TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN
KHOA LUẬT
---------------------------
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP KHOÁ 25
ÁP DỤNG PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI ĐỐI TƯỢNG LÀ NGƯỜI CHƯA THÀNH
NIÊN PHẠM TỘI VÀ THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT TẠI VIỆN KSND QUẬN
HẢI CHÂU
SINH VIÊN THỰC HIỆN: BÙI THỊ HỒNG NHUNG
Đà Nẵng, tháng 3 năm 2023
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN
KHOA LUẬT
---------------------------
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP KHOÁ 25
ÁP DỤNG PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI ĐỐI TƯỢNG LÀ NGƯỜI CHƯA THÀNH
NIÊN PHẠM TỘI VÀ THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT TẠI VIỆN KSND QUẬN
HẢI CHÂU
Thời gian thực tập
: 20/03/2023-02/04/2023
Địa điểm thực tập
: Viện Kiểm Sát Nhân Dân Quận Hải Châu
Giảng viên hướng dẫn
: Ths. Lê Thị Xuân Phương
Sinh viên thực hiện
: Bùi Thị Hồng Nhung
Lớp
: K25-LKT1
MSSV
: 25208617126
Đà Nẵng, tháng 3 năm 2023
LỜI CẢM ƠN
Thấm thoát đã 4 năm được học tập rèn luyện tại ngôi trường Đại Học Duy Tân
em đã học được rất nhiều kiến thức cũng như nhận thấy được rất nhiều sự quan tâm và
sự giúp đỡ tận tình của q Thầy Cơ cũng như bạn bè.
Trước hết. em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến quý thầy cô
giảng viên Khoa Luật, trường Đại học Duy Tân đã ln tận tình giúp đỡ, chỉ dẫn tận
tình, trang bị cho em nhiều kiến thức bổ ích, giúp em tiếp cận tư duy khoa học để phục
vụ cho công việc và cuộc sống hằng ngày và luôn đồng hành cùng em trong suốt thời
gian em học tập và thực hiện báo cáo, tạo cơ hội cho em được học tập, nghiên cứu,
thực tập tại Viện Kiểm Sát Nhân Dân Quận Hải Châu.
Đặc biệt em dành lời cảm ơn sâu sắc đến cô giáo phụ trách thực tập, giảng viên
Lê Thị Xuân Phương, người đã trực tiếp hướng dẫn em thực hiện báo cáo này, cô ln
hỗ trợ, tận tình hướng dẫn cho em để em có thể hồn thành thật tốt bài báo cáo chun
đề thực tập này. Với sự hướng dẫn rất bài bản và khoa học của cô, em đã học hỏi được
những kiến thức và phương pháp nghiên cứu thiết thực và hữu ích.
Em cũng xin chân thành cảm ơn ban Lãnh đạo, cán bộ, viên chức của Viện Kiểm
Sát Nhân Dân Quận Hải Châu đã giúp em hoàn thành sáu tuần thực tập vừa qua, bản
thân em thấy rằng đây là một cơ hội để cho em được tổng hợp và hệ thống hóa lại
những kiến thức đã học, đồng thời kết hợp với thực tế để nâng cao kiến thức. Tuy chỉ
có sáu tuần thực tập, nhưng qua q trình thực tập, em đã được mở rộng tầm nhìn và
tiếp thu rất nhiều kiến thức thực tế. Từ đó em nhận thấy, việc cọ sát thực tế là vô cùng
quan trọng – giúp cho sinh viên xây dựng nền tảng lý thuyết được học ở trường một
cách vững chắc hơn. Trong q trình thực tập, từ chỗ cịn bỡ ngỡ cho đến thiếu kinh
nghiệm, em đã gặp phải rất nhiều khó khăn nhưng với sự giúp đỡ tận tình của q
Thầy cơ khoa Luật và sự nhiệt tình hướng dẫn của Lãnh đạo cơ quan cũng như của cán
bộ, viên chức Viện Kiểm Sát Nhân Dân Quận Hải Châu đã giúp em có được những
kinh nghiệm q báu để hồn thành tốt kì thực tập này cũng như viết lên bài thu hoạch
thực tập cuối khóa. Em xin cảm ơn Lãnh đạo cơ quan cũng như các cán bộ, nhân viên
Viện Kiểm Sát Nhân Dân Quận Hải Châu đã tiếp nhận để em có cơ hội thực tập tại nơi
này, ở đây em được học hỏi, trau dồi nhiều kiến thức, mọi người ln nhiệt tình quan
tâm, giúp đỡ, chia sẻ
kiến thức, kinh nghiệm để em có nhiều cơ hội được học tập, nghiên cứu và thực
tập tại cơ quan.
Với thời gian thực tập ngắn, trình độ và nhận thức cịn nhiều hạn chế và khơng
tránh được những thiếu sót. Kính mong nhận được sự nhận xét, góp ý của q Thầy
Cơ, để em có điều kiện học hỏi, tiếp thu kiến thức, tìm hiểu, nghiên cứu và để bài báo
cáo của em được hồn thiện hơn.
Cuối cùng em kính chúc quý thầy, cô giáo luôn mạnh khỏe, công tác tốt, luôn là
những người đi đầu trong công cuộc giáo dục, ngày càng gặt hái nhiều thành công
trong sự nghiệp trồng người
Em xin chân thành cảm ơn!
Đà Nẵng, ngày tháng năm 2023
Sinh viên thực tập
Bùi Thị Hồng Nhung
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................... 3
1. Tính cấp thiết của đề tài.................................................................................3
2. Tình hình nghiên cứu......................................................................................5
3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu.............................................6
3.1. Mục đích nghiên cứu...........................................................................6
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu...........................................................................6
4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu..............................................7
4.1. Đối tượng nghiên cứu..........................................................................7
4.2. Phạm vi nghiên cứu.............................................................................7
5. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................7
6. Kết cấu của chuyên đề....................................................................................9
NỘI DUNG................................................................................................................. 10
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN VỀ
TỘI PHẠM CHƯA THÀNH NIÊN..........................................................................10
1.1.
Khái niệm người chưa thành niên và người chưa thành niên phạm tội 10
1.1.1. Khái niệm người chưa thành niên................................................10
1.1.2. Khái niệm về người chưa thành niên phạm tội............................11
1.1.3. Đặc điểm của người phạm tội là người chưa thành niên............12
1.2.
Nội dung quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về người chưa
thành niên phạm tội..........................................................................................14
1.3.
Nguyên tắc xử lý hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội....17
1.4.
Các biện pháp tư pháp và hình phạt áp dụng đối với người chưa
thành niên phạm tội..........................................................................................22
1.4.1. Các đặc điểm của biện pháp tư pháp..............................................22
1.4.2. Các biện pháp tư pháp theo Bộ luật Hình sự năm 1985..............23
Chương 2: TÌNH HÌNH PHẠM TỘI CỦA NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN TRÊN
ĐỊA BÀN QUẬN HẢI CHÂU VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT CỦA
VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN QUẬN HẢI CHÂU...............................................29
2.1. Tổng quan về VKSND Quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.................29
2.1.1. Giới thiệu chung về VKSND quận Hải Châu.................................29
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Viện Kiểm Sát Nhân Dân
quận Hải Châu..........................................................................................30
2.1.3. Cơ cấu tổ chức của Viện Kiểm Sát Nhân sân quận Hải Châu......32
2.2. Tình hình người chưa thành niên phạm tội và thực trạng giải quyết của
Viện Kiểm Sát trên địa bàn quận Hải Châu...................................................33
2.2.1. Tình hình người chưa thành niên phạm tội trên địa bàn quận Hải
Châu hiện nay...........................................................................................33
2.2.2. Thực trạng giải quyết các vụ án có người phạm tội chưa thành
niên tại Viện Kiểm Sát Nhân Dân quận Hải Châu..................................36
2.2.3. Đánh giá về tính chất, mức độ, hậu quả của tội phạm và vi phạm
pháp luật....................................................................................................42
2.2.4. Nguyên nhân dẫn tới thực trạng người chưa thành niên phạm tội
Nguyên nhân chủ quan.............................................................................42
Chương 3: MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ HOÀN THIỆN VIỆC ÁP DỤNG PHÁP
LUẬT ĐỐI VỚI NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI..............................44
3.1. Một số hạn chế về việc áp dụng phá luật đối với người chưa thành niên
phạm tội.............................................................................................................44
3.2. Một số định hướng để hoàn thiện việc áp dụng pháp luật để giải quyết
các vụ án có đối tượng là người chưa thành niên...........................................45
KẾT LUẬN................................................................................................................. 49
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................50
PHẦN MỞ ĐẦU
1.
Tính cấp thiết của đề tài
Thời gian gần đây tình hình người chưa thành niên phạm tội liên tục xảy ra ở
nước ta nói chung, trên địa bàn thành phố Đà Nẵng nói riêng và đang khơng ngừng gia
tăng, gây ra nỗi nhức nhối không nhỏ cho gia đình, nhà trường và xã hội.
Ở lứa tuổi thanh thiếu niên, các em dễ dàng bị lơi kéo, kích động, bị ảnh hưởng
bởi những yếu tố bạo lực trên phim ảnh, mạng xã hội, lập ra các nhóm chat trên các
mạng xã hội facebook, zalo để bàn bạc, rủ rê nhau cùng tham gia thực hiện các hành vi
mà các em cho là hay, là ngầu, là đẳng cấp như đâm, chém nhau để giải quyết mâu
thuẫn, ngang nhiên trộm cắp, cướp giật để thỏa mãn về vật chất, đua đòi, sử dụng trái
phép chất ma túy. Những hành vi này đều thể hiện sự manh động, xem thường pháp
luật, manh nha của băng nhóm tội phạm.
Trong khi đó, nhiều bậc cha mẹ phải lo bươn chải do cuộc sống khó khăn, bỏ
mặc, thiếu sự quan tâm, chăm lo cho con em mình trong cuộc sống hằng ngày, khơng
nắm bắt được tâm tư, tình cảm của tuổi mới lớn, khơng biết con em mình làm gì, giao
du với ai, thậm chí bỏ học đi lang thang mà cha mẹ cũng khơng biết. Cịn có những đối
tượng thuộc thành phần gia đình khá giả, được gia đình đầu tư, cho học hành ở các
trường tư chi phí cao nhưng chỉ vì mâu thuẫn cá nhân trên mạng xã hội mà hẹn nhau
giải quyết mâu thuẫn bằng cách quyết chiến với hung khí nguy hiểm. Những đối tượng
này cịn lơi kéo kích động, rủ rê hàng chục đối tượng khác cùng đi, chở nhau bằng xe
máy đi tìm đối thủ, cầm theo mã tấu, dao dài, lạng lách, đánh võng, nẹt pô… gây náo
loạn đường phố, mất trật tự công cộng, ảnh hưởng đến người dân. Điển hình như vụ
Trần Tiến Dũng và 17 đồng phạm khác “Gây rối trật tự công cộng” xảy ra tại địa bàn
quận Hải Châu.
Điều này cho thấy ngồi sự thiếu quan tâm, chăm sóc của gia đình, sự phối hợp
của các đồn thể, chính quyền ở một số địa phương, nhà trường trong giáo dục, tuyên
truyền pháp luật; chúng ta còn chưa nắm bắt kịp thời tâm tư tình cảm, tâm sinh lý
thanh thiếu niên tuổi dậy thì, chưa có biện pháp phịng ngừa, ngăn chặn phát sinh tội
phạm chưa thành niên trong hình hình xã hội có nhiều thay đổi mới như hiện nay (sự
phát triển của mạng xã hội, yếu tố bạo lực trong các văn hóa phẩm, trào lưu khoe
khoang vật chất tràn lan trên internet…).
Vì vậy, để kịp thời phịng ngừa tình trạng vi phạm pháp luật của người chưa
thành niên thì trước tiên gia đình phải là nền tảng, là chỗ dựa vững chắc cho các em,
các bậc cha mẹ cần quan tâm hơn đến cuộc sống tinh thần của con em mình, gia đình
hạnh phúc, cha mẹ phải là tấm gương tốt để con cái noi theo. Đối với nhà trường, các
đoàn thể xã hội cần tăng cường tuyên truyền pháp luật trong học sinh, trong nhân dân,
đặc biệt có biện pháp quản lý, giáo dục các đối tượng thanh thiếu niên hư để từ đó
ngăn chặn, uốn nắn các tư tưởng, hành vi lệch lạc, hướng cho các em đến những hành
động tốt, có ích cho xã hội; đồng thời là sự vào cuộc của các cơ quan quản lý trong
việc giám sát, kiểm duyệt văn hóa phẩm, xóa bỏ yếu tố bạo lực, tiêu cực, duy trì và
tăng cường yếu tố lành mạnh, tích cực là điều vơ cùng cần thiết trong thời đại hiện
nay.
Tình trạng trẻ em phạm tội ngày càng tăng ở các nước đang phát triển, trong đó
có Việt nam, là một những vấn đề nóng bỏng và là một trong những vấn đề đang được
xã hội quan tâm. Trong những năm gần đây, ở Việt Nam tình trạng tội phạm chưa
thành niên có chiều hướng ngày càng gia tăng cả về số lượng và mức độ phạm tội. Thủ
đoạn phạm tội của các đối tượng này khơng cịn đơn giản do bồng bột, thiếu suy nghĩ,
mà đã có sự tính tốn, chuẩn bị kỹ càng và khá tinh vi, thậm chí đã hình thành các
băng nhóm tội phạm có tính nguy hiểm cao.
Số lượng các vụ án tăng nhanh, nhiều vụ án đặc biệt nghiêm trọng xảy ra, cùng
với tính chất phức tạp của từng vụ án là những thủ đoạn tinh vi, do đó tính nguy hiểm
ngày càng cao để lại những hậu quả nghiêm trọng. Việc gia tăng các vụ án có bị cáo là
người chưa thành niên phạm tội không chỉ tăng về số lượng các bị cáo, mà tuổi đời
phạm tội của các bị cáo là người chưa thành niên cũng trẻ hố, có nhiều vụ án các bị
cáo là người chưa thành niên phạm tội đặc biệt nghiêm trọng có khung hình phạt cao
nhất là chung thân hoặc tử hình như tội: “Cố ý gây thương tích”, “Giết người”,
“Cướp tài sản”, “Trộm cắp tài sản”.
Tình hình tội phạm trong lứa tuổi chưa thành niên gia tăng đến mức báo động.
Một số loại án tăng cao như cướp giật tài sản 63,8%, giết người tăng 38,7%... Trung
bình hằng năm xảy ra 10 nghìn vụ vi phạm pháp luật với hơn 13.000 đối tượng có liên
quan; trong đó, 67,1% số trẻ em vi phạm pháp luật ở độ tuổi từ 16 đến 18. Trong khi
đó ở Thành phố Đà Nẵng cũng xảy ra khơng ít vụ án tương tự điển hình như các vụ án:
Trần Lê Anh Trung và đồng phạm “Cố ý gây thương tích” xảy ra ở quận Liên Chiểu,
Nguyễn Trần Quốc Huy và đồng phạm “Trộm cắp tài sản” xảy ra ở quận Cẩm Lệ,
Nguyễn Ngọc Tùng và Phạm Thanh Hải “Mua bán trái phép chất ma túy” xảy ra tại
quận Hải Châu.
Nhận thấy tính cấp thiết của việc này nên em chọn đề tài “Áp dụng pháp luật đối
với đối tượng phạm tội là người chưa thành niên và thực tiễn tại Viện Kiểm Sát Nhân
Dân quận Hải Châu” để làm bài báo cáo thực tập trong quá trình thực tập tại Viện
Kiểm Sát Nhân Dân quận Hải Châu.
2.
Tình hình nghiên cứu
Từ trước đến nay có rất nhiều cơng trình nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến
hình phạt như:
Về giáo trình, sách chuyên khảo, bình luận có các cơng trình sau:
1) TS. Trịnh Quốc Toản, “Chương XVIII – Những đặc thù về trách nhiệm hình
sự đối với người chưa thành niên phạm tội”, trong sách: Giáo trình Luật hình sự Việt
Nam (Phần chung), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2001, tái bản năm 2003, 2007 (Tập
thể tác giả do GS.TSKH. Lê Cảm chủ biên);
2) PGS.TS. Trần Đình Nhã, “Chương XXIV – Trách nhiệm hình sự đối với
người chưa thành niên phạm tội”, trong sách: Giáo trình Luật hình sự Việt Nam, Nxb
Cơng an nhân dân, Hà Nội, 2003 (tập thể tác giả do GS.TS. Võ Khánh Vinh chủ biên);
3) ThS. Trịnh Đình Thể, áp dụng chính sách hình sự đối với người chưa thành
niên phạm tội, Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2006;
4) ThS. Trần Đức Châm, Thanh, thiếu niên làm trái pháp luật – Thực trạng và
giải pháp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002…
Bên cạnh đó, dưới góc độ khoa học cho thấy mới có một số cơng trình ở cấp
độ luận văn thạc sĩ luật học nhưng dưới khía cạnh pháp lý hình sự hoặc tội phạm học
hay xem xét nội dung vấn đề trong tương quan với nhiều nội dung khác như quyết
định hình phạt, lịch sử vấn đề trách nhiệm hình sự của người chưa thành niên:
1) Đào Thị Nga, Quyết định hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội,
Luận văn thạc sĩ luật học, Trường đại học Luật Hà Nội, 1997;
2) Trần Văn Dũng, Trách nhiệm hình sự của người chưa thành niên phạm tội
trong luật hình sự Việt Nam, Luận văn thạc sĩ luật học, Trường đại học Luật Hà Nội,
2003;
3) Nguyễn Minh Khuê, Quyết định hình phạt đối với người chưa thành niên
phạm tội, Luận văn thạc sĩ luật học, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2007….
Còn về các cơng trình dưới dạng bài viết đăng trên các tạp chí khoa học pháp lý
có thể kể đến các cơng trình sau:
1) ThS. Hồng Thị Liên, Trách nhiệm hình sự của người chưa thành niên phạm
tội, Tạp chí Kiểm sát, số 4/2000;
2) TS. Trần Văn Luyện, Những điểm mới về chính sách hình sự đối với người
chưa thành niên phạm tội, Tạp chí Tịa án nhân dân, số 12/2000;….
Mặc dù, đã có nhiều cơng trình nghiên cứu nhưng chưa có nơi nào nghiên cứu
cụ thể và vẫn chưa có tính cập nhật về vấn đề áp dụng pháp luật đối với đối tượng
phạm tội là người chưa thành niên ở Viện KSND quận Hải Châu. Tuy nhiên, những
công trình nghiên cứu trên sẽ giúp em hồn thành báo cáo một cách hiệu quả hơn.
3.
Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu, hệ thống và hoàn thiện một số vấn đề lý luận và thực tiễn triển khai
thực hiện áp dụng pháp luận đối với người chưa thành niên phạm tội ở quận Hải Châu
hiện nay, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp cụ thể cho việc hoạch định và triển
khai thực hiện việc áp dụng pháp luật đối với người chưa thành niên phạm tội trong
thực tiễn công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nêu trên, bài báo cáo đặt ra và phải giải quyết các nhiệm
vụ sau đây:
Kiến giải làm rõ nội hàm khái niệm áp dụng pháp luật đối với người chưa thành
niên phạm tội; xác định vị trí, vai trị, đặc điểm, mục tiêu, các ngun tắc và ý nghĩa
của áp dụng pháp luật đối với người chưa thành niên phạm tội trong thực tiễn công tác
đấu tranh phịng, chống tội phạm, hay nói cách khác là xác định mối liên hệ giữa pháp
luật đối với người chưa thành niên phạm tội và hiệu quả thực tế của cơng tác đấu tranh
phịng, chống tội phạm do người chưa thành niên thực hiện;
Phân tích làm rõ yêu cầu và các yếu tố bảo đảm xây dựng và thực hiện áp dụng
pháp luật đối với người chưa thành niên phạm tội; nội dung, các nhân tố tác động và
các biện pháp thực hiện pháp luật đối với người chưa thành niên phạm tội;
Phân tích sự thể hiện của pháp luật hình sự đối với người chưa thành niên phạm
tội trong pháp luật hình sự Việt Nam thơng qua các khía cạnh: mục tiêu, quan điểm,
đường lối xử lý, nguyên tắc xử lý, quy định về tội phạm, quy định về hình phạt đối với
người chưa thành niên phạm tội;
Đánh giá khách quan, toàn diện thực trạng hoạch định, thực hiện (điều tra, truy
tố, xét xử, định tội danh, quyết định hình phạt), phân tích và đánh giá việc áp dụng
pháp luật đối với người chưa thành niên phạm tội ở Việt Nam hiện nay.
4.
Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Bài báo cáo này nghiên cứu về: Những vấn đề lý luận về pháp luật đối với người
chưa thành niên phạm tội, chính sách pháp luật hiện hành đối với người chưa thành
niên phạm tội ở Việt Nam và việc triển khai thực hiện chính sách pháp luật đối với
người chưa thành niên phạm tội ở quận Hải Châu hiện nay.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về mặt không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và
thực tiễn liên quan đến chính sách về tội phạm và chính sách về hình phạt đối với
người chưa thành niên phạm tội ở Việt Nam nói chung và tại Viện Kiểm Sát Nhân Dân
quận Hải Châu nói riêng. Tiến hành phân tích điển hình tại địa bàn quận Hải Châu
Phạm vi về mặt thời gian: Các số liệu thống kê sử dụng trong luận án được tiến
hành thu thập từ năm 2020-2022.
Phạm vi nội dung: Nội dung và các bộ phận của chính sách pháp luật đối với
người chưa thành niên phạm tội được thể hiện ở chính sách pháp luật hình sự, chính
sách pháp luật tố tụng hình sự, chính sách pháp luật thi hành án hình sự và chính sách
phịng ngừa tội phạm. Trong phạm vi nội dung nghiên cứu báo cáo, em tập trung làm
rõ việc áp dụng pháp luật đối với người chưa thành niên phạm tội theo nghĩa hẹp chỉ
bao gồm chính sách pháp luật hình sự mà cụ thể là chính sách về tội phạm và chính
sách về hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội. Tất nhiên, việc giới hạn nội
dung nghiên cứu này chỉ mang tính tương đối bởi lẽ theo phương pháp nghiên cứu
khoa học tiếp cận vấn đề đa ngành, liên ngành, các vấn đề được bàn luận, phân tích,
kiến giải ln đan xen và hòa quyện với nhau trên hệ thống nền tảng tri thức chung.
5.
Phương pháp nghiên cứu
Báo cáo sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau, cụ thể:
Về phương pháp luận: Báo cáo được thực hiện dựa trên nền tảng phương pháp
luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Marx-Lenin.
Về phương pháp hệ: Một số phương pháp tiêu biểu thường được sử dụng trong
lĩnh vực khoa học xã hội, chuyên ngành pháp lý bao gồm:
Phương pháp phân tích, tổng hợp: Đây là phương pháp chủ đạo xuyên suốt nội
dung của Báo cáo trong việc tiếp cận, nghiên cứu các khái niệm vè những lauanj điểm
khoa học, phân tích tài liệu, sử dụng để hệ thống hóa những vấn đề lý luận về chính
sách pháp luật đối với người chưa thành niên phạm tội; về quy trình chính sách từ việc
hoạch định, tổ chức thực hiện đến việc phân tích, đánh giá chính sách; đánh giá thực
tiễn điều tra, truy tố, xét xử đối với người chưa thành niên phạm tội qua hệ thống 200
bản án hình sự được thu thập tại Viện Kiểm Sát Nhân Dân quận Hải Châu, Báo cáo
tổng kết của Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an, Cục Cảnh sát điều tra
tội phạm về trật tự xã hội (Bộ Công an), Báo cáo chuyên đề, Báo cáo tổng kết hàng
năm của Tổng cục Cảnh sát, của Văn phịng Cơ quan Cảnh sát điều tra Cơng an Thành
phố Đà Nẵng, của Tổng cục thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp (Bộ Cơng an).
Phương pháp so sánh: phương pháp này được sử dụng để nghiên cứu lý luận và
thực tiễn về chính sách hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội thông qua các
quy định cụ thể của pháp luật hình sự của nước ngoài, đối chiếu so sánh với các quy
định của Việt Nam, để tìm được phương án, đề xuất hợp lý cho Việt Nam.
Phương pháp thống kê: Phương pháp thống kê, phân tích, so sánh số liệu thống
kê, sử dụng để điều tra, khảo sát thực tế và thống kê tình hình người chưa thành niên
phạm tội ở Việt Nam trong thời gian qua nhằm làm căn cứ cho việc xây dựng và hồn
thiện chính sách hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội.
Phương pháp tổng kết thực tiễn, sử dụng để nghiên cứu tổng kết đánh giá những
kết quả, tài liệu thu thập được từ thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật hình sự
về tội phạm và hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội ở Việt Nam.
Phương pháp điều tra điển hình, sử dụng để thu thập thơng tin một số vụ án điển
hình và kết quả cơng tác đấu tranh phòng, chống tội phạm do người chưa thành niên
thực hiện trong thời gian qua của các cơ quan bảo vệ pháp luật.
Về phương pháp lập luận cụ thể: Báo cáo kết hợp, sử dụng nhiều phương pháp
lập luận để hành văn rõ ràng nhưng cũng đảm bảo tính trơi chảy, mạch lạc như:
phương pháp diễn dịch, phươn pháp quy nạp.
6.
Kết cấu của chuyên đề
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận án gồm
3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về người chưa thành niên và tội phạm chưa
thành niên.
Chương 2: Tình hình phạm tội của người chưa thành niên trên địa bàn quận Hải
Châu và thực tiễn áp dụng pháp luật của Viện Kiểm Sát Nhân Dân quận Hải Châu.
Chương 3: Một số định hướng để hoàn thiện việc áp dụng pháp luật đối với
người chưa thành niên phạm tội.
NỘI DUNG
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NGƯỜI CHƯA THÀNH
NIÊN VỀ TỘI PHẠM CHƯA THÀNH NIÊN
1.1.
Khái niệm người chưa thành niên và người chưa thành niên phạm tội
1.1.1.
Khái niệm người chưa thành niên
Người chưa thành niên trong pháp luật quốc tế
Công ước về Quyền trẻ em năm 1989 quy định:
"Trẻ em có nghĩa là bất kỳ người nào dưới 18 tuổi, trừ trường hợp pháp luật có
thể được áp dụng với trẻ em đó quy định tuổi thành niên sớm hơn".1
Các quy tắc của Liên Hợp Quốc về bảo vệ người chưa thành niên bị tước tự do
năm 1990 định nghĩa "Người chưa thành niên là người dưới 18 tuổi".
Các quy tắc tiêu chuẩn tối thiểu của Liên Hợp quốc về hoạt động tư pháp đối
với người chưa thành niên năm 1985 (Các quy tắc Bắc kinh) cho rằng "Trẻ em hay
thanh thiếu niên mà tùy theo từng hệ thống pháp luật có thể bị xử lý khi phạm tội, theo
một phương thức khác với người lớn".
Người chưa thành niên trong pháp luật Việt Nam
Tại Việt Nam, khái niệm trẻ em và người chưa thành niên được định nghĩa khơng
hồn tồn giống với pháp luật quốc tế. Luật trẻ em năm 2016, quy định “trẻ em là
người dưới 16 tuổi”2. Mặc dù đã có nhiều kiến nghị cần phải tăng độ tuổi của trẻ em
lên để phù hợp với các công ước, văn kiện quốc tế nhưng các nhà làm luật vẫn giữ
nguyên quy định, độ tuổi này.
Trong một số văn bản pháp luật của Việt Nam hiện nay, khái niệm người chưa
thành niên được sử dụng có sự khác biệt nhất định, cụ thể:
Trong Bộ luật Dân sự 2015: Người chưa thành niên là người chưa đủ 18 tuổi
(quy định tại Điều 21 Bộ luật Dân sự 2015)
Trong Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 sử dụng cùm từ "người dưới
18 tuổi phạm tội".
Trong Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 lại dùng "người bị buộc tội, người bị hại là
người dưới 18 tuổi".
1
Theo Điều 1 Phần 1 (Thông qua và để ngỏ cho các quốc gia ký, phê chuẩn và gia nhập theo Nghị
quyết số 44-25 ngày 20/11/1989 của Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc. Có hiệu lực từ ngày 2/9/1990, theo điều 49
của Công ước. Việt Nam phê chuẩn ngày 20/2/1990)
2
Theo Điều 1, Luật trẻ em 2016, Luật số 102/2016/QH13
Những cách gọi tên như trên không làm thay đổi bản chất của khái niệm người
chưa thành niên, nhưng xét cho cùng thì khái niệm người chưa thành niên được hiểu
rộng hơn khái niệm trẻ em dưới góc độ về độ tuổi.
Tóm lại, từ những phân tích trên, người chưa thành niên có thể được hiểu như
sau:
“Người chưa thành niên là người dưới 18 tuổi. Người chưa thành niên có thể
tham gia vào tất cả các quan hệ pháp luật dân sự, hình sự, hành chính, lao
động...với các vai trị chủ thể khác nhau”.
1.1.2.
Khái niệm về người chưa thành niên phạm tội
Pháp luật Việt Nam quy định độ tuổi đủ 18 tuổi là căn cứ để xác định người đó
đã thành niên. Điều 21 Bộ luật dân sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định
“Người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi”. Điều 1 Luật Bảo vệ, chăm
sóc và giáo dục trẻ em Việt Nam quy định “Trẻ em quy định trong Luật này là cơng
dân dưới 16 tuổi”. Vì vậy, người chưa thành niên được xác định là người dưới 18 tuổi.
Trong pháp luật hình sự Việt Nam, người chưa thành niên phạm tội chỉ bao gồm
những người đã đủ 14 tuổi nhưng chưa đủ 18 tuổi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã
hội được luật hình sự quy định là tội phạm. Điều 12 Bộ luật Hình sự quy định:
“1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.
Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về
tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng”
Điều 68, chương X: Những quy định đối với người chưa thành niên phạm tội, Bộ
luật Hình sự quy định: “Người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội
phải chịu trách nhiệm hình sự theo những quy định của Chương này, đồng thời theo
những quy định của Chương này, đồng thời theo những quy định của các Phần chung
Bộ luật không trái với những quy định của Chương này”
Căn cứ vào thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm và trên cơ sở tham khảo
kinh nghiệm của một số nước khác, Bộ luật Hình sự Việt Nam xác định tuổi chịu trách
nhiệm hình sự đầy đủ là đủ 16 tuổi trở lên và tuổi chịu trách nhiệm hình sự hạn chế là
đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi. Dù pháp luật quy định người đủ 16 tuổi phải chịu trách
nhiệm hình sự về mọi tội phạm, song những người phạm tội ở độ tuổi từ đủ 16 tuổi
đến dưới 18 tuổi là người chưa thành niên nên họ vẫn được hưởng chính sách xử lý
hình sự của Nhà nước đối với người chưa thành niên phạm tội.
1.1.3.
Đặc điểm của người phạm tội là người chưa thành niên
Chủ thể của tội phạm là những người tuổi đời cịn ít, kinh nghiệm sống chưa
nhiều, hiểu biết pháp luật và các chuẩn mực xã hội còn hạn chế. Người chưa thành
niên đang ở giai đoạn dậy thì, xảy ra những biến động mãnh liệt về tâm lý của mỗi con
người, cũng là thời kỳ then chốt của phát triển tâm lý. Đương nhiên, q trình phát
triển tâm lý có quan hệ chặt chẽ với điều kiện kinh tế, xã hội, văn hóa mà những người
chưa thành niên đang sống và cũng liên quan đến quá trình phát dục, thành thục về
sinh lý. Bước vào thời kỳ này, họ phải đối phó với những thay đổi to lớn trong mơi
trường học tập và rất nhiều yêu cầu mới của xã hội. Con người đứng trước những thay
đổi sinh lý hình thái rất đột ngột, như sức mạnh cơ bắp, kinh nguyệt, di tinh, vỡ
giọng….tất nhiên sẽ dẫn đến hàng loạt những biến động tâm lý. Ở thời kỳ này, đặc
trưng tâm lý cịn vương chút trẻ con lại có những mầm mống mới nhú của tâm lý
người lớn. Qua giai đoạn này có sự thay đổi căn bản về tâm, sinh lý nên thường mong
muốn người lớn tơn trọng mình, ln muốn khẳng định mình đã trưởng thành và
khơng chấp nhận sự can thiệp quá sâu của người lớn vào đời sống cá nhân. Ở lứa tuổi
này, nếu không quan tâm sát sao thì sẽ tạo cho họ cơ hội vi phạm các chuẩn mực hành
vi, chuẩn mực đạo đức và vi phạm pháp luật. Bởi thời kỳ này bộc lộ cá tính rất mạnh,
sự tự quan sát, tự đánh giá, tự thể hiện, tự đôn đốc, tự khống chế…đều được tăng
cường. Ý thức xã hội được tăng cường mau chóng, rất nhạy bén với mọi biến động của
xã hội, dám nói lên ý kiến và nhận định của bản thân và khát khao được người khác
đánh giá, hết sức quan tâm đến sự phát triển sở thích cá nhân. Ở tuổi này, dễ bị ảnh
hưởng ở hoàn cảnh bên ngồi, bởi tính nết, tình cảm. Bên cạnh đó, xã hội hiện đại ẩn
chứa nhiều mặt trái kích thích người chưa thành niên phạm tội: Những trò chơi điện tử
bạo lực với những cảnh bắn súng, chém giết…; phim hành động bạo lực không chỉ
chiếu ở rạp phim, băng đĩa mà cịn cả trên truyền hình hàng ngày. Những yếu tố này,
khiến họ hoài nghi và cảm thấy xung quanh bất ổn, muốn bảo vệ bản thân. Trạng thái
tâm lý đó kéo khoảng cách giữa hành động ảo và hành động phạm tội gần nhau hơn và
khiến chúng bắt chước theo.
Những người chưa thành niên cịn “có xu hướng thiếu khả năng kiềm chế do các
quá trình hưng phấn của vỏ não mạnh và chiếm ưu thế, các quá trình ức chế có điều
kiện bị suy giảm”. Do vậy, nhiều khi họ khơng làm chủ được cảm xúc của mình,
khơng kiềm chế được xúc động mạnh, dễ bị kích động, dễ bị tức, cáu kỉnh, mất bình
tĩnh…nên dễ phạm sai lầm. Ở lứa tuổi này còn xuất hiện hiện tượng “khủng hoảng” về
tâm lý. Sự khủng hoảng có thể dẫn đến những xung đột nhất định. Những “khủng
hoảng” và những “xung đột” này nếu không được giải tỏa kịp thời, đúng đắn sẽ dẫn
đến các hành vi bạo động hoặc sống buông thả, bất cần.
Nhu cầu giao tiếp và mở rộng mối quan hệ bạn bè là một điểm đặc trưng của lứa
tuổi chưa thành niên. Họ thích giao du bạn bè, thích túm năm tụm ba. Nếu khơng có sự
quản lý chặt chẽ của gia đình, nhà trường thì dễ có khả năng họ có những hành vi
phạm tội. Nhóm bạn xấu cũng xuất hiện từ đây. Đa số những người vi phạm pháp luật
ở độ tuổi chưa thành niên đều có hiện tượng bỏ học, đi lang thang. Lứa tuổi này rất dễ
bị lôi kéo bởi bạn bè xấu. Bởi ở lứa tuổi này, tính tình có sự bộc lộ hết sức mạnh mẽ,
rất không ổn định, rất dễ chuyển từ cực này sang cực kia. Sở dĩ gọi là lưỡng cực trong
tính nết của người chưa thành niên là do họ có biểu hiện trong tính tình khẳng định và
phủ định, tích cực và tiêu cực, khẩn trương và buông lỏng, hoạt động và lập lờ, yêu và
ghét, vui vẻ và chán nản, hấp tấp và bình tĩnh, cáu bẳn và bình ổn…
Sự nhận thức của người chưa thành niên còn hạn chế, trình độ học vấn chưa hồn
thiện, vốn kinh nghiệm và hiểu biết xã hội cịn ít, sự thơng hiểu và chấp hành các
chuẩn mực hành vi, chuẩn mực xã hội và pháp luật chưa cao. Tuy nhiên, ở lứa tuổi này
những điều kiện về mặt trí tuệ, nhân cách và xã hội để xây dựng một hệ thống quan
điểm riêng đã được hình thành. Đặc biệt là sự phát triển tư duy lý luận và tư suy trừu
tượng nên các em có khả năng lĩnh hội nhanh những vấn đề được giáo dục. Về mặt
học tập, động cơ, thái độ, hứng thú và năng lực học tập đều được nâng cao. Vì các
mơn học nhiều thêm, nội dung đã phân biệt nên tư duy trừu tượng logic được dịp phát
triển. Khả năng phân tích, tổng hợp, suy luận, phán đốn cũng được nâng cao. Do thân
hình lớn vổng lên, chuyển hóa trong cơ thể mạnh mẽ, tinh lực dồi dào, hiếu động ln
chân ln tay, tựa như tồn thân chỗ nào cũng dư thừa sức lực, nhất là trong những
hoạt động tranh đua, cùng với sự tự ý thức hơi q và lịng tự tơn hừng hực, tạo nên sự
bất kham, mọi trường hợp đều muốn bộc lộ nguyện vọng mãnh liệt của bản thân.
Trong đặc điểm tâm, sinh lý của người chưa thành niên phạm tội thì có hai
khuynh hướng nổi bật liên quan tới việc thực hiện tội phạm và khả năng giáo dục cải
tạo họ. Họ dễ bị kích động, thúc đẩy vào việc thực hiện tội phạm nhưng cũng dễ uốn
nắn, cải tạo, giáo dục thành người có ích cho xã hội.
Những biểu hiện về nhận thức, tình cảm, hành động của lứa tuổi chưa thành niên
phạm tội là rất yếu kém. Để giáo dục, cải tạo những đối tượng này, cần có sự quan tâm
sát sao, tỉ mỉ của gia đình, nhà trường, các tổ chức đồn thể, chính quyền địa phương
và của tồn xã hội. Trong đó sự giáo dục của gia đình đóng một vai trị rất quan trọng.
Bởi gia đình là mơi trường tự nhiên cho sự phát triển của người chưa thành niên.
Trong gia đình, họ được học tập các chuẩn mực và giá trị văn hóa.Gia đình có trách
nhiệm đầu tiên trong việc ni nấng, bảo vệ, giáo dục, chăm sóc người chưa thành
niên.
1.2.
Nội dung quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về người chưa
thành niên phạm tội
Các hình phạt áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội
Pháp luật hình sư Việt Nam quy định các hình phạt đối với người chưa thành
niên phạm tội theo quy định tại Điều 98 Bộ Luật Hình Sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017
quy định các hình phạt áp dụng đối với người chưa thành niên bao gồm: Cảnh cáo;
Phạt tiền; Cải tạo không giam giữ; Tù có thời hạn.
Cảnh cáo ( Điều 34, Điều 98 BLHS năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017)
Cảnh cáo được áp dụng là hình phạt chính đối với người chưa thành niên phạm
tội thể hiện sự lên án cơng khai của nhà nước đối với người đó về tội phạm họ đã thực
hiện. Là hình phạt mang tính cưỡng chế thấp, cảnh cáo gây ra những tổn hại nhất định
về tinh thần đối với người bị kết án.
Bộ Luật Hình Sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 không quy định điều kiện
riêng biệt áp dụng cảnh cáo đối với người chưa thành niên phạm tội, do vậy, có thể
hiểu điều kiện để áp dụng cảnh cáo đối với người chưa thành niên phạm tội không có
sự khác biệt so với người đã thành niên. Cụ thể, điều kiện áp dụng hình phạt cảnh cáo
là khi người phạm tội đã phạm tội ít nghiêm trọng, có nhiều tình tiết giảm nhẹ tại Điều
51 Bộ Luật Hình Sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 nhưng chưa đến mức miễn
hình phạt (Điều 34 Bộ Luật Hình Sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017).
Phạt tiền ( Điều 99 BLHS năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 ).
Phạt tiền được áp dụng là hình phạt chính đối với người chưa thành niên phạm
tội nhằm tước bỏ ở họ khoản tiến nhất định sung qui nhà nước.
Điều kiện để áp dụng phạt tiền là hình phạt chính đối với người chưa thành niên
phạm tội là: Người chưa thành niên phạm tội ở độ tuổi từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi;
Người chưa thành niên phạm tội có thu nhập hoặc có tài sản riêng.
Mức phạt tiền đối với người chưa thành niên phạm tội không quá một phần hai
mức tiền phạt mà điều luật quy định.
Việc quy định điều kiện áp dụng phạt tiền đối với người chưa thành niên phạm
tội thể hiện rõ chính sách hình sự của Nhà nước trong xử lý hình sự người chưa thành
niên. Người chưa thành niên nhìn chung chưa có thu nhập hoặc tài sản riêng, do vậy,
họ chỉ bị áp dụng phạt tiền khi có khi năng chấp hành án.
Hơn nữa, Bộ Luật Hình Sự cịn định chỉ phạt tiền người chưa thành niên ở độ
tuổi từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi – Đây là độ tuổi có mức độ nhận thức cao hơn người
chưa thành niên ở độ tuổi từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi Việc phân hoá độ tuổi và
tương ứng với nó là quy định về phạt tiền chỉ với đối tượng từ đủ 16 tuổi đến dưới 18
tuổi đã cho thấy rõ chính sách nhân đạo của Nhà nước ta khi xử lý hình sự đối với
người chưa thành niên phạm tội.
Cải tạo không giam giữ (Điều 100 Bộ Luật Hình Sự năm 2015 sửa đổi bổ
sung 2017)
Cải tạo khơng giam giữ áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội nhằm
giáo dục, cải tạo họ mà không cần thiết phải cách ly họ khỏi đời sống xã hội . Trong
thời gian chấp hành hình phạt cải tạo khơng giam giữ, người chưa thành niên phạm tội
phải tuân thủ các quy định của nhà nước về cải tạo không giam giữ.
Hình phạt cải tạo khơng giam giữ được áp dụng đối với người từ đủ 16 tuổi đến
dưới 18 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng do vô ý hoặc phạm tội ít nghiêm trọng, phạm
tội nghiêm trọng hoặc người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng.
Đối với người đã thành niên phạm tội, nếu bị áp dụng cải tạo khơng giam giữ thì
bị khấu trừ một phần thu nhập từ 5% đến 20% sung quĩ nhà nước ( trừ trường hợp đặc
biệt có thể được miễn khấu trừ thu nhập ). Tuy nhiên, xuất phát từ chính sách nhân đạo
sâu sắc đối với người chưa thành niên phạm tội, Bộ Luật Hình Sự nước ta quy định khi
áp dụng cải tạo không giam giữ đối với đối tượng này thì khơng khấu trừ thu nhập của
người đó.
Thời hạn cải tạo khơng giam giữ đối với người chưa thành niên, phạm tội không
quá một phần hai thời hạn mà điều luật quy định.
Tù có thời hạn ( Điều 101 Bộ Luật Hình Sự năm 2015 sửa đổi bổ sung 2017 ).
Tù có thời hạn là hình phạt tước tự do của người bị kết án trong khoảng thời gian
nhất định.
Trong các hình phạt áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội thì tù có
thời hạn là hình phạt nghiêm khắc nhất, vì vậy, Tịa án chỉ áp dụng hình phạt tù có thời
hạn đối với người chưa thành niên phạm tội khi xét thấy các hình phạt và biện pháp
giáo dục khác khơng có tác dụng răn đe, phịng ngừa. Khi xử phạt tù có thời hạn, Tịa
án cho người chưa thành niên phạm tội được hưởng mức án nhẹ hơn mức án áp dụng
đối với người đủ 18 tuổi trở lên phạm tội tương ứng và với thời hạn thích hợp ngắn
nhất.
Người chưa thành niên phạm tội bị phạt tù có thời hạn phải cải tạo tại trại giam
và tuân thủ các quy định của trại về học tập, lao động, sinh hoạt. Để đảm bảo hiệu quả
của giáo dục, cải tạo, phạm nhân là người chưa thành niên được giam giữ theo chế độ
riêng phù hợp với sức khoẻ, giới tính và đặc điểm nhân thân. Khi đủ 18 tuổi, phải
chuyển họ sang chế độ quản lý giam giữ, giáo dục đối với người đã thành niên.
Trại giam có trách nhiệm giáo dục phạm nhân là người chưa thành niên về văn
hoá, pháp luật và dạy nghề phù hợp với độ tuổi, trình độ văn hố, giới tính và sức
khoẻ, chuẩn bị điều kiện để họ hoà nhập cộng đồng sau khi chấp hành xong án phạt tù,
đồng thời thực hiện bắt buộc học chương trình tiểu học đối với phạm nhân chưa học
xong chương trình tiểu học, phổ cập trung học Cơ sở và học nghề đối với họ. Phạm
nhân là người chưa thành niên được lao động ở khu vực riêng và phù hợp với độ tuổi,
không phải làm công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại.
Về mức hình phạt tù có thời hạn áp dụng đối với người chưa thành niên
phạm tội, Điều 101 Bộ Luật Hình Sự sự quy định :
Đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp
dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được
áp dụng khơng quá 18 năm tù; nếu là tủ có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được
áp dụng khơng q ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định.
Đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp
dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc từ hình, thì mức hình phạt cao nhất được
áp dụng khơng q 12 năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được
áp dụng khơng q một phần hai mức phạt tù mà điều luật quy định.