Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

SỞ HỮU VỀ TƯ LIỆU SẢN XUẤT VÀ CÁC THÀNH PHẦN KINH TẾ TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (279.14 KB, 12 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
BÀI THUYẾT TRÌNH
ĐỀ TÀI: SỞ HỮU VỀ TƯ LIỆU SẢN XUẤT VÀ CÁC
THÀNH PHẦN KINH TẾ TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ
LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
Giảng viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Văn Sáng
Lớp : Cao học Kinh tế Chính trị - K19
Học viên thực hiện : Nhan Thanh
Nguyễn Thiệu Thành
Nguyễn Thị Thu
Mai Thành Trung


TP. HCM - 01/2010
1. Sở hữu và các hình thức sở hữu tư liệu sản xuất trong thời kỳ
quá độ ở Việt Nam:
2
Sở hữu là một phạm trù kinh tế biểu hiện các quan hệ giữa người với
người đối với việc chiếm hữu của cải vật chất, trước hết là đối với những tư
liệu sản xuất chủ yếu. Sở hữu tư liệu sản xuất quy định mục đích của sản
xuất, hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh, phương thức quản lý, phân phối
sản phẩm và cơ chế điều tiết chúng. Mỗi phương thức sản xuất có một hình
thức sở hữu tư liệu sản xuất đặc trưng.
Trong thời kỳ quá độ ở Việt Nam có ba loại hình sở hữu cơ bản: sở
hữu toàn dân, sở hữu tập thể và sở hữu tư nhân (tư hữu), mỗi loại hình sở
hữu lại có nhiều hình thức sở hữu ở nhiều mức độ chín muồi khác nhau. Các
hình thức sở hữu tư liệu sản xuất tồn tại khách quan, lâu dài và thường đan
xen lẫn nhau. Trong một đơn vị sản xuất kinh doanh có thể có nhiều chủ sở
hữu đại diện cho nhiều hình thức sở hữu tư liệu sản xuất. Ví dụ, trong công
ty cổ phần bao gồm nhiều cổ đông thuộc nhiều loại hình sở hữu khác nhau


(sở hữu công cộng, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân); trong hợp tác xã, đất đai
thuộc sở hữu công cộng, vốn và tư liệu sản xuất có phần thuộc sở hữu tập
thể, có phần thuộc sở hữu của hộ xã viên; trong công ty tư nhân, tư liệu sản
xuất thuộc sở hữu tư nhân, nhưng đất đai, điện, nước … thuộc sở hữu công
cộng.
Chính sự đa dạng của các loại hình sở hữu và các hình thức sở hữu tư
liệu sản xuất tồn tại đan xen với nhau mà hình thành nhiều thành phần kinh
3
tế, nhiều tổ chức liên doanh, liên kết và các hình thức kinh tế quá độ hết sức
phong phú trong thời kỳ quá độ lên Chủ Nghĩa Xã Hội.
Trong các hình thức sở hữu trên thì sở hữu công cộng là nền tảng, là
đặc trưng của Chủ Nghĩa Xã Hội, nhưng nó chỉ có thể được hình thành từng
bước từ thấp đến cao và chỉ chiếm ưu thế tuyệt đối khi Chủ Nghĩa Xã Hội
được xây dựng xong về cơ bản.
2. Ý nghĩa của việc nghiên cứu sở hữu tư liệu sản xuất: đó là cơ sở
để xác định các thành phần kinh tế trong thời kỳ quá độ ở Việt Nam:
2.1 Tính tất yếu khách quan và ý nghĩa của sự tồn tại nền kinh tế nhiều
thành phần:
Thành phần kinh tế là khu vực kinh tế, kiểu quan hệ kinh tế được đặc
trưng bởi hình thức sở hữu nhất định về tư liệu sản xuất. Do đó, thành phần
kinh tế tồn tại ở những hình thức tổ chức kinh tế nhất định, trong đó căn cứ
vào quan hệ sản xuất (mà hạt nhân là quan hệ sở hữu) nào thống trị để xác
định từng thành phần cụ thể.
Sự tồn tại kinh tế nhiều thành phần là đặc trưng trong thời kỳ quá độ
lên Chủ Nghĩa Xã Hội và là tất yếu khách quan. Bởi vì, một số thành phần
kinh tế của phương thức sản xuất cũ (như kinh tế cá thể, tiểu chủ, kinh tế tư
bản tư nhân …) để lại, chúng đang có tác dụng đối với sự phát triển lực
lượng sản xuất; một số thành phần kinh tế mới hình thành trong quá trình cải
4
tạo và xây dựng quan hệ sản xuất mới (như kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể,

kinh tế tư bản nhà nước).
Sự tồn tại kinh tế nhiều thành phần không những là khách quan, mà
còn là động lực thúc đẩy, kích thích sự phát triển lực lượng sản xuất xã hội.
Bởi vì :
• Một là, sự tồn tại nhiều thành phần kinh tế, tức là tồn tại nhiều
hình thức tổ chức kinh tế, nhiều phương thức quản lý phù hợp với trình độ
khác nhau của lực lượng sản xuất. Chính sự phù hợp này đến lượt nó, có tác
dụng thúc đẩy tăng năng suất lao động, tăng trưởng kinh tế, nâng cao hiệu
quả kinh tế trong các thành phần kinh tế và trong toàn bộ nền kinh tế quốc
dân.
• Hai là, sự tồn tại nhiều thành phần kinh tế là cơ sở để phát triển
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Nền kinh tế
này, do sự tác động của các quy luật kinh tế (như quy luật giá trị, quy luật
cạnh tranh, quy luật cung cầu) và sự quản lý, điều tiết của nhà nước có tác
dụng phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất - kỹ
thuật, nâng cao đời sống nhân dân. Mặt khác, kinh tế thị trường định hướng
Chủ Nghĩa Xã Hội lại tạo điều kiện để mọi công dân tùy theo khả năng và
điều kiện của mình, tự do lựa chọn hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh
thực hiện quyền dân chủ về kinh tế theo pháp luật.
5
• Ba là, sự tồn tại nhiều thành phần kinh tế đáp ứng được lợi ích
kinh tế của các giai cấp, tầng lớp xã hội, có tác dụng khai thác sử dụng các
nguồn lực, các tiềm năng của đất nước, như sức lao động, vốn, tài nguyên
thiên nhiên, kinh nghiệm quản lý để tăng trưởng kinh tế nhanh và có hiệu
quả cao.
2.2 Cơ cấu các thành phần kinh tế trong thời kỳ quá độ:
Qua thực tiễn của hơn 15 năm đổi mới, Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ IX (4/2001) Đảng ta đã xác định nền kinh tế nước ta có 6 thành phần. Đó
là:
• Kinh tế nhà nước

Kinh tế nhà nước dựa trên hình thức sở hữu công cộng về tư liệu sản
xuất. Kinh tế nhà nước bao gồm các doanh nghiệp nhà nước, các tài nguyên
quốc gia và tài sản thuộc sở hữu nhà nước như đất đai, hầm mỏ, rừng, biển,
ngân sách, các quỹ dự trữ quốc gia, hệ thống bảo hiểm, kết cấu hạ tầng kinh
tế - xã hội, phần vốn nhà nước góp vào các doanh nghiệp thuộc các thành
phần kinh tế khác. Doanh nghiệp nhà nước giữ vị trí then chốt ở các ngành,
lĩnh vực kinh tế và địa bàn quan trọng của đất nước.
Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân. Vai
trò đó được thể hiện:
6
Một là, các doanh nghiệp nhà nước đi đầu ứng dụng tiến bộ khoa học
- công nghệ, nâng cao năng suất lao động, chất lượng, hiệu quả kinh tế - xã
hội và chấp hành pháp luật.
Hai là, kinh tế nhà nước là chỗ dựa để nhà nước thực hiện chức năng
điều tiết, quản lý vĩ mô nền kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nó hỗ
trợ và lôi cuốn các thành phần kinh tế khác cùng phát triển theo định hướng
xã hội chủ nghĩa.
Ba là, kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể dần dần trở thành nền
tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân.
• Kinh tế tập thể
Kinh tế tập thể dựa trên hình thức sở hữu tập thể. Kinh tế tập thể bao
gồm các hình thức hợp tác đa dạng, trong đó hợp tác xã là nòng cốt; liên kết
rộng rãi những người lao động, các hộ sản xuất kinh doanh, các doanh
nghiệp vừa và nhỏ không giới hạn quy mô, lĩnh vực và địa bàn.
Hợp tác xã được hình thành trên cơ sở đóng góp cổ phần và tham gia
lao động trực tiếp của xã viên. Phân phối trong hợp tác xã theo kết quả lao
động, theo vốn góp và mức độ tham gia dịch vụ. Hợp tác xã được tổ chức và
hoạt động theo các nguyên tắc cơ bản là : tự nguyện, bình đẳng, cùng có lợi
và quản lý dân chủ.
• Kinh tế cá thể, tiểu chủ

7
Thành phần kinh tế này dựa trên hình thức tư hữu nhỏ về tư liệu sản
xuất. Sự khác nhau giữa kinh tế cá thể và kinh tế tiểu chủ ở chỗ : trong kinh
tế cá thể nguồn thu nhập hoàn toàn dựa vào lao động và vốn của bản thân và
gia đình, còn trong kinh tế tiểu chủ, tuy nguồn thu nhập vẫn dựa vào lao
động và vốn của bản thân và gia đình, nhưng có thuê lao động.
Ở nước ta, do trình độ lực lượng sản xuất còn thấp, thành phần kinh tế
này có vai trò to lớn trong nhiều ngành nghề và ở khắp các địa bàn cả nước.
Nó có khả năng sử dụng và phát huy có hiệu quả các tiềm năng về vốn, sức
lao động, các kinh nghiệm sản xuất, ngành nghề truyền thống. Hạn chế của
thành phần này là ở tính tự phát, manh mún và chậm ứng dụng tiến bộ khoa
học - công nghệ.
• Kinh tế tư bản tư nhân
Thành phần kinh tế này dựa trên hình thức sở hữu tư nhân tư bản chủ
nghĩa về tư liệu sản xuất và bóc lột lao động làm thuê. Trong thời kỳ quá độ
ở nước ta, thành phần này còn có vai trò đáng kể để phát triển lực lượng sản
xuất, xã hội hóa sản xuất, giải quyết việc làm, khai thác các nguồn vốn và
góp phần giải quyết các vấn đề xã hội khác.
• Kinh tế tư bản nhà nước
Thành phần kinh tế này dựa trên hình thức sở hữu hỗn hợp về vốn
giữa kinh tế nhà nước với kinh tế tư bản tư nhân trong nước và ngoài nước
dưới các hình thức hợp tác liên doanh. Kinh tế tư bản nhà nước có khả năng
8
to lớn trong việc huy động vốn, công nghệ, khả năng tổ chức quản lý tiên
tiến vì lợi ích của bản thân kinh tế tư bản tư nhân và phát triển của đất nước.
Thành phần kinh tế này có vai trò đáng kể trong giải quyết việc làm và tăng
trưởng kinh tế.
• Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
Thành phần kinh tế này dựa trên hình thức sở hữu hầu như tuyệt đối là
vốn của nước ngoài. Nhưng chủ sở hữu không nhất thiết là nhà tư bản.

Trong những năm gần đây ở nước ta, tỉ trọng của kinh tế có vốn đầu tư nước
ngoài tăng lên đáng kể (chiếm gần 25% vốn đầu tư từ nước ngoài) và vai trò
của nó đối với tăng trưởng kinh tế cũng lớn lên (hơn 16% GDP).
Tại Đại hội X của Đảng (4/2006) đã thảo luận và tán thành: trên cơ
sở ba chế độ sở hữu (toàn dân, tập thể và tư nhân), hình thành nhiều hình
thức sở hữu và nhiều thành phần kinh tế. Với 76,74% số phiếu tán thành,
Đại hội X xác định ở nước ta hiện nay có 5 thành phần kinh tế là :
- Kinh tế nhà nước;
-Kinh tế tập thể;
- Kinh tế tư nhân (cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân);
- Kinh tế tư bản nhà nước;
- Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
9
• Các thành phần kinh tế hoạt động theo pháp luật đều là bộ phận
hợp thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa, bình đẳng trước pháp luật, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh
tranh lành mạnh.
• Doanh nghiệp cổ phần ngày càng phát triển, trở thành hình thành
tổ chức kinh tế phổ biến, thúc đẩy xã hội hóa sản xuất kinh doanh và sở hữu.
• Xóa bỏ mọi sự phân biệt đối xử theo hình thức sở hữu. Nhà nước
chỉ thực hiện sự ưu đãi hoặc hỗ trợ phát triển đối với một số ngành, lĩnh vực
sản phẩm; một số mục tiêu như xuất khẩu, tạo việc làm, xóa đói, giảm
nghèo, khắc phục rủi ro; một số địa bàn, các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
• Thực hiện chiến lược quốc gia về phát triển doanh nghiệp. Xây
dựng hệ thống doanh nghiệp Việt Nam nhiều về số lượng, có sức cạnh tranh
cao, có thương hiệu uy tín, trong đó chủ lực là một số tập đoàn kinh tế lớn
dựa trên hình thức cổ phần. Nhà nước định hướng, tạo môi trường để phát
triển có hiệu quả các doanh nghiệp theo cơ chế thị trường; bồi dưỡng, đào
tạo và tôn vinh các doanh nhân có đức, có tài điều hành doanh nghiệp làm ăn
thành đạt.

2.3 Mối quan hệ giữa các thành phần kinh tế:
Các thành phần kinh tế không tồn tại độc lập mà đan xen vào nhau,
tác động qua lại với nhau, mỗi thành phần kinh tế dựa trên một hình thức sở
hữu nhất định về tư liệu sản xuất và biểu hiện lợi ích của một giai cấp, tầng
10
lớp xã hội nhất định. Các thành phần kinh tế vừa thống nhất vừa mâu thuẫn
với nhau.
Tính thống nhất biểu hiện ở chỗ mỗi thành phần kinh tế là một bộ
phận của nền kinh tế, nằm trong hệ thống phân công lao động xã hội có mối
liên hệ phụ thuộc lẫn nhau cả "đầu vào" và "đầu ra". Các thành phần kinh tế
đều hoạt động trong một môi trường thống nhất (các chính sách, pháp luật và
sự quản lý vĩ mô của nhà nước …) và đều là nội lực của nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa của nước ta.
Mâu thuẫn giữa các thành phần kinh tế biểu hiện ở xu hướng vận
động khác nhau, mang bản chất kinh tế khác nhau, biểu hiện lợi ích kinh tế
khác nhau. Ngoài ra, ngay trong nội bộ mỗi thành phần kinh tế cũng có mâu
thuẫn do sự vi phạm hợp đồng, vì lợi ích cục bộ, chiếm dụng vốn của nhau,
vi phạm bản quyền sở hữu phát minh, nhãn mác, giành thị trường, … Những
mâu thuẫn của nền kinh tế nhiều thành phần chỉ được giải quyết dần dần
trong quá trình xã hội hóa sản xuất theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
11
12

×