Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

skkn một hướng đọc hiểu truyện ngắn “một người hà nội” của nguyễn khải

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (169.63 KB, 31 trang )

I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Đối với giáo viên, việc tiếp cận với chương trình sách giáo khoa cải cách
đã khó, giảng dạy đạt hiệu quả, tạo được sức lôi cuốn đối với học sinh lại càng
khó hơn. Đặc biệt là những bài mới được đưa vào chương trình. Tài liệu tham
khảo thiếu, thời gian tìm hiểu, nghiên cứu ít, đây thực sự là điều những giáo viên
tâm huyết với nghề trăn trở. Trong bối cảnh môn Ngữ văn ngày càng ít được học
sinh chú ý việc đưa ra một cách tiếp cận tác phẩm thật nhẹ nhàng, đơn giản
nhưng hiệu quả thực sự là một điều mà bất cứ giáo viên nào cũng hướng tới
nhằm thu hút học sinh gắn bó và yêu mến bộ môn văn. Một cách tiếp cận mới,
một định hướng hay thực sự là điều mà tôi và các đồng nghiệp luôn mong muốn.
So với chương trình và SGK cũ, chương trình và SGK Ngữ văn mới của
Bộ (ấn hành tháng 6 năm 2008, sử dụng trong cả nước bắt đầu từ năm học 2008
– 2009) có những thay đổi nhất định trong việc lựa chon tác phẩm. Các nhà biên
soạn đã đưa vào chương trình những tác phẩm tiêu biểu của Văn học Việt Nam
sau năm 1975 như: Đò Lèn (Nguyễn Duy), Đàn ghi ta của Lor-ca (Thanh Thảo),
Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Hoàng Phủ Ngọc Tường), Mùa lá rụng trong vườn
(Ma Văn Kháng), Một ngưòi Hà Nội (Nguyễn Khải), Chiếc thuyền ngoài xa
(Nguyễn Minh Châu), Hồn Trương Ba, da hàng thịt (Lưu Quang Vũ) Tuy độ
lùi thời gian chưa xa, sự đánh giá, thẩm định chỉ mới ở giai đoạn bước đầu
nhưng cho thấy đây là bộ phận văn học có nhiều thành tựu. So với văn học giai
1
đoạn 1945 – 1975, văn học sau 1975 có nhiều đổi mới về đề tài, quan niệm nghệ
thuật về con người, về kết cấu, điểm nhìn nghệ thuật và bút pháp.
Nhìn một cách tổng quát có thể dễ dàng nhận thấy văn học giai đoạn 1945
– 1975 các tác phẩm hầu như đều có chung khuynh hướng sử thi và cảm hứng
lãng mạn. Với đặc điểm đó văn học thời kì này đã dựng lên một bức tranh hoành
tráng về lịch sử, tái hiện một thời kì đau thương nhưng hào hùng của dân tộc.
Tuy nhiên, trước sự chuyển biến mau lẹ của đời sống xã hội cùng sự tác động
mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường, đề tài của văn học sau 1975 ngày càng được
triển khai mở rộng. Văn xuôi nước nhà chuyển mạnh sang cảm hứng thế sự, sinh
hoạt. Nhận định về văn xuôi giai đoạn này giáo sư Phan Cự Đề cho rằng: “truyện


và tiểu thuyết đi sâu hơn vào đời sống “thế tục”, cuộc sống hàng ngày, bình
thường của con người với nhiều vấn đề xã hội ngổn ngang phúc tạp; giải quyết
tốt mối quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng, con người công dân, con người xã
hội và con người tự nhiên”. Một người Hà Nội (Nguyễn Khải) là một tác phẩm
xuất sắc, tiêu biểu của văn học thời kì đổi mới được đưa vào chương trình phổ
thông. Đây là một tác phẩm có vấn đề, gợi lên khá nhiều cách hiểu, cách tiếp cận
không giống nhau. Để tiến tới cách tiếp cận văn bản đúng, toàn diện, tôi xin nêu
một hướng đọc hiểu văn bản mà tôi đã thực hiện trên các lớp và bước đầu cho
kết quả khả quan. Bên cạnh đó bản thân muốn thông qua việc thiết kế dạy học
một tác phẩm để học sinh hoàn thiện, nâng cao phương pháp đọc hiểu tác phẩm
2
văn xuôi thời kì đổi mới. Vì những lí do trên tôi xin trình bày đề tài: Một hướng
đọc hiểu văn bản “Một người Hà Nội” của Nguyễn Khải.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
1. Một số đặc điểm của văn xuôi Việt Nam sau năm 1975:
Văn xuôi trước 1975 viết về đời sống chiến tranh thường phản ánh con
người trong mối quan hệ với cộng đồng, với giai cấp, với dân tộc. Hình tượng
trung tâm của văn học trong giai đoạn này là những người lính, gánh vác trên vai
nhiệm vụ nặng nề mà cao cả của dân tộc. Họ mang trong mình những phẩm chất
cao đẹp, ý chí và sức mạnh phi thường. Kết tinh vẻ đẹp tinh thần và lí tưởng cao
cả của một dân tộc anh hùng. Nhưng với cái nhìn lí tưởng, sử thi hoá về con
người văn học một thời đã không tránh khỏi những hạn chế thiếu sót. “Các tác
phẩm viết về chiến tranh nhân vật thường có khuynh hướng một chiều”.
Sau 1975 con người trở về với cuộc sống đời thường, đối mặt với bao vấn
đề phức tạp bộn bề của đời sống. Điều này đòi hỏi văn học cần phải thay đổi
cách nhìn nhận, cách đánh giá con người và hiện thực. Lúc này đổi mới là vấn đề
tất yếu, là nhu cầu thường xuyên, liên tục cần thiết cho sự tồn tại và phát triển.
Quá trình đổi mới văn học diễn ra đặc biệt sôi nổi từ sau Đại hội Đảng lần thứ VI
(1986) với tinh thần dân chủ, nhìn thẳng vào sự thật đã thực sự thổi một luồng
gió mới vào đời sống văn học góp phần đổi mới về tư duy nghệ thuật. Chính hiện

thực mới, tư duy nghệ thuật mới đã thúc đẩy mạnh mẽ sự tìm tòi, thể nghiệm về
3
cách tiếp cận thực tại về các thủ pháp và bút pháp nghệ thuật, phát huy cá tính
và phong cách nhà văn.
Văn học thời kì sau năm 1975 đặc biệt quan tâm tới con người cá nhân.
Nguyễn Khải là một trong những nhà văn có nhiều nỗ lực tìm tòi, khám phá quan
tâm tới con người cá nhân. Nguyễn Khải đã tìm cách lí giải sự tồn tại của con
người trên nhiều chiều thời gian: thời gian quá khứ, thực tại, tương lai từ đó làm
nổi bật vẻ đẹp của con người. Một người Hà Nội là một tác phẩm như thế.
2. Quan niệm nghệ thuật về con người của Nguyễn Khải:
Quan niệm nghệ thuật về con người là cốt lõi tư tưởng, là thước đo sự tiến
bộ nghệ thuật của một nhà văn. Theo quan điểm của thi pháp học, quan niệm
nghệ thuật về con người là một trong những yếu tố cơ bản, then chốt nhất của
chỉnh thể nghệ thuật. Nó góp phần chi phối sự độc đáo của tác phẩm. Do thế giới
quan, lí tưởng thẩm mỹ và cá tính sáng tạo khác nhau mà mỗi nhà văn có cách
lựa chọn thể hiện nhân vật riêng. Nếu các nhà văn trong Tự lực văn đoàn quan
niệm: con người lí tưởng là con người ái tình, con người ảo vọng thì các nhà văn
hiện thực quan tâm đến con người lao động của đời thường. Nếu văn học Việt
Nam giai đoạn 1945 – 1975 con người được nhìn nhận chủ yếu dưới góc độ sử
thi thì sau 1975 con người trong văn học thường gắn với các quan hệ đời
thường.
4
Cùng trong dòng văn học sau 1975 ta vẫn nhận thấy có sự khác biệt giữa
các nhà văn. Nếu truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu mang đến cho người đọc
một quan niệm mới mẻ về con người và cuộc đời mà nền tảng là chiều sâu triết
học và nhân bản; truyện ngắn của Ma Văn Kháng đưa ra quan niệm đạo đức về
con người: con người vĩnh hằng bất biến, con người bản năng, con người của đà
văng quán tính, con người hành động và lựa chọn thì truyện ngắn của Nguyễn
Khải luôn tạo ra những nhân vật có bộ mặt tinh thần hoàn toàn riêng biệt, những
tình huống có chiều sâu triết học và tâm lí để hướng tới cái đẹp trong đời sống

của con người.
Nhân vât trong các truyện ngắn của Nguyễn Khải trước năm 1975 chủ yếu
được soi chiếu trên bình diện giai cấp và cuộc sống tập thể. Sự khắc hoạ miêu tả
nhân vật thường để làm nổi bật một khía cạnh, một vấn đề nào đó đang đặt ra
trong đời sống xã hội, chính trị của đất nước. Tính vấn đề tồn tại như một yếu tố
trước nhất có sức chi phối mọi suy nghĩ, quan sát của nhà văn và đặc biệt trong
khi xây dựng nhân vật Nguyễn Khải thường rất tỉnh táo khi dẫn dắt nhân vật theo
một đường hướng nhất định, luôn chỉ cho họ phải làm gì để phục vụ cho mục
đích, tư tưởng mà tác giả đề xuất.
Sau năm 1975, văn học sau những bước chuyển thăng trầm mà dữ dội
đang trở nên lắng đọng hơn và cũng đích thực hơn. Cùng với sự đổi mới trong tư
duy nghệ thuật, Nguyễn Khải có một quan niệm đầy đủ hơn về con người. Con
5
người trong sáng tác của ông được đặt trong nhiều chiều, được định vị với những
giá trị có tính căn bản, bền vững, phổ quát chứ không chỉ là tiên tiến hay lạc hậu,
đề cao hay phê phán một chiều. Đề cập đến cuộc đời, số phận con người trong
đời thường, ngòi bút của Nguyễn Khải đã đạt tới chiều sâu nhân bản đáng trân
trọng. Với cái nhìn hiện thực toàn vẹn hơn, Nguyễn Khải thực sự đã trở thành
nhà văn của đời thường quan tâm nhiều đến những vấn đề có tính chất triết lí
nhân sinh hơn là đưa ra những vấn đề có tính chất chính luận. Viết về con người
“hôm nay”, Nguyễn Khải chú ý đến khát vọng tinh thần và những giá trị đạo
đức, nhân cách bền vững trước mọi tác động của hoàn cảnh. Vì thế những nhân
vật mà nhà văn tâm đắc thường có trí tuệ, có cốt cách, biết lựa chọn cho mình
một lối sống, một cách sống mà họ tin là đúng.
Quan niệm con người gắn liền với thời thế, nhà văn quan tâm đến khả
năng thích ứng với thời cuộc, thích ứng nhưng không phải là cơ hội vì mỗi thời
con người cần có sự lựa chọn phù hợp với chuẩn thời đại, nhưng mặt khác vẫn
không đánh mất mình. Với thế giới nhân vật của mình, Nguyễn Khải dần đi đến
việc tìm những giá trị tương ứng với con người, với thời đại những giá trị nhân
bản bền vững đó là cái thiện và những giá trị văn hoá tinh thần của đời sống. Coi

con người là trung tâm của sự khám phá và nghiền ngẫm hiện thực. Nhà văn đặt
vấn đề qua nhân vật, lấy nhân vật làm nơi thể hiện các quan niệm nghệ thuật và ý
đồ của mình. Khác với nhân vật tính cách, là sản phẩm của sự quan sát, tuởng
6
tượng. Nhân vật tư tưởng là sản phẩm của cảm hứng nghiên cứu. Vì thế, Nguyễn
Khải ít chú ý khắc hoạ ngoại hình nhân vật, mà khi miêu tả diện mạo nhân vật
nhà văn chỉ tập trung vào miêu tả những chi tiết ngoại hình tiêu biểu, gợi được
nét tính cách và dự báo được số phận của nhân vật. Nhà văn ít chú ý tới việc
khắc hoạ tính cách nhân vật qua hành động mà tập trung sử dụng ngôn ngữ đối
thoại như một phương tiện quan trọng giúp cho nhân vật tự biểu hiện mình một
cách rõ nhất. Để có thể nghiên cứu hiện thực một cách khách quan, nhà văn đã
trao cho nhân vật của mình quyền bình đẳng về tư tưởng. Ông hay đưa cái tôi cá
nhân của mình hoặc của những người gần gũi với mình thành nhân vật trong tác
phẩm để nói đến những vấn đề của ngày hôm nay, những vấn đề thế sự và để
khai thác một cách triệt để tính cách số phận nhân vật.
Như vậy sức sống và sự lôi cuốn của kiểu nhân vật mới là một thành công
của Nguyễn Khải trong nghệ thuật viết truyện ngắn sau 1975, thể hiện những
chuyển biến về chất trong quan niệm nghệ thuật về con người của nhà văn. Tuy
không ở vào vị trí “người mở đường tài năng và tinh anh” như Nguyễn Minh
Châu nhưng với những đóng góp của mình, Nguyễn Khải xứng đáng là một
trong những nhà văn tiên phong của văn học Việt Nam thời kì đổi mới. Đến với
truyện ngắn “Một người Hà Nội” người đọc sẽ thấy được cái mới trong cách
nhìn nhận đánh giá về vẻ đẹp con người trong sáng tác của Nguyễn Khải.
3. Vấn đề của truyện ngắn Một người Hà Nội của Nguyễn khải:
7
3.1. Về thể loại:
Một người Hà Nội là truyện ngắn giàu tính triết luận, được sáng tác trong
bối cảnh đổi mới văn học sau 1986. Triết luận vốn là một nét trội trong phong
cách văn xuôi Nguyễn Khải thuộc giai đoạn sáng tác từ cuối những năm bảy
mươi (của thế kỉ XX) trở đi, gắn liền với việc soi xét đối tượng dưới các góc độ

văn hoá, lịch sử và triết học. Trước đó, sáng tác của Nguyễn Khải đầy ắp cảm
hứng chính luận, chuyên đề cập các vấn đề thời sự, chính trị của đất nước và
thường lấy tiêu chí chính trị, đạo đức cách mạng để bàn luận, đánh giá sự kiện,
con người. Rõ ràng, sự chuyển đổi từ cảm hứng chính luận sang cảm hứng triết
luận đánh dấu một bước phát triển đáng ghi nhận trong tư duy nghệ thuật của
nhà văn. Hứng thú quan sát, thể hiện những vấn đề thế sự, đặc biệt là vấn đề
khẳng định bản lĩnh cá nhân của con người giữa một hoàn cảnh sống mà cái "tôi"
chưa được nhìn nhận công bằng, thoả đáng, tất cả đều liên quan tới việc chuyển
đổi cảm hứng nói trên. Các sáng tác lúc này vẫn không thiếu tính thời sự, nhưng
giá trị của chúng đã vượt ra khỏi cái khung thời sự nhất thời để gây ám ảnh lâu
dài. Việc nhà văn có ý thức tô đậm kinh nghiệm, thể nghiệm của cá nhân mình
trong việc trình bày mọi vấn đề đã làm cho những trang viết của ông thấm đượm
tinh thần đối thoại dân chủ, thoát li dần kiểu áp đặt chân lí một chiều trước đây.
Với một sáng tác mang tính triết luận, việc xếp đặt các nhân vật được
miêu tả trong đó vào các phạm trù tốt - xấu, chính diện - phản diện quen thuộc
8
một thời đã trở nên bất cập. Sự đánh giá về nhân vật có thể rất đa chiều. Lời khen
hay lời chê của tác giả (thể hiện qua nhân vật kể chuyện xưng "tôi") lúc này cũng
chỉ có giá trị tham khảo thuần tuý, không hề mang tính chất "chân lí", không phải
là kết luận tối hậu. Trong Một người Hà Nội, "tôi" nhìn nhận bà Hiền là "một hạt
bụi vàng", đó là quyền của "tôi". Người khác có thể có cách nhìn nhận khác, tất
nhiên, không thể không tham khảo cách nhìn có tính chất gợi ý mà "tôi" đưa ra.
Nếu không hiểu nguyên tắc đánh giá này, lại lấy cách xây dựng nhân vật trong
truyện của Nguyễn Khải ở giai đoạn sáng tác trước làm hệ quy chiếu, độc giả rất
dễ có những phán quyết vô lí về tác giả trên các vấn đề quan điểm, lập trường
chính trị, hoặc ngược lại, ra sức tán dương nhân vật bà Hiền, gán cho bà những
phẩm chất tốt đẹp (theo mong muốn của chính độc giả) mà bản thân nhân vật
"tôi" không nói tới trong câu chuyện của mình.
3.2. Tiếp cận văn bản:
Nếu căn cứ vào những gì đã được thể hiện trong truyện ngắn, độc giả có

thể đặt lại tên tác phẩm Một người Hà Nội thành: Nghĩ về một người Hà Nội. Dĩ
nhiên, đây là đặt cho mình, nhằm mục đích lĩnh hội đúng tinh thần tác phẩm,
cảm nhận đúng ý nghĩa của "thành phần" suy nghĩ trong kết cấu truyện ngắn này.
Quả là chuyện kể không có gì thật đặc biệt, nhưng suy nghĩ, đánh giá của nhân
vật "tôi" thì lại chứa đựng nhiều điều thú vị. Đặc trưng truyện ngắn Nguyễn Khải
9
vốn là thế: tỉ trọng những lời phân tích, bình luận bao giờ cũng lớn, nhiều khi lấn
át cả sự miêu tả, trần thuật khách quan về đối tượng.
Viết Một người Hà Nội, điều cơ bản mà nhà văn hướng đến chưa hẳn là ca
ngợi một con người, cho dù người đó đáng ca ngợi bao nhiêu đi chăng nữa. Cảm
hứng chính của ông là khám phá bản sắc văn hoá Hà Nội - cái quyết định vận
mệnh và vị thế của Hà Nội trong lịch sử, cũng là cái làm nền tảng cho bước phát
triển mới của nó trong tương lai. Không phải ngẫu nhiên mà khi ngắm hình ảnh
bà Hiền "lau đánh cái bát bày thuỷ tiên", ông đã có một ghi chú tưởng như là
bâng quơ : "nếu là một thiếu nữ thì phải hơn", rồi cảm thán : "thấy Tết quá, Hà
Nội quá, muốn ở thêm ít ngày ăn lại một cái Tết Hà Nội". Cũng hoàn toàn hợp lô
gích việc nhà văn đã kết lại truyện ngắn như thế này: "Một người như cô phải
chết đi thật tiếc, lại một hạt bụi vàng của Hà Nội rơi xuống chìm sâu vào lớp đất
cổ. Những hạt bụi vàng lấp lánh đâu đó ở mỗi góc phố Hà Nội hãy mượn gió mà
bay lên cho đất kinh kì chói sáng những ánh vàng !". Lô gích thì lô gích nhưng
vẫn lạ. Ai đã từng quen với giọng văn tinh sắc, tỉnh táo, thậm chí là "lọc lõi" của
Nguyễn Khải, hẳn phải ngỡ ngàng trước cái giọng "bốc" lên khá đột ngột mà nhà
văn biểu lộ ở đây. Một chút giỡn đùa với chính văn mình hay niềm xúc động tận
đáy tâm can cứ bật ra không nén được? Trả lời quyết hẳn theo bề nào cũng khó,
nhưng điều có thể khẳng định chắc chắn là: Nguyễn Khải thật sự yêu quý Hà
10
Nội, có những suy nghĩ thâm trầm về "đất kinh kì" và tha thiết được thấy một Hà
Nội hiện đại, đẹp, sang, xứng với bề dày văn hoá truyền thống của nó.
Hình tượng bà Hiền được xây dựng lên như để chứng minh có một tinh
thần Hà Nội, một linh hồn Hà Nội thực sự đã và đang tồn tại, để lại dấu ấn đậm

nét trong những người con của nó. Bà Hiền không phải là một "tấm gương" kiểu
mẫu hiểu theo nghĩa thông thường để các tổ chức xã hội nêu lên cho mọi người
học tập, theo cách người ta vẫn thường làm nhằm mục đích tuyên truyền, vận
động. Bà chỉ là người dân bình thường, dù xuất thân là con nhà "tư sản", dù đã
có một thời "vang bóng". Tác giả và người kể chuyện hiểu vậy nên chọn cách
giới thiệu, chuyện trò về bà thật dung dị. Bà là một người bà con xa, người dì họ
của "tôi", thế thôi! Mọi việc bà làm đều tự nhiên, như cuộc sống hàng ngày,
chẳng gây chấn động gì tới xung quanh cả. Ấy vậy, ai dám bảo chất Hà Nội ở bà
không đậm đặc? Vả lại, muốn khám phá bề sâu văn hoá của một vùng đất, tuyệt
đối không được bỏ qua những điều tưởng là nhỏ nhặt. Nhiều khi chính chúng lại
cung cấp cứ liệu thuyết minh về vấn đề có sức nặng hơn hẳn những chuyện to
tát. Dõi theo mạch kể của nhân vật "tôi", người đọc thấy quả không có gì đáng
gọi là "sự kiện" việc bà Hiền lấy chồng, quản lí gia đình, sinh con, dạy con, cho
con đi bộ đội, tiếp khách, bài trí nơi ở, duy trì nếp sinh hoạt riêng, Một câu
bình phẩm của "tôi", rằng, việc bà lấy ai không lấy, lại lấy một ông giáo cấp tiểu
học hiền lành chăm chỉ làm chồng đã "khiến cả Hà Nội phải kinh ngạc", thực
11
chất chỉ là một cách nói phóng đại. Nếu quả người ta có kinh ngạc, thì đó là sự
kinh ngạc trước một chuyện không ngờ lại xảy ra bình thường quá như thế. Tuy
vậy, nếu bình tâm suy xét, ta lại thấy trong tất cả những cái bình thường kia lại
chứa đựng một triết lí sống đáng nể, vừa thể hiện bản lĩnh cá nhân một con
người, vừa bộc lộ lối sống đặc trưng của đất kinh kì. Bà Hiền biết rõ mình là ai
(câu tuyên bố "thẳng thừng" của bà đối với nhân vật "tôi" đã chứng thực điều đó
"Một đời tao chưa từng bị ai cám dỗ, kể cả chế độ"), và cũng tương tự thế, bà
hiểu sâu xa mình là người Hà Nội. Sau năm 1954, gia đình bà chẳng di cư vào
Nam vì "không thể rời xa Hà Nội". Đây không đơn giản chỉ là một biểu hiện của
tình yêu đối với nơi đã sinh ra và nuôi dưỡng mình, mà còn là một biểu hiện của
niềm tin vào thế tồn tại bền vững của mảnh đất đã trải qua nhiều thăng trầm của
lịch sử, có văn hoá riêng đã thấm vào máu thịt cư dân nơi này. Bà Hiền có thể
không nghĩ một cách rành rọt như vậy, nhưng tác giả và nhân vật "tôi" - một sự

hoá thân của ông - thì ý thức về điều này quá sâu sắc. Nhân vật "tôi" cũng khó
lòng quên lời bà Hiền răn lũ con của anh : "Chúng mày là người Hà Nội thì cách
đi đứng, nói năng phải có chuẩn, không được sống tuỳ tiện, buông tuồng". Hoá
ra vậy, làm người Hà Nội vừa là một vinh dự, vừa là một trách nhiệm. Bà Hiền
hẳn là luôn đau đáu về vấn đề này, chẳng thế mà dù đã ngoài bảy mươi, bà vẫn
để lộ tâm sự đó của mình khi hỏi người cháu ("tôi") vừa mới từ thành phố Hồ
Chí Minh ra thăm "Anh ra Hà Nội lần này thấy phố xá thế nào, dân tình thế
12
nào?" Ngỡ đó chỉ là một câu hỏi xã giao thông thường mà thực chất lại gửi gắm
bao nỗi niềm, bao phấp phỏng và hi vọng về tương lai của Hà Nội.
4. Thiết kế bài giảng
Đọc văn
Tiết: 90
MỘT NGƯỜI HÀ NỘI
(Nguyễn Khải)
I. Yêu cầu cần đạt:
- Về kiến thức:
+ Giúp học sinh cảm nhận được vẻ đẹp và chiều sâu văn hoá của người Hà
Nội qua hình tượng nhân vật bà Hiền.
+ HS nắm được một số nét cơ bản trong nghệ thuật văn xuôi của Nguyễn
Khải: cách kể chuyện, giọng văn, chất triết lí…
- Về kĩ năng: rèn luyện kĩ năng đọc hiểu văn bản văn học sau năm 1975.
- Về tư tưởng: Bồi dưỡng tình cảm yêu mến các giá trị văn hoá và tình yêu quê
hương đất nước.
II. Phương tiện thực hiện:
- Sách giáo khoa, sách giáo viên, chuẩn kiến thức kĩ năng, tuyển tập truyện ngắn
Nguyễn Khải.
13
III. Phương thức tiến hành:
- Giáo viên tổ chức giờ học theo hướng kết hợp các phương pháp đàm thoại, phát

vấn, nêu vấn đề, diễn giảng…
IV. Tiến trình lên lớp:
- Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số.
- Kiểm tra bài cũ: Nhân vật chị Hoài trong tác phẩm “Mùa lá rụng trong
vườ” để lại cho anh / chị ấn tượng gì? Vì sao mọi người trong gia đình, với
những tính cách khác nhau, nhưng tất cả đều yêu quý chị Hoài?
- Gợi ý: + Ngoại hình: trạc 50 tuổi, người thon gọn trong chiếc áo bông
chần hạt lựu, khuôn mặt rộng, có cặp mắt hai mí đằm thắm và cái miệng tươi.
+ Vẻ đẹp tâm hồn:
=> Chị Hoài là người phụ nữ nông thôn đẹp người đẹp nết, sống tình
nghĩa, thuỷ chung. Là mẫu người phụ nữ vẫn giữ được nét đẹp truyền thống quý
giá trước những “cơn địa chấn” của xã hội.
- Bài mới:
Mỗi con người khi sinh ra đều có một nơi để thương, để nhớ, để trở
về. Đó là mảnh đất “chôn nhau, cắt rốn”. Với Nguyễn Khải đó là Hà Nội, dù đã
rời xa quê hương nhưng vẻ đẹp của Hà Nội luôn hằn sâu trong trái tim ông. “Một
người Hà Nội” chính là nơi để Nguyễn Khải trả lòng mình với mọi người về
một Hà Nội đằm thắm, yêu thương, giàu giá trị văn hoá.
14
Hoạt động của GV&HS Yêu cầu cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu
những nét chính về tác giả
và tác phẩm.
GV: Căn cứ vào phần tiểu
dẫn và các kênh thông tin
khác nhau hãy trình bày
những nét chính về tác giả?
HS: đọc phần Tiểu dẫn và
xác định các vấn đề trọng
tâm.

I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả:
a. Cuộc đời:
- Nguyễn Khải (1930-2008) tên khai sinh là
Nguyễn Mạnh Khải, quê ở Hà Nội .
- Xuất thân trong một gia đình công chức. Thủa
nhỏ sống ở nhiều nơi, sau chuyển vào sinh sống
và làm việc tại thành phố Hồ Chí Minh.
b. Sự nghiệp:
- Nguyễn Khải viết văn từ năm 1950, bắt đầu
được chú ý từ tiểu thuyết Xung đột. Ông tự chia
sáng tác của mình thành hai giai đoạn:
+ Trước cách mạng, sáng tác của Nguyễn Khải
chủ yếu quan tâm đến những vấn đề mang tính
thời sự chính trị, con người được đánh giá chủ
yếu qua tiêu chí đạo đức và tiêu chí chính trị.
Văn ông lúc này dồi dào nhiệt huyết chính luận.
Mùa lạc(1960), Một chặng đường (1962), Tầm
nhìn xa (1963), Chủ tịch huyện (1972) Ra đảo
15
GV gợi dẫn: chú ý các giai
đoạn sáng tác, tác phẩm
chính.
GV: Nêu vài nét về tác
phẩm?
HS: Xác định hoàn cảnh ra
đời của tác phẩm.
GV: Hãy trình bày suy nghĩ
của mình về nhan đề tác
(1970), Chiến sĩ (1973)

+ Sau năm 1975, sáng tác của ông dành sự quan
tâm nhiều hơn đến “cái đời thường”. Tiêu chí
đánh giá con người được mở rộng thêm với các
góc độ văn hoá, lịch sử và triết học. Hứng thú
chính luận chuyển dần thành triết luận. Cha và
con, và (1970), Gặp gỡ cuối năm (1982)
=>Năm 2000, Nguyễn Khải được tặng giải
thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
2. Tác phẩm:
a. Xuất xứ:
- Tác phẩm được in lần đầu trong tập “Một người
Hà Nội” (NXB Hà Nội 1990); In lần hai trong
tập truyện “Hà Nội trong mắt tôi” (NXB Hà Nội
1995).
=> Một người Hà Nội đã thể hiện những khám
phá, phát hiện của Nguyễn Khải về vẻ đẹp trong
chiều sâu tâm hồn, tính cách con người Việt
Nam qua bao biến động thăng trầm của đất nước.
b. Nhan đề tác phẩm:
16
phẩm?
HS: Thảo luận và trình bày.
GV: Hãy xác định hướng tiếp
cận tác phẩm
HS: Đọc thảo luận và xác
định
- Nhan đề của truyện thể hiện khá rõ chủ đề tư
tưởng của tác phẩm. Một người Hà Nội là sự
trình bày cách nhìn quan niệm về người Hà Nội
của nhà văn. Nó giúp người đọc hiểu được ý đồ

nghệ thuật của nhà văn.
c. Hướng tiếp cận tác phẩm:
Căn cứ vào hình tượng các nhận vật để làm nổi
bật giá trị của tác phẩm
Hoạt động 2: Hướng dẫn
đọc - hiểu văn bản
1. GV tổ chức cho HS tìm
hiểu các giá trị của văn bản.
GV: Vẻ đẹp phẩm chất nhân
vật cô Hiền được khác họa
như thế nào trong tác phẩm?
II. Đọc - hiểu văn bản:
1. Hình tượng nhân vật cô Hiền:
a. Tính cách, phẩm chất:
- Nhân vật trung tâm của truyện ngắn là cô Hiền
cũng như những người Hà Nội khác, cô đã cùng
Hà Nội, cùng đất nước trải qua nhiều biến động
thăng trầm nhưng vẫn giữ được cái cốt cách
người Hà Nội. Cô sống thẳng thắn, chân thành,
không giấu giếm quan điểm, thái độ của mình
với mọi hiện tượng xung quanh.
- Suy nghĩ và cách ứng xử của cô trong từng thời
đoạn của đất nước.
+ Hoà bình lập lại ở miền Bắc, cô Hiền nói về
17
HS: suy nghĩ, thảo luận, phát
biểu nhận xét, bổ sung để
hoàn chỉnh các vấn đề.
GV: Định hướng cho HS tập
trung vào các phương diện:

Biến cố xã hội, hoàn cảnh gia
đình để làm nổi bật vể đẹp
nhân vật.
niềm vui và cả những cái có phần máy móc, cực
đoan của cuộc sống xung quanh: “vui hơi nhiều,
nói cũng hơi nhiều”, theo cô “chính phủ can
thiệp vào nhiều việc của dân quá” Cô tính
toán mọi việc trước sau rất khôn khéo và “đã tính
là làm, đã làm là không để ý đến những đàm tiếu
của thiên hạ”
+ Miền Bắc bước vào thời kì đương đầu với
chiến tranh phá của Mĩ. Cô Hiền dạy con cách
sống “biết tự trọng, biết xấu hổ”, biết sống đúng
với bản chất người Hà Nội. Đó cũng là lí do vì
sao cô sẵn sàng cho con trai ra trận: “Tao đau
đớn mà bằng lòng, vì tao không muốn nó sống
bám vào sự hi sinh của bạn. Nó giám đi cũng là
biết tự trọng”
+ Sau chiến thắng mùa xuân 1975, đất nước
trong thời kì đổi mới, giữa không khí xô bồ của
thời kinh tế thị trường, cô Hiền vẫn là “một
người Hà Nội của hôm nay, thuần tuý Hà Nội,
không pha trộn”. Từ chuyện cây si cổ thụ ở đền
18
Ngọc Sơn, cô Hiền nói về niềm tin vào cuộc
sống ngày càng tốt đẹp hơn.
GV: Vì sao tác giả nhận định
cô Hiền là “một hạt bụi vàng”
của Hà Nội?
HS: Thảo luận, trảo đổi trong

nhóm và xác định.
GV mở rộng
b. Cô Hiền- "một hạt bụi vàng của Hà Nội":
- Nói đến hạt bụi, người ta nghĩ đến vật nhỏ bé,
tầm thường. Có điều là hạt bụi vàng thì dù nhỏ
bé nhưng có giá trị quí báu.
- Cô Hiền là một người Hà Nội bình thường
nhưng ở cô thấm sâu những cái tinh hoa trong
bản chất người Hà Nội. Bao nhiêu hạt bụi vàng,
bao nhiêu người như cô Hiền sẽ hợp lại thành
những “áng vàng” chói sáng. áng vàng ấy là
phẩm giá người Hà Nội, là cái truyền thống cốt
cách người Hà Nội.
=> Một so sánh độc đáo nằm trong mạch trữ tình
ngoại đề của người kể chuyện. Bản sắc Hà Nội,
văn hoá Hà Nội là chất vàng 10 là mỏ vàng trầm
tích được bồi đắp, tính tụ từ biết bao hạt bụi vàng
như là Hiền
2. GV tổ chức các nhóm học
tập, giao việc cho mỗi nhóm
2. Các nhân vật khác trong truyện:
a. Nhân vật "tôi":
- Thấp thoáng sau những dòng chữ là hình ảnh
19
tìm hiểu về một nhân vật
trong tác phẩm:
- Nhân vật “tôi”.
- Nhân vật Dũng- con trai cô
Hiền.
- Những thanh niên Hà Nội

và cả những người đã tạo nên
“nhận xét không mấy vui vẻ"
của nhân vật “tôi” về Hà Nội.
HS: Trình bày ngắn gọn
những suy nghĩ của mình về
các nhân vật xuất hiện trong
tác phẩm.
nhân vật “tôi” - đó là một người đã chứng kiến
và tham gia vào nhiều chặng đường lịch sử của
dân tộc. Trên những chặng đường ấy, nhân vật
tôi đã có những quan sát tinh tế, cảm nhận nhạy
bén, sắc sảo, đặc bịêt là về nhân vật cô Hiền, về
Hà Nội và người Hà Nội. Ẩn sâu trong giọng
điệu vừa vui đùa, khôi hài, vừa khôn ngoan, trải
đời là hình ảnh một con người gắn bó thiết tha
với vận mệnh đất nước, trân trọng những giá trị
văn hoá của dân tộc. Nhân vật “tôi” mang hình
bóng Nguyễn Khải, là người kể chuyện, một
sáng tạo nghệ thuật sắc nét đem đến cho tác
phẩm một điểm nhìn trần thuật chân thật khách
quan và đúng đắn, sâu sắc.
b. Nhân vật Dũng:
- Anh đã sống đúng với những lời mẹ dạy về
cách sống của người anh cùng với 660 thanh
niên ưu tú của Hà Nội lên đường hiến dâng tuổi
xuân của mình cho đất nước. Dũng, Tuất và tất
cả những chàng trai Hà Nội ấy đã góp phần tô
20
GV: Xây dựng hệ thống nhân
vật “phụ”, theo em dụng ný

nghệ thuật của tác giả là gì?
HS: Tổng hợp và xác định.
thắm thêm cốt cách tinh thần người Hà Nội,
phẩm giá cao đẹp của con người Việt Nam.
c. Một vài nhân vật khác:
Bên cạnh sự thật về những người Hà Nội có
phẩm cách cao đẹp, còn có những người tạo nên
“nhận xét không mấy vui vẻ” của nhân vật “tôi”
về Hà Nội. Đó là “ông bạn trẻ đạp xe như gió”
đã làm xe người ta suýt đổ lại còn phóng xe vượt
qua rồi quay mặt lại chửi “Tiên sư cái anh già” ,
là những người mà nhân vật tôi quên đường phải
hỏi thăm Đó là những “hạt sạn của Hà Nội”,
làm mờ đi nét đẹp tế nhị, thanh lịch của người
Tràng An. Cuộc sống của người Hà Nội nay cần
phải làm rất nhiều điểm để giữ gìn và phát huy
cái đẹp trong tính cách người Hà Nội.
3. GV tổ chức cho HS thảo
luận về chuyện cây si cổ thụ
ở đền Ngọc Sơn bị bão đánh
bật rễ rồi lại hồi sinh.
3. Ý nghĩa của câu chuyện "cây si cổ thụ":
- Hình ảnh nói lên qui luật bất diệt của sự
sống. Quy luật này được khẳng định bằng niềm
tin của con người thành phố đã kiên trì cứu sống
được cây si.
- Cây si cũng là một biểu tượng nghệ thuật, một
21
HS: Suy nghĩ, thảo luận và
trình bày.

=> Chi tiết là một dụng ý
nghệ thuật của Nguyễn Khải.
hình ảnh ẩn dụ về vẻ đẹp của Hà Nội: Hà Nội có
thể bị tàn phá, bị nhiễm bệnh nhưng vẫn là một
người Hà Nội với truyền thống văn hoá đã được
nuôi dưỡng suốt trường kì lịch sử, là cốt cách,
tinh hoa, linh hồn đất nước.
4. GV gợi ý để HS nhận xét
về giọng điệu trần thuật và
nghệ thuật xây dựng nhân vật
của Nguyễn Khải trong tác
phẩm.
HS: Thảo luận và trình bày.
+ Về giọng điệu trần thuật
+Về nghệ thuật xây dựng
nhân vật.
4. Giọng điệu trần thuật và nghệ thuật xây
dựng nhân vật:
- Giọng điệu trần thuật:
Một giọng điệu rất trải đời, vừa tự nhiên, dân
dã vừa trĩu nặng suy tư, vừa giàu chất khái quát,
triết lí, vừa đậm tính đa thanh. Cái tự nhiên, dân
dã tạo nên phong vị hài hước rất có duyên trong
giọng kể của nhân vật “tôi”; tính chất đa thanh
thể hiện trong lời kể: nhiều giọng (tự tin xen lẫn
hoài nghi, tự hào xen lẫn tự trào Giọng điệu
trần thuật đã làm cho truyện ngắn đậm đặc chất
tự sự rất đời thường mà hiện đại.
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật:
+ Tạo tình huống gặp gỡ giữa nhân vật “tôi” và

các nhân vật khác.
+ Ngôn ngữ nhân vật góp phần khắc hoạ tính
22
cách (ngôn ngữ nhân vật “tôi” đậm vẻ suy tư,
chiêm nghiệm, lại pha chút hài hước, tự trào;
ngôn ngữ của cô Hiền ngắn gọn, rõ ràng, dứt
khoát ).
Hoạt động 3: Tổ chức tổng
kết
GV: Từ quá trình tìm hiểu
van bản em hãy đánh giá
những thành công nỗi bật của
Nguyễn Khải trong tác phẩm
Một người Hà Nội.
HS: Thảo luận và trình bày.
GV: Khái quát lại vấn đề.
III. Tổng kết:
- Trong Một người Hà Nội, Nguyễn Khải đã có
những khám phá sâu sắc về bản chất của nhân
vật trên dòng lưu chuyển của hiện thực lịch sử:
- Là một con người, bà Hiền luôn giữ gìn phẩm
giá người;Là một công dân, bà Hiền chỉ làm
những gì có lợi cho đất nước; Là một người Hà
Nội, bà đã góp phần làm rạng rỡ thêm cái cốt
cách, cái truyền thống của một Hà Nội anh hùng
và hào hoa - tôn thêm vẻ đẹp thanh lịch quyến rũ
của “người Tràng An”.
=>Chất nhân văn sâu sắc của ngòi bút Nguyễn
Khải chính là ở đó.
“Muốn hiểu con người thời đại với tất cả những

cái hay, cái dở của họ, nhất là muốn hiểu cách
nghĩ của họ, cuộc sống tinh thần của họ, phải đọc
Nguyễn Khải”. (Vương Trí Nhàn )
23
Củng cố, dặn dò
GV: - Nhấn mạnh các đơn vị kiến thức cơ bản
- Hướng dẫn học sinh về học và soạn bài.
HS: - Về học bài và soạn bài mới.
III. KẾT LUẬN:
1. Hiệu quả của đề tài:
1.1. Với người dạy:
Thiết kế này rất thuận lợi cho giáo viên trong tổ chức cho học sinh thực
hiện việc đọc hiểu văn bản văn học. Ở thiết kế này giáo viên chỉ đóng vai trò tổ
chức, tư vấn, làm trọng tài cho học sinh học tập. Tiết học đáp ứng được yêu cầu
của phương pháp dạy học tích cực: lấy học sinh làm trung tâm.
1.2. Với người học:
Từ đọc hiểu tình huống truyện, học sinh dễ dàng chủ động chiếm lĩnh
những giá trị cơ bản về nội dung, tư tưởng và nghệ thuật của tác phẩm. Các câu
hỏi, các vấn đề nêu ra được học sinh nhận thức, trao đổi, và trả lời tương đối
rành mạch và thấu đáo. Bên cạnh việc nắm được giá trị thẩm mỹ của một tác
phẩm văn chương, hướng thiết kế này giúp rèn luyện kĩ năng đọc – hiểu văn bản
24
cho học sinh. Vì thế từ một tiết học, bài học của đề tài có ảnh hưởng tốt cho việc
học một kiểu bài đọc hiểu văn bản hiện đại. Đáng lưu ý hơn, qua cách thiết kế
bài học này các em biết vận dụng kiến thức đọc - hiểu và kĩ năng luyện tập, tạo
lập văn bản. Các bài tập, đề kiểm tra … được học sinh giải quyết rất thấu đáo.
Như vậy việc dạy kiến thức và phương pháp là một yêu cầu lớn của việc giảng
dạy môn Ngữ văn trong nhà trường. Qua thực hiện theo phương pháp này tôi và
một số đồng nghiệp thấy có hiệu quả cao hơn so với các phương pháp truyền
thống.

2. Kết quả thực nghiệm:
Bằng thực tiễn giảng dạy ở lớp 12 tôi đã tiến hành thực nghiệm ở hai lớp
cơ bản (12CA4 và 12CA5 với đối tượng học sinh tương đương), một theo
phương pháp truyền thống, một theo hướng đi sâu vào tìm hiểu các nhân vật rồi
tổng hợp khái quát lên giá trị của tác phẩm. Kết quả thông qua kiểm tra như sau:
TT Lớp

số
Phương pháp
Chất lượng
Ghi
chú
Giỏi Khá TB Yếu
1 12CA4 50
Dạy học theo phương
pháp truyền thống
3% 26% 55% 16%
2 12CA5 50
Dạy học theo phương
pháp mới
14% 37% 46% 3%
25

×