trường đại học kinh tế quốc dân
khoa mác - lênin
******************
tiểu luận chuyên đề 2
môn kinh tế chính trị
Đề tài : Cơ sở lý luận và thực tiễn tồn tại
nền kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ
quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam và
nhận thức mới về vai trò chủ đạo của thành
phần kinh tế nhà nước
Người thực hiện : Đinh Thị Thuỷ
Lớp : CH 12 - chuyên ngành kinh tế chính trị
Người hướng dẫn : GS.TS Phạm Quang Phan
H n i 3/2005à ộ
Học thuyết Mác khẳng định: Lịch sử xã hội loài người là lịch sử phát
triển và thay thế nhau của các hình thái kinh tế xã hội, các phương thức sản
xuất: Cộng sản nguyên thuỷ, chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghiã và
cộng sản chủ nghĩa. Đây là một quá trình lịch sử tự nhiên và loài người nhất
định sẽ tiến tới xã hội cộng sản chủ nghĩa.
Xã hội cộng sản chủ nghĩa mà loài người hướng tới là xã hội phát triển
cao nhất, tiến bộ nhất trong lịch sử nhân loại, cao hơn hẳn chủ nghĩa tư bản về
mọi phương diện: kinh tế, văn hoá, xã hội. Quá trình hình thành và phát triển
của xã hội cộng sản chủ nghĩa qua hai giai đoạn: giai đoạn đâù là chủ nghĩa xã
hội, giai đoạn sau là chủ nghĩa cộng sản hoàn chỉnh.
Vì chủ nghĩa cộng sản không phải trong một thời gian ngắn hình thành
hoàn chỉnh được mà cần có một quá trình lịch sử lâu dài, khó khăn và phức tạp
mới tạo dựng được, Mác gọi đó là thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa cộng sản. Thực
chất thời kỳ quá độ là quá trình cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới: xây
dựng nền tảng, cơ sở cho một xã hội mới về kinh tế, văn hoá và xã hội. Và đặc
trưng của thời kỳ quá độ là kết cấu kinh tế xã hội cũ chưa bị xoá bỏ ngay, kết
cấu kinh tế xã hội mới xuất hiện, lớn lên từng bước và tiến đến giữ vị trí thống
trị.
Theo Mác, bất cứ một hình thái kinh tế- xã hội nào cũng có phương
thức sản xuất thống trị, chi phối và là cơ sở, nền tảng cho hình thái kinh tế- xã
hội đó. Ngoài ra, còn có phương thức sản xuất của xã hội trước đó và những
nhân tố của phương thức sản xuất của xã hội tương lai. Các phương thức sản
xuất này ở địa vị lệ thuộc, bị chi phối bởi phương thức sản xuất thống trị.
Nhưng trong thời kỳ quá độ, chưa có phương thức sản xuất nào giữ địa vị
thống trị tuyệt đối, mỗi phương thức sản xuất chỉ là một “mảnh”, một “bộ
phận” của kết cấu kinh tế xã hội vừa độc lập tương đối, vừa tác động lẫn
nhau, hợp tác và cùng đấu tranh với nhau. Mỗi “mảnh”, mỗi “bộ phận” ấy là
một thành phần kinh tế. Các thành phần kinh tế không tồn tại biệt lập mà có
quan hệ biện chứng với nhau tạo thành cơ cấu kinh tế thống nhất : nền kinh tế
nhiều thành phần.
Nhận thức được lý luận Mác-Lênin về thời kỳ quá độ, Đảng ta khẳng
định: Thực hiện nhất quán, lâu dài chính sách phát triển nền kinh tế nhiều
thành phần ở nước ta có ý nghĩa chiến lược lâu dài, có tính quy luật từ sản
xuất nhỏ đi lên xã hội chủ nghĩa. Các thành phần kinh tế đều là bộ phận cấu
thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đều
kinh doanh theo pháp luật, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành
mạnh.
Quan điểm trên của Đảng hoàn toàn đúng dắn, đã được kiểm nghiệm
trong những năm qua và dựa trên những cơ sở khoa học sau đây:
1- Cơ sở lý luận
Thứ nhất: Do đặc điểm của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là thời
kỳ lịch sử đặc biệt, còn có sư đan xen giữa các yếu tố của xã hội cũ và xã hội
mới. Nên trong lĩnh vực kinh tế, tất nhiên cũng sẽ bao gồm những thành phần
kinh tế của xã hội cũ cùng với thành phần kinh tế của xã hội mới ra đời.
Thành phần kinh tế là một loại hình của quan hệ sản xuất xác định
tương ứng với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất nhất định đã ra đời
nhưng chưa phát triển đạt tới vai trò thống trị trong nền kinh tế hoặc đang bị
thủ tiêu dần. Như vậy, mỗi thành phần kinh tế được xây dựng trên cơ sở một
hình thức sở hữu về tư liệu sản xuất và một lực lượng sản xuất nhất định.
Trong thời kỳ quá độ ở nước ta, nền kinh tế có nhiều loại hình sở hữu
về tư liệu sản xuất: sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể và sở hữu tư nhân. Mỗi
loại hình sở hữu lại có nhiều hình thức khác nhau. Các hình thức sở hữu luôn
gắn bó chặt chẽ với nhau, có sự tác động qua lại, đan xen vào nhau, bổ sung
cho nhau, tạo nên sự đa dạng các hình thức kinh tế và sản xuất kinh doanh. Vì
vậy trong TKQĐ có nhiều thành phần kinh tế.
Thứ hai: Theo yêu cầu của quy luật: quan hệ sản xuất phải phù hợp với
tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất nên trong thời kỳ quá độ, qúa
trình xây dựng quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa phải trên cơ sở phát triển
của lực lượng sản xuất.
Nước ta do đặc điểm lịch sử là: đi lên chủ nghĩa xã hội từ một nước
thuộc địa, nửa phong kiến, không qua chế độ tư bản chủ nghĩa, trải qua chiến
tranh lâu dài và ác liệt, tàn phá mọi nguồn lực tiềm năng của đất nước, trình
độ của lực lượng sản xuất thấp kém, không đồng đều giữa các ngành, các
vùng và các doanh nghiệp. Chính sự phát triển không đều đó quyết định quan
hệ sản xuất, trước hết về hình thức, quy mô và quan hệ sở hữu phù hợp với
nó, nghĩa là những quan hệ sản xuất khác nhau. Tương ứng với nó sẽ có nhiều
thành phần kinh tế.
Thứ ba: Do tính chất khó khăn, phức tạp, lâu dài của công cuộc cải
biến quan hệ sản xuất cũ; xây dựng, củng cố và hoàn thiện quan hệ sản xuất
mới đòi hỏi.
Thật vậy, khi giai cấp công nhân và nhân dân lao động giành được
chính quyền, đã tiếp quản nền kinh tế chủ yếu dựa trên chế độ tư hữu về tư
liệu sản xuất. Có hai loại tư hữu: Tư hữu lớn các nhà máy, hầm mỏ, đồn điền,
doanh nghiệp ... của các chủ tư bản trong và ngoài nước- đó là kinh tế tư bản
chủ nghĩa và tư hữu nhỏ của nông dân cá thể, thợ thủ công cá thể, những
người buôn bán nhỏ - đó là sản xuất nhỏ cá thể.
Quan niệm và thái độ của chính quyền mới đối với hai hình thức sở hữu
trên về tư liệu sản xuất là khác nhau:
Đối với tư hữu lớn, lý luận về quốc hữu hoá của chủ nghiã Mác-Lênin
khẳng định không nên quốc hữu hoá ngay một lúc mà được tiến hành từ từ
theo từng giai đoạn và bằng hình thức và phương pháp nào là tuỳ điều kiện cụ
thể, nên việc những doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế tư bản chủ nghĩa
còn tồn tại là tất yếu kinh tế. Bộ phận tư bản được cải tạo hoà bình, theo con
đường tư bản nhà nước sẽ hình thành thành phần kinh tế tư bản nhà nước.
Còn những bộ phận tư bản bị quốc hữu hoá toàn bộ sẽ hình thành các doanh
nghiệp nhà nước.
Đối với tư hữu nhỏ thì chỉ có thông qua con đường hợp tác hoá, theo
các nguyên tắc: tự nguyện, bình đẳng, dân chủ và cùng có lợi, đồng thời tuân
theo các quy luật khách quan. Nhà nước đã thuyết phục những người sản xuất
nhỏ vào làm ăn tập thể vì vậy hình thành thành phần kinh tế tập thể. Tuy
nhiên còn có một số chưa tham gia thì phải kiên trì thuyết phục, chờ đợi họ.
Do đó trong thời kỳ quá độ còn tồn tại thành phần kinh tế cá thể, tiểu chủ.
Thứ tư: Trong thời kỳ quá độ, các thành phần kinh tế cũ do lịch sử để
lại vẫn còn có vai trò, tác dụng tích cực để phát triển sản xuất như: giải quyết
việc làm cho người lao động, duy trì và phát triển ngành nghề truyền thống,
tăng thu nhập cho người dân, nâng cao đời sống... Do đó phải để cho kinh tế
cá thể, tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân tồn tại, hơn nữa phải tạo điều kiện, môi
trường cho nó tồn tại và phát triển. Nhận thức và hành động như vậy mới phù
hợp với quy luật khách quan, phù hợp với lợi ích kinh tế của các giai tầng
trong xã hội, góp phần ổn định sản xuất và đời sống.
Thứ năm: Do yêu cầu của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa đòi hỏi:
Để tăng trưởng và phát triển kinh tế, củng cố và phát triển hệ thống chính trị,
xã hội, nhà nước phải xây dựng hệ thống cơ sở kinh tế mới, cùng với kết quả
của quá trình quốc hữu hoá, hình thành thành phần kinh tế nhà nước, đây là
bộ phận giữ vai trò chủ đạo, là nền tảng thực sự của nền kinh tế quốc dân.
Thứ sáu: Do đòi hỏi của quá trình toàn cầu hoá kinh tế, chúng ta phải
tham gia vào phân công lao động và hợp tác quốc tế, phải có chính sách mở
cửa nền kinh tế, phải thiết lập và mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế trên mọi
lĩnh vực nhất là về kinh tế để kết hợp sức mạnh trong nước với ngoài nước,
sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.
Với yêu cầu trên, Đảng ta có phương châm: Việt Nam sẵn sàng là bạn,
là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hoà bình,
độc lập và phát triển. Chúng ta đã thực hiện đa phương hoá quan hệ kinh tế,
đa dạng hoá các hình thức quan hệ quốc tế, thông qua hợp tác và đầu tư nước
ngoài đã liên doanh, liên kết với kinh tế tư bản ngoài nước nên xuất hiện
thành phần kinh tế mới: kinh tế tư bản nhà nước, và khu vực có vốn đầu tư
nước ngoài.
2 - Cơ sở thực tiễn
Như lý luận đã khẳng định ở trên, sự tồn tại kinh tế nhiều thành phần là
đặc trưng kinh tế của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, là tất yếu khách
quan. Nhưng trong thực tiễn, do nhận thức sai lầm, ý chí chủ quan, nóng vội,
đốt cháy giai đoạn, chúng ta đã chủ trương sớm xoá bỏ nền kinh tế nhiều
thành phần bằng làn sóng quốc doanh hoá, tập thể hoá. Chúng ta đã vội vàng
xoá bỏ một số thành phần kinh tế: kinh tế tư bản tư nhân, cá thể, tiểu chủ dẫn
đến hậu quả tiêu cực cho nền kinh tế: làm mất động lực kinh tế, các tiềm năng
của đất nước không được khai thác hiệu quả, lực lượng sản xuất xã hội bị lãng
phí một cách nghiêm trọng, kìm hãm sự phát triển kinh tế hàng hoá, đời sống
nhân dân gặp nhiều khó khăn...
Chủ trương trên là trái với quy luật khách quan, trái với lý luận của chủ
nghĩa Mác-Lênin: “Không một hình thái xã hội nào diệt vong trước khi tất cả
những lực lượng sản xuất mà hình thái xã hội đó tạo địa bàn đầy đủ cho phát
triển, vẫn chưa phát triển và những quan hệ sản xuất mới cao hơn, cũng
không bao giờ xuất hiện trước khi những điều kiện tồn tại vật chất của những
quan hệ đó chưa chín muồi trong lòng bản thân xã hội cũ”.
Để sửa chữa và khắc phục những sai lầm trong quá khứ, chúng ta phải
nhận thức lại và hành động ngay bằng việc đổi mới cơ chế, chính sách, pháp
luật và các biện pháp nhằm tạo điều kiện, môi trường, khuyến khích mọi
thành phần kinh tế phát triển, không phân biệt đối xử với các thành phần kinh
tế.
Thực tiễn gần 20 năm đổi mới, chúng ta không chỉ thừa nhận sự tồn tại
khách quan nhiều thành phần kinh tế mà còn thực hiện nhất quán, lâu dài
chính sách kinh tế nhiều thành phần và đã đem lại lợi ích rất lớn cho nền kinh
tế: Lực lượng sản xuất đã phát triển nhanh chóng, các tiềm năng, nguồn lực,
thế mạnh của các thành phần kinh tế như: vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản
lý, điều hành kinh tế, giải quyết thất nghiệp... được khai thức và phát huy
mạnh mẽ cho phát triển kinh tế; Khơi dậy động lực kinh tế cho quá trình phát
triển: người lao động được tự chủ trong lao động, các doanh nghiệp được tự
do tìm kiếm cơ hội đầu tư, môi trường cạnh tranh được thiết lập, khắc phục
được tình trạng độc quyền tạo cơ sở để phát triển mạnh kinh tế thị trường; các
thành phần kinh tế cũ vừa sử dụng có hiệu quả, vừa cải biến một cách tốt
nhất...
Tóm lại: Từ những cơ sở lý luận và thực tiễn trên đây cho thấy, trong
thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, nền kinh tế có nhiều thành phần là tất yếu
khách quan, việc thừa nhận và tạo điều kiện cho nó phát triển chính là nhằm
xây dựng hệ thống quan hệ sản xuất cho phù hợp với trình độ phát triển của
lực lượng sản xuất. Đó là con đường đi lên chủ nghĩa xã hội theo đúng quy
luật kinh tế khách quan.
Căn cứ vào cơ sở lý luận và thực tiễn trên, Đại hội Đảng IX đã xác định
rõ mô hình kinh tế ở nước ta hiện nay là nền kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa- đó là một kiểu tổ chức nền kinh tế trong thời kỳ quá độ đi
lên chủ nghĩa xã hội vận hành theo các quy luật kinh tế khách quan của nền
kinh tế thị trường, các quy luật của thời kỳ quá độ, đồng thời có sự quản lý