Tải bản đầy đủ (.pdf) (249 trang)

Luận án tiến sĩ kinh tế phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp tỉnh long an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.26 MB, 249 trang )

Luận án tiến sĩ Kinh tế

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

HUỲNH VĂN LÀNH

PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ
TRONG NÔNG NGHIỆP TỈNH LONG AN

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI, Năm 2021


Luận án tiến sĩ Kinh tế

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

HUỲNH VĂN LÀNH

PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ
TRONG NÔNG NGHIỆP TỈNH LONG AN

Ngành: KINH TẾ PHÁT TRIỂN
Mã số: 9 31 01 05

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ


NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS. Nguyễn Văn Ngãi

2. TS. Lê Anh Dũng

HÀ NỘI, Năm 2021


Luận án tiến sĩ Kinh tế

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các
số liệu, kết quả trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và
được trích dẫn đầy đủ theo quy định./.
Tác giả: Huỳnh Văn Lành

i


Luận án tiến sĩ Kinh tế

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .............................................................................................................................. 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ PHÁT
TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ............................................................................................ 1
1.1. Các nghiên cứu trong và ngồi nƣớc có liên quan ................................................. 1
1.1.1. C c nghiên cứu ở nƣớc ngoài .......................................................................... 1
1.1.2. C c nghiên cứu ở trong nƣớc ........................................................................... 7
1.2. Kết luận rút ra từ các cơng trình đã cơng bố và vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu ... 15

1.2.1. Những vấn đề nghiên cứu đã đƣợc giải quyết .............................................. 15
1.2.2. Những vấn đề chƣa đƣợc nghiên cứu và nhiệm vụ của luận án .................. 17
Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ
TẬP THỂ TRONG NÔNG NGHIỆP ........................................................................... 19
2.1. Các khái niệm liên quan đến phát triển kinh tế tập thể trong nền kinh tế
thị trƣờng ........................................................................................................................... 19
2.2. Vai trò của phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp trong nền kinh tế
thị trƣờng ........................................................................................................................... 23
2.3. Các lý thuyết liên quan ............................................................................................. 29
2.3.1. Các mơ hình lý thuyết liên quan đến chấp nhận tham gia kinh tế tập thể
trong lĩnh vực nông nghiệp....................................................................................... 29
2.3.2. Các yếu tố ảnh hƣởng và điều kiện cần thiết để thực hiện việc phát
triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp của nền kinh tế thị trƣờng ........................ 33
2.3.3. Tiêu chí đ nh gi hiệu quả hoạt động của hợp tác xã và sự phát triển
kinh tế tập thể trong nông nghiệp............................................................................. 46
2.3.4. Kinh nghiệm phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp ở một số
nƣớc trên thế giới ...................................................................................................... 48
2.3.5. Kinh nghiệm phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp ở một số tỉnh
trong nƣớc .................................................................................................................. 52
2.3.6. Bài học phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp cho Long An ............ 54
Chƣơng 3: THỰC TRẠNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ PHÁT
TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ TRONG NÔNG NGHIỆP TỈNH LONG AN ......... 56

ii


Luận án tiến sĩ Kinh tế

3.1. Thực trạng phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp tỉnh Long An ......... 56
3.1.1. Thực trạng về sự tham gia của hộ nông dân vào kinh tế tập thể ................. 56

3.1.2. Thực trạng phát triển về số lƣợng, cơ cấu và loại hình kinh tế tập thể ....... 58
3.1.3. Thực trạng phát triển về tổ chức bộ máy của kinh tế tập thể ....................... 61
3.1.4. Thực trạng các nguồn lực phát triển kinh tế tập thể ..................................... 63
3.1.5. Thực trạng về cơ chế, chính sách đối với kinh tế tập thể ............................. 75
3.1.6. Thực trạng về thị trƣờng của kinh tế tập thể ................................................. 84
3.2. Phân tích thực trạng các yếu tố ảnh hƣởng đến việc nông dân chấp nhận
tham gia kinh tế tập thể tại Long An ............................................................................ 86
3.2.1. Phân tích dữ liệu ............................................................................................. 86
3.2.2. Kiểm định thang đo ........................................................................................ 87
3.2.3. Phân tích yếu tố khám phá ............................................................................. 90
3.2.4. Phân tích hồi quy ............................................................................................ 91
3.2.5. Phân tích tƣơng quan ...................................................................................... 91
3.2.6. Phân tích hồi quy bội ...................................................................................... 92
3.2.7. Nhận xét kết quả phân tích hồi quy ............................................................... 92
3.2.8. Kiểm định ANOVA ....................................................................................... 94
3.3. Phân tích thực trạng các yếu tố ảnh hƣởng đến phát triển kinh tế tập thể
trong nông nghiệp tỉnh Long An.................................................................................... 95
3.3.1. Yếu tố bên trong ............................................................................................. 96
3.3.2. Yếu tố bên ngồi ............................................................................................. 98
3.4. Phân tích thực trạng về điều kiện cần thiết để phát triển kinh tế tập thể
trong nông nghiệp............................................................................................................. 99
3.4.1. Nhận thức của ngƣời dân và c c cơ quan quản lý nhà nƣớc về kinh tế
tập thể trong nông nghiệp ......................................................................................... 99
3.4.2. Các nguyên tắc cơ bản của kinh tế tập thể .................................................. 101
3.4.3. Môi trƣờng, cơ chế cho kinh tế tập thể phát triển ....................................... 101
3.4.4. Sự hỗ trợ của Nhà nƣớc và các tổ chức đối với kinh tế tập thể ................. 103
3.5. Đánh giá tiêu chí hiệu quả hoạt động và sự phát triển của kinh tế tập thể
tỉnh Long An ................................................................................................................... 104

iii



Luận án tiến sĩ Kinh tế

3.5.1. Hiệu quả về mặt kinh tế................................................................................ 104
3.5.2. Hiệu quả về mặt xã hội ................................................................................. 110
3.5.3. Hiệu quả của chính sách ............................................................................... 112
3.6. Phân tích thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức đối với sự phát triển
kinh tế tập thể trong nông nghiệp tỉnh Long An ....................................................... 112
3.6.1. Điểm mạnh – Cơ hội (SO) ........................................................................... 113
3.6.2. Điểm mạnh – Thách thức (ST) .................................................................... 114
3.6.3. Điểm yếu - Cơ hội (WO).............................................................................. 115
3.6.4. Điểm yếu - Thách thức (WT)....................................................................... 117
3.7. Đánh giá chung về thực trạng phát triển kinh tế tập thể trong nông
nghiệp tỉnh Long An ...................................................................................................... 118
3.7.1. Đ nh gi chung về những khó khăn ảnh hƣởng đến phát triển kinh tế
tập thể ở Long An ................................................................................................... 118
3.7.2. Nguyên nhân chủ quan ................................................................................. 121
3.7.3. Nguyên nhân khách quan ............................................................................. 123
3.7.4. Những điểm nghẽn chủ yếu cần tháo gỡ để phát triển kinh tế tập thể
trong nông nghiệp tỉnh Long An thời gian tới ...................................................... 124
3.7.5. Đ nh gi chung ............................................................................................. 126
Chƣơng 4: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP
THỂ TRONG NÔNG NGHIỆP TỈNH LONG AN .................................................. 128
4.1. Bối cảnh mới tác động đến phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp ..... 128
4.2. Xu hƣớng của kinh tế tập thể trong nền kinh tế thị trƣờng ............................. 131
4.2.1. Xu hƣớng phát triển kinh tế tập thể trên thế giới ........................................ 132
4.2.2. Xu hƣớng phát triển kinh tế tập thể ở trong nƣớc....................................... 134
4.3. Quan điểm, định hƣớng đẩy mạnh phát triển kinh tế tập thể ở tỉnh Long
An đến năm 2030 ............................................................................................................ 136

4.3.1. Quan điểm về phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp của tỉnh
Long An đến năm 2030 .......................................................................................... 137
4.3.2. Định hƣớng phát triển kinh tế tập thể của tỉnh Long An đến năm 2030... 138

iv


Luận án tiến sĩ Kinh tế

4.4. Giải pháp chủ yếu đẩy mạnh phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp
tỉnh Long An đến năm 2030 ......................................................................................... 143
4.4.1. Giải pháp về nguồn nhân lực ....................................................................... 143
4.4.2. Giải pháp về nguồn vốn ............................................................................... 147
4.4.3. Giải pháp về khoa học và công nghệ. .......................................................... 148
4.4.4. Giải pháp về thị trƣờng................................................................................. 149
4.4.5. Giải pháp về đất đai. ..................................................................................... 151
4.4.6. Giải pháp về chính sách................................................................................ 152
4.4.7. Giải pháp khác. ............................................................................................. 153
4.5. Kiến nghị................................................................................................................... 154
KẾT LUẬN ..................................................................................................................... 156
DANH MỤC CƠNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ CĨ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN . 160
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................... 162
PHỤ LỤC 1 ..................................................................................................................... 175

v


Luận án tiến sĩ Kinh tế

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Với nền tảng tƣ tƣởng hợp t c và phong trào HTX gần 260 năm qua, Kinh tế tập
thể (KTTT) đã trở thành một loại hình tổ chức phổ biến ở hầu hết c c nƣớc trên thế
giới, có ý nghĩa kinh tế, chính trị, văn ho - xã hội to lớn đối với từng quốc gia. Khơng
những thế, KTTT cịn trở thành phong trào quốc tế sâu rộng, liên kết trong tổ chức
Liên minh HTX quốc tế (ICA- International Cooperative Allien). Từ một nƣớc thuần
nông, trải qua nhiều giai đoạn lịch sử, với sự lãnh đạo s ng suốt của Đảng và nhà nƣớc,
Việt Nam đang dần dần hình thành một nền nơng nghiệp tiên tiến, hƣớng tới nền nơng
nghiệp hài hịa giữa hiện đại và truyền thống. Đối với nƣớc ta, KTTT, mà nòng cốt là
HTXNN đã tồn tại và ph t triển trong một thời gian dài, mặc dù trải qua những bƣớc
ph t triển thăng trầm, nhƣng khơng ai có thể phủ nhận vai trị t c động tích cực của
KTTT trong sự ph t triển nền kinh tế quốc dân Việt Nam. Do đó, Đảng ta đã khẳng định:
Ph t triển KTTT là một tất yếu kh ch quan trong sự nghiệp ph t triển kinh tế - xã hội và
củng cố nền quốc phòng - an ninh đất nƣớc; là mục tiêu, chiến lƣợc lâu dài, là chủ trƣơng
lớn, nhất qu n và xuyên suốt của Đảng trong ph t triển nền kinh tế thị trƣờng định
XHCN, và đƣợc xem đây là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị của cả nƣớc.
Trong giai đoạn mới của thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng
nhƣ hiện nay, con đƣờng phát triển KTTT ở nƣớc ta đòi hỏi cần phải có cách nhìn nhận
mới sao cho thích ứng, phù hợp với nền kinh tế thị trƣờng hiện đại ngày nay, phải đặt
KTTT trong bối cảnh xuất hiện nhiều vấn đề mới phát sinh cần giải quyết. Hơn nữa,
nƣớc ta đang hội nhập mạnh mẽ vào các quan hệ kinh tế quốc tế và tham gia ngày càng
nhiều vào các hiệp hội quốc tế, nhƣ: Hiệp định thƣơng mại tự do (FTA) song phƣơng
và đa phƣơng; Tổ chức thƣơng mại thế giới (WTO), Khu vực thƣơng mại tự do
ASEAN (AFTA). Đặc biệt là năm 2020 vừa qua, mặc dù là năm đại dịch COVID 19
t c động sâu sắc tới mọi mặt của đời sống KT-XH với diễn biến nhanh và phức tạp,
nhƣng Việt Nam đã ký kết thành công 03 hiệp định thƣơng mại (FTA), mở ra thị
trƣờng rộng lớn chƣa từng có, nhƣ: Hiệp định thƣơng mại tự do Việt Nam - Liên minh
châu Âu (EVFTA); Hiệp định đối tác toàn diện khu vực RCEP và Hiệp định thƣơng
mại tự do Việt Nam – Vƣơng quốc Anh (UKVFTA). Cùng với sự tham gia đó, điều
kiện và mức độ cạnh tranh của nƣớc ta với c c nƣớc trong khu vực và thế giới về sản

phẩm, doanh nghiệp và tính cạnh tranh quốc gia, quốc tế sẽ càng trở nên gay gắt hơn,
quyết liệt hơn. Trong bối cảnh đó, KTTT trong nơng nghiệp ở Việt Nam cần phải đƣợc

1


Luận án tiến sĩ Kinh tế

quan tâm đẩy mạnh phát triển và nhất thiết không thể không thay đổi trong xu hƣớng,
điều kiện, yêu cầu nhƣ hiện nay. Điều này tất nhiên sẽ dẫn đến sự cần thiết phải thay
đổi trong nhận thức, tƣ duy và những định hƣớng chính sách về phát triển kinh tế tập
thể khơng cịn phù hợp trƣớc đây.
Với trên 70% dân số Việt Nam sống ở nơng thơn, nguồn thu nhập chính hiện nay
vẫn là sản xuất nơng nghiệp. Do vậy, trong tiến trình phát triển đất nƣớc, Đảng ta luôn
khẳng định phải bắt đầu từ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thôn.
Nghị quyết 26-NQ/TW về “Tam nông” năm 2008 [3]; Luật HTX năm 2012; Chƣơng
trình xây dựng nơng thơn mới, và gần đây, sự ra đời của hai Quyết định lớn, đó là: QĐ
Số: 1804/QĐ-TTg “Phê duyệt chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác
xã giai đoạn 2021 – 2025”, ngày 13 th ng 11 năm 2020 và QĐ Số: 340/QĐ-TTg “Phê
duyệt chiến lược phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã giai đoạn 2021 – 2030”, ngày 12
th ng 3 năm 2021 của Thủ tƣớng Chính phủ có ý nghĩa rất quan trọng. Đây là những
quyết sách lớn và tầm nhìn xa của Ðảng và Nhà nƣớc ta. KTTT là một thành phần
quan trọng trong nền kinh tế, nó khơng chỉ đóng góp vào tăng trƣởng kinh tế mà cịn
đóng góp quan trọng trong ph t triển văn hóa, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an
toàn xã hội. Trong giai đoạn đầu của thời kỳ đổi mới, chuyển sang nền kinh tế thị
trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa, KTTT đã gặp không ít khó khăn, th ch thức;
nhƣng khi Việt Nam hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, sản xuất nông nghiệp c
thể, nhỏ lẻ ngày càng bộc lộ những hạn chế của nó; Ngƣợc lại, ph t triển KTTT cả về
số lƣợng, quy mô và chất lƣợng thật sự trở thành xu thế kh ch quan, tất yếu.
Long An là tỉnh nông nghiệp đặc thù với 80% dân số sống ở khu vực nông thôn,

nên về lâu dài kinh tế nơng thơn vẫn giữ vai trị quan trọng trong nội dung phát triển
của tỉnh. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Long An lần thứ IX x c định, sẽ phát triển
tồn diện nơng nghiệp của tỉnh theo hư ng công nghiệp h a nông nghiệp g n v i xây
dựng và phát triển nông thôn m i để g p phần đến n m 2020 tr thành tỉnh công
nghiệp, hiện đại và v n minh; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Long An lần thứ X,
nhiệm kỳ 2016-2020 cũng đã x c định “…Đổi m i phương thức sản xuất và phát triển
kinh tế tập thể trong nông nghiệp…” là một trong những nhiệm vụ trọng tâm; Nghị
quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Long An lần thứ XI, nhiệm kỳ 2021-2025 quyết tâm thực
hiện ba chƣơng trình đột phá, bao gồm: “Chương trình phát triển nơng nghiệp ứng
dụng công nghệ cao g n v i tái cơ cấu ngành nơng nghiệp; Chương trình huy động
mọi nguồn lực xây dựng hệ thống hạ tầng giao thông đồng bộ phục vụ phát triển công

2


Luận án tiến sĩ Kinh tế

nghiệp, đô thị vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh; Chương trình đào tạo nguồn nhân lực
đáp ứng nhu cầu phát triển công nghiệp và nông nghiệp của tỉnh”; “Đề án phát triển
nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với t i cơ cấu ngành nông nghiệp”; “Đề án
phát triển kinh tế tập thể tỉnh Long An đến năm 2030” (theo Quyết định số 462/QĐUBND ngày 05/02/2015 của UBND tỉnh); và gần đây, ngày 10 th ng 8 năm 2020,
UBND tỉnh Long An cũng đã xây dựng và ban hành Kế hoạch cụ thể phát triển kinh tế
tập thể giai đoạn 2021 – 2025 và năm 2021 theo yêu cầu của Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ tại
văn bản số 4476/BKHĐT-HTX ngày 14/7/2020: “Về việc xây dựng kế hoạch phát triển
kinh tế tập thể giai đoạn 2021 – 2025 và n m 2021” để triển khai thực hiện trên địa bàn
của tỉnh.
Hiện nay cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn của tỉnh Long An chuyển dịch
chƣa đ p ứng yêu cầu phát triển, cịn mang tính tự phát cao, tổ chức KTTT cịn non
yếu. Tính đến thời điểm cuối năm 2020 tồn tỉnh có 04 liên hiệp HTX và 268 HTX
(trong đó, có 205 HTXNN ), số HTX đã chuyển đổi và đang hoạt động theo luật HTX

2012 là 241/268 HTX; Số hợp t c xã ngừng hoạt động là 27 hợp t c xã; số hợp t c xã
thành lập mới là 20 HTX; đã giải thể 07 hợp t c xã; số hợp t c xã hoạt động có hiệu
quả: 109 HTX; … Nhìn chung, phần lớn các HTXNN hiện nay chƣa x c định đƣợc sản
phẩm, dịch vụ chủ lực của mình, do đó việc đầu tƣ ph t triển sản xuất kinh doanh, dịch
vụ của HTX khơng có trọng tâm, trọng điểm và thiếu tính ổn định, lâu dài.
Phát triển KTTT trong nông nghiệp đang trở thành yêu cầu bức xúc nhƣng trong
thời gian qua trên địa bàn tỉnh Long An lại chƣa có nhiều cơng trình, chƣơng trình,
luận án nghiên cứu có tính tham khảo và ứng dụng trong lĩnh vực này. Do đó, việc
nghiên cứu tìm hiểu: Thực trạng kinh tế tập thể Long An; C c điều kiện cần thiết để
phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp tỉnh Long An; Những yếu tố quyết định sự
chấp nhận tham gia của ngƣời dân vào KTTT; Yếu tố t c động làm ảnh hƣởng đến sự
phát triển của KTTT; Những hạn chế, yếu kém và nguyên nhân; Những thuận lợi, khó
khăn, cơ hội và thách thức; Những điểm nghẽn làm cản trở sự phát triển của KTTT,
HTXNN; ... Từ đó, rút ra bài học kinh nghiệm, đề xuất quan điểm, phƣơng hƣớng và
giải pháp thiết thực nhằm khôi phục, thúc đẩy phát triển KTTT, HTXNN trên địa bàn
tỉnh Long An, đảm bảo đúng hƣớng, hiệu quả và bền vững là điều rất cần thiết. Từ
những lý do kể trên, NCS quyết định chọn vấn đề: “Phát triển kinh tế tập thể trong
nông nghiệp tỉnh Long An” làm chủ đề nghiên cứu của luận án này.

3


Luận án tiến sĩ Kinh tế

2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung:
Trên cơ sở những nội dung cốt lõi, điểm nổi bật trong lý luận về vị trí, vai trị của
kinh tế tập thể trong nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Những vấn đề nền tảng, nổi bật trong lý luận về sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của

nhà nƣớc về vai trò, chức năng của hệ thống chính trị, của các tổ chức liên quan đối
với sự phát triển kinh tế tập thể hiệu quả, bền vững ở Việt Nam. Đề tài tiến hành đ nh
giá thực trạng, đƣa ra c c quan điểm, nhiệm vụ trọng tâm và đề xuất những giải pháp
đột phá nhằm tiếp tục phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp tỉnh Long An đạt
hiệu quả đến năm 2030. Đồng thời cùng góp phần thực hiện theo tinh thần, chủ
trƣơng chung của Bộ chính trị và Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng tới đây (Dự kiến
tổ chức hội nghị Trung ƣơng 5, kho XIII vào th ng 5-2022) về việc “Tổng kết 20
n m thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 kh a IX về tiếp tục đổi m i, phát triển và
nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể” (Nghị quyết 13/NQ-TW).
Mục tiêu cụ thể:
(i) Hệ thống hóa và luận giải rõ cơ sở lý luận về KTTT trong nông nghiệp trƣớc
yêu cầu phát triển kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa và thúc đẩy hội nhập
kinh tế quốc tế ở Việt Nam.
(ii) Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến chấp nhận tham gia KTTT và những yếu
tố t c động đến sự phát triển KTTT trong nơng nghiệp tỉnh Long An.
(iii) Phân tích và đ nh gi thực trạng KTTT (trong nông nghiệp), mà nòng cốt là
HTXNN tỉnh Long An giai đoạn 2012 – 2020
(iv) Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển KTTT trong nông nghiệp tỉnh
Long An
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện những mục tiêu nêu trên, luận án có các nhiệm vụ sau cần giải quyết:
- Làm rõ cơ sở lý luận về KTTT trong phát triển nông nghiệp,
- Tìm hiểu những kinh nghiệm thực tiễn về phát triển KTTT trên thế giới và trong
nƣớc để rút ra bài học kinh nghiệm cho Long An.
- Phân tích thực trạng phát triển KTTT, mà nòng cốt là HTXNN trong nông
nghiệp ở tỉnh Long An từ năm 2012 đến 2020
- Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến việc chấp nhận tham gia KTTT ở Long An.

4



Luận án tiến sĩ Kinh tế

- Phân tích những yếu tố t c động đến sự phát triển của nông nghiệp tỉnh Long An.
- Làm rõ những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế.
- Phân tích những thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức đối với sự phát triển
của KTTT trong nông nghiệp tỉnh Long An.
- Phân tích thực trạng về điều kiện cần thiết để phát triển kinh tế tập thể trong
nông nghiệp
- Rút ra c c điểm nghẽn cần tháo gỡ để phát triển KTTT trong nông nghiệp tỉnh
Long An thời gian tới.
- Đề xuất quan điểm, phƣơng hƣớng và giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển KTTT
trong nông nghiệp ở tỉnh Long An đến năm 2025 và hƣớng đến năm 2030.
3. Câu hỏi nghiên cứu
(1). Các yếu tố nào ảnh hƣởng đến sự chấp nhận tham gia KTTT của hộ nông dân
và những yếu tố nào t c động chủ yếu ảnh hƣởng đến sự phát triển của KTTT trong
nông nghiệp tỉnh Long An?
(2). Thực trạng phát triển KTTT ở Long An? Cần tận dụng điểm mạnh, cơ hội nào
và khắc phục điểm yếu, vƣợt qua thách thức gì để phát triển KTTT tỉnh Long An?
(3). Nên định hƣớng và đề xuất giải ph p gì để phát triển KTTT tỉnh Long An?
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của luận án là sự phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp
tỉnh Long An, mà chủ yếu là hợp tác xã nông nghiệp.
Chủ thể nghiên cứu bao gồm: (i) Hộ nông dân chƣa tham gia kinh tế tập thể; (ii) những
chủ thể tham gia trực tiếp quản lý, tổ chức, hoạt động của c c đơn vị KTTT bao gồm (hộ
xã viên HTX; tổ viên THT; chủ nhiệm HTX; ban kiểm soát, kế toán; chủ tịch hội đồng
quản trị); và (iii) chủ thể là quản lý gián tiếp về KTTT bao gồm: Các cán bộ nhà nƣớc
đƣợc phân công quản lý, theo dõi, phụ trách KTTT thuộc cấp tỉnh, huyện và xã).
4.2. Phạm vi nghiên cứu

- Về nội dung: Luận án nghiên cứu sự phát triển KTTT trong lĩnh vực nông
nghiệp, mà nòng cốt là HTXNN trên địa bàn tỉnh Long An với các nội dung tập trung
chủ yếu nhƣ sau:
(i) Thực trạng phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp ở Long An; (ii) Phân tích
thực trạng các yếu tố ảnh hƣởng đến việc nông dân chấp nhận tham gia kinh tế tập thể
tại Long An; (iii) Phân tích thực trạng các yếu tố ảnh hƣởng đến phát triển kinh tế tập
thể trong nông nghiệp tỉnh Long An; (iv) Phân tích thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách

5


Luận án tiến sĩ Kinh tế

thức đối với sự phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp tỉnh Long An; (v) Phân tích
thực trạng về điều kiện cần thiết để phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp; (vi)
Đ nh gi tiêu chí hiệu quả hoạt động và sự phát triển của kinh tế tập thể và hợp tác xã
nông nghiệp tỉnh Long An; (vii) Đ nh gi chung về thực trạng phát triển kinh tế tập thể
trong nơng nghiệp ở Long An. Từ đó rút ra những điểm nghẽn cản trở đến sự phát triển
KTTT cần tháo gỡ.
Trong luận án này, kết quả, lợi ích chỉ phân tích điển hình chủ yếu đối với HTXNN
và chỉ bao gồm chủ yếu về mặt kinh tế và xã hội, cùng với việc mơ tả kết quả thực hiện
các chính sách của Đảng và nhà nƣớc.
Thuật ngữ “ảnh hƣởng” và thuật ngữ “t c động” đƣợc sử dụng với nội hàm nhƣ
nhau, là động từ có ý nghĩa chỉ hoạt động làm cho một sự vật, hiện tƣợng nào đó có
những biến đổi nhất định.
- Về khơng gian: Nghiên cứu KTTT trong phát triển nông nghiệp chỉ trên địa
bàn của tỉnh Long An.
- Về thời gian: Luận án nghiên cứu thực trạng KTTT trong nông nghiệp tỉnh Long An
trong giai đoạn từ 2012 – 2020. Giải pháp phát triển KTTT hƣớng đến năm 2030.
5. Cách tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu

5.1. Cách tiếp cận
- Theo cách tiếp cận hệ thống và phát triển bền vững, thông qua các đánh giá:
Thứ nhất, Đ nh gi c c yếu tố ảnh hƣởng đến sự chấp nhận tham gia KTTT,
HTXNN: (i) Đối v i nông dân (chƣa tham gia vào tổ chức KTTT, HTXNN): nhằm
x c định yếu tố nào là chủ yếu quyết định chấp nhận tham gia vào các tổ chức
KTTT, HTXNN. (ii) Đối v i xã viên (đã tham gia vào HTXNN): nhằm x c định khi
họ đã tham gia vào HTXNN thì có phải thật sự xuất phát từ nhu cầu cần hợp tác
trong nền kinh tế hàng ho đang cạnh tranh quyết liệt hay khơng? Có phải thật sự
xuất phát từ nhu cầu các hộ cần liên kết lại nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh để tồn
tại, phát triển hay không? Quyết định vào HTXNN của họ có xuất phát từ động lực
đích thực hay khơng? Từ đó, làm cơ sở, cách thức cho việc tuyên truyền, vận động đến
các hộ nông dân khi tham gia vào các tổ chức KTTT, HTXNN phải xuất phát từ động
cơ, th i độ đúng đắn, theo hƣớng tôn trọng nguyên tắc tham gia tự nguyện để phát triển
KTTT, HTXNN một cách ổn định, bền vững.
Thứ hai, Đ nh gi c c yếu tố t c động đến sự phát triển của KTTT, HTXNN
bao gồm: Các yếu tố bên trong và bên ngồi thuộc c c mơi trƣờng nhƣ: Mơi trƣờng
tự nhiên; môi trƣờng ph p lý (C c định chế, pháp luật, cơ chế chính s ch, …), mơi

6


Luận án tiến sĩ Kinh tế

trƣờng kinh tế (trực tiếp, gián tiếp), mơi trƣờng văn hóa - xã hội, mơi trƣờng khoa
học và cơng nghệ, mơi trƣờng chính trị và yếu tố thị trƣờng, … những yếu tố này
t c động, ảnh hƣởng đến mức độ phát triển của KTTT, HTXNN trên địa bàn tỉnh
nhƣ thế nào? Kết quả nghiên cứu chính là cơ sở góp phần cho chúng ta đƣa ra hàm
ý chính s ch, đề xuất giải ph p để đảm bảo KTTT, HTXNN phát triển đúng hƣớng,
đúng bản chất và góp phần phát triển bền vững.
- Theo cách tiếp cận bằng phương pháp diễn dịch (deductive research approach).

Là quá trình suy luận bắt đầu từ các lý thuyết khoa học có sẵn để hình thành
các giả thuyết, sử dụng c c quan s t (c c phƣơng ph p thu thập dữ liệu) để kiểm
định các giả thuyết đƣa ra.
Lý thuyết
Giả thuyết
Quan sát
Khẳng định

Hình 1.1: Quy trình cách tiếp cận bằng phương pháp diễn dịch
Nguồn: Burney (2008)
- Theo cách tiếp cận bằng phương pháp quy nạp (Inductive research approach)
Là quá trình suy luận bắt đầu từ quan sát các hiện tƣợng khoa học để hình
thành các mơ hình giải thích các hiện tƣợng khoa học.
Lý thuyết

Giả thuyết dự kiến
Mơ hình

Quan sát

Hình 1.2: Quy trình cách tiếp cận bằng phương pháp quy nạp
Nguồn: Burney (2008)

7


Luận án tiến sĩ Kinh tế

5.2. Phương pháp nghiên cứu
Về tổng thể, luận án sử dụng và kết hợp c c phƣơng ph p: Duy vật biện chứng;

Duy vật lịch sử; Phƣơng ph p tổng hợp, so sánh; Phân tích thống kê mơ tả; Nghiên cứu
các mơ hình mẫu, tổng kết thực tiển; Phỏng vấn chuyên gia; Phƣơng ph p định tính;
Phƣơng ph p định lƣợng; Phƣơng ph p điều tra xã hội học; Phƣơng ph p phân tích hồi
qui – tƣơng quan; Tổng hợp tài liệu nghiên cứu tại bàn; Công cụ ma trận SWOT, thang
đo Likert; … Cụ thể trong luận án, sử dụng chủ yếu c c phƣơng ph p, công cụ sau:
5.2.1. Phương pháp nghiên cứu định tính (qualitative research)
Thƣờng đƣợc sử dụng để hình thành lý thuyết dựa vào cách tiếp cận quy nạp.
Nghiên cứu định tính là phƣơng ph p tiếp cận nhằm tìm cách mơ tả và phân tích
đặc điểm và hành vi của con ngƣời và của nhóm ngƣời từ quan điểm cá nhân của
nhà nghiên cứu. Để thu thập thông tin nghiên cứu định tính dựa vào c c phƣơng
ph p nhƣ: Phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm, quan sát và ghi chú, tài liệu, hình ảnh.
(PGS. Đinh Phi Hỗ - 2014: Giáo trình Phương pháp nghiên cứu kinh tế)
* Đối v i mơ hình yếu tố khám phá
Mục đích là xây dựng và hoàn thiện bảng câu hỏi phỏng vấn. Phỏng vấn sâu
và thảo luận nhóm (phỏng vấn và thảo luận nhóm với nơng dân, c c đơn vị có liên
quan; phỏng vấn sâu đối với cán bộ quản lý trực tiếp KTTT) để chọn biến. Từ đó
làm cơ sở xây dựng mơ hình nghiên cứu chính thức (Thiết kế và phương pháp
nghiên cứu cụ thể

phụ lục 3)

* Đối v i mơ hình yếu tố tác động
Trên cơ sở nhiều nhà nghiên cứu đã x c định các yếu tổ ảnh hƣởng chủ yếu
đến KTTT, đề tài nghiên cứu tiến hành thiết lập bảng câu hỏi điều tra (chi tiết nội
dung bảng câu hỏi theo hƣớng điều tra làm rõ các yếu tố bên trong và bên ngoài
thuộc c c môi trƣờng t c động đến KTTT, làm dữ liệu cho cơ sở phân tích) với hình
thức: Tự ghi phiếu, thảo luận nhóm, phỏng vấn và phỏng vấn sâu …để phân tích
các yếu tố ảnh hƣởng (Thiết kế và phương pháp nghiên cứu cụ thể

phụ lục 3)


5.2.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng (quanlitative research)
Thƣờng đƣợc sử dụng để kiểm định lý thuyết dựa vào cách tiếp cận suy diễn.
Nghiên cứu định lƣợng là phƣơng ph p giải thích hiện tƣợng thơng qua phân tích
thống kê với dữ liệu định lƣợng thu thập đƣợc. Đối với dữ liệu không định lƣợng

8


Luận án tiến sĩ Kinh tế

đƣợc (nhƣ niềm tin/hoặc th i độ) thì có thể chuyển đổi thành hình thức định lƣợng
bằng cách sử dụng các công cụ đo lƣờng nhƣ thang đo Likert. (PGS. Đinh Phi Hỗ 2014: Giáo trình Phương pháp nghiên cứu kinh tế).
* Đối v i mơ hình yếu tố khám phá
Xây dựng c c thang đo cho mơ hình nghiên cứu của đề tài: Các biến quan sát
của mỗi thang đo đƣợc xây dựng từ kết quả thảo luận nhóm với nơng dân chƣa
tham gia KTTT, HTXNN. Tác giả sử dụng thang đo Likert dùng để đo lƣờng các
yếu tố trong mơ hình nghiên cứu của luận án, mỗi yếu tố có từ 3 biến quan sát trở
lên, có 7 yếu tố đƣợc đo lƣờng (Bảng 1.1, phụ lục 1).
Các yếu tố đƣợc đo bằng thang đo Likert 5 điểm, trong đó: (1). Rất khơng đồng ý;
(2). Khơng đồng ý; (3). Khơng có ý kiến (trung hòa); (4). Đồng ý; (5). Rất đồng ý
Thống kê mô tả: Đây là phƣơng ph p thông dụng, dễ sử dụng, là cách thức
thu thập thông tin số liệu nhằm kiểm chứng những giả thiết hoặc để giải quyết
những vấn đề có liên quan đến tình hình hiện tại của đối tƣợng nghiên cứu. Trong
nghiên cứu này, phƣơng ph p thống kê mô tả để mô tả thông tin, đặc điểm về nơng
hộ, nhƣ: Tuổi t c, trình độ học vấn, số lao động, diện tích đất sản xuất, thu nhập của
gia đình, cùng với nhận thức sự hữu ích, nhận thức kiểm soát hành vi, rủi ro, khả
năng p dụng công nghệ, điều kiện thuận lợi, chuẩn chủ quan (Thiết kế và phương
pháp nghiên cứu cụ thể


phụ lục 3)

* Đối v i mơ hình yếu tố tác động
C c yếu tố đƣợc đề cập trong lý thuyết đƣợc chọn lựa để phân tích các yếu tố
t c động trong nghiên cứu bao gồm c c yếu tố bên trong và c c yếu tố bên ngoài
thuộc c c môi trƣờng t c động nhƣ: môi trƣờng tự nhiên, mơi trƣờng pháp lý, mơi
trƣờng chính trị, mơi trƣờng kinh tế trực tiếp, môi trƣờng kinh tế gián tiếp, môi trƣờng
về khoa học và công nghệ, môi trƣờng văn ho - xã hội, mơi trƣờng chính trị, yếu tố thị
trƣờng. Từ đó, nghiên cứu x c định số lƣợng và tỷ lệ các yếu tố t c động qua điều
tra. Trên cơ sở đó, thang đo chính thức đƣợc xây dựng qua sự góp ý của các chuyên
gia là quản lý các hợp t c xã trên địa bàn tỉnh, huyện (gửi bảng câu hỏi và phỏng
vấn trực tiếp và gián tiếp qua điện thoại cho 50 cán bộ quản lý KTTT, HTXNN vào
th ng 4 năm 2021 gồm: trƣởng hoặc phó phịng nơng nghiệp phát triển nơng thơn
các huyện, thành phố; cán bộ phụ trách KTTT, HTXNN 02 sở NN&PTNT và sở
KH – ĐT của tỉnh; cán bộ quản lý LM HTX, chủ nhiệm HTXNN), để x c định tỷ lệ
mức độ ảnh hƣởng của các yếu tố chủ yếu nào ảnh hƣởng đến sự phát triển của

9


Luận án tiến sĩ Kinh tế

KTTT, HTXNN hiện nay. Từ đó, phân tích thực trạng các yếu tố này qua kết quả
(tỷ lệ) điều tra. (Thiết kế và phương pháp nghiên cứu cụ thể

phụ lục 3; và Bảng

1.2 phụ lục 1).
Thống kê mô tả: Trong phần nghiên cứu này, phƣơng ph p thống kê mô tả để
mô tả thực trạng và mức độ t c động của các yếu tố bên trong và bên ngoài ảnh

hƣởng đến sự phát triển của KTTT, HTXNN đƣợc x c định cụ thể trong luận án
nhƣ: (i)Yếu tố nguồn lực con ngƣời; (ii) yếu tố nguồn lực về vốn, (iii) yếu tố về
khoa học và công nghệ; (iv) yếu tố nguồn lực về đất đai; (v) yếu tố thị trƣờng; (vi)
yếu tố cơ chế, chính sách (Bảng 3.26 phụ lục 1).
5.2.3. Phương pháp nghiên cứu hỗn hợp (Mixed – methods opproach)
Kết hợp cả hai phƣơng ph p nghiên cứu định tính và định lƣợng (Sử dụng cho mơ
hình đ nh gi thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức đối với sự phát triển kinh tế
tập thể).
Để góp phần tạo cơ sở xây dựng những định hƣớng cũng nhƣ những giải ph p cho
ph t triển KTTT, HTXNN trên địa bàn tỉnh Long An trong thời gian tới, Luận n tiến
hành đ nh gi : Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và th ch thức thông qua sử dụng phƣơng
pháp chuyên gia và ma trận SWOT bằng cả định tính và định lƣợng để phân tích. Dữ
liệu thu thập đƣợc sử dụng từ thông tin phỏng vấn chuyên gia của các mẫu điều tra nêu
trên đƣợc dùng để phân tích, x c định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của
KTTT.
(Thiết kế và phương pháp nghiên cứu cụ thể

phụ lục 3)

5.2.4. Phương pháp nghiên cứu duy vật biện chứng và duy vật lịch sử
Chủ nghĩa duy vật biện chứng hay chủ nghĩa duy vật lịch sử đều là triết học MácLênin nhìn từ gi c độ quy luật phổ biến của tự nhiên, xã hội và tƣ duy. Vận dụng
quan điểm này là tôn trọng quy luật khách quan; chỉ ra quy luật khách quan chi phối
sự phát triển kinh tế tập thể của tỉnh.
5.2.4.1. Phương pháp nghiên cứu duy vật biện chứng
Chủ nghĩa duy vật biện chứng là một bộ phận cấu thành chủ nghĩa M c-Lênin, nội
dung của nó khẳng định tính tồn tại khách quan của thế giới vật chất, đồng thời
khẳng định ý thức con ngƣời có khả năng chỉ đạo, dẫn dắt thực tiễn. Trong luận án
nghiên cứu về sự phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp tỉnh Long An, vận
dung quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng là khẳng định tính tất yếu khách
quan của mối quan hệ kinh tế giữa các chủ thể trong quá trình phát triển kinh tế tập


10


Luận án tiến sĩ Kinh tế

thể trong nông nghiệp của tỉnh, mà chủ yếu là HTXNN. Đồng thời, khẳng định, tổ
chức Đảng, nhà nƣớc, chính quyền địa phƣơng có thể chỉ đạo, dẫn dắt kinh tế tập
thể phát triển theo đúng quy luật của nó.
5.2.4.2. Phương pháp nghiên cứu duy vật lịch sử
Chủ nghĩa duy vật lịch sử là phát kiến vĩ đại của Marx. Đó là sự vận dụng các quan
điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng vào nghiên cứu đời sống xã hội. Quan điểm
này yêu cầu, khi nghiên cứu lịch sử xã hội cần xuất phát từ nền sản xuất vật chất,
đồng thời thấy đƣợc các quy luật khách quan, chi phối, dẫn dắt diễn trình lịch sử. Áp
dụng quan điểm này vào nghiên cứu kinh tế tập thể trong nông nghiệp ở tỉnh Long An
hiện nay, tức là phải góp phần nhận thức đƣợc quy luật xã hội dẫn dắt, chi phối quá
trình vận động, biến đổi, phát triển của kinh tế tập thể trong nơng nghiệp. Từ đó dự báo
xu hƣớng phát triển của kinh tế tập thể tỉnh Long An trong thời gian tới.
6. Những đóng góp của luận án
Hệ thống hóa, bổ sung và phát triển cơ sở lý luận về KTTT trong nơng nghiệp ở
Việt Nam nhìn dƣới góc độ kinh tế phát triển.
Đ nh gi c c yếu tố ảnh hƣởng đến việc chấp nhận tham gia KTTT và những yếu tố tác
động chủ yếu ảnh hƣởng đến sự phát triển của KTTT trong nông nghiệp tỉnh Long An.
Làm rõ thực trạng KTTT trong nông nghiệp tỉnh Long An, đ nh gi c c kết quả, hạn
chế và nguyên nhân của những hạn chế. Phân tích thực trạng về điều kiện cần thiết để
phát triển kinh tế tập thể trong nơng nghiệp. Từ đó, rút ra những điểm nghẽn cần tháo
gỡ để KTTT, HTXNN Long An phát triển.
Đề xuất quan điểm, phƣơng hƣớng và giải pháp đột phá nhằm thúc đẩy phát triển
KTTT trong nông nghiệp tỉnh Long An đến năm 2030.
7. Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung
của luận n đƣợc kết cấu gồm 04 chƣơng:
Chƣơng 1: Tổng quan các cơng trình nghiên cứu về phát triển kinh tế tập thể
Chƣơng 2: Cơ sở lý luận và thực tiển về phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp
Chƣơng 3: Thực trạng và kết quả nghiên cứu về phát triển kinh tế tập thể trong nông
nghiệp tỉnh Long An.
Chƣơng 4: Định hƣớng và giải pháp phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp tỉnh
Long An.

11


Luận án tiến sĩ Kinh tế

Khung phân tích
Hình 1.3: Khung phân tích phát triển KTTT
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN KTTT
THỰC TRẠNG KTTT, HTXNN

HỘ XÃ
VIÊN

TỔ HỢP
TÁC

HTXNN

HỘ NÔNG
DÂN


CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ CHẤP NHẬN THAM GIA KTTT

Nhận
thức
kiểm
soát
hành vi

Nhận
thức sự
hữu ích

NGUN
NHÂN

Khả
năng p
dụng
cơng
nghệ

Điều
kiện
thuận
lợi

Rủi
ro

Chuẩn

chủ
quan
GIẢI
PHÁP

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN KTTT

Nhóm
yếu tố
về mơi
trƣờng
pháp lý

Nhóm
yếu tố
về mơi
trƣờng
kinh tế

Nhóm yếu
tố về mơi
trƣờng
khoa học
và CN

Nhóm
yếu tố
về mơi
trƣờng
chính trị


Nhóm yếu
tố về mơi
trƣờng
văn ho ,
XH

Nhóm
yếu tố
thị
trƣờng

NHẬN DIỆN ĐIỂM MẠNH, ĐIỂM YẾU, CƠ HỘI, THÁCH THỨC ĐẾN KTTT

Điểm Mạnh
– Cơ hội
(SO)

Điểm mạnh –
Thách thức
(ST)

Điểm yếu Cơ hội
(WO)

Điểm yếu Thách thức
(WT)

C C PHƢƠNG PH P NGHIÊN CỨU


Tổng
hợp, so
sánh

Duy
vật lịch
sử

Duy
vật
biện
chứng

Điều
tra xã
hội học

Thống
kê mô
tả

Chuyên
gia

12

Hồi
qui
tƣơng
quan


Tổng hợp
tài liệu,
nghiên
cứu tại
bàn

Công
cụ ma
trận
SWOT

Thang
đo
Likert


Luận án tiến sĩ Kinh tế

nh 1.4 Quy tr nh triển h i nghiên cứu

Nghiên cứu tổng
quan tài liệu

Bổ sung cơ sở lý
luận, khung phân
tích, bộ cơng cụ,

Nghiên cứu cơ sở
lý luận và lựa

chọn lý thuyết

Thực hhiện hội thảo
chuyên đề có liên
quan

Xử lý thống kê,
tổng hợp, phân tích
kết quả

Xây dựng khung
phân tích, thiết kế
nghiên cứu

Thu thập số liệu
lần 1

Thống kê mô tả,
trả lời các câu hỏi
nghiên cứu

Thiết lập bộ công
cụ khảo sát

Hoàn
chỉnh luận
án

Thu thập số liệu
lần 2


Khảo sát thử
nghiệm, hoàn
thiện bộ công cụ

Thống kê suy diễn,
kiễm định giả thiết

Kết luận và kiến
nghị

Đề xuất các giải
pháp

13


Luận án tiến sĩ Kinh tế

Chƣơng 1
TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ PHÁT TRIỂN
KINH TẾ TẬP THỂ
1.1. Các nghiên cứu trong và ngồi nƣớc có liên quan
1.1.1. ác nghiên cứu ở nước ngoài
1.1.1.1. Những nghiên cứu về lý luận của kinh tế tập thể trong nơng nghiệp,
nịng cốt là hợp tác xã
- Liên quan đến nhận thức và sự liên kết:
Theo Knapp G. Joseph (1955) [152], các tổ chức hợp t c là một loại hình tổ
chức đặc thù, rất kh c biệt so với những tổ chức kinh tế phổ biến trong xã hội. Vì vậy,
khơng có gì đ ng ngạc nhiên nếu có sự hiểu biết không đúng, quan điểm sai lầm hay

định kiến sai lệch về tính đặc thù của loại hình tổ chức đặc biệt này. Knapp liệt kê 15
điều dễ làm cho ngƣời ta nhầm tƣởng về tổ chức hợp t c. Đây là đặc điểm quan trọng
làm nền tảng để phân tích nhận thức của nông dân, nhất là nông dân Việt Nam chịu ảnh
hƣởng q nặng nề từ mơ hình HTX “kiểu cũ” tồn tại trƣớc khi Luật HTX có hiệu lực
vào năm 1997. Đây cũng là một tham khảo hết sức quý b u để t c giả đ nh gi mức độ
nhận thức của nông dân về c c loại hình tổ chức hợp tác trong nơng nghiệp. Phải phân
biệt KTHT là một loại hình khác với loại hình kinh tế tập thể, không đồng nhất với
kinh tế tập thể. Về phƣơng ph p nghiên cứu, Osterberg và Nilsson (2009) [158] đã tiến
hành nghiên cứu nhận thức của nông dân trong việc tham gia vào quá trình quản trị
HTX tại Thụy Điển bằng phƣơng ph p định lƣợng. C c t c giả sử dụng bảng câu hỏi để
đo lƣờng nhận thức của 2.250 ngƣời đối với c c tính chất đặc thù của tổ chức hợp t c.
Kết quả nghiên cứu cho thấy những nông hộ nào tự hoạt động có hiệu quả thƣờng khơng
gắn bó với HTX và ít hiểu đúng về bản chất thực thụ của HTX. Hay nói c ch kh c,
những nơng dân khơng thể quản lý kinh tế hộ hiệu quả thì rất cần và đặt niềm tin cao vào
tổ chức hợp tác.
Để đ nh gi lợi ích của nơng dân tham gia liên kết, cơng trình nghiên cứu quan
điểm và nhận thức của xã hội đối với sự liên kết trong các HTX của nông dân ở Kenya,
Moland Ir. John, Williams T. Thomas (1979) [155], đã xây dựng bộ câu hỏi trắc
nghiệm gồm 12 câu để đo lƣờng mức độ nhận thức của xã hội về mối liên kết của nông
dân. Kết quả nghiên cứu nhƣ sau: có 37

những ngƣời đƣợc hỏi có mức độ nhận thức

cao, 37% những ngƣời đƣợc hỏi có nhận thức trung bình và 26% nơng dân có nhận thức

1


Luận án tiến sĩ Kinh tế


thấp. Đặc biệt, mức độ nhận thức của nông dân về sự liên kết trong HTX khơng có sự khác
biệt giữa nhóm nơng dân là xã viên HTX và nhóm nơng dân khơng là xã viên.
C c đặc tính của tổ chức hợp t c thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu
nhƣ: PaulSt (1984) [160], Sapiro (1923) [167], Knapp [152]. Điểm tƣơng đồng trong
c c cơng trình nghiên cứu này là khi có cùng nhu cầu, một số nơng dân liên kết với
nhau theo chiều ngang, tạo ra dịch vụ chung và chính họ đƣợc hƣởng lợi nhiều hơn khi
sử dụng dịch vụ chung nhờ vào lợi thế kinh tế quy mô. Luận n tiến sĩ của Werner Zvi
Hirsch: “Kinh tế học của sự liên kết trong tiêu thụ nông sản”, đƣợc xem là cơng trình
nghiên cứu tồn diện về chủ đề liên kết ngang của nơng dân. Sau đó, Hirsch minh
chứng lợi ích của liên kết ngang giữa nơng dân trong 2 bài b o “Trong ch ng mực nào
các HTX của nông dân c thể đi ngược lại chuỗi cung ứng vật tư nông nghiệp?” và
“Trong ch ng mực nào các HTX của nông dân c thể tiến gần hơn đến thị trường tiêu
thụ nông sản?”.
Nhận thức thấp và sai lệch là một trong những nguyên nhân làm hạn chế quan
hệ liên kết giữa nơng dân. Cơng trình nghiên cứu nhận thức của nông dân về HTX tại
bang Enugu, Nigeria của tác giả Agbo, U. Festus F.U (2009) [137] đã khảo sát thực
nghiệm 2.000 nông dân ngẫu nhiên, cho thấy rằng chỉ có 124 nơng dân là xã viên trong
HTX (chiếm 6,2%), 500 nơng dân khác có nghe về HTX, nhƣng không tham gia
(chiếm 25%). Phần lớn nông dân (68,8 ) chƣa từng nghe về HTX. Trong nhóm xã
viên HTX có đến 105/124 nơng dân (chiếm 85%) tham gia HTX vì mục đích chính là
để nhận đƣợc sự tài trợ của nhà nƣớc; 15% nơng dân cịn lại tham gia HTX để sử dụng
dịch vụ do HTX cung cấp. Trong nhóm 500 nơng dân đã nghe nói đến HTX, nhƣng họ
khơng tham gia: (i) 75% khơng tin rằng HTX có thể giải quyết c c nhu cầu của nông
hộ; và (ii) 25

khơng tin tƣởng vào c c chƣơng trình của nhà nƣớc. Kết quả nghiên

cứu này kh tƣơng đồng với các nhận định trong báo cáo tổng kết thi hành luật HTX
năm 2003 của Bộ Kế hoạch – Đầu tƣ: “Báo cáo tổng kết thi hành luật HTX n m 2003,
kèm theo tờ trình số 107 /TTr-CP” (2010) “Nhận thức chƣa đầy đủ và chƣa thống nhất

về bản chất và tính ƣu Việt của tổ chức HTX kiểu mới, hạn chế của Luật HTX, tổ chức
thực hiện Luật và chính sách hỗ trợ HTX, tâm lý xã hội vẫn còn bị ảnh hƣởng của mơ
hình HTX kiểu cũ nên cịn hồi nghi về hiệu quả và vai trị của tổ chức HTX”.
- Liên quan về vai trò:
Wayne D. Rasmussen (1991) [169] đã nghiên cứu về lịch sử các HTX dịch vụ
nông nghiệp ở Mỹ trong 65 năm kể từ khi thông qua luật HTX tiếp thị năm 1926. T c giả

2


Luận án tiến sĩ Kinh tế

đã cho thấy hình thức HTX là một phần quan trọng trong chính sách của quốc gia để hỗ trợ
các nhà SXNN ứng phó trên thị trƣờng. Trên cơ sở đó, vấn đề đặt ra là làm thế nào để
nâng cao vai trò của những nông hộ trong xu thế hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng hơn.
Komada (2007), Nghiên cứu về “Phân tích các hoạt động HTX cà phê
Ethiopia” cũng là một thí dụ. Trong thị trƣờng cà phê, HTX đóng vai trị rất quan trọng
trong việc cải thiện giá cà phê của thành viên HTX và ngƣời dân. Khi HTX có khả năng
nối kết thị trƣờng, nắm đƣợc tình hình thị trƣờng, dự báo về giá, số lƣợng và chất lƣợng
sản phẩm, hợp đồng bao tiêu sản phẩm thì cà phê của nông dân b n đƣợc gi cao hơn.
Ryan Gibson (2005) [166], đ nh gi vai trò của HTX trong phát triển kinh tế
cộng đồng nông thôn ở miền Bắc và Manitoba, Canada. Nghiên cứu của Ahmad Bello
Dogarawa (2010) [138] xem xét vai trò của các hiệp hội hợp tác trong phát triển kinh tế
nông thôn, tác giả đã cho thấy hơn 150 năm qua vai trò quan trọng của HTX trong việc
hỗ trợ tạo việc làm, nâng cao thu nhập và ổn định kinh tế cho ngƣời dân, tăng trƣởng
kinh tế và phát triển XH đã đƣợc phát huy.
Tác giả Chen, A. and Song, S.eds., (2012), nghiên cứu về “Kinh tế nông thôn
của Trung Quốc sau gia nhập WTO: Vấn đề và chiến lược” đã chỉ ra sự cần thiết về
vai trị của chính quyền trong việc cung cấp tài chính cho khu vực nơng thơn và
HTXNN, và các chính sách hỗ trợ cho đối tƣợng này. Chính phủ sẽ nâng cao q trình

làm việc của cộng đồng nơng thơn và tạo ra những kết nối tới thị trƣờng cho quá trình
sản xuất của ngƣời dân và HTX. Như vậy, vai trị của chính quyền đặc biệt quan trọng
trong phát triển HTX, trong đ c HTXNN. Các chính sách hỗ trợ cho HTX sẽ giúp
HTX c cơ hội phát triển. Đồng thời việc thực hiện các chính sách t i tay nông dân
như thế nào cũng không kém phần quan trọng.
Nghiên cứu của FAO (2012) [145] về HTX nông thôn, x c định rằng đây là tổ
chức đóng vai trị rất quan trọng trong cơng cuộc xóa đói giảm nghèo, trong việc thúc
đầy sự hòa hợp XH và trong các thành tựu phát triển kinh tế công bằng hơn.
Suren Movsisyan (2013) [168], nghiên cứu chứng minh vai trò tiềm năng của
HTX đối với phát triển nông nghiệp ở Armenia. Tuy nhiên, do các hạn chế trong chính
sách pháp luật về kinh tế và hỗ trợ của nhà nƣớc nên thực tế hoạt động của HTX đã
không đƣợc thành công lớn. Tác giả cũng đã đề xuất các kiến nghị phát triển HTX của
nƣớc này dựa trên các nghiên cứu kinh nghiệm phát triển HTX trong nông thôn ở các
nƣớc Châu Âu và Châu Á, liên minh quốc tế HTX, tổ chức lao động quốc tế, ICRARE
và đƣợc dựa trên c c hƣớng dẫn và khuyến cáo của liên Hiệp Quốc.

3


Luận án tiến sĩ Kinh tế

Tổ chức lao động quốc tế (ILO), (2014) [151] nghiên cứu về vai trò của HTX
trong thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững trong nơng thơn ở Nairobi, Kenya.
Ngồi ra, cịn có một số cơng trình khác nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực này
nhƣ: Vai trò của HTXNN trong hoạt động marketing trong phát triển kinh tế nông
nghiệp ở Mỹ của Brent Hueth (2006) [142]; Vai trò của HTXNN ở Ý trong phát triển
hệ thống thực phẩm của Carlo Russo (2000) [143]; Vai trị của HTXNN trong phát
triển kinh tế nơng thơn ở Ấn Độ của R.C. Dwivedi (1996) [163]; “The nature of
cooperatives: Roles in economizing transaction cost is a new dimension for
understanding value of co-ops” của Ling, K. Charles (2012), phân tích về bản chất của

HTX và vai trị của nó trong tiết kiệm chi phí giao dịch, coi đây là chiều hƣớng mới
cho sự hiểu biết giá trị của HTX ...Tại đại học nông nghiệp quốc gia Armenia,
Avetisyan trong quyển: “The Role of Aricultural cooperatives in enhancing the
efficiency of production” (2012) nghiên cứu về vai trò của HTXNN trong nâng cao
hiệu quả sản xuất ở Armenia; …
- Liên quan về nguyên tắc và hình thức:
Đại học SG ở Baraxin (1964) [164], bàn về HTX và phong trào HTX – một
khuôn khổ lý thuyết, trong đó cho thấy ICA đã đƣa ra những nguyên tắc cần đƣợc coi
trọng trong phát triển của tất cả các loại HTX và trong mọi XH, mọi hệ thống kinh tế,
bao gồm: (i) tự nguyện và tự do thành viên, (ii) quản lý dân chủ, (iii) thu lãi theo trách
nhiệm hữu hạn về vốn, (iv) phân phối thặng dƣ cho thành viên theo tỷ lệ giao dịch của
họ, (v) hợp tác giáo dục, (vi) hợp tác giữa các HTX. Khẳng định các nguyên tắc này
đều quan trọng và phải đƣợc coi trọng nhƣ nhau.
Theo nghiên cứu của liên minh HTX quốc tế (ICA -International Cooperative
Alliance), (1995) [53], x c định và đƣa ra c c nguyên t c cơ bản của HTX bao gồm: (i)
Tự giúp đỡ lẫn nhau; (ii) Tự chịu trách nhiệm; (iii) Tự quản lý; (iv) Mỗi xã viên có
quyền biểu quyết nhƣ nhau; (v) Bản chất kép; (vi) Thị trƣờng kép; (vii) Sở hữu kép và
hoạch toán kép; (viii) Giám sát kép; (ix) Có trách nhiệm với xã hội. Nghiên cứu này
của ICA đã x c định các nguyên tắc hoạt động của HTX trên cơ sở đúc kết một số bài
học từ các HTX trên thế giới. Cho thấy, điều kiện khi một HTX thành công là yêu cầu
phải thực hiện đƣợc các ngun tắc của HTX, vì nó sẽ đảm bảo đƣợc tính thống nhất
trong hoạt động và mang lại lợi ích cho xã viên.
Akira Kurimoto (2004) [139], tiếp cận từ góc độ thể chế để giải thích sự tiến
hóa rất khác nhau giữa các HTXNN ở Nhật Bản. Đây là giai đoạn chuyển từ chế độ

4


Luận án tiến sĩ Kinh tế


bảo hộ sang mở cửa cạnh tranh, đặt ra những thách thức đối với HTX trong mơi trƣờng
mới để phát huy lợi thế hình thức tổ chức kinh tế này.
Về hình thức tổ chức của kinh tế tập thể, có rất nhiều nghiên cứu. Trong đó, điển
hình là nghiên cứu của: Phd, IIRA director and professor Christopher D. Merrett (2012)
[162], đã đề cập phân tích về hình thức, tổ chức của HTX ở nhiều loại hình, lĩnh vực hoạt
động khác nhau, bao gồm: HTX sản xuất và kinh doanh; HTX tài chính, tín dụng; liên
hiệp tín dụng; HTXNN; HTX ngƣời tiêu dùng và bán lẻ, HTX tiếp thị; HTX của ngƣời
lao động… Từ đó, đúc kết một số kinh nghiệm quý báu.
1.1.1.2. Những nghiên cứu về thực trạng, yếu tố ảnh hư ng và kinh nghiệm
của kinh tế tập thể trong nơng nghiệp, nịng cốt là hợp tác xã
- Liên quan về thực trạng, yếu tố ảnh hƣởng:
Có các nghiên cứu điển hình nhƣ: Amy M. Nagler (2002) [140], tiến hành
nghiên cứu: “Thực trạng HTXNN

Wyoming, Mỹ”; Tác giả Lại Văn Triệt (2005)

[153], tiến hành nghiên cứu thực trạng HTXNN ở c c vùng đô thị ở Việt Nam: “Vấn
đề và giải pháp”. Ngồi ra, cịn có nghiên cứu về thực trạng HTXNN ở Korea của Jae
Hak Chos (2006); nghiên cứu: “Đổi m i và cơ hội thách thức” (2006) của Kedi
Suadisastra về thực trạng HTXNN ở Indonesia… đã rút ra những bài học quý báu.
Yamashita Kazuhito (2009) [170], nghiên cứu ảnh hƣởng về môi trƣờng chính
trị và vai trị của cộng đồng nơng thơn đối với q trình phát triển HTXNN ở Nhật Bản.
Đó là những quyết định, can thiệp của chính phủ trong việc thiết lập gi lƣơng thực cao
đƣợc thông qua các hệ thống kiểm soát thực phẩm chủ yếu. Sự nổi lên đối với các
HTX, hiệp hội HTXNN của Nhật Bản (JA) dƣới sự t c động, hỗ trợ của chính phủ đối
với sự kiểm soát phân phối và giá cả của các thực phẩm chủ yếu khi bán ra thị trƣờng
quốc gia này.
Nghiên cứu của Azer Efendiev, Pavel Sorokin (2013) [141] về tổ chức XH
nông thôn và phát triển HTX nông dân ở Nga và các nền kinh tế mới nổi khác. Các
nghiên cứu này dùng phƣơng ph p phân tích và so s nh để x c định vấn đề cần nghiên

cứu. Kết quả cho thấy: Phát triển HTX nông dân là một hƣớng quan trọng của sự phát
triển kinh tế nông thôn ở c c nƣớc đang ph t triển và Nga là một quốc gia đặc biệt
quan tâm về vấn đề này (bởi vì diện tích đất nơng nghiệp ở Nga chiếm phần lớn trong
diện tích đất nơng nghiệp trên thế giới mà chƣa đƣợc đƣa vào sản xuất). Các nghiên
cứu cũng đã tiến hành phân tích và so sánh các nền kinh tế mới nổi nhƣ: Việt Nam,
Trung Quốc, Ấn Độ… về khía cạnh ảnh hƣởng của tổ chức XH nông thôn đến HTX

5


×