Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

Tài Liệu Giáo Dục Địa Phương Lớp 8_Lạng Sơn.pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (16.49 MB, 68 trang )

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH LẠNG SƠN
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÔ THẾ ANH – TRƯƠNG PHƯƠNG ANH – VŨ THỊ LAN ANH – NGUYỄN HOÀNG ĐẠO – VŨ TRÚC HÀ

TÀI LIỆU GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG
TỈNH

LẠNG SƠN
8
LỚP

NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC VIỆT NAM


HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG SÁCH
Mỗi hoạt động trong cuốn Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Lạng Sơn lớp 8
đều được chỉ dẫn bằng một kí hiệu. Thầy cơ giáo sẽ hướng dẫn học sinh theo
những chỉ dẫn này. Học sinh cũng có thể theo các chỉ dẫn này để tự học.

KHỞI ĐỘNG/MỞ ĐẦU
Gợi mở những vấn đề liên quan đến nội dung chủ đề,
tạo hứng thú cho học sinh tìm hiểu bài mới

KHÁM PHÁ/HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Phát hiện, hình thành các kiến thức, kĩ năng mới

LUYỆN TẬP/THỰC HÀNH
Củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng theo nội dung,
yêu cầu cần đạt của chủ đề


VẬN DỤNG
Vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã học
để giải quyết các vấn đề trong thực tiễn cuộc sống

Hãy bảo quản, giữ gìn tài liệu này
để dành tặng các em học sinh lớp sau!

2


Nội dung giáo dục địa phương trong Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 cấp
Trung học cơ sở là nội dung giáo dục bắt buộc, có vị trí tương đương các môn học khác.
Nội dung tài liệu chứa đựng những vấn đề cơ bản, mang tính thời sự về văn hố, lịch sử,
địa lí, kinh tế, xã hội, mơi trường, hướng nghiệp của tỉnh Lạng Sơn nhằm trang bị cho
học sinh những hiểu biết về nơi sinh sống; bồi dưỡng tình u và niềm tự hào về q
hương, gắn bó và có trách nhiệm với quê hương, cộng đồng; giáo dục sự trân trọng và
có ý thức giữ gìn truyền thống quê hương; phát huy tiềm lực và thế mạnh địa phương,
vận dụng những kiến thức và kĩ năng đã học để góp phần giải quyết những vấn đề của
địa phương, chuẩn bị cho cuộc sống xã hội và nghề nghiệp.
Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Lạng Sơn lớp 8 được biên soạn bao gồm khung
chương trình và tài liệu dạy học, tổ chức các hoạt động giáo dục; được thiết kế gồm 8
chủ đề thuộc 3 cụm lĩnh vực với tổng thời lượng là 35 tiết/năm học. Việc biên soạn tài
liệu được thực hiện theo quy định của Luật Giáo dục và pháp luật liên quan. Nội dung,
thông tin thể hiện tính khoa học, tính sư phạm cao; đồng thời bám sát mục tiêu đổi mới
giáo dục, đào tạo theo tinh thần Nghị quyết số 29/NQ-TW của Ban Chấp hành Trung
ương Đảng và yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của học sinh tương ứng với
lớp, cấp học, giúp cho giáo viên vận dụng linh hoạt các phương pháp, hình thức dạy
học tích cực, đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá nhằm phát huy tối đa tính tự giác,
tích cực, sáng tạo của giáo viên và học sinh.
Nhóm biên soạn Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Lạng Sơn lớp 8 là các chuyên gia,

các nhà khoa học; các thầy, cô giáo là cán bộ quản lí, giáo viên cốt cán cấp Trung học cơ sở,
Trung học phổ thông của tỉnh Lạng Sơn, giảng viên Trường Cao đẳng Sư phạm Lạng Sơn.
Tài liệu đã nhận được sự góp ý của các cơ quan, các nhà khoa học, cán bộ quản lí giáo dục,
giáo viên cấp Trung học cơ sở trong và ngồi tỉnh thơng qua các hội nghị, hội thảo;
đồng thời đã được tổ chức dạy thực nghiệm tại trường Trung học cơ sở trên địa bàn
tỉnh, được các thầy, cô và học sinh đánh giá là tài liệu có tính khả thi và thực tiễn cao.
Tài liệu đã được Uỷ ban Nhân dân tỉnh Lạng Sơn thẩm định và Bộ Giáo dục và Đào tạo
phê duyệt. Đây là tài liệu giáo dục địa phương chính thức được sử dụng trong tất cả các
trường Trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.
Chúc các em học tập tốt và trải nghiệm thật vui !

3


Trang

LĨNH VỰC: VĂN HOÁ, LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG ..........................................................5
Chủ đề 1. Ẩm thực và sản vật xứ Lạng ................................................................................................. ...5
Chủ đề 2. Lễ hội truyền thống của Lạng Sơn.....................................................................................14
Chủ đề 3. Một số ca khúc viết về quê hương Lạng Sơn ................................................................. 20
Chủ đề 4. Phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Lạng Sơn
từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX ............................................................................................. 26
Chủ đề 5. Tìm hiểu bảo tàng ở Lạng Sơn............................................................................................32

LĨNH VỰC: ĐỊA LÍ, KINH TẾ, HƯỚNG NGHIỆP...............................................................40
Chủ đề 6. Dân cư, lao động và tình hình đơ thị hố ở tỉnh Lạng Sơn .......................................40

LĨNH VỰC: CHÍNH TRỊ – XÃ HỘI, MÔI TRƯỜNG............................................................52
Chủ đề 7. An ninh, trật tự trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn ..................................................................52
Chủ đề 8. Bảo vệ môi trường ở Lạng Sơn...........................................................................................61


4


VĂN HOÁ, LỊCH SỬ
TRUYỀN THỐNG

1

ẨM THỰC VÀ SẢN VẬT XỨ LẠNG

Sau chủ đề này, học sinh sẽ:
● Kể tên được một số món ăn, sản vật nổi tiếng của Lạng Sơn.
● Biết được nguyên liệu, cách chế biến, trình bày một số món ăn của Lạng Sơn.
● Thực hành giới thiệu, quảng bá được một số món ăn sản vật nổi tiếng của Lạng Sơn.

Lạng Sơn được biết đến
không chỉ là vùng đất có bề dày
truyền thống lịch sử, văn hoá,
nhiều danh lam thắng cảnh nổi
tiếng mà vùng đất Xứ Lạng cịn
được biết đến là nơi có văn hố
ẩm thực nổi tiếng, hấp dẫn và
nhiều loại sản vật đặc sắc.
Quan sát hình ảnh bên, hãy
Hình 1. Món ăn nổi tiếng của Lạng Sơn
chia sẻ những điều em biết về
món ăn đó và về một số món ăn nổi tiếng khác của Lạng Sơn.

Lạng Sơn là tỉnh nằm ở phía đơng bắc Việt Nam, có cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp,

núi non hùng vĩ, khí hậu trong lành, mát mẻ, hệ thống sơng, hồ phong phú. Lạng Sơn
có 7 dân tộc chính, gồm: Nùng, Tày, Kinh, Dao, Mơng, Hoa, Sán Chay. Đồng bào các dân
tộc cư trú xen kẽ, hoà thuận, tính cố kết cộng đồng cao. Đời sống kinh tế chủ yếu là
trồng trọt và chăn nuôi, một bộ phận nhỏ buôn bán làm nghề thủ công và các
5


ngành nghề khác. Đời sống văn hoá, phong tục tập quán đa dạng tạo nên bức tranh về
di sản văn hố xứ Lạng độc đáo biểu hiện qua tiếng nói, chữ viết, trang phục, ẩm thực,
kiến trúc nhà ở, văn học, nghệ thuật, tập quán sinh hoạt cộng đồng,… Trong những di
sản văn hố đó, ẩm thực là một trong những nét độc đáo, đặc sắc của nhân dân các dân
tộc tỉnh Lạng Sơn.

1. Món vịt quay
Vịt quay là một trong những món ăn truyền thống, đặc sản của tỉnh Lạng Sơn.
Em có biết?
Món vịt quay mác mật Lạng Sơn được tổ
chức Kỉ lục Việt Nam xếp hạng Top 100
món ăn đặc sản của Việt Nam.

Món ăn được chế biến từ thịt vịt bầu, mỡ ít,
thịt dày, được chế biến kết hợp sử dụng
nhiều gia vị, đúng phương pháp truyền
thống để được món vịt quay có hương
thơm đặc trưng, thịt ngọt, da giịn, hấp
dẫn và có giá trị dinh dưỡng cao.

– Chuẩn bị nguyên liệu và sơ chế:
+ Vịt nguyên con, được sơ chế (mổ, làm sạch, treo lên để ráo nước).
+ Lá mác mật tươi, quả mác mật tươi hoặc khô.

+ Tương tàu choong (đạm tương).
+ Hành khô, gừng, tỏi, tiêu, muối, bột ngọt, giấm, mật ong, xì dầu.
– Cách chế biến:
Vịt sau khi được sơ chế sẽ dùng ống bơm thổi cho da vịt phồng lên; dùng mật ong
hoà với giấm và xoa đều lên thân con vịt. Bên trong ướp tẩm gia vị gồm: lá, quả mác
mật, gừng băm nhỏ, xì dầu, tương tàu choong và một số gia vị khác, rồi khâu kín lại.
Thả vịt vào chảo ngập dầu mỡ hoặc cho vào lò để quay đến khi chín vàng đều thì vớt
ra, chặt, xếp lên đĩa. Nước và hỗn hợp gia vị bên trong được dùng làm nước chấm.
Hiện nay, với công nghệ hiện đại, nhiều người đã dùng lò cải tiến để quay vịt.
– u cầu sau chế biến và trình bày:
Món vịt quay đạt u cầu phải vàng đều, da giịn, thịt chín, ngọt đậm, thơm đặc
trưng của lá mác mật. Khi bày món, vịt quay được chặt miếng xếp vào đĩa, để phần da
bên trên, điểm thêm vài lá mác mật. Dùng nước gia vị trong bụng con vịt khi quay làm
nước chấm hoặc chấm với xì dầu, ăn nóng.
1. Kể tên những ngun liệu chính dùng để chế biến món vịt quay Lạng Sơn.
2. Nêu cách chế biến, trình bày món vịt quay Lạng Sơn.

6


2. Món lợn quay
Lợn quay là món ăn được chế biến cầu kì từ thịt lợn, có giá trị dinh dưỡng cao. Món
lợn quay là đặc sản nổi tiếng và là món ăn khơng thể thiếu trong các mâm cỗ, ngày lễ,
Tết của người Lạng Sơn.

Hình 2. Món lợn quay

– Chuẩn bị nguyên liệu và sơ chế:
Chọn con lợn khoảng 30 – 40 kg, không
quá béo hoặc quá gầy để được thịt ngon

nhất. Gia vị gồm: lá mác mật tươi, bột canh,
tiêu, giấm, mật ong. Mổ lợn, làm sạch, xiên
đòn quay, để ráo nước, khi cạo lông chú ý
không để làm rách da lợn, vì như vậy khi quay
sẽ làm nứt, vừa không đẹp và mất đi vị ngon
của lợn.
Trước khi quay, lấy các gia vị đã chuẩn bị
tẩm ướp vào trong bụng lợn và khâu kín lại.
– Cách chế biến:
Quay lợn trên bếp than hoa, trong khi
quay, người quay dùng mật ong hồ với dấm
bơi khắp con lợn để có màu vàng đậm.
Quay liên tục khoảng 3 – 4 giờ để lợn
chín đều, da khơng nứt, màu vàng đẹp.

Em có biết?
Lợn quay là món ăn được sử dụng phổ
biến ở một số quốc gia trên thế giới.
Ngay cả ở In-đơ-nê-xi-a là quốc gia có
người dân đa số theo đạo Hồi, kiêng
món thịt lợn, nhưng thịt lợn quay vẫn
được một số người dân không theo
đạo sử dụng, đặc biệt là người dân đảo
trên Ba-li. Lợn quay cũng được sử dụng
nhiều ở các quốc gia như: Phi-líp-pin,
Tây Ban Nha, Trung Quốc,…
Ở Việt Nam, lợn quay là món ăn phổ
biến, được dùng trong các dịp lễ, Tết,
cỗ tiếp đãi khách và trong đời sống
hàng ngày. Lợn quay Lạng Sơn được

thực khách đánh giá là thơm ngon
đặc biệt.

7


– u cầu sau chế biến và trình bày:
Món lợn quay đạt yêu cầu thịt phải chín, ngọt đậm, da vàng đều, giịn khơng bị
phồng rộp và cháy. Khi quay xong, để món ăn nguội bớt thì chặt miếng thịt vừa ăn, bày
lên đĩa, có thể tưới nước hỗn hợp gia vị để có được hương vị đậm đà; thêm lá mác mật
lên trên và ăn nóng.
Khi ăn phần bì lợn giịn và ngậy, có vị ngọt của thịt lợn quyện với hương vị đậm của
các loại gia vị, hương thơm đặc trưng của lá mác mật.

1. Kể tên những ngun liệu chính dùng để chế biến món lợn quay của Lạng Sơn.
2. Nêu cách chế biến, trình bày món lợn quay Lạng Sơn.

3. Món khau nhục

Hình 3. Món khau nhục

Khau nhục (tên gọi khác là khâu nhục) là món ăn được chế biến từ thịt lợn với nhiều
loại gia vị, q trình chế biến rất cầu kì. Món ăn này chịu ảnh hưởng từ phong cách ẩm
thực của Trung Hoa, nhưng cũng mang hương vị riêng, rất đặc trưng của ẩm thực xứ
Lạng do việc sử dụng gia vị và cách chế riêng của người Lạng Sơn. Món khau nhục
thường được dùng phổ biến trên các mâm cỗ trong các dịp lễ, Tết.

8



– Chuẩn bị nguyên liệu và sơ chế:
Chọn thịt ba chỉ của con lợn khoảng
70 – 80 kg, không bị béo quá, phải là thịt
ba chỉ ngon, chắc thịt, ước lượng mỗi bát
khau nhục dùng khoảng 0,5 – 0,6 kg thịt
lợn. Gia vị gồm: muối, bột ngọt, giấm,
gừng, hành, tỏi, húng lìu, xì dầu, tương
tàu choong, tàu soi, tiêu kèm theo khoai
lang hoặc khoai mơn.

Em có biết?
Ngồi món lợn quay, vịt quay, khau
nhục, Lạng Sơn cịn có nhiều món đặc
sản được nhiều người ưa thích như:
bánh cuốn trứng, phở chua, cng phù
(bánh trơi), khẩu sli, món thịt treo của
người Dao, món xá xíu của người Hoa,
món thịt chua của người Tày, Nùng,…

Thịt lợn được rửa sạch, chần qua nước sôi cho chín tới, làm sạch lơng, để ráo nước,
dùng que nhọn chọc đều khắp phần da lợn, sau đó cho miếng thịt vào ngâm trong hỗn
hợp nước giấm gừng. Khoai lang hoặc khoai môn được rửa sạch, gọt vỏ, thái vừa miếng,
cho vào mỡ chao giòn cạnh. Tàu soi muối ngâm, rửa kĩ cho đỡ mặn, thái nhỏ. Trộn các
loại gia vị thành hỗn hợp.
– Cách chế biến:
Thịt lợn sau khi chao vàng, giòn cạnh, vớt ra thái miếng vừa ăn (thường là tám
miếng nhỏ). Để hỗn hợp gia vị trong bát tô, xếp một lớp khoai lên trên, xếp thịt ba
chỉ trên cùng, úp đĩa lên trên bát thịt và xếp vào nồi đun cách thuỷ khoảng 3 – 4 giờ
cho thịt chín nhừ.
– Yêu cầu sau chế biến và trình bày:

Món khau nhục ngon phải chín nhừ, khơng nát, màu vàng đậm, béo ngậy, có mùi
thơm đậm đà đặc trưng của gia vị. Món khau nhục ăn ngon hơn khi cịn nóng.

1. Nêu những ngun liệu và gia vị chính dùng để chế biến món khau nhục.
2. Nêu cách chế biến, trình bày món khau nhục.

4. Một số sản vật của Lạng Sơn
a) Rau
Các loại rau ở Lạng Sơn mọc tự nhiên hoặc được trồng trên địa bàn tồn tỉnh. Rau
thường được trồng theo mùa. Mùa đơng có các loại rau: cải ngồng, cải bắp, cải thảo, rau
diếp, su hào,… Mùa xn, hè có rau bị khai, rau ngót rừng,… Nhiều món rau thành đặc
sản nổi tiếng của Lạng Sơn như rau cải ngồng, rau bò khai,…

9


Hình 4. Rau bị khai

b) Cây hồi
Cây hồi ở Lạng Sơn được trồng chủ yếu ở các huyện Văn Quan, Bình Gia, Chi Lăng và
Cao Lộc. Cây hồi có thân mọc thẳng, trịn, vỏ ngồi màu nâu xám. Lá hình nêm, màu lục,
nhẵn, mặt dưới xanh nhạt. Giòn, quả thường có 8 cánh, có quả với 7 – 10 cánh, có hình
sao, hạt dẹt,… Vì vậy, nhiều người gọi quả hồi là hoa hồi. Quả và lá cây hồi chứa nhiều
tinh dầu.

Hình 5. Khu rừng hồi xã Liên Hội, huyện Văn Quan

Hình 6. Lọ tinh dầu hồi

Quả hồi được tinh chế để lấy tinh dầu với màu vàng nhạt, rất thơm. Dầu hồi được sử

dụng làm gia vị chế biến thực phẩm và làm thuốc. Tinh dầu hồi được sử dụng nhiều
trong công nghệ chế biến rượu khai vị, rượu mùi, nước ngọt và bánh kẹo.

10


c) Cây quế
Quế là cây thân gỗ lớn, được trồng nhiều ở các huyện Tràng Định, Văn Lãng, Văn
Quan, Bình Gia,… dùng để chiết xuất lấy tinh dầu. Cũng như tinh dầu hồi, tinh dầu quế
được sử dụng phổ biến làm gia vị, sản xuất rượu, mĩ phẩm và dược liệu. Các sản phẩm
tinh dầu hồi, quế Lạng Sơn đã được đăng kí bảo hộ nhãn hiệu.

Hình 7. Người dân xã Đồn Kết, huyện Tràng Định chăm sóc cây quế

d) Quả na
Na là cây gỗ nhỏ, được trồng nhiều ở các huyện Chi Lăng, Hữu Lũng. Quả na có hình
trịn, nhiều múi xếp, mỗi múi có chứa hạt có màu đen, còn gọi là "mắt na". Na Chi Lăng
nổi tiếng thơm ngon, ngọt, đã trở thành thương hiệu đặc sản nổi tiếng của Lạng Sơn,
được đăng kí nhãn hiệu tập thể và trở thành thương hiệu đặc sản Lạng Sơn.

Hình 8. Thu hoạch na tại huyện Chi Lăng

11


e) Quả quýt
Cây quýt được trồng nhiều ở các huyện Bắc Sơn, Bình Gia, Chi Lăng, Hữu Lũng,
Tràng Định,… Quýt là những loại quả có múi, vỏ có chứa tinh dầu, khi chín vỏ màu
vàng, cùi vàng, nhiều nước. Quýt Lạng Sơn có vị ngọt dịu, thơm đặc trưng. Quýt
vàng Bắc Sơn đã được đăng kí nhãn hiệu tập thể và trở thành thương hiệu đặc sản

Lạng Sơn.

Hình 9. Vườn quýt tại xã Chiến Thắng, huyện Bắc Sơn

Ngoài ra, Lạng Sơn cịn có các loại quả ngon khác như: cam, bưởi, mít, dứa, hồng,
đào, chanh rừng,…

1. Kể tên một số sản vật nổi tiếng của Lạng Sơn.
2. Kể tên một số sản vật khác của Lạng Sơn mà em biết.

1. Kể tên một số món ăn đặc sản của Lạng Sơn. Các món ăn này thường được dùng
trong dịp nào?

12


2. Lập bảng thông tin về một số một số món ăn nổi tiếng của Lạng Sơn theo gợi ý.
STT

Tên món ăn

Nguyên liệu chuẩn bị

Cách chế biến

1

?

?


?

2

?

?

?



?

?

?

Hãy đóng một vai hướng dẫn viên du lịch để giới thiệu về một trong những món ăn
nổi tiếng của Lạng Sơn mà em biết theo gợi ý sau:
– Tên món ăn
– Nguyên liệu cần chuẩn bị
– Cách chế biến
– Yêu cầu về món ăn sau khi được chế biến
– Chụp ảnh/quay video lại sản phẩm em đã hoàn thành và giới thiệu với bạn bè,
thầy cô.

13



2

LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG CỦA LẠNG SƠN

Sau chủ đề này, học sinh sẽ
● Kể tên và giới thiệu được về thời gian, địa điểm, hoạt động chính của một số lễ
hội tiêu biểu ở Lạng Sơn: lễ hội Lồng tồng, lễ hội tại các đền, chùa,…
● Có ý thức bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá tốt đẹp của lễ hội truyền thống của
quê hương.

Quan sát hình ảnh bên và chia sẻ
những thông tin mà em biết liên quan
đến hình ảnh đó. Hãy giới thiệu
những lễ hội tương tự diễn ra ở địa
phương em.

Hình 1. Một lễ hội Lồng tồng ở Lạng Sơn

1. Khái quát về lễ hội Lạng Sơn
Xứ Lạng là địa phương có hơn 300 lễ hội dân gian, truyền thống thường được tổ
chức chủ yếu vào mùa xuân, từ tháng Giêng đến tháng Tư âm lịch hằng năm. Nét độc
đáo của lễ hội ở Lạng Sơn là văn hoá hội chợ, nơi trao đổi hàng hoá, cũng là nơi để
nam nữ thanh niên giao duyên, tỏ tình,… Những điệu Sli, Lượn trữ tình, thấm đẫm
tâm hồn người dân Xứ Lạng thường được hát trên các nẻo đường hội chợ. Ngồi ra, lễ
hội cịn phản ánh các hoạt động sản xuất nông nghiệp, thu hút sự quan tâm của đông
đảo du khách thập phương...

14



2. Một số lễ hội tiêu biểu ở Lạng Sơn
a) Lễ hội Lồng tồng (Hội xuống đồng)
Lễ hội diễn ra từ ngày mồng 4 Tết
đến 30 tháng Giêng để mở đầu cho
một mùa gieo trồng mới. Khoảng thời
gian này, lễ hội Lồng tồng được tổ
chức rộn rã ở mỗi thôn, bản trong xã có
người Tày, Nùng sinh sống thuộc các
huyện Bắc Sơn, Bình Gia, Văn Quan,
Văn Lãng, Tràng Định, Cao Lộc, thành
phố Lạng Sơn,…
Lễ hội Lồng tồng ở các địa phương
Hình 2. Lễ cúng Thần nơng trong lễ hội Lồng tồng
này có cùng đặc điểm cơ bản về nghi lễ
ở Lạng Sơn
cúng Thần nông, là dịp để người dân
thể hiện lịng thành, cầu cho mưa
thuận gió hồ, hoa màu tươi tốt, đời sống yên bình.
Sau những nghi thức của phần lễ là phần hội với các hình thức vui chơi như: múa
võ dân tộc, múa sư tử, kéo co, tung còn, chơi khăng, hát các làn điệu Sli, Lượn,… tạo
nên khơng khí tưng bừng nhộn nhịp. Ngồi ra, du khách tham gia lễ hội cịn được
thưởng thức các món ăn của làng quê: bánh chưng đen, bánh giầy, lợn quay,…
Em có biết?

Hình 3. Múa sư tử tại lễ hội Lồng tồng
ở phường Tam Thanh (thành phố Lạng Sơn)

Hằng năm, ở Lạng Sơn diễn ra khoảng
hơn 200 lễ hội Lồng tồng truyền thống

của người Tày, Nùng với quy mô tổ
chức theo thôn, bản, xã. Múa sư tử là
một nét đặc trưng không thể thiếu
trong lễ hội Lồng tồng. Sư tử biểu hiện
cho sức mạnh của một đấng siêu nhiên
và múa là để cầu lộc, cầu tài, cầu chúc
sức khoẻ, tẩy trừ sâu bệnh, đem đến
những điều tốt lành và đuổi đi những
điều xấu xa.

1. Lễ hội Lồng tồng thường diễn ra ở đâu? Vào thời gian nào?
2. Nêu những hoạt động chính của lễ hội Lồng tồng.

15


b) Lễ hội đền Kỳ Cùng – Tả Phủ
Lễ hội đền Kỳ Cùng – Tả Phủ
tổ chức từ ngày 22 đến 27 tháng
Giêng âm lịch hằng năm. Đây là
lễ hội nổi bật và có quy mơ lớn
nhất của tỉnh Lạng Sơn, là hoạt
động văn hoá đặc sắc diễn ra
trong hầu hết không gian thành
phố Lạng Sơn.
Những nghi lễ trong Lễ hội
Hình 4. Lễ hội đền Kỳ Cùng – Tả Phủ
đền Kỳ Cùng – Tả Phủ thể hiện
giá trị văn hoá truyền thống đặc sắc của người dân xứ Lạng. Trong đó, đặc sắc nhất
là nghi lễ rước kiệu xin bát hương Quan lớn Tuần Tranh từ đền Kỳ Cùng lên đền Tả

Phủ để làm lễ tạ ơn người đã giúp mình giải được nỗi oan khuất(1).
Em có biết?
Đền Tả Phủ được nhân dân lập từ năm 1683 để thờ viên tướng thời Hậu Lê là Thân Công Tài,
giữ chức Tả Đơ đốc, Hán Quận cơng (vì thế nhân dân quan gọi là đền Tả Phủ). Ông là người
xã Như Thiết, huyên Yên Dũng, phủ Lạng Giang (nay là xã Hồng Thái, huyện Việt Yên, tỉnh
Bắc Giang).

Vào đúng giờ Ngọ (12 giờ
trưa), ngày 22 tháng Giêng,
người dân địa phương mở hội
rước bát hương của Quan lớn
Tuần Tranh từ đền Kỳ Cùng
lên đền Tả Phủ.

Hình 5. Du khách và nhân dân địa phương
dự lễ hội đền Kỳ Cùng – Tả Phủ
(1) Tương truyền, ông Tuần Tranh là một vị quan dưới thời nhà Trần, được cử lên Lạng Sơn đánh giặc, trấn
ải biên thuỳ. Trong thời gian ở Lạng Sơn, ông chỉ huy đánh giặc nhưng bị thua, lại bị vu cáo tội dâm ơ. Để
chứng minh sự trong sạch của mình, ông đã nhảy xuống sông Kỳ Cùng tự vẫn. Về sau, nỗi oan khuất của ông
được vị tướng nhà Lê là Tả Đô đốc Hán Quận công Thân Công Tài chứng minh, hoá giải.

16


Những người tham gia rước kiệu là thanh niên trai tráng, mặc trang phục lộng lẫy gọi là "Đồng
Nam". Một tốp thiếu niên mặc đồng phục gọi là “Đồng Tử”, khiêng đỉnh hương trầm, có đội múa
rồng, múa sư tử vây xung quanh.
Đoàn rước sẽ rước qua các dãy phố, khi đến các ngã ba hay ngã tư trên đường đều thực hiện động
tác quay vòng và bắn pháo hoa tưng bừng để thu hút thêm sự chú ý của đông đảo du khách.
Nhân dân các dân tộc sinh sống trên địa bàn thành phố Lạng Sơn tuỳ điều kiện mà sắm các mâm

lễ, sản vật to nhỏ bày trước cửa nhà mình cùng dâng lên Quan lớn Tuần Tranh khi kiệu rước qua.

Kết thúc phần lễ là phần hội với
các trò chơi dân gian như: cờ người,
chọi chim, đẩy gậy,... Đặc biệt, có trị
chơi đốt đầu pháo diễn ra ngày 23, 24
tháng Giêng. Theo quan niệm của
người xưa, bất cứ ai cướp được đầu
pháo này thì trong năm tới sẽ gặp vận
may, tài lộc phú quý.
Đến ngày 27 tháng Giêng, vào
đúng 12 giờ trưa, đồn rước bát
Hình 6. Trị chơi đốt đầu pháo 
hương Quan lớn Tuần Tranh sẽ xuất
một trong những trò chơi độc đáo tại lễ hội
phát từ đền Tả Phủ trở về đền Kỳ
Cùng. Điều này cho thấy sự liên quan, gắn kết giữa hai điểm di tích khi đều có chung
một lễ hội.
Lễ hội Kỳ Cùng – Tả Phù đã được Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch ghi danh là Di sản
văn hoá phi vật thể quốc gia từ năm 2015.

Hãy nêu các hoạt động chính diễn ra trong lễ hội đền Kỳ Cùng – Tả Phủ.

c) Lễ hội chùa Tam Thanh
Chùa Tam Thanh là ngơi chùa
khá đặc biệt vì chùa nằm trong
hang động trên địa bàn phường
Tam Thanh, thành phố Lạng Sơn
với lễ hội truyền thống nổi tiếng
được tổ chức vào ngày 15 tháng

Giêng hằng năm.
Hình 7. Lễ hội chùa Tam Thanh

17


Nét đặc sắc trong lễ hội chùa Tam Thanh là lễ rước kiệu và bài vị Đốc trấn – danh
nhân Ngơ Thì Sỹ từ chùa Tam Giáo (động Nhị Thanh) sang chùa Tam Thanh (động Tam
Thanh) buổi sáng và rước ngược lại vào buổi chiều. Đoàn rước đi qua một số tuyến phố
chính của thành phố: Nhị Thanh, Trần Đăng Ninh, Tam Thanh, Tô Thị và Lê Hồng Phong.
Tại các dãy phố đoàn rước đi qua, người dân sinh sống ven hai bên đường đều sắm sửa lễ rất
trang trọng để nghênh đón. Niềm vui của các gia đình được nhân lên khi các đội múa sư tử
và rồng ghé vào múa mừng chúc Tết, chúc xuân. Đoàn rước đi đến đâu cũng được mọi
người hị reo, cổ vũ đón chào đến đó.
Em có biết?
Ngơ Thì Sỹ được cử làm quan Đốc
trấn Lạng Sơn từ năm 1777 đến
1780. Việc sửa sang động Nhị
Thanh được tiến hành vào năm
1779, sau đó Ngơ Thì Sỹ lập ra đền
Tam Giáo nằm ở thế đất cao bên
phải cửa động Tam Thanh. Đền thờ
Khổng Tử (Nho giáo), Phật tổ Thích
Ca (Phật giáo) và tổ đạo Lý Lão
qn (Đạo giáo).
Hình 8. Bàn thờ Cơng đồng trong chùa

Tại chùa Tam Thanh, lễ hội được diễn ra với những màn trống hội rộn rã, những màn
sư tử nhào lộn, tung múa uyển chuyển, điêu luyện, phối hợp ăn ý với đội múa rồng tạo
ra một khơng khí ngày hội tưng bừng và náo nhiệt. Tiếp đó, nhân dân và du khách thập

phương cùng vào chùa dâng hương, nguyện cầu những điều tốt đẹp, vãn cảnh động
Tam Thanh và tham dự nhiều trò chơi mang đậm bản sắc văn hố dân tộc như: tung
cịn, đẩy gậy, kéo co, cờ tướng,… tạo nên khơng khí vui tươi, hào hứng trong suốt thời
gian diễn ra lễ hội.
Lễ hội chùa Tam Thanh mang tính chất giáo dục truyền thống lịch sử – văn hố, đạo
lí “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc, là sinh hoạt tâm linh cầu tài lộc, sức khoẻ, may
mắn, cuộc sống ấm no, hạnh phúc của nhân dân Lạng Sơn. Các hoạt động vui chơi giải
trí trong ngày hội diễn ra tưng bừng, nhộn nhịp chắc chắn sẽ để lại trong lòng mỗi
người dân và du khách một chuyến du xuân đầy ý nghĩa.

1. Lễ hội chùa Tam Thanh được tổ chức ở đâu? Nêu những hoạt động chính diễn ra
trong lễ hội này.
2. Nêu ý nghĩa của lễ hội đối với việc giáo dục truyền thống lịch sử – văn hoá và sự
phát triển du lịch ở địa phương.
18


1. Lập và hoàn thiện bảng thống kê về một số lễ hội tiêu biểu của tỉnh Lạng Sơn
(theo gợi ý).
STT

Tên lễ hội

Thời gian diễn ra

Địa điểm diễn ra

Các hoạt động chính

1


?

?

?

?

2

?

?

?

?



?

?

?

?

2. Từ kết quả của bài tập 1, em hãy chỉ ra những điểm chung của lễ hội truyền thống

ở Lạng Sơn.

1. Ở địa phương em đang sinh sống, học tập có lễ hội truyền thống tiêu biểu nào?
Hãy giới thiệu một vài nét về đặc điểm của lễ hội đó.
2. Bằng kiến thức đã được học và tham khảo thông tin từ sách, báo, internet,... em
hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 15 câu) nêu ra các ý kiến để góp phần bảo
tồn và phát huy giá trị văn hoá của lễ hội truyền thống ở quê hương Lạng Sơn.

19


3

MỘT SỐ CA KHÚC VIẾT VỀ
QUÊ HƯƠNG LẠNG SƠN

Sau chủ đề này, học sinh sẽ:
● Kể được tên một số tác giả và ca khúc viết về quê hương Lạng Sơn.
● Nghe, cảm nhận được giai điệu, lời ca và ý nghĩa của tác phẩm trong đời sống.
● Hát được ca khúc về quê hương Lạng Sơn.

Em hãy chia sẻ với các bạn cùng lớp các bài hát về Lạng Sơn thông qua việc hát một
câu hoặc một đoạn trong các bài hát đó.

1. Ca khúc Bắc Sơn (nhạc và lời: Văn Cao)
Trong cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp, tại vùng căn cứ địa cách mạng Bắc Sơn,
vào năm 1940, quân và dân Bắc Sơn đã tiến hành trận đánh đồn Mỏ Nhài, mở đầu cho
cuộc khởi nghĩa vũ trang đầu tiên của cách mạng Việt Nam do Đảng Cộng sản Đông Dương
lãnh đạo.
Những trận đánh đầy anh dũng của nhân dân Bắc Sơn đã trở thành nguồn cảm

hứng để nhạc sĩ Văn Cao hoàn thành ca khúc Bắc Sơn vào năm 1945. Mặc dù chưa một
lần đặt chân đến mảnh đất này nhưng chỉ bằng trí tưởng tượng, tấm lòng và niềm yêu
mến Bắc Sơn, nhạc sĩ Văn Cao đã sáng tác nên ca khúc này. Ca khúc có đoạn mang âm
hưởng bi tráng, có đoạn lại hùng tráng và tự hào, âm nhạc đầy màu sắc và hình ảnh.
Bài hát như một bức tranh miêu tả vẻ đẹp của mảnh đất và con người Bắc Sơn trong
thời kì kháng chiến chống Pháp.

20


21


1. Ca khúc Bắc Sơn được ra đời trong hoàn cảnh lịch sử nào?
2. Nghe và nêu cảm nhận của em về tính chất âm nhạc của các đoạn trong ca khúc.

2. Ca khúc Lời cây đàn tính (nhạc và lời: Hồng Tú)
Ca khúc Lời cây đàn tính của nhạc sĩ Hoàng Tú là bài hát mang đậm chất liệu âm nhạc dân
gian Tày, Nùng của vùng văn hoá Việt Bắc. Đây là ca khúc dễ hát, dễ thuộc và đi vào lịng
người, chính vì vậy, ca khúc này được sử dụng rất nhiều trong các chương trình nghệ thuật,
khơng những của tỉnh Lạng Sơn mà còn phổ biến ra toàn vùng Việt Bắc.
Ca khúc đã đạt giải A – Giải thưởng Văn học Nghệ thuật Hoàng Văn Thụ lần thứ nhất
(1995) do Uỷ ban Nhân dân tỉnh Lạng Sơn trao tặng. Tác phẩm nằm trong tập ca khúc
Lời cây đàn tính quê em được xuất bản vào năm 1996.

22


23



1. Nghe và nhận xét về tính chất âm nhạc của các khúc Lời cây đàn tính.
2. Sau khi nghe bài hát, em đã nhận ra những nét giai điệu/câu hát nào mang chất
liệu của âm nhạc dân gian xứ Lạng?

3. Ca khúc Câu tình ca xứ Lạng (nhạc: Văn Dung, thơ: Trịnh Hà)
Câu tình ca xứ Lạng được in trong tập ca khúc Hát về Lạng Sơn gồm 10 tác phẩm đã đạt
giải trong cuộc thi ca khúc năm 2002. Đây là một trong những sáng tác mới hưởng ứng
cuộc thi sáng tác ca khúc về Lạng Sơn do Sở Văn hố Thơng tin phối hợp với Hội Văn học
Nghệ thuật Lạng Sơn tổ chức. Chủ đề ca ngợi con người và quê hương xứ Lạng, những
thành tựu về kinh tế, văn hoá xã hội của tỉnh Lạng Sơn trong thời đại mới.
Bài hát phản ánh khá rõ nét, phong phú về đời sống, vẻ đẹp của thiên nhiên và đồng
bào các dân tộc Lạng Sơn; sử dụng nhuần nhuyễn ngôn ngữ âm nhạc mang hơi thở dân ca
Tày, Nùng xứ Lạng.

24


1. Hãy nêu cảm nhận của em sau khi nghe ca khúc.
2. Theo em, câu hát “nhì à soong hao” trong bài hát được tác giả lấy từ làn điệu âm nhạc
dân gian nào của xứ Lạng?

Tập hát một trong các ca khúc đã được giới thiệu trong bài học.

Lựa chọn và thực hiện một trong hai yêu cầu dưới đây:
1. Em hãy sưu tầm các ca khúc viết về quê hương Lạng Sơn ngoài các bài đã giới
thiệu ở trên.
2. Em hãy cùng các bạn của mình dàn dựng và quay video clip một ca khúc viết về
Lạng Sơn để giới thiệu vẻ đẹp của thiên nhiên, con người xứ Lạng qua ca khúc đó.


25


×