Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Bài giảng Thú y cơ bản : BỆNH TRUYỀN NHIỄM (Bệnh truyền lây) part 8 ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (217.17 KB, 6 trang )

Phạm Quang Trung Bài giảng Thú y cơ bản
2. Cách sinh bệnh
Thời kì nung bệnh Loét da quăn tai rất thay đổi và tương đối dài: Từ 14-150 ngày. Từ 15-60
ngày, sau khi tiêm vào mạch máu của con ốm. Thời gian 3,5 tháng hay hơn sau khi sống
chung, hoặc sống cạnh cừu chứa Virus Loét da quăn tai. Căn bệnh có thể gây trúng độc
chung cho cơ thể. Sau khi căn bệnh lưu hành trong máu một thời gian, rồi vào phủ tạng, niêm
mạc, não, mắt, gây viêm và gây thẩm xuất bạch cầu ở chu vi mạch quản. Sự trúng độc này
bằng sự rối loạn tăng bài tiết, chảy nước dãi, nước mắt, nước mũi, ỉa chảy, viêm, rối loạn
mạch quản tụ máu. Cùng với những biến chứng của Vi khuẩn kế phát gây nên, sinh mủ, hoại
tử dung bào lớp thượng bì niêm mạc.
Đường xâm nhập
Trong tự nhiên, Virus Loét da quăn tai có thể vào cơ thể theo ống tiêu hóa, cũng có thể theo
hệ thống hô hấp. Trong phòng thí nghiệm có thể truyền bệnh, bằng cách tiêm những chất có
độc lực (máu, não, hạch lâm ba, gan, lách ) vào các đường khác như: duới da, tĩnh mạch,
não, hạch.
Cách lây lan
Trong điều kiện tự nhiên, bệnh Loét da quăn tai thường lây trực tiếp từ con ốm sang con
khỏe. Cách truyền bệnh có thể do loài cừu truyền sang loài nhai lại, vì cừu mang Virus ở thể
ẩn trong nhiều năm. Có thể do một loài vật khác truyền sang : Hươu, nai, loài gậm nhấm, gà.
Có thể là súc vật bị nhiễm trùng từ trước và nhân một sự mất thăng bằng của cơ thể, do mắc
một bệnh khác, sức đề kháng sút kém. Con vật trở nên cảm thụ với bệnh này, bệnh phát ra.
3. Triệu chứng
Thời gian nung bệnh Loét da quăn tai từ 10-15 ngày, có khi kéo dài 4-10 tháng, thể hiện ra
các thể sau.
3.1 Thể cấp tính
Bệnh Loét da quăn tai súc vật ở tuổi nào cũng có thể mắc bệnh. Nhưng mẫn cảm nhất là súc
vật non, con vật thể hiện ủ rủ, kém ăn hoặc bỏ ăn, không nhai lại, lông dựng đứng. Sốt 40
0
C -
41
0


C, thở nhanh, thở gấp, tim đập mạnh, không đều, sốt từng cơn, nằm một chỗ, run rẫy.
Sưng, nóng, miệng nóng chảy nước dãi nhiều. Đi táo, nước tiểu đỏ thẩm. Ngoài ra còn có
triệu chứng ở bộ máy tiêu hóa, sinh dục, tiết niệu và thần kinh.
3.1.1 Triệu chứng của bộ máy hô hấp
Con vật khó thở, tiếng thở khò khè như người ngáy, nước mũi chảy ra lúc đầu trong, sau lẫn
mũ, có màu nâu nhạt, có mùi hôi thối, lẫn những mảnh thương bì và màng giả. Niêm mạc ở
hai lổ mũi và xoang mũi con vật có cảm giác đau. Cuối tuần lễ đầu tiên xuất hiện nhưng biến
chứng ở ngực, viêm cuống phổi, viêm phổi, phổi có màng giả.
3.1.2 Triệu chứng ở mắt
Lúc đầu viêm kết mạc mắt có chất nhờn và mũ. Mi mắt sưng, có khi xuất huyết dưới kết mạc
ngày thứ 3. Kết mạc đỏ tía, mắt nữa nhắm, nữa mở, sâu lõm vào trong lỗ mắt, nước và mũ
Khoa Chăn nuôi Thú y ĐHNL-Huế
154
Phạm Quang Trung Bài giảng Thú y cơ bản
chảy ra, con vật sợ ánh sáng, chói mắt và đau nhức ở vùng quanh mắt. Giác mạc sưng lên và
đục hẳn đi, màu trắng ngà gọi là mắt cùi nhãn. Có thể viêm mống mắt, trong trường hợp nặng
giác mạc loét ra, con vật mù.
3.1.3 Triệu chứng ở da
Triệu chứng này hay gặp ở nước ta, ở những vùng có khí hậu nóng ẩm, xuất hiện những mụn
đỏ trên cơ thể, nhưng thường hạn định ở một vùng. Phía trên cổ, lưng, hông, và những vùng
da mền như: nách, bụng, háng, đùi, vú. Những mụn đỏ này tróc da nhanh chóng trở nên đỏ
úa, không chảy nước, không có thủy thũng xung quanh. Có khi mọc lên những mụn đỏ rỏ rệt.
Sau đó xuất hiện những mảng da hoại tử, những mảng da thối ở những vùng khác nhau, có
ranh giới rõ ràng, thượng bì đóng vảy, lông dính lại với nhau, thường thấy ở những vùng
quanh móng, vành móng, vùng dịch hoàn. Đầu tiên viêm nặng và đau, rồi chảy nhiều nước
hay mũ, da rụng từng mảng. Tai, những chổ vành sẹo co rúm lại, vành tai uốn cong và teo.
3.1.4 Triệu chứng ở bộ máy tiêu hóa
Niêm mạc miệng bị tụ máu, nhất là ở lợi, vòm khẩu cái, phía dưới cuống lưỡi, má, môi. Niêm
mạc phủ bựa xám, có những mảng thượng bì thối nát thành màng giả bong ra, rụng đi, để lại
những mụn loét. Có khi mụn loét to bằng hạt ngô dưới đầu lưỡi, sau 2 ngày mụn loét, nước

dãi chảy ra có màu nâu lẫn những mảnh vụn của thượng bì. Vùng có mụn lóet rất đau, mỗi cử
động của lưỡi, môi đều làm cho con vật đau. Do đó mà con vật nuốt khó, không nhai lại, lúc
đầu đi táo, gần chết đi tháo, con vật đau bụng. Có triệu chứng của viêm ruột, phân hôi thối
lẫn mảnh vụn của thượng bì.
3.1.5 Triệu chứng ở bộ máy sinh dục và tiết niệu
Con vật đi đái ít, nước tiếu có nhiều Anbumin, có khi lẫn máu và mũ. Có thể viêm niệu đạo.
Viêm bàng quang, viêm thận sinh mủ. Con cái thường bị viêm âm đạo có màng giã, hoặc
viêm dạ con có dịch ngoại xuất. Thể nặng bị sẩy thai, sản xuất sữa bị ngưng trệ.
3.1.6 Triệu chứng thần kinh
Thể ở não làm cho thần kinh bị rối loạn, sau thời kỳ kích thích thì đến thời kỳ ủ rủ, cũng có
những con run rẩy như bị động kinh, khi gần chết tê liệt nữa thân dưới, bại liệt chân sau. Có
trường hợp vật hốt hoảng, điên loạn, hung dữ.
3.2. Thể quá cấp tính
Triệu chứng cũng như thể cấp tính, bệnh tiến triển nhanh chóng. Vật sốt 41
0
C-42
0
C. Biến
chứng ở phổi, ruột tiến triển nhanh.
3.3 Thể nhẹ
Bước đầu khi con vật nhiễm bệnh có những triệu chứng dữ dội. Thời gian đầu có thể ở dạng
cấp tính. Có triệu chứng ngoài da, tụ máu, đau, thuợng bì khô cứng, bóc ra nội bì vàng như
nghệ, thành sẹo nhanh.
4. Bệnh tích.
So với Dịch tả trâu bò, xác chết Loét da quăn tai ít gây hơn, thường có màu vàng. Bệnh tích ở
bộ máy tiêu hóa viêm có màng giả, và cục máu, có mụn loét không đều, chổ sát răng hàm,
thường có những vùng thối loét, ruột chứa phân thối dính chất nhờn màu trắng nhạt. Bệnh
tích ở bộ máy hô hấp. Xoang mũi tụ máu nặng, có hoại tử thối loét lớn. Niêm mạc đường hô
hấp bị viêm toàn bộ, có màng giả, tụ máu phổi, viêm cuống phổi, phổi thối loét. Bệnh tích
đường sinh dục tiết niệu, có nước ngoại xuất. Màng giả ở gan, thận, tim, não, bắp thịt tụ máu,

viêm màng não, não tủy.
5. Chẩn đoán
5.1. Chẩn đoán lâm sàng
Bệnh Loét da quăn tai có tính chất địa phương lẻ tẻ, phát ra trong vùng nhất định. Tái phát từ
ổ dịch cũ. Bò và trâu mẫn cảm nhất, sau đến lợn. Mũi loét, chảy nước mũi có màng giả. Mắt
Khoa Chăn nuôi Thú y ĐHNL-Huế
155
Phạm Quang Trung Bài giảng Thú y cơ bản
cùi nhãn, viêm giác mạc, đục, trằng ngà, chảy nước mắt lẫn mũ. Tai quăn, rụng từng mảng,
da loét.
5.2. Chuẩn đoán phân biệt
5.2.1. Bệnh Dịch tả trâu, bò
Bệnh Dịch tả trâu bò lây lan nhanh, mạnh, rộng. Chảy nhiều nước mắt, nước mũi, có dữ mắt.
Mũi êt khi loét, nước mũi màu vàng sau đục. Triệu chứng ở da mụn có nước, mũ, tróc vẩy có
lổ hay màng to có nước, phân thối khắm lẫn máu. Bộ máy tiêu hóa, loét ở đường tiêu hóa có
phủ bựa vàng.
5.2.2 Lỡ mồm long móng
Bệnh Lỡ mồm long móng lây lan mạnh giữ dội, chảy nước mắt đặc, ít khi loét mũi, loét ở
đầu và giữa lưỡi từng mảng to, mụn ở khẻ chân, long móng, mụn ở chổ da mỏng không có
lông. Có khi đi tháo lẫn máu. Bộ máy tiêu hóa mụn loét sâu, có viền, chảy nước bọt nhiều
đặc dính.
6. Phòng trị
6.1. Vệ sinh phòng bệnh:
Cách ly con ốm, tiêu độc sát trùng chuồng trại, chăm sóc nuôi dưỡng tốt. Dùng Vaccine phủ
tạng tiêm thẳng vào ổ dịch, hoặc dùng huyết thanh.
6.2. Điều trị
Nước sinh lý 0,8% tiêm mỗi ngày 5-6 lít, tiêm 3 lần. Cho uống thêm nước muối đặc, ngày
thứ nhất 250g, ngày thứ hai 150g, ngày thứ ba 60g, ngày thứ tư 40g. Atoxin dung dịch 10%,
tiêm 10-15ml mỗi ngày, tiêm 5-10 ngày Novasenonbenzon 1-4g mỗi ngày, chia làm 3 lần
trong 3-4 ngày liên tiếp tiêm tĩnh mạch, dung dịch 10%. Naganol 5g trong 100ml nước tiêm

tỉnh mạch. Sunfamid tiêm bắp thịt 30ml, dung dịch Dagenan 33/100 mỗi ngày một lần trong
4-5 ngày. Cloruacanci tiêm tĩnh mạch 200-300ml dung dịch 10%. Penicilline mỗi ngày
500.000-600.000UI trong vài ngày liền, đồng thời cho uống Sunfamid 6g /100P mỗi ngày.
Urotrofin tiêm tỉnh mạch 8-14g trong dung dịch 25%. Calagon tiêm tỉnh mạch 30ml, nước
sinh lý pha Formol 10% và Adrenalin 2-3 lần cách nhau 48 giờ, hoặc 3-5g Formol 10%. Rửa
bằng Acide boric, Fèn chua, Fèn xanh , muối, nước chanh, khế, thuốc tím 5 %, Crezine.
Chữa mắt AgNO
3
l/200, ZnSo 1%, HgCl.2 1/250. Chữa tiêu hóa: Salon, Napton, chống đi táo
Sunfatnatri.

BỆNH NIU-CÁT- XƠN
(Newcastle)
1. Đặc điểm căn bệnh
Bệnh Newcastle còn gọi là điểm căn bệnh gà rù, là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, xuất
huyết, viêm và loét niêm mạc đường tiêu hóa, hô hấp. Cuối thới kỳ bệnh tác động đến thần
kinh.
Bệnh Newcastle có từ lâu, người ta tìm ra nó ở thành phố Newcastle (Anh 1926-1928). Bệnh
có khắp nơi trên thế giới lưu hành rộng rãi nhất ở châu Á, châu Phi, châu Mỹ. Việt Nam có từ
lâu và lan truyền suốt từ Bắc đến Nam. Năm 1949 Jacotot đã chứng minh bệnh Newcastle ở
Khoa Chăn nuôi Thú y ĐHNL-Huế
156
Phạm Quang Trung Bài giảng Thú y cơ bản
Vịêt Nam bằng chẩn đoán thí nghiệm. Năm 1956 Nguyễn Lương và Trần Quang Nhiên đã
khẳng định lại sự có mặt của bệnh trên các tỉnh Miền Bắc.
Newcastle thuộc nhóm Paramixo. Là một ARN Virus, hình cầu, có đuôi trông giống tinh
trùng. Virus có khả năng ngưng kết hồng cầu gà, phát triển trong phôi thai gà, quá trình phát
triển độc lực tăng, sức đề kháng mầm bệnh lớn. Nếu có gà chết, mầm bệnh sống 1 tháng
trong chuồng. Gà bệnh sau khi khỏi mầm bệnh tồn tại 7 ngày đến 2 tháng. Trong vỏ trứng
mầm bệnh tồn tại 21 ngày.

2. Truyền nhiễm học
2.1 Loài mắc bệnh
Trong thiên nhiên các loài gà mắc bệnh không kể lứa tuổi. Ngoài ra vịt, ngỗng, ngan cũng
mắc, nhưng ít hơn, người cũng bị nhiễm bệnh, sốt viêm kết mạc mắt.
2.2. Cách sinh bệnh
Virus Newcastle sau khi xâm nhập vào cơ thể, phát triển nhanh, đi vào máu, từ máu vào phủ
tạng gây bại huyết. Virus tiết ra độc tố pha vỡ tổ chức mao mạch gây xuất huyết, sau đó dẫn
đến hoại tử. Gà biều hiện chứng ủ rủ, lờ đờ, hôn mê. Phần lớn gà nhiễm bệnh thường chết ở
thời kỳ nhiễm trùng huyết, đó là thể cấp tĩnh.
2.2. Đường truyền lây
Bệnh Newcastle lây trực tiếp từ con ốm sang con khỏe, bằng con đường tiêu hóa, qua thức
ăn, nước uống, qua hô hấp, qua sinh dục. Gián tiếp qua mua bán, vận chuyển, do giết mổ bừa
bãi, do các loại vật khác mang tới trong đó có con người.
3. Triệu chứng
Thời kỳ nung bệnh Newcastle 3-5 ngày, bệnh tiến triển theo ba thể chính, thể quá cấp, thể
cấp thường xuất hiện đầu ổ dịch. Bệnh tiến triển nhanh, con vật chỉ ủ rũ cao độ vài giờ rồi
chết.
Thể cấp tính là phổ biến. Trong đàn gà xuất hiện một số con ủ rũ, kém hoạt động bỏ ăn lông
xù như khoác áo tơi. Gà con đứng chụm từng nhóm. Gà lớn tách đàn ngẩn ngơ. Gà trống thôi
gáy, gà mái ngừng đẻ. Nền chuồng có nhiều bãi phân trắng. Gà bệnh thường sốt cao 42
0
C-
43
0
C. Hô hấp khó, mào, yếm, tích tím bầm, miệng có nhiều dịch tiết ra. Tiêu hóa, cầm chân
lộn ngược lên có nước màu vàng chảy ra lẫn thức ăn, diều chứa nhiều nước. Thần kinh chân
tê liệt, bắp thịt co giật 90-100%.
Ngỗng liệt các chân, nằm chân co lại, biểu hiện triệu chứng co giật.
Khoa Chăn nuôi Thú y ĐHNL-Huế
157

Phạm Quang Trung Bài giảng Thú y cơ bản
Newcastle thể mãn tính thường ở cuối ổ dịch, rối loạn hệ thần kinh trung ương, cơ năng vận
động biến loạn nặng do tổn thất tiểu não. Đầu nghẹo ra sau, đang đi tới bổng dưng lùi lại, ngã
lăn ra, lên cơn co giật. Mặc dầu ít khi xảy ra, nhưng bệnh Newcastle có thể lây cho con
người. Gây viêm kết mạc mắt, hạch lâm ba ngoài biên. Viêm phổi khó thở, trẻ nhỏ có thể bị
viêm màng não. Điều trị Tetracyline sẽ giúp cho quá trình hồi phục nhanh hơn.
4. Bệnh tích
Tùy theo thể bệnh Newcastle khác nhau mà bệnh tích khác nhau. Thể quá cấp thường không
rõ bệnh tích. Đôi khi chỉ thấy dấu hiệu ở ngoài tam mạc, màng ngực, niêm mạc hô hấp.
Thể cấp tính bệnh thường toàn diện, điển hình, xoang miệng, mũi chứa nhiều dịch nhờn, màu
đục. Niêm mạc hầu, họng, khí quản xuất huyết, viêm, phủ màng giả Fbrin. Một số trường
hợp tổ chức liên kết ở vùng đầu và hầu bị phù thũng. Diều không có thức ăn hoặc thức ăn
chưa tiêu, chứa nước màu vàng.
Dạ dày tuyến và dạ dày cơ xuất huyết trầm trọng. Ruột có nhiều điểm xuất huyết, loét hình
cúc áo, trong niêm mạc có điểm hoại tử. Vành tim xuất huyết từng điểm. Não có hiện tượng
xuất huyết. Buồng trứng, dịch hoàn xuất huyết, có con noãn hoàng vỡ, viêm phúc mạc. Gan
có đám hoại tử hóa mỡ nhẹ. Ngoài ra còn thấy ở màng bao tim, xoang ngực, bề mặt xương
ức, thoái hóa viêm không có mủ của nơ ron thần kinh, với sự thấm nhiễm của tế bào Lympho
quanh mạch quản.
5. Chẩn đoán bệnh
5.1. Chuẩn đoán lâm sàng dịch tể
Động vật chủ yếu là gà, tỷ lệ chết cao. Bệnh Newcastle phát sinh quanh năm, nhưng phát rộ
nhất vào vụ đông xuân. Căn cứ triệu chứng đường tiêu hóa, uống nhiều nước, phân có màu
trắng ngà, màu thâm tím.
5.2. Chẩn đoán thí nghiệm
5.2.1. Tiêm truyền động vật thí nghiệm
Lấy gan, lách, cho vào cối sứ nghiền nát với nước sinh lý (20ml nước), tạo thành huyền dịch
1/20 xử lý bằng kháng sinh, rút 1ml tiêm cho gà khỏe 3-5 con gà cảm thụ, theo dõi 3-5 ngày
các triệu chứng đầu tiên sẽ xuất hiện. Sau 7-10 ngày gà chết với các bệnh tích tương tự.
5.2.2. Gây nhiễm cho phôi thai

Từ huyền dịch chế sẵn lấy 0,1-0,2ml tiêm vào túi niệu mô 5 phôi thai 10 ngày tuổi, sau 30-
48h, phôi chết, mổ ra thấy toàn thân xuất huyết. Với bệnh phẩm trên có thể gây nhiễm cho tế
bào tổ chức bào thai gà.
Khoa Chăn nuôi Thú y ĐHNL-Huế
158
Phạm Quang Trung Bài giảng Thú y cơ bản
5.3. Chẩn đoán huyết thanh học
5.3.1. Ngưng kết hồng cầu gà
Virus Newcastle kết hợp hồng cầu lắng xuống. Huyết thanh chẩn đoán cần phải được khử
hoạt tính ở 56
0
C trong 30 phút. Phản ứng có thể thực hiện trong ống nghiệm hay trên phiến
kính. Phản ứng đánh giá dương tính khi huyết thanh chẩn đoán ở nồng độ hơn 1/20 vẫn cho
ngưng kết. Phản ứng nghi ngờ khi hiện tượng ngăn trở ngưng kết xảy ra ở nồng độ huyết
thanh 1/20. Phản ứng HI không những làm trong ống nghiệm mà ngay cả trong ổ dịch. Giỏ
lên phiến kính đã tẩy sạch mỡ 1 giọt nước trứng có chuẩn độ 1/6.200. Để chống đông máu
thêm 1% Natrixitrat. Sau đó dùng ống hút lấy 1 giọt máu từ tỉnh mạch cánh, giỏ lên phiến
kính cùng với giọt Virus trộn đều, sau 3-5 phút đọc kết quả. Phản ứng dương tính khi hiện
tượng ngưng kết hồng cầu gà (HI) xảy ra.
5.3.2. Phản ứng trung hòa
Bằng cách trộn huyết thanh gà với Virus Newcastle có sẵng, rối tiêm cho phôi thai, hay gây
nhiễm cho tế bào tổ chức gà, sự bảo hộ của phôi thai hay tế bào tổ chức, chứng tỏ sự có mặt
của kháng thể tương ứng trong huyết thanh. Tương tự có thể lấy huyễn dịch tiêm cho 4 gà đã
được tiêm phòng, với 4 gà đối chứng chưa được tiêm phòng, 4 gà đối chứng sẽ phát bệnh
chết, chứng tỏ gà thí nghiệm đã được bảo hộ.
6. Phòng trị
6.1. Vệ sinh phòng bệnh
Mục đích là ngăn chặn không cho dịch lây lan đến vùng an toàn dịch, hoặc tiêu giệt căn bệnh
Newcastle làm giảm bớt thiệt hại kinh tế. Không xuất nhập con bệnh, không mang gà bệnh
và sản phẩm gà bệnh từ ổ dịch ra ngoài, không mổ thịt bừa bãi, hạn chế tham quan, không

bán chạy gà ốm, gà chết phải chôn. Thường xuyên làm vệ sinh chuồng trại. Dùng các chất sát
trùng để tẩy uế chuồng và dụng cụ chăn nuôi thường xuyên. Luôn phát quang xung quanh
khu vực chăn nuôi. Không nuôi các động vật khác cùng với gà.
6.2. Bằng Vaccine
Hiện nay có hai loại Vaccine gây miễn dịch chủ động. Vaccine Lasota dùng cho gà mới nở
đến 3 tháng tuổi, bằng cách nhỏ mắt, nhỏ mũi, cho uống,cho ăn, khí dung. Sau 8-11ngày sau
khi dùng thuốc có miễn dịch và thời gian bảo hộ 3 tháng. Vaccine Newcastle tiêm cho gà từ
3 tháng tuổi trở đi tiêm vào bắp thịt 1ml. Sau 7-10 ngày có miễn dịch và niễm dịch được 6
tháng đến 1 năm. Nếu dùng đúng qui trình thì đàn gà sẽ được bảo hộ tốt an toàn với dịch
bệnh.
Khoa Chăn nuôi Thú y ĐHNL-Huế
159

×