Tải bản đầy đủ (.doc) (57 trang)

phân tích thực trạng quỹ đầu tư chứng khoán tại việt nam giải pháp phát triển các quỹ đầu tư chứng khoán trong thời gian tới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (656.72 KB, 57 trang )

1.3.4. Một số loại quỹ khác 5
1.4 Đặc điểm của Quỹ đầu tư chứng khoán 6
Chương 2: Thực trạng phát triển quỹ đầu tư chứng khoán ở Việt Nam 15
I. Sự cần thiết hình thành quỹ đầu tư chứng khoán ở Việt Nam 15
3.4 Giai đoạn từ năm 2009 đến nay 26
3.5 Thực trạng 1 số Quỹ đầu tư ở Việt Nam 32
III. Đánh giá chung về hoạt động của các Quỹ đầu tư chứng khoán: 42
Chương III. Định hướng và giải pháp phát triển quỹ đầu tư tại Việt Nam 45
1. Một số định hướng để hình thành và phát triển quỹ đầu tư ở Việt Nam 45
Mở đầu
Trước xu thế phát triển và hội nhập kinh tế đang diễn ra mjanh mẽ như hiện nay thì nhu cầu
về vốn để đẩy mạnh phát triển kinh tế, tránh tụt hậu là vấn đề cần thiết đới vói mỗi nước. Để
huy động một cách tối đã,ngoài sự gọp mặt của ngân hàng còn có một số tổ chức phi ngân
hàng khác điểm hình là Quỹ đầu tư chứng khoán, một định chế tài chính trung gian tham gia
hoạt động kinh doanh trên thị trường đặc biệt là trên thị trường chứng khoán. Quỹ đầu tư
chứng khoán tham gia thị trường với hai tư cách:tư cách là tổ chức phát hành, phát hành ra
các chứng chỉ quỹđầu tư để thu hút vốn và tư cách là tổ chức đầu tư dùng tiềnthu hút được để
đầu tư chứng khoán. Trên thế giới hiện nay có khoảng hàng chục nghìn Quỹ đầu tư đang hoạt
động cung cấp cho các nhà đầu tư. Nhờ đó mà tỷ trọng tham gia thị trường chứng khoán của
các quỹ ngày càng tăng so với nhà đầu tư cá nhân. Quỹ đầu tư chứng khoán đã thực sự trở
thành một định chế tài chính trung gian ưu việt trên thị trường chứng khoán, làm cho thị
trường phát triển, nhất là trong giai đoạn đầu hình thành vì sự có mặt của nó sẽ tạo cho công
chúng thói quen đầu tư. Chính vì vậy, việc tìm ra các giải pháp để thu hút rộng rãi công
chúng tham gia đầu tư, tăng quy mô vốn thị trường thông qua tạo lập các Quỹ đầu tư chứng
khoán là rất cần thiết. Xuất phát từ các lợi ích mà Quỹ đầu tư chứng khoán mang lại cho các
nhà đầu tư công chúng, việc nghiên cứu để có những chính sách,biện pháp thúc đẩy loại hình
Quỹ đầu tư chứng khoán ở Việt Nam sẽ góp phần thiết thực tìm ra các giải pháp trên. Sự phát
triển của loại hình Quỹ đầu tư chứng khoán sẽ hỗ trợ cho sự phát triển của thị trường chứng
khoán trong tương lai để thị trường chứng khoán Việt Nam phát huy được vai trò thực sự
trong việc chuyển tiết kiệm trong nền kinh tế thành đầu tư, góp phần thúc đẩy nền kinh tế
phát triển.


Chương 1: Tổng quan về Quỹ đầu tư chứng khoán
1. Các vấn đề lí thuyết
1.1. Khái niệm và cơ chế quản lý quỹ đầu tư chứng khoán
Quỹ đầu tư là quỹ hình thành từ vốn góp của nhà đầu tư với mục đích tìm kiếm lợi
nhuận từ việc đầu tư vào chứng khoán hoặc các dạng tài sản đầu tư khác, kể cả bất động sản,
trong đó nhà đầu tư không có quyền kiểm soát hàng ngày đối với việc ra quyết định đầu tư
của quỹ
Thông thường, các quỹ đầu tư có thể huy động vốn góp thông qua phát hành chứng
khoán ra công chúng. Các chứng khoán do quỹ đầu tư chứng khoán phát hành được gọi là
chứng chỉ quỹ đầu tư. Điểm khác biệt giữa quỹ đầu tư chứng khoán và công ty cổ phần là ở
mục tiêu đầu tư. Công ty cổ phần phát hành cổ phiếu ra công chúng nhắm thu hút vốn để đầu
tư phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, còn quỹ đầu tư huy động vốn nhắm mục
tiêu đầu tư hầu hết giá trị tài sản của mình vào lĩnh vực chứng khoán (mức độ cụ thể do quy
định từng thị trường và tại từng giai đoạn cụ thể). Việc phát hành chứng chỉ quỹ đầu tư ra
công chúng phải tuân thủ pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán.
1.2. Sự hình thành và phát triển của quỹ đầu tư chứng khoán
Qũy đầu tư chứng khoán ra đời xuất phát từ nhu cầu nội tại của thị trường tài chính và
khi thị trường chứng khoán đã phát triển ở mức độ nhất định. Thực tiễn đã chứng minh rằng,
mặc dù thị trường chứng khoán đã xuất hiện từ giữa thế kỷ XV nhưng các quỹ đầu tư chứng
khoán mới chỉ bắt đầu xuất hiện vào cuối thế kỷ XIX và phát triển mạnh mẽ từ giữa thế kỷ
XX đến nay.
Qũy đầu tư chứng khoán thường được hình thành một cách tuần tự từ đơn giản đến
phức tạp, quy mô từ nhỏ đến lớn và mô hình tổ chức quản lý ngày càng hoàn thiện, phạm vi
hoạt động từ quốc gia đến quốc tế. Lịch sử phát triển của các quỹ đầu tư chứng khoán cho
thấy, mô hình khởi điểm là các quỹ đầu tư tập thể, chưa phải là pháp nhân, sau đó là thời kỳ
phát triển của các quỹ đầu tư dưới dạng công ty theo mô hình "đóng" rồi mới xuất hiện và
phát triển dưới mô hình "mở".
Từ thực tiễn, sự phát triển không ngừng của các quỹ đầu tư trên thị trường chứng khoán là
một trong những kết quả trực tiếp của sự phát triển của phân công lao động xã hội trong lĩnh
vực tài chính.

1.3. Phân loại quỹ đầu tư chứng khoán
1.3.1. Căn cứ vào hình thức huy động vốn
Có thể huy động vốn qua 2 hình thức là quỹ đầu tư tập thể và quỹ đầu tư tư nhân
- Quỹ đầu tư tập thể: là quỹ huy động vốn bằng cách phát hành rộng rãi chứng chỉ
quỹ đầu tư ra công chúng. Những người đầu tư vào quỹ này có thể đa số là các thể nhân, các
tổ chức kinh tế nhưng đa phần là các nhà đầu tư cá nhân, ít có kiến thức về thị trường chứng
khoán. Qũy tập thể cung cấp cho các nhà đầu tư nhỏ phương tiện đầu tư đảm bảo đa dạng hóa
đầu tư, giảm mức độ rủi ro, chi phí đầu tư thấp và hiệu quả đầu tư đảm bảo do tính chuyên
nghiệp của đầu tư mang lại.
- Quỹ đầu tư tư nhân: là quỹ huy động vốn bằng phương thức phát hành riêng lẻ cho
một số nhóm nhỏ nhà đầu tư có thể được lựa chọn trước, là các thể nhân, các định chế tài
chính hoặc các tập đoàn kinh tế lớn. Các nhà đầu tư vào quỹ này thường góp vốn với quy mô
lớn nhưng họ cũng đòi hỏi các yêu cầu về quản lỹ quỹ rất cao. Họ sẵn sàng chấp nhận khả
năng thanh toán thấp nhưng các quỹ này thường tham gia kiểm soát hoạt động của các công
ty nhận vốn đầu tư. Việc kiểm soát này có thể dưới hình thức là thành viên hội đồng quản trị ,
cung cấp tư vấn hoặc có ảnh hưởng đáng kể tới các thành viên hội đồng quản trị của công ty
nhận vốn đầu tư.
1.3.2. Căn cứ vào mục đích đầu tư
Các quỹ thường được thành lập với các mục tiêu cụ thể tương ứng với 3 loai quỹ sau:
- Quỹ thu nhập (Income Fund)
Để có được thu nhập ổn định quỹ dành phần lớn vốn để đầu tư vào trái phiếu và vào
cổ phiếu ưu đãi là những công cụ đầu tư có thu nhập thường xuyên ổn định.
- Quỹ tăng trưởng-thu nhập (Growth-income Fund)
Quỹ này đầu tư chủ yếu vào cổ phiếu thường có giá cao đồng thời có mức cổ tức ổn
định. Loại quỹ này muốn kết hợp cả hai yếu tố tăng vốn trong dài hạn và dòng thu nhập ổn
định trong ngắn hạn.
- Quỹ tăng trưởng (Growth Fund)
Quỹ đầu tư vào cổ phiếu của các công ty kinh doanh thành đạt. Mục tiêu chính là tăng
giá trị của các khoản đầu tư chứ không nhằm vào dòng cổ tức thu được. Người đầu tư vào các
quỹ này quan tâm đến việc giá cổ phiếu tăng lên hơn là khoản thu nhập từ cổ tức.

1.3.3. Căn cứ vào đối tượng và mục đích đầu tư của quỹ
Quỹ đầu tư chứng khoán không bắt buộc phải đầu tư toàn bộ vào chứng khoán mà có
thể đầu tư vào bất động sản hoặc các tài sản có giá trị như vàng, kim loại quý. Tuy nhiên
chứng khoán vẫn phải chiếm một tỷ lệ phần trăm nhất định. Căn cứ vào tỷ lệ chứng khoán ta
có :
- Quỹ đầu tư cổ phiếu
Phần lớn tài sản quỹ đầu tư là cổ phiếu. Tuy nhiên việc đầu tư vào cổ phiếu thường
được giới hạn trong một tỷ lệ phần trăm nhất định, phần còn lại sẽ đầu tư vào những lĩnh vực
an toàn hơn như trái phiếu… Không như các nhà đầu tư riêng lẻ thường mua các loại cổ
phiếu khác nhau để đa dạng hoá danh mục đầu tư của họ, các quỹ thường tập trung vào một
khu vực nào đó, như cổ phiếu của các công ty thượng hạng (Blue Chips) hay các công ty nhỏ.
Cổ tức thường được trả mỗi năm một lần vào thời điểm kết toán tài khoản, từ cổ tức mà quỹ
thu được và các khoản thu nhập khác của quỹ. Khi hết thời hạn hoạt động, toàn bộ tài sản của
quỹ sẽ được thanh toán và hoàn trả cho người đầu tư.
- Quỹ đầu tư trái phiếu
Một số lượng lớn tài sản của quỹ đầu tư vào trái phiếu. Đầu tư vào trái phiếu cho phép
nhà đầu tư đảm bảo ổn định về thu nhập bởi khoản thu nhập không phụ thuộc vào kết quả
hoạt động của chủ thể phát hành. Khoản lãi này có thể nhận về hoặc lại tiếp tục đưa vào một
quỹ gọi là quỹ tái đầu tư lãi.
- Quỹ thị trường tiền tệ
Quỹ đầu tư vào các chứng khoán ngắn hạn trên thị trường tiền tệ. Đây là những công
cụ đầu tư khá an toàn, ổn định như tín phiếu kho bạc, chứng chỉ tiền gửi của các ngân hàng…
Do vậy, Quỹ thị trường tiền tệ thường ít biến động hơn các quỹ khác, nó thích hợp cho mục
tiêu đầu tư ngắn hạn lại có thu nhập ổn định.
1.3.4. Một số loại quỹ khác
- Quỹ cân bằng (Balanced Fund)
Danh mục đầu tư cân bằng cố gắng để đạt được ba mục tiêu: thu nhập, tăng trưởng
vốn đều đặn và bảo toàn vốn. Chúng thực hiện điều này bằng cách đầu tư vào các trái phiếu,
các chứng khoán chuyển đổi và thêm một vài cổ phiếu ưu tiên cũng như cổ phiếu thường.
Nhìn chung các danh mục đầu tư này đầu tư từ 40% đến 60% giá trị quỹ vào trái phiếu.

- Quỹ đầu tư linh hoạt (Flexible Porfolio)
Quỹ đầu tư vào cổ phiếu, trái phiếu hoặc các công cụ trên thị trường tiền tệ tuỳ thuộc
vào điều kiện của thị trường. Người quản lý quỹ có quyền được thay đổi linh hoạt danh mục
đầu tư để đáp ứng những biến động trên thị trường.
- Quỹ ngành (Sector Fund)
Các Quỹ ngành tập trung vào các cổ phiếu của một ngành công nghiệp cụ
thể nào đó. Do hoạt động của các ngành thường có tính bất ổn định rất cao nên các
ngành này đều có thể mang đến cho nhà đầu tư nào đầu tư đúng hướng cơ hội có những
khoản lợi nhuận lớn.
1.4 Đặc điểm của Quỹ đầu tư chứng khoán
Mô hình quỹ đầu tư chứng khoán có những đặc điểm sau đây:
Thứ nhất, quỹ đầu tư chứng khoán luôn dành đa số vốn đầu tư của Quỹ để đầu tư vào
chứng khoán. Đặc điểm này phân biệt quỹ đầu tư chứng khoán với các loại quỹ đầu tư khác.
Quỹ có thể xây dựng danh mục đầu tư đa dạng và hợp lý theo quyết định của các nhà đầu tư
nhằm tối đa hoá lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro. Trước đây, Nghị định 144/2003/NĐ-CP quy
định quỹ đầu tư chứng khoán phải dành tối thiểu 60% giá trị tài sản của quỹ vào lĩnh vực
chứng khoán. Ngoài việc chủ yếu đầu tư vào chứng khoán, quỹ đầu tư chứng khoán cũng có
thể tiến hành đầu tư vào những lĩnh vực khác như góp vốn, kinh doanh bất động sản v.v
Thứ hai, quỹ đầu tư chứng khoán được quản lý và đầu tư một cách chuyên nghiệp bởi
công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán. Nói một cách khác, các nhà đầu tư đã uỷ thác cho
công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán việc quản lý quỹ và tiến hành hoạt động đầu tư
chứng khoán từ số vốn của quỹ. Công ty quản lý quỹ có thể cử ra một cá nhân chịu trách
nhiệm thực hiện việc quản lý quỹ gọi là nhà quản trị quỹ. Nhà quản trị được chọn thường
phải là người có thành tích và được sự ủng hộ của đa số nhà đầu tư. Để đảm bảo công ty quản
lý quỹ đầu tư chứng khoán tiến hành hoạt động đúng như mong muốn của các nhà đầu tư,
quỹ đầu tư chứng khoán cần phải có một ngân hàng giám sát. Ngân hàng này sẽ thay mặt các
nhà đầu tư để giám sát cũng như giúp đỡ quỹ đầu tư chứng khoán hoạt động đúng mục tiêu
mà các nhà đầu tư đã đề ra, tránh tình trạng công ty quản lý quỹ tiến hành các hoạt động đi
ngược lại lợi ích của nhà đầu tư.
Thứ ba, quỹ đầu tư chứng khoán có tài sản độc lập với tài sản của công ty quản lý quỹ

và các quỹ khác do công ty này quản lý. Đặc điểm này đảm bảo việc đầu tư của quỹ đầu tư
chứng khoán tuân thủ đúng mục đích đầu tư, không bị chi phối bởi lợi ích khác của công ty
quản lý quỹ. Sự tách bạch về tài sản giữa công ty quản lý quỹ và quỹ đầu tư chứng khoán
nhằm đảm bảo công ty quản lý quỹ hoạt động quản lý vì lợi ích của các nhà đầu tư vào quỹ
chứ không vì mục đích của riêng mình. Từ yêu cầu tách bạch về tài sản đã chi phối rất lớn
đến nội dung những quy định pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công ty quản lý quỹ
1.5. Vai trò của quỹ đầu tư chứng khoán
1.5.1. Với nền kinh tế
Quỹ đầu tư huy động vốn hiệu quả cho nền kinh tế ngay cả đối với nguồn vốn nhỏ lẻ
và trực tiếp tiến hành đầu tư chứ không phải cho vay. Quỹ còn hấp dẫn đối với nguồn vốn từ
nước ngoài chảy vào nhờ vào việc phát hành các chứng chỉ quỹ có tính hấp dẫn cao với nhà
đầu tư nước ngoài. Bên cạnh đó, Quỹ đầu tư là một phương thức đầu tư hữu hiệu cho các nhà
đầu tư nước ngoài còn bởi vì thông qua quỹ, nhà đầu tư nước ngoài có thể vượt qua những
hạn chế về giao dịch mua chứng khoán trực tiếp đối với người nước ngoài do nhà nước đặt ra,
cộng với nhiều hạn chế trong việc nắm bắt những thông tin về chứng khoán ở nước sở tại và
chi phí giao dịch cao. Đối với thị trường trong nước, quỹ còn góp phần tạo nên sự đa dạng
của các đối tượng tham gia trên thị trường chứng khoán. Thông qua hoạt động của các Quỹ
đầu tư nước ngoài, các Quỹ đầu tư trong nước sẽ tiếp thu được kinh nghiệm quản lý, phân
tích và đầu tư chứng khoán.
1.5.2. Với thị trường chứng khoán
Quỹ đầu tư góp phần vào sự phát triển của thị trường sơ cấp và ổn định thị trường thứ
cấp. Các quỹ tham gia bảo lãnh phát hành trái phiếu chính phủ và trái phiếu doanh nghiệp,
phát hành chứng chỉ quỹ đầu tư làm tăng lượng cung chứng khoán trên thị trường chứng
khoán, tạo sự đa dạng về hàng hoá cho thị trường. Khi Quỹ đầu tư mua bán với khối lượng
lớn một loại chứng khoán nào đó thường ảnh hưởng lớn tới sự biến động của thị trường
chứng khoán. Nó góp phần bình ổn giá cả giao dịch trên thị trường thứ cấp, giúp cho sự phát
triển của thị trường này thông qua các hoạt động đầu tư chuyên nghiệp với các phương pháp
đầu tư khoa học. Ví dụ, khi thị trường chứng khoán thiếu cung, Quỹ đầu tư bán chứng khoán
do nó nắm giữ thì sẽ làm tăng đáng kể lượng cung làm giá chứng khoán thấp xuống. Ngược
lại, nếu lượng cung quá cao, quỹ có thể mua chứng khoán làm cầu tăng lên, kéo theo giá

chứng khoán tăng, phản ánh giá trị thực của chứng khoán.Quỹ đầu tư góp phần làm xã hội
hoá hoạt động đầu tư chứng khoán. Các quỹ tạo một phương thức đầu tư được các nhà đầu tư
nhỏ, ít có sự hiểu biết về chứng khoán yêu thích. Nó góp phần tăng tiết kiệm của công chúng
đầu tư bằng việc thu hút tiền đầu tư vào quỹ.
1.5.3. Với người đầu tư và người nhận đầu tư
1.4.3.1. Quỹ đầu tư chứng khoán cung cấp cho những nhà đầu tư riêng lẻ những thuận lợi cơ
bản để giúp họ đạt được mục tiêu tối đa hoá lợi ích
Tính thanh khoản của chứng khoán đầu tư. Các nhà đầu tư vào Quỹ đầu tư chứng
khoán có thể bán chứng chỉ quỹ hoặc cổ phiếu quỹ mình đang nắm giữ vào bất cứ lúc nào
cho chính Quỹ đầu tư (trong trường hợp Quỹ mở) hoặc trên thị trường thứ cấp (đối với Quỹ
đóng) để thu hồi vốn. Giá bán chứng chỉ quỹ thay đổi phụ thuộc vào thay đổi của tổng giá trị
tài sản danh mục của Quỹ đầu tư phát hành ra cổ phiếu. Đặc biệt, chứng chỉ, cổ phiếu của các
Quỹ thị trường tiền tệ có tính thanh khoản rất cao, người sở hữu cổ phiếu có thể bán lại cổ
phiếu bất cứ lúc nào trên thị trường mà giá cả biến động rất ít. Do vậy, trong tài sản của các
công ty, cổ phiếu Quỹ thị trường tiền tệ được coi như tương đương với tiền.
Đa dạng hoá danh mục đầu tư và phân tán rủi ro. Bằng việc sử dụng tiền thu được từ
những nhà đầu tư để đầu tư phân tán vào danh mục các chứng khoán, các Quỹ đầu tư làm
giảm rủi ro cho các khoản đầu tư và làm tăng cơ hội thu nhập cho các khoản đầu tư đó.
Tăng cường tính chuyên nghiệp của việc đầu tư. Thay cho việc người đầu tư phải đi
thuê tư vấn để quản lý tài sản của mình thì họ chỉ cần đầu tư vào một quỹ với chi phí giảm đi
rất nhiều. Tiền tập hợp trong các Quỹ đầu tư chứng khoán được đặt dưới sự quản lý của các
nhà đầu tư chuyên nghiệp - các công ty quản lý quỹ. Các chuyên gia của quỹ hay công ty
quản lý quỹ sẽ tìm hiểu thị trường, đánh giá cơ hội tốt nhất để mua chứng khoán, quản lý
danh mục đầu tư thường xuyên, xác định chính xác thời điểm để mua bán chứng khoán.
Trong các quỹ thường có các cán bộ nghiên cứu, những người quản lý danh mục đầu tư, họ
biết được các công ty hay khu vực thị trường nào hoạt động hiệu quả. Không những thế, các
chuyên gia còn có khả năng thâm nhập tới nhiều nguồn thông tin, nguồn hàng hơn bất kì một
người đầu tư cá nhân nào.
Tiết kiệm chi phí đầu tư. Vì là những danh mục đầu tư lớn được quản lý chuyên
nghiệp, Quỹ đầu tư chịu chi phí giao dịch thấp hay được hưởng những ưu đãi về phí giao dịch

hơn các cá nhân đầu tư, kể cả những người mua bán thông qua những công ty môi giới có
mức phí hoa hồng thấp nhất.
Tính dễ tiếp cận. Do loại hình Quỹ đầu tư là loại hình cho các nhà đầu tư cá nhân, cho
công chúng nên một khi hình thành, các Quỹ đầu tư luôn tạo những điều kiện thuận lợi cho
công chúng dễ tiếp cận và giao dịch. Và để thu hút sự tham gia của công chúng, các quỹ đều
cung cấp thông tin sẵn có trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên các báo hay qua
Internet.
Cung cấp các lựa chọn cho các nhà đầu tư. Một nhà đầu tư có thể có được các lựa
chọn khác nhau khi đầu tư vào các quỹ tuỳ thuộc vào mục đích hay sở thích của họ. Họ có
thể đầu tư vào danh mục các cổ phiếu, trái phiếu, danh mục hỗn hợp hay danh mục các công
cụ thị trường tiền tệ trong hơn vài chục loại quỹ khác nhau.
An toàn trước các hành vi không công bằng. Người đầu tư có thể bị thiệt hại nếu
danh mục đầu tư của quỹ bị giảm giá trị do sự biến động giá chứng khoán trên thị trường,
nhưng xác suất bị tổn thất do gian lận, bê bối hoặc phá sản liên quan đến công ty quản lý
quỹ là rất nhỏ. Khuôn khổ pháp lý và việc quản lý chặt chẽ của cơ quan có thẩm quyền
đối với Quỹ đầu tư đem lại những đảm bảo cơ bản.
1.5.3.2. Quỹ đầu tư đem lại cho người nhận đầu tư (thường là các doanh nghiệp) một số lợi
ích căn bản sau
Chi phí cho nguồn vốn phát triển thấp hơn khi vay ngân hàng. Trước đây, hệ thống
ngân hàng chiếm vai trò thống trị nền tài chính. Để vay được vốn, doanh nghiệp phải thoả
mãn một số điều kiện nhất định và lãi suất vay cao. Quỹ đầu tư ra đời sẽ hạn chế được những
nhược điểm của cơ chế cho vay của ngân hàng. Hơn nữa, việc đầu tư về tài chính qua các quỹ
thường có giới hạn nhất định về quyền và nghĩa vụ nên doanh nghiệp được đầu tư đảm bảo
được tính tự chủ trong hoạt động kinh doanh.
Tiếp cận nguồn tài chính dài hạn. Lợi ích này có được từ việc quỹ phát hành và giao
dịch các loại chứng khoán này trên thị trường đã thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư, đặc biệt
là các chủ thể có khả năng tài chính lớn như ngân hàng, các tổng công ty, các công ty bảo
hiểm… đầu tư vào quỹ. Quỹ sẽ chính là cầu nối giữa doanh nghiệp mà quỹ đầu tư vào với
các tổ chức tài chính này.
Tận dụng được những kiến thức quản lý đầu tư, marketing và tài chính từ các Quỹ

đầu tư. Ngoài cung cấp vốn cho doanh nghiệp, các công ty quản lý quỹ đầu tư còn có dịch vụ
cung cấp các thông tin tài chính, tư vấn về kế hoạch tài chính, marketing và các mối quan hệ
với các tổ chức tài chính và doanh nghiệp khác. Điều này có lợi cho các doanh nghiệp vừa và
nhỏ, các doanh nghiệp mới thành lập ít bạn hàng, thiếu thông tin về thị trường.
1.5.4. Xã hội hóa hoạt động đầu tư chứng khoán, giúp phát huy nội lực nền kinh tế
Quỹ đầu tư chứng khoán tạo ra phương thức đầu tư hấp dẫn thích hợp với những nhà đầu tư
nhỏ lẻ, ít chuyên môn
Quỹ đầu tư chứng khoán là một định chế tài chính rất phát triển tại nhiều nước trên thế giới
2. Quỹ đầu tư ở 1 số nước trên thế giới
2.1 Thực trạng phát triển quỹ đầu tư tại Mỹ
Thị trường chứng khoán Mỹ là nơi có quỹ đầu tư rất phát triển. Các quỹ đầu tư hoạt động
theo cả hai mô hình dạng công ty và dạng tín thác đầu tư, trong đó quỹ đầu tư dạng công ty
đặc biệt là các quỹ đầu tư dạng mở chiếm ưu thế trong ngành quỹ đầu tư tại Mỹ.
Theo luật công ty đầu tư 1940, quỹ đầu tư tập thể tại Mỹ bao gồm các loại hình chính sau:
- Công ty phát hành chứng chỉ ghi mệnh giá( Face amunt Certificate)
Đến nay loại hình công ty này hầu như không còn tồn tại nữa. các nhà đầu tư vào công ty
phát hành chứng chỉ ghi mệnh giá phải trả một khoản cố hình hàng tháng cho công ty đầu tư
để đầu tư số tiền đó vào các công cụ nợ có chất lượng cao nhất như các công cụ nợ của chính
phủ Mỹ và các trái phiếu công ty, trái phiếu chính phủ xếp hạng AAA.
- Công ty quản lý ( Managerment Company)
Đây là 1 lạo quỹ đầu tư được tổ chức dưới dạng một công ty, phát hành cổ phần phổ thông ra
công chúng. Bản thân công ty không trực tiếp tiến hành hoạt động đầu tư mà phải sử dụng
nhà tư vấn đầu tư hay quản lý đầu tư để quyết định lạo chứng khoán nào sẽ đữa danh mục
đầu tư của quỹ. Công ty đầu tư này có hội đồng quản trị thay mặt các cổ đông thực hiện việc
giám sát đầu tư và ký kết các hợp đồng có liên quan tới hoạt động đầu tư của quỹ với các tổ
chức khác.
Công ty quản lý được cấu trúc dưới 2 dạng: Cty đầu tư dạng mở và dạng đóng.
- Đơn vị tín thác đầu tư ( Unit Incestment Trust)
Đây là một dạng quỹ đầu tư được tổ chức theo kiểu : “ hợp đồng tín thác” thay vì lập công
ty. Quỹ phát hành “ đơn vị chứng chỉ hướng lợi” thể hiện cho phần lợi ích đới với các loại

chứng khoán trong quỹ.
Các quỹ đầu tư tại Mỹ đã hình thành từ cuối thể kỷ trước. Năm 1893, quỹ tín thác tài sản cá
nhân Boston là quỹ dạng đóng đầu tiên được thành lập tại Hoa Kỳ. Năm 1904 cũng tại Hoa
Kỳ, quỹ đầu tư chứng khoán của ngành đường sắt và chiếu sáng, quỹ dạng đóng đầu tiên sử
dụng đòn bẩy, tức là vay vốn để mua chứng khoán được thành lập. Trong giai đoạn ban đầu
phát triển TTCK, đặc biệt là những năm 20, quỹ đầu tư dạng đóng phát triển mạnh mẽ.
Nhưng đến cuối năm 1929 cuộc đại khủng hoảng đầu tư đầu tiên trên TTCK đã kéo theo sự
thua lỗ và phá sản của 1 loại quỹ đóng, đặc biệt là các quỹ sử dụng hệ số đòn bẩy. Khi luật
công ty đầu tư được ban hành năm 1940, hình thức chủ yếu là công ty đầu tư vẫn là công ty
đầu tư dạng đóng. Mặc dù quỹ đầu tư dạng mở đầu tiên được thành lập tại Mỹ vào năm 1924
nhưng công ty đầu tư dạng mở còn khá mới trong thời điểm này nhưng từ sau đó, công ty đầu
tư dạng mở đã phát triển mạnh mẽ và đến những năm 60, loại hình quỹ đầu tư này đã trở nên
rất phổ biến tại TTCK Mỹ và chiếm đến 4/5 tổng tài sản quỹ đầu tư tại Mỹ. Quỹ dạng đóng
trở nên ít thông dụng hơn và chỉ chiếm chưa tới 5% tổng giá trị tài sản của ngành.
Các quỹ đầu tư tập thể tại Mỹ ra đời trước khi có luật điều chỉnh chính thức. Bộ luật công ty
đầu tư 1940 và luật song hành với nó là luật các nhà tư vấn đầu tư 1940 là các văn bản luật
chính điều chỉnh tổ chức và hoạt động của quỹ đầu tư và được ủy ban giao dịch và chứng
khoán Hoa Kỳ ban hành sau khi nghiên cứu thực tiễn hoạt động của các công ty đầu tư. Các
công ty đầu tư tại Mỹ cũng thuộc điều chỉnh của các luật khác như luật chứng khoán 1933 và
luật giao dịch và chứng khoán 1934 về yêu cầu công bố thông tin và các chế độ báo cáo. Ủy
ban giao dịch và chứng khoán Mỹ có thêm quyền thanh tra và giá sát hoạt động của các công
ty đầu tư cũng như các nhà tư vấn đầu tư
2.2 Thực trạng phát triển quỹ đầu tư tại Nhật.
Hai loại hình quỹ đầu tư tại Nhật là quỹ tín thác kiểu hợp đồng ( Secrities Investment Fruit)
và quỹ tín thác kiểu công ty ( Secrities Investment Corporation) được lần lượt gọi là các quỹ
tín thác đầu tư chứng khoán và công ty đầu tư chứng khoán.
Quỹ tín thác kiểu hợp đồng là quỹ mà quản lý tài sản của quỹ theo hợp đồng được ký kết giữa
một công ty quản lý và những người đầu tư tham gia quỹ và không thành lập pháp nhân. Quỹ
tín thác kiểu công ty là một công ty được thành lập vì mục đích đầu tư của quỹ. Về mặt kỹ
thuật, quỹ tún thác kiểu hợp đồng được gọi là “ quỹ tín thác đầu tư chứng khoán” , và quỹ

kiểu công ty gọi là “ công ty đầu tư chứng khoán”.
Quỹ tín thác đầu tư theo cả hai kiểu là kiểu hợp đòng và kiểu công ty được chia ra thành kiểu
quỹ mở và kiểu quỹ đóng phụ thuộc vào việc nhà đầu tư có hay không quyền yêu cầu mua lại
chứng chỉ hưởng lợi hoặc chứng chỉ đầu tư. Hầu hết tất cả các quỹ tín thác đầu tư kiểu hợp
đồng hiện có ở Nhật Bản là kiểu quỹ mở. Tuy nhiên, theo nghĩa mà các chứng chỉ hưởng lợi
được niêm yết và giao dịch trên sở giao dịch chứng khoán trên khắp nước Nhật, quỹ tín thác
đầu tư được niêm yết có mỗi liên hệ với chỉ số Nikkei 300 và được thiết lập vào năm 1995
có thể được gọi là kiểu quỹ đóng. Quỹ quốc gia ( Một quỹ tín thác đầu tư nước ngoài kiểu
công ty) được niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán Osaka là một kiểu quỹ đóng.
Các quỹ tín thác đầu tư được hình thành ở Nhật Bản chịu sự điều hành của luật tín thác đầu tư
chứng khoán tháng 6/1951. Bản thân các quỹ này không hình thành 1 cách tự phát như ở các
nước Châu Âu mà là một văn phạm do chính phủ đưa ra nhằm thuyết phục “ một chính sách
được xây dựng để nhân dân mua một lượng lớn cổ phiếu do “ Zabatni” ( Tên gọi một tập
đoàn kinh doanh lớn trước chiến tranh) phát hành bị liên minh các Đảng cầm quyền phá
vỡ( được gọi là phổ thông hóa việc sở hữu chứng khoán) và giúp cho các ngành thiếu tiền lập
quỹ.
Do luật tín thác đầu tư xây dựng theo kiểu đầu tư trước chiến tranh, nên nó lấy theo mầu tín
thác đầu tư theo kiểu đơn vị tín thác.
2.3 Quỹ đầu tư tại Trung Quốc và một số nước trong khu vực Đông Nam Á.
Ở TQ các quỹ đầu tư – Công ty CITIC- mục đích công ty này là đầu tư vào các công ty ngoại
quốc lơn ở Hồng Kông để ổn định chính trị và nắm giữ quyền lợi kinh tế tại Hồng Kong sau
năm 1997 khi Anh quốc trao trả chủ quyền của vùng đất này. Công ty CITIC chiếm giữ một
vị trí quan trọng chủ yếu trong nền kinh tế Hồng Kong, sở hữu cổ phần lớn nhất tại Công Tu
Hàng không Cathay Pacific, Công ty điện thoại và các công ty quan trọng chủ yếu của Hồng
Kong. Chẳng những vậy, quỹ đầu tư CITIC còn là phương tiện để chính phủ TQ tham gia đầu
tư ra nước ngoài qua các dự án có lời cao và đặc biệt đối với các lĩnh vực giúp giải quyết cho
TQ các nguồn nguyên liệu mà họ cần trong việc sản xuất trong nước.
Ở Thái Lan, năm 1975 công ty quỹ tập thể ( Mecnutal fund Company-MFC) là công ty quản
lý đầu tiên duy nhất được cấp phép hoạt động trong lĩnh vực hoạt động quản lý. Công ty
MFC là liên doanh giữa chính phủ Thái Lan và công ty Tài chính quốc tế. Tới cuối năm

1990, công ty đã lập được trên 10 quỹ đầu tư tập thể trong nước, mạc dù đã có năm quỹ đã
hết hạn hoặc giải thể trước đó. Tất cả các quỹ đầu tư được lập trong giai đọan này đều là quỹ
dạng đóng, được niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán Thái Lan ( SET). Từ những năm
đầu 1990, các quỹ đầu tư tập thể mới thành lập tại Thái Lan đều hình thành dưới dạnh quỹ
đầu tư dạng mở. Các quỹ đóng từng chiếm tỷ lệ &% trong tổng số các quỹ đầu tư có khuynh
hướng giảm dần, tới năm 1998 chỉ còn chiếm 61%. Từ sau khửng hoảng tài chính 1997, các
quỹ đầu tư có khuynh hướng hướng vào các công cụ tài chính có thu nhập cố định hơn là cổ
phiếu như trước đây.
Ở Malaixia, có quỹ đầu tư do chính phủ thành lập trên PNB quản lý độc lập nhưng vẫn theo
sự chỉ đạo của chính phủ để bảo vệ quyền lợi của người Malaixia. Quỹ này có số lượng tài
chính rất lớn và đã chia thành những quỹ nhỏ đặc biệt theo chuyên ngành để hỗ trợ giúp đỡ
người dân gốc Malaixia mua các cổ phần của dự án, có công ty có lời. Kết quả cho thấy có
hơn 2 triệu dân Malaixia trên tổng số 17 triêu dân làm chủ các cổ phần thông qua các hoạt
động của quỹ đầu tư này. Giá cổ phần của quỹ được thông báo hàng ngày và người dân bất
cứ lúc nào cũng có thể tham gia mua cổ phần qua các quỹ đầu tư.
Ở Singapore, Chính phủ cũng thành lập một công ty đầu tư với mục đích tham gia vào các dự
án liên doanh với ngoại quốc và ngày nay quỹ này đã bành trướng rộng rãi với số vốn ngày
càng tăng và còn tham gia đầu tư nước ngoài qua các công ty khác nhau để giúp phát triển
Singapore trong tương lai.
2.4 Các bài học kinh nghiệm
- Tại Mỹ:
+ Sự thất bại của các công ty chứng khoán dạng đóng
+ Cần có luật phát quản lý chặt chẽ sự hoạt động của quỹ đầu tư và các nhà tư vấn đầu tư
- Tại Nhật:
+ Quỹ đầu tư là quỹ tín thác và chủ yếu là quỹ dạng mở.
+ Quỹ tín thác đầu tư tại Nhật chịu sự điều hành của luật tín thác đầu tư chứng khoán 6/1951
+ Quỹ đầu tư không hình thành tư phát mà hình thành tư chính sách của Chính phủ( chính
sách khuyến khích người dân mua cổ phiếu)
+ Luật tín thác đầu tư xây dựng theo kiểu đầu tư trước chiến tranh, nên nó lấy theo mầu tín
thác đầu tư theo kiểu đơn vị tín thác.

- Tại Trung Quốc:
+ Quỹ đầu tư lớn nhất được phát triển bởi nhà nước với mục đích vì cả kinh tế và chính trị, cả
trong và ngoài nước.
- Tại Thái Lan:
+ Các quỹ đầu tư được sở hữu bởi công ty quỹ tập thể
+ Năm 1997 có đến 97% quỹ dạng đóng đến 1998 chỉ còn 61%
+ Từ sau khửng hoảng tài chính 1997, các quỹ đầu tư có khuynh hướng hướng vào các công
cụ tài chính có thu nhập cố định hơn là cổ phiếu như trước đây.
- Tại Malaixia:
+ Chính phủ thành lập Công ty quản lý độc lập theo sự chỉ đạo của chính phủ
+ Quỹ này được chia thành các quỹ nhỏ hoạt động chuyên biệt theo từng ngành để giúp
người dân Malaixia làm chủ cổ phần thông qua hoạt động của quỹ
- Tại Singapore:
+ Quỹ được thành lập bới Chính phủ với mục tiêu phát triển nước mình trong tương lai với
lượng vốn khổng lồ và các hoạt động liên doanh ngoại quốc, đầu tư nước ngoài.
Chương 2: Thực trạng phát triển quỹ đầu tư chứng
khoán ở Việt Nam
I. Sự cần thiết hình thành quỹ đầu tư chứng khoán ở Việt Nam
Tại sao nhà đầu tư sử dụng quỹ đầu tư?
Nhà đầu tư cá nhân hay pháp nhân thường quyết định đầu tư thông qua quỹ bởi 5 yếu tố:
o Giảm thiểu rủi ro nhờ đa dạng hóa danh mục đầu tư
o Tiết kiệm chi phí nhưng vẫn đạt các yêu cầu về lợi nhuận
o Được quản lý chuyên nghiệp
o Giám sát chặt chẽ bởi các cơ quan thẩm quyền
o Tính năng động của quỹ đầu tư.
Thị trường chứng khoán Việt Nam là một thị trường non trẻ, Từ những ưu điểm của quỹ đầu
tư và sự góp mặt của các quỹ đầu tư vào sự phát triển của các thị trường chứng khoán lớn trên
thế giới, thì sự xuất hiện của các quỹ đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam là rất cần
thiết.
Đối với nhà đầu tư :

Thị trường Việt Nam chủ yếu là các nhà đầu tư cá nhân, thường là các nhà đầu tư nhỏ, hạn
chế về tiềm lực tài chính. Vì thế nếu đầu tư riêng lẻ khó có thể có được 1 danh mục đầu tư đa
dạng và phân tán rủi ro. Quỹ đầu tư được thành lập sẽ tạo cơ hội cho các nhà đầu tư cá nhân
của Việt Nam giảm bớt rủi ro khi dễ dàng đa dạng hóa danh mục đầu tư. Bên cạnh việc đầu
tư vào quỹ còn giúp các nhà đầu tư tiết kiệm chi phí khi hưởng lợi ích từ quy mô.
Đầu tư chứng khoán cũng còn là khái niệm mới lạ nên không có nhiều nhà đầu tư tại Việt
Nam có kinh nghiệm cũng như chuyên môn. Quỹ đầu tư ra đời đáp ứng được là 1 đơn vị
chuyên nghiệp, giải quyết nhu cầu đầu tư của các nhà đầu tư thiếu tri thức, thông tin. Ta có
thể thấy sự phân công và phối hợp giữa chủ sở hữu vốn và việc sử dụng vốn hợp lí.
Đầu tư trên thị trường đòi hỏi sự theo dõi, bám sát và thu thập thông tin liên tục. Đây là 1 khó
khăn của các nhà đầu tư cá nhân. Sự ra đời của quỹ đầu tư với sự thu thập, lập và quản lí
danh mục đầu tư 1 cách có hiệu quả, hạn chế rủi ro là 1 điều cần thiết.
Đối với thị trường chứng khoán Việt Nam
Là 1 thị trường non trẻ, quỹ đầu tư xuất hiện có vai trò tích cực trong việc định hướng thị
trường mang tính chất dài hạn. Với vị thế của các nhà đầu tư chuyên nghiệp, hành vi đầu tư
của các quỹ sẽ ảnh hưởng tới lựa chọn danh mục đầu tư của các nhà đầu tư cá nhân.
Quỹ đầu tư còn là 1 trong các định chế trung gian tài chính phi ngân hàng, quỹ đầu tư chứng
khoán có nhiều điểm nổi bật so với các trung gian tài chính khác với vai trò quan trọng trong
việc huy động vốn trung và dài hạn. Sự hình thành quỹ đầu tư ở thị trường Việt Nam là cần
thiết đảm bảo huy động được những nguồn vốn riêng lẻ của công chúng tạo thành 1 nguồn
vốn khổng lồ.
Việc các quỹ đầu tư chứng khoán còn giúp tăng dòng chảy vốn nước ngoài vào Việt Nam khi
chủ yếu các quỹ đầu tư ở Việt Nam là các quỹ ngoại.
Sự hình thành và tham gia của các quỹ đầu tư vào thị trường chứng khoán cũng góp phần
tăng tính thanh khoản của các tài sản đầu tư. Với tư cách là nhà đầu tư chuyên nghiệp, các
quỹ thường mua bán chứng khoán với khối lượng lớn trên thị trường.
Quỹ đầu tư chứng khoán ra đời xuất phát từ nội tại của thị trường tài chính và khi thị trường
chứng khoán đã phát triển ở mức độ nhất định. Từ các luận điểm trên chúng ta thấy sự hình
thành của các quỹ đầu tư tại Việt Nam là cần thiết.
II. Thực trạng hoạt động của các Quỹ đầu tư chứng khoán tại Việt Nam

1. Lịch sử hình thành ( cơ sở pháp lý hình thành)
Sau khi Việt Nam thực hiện chính sách mở cửa, đặc biệt là kể từ khi Luật
đầu tư nước ngoài được ban hành vào tháng 2 năm 1998, hàng loạt công ty đầu tư nước ngoài
đã bắt đầu xuất hiện tại Việt Nam. Cùng với làn sóng đầu tư đó, trước năm 1993 khi có thông
tin về sự hình thành của thị trường chứng khoán Việt Nam, một số Quỹ đầu tư cũng đã được
thành lập. Giai đoạn đầu các quỹ đầu tư muốn hoạt động trên thị trường chứng khoán Việt
Nam phải liên doanh với một doanh nghiệp Việt Nam chứ không được phép thành lập và đầu
tư trực tiếp vào thị trường.
Đây là các quỹ đầu tư tư nhân thành lập ở nước ngoài nhưng được phép vào hoạt động có hạn
chế ở Việt Nam.
- Tháng 10 năm 1991 : Vietnam Fund
- Tháng 06 năm 1992 : Vietnam Keppel Fund (The Vietnam Investment Fund Ltd.)
- Tháng 08 năm 1993 : Beta Vietnam Fund
- Tháng 07 năm 1994 : Vietnam Frontier Fund
- Tháng 07 năm 1994 : Vietnam Enterprise Investment Fund
- Tháng 09 năm 1994 : Templeton Vietnam Opportunities Fund
- Tháng 10 năm 1994 : Lazard Vietnam Fund
Tất cả các quỹ này đều được niêm yết ở Dublin, Ireland do lệnh cấm vận Việt Nam của Mỹ
trước tháng 9 năm 1994. Sau khi dỡ bỏ lệnh cấm vận, Templeton Vietnam Opportunities
Fund được thành lập và niêm yết ở New York Stock Exchange.
Cuối năm 1994, mặc dù số vốn các quỹ huy động chưa được đầu tư hoàn toàn nhưng giá giao
dịch của các quỹ trên tất cả các thị trường chứng khoán đều được giao dịch ở mức Premium.
Đây là thời gian các quỹ phát triển rất mạnh mẽ do thực tế năm 1993, 1994 là những năm cao
điểm của đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Việc Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm vận là một trong những
lý do chính đem lại sự thành công vang dội này. Chính vì vậy, cổ phiếu của các quỹ đều được
giao dịch ở mức Premium.
Công ty quản lý quỹ Mekong Capital được thành lập vào tháng 5/2001 và chính thức đi vào
hoạt động tư năm 2002, là công ty quản lý đầu tư đầu tiên tại Việt Nam. Mekong Capital hiện
đang quản lý 3 quỹ gồm Mekong Enterprise Fund, Ltd- MEF, Mekong Enterprise Fund, Ltd-
MEF II và Vietnam Azalea Fund – VAF.

MEF được thành lập vào 22/04/2002 với trụ sở chính tại Cayman với vốn ban đầu là 18,5
triệu USD.
MEF II đi vào hoạt động từ tháng 6/2006 với vốn ban đầu là 50 triệu USD.
Quỹ Vietnam Azalea Fund được khai trương vào tháng 6 năm 2007 và quản lý 64 triệu đô la
Mỹ vốn cam kết
Dragon Capital
Vietnam Enterprise Investments Limited (VEIL) hiện là quỹ đầu tư Việt Nam lớn nhất được
niêm yết ở nước ngoài từ khi được thành lập năm 1995. VEIL là nhà đầu tư lớn thứ 2 sau Nhà
nước Việt Nam trên thị trường chứng khoán trong nước, trong các ngân hàng cũng như các
doanh nghiệp cổ phần hoá.
VGF (Vietnam Growth Fund Limited) được thành lập và hoạt động từ năm 2004
VDF (Vietnam Dragon Fund ) thành lập năm 2005 tuy nhiên đã bị đóng cửa năm 2010
VietFund
Quỹ đầu tư Chứng khoán Việt Nam (VF1) là quỹ công chúng dạng đóng đầu tiên của Việt
Nam, được huy động nguồn vốn từ cá nhân, pháp nhân trong và ngoài nước với quy mô vốn
ban đầu 300 tỷ đồng trong vòng 10 ngày vào tháng 4/2004
Sau nhiều năm chuẩn bị và chờ đợi , ngày 11-7-1998 Chính phủ đã ký Nghị định số 48/CP
ban hành về chứng khoán và TTCK chính thức khai sinh cho Thị trường chứng khoán Việt
Nam ra đời. Cùng ngày, Chính phủ cũng ký quyết định thành lập Trung tâm Giao dịch Chứng
khoán đặt tại TP.HCM và Hà Nội. Việc chuẩn bị cho TTCKVN thực ra đã do Uỷ Ban Chứng
khoán Việt Nam ra đời bằng Nghị định 75/CP ngày 28-11-1996 => tạo điều kiện cho sự ra
đời của các Quỹ đầu tư trong nước và môi trường đầu tư cho các Quỹ đầu tư ngoại.
2. Một số khía cạnh pháp lí về Quỹ đầu tư chứng khoán tại Việt Nam:
Một số văn bản pháp luật được ban hành có liên quan đến Quỹ đầu tư chứng khoán kể từ khi
Thị trường chứng khoán Việt Nam được hình thành:
*NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 48/1998/NĐ-CP NGÀY 11 THÁNG 7 NĂM 1998 VỀ
CHỨNG KHOÁN VÀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN Từ điều 44 đến điều 59
*Luật chứng khoán năm 2006: Chương 7 - QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN, CÔNG TY
ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN VÀ NGÂN HÀNG
Theo Điều 6 khoản 27. Quỹ đầu tư chứng khoán là quỹ hình thành từ vốn góp của nhà đầu tư

với mục đích kiếm lợi nhuận từ việc đầu tư vào chứng khoán hoặc các dạng tài sản đầu tư
khác, kể cả bất động sản, trong đó nhà đầu tư không có quyền kiểm soát hàng ngày đối với
việc ra quyết định đầu tư của quỹ.
Theo quy định của Luật chứng khoán 2006, quỹ đầu tư chứng khoán được chia thành hai loại
theo tiêu chí về số lượng thành viên và cách thức góp vốn, theo đó, quỹ đầu tư chứng khoán
bao gồm quỹ đại chúng và quỹ thành viên.
Quỹ đại chúng là quỹ đầu tư chứng khoán thực hiện chào bán chứng chỉ quỹ ra công chúng.
Quỹ đại chúng thường có số lượng nhà đầu tư tham gia đông đảo, trong đó có nhiều nhà đầu
tư không chuyên nghiệp và các nhà đầu tư nhỏ. Quỹ đại chúng là mô hình tạo điều kiện thu
hút những nguồn vốn nhàn rỗi nhỏ thành một lượng vốn lớn để đầu tư chứng khoán có hiệu
quả. Quỹ đại chúng có hai loại là quỹ mở và quỹ đóng.
Quỹ mở là quỹ đại chúng mà chứng chỉ quỹ đã chào bán ra công chúng phải được mua lại
theo yêu cầu của nhà đầu tư. Quỹ mở luôn có số vốn và số chứng chỉ quỹ biến động. Chứng
chỉ quỹ mở có tính thanh khoản cao nhưng việc quản trị khá phức tạp, thường thích hợp với
những thị trường chứng khoán phát triển.
Quỹ đóng là quỹ đại chúng mà chứng chỉ quỹ đã chào bán ra công chúng không được mua
lại theo yêu cầu của nhà đầu tư. Mô hình quỹ đóng có số vốn đầu tư ổn định hơn so với quỹ
mở, nhưng khả năng huy động thêm vốn hạn chế hơn.
Quỹ thành viên là quỹ đầu tư chứng khoán có số thành viên tham gia góp vốn không vượt
quá 30 thành viên và chỉ bao gồm thành viên là pháp nhân. Quỹ thành viên thích hợp với
những nhà đầu tư chuyên nghiệp, có lượng vốn góp lớn. Ngoài ra, quỹ thành viên còn khác
quỹ đại chúng ở những điểm sau đây:
Quỹ thành viên không phát hành chứng chỉ quỹ ra công chúng.
Quỹ thành viên không chịu nhiều sự ràng buộc về giới hạn đầu tư như quỹ đại chúng.
Quỹ thành viên không bắt buộc phải có ngân hàng giám sát.
So với nhà đầu tư của quỹ đại chúng, thành viên của quỹ thành viên có vai trò lớn hơn trong
hoạt động điều hành quỹ.
*NGHỊ ĐỊNH SỐ 14/2007/NĐ-CP ngày 19 tháng 1 năm 2007 quy định chi tiết thi hành một
số điều của luật chứng khoán.
*LUẬTSỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT CHỨNG KHOÁN

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ
sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10;Quốc hội ban hành Luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của Luật chứng khoán số 70/2006/QH11.
*Quyết định số 45/2007/QĐ-BTC Về việc ban hành Quy chế thành lập và quản lý Quỹ đầu tư
chứng khoán
*LUẬT ĐẦU TƯ năm 2005 Luật này quy định về hoạt động đầu tư trong đó có nêu lên quy
định về hoạt động đầu tư vào Quỹ đầu tư chứng khoán
*Gần đây nhất là Thông tư 183/2011/TT-BTC hướng dẫn thành lập và quản lý quỹ mở được
Bộ Tài chính ban hành cuối năm 2011 đã đánh dấu một bước phát triển của ngành Quản lý
quỹ và được đánh giá cao ở nhiều khía cạnh. Thứ nhất, các quy định pháp lý cho phép quỹ
đóng hiện nay được chuyển đổi sang quỹ mở. Đây được xem là một hướng đi hứa hẹn cho
các quỹ sắp hết thời hạn hoạt động và trong bối cảnh mức chiết khấu của chứng chỉ quỹ (mức
chênh lệch giữa giá các chứng chỉ quỹ và giá trị tài sản ròng của chứng chỉ quỹ) đang khá
cao. Thứ hai, quỹ mở là sản phẩm nền tảng, được thiết kế nhằm kết nối TTCK với các thị
trường khác, như bảo hiểm (sản phẩm liên kết), tiền tệ (quỹ thị trường tiền tệ), hệ thống an
sinh xã hội (quỹ hưu trí), hay kết nối với các khu vực sản phẩm khác của TTCK như chỉ số,
chứng khoán phái sinh, trái phiếu… (như quỹ chỉ số, quỹ ETF, quỹ phái sinh, quỹ trái
phiếu) Thứ ba, quỹ mở với tính thanh khoản cao, chi phí thấp sẽ hấp dẫn nhà đầu tư hơn.
Ngoài Thông tư 183/2011/TT-BTC, UBCKNN đã hoàn tất việc xây dựng khung pháp lý để
đa dạng hóa và phát triển sản phẩm ngành quỹ, giúp ngành quỹ có đầy đủ các sản phẩm mới
và hiện đại theo thông lệ quốc tế. Cụ thể là UBCKNN đã trình Bộ Tài chính ban hành một số
thông tư về các sản phẩm mới, như: Thông tư số 227/2012/TT-BTC hướng dẫn thành lập và
hoạt động của Công ty ĐTCK; Thông tư số 228/2012/TT-BTC hướng dẫn thành lập và quản
lý quỹ bất động sản (BĐS); Thông tư số 229/2012/TT-BTC hướng dẫn thành lập và quản lý
quỹ ETF. Các văn bản này là cơ sở quan trọng nhằm đa dạng hóa các sản phẩm đầu tư tập
thể, đáp ứng nhu cầu của công chúng đầu tư, qua đó từng bước xây dựng và phát triển hệ
thống nhà đầu tư tổ chức chuyên nghiệp trên TTCK Việt Nam. Ngoài ra, văn bản về hướng
dẫn thành lập và quản lý quỹ đóng, quỹ thành viên - Thông tư số 224/2012/TT-BTC cũng đã
được ban hành nhằm tạo cơ chế linh hoạt hơn cho các CtyQLQ trong việc đa dạng hóa và
nâng cao chất lượng dịch vụ, bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư.

3. Quá trình hoạt động và phát triển của các Quỹ đầu tư chứng khoán ở Việt Nam
3.1 Giai đoạn 2000 - 2004
Sự ra đời và phát triển các quỹ đầu tư ở VN
Mặc dù UBCK nhà nước đã ban hành những văn bản pháp quy về QĐT chứng khoán từ khi
trung tâm gioa dịch TPHCM chưa chính thức đi vào hoạt động nhưng cho đến khi nó chính
thức đi vào hoạt động thì cũng chưa có một quỹ đầu tư nào của VN đi vào hoạt động. Trong
khi đó các QĐT cảu nước ngoài đã đi vào hoạt động từ trước khi thị trường chứng khoán Việt
Nam ra đời và đã nhanh chóng chiếm lĩnh được thị trướng mới mẻ này.
Nguyên nhân chủ yếu của thực trạng này là :
Việt Nam chưa có kinh nghiệm và kiến thức hoạt động trên thị trường chứng khoán chung và
tổ chức hoạt động của các QĐT chứng khoán nói riêng. Do đó sự xuất hiện và hoạt động của
các QĐT nước ngoài sẽ đem lại cho chưng ta những kiến thức kinh nghiệm trong việc khai
thác quản lý và phát triển thị trường mới mẻ đầy tiềm năng này.
Các quỹ đầu tư nước ngoài có khả năng đáp ứng được nhu cầu vốn lớn của Việt Nam, trong
khi các tổ chứng cũng như các nhân các nhà đầu tư VN còn ít ỏi và thiếu kinh nghiệm và
lượng vốn không lớn để có thể tham gia đầu tư vào một thị trường hoàn toàn mới này.
QĐT chứng khoán nước ngoài tại Việt Nam
Một số QDDT nước ngoài hoạt động tại VN như : Laza Vietnam Fund, Vietnam frontier,
Vietnam fund, Vietnam Enterprise Investment Ltd Co… Các QĐT nước ngoài đã phần nào
đáp ứng nhu cầu về vốn của nước ta. Khi mà thị trường chứng khoán VN mới ở giai đoạn sơ
khai chưa cho phép một mức giao dịch năng động chứng khoán chỉ đầu tư do quỹ phát hành
Một số đặc điểm cơ bản của các QĐT nước ngoài tại VN :
Là các QĐT tư nhân : người đầu tư góp vốn lập quỹ đầu tư và giao dịch việc quản lý được
giao cho các công ty quản lý quỹ. Quỹ đưa vào hoạt động tại Việt Nam dưới dạng các khoản
đầu tư trực tiếp hoặc gián tiếp.
Đây là các QĐT dạng đóng
Phương thức đầu tư đa dạng : các quỹ đầu tư bằng cách mua cổ phiếu của các công ty. Một
số quỹ còn tập trung để có được cổ phiếu kiểm soát của các công ty .
Các QĐT này đầu tư vào VN với mục đích đầu tư dài hạn tuy nhiên với những điều kiện
pháp lý ngặt nghèo thiếu đồng bộ đã khiến cho một số quỹ phải bỏ cuộc. Đa số các quỹ đầu

tư tại VN chưa đạt kết quả hoạt động như mong muốn, 2 quỹ đầu tư nước ngoại là Laza và
Templeton đã quyết định rút vốn ra khỏi Việt Nam.
Hầu hết định hướng đầu tư của các quỹ tại Việt Nam đều chưa thực sự thích ứng với môi
trường đầu tư ở Việt Nam tính đến tháng 8/2000, các quỹ đầu tư nước ngoài đều gặp khó
khăn, vốn huy động và giá chứng khoán đều giảm.
VOF được xếp ở vị trí hàng đầu của các quỹ đầu tư nước ngoài tại Việt Nam với mức tăng
trưởng ngoạn ngục 25% trong năm 2004. Khoảng 90% số vốn của quỹ này (36,1 triệu USD)
đã được đầu tư vào các doanh, lĩnh vực được ưu tiên là dịch vụ tài chính với 20% vốn, hàng
tiêu dùng thực phẩm 23%, bất động sản 7,2% Gần đây VOF liên tục đầu tư thêm vào các
công ty lớn như Ngân hàng Phương Nam, công ty Vinamilk và thu được kết quả không tồi.
Thực trạng hoạt động
Khi trung tâm giao dịch TPHCM chưa chính thức đi vào hoạt động nhưng cho đến khi nó
chính thức đi vào hoạt động thì cũng chưa có một QĐT nào của Việt Nam đi vào hoạt động
Trên thực tế một số QĐT chứng khoán tự phát cũng đã được hình thành hoạt động điều hành
theo cách thức riêng và mục đích liên kết riêng. Năm 2002 ở Hà Nội có khoảng 5 nhóm đầu
tư lớn cùng góp chung tiền kinh doanh cổ phiếu. mục đích của các QĐT này là muốn liên kết
các nhà đầu tư thuộc mọi thành phần một nhóm đầu tư đủ mạnh cả về tài chính và nhân lực
nhằm thu được kết quả cao hơn trong đầu tư. Nhưng hình thức phổ biến nhất chỉ đơn giản là
góp vốn để mua cổ phiếu sau đó thì chia ngay theo tỷ lệ góp. Tuy nhiwwn có những nhóm lại
hoạt động khá quy củ với đầy đủ các ban, quyền và trách nhiệm của mỗi thành viên trong
nhóm.
Do tính chất tự phát và sự thiếu chuyên nghiệp của các nhóm là hạn chế lớn nhưng sự xuất
hiện của các quỹ đầu tư tài chính của các nhà đầu tư các nhân trên thị trường chứng khoán đã
chứng tỏ sự cần thiết phải ra đời các quỹ đầu tư có tổ chức. Bởi vì dù được tổ chức dưới hình
thức nào thì tính chuyên nghiệp của các quỹ này chưa cao, tính pháp lý chưa được đảm bảo,
nguồn vốn huy động được ko thể có một quy mô lớn, có thể gây ra nhiều rủi ro đối với các
thành viên…
Xuất phát từ thực trạng của các quỹ đầu tư tại Việt Nam nói trên và yêu cầu đòi hởi có sự ra
đời quỹ đầu tư chính thức trong nước là rất cần thiết
Ngày 28/8/2003 quỹ đầu tư của Việt Nam chính thức ra đời đó chính là “Công ty quản lý quỹ

đầu tư chứng khoán Việt Nam- VMF”. Quỹ có thời gian hoạt động : 30 năm(từ 2003-2033).
Phạm vi hoạt động đó là quản lý quỹ đầu tư và tư vấn đầu tư. Công ty có cơ cấu vốn :
Vốn huy động là : 16 tỷ đồng
Vốn pháp định là : 8 tỷ đồng
Công ty đã ký hợp đồng quản lý nhận quản lý 50 tỷ đồng vốn ủy thác đầu tư đầu tiên từ ngân
hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín- SACOM bank đối tác chiếm 70% vốn trong
công ty VMF
Ngân hàng Ngoại thương được chọn là ngân hàng giám sát và chọn công tu kiểm toán
EARNT và Young VN làm đơn vị kiểm soát độc lập, điều đó thể hiện công ty cam kết thực
hiện quản lý đầu tư một cách chuyên nghiệp và có đẩm bảo chất lượng và uy tín cao.
VF1 – Quỹ đầu tư chứng khoán đầu tiên ở Việt Nam
Quỹ đầu tư Chứng khoán Việt Nam là quỹ đầu tư chứng khoán đóng, được thành lập ngày
24/03/2004 theo Giấy phép lập quỹ và phát hành chứng chỉ quỹ ra công chúng số 01/GP-
QĐT của Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp. Quỹ VF1 có vốn điều lệ là 300 tỷ
đồng, thu hút 1064 nhà đầu tư cá nhân và tổ chức trong và ngoài nước tham gia. Trong đó tỷ
lệ tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài là 22%. Ngoài 60% vốn điều lệ được sủ dụng để
đầu tư vào chứng khoán, 25% cổ phiếu, nguồn vốn của quỹ còn được đầu tư vào các lĩnh vực
khác như bất động sản, tài chính, ngân hàng, du lịch, ngành chế biến nông- lâm – thủy hải sản

VF1 đã chọn cơ cấu vốn 22,62% vào cổ phiếu niêm yết, 18,59% vào cổ phiếu chưa niêm yết,
25,19% vào trái phiếu, 24,74% vào các công cụ tiền gửi ngân hàng, cổ phiếu mà VF1 đầu tư
là các cổ phiếu có chất lượng.
3.2 Giai đoạn 2004-2006
Về quy mô của các quỹ đầu tư
Năm 2005-2006 là khoảng thời gian thành công với TTCK Việt Nam và đánh dấu sự khởi
sắc, sôi động của nguồn vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài tại Việt Nam khi các quỹ đầu tư
nước ngoài đua nhau tăng vốn, nhiều tập đoàn tài chính lớn đã đến Việt nam để tìm cơ hội
đầu tư. Trong tương lai, các cty quản lý quỹ trên đang hướng đến thành lập những quỹ có quy
mô vốn lớn hơn và thu hút nguồn vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài để đầu tư vào Việt Nam.
Các quỹ đầu tư nước ngoài đầu tư vào các lĩnh vực khác nhau trong nền kinh tế. Sự đầu tư

của họ không chỉ cung cấp cho doanh nghiệp đồng vốn đơn thuần, mà còn là kiến thức
chuyên môn, kỹ năng quản lý doanh nghiệp, tiếp thị thị trường, tìm đối tác, khách hàng và
giúp doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khóan. So với các Quỹ đầu tư nước ngoài,
các Quỹ đầu tư trong nước nhỏ bé hơn cả về quy mô lẫn thâm niên hoạt động. VF1 là quỹ
đại chúng duy nhất tại Việt Nnam được niêm yết trên thị trường chứng khoán có mức vốn
điều lệ là 300 tỷ đồng. Từ năm 2004 trở lại đây, có khá nhiều Công ty quản lý quỹ mới được
thành lập, đặc biệt thuộc các tập đoàn tài chính ngân hàng lớn được thành lập như Prudential,
Manulife, Bảo Việt, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển
Việt Nam. Ngoài các Quỹ đầu tư tại Việt Nam, trong những năm gần đây, một số Quỹ ở nước
ngoài cũng đã thực hiện đầu tư vào thị trường cổ phiếu Việt Nam như Quỹ Arisaig Asian
Fund (Anh) đóng ở Singapore, quỹ DEG (Đức) và FMO (Thuỵ Sĩ). Sự cạnh tranh từ bên
ngoài cũng được thể hiện rõ rệt khi đa phần các cổ phiếu đắt giá niêm yết đều hết room cho
nhà đầu tư nước ngoài.
Nhân lực của các Quỹ đầu tư
Cho dù có sự khác nhau về cơ sở hình thành và phạm vi hoạt động, nhưng các Công ty quản
lý quỹ đều có điểm chung là quy tụ những đối tác rất có kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư tài
chính và quản lý Quỹ đầu tư. Với số Quỹ hoạt động chưa nhiều so với tiềm lực của nền kinh
tế, có thể nói, các Quỹ đầu tư và Công ty quản lý quỹ hiện có một đội ngũ quản lý người
nước ngoài gồm các chuyên gia hàng đầu về tài chính và đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp
người Việt Nam, được trang bị có kiến thức tài chính tại các nước có nền kinh tế hàng đầu
như Mỹ, Anh, Úc, có kinh nghiệm làm việc lâu năm. Đa phần các Quỹ đầu tư tại Việt Nam
hoạt động theo cơ cấu gọn nhẹ, một hay một nhóm nhỏ cán bộ đảm trách một phần việc độc
lập trong số các hoạt động đa dạng của Quỹ
Hiệu quả họat động của các quỹ đầu tư
Sự hồi phục của thị trường chứng khoán cùng với tốc độ tăng trưởng cao của nền kinh tế góp
phần cải thiện đáng kể hiệu quả hoạt động của các quỹ đầu tư, đặc biệt là các quỹ đầu tư
nước ngoài với đội ngũ quản lý quỹ chuyên nghiệp. Đứng đầu trong danh sách các Quỹ đầu
tư mạo hiểm có mức sinh lời cao là Quỹ MEF, với mức tăng trưởng doanh thu và lợi
nhuận đạt 30%/năm qua 02 năm hoạt động kể từ tháng 2/2004. MEF đã đầu tư 9 triệu USD
vào 7 doanh nghiệp. Các dự án đầu tư thành công của Quỹ doanh nghiệp Mekong phải kể đến

quyết định đầu tư và góp phần tái cấu trúc Công ty Kiến trúc và trang trí nội thất AA, khoản
đầu tư 1,5 triệu USD vào Công ty Nhựa Tân Đại Hưng, Công ty Tin học Lạc Việt và gần đây
nhất là khoản đầu tư 1,3 triệu USD vào Công ty Gỗ Đức Thành. Đứng thứ hai là Vietnam
Opportunity Fund (VOF) với mức tăng trưởng đạt 25%/năm với lĩnh vực đầu tư chủ yếu là
dịch vụ tài chính (20%), hàng tiêu dùng - thực phẩm (23%), bất động sản (7,2%), giáo dục
(4,2%). Qua 2 năm hoạt động, 90% số vốn của Quỹ này với tổng vốn đạt 40 triệu USD đã
được giải ngân vào hơn 30 công ty với danh mục đầu tư tiêu biểu gồm Vinamilk, Ngân hàng
Phương Nam, Kinh Đô miền Bắc, Kinh Đô miền Nam. Quỹ VEIL đầu tư hơn 50% tài sản
vào những công ty niêm yết và sắp niêm yết trên thị trường thuộc lĩnh vực kinh doanh bất
động sản. Qua 10 năm hoạt động đã đầu tư tổng số 1.500 tỷ đồng với mức tăng trưởng bình
quân 4-5 năm trở lại đây đạt 10%/năm, riêng năm 2004 đạt mức tăng trưởng 15%/năm. Trong
suốt 10 năm hoạt động vừa qua, Các quỹ đầu tư của Dragon Capital không có doanh thu
trong 03 năm đầu, bắt đầu sinh lời trong 4 năm tiếp theo và nay hoạt động của Quỹ đã ổn
định ở mức tăng trưởng lợi nhuận trung bình năm đạt 10%/năm. Quỹ VF1 là quỹ đầu tư trong
nước đầu tiên được niêm yết trên thị trường chứng khoán. Được cấp phép thành lập vào
ngày 24/03/2004, với số vốn điều lệ là 300 tỷ đồng, giá trị tài sản ròng của một đơn vị quỹ
VF1 là 10.300 đồng. Đến tháng 12/2004, giá trị tài sản ròng của một đơn vị quỹ là 10.158
đồng với tổng lợi nhuận 07 tháng cuối năm 2004 là 4,73 tỷ đồng. Năm tháng đầu năm
2005, tình hình hoạt động cũng chưa được cải thiện với giá trị đơn vị quỹ là 10.362 đồng.
Tuy kết quả hoạt động chưa mấy khả quan, nhưng một phần nguyên nhân chính là việc Quỹ
VF1 đã thua lỗ 3 tỷ đồng khi đầu tư vào cổ phiếu BBT. Về tổng thể, hầu hết các doanh
nghiệp mà VF1 đầu tư đều tăng trưởng cao. Thêm vào đó, Quỹ đầu tư VF1 đã có đứng ra trực
tiếp thực hiện dự án tái cơ cấu lại BBT nhằm cắt giảm thua lỗ và tiến đến có lãi trong năm
2005. Lợi nhuận ròng của Quỹ chưa tính các khoản trừ chi phí khác vào cuối năm 2005
đạt khoảng 10%. Với những cơ hội đầu tư từ quá trình cổ phần hoá DNNN và sự phát triển
của TTCK , Quỹ đầu tư VF1 đã nâng vốn điều lệ của Quỹ thêm 200 tỷ đồng, nâng tổng vốn
điều lệ lên 500 tỷ đồng theo giấy phép số 468/QĐ-UBCKNN do UBCKNN cấp ngày
05/07/2006. Ngày 14/11/2006, Chủ tịch UBCKNN đã cấp phép niêm yết bổ sung chứng chỉ
Quỹ đầu tư VF1 trên TTGDCK Tp. HCM theo số 694/QĐ-UBCK. Tổng số lượng chứng chỉ
quỹ là 20 triệu đơn vị đã được giao dịch chính thức vào ngày 16/10/2006 và 20/11/2006. Qua

hơn 2 năm rưỡi hoạt động, Quỹ đầu tư VF1 đã chứng minh được sự tăng trưởng ổn định ở giá
trị tài sản ròng, nắm bắt được cơ hội đầu tư vào các doanh nghiệp cổ phần hóa và cổ phiếu
niêm yết tại TTGDCK Tp. HCM và TTGDCK Hà Nội. Cuối tháng 12/2006, giá trị tài sản
ròng (NAV) đạt 31.281 đồng/đơn vị quỹ và giá giao dịch của Quỹ đầu tư VF1 đã đạt mức
35.800 đồng/đơn vị.
3.3 Giai đoạn 2006 – 2008
Tình hình phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam
Năm 2006 đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của thị trường chứng khoán Việt Nam, cuối
năm 2006 chỉ số VN-Index đạt mức 751.77 điểm, tăng 146% so với cuối năm 2005, thị
trường chứng khoán Việt Nam trở thành thị trường có tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới.
Ngày 12/03/2007 thị trường còn đánh dấu một bước phát triển mới khi chỉ số VN-Index đạt
1170, mức tăng trưởng kỷ lục kể từ lúc thành lập thị trường.
Tình hình phát triển quỹ đầu tư chứng khoán
Năm 2006 Việt Nam bắt đầu kí kết để đến 11/01/2007 được chính thức gia nhập tổ chức
thương mại thế giới WTO, sự kiện này càng hứa hẹn sự phát triển đầy triển vọng của thị
trường. Mặc dù gia nhập WTO luôn có thách thức khó khăn đi kèm những cơ hội phát triển
nói chung, đối với cả nền kinh tế lẫn thị trường chứng khoán nhưng các nhà đầu tư nước
ngoài lại nhìn thấy nhiều cơ hội hơn, tạo nên một làn sóng đầu tư vào Việt Nam. Số công ty
quản lý quỹ tăng từ 6 công ty năm 2005 lên 18 công ty tính đến cuối năm 2006; số quỹ đầu tư
chứng khoán tăng từ 2 lên 9 quỹ trong đó có chỉ có 2 quỹ đại chúng phát hành chứng chỉ quỹ
niêm yết trên thị trường tập trung.
Luật Chứng khoán sau khi được thông qua trong phiên họp thứ 9 của Quốc hội khóa XI ngày
23-6-2006 đã được ban hành ngày 1-7-2006 và bắt đầu có hiệu lực từ 1-1-2007 là bước đệm
pháp lý quan trọng cho sự phát triển của thị trường và cả sự tham gia thị trường của các chủ
thể trong đó có quỹ đầu tư chứng khoán. Năm 2007, nhờ có Luật chứng khoán và các văn bản
hướng dẫn thi hành, số quỹ đầu tư tiếp tục tăng lên 16 quỹ (từ 9 quỹ năm 2006), trong đó có 3
quỹ đại chúng phát hành chứng chỉ quỹ được niêm yết.
Bảng: Tình hình niêm yết chứng khoán tại SGD TP Hồ Chí Minh HOSE
Mốc thời gian Cổ phiếu Trái phiếu Chứng chỉ quỹ
31/12/2006 106 350 2

31/12/2007 137 407 3
31/12/2008 170 68 4
Nguồn: Ủy ban chứng khoán nhà nước
Về số lượng, các công ty quản lý quỹ và các quỹ đầu tư chứng khoán có sự tăng trưởng khá
cao trong giai đoạn này nhưng nếu xét tương quan giữa các công ty quản lý quỹ và quỹ đầu
tư chứng khoán được duyệt thành lập thì trong 25 công ty quản lý quỹ hoạt động năm 2007
chỉ huy động và quản lý được 16 quỹ đầu tư chứng khoán. Điều 61 Luật chứng khoán 2007
quy định các công ty quản lý quỹ được: quản lý quỹ, quản lý danh mục đầu tư, được huy
động và quản lý các quỹ đầu tư nước ngoài có mục tiêu đầu tư vào Việt Nam. Tuy nhiên, các
công ty quản lý quỹ mới chủ yếu tham gia quản lý danh mục đầu tư cho nhà đầu tư thay vì
quản lý quỹ.
Đi sâu vào hoạt động của các quỹ đầu tư giai đoạn này. Kỳ vọng của các nhà đầu tư rất lớn
nhưng thực tế của các quỹ đầu tư khá ảm đạm. Điển hình là quỹ đầu tư VF1, vốn là quỹ đầu
tư chứng khoán đầu tiên được thành lập ở Việt Nam, thành lập năm 2004 dưới hình thức quỹ
đóng. Sau 3 năm hoạt động, quỹ VF1 không có tăng trưởng nổi trội. Hai ngày 03 và
04/05/2007 chứng kiến một sự kiện có thể nói là chưa từng có trong lịch sử giao dịch của
chứng chỉ quỹ VF1, chứng chỉ VF1 bị nhà đầu tư “bán đổ bán tháo” tại giá sàn với khối
lượng cực lớn. Ngày 02/05/2007, quỹ VF1 công bố điều chỉnh giá phát hành thêm chứng chỉ
quỹ trên trang web của Trung tâm giao dịch chứng khoán TP. HCM, phản ứng của thị trường
có ngay lập tức. Ngày 03/05/2007, hơn 1 triệu chứng chỉ quỹ còn dư bán tại giá sàn ở phiên
3. Đến ngày 04/05/2007, con số dư bán tại giá sàn của phiên 3 là hơn 4 triệu chứng chỉ quỹ,
gấp 4 lần phiên 3 ngày hôm trước. Rõ ràng là nhà đầu tư đã mất niềm tin nghiêm trọng khi
đầu tư vào chứng chỉ quỹ này của quỹ VF1, quỹ này đã phải tiến hành huy động tăng vốn.
Trên thế giới, việc một quỹ đóng tiến hành tăng vốn hoạt động như trường hợp của quỹ VF1
là rất hiếm. Theo luật chứng khoán có hiệu lực từ đầu năm 2007, quỹ đóng là quỹ đại chúng
mà chứng chỉ quỹ đã chào bán ra công chúng không được mua lại theo yêu cầu của nhà đầu
tư. Có lẽ chính vì định nghĩa đơn giản như trên nên đã tạo điều kiện cho VF1 tiến hành tăng
vốn không theo đúng chuẩn mực của các Sở giao dịch có uy tín trên thế giới như NYSE
Euronext.
Trong năm 2008, UNCKNN cấp giấy phép thành lập và hoạt động cho 18 công ty quản lý

quỹ, nâng tổng số lên 46 công ty tại thời điểm 31/12/2008. Tính đến cuối năm 2008, tổng vốn
điều lệ của các công ty quản lý quỹ là 1725 tỷ đồng, tăng 1.76 lần so với năm 2007. Trong
năm 2008 có 06 công ty tăng vốn điều lệ. Nhìn chung các công ty quản lý quỹ tuần thủ đúng
với quy định của pháp luật có liên quan. Tuy nhiên năm 2008, theo đà hoạt động không mấy
hiệu quả, hoạt động của các quỹ đầu tư có phần chững lại mặc dù có thêm những 17 công ty
quản lý quỹ được thành lập, cả thị trường chỉ huy động thêm được 5 quỹ. Trong tổng số 21
quỹ có 17 quỹ thành viên và 4 quỹ đại chúng là VF4, VF1, MAFPF1, PruBF1.
Bảng: Tình hình niêm yết chứng chỉ quỹ đầu tư của quỹ đại chúng trên toàn TTCK Việt
Nam 12/2008
Chỉ tiêu HOSE HASTC Tổng cộng
Số lượng quỹ 4 4
Khối lượng chứng 252 055 530 252 055 530

×