Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Bài giảng Thú y cơ bản : BỆNH TRUYỀN NHIỄM (Bệnh truyền lây) part 10 potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (212.14 KB, 6 trang )

Phạm Quang Trung Bài giảng Thú y cơ bản
năm nay có nhiều công trình của một số nhà bác học anh, Mỹ. Người ta đã nuôi cấy và phân
lập trên môi trường P.P.L.O, môi trường này chỉ dành riêng cho loại vi trùng này và cũng từ
môi trường này mới phân lập được. Việc chẩn đoán Virus học bằng cách tìm kháng thể trong
huyết thanh súc vật ốm. Bằng phản ứng trung hòa Virus, cho phát hiện những hiệu giá kháng
thể cao.
2. Truyền nhiễm học
2.1 Loài mắc bệnh
Bệnh Viêm phổi truyền nhiễm gây chủ yếu cho loài lợn nhất là lợn con sau cai sữa 2-6 tháng
chết nhiều, lây lan nhanh, bên cạnh đó còn có lợn mẹ đang thời kỳ có chữa và sau khi có
chữa.
2.2 Chất chứa mầm bệnh
Trong cơ thể con vật mầm bệnh có nhiều ở phổi, chủ yếu là ở 3 thùy, thùy tim, thùy đỉnh,
thùy hoành cách mô. Trong dịch của phế quản, ở trong mũi. Những con khỏi bệnh còn mang
bệnh một thời gian dài, ở trong đường hô hấp.
2.3 Đường xâm nhập
Mầm bệnh xâm nhập chủ yếu vào đường hô hấp, rồi tiến thẳng vào phổi còn các đường khác
không lây.
2.4 Cách sinh bệnh
Sau khi cơ thể bị một tác nhân nào đó, làm cho cơ thể yếu đi, mầm bệnh xâm nhập vào,
đường hô hấp, vào phổi gây bệnh tích chủ yếu ở phổi. Trong 2 lá phổi, ở cả 3 thùy đối xứng
nhau. Trong giai đoạn này, phổi cũng như ở trong cơ thể con vật, bạch cầu đơn nhân, đa nhân
tăng, có khi lấp cả tiểu phế quản. Nếu ở phổi có nhiều vi khuẩn khác cư trú, thì làm cho quá
trình viêm ngày càng tăng.
2.5 Cách lây lan và truyền bệnh
Bệnh Viêm phổi truyền nhiễm truyền duy nhất bằng con đường hô hấp. Con vật thở khó, thở
mạnh, ho nhiều, lây lan nhanh. Có thể lây từ lợn mẹ sang lợn con. Trong điều kiện chăn nuôi
kém, chuồng không hợp vệ sinh hoặc quá trình vận chuyển, thời tiết thay đổi.
3. Triệu chứng
Thời kỳ nung bệnh 3-4 tuần biểu hiện các thể sau:



Khoa Chăn nuôi Thú y ĐHNL-Huế
166
Phạm Quang Trung Bài giảng Thú y cơ bản
3.1 Thể cấp tính
Thời gian đầu bệnh phát triển chưa rõ ràng, vật kén ăn, ít hoạt bát, thân nhiệt không thay đổi,
dần dần các triệu chứng xuât hiện, vật hắt hơi, khó thở, hô hấp nhanh. Từ ho khan chuyển
sang ho ướt, nếu có Vi khuẩn kết hợp thì tỷ lệ chết tương đối cao (75%) nhất là đối với lợn
con. Lợn nái và lợn trưởng thành có thể khỏi, nhưng sau khi đẻ xong, nếu tái phát dễ bị chết.
3.2 Thể thứ cấp tính
Bệnh kéo dài 1-2 năm, thường biểu hiện ở lợn pha tạp hay lợn đang thời kỳ bú mẹ. Biểu hiện
thở khó, hô hấp tăng. Nếu ghép với Tụ huyết trùng thì thân nhiệt cao, con vật bỏ ăn và có thể
chết.
3.3 Thể mãn
Từ cấp hoặc thứ cấp chuyển sang thể mãn con vật biểu hiện ở triệu chứng hô hấp, ho từng
tiếng, từng chuỗi, từng hồi dài. Sau khi ăn xong con vật thở nhanh, hô hấp tăng, thân nhiệt
tăng. Nếu có Vi khuẩn kế phát thì con vật dẫn đến ỉa chảy, thời gian kéo dài 3-6 tháng có khi
hàng năm, nếu điều kiện chăn nuôi không tốt con vật gầy còm, còi cọc.


4. Bệnh tích
Bệnh tích chủ yếu là ở phổi, viêm phế quản phổi cả 3 thùy. Giai đoạn đầu chấm viêm bằng
hạt gạo màu đỏ, sau phát triển to dần thành từng mảng có giới hạn rõ ràng, ở chổ có bệnh tích
và không có bệnh tích. Viêm đối xứng nhau giữa 2 lá phổi, giai đoạn này biểu hiện 4-5 ngày.
8-10 ngày sau hình thành đám viêm gan hóa có màu đỏ nhạt, bề ngoài bóng loáng, bên trong
hơi mềm gọi là phổi kín, có chất keo bên trong màu nâu gọi là phổi nhục hóa. Cắt ra giống
như thịt, có bọt, có nước, mất tính chất của phổi, không dai, không mền, cứng, sự vận chuyển
oxy mất dần, hô hấp khó.
16-20 ngày sau, vùng viêm cứng dần, mặt ngoài cứng lại, cắt ra bên trong có màu trắng nhạt,
gọi là phổi tùy tạng hóa. Nếu có Vi khuẩn kế phát nó sẽ tạo thành những ổ mủ. Màng phổi có

chất Fibrin dính vào lồng ngực từng đám một. Hạch phổi, hạch khí quản sưng to, thấm nước
không có hiện tượng xuất huyết, vùng viêm phế quản phổi mờ đi, vùng viêm càng nặng vết
mờ càng lan dần. Trong giai đoạn này nếu làm phiến đồ thì thấy trong tổ chức có sự tăng sinh
lớn của lám ba cầu. Ngoài ra còn một số bệnh tích, phế quản viêm đỏ, khí quản viêm có bọt,
có nước, có máu và có mủ. Nếu có Vi khuẩn thứ phát kết hợp, như: bệnh tụ huyết trùng thì
vùng gan hóa của phổi rộng lớn hơn sâu vào trong kèm theo sự hoại tử, tạo những đám bã
Khoa Chăn nuôi Thú y ĐHNL-Huế
167
Phạm Quang Trung Bài giảng Thú y cơ bản
đậu, có Vi khuẩn nung mủ, hình thành những ổ áp xe. Bệnh tiến triển lan ra ở các khí quản
phủ tạng.
5. Chẩn đoán
5.1 Chẩn đoán lâm sàng dịch tể học
Dựa vào triệu chứng bệnh tích chủ yếu là đường hô hấp. Đặc biệt là ở phổi. Phổi bị viêm ở cả
3 thùy của 2 lá phổi đối xứng nhau.
5.2 Nuôi cấy phân lập
Dùng bệnh phẩm là phổi, nghiền nát với nước sinh lý, tạo thành huyễn dịch cấy lên môi
trường P.P.L.O (xử lý bằng kháng sinh Penicilline hoặc Streptomycine). Để ủ ấm 37
o
C trong
vòng 3-5 ngày, thấy trên môi trường khuẩn lạc mọc lên rất nhiều. Lấy khuẩn lạc phết lên
kính nhuộm bằng phương pháp nhuộm Giemsa. Nó có hình cầu, hình tròn, hoặc hình trứng
có đường kính từ 0,2-0.5µ hoặc 0,5-0,8µ .
5.3 Tiêm truyền động vật thí nghiệm
Dùng lợn con từ 10-30 ngày tuổi, lấy bệnh phẩm ở huyễn dịch trên tiêm vào phổi hoặc nhỏ
mũi. Theo dõi trong vòng 5 tuần, bệnh phát ra. Giết lợn, lấy phổi nghiền nát, pha huyễn dịch
1/20ml, cho kháng sinh vào diệt tap khuẩn. Sau đó cấy vào môi trường P.P.L.O để tủ ấm
37
o
C trong vòng 30', kiểm tra kết quả.

5.4 Chẩn đoán huyết thanh học
Cũng có thể làm phản ứng kết hợp bổ thể. Phản ứng ngưng kết trong ống nghiệm. Phản ứng
ức chế sinh trưởng. Ức chế chuyên hóa, giống như các bệnh khác.
5.5 Chẩn đoán X quang
Khi con vật chiếu vào X quang ta sẽ phát hiện được những đám viêm đối xứng trên phổi của
con vật. Việc chẩn đoán này chính xác và loại trừ được các bệnh khác.
5.6 Chẩn đoán tổ chức học
Việc chẩn đoán tổ chức học nhằm phát hiện ra bạch cầu. Hiện tượng viêm phế nang, tương
mạc, đại thực bào. Bệnh tích ở tổ chức hình lưới phát triển.
6. Phòng bệnh
Phòng khi chưa có dịch, nên tự túc con giống, hạn chế nhập lợn mới về. Nếu nhập về phải
nhốt riêng ít nhất là 1-2 tháng để theo dõi. Không dùng các loại lợn không có lý lịch rõ ràng.
Cách ly con ốm, vệ sinh, chăm sóc tốt. Thường xuyên sát trùng chuồng trại, tiêu độc bằng
Khoa Chăn nuôi Thú y ĐHNL-Huế
168
Phạm Quang Trung Bài giảng Thú y cơ bản
Formalin 3%, Crezine 10% hoặc xút 2-5%, chú ý: khi tiêu độc không có gia súc ở trong
chuồng.
Dùng thuốc Tymulin 100-200g/1 tấn thức ăn 7-10 ngày. Nếu tiêm bắp 10-15 mg/1kgP, thời
gian 3-5 ngày. Strepnovil tiêm da hoặc tiêm bắp 0,5-1,5ml/1 kgP. Liều dùng 3-5 ngày.
Tylosinphotphát tiêm bắp liều 10mg/1kgP 3-5 ngày (có thể dùng kháng sinh đặc hiệu khác)
kết hợp bổ trợ B1, C, Cafein, Bcomplex.

BỆNH NẤM PHỔI GIA CẦM
(Pneumoniposis, Aspergillosis Avium)

1. Đặc điểm căn bệnh
Bệnh Nấm phổi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, của gia cầm con. Gây tỷ lệ chết cao. Đặc
trưng của bệnh là hình thành các u Nấm màu vàng xám ở phổi và thành các túi hơi. Bệnh
nấm mốc ở phế quản và túi hơi gia cầm được Meiơ Meyer phát hiện lần đầu tiên năm 1815 ở

Đức. Từ năm 1841 nấm phổi lần lượt được tìm thấy ở các loại gia cầm, loài có vú và người.
Năm 1855 Freusesius nghiên cứu nấm ở cơ quan hô hấp gia cầm và đặt tên cho căn bệnh là
Aspergillosis fumigatus. Từ đó bệnh có tên là Aspergillosis. Hiện nay bệnh có khắp nơi trên
thế giới, ở Việt Nam chưa có công trình nào nghiên cứu bệnh này, nhưng trong khi mổ khám
xác chết của nhiều loại thủy cầm, thường xuyên thấy các dấu hiệu mãn tính của bệnh nấm
phổi.
Trong các khối u, sợi Nấm có đường kính 3-4µ, chia nhánh bào tử xếp thành chuổi có kích
thước 2,5-3µ bắt màu tốt với Lactofucsin. Có thể nuôi cấy nấm dễ dàng trên môi trường
thạch Furo, thạch Saburo, thạch Manto, ở nhiệt độ 30
o
C, khuẩn lạc có dạng đen mịn trắng,
sau chuyển sang vàng sám hay xanh tro. Trong phòng thí nghiệm có thể gây bệnh cho thỏ,
chuột lang bằng cách tiêm bào tử Nấm vào tỉnh mạch. U nấm sẽ xuất hiện ở phổi. Nấm có
sức đề kháng lớn với nhiệt độ và hóa chất. Hấp khô ở nhiệt độ 120
o
C mất 1giờ, đun sôi 5
phút Nấm mới chết. Các hóa chất như Formol 2,5%, Acide salicilic 2,5% mới diệt được
Nấm.
2. Truyền nhiễm học
Trong thiên nhiên tất cả các loại gia cầm, chim đều mắc bệnh, nhưng vịt và ngỗng dể cảm
thụ nhất. Con non cảm thụ bệnh hơn con già, tỷ lệ chết cao hơn, bệnh ở loài gia cầm lớn
thường ở thể mãn tính. Nguồn bệnh nhiễm là từ thức ăn, ổ rơm, máy ấp. Bệnh lây chủ yếu
Khoa Chăn nuôi Thú y ĐHNL-Huế
169
Phạm Quang Trung Bài giảng Thú y cơ bản
qua đường hô hấp, gia cầm hít phải sẽ nhiễm bệnh. Bệnh thường phổ biến ở những nơi nuôi
công nghiệp, nuôi tập trung mật độ lớn. Ngoài đường hô hấp có thể lây qua đường tiêu hóa,
qua thức ăn, nước uống. Trong thực tế bệnh Nấm có liên quan trực tiếp với dùng rơm rạ, cỏ
khô độn chuồng. Việc lưu hành của bệnh còn phụ thuộc vào mùa vụ và sức đề kháng của cơ
thể.

3. Triệu chứng
Cơ thể sinh bệnh: sau khi vào niêm mạc đường hô hấp, hoặc tiêu hóa, bào tử nấm theo máu
vào địa điểm ký sinh. Tại đây, bào tử nẩy mầm thành sợi Nấm tăng lên gấp bội, tạo ra các u
Nấm to nhỏ, màu trắng xám ở phổi. Cấu tạo của u Nấm gồm: sợi Nấm và bào tử Nấm, tế bào
khổng lồ, tế bào lâm ba và dịch xuất.
4. Bệnh tích
Bệnh tích điển hình là sự hình thành khối u to nhỏ, màu vàng xám ở phổi. U nấm thường có
ở 2 thể: thể u hạt, thể tràn lan. Thể hạt: khuẩn lạc có giới hạn rõ ràng trên bề mặt của tổ
chức. Thể này thường thấy trong bệnh cấp tính. Thể tràn lan các hạt Nấm không có giới hạn,
mọc khắp ở các tổ chức. Thường thấy ở bệnh mãn tính. Phổi có thể bị viêm phù và tụ máu
đỏ. Niêm mạc khí quản xung huyết, chứa nhiều dịch nhờn, chứa nhiều mủ và Fibrin. Ngoài
ra còn có bệnh tích Nấm ở gan, lách, cơ tim. Trong tim bệnh nấm thường xuất hiện ở nội
tạng. Ngoài ra bệnh Nấm còn phát triển ở phúc mạc. Niêm mạc dạ dày và ruột viêm đỏ.

5. Chẩn đoán bệnh
5.1 Chẩn đoán phân biệt
Phân biệt với bệnh Thương hàn gà. Viêm phế quản truyền nhiễm, Lao gà. Bệnh Thương hàn
gà có những nốt trắng ở phổi gần giống như nấm phổi, nhưng đó là điểm hoại tử.
Bệnh viêm phế quản truyền nhiễm, thì phế quản viêm nặng và không có bệnh tích ở các cơ
quan khác.
Bệnh Lao, nốt Lao bên trong bị đậu hóa hoặc canxi hóa và sâu vào trong các tổ chức gan,
lách, ruột, tủy xương.
5.2 Chẩn đoán thí nghiệm
Phết kính bệnh tích hạt nấm hay dịch xuất của phổi, phủ tạng. Nhuộm Lactofucsin để tìm sợi
nấm. Cũng từ bệnh phẩm có thể nuôi cấy phân lập căn bệnh trên môi trường, hoặc trên động
vật thí nghiệm.
Khoa Chăn nuôi Thú y ĐHNL-Huế
170
Phạm Quang Trung Bài giảng Thú y cơ bản
6. Phòng trị

Công tác vệ sinh chuồng trại có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong việc phòng bệnh Nấm. Vì
vậy không nên tích trữ thức ăn quá lâu, hoặc rơm rạ quá ẩm trong chuồng, phải thường xuyên
thay đổi chất độn chuồng, giữ cho nền chuồng khô ráo, thoáng mát. Không ấp trứng từ lò ấp,
hoặc trứng đã nhiễm Nấm. Có thể thực hiện bằng cách 1m vuông nền xông 40ml Formol duy
trì trong 24 giờ. Việc duy trì sức đề kháng cho con vật có ý nghĩa quan trọng. Vì vậy trong
khẩu phần thức ăn có thể bổ sung Vitamine A, B, C có thể dùng các hóa chất điều trị như,
dung dịch diệt Nấm Iode-kali 0,8% cho uống hoặc Flavofungin, Fungixiline hòa với nước
theo tỷ lệ 350.000-425.000 trong 1lít, phun dưới dạng khí dung. Mỗi ngày cho gia cầm hít
thở 6 phút, hoặc dùng kháng sinh Micostatin, hoặc Tricomicine hoặc Penicilline, Biomicine,
Tetramincine có tác dụng diệt nấm.

BỆNH NẤM ĐƯỜNG TIÊU HÓA CANDIDA
(Candidamycosis, slomatilis, oidica, oidiomycosis, soor, trush,
moniliasis)

1. Đặc điểm căn bệnh
Bệnh Candida là một bệnh chung cho người và gia súc. Hay thấy hơn cả là ở gia cầm. Đặc
điểm chủ yếu của bệnh là xuất hiện những khuẩn lạc mền ở dưới hình thức các chấm trắng.
Hay màng giả niêm mạc mồm, thực quản, diều, dày tuyến.
Bệnh Nấm Candida đầu tiên được Ambodic Macximovich miêu tả năm 1718 ở người, sau đó
đến Plan phát hiện trên gia cầm. Hiện nay bệnh có nhiều trên thế giới. Ở Việt Nam có nhiều
dấu hiệu của bệnh nhưng chưa phát dịch. Candida là loại Nấm men đơn bào có đường kính 2-
4µ, sinh sản thành chuổi và sinh nội độc tố.
Có thể nuôi cấy trên thạch Saburo có 2% đường Gloco và một số loại môi trường khác. Nhiệt
độ thích hợp 20-37
o
C. Nếu thêm vào môi trường chất nhủ Mucine coctizon, Oreomycine,
Tetramycine, sẽ kích thích Nấm phát triển và tăng độc lực. Trong phòng thì nghiệm, cảm thụ
nhất là chuột bạch, thỏ, phôi thai gà. Tiêm cho chuột con 20 ngày tuổi 0,5-1ml canh trùng
Nấm vào phúc mạc, sau 1-10 ngày chuột có triệu chứng bệnh, vật gầy yếu, tăng bạch cầu.

Mổ thấy những hạt Nấm nhỏ màu trăng ở gan, lách, phổi, thận.
Candida albicans có sức đề kháng yếu, trong mũ, nước tiểu, căn bệnh tồn tại trong vòng 1
tháng. Tia nắng mặt trời, nước sôi diệt nhanh. Sức nóng 70
0
C Nấm mất hoạt lực sau 10-15
Khoa Chăn nuôi Thú y ĐHNL-Huế
171

×