Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

các phương pháp dạy học và ý tưởng sáng tạo trong dạy học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (946.18 KB, 65 trang )


1

Lời giới thiệu

Thưa các thầy cô giáo,

Công nghệ ngày nay có khả năng xóa bỏ hàng rào ngăn cách giữa người học và người dạy
trên toàn thế giới. Sức mạnh của các phần mềm và mạng Internet đang thay đổi cơ hội tiếp
cận tri thức của chúng ta. Các phương pháp dạy và học sáng tạo giúp chúng ta xác định lại
những kinh nghiệm trong lớp học. Và học sinh ngày nay còn có nhiều kỳ vọng mới: ngoài
những kỹ năng cơ bản, họ cần phải thành thạo trong quan hệ hợp tác, giao tiếp, và quản lý
thông tin- tất cả các kỹ năng của thế kỷ 21- và những cơ hội tiếp cận với các công cụ phục vụ
học tập sẽ giúp chúng ta dễ dàng đạt được những kỹ năng này.

Mục đích của chương trình Partners in Learning nhằm giúp nhà trường thúc đẩy việc học của
học sinh thông qua phát triển khả năng chuyên môn và lãnh đạo cho giáo viên. Cùng với
đồng nghiệp của mình, đội ngũ các chuyên gia giáo dục của Microsoft xin trân trọng cảm ơn
sự cống hiến tận tâm cho hoc trò cũng như nỗ lực học hỏi không ngừng của các thầy cô.
Chúng tôi hi vọng rằng cuốn sách này sẽ giúp các thầy cô tạo ra một sự thay đổi, và giúp các
em học sinh nhận thức về khả năng của họ rõ ràng hơn, đầy đủ hơn.

Xin chân thành cảm ơn,

Daniel Maly
Giám đốc chương trình giáo dục
Tập đoàn Microsoft

2

Nội dung


Lời giới thiệu
Mục lục

I. CÁC PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC HỌC TẬP HIỆU QUẢ

Tổ chức học tập truyền thống
Làm việc trước lớp
Làm việc độc lập

Phương pháp tổ chức học tập hiệu quả: phương pháp xây dựng
Sự khác biệt trong lớp học
Những sự khác biệt giữa học sinh
Các nguyên tắc cơ bản trong việc tổ chức học tập dựa trên sự khác biệt của học sinh
Các mức độ khác nhau trong việc tổ chức học tập dựa trên sự khác biệt của học sinh
Các nguyên tắc phân biệt học tập cơ bản
Các hình thức tổ chức học tập
Làm việc nhóm
Làm việc theo cặp
Làm việc cá nhân
Thiết kế tài liệu học tập và phiếu học tập có khả năng phân biệt
Chuẩn bị các nhiệm vụ khiến học sinh luôn bận rộn
Các giai đoạn của giáo dục dựa trên nguyên tắc xây dựng
Các loại bài giảng gợi ý
Các loại nhiệm vụ
Tổ chức học tập hợp tác
Học tập dựa trên giải quyết vấn đề
Thảo luận hợp tác
Dùng đóng kịch như một phương pháp dạy học
Học tập hợp tác của Kagan
Dự án dạy học


So sánh phương pháp dạy học truyền thống với dạy học xây dựng
Yêu cầu về con người
Quan điểm của giáo viên
Quan điểm của học sinh

Vấn đề về kiểm tra và đánh giá


3

II. CÁC HOẠT ĐỘNG
Địa lý
Chụp ảnh bầu trời đầy sao (để mô tả chuyển động quay)
Mô tả sự lên xuống mực nước của sông hoặc lạch
Biểu diễn sự thay đổi hàng ngày của nhiệt độ
Sử dụng những bức ảnh tự chụp để nói về một đất nước, khu vực hoặc phong cảnh bạn đến
thăm trong kì nghỉ hè
Tạo trang Web nói về tính chất địa lý của môi trường địa phương
Thiết lập báo tường hoặc bảng trưng bày về hiện tượng núi lửa
Thu thập thông tin về những trận động đất kinh hoàng nhất trong vài năm qua
Tạo sổ lịch bằng các bức ảnh chụp từ những chuyến thăm quan
Vẽ bản đồ về các khu vực xung quanh trường
Trưng bày các loại đá dùng Webcam hoặc máy chiếu
Vẽ bản đồ
Nhìn từ trên cao
Chuyến thăm quan ảo vòng quanh sở thú
Sở thú của tôi
Tấm bìa
Nhật thực, nguyệt thực

Nên đi du lịch ở đâu
Mực nước
Khí quyển
Nơi cư trú
Thời kỳ địa chất
Album nhiệt độ
Những giờ nắng
Một ngày mưa ở…
Dự báo thời tiết

Sinh học
Sử dụng các trang trình chiếu (slide) để biểu diễn quá trình nảy mầm của hạt
Giới thiệu các loài thực vật địa phương ở môi trường sống xung quanh
Đo nhịp tim sau khi tập thể thao và vẽ biểu đồ
Ghi âm tiếng chim hót
Vẽ sơ đồ chuỗi thức ăn
Viết bài luận về cuộc sống và sự nghiệp của nhà khoa học nổi tiếng
Thảm thực vật
Tạo ô chữ để học hình thái thực vật với các bức ảnh
Cập nhật thông tin về tiến hoá của loài người
Làm một đoạn phim ngắn về một thí nghiệm sinh học
Thiết kế nhãn vở của sách bài tập Sinh học
Sự tiến hoá của động vật và thực vật
Tác hại của khói thuốc lá
Văn học
Đọc bắt buộc
Bài luận làm ở nhà

4


Cuộc hành trình văn chương
Phòng trưng bày nghệ thuật Uffizi
So sánh trường phái nghệ thuật Phục hưng và Barôc
Trò trơi ô chữ văn học
Cuộc đời của một nhà thơ nổi tiếng
Nghiên cứu các mô típ trong nghệ thuật
Viết lời chú thích cho một tác phẩm kinh điển
Câu chuyện từ các bức ảnh/Đoạn phim ngắn/Nhật kí điện tử

Ngôn ngữ
Các thể loại báo chí
Báo hàng ngày

Toán học
Trò chơi dò mìn – Nâng cao khả năng toán học
Giải bài toán dựa trên đồ hoạ qua bảng tính
“Dựng hình” dùng công cụ Drawing
Biến đổi hàm số dùng hình ảnh minh hoạ
Rút gọn phương trình đại số - sử dụng Microsoft Equation
Học hàm số lượng giác bằng máy tính
Chứng minh một định đề hình học
Dự toán thu chi cho quán đồ ăn của trường
Sử dụng công thức tổng quát để tính các trị số của tam giác vuông
Xác suất – Sử dụng công thức RAND () tính trị số trung bình, phương sai và hàm suy rộng
Phân tích phép quy nạp hoàn toàn – so sánh phép đệ quy và hàm hiện
Biến đổi hàm số
Số nguyên tố
Vẽ biểu đồ công thức
Tiền lãi


Vật lý
Trình bày về thấu kính lồi
Khúc xạ ánh sáng lên thấu kính và phản chiếu từ gương
Bài toán về quãng đường - thời gian
Đánh giá về kết quả của đo đạc
Biểu diễn gia tốc không đổi xấp xỉ với chuyển động đều
Động lực của chuyển động của sóng
Mô hình lissajouse
Minh hoạ biểu đồ mạch
Phân tích mạch kết hợp
Sơ đồ nguyên lý của mạch thật
Đồ uống- giải pháp chung cho bài toán về nhiệt động lực học
Đo nhiệt độ của nước ở các thùng chứa khác nhau, có đậy nắp và không đậy nắp, và trong
các kiểu lò khác nhau
Tìm hiểu về phóng xạ
Giảng dạy về các hiện tượng phân rã phóng xạ

5

Giảng dạy về cộng hưởng
Giảng dạy về chuyển động với gia tốc không đổi
Giảng dạy về con lắc dao động
Giảng dạy về chuyển dộng Brown
Giảng dạy về ứng dụng thực tế của phản ứng dây chuyền
Định luật hấp dẫn của Newton, và chuyển động của các hành tinh

Lịch sử
Thẻ nhớ cho những nhân vật lịch sử nổi tiếng
Thiết kế một tờ báo lịch sử


Ngoại Ngữ
Tiểu sử
Từ vựng
Sự hiều kỳ về Paris
Phẫu thuật tạo hình
Siêu thị trực tuyến của tôi
Bạn thuộc chòm sao gì?
Nghỉ lễ thú vị
Lễ hội địa phương

Hóa học
Các chất bảo quản thực phẩm
Mô hình phân tử
Trò chơi

Công nghệ thông tin
Video giới thiệu về Ngày họp phụ huynh








6

I. CÁC PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC HỌC TẬP HIỆU QUẢ

Tổ chức học tập theo phương pháp truyền thống


Làm việc trước lớp
Đây là mô hình được sử dụng thường xuyên nhất trong nền giáo dục Hungari hiện nay.
Mô hình này rất hữu dụng khi cần làm rõ một khái niệm mới hoặc trình bày nội dung
kiến thức mới cho học sinh. Những bài giảng kiểu này không có nhiều cơ hội cho học
sinh tham gia vào quá trình học. Hơn nữa, thu hút sự chú ý của cả lớp liên tục trong
khoảng thời gian 40-45 phút cũng là một việc tương đối khó cho giáo viên. Thầy giáo là
nguồn thông tin, và học sinh như một thùng chứa, tiếp nhận thông tin. Giao tiếp thường là
một chiều và bằng lời nói chỉ nhằm cung cấp (và nhận) thông tin. Không có nhiều tương
tác giữa giáo viên và học sinh.

Làm việc độc lập
Với mô hình làm việc này, học sinh có thể làm bài tập đơn lẻ, theo cặp, hoặc theo nhóm.
Điều quan trọng là học sinh làm việc độc lập. Các nhiệm vụ/bài tập đưa ra không được
điều chỉnh phù hợp với nhu cầu của học sinh, mà tất cả học sinh đều làm bài tập như
nhau. Sự khác nhau về tính cách và năng lực của học sinh không được xét đến khi lựa
chọn nhiệm vụ để giao cho học sinh.

Các kỹ thuật tổ chức học tập hiệu quả: Phương pháp dạy học xây dựng.

Dạy học xây dựng là một thuật ngữ chung chung. Đây không phải là một phương pháp
mà chỉ là một cách tiếp cận dựa trên giả thuyết tri thức được phát triển (xây dựng) bởi
bản thân chủ thể thông qua việc tham gia tích cực vào quá trình nhận thức. Quá trình tư
duy này cũng đòi hỏi học sinh phải hợp tác với nhau. Một khung chương trình giáo dục
đã được giản lược và thiết kế theo cấu trúc cố định không thể cung cấp cho học sinh
những kinh nghiệm này mà chỉ có các tình huống thực tế mới có thể làm được điều đó.
Việc tạo ra một môi trường học phức hợp là điều vô cùng cần thiết. Nguồn kiến thức
không còn là sách vở và giáo viên nữa, mà từ đời sống. Học sinh có cơ hội để tìm kiếm
các giải pháp cho những vấn đề thực tế trong các tình huống như thật theo nhiều cách và
nhiều kỹ thuật khác nhau trong nhóm của mình. Dạy học xây dựng đòi hỏi phải có điều

kiện học tập đặc biệt mà ở đó học sinh có thể hợp tác và giúp đỡ nhau. Học có thể sử
dụng một loạt các công cụ, các nguồn thông tin để giải quyết các vấn đề và đạt được mục
tiêu của mình.
Một số phương pháp sư phạm và chiến lược học tập (như học tập dựa trên dự án và học
tập dựa trên vấn đề) có thể được vận dụng trong những lớp học có máy tính cá nhân. Các
lớp học được trang bị máy tính cá nhân phù hợp cho việc dạy học theo các phương pháp
hiện đại hơn nhiều so với các lớp học kiểu truyền thống, thậm chí những lớp học này
không cần phải có đủ máy tính cho từng học sinh. Nếu tổ chức học tập hợp lý và điều
kiện làm việc thuận lợi, một lớp học với 1-2 máy tính cá nhân cũng có thể thực hiện quá
trình nhận thức hợp tác. Một phòng học IT điển hình với không gian chật hẹp và bàn ghế
không thể di chuyển linh hoạt sẽ không thuận tiện cho việc tích hợp các thiết bị công
nghệ thông tin hiện đại vào quá trình giáo dục.


7

Sự khác biệt trong lớp học
Làm việc trước lớp không tạo cơ hội cho giáo viên quan tâm đến sự khác biệt của từng học
sinh trong lớp.

Những sự khác biệt giữa học sinh
• Sự khác biệt về hoàn cảnh xuất thân- hoàn cảnh gia đình (ngôn ngữ, các hệ giá trị, kiến
thức,)
• Sự khác biệt về khả năng nhận thức:
- Nhận thức (những nội dung gì có thể dạy được cho một học sinh khuyết tật, ví dụ:
học sinh khiếm thị hoặc khiếm thính)
- Độ tập trung
- Trí nhớ
- Tư duy và ngôn ngữ - 7 dạng thông minh
Thông minh Từ vựng - Ngôn ngữ (Verbal – Linguistic)

Thông minh Suy luận – Toán học (Logical – Mathematical)
Thông minh Âm nhạc (Musical)
Thông minh Thị giác – Không gian (Visual – Spatial)
Thông minh Cơ thể (Bodily – Kinesthetic)
Thông minh Tương tác – Giao tiếp (Interpersonal)
Thông minh Nội tâm (Intrapersonal)
• Học sinh có tính cách khác nhau sẽ khác nhau về:
- Phong cách học
- Động cơ
- Thái độ
- Sở thích
- Ưu thế của bán cầu não
• Giới tính
• Dân tộc/ Tôn giáo

Các nguyên tắc cơ bản trong tổ chức học tập dựa trên sự khác biệt của học sinh

Những nguồn khác biệt nêu trên khiến giáo viên khó tránh khỏi việc chấp nhận một thái độ
mới trong dạy học và phải thu nạp thêm những phương pháp và thủ thuật mới cho vốn
chuyên môn của mình.
Các câu hỏi quan trọng nhất để suy ngẫm:
• Tôi có thể dạy tốt hơn bằng cách nào?
• Tôi có thể giúp học sinh bằng cách nào?
• Tôi có thể khiến thái độ của học sinh trở nên tích cực hơn bằng cách nào?

Các mức độ khác nhau trong việc tổ chức học tập dựa trên sự khác biệt của học sinh

Tạo nhóm dựa trên sở thích của học sinh
Các nhóm sẽ được phân chia đồng đều và từng học sinh trong từng nhóm được giao nhiệm
vụ như nhau. Các thành viên nhóm không nhất thiết phải hợp tác với nhau. Học sinh sẽ được

giao các nhiệm vụ làm việc một mình, độc lập với nhau. Trong những trường hợp như vậy,
có thể hình thành các nhóm lớn hơn.

8

Tuy nhiên, với các bài tập yêu cầu sự hợp tác trong nhóm thì mỗi nhóm chỉ nên có từ 3-5
người. Kiểu tổ chức nhóm này đặc biệt phù hợp khi làm việc với học sinh năng khiếu hoặc
trong trường hợp học sinh cần phải học đuổi những thành viên khác trong lớp.

Phân loại theo nội dung
Học sinh được chia nhóm đồng đều theo năng lực. Vì các thành viên trong nhóm sẽ làm việc
độc lập nên không nhất thiết phải lập nhóm nhỏ từ 3-5 người. Mỗi học sinh tự hoàn thành
nhiệm vụ của mình độc lập, theo cách riêng của mình.

Tổ chức nhóm
• Hợp tác giữa các thành viên
• Nhóm từ 3-5 thành viên có thể được phân chia theo đồng nhất hoặc lẫn lộn
• Các thành viên nhóm làm cùng một nhiệm vụ
• Mỗi thành viên có năng lực khác nhau nhận nhiệm vụ có nội dung khác nhau

Phân loại theo yêu cầu học tập
Hình thức phân loại này tạo điều kiện hòa nhập cho những học sinh thiểu năng hoặc những
học sinh gặp khó khăn trong học tập. Học sinh được chia thành nhóm tùy theo năng lực. Các
yêu cầu trong khung chương trình đối với những học sinh này khác với những yêu cầu chung
cho các thành viên khác trong lớp. Những học sinh này tự làm nhiệm vụ độc lập hoặc hợp tác
với các bạn trong nhóm.

Các nguyên tắc cơ bản về phân biệt

Kiến thức về các phương pháp phân biệt

Để thực hiện các hình thức phân nhóm đa dạng này đạt hiệu quả, giáo viên phải thực sự quen
thuộc với những khái niệm nêu trên, phải biết sử dụng chúng như thế nào, phải biết những lợi
ích từ việc áp dụng chúng và phải có khả năng xử lý các vấn đề có thể nảy sinh trong quá
trình dạy học.

Đường hướng
Cách dạy học này sẽ thực sự thành công nếu giáo viên nắm vững quá trình học tập đa mức độ
và dám thực hiện nó.

Các lĩnh vực phân biệt
Các hình thức tạo nhóm luôn được xác đinh theo các tiêu chí sau:
• Nội dung môn học
• Yêu cầu giáo dục và phương pháp giảng dạy
• Nhu cầu cá nhân của học sinh

Tính linh hoạt
Phân biệt không phải là lý do để dán mác hoặc lựa chọn học sinh. Tất cả học sinh đều phải
được giao khối lượng công việc ở mức độ tối đa có thể phát huy được khả năng của họ trong
một khoảng thời gian nhất định.



9

Các hình thức tổ chức trong học tập
Làm việc nhóm

Số lượng người trong nhóm

Nhóm nhỏ nhất phải có ít nhất là 3 thành viên vì nếu ít hơn sẽ là làm việc đôi hoặc đơn lẻ.

Một nhóm lý tưởng là nhóm có 4 người, vì như vậy mối thành viên trong nhóm có thể đảm
nhận một nhiệm vụ nhỏ; hơn nữa nhóm 4 người sẽ dễ dàng chia thành cặp để làm việc khi
cần thiết.
Một nhóm có hơn 6 thành viên sẽ rất khó quản lý, do đó một số học sinh có thể sẽ không chịu
tham gia vào công việc hoặc thậm chí còn làm ảnh hưởng đến các thành viên khác.

Tổ chức nhóm theo phân loại đồng đều hoặc hỗn hợp
Các nhóm phân loại đồng đều khi:
• Trong một môn học cụ thể, hầu hết học sinh có cùng trình độ, cùng năng lực và cùng
sở thích.
Các nhóm phân loại hỗn hợp khi:
• Trong một môn học cụ thể, có sự khác biệt rõ ràng về sở thích và năng lực của học
sinh.

Trong trường hợp thứ hai, nên giao nhiệm vụ cho từng học sinh để đảm bảo rằng mỗi học
sinh đều tham gia vào hoạt động phù hợp với khả năng của mình. Kiểu làm việc nhóm này là
một chứng minh cho lý thuyết rằng học sinh có thể học tập lẫn nhau một cách hiệu quả nhất.

Các vai trò trong nhóm
Hợp tác hiệu quả dựa trên việc phân chia công việc đồng đều và chịu trách nhiệm chung.
Điều này có thể đạt được thông qua việc giao nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong
nhóm.

Giao nhiệm vụ và trách nhiệm trong nhóm có thể có 2 tác dụng:
Một là giúp củng cố lại những kỹ năng xã hội sẵn có, hai là tạo ra và nâng cao những kỹ năng
mới.
Học sinh không thể có khả năng tự tổ chức nhóm làm việc ngay từ ban đầu, vì vậy giáo viên
nên giúp học sinh phân vai trong nhóm (như: nhóm trưởng, người ghi chép, người vẽ và
người báo cáo). Như vậy, giáo viên vừa có thể tiết kiệm thời gian, vừa có thể đảm bảo rằng
mỗi học sinh đều đã được giao nhiệm vụ phù hợp nhất với khả năng của họ. Tuy nhiên, học

sinh cũng nên có cơ hội được thử sức ở những nhiệm vụ mới. (Ví dụ; những học sinh luôn
được đảm nhiệm vai trò là trưởng nhóm cần phải học cách thể hiện sự tôn trọng và hợp tác
với các thành viên khác khi họ đang thực hiện nhiệm vụ. Hoặc những học sinh rút rè nên
được động viên phát biểu trước đông người)

Mặc dù việc giao các vai trò cụ thể không quan trọng đối với học sinh lớp lớn hơn, nhưng
vẫn nên giao nhiệm vụ cụ thể phù hợp trong từng môn học để nâng cao tinh trách nhiệm cho
học sinh.

10

Cách tạo nhóm
Một nhóm có thể hình thành ngẫu nhiên theo lựa chọn của học sinh hoặc theo sự sắp xếp có
chủ ý của giáo viên. Rõ ràng, cách tạo nhóm thứ 2 sẽ giúp giáo viên đạt được mục tiêu giảng
dạy của mình một cách tốt nhất vì nó có đầy đủ các điều kiện cần thiết cho việc hợp tác thành
công đó là:
• Năng lực và kiến thức
• Sự thông cảm cá nhân
• Cân bằng về giới
• Dân tộc/Tôn giáo

Ưu điểm của làm việc nhóm
Việc sắp xếp nhóm tốt sẽ có ảnh hưởng lớn đến nhân cách và các thang giá trị của học sinh:
• Suy nghĩ cùng nhau
• Khả năng điều chỉnh
• Khả năng hợp tác
• Tranh luận/ thuyết phục
• Tôn trọng người khác, khoan dung với các quan điểm khác nhau
• Kinh nghiệm làm việc nhóm


Làm việc theo cặp

Khái niệm “làm việc theo cặp” và “đôi bạn cùng học”
• “Làm việc theo cặp” là khi hai học sinh có cùng khả năng cùng thực hiện một nhiệm
vụ. Đây được gọi là cặp đồng nhất.
• “Đôi bạn cùng học” là khi trong hai học sinh, một học sinh học yếu hơn học sinh kia.
Học sinh khá hơn sẽ đóng vai trò “giáo viên” (dạy trong khi học). Đây được gọi là
cặp hỗn hợp.

Một số điểm cần lưu ý khi sắp xếp cặp làm việc:
Lý tưởng nhất là cặp đôi khi làm việc với nhau, yêu quý và ủng hộ nhau.

Các kiểu cặp đôi
Cặp đôi hợp tác với nhau có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ (đọc, viết, đếm, suy nghĩ)

Cách tạo cặp đôi làm việc
Có thể tạo cặp làm vệc cùng nhau thường xuyên hoặc tạm thời, hoặc chỉ làm việc cùng nhau
khi học một môn học cụ thể (Ví dụ: cặp đôi học Toán)

Làm việc nhóm hay làm việc theo cặp?
Kinh nghiệm cho thấy học sinh từ dộ tuổi 6 đến 10 làm việc hiệu quả nhất khi được sắp xếp
vào cặp đôi làm việc phù hợp (như nêu ở trên), và cùng hợp tác làm việc trên cở sở bình
đẳng.

11

Làm việc cá nhân

Khái niệm về làm việc cá nhân.


Mỗi học sinh đều có khả năng khác nhau và phong cách học khác nhau. Điều này cần phải
được xem xét đặc biết là đối với những học sinh có những mặt mạnh hoặc mặt yếu cụ thể nào
đó. Lập kế hoạch để phát triển kỹ năng của từng cá nhân học sinh được gọi là “cá thể hóa”.
Việc này đặc biệt có hiệu quả đối với những học sinh có năng khiếu hoặcvới những học sinh
cần phải đuổi kịp các bạn khác trong lớp.

Sự khác nhau giữa nhiệm vụ cá thể hóa và nhiệm vụ độc lập:

Nhiệm vụ độc lập là nhiệm vụ có thể được thực hiện một mình, theo cặp hoặc theo nhóm.
Điểm quan trọng là học sinh phải làm việc độc lập. Nhiệm vụ “cá thể hóa” là nhiệm vụ đã
được điều chỉnh phù hợp với nhu cầu của từng cá nhân.

Làm việc “cá thể hóa” từng phần
• Tất cả học sinh có cùng trình độ, làm cùng một nhiệm vụ một cách độc lập.
• Sự khác nhau giữa làm việc cá thể hóa từng phần và làm việc nhóm: làm việc cá thể
hóa từng phần là hoạt động độc lập không có sự hợp tác còn đặc trưng của làm việc
nhóm là có sự hợp tác.

Thiết kế tài liệu học tập và phiếu học tập có khả năng phân biệt

Làm thế nào để tạo ra một phiếu học tập cho một quá trình học tập với 3 mức độ khác nhau?
(*, **, ***)
Mức 1 Mức 2 Mức 3
• Dễ hơn
• Đơn giản hơn
• Ít thông tin hơn
• Nhiều tranh ảnh và
minh họa hơn
• Vui vẻ hơn
• Cỡ chữ to hơn nếu cần

hoặc từ có thể được chia
nhỏ thành các âm tiết

Một phiếu học tập được soạn
riêng cho học sinh “trung
bình”
(Tùy theo mục tiêu giảng dạy
của từng bài cụ thể, phiếu có
thể được dùng để trình bày,
ôn tập,luyện tập hoặc tóm tắt
bài.v.v)
Phiếu sẽ được sử dụng cho
cả lớp khi làm những bài tập
làm trước lớp.
• Khó hơn
• Phức tạp hơn
• Nhiều thông tin hơn (
chủ yếu là bằng lời)\
• Ngôn từ diễn đạt khó
hơn và phức tạp hơn
• Cỡ chữ có thể nhỏ hơn.


Chuẩn bị các nhiệm vụ khiến học sinh luôn bận rộn
Học sinh thực hiện các nhiệm vụ khác nhau theo các hình thức tổ chức học tập khác nhau dĩ
nhiên là không bao giờ cùng hoàn thành nhiệm vụ tại cùng một thời điểm. “Khoảng thời gian
nhàn rỗi” lúc này có thể khiến nhiều giáo viên lo ngại. Mục đích của phần này là đưa ra một
vài ví dụ về các nhiệm vụ ngắn và hướng dẫn cách thiết kế các nhiệm vụ tương tự nhằm giúp
giáo viên tránh được tình trạng học sinh nhàn rỗi và tận dùng những khoảng trống này để
phát triển năng lực cho học sinh hoặc giúp học sinh hoàn thành nhiệm vụ.


12

Các loại bài tập khiến học sinh luôn bận rộn
• Các bài tập hấp dẫn, các trò chơi thú vị làm tài liệu bổ trợ cho học sinh tài năng
• Các bài tập vui làm bài tập thực hành thêm để theo kịp những học sinh khác trong lớp
• Cac bài tập ngắn và đơn giản trợ giúp các học sinh trung bình hoàn thành nhiệm vụ
được giao

Các dạng bài tập này nên:
• ngắn (không nên mất quá nhiều thòi gian)
• định ra mức độ khó cụ thế ( tạo cho học sinh cảm giác thành công/hoàn thành nhiệm
vụ)
• vui và thú vị (tạo hứng thú cho học sinh)

Các giai đoạn của dạy học xây dựng

• Tạo hứng thú: Bằng cách lựa chọn một chủ để gây húng thú cho học sinh và thậm chí
có thể tạo ra sự xung đột về quan điểm
• Tạo nhóm: tạo sự đa dạng ngay trong các nhóm (năng lực, giới tình, và dân tộc/tôn
giáo)
• Phát triển tinh thần đồng đội: tìm hiểu những đặc điểm và quan điểm chung để tạo
sức mạnh liên kết trong nhóm.
• Chọn chủ đề/nhiệm vụ: nhiệm vụ đưa ra được cả lớp chia thành các nhiệm vụ nhỏ
hơn và mỗi nhóm chịu trách nhiệm một nhiệm vụ nhỏ, mỗi cá nhân phải đóng góp
một phần việc để tạo nên kết quả chung của nhóm.
• Phân chia nhỏ nhiệm vụ: Các nhiệm vụ lại được chia nhỏ trong mỗi nhóm và mỗi
thành viên lại chịu trách nhiệm hoàn thành một nhiệm vụ nhỏ của riêng họ.
• Chuẩn bị cho nhiệm vụ của mình: Học sinh độc lập sưu tầm và xử lý tài liệu cho
nhiệm của riêng họ. Học sinh được phép giúp đỡ nhau để ai cũng có cảm giác hoàn

thành nhiệm vụ thực sự.
• Các thành viên thảo luận về các nhiệm vụ của họ trong nhóm
• Chuẩn bị báo cáo chung của nhóm: Các thành viên của nhóm tranh luận, thuyết phục
và hỗ trợ nhau trong quá trình làm việc cùng nhau.
• Bài báo cáo của nhóm: Các nhóm báo cáo kết quả công việc trước lớp.

Đánh giá
- Các nhóm đánh giá bài báo cáo về các nhiệm vụ nhỏ của các thành viên
- Cả lớp đánh giá bài báo cáo
- Giáo viên đánh giá các bài báo cáo và dự án của các nhóm
- Tổng quan về kết quả của công việc: Từng học sinh đóng góp vào quá trình học tập của
nhóm họ như thế nào?

Các bài giảng gợi ý
• Xử lý tài liệu mới
• Luyện tập
• Ôn tập, đánh giá, đo lường thăm dò

13

Các loại nhiệm vụ:
• Giải quyết vấn đề cho nhóm
• Sáng tạo
• Nghiên cứu/quan sát
• Tranh luận, thảo luận
• Kiểm tra, đánh giá

Tổ chức học tập hợp tác

Dạy học hợp tác sử dụng một số phương pháp nhằm biến quá trình học tập thành một hoạt

động xã hội. Điểm quan trọng là việc hợp tác của học sinh giống như một nhóm đồng sự. Có
rất nhiều phương pháp học tập và giáo dục hợp tác (phương pháp dự án, thảo luận, giải quyết
vấn đề, và quan sát .v.v).
Bạn có thể tìm được các bộ sưu tập lớn nhỏ bao gồm các thủ thuật, các bài tập và những gợi
ý thực hiện các phương pháp này. Tuy nhiên, hiện nay không phải chỉ có một phương pháp
hợp tác cụ thể nào đó là đúng, mà có thể có tới hàng trăm bài tập và thủ thuật sẵn có.
Vì vậy, không nên gò ép theo một phương pháp này hay phương pháp kia mãi mãi, mà hãy
chọn một giải pháp phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện dạy học của bạn, và hãy áp dụng các
phương pháp khác nhau vào những tình huống khác nhau.

Học tập dựa trên giải quyết vấn đề

Ngoài việc truyền tải kiến thức, phương pháp này còn hướng tới phát triển kỹ năng hợp tác
và giải quyết vấn đề cho học sinh. Học tập dựa trên giải quyết vấn đề đòi hỏi học sinh phải tự
nghiên cứu, phải có khả năng nhận ra được mấu chốt của vấn đề, và phải có kiến thức nhất
định về công nghệ. Phương pháp này còn hướng tới phát triển những kỹ năng đó. Giáo viên
đóng vai trò của một cộng tác viên hoặc một nhà tư vấn.
Học tập dựa trên giải quyết vấn đề dạy cho học sinh phương pháp học. Học sinh học tập hợp
tác với nhau trong nhóm, tìm kiếm giải pháp cho các vấn đề của thực tế. Đồng thời họ học
cách sắp xếp việc học tập của mình theo cách hiệu quả nhất. Điều quan trọng của phương
pháp này là sử dụng kỹ năng của người học để thu được kiến thức chứ không phải chỉ đơn
thuần là tiếp nhận kiến thức sẵn có.
Ở những lớp học sử dụng phương pháp này, học sinh nhận thấy rõ việc học trở thành một quá
trình tìm kiếm kiến thức như thế nào. Học sinh phát triển phương pháp tư duy độc lập, điều
giúp họ liên hệ những thông tin tìm được với mục đích cần phải sử dụng những thông tin đó.
Thành công trong giải quyết vấn đề và của quá trình học tập phụ thuộc vào hiệu quả hoạt
động của học sinh trong và ngoài lớp học. Thực hiện nhiệm vụ trong nhóm không những tiết
kiệm được thời gian mà còn phát triển kỹ năng xã hội, kỹ năng ngôn ngữ của các thành viên
trong nhóm.
Học tập dựa trên giải quyết vấn đề là một phương pháp mới, sử dụng phương pháp dạy học

xây dựng để trình bày kiến thức mới dưới dạng một vấn đề cần được giải quyết.

14

Các bước cơ bản thực hiện phương pháp này
a) Xác định nhiệm vụ
b) Xác định các chiến lược tìm kiếm thông tin
c) Xác định dữ liệu và nguồn tìm kiếm thông tin (ở đâu)
d) Sử dụng thông tin và giải quyết vấn đề
e) Tổng hợp
f) Đánh giá

Thảo luận hợp tác

Đây là một cách để phát triển kỹ năng ngôn ngữ và giao tiếp của học sinh rất hiệu quả. Trong
quá trình thảo luận tất cả các thành viên đều có cơ hội được nói (miễn là phải tuân thủ các
nguyên tắc)

Các bước tiến hành phương pháp này như sau:

a) Người điều hành thảo luận đưa ra một vấn đề cần thảo luận có liên quan đến môn học
b) Các vấn đề thảo luận được trưng bày trong phòng học
c) Các học sinh sẽ đứng tại một vấn đề thảo luận mà họ chọn tùy theo quan điểm và cảm
nhận
d) Sau khi sắp xếp nhóm thảo luận, người điều hành sẽ ra hạn thời gian để các nhóm thu
thập các ý kiến ủng hộ
e) Sau khi thu thập đủ các ý kiến tranh luận, các nhóm cử người phát ngôn cho nhóm của
mình
f) Người phát ngôn ngồi xung quanh một chiếc bàn và nhận “thẻ thảo luận” (3-6 thẻ, tùy
thuộc vào thời gian và số lượng người tham gia)

g) Các thành viên đứng đằng sau người phát ngôn của nhóm mình và cũng nhận được các
thẻ thảo luận. Những chiếc thẻ này cho phép các thành viên được tham gia vào cuộc thảo
luận. Thay vào đó, các thành viên cũng có thể đưa thẻ cho người phát ngôn khi người
phát ngôn đã dùng hết thẻ của mình mà vẫn còn ý kiến tranh luận.
h) Khi người phát ngôn nêu lên một trong các ý kiến tranh luận của mình, họ phải đặt một
thẻ lên giữa bàn. Số lượng thẻ giúp xác định số lượng các ý kiến. Một ý kiến tranh luận
trị giá một tấm thẻ. Sử dụng thủ thuật này, giáo viên không những kiểm soát được thời
gian của buổi thảo luận mà còn rèn luyện cho học sinh cách trình bày quan điểm bằng
những ngôn từ chính xác và ngắn gọn.

Dùng kịch như một phương pháp dạy học
Đóng kịch sáng tạo cũng là một nỗ lực giúp biến kiến thức thành của mình
Các khái niệm cơ bản là: Vai diễn và Đặc điểm của vai diễn. Điều này có nghĩa là khi đóng
một vai nào đó, học sinh phải cố gắng hình dung ra họ sẽ phải làm gì trong vai đó hoặc trong
một tình huống cụ thể. Tùy theo yêu cầu, họ có thể là chính họ trong một tình huống nhất
định hoặc có thể phải đóng vai một nhân vật khác với những tính cách nhất định. Nhưng kể
cả khi phải đóng vai một nhân vật khác, thì tính cách riêng của học sinh sẽ tương tác với tính
cách của nhân vật mà họ cần diễn tả. Đó chính là cách để họ có thể hiểu được vấn đề thông
qua trải nghiệm của chính mình một cách lý tưởng nhất.

15

Các bài tập tình huống khác nhau yêu cầu các mức độ thấu cảm khác nhau.
Ví dụ
a) Các bài tập đơn giản để tăng sự hiểu biết
b) Đưa ra tình huống khó xử, đưa ra quyết định
c) Quyết định chung
d) Dựng cảnh
e) Kịch hóa các câu chuyện nổi tiếng
f) Các trò chơi tình huống

g) Phỏng dụ
h) Hoạt cảnh, phân loại ảnh
i) Thử nghiệm
j) Tranh luận

Vai trò của kịch trong quá trình học tập
Câu hỏi ở đây không chỉ đối với kịch mà với bất kỳ một phương pháp nào được tiến hành
dựa trên một một hoạt động: Hoạt động này nên tiến hành trước hay sau khi giáo viên trình
bày về chủ đề mới (một bài trình bày như vậy có diễn ra trong giờ học không)? Theo quan
điểm truyền thống kịch là một trò chơi mà chỉ nên bắt đầu khi nhiệm vụ chính đã hoàn thành;
hơn nữa, khó có thể đóng kịch khi học sinh chưa học gì về nội dung môn học. Điều này đôi
khi có thể đúng hoặc không đúng. Trong nhiều trường hợp, việc “biểu diễn” cũng chẳng còn
thú vị khi học sinh đã biết chính xác họ phải diễn thế nào. Ngược lại, khi học sinh thể hiện
một vai diễn trong một tình huống cụ thể, họ có thể thu được những kinh nghiệm cá nhân để
liên hệ với những kiến thức mới học.

Học tập hợp tác của Kagan

Cuốn “Học tập hợp tác” của Tiến sĩ Spence Kagan được xuất bản năm 1985 (nhà xuất bản
San Clemente, CA: Kagan). Cuốn sách này là bộ sưu tập đầy đủ và mới nhất về các phương
pháp hợp tác. Cuốn sách không liên quan đến một phương pháp nào; nó được biết đến với tên
gọi là Phương pháp Kagan. Đó là một bộ sưu tập các phương pháp được phân chia theo kỹ
năng. Phương pháp Kagan dựa trên sự hợp tác và quan tâm đến sự khác biệt của từng cá nhân
học sinh.

Quá trình học tập này có 2 mục tiêu:
• Mục tiêu môn học: nhằm phát triển kỹ năng nhận thức dựa trên nội dung dạy học
• Mục tiêu xã hội: Thứ nhất, học sinh được giao trách nhiệm. Thứ hai, nội dung môn
học được lĩnh hội thông qua các hình thức tổ chức học tập khác nhau dựa trên sự hợp
tác, qua đó phát triển kỹ năng xã hội của học sinh.

Học tập dựa trên sự hợp tác là mức độ cao nhất của việc học tập theo nhóm. Với hình thức
này, các thành viên của nhóm phụ thuộc vào nhau rất nhiều. Kết quả là họ học được các kỹ
năng xã hội trong khi lĩnh hội những kiến thức hoàn toàn liên quan đến nội dung môn học.
Giáo viên không mong muốn (yêu cầu) học sinh phải có được những kỹ năng này; thay vào
đó, giáo viên sử dụng các phương pháp hợp tác khác nhau để tạo điều kiện cho họ phát triển
những kỹ năng đó.

16

Trái với phương pháp Kagan, phương pháp làm việc nhóm kiểu truyền thống không yêu cầu
hợp tác chặt chẽ và thành công không nhất thiết phụ thuộc vào sự đóng góp của các thành
viên trong nhóm.
Việc tổ chức quá trình học tập dựa trên 6 yếu tô chính

Một nhóm
• Một nhóm làm việc hợp tác bao gồm 3-6 thành viên cố định. Giữa các thành viên có
một sư liên hệ chặt chẽ; họ biết, chấp nhận, và ủng hộ lẫn nhau.
• Đó là một nhóm được hình thành hỗn hợp: theo khả năng, giới tính, sự yêu quý, và
tôn giáo
• Cách hình thành nhóm: ngẫu nhiên hoặc chủ định
• Trách nhiệm trong nhóm: ví dụ:
- Một người ghi chép chịu trách nhiệm về độ chính xác của bài nói
- Một người chịu trách nhiệm theo dõi thời gian
- Một người chịu trách nhiệm theo dõi đảm bảo mỗi thành viên trong nhóm làm
tốt nhiệm vụ của mình và duy trì sự giao tiếp hiệu quả trong nhóm.
- Một người phát ngôn chịu trách nhiệm liên lạc với giáo viên, báo cáo về công
việc của nhóm và trình bày khi nhiệm vụ đã hoàn thành.
- Giao nhiệm vụ trong nhóm, sắp xếp công việc, xác định chiến lược , (vi dụ
chiến lược “bàn tròn”, “xoay chữ” (word rotation) hay “ mosaic” v.v…)


Quản lý lớp học
• Lớp học phải được bố trí để học sinh có thể liên hệ với các thành viên trong nhóm dễ
dàng. Bạn nên sử dụng các ký hiệu hoặc tín hiệu quy ước (mà đã được cả lớp thống
nhất quy định) để kiểm soát tiếng ồn khi làm việc nhóm.
• Để tạo điều kiện cho công việc được thực hiện trôi chảy và thành công, vị trí của các
dụng cụ và vị trí làm việc nên luôn cố định.

Mục đích hợp tác
Có 3 cách phát triển và duy trì mục đích hợp tác của học sinh:
• Xây dựng một cộng đồng (nhóm, lớp)
• Các nhiệm vụ hợp tác
• Sử dụng tiêu chí khen thưởng và đánh giá

Thiện chí hợp tác
Sử dụng một số hoạt động để phát triển kỹ năng xã hội
• Làm mẫu
• Cùng diễn xuất
• Đóng vai
• Quan sát
• Hỗ trợ nhau
• Xác định/Giao trách nhiệm

17

Các nguyên tắc cơ bản của học tập dựa trên hợp tác
Học tập hợp tác sẽ xảy ra khi tuân thủ tất cả các nguyên tắc sau đây:
4 nguyên tắc cơ bản (theo Spencer Kagan)

a) Tương tác song song: Có nhiều cơ hội tương tác giữa học sinh với nhau trong quá trình
học, vì vậy thời gian tham gia tích cực của từng cá nhân học sinh được nhiều hơn so với lớp

học theo phương pháp truyền thống.
b) Trách nhiệm cá nhân: Mỗi học sinh cần phải hoàn thành phần việc của mình để đóng góp
vào phần việc chung của cả nhóm. Từng cá nhân báo cáo kết quả với nhóm. Các thành viên
trong nhóm biết phần việc của từng người, và từng thành viên phải chịu trách nhiệm làm một
phần việc cụ thể.
c) Sự phụ thuộc mang tính xây dựng: Sự tiến bộ của mỗi cá nhân và của nhóm sẽ có ảnh
hưởng tích cực lẫn nhau khi sự tiến bộ của một học sinh kéo theo sự tiến bộ của những học
sinh khác, hoặc sự thành công của nhóm này đồng thời dẫn đến sự thành công của nhóm kia.
d) Tham gia vào các phần việc đồng đều: Học sinh tham gia thực hiện nhiệm vụ tùy theo khả
năng của mình. Điều này có thể đạt được qua sự phân công công việc và giao nhiệm vụ hợp
lý.

Phương pháp
Mỗi một phương pháp hợp tác đều có điểm tốt, nhưng mỗi phương pháp lại phù hợp với mỗi
tình huống khác nhau.

Một số điểm cần lưu ý khi chọn phương pháp:
• Thời gian cho mỗi phần việc
• Các hình thức hoạt động
• Loại bài giảng
• Nội dung
• Mức độ phụ thuộc lẫn nhau

Như đã nêu ở trên, các ví dụ về các phương pháp hợp tác sau đây có thể dùng cho các hoạt
động khác nhau:

a) Một phương pháp tạo nhóm
Một mô hình nhóm (Human Mosaic): Một phương pháp tạo nhóm ngẫu nhiên
Lấy một bức tranh và cắt thành các mảnh ghép nhỏ tùy theo số lượng thành viên của nhóm.
Mỗi học sinh được nhận một mảnh ghép đã được cắt từ bức tranh. Học sinh trao đổi cho nhau

các mảnh ghép đó. Mỗi học sinh phải đổi ít nhất một lần. Sau đó họ phải tìm nhau để ghép
được một bức tranh hoàn chỉnh. Bằng cách này, các nhóm sẽ được hình thành một cách ngẫu
nhiên. Nhưng nếu giáo viên viết tên của học sinh vào phía sau của mảnh ghép thì sẽ tạo được
các nhóm theo ý định.

b) Một phương pháp xử lý một nội dung học tập
Phỏng vấn 3 giai đoạn
Giáo viên phát cho các thành viên trong nhóm các tấm thẻ với các chữ A,B,C, D. Mỗi học
sinh được phát một đoạn văn và một bài tập khác nhau


18

Tất cả các thành viên trong nhóm phải đoạn văn và bài tập của mình, và ghi chép.
4. Học sinh “A” kể cho học sinh “B” về đoạn văn của mình, học sinh “C” kể với học sinh
“D” về đoạn văn của mình
5. “B” kế cho “A” và “D” lại kể cho “C” về những nội dung đã đọc
6. Tán gẫu: “A” kể cho “C” và “D” về những gì mình nghe được từ “B”, rồi “B” lại kể về
những gì nghe được từ “A”. Sau đó “C” nhắc lại những gì nghe được từ “D” và “D” cũng
nhắc lại những gì nghe được từ “C”
Các thành viên trong nhóm phải ghi chép hoặc lắng nghe các thành viên khác để cuối cùng cả
4 thành viên đều phải nắm được nội dung của cả 4 đoạn văn.

c) Phương pháp tóm tắt và tổng hợp
Bàn tròn
Phương pháp này rất hữu ích khi :
- chuẩn bị trình bày
- kiểm tra mức độ hiểu thông tin
- Công não
- Kiểm tra học sinh

- Luyện tập
Các thành viên nhóm sử dụng một tờ giấy và một chiếc bút. Một thành viên bắt đầu viết điều
gì đó lên tờ giấy và chuyển giấy bút cho học sinh khác ngồi bên trái mình. Cứ như vậy truyền
lần lượt tới tất cả các thành viên ngồi trong bàn và vì thế phương pháp này có tên gọi là “bàn
tròn”.

d) Phương pháp kiểm tra và đánh giá

Gửi bài tập- kiểm tra và đánh giá chất lượng trong một nhóm
Mỗi nhóm chuyển một câu hỏi sang (sau khi đã có sự nhất trí của cả nhóm) cho một nhóm
khác và sau đó gửi câu trả lời đúng. Các nhóm tự kiểm tra.
Theo Kagan, chúng ta chỉ có thể nói đến dạy học hợp tác khi cả 4 nguyên tắc trên đều được
thể hiện trong một phương pháp.

Dự án giảng dạy
Một vấn đề phức tạp, thông thường là vấn đề của cuộc sống hàng ngày; xác định mục đích và
nhiệm vụ liên quan đến quá trình xử lý vấn đề; lên kế hoạch tiến hành nhiệm vụ và thu kết
quả; trình bày kết quả.
Phương pháp dự án là một loại bài học đặc biệt xoay quanh một vấn đề. Nhiệm vụ không chỉ
là giải quyết hoặc lựa chọn vấn đề, mà còn phải chỉ ra được những khả năng có thể liên quan
cơ bản nhất tới vấn đề được đưa ra trong đời thực. Mỗi dự án đều mang tính độc đáo và liên
tục, vì các vấn đề không phải là những khái niệm trừu tượng mà chúng xuất phát từ thực tế.
Không bao giờ có 2 dự án giống hệt nhau vì học sinh tham gia dự án, giáo viên và hoàn cảnh
luôn luôn khác nhau.
Phương pháp dự án yêu cầu phải lập kế hoạch rõ ràng cho các hoạt động của học sinh. Kế
hoạch phải được thực hiện ở 2 cấp độ. Cấp độ thứ nhất quan tâm đến toàn bộ quá trình, trong
đó nhằm truyền đạt kiến thức và phát triển những kỹ năng. Cấp độ thứ 2 quan tâm đến việc
lập kế hoạch cho từng dự án cá nhân, và ở cấp độ này cần phải có sự hứng thú và trợ giúp từ
giáo viên.


19

Kỹ năng ngôn ngữ không phải là quan trọng chính ở đây, và học sinh với các kỹ năng khác
nhau sẽ bình đẳng tham gia tìm kiếm giải pháp cho vấn đề mà họ đã cùng nhau lựa chọn.

Mặc dù sự khác nhau về vai trò giữa học sinh và giáo viên luôn được duy trì, tính hợp tác của
phương pháp này được đảm bảo ở chỗ vai trò lãnh đạo của giáo viên rất kín đáo, giáo viên
chỉ đứng phía sau và chỉ xuất hiện trong quá trình cùng lập kế hoạch, cùng hoạt động và cùng
đánh giá với học sinh. Sự đa dạng của các hoạt động tạo cơ hội cho học sinh tham gia vào
hoạt động theo nhiều cách khác nhau. Học sinh có thể lựa chọn phần việc của mình tùy theo
kinh nghiệm, năng lực và mong muốn của mình mà không cần phải có sự tác động sư phạm
nào của giáo viên.
Phương pháp dự án vượt ra ngoài khuôn khổ của giáo dục và dạy học truyền thống. Nó tập
trung vào các vấn đề thực tế hàng ngày và dựa trên kinh nghiệm của người thực hiện.

Quy trình tiến hành dự án:
a) Chọn chủ đề và thảo luận về chúng
b) Chọn và giao các nhiệm vụ nhỏ (do giáo viên hướng dẫn hoặc biểu quyết thống nhất
ý kiến)
c) Chọn các kênh thông tin (e-mail, diễn đàn)
d) Lập kế hoạch trao đổi thông tin (thời gian trao đổi thông tin, thời hạn kiểm tra báo
cáo về các công việc cá nhân)
e) Trao đổi và trình bày về các dự án nhỏ của các cá nhân trong nhóm
f) Chuẩn bị bài trình bày của nhóm “cùng nhau góp sức” từ các báo cáo về các dự án
nhỏ
g) Báo cáo trình bày của nhóm
h) Nhận xét và đánh giá
- Đánh giá trong nhóm: các dự án nhỏ:
- Đánh giá trong lớp: các bài trình bày của các nhóm


So sánh phương pháp sư phạm truyền thống và phương pháp sư phạm xây dựng

Yêu cầu về con người

Quan điểm của giáo viên: Giáo viên buộc phải hiểu biết về tầm quan trọng của sự hợp tác và
sự khác biệt.

• Kiến thức về phương pháp tổ chức học tập
Các phương pháp này chỉ có thể thành công với những giáo viên thực sự hiểu rõ các khái
niệm, nguyên tắc sử dụng, ưu điểm, những khó khăn có thể, và sẵn sàng xử lý được những
tình huống có thể nảy sinh trong quá trình dạy học.
• Thái độ
Giáo viên không nên chỉ đóng vai trò là “nguồn cung cấp thông tin và kiến thức”, mà nên ở
phía sau và gián tiếp kiểm soát các hoạt động của học sinh. Không nên để việc dạy học theo
phương pháp hợp tác và phân biệt trở nên quá khó khăn hoặc mệt mỏi cho giáo viên. Phương
pháp dạy học này chỉ mang lại hiệu quả khi giáo viên nắm vững và có thể thực hiện được qui
trình giảng dạy đa cấp .


20

• Kinh nghiệm giảng dạy
Việc điều chỉnh kiến thức cho phù hợp với kỹ năng của hoc sinh đòi hỏi người giáo viên phải
có rất nhiều kiến thức lý luận và kinh nghiệm thực tiễn. Mấu chốt của phương pháp này là sự
tham gia tích cực của học sinh trong quá trình dạy-học, do đó công việc của giáo viên chủ
yếu là lập kế hoạch giảng dạy, tổ chức và cung cấp công cụ học tập cần thiết.

• Một số điểm cần lưu ý khi sử dụng phương pháp hợp tác
Hình thức tổ chức lớp cần phải lựa chọn tùy thuộc vào nội dung và yêu cầu về phương pháp
sư phạm trong giáo duc cũng như nhu cầu của học sinh


• Tính linh hoạt
Không nên lạm dụng phương pháp này để phân biệt (labelling) hoặc lựa chọn học sinh. Mỗi
học sinh phải được giao những nhiệm vụ phù hợp mà có thể phát huy được tối đa năng lực
của họ trong một khoảng thời gian nhất định.

Các loại nhiệm vụ sư phạm trong quá trình học tập:

Bài giảng truyền thống Bài giảng hợp tác
Công tác chuẩn
bị
Xem xét nội dung dạy gồm:
- Môt giáo án khoa học
- Các thiết bị nghe nhìn
- Các câu hỏi, các câu trả lời gợi
ý
- Kiểm tra cấu trúc lôgic của bài
dạy
- Lập kế hoạch tương tác một
chiều
Xem xét nội dung dạy- làm thế
nào để có hợp tác
- Phân chia thành 4 loại hoạt
động
- Xem xét các phần nào dành
cho hoạt động cá nhân
- Các bài viết
- Chế tạo giáo cụ trực quan
- Chuẩn bị giáo cụ (mua giấy,
bút đánh dấu)

- Phô tô bài
- Lập kế hoạch tương tác đa
chiều
- Kiểm tra lại giáo án theo 4
nguyên tắc cơ bản của dạy
học hợp tác
Thời gian chuẩn
bị
Có thể ít hơn Có thể nhiều hơn
Tính khả dụng
lâu dài
Có thể tái sử dụng Chỉ một vài phần có thể được sử
dụng lại (bài viết, giáo cụ)
Đầu giờ học
Hứng thú: sử dụng một số phương
pháp tạo sự thích thú cho học sinh
Sắp xếp lại bàn ghế nếu cần thiết
(nếu căn phòng không được bố trí
cho học tập hợp tác)
Tạo nhóm
Hứng thú: được kích hoạt từ kiến
thức tiềm tàng của học sinh
Phát “thẻ trách nhiệm” và giao
nhiệm vụ cho từng học sinh

21

Hỗ trợ trong giờ
học
Giải thích, phát vấn và trả lời trước

lớp, thảo luận chung
Trợ giúp các nhóm nhỏ và cá
nhân (theo phong cách của từng
người)
Di chuyển của
giáo viên
Ít di chuyển, có thể ở cố định một ví
trí dễ nhìn thấy cạnh bảng viết.
Đi xung quanh các nhóm, giúp
đỡ học sinh và có thể làm việc
cùng họ.
Giọng nói
Phải đủ lớn để tất cả lớp nghe được Giọng nói trầm, đủ nghe theo
đúng âm sắc của mình
Khoảng cách
Trang trọng Thân thiện, gần gũi
Nh
ững đặc điểm
cần thiết nhất
Kỹ năng truyền giảng tốt
Giao tiếp hiệu quả để có thể duy trì
được sự chú ý của học sinh
Một người có kỷ luật tốt
Ứng tác nhanh nhẹn
Chính xác
Thông minh
Kỹ năng giải thích
Thể hiện khả năng diễn xuất
Khả năng tập trung cao (không nói
những thông tin không đúng hoặc

nói sai)
Kỹ năng tổ chức tốt
Kiên quyết
Có cảm nhận về thời gian
Kỹ năng giao tiếp tốt
Khả năng bao quát
Khả năng thích nghi với nhu cầu
của học sinh
Cởi mở
Sáng tạo: đặc biệt là trong tổ
chức và gây hứng thú cho học
sinh

Đánh giá
Đánh giá kết quả của từng học sinh
(qua bài thi nói, và viết)
Đánh giá về hành vi của cả lớp
Đánh giá của các nhóm khác
nhau, sử dụng các phương pháp
khác nhau đánh giá kết quả của
từng cá nhân, từng nhóm.
Đánh giá về sự phát triển kỹ năng


Quan điểm của người học
Ngoài việc lĩnh hội kiến thức, học sinh có cơ hội học cách cảm thông, có cơ hội luyện tập
tư duy độc lập, tính kiên trì, sự khoan dung, thái độ hỗ trợ và tinh thần trách nhiệm; ngoài
ra họ nâng cao kỹ năng giao tiếp, kỹ năng hợp tác, kỹ năng tổ chức và tiếp thu một thái
độ học tập sáng tạo và hỗ trợ. Do đó, trách nhiệm của giáo viên là: chuẩn bị kỹ, quản lý
giờ học, chọn lựa chủ đề và phương pháp dạy phù hợp nhất.

Điều này được thể hiện qua sự kiểm soát gián tiếp và sự trợ giúp từng cá nhân, nhờ vậy
giáo viên có thể quan tâm kịp thời tới những học sinh cần được giúp đỡ nhất. Đồng thời,
học sinh làm việc theo cặp, theo nhóm thường xuyên có cơ hội đánh giá và phân tích
công việc của mình và của bạn mình. Cách này cũng có thể giúp thực hiện phân loại ngay
trong nhóm


22

Hai phương pháp học tập khác nhau đòi hỏi học sinh có các đặc điểm khác nhau

Dạy học truyền thống Học tập hợp tác
Không ngại bị kiểm soát Độc lập
Cạnh tranh Hợp tác
Kín đáo Giao tiếp tốt
Chú ý tới bản thân Có khả năng tổ chức tốt
Có khả năng tự kiểm soát Có hành vi tự kiềm chế
Tuân thủ Sáng tạo
Kiên nhẫn, có khả năng chú ý giáo viên Kiên nhẫn, có thể chú ý đến các bạn học

Cam chịu Khoan dung
Có ít ý tưởng Có óc sáng tạo
Có trách nhiệm với bản thân Có trách nhiệm với người khác
Tham vọng Có ý thức giúp đỡ



Sự khác nhau giữa phương pháp truyền thống và phương pháp xây dựng

Truyền thống Xây dựng/Tích cực

Giáo viên Người phân xử, người nói, chuyên
gia
Người huấn luyện, người hướng
dẫn, chuyên gia, người học
Học sinh Thụ động, người lắng nghe, người
mô phỏng
Người tham gia tích cực, xây
dựng
Nội dung Kiến thức riêng của từng môn
học, trừu tượng, toàn diện
Kiến thức liên ngành, thực tế
Đánh giá Đánh giá tuyển chọn Thăm dò, dựa trên dạng bài tập
”xây dựng hồ sơ” (portfolio)
Môi trường
học
Các bước lớn, ít tương tác, ít
nguồn thông thông tin, nhiều chỉ
dẫn
Các bước nhỏ, nhiều tương tác
Phương pháp
sư phạm
Tam giác sư phạm: 1 giáo viên, 1
học sinh, và nội dung
Đa giác sư phạm: giáo viên, bạn
học, nhiệm vụ, phương tiện
truyền thông, kỷ luật.



23


Vấn đề về kiểm tra và đánh giá
Phương pháp xây dựng trong đó đánh giá học tập thông qua đánh giá của giáo viên và tự
đánh giá của học sinh có đặc điểm là xác nhận những mặt tích cực và tập trung vào thành quả
học tập.
Một nhiệm vụ có tính khả thi và có tính khác biệt, chú ý đến kỹ năng và năng lực cá nhân, sẽ
giúp học tránh được thất bại trong học tập. Đồng thời, chúng ta cũng không nên bỏ qua khả
năng thực sự của từng học sinh. Nói cách khác chúng ta nên xem xét: học sinh sử dụng khả
năng của mình đến đâu để hoàn thành nhiệm vụ?
Phân tích lỗi và chữa lỗi cùng nhau. Mắc lỗi được coi là một phần của quá trình học. Nó tạo
cho học sinh cảm giác an toàn và giúp họ không bị căng thẳng.

Trong quá trình đánh giá, giáo viên nên:

• Không chỉ đánh giá mà còn phải ghi lại các giai đoạn của sự tiến bộ,
• Đánh giá sự tiến bộ của học sinh so với thành công trước đây của họ,
• Chỉ ra được học sinh đã sử dụng khả năng của mình đến đâu,

Các mặt đánh giá phải toàn diện và tập trung vào sự phát triển nhân cách của một học sinh
hơn là môn học

Các mặt đánh giá này bao gồm việc đánh giá:
• Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình học
• Mức độ của các phương pháp học tập khác nhau
• Kỹ năng giao tiếp và đọc hiểu
• Kỹ năng tính toán và đếm
• Các hoạt động thẩm mỹ và động học

Và các đặc điểm quan trọng nhất của học sinh về


• Đời sống tình cảm
• Quan hệ xã hội


24

II. CÁC HOẠT ĐỘNG
Môn Địa lý
Chụp ảnh bầu trời đầy sao (để mô tả chuyển động quay)
Yêu cầu học sinh chụp hình bầu trời trong một hôm đầy sao bằng cách đặt máy ảnh trên giá
ba chân, chụp liên tục bầu trời trong khoảng thời gian từ 1-2 tiếng, qua đó, sự chuyển động
của các vì sao trên bầu trời sẽ được thể hiện rất huyền diệu. Đặt vị trí máy ảnh sao cho Sao
Bắc Đẩu ở vị trí trung tâm, minh hoạ rằng sao này luôn luôn đứng im, tức là trục quay của
Trái Đất hiện nay đang hướng về ngôi sao này. Chuyển động của các ngôi sao được thể hiện
trên ảnh là các vòng tròn nhỏ đồng tâm. Học sinh nên chụp ảnh ở khu vực xa ánh sáng của
thành phố, trong một đêm du ngoạn hoặc đi thăm quan. Vào mùa hè, đêm xuống muộn hơn,
nhưng thời tiết sẽ đẹp hơn mùa đông. Vào mùa đông nên chụp hình vào khoảng 5-6h chiều.
Sau đó có thể in ảnh ra hoặc chiếu qua máy chiếu để sử dụng ở trên lớp.

Phần mềm và chương trình tham khảo
Chụp hình liên tục, sử dụng Webcam, với các thời khoảng đặt trước : Webcam
Timershot
/>US/TimershotPowertoySetup.exe
Chỉnh lý ảnh và tạo trình chiếu: Photo Story 3
/>6f33852af9c1&DisplayLang=en
Dựng phim từ ảnh hoặc băng quay: Movie Maker 2
(The Windows Movie Maker 2.1 trong bộ Windows XP Service Pack 2)
Tạo trình chiếu: PowerPoint

Mô tả sự lên xuống mực nước của sông hoặc lạch

Nếu ở gần sông, thậm chí là sông lạch nhỏ, thì có thể chụp ảnh để mô tả sự thay đổi mực
nước thông qua việc so sánh những bức hành chụp từ cùng một góc độ. Khi chụp hình, nhớ
là phải chụp ở cùng một vị trí và góc độ. Do khí hậu của nước ta (nước Mỹ?), nằm ở ranh
giới giữa khí hậu lục địa khô và khí hậu lục địa ẩm, nên mực nước liên tục thay đổi. Chúng ta
có thể thấy mực nước thấp, trung bình, cao cũng như nước triều lên. Chỉ với vài bức ảnh học
sinh đã có thể minh hoạ được sự khác nhau đó. Nếu chụp rất nhiều bức hình từ cùng một góc
độ, rồi trình chiếu nhanh và liên tục, chúng ta sẽ có được một hiệu ứng rất tuyệt vời.

Phần mềm và chương trình tham khảo
Chụp hình liên tục, sử dụng Webcam, với các thời khoảng đặt trước : Webcam
Timershot
/>US/TimershotPowertoySetup.exe
Chỉnh lý ảnh và tạo trình chiếu: Photo Story 3
/>6f33852af9c1&DisplayLang=en
Dựng phim từ ảnh hoặc băng quay: Movie Maker 2
(The Windows Movie Maker 2.1 trong bộ Windows XP Service Pack 2)
Tạo trình chiếu: PowerPoint

25

Biểu diễn sự thay đổi hàng ngày của nhiệt độ
Nếu không có Frông thời tiết ở gần đó thì sự thay đổi của nhiệt độ sẽ có tính quy luật: nhiệt
độ thấp nhất sẽ vào lúc sáng sớm, và cao nhất vào đầu giờ chiều (khoảng 2-3h chiều). Tính
quy luật này sẽ được thể hiện nếu học sinh đo nhiệt độ cách mỗi giờ dưới cùng một điều kiện
(ví dụ: trong bóng râm). Học sinh có thể thu thập các số liệu khi đi cắm trại, đi thăm quan
hoặc là ở nhà lúc cuối tuần. Việc thu thập số liệu vào buổi đêm có thể là một khó khăn,
nhưng học sinh có thể thay phiên nhau trực trong một vài đêm. Với số liệu thu thập được,
học sinh vẽ biểu đồ thể hiện, và nếu có đủ số liệu cho các mùa, chúng ta có thể so sánh được
sự khác nhau giữa các mùa trong năm.


Phần mềm và chương trình tham khảo
Tạo bảng biểu: Excel

Sử dụng những bức ảnh tự chụp để nói về một đất nước, khu vực hoặc phong cảnh bạn
đến thăm trong kì nghỉ hè
Ngày nay mọi người chụp ảnh ngày càng nhiều hơn, và sẽ luôn có những bạn học sinh chụp
rất nhiều bức ảnh (có thể là với sự giúp đỡ của bố mẹ) khi đi nghỉ hè. Sử dụng những bức
ảnh đó và với bản đồ đã được scan lên, học sinh có thể có bài trình bày về những phong cảnh
nổi tiếng hoặc những vùng mà bạn đến thăm. Việc trình bày này sẽ có tính giáo dục cao khi
lớp đang học về đất nước hoặc khu vực mà bạn nói đến, tuy nhiên đó cũng có thể đơn giản
như là sự thư giãn sau một giờ kiểm tra.

Phần mềm và chương trình tham khảo
Tạo trình chiếu: PowerPoint
Tạo trang Web: FrontPage

Tạo trang Web nói về tính chất địa lý của môi trường địa phương
Môi trường địa phương ở đây có thể là một quận, một xứ đạo, khu vực lân cận hoặc thành hệ
tự nhiên gần đó (như hồ, đầm lầy, núi hoặc lưu vực sông…). Có rất nhiều các công cụ tạo lập
trang chủ và bạn có thể tạo lập trang chủ bằng bất cứ công cụ nào, hoặc bạn cũng có thể thiết
kế trang chủ theo ý của chính mình sử dụng kiến thức về công nghệ thông tin đã học. Nếu cả
lớp cùng tạo một trang web về một môi trường địa lý nhất định thì nên phân nhóm đảm nhận
từng nhiệm vụ cụ thể, hoặc một nhóm định ra mức chuẩn nhưng mỗi nhóm sẽ tạo trang web
riêng của mình (cho cùng một vùng địa lý) và mỗi nhóm cử ra một thành viên chịu trách
nhiệm thu nhận thông tin và nạp tải (upload) lên mạng.

Phần mềm và chương trình tham khảo
Tạo trang Web: FrontPage


×