VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
ĐẶNG THỊ THANH NGA
ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ VỀ BỆNH TRUYỀN NHIỄM
(QUA VĂN BẢN TIẾNG ANH CỦA TỔ CHỨC Y TẾ THẾ
GIỚI VÀ BẢN DỊCH TIẾNG VIỆT)
Ngành:
Ngôn ngữ học so sánh, đối chiếu
Mã số:
9.22.20.24
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC
Hà Nội - 2023
Cơng trình được hồn thành tại:
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
VIỆT NAM
Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. Bùi Thị Ngọc Anh
2. GS. TS. Lê Quang Thiêm
Phản biện 1: GS.TS. Nguyễn Thiện Giáp
Phản biện 2: PGS.TS. Lâm Quang Đông
Phản biện 3: PGS.TS. Phan Văn Quế
Luận án được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Học viện, họp tại Học
viện Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, 477
Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.
Vào hồi .... giờ ... ngày .... tháng ..... năm 202...
Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện Quốc gia Việt Nam
- Thư viện Học viện Khoa học xã hội
MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Tổ chức Y tế Thế giới (tiếng Anh: World Health Organization, viết
tắt WHO) là một cơ quan của Liên Hiệp Quốc đóng vai trò điều phối các vấn
đề sức khỏe và y tế cộng đồng trên bình diện quốc tế. WHO cung cấp những
thơng tin chính xác trên lĩnh vực sức khỏe con người, đứng ra để giải quyết
những vấn đề cấp bách về sức khỏe cộng đồng và dịch bệnh của con người.
Kể từ khi thành lập, WHO đã truyền tải tri thức nhân loại đến các cộng đồng,
do đó vị trí của văn bản của tổ chức y tế thế giới thường mang tính chuẩn
mực và quốc tế cao. Kể từ thập niên 1970, nhiều bệnh truyền nhiễm (BTN)
mới nổi đã xuất hiện với tần suất hơn một bệnh mỗi năm. WHO đã ban hành
rất nhiều ấn phẩm hướng dẫn về các BTN bằng tiếng Anh và nhiều ấn phẩm
được dịch sang tiếng Việt nhằm giúp cộng đồng người Việt tiếp cận được với
những tri thức mới về bệnh và phòng ngừa dịch, hiểu biết về cơ chế bệnh
sinh, đáp ứng miễn dịch, biện pháp điều trị...
Văn bản của WHO về bệnh truyền nhiễm có khá nhiều thuật ngữ và
việc chuyển dịch các TN này sang tiếng Việt như thế nào để đảm bảo được
các đặc điểm của TN, lại vừa đảm bảo được ý nghĩa khoa học của các TN
luôn là vấn đề khó khăn. Việc chuyển dịch sai hồn tồn có thể xảy ra và
khiến cho người đọc hiểu sai ý nghĩa văn bản. Khi cộng đồng có cái nhìn sai
về các căn bệnh trên thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới việc phòng chống bệnh,
ảnh hưởng tới thái độ và cách ứng xử của người dân đối với người bệnh cũng
như gia đình họ, và có thể làm cho bệnh dịch bùng phát trên diện rộng. Việc
dịch thuật đúng sẽ giúp người dân tiếp cận một cách đúng đắn và hiệu quả
các tri thức mới nhất trên thế giới nhằm hỗ trợ phòng chống các bệnh như
HIV/AIDS, lao phổi và thủy đậu, v.v.
1
Tuy vậy, các cơng trình nghiên cứu đối chiếu (NCĐC) và chuyển dịch
từ tiếng Anh sang tiếng Việt liên quan đến y học lại tương đối hiếm. Đặc biệt
từ trước tới nay chưa từng có nghiên cứu nào về đối chiếu và chuyển dịch văn
bản từ tiếng Anh sang tiếng Việt một số bệnh dịch truyền nhiễm. Các cơng
trình nghiên cứu đối chiếu thuật ngữ y học Anh-Việt hiện nay chủ yếu nghiên
cứu thuật ngữ lấy từ từ điển mà chưa có khảo sát thuật ngữ y học trong văn
bản. Xuất phát từ tình hình thực tế này, chúng tơi tiến hành thực hiện đề tài Đối
chiếu thuật ngữ về bệnh truyền nhiễm (qua văn bản tiếng Anh của Tổ chức
y tế thế giới và bản dịch tiếng Việt) cho luận án tiến sĩ của mình.
2. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đối chiếu chuyển dịch TN các BTN Anh-Việt trong văn bản
của WHO nhằm tìm ra sự tương đồng và khác biệt về cấu trúc và ngữ nghĩa của
TN các BTN giữa ngơn ngữ nguồn và ngơn ngữ đích.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
a) Tổng quan tình hình nghiên cứu về thuật ngữ và TNBTN trên thế
giới và ở Việt Nam
b) Tổng hợp cơ sở lí luận về thuật ngữ, ngơn ngữ học đối chiếu, lý
thuyết định danh và lý thuyết dịch thuật
c) Đối chiếu các TNBTN Anh-Việt về cấu tạo.
d) Đối chiếu các TNBTN Anh-Việt về định danh.
e) Đối chiếu các TNBTN Anh-Việt về cách chuyển dịch.
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
2
Đối tượng nghiên cứu của luận án là các thuật ngữ bệnh truyền nhiễm
(gọi tắt là TNBTN) trên văn bản tiếng Anh chuyển dịch sang tiếng Việt của
Tổ chức y tế thế giới tại Việt Nam.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận án lựa chọn các BTN (tiếng Anh chuyển dịch sang tiếng Việt)
như: HIV/AIDS, dại, tiêu chảy, thủy đậu, lao phổi, Ebola, Marburg v.v. từ
nguồn văn bản cho phép của Tổ chức y tế thế giới xuất bản và công bố từ
năm 2000 – 2022.
4. Phương pháp nghiên cứu và ngữ liệu nghiên cứu
4.1. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu: phương pháp
miêu tả, phương pháp đối chiếu, phương pháp chuyển dịch, phương pháp
phân tích thành tố trực tiếp, thủ pháp thống kê phân loại và mơ hình hóa.
4.2. Ngữ liệu nghiên cứu
Ngữ liệu nghiên cứu là các văn bản Anh – Việt về BTN như HIV, dại,
tiêu chảy, thủy đậu, lao phổi, Ebola, Marburg, v.v. do WHO xuất bản hoặc
hợp tác xuất bản từ năm 2000- 2022. Tổng số TNBTN tiếng Anh tìm được là
1459 và các tương đương dịch thuật của TNBTN trong tiếng Việt. Những
thuật ngữ này được thu thập từ 11 văn bản tiếng Anh về bệnh truyền nhiễm
của WHO và văn bản dịch tiếng Việt.
5. Ý nghĩa của luận án
5.1. Ý nghĩa lý luận
- Luận án có đóng góp nhất định về mặt lí luận như: lí thuyết đối
chiếu, lí thuyết dịch thuật.
- Kết quả nghiên cứu có thể góp phần sáng tỏ những vấn đề về chuyển
dịch TNBTN tiếng Anh sang tiếng Việt;
3
- Gợi ý về cách dịch cấu tạo, góp phần xây dựng và hồn thiện hệ TNYH
tiếng Việt nói chung và hệ TNBTN tiếng Việt nói riêng.
5.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Giúp người đọc hiểu về đặc điểm cấu tạo, đặc trưng định danh và
phương pháp chuyển dịch TNBTN Anh-Việt
- Các kết quả nghiên cứu của luận án sẽ góp phần phục vụ cho việc
biên soạn các tài liệu giảng dạy và nghiên cứu các bệnh truyền nhiễm, nhằm
nâng cao chất lượng giảng dạy tại các cơ sở giáo dục trong nước và Học viện
Quân y;
- Ngoài ra kết quả nghiên cứu sẽ là nguồn tư liệu tin cậy, hữu ích cho
việc biên soạn từ điển bệnh truyền nhiễm Anh-Việt, Việt – Anh ở Việt Nam.
6. Bố cục của luận án
Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục các cơng trình đã cơng bố
có liên quan tới luận án, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận án sẽ triển khai
thành 4 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lí luận
Chương 2: Đối chiếu đặc điểm cấu tạo của thuật ngữ bệnh truyền nhiễm
tiếng Anh và tiếng Việt trên văn bản của Tổ chức y tế thế giới ở Việt Nam
Chương 3: Đối chiếu đặc điểm định danh thuật ngữ bệnh truyền nhiễm tiếng
Anh và tiếng Việt trên văn bản của Tổ chức y tế thế giới ở Việt Nam
Chương 4: Vấn đề chuyển dịch và chuẩn hóa thuật ngữ bệnh truyền nhiễm
Anh-Việt trên văn bản của Tổ chức y tế thế giới
4
Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu
1.1.1. Tình hình nghiên cứu thuật ngữ trên thế giới
Giai đoạn cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, việc nghiên cứu thuật ngữ
phát triển hơn dẫn đến sự hình thành ý tưởng về một khoa học thuật ngữ.
Việc nghiên cứu thuật ngữ bắt đầu có định hướng khoa học rõ ràng và chính
thức được cơng nhận trong giới nghiên cứu. Ba trường phái nghiên cứu về
thuật ngữ lớn trên thế giới được hình thành từ giai đoạn này: trường phái
Vienna (Áo), trường phái Xô viết và trường phái Cộng hòa Séc (hay còn được
gọi là trường phái Prague).
Ba trường phái có quan hệ chặt chẽ và hợp tác với nhau và là nền
tảng động lực cho việc nghiên cứu và phát triển thuật ngữ như ngày nay. Cả
ba trường phái đều có điểm chung là nghiên cứu thuật ngữ dựa trên ngôn ngữ
học và xem thuật ngữ như một phương tiện diễn đạt và giao tiếp. Quan điểm
của các trường phái này chính là nền tảng và cơ sở để phát triến các hướng
nghiên cứu thuật ngữ theo hướng kế hoạch hóa ngơn ngữ và dịch thuật.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu thuật ngữ ở Việt Nam
Nghiên cứu thuật ngữ ở Việt Nam xuất hiện muộn hơn các nước
phương Tây. Từ đầu thế kỉ 20 có các thuật ngữ khoa học xuất hiện lẻ tẻ trên
văn bản Đông Kinh Nghĩa Thục, Đơng Dương tạp chí, Nam Phong tạp chí,
Đường Kách mệnh... Nghiên cứu thuật ngữ chỉ thực sự nở rộ từ sau năm 1940
với sự tham gia đông đảo của các nhà nghiên cứu trong nhiều lĩnh vực ngành
nghề khác nhau và thu được những thành tựu đáng khích lệ, đạt được những
kết quả nghiên cứu có chất lượng.
5
1.1.3. Tình hình nghiên cứu thuật ngữ y học trên thế giới và ở Việt Nam
Trên thế giới đã có khá nhiều tác giả nghiên cứu về cấu tạo TNYH
cũng như chuyển dịch tương đương trong các văn bản dịch từ tiếng Anh sang
một ngôn ngữ khác. Các tác giả nghiên cứu về sự phát triển của TNYH, về
đặc điểm cấu tạo TNYH nói chung và các chuyên ngành y nói riêng, những
vấn đề nổi cộm trong dịch thuật y khoa, và đánh giá tiêu chuẩn của TNYH...
Ở Việt Nam, hiện nay chưa có nhiều cơng trình nghiên cứu về
TNYH, đặc biệt những cơng trình khai thác ngữ liệu từ văn bản. Các cơng
trình đã cơng bố chủ yếu là biên soạn từ điển y-dược học song ngữ Anh-Việt,
các bài báo và luận văn luận án khảo sát đối chiếu TNYH dựa trên ngữ liệu
lấy từ trong từ điển.
1.1.4.
Tình hình nghiên cứu thuật ngữ bệnh truyền nhiễm
Hiện nay trên thế giới các nghiên cứu về TNBTN còn hạn chế nhưng
đều là các cơng trình có giá trị và đóng góp lớn với mảng nghiên cứu về TNBTN
nói riêng cũng như y học nói chung. Tuy nhiên, tại Việt Nam thì các TNBTN
chỉ được liệt kê ở phạm vi nhỏ lẻ trên các diễn đàn y khoa chứ chưa có cơng trình
nghiên cứu sâu rộng.
1.2. Cơ sở lý luận
1.2.1. Thuật ngữ bệnh truyền nhiễm
Dựa trên một số khái niệm về bệnh truyền nhiễm, luận án quan niệm thuật
ngữ bệnh truyền nhiễm như sau: Thuật ngữ bệnh truyền nhiễm là những từ ngữ
dùng biểu đạt các khái niệm, sự vật và hiện tượng được sử dụng trong ngành
truyền nhiễm, đó là những từ ngữ có liên quan đến căn nguyên của bệnh, con
đường lây truyền bệnh, quá trình lan truyền bệnh, quá trình chẩn đốn và điều trị
bệnh. Tóm lại thuật ngữ bệnh truyền nhiễm là các từ ngữ liên quan tới các yếu
tố dịch tễ, lâm sàng, xét nghiệm, chăm sóc và điều trị bệnh truyền nhiễm.
Trong trường hợp BTN có các biến chứng dẫn tới các căn bệnh khác, và
các trường hợp TNBTN có giao thoa với các chuyên ngành khác của y học, ví
dụ như các TN thuộc chuyên ngành chẩn đốn hình ảnh hay xét nghiệm (chụp
6
X quang lồng ngực, xét nghiệm máu, xét nghiệm trực khuẩn lao) thì luận án vẫn
nhận diện như là TNBTN vì chúng có liên quan tới phạm vi ngành truyền nhiễm
và được sử dụng phổ biến trong ngành truyền nhiễm để chẩn đốn chính xác và
điều trị bệnh truyền nhiễm.
Luận án cũng trình bày các tiêu chuẩn và cách phân loại TNBTN,
phân biệt thuật ngữ với các nhóm từ ngữ khác để tránh nhầm lẫn, lý thuyết điển
mẫu với việc chuẩn hóa TNBTN.
1.2.2.
Lý thuyết định danh
Luận án đã tìm hiểu một số lý thuyết quan trọng bao gồm sự hình
thành và quá trình định danh thuật ngữ, khái niệm định danh, các đơn vị định
danh, cơ chế định danh và nguyên tắc định danh.
1.2.3.
Cơ sở lí luận về từ, ngữ định danh
Luận án trình bày khái niệm về từ và ngữ, phương thức cấu tạo từ và
ngữ , phân loại từ và ngữ trong tiếng Anh và tiếng Việt. Luận án quan niệm mơ
hình cấu tạo từ là một cơng thức khn mẫu mà từ đó có thể tạo ra một hay nhiều
từ phái sinh. Mỗi mơ hình cấu tạo từ có thể gồm một hay nhiều thành tố và thành
tố cấu tạo từ có thể là thành tố cơ sở hoặc thành tố trực tiếp. Ngữ gồm thành tố
trung tâm và các thành tố phụ, dựa vào từ loại của thành tố trung tâm mà xác
định đoản ngữ là ngữ danh từ, ngữ động từ hay ngữ tính từ.
1.2.4.
Nghiên cứu ngôn ngữ học đối chiếu
Luận án đưa ra khái niệm, đặc điểm, đối tượng và phạm vi của ngôn
ngữ học đối chiếu. Ngoài ra luận án cũng đi sâu vào trình bày các bước và nguyên
tắc đối chiếu để tiến hành đối chiếu TNBTN Anh-Việt trên bình diện cấu tạo,
định danh và chuyển dịch nhằm tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt.
1.2.5.
Dịch thuật và đối chiếu chuyển dịch thuật ngữ
Luận án trình bày các khái niệm về dịch thuật và dịch thuật ngữ, đặc
biệt là các định nghĩa về dịch thuật của các tác giả trên đều chú trọng đến sự
tương đương trong quá trình chuyển đổi ý nghĩa của văn bản từ ngôn ngữ
7
nguồn sang ngơn ngữ đích. Luận án cũng phân tích các khái niệm có liên
quan tới dịch thuật như tương đương dịch thuật, tương đương chuyển dịch
thuật ngữ, phương thức dịch thuật và đối chiếu chuyển dịch thuật ngữ bệnh
truyền nhiễm.
Chương 2
ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO CỦA THUẬT NGỮ BỆNH TRUYỀN NHIỄM
ANH-VIỆT TRÊN VĂN BẢN CỦA TỔ CHỨC Y TẾ THẾ GIỚI Ở
VIỆT NAM
2.1. Đối chiếu thành tố cấu tạo thuật ngữ bệnh truyền nhiễm Anh-Việt
Sau khi phân tích đối chiếu về thành tố cấu tạo TNBTN Anh-Việt,
luận án thu được kết quả như sau:
Điểm tương đồng
Điểm khác biệt
+ TNBTN trong tiếng Anh và tiếng Việt
+ Số lượng TNBTN tiếng Anh hai
đều có cấu tạo từ một tới 4 thành tố và số
thành tố nhiều hơn số lượng TNBTN
số lượng các TN có từ năm thành tố trở lên
tiếng Việt hai thành tố
thì khá ít.
+ Số lượng TNBTN tiếng Anh ba
+ Số lượng TNBTN một thành tố trong
thành tố ít hơn số lượng TNBTN
tiếng Anh và tiếng Việt không chênh lệch
tiếng Việt ba thành tố.
nhiều, lần lượt là 87 (tiếng Anh) và 107
(tiếng Việt).
2.2. Đối chiếu cấu tạo thuật ngữ bệnh truyền nhiễm Anh-Việt là từ
Khảo sát cấu tạo từ cho thấy TNBTN tiếng Anh là từ gồm từ đơn, từ
ghép và từ phái sinh. Các TNBTN tiếng Việt có từ đơn và từ ghép. Phương
thức ghép từ tiếng Anh gồm hai mơ hình cấu tạo quen thuộc là ghép song
song hay còn gọi là ghép đẳng lập (appositional compound) và ghép chính
phụ (endocentric compound). Phương thức ghép từ tiếng Việt gồm ba mơ
hình cấu tạo là ghép đẳng lập, ghép chính phụ và ghép ngẫu kết. Từ ghép
8
chính phụ tiếng Anh có hai mơ hình là Chính trước Phụ sau (1,8%) và Phụ
trước Chính sau (98,2%). Tiếng Việt chỉ tồn tại duy nhất một mơ hình là
Chính trước Phụ sau.
Điểm tương đồng
Điểm khác biệt
+ Hầu hết các TNBTN Anh- + Số TNBTN là từ ghép đẳng lập xuất hiện
Việt là từ ghép chính phụ: rất ít, tiếng Anh chiếm tỉ lệ 1,7% (5 đơn vị)
tiếng Anh chiếm tỉ lệ 98,3% và tiếng Việt khơng có đơn vị nào.
và tiếng Việt là 96,9%
+ Tiếng Việt xuất hiện 9 đơn vị TNBTN là
từ ghép ngẫu kết, chiếm tỉ lệ 3,1%. Tiếng
Anh khơng có từ ghép ngẫu kết.
TNBTN tiếng Anh có 5 đơn vị là từ ghép đẳng lập, khơng có từ ghép
ngẫu kết và TNBTN tiếng Việt có 9 đơn vị là từ ghép ngẫu kết nhưng khơng
có từ ghép đẳng lập. Có thể nói rằng phương thức ghép đẳng lập hay ngẫu
kết không phải là phương thức sản sinh ra nhiều TNBTN trong cả hai ngôn
ngữ Anh-Việt.
Phương thức phái sinh là hình thức thêm tiền tố và phụ tố vào căn tố
(gốc từ) chỉ xuất hiện trong tiếng Anh. Có ba mơ hình cấu tạo ra từ phái sinh
gồm: 1) Tiền tố + Căn tố, 2) Căn tố + Hậu tố, 3) Tiền tố + Căn tố + Hậu tố.
Số liệu khảo sát cho thấy có 21 loại tiền tố và 21 loại hậu tố khác nhau được
sử dụng trong hệ TNBTN tiếng Anh. Mỗi một loại tiền tố hay hậu tố xuất
hiện với tần suất khác nhau.
Ngoài ra khảo sát các TNBTN tiếng Anh còn xuất hiện tình trạng
thuật ngữ là từ viết tắt, tuy nhiên những từ viết tắt này không xuất hiện độc
lập mà lại đóng vai trị là thành tố của thuật ngữ là từ ghép hoặc ngữ. Các TN
9
là từ viết tắt được cấu tạo dựa trên hai cách là ghép các chữ cái đầu của từng
thành tố để tạo nên thuật ngữ, và ghép các chữ cái đầu của từng thành tố cấu
tạo là từ đơn và các chữ cái đầu của từng thành tố trong tổ hợp từ.
2.3. Đối chiếu cấu tạo thuật ngữ bệnh truyền nhiễm Anh-Việt là ngữ
Luận án tiến hành khảo sát phân loại các TNBTN Anh-Việt có cấu
tạo là ngữ theo cấu tạo: danh ngữ (ngữ danh từ), động ngữ (ngữ động từ),
tính ngữ (ngữ tính từ). Tỉ lệ các mơ hình cấu tạo ngữ được thể hiện trong
bảng sau:
Bảng 2.15: Các loại ngữ trong TNBTN tiếng Anh và tiếng Việt
TNBTN
có cấu tạo là ngữ
TNBTN tiếng Anh
TNBTN tiếng Việt
Số lượng
Tỉ lệ %
Số lượng
Tỉ lệ %
Danh ngữ
909
97,5
691
59,8
Động ngữ
7
0,8
445
38,5
Tính ngữ
16
1,7
20
1,7
Tổng
932
100
1156
100
Kết quả khảo sát cho thấy các TNBTN Anh-Việt là ngữ có ba mơ hình
cấu tạo chính gồm: (1) Phần phụ trước + Phần trung tâm, (2) Phần phụ trước
+ Phần trung tâm + phần phụ sau, (3) Phần trung tâm + phần phụ sau.
Khảo sát cho thấy có 909 TNBTN tiếng Anh là danh ngữ và 691 TNBTN
tiếng Việt là danh ngữ. Số lượng danh ngữ trong tiếng Anh nhiều nhưng khi
chuyển dịch sang tiếng Việt thì bị giảm đi khá nhiều. Mơ hình cấu tạo Phần
phụ trước + Phần trung tâm của TNBTN tiếng Anh là danh ngữ có tỉ lệ cao
nhất 88,8%. Mơ hình cấu tạo có tỉ lệ cao nhất của TNBTN là danh ngữ tiếng
Việt là Phần trung tâm + phần phụ sau (88,7%). Trong tiếng Anh xuất hiện
10
tình trạng ngữ trong ngữ, tức là một ngữ đóng vai trò làm thành phần phụ của
TNBTN là danh ngữ, chủ yếu là giới ngữ đóng vai trị này.
Số lượng TNBTN tiếng Anh là động ngữ có tỉ lệ thấp dưới 1% nên luận
án khơng đi sâu vào phân tích cấu tạo của nó. Kết quả khảo sát cho thấy trong
các mơ hình cấu tạo của động ngữ trong tiếng Việt thì mơ hình chủ đạo chiếm
tỉ lệ cao nhất (97,1%) là mơ hình phần trung tâm + phần phụ sau.
Số lượng TNBTN là tính ngữ trong tiếng Anh và tiếng Việt lần lượt là
16/932 và 20/1156 đơn vị. Hai con số này tương đương về tỉ lệ phần trăm
(1,7%). Có một điểm giống nhau giữa hai ngơn ngữ Anh – Việt là đa số các
TNBTN là tính ngữ có mơ hình cấu tạo là “Phần trung tâm + Phần phụ sau”
với tỉ lệ lần lượt là 81,3% (tiếng Anh) và 90% (tiếng Việt). Nhìn chung số
lượng TNBTN Anh-Việt là tính ngữ trong các văn bản là rất ít, khơng đủ dữ
liệu để đưa ra những kết luận chính xác nói chung về các mơ hình cấu tạo của
các TNBTN là tính ngữ.
11
Chương 3
ĐỐI CHIẾU ĐẶC ĐIỂM ĐỊNH DANH THUẬT NGỮ BỆNH
TRUYỀN NHIỄM ANH-VIỆT TRÊN VĂN BẢN CỦA TỔ CHỨC Y
TẾ THẾ GIỚI Ở VIỆT NAM
3.1. Các đơn vị định danh thuật ngữ bệnh truyền nhiễm Anh-Việt
Luận án phân loại TNBTN theo hai loại đơn vị định danh là định danh
sơ cấp và định danh thứ cấp.
Đơn vị định danh sơ cấp là những TN một thành tố, được tạo thành bởi
những đơn vị tối giản về hình thái cấu trúc và được dùng làm cơ sở để tạo
ra đơn vị định danh khác.
Đơn vị định danh thứ cấp là những TN có hình thái cấu trúc phức
tạp hơn, có từ hai thành tố trở lên bao gồm thành tố chính và thành tố phụ.
Thành tố phụ biểu đạt yếu tố đặc trưng khu biệt.
Tiếng Anh Tỉ lệ %
Tiếng Việt
Tỉ lệ %
Đơn vị định danh sơ cấp
87
6
107
7,3
Đơn vị định danh thứ cấp
Tổng
1372
1459
94
100
1352
1459
92,7
100
3.2. Các phạm trù định danh của thuật ngữ bệnh truyền nhiễm Anh - Việt
Trong cả hai ngôn ngữ Anh - Việt thì chỉ có những đơn vị thuật ngữ
thứ cấp mới có thể tách được các đơn vị cấu tạo. Xét về cấu tạo thì những TN
này gồm hai thành phần: thành phần chính (chỉ khái niệm khái quát và chỉ
loại đối tượng), và thành phần phụ (cụ thể hóa, mô tả chi tiết và bổ sung ý
nghĩa cho thành phần chính). Xét về mặt ngữ nghĩa thì những đơn vị thuật
ngữ thứ cấp cũng gồm hai phần là thành phần chỉ loại và thành phần mang
tính khu biệt. Đặc trưng của TNYH gắn liền với các bộ phận cơ thể người,
12
các đặc điểm giải phẫu, sinh lí bệnh, phương pháp khám chữa bệnh... TNBTN
cũng mang những đặc trưng tương tự như TNYH. Qua khảo sát ngữ liệu
chúng tôi nhận thấy những đặc trưng định danh của các TNBTN là những
đặc trưng cơ bản của các sự vật hiện tượng trong chuyên ngành truyền nhiễm
(một nhánh của ngành y). Luận án dựa vào nội dung biểu đạt của thành phần
chính trong các TN để xác định các phạm trù ngữ nghĩa của các TNBTN Anh
- Việt, tức là các TNBTN có thành phần chính biểu thị chung các khái niệm
giống nhau sẽ được phân loại vào cùng một trường ngữ nghĩa.
Các phạm trù định danh
TNBTN
tiếng Anh
Tỉ lệ %
TNBTN
tiếng Việt
Tỉ lệ %
Vấn đề sức khoẻ
571
41,6
501
37,1
Thành phần cơ thể người
34
2,5
50
3,7
Dịch vụ y tế
342
24,9
322
23,8
Cơ sở vật chất y tế
19
1,4
19
1,4
Đối tượng tham gia hoạt
110
8,0
113
8,4
Dược phẩm
86
6,3
79
5,8
Môn học và nghiên cứu
78
5,7
104
7,7
Bệnh nguyên
132
9,6
164
12,1
Tổng số TNBTN
1372
100
1352
100
động y tế
3.3. Các mơ hình định danh thuật ngữ bệnh truyền nhiễm Anh - Việt
Trong tiếng Anh, mơ hình định danh chung là đặc trưng định danh +
phạm trù định danh. Theo mô hình này thì đặc trưng đứng trước phạm trù để
bổ sung ý nghĩa cho phạm trù định danh. Tuy nhiên do đặc điểm cấu tạo của
13
ngữ trong tiếng Anh nên một số TNBTN sẽ có hai mơ hình cùng chỉ một đặc
trưng. Ngồi mơ hình đặc trưng đứng trước phạm trù thì cịn mơ hình phạm
trù định danh + đặc trưng định danh. Ở mô hình phạm trù đứng trước thì sau
đó là một giới ngữ hoặc tính ngữ đóng vai trị là đặc trưng định danh. Tiếng
Việt thì mơ hình ngược lại, phạm trù định danh đứng trước và đặc trưng định
danh lại đứng sau.
Qua khảo sát các phạm trù định danh, chúng tôi nhận thấy các
TNBTN Anh- Việt có các đặc trưng phổ biến như: màu sắc, nghề nghiệp,
thời điểm, tính chất, kiểu loại, nguồn bệnh, vật chủ chứa mầm bệnh, bộ phận
cơ thể, phương thức nhiễm bệnh, căn bệnh gốc, chức năng hoạt động, mục
đích, địa điểm, vị trí bộ phận cơ thể, bệnh/ trạng thái bệnh, và hình dạng.
Một điểm đặc biệt là đặc trưng định danh chỉ hình dạng chỉ xuất hiện trong các
TNBTN tiếng Việt. Lý do cho điểm khác biệt này là ý nghĩa của những TN
này trong tiếng Anh lại khơng biểu đạt hình dạng nhưng khi dịch sang TN
tương đương trong tiếng Việt thì lại dựa vào hình dạng biểu hiện bên ngồi của
nguồn gây bệnh. Một số đặc trưng như kiểu loại, phương thức, thời điểm, vị trí
bộ phận cơ thể và cơng năng xuất hiện ở hầu hết tất cả các phạm trù.
Trong các phạm trù định danh thì phạm trù chỉ các vấn đề sức khỏe có
nhiều đặc trưng định danh nhất (10 đặc trưng trong tiếng Anh và 11 đặc trưng
trong tiếng Việt). Phạm trù về các vấn đề sức khỏe cùng phạm trù chỉ bệnh
nguyên là hai phạm trù có sự khác biệt về số lượng đặc trưng giữa tiếng Anh
và tiếng Việt: tiếng Việt nhiều hơn tiếng Anh một đặc trưng. Các phạm trù cịn
lại khơng có sự khác biệt về số lượng đặc trưng cho tiếng Anh và tiếng Việt ở
mỗi phạm trù. Phạm trù chỉ dịch vụ y tế và phạm trù chỉ đối tượng tham gia
hoạt động y tế có những TN tiếng Anh theo mơ hình phạm trù đứng trước đặc
trưng, trong đó đặc trưng có cấu tạo là giới ngữ hoặc tính ngữ.
14
Chương 4
VẤN ĐỀ CHUYỂN DỊCH VÀ CHUẨN HÓA THUẬT NGỮ
BỆNH TRUYỀN NHIỄM ANH-VIỆT TRÊN VĂN BẢN CỦA
TỔ CHỨC Y TẾ THẾ GIỚI Ở VIỆT NAM
4.1. Đối chiếu chuyển dịch thuật ngữ bệnh truyền nhiễm Anh-Việt xét
về hình thức
Luận án khảo sát chuyển dịch TNBTN dưới cấp độ từ đơn, từ ghép, và
ngữ. Chuyển dịch TN tiếng Anh là từ đơn sang TN tiếng Việt có ba mơ hình
phổ biến là từ đơn sang từ đơn, từ đơn sang từ ghép, và từ đơn sang ngữ.
Trong các mơ hình này thì mơ hình từ đơn sang từ đơn là mơ hình lý tưởng
nhất vì nó đảm bảo được tính ngắn gọn và chính xác của TN. Chuyển dịch
TN tiếng Anh là từ ghép sang TN tiếng Việt có hai mơ hình là từ ghép sang
từ ghép và từ ghép sang ngữ. Chuyển dịch TN tiếng Anh là ngữ sang TN
tiếng Việt cũng có hai mơ hình là ngữ sang từ ghép và ngữ sang ngữ. Khơng
có từ ghép hay ngữ tiếng Anh nào được chuyển thành từ đơn trong tiếng Việt.
Các TNBTN tiếng Anh gồm 2 thành tố chủ yếu được chuyển dịch
thành các TNBTN tiếng Việt tương đương cũng gồm 2 hoặc 3 thành tố. Nhóm
TNBTN tiếng Anh gồm 3 thành tố thì phần lớn chuyển dịch thành các TN
tiếng Việt 3 thành tố và một số ít là 4 thành tố. Đa số các TNBTN tiếng Anh
có 4 thành tố sẽ chuyển dịch sang TNBTN tiếng Việt gồm 4 hoặc 5 thành tố.
4.2. Đối chiếu chuyển dịch thuật ngữ bệnh truyền nhiễm Anh-Việt xét
về nội dung
Khảo sát đối chiếu chuyển dịch hệ TNBTN Anh-Việt về mặt nội dung
cho thấy các loại tương đương dịch thuật phổ biến như sau: tương đương 11, tương đương 1-nhiều, tương đương nhiều-1, và tương đương nhiều-nhiều.
Trong bốn kiểu tương đương dịch thuật về nội dung này thì kiểu tương đương
15
1-1 chiếm tỉ lệ cao nhất là 89,2%. Đây là kiểu tương đương thường thấy ở hệ
thống thuật ngữ, tức là một thuật ngữ ở ngơn ngữ gốc chỉ có một cách diễn
đạt tương đương ở ngơn ngữ đích. Kiểu tương đương nhiều-1 đứng thứ hai
với 7,9% là nhiều thuật ngữ tiếng Anh có chung một tương đương dịch thuật
trong tiếng Việt. Hai kiểu còn lại là tương đương 1-nhiều và nhiều-nhiều
chiếm tỉ lệ rất thấp lần lượt là 1,7% và 1,2%.
4.3. Đối chiếu chuyển dịch thuật ngữ bệnh truyền nhiễm Anh-Việt xét
về phương pháp chuyển dịch
Đối chiếu chuyển dịch các TNBTN Anh-Việt xét về phương thức
chuyển dịch cho thấy các phương thức dịch phổ biến như: 1) vay mượn, 2)
sao phỏng, 3) nguyên văn, 4) chuyển đổi từ loại, 5) biến điệu, 6) dịch cấu tạo
thuật ngữ tương ứng
Mặc dù vay mượn có thể là một phương pháp hữu ích thì vẫn cần được
sử dụng một cách thận trọng, và phù hợp với bối cảnh và mục tiêu. Sự phụ
thuộc quá mức vào phương pháp vay mượn có thể dẫn đến mất tự nhiên hoặc
thiếu sự phù hợp về văn hóa trong dịch thuật.
Phương pháp dịch sao phỏng thường được áp dụng khi chuyển dịch
các thuật ngữ có từ 2 thành tố trở lên, vì thế cách dịch này phù hợp với dịch
thuật ngữ là từ ghép và ngữ và trong các lĩnh vực kỹ thuật cần dịch thuật ngữ
chính xác và cơ đọng.
Dịch ngun văn cũng là một phương pháp khá phù hợp với chuyển
dịch thuật ngữ vì nó chú trọng tới quan hệ ngữ nghĩa giữa các thành tố.
Các TNBTN tiếng Anh được chuyển dịch theo phương pháp dịch
chuyển đổi từ loại thường có sự thay đổi về cấp độ cấu tạo như từ chuyển
dịch thành từ/từ ghép/ngữ trong tiếng Việt, hoặc ngược lại. Ngoài ra phương
16
pháp này cũng có thể thay đổi trật tự các thành tố trong một thuật ngữ trong
ngơn ngữ đích để làm cho phù hợp với văn phong của ngôn ngữ đích hơn.
Phương pháp biến điệu là có sự thay đổi trong thơng điệp do có một
sự thay đổi về quan điểm, tức là hiểu một điều gì đó theo một cách nhìn khác.
Phương pháp dịch thuật này thích hợp khi cách dịch nguyên văn hoặc chuyển
vị đem lại kết quả dịch khơng tự nhiên trong ngơn ngữ đích.
Dịch cấu tạo thuật ngữ tương ứng là một phương pháp dịch ngôn ngữ
chuyên ngành liên quan đến việc ánh xạ cấu trúc của thuật ngữ từ ngôn ngữ
này sang ngôn ngữ khác. Cách tiếp cận này đặc biệt hữu ích cho các lĩnh vực
khoa học và kỹ thuật, nơi độ chính xác của các thuật ngữ được dịch là vô
cùng quan trọng. Tương ứng về cấu trúc đề cập đến sự giống nhau về hình
thức, ý nghĩa và cấu trúc của các thuật ngữ giữa hai ngơn ngữ.
4.4. Chuẩn hố thuật ngữ bệnh truyền nhiễm tiếng Việt
Luận án tiến hành đánh giá các phương thức chuyển dịch TNBTN AnhViệt và tìm ra một số vấn đề sau: 1) trường hợp một thuật ngữ nguồn có nhiều
biến thể dịch ở ngơn ngữ đích, 2) hai/ba thuật ngữ ở ngơn ngữ nguồn có
chung một nghĩa ở ngơn ngữ đích, 3) dịch sai nghĩa hoặc thiếu tương đương,
4) chuyển dịch từ/ngữ sang giải thích, 5) chuyển dịch mà giữ nguyên từ của
ngôn ngữ gốc. Với các trường hợp này, luận án sẽ tiến hành phân tích ngữ
nghĩa thuật ngữ nguồn trong văn cảnh hoặc thống kê tần suất xuất hiện của
từng biến thể để đề xuất TN tương đương ở ngơn ngữ đích. Riêng trường hợp
chuyển dịch từ/ngữ sang giải thích thì rất khó tìm được TNBTN tương đương
vừa chính xác vừa ngắn gọn ở ngơn ngữ đích.
17
KẾT LUẬN
Thuật ngữ bệnh truyền nhiễm là những tên gọi chỉ khái niệm,
đối tượng có liên quan tới chuyên ngành truyền nhiễm. Luận án đối
chiếu chuyển dịch hai đơn vị ngơn ngữ là từ và ngữ trên bình diện cấu
tạo, định danh và chuyển dịch. Việc đối chiếu giúp tìm ra sự giống và
khác nhau để chuyển dịch các TNBTN từ tiếng Anh sang những TN
tương đương trong tiếng Việt một cách chính xác. Luận án cũng phân
tích phạm vi định danh TNBTN trong tiếng Anh và tiếng Việt, thảo
luận và đề xuất chuẩn hóa một số trường hợp chuyển dịch đáng chú ý.
Sau khi tiến hành khảo sát đối chiếu việc chuyển dịch TN ngành y
Anh-Việt trường hợp các BTN trên văn bản của WHO, chúng tôi rút
ra các kết luận như sau:
1. Ở cấp độ từ.
Kết quả khảo sát đối chiếu mơ hình cấu tạo cả hai ngơn ngữ
Anh-Việt cấp độ từ cho thấy các TNBTN có cấu tạo là từ ghép chiếm
tỉ lệ cao hơn các TNBTN có cấu tạo là từ đơn. Mơ hình cấu tạo TNBTN
là từ ghép cũng có tính ưu việt là dựa theo phương thức ghép thì có thể
sáng tạo ra nhiều TN mới. Trong các TNBTN tiếng Anh là từ ghép thì
tỉ lệ từ ghép đẳng lập rất thấp và khơng có TNBTN nào trong tiếng
Việt là từ ghép đẳng lập. Hệ TNBTN tiếng Anh có từ phái sinh nhưng
tiếng Việt khơng có. Ngược lại tiếng Việt có từ ghép ngẫu kết nhưng
tiếng Anh khơng có. Các TNBTN tiếng Anh đa số theo mơ hình phụ
trước chính sau cịn tiếng Việt thì ngược lại, theo mơ hình chính trước
18
phụ sau. Đặc điểm này do loại hình ngơn ngữ của tiếng Anh và tiếng
Việt quy định.
Đối chiếu chuyển dịch cho thấy một tỉ lệ lớn các TNBTN tiếng
Anh là từ đơn được chuyển dịch thành TNBTN là từ ghép hoặc ngữ
trong tiếng Việt (trong 136 TNBTN tiếng Anh là từ đơn thì có 67 đơn
vị chuyển dịch thành từ ghép trong tiếng Việt, chiếm tỉ lệ 49,26%).
Tiếp theo trong 286 TNBTN tiếng Anh là từ ghép, chỉ có 83 đơn vị
chuyển dịch sang cấu tạo tương đương là từ ghép trong tiếng Việt
(chiếm tỉ lệ 29%), khơng có đơn vị nào chuyển dịch sang từ đơn (0%),
và có tới 203 đơn vị chuyển dịch sang ngữ (chiếm 71%). Tỉ lệ TNBTN
tiếng Anh là từ đơn được chuyển dịch sang TNBTN tiếng Việt là từ
đơn chiếm tỉ lệ thấp (chỉ chiếm 9,56%). Vì thế đặt ra một thách thức
trong chuyển dịch TNBTN là làm sao phải đảm bảo được các tiêu chí
đã đề ra của TN nói chung như: tính chính xác, tính ngắn gọn, v.v. đảm
bảo được sự tương đương về hình thức và ngữ nghĩa so với TNBTN ở
ngơn ngữ nguồn.
2. Ở cấp độ ngữ.
Khảo sát mơ hình cấu tạo của các TNBTN Anh-Việt là ngữ cho
thấy số lượng các TN là ngữ ở cả hai ngôn ngữ đều nhiều hơn TN là
từ. Hầu hết các TNBTN tiếng Anh là danh ngữ trong khi các TNBTN
tiếng Việt là danh ngữ chỉ chiếm tỉ lệ khoảng 50%. Động ngữ xuất hiện
nhiều ở tiếng Việt nhưng rất ít ở tiếng Anh (dưới 1%). Tính ngữ ở cả
tiếng Anh và tiếng Việt đều ít, khơng đủ để đưa ra kết luận có tính
chính xác cao. Tương tự như mơ hình cấu tạo của các TNBTN là từ thì
19
đa số các TNBTN là ngữ tiếng Anh có mơ hình phụ trước chính sau,
ngược lại hầu hết các TNBTN là ngữ tiếng Việt có mơ hình chính trước
phụ sau.
Đối chiếu chuyển dịch TNBTN ở cấp độ ngữ cho thấy đa số
TNBTN tiếng Anh được chuyển dịch sang là ngữ trong tiếng Việt, lên
tới 96%. Số lượng TNBTN là ngữ tiếng Anh chuyển dịch sang từ ghép
chỉ có 37 đơn vị (4%). Khơng có TNBTN nào là ngữ trong tiếng Anh
lại được chuyển dịch thành từ đơn trong tiếng Việt.
3. Về hoạt động định danh cho thấy trong tiếng Anh, mơ hình
định danh chung là đặc trưng định danh + phạm trù định danh. Mơ
hình này biểu thị đặc trưng đứng trước phạm trù nhằm bổ sung ý nghĩa
cho phạm trù định danh. Một số TNBTN tiếng Anh sẽ có hai mơ hình
cùng chỉ một đặc trưng. Ngồi mơ hình đặc trưng đứng trước phạm trù
thì cịn mơ hình phạm trù định danh + đặc trưng định danh. Ở mô hình
phạm trù đứng trước thì sau đó là một giới ngữ hoặc tính ngữ đóng vai
trị là đặc trưng định danh. Tiếng Việt thì mơ hình ngược lại, phạm trù
định danh đứng trước và đặc trưng định danh lại đứng sau và trong hệ
TNBTN tiếng Việt khơng xuất hiện tình trạng hai mơ hình cùng chỉ
một đặc trưng.
Các đặc trưng được tìm thấy trong quá trình khảo sát hoạt động
định danh của TNBTN Anh- Việt như: màu sắc, nghề nghiệp, thời
điểm, tính chất, kiểu loại, nguồn bệnh, vật chủ chứa mầm bệnh, bộ
phận cơ thể, phương thức nhiễm bệnh, căn bệnh gốc, chức năng hoạt
động, mục đích, địa điểm, vị trí bộ phận cơ thể, bệnh/ trạng thái bệnh,
20
và hình dạng. Một điểm khác biệt đó là chỉ các TNBTN tiếng Việt mới
có đặc trưng định danh chỉ hình dạng. Nguyên nhân của sự khác biệt
này là những đơn vị này trong tiếng Anh khơng có ý nghĩa biểu đạt
hình dạng nhưng khi dịch tương đương sang tiếng Việt thì lại dựa vào
hình dạng biểu hiện bên ngồi của nguồn gây bệnh để gọi tên. Một số
đặc trưng phổ biến như kiểu loại, phương thức, thời điểm, vị trí bộ
phận cơ thể và cơng năng xuất hiện ở hầu hết tất cả các phạm trù định
danh.
4. Luận án cũng tiến hành đối chiếu chuyển dịch TNBTN AnhViệt trên ba bình diện là hình thức, nội dung, và phương pháp chuyển
dịch.
Đối chiếu chuyển dịch về hình thức: TNBTN tiếng Anh là từ
đơn chiếm tỉ lệ thấp. Trong số 136 đơn vị, chỉ có 9,56% các TNBTN
tiếng Anh được chuyển dịch sang đơn vị cấu tạo tương đương là từ đơn
trong tiếng Việt. Tỉ lệ thấp này là do sự khác biệt về cấu tạo từ của hai
ngôn ngữ Anh – Việt. Có 49,26% các TNBTN tiếng Anh là từ đơn đã
được chuyển thành TNBTN là từ ghép trong tiếng Việt. Khơng tồn tại
tình huống chuyển dịch TNBTN tiếng Anh là từ ghép sang TNBTN
tiếng Việt là từ đơn. Tỉ lệ TNBTN tiếng Anh là từ ghép chuyển dịch
sang đơn vị cấu tạo tương đương là từ ghép trong tiếng Việt chiếm tỉ
lệ 29%. Như vậy phần lớn 71% đã được chuyển dịch sang đơn vị ngữ
trong tiếng Việt. Các đơn vị TNBTN là ngữ trong tiếng Anh hầu hết
được chuyển dịch sang đơn vị cấu tạo tương đương là ngữ trong tiếng
Việt (96%), đặc biệt khơng có ngữ nào chuyển dịch thành từ đơn.
21
Nghiên cứu về số lượng thành tố cho thấy, các TNBTN trong
cả hai ngôn ngữ Anh –Việt đều gồm hai (Anh: 63,9%; Việt: 46,9%)
hoặc ba thành tố (tương ứng với 21,5% và 30,8%), chiếm tỉ lệ cao hơn
những TNBTN gồm một hoặc từ bốn thành tố trở lên. Điều này đáp
ứng được tiêu chí về tính ngắn gọn của TN. Xét về số lượng thành tố
thì đa số các TNBTN tiếng Anh dịch thành các TNBTN có hai hoặc ba
thành tố trong tiếng Việt. Số lượng TNBTN tiếng Anh chuyển dịch
thành các TN gồm 5 thành tố là rất thấp và đặc biệt khơng có đơn vị
tiếng Anh nào dịch sang TN 1 thành tố trong tiếng Việt.
Đối chiếu chuyển dịch về nội dung cho thấy bốn loại hình
tương đương dịch thuật phổ biến gồm: tương đương 1-1, tương đương
1-nhiều, tương đương nhiều-1, và tương đương nhiều-nhiều. Trong các
loại hình tương đương này thì tương đương 1-1 chiếm tỉ lệ cao nhất
với 1301 đơn vị (89,2%), còn tương đương nhiều-nhiều chiếm tỉ lệ
thấp nhất là 1,2%.
Đối chiếu về phương thức chuyển dịch cho thấy các phương
pháp chuyển dịch như sau: vay mượn, sao phỏng, nguyên văn, chuyển
đổi từ loại, biến điệu, và dịch cấu tạo thuật ngữ tương ứng. Đây là
những phương thức chuyển dịch thuật ngữ được dùng phổ biến và hiệu
quả trong các văn bản về bệnh truyền nhiễm của WHO.
5. Quá trình đánh giá ngữ liệu đối chiếu chuyển dịch TNBTN
trên văn bản Anh-Việt của WHO tạo tiền đề cho các đề xuất chuẩn hóa
các trường hợp chuyển dịch chưa tương đương, các đề xuất về các mơ
hình có khả năng sản sinh ra các TNBTN mới và đưa ra một số vấn đề
22
gặp phải trong chuyển dịch các TNBTN Anh -Việt trên văn bản của
WHO, từ đó gợi ý các hướng chuẩn hóa TNBTN, nhằm giải quyết các
vấn đề cịn tồn đọng.
Tóm lại, luận án có thể được coi là cơng trình nghiên cứu đầu
tiên ở Việt Nam tìm hiểu về đối chiếu chuyển dịch TNBTN trên văn
bản Anh-Việt của Tổ chức Y tế Thế giới. Các kết quả nghiên cứu phần
nào đã chỉ ra mối quan hệ mật thiết giữa ngôn ngữ học và y học, nhằm
đóng góp cho sự phát triển và hoàn thiện hệ TNBTN trong tiếng Việt.
Luận án cũng mong muốn là một tài liệu tham khảo hữu ích cho các
đối tượng là người học y, góp phần nâng cao hiệu quả học tiếng Anh y
học chuyên ngành BTN tại các cơ sở đào tạo y học. Tuy nhiên, những
kết quả này cũng chỉ là những nghiên cứu ban đầu và chúng tơi hi vọng
sẽ có nhiều cơ hội để nghiên cứu sâu rộng hơn về TNBTN trong các
cơng trình nghiên cứu sau này. Tóm lại, việc khảo sát đối chiếu chuyển
dịch các TN về BTN trong các văn bản đối dịch Anh- Việt của WHO
ở Việt Nam cho chúng tơi một số nhận thức có ý nghĩa sâu sắc.
+ Một là việc chuyển dịch kết hợp với đối chiếu cho kết quả
dịch mang tính tương ứng, tương đương, tiết kiệm, chuẩn hóa TNBTN
ở ngơn ngữ đích, ngơn ngữ tiếp nhận là Việt ngữ rõ nét vì nó cho phép
người dịch cũng chính là tác giả cấu tạo TN cho ngơn ngữ đích khơng
dùng các giải pháp diễn giải, định nghĩa mà không cấu tạo TN, hoặc
cấu tạo TN phi chuẩn hóa trong ngơn ngữ đích.
+ Hai là kết quả dịch cấu tạo trên văn bản là bằng chứng sống
động, thực chứng cho nguồn ngữ liệu đưa vào đối chiếu để tìm sự giống
23