Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

BÀI KIỂM TRA CUỐI KHÓA BD CDNN GV THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.95 KB, 8 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ...

BÀI KIỂM TRA
KẾT THÚC CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG THEO TIÊU CHUẨN
CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN THPT

Họ và tên học viên: ...
Giáo viên trường: THPT Thuận Thành số 1
Lớp: ...

Bắc Ninh, tháng 8 năm 2023


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ...

Độc lập -Tự do -Hạnh phúc

BÀI KIỂM TRA KẾT THÚC CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG
THEO TIÊU CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN THPT
ĐỀ BÀI
Câu 1 (5 điểm). Tại sao phải nắm được kỹ năng cần thiết trong tra cứu và
cập nhật VBQPPL?
Câu 2 (5 điểm). Hãy xây dựng phiếu khảo sát nhu cầu hỗ trợ phát triển
chuyên môn của giáo viên trẻ tại đơn vị anh/ chị cơng tác, từ đó lập kế
hoạch để hỗ trợ họ phát triển chuyên môn.


BÀI LÀM
Câu 1 (5 điểm). Tại sao phải nắm được kỹ năng cần thiết trong tra cứu và
cập nhật VBQPPL?
Tra cứu và cập nhật VBQPPL là việc hết sức cần thiết đối với mỗi công
dân, đặc biệt đối với giáo viên khi đối tượng lao động của họ là con người- học
sinh.
Cập nhật pháp luật là hành vi của một chủ thể bằng một cách nào đó tiếp
cận đến thơng tin pháp luật mong muốn tại một thời điểm hoặc định kỳ trong
một khoảng thời gian nhất định.
Việc giáo viên hiểu được kỹ năng cần thiết trong tra cứu và cập nhật
VBQPPL nhằm:
- Tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật.
+ Góp phần giáo dục đạo đức, lối sống, hình thành nhân cách, rèn luyện
hành vi ứng xử cho thế hệ trẻ, tạo nếp sống, hành động “sống và làm việc theo


Hiến pháp và Pháp luật.” Phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường bao gồm
hai lĩnh vực: Giáo dục pháp luật và Phổ biến pháp luật.
+ Hoạt động giáo dục pháp luật là một hoạt động giáo dục cụ thể gắn bó
hữu cơ với hoạt động giáo dục nói chung. Nội dung giáo dục pháp luật là một
phần của nội dung chương trình giáo dục ở các cấp học và trình độ đào tạo của
hệ thống giáo dục quốc dân. Giáo dục pháp luật là một hoạt động tự thân,
thường xuyên của ngành giáo dục. Giáo dục pháp luật trong nhà trường thực
hiện thông qua việc dạy và học nội dung, kiến thức pháp luật trong chương trình
giáo dục chính khóa qua các mơn học như giáo dục cơng dân (phổ thông), Pháp
luật (TCCN, cao đẳng, đại học) hoặc được lồng ghép, tích hợp vào các mơn học
có liên quan đạo đức, tìm hiểu tự nhiên xã hội, sinh học, lịch sử… (phổ thơng)
Chính trị (TCCN).
+ Phổ biến pháp luật trong nhà trường được thực hiện thông qua các hoạt
động giáo dục ngoại khóa, giáo dục ngồi giờ lên lớp với các hình thức như nói

chuyện pháp luật, thi tìm hiểu pháp luật, viết báo tường, sinh hoạt theo chủ đề
pháp luật, tọa đàm, hội thảo chuyên đề, tham dự phiên tịa… Phổ biến pháp luật
góp phần củng cố những tri thức được học trong chương trình, bồi dưỡng tình
cảm, niềm tin pháp luật, đồng thời rèn luyện, uốn nắn hình thành hành vi ứng xử
theo chuẩn mực pháp luật quy định. Phổ biến pháp luật trong nhà trường giúp
người học tiếp cận pháp luật toàn diện hơn, đầy đủ hơn, thấm sâu hơn, vượt qua
rào cản khô khan của ngôn ngữ văn bản.
+ Thực hiện giáo dục pháp luật trong nhà trường là góp phần đưa pháp
luật đến với những công dân trẻ tuổi bằng con đường ngắn nhất, nhanh nhất,
hiệu quả nhất. Học sinh là những công dân đang trên bước đường trưởng thành,
những người lao động, chủ nhân tương lai của đất nước. Đối với các em, hiểu
biết pháp luật là một bộ phận của học vấn và ý thức pháp luật là một thành phần
quan trọng không thể thiếu được của nhân cách. Thông qua giáo dục pháp luật
trong nhà trường, các em được trang bị những tri thức pháp luật, xây dựng, hình
thành ở các em lối sống lao động và học tập theo pháp luật với đầy đủ ý thức
trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền hạn của người công dân. Với vốn kiến thức và ý


thức pháp luật được trang bị, các em phải dần dần tự điều chỉnh hành vi của
mình theo khn khổ của pháp luật một cách tự giác. Có thể nói rằng việc giáo
dục pháp luật cho học sinh, là một yêu cầu khách quan nhằm chuẩn bị một cách
có hệ thống cho thế hệ trẻ vào đời, biết sống và làm việc theo pháp luật, góp
phần xây dựng một nhà nước pháp luật, một xã hội có kỷ cương, nề nếp. Giáo
dục pháp luật là giáo dục về những giá trị cao đẹp, giáo dục cách xử sự vì lợi ích
chung của cộng đồng, lợi ích xã hội và lợi ích của mỗi con người. Suy cho cùng,
giáo dục pháp luật là tạo lập, rèn giũa và mài sáng cái tâm, cái đức trong mỗi
con người Việt Nam. Giáo dục pháp luật xét trên phương diện rộng góp phần
đặc biệt quan trọng trong thực hiện mục tiêu giáo dục mà Đảng đặt ra.
+ Công tác phổ biến, tuyên truyền pháp luật sẽ tạo điều kiện cho việc
nâng cao trình độ văn hóa pháp lý của người học. Hiệu quả tác động này lại phụ

thuộc vào trình độ văn hóa pháp lý của học sinh; phụ thuộc vào việc thực hiện
pháp luật, thái độ tôn trọng pháp luật của các em. Phổ biến, tuyên truyền pháp
luật góp phần quan trọng trong việc gia tăng tính tích cực, đảm bảo hành trang
kiến thức pháp lý cần thiết cho sự tham gia vào hoạt động xây dựng và thực thi
pháp luật của học sinh.
- Ý kiến đóng góp trong xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật.
+ Tham gia ban soạn thảo, tổ biên tập các dự án chính sách, pháp luật, dự
thảo báo cáo chính trị trình Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng, dự thảo văn
kiện các hội nghị Trung ương Đảng, Hiến pháp và các văn bản quy phạm pháp
luật...
+ Tham gia góp ý kiến xây dựng dự thảo chính sách, pháp luật. Đây là
hình thức phổ biến, có thể thực hiện bằng nhiều cách thức như nghiên cứu, gửi
văn bản xin ý kiến tham gia, tham dự các hội thảo do cơ quan chủ trì soạn thảo
tổ chức để phát biểu ý kiến tham gia.
+ Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên tổ chức
hội thảo, tọa đàm để tham gia góp ý kiến, lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức
liên quan, của các chuyên gia, nhà khoa học về dự án, dự thảo văn bản quy
phạm pháp luật quan trọng, có tác động, ảnh hưởng rộng lớn.


+ Tham gia tư vấn, phản biện xã hội đối với dự án, dự thảo văn bản quy
phạm pháp luật.
+ Tham gia kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chính sách quan trọng và
các văn bản quy phạm pháp luật.
Câu 2 (5 điểm). Hãy xây dựng phiếu khảo sát nhu cầu hỗ trợ phát triển
chuyên môn của giáo viên trẻ tại đơn vị anh/ chị cơng tác, từ đó lập kế
hoạch để hỗ trợ họ phát triển chuyên môn.
a. Xây dựng kế hoạch hỗ trợ đồng nghiệp
* Để tiến hành xây dựng kế hoạch hỗ trợ cho đồng nghiệp, GV cần thực
hiện những cơng việc sau:

+ Tìm hiểu nhu cầu hoặc đánh giá nhu cầu hỗ trợ
+ Lựa chọn những biện pháp thích hợp cũng như các phương pháp hỗ trợ
phù hợp
+ Đánh giá nhu cầu hỗ trợ của GV cũng đưa ra những dữ liệu hữu ích
giúp cho việc theo dõi chặt chẽ những thay đổi, tiến bộ của mỗi GV
* Phiếu khảo sát các nhu cầu cần hỗ trợ
Họ và tên giáo viên được khảo sát:...... ............................................................
Ngày tháng năm sinh: :...................................... ..........................................
Tổ chuyên môn:.........................................................................................
Trường:...... .................................... ..........................................
Nội dung
1. Tên nhu cầu
Tìm hiểu thêm về chủ trương, đường lối, chính sách,
pháp luật của Đảng, Nhà nước, quy định và yêu cầu
của ngành, của địa phương về giáo dục THPT và
nhiệm vụ được giao;
Tìm hiểu thêm về xây dựng kế hoạch và giáo dục phù
hợp với điều kiện giáo dục của nhà trường và địa
phương, xây dựng bài học theo chủ đề liên mơn



Khơng


Tìm hiểu thêm về phương pháp, cơng nghệ dạy học,
giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực
học sinh phù hợp với điều kiện, cơ sở vật chất của nhà
trường và địa phương;
Tìm hiểu thêm về sử dụng các hình thức, phương

pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện và
đánh giá sự tiến bộ của học sinh theo hướng phát triển
phẩm chất, năng lực học sinh
Tìm hiểu thêm về cách triển khai có hiệu quả các biện
pháp tư vấn tâm lí, hướng nghiệp học sinh, lồng ghép
trong các hoạt động dạy học, giáo dục;
Tìm hiểu thêm về việc tăng cường sự phối hợp giữa
nhà trường và các tơe chức, cá nhân có liên quan
trong việc thực hiện các hoạt động dạy học, giáo dục
học sinh
2. Hình thức hỗ trợ
Online
Trực tiếp
3. Thời gian hỗ trợ
Trong giờ hành chính
Ngồi giờ hành chính (ngồi giờ lên lớp)
......, ngày ... tháng... năm ....
Người được khảo sát
(Ký và ghi rõ họ tên)

b. Lập kế hoạch hỗ trợ đồng nghiệp là giáo viên mới vào nghề (bao gồm giáo
viên tập sự)
Họ và tên GV hướng dẫn: ………………………………………………
Họ và tên GV được hỗ trợ…………………………………………


Cơ sở giáo dục đang công tác Trường THPT …………………………

TT
1


Hoạt động
Chuẩn bị học tập:

Kết quả cần đạt
Bài viết tìm hiểu

- GV mới nghiên cứu
tiêu chuẩn chức danh
nghề nghiệp, xác định
mức độ đáp ứng, mức độ
2

cần hỗ trợ
Triển khai học tập:
Hỗ trợ học tập:

Các GV được hỗ

+ Hướng dẫn giáo viên trợ
nghiên cứu văn bản quy
định, tìm hiểu các thơng
tin thực tế, tham khảo sổ
sách của GV hướng dẫn,
tham khao khai thác tài
nguyên trên mạng,..
+ Giáo viên tự học
+ Giáo viên hướng dẫn
theo dõi hoạt động học
tập, hỗ trợ đồng nghiệp

khi cần thiết.
Hỗ trợ trực tiếp:

Bài thu hoạch

Sinh hoạt chuyên môn:

hoặc báo cáo trực

+ Hướng dẫn GV tìm

tiếp kết quả các

hiểu các vấn đề về nội dung được hỗ
nhiệm
vụ của người giáo viên

trợ

Thời gian
thực hiện

Ghi chú


+ Hướng dẫn GV tìm
hiểu tiêu chuẩn về đạo
đức ngề nghiệp của
người GV
+ Hướng dẫn GV tìm

hiểu tiêu chuẩn về trình
độ đào tạo bồi dưỡng
+ Hướng dẫn GV tìm
hiểu năng lực chuyên
môn nghiệp vụ
+ Mỗi giáo viên đại trà
chuẩn bị kế hoạch thực
hiện chương trình cho
3

năm học.
Đánh giá kết quả:
Chấm bài tập cuối khóa,
Xác nhận đồng nghiệp
hồn thành nội dung học
tập
……….., ngày … tháng … năm…….
HIỆU TRƯỞNG DUYỆT

NGƯỜI LẬP KẾ HOẠCH

(Kí tên, đóng dấu)

(Kí và ghi rõ họ tên)



×