rất tư sản nhưng lại không bóc lột ai cả
thì làm sao thành tư sản được” .
Và để tương xứng với anh chàng “tôi” nhiều lí sự, nhân vật được “phỏng vấn”
chớp nhoáng ở những trường hợp như thế cũng là một gương mặt bản lĩnh, thông minh,
sắc sảo, thấu lẽ đời. Mỗi câu trả lời luôn đi đến tận cùng gốc rễ của vấn đề.
Các cuộc đối thoại đều xoay quanh một hạt nhân tư tưởng với tính xã hội, tính vấn
đề cụ thể và rõ nét. Trong đó, nổi bật lên vấn đề lựa chọn cách sống và khả năng thích
ứng của con người. Khi con người dám chọn cho mình một cách sống sao cho vừa phù
hợp với thời đại, vừa giữ được cốt cách của mình, thì đó chính là bản lĩnh.
Những cuộc đối thoại, tranh luận trong tác phẩm Nguyễn Khải đã hấp dẫn, lôi cuốn
người đọc bởi sự sôi nổi, thẳng thắn, dân chủ. Người đọc không thể không bị kích thích
bởi xu hướng luận bàn và trí tuệ buộc phải hoạt động, nhiều khi bị kéo căng. Bởi thế, có
người đã nhận xét không sai rằng, đọc Nguyễn Khải có cảm giác như mở một cái “túi

khôn”. Đọc Nguyễn Khải, chúng ta nhận ra sức mạnh của sự hiểu biết, sự từng
trải”
(10)
được tổ chức thành những đối thoại tư tưởng gợi liên tưởng và kích thích suy
tưởng của người đọc, mở rộng tầm nhìn (chứ không phải để áp đặt như giọng điệu trước
đây), rất thẳng thắn, nhưng cũng vừa “tới hạn”, “có chừng mực”, “biết dừng lại thật đúng
lúc để không xúc phạm tới ai”
(11)
.
2.3. Ca ngợi, tự hào và thán phục trên cơ sở lí giải, biện minh rõ ràng, cặn kẽ
Có thể nói, Nguyễn Khải là người rất nhiệt thành với “cái hôm nay” nhưng luôn
cảm nhận thấy “nếp sống tốt đẹp của cha ông vẫn lặng lẽ chảy trong cuộc sống ồ ạt của
hiện tại”
(12)
.
Cô Hiền trong Một người Hà Nội chính là sự kết tinh vẻ đẹp trí tuệ, bản lĩnh của
con người thức thời mà vẫn giữ vững tư tưởng văn hóa truyền thống, biết thích ứng mà
không đánh mất mình, dám sống theo niềm tin và sự lựa chọn của mình. Một vẻ đẹp sang
trọng mà lịch lãm mang cốt cách Hà Thành đã khiến cho ngòi bút Nguyễn Khải không
thể không trực tiếp cất lên những lời ngợi ca đầy tự hào và thán phục. Cùng với giọng
điệu chân thành, sự lí giải, phân tích rõ ràng của nhà văn đã khiến cho sức thuyết phục
được nhân lên và nhanh chóng tìm được sự đồng cảm của độc giả: “Ngôi nhà của gia
đình cô Hiền cũng là một salon nổi tiếng, không phải vì bố mẹ giàu hoặc sang mà vì có
con gái lớn quá đẹp, vừa đẹp vừa thông minh, biết cách tự khoe bằng những mẩu chuyện
rât duyên dáng của mình”, “… cô vẫn là người của hôm nay, thuần túy Hà Nội, không
pha trộn” hay “Bà già vẫn giỏi quá, bà khiêm tốn và rộng lượng quá. Một người như cô
phải chết đi thật tiếc, lại một hạt bụi vàng của Hà Nội rơi xuống chìm sâu vào lớp đất cổ.
Những hạt bụi vàng lấp lánh đâu đó ở mỗi góc phố Hà Nội hay mượn gió mà bay lên cho
đất kinh kì chói sáng những áng vàng”. Chính những hạt bụi vàng như thế đã khiến cho
“Hà Nội thời nào cũng đẹp”.

Sắc thái ngợi ca - khẳng định trong giọng điệu những trang viết hôm nay của
Nguyễn Khải dường như nhuần nhị hơn so với trước đây. Nó được kết tinh cao độ trong
lời trữ tình ngoại đề cuối tác phẩm với biểu tượng “hạt bụi vàng”. Cùng với hai hình ảnh
cũng mang tính chất biểu tượng ở gần cuối tác phẩm: cái bát bày thủy tiên và cây si đền
Ngọc Sơn, hạt bụi vàng lấp lánh đã khiến cho giọng điệu ngợi ca - khẳng định có thêm
màu sắc trang trọng, cổ kính bởi nó hướng về vẻ đẹp văn hóa cổ truyền của dân tộc,
khiến cho người đọc có cảm giác thiêng liêng, thành kính, như thấy hồn đất nước nơi
kinh kì chói sáng.
3. Cùng với Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải là tác giả văn xuôi thời kì đổi mới
vốn quen thuộc với chương trình học văn phổ thông. Sự thay đổi trong cách lựa chọn tác
phẩm của hai nhà văn này đã tạo ra cơ hội cho học sinh tiếp cận với văn học thời đổi mới.
Những sắc thái giọng điệu của hai truyện ngắn mới được đưa vào chương trình - Một
người Hà Nội và Chiếc thuyền ngoài xa - thực sự đem lại một sức hấp dẫn độc đáo,
người giáo viên cần biết cách khai thác, từ đó gợi mở, định hướng cho học sinh phát hiện,
cảm thụ, phân tích trong quá trình đọc hiểu tác phẩm.
Tuy nhiên, không nên tuyệt đối hoá vai trò của giọng điệu, bởi giọng điệu ngay từ
trong bản chất khái niệm, nó đã không tồn tại tách rời các yếu tố khác trong chỉnh thể
nghệ thuật. Tuỳ vào mỗi tác phẩm mà có sự linh hoạt trong cách thức và mức độ khai
thác giọng điệu sao cho hiệu quả thẩm mĩ đạt được cao nhất, giúp học sinh có đủ cơ sở,
hứng thú tìm hiểu, khám phá chiều sâu của tác phẩm văn chương.
“Một Người Hà Nội” và những giá trị đi cùng năm tháng.

Có người cho rằng với các nhà văn khi tuổi tác và vốn sống ngày càng dày thì người
ta càng hay hồi cố và có nhu cầu đưa yếu tố tự truyện vào trong tác phẩm. Với trường
hợp của Nguyễn Khải có lẽ còn ít nhiều liên quan tới điều mà nhà văn tâm sự trong
“Nắng chiều”: “Khốn nỗi cái thằng viết văn lại vốn có tật thích lôi việc nhà ra để viết…
Tại sao thế? Tôi cũng không biết nữa. Có thể cái nghiệp dĩ của người cầm bút
chăng?” Nguyên do sâu xa có lẽ tìm thấy trong những lời nghiêm túc mà nhà văn tâm
sự khoảng hai tháng trước khi ra đi: “Viết các vấn đề có ý nghĩa triết học tư tưởng là phải
là thế giới tập trung chính trị, văn hóa, là ở đô thị. Muốn viết sâu đậm không thể không

“lôi” về Hà Nội”. Vì thế có thể và nên coi “Một người Hà Nội” là sự thể hiện những
điều chiêm nghiệm mang ý nghĩa triết học tư tưởng ấy chăng?
“Chúng tôi gọi là cô, cô Hiền, là chị em đôi con dì ruột với mẹ già tôi. Năm 1955, tôi
từ kháng chiến trở về…” . Nhà văn đã bắt đầu thiên truyện ngắn của mình như thế đấy:
rất thành thực, thân mật, tự nhiên, cứ như đang sẵn điều cần kể thì thuận miệng nói ra
thôi, nhẹ nhõm như không chẳng cần phải gọt giũa gì cả. Song như thế không có nghĩa là
dễ dãi. Còn nhớ trong “Gặp gỡ cuối năm” tác giả từng nhận xét: “Thì ra khi đã có một
cốt truyện quan trọng, với những chi tiết tuyệt vời, lời văn nó tự đến, đến thật mềm mại,
uyển chuyển, và trong trẻo không có tí văn học nào”. Trở lại với “Một người Hà Nội”
người kể chuyện rõ ràng là giọng của một người không cần nép mình cho nhỏ lại, nhường
chỗ cho nhân vật. Ở đây, người kể chuyện tham gia vào câu chuyện kể một cách tự nhiên,
chủ động, đối thoại cùng nhân vật. Anh ta quan sát suy ngẫm, trò chuyện, phản ứng, nhận
định, tranh cãi, bình phẩm…Tuy nhiên không phải sắm vai là người kể chuyện biết tuốt
để phán xét nhân vật mà làm sống lại những gì mình đã nói, đã ngẫm nghĩ một cách tự
nhiên, thành thực bằng một giọng kể không hề “độc điệu” mà rất “phức điệu”, đa thanh,
có khi lấp lánh ánh mắt tinh quái nghịch ngợm, một chút tự trào hóm hỉnh, có lúc lại
không dấu được sự chua chát, một tiếng thở dài tự thấy mình biết nhiều, hiểu nhiều.
Thoắt là người này rồi lại nhập vào người khác… để cảm nhận, biện hộ và cả “lí sự”
cho họ. Mỗi người đều có sự lí lẽ riêng và không cái nào triệt tiêu cái nào trong một cuộc
đối thoại chưa hoàn tất. Một lối trần thuật rất có duyên, đem lại cho câu truyện sự cuốn
hút mặc dù cốt truyện xem ra không có gì đáng phải chú ý. Những lời trần thuật dù có
biến đổi linh hoạt thế nào thì vẫn nặng trĩu tâm tư của người khôn ngoan, từng trải.
Dường như nhà văn không bao giờ chỉ đứng ngang tầm sự kiện mình kể lại mà luôn có ý
thức nhìn nhận, xét đoán chúng ở một góc nhìn cao hơn, nhân danh một điều gì cao
thượng hơn, sâu xa và đẹp đẽ hơn. Vấn đề không phải chỉ là sự kiện mà còn là người kể
chuyện ý thức như thế nào về sự kiện đó, vế sau quan trọng hơn. Chẳng hạn như trước
việc tưởng như rất “bình thường” là người ta “hăm hở, hả hê”, trước một bữa ăm nhộm
nhoạm, xô bồ, phàm tục “vợ chồng con cái súm sít quanh cái mâm nhôm, thức ăn…có
khi cứ để nguyên trong nồi, nồi lớn đặt giữa mâm, nồi nhỏ đặt cạnh mâm, cứ việc sục
muôi vào, sục đũa vào, vừa ăn vừa quát con mắng cái nhồm nhoàm”. Một giọng điệu

giễu cợt, buồn thương cho con người của một thời. Và phải như thế người ta mới thấy
“tức và đau” về sự thiếu lễ độ của một lớp người Hà Nội sau này. “Tức” là ở bề mặt, còn
bề sâu là một nỗi “đau” buồn và sự xót xa vô hạn. Có như thế mới hiểu được tấm lòng
của nhân vật chính trong tác phẩm: một người Hà Nội chính gốc, cô Hiền.

×